Chiếm tỷ trọng đa số trong chi phí tài chính của BHS chính là chi phí lãi vay và khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tƣ tài chính.
www.thuvienluanvan.org Tư vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 63
Chi phí lãi vay (tỷ đồng)
(*) Lãi suất có hiệu lực được tính theo công thức:
Lãi suất có hiệu lực năm nay = Lãi vay năm nay
(Tổng nợ năm trước + Tổng nợ năm nay)/2
Do thiếu vốn, lại phải liên tục đầu tƣ vào những dự án mới để mở rộng sản xuất nên BHS phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay tài trợ, đặc biệt là vay dài hạn. Chi phí lãi vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí tài chính và là chi phí lớn thứ hai của BHS chỉ sau chi phí giá vốn hàng bán. Chi phí lãi vay phụ thuộc rất lớn vào biến động lãi suất thị trƣờng. Cụ thể, chi phí lãi vay năm 2008 của BHS đã tăng vọt khi lãi suất thị trƣờng tăng cao kỷ lục vƣợt nguỡng 20%/năm.
Năm 2009, lãi suất thị trƣờng giảm đã giúp BHS giảm đáng kể chi phí lãi vay. Đặc biệt, trong năm 2009 này, BHS còn đƣợc hƣởng lợi với lãi suất vay ƣu 4% từ gói kích cầu đợt 1 của Chính phủ.
Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính:
Trong giai đoạn 2004 - 2007, BHS không phải trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tƣ tài chính (dài hạn). Tuy nhiên, vào năm 2008, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam tụt dốc nghiêm trọng, khiến cho giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của các chứng
2003 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009
Vay ngắn hạn 215.498 135.890 152.436 38.841 60.744 72.263 97.462 Vay dài hạn 123.509 204.750 170.136 161.392 185.909 156.395 149.265 Tổng nợ vay 339.007 340.640 322.572 200.233 246.734 228.658 246.727 Chi phí lãi vay 30.562 27.165 21.048 26.854 13.450 27.696 12.570
www.thuvienluanvan.org Tư vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 64
khoán này thấp hơn giá gốc đã mua. Do đó, công ty đã phải trích lập dự phòng cho số chứng khoán này với số tiền lên đến 42,9 tỷ đồng. Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho kết quả kinh doanh của công ty bị thua lỗ trong năm 2008. Số dự phòng này đƣợc BHS trích lập chủ yếu cho 2 loại chứng khoán đầu tƣ dài hạn mà công ty đang nắm giữ là: Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (STB). Tuy nhiên, trong 3 quý đầu năm 2009, BHS đã hoàn nhập dự phòng đƣợc 20.34 tỷ đồng, do giá của 2 mã cổ phiếu này đã tăng trở lại. Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cao cho BHS trong năm 2009.