BO GIAO DUC VA DAO TAO , TRUONG DAI HOC MO THANH PHO HO CHI MINH
vU THI HUYEN
TAC DONG CUA MỨC ĐỘ PHÁT TRIEN CUA HE THONG TAI CHINH
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Tác động của mức độ phát triên của hệ thông tài chính đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại các nước Đông Á” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam đoan rằng tồn phân hay những phân nhỏ của luận văn này chưa từng được công bô hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phâm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp đề nhận bât kỳ băng cập nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
"` eH eee
Trang 3LOI CAM ON
Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ trường Đại
học Mở TP.HCM, quý thay cô, gia đình và bạn bè:
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Mở TP.HCM, nơi đã cung câp cho tôi những kiến thức chuyên môn về tài chính ngân hàng, giúp tôi ứng dụng được trong suốt quá trình làm luận văn cũng như trong công việc hiện tại và sau này của
ae tol
Tôi đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn luận văn của tôi, TS Ngô Vi Trọng — Phó Trường khoa Tài chính, trường Đại học Ngân hàng
TP.HCM Thầy đã tận tình hỗ trợ tôi trong việc định hướng làm luận văn, hướng dẫn
sâu sát để tơi có thể hồn thành luận văn một cách tôt nhât trong khả năng của mình Tôi xin cảm ơn bố mẹ, chồng và các bạn của tôi đã hô trợ, tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
Vũ Thị Huyền
Trang 4TOM TAT
Luan van tién hanh nghién ctru về tác động của mức độ phát triển của hệ thống tài chính đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại các nước Đông Á Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo lường bởi các chỉ số: lợi nhuận trên tổng tài sản,
lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Mức độ phát
triển của hệ thống tài chính được đo lường bởi các chỉ số tông tín dụng ngân hàng trên tổng thu nhập quốc nội, tổng vốn hóa thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội, quy mô giao dịch thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội, biên lãi suất quốc gia Với dữ liệu bảng cân bằng của 42 ngân hàng tại 9 quốc gia là Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và
Phillipines trong giai đoạn từ 2005-2012 bao gồm 336 quan sát, kết quả nghiên cứu cho thấy có cơ sở dé chấp thuận giả thuyết rằng mức độ phát triển của hệ thống tài chính có tác động ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại, đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chưa có đủ cơ sở để chấp thuận giả thuyết rằng mức độ phát triển của hệ thống tài chính có tác động ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng thương mại
Trang 5MUC LUC
LOT CAM ĐOAN e 5 << csESsES9E34 3239 3+2 413173003013013003033040140500000000101014P i LOT CAM ON vcsccscssssssssssssssscsssscssssessscsscsuscnscussscescessssssossassscssssscencensessensensenseansovsoseonees ii
61/0 / 0 TT iii
n/0/enïeo7 7 1 iv DANH MUC HINH oeescsssssssscccssssssossssssessssssnscssssssnscecsssnssessconsssonsssusnsseasseccsssnnssscsenanies vii
DANH MỤC BẢNG "— Ô viii
DANH MUC TU VIET TAT ssssssssssssssssssseesccssssssceccesenssessscsssnssscsssesnessesesensnnesessgseney ix CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨUU . . «° -<5<<°=eseeeeeeresrree 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu G4113 4151131018111 11175, 1
1.2 Cau hi nghién CUU oc eeeseseseeeeeseeerseseseseseesesessenseenssnensanserenenesseneseseensesetas 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu -cs-s‡eneieererrrrrrrirrerirtirrrrriirirrrieire 3 1.4 _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -eceeterererretrtrrrrrrrrrrrrrre 3
1.5 Ý nghĩa của để tài ceccrrerrrrrrirrrrrriiiiirriiirrrriirrriirir 4
1.6 Kết cấu của luận văn - 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUY ÉTT - 5° 5s cseessEsexeEseeseretsttetrrerserasraee 6 2.1 Hệ thống tài chính errerrrrrrrrerrrrrrrrrtrtrrrrrrrrrrrrrrrriiin 6 2.1.1 Khái niệm hệ thống tài chính . -ceeeereerereterrrrrrrrrrrrriee 6 2.1.2 Thanh phan của hệ thống tài chính -:+eretrrrreteerrrterrrre 6
2.1.3 Vai trò của hệ thống tài chính . c-ccc-ccxerretrrrrterrrrrreririrrrr 8 2.2 Mức độ phát triển của hệ thống tài chính .-. -stsrrrtrrtrrrrrrree 9
Trang 62.3 Quan hệ giữa mức độ phát triển của hệ thống tài chính với hiệu quả hoạt
động của ngân hàng . -xssrseetsetrerrrrerrrrrirriiiiierrtirrriiiirriird 10 "`
2.4 Lý thuỷết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng ¬ ll
_ 2.5 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng sccsrtrrerrererrrrerrrrrrrrreree L8
2.5.1 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cceceeeeeeereirrrrriie 15
2.5.2 Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) -« -e++ 15
2.5.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM|) -eeeerrererettrrrrerree 15
2.6 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng 15 2.6.1 Cac yếu tổ bên trong của ngân hàng -ccerserreerterterirrreree 16
2.6.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng ccccccnneiereerriirirrrirrrrriie 18
2.7 Các nghiên cứu trước -««-+ —.ÐƠỎ 19 2.8 Gợi ý nghiên cứu -. -seceeerrrrrrererteerrirrrtirrirrrriirrrrrriiirriire 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU - 25
3.1 Mô hình nghiên cỨu ++s+sssenhhhehrtrteierrrrrierririrrrrere 25
3.2 Các giả thuyết nghiên cứu c -csecerrrerieererrrrrrrrrrriie Yssssrscsee 26
3.3 _ Các biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu -tesrrererree 26 3.4 Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu . -eesrerreeeerrre 27
3.4.1 Các biến độc lập về đặc điểm ngân hàng . -cccccnneierree 27
3.4.2 Các biến độc lập bên ngoài ngân hàng -esrserererterrrrree 28 3.5 Dữ liệu nghiên cứu -+«<+erererrretesitrtrrrrtrriririiiirrrriririre 31 3.6 Phương pháp nghiên cỨu -c+ssseerererrrtrtrttrrrrrrrrrrrerrrrrrriie 31
Trang v
Trang 7CHUONG 4: KET QUÁ NGHIÊN CỨU -°-<5-ss=seseseesetessesetsersersrree 34
AL Thong K@m6 tt ssssesssssesesssesssssstitstitisususnenanetegiemeneinnnann S$
4.2, Kt qua thie mghi@nn ssesssssscsssssesssesneesnsesneenseisstnsssetssenasevansstn 37 4.3 Mô hình hồi quy der LGU eessseesssessstessssessseenssecessecnssessnsensnsecenesssensnseesny 39
TỶ Gd
CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ . -s-esseseseereseeteterrrerree 48 5.1 Các điểm chính trong nghiên cứu -«c-xtersertsereetreetrrerrrrre 48 5.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu c c©cxtterrtttrrtretrrrrrrrerrieriierriie 49
53 Han ché cia nghién Ctr esessscessesssseeseseseeseesesseessecesssensassesscensereeeaneneaees 50 5.4 Hướng nghiên cứu tiẾp theO cc< set 51
TAI LIEU THAM KHO . -ôs - ơ ễ 52
3:08009 0077 1 1 56
5:08005 2000777 1 111 60
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc hệ thống tải chính
Trang 9DANH MUC BANG
Trang Bang 2.1: Théng kê các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng - 23
Bang 3.1: Thống kê yếu tố phản ánh mức độ phát triển hệ thống tài chính 30
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến quan sát - 5+ ctenekserrtrrririrrrrrierkd 35 Bảng 4.2: Ma trận tương quan và hệ số VIF giữa các biến độc lập . 38 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan - 39 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy bang phng phỏp GL/Đ -. -5-5ôccs+tsrersrrsrri 41 Bang 4.5: Các mô hình hồi quy được [80 42
Trang 10WB GFD IMF ROA ROE NIM GDP DANH MUC TU VIET TAT : World Bank ©
: Global Financial Development : Asian Development Bank : International Monetary Fund : Return On Asset
: Return On Equity : Net Interest Margin
: Gross Domestic Product
Trang 11'CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE NGHIN CUU
1.1 Dat van đề nghiên cứu
Ngân hàng là trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong sy ổn định và phát triển kinh tế Theo Dietrich và Wanzenried (2011) thì một hệ thống ngân hàng hoạt -_ động hiệu quả không chỉ tạo ra lợi nhuận cho chính ngân hàng và nền kinh tế mà còn ~
đóng góp vào sự én dinh của ngành ngân hàng cũng như hạn chế được những cú sốc của hệ thống tài chính Do đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng không chỉ là mối quan tâm của những nhà quản trị ngân hàng, mà còn được nghiên cứu để cung cấp thêm thông tỉn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào ngành ngân hàng hoặc vào một ngân hàng cụ thể, và cũng để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc ổn định và phát triển ngành ngân hàng nói riêng, nên kinh tê nói chung
Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng là rat da dạng và phong phú, thường sử dụng những mô hình hồi quy tuyến tính khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Scott va Arias, 2011) Một số nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên thế giới như: Molyneux và Thornton (1992), Demirguc-Kunt va Maksimovic (1998), Demirguc-Kunt va Huizinga (2000), Bashir (2001), Naceur (2003), Thangavelu và Findlay (2009) Các nghiên cứu này được thực hiện dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng đều cho kết quả tương đồng là lợi nhuận của ngân hàng chịu tác động của rất nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố nội tại của chính ngân hàng và các yếu tố bên ngoài ngân hàng gồm yếu tố ngành, và các yếu tố vĩ mô, và một trong các yếu tố bên ngoài quan trọng đó là mức độ phát triển của hệ thống tài chính của quôc gia đó
Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó, là
Trang 12kênh tiết kiệm cho hộ gia đình, kênh đầu tư cho doanh nghiệp và là kênh truyền dẫn
các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Hệ thống tài chính vận hành càng hiệu
quả thì càng đóng góp vào quá trình mở cửa của thị trường vốn và thúc đây tăng truéng GDP McKinnon (1973) là người đầu tiên đưa ra kết luận rằng quá trình tự do hóa và phát triển của hệ thống tài chính của một quốc gia sẽ góp phần đây mạnh tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó Goldsmith (1969) cũng tìm ra mối liên hệ giữa mức
độ phát triển của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế Chính vì thế mà đối với
bat ky mot quéc gia nao trén thé gidi, hé théng tai chinh đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đây kinh tế phát triển | Sự phát triển của hệ thống tài chính thông qua quá trình cạnh tranh vai trò giữa các ngân hàng và các thị trường tài chính trong việc quyết định khả năng phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế đã và đang đóng góp tích cực vào quá trình cải tiến công nghệ và phương thức sản xuất, đầu vào có khả năng tạo ra đột phá trong nền kinh tế Việc cạnh tranh giữa ngân hàng và các thị trường tài chính trong quá trình phát triển của hệ thống tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại Bên cạnh đó, theo McKinnon (1973) khi hệ thống tài chính phát triển sẽ
tác động giúp tăng trưởng kinh tế, khi kinh tế tăng trưởng sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Do đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi mức độ phát triển của hệ thống tài chính
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại trong các năm gần đây nhưng theo các thông tin được công bố rộng rãi thì hiện chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về tác động của mức độ phát triển của hệ thống tài chính đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam và khu vực Đông Á Đối với các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nỗi với hệ thống tài chính phần lớn còn rất non yếu, việc nắm bắt được tác động của mức độ phát triển của hệ thống tài chính đến lợi nhuận của ngân hàng là hết sức cần thiết, đây là cơ sở để các nhà quản trị ngân hàng các nhà quản trị có thêm thông
tin tham khảo để ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với mức độ phát triển của hệ thống tài chính Bên cạnh đó, để có thể thấy được rõ tác động của mức độ phát triển của hệ
Trang 13théng tai chinh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại và rút ra kết luận phù hợp cho các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam, tác giả đã chọn nghiên cứu về mối quan hệ này tại các quốc gia trong khu vực Đông Á, khu vực có nhiều nét tương
đồng với nền kinh tế Việt Nam |
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài trả lời câu hỏi nghiên cứu: Mức độ phát triển của hệ thống tài chính tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại các nước Đông Á?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Với việc phân tích và tìm hiểu tác động của mức độ phát triển của hệ thống tài chính đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại các nước Đông Á, mục tiêu của nghiên cứu hướng đến là đo lường và đánh giá mức độ tác động của mức độ phát triển của hệ thống tài chính đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại 9 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Phillipines Mỗi quốc gia luận văn sẽ chọn ra 5 ngân hàng thương mại có tông tài sản lớn nhất trong giai đoạn 2005-2012 Tại Hàn Quốc và Phillipines sau khi chọn ra 5 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thì trong đó có 1 ngân hàng không - đủ thông tỉn trong giai đoạn nghiên cứu do ngân hàng này mới thành lập vào năm 2007 nên luận văn đã loại trừ ngân hàng này Riêng Singapore thì trong 5 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thì ngân hàng Bank of Singapore là ngân hàng con của Oversea — Chinese Banking Corp (ngân hàng này là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ 2 tại Singapore) nên tại Singapore luận văn chỉ chọn ra 4 ngân hàng có tổng tài
sản lớn nhất Tổng số ngân hàng luận văn chọn lọc để nghiên cứu là 42 ngân hàng Các số liệu của quốc gia được thu thập từ trang web của Ngân hàng Thế giới (WB),
Quỹ tiền tệ thế giới MF) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Các số liệu của
Trang 14ngân hàng được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán trên các trang web chính thức của ngân hàng đó nên tính tin cậy là khá cao
1.5 Ý nghĩa cửa đề tài
Nghiên cứu này đánh giá mức độ tác động của sự phát triển của hệ thống tài chính đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại các nước Đông Á Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tổng hợp thêm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Nghiên cứu hỗ trợ cho các nhà quản trị của chính ngân hàng có
thêm thông tin tham khảo để ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với mức độ phát triển
của hệ thống tài chính, hỗ trợ các nhà đầu tư có thêm thông tin tham khảo để ra quyết định đầu tư vào các ngân hàng trong các giai đoạn phát triển khác nhau của hệ thống tài chính của một quốc gia, và cuối cùng là có thêm thông tin để các nhà hoạch định chính sách tham khảo khi lập kế hoạch phát triển ngành ngân hàng trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của hệ thống tài chính
1.6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành năm chương theo bố cục như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về nghiên cứu thông qua việc nêu ra vấn đề nghiên cứu, lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của đề tài
Chương 2: Đi sâu vào cơ sở lý thuyết của nghiên cứu thông qua việc trình bày cơ sở
lý thuyết liên quan đến hệ thống tài chính, mức độ phát triển của hệ thống tài chính
và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tiếp theo đó luận văn sẽ trình bày một số nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để thông qua đó đề ra hướng nghiên cứu phù hợp
Chương 3: Xây dựng khung tiếp cận nghiên cứu, nêu ra mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, cách thu thập và xử lý dữ liệu và cuối cùng là trình bày phương pháp nghiên cứu
Trang 15Chuong 4: Trinh bay kết quả thống kê mô tả, kết quả các kiểm định có liên quan và kết quả của mô hình nghiên cứu theo phương pháp đã được trình bày trong chương 3 Dựa trên kết quả hồi quy, luận văn sẽ giải thích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Chương cuối cùng này sẽ thống kê lại một số điểm chính của nghiên cứu để từ đó nêu ra các hạn chế của nghiên cứu đồng thời đề ra hướng nghiên cứu tiếp
theo
Trang 16CHUONG 2: CO SO LY THUYET
2.1 Hệ thống tài chính
2.1.1 Khái niệm hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính là tổng thể các bộ phận khác nhau (rong một cơ cầu tài chính mà ở
đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ
tác động lẫn nhau theo quy luật nhất định
Theo Buckle và Beccali (2011), hệ thống tài chính thực hiện vai trò kinh tế cơ bản là kênh chuyển vốn từ các chủ thể thừa vốn (được gọi là người cho vay — người gửi tiết kiệm) sang các chủ thế thiếu vến (được gọi là người đi vay — người chi tiêu) trong nền kinh tế Người tiết kiệm quan trọng nhất là các hộ gia đình, trong khi đó, người chi tiêu điển hình là các doanh nghiệp và chính phủ
2.1.2 Thành phần của hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính bao gồm 4 thành phần chính sau: tô chức tài chính, công cụ tài chính, thị trường tài chính và cơ sở hạ tang tai chinh (N guyén Xuan Thanh, 2014) Hình 2.1: Cấu trúc hệ thống tài chính Hệ thống Ìi chính / Vv J S Tổ chức Ìi chính Cơng cụÌi chính Thị trường Ìi chính Cơ sở hạ tầng Ìi chính | i ai xé afi SEZ ke sh VY X hé hé xé
Tổ Tổ Cong | | Cong | | Cong Thi Thi Thi Hệ Hệ j|Nguồn chức chức Ìi cụ thị | | cụthị | {cụ pHi ‡ [trường j [trường | trường théng || théng |} luc,
Trang 17Các tổ chức tài chính là các tổ chức kinh tế tập trung vào các hoạt động mua và bán
các hợp đồng tài chính (khoản vay và khoản tiền gửi) và các công cụ tài chính (trái
phiếu, cổ phiếu): Các tổ chức tài chính bao gồm: tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác Tổ chức tín đụng gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính ), tổ chức tín dụng hợp tác (quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng ) Tổ chức tài chính khác gồm: công ty chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm Trong các tổ chức tài chính thì ngân hàng là tổ chức tài chính quan trọng và lớn nhất trong nền kinh tế | (Buckle va Beccali, 2011)
Công cụ tài chính là các tài sản tài chính được giao dịch trên thị trường tài chính Nếu phân loại theo thị trường giao dịch thì công cụ tài chính gồm các loại sau: công cụ thị trường tiền tệ (tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng mua lại chứng khoán, hối phiếu có ngân hàng chap thuận ), công cụ thị trường vốn (trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu ), công cụ phái sinh (hợp đồng quyền chọn, kỳ hạn, hoán đổi ) Nếu phân loại theo hình thức huy động vốn của đơn vị phát hành thì công cụ tài chính gồm có chứng khoán nợ (trái phiếu) và chứng khoán vốn (cỗ phiếu) Chính phủ và các doanh nghiệp thu hút vốn để tài trợ cho các hoạt động của họ bằng cách phát hành các công cụ nợ (trái phiếu) và các công cụ vốn (cỗ phiếu) (Buckle và Beccali, 201 1)
Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn nhằm chuyển dịch vốn từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế, là nơi các công cụ tài chính được mua bán, trao đổi Qua đó, thị trường tài chính đóng góp vào việc tăng sản lượng và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế Có nhiều cách phân loại thị trường tài chính khác nhau Nếu phân loại theo thời hạn tín dụng thì thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn Nếu phân loại theo loại tín dụng thì
thị trường tài chính gồm thị trường tín phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường tín dụng ngân hàng Một số cách phân loại khác của thị trường tài
chính như: thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp, thị trường tập trung và thị trường phi tập trung, thị trường chính thức và thị trường phi chính thức Hai thị trường tài
Trang 18chinh quan trong nhất trong nền kinh tế là thị trường trái phiếu và thị trường cỗ phiếu
(Mankiw, 2011)
Cơ sở hạ tang tài chính là khuôn khổ các luật lệ và hệ thống làm nền tảng để các bên liên quan trong hệ thống tài chính lập kế hoạch, đàm phán và thực hiện các giao ‘dich tài chính Cơ sở hạ tầng gồm: hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước, nguồn lực và _ cơ chế giám sát thực thị, thông tin tài chính, hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch chứng khoán
2.1.3 Vai trò của hệ thống tài chính
Theo Huỳnh Thế Du và ctg (2013), hệ thống tài chính có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế với chức năng chủ yếu là huy động và phân bổ các nguồn lực trong
nền kinh tế Vai trò quan trọng của hệ thống tài chính được thể hiện cụ thể qua các
chức năng chính sau: cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, chuyển đổi và phân phối rủi ro, giám sát doanh nghiệp, vận hành hệ thống thanh toán (Nguyễn Xuân Thành,
2014)
Vai trò cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư của hệ thống tài chính được thể hiện qua việc hệ thống tài chính thực hiện việc huy động và phân bổ vốn trong nền kinh tế, liên thông thời gian và không gian giữa các chủ thể thừa vốn (được gọi là người cho vay — người gửi tiết kiệm) sang các chủ thế thiếu vốn trong nền kinh tế
Các giao dịch tài chính thường đi đôi với rủi ro nên một hệ thống tài chính hoạt động tốt sẽ cung cấp các phương tiện để đa dạng hóa hay tập trung rủi ro giữa một số lượng lớn những người tiết kiệm và đầu tư Rủi ro được chuyển và phân phối giữa những người tiết kiệm, đầu tư dưới nhiều hình thức và bằng nhiều công cụ tài chính Do đó hệ thống tài chính vận hành tốt sẽ giúp chuyển đổi và phân phối rủi ro đối với
các chủ thể tài chính trong các giao dịch tài chính
Một hệ thống tài chính tốt sẽ giúp phân bổ và giám sát việc sử dụng vốn hiệu quả của các doanh nghiệp, giảm sự bất cân xứng về thông tin và thực hiện quản trị doanh nghiệp hiện đại
Trang 19Vai trò vận hành hệ thống thanh toán của hệ thống tài chính được thể hiện thông qua vai trò của các tổ chức tài chính trung gian đối với thị trường hàng hóa thông qua các dịch vụ giao dịch tài khoản ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng, thẻ tín dụng nhằm làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính và giảm chỉ phí giao
dịch
2.2 Mức độ phát triển của hệ thống tài chính
Ngoài hai thành phần công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính ra thì ngân hàng (đại diện cho tổ chức tài chính) và thị trường chứng khoán (đại diện cho thị trường tài
chính) là hai thành phần quan trọng của hệ thống tài chính Công cụ tài chính thể hiện
sự đa dạng của các sản phẩm tài chính còn cơ sở hạ tầng thể hiện mức độ phát triển của luật pháp và các yếu tố hạ tầng của một quốc gia, nên luận văn chỉ đánh giá mức
độ phát triển của hệ thống tài chính thông qua việc đánh giá mức độ phát triển của hệ
thống ngân hàng và thị trường chứng khoán
Beck và ctg (2009) đã xây dựng các chỉ số để đo lường mức độ phát triển của hệ
thống tài chính thông qua việc nghiên cứu tại các quốc gia phát triển và đang phát
triển Cả hai đã đo lường mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng với hệ thống tài chính
thông qua các chỉ số: tổng tín dụng ngân hàng trên tổng thu nhập quốc dân, tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng trên tổng thu nhập quốc dân, tổng tài sản của ngân hàng trung ương trên tổng thu nhập quốc dân, tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoẩn trên tổng thu nhập quốc dân, tổng giá trị vốn hóa của thị trường trái phiếu trên tổng thu nhập quốc dân, nợ ưu tiên thanh toán trên tông thu nhập quốc dân và thị phần của ngân hàng nước ngoài và các chỉ số đê đo lường hiệu quả hoạt động Các chỉ số tổng tín dụng ngân hàng trên tổng thu nhập quốc dân, tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng trên tổng thu nhập quốc dân, tổng tài sản của ngân hàng trung ương trên tổng thu nhập quốc dân đại diện cho mức độ phát triển của ngân hàng — tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế
Mức độ phát triển của thị trường tài chính được đo lường qua hai nhóm chỉ số: quy mô thị trường được đo lường bằng tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán
Trang 20trén GDP chia cho tong tin dung ngân hàng trên GDP, hoạt động của thị trường được: đo lường bằng giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán trên GDP chia cho tổng tín dụng ngân hàng trên GDP (Beck và Levine, 2002) Sự khác nhau giữa hai nhóm chỉ số trên là chỉ số về quy mô thị trường tập trung vào tổng trị giá cỗ phiếu trong nền kinh tế, trong khi chỉ số về hoạt động thị trường tập trung vào tính thanh khoản của thị trường chứng khoán Beck và Levine sử dụng cả hai nhóm chỉ số trên để đánh , -_ giá mức độ phát triển của hệ thống tài chính của một quốc gia: hệ thống tài chính của
một quốc gia có quy mô thị trường và tính thanh khoản của thị trường lớn hơn giá trị ý nghĩa thì hệ thống tài chính của quốc gia đó là phát triển, ngược lại thì hệ thống tài chính của quốc gia đó là đang phát triển
Sự đa dạng của hệ thống tài chính trên toàn thế giới đã đặt ra cho các nhà kinh tế học
các câu hỏi thú vị Phần lớn các lý thuyết kinh tế đều chỉ ra rằng quốc gia có hệ thống
ngân hàng, thị trường chứng khoán phát triển sẽ thúc đây tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp và phát triển quốc gia Tuy nhiên, theo Stulz (1999) thì mức độ phát triển của hệ thống tài chính cũng có thể tác động ngược lại lợi nhuận của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế dài hạn
2.3 Quan hệ giữa mức độ phát triển của hệ thống tài chính với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Như đã trình bày ở trên, hệ thống tài chính gồm bốn thành phần chính là tổ chức tài
chính, công cụ tài chính, thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính, trong đó công cụ tài chính phản ánh mức độ đa dạng của các sản phẩm tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính phản ảnh khuôn khổ luật pháp và các cơ sở hạ tầng khác của một quốc gia nên
ở góc độ tài chính luận văn chỉ đánh giá mức độ phát triển của hệ thống tài chính
thông qua việc đánh giá mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng — đại diện cho tổ chức tài chính và thị trường chứng khoán — đại điện cho thị trường tài chính
Mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến các đặc điểm của ngành
như mức độ tập trung trong ngành, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, mức độ đa dạng của các sản phâm dịch vụ ngân hàng, mức độ sử dụng các sản phâm dịch vụ
Trang 21ngân hàng của người dân và doanh nghiệp, khả năng quản trị điều hành của các nhà hoạch định chính sách đầu ngành Các yếu tố này sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tùy theo mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng trong từng - giai đoạn khác nhau
Mức độ phát triển của thị trường chứng khoán được đo lường bởi chỉ số tổng vốn hóa _ thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội và quy mô giao dịch thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội Khi thị trường chứng khoán phát triển cả về quy mô thị trường cũng như tính thanh khoản của thị trường cao sẽ thúc đây luân chuyên dòng vốn trong nền kinh tế, thúc đây kinh tế phát triển Về mặt lý thuyết thì khi kinh tế của một quốc gia phát triển sẽ kéo tổng tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế tăng theo, tức kéo thu nhập của ngân hàng tăng theo Bên cạnh đó, khi thị trường chứng khoán phát triển sẽ giúp các ngân hàng có thêm thông tin đối với các khách hàng của mình, hạn chế một phần nào đó rủi ro về thông tin bất cân xứng của ngân hàng khi cho khách hàng vay Mặt khác, khi thị trường chứng khoán phát triển, khách hàng sử dụng vốn thông qua kênh huy động bằng việc phát hành trái phiếu thuận tiện hơn đồng nghĩa với việc hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ bị thu hẹp tương đối sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Trong nghiên cứu này, luận văn sẽ đi tìm tác động của mức độ phát triển của hệ thống tài chính đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Điều này sẽ giúp các quản trị ngân hàng có thêm thông tin trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng mình trong các giai đoạn phát triển khác nhau của hệ thống tài chính
2.4 Ly thuyét về hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động hay khả năng sinh lợi của ngân hàng cơ bản dựa trên hai lý thuyết: lý thuyết quyền lực thị trường (MP — Market Power) và lý thuyết cầu trúc hiệu quả (ES — Efficient Structure)
Lý thuyết quyền lực thị trường (MP) có hai hướng tiếp cận: lý thuyết Cấu trúc — Hanh vi — Hiéu qua (SCP, Structure — Conduct — Performance) va ly thuyét quyén
Trang 22lực thị trường tương đối (RMP, Relative Market Power) Lý thuyết SCP cho rằng cầu trúc của thị trường quyết định hành vi của công ty và rằng hành vi quyết định kết quả trên thị trường, chẳng hạn như hiệu quả hoạt động, tiến bộ kỹ thuật va tăng trưởng Đặc biệt, nhiều ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, đặc biệt là làm giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền Lập luận theo lý thuyết SCP, thị trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huy động càng thấp vì mức độ cạnh tranh bị giảm đi Al-Muharrami - và Matthews (2009) nghiên cứu theo lý thuyết SCP để đo lường hiệu quả các ngân hàng, một cách tổng quát nghiên cứu đã chỉa các cách đo lường hiệu quả ngân hàng thành hai nhóm chính Nhóm đầu tiên sử dụng một số biện pháp đo lường giá cả một số sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cụ thể, nhóm thứ hai sử dụng một thước đo hiệu quả hoạt động, chăng hạn như lợi nhuận trên tài sản hoặc vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, sử dụng mức giá của một hay vài sản phẩm ngân hàng để đo lường hiệu suất có thé bị sai lệch do tính chất đa dạng về sản phẩm và dịch vụ của một ngân hàng Biện pháp hiệu quả hoạt động thì có thể cung cấp nhiều thông tin hơn, nhưng cũng có thể giải thích khó khăn hơn vì sự phức tạp của các thủ tục kế toán (Al-Muharrami và Matthews, 2009) Trong khi đó lý thuyết quyền lực thị trường tương đối RMP lại gợi ý rằng các công ty có thị phần lớn và có các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995) Chẳng hạn, một số ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình có thể tăng giá sản phẩm, dịch vụ và thu được nhiều lợi nhuận hơn
Ở phía ngược lại, lý thuyết cầu trúc hiệu quả (ES) cho rằng mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu suất ngân hàng được xác định bởi hiệu suất của ngân hàng, hay nói cách khác, hiệu suất của ngân hàng tạo nên cấu trúc của thị trường Theo đó, các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động có hiệu quả hơn (Olweny và
Shipho, 2011) Lý thuyết ES thường được đề xuất theo hai hướng tiếp cận khác nhau,
tùy thuộc vào loại hiệu suất được xem xét Ở hướng tiếp cận theo hiệu quả X (X- Efficient), các ngân hàng hiệu quả hơn thường đạt được lợi nhuận cao hơn và thị
phần lớn hơn, bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chỉ phí kinh doanh ở bất kỳ quy mô
Trang 12
Trang 23đầu ra nao (Al-Muharrami va Mathews, 2009) Đối với hướng tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale-Efficient), mối quan hệ được mô tả ở trên được giải thích dựa trên quy - ` mô Các ngân hàng lớn hơn có chỉ phí kinh doanh thấp hơn, nhờ đó lợi nhuận cao hơn dựa vào tính kinh tế theo quy mé (Olweny va Shipho, 2011)
Bén canh hai ly thuyét trén, ly thuyét vé danh muc đầu tu cin bang (Balanced Porfolio Theory) cing được sử dụng để cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn trong việc nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng (Nzongang và Atemnkeng, 2006) Lý thuyết đanh mục đầu tư cân bằng, đôi khi được gọi là lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, cho rằng nhà đầu tư có thể tối thiểu hóa rủi ro thị trường cho một mức lợi nhuận kỳ vọng thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư Trên thực tế, nó tìm cách để đảm bảo rằng các khoản đầu tư được nắm giữ trong cùng một tài khoản không phải cùng thay đổi (tăng/giảm) theo một mô hình hay chiều hướng giống nhau Hiệu quả tổng thể của việc đa dạng hóa này là để giảm thiểu biến động của lợi nhuận kỳ vọng Theo đó, việc năm giữ tối ưu từng tài sản trong danh mục đầu tư đa dạng là một hàm các quyết định về chính sách được xác định bởi một số yếu tố như tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ tài sản trong danh mục đầu tư, rủi ro gắn liền với quyền sở hữu của mỗi
tài sản và kích cỡ của đanh mục đầu tư (Agu, 1992) Điều đó ngụ ý rằng việc đa dạng
hóa danh mục đầu tư và các thành phần danh mục đầu tư mong muốn của các ngân hàng thương mại là kết quả của các quyết định của ban quản trị ngân hàng
Theo các nội dung trên thì có thể thấy lý thuyết quyền lực thị trường cho rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng là một hàm theo các yếu tố thị trường, trong khi lý thuyết cấu trúc hiệu quả và lý thuyết danh mục đầu tư lại cho rằng hiệu quả của ngân hàng chịu ảnh hưởng của hiệu quả nội bộ và các quyết định quản trị, tức các yếu tố bên trong Theo đó, nhiều nghiên cứu đã dựa vào các lý thuyết này để giới thiệu một số biến hữu ích đưa vào trong các mô hình đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, và phần lớn đều thừa nhận rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng là một hàm theo cả các yếu tố bên trong và bên ngoài (Olweny và Shipho, 2011) Tuy nhiên,
chưa có một nghiên cứu nào liệt kê đầy đủ hay khẳng định được có bao nhiêu yếu tố
như vậy
Trang 242,5 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông thường được đo lường bởi khả năng sinh
lời Khả năng sinh lời của ngân hàng là khả năng chống đỡ với những tổn that bat
ngờ, khả năng tăng cường năng lực tài chính trong hiện tại và cải thiện khả năng sinh lời trong tương lai thông qua việc tái đầu tư lợi nhuận giữ lại ECB, 2010) Theo Rasiah (2010) thì khả năng sinh lời thường được đo lường bằng các tỷ s6 dé khir tac động của lạm phát Có nhiều chỉ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, -
ECB (2010) đã đưa ra một số chỉ tiêu thường được sử dụng và chỉa theo ba phương pháp: phương pháp kinh tế, phương pháp dựa trên thị trường và phương pháp truyền | théng
Phuong phap kinh tế là phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động dựa trên giá trị kinh tế gia tăng, tạo ra giá trị cho cổ đông Phương pháp này tập trung vào tính hiệu
quả thông qua việc đo lường bởi các chỉ số: giá trị kinh tế tăng thêm, tỷ suất sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro (gồm lợi nhuận trên tài sản điều chỉnh rủi ro, lợi nhuận điều
chỉnh rủi ro trên tài sản, lợi nhuận trên vôn điêu chỉnh rủi ro)
Phương pháp dựa trên thị trường tập trung vào hiệu suất đặc trưng cho thị trường vốn đánh giá hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào Các chỉ số được sử dụng phổ biến trong phương pháp này gồm: tổng lợi nhuận đem lại cho cỗ đông, thị giá cổ phiếu trên thu nhập, thị giá cô phiếu trên giá trị số sách, chi phí bảo hiểm cho trái phiếu không có bảo đảm trong khoảng thời gian nhất định
Phương pháp phổ biến nhất và cũng được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu hiện nay là phương pháp truyền thống Phương pháp này đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua các chỉ số: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sau
thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Luận văn sử dụng phương pháp truyền thống theo ECB (2010) để đo lường hiệu quả hoạt động
của ngân hàng thương mại
Trang 252.5.1 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA được tính băng tỷ số của lợi nhuận trên bình quân tổng tài sản Số liệu về lợi nhuận được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh còn chỉ tiêu tổng tài sản được lấy từ
bảng cân đối kế toán của ngân hàng Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả trong việc
khai thác, sử dụng và quản lý tài sản của ngân hàng Kết quả của chỉ số ROA cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được ngân hàng đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho chính ngân hàng đó
2.5.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE được tính bằng tỷ số của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Tương tự như
cách tính ROA, số liệu về lợi nhuận được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh còn chỉ
tiêu vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Chỉ tiêu ROE thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng, kết quả của chỉ số ROE cho biết bình quân cứ một đồng vốn chủ sở hữu được ngân hàng đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho chính ngân hàng đó Về mặt lý thuyết, ROA và ROE càng cao thì khả năng khai thác tài sản và sử dụng vốn của ngân hàng càng có hiệu quả Riêng chỉ số ROE có thể được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau hoặc so sánh giữa các ngành khác nhau trong nền kinh tế
2.5.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên @NIM)
NIM được tính bằng tỷ số giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lợi bình
quân Theo khung phân tích CAMEL, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được tính bằng thu nhập lãi từ cho vay và đầu tư chứng khoán trừ đi khoản chỉ trả tiền gửi và nợ khác chia cho tổng tài sản có sinh lời bình quân
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngần hàng
Trên thực tế cho đến nay chưa có nghiên cứu nào có thể liệt kê đầy đủ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tùy theo mục đích và dữ liệu nghiên cứu nhưng hầu hết các nghiên cứu đêu phân loại các yếu tô này thành hai
Trang 26nhóm: nhóm thứ nhất đại diện cho các yếu tố bên trong của ngân hàng và nhóm thứ hai đại điện cho các yếu tố bên ngoài ngân hàng Các yếu tố bên trong được xác định
từ các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và
thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng Các yếu tố bên ngoài là các yếu tố phản ánh các đặc điểm của ngành, thị trường tài chính, môi trường kinh tế, pháp luật, vị trí địa lý .đến hoạt động của ngân hàng
2.6.1 Các yếu tố bên trong của ngân hàng
Các yếu tố bên trong ngân hàng bao gồm: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tổng số dư tiền gửi trên tổng tài sản, tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tổng tài sản có không sinh lợi trên tổng tài sản, thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập
Vến chủ sở hữu trên tổng tài sản là một tỷ lệ thường được dùng để đánh giá thế mạnh về vốn của ngân hàng Về mặt lý thuyết, các ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao sẽ được đánh giá là an toàn tương đối và tạo được niềm tin lớn hơn đối với khách hàng, tạo được lợi thế về thương hiệu vững mạnh so với các ngân hàng có tỷ lệ vốn trên tổng tài sản thấp hơn Và theo Bashir (2000) thì các ngân hàng với vốn lớn hơn có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng hơn Bên cạnh đó các ngân hàng với vốn chủ sở hữu cao sẽ có tỷ lệ vốn an toàn cao hơn, giúp chống cự lại các bat lợi trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc chống lại rủi ro thanh khoản Từ các loi thé trên, có nhiều lý do để tin rằng vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số ý kiến ngược lại cho rằng vốn chủ sở hữu cao sẽ làm giảm khả năng sinh lợi do lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, tức các ngân hàng với tỷ lệ vến chủ sở hữu cao chấp nhận rủi ro ít hơn và kéo ˆ theo lợi nhuận cũng thấp hơn vì các ông chủ ngân hàng này muốn duy trì mức độ an toàn cao hơn so với các ngân hàng có vốn chủ sở hữu thấp hơn, chính điều này đã làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng (Angbazo, 1997)
Tổng số dư tiền gửi trên tổng tài sản đo lường hiệu quả của nguồn quỹ, đại diện cho
tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng (Vong và Chan, 2009) Day la nguồn vốn với chỉ phí
thấp nhất để tài trợ cho hoạt động của ngân hàng, thông thường tỷ lệ tiền gửi càng
Trang 27cao cang thể hiện dấu hiệu tích cực trong hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi tiền gửi đó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, trong trường hợp kinh tế suy thoái nhu cầu vốn của nền kinh tế giảm sút, tiền gửi trở nên dư thừa và khi đó chỉ phí huy động tiền gửi sẽ trở thành gánh nặng đối với ngân hàng
Tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản đo lường hiệu quả của hoạt động cho vay của ngân hàng Theo Gul và ctg (2011), mức độ chuyển đổi từ các khoản tiền gửi thành các khoản vay càng nhiều thì ngân hàng càng được hưởng thu nhập cao hơn do chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, từ đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng Ở góc độ khác, khi tăng quy mô cho vay nhưng khơng kiểm sốt được chất lượng tín dụng, dẫn đến các khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn tăng cao, việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro các khoản nợ có khả năng mất vốn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
Tổng tài sản có không sinh lời trên tổng tài sản đo lường tỷ lệ tài sản không sinh lời trong tổng tài sản của ngân hàng, được tính bằng tổng tiền tại quỹ, tiền dự trữ và tài sản cố định chia cho tổng tài sản Tỷ lệ này phản ánh mức độ khai thác và sử dụng tài sản của ngân hàng, tỷ lệ này thấp hàm ý ngân hàng đang sở hữu một danh mục tài sản hiệu quả, khả năng giúp tăng lợi nhuận của ngân hàng
Thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập thể hiện tỷ trọng thu nhập từ lãi so với các nguồn
Trang 282.6.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng
Các yếu tố bên ngoài ngân hàng bao gồm: tổng tín dụng ngân hàng trên tổng thu nhập quốc nội, tổng vốn hóa thị trường chứng khốn trên tơng thu nhập quốc nội, quy mơ giao dịch chứng khốn trên tổng thu nhập quốc nội, tốc độ tăng trưởng GDP, tốc
độ lạm phát, biên lãi suất quốc gia |
Tổng tín dụng ngân hàng trên tổng thu nhập quốc nội được đo lường bằng tổng tín dụng ngân hàng chia cho tổng thu nhập quốc nội Về mặt lý thuyết thì khi kinh tế của một quốc gia phát triển sẽ kéo tổng tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế tăng theo Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội được đo lường bằng tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán chia cho tổng thu nhập quốc nội Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng theo quy mô nền kinh tế
Quy mô giao dịch thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội được đo lường bang quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán chia cho tổng thu nhập quốc nội Cũng giống như vốn hóa thị trường, khi nền kinh tế phát triển thì quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán sẽ tăng theo, chỉ số này thể hiện mức độ hoạt động và thanh khoản của thị trường chứng khoán của một quốc gia
Tốc độ tăng trưởng GDP là chỉ số được dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế Ngân hàng là ngành khá nhạy cảm với các biến động của nền kinh tế, cụ thể khi kinh tế tăng trưởng tốt, tổng cầu của xã hội tăng lên, quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên, thúc đây tăng trưởng tín dụng, và nếu chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt thì tăng trưởng tín dụng sẽ làm tăng thu nhập và làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mai Theo Sufian va Majid (2008) thi tốc độ tăng trưởng GDP tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Tốc độ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế Mức độ ảnh hưởng của tốc độ lạm phát đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng phụ thuộc vào việc chi phí hoạt động của ngân hàng có tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát hay khơng Nếu việc dự đốn tốc độ lạm phát trong tương lai chính xác thì ngân hàng sẽ có những hành động
Trang 29phù hợp nhằm mục đích quản lý chỉ phí hoạt động, đặc biệt là có một chính sách lãi suất phù hợp Dựa vào việc dự đoán tốc độ lạm phát, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất/phí để doanh thu tăng nhanh hơn chỉ phí và kết quả là lợi nhuận ngân hàng đạt được sẽ cao hơn
Biên lãi suất quốc gia (ISP): được đo lường bằng lãi suất cho vay bình quân của một quốc gia trừ đi lãi suất huy động bình quân của quốc gia đó
2.7 Các nghiên cứu trước
Molyneux và Thornton (1992) đã nghiên cứu về lợi nhuận của ngân hàng tại các quốc gia khác nhau thông qua bộ dữ liệu thu thập từ 18 quốc gia châu Âu trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1989 Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy OLS, nghiên cứu đã thể hiện có mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, chênh lệch lãi suất, mức độ tập trung của ngành ngân hàng và mức độ sở hữu của chính phủ với lợi nhuận ngân hàng
Đến năm 1995, Molyneux và Forbes đã tiếp tục nghiên cứu về cấu trúc thị trường và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua bộ dữ liệu của Molyneux và Thornton (1992) Nghiên cứu đã chỉ ra việc chống độc quyền hoặc các chính sách lập quy có thể thay đổi cấu trúc thị trường trong việc làm tăng tính cạnh tranh hoặc làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việc tăng mức độ tập trung vào thị trường ngân hàng không nên bị hạn chê bởi luật chông độc quyên hoặc các chính sách vĩ mô khác Tiếp theo sau đó, Demirguc-Kunt và Maksimovic (1998) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa quy mô ngân hàng với lợi nhuận ngân hàng Các ngân hàng với vốn càng lớn thì càng dễ dàng mở rộng quy mô cho vay và do đó sẽ làm tăng lợi nhuận của chính ngân hàng đó Năm 2006, Havrylchyk cũng đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa vốn và lợi nhuận của ngân hàng Mối quan hệ tích cực này ngụ ý rằng ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi đạt được mức lợi nhuận cao hơn bằng cách tối đa hóa thu nhập lãi thuần
Bashir (2001) đã đi tìm những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của các ngân hàng Hồi giáo thông qua số liệu của 43 ngân hàng Hồi giáo tại các quốc gia khác nhau
Trang 19
Trang 30trong giai doan 1994-2001 Bằng cách áp dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (General Least Square — GLS) nghiên cứu đã chỉ ra tỷ ` lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng, và tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đên lợi nhuận của ngân hàng Athanasoglou va ctg (2006) đã kiểm tra hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên tác động của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành và yếu tố kỉnh tế vĩ mô thông qua sử dụng một bảng dữ liệu không cân đối của các ngân hàng khu vực Đông Nam Châu Âu trong giai đoạn từ năm 1998-2002 Kết quả ước lượng cho thấy răng, ngoài tính thanh khoản ra thì tất các các yếu tố bên trong ảnh hưởng đáng kế đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Một kết quả quan trọng khác là mức độ tập trung có ảnh hưởng tích cực, cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết Cấu trúc — Hành vi — Hiệu quả (SCP) Ngược lại, mối quan hệ tích cực giữa việc tái cấu trúc ngân hàng và hiệu quả hoạt động đã không được tìm thấy Đối với các biến kinh tế vĩ mô, trong khi lạm phát
tác động mạnh mẽ thì GDP bình quân đầu người lại không có tác động đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng
Năm 2011, Olweny và Shipho đã dựa trên khung phân tích CAMEL để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng Kenya với 38 ngân hàng được quan sát
trong giai đoạn 2002-2008 bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến Lợi nhuận
ngân hàng (ROA) được xác định dựa vào 5 nhân tố độc lập thuộc về ngân hàng: vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản, hiệu quả chỉ phí hoạt động, sự đa dạng từ thu nhập; và hai nhân tốc độc lập thuộc về thị trường gồm: cấu trúc sở hữu nước ngoài, chỉ số huy động của thị trường Kết quả cho thấy vốn tự có tác động thuận đến lợi nhuận ngân hàng
Naceur (2003) thông qua nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm tra các yếu tố quyết định đến lợi nhuận của ngành ngân hàng tại Tuynidi trong giai đoạn 1980-2000 Nghiên cứu đã chỉ ra các ngân hàng có lợi nhuận và lãi cận biên cao là các ngân hàng có vốn lớn và chỉ phí hoạt động lớn, các yếu tố vĩ mô như lạm phát và tăng trưởng không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng và lãi cận biên của ngân hàng, cuôi cùng tác giả
Trang 31tìm ra mối quan hệ tích cực giữa mức độ phát triển của thị trường chứng khoán đối
với lợi nhuận của ngân hàng
Tiếp theo, cũng vào năm 2006, Thangavelu va Findlay da đi tìm các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 1998-2004 với hướng tiếp cận những ảnh hưởng cố định và những ảnh hưởng ngẫu nhiên Các yếu tố được sử dụng để nắm bắt các hoạt động của ngân hàng bao gồm an toàn vốn, thanh khoản, hoạt động ngoại bảng, sở hữu nước ngoài, tính đại chúng, rủi ro đạo đức Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động ngoại bảng có xu hướng làm giảm hiệu quả của ngân hàng Sự tham gia và sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng làm gia tăng hiệu quả của ngân hàng Các quy định và sự giám sát các ngân hàng là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả ngân hàng và sự ổn định của thị trường tài chính trong khu vực Đông Nam A
Năm 2011, Gul va ctg đã nghiên cứu tác động của các yếu tố bên trong và các chỉ số
kinh tế vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, với bộ dữ liệu của 15 NHTM
lớn nhất Pakistan trong giai đoạn 2005-2009 Kết quả nghiên cứu cho rằng các các yếu tố bên trong và bên ngoài đều là những yếu tổ quyết định đến hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Pakistan Giả thuyết 1 của nghiên cứu cho rằng các yếu tố nội tại của ngân hàng (gồm quy mô ngân hàng, vốn của ngân hàng, dư nợ cho vay và số dư huy động của ngân hàng) có tác động đáng kể tới hiệu quả hoạt động Trong khi đó giả thuyết 2 lại cho rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài ngân hàng (tổng thu nhập quốc nội — GDP, lạm phát — INF và quy mô thị trường vốn — MC) có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động Và kết quả đã cho thấy rằng cả hai giả thuyết đều được chấp nhận và có tác động đáng kế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Pakistan
Riêng nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ phát triển của hệ thống tài chính và lợi nhuận ngân hàng thì theo thông tin công bố mà luận văn thu thập được thì chỉ có Demirguc-Kunt và Huizinga đi tìm mối quan hệ này vào năm 2000 thông qua nghiên
Trang 32cứu số liệu thu thập được từ các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) và một số nước đang phát triển trong giai đoạn 1990-1997 Nghiên cứu gồm `
hai phần: phần một nghiên cứu chỉ ra tác động của sự phát triển của hệ thống tài chính lên lợi nhuận và biên lãi suất của ngân hàng, phần hai sau khi kiểm soát được
mức độ phát triển của hệ thống tài chính nghiên cứu kiểm tra tính độc lập của cấu
trúc tài chính với lợi nhuận của ngân hàng
Kết quả nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) cho thấy rằng các ngân hàng có lợi nhuận cao hơn và có biên lợi nhuận lãi suất cao hơn tại các nước có hệ thống tài chính kém phát triển Khi tác giả kiểm soát mức độ phát triển của hệ thống tài chính thì nhận thấy lợi nhuận của ngân hàng không độc lập với sự phát triển của hệ thống tài chính Và cấu trúc của thị trường tài chính dựa trên ngân hàng hay thị trường chứng khốn khơng có ý nghĩa thống kê đối với lợi nhuận của các ngân hàng Theo Cihak va ctg (2013) thì các tiêu chí ảnh hưởng đến mức độ phát triển của hệ thống tài chính được phân thành bốn nhóm: nhóm thứ nhất thể hiện qua quy mô của
các tổ chức tài chính và thị trường tài chính tức — thể hiện độ sâu của thị trường tài chính, nhóm thứ hai thể hiện qua mức độ các cá nhân có tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính — thể hiện độ rộng của hệ thống tài chính, nhóm thứ ba thể hiện hiệu quả
của các định chế tài chính trung gian và thị trường tài chính trong việc đóng vai trò trung gian giữa nguồn vốn và các giao dịch tài chính — tính hiệu quả của hệ thống tài chính, và nhóm cuối cũng thể hiện mức độ bền vững của các tổ chức tài chính và các thị trường tài chính — tính ổn định
Độ sâu của thị trường tài chính được đo lường bằng tổng tín dụng của khu vực tư nhân trên tổng GDP, độ rộng của hệ thống tài chính được đo lường bằng số tài khoản ngân hàng trên một ngàn người trưởng thành, tính hiệu quả của hệ thống tài chính được đo lường bằng tỷ lệ lãi cận biên và tính ổn định của ngân hàng được đo lường băng chỉ sô phá sản Z-score
Trang 33Bang 2.1: Thống kê các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngần hàng
TT Tên yếu tố Các nghiên cứu trước
Molyneux và Thornton (1992), Bashir (2001),
1 | Vến chủ sở Demirguc-Kunt va Huizinga (2000), Naceur (2003) Athanasoglou va ctg (2006), Gul va ctg (2011) Demirguc-Kunt va Huizinga (2000) 2 | Quy mé du nog cho vay Bashir (2001), Gul va ctg (2011) Demirguc-Kunt va Huizinga (2000) 3 | Thu nhập từ lãi Athanasoglou va ctg (2006), Gul va ctg (201 1) , Ộ Beck và ctg (1999), Bashir (2001) 4 | Quy mô sô dư tiên gửi Demirguc-Kunt và Huizinga (2000)
5 |Tổng tài sản có không sinh lợi Demirguc-Kunt và Huizinga (2000), Naceur (2003) , Beck va ctg (1999), Demirguc-Kunt va Huizinga 6 | Tông tín dụng ngân hàng trên GDP (2000)
7 Vốn hóa thị trường chứng khoán | Beck và ctg (1999), Naceur (2003) trên GDP Dermiguc-Kunt và Huizinga (2001)
Quy mô giao dịch chứng khoán - s
8 Demirguc-Kunt va Huizinga (2000,2001) trén GDP
9_ | Tốc độ tăng tưởng GDP - Demirguc-Kunt và Huizinga (2000), Bashir (2001)
, Demirguc-Kunt và Huizinga (2000), Bashir (2001)
10 | Tôc độ lạm phát
Naceur (2003), Driver và Windram (2007) 11 | Biên lãi suất quốc gia Demirguc-Kunt và Huizinga (2000)
Trang 34
2.8 Gợi ý nghiên cứu
Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) đi tìm tác động của mức độ phát triển của hệ thống tài chính đến lợi nhuận của ngân hàng các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và một số nước đang phát triển trong giai đoạn 1990-1997 Phạm vi của nghiên cứu này là các nước trong khu vực Đông Á trong giai đoạn 2005 — 2012, nghiên cứu này tập trung tại Đông Á để có thể tận dụng được các đặc điểm tương đồng về vị trí địa lý, văn hóa, tôn giáo của các quốc gia trong khu vực để hạn chế sự chỉ phối của các đặc tính này đên biên phụ thuộc cân nghiên cứu
Nghiên cứu này đi tìm tác động của mức độ phát triển của hệ thống tài chính đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại các nước Đông Á qua phương pháp thực nghiệm Khác với nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Hưizinga (2000) có hai biến số phụ thuộc là lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và lợi nhuận biên trên tổng tài sản thì trong nghiên cứu này biến số phụ thuộc có thêm một biến nữa là lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu để thể hiện rõ hơn lợi nhuận của các ông chủ ngân hàng có thể kiếm được trên số vốn họ bỏ ra Về biến độc lập, nghiên cứu của Demirguc-Kunt
và Huizinga (2000) đi tìm giả thuyết về ảnh hưởng của cấu trúc hệ thống tài chính
đến lợi nhuận của ngân hàng nên có thêm các biến về cấu trúc và thị trường, nghiên cứu này dựa trên kết quả nghiên cứu đã có của Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) chi xét ky vong dau đối với tác động của mức độ phát triển của hệ thống tài chính lên lợi nhuận ngân hàng Do đó luận văn chỉ sử dụng các biến độc lập đại diện cho mức độ phát triển của hệ thống tài chính của quốc gia đó mà không sử dụng các biến liên quan đến cấu trúc hệ thống tài chính Nhìn chung các biến số trong luận văn này chủ yếu sử dụng các biến như trong nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (2000), Beck và ctg (2009) có kết hợp sử dụng thêm một số biến trong nghiên cứu về lợi nhuận của ngân hàng của các nghiên cứu khác để phù hợp với đặc điểm của nền kinh tê các nước khu vực Đông A
Trang 35CHUONG 3: PHUONG PHAP VA MO HINH NGHIEN CUU
Dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã được trình bày trong chương 2, chương 3 sẽ trình bày cách thu thập đữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu theo từng biến đo lường và tiếp đó sẽ mô tả mô hình nghiên cứu và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu của luận văn
3.1 Mô hình nghiên cứu
Một số nghiên cứu thực nghiệm được nêu trong chương 2 đã cho thấy lợi nhuận của ngân hàng chịu tác động bởi hai nhóm yếu tô chính: (1) Nhóm yếu tố đặc điểm nội tại của ngân hàng và (ii) Nhom yếu tố bên ngoài ngân hàng Nghiên cứu này sẽ kết hợp mô hình của Demirgue-Kunt va Huizinga (2000), Gul va ctg (2011) đồng thời thay đổi một số biến cho phù hợp với khu vực nghiên cứu
Biến phụ thuộc của mô hình: ROA, ROE va NIM _ Mô hình tổng quát của nghiên cứu như sau:
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng = Bp + B/ETA + B2LTA + BzNETI + B„DETA +
BsNEATA + BgBGDP + B;MGDP + BgTGDP + B¿GDP + BỊoINF + P¡JSP + éi
Trong đó:
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo lường bởi các biến phụ thuộc sau: ROA: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
ROE: lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu NIM: tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Các biến độc lập:
ETA: vến chủ sở hữu trên Tổng tài sản LTA: dư nợ vay trên tổng tài sản
NETI: thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập DETA: số dư tiền gửi trên tổng tài sản
Trang 36NEATA: tông tài sản có không sinh lợi trên tổng tài sản BGDP: tổng tín dụng ngân hàng trên tổng thu nhập quốc nội
MGDP: vốn hóa thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội TGDP: quy mô giao dịch chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội
GDP: tốc độ tang truéngGDP -
INF: tốc độ lạm phát ISP: biên lãi suất quốc gia
3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra trên cơ sở dự đoán kết quả nghiên cứu tại các nước Đông Á theo kết quả nghiên cứu của Asli Demirguc-Kunt và Harry Huizinga (2000): Đối với các nước đang phát triển, hệ thống tài chính kém phát triển thì khi hệ thống tài chính phát triển sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, lợi nhuận của ngân hàng
không thể phát triển độc lập với sự phát triển của hệ thống tài chính
Từ kết quả trên, tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:
e«_ Giả thuyết 1 (H¡): mức độ phát triển của hệ thống tài chính có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng thương mại
e Gia thuyét 2 (Hạ): mức độ phát triển của hệ thống tài chính có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại
3.3 Các biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu
Biến số lợi nhuận của ngân hàng và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là biến phụ thuộc trong mô hình, bao gồm ba biến số chính là ROE, ROA và NIM, trong đó:
ROE = Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu
NIM = Thu nhập từ lãi thuần/tổng tài sản có sinh lợi bình quân
Trang 37ROA có hai cách xác định:
e_ Cách thứ nhất: ROA¡ = Lợi nhuận trước thué/téng tài sản e_ Cách thứ hai: ROA¿ = Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) đã sử dụng lợi nhuận trước thuế nhưng nghiên cứu này sẽ dùng lợi nhuận sau thuế để xác định lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp nhận được bởi vì nếu sử dụng lợi nhuận trước thuế thì lợi nhuận thực nhận còn phụ thuộc vào mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của từng quốc gia Bobáková
(2003), Gul và ctg (2011) cũng sử dụng lợi nhuận sau thuế để tính chỉ tiêu ROA
3.4 Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 3.4.1 Các biến độc lập về đặc điểm ngân hàng
Vốn chủ sở hữu trên tông tài sản (ETA): được đo lường bởi vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản, đại diện cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng Về mặt lý thuyết, khi vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng càng lớn thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng tăng do vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp ngân hàng tăng quy mô huy động vốn với chỉ phí thấp, đồng thời về mặt quản trị ngân hàng thì khi vốn chủ sở hữu lớn đồng nghĩa với việc chỉ số phá sản của ngân hàng sẽ giảm
Tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LTA): được đo lường bằng tổng dư nợ cho vay chia cho tổng tài sản Nguồn thu nhập từ cho vay là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng nên khi tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản tăng sẽ tác động thuận đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Cụ thể, khi càng nhiều tiền huy động của ngân hàng được chuyển đổi sang dư nợ cho vay thì lợi nhuận và lãi cận biên của ngân hàng cảng tăng
Thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập (NET): được đo lường bằng tông thu nhập từ lãi
chia cho tổng thu nhập Tỷ lệ này càng lớn thì thu nhập từ cho vay cảng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng, và cũng đồng nghĩa với việc lãi cận biên của ngân hàng càng lớn
Trang 38Tổng tiền gửi trên tổng tài sản (DETA): được đo lường bằng tổng số dư tiền gửi có kỳ hạn chia cho tổng tài sản Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn chính để ngân hàng ` _cho khách hàng vay và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của mình
Tổng tài sản có không sinh lợi trên tổng tài sản (NEATA): được đo lường bằng tổng tài sản có không sinh lợi (tiền mặt, tài sản cố định và các tài sản có không sinh lợi khác) chia cho tổng tài sản Biến này được tính toán để thể hiện trong tổng tài sản của ngân hàng thì tài sản có không sinh lợi chiếm tỷ trọng thế nào Về mặt lý thuyết, tỷ trọng này càng thấp thê hiện việc ngân hàng sử dụng tài sản để kinh doanh có hiệu quả, góp phần làm tăng lợi nhuận ngân hàng
3.4.2 Các biến độc lập bên ngoài ngân hàng
Tổng tín dụng ngân hàng trên tổng thu nhập quốc nội (BGDP): được đo lường bang tong tin dung ngân hàng chia cho tổng thu nhập quốc nội Về mặt lý thuyết thì khi kinh tế của một quốc gia phát triển sẽ kéo tổng tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế tăng theo
Vốn hóa thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội (MGDP): được đo lường bằng tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán chia cho tổng thu nhập quốc nội Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng theo
Quy mô giao dịch thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội (TGDP): được đo lường bằng quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán chia cho tổng thu nhập quốc nội Cũng giống như vốn hóa thị trường, khi nền kinh tế phát triển thì quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán sẽ tăng theo, chỉ số này thể hiện mức độ hoạt động và thanh khoản của thị trường chứng khoán của một quốc gia
Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP): được đo lường bằng GDP của nam sau chia cho GDP của năm trước Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) đã chỉ ra tăng trưởng kinh
tế làm tăng thu nhập quốc gia Về mặt kỹ thuật, GDP phản ánh sự đi lên hoặc đi
xuống của nền kinh tế, do đó khi GDP tăng trưởng tốt sẽ tác động trực tiếp làm tăng lợi nhuận của ngân hàng
Trang 39Tốc độ tăng lạm phát (INF): được đo lường bằng lạm phát của năm sau chia cho lạm phát năm trước Lạm phát là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến nguồn cung và ` cầu vốn của ngân hàng Theo lý thuyết, khi doanh nghiệp kỳ vọng lạm phát sé tăng trong tương lai thì họ có xu hướng định giá sản phẩm tăng lên mặc dù sẽ có sự điều chỉnh trong tổng nhu cầu đối với sản phẩm của họ Và ngân hàng thường có xu hướng đạt được mức lợi nhuận cao hơn trong các nền kinh tế có lạm phát cao (Demirguc-Kunt va Huizinga, 2000)
Biên lãi suất quốc gia (ISP): được đo lường bằng lãi suất cho vay bình quân của một quốc gia trừ đi lãi suất huy động bình quân của quốc gia đó
Theo Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) hệ thống tài chính của một quốc gia được xem là kém phát triển khi cả vốn hóa của thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội và quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán trên tổng thu nhập quốc nội có giá trị trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 60% Số liệu này được xác định dựa trên số liệu thu thập tại các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và một số nước đang phát triển trong giai đoạn 1990-1997
Martin Cihak va ctg (2013) cũng tìm ra bến nhóm chỉ số phản ánh mức độ phát triển của hệ thống tài chính: nhóm thứ nhất thể hiện qua quy mô của các tổ chức tài chính và thị trường tài chính, tức thể hiện độ sâu của thị trường tài chính, nhóm thứ hai thể hiện qua mức độ các cá nhân có tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính — thể hiện
độ rộng của hệ thống tài chính, nhóm thứ ba thể hiện hiệu quả của các định chế tài
chính trung gian và thị trường tài chính trong việc đóng vai trò trung gian giữa nguồn
vốn và các giao dịch tài chính — tính hiệu quả của hệ thống tài chính, và nhóm cuối
cũng thể hiện mức độ bền vững của các tô chức tài chính và các thị trường tài chính — tính ỗn định
Mức độ sâu của thị trường tài chính được đo lường bằng tổng tín dụng của khu vực tư nhân trên tổng GDP, độ rộng của hệ thống tài chính được đo lường bằng số tài khoản ngân hàng trên một ngàn người trưởng thành
Trang 40Bang 3.1: Thống kê yếu tố phản ánh mức độ phát triển hệ thống tài chính Độ rộng _ 55 32 19 5 Hiéu qua 86 75 61 42 On dinh 35 38 40 35 Độ sâu 51 27 _— 16 10 Độ rộng 53 58 69 29 Hiéu qua 45 19 20 21 On dinh 53 60 53 44 Nguồn: GFD (2013)
Theo bảng 3.1, độ sâu của thị trường tài chính — được đại diện bởi tổng tín dụng của khu vực tư nhân trên tổng GDP tại các quốc gia phát triển phải trên 80% và mức độ rộng của hệ thống tài chính — được đại diện bởi tài khoản ngân hàng trên một ngàn người trưởng thành phải trên 55% Luận văn sẽ sử dụng số liệu thống kê theo nghiên cứu của Martin Cihak và ctg (2013) do tỷ lệ này được cập nhật mới hơn so với các tỷ lệ trong nghiên cứu của Asli Demirguc-Kunt và Harry Huizinga (2000)