Nghiên cứu điều kiện lên men [3, 6]

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, cải biến và nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng xạ khuẩn có khả năng kháng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa phân lập ở Việt Nam (Trang 45)

2.2.5.1. Nhân giống

Từ ống nghiệm giữ giống, chủng XK đƣợc cấy chuyển sang ống nghiệm chứa MT thạch nghiêng, nuôi 5 ngày. Tiếp theo cấy giống vào bình tam giác, nuôi trên máy lắc (180 vòng/phút), ở nhiệt độ 28oC trong 48 giờ (giống cấp 1). Sau đó xạ khuẩn đƣợc chuyển sang bình tam giác khác để nhân giống cấp 2 trong 36 giờ, trƣớc khi tiếp vào lên men.

2.2.5.2. Lựa chọn môi trường lên men thích hợp

Chủng đƣợc nuôi trên các MT Gauze1, A-4, A-4H là các MT đặc trƣng cho nghiên cứu xạ khuẩn. Sau 120 giờ nuôi cấy ở nhiệt độ 28oC, xác định hoạt tính kháng sinh và sinh khối. Trên MT nào xạ khuẩn sinh trƣởng tốt, tích lũy nhiều sinh khối sẽ chọn làm MT nhân giống. MT nào xạ khuẩn tích lũy chất kháng sinh cao nhất sẽ đƣợc lựa chọn làm MT lên men.

2.2.5.3. Xác định điều kiện lên men sinh tổng hợp kháng sinh

Quá trình lên men chủng xạ khuẩn đƣợc tiến hành trong bình tam giác dung tích 500 ml trên máy lắc tốc độ 180 vòng/phút, với MT lên men đã lựa chọn ở trên.

Các thông số nghiên cứu bao gồm nhiệt độ, pH, độ thông khí, tuổi giống và tỷ lệ giống. Sau thời gian lên men 120 giờ, xác định HTKS theo phƣơng pháp đục lỗ.

- Độ thông khí: Xạ khuẩn đƣợc nuôi trong các bình tam giác 500 ml chứa MT lên men với thể tích 25, 50, 75, 100 và 125 ml.

- Tuổi giống và tỷ lệ tiếp giống: Giống đƣợc tiếp vào MT lên men theo các tỷ lệ 1-12%. Để xác định thời gian nhân giống thích hợp, nuôi cấy chủng xạ khuẩn trong thời gian 12, 24, 36, 48, 60 và 72 giờ trƣớc khi chuyển vào MT lên men.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, cải biến và nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng xạ khuẩn có khả năng kháng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa phân lập ở Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)