- Loại hỗn hợp cả bù ngang và bù dọc trong cùng một thiết bị bù
4.3 Tìm hiểu về giá điện nút trong thị trường điện 1Các loại giá điện [11]
Giá cốđịnh.
Phương pháp tính giá cố định, nghĩa là không có sự chênh lệch giá truyền tải trong một thị trường. Phương pháp này thích hợp với hệ thống điện mà hệ thống truyền tải được liên kết tốt và không có các vấn đề về tắc nghẽn.
Giá nút
Các hệ thống truyền tải dài và khoảng cách rất lớn giữa các khu vực cung và cầu, thì áp dụng phương pháp định giá nút. Ví dụ, tính toán giá nút bằng các hệ số nút ảnh hưởng đến giá điện năng đỉnh tại mỗi nút và các hệ số hiệu chỉnh ảnh hưởng đến việc trả theo công suất cho nhà phát điện tại các nút.
Giá trị truyền tải giữa hai nút (hoặc hai khu vực của hệ thống) được cho bởi chênh lệch giá điện năng giữa 2 nút đó. Chênh lệch giá xuất hiện (bỏ qua tổn thất truyền tải) là do các ràng buộc giới hạn về khả năng truyền tải. Do đó, chi phí để đáp ứng nhu cầu của các khu vực địa lý sẽ khác nhau.
Các giá nút có thể được tính toán tại mỗi nút truyền tải bằng chi phí biên đáp ứng một nhu cầu tăng thêm tại nút đó. Giá nút sẽ xem xét chi phí biên của tổn thất truyền tải và nếu tồn tại tắc nghẽn truyền tải, thì còn xét đến chi phí phát thêm để cung cấp cho nhu cầu tăng thêm. Vì lý do này, giá nút phụ thuộc vào đặc tính của mạng truyền tải.
Giá nút cung cấp cho các thành phần tham gia thị trường các thông báo về giá theo vị trí về tổn thất truyền tải và tắc nghẽn truyền tải. Theo phương pháp định giá nút, mỗi nút truyền tải chính (máy phát, giao điểm đường dây truyền tải, hoặc trạm biến áp) sẽ có một giá điện khác nhau.
Giá vùng
Một phương pháp thay thế giá nút là định giá theo vùng. Theo phương pháp này, các nút được tập hợp lại thành các vùng bao bọc bởi các mặt ranh giới. Mỗi vùng có một giá năng lượng.
Tuy nhiên, việc xác định các ranh giới vùng có thể là một công việc rất khó khăn (vì chúng phụ thuộc vào các điều kiện vận hành).