Phân tích khoản nợ phải trả

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TẠI CÔNG TY MỰC IN TOÀN TRẺ (Trang 57)

Bảng 4.21. Phân Tích Tình Hình Nợ Phải Trả qua 2 Năm 2006 – 2007

ĐVT:1000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 ±∆ Chênh lệch %

Nợ ngắn hạn 76.887.685,411 95.310.235,477 18.422.550,03 23,96 Nợ dài hạn 30.135.455,115 23.311.261,13 -6.824.193,98 -22,65

Nợ khác 130.350,8 0 -130.350,8 -100

Tổng cộng 107.153.491,3 118.621.496,6 11.468.005,25 10,07 Nguồn tin: Phòng kế toán tài chính Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị các khoản nợ phải trả năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11.468.005.250 đồng, tương ứng mức tăng 10,7%. Nguyên nhân là do:

Nợ ngắn hạn của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 18.422.550.030 đồng, tương ứng mức tăng 23,96%

Bên cạnh đó nợ dài hạn của công ty giảm xuống 6.824.193.000 đồng, tương đương mức giảm 22,65% của năm 2006 so với năm 2007.

Ngoài ra các khoản nợ khác của công ty năm 2007 đã được trả hết so với năm 2006

Tóm lại tình hình nợ phải trả của công ty năm 2007 tăng lên là do nợ ngắn hạn năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006

Để thấy rõ các khoản nợ phải trả của công ty qua hai năm 2006 – 2007 thì ta đi tính tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản nợ và tổng nguồn vốn:

Bảng 4.22. Tỷ lệ các khoản nợ so với tổng nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2006 – 2007

ĐVT:1000đ

Năm Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Tỷ lệ (%)

2006 107.153.491,3 162.553.230,08 65,9

2007 118.621.496,6 167.239.129,8 70,9

Nguồn tin: Phòng kế toán tài chính Qua bảng trên ta thấy các khoản nợ phải trả của công ty năm 2007 tăng lên so với nợ phải trả của năm 2006. Tỷ lệ giữa nợ phải trả so với tổng nguồn vốn năm 2007 tăng lên 5% ( 70,9% - 65,9% ). Đây là biểu hiện không tốt bởi tỷ lệ vốn chiếm dụng tăng lên thì tỷ lệ vốn thực tế tham gia vào hoạt động sản xuất sẽ giảm xuống.

4.8.3. Vòng quay hàng tồn kho

Như đã phân tích vốn lưu chuyển càng lớn thì chưa chắc khả năng chi trả càng cao. Vì vậy khi phân tích khả năng thanh toán cần xem xét số vòng quay của hàng tồn kho, bởi tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Ta có: T P V = Trong đó: V: số vòng quay hàng tồn kho T: tồn kho P: giá vốn hàng bán

Từ công thức này ta có thể tính số vòng quay hàng tồn kho của công ty qua hai năm 2006 – 2007 một cách chính xác. Để thấy rõ hơn về tình hình vòng quay hàng tồn kho của công ty ta đi xem xét qua bảng sau:

Bảng 4.23. Vòng Quay của Hàng Tồn Kho qua 2 Năm 2006 – 2007

ĐVT: 1000đ

Năm Giá vốn hàng bán Tồn kho Số vòng quay

2006 105.563.720 63.230.153 1,67

Qua bảng trên ta thấy:

Năm 2007 tốc độ vòng quay của hàng tồn kho thấp hơn năm 2006 là 0,1 vòng (1,57 – 1,67 ). Điều này cho thấy tình hình sản xuất của công ty năm 2007 không theo một chiều hướng tích cực. Vì vậy công ty cần phải điều chỉnh lại khả năng luân chuyển vốn của công ty để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Có như vậy công ty mới có khả năng đứng vững trên thị trường đang ngày một khắc nghiệt như ngày nay.

4.9. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty

Qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty mực in Toàn Trẻ trong một số năm vừa qua, có thể thấy quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng. Để đánh giá một cách chính xác, toàn diện về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng, ta đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu tài chính sau:

4.9.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Các chỉ tiêu đánh giá này cho ta nhận định khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh…

Bảng 4.24. Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Tổng Hợp Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 ±Chênh lệch∆ % Doanh thu 1.000đ 117.563.720 143.250.670 25.420.599 21,57 Lợi nhuận 1.000đ 919.843 1.129.935 210.092 22,84 Tổng chi phí 1.000đ 116.910.228 142.120.735 25.210.507 21,56 Vốn kinh doanh 1.000đ 162.553.230,8 167.239.129,8 4.685.899,84 2,9 LN/DT lần 0,0087 0,0079 -0,0008 -9,19 TSLN/CP lần 0,0078 0,0089 0,0011 14 TSLN/VKD lần 0,0057 0,0068 0,0011 19,3

Nguồn tin: Phòng kế toán thống kê * Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 0.0087 lần, năm 2007 tỷ suất lợi nhuận giảm xuống 0.0008 lần, tương đương mức giảm 9,19 % .

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận / Tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trong năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 Năm 2006 là 0.0078 tức một đồng chi phí mang lại 0.0078 đồng lợi nhuận. Năm 2007 là 0.0089, tăng 14% so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận / Vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh trong năm 2006 là 0,0057, đến năm 2007 tăng lên 19,3% so với năm 2006.

Nhìn chung ta thấy TSLN/CP và TSLN/Vốn tăng là tín hiệu đáng mừng cho công ty, nhưng bên cạnh đó công ty cũng đang có những biện pháp để TSLN/DT cũng tăng lên .

Do việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu tổng hợp về doanh lợi, doanh thu mà còn đòi hỏi phải đánh giá chính xác chi tiết từng mặt hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu bộ phận như hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn cố định.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TẠI CÔNG TY MỰC IN TOÀN TRẺ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w