Công việc kiểm toán của ASC được dựa trên nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở hiểu biết về hoạt động đặc thù của đơn vị, những qui định về kiểm soát nội bộ, vận hành hệ thống kế toán cũng như những căn cứ để đơn vị tiến hành công tác
hạch toán. Và để phù hợp với đòi hỏi đó, ASC đã đưa ra qui trình kiểm toán chung để từ đó đưa ra từng chương trình kiểm toán phù hợp với từng khách hàng. a. Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán
Sau khi xác định đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro trong kiểm toán đối với đơn vị khách hàng, ASC sẽ trao đổi với khách hàng, trên cở sở đó sẽ lập và gửi cho khách hàng Thư chào hàng kiểm toán. Thư chào hàng kiểm toán sẽ cung cấp cho khách hàng các thông tin về loại hình dịch vụ mà ASC có khả năng cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụ của ASC. Trong đó cũng nêu ra những nhận thức ban đầu về yêu cầu kiểm toán tại đơn vị khách hàng, phương pháp luận thực hiện kiểm toán, kế hoạch về thời gian thực hiện kiểm toán, nhân sự đoàn kiểm toán và mức giá phí để khách hàng tham khảo. Các vấn đề được đề xuất trong Thư chào hàng sẽ được hai bên đi đến thống nhất và nếu đạt được sự nhất trí thì ASC sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán. b. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn không thể thiếu cho mọi cuộc kiểm toán. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tiến hành khoa học và chuẩn xác sẽ là đường lối cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Vì vậy, ASC đặc biệt chú trọng đến giai đoạn này. Giai đoạn lập kế hoạch sẽ bao gồm các việc sau:
- Nghiên cứu hồ sơ kiểm toán của các năm trước; yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng,....
- Tìm hiểu môi trường kiểm soát: tìm hiểu về đặc điểm và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.
- Tìm hiểu về công tác kế toán của khách hàng : về chế độ kế toán đơn vị áp dụng, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ kế toán của khách hàng ...
- Xác định mức độ trọng yếu: việc này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thực tế tình hình cụ thể tại đơn vị kiểm toán mà trưởng đoàn kiểm toán sẽ đưa ra mức trọng yếu hợp lý.
hành kiểm toán cho từng khoản mục đó, trên cơ sở chương trình kiểm toán chung đã xây dựng trước đó. Phân công phần hành cụ thể cho từng thành viên trong đoàn đảm nhiệm.
Kế hoạch này nhằm đạt được các nội dung sau:
- Đạt được sự hiểu biết về hệ thống kế toán, chế độ kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng;
- Xác định được độ tin cậy dự kiến vào kiểm soát nội bộ;
- Lập chương trình và xác định nội dung, thời gian, phạm vi của các biện pháp kiểm toán sẽ được thực hiện;
- Tổ chức phối hợp các bước công việc.
c. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn này các KTV sẽ tiến hành công việc đã được giao trong phân công công việc. Kế hoạch chi tiết đó đã xác định cụ thể các trình tự kiểm toán và các thủ pháp, các bước công việc cụ thể sẽ phải thực hiện thông thường bao gồm:
Rà soát đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công việc kiểm soát tổng thể, vì vậy KTV sẽ nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán của những năm trước, cập nhật những thay đổi năm nay để xem xét, đánh giá về các thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, các vấn đề nhân sự, hệ thống thông tin quản lý và các chính sách thủ tục, ... phát hiện các rủi ro trong từng khoản mục, từng công việc nhằm xác định hoặc điều chỉnh các thủ tục kiểm toán thích hợp để loại bỏ hoặc hạn chế các rủi ro đó.
Rà soát, đánh giá việc tuân thủ pháp luật
Cùng với quá trình kiểm tra soát xét Báo cáo tài chính, KTV sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng ở các cấp độ:
Đánh giá việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc thực
hiện chế độ tài chính, kế toán, thống kê;
Đánh giá việc tuân thủ các quy định của khách hàng trong toàn bộ
Kiểm toán báo cáo tài chính
Thực hiện các thủ tục phân tíchKhi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên
ứng dụng rất nhiều thủ tục phân tích. Việc lựa chọn quy trình, phương pháp phân tích và mức độ áp dụng tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên. Các thủ tục phân tích được thực hiện nhằm mục đích:
Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ
tục kiểm toán khác;
Là một thử nghiệm cơ bản để bổ sung cho kiểm tra chi tiết;Phát hiện các sai
phạm trọng yếu thông qua việc thiết kế các thủ tục phân tích để kiểm tra tính hợp lý của các số liệu;
Kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùngcủa kiểm toán
viên. Thông qua những thủ tục phân tích này, kiểm toán viên có thể phát hiện ra biến động bất thường của khoản mục. Từ đó, kiểm toán viên sẽđịnh hướng những thủ tục kiểm tra chi tiết cần thực hiện đối với khoản mục đang kiểm tra.
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số dưViệc kiểm tra
chi tiết các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp chọn mẫu của kiểm toán viên. Mẫu chọn sẽ được kiểm toán viên cân nhắc, tính toán để có thể đại diện cho cả tổng thể và đảm bảo rằng thông qua việc kiểm tra các nghiệp vụ chọn mẫu có thể thu thập được đầy đủ, hợp lý các bằng chứng kiểm toán, làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên.
d. Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo
o Tổng hợp kết quả kiểm toán tại công ty khách hàng;
o Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán;
o Thảo luận với Công ty khách hàng về kết quả kiểm toán;
o Lập báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo;
o Gửi báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo cho Công ty khách
hàng;
o Hoàn chỉnh Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý và phát hành bản chính
Chuẩn bị và phát hành báo cáo kiểm toán, có thể kèm thư quản lý. Trong báo cáo kiểm toán và thư quản lý, KTV đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của các chỉ tiêu được trình bày trên BCTC dựa trên các bằng chứng đã thu thập được, đồng thời KTV có thể tư vấn cho khách hàng về các nội dung như: quy định về kiểm soát, quy chế tài chính …Ngoài ra , KTV có thể đưa ra các khuyến nghị về hệ thống KSNB của khác hàng, hướng dẫn các nhân viên kế toán…hoàn thiện công việc của mình đảm bảo phù hợp các quy định pháp luật.
e. Các hoạt động sau kiểm toán
Sau thời gian tiến hành kiểm toán tại đơn vị khách hàng, giấy tờ làm việc và các tài liệu của KTV sẽ được lưu file. Các file này sẽ được soát xét, đánh giá chất lượng để rút kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán lần sau.