1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh và vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng vốn đầu tư địa phương tại việt nam giai đoạn 2007 2015

120 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

DP

Truong Nguyén Hiéu

TAC DONG CUA CAC YEU TO NANG LUC CANH TRANH VA Vi MO ANH HUONG DEN

TĂNG TRƯỞNG VÓN ĐẦU TƯ ĐỊA PHƯƠNG

TẠI VIỆT NAM GIAI DOAN 2007-2015 |

Chuyén nganh: Kinh té hoc

Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

LUAN VAN THAC SI KINH TE

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 2

Y KIEN CHO PHEP BAO VE LUAN VAN THAC SI

CUA GIANG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

Học viên thực hiện: Trương N guyễn Hiểu Lớp: MEO07B :

Ngày sinh: 01-12-1979 Nơi sinh: Tây Ninh

Tên đề tài: Tác động các yếu tổ năng lực cạnh tranh và vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng von dau tư địa phương tại Việt Nam

Trang 3

Vai trò của tăng trưởng đầu tư địa phương đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương ngày càng được thể hiện một cách rõ rệt về quy mô vốn cũng như tốc độ tăng trưởng của vốn Tuy nhiên, không phải chính sách nào trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của Việt Nam cũng phù hợp và có tác dụng khi áp

dụng tại địa phương vì trong khi nhiều tỉnh, thành phố thu hút vốn mạnh mẽ (đặc biệt các khu vực kinh tế trọng điểm) thì có một số nơi thu hút vốn rất ít Nghiên cứu

này sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả và mô hình hỏi quy Pooled-OLS để tiến hành phân tích đữ liệu bảng gồm các quan sát thu thập từ 63 tỉnh, thành phố của Việt

Nam giai đoạn 2007-2015 (9 biến số PCI thành phần, các chỉ số về-hiệu quả và quy

Trang 4

Tôi cam đoan rằng luận văn “Tức động của các yếu tố năng lực cạnh tranh va vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng vẫn đầu tư địa phương tại Việt Nam giai

đoạn 2007-2015” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố `

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phâm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp đê nhận bât kỳ băng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Tp.Hồ Chí Minh năm 2018

He

Trang 5

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, tôi xin cám on đến lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh đã chấp thuận và tạo điều kiện cho tôi tham gia chương trình Thạc sĩ Kinh tế

học tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Xin cám ơn các Thầy, Cô của trường Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các giảng viên thỉnh giảng, những người đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại Trường

Và đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Văn Phúc, người hướng

dẫn khoa học của luận văn Thầy đã dành nhiều thời gian, nhiệt tình hướng dẫn,

định hướng, góp ý, chỉnh sửa từng đoạn văn, câu chữ để tôi hoàn thành luận văn

này

Và cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn tất cả người thân, bạn bè, đồng

Trang 6

MUC LUC

Lời cam OA11 000000000 0000006669669 666 96 9 0 9 6.9 66.06 9 0.9.0.0 0969999999900 9600908

LỜI CÁIM ƠIA G0000 9 99 99 9 9.9 9 9 n9 9 9 96999 99996 599095 s g5 sø

` ` A 2

Danh mục hình và đỖ tì] .o- 0 5G S999 9 99594 65.559580959050950856890 856 Danh mục bảng o0 H0 194008050005 100.580989958958058698890 Danh mục từ VIẾT tẮT s e9 3 33g se exke

Chương 1: TÓNG QUAN s-° << EseS433 vs cesessse

1.1 Đặt vấn đề eeerieerierrree TH HH KH HH HH HH TH HH1 g1

IV (0002000250000 0 agAAA

I0 i00 20 0a ố ố te veeee

1.4 Đối tượng và phạm M0 iu 1.5 Phương pháp nghiÊn CUru .sssesssessessessesseseesecseseessenssessesssssssssnssessseesseessses

1.6 Đóng góp của đề tài set cv SE 2111111511711 ExExrrerree

1.7 Câu trúc của đê tà1 - - - - - c0 00 99 00 n0 HS 8555 sse

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉƑT 5 5° 5s ve *xs xe xxssessevs

2.1 Khái niệm d0 0.000.000 0 001.09 5 66 E26

2.1.1 Tăng trưởng VỐn ¿2© Sex E932 xvxvEExEkSEkerrrerkerree 2.1.2 Cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh -:-ccc222222222222232222222222.-7e

2.2 Phân lOại - Q.11 00100 nu TH HH ng gay

Trang 7

2.2.2 Phân loại lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư - - đ§

2.3 Lược khảo tổng hợp lý thuyết nền tảng .- 2° scvzxevxevxevxerrerree 15 24 1 Mô hình tăng trưởng của lý thuyết tăng trưởng tân cỗ điển 15 2.3.2 Mô hình tăng trưởng nội sinh của Romer (1986, 1990) -.- 18

2.3.3 Mô hình chiết trung dựa vào tiêu chí năng lực cạnh tranh 19 2.3.4 Các lý thuyết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .- ‹s- 22

2.3.5 Tổng quan các nghiên cứu trước 00 27

2.4 Các nghiÊn cứu fTưỚC - ¿k1 131313 931 ưng 27

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU s°-sse+222sseee 33

3.1 Quy trình nghiên Bế ANNNNNgNWg HH kg ngày 33

3, 1.1 Cơ sở lý thuyết nền tảng và kế thừa nghiên cứu trước ¬ 34 3.1.2 Khung phân tích của đề tài -2o2occcccccco sevtesteeesve _

3.1.3 Trình bày phương pháp luận TH nrerereereeerei ¬

3.2 Khung phân tích và mô hình nghiên cứu đề xuất Hee 38

3.2.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố năng lực cạnh tranh và tăng trưởng đầu tư 38

3.2.2 Mỗi quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và tăng trưởng đầu tư 46

3.2.3 Gid thuyét nghién cUru scccccssssescscssssssscsssssseseessessssessssssesssssssseesnsesese 49

Chương 4: KET QUA NGHIEN CUU .-s- so se se ssvsessess 57

4.1 Tình hình tăng trưởng đầu tư Việt Nam . cctecktoekerrkerrkerrrvee 57

4.1.1 Vốn đầu tư sản xuất cho địa phương 2s s2 Hee 59

4.1.2 Mối liên hệ giữa yếu tố năng lực cạnh tranh và tăng trưởng đầu tư 64 xh‹cn na 73

Trang 8

4.2.1 Tăng trưởng đầu tư dia phurong cccssssssssesssssssssecstssssssssessecseeeeseeeees 73

4.2.2 Tác động của năng lực cạnh tranh và yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng đầu tư

Gia PHUONGY .ố e 74

4.3 Thảo luận kết quả hồi quyy -.- 2-22 sk xSEEEESEEEEEESEkSZEeerererecrrs 80 4.3.1 Ảnh hưởng của các biến chỉ số PCI thành phần . - 80

4.3.2 Ảnh hưởng của các biến về hiệu quả và quy mô doanh nghiệp 81

4.3.3 Ảnh hưởng của các biến vĩ mô nh trriiiiiiiiiriiirie 82

4.4 Một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu - -+s+xe+xeerxezrezrrcree 84

Chương 5: KÉT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH -ccccs 85 SR‹3::adââdẢẮẦẦẮỒỈĨỈĨẮIẶ 85

5.2 Gợi ¥ mOt 6 gidi PhAP ccsccccccssessseesscssesssessesssssessseseesseesersseesees sessseessees 87

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ecesesessecseeseeeee aoe 90

TAI LIEU THAM KHAO .ccscsssssssssssssssssvcssssesssssscsessssasssssussecsessesacsacsnsseccesene 92

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐÒ THỊ

Trang

Hình 2.1.Mối quan hệ giữa chỉ số phát triển của vốn và quy mô vốn 8 Hình 2.2.Mức cân bằng tài sản khu vực tư nhân . 2s csccececerxered 13 Hình 2.3 Trạng thái cân bằng của vốn trong mô hình tăng trưởng Solow (1956) 17 Hình 3.1.Quy trình nghiên CỨU - Ác 1919191 01111201011810 10510 ng rrkc 33

Hình 3.2 Mô tả sự lựa chọn công cụ hồi quy đữ liệu bảng . 37

Hình 3.3.Đề xuất mô hình tăng trưởng đầu tư địa phương . -s c- 38

Hình 4.1 Tình hình tăng trưởng đầu tư và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn “2000090 1n nh 57 Hình 4.2 Mỗi quan hệ giữa quy mô vốn năm 2006 và tốc độ tăng trưởng vốn sản xuất

Trang 10

Bảng 2.1 Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI -. 2cccc5czceccrr 10

Bảng 2.2 Mức độ ảnh hưởng các chỉ số cấu thành PCI (hay còn gọi là trọng số) 12 Bảng 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan 30 Bảng 3.1 Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích dữ liệu bảng 37 Bảng 3.2 Tổng hợp các biến trong mơ hình quan sát - 5c «sex: 47 Bảng 3.3 Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu 52c: 53

Bảng 4.1: Tinh hình vốn sản xuất của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam giai đoạn

2007-2015 -.-ec: " AÃ 59

Bang 4.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của 63 tỉnh, thành phố tại Việt

Nam giai đoạn 2007-20 1É cv 0 191 93 11c ng HH nước 60 Bảng 4.3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI lity kế của 63 tỉnh, thành phố tại

Việt Nam giai đoạn 2007-20 Í 5 . Gà cv ng rskg 61

Bảng 4.4 Kiểm định T-Test giá trị trung bình của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam giai đoạn 2007-2201 5 - - c9 9 HT TH gu ng ng 62 Bảng 4.5 Các chỉ số thành phần PCI của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam giai đoạn

2007-2001 E - SH HH TT TH TT ng ro 65 Bảng 4.6 Hiệu quả và quy mô sản xuất của các doanh nghiệp phân theo địa phương giai đoạn 2007-2015 LH 111111011010 HH HH tr rep 67 Bảng 4.7 Kiểm định tương quan Pearson các biến quan sát trong mô hình nghiên

Trang 11

Bảng 4.10 Kết quả ước lượng mô hình 1 (Pooled-OLS) ‹ -«c-<+2 75

Bảng 4.11 Kết quả lựa chọn công cụ theo đữ liệu khảo sát mô hình 2 76

Hình 4.12 Kết quả ước lượng mô hình 2 (Pooled-OLS) - - 5c 2 s+¿ 77

Hinh 4.13 Két qua lua chon công cụ theo dữ liệu khảo sát mô hình 3 77

Hình 4.14 Kết quả ước lượng mô hình 3 (Pooled-OLS) -. - 5s: 78

Trang 12

ADB BLĐTBXH CPI FDI GCI GDP GCNQSDĐ GSO PCI _TP.HCM UBND VCCI WEF

: The Asian Development Bank — Ngfn hang Phat trién chau A

: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

-: Consumer Price Index ~ Chỉ số g1á tiêu dùng

: Foreign Direct Investment — Dau tư trực tiếp nước ngoài : Global Competitive Index — Chỉ số cạnh tranh toàn cầu : Gross Domestic Product — Tổng sản phẩm nội địa : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất |

: General Statistics Office of Vietnam — Tổng Cục Thống kê : Provincial Competitiveness Index — Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

: Thành phố Hồ Chí Minh

: Ủy ban nhân dân

: Vietnam Chamber of Commerce and Industry — Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 13

Trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, việc hoạch định các chính

sách vĩ mô đối với một nền kinh tế đang phát triển là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, trong đó tích lũy vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế là một trong những vẫn đề

thường được các nhà kinh tế học tranh luận Đối với nền kinh tế nhỏ như Việt Nam,

việc tìm kiếm cát giải pháp, chính sách khả thi dé có thé bắt kịp các nền kinh tế có quy mô lớn hơn đang được các nhà nghiên cứu thực nghiệm tìm kiếm Nghiên cứu này muốn tìm yếu tổ năng lực cạnh tranh địa phương và các yếu tố vĩ mô nào có tác động đến tăng trưởng đầu tư của các địa phương tại Việt Nam

Về lý thuyết, mô hình kinh tế về sự tích lũy vốn và tăng trưởng đài hạn

trong nghiên cứu này được kế thừa chủ yếu từ lý thuyết tăng trưởng tân cỗ điển, một trong công trình mà hầu hết trong giới nghiên cứu thường đề cập Thông

thường khi nói đến tăng trưởng dài hạn, các nhà kinh tế học đều nhắc đến mô hình

tăng trưởng Solow (1956) Một trong những điểm mạnh của mô hình Solow là dựa vào mô hình sản xuất Cobb và Douglas (1928) để giải thích sự cân bằng sự tích lũy

vốn và tăng trưởng kinh tế khi một nền kinh tế đạt trạng thái ổn định, khi đó chỉ phí

các yếu tố đầu vào (lao động hiệu dụng gia tăng, sự thay đổi công nghệ, tỷ lệ khấu

hao) bằng tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế (Mankiw, Romer và Weil, 1992) Giới hạn

nghiên cứu của Solow (1956) - chỉ nghiên cứu trong phạm vỉ của một nền kinh tế, được lý thuyết tăng trưởng nội sinh bổ sung một số phương pháp luận, nhằm lý giải bốn yếu tố còn bất cập khi vận dụng mô hình nghiên cho nhiều nền kinh tế, đó là: -

sự khác biệt công nghệ, lao động hiệu dụng, tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ khấu hao giữa các nền kinh tế Chính vì vậy, mô hình kinh tế trong nghiên cứu này kế thừa và lý

giải các vẫn đề tranh luận một cách khách quan để hướng đến mục tiêu của chủ đề nghiên cứu: sự tăng trưởng vốn đầu tư /

Về thực tiễn, nền kinh tế của Việt Nam có mức thu nhập ở ngưỡng thấp đến trung bình, trong khi các biến số vĩ mô (nợ công, tham nhũng, tăng trưởng trước

Trang 14

còn đi sau các nước Asian (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia) Để tháo gỡ các nút thắt này, cần có nghiên cứu để giải thích các vấn đề mà Việt Nam đang đối

mặt, đồng thời cũng là cơ hội và thách thức tạo ra bước đột phá của một nền kinh tế

có quy mô nhỏ Tuy nhiên, vấn đề tiếp cận nghiên cứu về tích lũy vốn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển bền vữngcủa đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi các tỉnh, thành phố của Việt Nam, các vấn đề đặt ra cho mô hình nghiên cứu là:

(¡) Vấn đề thứ nhất về yếu tố tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: sự sụt giảm

GDP trên 1% kéo đài, cho đến nay tốc độ tăng trưởng GDPchưa đạt 7% Nếu kỳ

vọng sự tích lũy vốn để phục hồi tăng trưởng thì các yếu tố vĩ mô khác như lạm

phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, v.v có thê tác động đến tăng trưởng đầu tư hay

không

(1) Vấn đề thứ hai về cải thiện môi trường cạnh tranh của địa phương: cho đến nay, Việt Nam đang quyết tâm thực thi các chính sách nhằm ổn định kinh tế - chính

trị, quyết liệt chống tham những và tiêu cực Trong đó, việc cải thiện các yếu tố cạnh tranh địa phương tại Việt Nam đã góp phân tạo cơ chế linh hoạt và hồn thiện

mơi trường kinh doanh để kích thích tăng trưởng đầu tư Đây là một trong hai vấn

đề nghiên cứu trọng tâm cần được khai thác để thấy rõ tác động của cạnh tranh địa

phương ảnh hưởng đến tăng trưởng đầu tư

Trên cơ sở hai vấn đề thực tiễn trong bối cảnh của Việt Nam cần nghiên cứu,

việc lựa chọn sự tích lũy vốn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển bền vững của các

địa phương tại Việt Nam là cần thiết Trong phạm vi và giới hạn tiếp cận, tác giả

chọn tên đề tài nghiên cứu: “7c động các yếu tỗ năng lực cạnh tranh và vĩ mô ảnh hướng đến tăng trưởng vẫn đầu tư địa phương tại Việt Nam”, làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế học

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 15

đầu tư của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam

Thứ hai, các yếu tố vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tăng trưởng xuất

khẩu, tỷ giá hối đoái, .) tác động đến tăng trưởng đầu tư của các tỉnh, thành phố

tại Việt Nam

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp thúc đây tăng trưởng đầu tư của các tỉnh,

thành phố trong đài hạn

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm, yếu tố nào tác động đến

tăng trưởng đầu tư của các tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2007-2015 tại Việt Nam? Câu hỏi 2: Kết quả nghiên cứu có hỗ trợ cho cơ quan quản lý (chính quyền địa phương, trung ương) hoặc cho doanh nghiệp đối với việc tìm kiếm các giải pháp thúc đây tăng trưởng đầu tư của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam trong thời gian

sắp tới? |

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu này là “#ăng trưởng vốn đầu tr địa phương” Tăng trưởng đầu tư địa phương được xem là sự thay đổi của quy mô vốn đầu tư trong một thời gian và không gian nhất định Tăng trưởng đầu tư địa phương đóng vai trò tích cực trong việc thúc đây các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế địa phương

Phạm vi nghiên cứu tăng trưởng vốn đầu tư địa phương tại Việt Nam nằm

trong giai đoạn 2007-2015, xem xét sự biến động vốn đầu tư dài hạn để định hướng

sự tăng trưởng và phát triển bền vững của vốn đầu tư tại Việt Nam 1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 16

một trong ba phương pháp ước lượng tùy thuộc vào dữ liệu khảo sát và được mô tả tông quát trong chương 3

1.6 Đóng góp của đề tài

Về lý thuyết, tác giả kế thừa lý luận về sự cân bằng trong mô hình tăng trưởng

dài hạn của Solow (1956) và các nghiên cứu thực nghiệm phát triển từ lý luận của

Solow (Baumol, 1986; Mankiw, Romer va Weil, 1992; Mankiw (1995), Barro va Sala-I-Martin, 1991, 1992; Sala-I-Martin, 1995, 1996, 1997; Islam, 2003; va David Romer, 2012) để đánh giá sự cân bằng tăng trưởng đầu tư địa phương giữa tiết

kiệm và chỉ tiêu vốn sản xuất

Về thực tiễn, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố năng lực cạnh tranh địa phương và các yếu tố vĩ mô thúc đây tăng trưởng đầu tư của các tỉnh,

thành phố giai đoạn 2007-2015 tại Việt Nam

1.7 Cấu trúc của đề tài

Cấu trúc của đề tài được trình bày thành năm chương: Chương một: Tổng quan

Chương này sẽ trình bày các nội dung tóm lược cần thiết của toàn bộ đề tài như: lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài

Chương hai: Cơ sở lý thuyết

Chương này sẽ trình bày các khái niệm nghiên cứu về tăng trưởng vốn, lợi thế cạnh tranh, phân loại các khái niệm Đồng thời, tác giả cũng lược khảo, tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu

Chương ba: Phương pháp nghiên cứu

Chương này sẽ đưa ra thiết kế nghiên cứu được rút ra từ cơ sở lý luận dé phát triển mô hình nghiên cứu, đồng thời đưa ra các giả định liên quan đến phạm vi

Trang 17

Chương này sẽ trình bày các kỹ thuật định lượng để cho ra kết quả nghiên cứu

Việc suy luận các vấn đề đặt ra cũng như trả lời toàn bộ câu hỏi ở chương này để

làm rõ mục tiêu nghiên cứu, từ đó đưa ra các giới hạn tiếp theo của kết quả nghiên

cứu

Chương năm: Kết luận và gợi ý chính sách _

Trang 18

trên cơ sở kế thừa các lý luận của các nghiên cứu trước đây từ khái niệm nghiên cứu, mối quan hệ giữa yếu tố năng lực cạnh tranh địa phương và tăng trưởng đầu tư; yếu tố vĩ mô và tăng trưởng đầu tư Từ đó, đưa ra khung phân tích về các yếu tố năng lực cạnh tranh và yếu tố vĩ mô tác động đến tăng trưởng đầu tư

2.1 Khái niệm

2.1.1 Tăng trưởng vẫn

Dẫn chứng đầu tiên cho đối tượng nghiên cứu trong lý thuyết làcông thứctăng trưởng mức sản lượng hay thu nhập Tăng trưởng mức sản lượng hay thu nhập thể hiện sự thay đổi của nó theo thời gian Nghiên cứu Harrod (1939) có đưa ra cong thức rời rạc về tăng trưởng mức tăng trưởng hay thu nhập:

_ Yr-hh _ Yr _

gy == T1, (24)

trong dé g, là tăng trưởng mức sản lượng hay thu nhập giai đoạn £ = 0 +.7, Yr là mức sản lượng hay thu nhập tại thời điểm t=T, và Yạ là mức sản lượng hay thu nhập

ban đầu tại thời điểm t=0 Nếu xét theo công thức liên tục về tăng trưởng mức sản

lượng hay thu nhập thì:

4

gy = er) —1, (2.2)

Nếu bỏ số 1 ở về phải, công thức (2.2) là một chỉ số phát triển hy

Ay = e"( 9) (2.3)

Tuy nhiên, chỉ số tăng trưởngmức sản lượng hay thu nhập này là một phần nghiên cứu chỉ số của lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển (neoclassical growth index), và biến số được thể hiện mức sản lượng hay thu nhập Theo nghiên cứu chỉ số tăng trưởng (Harrod, 1939; Solow, 1956; Phelps, 1961; Mankiw, Romer va Weil, 1992), mức sản lượng hay thu nhập tại thời điểm đánh giá (t=T) bằng tích số mức sản

lượng hay thu nhập ban đầu tại thời điểm t=0 nhân với chỉ số phát triển Ay, cong

Trang 19

động (operator) liên quan đến sự thay đổi trong một giai đoạn nhất định £ = 0 + 7, thường được sử dụng để ước lượng tỷ lệ phát triển hoặc tăng trưởng _

Đề mở rộng hơn trong phân tích tăng trưởng của các biến số, trong nghiên cứu của Romer (2012) thì biến số mức sản lượng hay thu nhập được thay thế bằng biến số vốn, công thức (2:4) sẽ trở thành:

Kr = Ko *Ax,(2.5)

trong đó biểu hiện của Kạ, Kz là quy mô vốn tại thời điểm t=0, t=T; A„ là chỉ số phát triển của vốn trong giai đoạn £ = 0 + T

Trong các mô hình tăng trưởng tân cỗ điển, sự tích lũy vốn của một nền kinh tế có ba thanh phan K;, Ko, Ax trong đó ^„ được xem năng suất tích lũy vốn mà nền

kinh tế đó có được Sự khác biệt giữa ba thành phần này là lợi thế tuyệt đối và lợi

thế tương đối Giả sử trong nền kinh tế có ba khu vực A, B, C với tổng tích lũy vốn

Kọ = 1000, trong đó, mỗi khu vực lần lượt tích lũy vốn như sau: Kao = 200; Kg =

300; Kco = 500 Nếu chỉ số phát triển của vốn trong giai đoạn tiếp theo là 1,1 lần

thì tong tích lũy của vốn là Kị = 1100, trong đó mỗi khu vực tích lũy vốn Kai = 220; Kg = 330; Ke; = 550 trong điều kiện hội tụ về chỉ số phát triển của ba khu

vực là như nhau Nếu chỉ số phát triển của nền kinh tế vẫn giữ mức 1,1 lần trong

điều kiện hội tụ khu vực B vẫn 10%, nhưng có sự chuyển dịch vốn từ C sang A thi

két qua la Ka.) = 270; Kg¡ = 330; Kc¡ = 500 Đây là lợi thế về quy mô, sự thay đổi

một phần trăm vốn của khu vực có quy mô lớn, dẫn đến sự thay đổi lớn hơn một

phần trăm vốn của khu vực có quy mô nhỏ

Nhìn từ ở góc độ năng lực cạnh tranh của các địa phương trong một nên kinh tế, nêu các địa phương có điều kiện sở hữu (O — Ownership), vị trí (L — Location)

và quốc tế hóa (I — Internationalisation) khác nhau sẽ dẫn đến vị thế cạnh tranh sẽ

khác nhau Giả định rằng vốn có quy luật giảm dần theo quy mô, sự tích lũy vốn K -

Trang 20

MRSx¿„ = „ (26)

trong đó MRSx¿„ là tỷ lệ thay thế biên của vốn K; và chỉ số phát triển của vốn

A„của khu vực i.Sự khác biệt về OLI của lợi thế cạnh tranh dẫn sự khác biệt quy

mô và tăng trưởng Chẳng hạn như hình 2.1a, hai nền kinh tế có cùng chỉ số phát triển của vốn nhưng khác biệt về.quy mô, do đó nền kinh tế giàu vẫn giàu và nền

kinh tế nghèo vẫn nghèo Hình 2.1b thể hiện năng suất vốn của C đã bắt kịp A tại

một giao điểm, điểm đó chính là sự cân bằng giữa quy mô và chỉ số phát triển của von ` Ke A _*x~ + _A z oA + A ` a Kk Hình 2.1 Môi quan hé gitta chi so phat trién cla vén va quy mô vôn À À (a) (b) A K K

A, C khac biệt A, C giao nhau

Nguồn: Mankiw (1995), minh hoa cua tác giả (2018)

Như vậy, tăng trưởng vốn (hoặc chỉ số phát triển của vốn) trong một nền kinh tế là sự thay đổi vốn theo thời gian Xét theo không gian tăng trưởng, tùy thuộc vào

điều kiện khác biệt của các yếu tố năng lực cạnh tranh OLI, tăng trưởng vốn của

các nền kinh tế khác nhau dẫn đến sự tích lũy vốn khác nhau (Mankiw, 1995;

Islam, 2003)

Trang 21

2.1.2.1 Cạnh tranh

Lược khảo tổng quan cho thấy, có các nghiên cứu tiếp cận như: bàn tay vô hình của Smith (1776, dịch bởi Manis, 2005), thương mại tự do của MIII (1859),lý thuyết tô chức ngành của Porter (1981), sự sáng tạo của Schumpeter (1943)

Theo nghiên cứu của Smith (1776), ý nghĩa của bàn tay vô hình nghiên cứu về

tự do cạnh tranh là sự nỗ lực của các chủ thể hoạt động trong thị trường tự do cạnh

tranh để tìm kiếm khách hàng, cơ chế đó được vận hành mà không cần có quản lý của nhà nước Như vậy, cạnh tranh thúc đây sự nỗ lực chủ quan của con người, góp

phần làm tăng của cải của nền kinh tế

Theo nghiên cứu MII (1859), hoạt động thương mại tự do bỏ qua những rào

cản và hạn chế ảnh hưởng đến cho mục đích thương mại, sản xuất đều tạo động lực

kích thích sản xuất và gia tăng sự giao dịch của các chủ thể trong nền kinh tế

Porter (1981) cho rằng, cạnh tranh hoàn hảo trong sản xuất của doanh nghiệp phải tính đến yếu tố cân bằng giữa tỷ suất lợi nhuận và mức độ rủi ro giữa các _ đoanh nghiệp và ngành trong nên kinh tế Một doanh nghiệp bất kỳ trong nền kinh

-tế đều có tỷ suất sinh lời và mức độ rủi ro nhất định, song xu hướng chuyền dịch tỷ

suất sinh lời và mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó phải theo xu hướng chung của ngành, nguyên nhân đó được xem là tính chất đặc thù của ngành Sự thay đổi tỷ suất sinh lời và mức độ rủi ro của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cạnh tranh ngoài phạm vi cấu trúc ngành

Theo nghiên cứu Schumpeter (1943), sự thay đổi công nghệ, độc quyền sở hữu trí tuệ đã tháo gỡ các trói buộc trong quá trình sản xuất truyền thống Chẳng hạn, mô hình dịch vụ vận tải của hãng Uber và Grab - sở hữu độc quyền về công

nghệ vận tải, đã khai thác hiệu quả các nguồn lực nhàn rỗi tham gia vào sản xuất, từ

đó cắt giảm chỉ phí đầu tư và các biến phí so với các hãng vận tải truyền thống 2.1.2.2 Năng lực cạnh tranh

Trang 22

xuất thể hiện thông qua yếu tố năng suất Yếu tố năng suất chính là động lực quan trọng thúc đây doanh nghiệp tăng trưởng và mở rộng quy mô

Tuy nhiên đứng ở góc vĩ mô, năng suất theo nghiên cứu của các lý thuyết tăng

trưởng tân cô điển thê hiện sản lượng hay thu nhập trên một đơn vị lao động hiệu

dụng: qua đó, sự gia tăng năng suất tùy thuộc vào sự tăng tích lũy vốn tham gia vào quá trình sản xuất trong nền kinh tế Qua lược khảo tổng quan, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp vĩ mô trên thế giới thông thường được đánh giá thông qua

các chỉ số năng lực cạnh tranh:

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI: Diễn đàn kinh tế thế giới WEE đưa

ra chỉ số năng lực cạnh tranh của các quốc gia để đánh giá năng lực sản xuất Thông

qua các yếu tố về sự thay đổi công nghệ, đổi mới, đào tạo kỹ năng cho lao động, quan tâm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, chỉ số GCI được WEF thiết kế để

đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia trong một khung khổ nhất định Cầu

trúc của chỉ số GCI gồm 8 nhóm với 200 tiêu chi

Bảng 2.1 Chỉ số năng lực năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI

Nhóm Yếu tố Ndi dung

1 | N6iluc kinh té Giá trị tăng thêm, hoạt động đầu tư, tiết kiệm,

tiêu dùng cuối cùng, hoạt động dự báo, giá cả

sinh hoạt, hoạt động của các thành phần kinh tế

2 Phạm vi quốc tế hoá | Cán cân thanh toán vãng lai, hoạt động xuất

khẩu hàng hoá dịch vụ, mức độ mở cửa của nền

kinh tế, chính sách báo hộ quốc gia, đầu tư trực

tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp, tỷ giá hối đoái,

nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

3 Năng lực và hiệu quả | Nợ quốc gia, hiệu quả của bộ máy Nhà nước,

hoạt động của Chính | chính sách tài khoá, an ninh và tư pháp, sự can

phủ thiệp của Nhà nước, chi tiêu chính phủ

Trang 23

Nhom Yếu tố Nội dung

4 | Tài chính Chỉ phí vốn, khả năng sẵn có về vốn, hiệu quả

của hệ thống ngân hàng, tính năng động của thị trường chứng khoán

5 Cơ sở hạ tầng trong | Hạ tầng cơ bản, khả năng tự cung cấp về năng

nước lượng, môi trường, hạ tầng công nghệ

6 Quản trị | Nang suất, hiệu quả quản lý, văn hoá kinh

doanh, hoạt động kinh doanh, chỉ phí nhân công 7 Khoa học và công | Hoạt động nghiên cứu và phát triển, quản lý

nghệ công nghệ, môi trường khoa học, sở hữu trí tuệ, nguồn nhân lực để tiến hành hoạt động nghiên

cứu và phát triển

8 | Conngudi Đặc điểm dân số, đặc điểm của lực lượng lao

động, việc làm, thất nghiệp, cơ cầu giáo dục,

chất lượng cuộc sống, các giá trị và hành vi

Nguôn: WEE (2000)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam PCI: Phòng Thương mại

Công nghiệp Việt Nam (VCC]) thiết kế bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm đánh giá môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của chính

quyền địa phương cho sự phát triển doanh nghiệp dân doanh; qua đó, chỉ số PCI

phản ánh sự thu hút nguồn vốn kinh doanh khi môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương được cải thiện Việc nghiên

cứu cải thiện môi trường đâu tư dựa trên sự đôi mới và sáng tạo của Schumpeter

Trang 24

Bảng 2.2 Mức độ ảnh hưởng các chỉ số cầu thành PCI (hay còn gọi là trọng số) Chỉ số nhóm cầu thành Trọng số (%)

1 Chi phí gia nhập thị trường 17,1

2 Đất đai và mặt bằng kinh doanh 8,4

3 Tính minh bạch và trách nhiệm 16,1

4 Chỉ phí thời gian/thanh tra 9,6

5 Chi phí không chính thức 7,6

6 Thực hiện chính sách của trung ương 0,2

7 Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước 13,1

§ Tính năng động và tiên phong 16,8

9 Chính sách phát triên khu vực kinh tế tư nhân 11,1

Tong 100,0

Nguồn: Tông Cục Thông kê Việt Nam (2006)

Qua bảng 2.2 cũng cho thấy rằng, tính chất quan trọng của các nhóm tùy thuộc vào trọng số của nó Chẳng hạn, có năm nhóm quan trọng nhất trong chỉ số PCI là

chỉ phí gia nhập thị trường chiếm 17,1%; tính minh bạch và trách nhiệm chiếm

16,1%; ưu đãi doanh nghiệp nhà nước chiếm 13,1%; tính năng động và tiên phong

_ chiếm 16,8%; và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân chiếm 11,1%

Cho đến nay, bộ tiêu chí của chỉ số PCI đã thay đổi thành 10 nhóm: Gia nhập

thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch; Chỉ phí thời gian; Chỉ phí không

chính thức; Cạnh tranh bình đẳng: Tính năng động; Hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo

lao động: và Thiết chế pháp lý

2.1.2.3 Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là một thành phần không thê thiếu trong mô hình hội tụ có

điều kiện, là một trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh để thúc đây tăng trưởng đầu tư cấp quốc gia hay cấp địa phương Trong tổng thể, các nền kinh tế dựa

vào lợi thế cạnh tranh để có được ba lợi thế theo mô hình chiết trung OLI (Dunning, 1988): tinh sé ht (Ownership), tinh vi tri (Location) va tính quốc tế hóa

Trang 25

chẳng hạn vốn FDJ) đã định hình năng lực cạnh tranh về sự tích lũy vốn có thể có

của mỗi nền kinh tế Nhằm lý giải một số vấn đề để hình thành lợi thế cạnh tranh

OLI, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn từ nền kinh tế cầu trúc chuyển sang nền kinh

tế tự do cạnh tranh của Dunning (1988); đồng thời thu hẹp phạm vi tir khdéa Joi thé

cạnh tranh - một từ khóa nghiên cứu tương đối rộng, giới hạn trong phạm vi nghiên

cứu “loi thécanh tranh trong thu hút vốn đâu tư”

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư của Dunning (1988) cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: yếu tố đây (thặng dư vốn, sự dịch chuyển vốn ra khỏi nền kinh tế) và yếu tố kéo (thâm hụt vốn, sự dịch vốn vào trong nền kinh tế) Nhưng sự dịch vốn của yếu tố kéo còn tùy

thuộc vào cơ chế quản lý thị trường của chính phủ tại quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư:

cơ chế quản lý theo cấu trúc (áp đặt cố định sẵn có) trong nền kinh tế (cứng), hay cơ chế quản lý tự do cạnh tranh (mềm) Hình 2.2 Mức cân bằng tài sản khu vực tư nhân Giá trị + Cân bằng tài sản khu vực tư nhân Chỉ phí bắt buộc Dome | ‘ban dau _ Tỷ lệ sở hữu nguồn lực Nguồn: Hoff (2001) Một nghiên cứu khác cụ thể hơn so với nghiên cứu của Dunning (1988) về lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư, Hirschman (1959), Meier và Stiglitz (2001) và Hoff (2001) cho rằng, năng lực và hiệu quả sản xuất không phải đóng vai trò chủ

Trang 26

cách khác, việc bỏ vốn đầu tư tìm kiếm cơ hội sinh lời nhưng phải chấp nhận một

chỉ phí bắt buộc gia nhập thị trường Đây là cách thức “tăng trưởng đầu tư” dựa vào

sự đánh đổi nguồn lực kinh tế với tăng trưởng kinh tế trong một số lĩnh vực, khu

vực đặc thù Đây là một luận điểm tăng trưởng đầu tư dựa trên sự bất cân đối nguồn

lực Việc đánh đổi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế dựa vào nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế tiếp nhận vốn đầu tư Ví dụ như, một nền kinh tế có nhu cầu

_ xây dựng cơ tầng hạ tầng để phát triển đô thị nhưng nguồn lực tài chính không cho

phép thực hiện thì nền kinh tế đó có thể đánh đổi một nguồn lực khác bằng tài sản

công để tiếp nhận vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ các doanh nghiệp

Việc nghiên cứu về “lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư” của nền kinh

tế tiếp nhận vốn đầu tư và sự đánh đổi nguồn lực trong việc thu hút vốn là một vấn đề rất quan trọng trong việc so sánh vị thế cạnh tranh thu hút vốn đầu tư của các nền kinh tế trong tổng thể, cũng như vị thế cạnh tranh của các địa phương trong cùng một nền kinh tế cho tăng trưởng và phát triển bền vững

2.2 Phân loại

2.2.1 Phân loại sự tích lũy vốn cho tăng trưởng

Qua lược khảo nghiên cứu, phân loại sự tích lũy vốn rất đa dạng, chẳng hạn như sự tích lũy vốn hữu hình hình thành từ nguồn vốn vật chất bên trong (tích lũy từ | lợi nhuận tái đầu tư, thặng dư vốn) và bên ngoài (nguồn vốn vay, nguồn tài trợ

khác); sự tích lũy vốn hình thành từ nguồn vốn phi vật chất (vốn con người) Để

tăng nội hàm khái niệm nghiên cứu, việc phân loại sự tích lũy vốn hình thành từ trạng thái sự tích lũy vốn cho tăng trưởng thông qua phương trình (2.5) đã trình bày ở trên Sự tích lũy vốn hình thành từ trạng thái được phân loại như sau:

(i) Su tích lũy vốn ở dạng tĩnh: sự tích lũy vốn ở dạng tĩnh của một nền kinh tế

là quá trình tích lũy vốn của nền kinh tế đó được xác định tại một thời điểm t bat ky

Mục đích sự tích lũy vốn ở dạng tĩnh là để xác định năng lực cạnh tranh OLI trong quá khứ đạt được những gì mà nền kinh tế đó có thê có trong không gian không đổi, đồng thời xác định được vị trí hội tụ hoặc phân tán ở dạng tĩnh trong tổng thể toàn

bộ các nền kinh tế

Trang 27

kinh tế là năng lực tích lũy vốn của nền kinh tế đó được xác định trong giai đoạn t

và tFT Mục đích sự tích lũy vốn ở dạng động là để xác định năng lực cạnh tranh OLI trong hiện tại mà nền kinh tế đó có thể dịch chuyên sự tích lũy vốn ở dạng tĩnh

theo thời gian, đồng thời xác định được vị trí hội tụ hoặc phân tán ở dạng động trong tổng thể toàn bộ các nền kinh tế (Harrod, 1939; Solow, 1956; Mankiw, Romer

va Weil, 1992; Sala-I-Martin, 1996)

_ 2.2.2, Phan logi lei thé canh tranh trong thu hút von đầu tu

Đề phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trong nghiên cứu này chỉ tập trung một dạng duy nhất, đó là phân loại theo nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở:

Lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư của một nền kinh tế đóng: sự tích

lũy vốn và lợi thế cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vai trò của chính phủ trong nền kinh tế Lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư của một nên kinh tế đóng hầu như chịu sự chỉ phối và chính sách nới lỏng của chính phủ đó, nếu sự hội tụ có điều

kiện xảy ra thì sự tích lũy vốn bên trong sẽ có sự đánh đổi nguồn lực trong phạm vi

một quốc gia

Lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư đối với các nền kinh tế mở: Trong điều kiện các nền kinh tế lớn đủ mạnh và chỉ phối nguồn lực của các nền kinh tế

- nhỏ hơn, thì sự tích lũy vốn bao gồm sự tích lũy vốn bên trong và sự tích lũy vốn

bên ngoài dựa vào ba yếu tố OLI của lợi thế cạnh tranh Một khi sự hội tụ và sự phân tán của nền kinh tế lớn thay đổi, dẫn đến sự hội tụ và sự phân tán của các nền

kinh tế nhỏ hơn sẽ thay đổi theo trên cơ sở lợi thế cạnh tranh OLI (Dunning, 1988)

2.3 Lược khảo tổng hợp lý thuyết nền tảng

2.3.1 Mô hình tăng trưởng của lý thuyết tăng trưởng tân cỗ điễn

Mô hình tăng trưởng được nhiều nhà kinh tế học kế thừa và tiếp cận để phát

triển lý luận tăng trưởng là mô hình tăng trưởng dài hạn của Solow (1956), tính hấp

dẫn của mô hình Solow đã chỉ ra sự cân bằng của vốn sản xuất khi nền kinh tế trạng

thái én định Các lý luận trong mô hình tăng trưởng (Solow, 1956; Mankiw, Romer

va Weil, 1992) được trình bày như sau:

Giả định rằng, sản lượng là hàm sản xuất theo vốn K, lao động L và mức độ

Trang 28

Yie = KẾ '(ALu) (2.7)

Trong đó: ø là tỷ lệ vốn tham gia vào san xuat, lao dong L;, và mức độ công nghệ A;; là những biến tăng trưởng ngoại sinh với tỷ lệ tăng trưởng lao động ?: và tỷ lệ thay đổi công nghệ g:

Lp = Lo: e™, va A; = Ag * €9°(2.8)

Nếu gọi tông các đơn vị lao động hiệu dụng tại thời điểm t là Aj, Lj, có tốc độ ‘ting trưởng lao động hiệu dụng n + g Chia hai về phương trình (2.7) ta có: | Vụ = kỹ„(29)- Y bì 2 aw A * A tA “t_ là sản lượng trên một đơn vị lao động hiệu dụng AitLit Trong đó: ÿ; =

Kit 1a nak 3 ke gun A : A PA

kit = A : là quy mô vồn sản xuât trên một đơn vị lao động hiệu dụng

tthit

Như vậy, sản lượng trên lao động hiệu dụng là một hàm số theo quy mô vốn trên lao động hiệu với tỷ lệ vốn ø tham gia vào quá trình sản xuất; sự thay đổi của

quy mô vốn tùy thuộc vào sự thay đổi sự gia tăng dòng vốn sản xuất (tỷ lệ tiết kiệm s) và sự sụt giảm dòng vốn sản xuất (chỉ tiêu vốn: tỷ lệ khấu hao ổ, tăng trưởng lao

động hiệu dung n + g), ta co: |

Kị¿ = sVi„y — (ð + m + g)k¿¿,(2.10) hoặc

(2.10)k;; = skỹ, — (ổ + + g)k¿¿

Khi nền kinh tế đạt một trạng thái quy mô vốn ổn định: Kit = 0 và kị¿ > kj

Sự cân bằng của vốn sản xuất được rút ra từ phương trình (2.10):

1

ke ynxgj G40

Thế phương trình (2.11) vào phương trình (2.9) và lấy logarit hai về, ta có sản

lượng trên một đơn vị lao động hiệu dụng đạt trạng thái ổn định In yi:

Iny; = ns — =aIn(ö + + g).(2.12) hoặc

Y

In (2) = Aig + gt +——lIns “ri +?r+g)

Khi nên kinh tê đạt trạng thái ôn định tại mức cân băng quy mô vôn sản xuat

Trang 29

bằng với tỷ lệ chỉ tiêu vốn (tỷ lệ khấu hao, tốc độ tăng trưởng lao động, thay đổi công nghệ) Theo hình 2.3, có ba trạng thái thay đổi của vốn tích lũy

- Dư thừa: kạ; < kỹ, tiết kiệm lớn hơn chỉ tiêu skZ, > (6 +n + g)Kie;

- Cân bằng: k;; = kỹ, tiết kiệm bằng chỉ tiêu sk#, = (6 +n + 8)k¡¿;

- Tham hut: k;, > kj, tiết kiệm nhỏ hơn chỉ tiêu skƒ, < (ổ + n + g)k¡¿

Hình 2.3 Trạng thái cân bằng của vốn trong mô hình tăng trưởng Solow (1956)

Vit

(n + g + O) Kit

Py kee

Nguồn: Solow (1956), Romer (2012) Trong nghiên cứu của Solow (1956), sự thay đổi giữa tiết kiệm và chỉ tiêu vốn

kị

tham gia vào sản xuất tạo ra những điểm cân bằng khác nhau Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng của vốn hay sản lượng theo thời gian được thê hiện thông qua sự thay

déi giữa tiết kiệm và chỉ tiêu vốn Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng của vốn được

thể hiện bằng sự thay đổi vốn kj¢ tai thoi điểm t xoay quanh một giá tri k} voi mét tỷ lệ À Theo các nghién ctru cta Mankiw, Romer va Weil (1992), Mankiw (1995),

Sala-I-Martin (1996), Romer (2012) thi chỉ số phat trién lién tuc cia vốn được tính

bang dinh ly Taylor:

(1+ øu„,) = it = A(In kf — Ink„),(2.13)

suy ra tốc độ tăng trưởng vốn liên tục là:

Dry, = In (2) —1=2(Ink‡ —lnk¿)T— 1.(2.14) it

Mặc dù mô hình tăng trưởng của Solow năm 1956 đã chỉ ra sự cân bằng của

vốn khi nền kinh tế đạt trạng thái ôn định, nhưng mô hình tăng trưởng chỉ đo lường tăng trưởng của một nền kinh tế thứ và đưa ra sáu tham số được giả định trong mô

hình được xem là không đổi theo thời gian: quy mô công nghệ ban đầu A¡o tỷ lệ

Trang 30

vốn ơ tham gia vào quá trình sản xuất, tỷ lệ tiết kiệm s để tái sản xuất, tỷ lệ khấu hao ổ tuyến tính, tốc độ tăng trưởng lao động ? và tỷ lệ thay đổi công nghệ ø Như vậy, giới hạn của mô hình Solow (1956) là có nhiều yếu tố ngoại sinh bị ràng buộc (còn gọi là mô hình tăng trưởng ngoại sinh) Các nghiên cứu sau này đã tiếp cận và phát triển cho phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của họ, trong đó lý thuyết tăng

trưởng nội sinh đã khai thác hiệu quả van dé nay (Solow, 1956; Mankiw, Romer va

_ Weil, 1992)

2.3.2 Mô hình tăng trưởng nội sinh của Romer (1986, 1990)

Trong các cuộc tranh luận của lý thuyết tăng trưởng nội sinh và lý thuyết tăng trưởng tân cỗ điển, Romer (1986) đã đưa ra những vấn đề giới hạn của mô hình tăng trưởng dài hạn của Solow (1956) và nghiên cứu của Lucas (1988) là điểm khai sáng cho việc phát triển phương pháp luận của các nghiên cứu thực nghiệm sau này Các vấn đề đặt ra của Romer (1986) đã cho thấy rõ những giới hạn của Solow (1956) qua phân tích như sau:

(i) Xét hai yếu tố đầu tiên về sự tiến bộ công nghệ và lao động hiệu dụng trong

một nền kinh tế: nhu cầu về chỉ tiêu tiêu dùng của một nền kinh tế được tích lũy

tăng dần theo thời gian, nếu sản xuất nền kinh tế không đáp ứng được nhu cầu thì sẽ

-tạo ra sự mất cân đối Chính vì vay, su tiến bộ công nghệ, sự tích lũy giá trị lao

động của lao động hiệu dụng sẽ là đòn bây gia tăng sự tích lũy vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đó

(1) Xét hai yếu tố theo về tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ khấu hao giữa các nền kinh tế: bản thân Solow năm 1970 (trích từ Islam, 2003) nhận định rằng, các nền kinh tế

không đồng nhất với nhau về sở hữu nguồn lực điều này dẫn đến sự khác biệt của

các nền kinh tế về tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ khấu hao Tuy nhiên, việc sở hữu nguồn

lực khác nhau cũng dẫn đến sự khác biệt hai yếu tố đầu tiên giữa các nền kinh tế

Hầu hết các bằng chứng thực nghiệm đều chỉ ra được vấn đề giới hạn về không gian của bốn yếu tố nêu trên trong lý thuyết tăng trưởng tân cô điển (Solow, 1956), nhưng chưa đưa ra giới hạn về thời gian Vì vậy, tác giả tiếp cận theo hướng nghiên

Trang 31

2.3.3 Mô hình chiết trung dựa vào tiêu chí năng lực cạnh tranh

Mô hình hiệu quả quản lý cơ cầu (SCP ~ Structural-Conduct-Performance Paradigm) kế thừa từ nghiên cứu của Bain và Mason về mô hình tô chức công nghiệp (IO ~ Industrial Organization Paradigm) tạo ra mô hình quản lý chiến lược nhằm thúc đây năng lực cạnh tranh trong nội bộ ngành (Porter, 1981; Thomas và Pollock, 1999), và năng lực cạnh tranh được tiếp cận theo hai quan điểm bên trong _ và bên ngoài:

(1) Dựa vào nguồn lực (RB — Resources-Based): một nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh phải đáp ứng các điều kiện sau: giá trị cốt lõi (V ~ Valuable), sự khan

hiếm (R ~ Rare), khó bắt chước (I ~ Inimitable), không thê thay thế (N ~ Non-

Substitutable), được gọi là bộ tiêu chí VRIN (Barney, 1991) Tuy nhiên, doanh

nghiệp không chỉ dựa vào bộ VRIN để so sánh sự khác biệt về nguồn lực vì môi

trường kinh doanh thay đổi liên tục và khả năng thích ứng của doanh nghiệp hay địa phương cũng phải thay đổi Để làm được điều này, doanh nghiệp và địa phương vận dụng khả năng để phối hợp các tiêu chí VRIN một cách có hiệu quả trong quản lý

chiến lược để gia tăng giá trị trong nội bộ ngành (Sanchez và Mahoney, 1996; Thomas và Pollock, 1999)

(ï) Dựa vào năng lực (CB — Competence-Based): năng lực của nhà quản trị | doanh nghiệp hay địa phương thể hiện trong việc thiết lập bộ tiêu chí VRIN và sự tương tác bên ngồi tơ chức trong quản lý chiến lược nhằm đạt được tăng trưởng và hiéu qua téng thé (Sanchez va Mahoney, 1996; Thomas va Pollock, 1999), Nhu vậy, sự kế thừa về mô hình hiệu quả quản lý cơ cấu SCP trong nghiên cứu tăng trưởng đầu tư và hiệu quả đầu tư cần tập trung phân tích năng lực nội tại của địa phương đề thúc đây năng lực cạnh tranh

2.3.3.1 Tiêu chi quy mô thị trường

Quy mô thị trường của một nền kinh tế hay khu vực được coi là yếu tố quyết định quan trọng trong việc thu hút nguồn lực cho tăng trưởng Khả năng khai thác khu vực có quy mô kinh tế đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh

tế và nguồn lực vốn, nhưng sự đánh đổi của nó là có thê dẫn đến sự bất cân xứng

Trang 32

vào tiêu chí quy mô thị trường đã và đang một đề tải tranh luận trong nghiên cứu

khoa học Sự tăng trưởng vốn tại một khu vực kinh tế đặc biệt (chẳng hạn các khu

vực trung tâm) phải kéo theo các khu vực lân cận phát triển theo xu hướng hội tụ

với khu vực kinh tế đặc biệt này Nếu việc kéo theo các khu vực lân cận phát triển

không thực hiện được thì khoảng cách thu nhập cũng như nguồn lực tài chính có sự khác biệt rõ rệtgiữa các khu vực kinh tế đặc biệt và khu vực lân cận (Schneider và _ Frey, 1985; Tuman va Emmert, 1999; Vijayakumar va cong sự, 201°)

2.3.3.2 Tiêu chí cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quyết định thu hút nguồn lực bên

ngoài và được xem như là một lợi thế vị trí quan trọng Nghiên cứu thực nghiệm về

mối liên hệ giữa cơ sở hạ tầng và thu hút nguôn lực vốn bên ngoài (Asiedu, 2002; Cleeve 2008; Khadaroo và Seetanah, 2009) tập trung vào cơ sở hạ tầng tốt, là một

điều kiện cần thiết để đảm bảo các hoạt động thành công cho các nhà đầu tư nước

ngoài, cơ sở hạ tầng kém dẫn đến sự gia tăng chỉ phí cho các doanh nghiệp đầu tư

trực tiếp nước ngoài đang hoạt động hoặc sắp đầu tư vốn vào khu vực đó Trước bối cảnh hội tụ của các quốc gia có nền kinh tế lớn hoặc các khu vực kinh tế trọng

điểm, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông chính là vẫn đề cốt lõi trong việc

- Hên kết giữa các khu vực lân cận và khu vực kinh tế trọng điểm Một khi nền kinh

tế trọng điểm có quy mô thị trường lớn tăng trưởng, cũng kích thích sự tăng trưởng

của các khu vực lân cận dựa vào tiêu chí hạ tầng giao thông để liên kết

2.3.3.3 Tiêu chí ưu đãi đầu tư

Ưu đãi đầu tư thể hiện một tiêu chí năng lực cạnh tranh giữa các khu vực,

được coi là một công cụ quan trọng trong việc thu hút dòng vốn bên ngoài, chẳng hạn nghiên cứu ưu đãi đầu tư và thu hút vốn bên ngoài (Wheeler và Mody, 1992;

Gastanaga và cộng sự, 1998; Narula và Dunning, 2000; Cleeve, 2008) đo lường

bằng các phương tiện giảm thuế, chuyên lợi nhuận ra nước ngoài; hoặc đưa ra biện pháp khuyến khích đầu tư,giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên tùy thuộc

vào sự linh hoạt của người điều khiển, sẽ tạo động lực hút vốn bên ngoài một cách

Trang 33

nghiệp, điều này đưa ra dấu hiệu khuyến khích nguồn lực tài chính đến nước Mỹ trước bối cảnh nguồn lực tài chính của Mỹ đang khai thác ở mức hiệu dụng

2.3.4.4.Tiêu chí chỉ phí sản xuất

Chỉ phí sản xuất là một điểm then chốt cho tính năng động trong việc khai thác vốn Tùy thuộc vào quy mô tích lũy vốn, tính năng động trong việc khai thác vốn có sự khác biệt: cụ thể là, quy mô tích lũy vốn nhỏ thì sự năng động kích thích vòng _ quay vốn nhiều hơn so với quy mô tích lũy vốn lớn Theo nghiên cứu vòng đời sản phẩm (Vernon, 1966), nghiên cứu tỷ lệ hợp lý (Helpman, 1984) lập luận, việc giảm thiêu chỉ phí tùy thuộc vào khai thác nguồn vốn tích lũy Tuy nhiên, việc khai thác hiệu quả nguồn vốn để giảm thiểu chỉ phí sản xuất đối với các quốc gia đang phát triển chủ yếu dựa vào lao động phổ thông và chỉ phí thấp không còn phù hợp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

2.3.3.5 Tiêu chỉ phân bố nguôn lực cho tăng trưởng

Phân bổ nguồn lực cho tăng trưởng là một tiêu chí đánh giá sự ổn định về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Sự ổn định về tăng trưởng kinh tế còn tùy

thuộc vào khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, lĩnh vực, ngành nghề Vai trò

của người điều khiển là cần phát huy hiệu quả các công cụ thực nghiệm nhằm điều - tiết nguồn lực để tăng trưởng (Moosa, 2002)

2.3.3.6 Tiêu chỉ ôn định vĩ mô

Ơn định vĩ mơ là một trong những hiệu ứng cú sốc kinh tế bên ngoài khi kinh tế thế giới hoặc kinh tế khu vực biến động Các chỉ số vĩ mô thường đề cập trong nghiên cứu là nợ cơng, tỷ giá hối đối, dự trữ ngoại tệ, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp Một nền kinh tế có quy mô nhỏ thường chịu nhiều rủi ro về cú sốc kinh tế bên ngoài Hầu hết các vấn đề chống đỡ các cú sốc này trong các nghiên cứu thực

nghiệm đều dựa vào mô hình quản lý kinh tế để nhận định và dự đoán rủi ro

(Brozen, 1958; Schneider va Frey, 1985; Asiedu, 2006; Botric va Skuflic, 2006; va

Al-Sadig, 2009).Tuy nhiên, vẫn đề đặt ra trong nghiên cứu là sự tích lũy vốn của

nền kinh tế quy mô nhỏ có cơ chế mở và hội nhập quốc tế liệu có thể chịu đựng

được các cú sốc kinh tế bên ngồi hay khơng

Trang 34

Sự ôn định của các tô chức chính trị chủ yếu liên quan đến môi trường thê chế của nước sở tại và được coi là một yếu tố quyết định quan trọng trong thu hút nguồn lực (Narula và Dunning, 2000; Mudambi va Navarra, 2003) Sy tranh chap

chính trị nội bộ khi chính trị thay đổi có thể tạo ra những rào cản đáng kể và khó

khăn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước (Schneider va Frey, 1985; Cleeve,

2008) Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường có kế hoạch và chiến lược dài hạn

-_ khi bỏ vốn đầu tư và thu hồi vốn, vì vậy, việc thay đổi nhiệm kỳ 5 năm một lần

trong bộ máy chính phủ cũng xem như là một rào cản cho đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

2.3.3.8 Tiêu chí vốn con người và vốn nhàn rỗi

Vốn con người và vốn nhàn rỗi là động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế và nguồn lực vốn Hầu hết các quốc gia đang phát triển thì nguồn lực tài chính chỉ

được khai thác ở mức khả dụng từ nguồn lực vốn từ bên ngoài là chủ yếu và một phần vốn trong nước Do đó, vốn nhàn rỗi trong dân vẫn chưa được kích hoạt đưa vào sản xuất và giá trị khai thác sức lao động từ vốn con người cũng chưa đem lại

hiệu quả 7?êu chí vốn con người và vốn nhàn rỗi một trong các tiêu chí tăng trưởng vốn đầu tư đóng góp vai trò tích cực và sự ổn định cho tăng trưởng kinh tế và phát

.- triển bền vững (Markusen, 1996, 1997)

2.3.4 Các {ý thuyết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Qua lược khảo, các lý thuyết thu hút EDI cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu đã tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI, đưa ra các mối quan hệ giữa các yếu tố thị trường và vốn FDI, cụ thé:

2.3.4.1 Nhóm lý thuyết giả định trên thị trường hồn hảo:

Mơ hình Heckscher-Ohlin (Heckscher, 1919; Ohlin, 1933) về lý thuyết thương mại tân cổ điển cung cấp một trong những nỗ lực đầu tiên để giải thích FDI Mô

hình Heckscher-Ohlin được dựa trên một trạng thái cân bằng với hai nước, hai yếu

Trang 35

nước có công nghệ giống hệt nhau, cạnh tranh hoàn hảo và lợi nhuận cố định theo

quy mô, xác định mối quan hệ nhân quả giữa danh mục và lợi nhuận đầu

tư(Agarwal, 1980), hoặc kiểm tra mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp và đầu ra thị trường (Jorgenson, 1963; Chenery, 1952; Koyck, 1954; Agarwal, 1980), đầu tư EDI

với quy mô thị trường cho phép chuyên mô hóa để giảm thiểu chỉ phí (Balassa,

1966) -

2.3.4.2 Nhóm lý thuyết giả định trên thị trường khơng hồn hảo: a Tiếp cận từ các tổ chức công nghiệp

Nghiên cứu Hymer (1976) về cơ cấu thị trường và các công ty da quốc gia

trong việc giải thích FDI trong lý thuyết tổ chức công nghiệp và sau đó Dunning (1977, 1988) đã mở rộng phạm vi nghiên cứu trong mô hình chiết trung Các lý thuyết tổ chức công nghiệp xem xét tính hợp lý của các doanh nghiệp FDI bằng cách phân biệt hai nguyên nhân Các doanh nghiệp FDI loại bỏ cạnh tranh giữa: quốc gia chủ nhà và quốc gia có nguồn lực, khai thác một lợi thế đặc biệt trong một hoạt động cụ thể Theo Hymer (1976), nước chủ nhà cần tìm kiếm những công ty

lợi thế để vượt qua khó, khăn, trước khi EDI có thể phát triển Lall và Streeten

(1977) vạch ra các công ty cụ thể ưu thế lớn nhất là nguồn vốn, quản lý, công nghệ, tiếp thị, tiếp cận với nguyên liệu, quy mô kinh tế và quyền lực chính trị Theo Caves (1971) lập luận, trong phần mở rộng của lý thuyết tổ chức công nghiệp, mà khác biệt sản phẩm thuộc về những doanh nghiệp có lợi thế, mà cạnh tranh khơng hồn hảo khuyến khích doanh nghiệp đa quốc để phân biệt sản phẩm và tham gia đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang

Bản chất của lý thuyết của Hymer là các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước đang ở trong một vị trí thuận lợi về văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống pháp lý và sở thích của người tiêu dùng Hơn nữa, các cơng ty nước ngồi cũng được tiếp xúc với rủi ro hối đoái Những nhược điểm

này phải được bù đắp bởi một số hình thức của sức mạnh thị trường để làm cho đầu

tư quốc tế có lợi nhuận Các nguồn sức mạnh thị trường - những lợi thế công ty cụ

Trang 36

thị và quản lý, các nền kinh tế của quy mô và nguồn rẻ hơn về tài chính Theo Hymer, công nghệ ưu việt là lợi thế quan trọng nhất vì nó tạo điều kiện cho việc giới thiệu các sản phẩm mới với các tính năng mới Hơn nữa việc sở hữu tri thức giúp trong việc phát triển các kỹ năng khác như tiếp thị và cải thiện quá trình sản xuất Một tính năng quan trọng của lý thuyết này là nó kết nối những điểm mà

những lợi thế được truyền đi một cách hiệu quả từ một công ty cho một đơn vi của

_ công ty đó, không phụ thuộc vào quốc gia đó (Caves, 1971)

b Tiếp cận từ sức mạnh độc quyền `

Kindleberger (1969), bằng cách mở rộng công việc của Hymer, đưa ra lý thuyết của ông về FDI trên cơ sở quyền lực độc quyền Kindleberger lập luận rằng lợi thế thích của các công ty đa quốc gia có thể là chỉ có ích trong trường hợp khơng

hồn hảo của thị trường Những lợi thế được mô tả bởi anh ay cé thé 1a trong cac

hình thức công nghệ cao, quản lý chuyên nghiệp, sáng chế, vv Những lợi thế thường khuyến khích các công ty đầu tư vào một quốc gia nước ngoài để khai thác đầy đủ họ thay vì chia sẻ chúng với đối thủ cạnh tranh tiềm năng ở thị trường nước

ngoài Việc lớn hơn cơ hội thu lợi nhuận độc quyền, cao hơn sẽ được khuyến khích

trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp Mặc dù, Kindleberger mô tả hình thức khác

nhau của lợi thể thường được hưởng một công ty tiếp quản công ty của nước chủ

nhà, ông không mô tả được lợi thế một công ty nên tập trung vào Hơn nữa, một

công ty có thể khai thác lợi thế độc quyền của mình ở nước ngoài chỉ khi chính sách

của nước chủ nhà cho phép nó làm như vậy Nói chung, trong tên của lợi ích quốc gia, Chính phủ chủ sẽ không sẵn sàng cho phép nhập khẩu tự do của các công ty nước ngoài vào nước nay

Knickerbocker (1973) lập luận rằng trong thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo (độc quyền nhóm), FDI bởi một công ty khởi EDI của các công ty hàng đầu khác như là một hành động phòng thủ để bảo vệ thị phần Lập luận này phát triển thành các lý thuyết các phản ứng độc quyền nhóm, nơi tập trung công nghiệp tăng lên gây ra những phản ứng độc quyền nhóm về FDI Sự hữu dụng của lý thuyết này,

hạn chế, mặc dù, như FDI như là một chức năng của các phản ứng độc quyền nhóm

Trang 37

dẫn đến giảm sức ép trong ngành công nghiệp ở nước sở tại, và hoạt động FDI do đó ít (Agarwal, 1980) Cùng với Knickerbocker (1973), Vernon (1966) công ty

nhận thức nỗ lực trong đầu tư FDI, như một hành động bảo vệ để duy trì vị thế cạnh

tranh các doanh nghiệp, trong lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm Các lý thuyết

sau này đã bị chỉ trích bởi Solomon (1978) cho giới hạn của nó để các ngành công

nghiệp sáng tạo cao và Buckley và Casson (1976) cho việc đơn giản hóa các công ty _ thực tế ra quyết định Tuy nhiên, lý thuyết này cung cấp cái nhìn sâu sắc vào sự phân biệt giữa vị FDI trong ca hai nền kinh tế phát triển hay đang phát triển Nói chung, lý thuyết mặc nhiên cho rằng các doanh nghiệp tham gia FDI tại một giai đoạn cụ thể trong chu kỳ sống của sản phâm Ban đầu, trong giai đoạn khởi đầu, sản xuất diễn ra trong nước Là sản phẩm phát triển thành một sản phẩm trưởng thành trong giai đoạn thứ hai, các nước vẫn được coi là nước xuất khâu ròng của sản phẩm, nhưng các công ty sáng tạo tham gia FDI ở các nước nhập khâu (các nước phát triển) để đáp ứng nhu cầu địa phương Là sản phẩm được tiêu chuân hóa, trong

giai đoạn cuối cùng, các IRM sáng tạo này được buộc phải tìm kiếm lợi thế về chỉ

phí ở nước ngoài (ở các nước đang phát triển) để bảo vệ thị trường cỗ phiếu Các nước nhà bây giờ là nước nhập khẩu ròng của sản phẩm, trong khi nước chủ nhà : (nước đang phát triển) là nước xuất khâu ròng Trong lý thuyết này, do đó là chu kỳ sống của sản phẩm và cạnh tranh dẫn đến vị trí của các doanh nghiệp FDI ở các

nước đang phát triển để tận dụng lợi thế chỉ phi

c Tiếp cận từ quốc tế hóa

Buckley và Casson (1976) cung cấp một lời giải thích của FDI bằng cách nhắn mạnh vào yếu tố đầu vào và công nghệ trung gian.Họ đã chuyền trọng tâm của lý thuyết đầu tư quốc tế từ quốc gia cụ thê đối với ngành công nghiệp cấp và công ty cấp yếu tố quyết định đầu tư EDI (Henisz, 2003) Buckley và Casson phân tích trong một khuôn khổ rộng của đa quốc gia dựa trên phát triển bởi Coase (1937), lý

thuyết của họ đã được biết đến như là lý thuyết được quốc tế khi họ nhắn mạnh thực

tế này đối với sự sáng tạo của các công ty đa quốc gia Họ đưa ra lý thuyết dựa trên

ba định đề: () Các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong một thị trường không

Trang 38

một động lực để vượt qua chúng bằng cách tạo ra các thị trường nội bộ; (1) Được

quốc tế hóa của các thị trường thuộc các công ty đa quốc gia trên toàn thế giới Một công ty đang tham gia vào nghiên cứu và phát triển có thể phát triển một công nghệ mới, quy trình, hoặc đầu vào.Nó có thể là khó khăn để chuyển giao công nghệ hoặc bán các nguyên liệu đầu vào cho các công ty khác không liên quan vì

những doanh nghiệp khác có thê tìm thấy các chỉ phí giao dich là quá cao Đối mặt

_ với tình hình này, một công ty có thể lựa chọn bằng cách sử dụng nội tiến lùi tích hợp, ví dụ, đầu ra của một công ty con có thể được sử dụng như một đầu vào cho

sản xuất của người khác, hoặc công nghệ được phát triển bởi một công ty con có thê được sử dụng ở những người khác Khi được quốc tế liên quan đến hoạt động tại

các quốc gia khác nhau thì nó nhất thiết có nghĩa là FDIL

Ngoài ra, Buckley và Casson (1976) đã xác định năm yếu tố tìm thấy trong thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo: (ï) sự phối hợp các nguồn lực đòi hỏi một khoảng thời gian dài: (1) khai thác hiệu quả của sức mạnh thị trường đòi hỏi phân biệt giá cả; (1i) độc quyền song phương tạo ra các tình huống thương lượng không ôn định; (iv) người mua không thể ước tính giá của hàng hoá được bán; và (v) can thiệp của chính phủ vào thị trường quốc tế tạo ra một động lực để chuyên giá Mặc -dù Buckley va Casson thừa nhận nguy cơ can thiệp của chính quyền sở tại, họ đã "không xem xét sự khác biệt trong mức độ của nguy cơ này trên các ngành công nghiệp khác nhau Ví dụ, các ngành công nghiệp như sản xuất điện và viễn thông có thể phải đối mặt với một nguy cơ lớn hơn của chính phủ can thiệp vì những cân

nhắc của xã hội có thê yêu cầu sự cân bằng các mục tiêu cá nhân với mục tiêu xã

hội

Cho đến nay, các lý thuyết chủ yếu đã thu hút được sự chú ý đối với sự lựa chọn giữa xuất khẩu và FDI Các lý thuyết quốc tế, thay vào đó, xác định cấp giấy phép, nhượng quyền thương mại và hợp đồng phụ là lựa chon thay thé bé sung cho FDI (Buckley va Casson, 1998) Do đó, lý thuyết quốc tế được coi là một lý thuyết chung về FDI, FDI nơi phát sinh từ sự nỗ lực của các công ty để thay thế các giao

Trang 39

chắn rằng nếu không sẽ tổn tại cho các lựa chọn thay thé cua FDI Tinh hop ly dang sau các lý thuyết quốc tế lần đầu tiên được đưa ra bởi Coase (1937), mở rộng bởi Buckley và Casson (1976), và sau đó kết hợp trong Dunning của (1977, 1988) mô hình chiết trung

2.3.5 Tong quan các nghiên cứu trước đây

Dựa trên một số lý luận nền tảng về tăng trưởng, mô hình kinh tế liên quan đến tăng trưởng đầu tư cho thấy rằng trường phái lý thuyết tăng trưởng tân cỗ điển tiếp cận tăng trưởng vốn dựa trên mô hình sản xuất (Solow, 1956; Mankiw, Romer

và Weil, 1992; Mankiw, 1995; Romer, 2012) để xác định tăng trưởng vốn dài hạn

dựa trên tính chất cân bằng tiết kiệm và chỉ tiêu vốn trong quá trình sản xuất Về cơ

ban, lý luận nghiên cứu trong lý thuyết tăng trưởng tân cô điển dựa vào tính chất ôn định của các yếu tố: quy mô sản xuất ban đầu, tỷ lệ góp vốn, tốc độ tăng trưởng

laođộng hiệu dụng, tỷ lệ khấu hao, tỷ lệ tiết kiệm và sự thay đổi công nghệ Do đó,

nghiên cứu của Romer (1986, 1990) của trường phái lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã khắc phục các nhược điểm trong mô hình tăng trưởng tân cô điển

Bên cạnh đó, tăng trưởng đầu tư có mối tương quan với yếu tố năng lực cạnh tranh và yếu tố vĩ mô trong một môi trường kinh đoanh và thể chế quản lý nhất

.: định; qua đó xác định quản lý theo cấu trúc (cứng) làm hạn chế sự hấp thụ nguồn

_vốn cho tăng trưởng hoặc quản lý theo cơ chế cạnh tranh (mềm) làm gia tăng sự

hấp thụ nguồn vốn cho tăng trưởng (Dunning, 1988) Song, để chỉ rõ các mối liên

quan giữa yếu tố năng lực cạnh tranh và yếu tố vĩ mô với tăng trưởng vốn đầu tư, nghiên cứu của Barney (1991), Sanchez và Mahoney (1996), Thomas và Pollock

(1999) đưa ra sự so sánh khác biệt về nguồn lực khi môi trường kinh doanh thay đổi

liên tục cũng như khả năng thích ứng của doanh nghiệp Chính vì vậy, yếu tố năng lực cạnh tranh và yếu tố vĩ mô là những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất

2.4 Các nghiên cứu trước:

Trang 40

phần PCI đã tác động như thế nào đến việc thu hút đòng vốn FDI ở địa phương Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu tìm hiểu tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh và vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng vốn đầu tư địa phương tại Việt Nam, yếu tố quan trong đề thúc đây sự phát triển của nền kinh tế

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Đại Hiệp (2011) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài của các địa phương ở Việt Nam, _với dữ liệu được sử dụng chỉ số PCI từ 2006-2009 bằng phương pháp hồi quy Pooled - OLS Nghiên cứu phân tích các yếu tố quyết định đến việc thu hút FDI của 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam giai đoạn 2005 — 2010 Đồng thời, nghiên cứu mối

quan hệ của việc thu hút FDI của các tỉnh, thành ở Việt Nam với các biến giải thích trên cơ sở bộ chỉ số cạnh tranh của các tỉnh, thành ở Việt Nam hàng năm và một số

biến truyền thống khác Kết quả hồi quy cho thấy tổng sản phẩm công nghiệp, thiết chế pháp lý, cơ sở ha tang va dich vụ hỗ trợ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI, đồng thời so sánh sự khác biệt trong việc thu hút FDI giữa khu vực phía Bắc, khu vực phía Nam và các khu vực khác

Nghiên cứu của McCulloch và ctg (2013) tìm hiểu đầu tư tư nhân trong nước có chịu sự tác động của hoạt động quản lý của chính quyền địa phương hay không,

với đữ liệu doanh nghiệp từ năm 2006-2010 của cuộc Tổng điều tra đoanh nghiệp

do Tổng cục Thống kê thực hiện bằng phương pháp hồi quy Pooled - OLS Các tác giả sử dụng chỉ số PCI cũng như các chỉ số thành phần để đại điện cho năng lực quản lý cấp chính quyền địa phương Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có chỉ số minh bạch thông tin và tiếp cận thông tin là có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kế đối với đầu tư trong khi các chỉ số còn lại không có bất cứ tác động nào tới hoạt động đầu tư

Nghiên cứu của Lê Công Hướng (2013) với mục tiêu xác định mối quan hệ tác động giữa các chỉ số thành phần PCI đến việc thu hút vốn FDI vào các địa phương (vốn đăng ký), sử dụng chỉ số PCI 2009-2012 với dữ liệu bảng của 63 tỉnh,

thành phố Kết quả nghiên cứu cho thấy: biến thiết chế pháp lý có ảnh hưởng tích

cực đến việc thu hút vốn FDI, biến tiếp cận đất đai có ảnh hưởng tiêu cựcđến việc

Ngày đăng: 12/01/2022, 23:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN