thu khách hàng đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Công ty ASC
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
- Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Hiểu biết về HTKSNB của khách hàng là một việc hết sức quan trọng và giúp cho KTV có được những quyết định thích hợp trong việc lên chương
trình kiểm toán cũng như thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, Bằng chứng kiểm toán: “Bằng
chứng kiểm toán thường thu được từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau”. Do đó, trong quá trình tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng, KTV có thể áp dụng ba hình thức là bảng câu hỏi, bảng tường thuật và lưu đồ.
Khi kiểm toán Nợ phải thu khách hàng, Công ty ACPA đã sử dụng bảng tường thuật tương đối hiệu quả để tìm hiểu và đánh giá về HTKSNB của khách hàng. Tuy nhiên có những cách thức khác để tìm hiểu và đánh giá về HTKSNB của khách hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đó là việc sử dụng “Bảng câu hỏi” (Questionaire). Bảng câu hỏi này có thể được thiết kế như sau:
Bảng 3.1: Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng Câu hỏi Trả lời Gh i c h ú Không áp dụng Có K h ôn g Yếu kém Quan trọng Thứ yếu
1. Các khoản bán chịu có được xét duyệt trước khi gửi hàng hay không?
2. Các hóa đơn bán hàng có được đánh số liên tục trước khi gửi hàng hay không? 3. Có quy định bắt buộc kiểm
tra để bảo đảm rằng mọi hàng hoá gửi đi đều đã được lập hóa đơn hay không?
Câu hỏi Trả lời Gh i c h ú Không áp dụng Có K h ôn g Yếu kém Quan trọng Thứ yếu
4. Có bảng giá được duyệt để làm cơ sở tính tiền trên hoá đơn hay không?
5. Hoá đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi đi hay không?
6. Hàng tháng có gửi bản sao kê công nợ cho khách hàng hay không?
7. Việc nhận hàng bị trả lại có sự phê chuẩn của người có thẩm quyền hay không? 8. Đơn vị có thực hiện phân
cách trách nhiệm và đối chiếu giữa kế toán theo dõi công nợ và kế toán tổng hợp hay không và việc đối chiếu được thực hiện khi nào? 9. Việc xoá sổ các khoản nợ
không thu hồi được có sự phê chuẩn bởi cấp có thẩm quyền hay không?
Ngoài ra, Công ty có thể sử dụng lưu đồ trong một số trường hợp khách hàng đã chuẩn bị sẵn tài liệu này. Trường hợp này chỉ áp dụng khi công ty khách hàng có quy mô lớn và đã thiết kế một HTKSNB khá khoa học, lưu đồ này được thiết kế để tóm tắt những thủ tục kiểm soát của khách hàng. KTV có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình của khách hàng thông qua lưu đồ này, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức.
- Vấn đề trọng yếu và phân bổ trọng yếu cho các khoản mục trong kiểm
toán
Trong kiểm toán trọng yếu là vấn đề rất quan trọng. Nó quyết định đến việc báo cáo tài chính của công ty khách hàng có được chấp nhận và được xem là trung thực hợp lý hay không dựa trên bằng chứng của kiểm toán về và việc chấp nhận điều chỉnh mức độ điều chỉnh của Ban giám đốc đối với sai phạm được phát hiện. Xác định được trọng yếu và phân bổ trọng yếu hợp lý sẽ giúp cho công việc kiểm toán dễ dàng hơn nhờ việc giảm bớt hay tăng lên những thử nghiệm trong thủ tục phân tích đối với từng khoản mục tiềm tàng sai phạm, chính xác hơn trong việc chọn mẫu kiểm toán từ đó giảm bớt chi phí cho cuộc kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo sự xác đáng trong kết luận kiểm toán.
Gia đoạn thực hiện kiểm toán
- Hoàn thiện công việc chọn mẫu kiểm toán
Khi công việc tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như việc xác định mức độ trọng yếu trên báo cáo tài chính được đảm bảo là tốt thì đương nhiên số lượng mẫu chọn sẽ giảm đi. Song trên thực tế do số lượng mẫu chọn nhiều khi quá lớn và hạn chế về mặt thời gian nên kiểm toán viên không có điều kiện để kiểm toán toàn bộ các chứng từ chi phí phát sinh do vậy chọn mẫu như thế nào để mang lại tính chính xác cao nhất chính là những vấn đè mà các kiểm toán viên quan tâm.
Thực tế khi tiến hành chọn mẫu kiểm toán, kiểm toán viên thường được tiến hành chọn các nghiệp vụ phát sinh có số dư lớn vì chugns có rủi ro cao. Mặt khác, kiểm toán viên cũng căn cứ tên kinh nghiệp kiểm toán của mình để tiến hành chọn mẫu đối với những nghiệp vụ bất thường và điều này hoàn toàn mang tính xét đoán nghề nghiệp, chủ quan của kiểm toán viên. Trong trường hợp đối với các khách hàng thường xuyên thì nguyên tắc chọn mẫu này rất dễ bị khách hàng nắm bắt. Ngoài ra đôi kho không chắc chắn có sái sót xảy ra ở những nghiệp vụ có số dư lớn mà lại xảy ra ở những nghiệp vụ có số dư nhỏ nhưng tần suất sat sót lại tương đối lớn. Từ những điều trên mà đa dạng hóa các phương pháp chọn mẫu là hết sức cần thiết.
Đối với các khoản mục nợ phải thu khách hàng nói riêng và các khoản mục khác nói chung kiểm toán viên có thể tiến hành chọn mẫu theo phương pháp dựa theo bảng số ngẫu nhiên bởi đối tượng của muẫ phần lớn là các chứng từ được đánh số trước hoặc có thể chọn mẫu qua máy tính bằng trương trình cụ thể. Cách chọn mẫu này mang tính khoa học cao bảo đảm được mẫu chọn có tính đại diện cao và các phần tử trong tổng thể đều có thể được chọn mẫu, tiết kiệm được thời gian, chi phí và được giảm được rủi ro chọn mẫu. Việc chọn theo phương pháp này đảm bảo tính ngẫu nhiên, tránh lặp lại theo thói quen cũ của kiểm toán viên và tránh khả năng phỏng đoán của khách hàng về mẫu chọn.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán
- Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là phương tiện lưu trữ mọi thông tin về khách hàng cũng như giấy tờ làm việc kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán lưu giữ tất cả bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán, các ý kiếm của kiểm toán viên,các chứng minh về chuyên môn và pháp lý cho công việc kiểm toán để làm cơ sở cho cuộc kiểm toán. Công ty
TNHH kiểm toán ASC nên chú trọng hơn trong phần này để hồ sơ kiểm toán được đầy đủ và khoa học, các thủ tục kiểm toán cần được lưu lại cụ thể khi kiểm toán với mỗi công ty khách hàng, các thông tin về số liệu cần thiết với công tác đào tạo của công ty TNHH kiểm toán ASC cũng như giúp khách hàng thỏa mãn khi tiếp cận với hồ sơ kiểm toán.
Một số vấn đề khác cần hoàn thiện
- Hoàn thiện vấn đề ghi chép trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Khi kiểm tra chi tiết cũng như khi so sánh giá trị của số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước, đôi khi kiểm toán viên không ghi chép số liệu này ra giấy tờ làm việc của mình. Điều này sẽ khiến cho quá trình kiểm tra sau này gặp phải một số khó khăn nhất định. Vì vậy, để thống nhất và tạo điều kiện cho công tác kiểm tra của kiểm toán viên và nâng cao hiệu quả công việc, kiểm toán viên có thể áp dụng mẫu bảng biểu sau khi kiểm tra số chênh lệch. - Với những khoản chênh lệch chưa được xác minh rõ ràng trong quá trình
kiểm tra hay những sai phạm cụ thể thì nên được đưa vào bảng kê xác minh. 3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ
Hoàn thiện quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng nói riêng và hoàn thiện kiểm toán nói chung luôn đòi hỏi có sự tham gia rất lớn từ phía các cơ quan chức năng. Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kiểm toán và kế toán của Việt Nam đã được ban hành khá đầy đủ. Tuy nhiên với một khối lượng kiến thức lớn vừa mới được ban hành, kiểm toán viên khó có thể nắm bắt được hết. Nhà nước nên ban hành những thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các chuẩn mực. Bên cạnh đó, các hiệp hội nghề nghiệp như Hội Kế toán Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cũng cần tăng cường các hoạt động trao đổi bồi dưỡng những kiến thức chuẩn mực mới cho các kiểm toán viên trong nước. Khi có điều kiện và thấy cần thiết, cần cập nhật những chuẩn
mực kế toán, kiểm toán quốc tế với những thay đổi quan trọng nhằm giúp lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam luôn bắt kịp với thế giới trên con đường hội nhập.
Ngoài ra một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ cũng tạo nên khung luật lệ cần thiết cho hoạt động kiểm toán như luật, pháp lệnh về kiểm toán trong đó có quy định nguyên tắc tổ chức, đối tượng, nội dung kiểm toán,…nâng cao hơn nữa tính pháp lý của báo cáo kiểm toán.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự lớn mạnh của nghành kiểm toán nước nhà. Tuy nhiên, tính chất cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một nghành nghề kinh doanh cũng khốc liệt hơn. Để đứng vững thì phải có chuêns lược, những kế hoạch phát triển đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại, cần có những con người có năng lực, có những giả pháp hợp lý nhằm đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, chuyên nghiệp hóa
công tác kiểm toán. Hoàn thiện chu trình nợ phải thu của khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính kà một trong những giải pháp cực kì hữu hiệu vì kiểm toán nợ phải thu thường phức tạp và thường là phần mất thời gian nhất trong cuộc kiểm toán bởi tình chất phức tạp, đa dạng và trọng yếu của nợ phải thu khách hàng. Sự chính xác và đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán chu trình bán hàng tồn kho sẽ quyết định quan trọng đến sự thành công của cuộc kiểm toán.
Em xin chân thành cảm ơn khoa kế toán – Trường Học Viện Tài Chính và đặc biệt là GV. Giang Thị Xuyến đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được nghiên cứu, học hỏi những kinh nghiệp bổ ích từ thực tế, giúp em định hướng, phát triển chuyên đề và củng cố thêm kiến thức đã được học ở Giảng Đường Đại Học.
Trong thời gian khảo sát thực tế tại công ty TNHH kiểm toán ASC và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong công ty em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp: ‘‘Hoàn thiện quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ASC thực hiện. Em mong chuyên đề này sẽ giúp công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kiêm toán của mình, tạo điều kiện cho công ty ngày càng khẳng định được danh tiếng và vị thế trong và ngoài nước.
1. Auditinh – kiểm toán ‘‘. Alvin A.Arens, James K. Loebbecke. Nhà xuất bản thống kê 1995
Biên dịch :Đặng Kim Cương, Phạm Văn Được 2. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Nhà
xuất bản tài chính
3. Kiểm toán. PTS Vương Đình Huệ, PTS Đoàn Xuân Tiên.
4. Lý thuyết kiểm toán. Gs. Ts Nguyễn Quang Quynh.
5. Tạp chí kế toán kiểm toán.
6. Kiểm toán tài chính. Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh. 7. Một số luận văn và chuyên đề thực tập tham khảo
về chu trình nợ phải thu của khách hàng
8. Các tài liệu làm việc của kiểm toán viên công ty TNHH kiểm toán ASC.