7. Quy định về vệ sinh
7.4. Vệ sinh công nhân và dụng cụ của công nhân
7.4.1. Vệ sinh cá nhân:
- Mục đích: Để đảm bảo yêu cầu vệ sinh trước khi vào phân xưởng. Đối tượng thực
- Nội dung yêu cầu:
o Mặc BHLĐ theo đúng quy định. BHLĐ gồm 2 bộ: bộ đồ thun và bảo hộ bên ngoài, mũ, khẩu trang, ủng, găng tay, yếm.
o Rửa tay bằng xà phòng, rửa lại bằng nước sạch, sau đó khử trùng bằng ICF 802, rửa lại bằng nước sạch, lau khô bằng khăn khô, xịt cồn, lăn tóc trên đồ bảo hộ. Nhúng ủng vào hồ nhúng ủng chứa dung dịch ICF 802. Không được để móng tay dài.
o Đối với khách tham quan: Trước khi vào xưởng phải điền vào phiếu theo dỗi sức khỏe theo mẫu đã ban hành. Thực hiện đúng quy định mặc BHLĐ dành cho khách và rửa tay trước khi khi bước vào xưởng và không được sờ vào sản phẩm.
- Phân công thực hiện giám sát:
o Quản đốc chịu trách nhiệm thực hiện quy phạm Vệ sinh số 5 (SSOP 05).
o Công nhân có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy phạm (SSOP 05).
o Bộ phận vệ sinh chịu trách nhiệm chuẩn bị chất tẩy rửa, khử trùng.
o QC mỗi khu vực chịu trách nhiệm kiểm tra vệ sinh theo quy phạm (SSOP 05). Tần suất kiểm tra 2 lần/ ngày. Trước khi bắt đầu sản xuất, giữa ca hoặc cuối ca, đột xuất nếu có.
7.4.2. Vệ sinh thiết bị dụng cụ:
- Các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm như bàn chế biến, thau, rổ, thớt, dao có cán làm bằng nhựa và inox dễ làm vệ sinh mà không bị rỉ sét. Đối với các dụng cụ nhựa có giấy chứng nhận công bố chất lượng của nhà sản xuất.
- BHLĐ như yếm, găng tay cao su phải bền, màu sáng phải có giấy chứng nhận công bố chất lượng của nhà sản xuất.
- Các thiết bị máy móc có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm như băng chuyền khay, vỉ mâm làm bằng nhựa và inox dễ làm vệ sinh và không bị rỉ sét. Đối với các thiết bị có bề mặt tiếp xúc với sản phẩm có giấy chứng nhận của nhà sản xuất phù hợp với sử dụng trong ngành thực phẩm.
- Có thiết bị phun cao áp để vệ sinh vào cuối ca sản xuất, riêng các loại bằng IQF có thiết kế giàn phun cao áp cố định để làm vệ sinh.
CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN Kết luận:
- Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thủy sản INCOMFISH, chúng em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế từ các anh chị cán bộ, công nhân trong công ty.
- Nhờ sự giúp đỡ này mà chúng em có thể tiếp cận được với thực tế, trực tiếp đi vào dây chuyền, thực hiện thao tác và nắm được các thiết bị của nhà máy….
- Từ đó có thể hiểu rõ thêm được những kiến thức đã học ở trường. Giữa lý thuyết và thực tế tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng về cơ bản là dựa trên kiến thức đã học.
- Được sự đồng ý của công ty chúng em được thực tập trong khu chế biến tôm….Với sự quan tâm giúp đỡ của ban giám đốc công ty, quản đốc phân xưởng chế biến, phòng kĩ thuật, cùng các anh chị QA, QC, công nhân trong phân xưởng của công ty đã tận tình hướng dẫn, chúng em đã hoàn thành đợt thực tập. Trong
quá trình tìm hiểu chắc không tránh khỏi những thiếu xót, sự đóng góp của các anh chị, thầy cô là hành trang để sau này chúng em làm việc tốt hơn.
- Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty cổ phần thủy sản INCOMFISH, ban lãnh đạo công ty, chị Trần Thị Nga cùng các anh chị QC, công nhân đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực tập tại công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Ba – Công Nghệ Lạnh Đông Thủy Sản - Nhà xuất bản Đại hoc quốc gia Tp. Hồ Chí Minh – 2004.
2. Nguyễn Xuân Phương – Kỹ Thuật Lạnh Thực Phẩm – Nha xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội – 2006.
3. Cô Thị Gởi – Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học – Trường Đại Học Hùng Vương Tp. Hồ Chí Minh – 2009.
4. http://incomfish.com 5. http://tailieu.vn