aeruginosa
Để tuyển chọn chủng xạ khuẩn, chúng tôi tiến hành thử hoạt tính kháng sinh bằng phƣơng pháp khối thạch với vi sinh vật kiểm định là các chủng vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosa đã phân lập. Kết quả thu đƣợc sau khi thử hoạt tính
kháng sinh các chủng phân lập đƣợc cho thấy có 6 chủng xạ khuẩn trong tổng số 141 chủng, chiếm tỷ lệ 5% có khả năng ức chế sự sinh trƣởng của vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosa.
Hình 3.2. Thử hoạt tính kháng sinh chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa
của các chủng xạ khuẩn bằng phƣơng pháp khối thạch
Các chủng này tiếp tục đƣợc nuôi trong bình tam giác 500 ml chứa 100 ml
môi trƣờng Gauze-1 dịch thể, lắc 200 vòng/phút trong 5 ngày ở nhiệt độ 28-30o
và sử dụng phƣơng pháp khuếch tán trong thạch (sử dụng phƣơng pháp đục lỗ) để tiến hành thử hoạt tính kháng sinh của dịch lên men với vi sinh vật kiểm định.
Kết quả thử hoạt tính kháng sinh cho thấy 06 chủng thử nghiệm đều có hoạt tính với Pseudomonas aeruginosa, điều này cho thấy rằng các chủng xạ khuẩn
phân lập đƣợc đều sinh hợp chất kháng khuẩn ngoại bào. Trong số này chủng 8.9 thể hiện hoạt tính lớn nhất với đƣờng kính vòng vô khuẩn đo đƣợc lần lƣợt là 20. Kết quả thử nghiệm đƣợc thể hiện qua hình 3.3 và bảng 3.4.
Hình 3.3. Kết quả thử hoạt tính các chủng xạ khuẩn phân lập bằng
phƣơng pháp giếng thạch với vi sinh vật kiểm định là vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa
Bảng 3.4. Hoạt tính kháng sinh của các chủng xạ khuẩn tuyển chọn đối với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa
Chú thích: HTKS: hoạt tính kháng sinh D : đƣờng kính vòng vô khuẩn
d : đƣờng kính giếng thạch
Từ kết quả trên, chúng tôi chọn chủng 8.9 để tiếp tục sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Chủng 31.1 8.12 25.2 8.9 27.5 26.2
3.4. Nghiên cứu các đặc điểm phân loại và đặc điểm sinh học của chủng xạ khuẩn 8.9