u25 332,92
BO GIAO DUC VAO DAO TAO tuy
& TRUONG DAI HOC MO THANH PHO HO CHi MINH
LE THI HUONG DIU
TAC DONG CUA HOAT DONG HUY DONG VON VA CHO
VAY DEN THU NHAP NGOAI LAI CUA CAC NGAN HANG THUONG MAI TAI VIET NAM
Chuyén nganh : Tài chính — Ngân hàng Mã số chuyên ngành : 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG Ỉ TRƯỜNG BẠI H0t MỦ TP.HCM THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học
PGS TS NGUYEN MINH KIEU
TP HO CHi MINH, NAM 2014 | we
Trang 2Tôi cam đoan rằng luận văn thạc sỹ “7ác động của hoạt động huy động vốn và cho vay đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tơi
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bô hoặc được sử dụng đề nhận bắng cấp ở những nơi khác
Không có sản phâm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp đề nhận bat kỳ bằng cấp nào tại các
Trang 3LOI CAM ON
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm on Quy Thay C6, đặc biệt là thầy Nguyễn Minh Kiều, đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và truyền dat cho tôi những kiến
thức khoa học quý báu về lý thuyết cũng như kinh nghiệm triển khai thực tế,
giúp tôi định hướng trong quá trình lựa chọn và thực hiện nghiên cứu Luận văn Thạc Sỹ, đề tài “Tác động của hoạt động huy động vốn và cho vay đến
thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ”
Trang 4Luận văn “Tác động của hoạt động huy động vốn và cho vay đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” được thực hiện dé nghiên cứu sự tác động của hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, tương tác giữa cho
vay và huy động vốn, cùng một số yếu tố bên trong khác là hiệu quả quản lý, chất lượng tín dụng, hoạt động ngoại bảng và quy mô ngân hàng đến thu nhập ngoài lãi
của ngân hàng thương mại Trong đó, thu nhập ngoài lãi được xem xét dưới nhiều
góc độ cụ thể thông qua tông thu nhập ngoài lãi, thu nhập từ dịch vụ, thu nhập từ
kinh doanh ngoại hối và vàng, thu nhập từ kinh doanh chứng khoán và thu nhập từ
cỗ tức
Nghiên cứu thực hiện các kiểm định giả thuyết thông qua nhiều phương pháp ước lượng hồi quy la Fixed Effect (FE), Random Effect (RE), Ordinary Least Square (OLS) va Feasible Generallized Least Square (FGLS) dé tim ra mé hình
thích hợp nhất, với mẫu nghiên cứu gồm 27 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2013
Nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, hoạt động huy động vốn, tương tác giữa cho vay và huy động vốn, quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến thu nhập
từ dịch vụ của ngân hàng Ngược lại, hoạt động cho vay lại có tác động ngược chiều
tới thu nhập từ dịch vụ và thu nhập từ kinh doanh chứng khốn Khơng những vậy,
hoạt động ngoại bảng cũng thể hiện ảnh hưởng ngược chiều đến thu nhập từ chứng
khoán Đồng thời, khi chất lượng tín dụng giảm đi, hoạt động kinh doanh truyền thống và lâu đời của ngân hàng là kinh doanh ngoại hối và vàng sẽ giúp ổn định thu
nhập cho NHTM Ngoài ra, đối với thụ nhập ngoài lãi nói chung, hiệu quả quản lý của ngân hàng càng cao thì ngn thu ngồi lãi càng được ổn định và gia tang
Nghiên cứu đã cung cấp sự hiểu biết thêm về tác động của hoạt động huy động vốn và cho vay, cũng như một số yếu tố khác, đến thu nhập ngoài lãi của NHIM Do đó, những kết luận từ nghiên cứu này sẽ có ích cho các nhà quản trị ngân hàng hoạch định những chính sách nhằm đa dạng hoá thu nhập của ngân hàng
Trang 5MUC LUC
U00 8n TH rerrrrrg eel
Lời CAM OT vee eeseseeesssnsecessseeecsnneecessneeecssseceessnscessnsecessnecessnsseesanees ¬ ii
nh Ô iii
i01 4 IV Damh muc hitth ce Vili I0) 000 „ VI Danh mục từ ViẾt tẮ( G1111 T1 11 1 T10 Tung nen 1X
CHƯƠNG I1 - GIỚI THIỆU TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU - 1 1.1 Lý do nghiên CỨU - - << 5< Họ KH ng ng 1 1.2 Vấn đề nghiên €ứu 2-5 kh EE ST HT Hưng 4 I0 0006.420 ố 5 I0 (2:08 4/0 0u 0n 5 1.5 Phạm vi nghiên CỨU - - G9 ng n0 vn 5
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu . - 2 + +x+E£ESEEtEerkerkerxrrsrkrrerree 7
1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu 6- + cà St tk rkerrrrrkerrrrec 7 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYÊT 5+ c+2tt 2 xttEkitrkrrtrrrrrrsrrerrrke 8
2.1 Thu map mgoai lai ee seeesceeceeeeesaceesceeesaeeesaeeesaecesnessceceseesegs 8 “NV 1/01 0/.0/ 06 .ốỐốỐ < 8 2.1.2 Thu nhập của (VÌ TÌM cv tk ngư, 9 | 2.1.3 Thu nhập ngoai lai va tinh hinh tai chinh ngan hang 12 2.1.4 Do lwong thu nhGip ngodi l@i cc cicccccccccccsccceesteceetseeeetsseeeaes 14 2.1.5 Vai trò phát triển hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi của NHTM 15
2.1.5.1 Đối với NHTÌM co crnherhrHeHeerrre 15 2.1.5.2 Đối với khách hàằng, -c-ccSecccccxeterreertrrrrrrrree 17 2.1.5.3 Đối với nên kinh tế xã hội .- co cccccccrrrtrrrrrree 18
2.2 Ảnh hưởng của hoạt động huy động vốn và cho vay đến thu nhập
11718 In 20
2.2.1 Ảnh hưởng của hoạt động huy động vốn 20
2.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động cÌho vay -c«ccccccereecee 21
Trang 6
2.3 Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi 23
2.3.1 Hiệu quả quản lý của ngân huàng, «se ŸằằŸŸee 23 2.3.2 Chất lượng tín dụng .o-cĂccseeeereeeerrerrrrerrrre 23 2.3.3 Hoạt động ngoại bẰHg ằàcề ii 24 PIN 28.0 1 86 25
2.4 Một số nghiên cứu trước về thu nhập ngoài lãi - 26
2.4.1 Nghiên cứu của De Young và Rice (2004) 26
2.4.2 Nghiên cứu của Craiwell và Maxwell (2009) 27
2.4.3 Nghiên cứu của Busch và Kick (2009) -ecccc- veces 28 2.4.4 Nghiên cứu của Pennathur và cíg (2009) .- 28
2.4.5 Nghiên cứu của Sherene Bailey-Tapper (2010) - 29
2.4.6 Nghiên cứu của Kim và Kim (2010) - . «eee 30 2.4.7 Nghiên cứu của Nguyễn M Sáng và Nguyễn T.H.Hoa (2013)30 2.5 So sánh với các nghiên cứu frước - sen ie 31 "0G 7, 1n nh n 31
2.5.2 Khác HÌH nen ng kg khe 32 § Di i8): 00Ẽ0ẼẺ8Ẽ8 32
CHƯƠNG 3 ~ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -: -e: 34 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu .- 5ó SàSnnrHHeHrereưe 34 3.1.1 Hog( động huy động //),NHHIHỊ .-Ỏ 35 KP C7 1 1A 36
3.1.3 Tương tác giữa cho vay và huy động VỐN cccccicrerereeo 36 3.1.4 Hiệu quả quản Uf ngân ÏLàng, à cSằ ii eeeeneereesrree 37 3.1.5 Tỷ lệ trích lập dự phòng trên tỖng cÏo Vap -.-c «- 38
3.1.6 Hoạt động ngoại bằHg àĂằằằeehhheehehheheiieiee 38 K68 1 1 7 39
3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuẤt 5e sneneteekerrrrrrrrrrrree 39 3.2.1 Xác định và đo lường biến phụ thuộc .- - 41
3.2.2 Xác định và đo lường biến độc lập «55552 42
Trang 73.3.1 ấẫu nghiÊn CỨM Ăn TH re erereu 46 3.3.2 Cách thu thập dữ liỆH Ặ GA hy 48 3.4 Phương pháp xử lý và phân tích đữ liệu -. 2tzzzzEzzzEEcc 48 “E1 (C111 )21 T1 Ả 48
3.4.2 Phương pháp ước lượng hồi qwy -cscc«cccceced 49
3.4.3 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng 50 Tóm tắt ChUONG 3 cc.cccccssessesssssessesssssessessesusscstcsussscsessnssessessssussecsscsecancaveavears 51
CHUONG 4 - PHAN TICH DU LIEU VA KET QUA NGHIEN CUU 52
4.1 Thong ké m6 ta cccecceecccsssssessesecsesscssssesessecseseesecarsecsecutsecstsaeseceessceecers 52
4.1.1 Thee nhập Hgoài Ïỗi, cá HH HH HH ng HH key 53
4.1.2 Thống kê mô tả các biến độc lập c-©cscccresreereea 54
4.2 Phân tích tương quan và đa cộng tuyến 55s xxx geeresee 56
4.3 Phân tích hồi quy - 52c Set HH 11x 1 11x cxee 56
4.3.1 Kiểm định mơ hìÌnh Ă- ĂcStcntEerErererrrsekerrkee 56
4.3.1.1 Kiểm định HausmaH ca se ceccsretererererersreea 57 4.3.1.2 Kiểm định Breusch-Pagqh cccccscterreresrererree 57
4.3.1.3 Kiểm định cho mơ hình Pool O1LS - . -« 58
4.3.1.4 Kiểm định cho mô hình Fixed Bf&ct -cccccce 58
4.3.2 Kết quả móc lượng hồi qHỤ ccccctereseererrererereree 60 4.4 Thảo luận kết quả - - 2-2 S SE SE EE SE x21 kExereei 60 4.4.1 Tác động của hoạt động huy động vấn sec 61
4.4.2 Tác động của hoạt đỘng CO VẠP ào Ặ 225cc Scccccsse 65 4.4.3 Tác động của tương tác giữa cho vay và huy động vỗn 67 4.4.4 Tác động của hiệu quả quản lý ngân hàng 69 4.4.5 Tác động của chất lượng tín (ÏJ[HẸ ong 70 4.4.6 Tác động của hoạt động ngoại bảng -« 71
4.4.7 Tác động của quy mơ ngân hùng .àằcccccc«cceeee 72 Tóm tắt chương 4 5-56 E11 t2 1271111111111 1115 111111151111 E1xcrxk, 73
CHƯƠNG 5 - KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6 sex xezxxezxezed 74
5.1 Những nội dung chính trong nghiên cứu . 555255 <<<<<<x<<ss2 74
5.2 Kết luận của nghiên cứu . ¿5-5-5 Ss S9 E1 kerkerkerkerkd 75
Trang 8
5.3.1 Đối với các NHTM cccccccerkererea "¬ 76
5.3.2 DOE VOi Chin Ith crcccccssccsessssssssessssssssscscsssssssessssssssssssesse 78
5.4 Giới hạn của mghién CWU 0 ccc cssesssssescsscsscssesecsecsscescsssesssscscssesasess 78
5.5 Hwéng phat triém mghidn ctu .c.ccccccsccsesssssceccsecsssesecseesssseesersseeseeens 79
Tóm tắt chương 55 - cv 1 EEkSEkEEEEEEEEEEESEECEEEEESEEEEEEEESEEEEEcEerrersee 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2: T4111111111 1111111111111 1111111111 81 PHU LUC 17 84 Phu luc A — Co cau thu nhap ctia cdc NHTM sscsssescscssssessessecssesessetssscescasee 84
Phụ lục B — Tỷ lệ người trưởng thành sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng 84 Phụ lục C — Tỷ lệ huy động và cho vay ngoại tệ năm 2011 và 2012 85
Phụ lục D - Cơ cấu khách hàng cho vay năm 2012 cccccsssssessecsessesssessecsseeses 85
Phụ lục E— Thị phần doanh số thẻ và số lượng ATM 2010 : 85
Phụ lục F — Trình tự hồi quy trên phần mềm Stata phiên bản 13 86
Phụ lục G — Danh sách 27 NHTM trong mẫu nghiên cứu - s5¿ 99
\
Trang 9Hinh 3.1 Hinh 4.1 Bang 1.1 Bang 3.1 Bang 4.1 Bang 4.2 Bang 4.3 Bang 4.4 Bang 4.5 Bang 4.6 Bang 4.7 Bang 4.8 Bang 4.9 DANH MỤC HÌNH
Khung tiêp cận nghiên cứu
Cơ cầu thu nhập ngoài lãi của các NHTM
DANH MỤC BẢNG
So sánh thu nhập ngoài lãi của Việt Nam và một
số nước Châu Á Thái Bình Dương
Mô tả các biến trong mô hình
Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng Ma trận hệ số tương quan
Kết quả kiểm định Hausman cho 5 mô hình Kết quả kiểm định Breusch-Pagan
Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho mô hình 2 Kết quả kiểm định Wald
Kết quả kiểm định Wooldridge Kết quả kiểm định Pasaran
Trang 10NHTM FE OLS FGLS ctg
DANH MUC CAC TU VIET TAT
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nhà nước
Fixed Effect
Random Effect
Ordinary Least Squares
Feasible Generallized Least Squares
Trang 11Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do nghiên cứu
Trong hoạt động ngân hàng, huy động vốn và cho vay là hai trong số các hoạt động chính yếu đem lại thu nhập cho ngân hàng, đảm bảo cho chức năng trung
gian kết nối giữa cung và cầu tiền trong nền kinh tế của các NHTM Đây chính là
thu nhập lãi truyền thống cho ngân hàng và là nguồn thu nhập chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Trong những năm gần đây, các ngân hàng đang tăng tốc mở rộng danh mục dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng dưới áp lực cạnh
tranh gia tăng từ các tô chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của
khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ Các dịch vụ mới đã ảnh hưởng tốt đến ngành công nghiệp này thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng — các khoản lệ phí của dịch vụ không phải là lãi, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay (Rose và Hudgins, 2010)
Ngày nay, dịch vụ tạo thu nhập ngoài lãi ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng trên thế giới Trong điều kiện nền kinh tế mở, tt do hoá thương mại và tự do hoá tài chính, nhu cầu về các dịch vụ ngoài truyền thống, hay còn gọi là các dịch vụ phi tín dụng, sẽ ngày càng gia tăng Các ngân
hàng hàng đầu thế giới đã phát triển mạnh về dịch vụ tín dụng đều nhận định rằng
hoạt động tín dụng có thể tạo ra nguồn thu ôn định tuy nhiên nguy cơ rủi ro rất cao, trong khi hoạt động phi tín dụng mang lại nguồn doanh thu cao, chắc chắn, ít rủi ro
Thực tiễn trên thế giới trong hơn hai thập kỷ qua, các NHTM tại các quốc gia khác nhau đều có những thay đôi lớn về chiến lược kinh doanh và gia tang thu nhập từ những hoạt động ngoài truyền thống Trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2001, thu nhập ngoài lãi tại hệ thống ngân hàng Mỹ tăng từ 0,77% lên 2,39% trên tổng tài sản, và tăng từ 20,31% lên 42,2% tính trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng (De Young và Rice, 2004) Nghiên cứu của Stiroh (2006) cho thấy có một số lượng đáng kế ngân hàng Mỹ hưởng lợi từ việc phát triển hoạt động tạo nên thu nhập
Trang 12
Hệ thống NHTM Jamaica cũng mở rộng từ vai trò kinh doanh truyền thống
sang nhiều hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2010 Tới cuối quý 03/2010, tổng thu nhập ngoài lãi mà hệ thống ngân hàng Jamaica tạo ra đã tăng xấp xỉ 489% trong khi thu nhập lãi truyền thống tăng 110% (Sherene Bailey-Tapper, 2010)
Tại Châu Âu, nghiên cứu của Busch và Kick (2009) cho thấy trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2007, thu nhập lãi của nền công nghiệp ngân hàng Đức đã sụt giảm, trong khi tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tăng lên, từ 12% lên 26% Cùng một nhận định về xu hướng thu nhập ngoài lãi, trong bai dang trén tap chi Trend and Progress
of Banking in India, 2002-03, The Reserve Bank of India (RBI) (An Độ) đã cho rằng nguồn thu nhập tương lai của ngân hàng sẽ phụ thuộc vào khả năng tạo ra thu nhập ngoài lãi và khả năng kiểm soát chỉ phi cua ho (Pennathur va ctg., 2009)
Theo bảng xếp hạng của trang web theasiabanker.com tháng 09/2011, top 20 ngân hàng châu Á có tỷ số thu nhập ngoài lãi cao nhất chiếm từ 50,4% đến 56,9% trên tông thu nhập hoạt động Đây là những con số ấn tượng xác định tầm quan
trọng của thu nhập ngoài lãi trong hoạt động ngân hàng hiện đại
Tại Việt Nam, kể từ cuối năm 2008 đến nay, nền kinh tế phải đối mặt với
một số bất cập Đó là chất lượng tăng trưởng không cao, năng suất và hiệu quả đầu tư thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, lạm phát lên xuống thất thường Sau năm 2007, tăng trưởng kinh tế giảm xuống dưới mức tiềm năng Trong bối cảnh
kinh tế suy giảm, các chính sách kinh tế - tài chính — ngân hàng được điều chsh
theo hướng kiểm soát được lạm phát, nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tài chính Báo cáo tài chính năm 2013 của các ngân hàng cho thấy, lợi nhuận
năm 2013 của hầu hết các ngân hàng đều sụt giảm Ngoài nguyên nhân bất ôn kinh
tế tác động, nguyên nhân chính được xác định là do tình hình nợ xấu tác động đến
tăng trưởng tín dụng Bên cạnh đó, lãi suất được điều chỉnh giảm cũng kéo lợi
nhuận từ lãi giảm theo Theo phân tích của công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), trong năm 2013, lãi suất cho vay đã giảm 2,3%, giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động (giảm 1,8%), khiến cho thu nhập từ lãi vay giảm 12% so với năm 2012 Điều này cho thấy, thu nhập của các NHTM ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
Trang 13Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu
hàng bị ảnh hưởng theo Đồng thời, các ngân hàng cũng chưa chú trọng phát triển
các sản phẩm dịch vụ khác để bù đắp và đa dạng hoá thu nhập của mình
Theo Khảo sát về ngành ngân hàng năm 2013 của KPMG, thu nhập thuần ngoài lãi bình quân của các NHTM tại Việt Nam chiếm 14% tổng thu nhập hoạt
động Chỉ có nhóm ngân hàng có vốn điều lệ trên 20 nghìn tỷ đồng (gồm 4 ngân
hàng) là nhóm duy nhất có được tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ỗn định ở mức 19%, các
nhóm ngân hàng còn lại có hiệu quả hoạt động không đồng đều
Bảng 1.1 - So sánh thu nhập ngoài lãi của Việt Nam
và một số nước Châu Á Thái Bình Dương _ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi Nguén: KPMG
So với các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương khác, Việt Nam có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi khá thấp Một trong những yếu tố chính là do phân khúc bán lẻ ở
Việt Nam được ước tính chỉ trong khoảng 15% Tại các quốc gia đã phát triển, phân khúc dịch vụ ngân hàng đã được phát triển hơn nhiều Điều này là cơ hội nhưng
cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phải thay đổi, nâng cấp để đa dạng hoá thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
Mặc dù có tỷ lệ thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực, thu nhập ngoà lãi trong năm 2012 của Việt Nam đã tăng 7% so với năm 2011, giữ vững được và
nhiều khả năng sẽ còn tăng cao trong những năm sắp tới, khi ngân hàng nhận thức
rõ vai trò của dịch vụ và phát triển, cung cấp các dịch vụ mới để thu hút khách hàng
Việc ngân hàng chuyên hướng sang bán lẻ là định hướng hợp lý, bởi theo
quy luật, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn Trước đây, lợi nhuận của các ngân hàng tập trung chủ yếu vào tín dụng, nhưng cũng chứa đựng đây rủi ro Bằng những khoản cho vay lớn phục vụ cho những doanh nghiệp lớn, theo lý thuyết, nếu các doanh nghiệp này làm ăn tốt, dòng tiền quay về ôn định, sẽ tạo ra lợi nhuận lớn,
3
Trang 14nhưng khi kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, các khoản vay và tín dụng lại đỗ vào
các lĩnh vực hiệu suất thấp, đầu tư sai làm cho rủi ro gia tăng Trong khi đó, khi
NHTM đa dạng hoá nguồn thu, tập trung nhiều hơn vào doanh thu dựa trên lệ phí và | hoa hong, bởi.rủi ro từ dịch vụ rất thấp, mặc dù có doanh thu nhỏ, nhưng lợi nhuận
ôn định và không gặp nhiều nợ xấu
Tuy các dịch vụ hiện đại ngày càng phát triển, ta vẫn không thể không đề cập
đến vai trò của huy động vốn và cho vay trong việc đa dạng hoá thu nhập ngân
hàng, bởi đây là những hoạt động nền tảng cho sự ổn định và tăng trưởng ngân hàng Mặc dù đối với các NHTM, tam quan trọng của hoạt động huy động vốn và
hoạt động cho vay trong việc hình thành nguồn thu nhập lãi là điều không cần bàn
luận nhiều, bên cạnh đó hai hoạt động chính yếu này cũng có tác động không nhỏ đến nguồn thu nhập ngoài lãi của ngân hàng Điều này đã được nhiều nghiên cứu tại
nhiều quốc gia trên thế giới tìm hiểu, khảo sát
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi hay cụ thể hơn là tìm ra
sự ảnh hưởng của hoạt động cho vay và huy động vốn cũng như mức độ tác động
của những yếu tố này lên thu nhập ngoài lãi của các NHTM tại Việt Nam là hết sức
cần thiết Theo đó, tác giả đã chọn đề tài “Tác động của hoạt động huy động vốn
và cho vay đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng (hương mại tại Việt
Nam?” cho luận văn Thạc sĩ của mình
Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật
hồi quy bảng để kiểm định các giả thuyết đặt ra và xây dựng mô hình hỗồi quy tuyến
tính thể hiện mức độ ảnh hưởng của các biến được chọn lên thu nhập ngoài lãi của các NHTM
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Xu hướng thay đổi chiến lược kinh doanh sang các dịch vụ tạo thu nhập
ngoài lãi của các NHTM trên thế giới là diễn biến tất yếu và phù hợp với thời đại,
trong đó có sự đóng góp quan trọng của hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dung Vi thé, dé tai sé tim hiéu va phân tích ảnh hưởng của hoạt động huy động vốn
Trang 15Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra nhăm định hình ý tưởng khoa học sau khi đã nêu bật lý do nghiên cứu cũng như xác định vẫn đề nghiên cứu trong đề tài Xoay quanh van dé thu nhập ngoài lãi của các NHTM tại Việt Nam, một loạt các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
e© Tác động của hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay, cùng với
một số yếu tố bên trong khác, đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM tại
Việt Nam ra sao?
e_ Các NHTM cần làm gì để gia tăng thu nhập ngoài lãi?
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Sau khi đặt câu hỏi nghiên cứu, với mục đích xem xét và xác định mức độ
tác động của các yếu tố huy động vốn và cho vay ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi,
đề tài nghiên cứu này sẽ hướng đến và mong muốn đạt được các mục tiêu sau: e Thứ nhất, xác định được mức độ tác động của các yếu tố huy động vốn và
cho vay, cũng như của một số yếu tố nội tại khác, đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM tại Việt Nam
e Thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng thu nhập ngoài lãi cho
các NHTM
Các bước thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu như vừa đề cập là nội dung quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ đề tài Các chương tiếp theo sẽ trình bày rõ các bước cần thực hiện nảy
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Theo website của Ngân hàng nhà nước, tính đến 31/12/2013, trên lãnh thổ
Việt Nam có 01 NHTM Nhà nước, 37 NHTM cỗ phần trong nước, 04 ngân hàng
liên doanh và 05 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài Tuy nhiên, dữ liệu của các
NHTM có tính bảo mật cao, chỉ có những NHTM niêm vết trên sản giao dịch chứng
khốn mới cơng bố đầy đủ báo cáo tài chính có thuyết minh chỉ tiết theo từng quý,
còn các NHTM khác chỉ công bố báo cáo tài chính theo năm và không có phần
Trang 16Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM tại Việt Nam, đề tài muốn sử đụng mẫu nghiên cứu đủ lớn để kết quả có tính xác thực cao Vì thế, tác giả sử dụng dữ liệu của 27 NHTM có công bố báo cáo tài chính tất cả các năm trong giai đoạn từ 2007 đến
2013 Đề tài chọn giai đoạn này vì đây là giai đoạn chứng kiến nhiều sự kiện thăng
trầm của hệ thống ngân hàng Việt Nam Năm 2007 là năm phát triển mạnh mẽ của
hệ thống NHTM Cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 2008 là một biến cố lớn của
nền kinh tế, mức độ ảnh hưởng của nó lan rộng sang các năm sau Các NHTM tại
Việt Nam buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh để ứng phó với khủng hoảng
Giai đoạn 2007-2013 sẽ thể hiện rõ vai trò của các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Trước tiên và quan trọng, dé tai sé tiến hành lược khảo các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Sau đó, đề tài sẽ xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và 5 mô hình nghiên cứu Trong các mô hình nghiên cứu, các biến phụ thuộc được xác định là thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, thu nhập từ dịch vụ trên tổng tài sản,
thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng trên tổng tài sản, thu nhập từ kinh doanh
chứng khoán trên tổng tài sản và thu nhập từ góp vốn, mua cỗ phần trên tông tài sản Đồng thời, các biến độc lập được xác định bao gồm: tổng tiền gửi trên tổng tài
sản, cho vay trên tổng tài sản, tương tác giữa cho vay và huy động trên tổng tài sản, ROE tương đối, nợ xấu trên tông cho vay, ngoại bảng trên tổng tài sản và logarit cơ
số tự nhiên của tổng tài sản Kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy sẽ được sử dụng là cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu cũng như giải
thích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi Có thể nói,
phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp định lượng
Những dữ liệu được dé tai thu thập từ các báo cáo tài chính, các thuyết minh
báo cáo tài chính của các NHTM trong giai đoạn 2007-2013 Dữ liệu nghiên cứu
được thể hiện theo dữ liệu dạng bảng Đồng thời, đề tài sẽ sử dụng phương pháp
ước lượng mô hình hồi quy thích hợp và kiểm soát các đị biệt trong mô hình để đo
Trang 17Chuong 1: Gidi thiéu tổng quan nghiên cứu eran
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu đo lường tác động của các yếu tô huy động vốn và cho vay cũng như một số yếu tố bên trong khác ảnh hưởng đến thu ˆ
nhập ngoài lãi.của các NHTM tại Việt Nam Chính vì vậy, dé tai nay có một số ý nghĩa sau:
e Đề tài giúp nâng cao ý thức về tầm quan trọng của thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập mà ngân hàng đạt được cũng như các yếu tố tác động đến khoản thu nhập này của các NHTM tại Việt Nam
e_ Các giải pháp được trình bay trong dé tai có tinh khả thi cao trong việc
gia tăng thu nhập ngoài lãi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, uy tín, cũng như thương hiệu của các NHTM
1.8 Kết cầu đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được trình bày theo năm chương như sau:
Chương một giới thiệu tổng quan về nghiên cứu và giải thích sự cần thiết khi thực hiện đề tài nghiên cứu này
Chương hai là chương rất quan trọng và nội dung trong chương này là cơ sở nền tảng cho để tài Trong chương này, cơ sở lý thuyết về thu nhập ngoài lãi và
những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của các yếu tố huy động vốn, cho vay và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi sẽ được đúc kết
Chương ba sẽ trình bày rõ phương pháp nghiên cứu Từ phương pháp này,
giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu sẽ được xây dựng và phát triển Đồng thời, cách thức chọn mẫu và cách đo lường các biến nghiên cứu sẽ được diễn giải
Tiếp theo, chương bốn sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm và
những thảo luận từ kết quả nghiên cứu Trong chương này, các giả thuyết nghiên cứu sẽ được chấp nhận hay bác bỏ Đồng thời, các tác động của các yếu tố huy động
vốn, cho vay và một số yếu tố bên trong ngân hàng đến thu nhập ngoài lãi cũng sẽ
được giải thích
Và sau cùng là chương năm Trong chương này, các kết quả nghiên cửu
chính trong đề tài sẽ được tóm tắt lại, đồng thời đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị
Trang 18CHƯƠNG 2
CO SO LY THUYET
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Trong chương 2, các lý thuyết liên quan đến thu nhập của ngân hàng, chủ yếu nhân mạnh và khảo sát các lý thuyết về thu nhập ngoài lãi và mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và các yếu tố
tác động được trình bày theo ba phần:
e Thu nhập ngoài lãi
e Ảnh hưởng của hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay đến thu nhập ngoài lãi
e_ Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi
2.1 Thu nhập ngoài lãi
21.1 Hoạt động của NHTM
Ngân hàng là loại hình tô chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất — đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán — và
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào
trong nén kinh té (Rose va Hudgins, 2010)
NHTM là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động huy động tiền gửi của công chúng, sử dụng tiền gửi huy động được để cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ tài chính khác (Nguyễn Minh Kiều, 2012) Các hoạt động của NHTM bao gồm:
e _ Hoạt động huy động vốn: NHTM được huy động vốn dưới nhiều hình
thức như nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân
trong và ngoài nước; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; vay vốn của các tô chức tín dụng khác trong và ngồi lãnh
thơ Việt Nam; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước; các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
e© Hoạt động cấp tín dụng: NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ
Trang 19Chuong 2: Ca so ly thuyết
nna a
xuất khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt _ động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất
e_ Hoạt động dich vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm các hoạt động sau: -
cung cấp các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước cho khách hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ
thu và phát tiền mặt cho khách hàng, dịch vụ thanh toán khác theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước, tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
e_ Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phan, tham gia thị trường tiền
tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ uý thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
2.1.2 Thu nhập của NHTM
Đầu tiên, ta cần tìm hiểu lý do và mục đích hình thành ngân hàng, từ đó hiểu
được nguồn gốc thu nhập của ngân hàng Có rất nhiều lý thuyết giải thích lý do ra đời của ngân hàng và các tô chức tài chính trung gian Trong hầu hết các lý thuyết,
ngân hàng ra đời với mục đích giảm nhẹ những vướng mắc ngăn cản dòng tiền từ
người thừa vốn đến người thiếu vốn vì thông tin bất cân xứng Sở đĩ ngân hàng có
thể giải quyết được khó khăn đó là do: ngân hàng ở vị trí tương đối thuận lợi để tập
hợp được nhiều thông tin về khả năng trả nợ của người đi vay; ngân hàng có khả
năng tốt hơn trong việc giảm sát người vay tiền; ngân hàng có thể gia tăng thanh khoản cho mình bằng các biện pháp huy động vốn từ hộ gia đình và doanh nghiệp;
và ngân hàng có thể đa dạng hóa các đặc tính rủi ro tín dụng bằng cách nắm giữ danh mục cho vay đa dạng
Các nghiên cứu này cũng nhận định rằng dòng tài chính căn bản để duy trì các hoạt động ngân hàng chính là các khoản lãi phải trả cho người gửi tiền và khoản
lãi thu được từ người đi vay tiền Đây cũng chính là nguồn thu nhập chủ yếu của
Trang 20
(1977), Fama (1980), Diamond va Dybvig (1983), Diamond (1984), Boyd va
Prescott (1986), James (1987), Gorton va Pennacchi (1990), Freixas va Rochet
(1999) va Saunders (2000)
Theo Rose và Hudgins (2010), thu nhập từ lãi là sự chênh lệch giữa thu lãi từ các khoản cho vay với chỉ phí trả lãi cho việc huy động nguồn vốn của ngân hàng -
Đây thường là một nhân tố quyết định đối với khả năng sinh lời của ngân hàng Thu
nhập lãi giảm thường báo hiệu một sự giảm sút trong kết quả hoạt động của ngân hàng — lợi nhuận sau thuế - và có lẽ cũng báo hiệu sự giảm sút trong cô tức trên mỗi
cỗ phiếu
Tuy nhiên, cùng với việc ứng dụng nhanh chóng tiến bộ công nghệ vào xử lý
dòng thông tin, cải thiện cơ sở hạ tầng liên lạc và thị trường tài chính, các mô hình NHTM đã phát triển hơn trong vòng hai thập kỷ qua Ngày nay, ngoài thu nhập lãi từ các hoạt động truyền thống, ngân hàng có thể gia tăng thu nhập của mình từ các hoạt động ngoài truyền thống để tạo ra thu nhập ngoài lãi Đó là những khoản thu không trực tiếp liên quan đến các hoạt động lãi suất Nó bao gồm phí dịch vụ trên
tài khoản tiền gửi, thu nhập từ hoạt động sử dụng uy tín ngân hàng và phí dịch vụ
(De Young và Rice, 2004)
Sự hiện diện và gia tăng thu nhập ngoài lãi tại các NHTM qua thời gian đã
được đề cập và thảo luận trên các diễn đàn (như tham luận của Feldman và Schmidt,
1999) và đã được các tác giả ở nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng mô hình
nghiên cứu nhiều mặt của thu nhập ngoài lãi như các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
ngoài lãi, thu nhập ngoài lãi và hiệu quả tài chính của ngân hàng, đa dạng hoá thu nhập ngân hàng, thu nhập ngoài lãi và vấn đề rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Một số lý thuyết về thu nhập ngoài lãi của ngân hàng bao gồm Stiroh (2004a,b), Li va Yi (2006), Stiroh (2006), Shahimi va ctg (2006), Kunt va Huizinga (2010), Altunbas va ctg (2011), Moshirian va ctg (2011), Teimet va ctg (2011), Kohler (2012), Kohler (2013), Karakaya va Er (2013), Gurbuz va ctg (2013)
Các nguồn thu khác ngoài những khoản thu từ cho vay được gọi đơn giản là thu ngoài lãi và bao gồm thu phí từ hoạt động cung cấp các dịch vụ tín thác, thu phí
từ dịch vụ tiền gửi, thu phí từ các dịch vụ khác của ngân hàng Gần đây, các NHTM
đã hướng tới mục tiêu thu ngoài lãi, còn được gọi là thu từ phí và coi đây là một
nguồn thu quan trọng trong tương lai Với sự phát triển ngày càng mạnh của danh
Trang 21Chuong 2: Co so ly thuyết ỮẮiỗằšằẵšặœ5.ồÖỐ'Ö-.ồồỖỒ———ngaaannuuunnnnơnnnnnnnnngnnnnnnnn
mục dịch vụ (như mơi giới chứng khốn, bảo hiém, va các dịch vụ tín thác), các ngân hàng đã tìm được một kênh đầy hứa hẹn trong việc đây mạnh hiệu quả kinh doanh, đa dạng hoá các nguồn thu, và loại trừ hữu hiệu ảnh hưởng của biến động lãi suất tới thu nhập (Rose và Hudgins, 2010)
Tại Việt Nam, khái niệm về thu nhập của ngân hàng cũng được nhiều tác giả
đề cập Có thể kế đến nhận định của Nguyễn Minh Kiều (2012): Thu nhập của
NHTM chủ yếu có được từ hai nguồn: thu nhập ròng từ lãi và các khoản thu nhập
ngoài lãi bao gồm thu nhập ròng từ các khoản phí dịch vụ, thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và thu nhập từ các hoạt động khác
Ở một khía cạnh khác, khi xem xét và đánh giá các sản phẩm dịch vụ NHTM cung cấp cho khách hàng, trong khi thu nhập lãi được tạo ra từ dịch vụ tín dụng, thì
thu nhập ngoài lãi có được từ các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp cho khách
hàng, đó là các dịch vụ phi tín dụng Theo Từ điển thuật ngữ ngân hàng của Nhà: xuất bản giáo dục Barron, xuất bản lần thứ 5 của Thomas P Fitch, dịch vụ phi tín dụng là các dịch vụ ngân hàng dựa trên lệ phí, không liên quan đến việc mở rộng tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các ngân hàng đại lý hoặc khách hàng Thêm vào
đó, theo Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thuỷ (2012) và Phạm Anh Thuỷ (2012),
dịch vụ phi tín dụng là dịch vụ được ngân hàng cung cấp tới khách hàng đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập nhất định, không bao gồm dịch vụ tín dụng
Dịch vụ phi tín dụng mang lại nguồn thu cho ngân hàng ngoài nguồn thu từ dịch vụ
tín dụng, thể hiện qua các khoản phí như dịch vụ tài khoản thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ bảo lãnh thu phí, dịch vụ tư vấn, dịch vụ uý thác, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
Như vậy, từ các định nghĩa trên, có thể tóm tắt về thu nhập ngoài lãi như sau:
thu nhập ngoài lãi là các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tin dung; hoat
dong kinh doanh ngoai hối và vàng: hoạt động mua bán chứng khoán; thu nhập cỗ
tức từ góp vốn, mua cỗ phần và các hoạt động khác (không phải hoạt động tạo thu
Trang 22
2.1.3 Thu nhập ngoài lãi và tình hình tài chính ngân hang
Các NHIM, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, hoạt động với mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn và phát triên bền vững trong đài hạn Vì thế, khi nghiên cứu thu nhập ngoài lãi, ta cần xem xét mức độ tác động của nó trong mỗi quan hệ với tình hình tài chính của ngân hàng
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng cũng tìm cách gia tăng thu nhập ngoài
lãi vì nó có những đặc điểm khác hơn so với thu nhập lãi, từ đó tạo ra nguồn thu
nhập đa dạng hơn và ôn định hơn cho ngân hàng (Feldman và Schmidt, 1999) Từ
những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ trước, thu nhập lãi và thu nhập ngoài
lãi tại các quốc gia phát triển đã gia tăng với tốc độ tương đương nhau Đến những
năm 80, tốc độ tăng trưởng của thu nhập ngoài lãi bắt đầu trội hơn và đến thập niên
90, tốc độ tăng của thu nhập ngoài lãi đã gần gấp đôi tốc độ tăng của thu nhập lãi Điều này cho thấy các ngân hàng đã chuyển đổi từ thu nhập dựa trên các hoạt động trung gian truyền thống (vốn chưa đựng nhiều rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất) sang
thu nhập dựa trên phí của các sản phẩm và dịch vu tai chinh (Feldman va Schmidt, 1999) Việc đa dạng hóa thu nhập bằng cách mở rộng thêm các sản phẩm và dịch vụ thu phí mới giúp làm giảm biến động của thu nhập (Bon-Sung Gu và Woojin Kim,
2004) Vì thé, xây dựng được những sản phẩm có sức thu hút khách hàng sẽ đóng
góp một lượng đáng kê vào hiệu quả tài chính của một NHTM
Tuy nhiên, theo De Young và Roland (2001), các yếu tố tạo ra biến động thu
nhập cần được xem xét trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi
và hiệu quả ngân hàng Các tác giả đưa ra các lý do tại sao thu nhập ngoài lãi có thể làm gia tăng sự biến động của tổng thu nhập ngân hàng Đầu tiên, hầu hết các khoản vay ngân hàng đều có thể dễ dàng tạo ra được những khoản lợi nhuận lớn và ỗn định, trong khi các hoạt động thu phí dịch vụ góp nhặt lợi nhuận từ những khoản
phí nhỏ và không ôn định do khách hàng có thể đễ dàng chuyển sang sử dụng dịch
vụ của ngân hàng khác Do đó, mặc dù có rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất, thu nhập
lãi vẫn mang tính ổn định và bên vững hơn thu nhập ngoài lãi Thứ hai, việc mở rộng hoạt động thu phí dịch vu sé lam tang chi phi cố định (như chi phí đầu tư cho
hạn tầng công nghệ và nhân lực .) trong khi phần lớn chỉ phí phát sinh thêm từ
việc tăng cường cho vay chỉ là chỉ phí huy động vốn Thứ ba, trái ngược với hoạt
động cho vay, hoạt động thu phí đòi hỏi nguồn vốn không én định Đa số các sản
12
Trang 23_ Chương 2: Cơ sở lý thuyết ‘a
phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng đều chứa đựng ứng dụng công
nghệ Khi công nghệ có sự cải tiến, các ngân hàng buộc phải cập nhật, thay đôi theo
để làm mới sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, từ đó phát sinh thêm chi phí ngoài dự tính Vì thế, hoạt động ngoài truyền thống có thể đòi hỏi đòn bẩy hoạt động lớn hơn hoạt động truyền thống, làm cho tổng thu nhập của ngân hàng có thé dé bi tốn
thương hơn, ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của NHTM
Nghiên cứu cũng cho rằng những ngân hàng được quản lý tốt sẽ ít quan tâm
đến thu nhập ngoài lãi, và sự gia tăng biên thu nhập ngoài lãi có liên quan đến việc
làm giảm sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận Ngoài ra, các tác giả cũng nhận
định, thu nhập ngoài lãi nên cùng tồn tại, hơn là thay thế, thu nhập lãi nhằm đem
đến hiệu quả tài chính tốt nhất cho ngân hàng
Stiroh (2004a,b) cũng nhận thấy có mối liên hệ giữa việc gia tăng vào hoạt
động tạo thu nhập ngoài lãi của các NHTM Mỹ với việc giảm rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, nhưng lại cho rằng việc đa dạng hóa thu nhập ít đóng góp vào sự phát triển của ngân hàng Tuy nhiên, Staikouras và Wood (2003) nghiên cứu tác
động của việc đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng tại 15 quốc gia Châu Âu
khác nhau đã cho kết quả khác hẳn Trong khi họ cũng kết luận rằng thu nhập ngoài
lãi bất ổn hơn thu nhập lãi, họ lại tìm thấy có mỗi quan hệ ngược chiều giữa hai
dong thu nhap nay, dẫn đến họ kết luận thu nhập ngoài lãi có xu hướng tạo sự bền vững cho thu nhập của ngân hàng Đây là kết luận trái ngược với nghiên cứu tại
Mỹ
Lý giải cho sự trái ngược này, De Young và Rice (2004) cho rằng, sự khác biệt về cấu trúc và môi trường pháp lý cũng như quy định của từng ngân hàng đã
làm cho nghiên cứu ở Châu Âu và Mỹ có kết quả khác nhau Các ngân hàng ở Mỹ thường là khá non trẻ và có quy mô nhỏ hơn những ngân hàng bề thế, lâu đời tại Châu Âu Vì thế, các tác giả đề xuất sự kết hợp giữa kinh nghiệm, quy mô ngân hàng và tư vấn chuyên sâu sẽ giúp một ngân hàng trung bình tại Châu Âu khai thác
được những tiềm năng từ việc đa dạng hoá thu nhập Tuy nhiên, điều này cần được nghiên cứu sâu hơn nữa
Mặc dù việc nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến tình hình tài
chính của NHTM vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận sự gia tăng
ngày càng nhanh của thu nhập ngoài lãi trong cơ cầu thu nhập của ngân hang
Trang 24
Chúng ta cùng xem xét thêm về một khía cạnh khác của thu nhập ngoài lãi, đó là
những nghiên cứu về tác động của thu nhập ngoài lãi đến nguồn thu nhập chung của ị
NHTM
2.1.4 Đo lường thu nhập ngoài lãi
Thu nhập ngoài lãi hình thành và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong thu
nhập của NHTM Có nhiều phương pháp để nghiên cứu tác động của thu nhập
ngoài lãi đến tổng thu nhập của NHTM Hai trong nhiều phương pháp phổ biến là
đo lường tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trong tổng tài sản ngân hàng và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng
Trong nghiên cứu của De Young và Rice (2004) về thu nhập ngoài lãi của
các NHTM Mỹ trong khoảng thời gian từ 1984 đến 2001, các tác giả sử dụng ba
phương pháp khác nhau để xem xét tác động của thu nhập ngoài lãi Đầu tiên, họ dùng tổng thu nhập hoạt động làm tiêu chuẩn đo lường Kết quả cho thấy có sự gia tăng không lớn của thu nhập ngoài lãi qua thời gian: thu nhập ngoài lãi tăng trung
bình 17% tại các ngân hàng có quy mô lớn (tổng tài sản trên 1ty dé la MY) và tang
khoảng 16% ở các ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ Tiếp theo, khi họ thay thế tiêu
chuẩn đo lường bằng tổng tài sản thì nhận được kết quả tăng trưởng ấn tượng: thu
nhập ngoài lãi tăng bình quân 79% trên tổng tài sản ở các ngân hàng quy mô lớn và tăng khoảng 26% ở các ngân hàng quy mô nhỏ trong giai đoạn từ 1984 đến 2001 Cuối cùng, De Young và Rice tính toán chỉ tiêu chung cho cả ngành công nghiệp
ngân hàng Qua thời gian, thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động toàn
ngành tăng 72% và thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản toàn ngành tăng khoảng 125%
Những số liệu trên đã làm sáng tỏ nhiều điểm quan trọng Thứ nhất, thu nhập
ngoài lãi ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với thu nhập hoạt động của NHTM Điều
này không chỉ đúng ở Mỹ Kaufman và Mote (1994) cũng tìm thấy sự gia tăng tỷ lệ
thu nhập ngoài lãi trong lĩnh vực ngân hàng ở hầu hết tất cả các nước phát triển
trong thời gian từ 1982 đến 1990 Thứ hai, tại các ngân hàng có quy mô lớn, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lớn hơn và tăng trưởng nhanh hơn so với tỷ lệ này tại các ngân
hàng có quy mô nhỏ Thứ ba, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao của toàn ngành ngân hàng có được là đo chỉ một số lượng nhỏ ngân hàng đã góp phần tạo ra một lượng lớn thu nhập ngoài lãi cho toàn ngành Thật vậy, chỉ 1% ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài
Trang 25
: Chương 2: Cơ sở lý thuyết
— iiii—
lãi trên tổng tài sản cao nhất toàn ngành nhưng chiếm gần 18% toàn bộ thu nhập
ngoài lãi của hệ thống NHTM Mỹ trong năm 2001
Nhìn tông thể tăng trưởng thu nhập ngoài lãi tại các NHTM cho thấy dường
như hoạt động trung gian đang trở nên kém quan trọng trong chiến lược kinh doanh
ngân hàng Tuy nhiên, nghiên cứu của De Young và Rice (2004) đã chỉ ra rằng sự
tương quan giữa lợi nhuận ngân hàng và thu nhập lãi biên của ngân hàng không hề
giảm đi qua thời gian Thu nhập ngoài lãi tồn tại đồng thời hơn là thay thế thu nhập
lãi tại NHTM và có sự đóng góp ngày càng tăng vào tổng thu nhập ngân hàng Việc
đo lường thu nhập ngoài lãi bằng các phương pháp khác nhau đã khẳng định tầm
quan trọng và vai trò không thê thiếu của hoạt động ngoài truyền thống, cụ thể là dịch vụ ngân hàng, trong việc ôn định và tăng trưởng thu nhập NHTM
2.1.5 Vai tro phát triển hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi của NHTM
Trong bối cảnh hoạt động tín dụng hiện nay còn nhiều khó khăn, việc nhấn
mạnh vai trò phát triển hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi và tìm cách đây mạnh các dịch vụ này là điều cần thiết Dịch vụ thu phí của ngân hàng mang lại rất nhiều lợi ích cho cả phía nhà cung cấp dịch vụ và cả phía khách hàng Nói cách khác, hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi, hay hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, trong đó
chiếm phân lớn là cung cấp các dịch vụ phi tín dụng, đã mang lại lợi ích cho toàn xã
hội và cả nền kinh tế Khi để cập đến vai trò của hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi, cần xem xét vai trò của nó đối với NHTM, đối với khách hàng và với nền kinh tế xã
hội
2.1.5.1 Đối với NHTM
Theo Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thuy (2012), sự phát triển các hoạt
động tạo thu nhập ngoài lãi, cụ thể là các loại hình dịch vụ ngân hàng, có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tỐn tại của một ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế Có thể kế đến: | e Thứ nhất, hoạt động ngoài truyền thống góp phần đa dạng hoá các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng
khách hàng Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc đa dạng và phát triển các địch vụ ngân hàng sẽ đem lại ưu thế vượt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng Dịch vụ ngân hàng hiện đại, phong
15
Trang 26
phú, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ thu hút được khách hàng đến với mình l
e Thứ hai, phát triển sản phẩm dịch vụ tạo thu nhập ngoài lãi góp phần
nâng cao uy tín và vị thế của NHTM Do đó, phát triển dịch vụ ngân hàng _ để đáp ứng tối ưu nhu cầu mà nền kinh tế yêu cầu, góp phần củng cô sự
lớn mạnh và nâng cao uy tín, vị thế của NHTM trong nền kinh tế | e Thit ba, việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng góp phần phân tán rủi ro
cho ngân hàng Nếu như hoạt động tín dụng chứa nhiều rủi ro thì hoạt
động phi tín dụng chứa rất ít rủi ro và mang lại nguồn thu én định cho
ngân hàng
e Tiếp theo, hoạt động ngoài truyền thống làm tăng lợi nhuận của NHTM Trong hoạt động của một NHTM hiện đại, lợi nhuận không chỉ tập trung chủ yếu từ sản phẩm tín dụng mà còn được khai thác từ các sản phẩm dịch vụ khác Một đặc điểm riêng của kinh doanh ngân hàng là sản phẩm địch vụ ngân hàng mang tính bể trợ cao Mỗi sản phẩm ra đời dựa trên sự
phát triển của dịch vụ truyền thống và kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ mới Dịch vụ ngân hàng phát triển giúp cho hoạt động
huy động vốn và đầu tư cũng phát triển theo Đến với ngân hàng, khách - ì hàng mở tài khoản giao dịch, thực hiện các giao dịch từ tài khoản của
mình Qua tài khoản khách hàng, ngân hàng có thể tăng huy động vốn, i tận dụng tối đa sử dụng tiền nhàn rỗi cho đầu tư
e Va cuối cùng, dịch vụ phi tín dụng góp phần thúc đây quan hệ hợp tác, |
“hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Để phát triển dịch vụ
ngân hàng theo hướng hiện đại, các ngân hàng buộc phải có sự liên kết hợp tác với nhau Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu cho phép các ngân
hàng trên toàn thế giới có cơ hội hợp tác, liên kết để cùng phát triển, một
ngân hàng có thê hoạt động cung cấp dịch vụ đến khắp nơi trên toàn thé
giới thông qua sự liên kết với các ngân hàng quốc tế và các tổ chức kinh
tế quốc tế
Tại Việt Nam hiện nay, phát triển hoạt động dịch vụ tạo thu nhập ngoài lãi là
cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi co cấu kết quả hoạt động kinh doanh của 7
Trang 27Chương 2: Cơ sở lý thuyết
ngân hàng Các NHTM Việt Nam đa phần kinh doanh theo cách thức cô điền,
doanh thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ Với điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều rủi ro _ nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ tín dụng sẽ rất bấp bênh Chính vì vậy NHTM Việt Nam đây nhanh phát triển dịch vụ phi tín dụng để gia tăng nguồn thu dịch vụ
trong cơ cầu thu nhập của mình
Các NHTM Việt Nam đã có nhiều cố găng trong việc tăng cường tiềm lực tài chính, kênh phân phối hỗ trợ cho việc phát triển địch vụ phi tín dụng; Chất lượng
dịch vụ phi tín dụng từng bước được cải thiện và nâng cao dựa trên nền tảng công nghệ hiện đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng và đặc biệt lợi nhuận từ dịch vụ phi tín dụng tăng liên tục qua các năm, cụ thé:
Lợi nhuận từ dịch vụ phi tín dụng góp phần không nhỏ vào tông thu nhập hoạt động của ngân hàng trong điều kiện các hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi
ro, các hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán gặp nhiều khó khăn trong thời
điểm hiện nay
Thêm vào đó, các NHTM Việt Nam không ngừng tăng cường sức mạnh nguồn nhân lực, phát triển sản phâm dịch vụ và quan tâm công tác chăm sóc khách
hàng Các NHTM Việt Nam quan tâm nâng cao sức mạnh nguồn nhân lực thông
qua các chính sách tuyển dụng, chính sách thu nhập, chính sách đào tạo và bỗ
nhiệm hợp lý Các NHTM Việt Nam không ngừng cải thiện thu nhập của đội ngũ
cán bộ nhân viên ngân hàng, chăm lo đời sống vật chất và tỉnh thần
Ngoài ra, các NHTM Việt Nam có hệ thống mạng lưới rộng khắp, am hiểu thị trường nội địa và đội ngũ khách hàng khá đông đảo Các NHTM Việt Nam nhận được sự quan tâm và bảo hộ đặc biệt từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Khi thực hiện cam kết mở cửa thị trường tài chính, Nhà nước luôn có những bước
đi thận trọng tạo điều kiện tối đa cho các NHTM Việt Nam
2.1.5.2 Đối với khách hàng
Theo Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thuỷ (2012), dịch vụ ngân hàng nói
Trang 28° Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chỉ phí Khi các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng phát triển sẽ phục vụ cho hoạt động đời sống cũng như sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, giúp họ tiết kiệm thời gian-và chi phí do khắc phục được khó khăn về không gian và thời gian, cũng như năng lực tài chính Không có sự tham gia của ngân hàng, để
thực hiện thanh toán khách hàng phải dùng tiền mặt, phát sinh nhiều rủi
ro và chỉ phí Dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng đã
giảm thiểu các hạn chế này Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử thực sự là những sản phẩm cần thiết cho mỗi khách hàng
e Cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả thông qua các dịch vụ phi tín
dụng mà ngân hàng cung cấp, khách hàng không chỉ được đáp ứng các nhu cầu đơn giản nhất của mình mà còn được tư vẫn hay nhanh chóng
tiếp cận thông tin tin cậy, kịp thời Từ đó có thể đưa ra quyết định kinh |
doanh đúng đắn đem lại hiệu quả cao Trong các loại dịch vụ phi tín !
dụng, giao dịch xuất nhập khẩu có lợi ích nổi trội đối với khách hàng Khách hàng sẽ được tư vấn về thông lệ quốc tế, hướng dẫn về kỹ thuật
thanh toán quốc tế, từ đó giảm rủi ro, tăng lợi nhuận, tạo sự tin tưởng,
thân thiết với các bạn hàng nước ngoài
e _ Giúp khách hàng nâng cao trình độ hiểu biết sử dụng dịch vụ Các dịch
vụ phi tín dụng do ngân hàng cung cấp thường hàm chứa các yếu tố tri
thức cao, vì vậy kích thích người tiêu dùng tìm hiểu và tiếp cận với
những yếu tố công nghệ hiện đại, giúp nâng cao trình độ nhận thức và "hiểu biết của khách hàng Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khách hàng không cần phải đến ngân hàng giao dịch mà chỉ cần sử dụng máy vi tính, sử dụng các dịch vụ hiện dai, nhu internet banking, home banking, va phone banking Đây là những sản phẩm của công nghệ hiện
đại, giúp nâng tầm hiểu biết cho khách hàng
2.1.5.3 Đối với nền kinh tế xã hội
Ngoài vai trò đối với NHTM và khách hàng, hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi đã góp phần không nhỏ cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế xã hội Theo
Trang 29Chương 2: Cơ sở lý thuyết Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thuỷ (2012), các vai trò ấy được thê hiện ở các điểm:
se Góp phân tăng cường sự luân chuyên của dong von trong nên kinh tê,
thúc đây sản xuất, tăng trưởng kinh tế Dịch vụ ngân hàng nói chung và dich vu phi tin dụng nói riêng có tác động tới tông thê các lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,
xuất nhập khẩu Bằng việc cung cấp những loại sản phẩm dịch vụ đa
dạng, NHTM giúp hoạt động kinh tế trở nên thuận lợi, nhanh chóng và an
toàn hơn, đồng thời hạn chế lưu thông tiền mặt, giúp giảm đáng kê chỉ
phí in ấn, vận chuyên, bảo quản Hoạt động ngân hàng thúc đây huy động
tối đa nguồn lực tiền tệ trong cộng đồng để phục vụ đầu tư phát triển kinh
tế Có thể nói hoạt động ngân hàng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hầu hết các khía cạnh của nền kinh tế
e_ Bên cạnh đó, hoạt động ngoài truyền thống của NHTM còn thúc đây nền
kinh tế quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới Ngày
nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã được coi là tất yếu Trong xu hướng đó, từng quốc gia không ngừng khai thác những nguồn lực của
mình, chủ động hội nhập vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới
Dịch vụ phi tín đụng của ngân hàng thúc đây nền kinh tế phát triển theo
xu hướng nên kinh tế tri thức, bởi nó ứng dụng nhiều thành tựu của công
nghệ thơng tin
e©_ Ngồi ra, xét ở một góc độ nào đó thì phát triển dịch vụ phi tín dụng còn
_ có thể được coi là góp phần đẩy mạnh quá trình minh bạch hoá tài chính
trong nền kinh tế, đóng góp tích cực vào việc ngăn chặn các tệ nạn kinh tế xã hội như tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, tạo điều kiện cho Ngân
hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ, lành mạnh hoá
nền kinh tế, thúc đây nền kinh tế quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế
giới ngày càng sâu, rộng hơn
Trang 302.2 Ảnh hưởng của hoạt động huy động vốn và cho vay đến thu nhập ngoài lãi Kể từ khi hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi được các ngân hàng chú trọng phát triển, đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này tại các quốc gia khác nhau Tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi nền kinh tế, các mô hình nghiên cứu tìm ra các yếu tố khác nhau cũng như mối tương quan khác nhau tác động đến thu nhập ngoài lãi, nhưng tựu chung, đó chính là các mặt hoạt động khác nhau của ngân hàng và đặc điểm riêng của từng ngân hàng
Như đã đề cập ở phần khái niệm thu nhập, hoạt động truyền thống của
NHTM bao gồm hoạt động huy động vốn và cho vay đem lại nguồn thu nhập chủ -
yếu từ lãi Khi ngân hàng mở rộng chiến lược kinh doanh của mình ra các hoạt động ngoài truyền thống, hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi và hoạt động tạo thu nhập lãi
có xu hướng tương quan nhau hơn là thay thế lẫn nhau, và chịu ảnh hưởng bởi cùng
một tác động (Teimet và ctg., 2011) Chính vì thế, hoạt động huy động vốn và hoạt
động tín dụng là hai yếu tố quan trọng và chính yếu, được ưu tiên khảo sát trong các mô hình nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi
2.2.1 Ảnh hưởng của hoạt động huy động vốn đến thu nhập ngoài lãi
Đầu tiên cần đề cập đến khả năng của ngân hàng đạt được thu nhập ngồi lãi thơng qua mối quan hệ tiền gửi với khách hàng, từ đó tăng khả năng cung cấp dịch
vụ và cơ hội bán chéo sản phẩm Tiền gửi là nên tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng Đây là khoản mục duy nhất trên Bảng cân đối kế toán giúp
phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác Huy động vốn là cơ sở
chính của các khoản cho vay và do đó, nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng (Rose và Hudgins, 2010) Bên cạnh đó, hoạt động huy
động vốn giúp ngân hàng khai thác nguồn khách hàng gửi tiền để chào bán thêm
các dịch vụ thu phí khác (De Young và Rice, 2004) Từ thập kỷ 1990, nhiều ngân hàng đã bắt đầu đưa ra các sản phẩm đầu tư tiền gửi để phù hợp hơn với su thay déi trong sở thích đầu tư của công chúng: tăng cường đầu tư vào trái phiếu, cô phiếu công ty, cỗ phiếu của quỹ đầu tư thay vì gửi tiền vào các tài khoản truyền thống Mặc dù các ngân hàng không tạo thêm được nguồn vốn từ các sản phẩm đầu tư phi tiền gửi, các dịch vụ này có thể tạo ra thu nhập từ phí làm tăng thu nhập ròng và
giúp duy trì khách hàng cho ngân hàng, những người có thể rời bỏ ngân hàng và
tiến hành các giao dịch tài chính thông qua một tổ chức tài chính phi ngân hàng
20
Trang 31
Chương 2: Cơ sở lý thuyết ee
khác (Rose va Hudgins, 2010) Ngoai ra, theo Craigwell va Maxwell (2005), Sherene Bailey-Tapper (2010), những ngân hàng không tận dụng được mối quan hệ
thân thiết với khách hàng gửi tiền sẽ không hỗ trợ được cho hoạt động thu phí dịch
vụ Mặt khác; việc đo lường khả năng và chất lượng cung cấp dich vụ cho khách
hàng cá nhân cũng là yếu tố được các tác giả trong đó có Busch và Kick (2009) xem xét Khách hàng sẽ sẵn sàng trả mức phí cao hơn cho các dịch vụ cá nhân chất lượng cao và giúp họ thể hiện đẳng cấp
Một nguồn vốn khác không kém phần quan trọng mà ngân hàng có thê huy
động để tài trợ cho các hoạt động của mình, đó là nguồn vốn phi tiền gửi Khi số
lượng và sự tăng trưởng của tiền gửi không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu xin vay
và đầu tư mà ngân hàng muốn thực hiện và thoả mãn những đòi hỏi về dự trữ đối với tiền gửi, ngân hàng có thể đáp ứng các yêu cầu về vốn thông qua việc vay trên
thị trường liên ngân hàng, vay nước ngoài, bán các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyên nhượng, vay từ ngân hàng trung ương, thương lượng bằng hợp đồng mua lại chứng khoán với các cá nhân và tổ chức có thặng dư tạm thời về vốn, hoặc phát hành giấy nợ ngắn hạn (Rose và Hudgins, 2010)
2.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động cho vay dến thu nhập ngoài lãi
Yếu tế thứ hai luôn được các nghiên cứu khảo sát là mức độ tương quan của hoạt động cho vay tác động đến thu nhập ngoài lãi Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng — để tài trợ cho chỉ tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay
thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế Hơn nữa, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chỉ phí thấp hơn (Rose và Hudgins, 2010) Hoạt động tín dụng đem về cho ngân hàng thu nhập từ lãi, đây là nguồn thu chủ yếu và đặc trưng của ngân hàng Tuy nhiên, hoạt động này xét về
tổng thể lại có tác động tiêu cực đến nguồn thu ngoài lãi Tất cả các nghiên cứu
Trang 32tài sản lớn, chứng tỏ ngân hàng đó rất chú trọng đến hoạt động tạo ra thu nhập lãi, ít quan tâm đến hoạt động thu phí dịch vụ
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu tác động của hoạt động cho vay đến thu nhập
ngoài lãi, các tác giả ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới còn tìm hiểu cụ thể, chỉ tiết sự ảnh hưởng của từng loại hình cho vay trong tổng danh mục tín dụng Kết quả cho thấy, đối với tỷ trọng cho vay bất động sản và cho vay thương mại và công nghiệp, De Young va Rice (2004) ở Mỹ, Sherene Bailey-Tapper (2010) tai Jamaica
đã tìm thấy mối tương quan nghịch chiều đến thu nhập ngoài lãi, trong khi
Craigwell và Maxwell (2005) với nghiên cứu tại các nước vùng Caribbean lại tuyên bố kết quả ngược lại Thêm vào đó, danh mục cho vay cá nhân trong nghiên cứu của Craigwell và Maxwell (2005) và Sherene Bailey-Tapper (2010) đều có tác động
tích cực đến thu nhập ngoài lãi Điều này chứng tỏ tỷ lệ cho vay cá nhân càng lớn thì sẽ càng có nhiều cơ hội tạo ra thu nhập phí khi khách hàng sử dụng thêm các
dịch vụ khác của ngân hàng |
2.2.3 Ảnh hưởng tương tác giữa hoạt động cho vay và hoạt động huy động vốn đến thu nhập ngoài lãi
Có một chỉ số quan trọng thể hiện xu hướng kinh doanh của ngân hàng, đó là chỉ số cho vay trên tổng tiền gửi Ngoài việc đo lường độ rủi ro thanh khoản, chỉ số
này còn được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn
huy động vào hoạt động cho vay Một NHTM khi được cấp phép thành lập phải có
vốn điều lệ theo quy định Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định
như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để
ngân hàng có thê thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này, ngân hàng phải huy
động từ khách hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2012) Chính vì thế, hoạt động tín dụng
ngân hàng cũng phải dựa vào nguôn vôn này đề tăng trưởng Việc sử dụng vôn huy
động càng hiệu quả lại càng giúp ngân hàng ổn định và gia tăng thu nhập lãi vì chỉ
phí trả lãi tiền gửi đã được bù đắp bởi nguồn thu từ lãi cho vay
Chỉ số này đã được Craigwell và Maxwell (2005) sử dụng trong mô hình nghiên cứu của họ Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi chỉ số cho vay trên tổng tiền
gửi cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động tốt, đồng thời cũng cho thấy
22
Trang 33
Chuong 2: Cơ sở lý thuyết
ngân hàng chú trọng vào hoạt động cho vay, hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi vì thế bị xem nhẹ
2.3 Một số yếu tổ khác ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi
23.1 Hiệu quả quân lý của ngân hàng
Về bản chất, NHTM cũng đơn giản chỉ là một tập đoàn kinh doanh được tô
chức vì mục tiêu tối đa hoá giá trị của cô đông với mức rủi ro có thể chấp nhận
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng đang phải chịu những sức ép rất lớn: một
mặt phải đáp ứng các mục tiêu của cô đông, nhân viên, người gửi tiền và các khách hàng vay vốn; mặt khác lại phải đảm bảo yêu cầu của các nhà lập pháp về sự lành
mạnh của danh mục cho vay, đầu tư cũng như của chính sách hoạt động mà ngân
hang da dé ra Để đánh giá được hiệu quả hoạt động ngân hàng, có khá nhiều chỉ
tiêu định tính cũng như định lượng được sử dụng rộng rãi với dữ liệu được lấy trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập Hai trong các chỉ tiêu quan trọng nhất đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng hiện nay gồm tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) Những khía cạnh về khả năng sinh lời mà các tỷ lệ nêu trên phản ánh không khác nhau đáng kê
ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý Nó chỉ ra khả năng của hội
đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu
nhập ròng Ngược lại, ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cỗ đông
của ngân hàng Nó thê hiện thu nhập mà các cỗ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (Rose và Hudgins, 2010) Đây cũng là những chỉ tiêu được áp dụng phổ
biến tron các nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi Ngoài ra, các nghiên cứu về thu
nhập ngoài lãi của De Young và Rice (2004), Pennathur và ctg (2009), Kim va Kim (2010), Sherene Bailey-Tapper (2010) còn sử dụng chỉ tiêu ROE tương đối hoặc ROA tương đối để đánh giá và so sánh hiệu quả chiến lược, hiệu quả quản lý và
hoạt động của mỗi ngân hàng trong mối tương quan với các ngân hàng khác
2.3.2 Chất lượng tín dụng
Tại các NHTM, tín dụng là hoạt động chính yếu và khác biệt so với các loại hình kinh doanh khác Việc xem xét chất lượng tín dụng cũng không kém phần quan trọng khi để cập đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1⁄2 đến 2/3
23
Trang 34nguôn thu của ngân hàng Đồng thời, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một SỐ - nguyên nhân sau: quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng,
chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh
tế Ngoài ra, khi cạnh tranh trên thị trường tín dụng gia tăng và các khoản cho vay
kém chất lượng ngày càng nhiều thì một số lớn các ngân hàng đã chú trọng vào việc
tăng nguồn thu ngoài lãi Những khoản phí này củng cố tổng nguồn thu, giúp tăng
thu nhập ròng cho cỗ đông của ngân hàng (Rose và Hudgins, 2010) Pennathur và
ctg (2009) da tìm thay mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu cao với việc gia tăng các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi Thêm vào đó, Sherene Bailey-Tapper (2010) cũng
cho rằng chất lượng tín dụng có tác động với thu nhập ngoài lãi Cụ thể, khi dự phòng rủi ro hoạt động cho vay trên tổng dư nợ cho vay tăng lên, ngân hàng sẽ nỗ lực gia tăng hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi để bù đắp thu nhập
2.3.3 Hoạt động ngoại bảng
Ngoài các hoạt động truyền thống có tác động gián tiếp đến thu nhập ngoài
lãi, còn có những yếu tố phản ảnh các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập ngoài lãi Theo Rose và Hudgins (2010), trong những năm gần đây, các ngân hàng
đã chuyển rất nhiều dịch vụ đối với khách hàng thành các giao dịch tạo phí và
những giao dịch này không được ghi chép trên Bảng cân đối kế toán của ngân hàng
Những khoản mục ngoài bảng tiêu biểu bao gồm:
Hợp đồng cam kết cho vay: ngân hàng thu được phí từ việc cam kết cho
vay tối đa tới một số vốn nhất định trước khi hợp đồng hết hiệu lực
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng: ngân hàng nhận phí để cam kết bảo đảm việc
hoàn trả khoản vay của khách hàng cho một bên thứ ba
Hợp đồng tài chính phái sinh: ngân hàng có khả năng thu được lợi nhuận hoặc chịu rủi ro trên những tài sản mà hiện tại chưa sở hữu Các loại hợp đồng phái sinh bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi
Những hợp đồng này dùng để phòng ngừa rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất hoặc rủi ro
tỷ giá
Sự gia tăng trong các hoạt động ngoài bảng cân đối đã tạo ra những tác động đáng kể tới hoạt động cũng như tới sự thành công của các ngân hàng, cụ thể là hoạt
24
Trang 35
Chuong 2: Co sé ly thuyét [nnn
dong ngoai bang can đối là một trong những yếu tố đã thực sự giúp ngân hàng hạn chế những biến động trong thu nhập ròng Đối với thu nhập ngoài lãi, các nghiên cứu khác nhau cũng cho thấy những tác động của các hoạt động này Hoạt động bảo _ lãnh cho vay thế chấp (De Young và Rice, 2004) và sự tăng trưởng các sản phẩm
chứng khoán phái sinh (Kim và Kim, 2010) có tác động tới thu nhập ngồi lãi
2.3.4 Quy mơ ngân hàng
Thông thường, hình thức tổ chức phụ thuộc vào chức năng và các ngân hàng
nhìn chung được tổ chức để thực hiện các chức năng và vai trò của mình một cách
hiệu quả nhất Do các ngân hàng lớn thực hiện nhiều chức năng khác nhau và cung cấp nhiều dịch vụ hơn nên quy mô hoạt động cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới cấu trúc tổ chức ngân hàng, từ đó tác động đến việc lựa chọn cách thức kinh doanh là bán buôn hay bán lẻ
Khi so sánh tình hình hoạt động giữa các ngân hàng, quy mô ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng — thường được đo bằng tông tài sản, tông tiền gửi hay vốn chủ sở hữu Theo Rose và Hudgins (2010), các ngân hàng có quy mô trung bình
với tông tải sản từ 100 triệu USD tới 10 tỷ USD có tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ
lệ thu nhập hoạt động cận biên cao Ngược lại, các ngân hàng lớn thường có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên lớn nhất vì số lượng các dịch vụ thu phí của những ngân
hàng như vậy rất lớn Như vậy, quy mô ngân hàng có một ảnh hưởng rất lớn tới các chỉ tiêu về hoạt động cũng như về khả năng sinh lời của ngân hàng
Trong các nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi của De Young và Rice (2004),
Busch va Kick (2009), Craigwell va Maxwell (2005), Nguyén Minh Sang và Nguyễn Thị Hanh Hoa (2013), chỉ tiêu Tổng tài sản thường dùng để so sánh quy mô giữa các ngân hàng Các nghiên cứu này cũng cho những kết luận rất khác nhau về tác động của quy mô ngân hàng đến hoạt động thu phí tại các quốc gia và vùng lãnh
thổ khác nhau |
Việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi cho thấy có
rất nhiều yếu tố có tác động cùng chiều cũng như ngược chiều đến sự gia tăng thu
nhập ngoài lãi, trong đó yếu tố phản ảnh tác động của hoạt động huy động vốn và
hoạt động cho vay luôn được các nghiên cứu tập trung khảo sát, tìm hiểu sự tác động vì đây chính là hai hoạt động chính yếu của NHTM
25
Trang 362.4Một số nghiên cứu trước về thu nhập ngoài lãi
2.4.1 Nghiên cứu của Robert De Young và Tara Rice (2004):
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiệu mức độ tác động của các nhân tô _ bao gồm đặc điểm ngân hàng, điều kiện thị trường và tiên bộ công nghệ đên sự gia tăng của thu nhập ngoài lãi; môi quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu suât tài chính của ngân hàng
Nghiên cứu sử dụng 37.175 quan sát vào thời điểm cuối năm của 4.712 ngân
hàng Mỹ từ năm 1989 đến năm 2001 Để được chọn làm mẫu quan sát vào năm t,
ngân hàng i phải nằm trong vùng được thống kê thủ đô; đã hoạt động ít nhất 06
năm; có số liệu huy động và cho vay xác thực; và không biến mất khỏi thị trường vì
thất bại, thanh khoản hay mắt khả năng trả nợ trước khi kết thúc năm t+2 Kỹ thuật
ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát được sử dụng để phân tích dữ liệu Kết
quả nghiên cứu cho thấy gần như các biến đều có ý nghĩa thống kê đối với thu nhập ngoài lãi,
e_ Những ngân hàng được quản lý tốt, được đo lường bằng biến ROE tương đối, có khuynh hướng tạo ra thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản ít hơn
Nói cách khác, những ngân hàng này có xu hướng không mở rộng các
hoạt động đem lại phần thu nhập không đủ bù đắp cho mức độ rủi ro tăng thêm
e Tổng tiền gửi trên tổng tài sản và số lượng nhân viên trên tổng tiền gửi tác động cùng chiều với thu nhập ngoài lãi Theo đó, trong mối quan hệ
tiền gửi, ngân hàng khai thác được nhu cầu ít cho giãn của khách hàng gửi tiền về dịch vụ ngân hàng và vì thế cung cấp dịch vụ với mức phí cao
hơn
e Tỷ số cho vay trên tổng tài sản, cho vay bất động sản trên tông cho vay, cho vay thương mại và công nghiệp trên tổng cho vay có tác động ngược
chiều với thu nhập ngoài lãi cho thấy các ngân hàng theo chiến lược chú
trọng cho vay sẽ có nguồn thu nhập chủ yếu từ lãi
Trang 37Chương 2: Cơ sở lý thuyết
e Kết quả cũng cho thấy có mối liên hệ mạnh và cùng chiều giữa quy mô
ngân hàng và thu nhập ngoài lãi Thêm vào đó, ngân hàng có sở hữu nước
ngoài cũng có xu hướng tạo ra được thu nhập ngoài lãi cao hơn
e_ Mối quan hệ ngược chiều giữa doanh số bảo lãnh và thu nhập ngoài lãi
cho thấy sự phát triển của quy trình cho vay tự động đã làm giảm cơ hội
nhận được thu nhập phí của danh mục cho vay của các ngân hàng trung bình
2.4.2 Nghiên cứu của Roland Craigwell va Chanelle Maxwell (2005) Mục tiêu nghiên cứu là xác định liệu thu nhập ngoài lãi có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại tại các nước vùng Caribbean hay không
và thu nhập ngoài lãi có liên quan đến việc cải thiện tình hình kinh doanh cho ngân hàng hay không
— Đữ liệu được thu thập từ Ngân hàng trung tâm Barbados là các báo cáo theo quý của Ø7 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ 19685 đến 2001 Mô
hình được phân tích theo phương pháp ước lượng hồi quy, trong đó biến thu nhập
ngồi lãi được mơ tả như một hàm tuyến tính của các nhân tố gồm hiệu quả ngân
hàng, sự thay đổi công nghệ, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, quy mô ngân
hàng và môi trường kinh doanh của ngân hàng Một số kết luận được rút ra từ
nghiên cứu này:
e Thứ nhất, biến phản ảnh quy mô và hình thức sở hữu có ý nghĩa nhưng có quan hệ ngược chiều với thu nhập ngoài lãi Đây là điểm trái ngược so
với nghiên cứu tại Mỹ Theo đó ngân hàng nước ngoài và ngân hàng lớn
tạo ra ít thu nhập ngoài lãi hơn ngân hàng trong nước và ngân hàng có
quy mơ nhỏ
e© Thứ hai, cho vay trên tổng tài sản có quan hệ ngược chiều với thu nhập
ngoài lãi Tuy nhiên, các biến đại điện danh mục cho vay gồm cho vay
bất động sản, cho vay cá nhân, cho vay thương mại và công nghiệp đều
tạo ra cơ hội bán thêm các sản phẩm dịch vụ thu phí, từ đó giúp gia tăng
thu nhập ngoài lãi
Trang 38e Thứ ba, biên sô nhân viên trên tông tiên gửi tác động cùng chiêu tới thu nhập ngoài lãi với ý nghĩa được phân tích là khách hàng sẽ sẵn sàng trả phí cao hơn cho ngân hàng nào cung cấp dịch vụ cá nhân có chất lượng ` cao hơn
2.43 Nghiên cứu của Ramona Busch và Thomas Kick (2009)
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
ngoài lãi và tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu suất tài chính của ngân hàng
Dữ liệu được lấy từ ba nguồn: bảng cân đối kế toán và báo cáo quản trị của các ngân hàng Đức; thống kê về phân phối tín dụng theo khu vực của Bundesbank; và thông tin khu vực cho vay từ 1,5 triệu Euro trở lên Dữ liệu được lấy từ năm 1995
đến 2007 với 4.065 quan sát
Theo đó, nghiên cứu dùng phương pháp hồi quy bội để phân tích đữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy:
e_ Cho vay trên tổng tài sản có quan hệ ngược chiều với thu nhập ngoài lãi Điều này chỉ ra rằng những ngân hàng áp dụng chiến lược kinh doanh
truyền thống sẽ dựa trên nguồn thu nhập lãi hơn là thu nhập ngoài lãi
e© Ngân hàng quy mô lớn có sự quan tâm nhiều đến thu nhập ngoài lãi hơn ngân hàng có quy mơ nhỏ Ngồi ra, những ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi trên tong tai san cao sé thu duoc nhiéu phi hon vì họ có nhiều cơ hội để
bán chéo sản phâm
2.4.4 Nghiên cứu của Anita Pennathur, Vijaya Subrahmanyam va Sharmila Vishwasrao (2009)
Mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài
lãi và xác định tác động tiềm năng của thu nhập ngoài lãi lên hiệu suất tài chính của
ngân hàng Dữ liệu được thu thập từ hệ thống dữ liệu RBI và CMIE của Ấn Độ gồm
Trang 39Chương 2: Cơ sở lý thuyết
=——————
e Chất lượng quản lý (thé hiện thông qua chỉ số ROE) và ngân hàng có quy
mô lớn có tác động cùng chiều với thu nhập ngoài lãi Các ngân hàng
hoạt động có hiệu quả có khuynh hướng theo đuổi chiến lược đa dạng hoá
thu nhập
e Chất lượng tín dụng cho thấy đối với những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ tìm kiếm nguồn thu nhập ngoài lãi để bù đắp
e Biến số lượng nhân viên trên tổng tiền gửi, là chỉ tiêu đo lường mức độ
sẵn sàng trả thêm phí để sử dụng dịch vụ cá nhân của khách hàng, có ý nghĩa thống kê và cùng chiều trong việc gia tăng thu nhập ngoài lãi
2.4.5 Nghiên cứu của Sherene A Bailey — Tapper (2010)
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định những yếu tô ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Jamaica, mối liên hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả tài chính của ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu còn xác định hiệu quả đầu tư tạo nên thu nhập ngoài lãi ảnh hưởng như thế nào đến các ngân hàng có quy mô khác nhau
Mô hình của nghiên cứu được trình bày băng ba phương trình với phương
pháp ước lượng hồi quy Dữ liệu sử dụng được lấy trên các báo cáo vĩ mô theo quý
và các bảng cân đối kế toán của ngân hàng trong khoảng thời gian từ tháng 03/1999
đến tháng 09/2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy:
e Biến ROA tương đối góp phần đáng kể (cùng chiều) vào việc gia tăng thu nhập ngoài lãi Nghiên cứu cho thấy những ngân hàng được quản lý tốt sẽ
tạo ra khoản thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản cao hơn
e Biến cho vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với thu nhập
ngoài lãi Điều này cho thấy những ngân hàng dựa nhiều vào chiến lược kinh doanh trung gian truyền thống (cũng có nghĩa thu nhập của ngân
Trang 40
e Trái ngược với giả thuyết mà tác giả kỳ vọng, tỷ số tổng tiền gửi trên tổng tài sản cho kết quả ngược chiều với thu nhập ngoài lãi Kết quả này
cho thấy các ngân hàng Jamaica đã không khai thác được mối quan hệ thân thiết với khách hàng gửi tiền để tạo ra thu nhập ngoài lãi, trong bối
cảnh cầu khách hàng ít co giãn
2.4.6 Nghiên cứu của Jin Gun Kim va Young-Jae Kim (2010)
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định những nhân tố bên trong và bên
ngoài ngân hàng tác động đến sự gia tăng của thu nhập ngoài lãi và mối quan hệ
giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả tài chính của ngân hàng Dữ liệu được các tác giả sử dụng là các báo cáo tài chính theo quý của 14 ngân hàng tại Hàn Quốc từ
tháng 03/1999 đến tháng 12/2009, gồm 320 quan sát
Theo đó, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả (hồi quy bội)
để phân tích dữ liệu Mô hình của các tác giả bao gồm ba phương trình với mục
đích mô tả một cách chính xác nhất các yếu tố tác động đến mục tiêu nghiên cứu
Phương trình 1 xác định những đặc điểm ngân hàng, điều kiện thị trường và tiến bộ
công nghệ tác động đến thu nhập ngoài lãi Phương trình 2 và 3 xác định mối liên hệ giữa thu nhập ngoài lãi với hiệu quả tài chính của ngân hàng
Kết quả nghiên cứu đã xác định:
e ROE tương đối và quy mô ngân hàng tác động ngược chiều với thu nhập
ngoài lãi chứng tỏ các ngân hàng được quản lý tốt và có quy mô lớn,
chiếm được thị phần lớn sẽ chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh \ truyền thống và ít quan tâm đến sản phẩm dịch vụ tạo ra thu nhập ngoài
lãi
e Tuy nhiên, những tiến bộ công nghệ hiện đại áp dụng cho những giao
dịch không dùng tiền mặt và chứng khoán phái sinh giúp gia tăng thu nhập ngoài lãi
2.4.7NgiiÊn cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố bên trong tác động đến thu nhập ngoài lãi đối với hệ thống NHTM Việt Nam Dữ liệu được các tác giả sử dụng