1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những yếu tố tác động đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hcm

85 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 36,25 MB

Nội dung

Trang 1

| Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hang

| LỜI CAM ĐOAN

| Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Những yếu tố tác động đến mức độ công bố | thông tin của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ

i § Chí Minh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hạ

| Thi Thiéu Dao

Các số liệu và những kết luận được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung

thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào

_ VÕ KHẮC HUY

a>

Trang 2

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn chân thành và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô đã giảng dạy trong chương trình cao học Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh, nơi đã cung cấp cho tôi một lượng kiến thức bổ ích và hữu dụng trong nghiên cứu học thuật và công việc thực tê

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Hạ Thị Thiều Dao đã hướng dẫn cho

tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Minh Hà về những góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện đề cương nghiên cứu

Lời cuôi cùng, tôi xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm Lê Thị Thu Hà và tập thê lớp MFB4A đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học

VÕ KHẮC HUY

Trang 3

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hang TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đo lường mức độ công bồ thông tin và các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE

Các yếu tố này bao gồm: tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của ban điều hành, số lượng thành viên hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên hội

đồng quản trị độc lập, tách rời giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc Đặc biệt, trong nghiên cứu nhằm mục đích xác định các yếu tố liên quan đến mức độ công bố thông tin nên còn sử dụng các biến kiểm soát bao gồm: quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính và cơng ty kiểm tốn Chỉ số DSCORE được đo

lường để tính mức độ công bồ thông tin của các doanh nghiệp thông qua một danh sách câu hỏi Mẫu nghiên cứu bao gồm 100 công ty có mức vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 Luận văn sử dụng phương pháp OLS đề ước lượng mô

hình hồi quy

Kết quả nghiên cứu đưa ra tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có mối tương quan dương trong hoạt động công bồ thông tin của doanh nghiệp Tuy nhiên, sở hữu của nhà nước lại không có ý nghĩa thống kê trong việc ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện Tương tự như vậy tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý cũng không thấy được ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến công bố thông tin Số lượng thành viên hội đồng quản trị cũng không cho kết quả tương quan có ý nghĩa với mức độ công bồ thông tin tự nguyện Tuy nhiên, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập lại có ý nghĩa tương quan mạnh nhất trong việc công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết Điều này cho

thấy rằng chất lượng về kiểm tra, giám sát chứ không phải là số lượng thành viên hội

đồng quản trị trong việc đảm bảo tính minh bạch thông tin Yếu tố về việc tách rời giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc có tương quan âm đối với công bố thông tin

tự nguyện

Trang 4

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2222:2222 2222 11222222111111111 2121111111111 re i

LOI CAM ON ooeeeccccssesssssessssessssecessecsssecsssscssssesssscsssscssssessusesssecessecessucessucssnscesteesesuesssneee ii

TOM TAT NGHIEN CUU o ssssssssssssssssesssccssssssseseccssssusseseccssssussessseesssssesssessssssnneesss iii

MUC LUC ue eeeeccccssccseessscsssccssscessscsssccssscesscsssccsssccscscsscesaceesscessesesccessecsaceesscescensees iv

DANH MUC SO BO, BANG BIEU . -222-©22222+e2CEEvveevcCvvvererrrrrrrreed viii

DANH MUC TU VIET TAT u.c.cccccsccsscssesscssecsecsecsucssesussucssessessessecsessessessessessessesssseseesee ix CHƯƠNG I1: GIỚI THIỆU ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU 22: 22222s2222252 1

1.1 Ly do chon dé tai == TY 1

1.2 Var dé nghiém ctu o ccccecccsccesssssssesssessscsseessscssessucssecsseccsecsaeessessueseuesauesaeessuesseceess 2

lộ AC UR PAINE NE COU occa sccca cs 0c0n-cccencs00-o0vascoosanvedveoneussusedesepvensoencensseavacurnneaueese 2 1.4 Câu hỏi nghiên CỨU - G5 +6 SE 31% %1 Sư ngư cư 2 1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu e++++E+++EE++2EE+2EEE2EEEtEEE22E2EezEsecrea Z 1.6 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu - s2 < s£s£zx££zs 3 1.7 Ý nghĩa nghiên cứ . ©ce++t+EEtEEEESEEEEEEEEEESEEESEEEEEEEEEEEEcEeerseee 3

1.8 _ Bố cục luận văn - 2-+s+ES+EESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEECEerrerrsrrsee sec 3

CHƯƠNG 2: CO SO LY THUYET VE CONG BO THONG TIN VA MUC ĐỘ

CONG BO THONG TIN o cccsccssssssssssssssssssecssssecessececssuecesssecessucesssnecssseecs 5

2.1 Khái niệm công bố thông tin .cecceceeceecsesseessesssesuessessscssessecsucsnessecsessstesneesteeneesees 5 2.1.1 Công bồ thông tin bắt buộc .-¿- 2+2 +ẻ+ES+EE+EEEEEEtEEEEEEEEEEE2EEersecrszr 5

2.1.2 Công bó thông tin tự nguyện . - 2® +t+EE£+EE+EEE+EEEtEESEEE2EEEetESezrEeczeee 6 2.2 Những ích lợi của công bố thông tin - s + e+E+EE+E++E+EE+EE+EE+EEzEezzcree 7

2.3 Lý thuyết đại diện -2 2= +sSEkEEEEEEEEEEEEEEEE1121121121112111711 21121 cEe 8

2.4 Công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niÊn + «+5s 10

Trang 5

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

2.5 Mức độ công bố thông tỉn - tSt+SEEEESEEESEEEEEEEEEEEEEEEE2EE2EE52E5.E55EtEE 11 2.6 Do ludng mite d6 cong b6 thong tin oe ecceesessseesecssesseeseessessecssessesssecsecseeees 12

2.6.1 Phương pháp đo lường mức độ công bố thông tin 2 222 sz=z¿ 12 2.6.2 Danh mục đánh giá mức độ công bồ thông tin . 22222 =sz5z¿ 14 2.6.3 Trọng số trong đo lường mức độ công bố thông tin . 2+: 16 2.7 _ Những nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện 17

Tóm tắt chương 2 ¿22c tSSktSEEESEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEE2E522252225.225ee 24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 26 3.1 Phương pháp nghiên cứu ¿+ 6% S2 SE SE SE Sư Ev eg crsey 26

3.2 Xây dựng giả thuyẾt -©csSctt E2 SE 2E121112110111111211211E221E2ExcExeee 26

Š ' ˆ ẽ .Ô.Ô.Ô.Ô 31 3.4 Mô hình nghiên cứu - ¿+ + %+s z z SE S E1 Sen cececa 32 3.5 Mô tả dữ liệu - 6G ST nh SH HH HH HH HH ng ce 33 3.5.1 Khái quát về đữ liệu được sử QUIN PP 33

3.3.2 Dữ liệu của các biẾN css cisscssnsosscscqeensecoscronsveecoreanescernennuesasnnoagersceennoy etunuonssenseens 33

3.6 Phương pháp xử lý số liệu - 2©++Et+EEEEEEEESEEESEEEEEEEEEEEerrerrsrres 36

3.6.1 Trình bày và thống kê mơ tả đữ liệu ¿-©e+2EE22EEEtEEs2cEszzczzz _ 36 3.6.2 Khảo sát các cặp tương quan giữa các biến độc lập - 2 se cxsccsz 37 3.6.3 Đánh giá độ phù hợp của mô hình .- 2 - 2 2 2£ s££E+E£E+E£+Ee£e£ezezszzcs2 aT

3.6.4 Một số kiểm định cdc khuyét tat cla m6 inh .sceecccsescsseccsseccsssecssescesecseseessses 37

3.6.5 Giải thích kết quả nghiên cứu 2-2 ©+ẻ+2EE2+EEE+EEEtEEEEEEEEtEEEtEESe2EEerrrser 38

Tóm tắt CHiữƠng Ö, cá ng 148 0L414265565560160146026664.203 38

CHƯƠNG 4: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU -2222+z£222222222e 39

4.1 Thống kê các biến nghiên cứu e++2E+22EEE2EEE+2E2322225222252222322225ee2 39

4.2 _ Kiểm tra sự vi phạm các giả thuyết của hồi quy tuyến tính - -¿ 40

Trang 6

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngan hàng

4.2.1 Giả định về da cOmg tuy6n oo csecccsssssesscsseesesssessssscsssssessssssssssesssssesssssesecsseecesees 40 4.2.2 Kiểm định tự tương quan o cccccccssccsssessssssessssssscssssssessssssessssssvesesssveccessesccsssees 41 4.2.3 Kiểm định phương sai của sai số thay đồi 55 SE 41 4.3 Phan tich hOi Uy .sccccsecsssescsssesssssessseesssscesssessssessssecssucsssessssessssssessssesesseseccesse 42 4.4 Thảo luận các kết quả nghiên cứu của dé tdi oeccecccccccsescssssssessssccssecoseecsesesseeoees 44

4.4.1 Tỷ lệ sở hữu nhà nước . 2 s+k+SEk+EEEEEEEEESEEEEEE2EE52E52E1511111E1 e6 44

4.4.2 Tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài 2 s1 E511 na 45

4.4.3 Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý -2-©s-2tEEs2EE9EESEEE2EE2EE5111111EE 46

4.4.4 $6 lượng thành viên hội đồng quản trị -SSSSSE E151 se 46

4.4.5 Ty lệ thành viên hội đồng quản trị độc ố." ốố 47

4.4.6 Tách rời giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc -¿ 47 TOm tat ChUONY 4 ooaeecssecscsssesssssssesssssssessssssecssssssessssssscsesssessesssessssieecsssueesesssees 48 CHUONG 5: KET LUAN o.0 cccccccesssccccsssssssessssecsssscsssscssssessssessssesesusessusessusessusessseece 49

51 Kết luận — ` 49

5.2 Ý nghia thurc tigtn scsccccssccsscsssssssscsssseessessuesesessssssssssessssessssssisesssssstivsseessuvesceese 50 5.3 Cac khuyén nghj chinh sAchuo cc sccscscsssssessssessssscssssessssecsssssssssessusecsusscssecessecce 50 5.3.1 Đối với doanh nghiệp niêm yẾ 2-sc+xt+SEE9SEEESEEE221222552552222222e 50 5.3.2 Đối với cơ quan quận lý nhà GS oes cssccsnsciascassecesacesanesonealenensnensersvenenesveneesness 51 5.4 Giới hạn và các nghiên ctu tiép theo .eeeccecescessessessessecsscsesssesscsssssecssossesseeee 53

5.4.1 Cac han Che o cececssessssssescssssccsssssssssecssssscsssuscssusecsssuscsssusssssusssssecsessssesssescesueecee 53 5.4.2 Cac nghién ctru tiép theo ceecccecsssssesssesessesssucsssecsssesssecssesssessssesesesssssesusesssecees 53 TAI LIEU THAM KHAO woi.ooocccccccccccsseseccsssecscsssssccssssesssssssssssssisesssssivecsssecccsseeeeccee 55

3.0000 LH 62

PHỤ LỤC A: Bảng danh mục 94 câu hỏi về đánh giá mức độ CBTT tự nguyện 62

PHỤ LỤC B: Danh mục 23 câu bị loại và lý do bị loại .- 2-2 + csEstetstEess 6S

Trang 7

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngan hang

PHỤ LỤC C: Bảng điểm đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện 67 PHU LUC D: Diém sé céng bé thông tin của 100 doanh nghiệp niêm yết 2H22 43031028 69

PHU LUC E: Kiểm tra sự vi phạm của các giả định z22222z222EE2222E22ze2 71

vii

Trang 8

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng MUC LUC SO DO BANG BIEU

Tén bang biéu Trang

Sơ đồ 2.1: Phương pháp phân tích thông tin trên báo cáo thường niên 13 Bang 2.1: Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bồ thông tin ở các 22

nghiên cứu trước

Bảng 4.1: Các thông số thống kê mô tả 39

Bảng 4.2: Cơ cấu điểm về mức độ công bồ thông tin 40

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập 40

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Durbin - Watson 41

Bảng 4.5: Phân tích phương sai 42

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy 42

Trang 9

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT CBTT : Công bồ thông tin CTG : Các tác giả HĐQT : Hội đồng quản trị

HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE : Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh OLS : Phương pháp bình phương bé nhất

SPSS - : (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê

UPCOM : Sàn giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết

Trang 10

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài

Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới Tính đến thời điểm 12/2012, có tổng cộng 1.690 công ty đại chúng, trong đó có 704 công ty đã niêm yết trên 2 Sở Giao dịch Chứng khoán, 130 công ty đăng ký giao dịch trên UPCOM, 105 công ty chứng khốn, 47 cơng ty quản lý quỹ và hơn 1,2 triệu tài khoản nhà đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, theo kết quả công bồ từ vietstock.vn chỉ có 19/704 doanh nghiệp niêm yết làm tốt những quy định bắt buộc về công bố thông tin trong năm 2012 Rất nhiều doanh nghiệp niêm yết đã chậm công bố thông tin hoặc bỏ sót những thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư như: giải trình biến động kết quả kinh doanh, thay đổi tỷ lệ nợ Vay, thay đổi tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, tình hình sử dụng vốn từ các đợt phát hành

Trong bối cảnh thị trường mang tính toàn cầu hóa ngày càng cao, đối tượng tham gia thị trường ngày càng đa dạng đòi hỏi doanh nghiệp phải theo kịp xu thế tất yếu đang hình thành trên thị trường chứng khoán đó là thông tin phải ngày càng minh bạch và được truyền thông, phản hồi hai chiều giữa doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư Khi nguồn cung cổ phiếu dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp niêm yết

trong việc giữ chân cổ đông và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tiềm năng trên thị

trường diễn ra ngày càng gay gắt Hiển nhiên, doanh nghiệp nào có hoạt động công bố thông tin tốt và xây dựng quan hệ nhà đầu tư một cách chuyên nghiệp sẽ góp phần giúp nhà đầu tư, cổ đông thường xuyên cập nhật tin tức, so sánh, đánh giá và phân tích để đưa ra các quyết định về định giá kịp thời và chính xác, từ đó tạo nên sức hút của cổ phiêu và sức mạnh toàn diện của doanh nghiệp

Trang 11

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

chuyển dịch ra khỏi thị trường nhanh khi xuất hiện tin đồn thất thiệt gây hậu quả xấu cho thị trường và niềm tin vào thị trường Bertomeu va ctg (2011)

Chính vì vậy việc nghiên cứu mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty đại chúng lớn, công ty niêm yết rất cần được quan tâm kể cả đối với cả nhà đầu tư, công ty niêm yết và cả cơ quan quản lý, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam Chính những lý do trên mà tác giả đã chọn đề tài “Những yếu tô tác động đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch

Chứng khoán thành phố Hỗ Chí Minh” để nghiên cứu

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Xác định mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành pho Hồ Chí Minh từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc CBTT và rút ra các biện pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ CBTT của các doanh nghiệp

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét và phân tích mức độ công bồ thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí

Minh cu thé 1a:

-_ Xây dựng bộ chỉ số và đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phó Hồ Chí Minh

-_ Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ công bố thông tin

- _ Gợi ý các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin 1.4 Câu hỏi nghiên cứu

-_ Mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên sở giao dịch

chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

-_ Các yêu tô nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các

công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh?

Trang 12

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngan hang

Đê tài này nghiên cứu về mức độ công bô thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên HOSE, trên cơ sở đó đánh giá tác động của các yêu tô tác động đên mức độ công bố thông tin tự nguyện

1.6 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu định lượng Với phương pháp này luận văn sử dụng mô hình hồi quy để kiểm tra những giả thuyết nghiên cứu đặt ra Trong đó biến số về các đặc tính của công ty gồm quy mô công ty, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, công ty kiểm toán Yếu tố về cơ cấu sở

hữu gồm: Sở hữu nhà nước, sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu của nhóm nhà

quản lý Cuối cùng là các yếu tố về đặc điểm hội đồng quản trị như số lượng thành

viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị độc lập và việc tách rời giữa chủ

tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc

Dữ liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp gồm các dữ liệu trong báo cáo thường niên 2012 của 100 doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp Hồ Chí Minh có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất tính đến thời

điểm 31/12/2012

1.7 Ý nghĩa nghiên cứu

Giúp giải thích câu hỏi nghiên cứu là mức độ công bồ thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào

Cơ quan quản lý thị trường có cái nhìn đúng đắn và thực tế hơn về tình hình công bố thông tin của các doanh nghiệp từ đó đưa ra những chính sách hợp lý về quản trị công ty nhằm nâng cao mức độ công bồ thông tin cho các doanh nghiệp niêm yết

Kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý thuyết về công bố thông tin ở các nước đang phát triển như Việt Nam

1.8 Bô cục của luận văn

Bố cục luận văn được chia làm 5 chương, mỗi chương được trình bày theo một bô cục chặt chẽ, rõ ràng và xuyên suốt như sau:

Chương l1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Trang 14

Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng CHƯƠNG 2 CO SO LY THUYET VE CONG BO THONG TIN VA MUC DO CONG BO THONG TIN

Có một số khái niệm, lý thuyết cần tìm hiểu để bắt đầu nghiên cứu này: Công bố thông tin, mức độ công bó thông tin, lý thuyết đại diện

2.1 Khái niệm công bố thông tin

Công bố thông tin là quá trình cung cấp thông tin liên quan đến tình hình tài chính, vị thế cạnh tranh, triển vọng phát triển và các thông tin phi tài chính của công ty, quan trọng là các khoản mục bằng tiền cho các bên có quan tâm và có lợi ích liên quan đến công ty (Owusu-Ansah, 1998)

Trong hoạt động của thị trường chứng khoán các nhà đầu tư yêu cầu thông tin phải kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả Thông tin có thể được thu thập qua nhiều cách khác nhau và một trong những nguồn quan trọng nhất là từ các công bố thông tin của công ty Vai trò quan trọng nhất của công bố thông tin là cung cấp thông tin tài chính liên quan, hữu ích và đáng tin cậy cho các nhà đầu tư, cổ đông và những người quan tâm khác về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động công ty Đồng thời cung cấp những thông tin về triển vọng trong tương lai của công ty để giúp các nhà đầu tư trong việc ra quyết định Có bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng việc công bố thông tin tăng làm giảm chi phí vốn của một công ty bằng cách giảm thông tin bất cân xứng (Botosan, 1997; 2000) Như vậy, công bố thông tin tự nó là một công cụ chiến lược giúp tăng cường khả năng của một công ty để huy động vốn với chỉ phí thấp nhất có thể Các thông tin được cung cấp bởi các công ty bao gồm hai loại: công bố thông tin bắt buộc và công bố thông tin tự nguyện

2.1.1 Công bố thông tin bắt buộc

Là việc công bố những thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật mà cụ thể đối với các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

là các quy định công bố thông tin theo luật doanh nghiệp, luật chứng khoán 2005 (đã có sữa đổi và bổ sung), thông tư 52/2012/TT-BTC về công bó thông tin, quyết định số

14/2010/QĐ-SGDHCM quy chế công bố thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán

Thành phó Hồ Chi Minh Theo Simon va ctg (2001) công bố thông tin bắt buộc là các

Trang 15

Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng

quy tắc cho phép truy cập những thông tin cơ bản Hay công bố thông tin bắt buộc là các thông tin mà các doanh nghiệp nhất thiết phải công bố theo quy chuẩn, nội dung và thời gian bắt buộc đo luật quy định Durukan (2003) Hiện tại theo quy định của thông

tư 52/2012/TT-BTC việc công bố thông tin được phân chia làm 3 loại gồm: CBTT

định kỳ, CBTT bắt thường, CBTT theo yêu cầu

Công bồ thông tin định kỳ gồm những báo cáo: báo cáo tài chính quý, bán niên, năm, đối với công ty là công ty mẹ - công ty con hoặc công ty có kế toán phụ thuộc phải có cả báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất Ngoài ra, công bố thông tin định kỳ còn có báo cáo thường niên và báo cáo quản trị Thông tư 52/2012/TT-BTC còn quy định cụ thể nội dung, thời hạn và cách thức công bố thông

tin

Công bồ thông tin bất thường: cũng theo quy định của thông tư 52/2012/TT-

BTC những sự kiện, thông tin xảy ra ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh,

cổ đông của công ty thì phải công bó thông tin trong thời hạn quy định của thông tư này Một số sự kiện phải CBTT bắt thường như: tài khoản công ty bị phong tỏa, nghị quyết/quyết định của Đại hội đồng cổ đông, các nghị quyết quan trọng của Hội đồng

quản trị, thay đổi nhân sự chủ chốt, sự kiện ảnh hưởng lớn đến họat động sản xuất kinh

doanh

Công bố thông tin theo yêu cầu: công ty phải công bố thông tin trong vòng 24 giờ khi có yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước khi xảy ra các sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cổ đông, giá chứng khoán Cách thức và nội dung công bố thông tin cũng được quy định rõ trong thông tư 52/2012/TT-BTC

2.1.2 Công bố thông tin tự nguyện

Trang 16

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

nhà đầu tư Công bố thông tin tự nguyện thường xuyên được chia thành ba loại thông _tin: chiến lược, tài chính va phi tài chính Nghiên cứu đầu tiên về ba loại thông tin này là của Meek và ctg (1995) Chiến lược và thông tin tài chính thường liên quan đến nhà đầu tư và các nhà sản xuất Trong khi đó thông tin phi tài chính tập trung nhiều hơn về trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp, bên cạnh việc thông tin cho các nhà đầu tư, công bố thông tin tự nguyện cũng liên quan đến công chúng nói chung Có nhiều phương thức khác nhau để cung cấp thông tin tự nguyện, thông qua các báo cáo thường niên, nửa năm, hàng quý, báo cáo quan hệ nhà đầu tư, báo cáo phát triển bền vững, chú thích, phỏng vấn, thông cáo báo chí và những cách thức khác

2.2 Những ích lợi của công bố thông tin

Verrecchia (1983) lập luận rằng quyết định của người quản lý tiết lộ hoặc che giấu thông tin phụ thuộc vào sự cân bằng giữa chỉ phí và lợi ích của việc cung cấp thông tin Các nghiên cứu trước đây xác định chi phí liên quan công bố tự nguyện, bao

gồm chi phí thu thập, lưu trữ, kiểm toán và chỉ phí cạnh tranh bat loi Edwards va

Smith (1996) Trong d6, chi phi cạnh tranh bắt lợi là đến từ các thông tin như các chiến lược và đổi mới công nghệ, quản lý về hoạt động của một công ty Như công bố thông tin liên quan đến kế hoạch phát triển sản phẩm trong tương lai của công ty với công chúng thì dễ xảy ra một nguy cơ cạnh tranh tiềm tàng cho chính công ty đã công bố thông tin Đó chính là đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng công bố thông tin của công ty dé phát triển một sản phẩm tương tự hoặc cập nhật sản phẩm, kết quả là gay bat loi trong cạnh tranh với công ty

Tuy nhiên, có nhiều ích lợi trong việc công bố thông tin của các công ty Như khuyến khích các giao dịch thị trường vốn Khi quản lý một công ty dự kiến giao dịch thị trường vốn trong tương lai gần, một số công bồ thông tin tự nguyện được sử dụng để làm giảm sự bắt đối xứng thông tin giữa công ty và nhà đầu tư Lý do việc nhà quản

lý làm như vậy là nó có thể làm giảm chỉ phí tài chính bên ngoài Nhiều nghiên cứu

cũng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho lý thuyết này Botosan (2000) kết luận rằng kết quả công bồ thông tin nhiều hơn thì có chi phí vốn thấp hơn

Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tăng công bố tự nguyện có thể cải thiện tính thanh khoản thị trường vốn bằng cách giảm chỉ phí giao dịch và do đó làm tăng nhu câu đôi với cô phiêu của một công ty Nhu câu cao hơn đôi với cô phiêu dẫn đến giá cô

Trang 17

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hang

phiếu cao hơn, dẫn đến chỉ phí thấp hơn vốn (Diamond và Verrecchia 1991) Trong một nghiên cứu về công bố tự nguyện và thanh khoản thị trường trong thị trường mới nổi ở Jordan, Haddad và ctg (2009) thay rang tăng cường công bồ thông tỉn tự nguyện giúp giảm thiểu khoảng cách giữa lệnh đặt mua — lệnh đặt bán trong các hoạt động giao dịch cổ phiếu, làm giảm chỉ phí vốn và do đó cải thiện tính thanh khoản của thị trường

Hiệu quả của việc công bố thông tin tốt là làm giảm chi phí nợ cũng được xem xét trong nghiên cứu trước đây Băng chứng thực nghiệm từ Sengupta (1998) nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ lãi suất thấp có liên quan với mức độ cao hơn trong công bố thông tin Điều này là đo khi các vấn đề thông tin bất đối xứng tồn tại, chủ nợ có thể cho rằng các công ty đang che giấu thông tin, có thể dẫn đến sự gia tang trong chi phi đi vay vì chủ nợ phải tự bảo vệ mình từ các thông tin không đầy đủ nhận được từ các công ty Điều đó cũng có nghĩa là khi một công ty công bố thêm thông tin tự nguyện giúp chủ nợ tiết kiệm chỉ phí tìm kiếm thông tin và giúp làm giảm chi phí đi vay

Mức độ công bồ thông tin tự nguyện có thể làm giảm sự không chắc chắn xung quanh một công ty cụ thể và cho phép nhà đầu tư hoặc các nhà đầu tư tiềm năng có được dự báo chính xác hơn từ đó, cổ phiếu chịu ít biến động và giá trị của chúng được xác định chính xác hơn (Healy và Palepu 2001) Các nghiên cứu trước đây cũng tìm thấy rằng mức độ công bố thông tin tốt có một tác động tích cực trở lại cổ phiếu của một công ty Barako (2004) cho rằng việc công bồ thông tin tự nguyện phi tài chính có thê nâng cao giá trị cô phiêu của một công ty cũng như uy tín xã hội

Nhìn chung, tăng cường công bố thông tin cho phép các công ty dễ dàng huy động vốn bên ngồi thơng qua một chỉ phí vốn giảm và chỉ phí nợ giảm, đồng thời nâng cao giá trị của công ty và cải thiện thanh khoản thị trường, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế của một quốc gia

2.3 Lý thuyết đại diện

Lý thuyết đại diện xuất hiện từ những năm 1970 với sự phát triển vượt bậc của

các công ty trên thế giới và cũng từ đó phát sinh mối quan hệ giữa người chủ và người quản lý thông qua hợp đồng đại diện Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết được đề cập trong nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) Theo nghiên cứu này chủ sở hữu

Trang 18

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

hay cổ đông người cung cấp vốn cho công ty hoạt động, phát triển và kỳ vọng sẽ nhận được những mức lợi tức nhất định từ công ty trong tương lai Người quản lý là một dạng của lao động nhưng với một vai trò đặc biệt đó là điều phối hoạt động của tồn cơng ty hướng tới mục đích của người chủ Theo lý thuyết về đại diện, quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty được hiểu như là quan hệ đại diện — hay quan hệ ủy thác Mối quan hệ này được coi như là quan hệ hợp đồng mà theo đó, các cổ đông bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thâm quyền dé ra quyết định định đoạt tài sản của công ty Lý thuyết đại điện mô hình hóa mối quan hệ giữa người sở hữu thực sự và người đại diện Trong trường hợp một công ty thì người đại diện làm việc thay mặt các cô đông Nói cách khác, các giám đốc điều hành là những người được cô đông ủy quyền đứng ra điều hành công ty, đem lại lợi ích cho cả hai phía Kết quả nghiên cứu Jensen và Meckling (1976) có một số điểm chính như sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu và người quản lý luôn có sự đối lập về mặt lợi ích Người chủ sở hữu quan tâm đến giá trị và định hướng lâu dài của công ty Trong khi nhà quản trị quan tâm đến lợi ích của bản thân, thích nghỉ ngơi hơn thích làm, thích những vấn đề ít rủi ro hơn và thu nhập nhiều hơn, luôn có xu hướng tư lợi và không đủ mẫn cán và có thể tìm kiếm lợi ích cá nhân cho mình hay người thân của mình chứ không phải cho công ty

Thứ hai, từ việc không đồng nhất lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý làm phat sinh chi phi ngudi dai dién Jensen va Meckling (1976) cho rang chi phi người

đại diện càng lớn khi nhà quản lý sở hữu ít cỗ phiếu công ty

Cuối cùng, một vấn đề quan trọng nảy sinh khi có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý là hiện tượng thông tin bất đối xứng giữa người đại diện và các cổ đông Trong mối quan hệ này, người bên trong có thông tin nội bộ rõ ràng hơn, sớm hơn Vì vậy, các cổ đông đang đối mặt với nhiều vấn đề như: họ không thể xác định và đánh giá một cách chính xác giá trị của các quyết định mà nhà quản trị đưa ra Lý thuyết người đại diện có khả năng lý giải hành động công bố hoặc không công bố thông tin của người quản lý công ty từ đó ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin của Công ty

Các đặc tính tự nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến tình trạng các cổ đông cần

thường xuyên giám sát hoạt động của người quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích

Trang 19

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

của mình Lý thuyết về đại diện cho rằng cổ đông cần sử dụng cơ chế thích hợp để hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cô đông và người quản lý công ty bằng cách thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị và thiết lập cơ chế giám sát hiệu qua dé hạn chế những hành vi không minh bạch và tư lợi của người quản lý công ty 2.4 Công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên

Có một số lượng lớn nghiên cứu nhắn mạnh tầm quan trọng của việc công bố thông tin thông qua báo cáo thường niên cho tính toán và đầu tư Báo cáo thường niên thường được coi như là một phương tiện quan trọng giải trình những sự việc của công ty trong năm và nó thường là một trong những phương tiện giúp công ty có thể nâng cao nhận thức của cổ đông và các bên liên quan về trách nhiệm của công ty Botosan (1997) cho rang mặc dù các báo cáo thường niên không phải là phương tiện công bố thông tin duy nhất của công ty nhưng là một biểu hiện tốt nhất cho mức độ công bố thông tin tự nguyện cung cấp bởi các công ty Flack và Douglas (2007) cho rằng hoạt động công bố thông tin báo cáo thường niên là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữa các bên liên quan và cộng đồng rộng lớn hơn Ngồi ra, cơng bố thông tin trong báo cáo thường niên là một công cụ chiến lược, có thể tăng cường khả năng của công ty trong việc huy động vốn với chỉ phí thấp nhất có thể (Healy và Palepu, 1993) Báo cáo thường niên được sử dụng như một phương tiện dé giao tiếp thông tin doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng cho các cổ đông, các nhà đầu tư và người sử dụng khác (Al-Shammari, 2008) Tuy nhiên, Yuen va ctg (2009) da chi ra rằng, các báo cáo thường niên đã cung cấp không đầy đủ thông tin cho người sử dụng Họ kết luận rằng những thông tin có sẵn trên các báo cáo thường niên của công ty là nghèo thông tin tài chính theo yêu cầu đa dạng của người sử dụng Hooks và ctg

(2002) tìm thấy trong thực tế, nhiều báo cáo thường niên giới thiệu lượng thông tin

còn rất nhiều hạn chế Tầm quan trọng của báo cáo thường niên cũng đã được đưa ra trong các nghiên cứu trước ở các thị trường vốn mới nổi Hassan và Christopher (1999) cho răng các nhà phân tích đầu tư tại Malaysia xem các báo cáo thường niên là nguồn thông tin quan trọng nhất để ra quyết định đầu tư Ho và Wong (2004) thấy rằng các nhà phân tích đầu tư tại Hồng Kông xem xét các báo cáo thường niên như là nguồn thông tin quan trọng nhất của công ty Trong khi đó, báo cáo thường niên được

Trang 20

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng coi là một tài liệu quan trọng của cán bộ tín dụng ngân hàng trong nước mới nổi như Kenya (Barako 2004)

Báo cáo thường niên của các công ty niêm yết là một yếu tố quan trong trong quá trình công bố thông tin (Todd và Sherman, 1991) Hơn nữa, mức độ công bố thông tin trong các báo cáo thường niên là có mối tương quan dương đến việc việc công bố các thông tin hàng quý và các loại công bố thông tin khác Gray va ctg (1995) Ngoài ra, ở Việt Nam báo cáo thường niên còn tập hợp các báo cáo có mức độ uy tín cao của doanh nghiệp như Thư ngỏ chủ tịch HĐQT, Báo cáo tài chính được kiểm

toán, Báo cáo hoạt động của tong giam đốc, HĐQTT Vì vậy, có thể nói rằng mức độ

công bố thông tin được thực hiện trong các báo cáo thường niên phản ánh thái độ của công ty đối với việc công bố thông tin cho nhà đầu tư bên ngoài

Ngoài báo cáo thường niên là một nguồn quan trọng của công bố thông tin tự nguyện, một công ty thì có rất nhiều phương tiện khác để có thể công bố thông tin,

chăng hạn như thông cáo báo chí, hoặc thông qua Website, tổ chức hội nghị nhà đầu tư, đại hội đồng cổ đông Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính về việc điều tra trang website

có sẵn của các công ty niêm yết, mặc dù tất cả các công ty niêm yết ở Việt Nam đều có một trang web nhưng họ không hoặc chậm cập nhật thông tin thường xuyên (Bộ Tài chính năm 2011) Do việc sử dụng hạn chế các trang web của các công fy niêm yết Việt Nam, hình thức công bố thông tin bang website không được phân tích trong nghiên cứu này Chính vì thế, bài viết này cũng chỉ sử dụng báo cáo thường niên như là nguồn thu thập thông tin chủ yếu để đo lường mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

2.5 Mức độ công bố thông tin

Mức độ công bố thông tin là các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy, khách quan và đầy đủ của các thông tin do các công ty niêm yết và các chủ thể có liên quan công bố theo quy định của pháp luật về công bố thông tin và kế cả những thông tin được tự nguyện công bố của các công ty Wallace và Naser (1995) cho rằng bốn khía cạnh quan trọng của mức độ công bố thông tin: đầy đủ, kịp thời, đễ đọc hiểu và toàn diện Các tiêu chí đánh giá mức độ công bố thông tin:

Độ tin cậy thông tin công bồ

Trang 21

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

Mức độ tin cậy của các thông tin được biểu hiện dưới các khía cạnh sau đây: j Độ rõ ràng của các thông tin được công bố; ii) Thông tin được công bố bởi các chủ thể có thâm quyền; iii) Các thông tin đó có thé dé dang tim kiếm và được kiểm chứng khi cần thiết; iv) Các thông tin sai sót (nếu có) có thể dễ dàng được đính chính, sửa chữa

Tính khách quan của thông tin được công bố

Tính khách quan của thông tin được hiểu là, các thông tin được công bố phải phục vụ cho sự phát triển của công ty, vì quyền lợi của cổ đông Tính khách quan của thông tin được công bố phải phản ánh trung thực tình hình hoạt động tại thời điểm công bố, công ty không được che giấu những thông tin gây bắt lợi cho nhà đầu tư Thông tin công bố phải kịp thời

Tính kịp thời của thông tin có ý nghĩa rất quan trọng Tính kịp thời của thông : tin được hiểu là, thông qua kênh thông tin, diễn biến hoạt động của công ty được phản ánh đầy đủ, thông tin thường xuyên được cập nhật, tìm kiếm Khi có những dấu hiệu

bất lợi cho công ty thì phải thông báo kịp thời để cổ đông biết và tìm cách tháo gỡ

những khó khăn Nếu tiêu chí này được bảo đảm sẽ hạn chế được tình trạng cố tình che giấu hoặc không cung cấp thông tin và hạn chế được tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khốn

Tính tồn diện của thông tin

Khi công bố thông tin các chủ thể có nghĩa vụ công bố thông tin phải đảm bảo

thông tin được cung cấp đầy đủ phản ánh trung thực hoạt động của công ty 2.6 Do lwong mức độ công bó thông tin

2.6.1 Phương pháp đo lường mức độ công bố thông tin

Theo Wallace và Naser (1995) công bố thông tin là một khái niệm trừu tượng mà khó để đo lường trực tiếp Nó không có đặc trưng vốn có để có thể xác định cường độ hoặc chất lượng của nó Mức độ công bồ thông tin ở đây cũng không đồng nghĩa

với việc chỉ công bố thông tin đầy đủ, nghĩa là đo lường “mức độ” phải là thể hiện như

là một thước đo về chất lượng tổng thể trong các báo cáo thường niên Vì vậy đo lường mức độ công bố thông tin là một vấn đề khó khăn vì phải lượng hóa những yếu

Trang 22

i

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

tố trừu tượng thành một thước đo thống kê đo lường mức độ công bố thông tin thể hiện được các thuộc tính của thông tin (1) thể hiện độ tin cậy của thông tin (2) tính khách quan của thông tin (3) tính kịp thời của thông tin (4) tính toàn diện của thông tin Nghiên cứu của Beattie và ctg (2004) về phân tích thông tin trong báo cáo thường niên cho thay các phương pháp chủ yếu để phân tích thông tin như sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.1: Phương pháp phân tích thông tin trên báo cáo thường niên ma Đo lường có trọng số Phân tích nội dung báo cáo Chủ quan thường niên Do iuong khong CÓ trọng số SEE ERRORS OOOO EERO ETE Bán khách quan - Phân tích văn Phân tích nội dung chuyên đề bản Nghiên cứu khả năng đọc Phân tích ngôn ngữ Nguôn: Beattie và ctg (2004)

Hiện nay phương pháp tiếp cận bán khách quan được sử dụng nhiều nhất, phương pháp này sử dụng số lượng công bố thông tin như một đại diện cho chất lượng công bố thông tin Beattie và ctg (2004) Cách tiếp cận bán khách quan được chia thành phân tích văn bản và phân

Trang 23

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

cứu khả năng đọc đánh giá những khó khăn của văn bản mà thường được thực hiện bằng cách sử dụng một công thức dễ đọc Beattie và ctg (2004) Các điểm thu được sau đó được so sánh với một bộ tiêu chuẩn để xác định mức độ khó hoặc dễ đọc Phân tích ngôn ngữ còn được gọi là một phương pháp tập trung vào các điểm tường thuật Beattie và ctg (2004) Có hai hạn chế chính liên quan đến phân tích văn bản theo Beattie và ctg (2004) là phân tích một chiều, như tập trung chủ yếu vào việc phân loại các chủ đề và sự vắng mặt hay hiện diện của các thông tin về chủ đề này Thứ hai, thường khơng phải là tồn bộ nội dung của các báo cáo thường niên được phân tích và do đó chỉ phân tích là một phần

Một cách tiếp cận bán mục tiêu khác là phân tích chỉ số Số lượng thông tin được cung cấp trong báo cáo thường niên liên quan đến một chủ đề cụ thể được đo và sử dụng như một đại diện cho chất lượng công bố thông tin Beattie và ctg (2004) Cac nghiên cứu chỉ ra rằng có hai hình thức phổ biến, đo lường nhị phân nghĩa là không có tỉ trọng điểm giữa các mục Do lường nhị phân là tương đối đơn giản, được sử dụng ghi lại sự tồn tại hay không tồn tại của một mục Cách tiếp cận trọng số là khi trọng số

khác nhau (ví dụ từ 1-10) được ấn định cho các thông tin, nghĩa là các mục thông tin

càng quan trọng thì được cho điểm số nhiều hơn

2.6.2 Danh mục đánh giá mức độ công bồ thông tin

Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra các hành vi công bố thông tin của các công ty bằng cách sử dụng một danh sách kiểm tra công bố thông tin Phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng bởi Cerf (1961) trong nghiên cứu của 527 công ty niêm yết của Mỹ trong năm 1956 và 1957 Kể từ đó, nhiều nghiên cứu tính toán theo phương pháp này đã áp dụng tương tự để đo lường cả về số lượng và chất lượng công bố thông tin Tuy nhiên, chưa có một sự thống nhất về lựa chọn và đo lường các mục công bồ thông tin cho mỗi chỉ số Danh sách kiểm tra mức độ công bố thông tin được

phát triển bởi Meek và ctg (1995) đã được sử dụng để kiểm tra việc công bố thông tin

tự nguyện của các doanh nghiệp ở các nước phát triển Chau và Gray (2002) cũng đã sử dụng danh sách của Meek và ctg (1995) với một số sửa đổi để kiểm tra công bố thông tin của các doanh nghiệp Hồng Kông và Singapore Một danh sách kiểm tra việc công bố thông tin đã được sử dụng như một công cụ trong rất nhiều nghiên cứu về công bố thông tin (Cooke (1989); Botosan (1997); Eng và Mak (2003) ) Hầu hết các

Trang 24

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

nhà nghiên cứu thực hiện những nỗ lực để tạo ra một danh sách kiểm tra hợp lý trong môi trường nghiên cứu cụ thể đang được điều tra

Một số nhà nghiên cứu áp dụng một chỉ số được lập sẵn của các tổ chức để đo lường mức độ công bố thông tin Ví dụ, Rajan và Zingales (1998) và Hope (2003) chỉ số của (CIFAR) để đo lường mức độ công bố thông tin Trong khi, Khanna va ctg (2004) sử dụng các chi sé minh bach cua Standard and Poor (S&P) Tuy nhién phuong pháp này không được khách quan khi bảng điểm được xây dựng dựa trên nhận thức của các nhà phân tích tài chính Hơn nữa, các chỉ số này được phát triển thường được thiết kế và phục vụ cho nhu cầu của các tổ chức phát triển nó Vì vậy, các bảng điểm này ít có giá trị để trả lời các câu hỏi của từng nghiên cứu cụ thể Tuy nhiên, cũng có các nhà nghiên cứu như Cooke (1989) dựa trên bộ khuyến nghị công bố thông tin của Swedish Institute of Authorized Public Accountants and the International Standards Committee để tạo ra danh sách 146 mục để kiểm tra mức độ công bố thông tin tại Thụy Điển Hay Yuen và ctg (2009) tham chiếu các mục trong khuyến nghị công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp của OECD, Sàn chứng khoán Úc (ASX), Sàn chứng

khốn Hồng Kơng (HKSE) và CSRC để tạo ra ban đầu gồm 120 mục về mức độ công

bố thông tin, sau đó sàng lọc cho phù hợp với nghiên cứu tại Trung Quốc đã đưa ra danh sách cuối cùng gồm 5l mục Tại Việt Nam nghiên cứu của Phan Thị Bích Vân (2012) sử dụng thông tư 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về Công bố thông tin để tạo ra 24 câu hỏi để đánh giá mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán HOSE, HSX

Một phương pháp tạo ra bảng tính điểm mức độ công bố thông tin khác đó là tham khảo những bảng điểm được tạo ra ban đầu của các nghiên cứu đầu tiên như

Cooke (1989), Meek và ctg (1995), Botosan (1997) sau đó sửa đổi để tạo ra một chỉ số

đáng tin cậy và phù hợp để đánh giá mức độ công bồ thông tin phù hợp với môi trường nghiên cứu cụ thể Cách tiếp cận này đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sau này về vấn đề xác định mức độ công bố thông tin Cụ thể, Hossain và ctg (1995) tham khảo các nghiên cứu trước cla Cooke (1989), Meek va ctg (1995) va những quy định bắt buộc về công bố thông tin tại New Zealand để chọn lọc và cuối cùng lựa ra 95

Trang 25

Luận văn thạc sĩ Tài chính —- Ngân hàng

mục trong bảng điểm đánh giá về công bố thông tin từ danh sách 110 mục ban đầu Nghiên cứu của Ferguson và ctg (2002) đã sàng lọc từ ban đầu 102 mục công bố thông tin từ danh sách tham khảo của các nghiên cứu trước như Meek và ctg (1995), Hossain va ctg (1995) so sénh va danh gid voi yéu cau tai Hong Kong để loại bỏ và kết quả là

một danh mục gồm 93 câu hỏi để đánh giá Tại Malaysia có nghiên cứu của Ho (2009)

đã tích hợp nhiều nghiên cứu trước để có ban đầu 151 mục về công bố thông tin và sau quá trình sàng lọc cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu thì danh sách điểm đánh giá công bồ thông tin còn 85 mục Vu (2012) khi nghiên cứu mức độ công bồ thông tin tự nguyện tại Việt Nam cũng tạo ra danh sách ban đầu gồm 119 mục được tích hợp từ các nghiên cứu của Meek và ctg (1995), Ferguson va ctg (2002), Xiao và Yuan (2007), Ho (2009), Akhtaruddin và ctg (2009) và Wang và ctg (2008) Sau đó, nghiên cứu này đã sàng lọc danh mục này so với những quy định luật kế toán 2003, luật chứng khoán 2006, Quyết định 38/2007/TT - BTC để loại bỏ 35 mục là những quy định bắt buộc về công bố thông tin để tạo ra danh mục gồm 84 mục để đánh mức độ công bố thông tin

tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam vào năm 2009

2.6.3 Trọng số trong đo lường mức độ công bố thông tin

Một số nghiên cứu đã ủng hộ cho quan điểm mỗi mục trong một danh sách kiểm tra mức độ công bố thông tin khác nhau có mức độ quan trọng khác nhau (Marston va Shrives (1991); Botosan (1997); Eng va ctg (2001)) Trong nghiên cứu Botosan (1997) gán một điểm cho từng hạng mục giới thiệu công ty, hai điểm cho thống kê hiệu suất và các tỷ số tài chính của công ty, và ba điểm về các thông tin dự báo tương lai Phương pháp tương tự được sử dụng bởi Eng và ctg (2001); Eng va Mak (2003)

Cũng có nhiều nghiên cứu lại cho rằng không có trọng số nào cho mỗi mục trong danh sách kiểm tra tiêu biểu là Cooke (1989); Meek va ctg (1995); Chau va Gray (2002); Akhtaruddin va ctg (2009); Hossain va Hammami (2009) Theo cach tiếp cận này cách tính điểm “1” cho công ty khi có một thông tin nào đó trong báo cáo thường niên và “0” nếu không công bó thông tin này trên báo cáo thường niên Cách thức này được coi là thích hợp để áp dụng vì phương pháp không trọng số này được xem là ít

Trang 26

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

chủ quan hơn Do đó việc áp dụng không trọng số đối với điểm số công bồ thông tin tự nguyện tại Việt Nam có thể coi là thích hợp

2.7 Những nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện

Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin và thuộc tính của công ty nhằm xem xét những yếu tố quyết định đến hành động công bố thông tin của các công ty Những yếu tố hay được xem xét trong các nghiên cứu trước là các đặc điểm trong quản trị doanh nghiệp như hội đồng quản trị, quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, thành phần ban kiểm toán và cơ cấu sở hữu Trong khi các đặc điểm công ty được sử dụng nhiều ở các nghiên cứu trước là quy mô công ty, lợi nhuận, tính thanh khoản, đòn bẩy tài chính, chất lượng công ty kiểm toán, tình trạng niêm yết, tuổi công ty

Nghién ciru Meek, Roberts va Grey (1995): Nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin tự nguyện của các công ty ở Mỹ, Anh và châu Âu Họ đã sử dụng một bảng điểm để đo lường số điểm mức độ công bố thông tin tự nguyện Các mục thông tin trong bảng điểm được chia thành chiến lược, thuyết minh tài chính và phi tài chính Các yếu tố được kiểm tra bao gồm quy mô công ty, quốc gia / khu vực, tình trạng niêm yết, ngành, đòn bẫy tài chính, đa dạng hóa kinh doanh và lợi nhuận Nghiên cứu này đã không kiểm tra các yếu tố về cơ cấu sở hữu

Kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy rằng quy mô công ty và quốc gia / khu vực là những yếu tố quan trọng nhất giải thích mức độ công khai thông tin Đòn bẩy cho một mối quan hệ ngược chiều đáng kế đối với mức độ công bó thông tin đã được quan sát trong khi đó ít có bằng chứng cho thấy lợi nhuận có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin

Nghiên cứu của Ho và Wong (2001): Nghiên cứu này về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết tại Hồng Kông Các biến trong nghiên cứu bao gồm giám đốc điều hành độc lập, sự tồn tại của một ủy ban kiểm toán, sự tồn tại của các nhân chi phối và tỷ lệ phần trăm của các thành viên gia đình trong hội đồng quản trị

Trang 27

Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng

tin tự nguyện Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy sự tồn tại của một ủy ban kiểm toán tự nguyện là tích cực đối với mức độ công bố tự nguyện Hai biến khác, thành viên hội đồng quản trị độc lập và cá nhân chỉ phối không có mối liên hệ đáng kế với mức độ công bồ tự nguyện

Nghiên cứu của Chau và Gray (2002): Chau và Gray (2002) đã phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và công bố tự nguyện của công ty tại Hồng Kông và Singapore Mẫu của họ đã được lựa chọn gồm 60 công ty trong ngành công nghiệp, trong đó báo cáo thường niên năm 2007 là nguồn đữ liệu chính Nghiên cứu đã sử dụng một bảng điểm đo lường mức độ công khai để đo lường số điểm công bố thông tin tự nguyện Cơ cấu sở hữu được đo bằng tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của bên ngoài Nghiên cứu thực hiện các giả thuyết sau đây:

HI: "Có môi liên quan cùng chiêu giữa quyền sở bên ngồi cơng ty và mức độ công bố thông tin tự nguyện của Hồng Kông và các công ty Singapore

H2: "Có môi quan hệ ngược chiêu giữa các gia đình sở hữu tập trung và mức độ công bố thông tin của các công ty của Hồng Kông

Họ thu được kết quả của họ băng cách sử dụng phân tích hồi quy đa bội và sử dụng các biến kiểm soát gồm quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, số lượng kiểm toán viên, lợi nhuận và đa ngành Đây là mô hình hồi quy của nghiên cứu:

VOEXT = B0 + BISIZE + B2LEV + B3AUD + B4OOWN + B5PROF + B6MULT Trong đó SIZE là quy mô công ty, LEV đòn bẩy tài chính, AUD là số lượng nhân viên kiểm toán đối với một công ty, OOWN là đại diện cho sở hữu của gia đình trong một công ty, PROF là lợi nhuận của công ty và cuối cùng MULT thể hiện tính đa ngành của công ty

Kết quả cho thấy có sự ủng hộ cho giả thuyết tỷ lệ sở hữu bên ngồi cơng ty lớn hơn làm cho công bố thông tin tự nguyện cao hơn Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu gia đình tập trung và các công bố thông tin tự nguyện

Nghiên cứu của Eng và Mak (2003): Eng và Mak (2003) đã kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và các công bố thông tin tự nguyện tại Singapore

Trang 28

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

Họ đã sử dụng một mẫu của 158 công ty niêm yết vào cuối năm 1995 Các tác giả đã phát triển một bảng điểm công bố thông tin để đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện Các yếu tố sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm thành phần hội động quản trị và cơ cầu sở hữu Đối với cơ cấu sở hữu họ sử dụng các yếu tố sở hữu cổ đông lớn, quyền sở hữu của ban điều hành, quyền sở hữu của nhà nước Kết quả cho thấy rằng quyền sở hữu của nhà quản lý thấp hơn làm tăng mức độ công bố thông tin tự nguyện Hơn nữa, họ không tìm thấy liên hệ giữa quyền sở hữu của cổ đông lớn và mức độ công bố thông tin tự nguyện Liên quan đến quyền sở hữu của chính phủ nghiên cứu cho thấy rằng quyền sở hữu của chính phủ nhiều hơn dẫn đến công bố thông tin tự nguyện cao hơn

Nghiên cứu của Barako, Hancock và Izan (2006): Nghiên cứu này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin tự nguyện của các công ty Kenya Các yếu tố được sử dụng trong nghiên cứu của họ là sự xuất hiện của ủy ban

kiểm toán, thành phần hội đồng quản trị, sở hữu nước ngoài, sở hữu tổ chức, sự tập

trung cỗ đông, quy mô doanh nghiệp, cơng ty kiểm tốn độc lập, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, ngành và tỷ lệ đòn bay Mau của họ bao gồm 54 công ty niêm yết trên NSE Kết quả cho thấy răng sự hiện diện của một ủy ban kiểm toán liên quan tích cực đến mức độ công bố thông tin tự nguyện Nghiên cứu này được thực hiện qua nhiều năm và trong những năm đầu có một mối quan hệ ngược chiều giữa các thành phần hội đồng quản trị và số lượng công bồ thông tin tự nguyện trong khi trong những năm sau này là một mối quan hệ cùng chiều Ngoài ra, sở hữu nước ngoài, tổ chức sở hữu, quy mô doanh nghiệp và đòn bây cũng có một mối quan hệ cùng chiều đáng kể với mức độ công bố tự nguyện Tập trung sở hữu cỗ đông cho thấy một mối quan hệ ngược chiêu với mức độ công bô thông tin

Nghiên cứu của Akhtaruddin, Hossain, Hossain (2009): Nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ công bố tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết tại Malaysia Các yếu tố quản trị được kiểm tra bao gồm số

lượng thành viên hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, sở hữu

cơ phân bên ngồi, kiêm soát gia đình, và tỷ lệ phân trăm của các thành viên ủy ban

Trang 29

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

kiểm toán trên tổng số thành viên hội đồng quản trị Kết quả nghiên cứu cho thấy một

mối liên hệ thuận giữa số lượng thành viên hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên hội

đồng quản trị độc lập và công bố thông tin tự nguyện Tuy nhiên, kiểm soát gia đình có tác động ngược chiều đến công bố thông tin tự nguyện tại Malaysia, trong khi đó tỷ lệ của các thành viên ủy ban kiểm toán trên tổng số thành viên hội đồng quản trị không liên quan đến mức độ công bồ thông tin

Nghiên cứu của Yuen, Liu, Zhang, Lu (2009): Nghiên cứu này xem xét tác động của sở hữu, cơ chế quản trị doanh nghiệp, và đặc điểm công ty với việc công bố tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải Các tính năng cơ cấu sở hữu và cơ chế quản trị doanh nghiệp bao gồm: (1) mức độ sở hữu tập trung, (2) sở hữu của các tổ chức nhà nước; (3) quyền sở hữu cá nhân, (4) giám

đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, (5) hội đồng quản trị độc lập, và (6) sự

tồn tại của ủy ban kiểm toán Các đặc tính công ty gồm (1) quy mô doanh nghiệp, (2) đòn bẩy, (3) lợi nhuận, và (4) ngành Nghiên cứu này sử dụng một bảng chỉ số để đo lường mức độ công bố tự nguyện Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng quyền sở hữu cá nhân, sự tồn tại của một ủy ban kiểm toán, quy mô doanh nghiệp, và đòn bẫy tài chính, bao gồm cả tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập có liên quan đáng kể đến mức công bố thông tin Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc và cơ quan quản lý để cải thiện các cơ chế quản trị doanh nghiệp và minh bạch của các công ty niêm yết được nghiên cứu

Nghiên cứu của Rouf (2010): Nghiên cứu này tác giả muốn kiểm tra các mối

quan hệ giữa "đặc điểm của công ty", "thuộc tính quản trị" và "mức độ công bố thông tin tự nguyện" ở Bangladesh Bài nghiên cứu này dựa trên một mẫu gồm 120 công ty phi tài chính niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán DSE trong năm 2007 Nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS để kiểm tra các mối quan hệ giữa các biến giải thích và công bố thông tin Kết quả thực nghiệm cho thấy một mối liên hệ thuận giữa số lượng thành viên hội đồng quản trị, cơ cấu hội đồng quản trị và Ủy ban ban kiểm tốn với cơng bố tự nguyện Ngược lại, mức độ công bó thông tin tự nguyện có liên quan

ngược chiều đối với việc kiêm nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc, cơ

câu sở hữu và lợi nhuận ròng

Trang 30

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

Nghiên cứu của Vu (2012): Nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến mức độ công bố thông tin của 252 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong năm 2009 Nghiên cứu này sử dụng bảng điểm gồm 84 mục và không có trọng số để xác mức độ công bố thông tin các doanh nghiệp tại Việt Nam Tác giả đã sử dụng phân tích hồi quy hỗ trợ cho việc giải thích nghiên cứu về thực tế công bố thông tin tự nguyện tại Việt Nam Các bằng chứng cho thấy công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp bị ảnh hưởng tích cực bởi sức mạnh của quản trị doanh nghiệp (tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập) Sở hữu nhà nước cao là một đặc thù của các công ty niêm yết Việt Nam, có liên quan đáng kế và ngược chiều với mức độ công bố thông tin Trong khi một tỷ lệ cao hơn về quyền sở hữu của ban điều hành làm giảm mức độ công bố thông tin tự nguyện, sở hữu nước ngồi khơng ảnh hưởng đến công bố thông tin Quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, ngành, yếu tố về công ty kiểm toán, thời gian niêm yết và nơi niêm yết là những thuộc tính quan trọng liên quan đền việc công bô tự nguyện trong các báo cáo thường niên tại Việt Nam '

Bằng chứng từ nghiên cứu này cho thấy rằng quản trị doanh nghiệp có thể như là một cơ chế giám sát hiệu quả để nâng cao mức độ công bố thông tin tại Việt Nam Phát hiện này khuyến nghị các nhà ban hành chính sách Việt Nam cần áp dụng mạnh hơn cơ chế quản trị doanh nghiệp để nâng cao mức độ minh bạch thông tin Ảnh hưởng ngược chiều của sở hữu nhà nước đến mức độ công bố tự nguyện tại Việt Nam cung cấp những lý luận có giá trị vào các kế hoạch cổ phần hóa trong tương lai của các doanh nghiệp nhà nước Hơn nữa, mối quan hệ ngược chiều giữa quyền sở hữu quản lý và thực thi công bố thông tin tự nguyện cho thấy các vấn đề về quyền sở hữu quản lý, đặc biệt trong một thị trường mới nổi như Việt Nam

Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2012): Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ chế quản trị công ty và mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên 2011 của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Số mẫu thực nghiệm gồm 101 công ty niêm yết bao gồm 46 công ty niêm yết trên HOSE và 55 công ty niêm yết trên HNX được thu thập Điểm số công bố thông tin trong bài nghiên cứu này được khảo sát từ 24 mục trong thông tư 52/2012/TT-BTC về thông tin

Trang 31

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

cần có trong báo cáo thường niên tại Việt Nam Kết quả chỉ ra rằng, các biến đại diện cho cơ chế quản trị công ty như: số lượng thành viên hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành, sở hữu vốn của các tổ chức có mối tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với biến mức độ công bố thông tin Tuy

nhiên, sự bất kiêm nhiệm giữa Tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị có mối

tương quan nghịch với mức độ công bố thông tin Các biến độc lập trong mô hình giải thích được 26,7% biến phụ thuộc

Dựa trên khảo lược các nghiên cứu trước tại thị trường phát triển và đang phát triển trong đó có cả nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp tương tự của các nghiên cứu trên nhăm tìm ra những yếu tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ở các nghiên cứu trước Nghiên

ora Quốc gia Biến có ý nghĩa Biến ít ý nghĩa

Phạm Việt Nam Sô lượng thành viên HĐQT (+) Thị Bích Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập Vân không điều hành (+) (2012) Chủ tịch HĐQT không kiêm Tổng giám đốc (-) Cổ phần sở hữu bởi tổ chức (+)

Vu ViệtNam | Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập (+) | Cô phần nắm giữ bởi nước ngoài (2012) Cổ phần nắm giữ bởi nhà nước (-) Don bay tài chính (-)

Cổ phần nắm giữ bởi nhà quản lý (-)

Quy mô công ty (+)

Lợi nhuận (+)

Phân loại ngành (+)

Loại công ty kiểm toán (-)

Trang 32

' Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng (2010) (+)

Téng sé thanh vién HDQT (+) Tổng tài sản (+)

Ủy ban kiểm toán (+) Tổng doanh thu (+)

Cổ phần nắm giữ bởi người trong

công ty (-)

Lợi nhuận (-)

Yuen và | Trung Quốc Tỷ lệ các thành viên hội đông quản Cô phân năm gitt top 10 cô đông

ctg trị độc lập (+) (+)

(2009) Quy mô doanh nghiệp (+) Cổ phần giữ bởi chính phủ (+)

Tỷ lệ đòn bây (-) Lợi nhuận (-)

` Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám

Quyên sở hữu cá nhân (+) :

| đốc (+)

Sự tồn tại ủy ban kiểm toán (-) Ngành hoạt động (-)

Akhtaru | Malaysia | Số lượng thành viên HĐQT (+) Tỷ lệ thành viên ban kiểm soát (+)

ddin và Tỷ lệ các thành viên HĐQT độc lập

ctg (4) Công ty kiêm toán (+)

(2009) Tỷ lệ cổ đơng sở hữu bên ngồi (+) | Quy mô doanh nghiệp (-)

Kiểm soát của gia đình (-) Tổng vốn chủ (+)

Tổng số nhân viên (+) Tỷ lệ đòn bẩy (+) Lợi nhuận (+)

Barako | Kenya ` , Tỷ lệ các thành viên HĐQT độc

Sự tôn tại của ủy ban kiêm toán (+)

và ctg lập (-)

(2006) Cổ phần giữ bởi nước ngoài (+) Cơ cấu hội đồng quản trị (-) Cổ phần giữ bởi tổ chức (+) Tính thanh khoản (+) Quy mô doanh nghiệp (+) Lợi nhuận (-)

Tỷ lệ nợ (+) Loại công ty kiểm toán (-)

Eng và | Singapore Cô phân nắm giữ của nhà quản lý (-) | Quyên sở hữu cổ đông lớn (-)

Mark Cổ phần giữ bởi chính phủ (+)

(2003) Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập (-)

Quy mô doannh nghiệp (+)

Tỷ lệ nợ (-)

Chau và | Hong Kong | Câu trúc sở hữu (-) Cơng ty kiểm tốn (+)

Gray và Quy mô (+) Tỷ lệ đòn bẩy (-)

Trang 33

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng (2002) Singapore Lợi nhuận (+) Đa dạng hoá (+) Ngành Hong Kong Ngành Singapore Tăng vốn chủ sở hữu (+) Phân ngành công ty (-) Ho và Hong Kong Wong (2001)

Ủy ban Kiểm toán (+)

Tỷ lệ phần trăm của các thành viên gia đình trong HĐQT (-) Thành viên HĐQT độc lập (+) Cổ phần chỉ phối của cá nhân (+) Quy mô doanh nghiệp (+) Đòn bẩy tài chính (-) Lợi nhuận (+) Tập đoàn (+) Ngân hàng / Tài chính (-)

Meek, | Mỹ, Anh và | Quy mô công ty (+) Ngành công nghiệp kim loại (+)

Roberts |các nước | Quốc gia (+) Hàng tiêu dùng (-)

và Gray | châu Âu Khu vực (+) Đa ngành (-)

Không) Ngành công nghiệp dầu (+) Don bay tai chính (-) Lợi nhuận (+)

Tóm tắt chương 2

Nguôn: Tổng hợp bởi tác giả

Từ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đê tài chương 2 đã xây dựng được các cơ sở lý thuyết

Thứ nhất, khái niệm về công bố thông tin, cách thức phân tích thông tin từ báo cáo tài chính và phương pháp thiết lập nên bảng tính điểm mức độ công bố thông tin

Thứ hai, khảo lược các nghiên cứu trước vê môi quan hệ giữa mức độ công bô thông tin tự nguyện và các thuộc tính của công ty Qua đó cho thấy ban đầu đặc điểm ảnh hưởng đên mức độ công bô thông tin ở các nghiên cứu trước gôm quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, thành phần ban kiểm toán và cơ cấu sở hữu, quy mô công ty, lợi nhuận, đòn bây tài chính, tình trạng niêm yết, tuổi công ty

Trang 34

| Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

- Thứ ba, lý thuyết về đại diện được xem xét về hành động quản trị công ty của nhà quản lý, trong đó có vấn đề về bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị và cỗ đông Những cơ sở lý thuyết này là nền tảng mang tính khoa học cho những chương

tiếp theo của đề tài

25

Trang 35

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu định lượng Với phương pháp này luận văn sử dụng mô hình hồi quy để kiểm tra những giả thuyết nghiên cứu sẽ đặt ra Trong đó biến số về các đặc tính của công ty là như quy mô công ty, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, cơng ty kiểm tốn Yếu tố về cơ cấu sở hữu gồm: Sở hữu nhà nước, sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu của nhóm nhà quản lý Cuối cùng là các tố về đặc điểm hội đồng quản trị như số lượng thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị độc lập và việc kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc

3.2 Xây dựng giả thuyết

Cơ cấu sở hữu: Các khía cạnh khác nhau của các cấu trúc quyền sở hữu đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây (ví dụ như quyền sở hữu tập trung, sở hữu gia đình, quyền sở hữu của chính phủ, sở hữu nước ngoài, sở hữu tổ chức) Nghiên cứu này xem xét ba khía cạnh của cơ cấu sở hữu của một công ty, cụ thể là, quyền sở hữu nhà nước, quyền sở hữu nước ngoài và sở hữu nhóm quản lý

Sở hữu nhà nước dẫn đến vấn đề là một số cổ đông chi phối và kiểm soát nội bộ ở Việt Nam, các công ty này nguồn gốc từ việc cổ phần hoá các công ty nhà nước Một số nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy rằng các nhân viên quản lý cấp cao ở các công ty mà nhà nước chiếm cổ phần đa số phải là thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và không nhất thiết phải có các kỹ năng để quản lý một doanh nghiệp thương mại Theo Qu (2011), do thiếu các quyền sở hữu thực tế của các cán bộ quản lý tại các công ty nhà nước thường dẫn đến tham nhũng và quản trị doanh nghiệp yếu kém Hậu quả của một quá trình chính trị như là đại diện của các nhà đầu tư nhà nước không thể đóng một vai trò quan trọng trong cải thiện hiệu suất và tối đa hóa lợi nhuận Kết quả nghiên cứu của Xu và Wang (1999) và Leung (2007) đều cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa quyền sở hữu nhà nước và hiệu suất của các công ty Ghazali và

Weetman (2006) lập luận rằng ở quốc gia như Malaysia, nơi có một kết nối chính trị

mạnh mẽ, các công ty có sở hữu nhà nước cao không được khuyến khích cung cấp

thêm thông tin để bảo vệ mối quan hệ chính trỊ, lợi ích của các chủ sở hữu chính là nhà

Trang 36

Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng

nước Ngoài ra, Jiang và Habib (2009) lập luận răng các công ty nhà nước ít có nhu cầu huy động vốn vì họ dễ dàng được tiếp cận với nguồn vốn nhà nước Ngay cả khi nhà nước không cung cấp tài chính trực tiếp, các doanh nghiệp có thể có nguồn từ các công ty nhà nước khác, nên họ có thêm lý do để hạn chế công bồ thông tin Như vậy công ty có sở hữu nhà nước cao hơn thường thiếu động lực cho việc CBTT tự nguyện cho các cỗ đông bên ngoài Thực trạng tại Việt Nam gần tương đồng với Trung Quốc khi các doanh nghiệp nhà nước được cô phân hóa và niêm yết Trong đó, phân lớn các _ chức danh quản lý như giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng vẫn do những người cũ nắm giữ Những con người cũ áp dụng các biện pháp quản trị của doanh nghiệp nhà nước nên chậm thay đổi trong mô hình quản trị Duy và Anh (2012) Hành động của

ban điều hành công ty bị hạn chế và do đó, tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cổ đông

không phải là các mục tiêu chính của các công ty Cùng với đó các nhà quản lý của các công ty có sở hữu nhà nước cao không có động cơ để cung cấp thêm thông tin ngồi những thơng tin bắt buộc Tỷ lệ sở hữu nhà nước được tính bằng số lượng cổ phiếu sở hữu của nhà nước chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty Dựa vào những lập luận trên giả thuyết có thể đặt ra ở đây là:

HI: Sở hữu nhà nước có mối quan hệ nghịch biến với mức độ công bố thông tin tu nguyện

Quyền sở hữu nhà đầu tư nước ngoài: Có thể thấy cổ đơng nước ngồi dường như chịu nhiều rủi ro khi đầu tư hơn so với các cổ đông trong nước như: rủi ro pháp luật, chính trị, tỉ giá, thông tin bất cân xứng Đặc biệt là rủi ro về thông tin bất cân xứng trong các thị trường mới nổi nên có một nhu cầu thông tin lớn hơn từ phía các nhà đầu tư nước ngoài Xiao và Yuan (2007) cho rằng thị trường vốn mới nổi như Trung Quốc thì các vấn đề thông tin bất cân xứng thậm chí còn cao hơn bởi vì khó tiếp cận được các bản báo cáo thường niên Trong trường hợp này các công ty có một động lực cao hơn trong việc công bố thông tin, minh bạch thông tin nhằm mục đích gia tang vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài Điều này phù hợp với nghiên cứu của Barako (2004) cung cấp bằng chứng cho thấy sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tỷ lệ thuận với mức độ công bồ thông tin tại Kenya Haniffa và Cooke (2002) tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu nước ngồi và mức độ cơng bố tự nguyện của các công ty niêm yết tại Malaysia Nghiên cứu lập luận rằng có một nhu cầu lớn hơn về công bố

Trang 37

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

thông tin như một phương tiện để kiểm tra các hoạt động của nhà quản lý do các chủ sở hữu nước ngoài đưa ra Các công ty có sở hữu nước ngoài chịu nhiều sự giám sát công bồ thông tin hơn ở Trung Quốc Vì vậy các công ty này cải thiện tính minh bạch công khai trong công bố thông tin nhiều hơn (Liu và Eddie, 2007) Với một nền kinh

tế mới mở cửa như Việt Nam, nguồn vốn ngoại là một nguồn lực quan trọng để kích

thích kinh tế phát triển Đã có những quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài tối đa 49% đối với các công ty và 30% đối với các ngân hàng niêm yết Các nhà đầu tư nước nóoài tại Việt Nam phần lớn xuất phát từ các nền kinh tế phát triển và một nền tài chính mạnh, công khai vì vậy áp lực về bât cân xứng thông tin là rất lớn, nghĩa là các nhà đâu tư nước ngoài ủng hộ việc đầu tư vào các công ty mà họ tránh được thông tin bất cân xứng Võ Xuân Vinh (2011) Điều này làm cho các nhà đầu tư ngoại có thể gây áp lực đòi hỏi thông tin lên các công ty mà họ dự định đầu tư qua đó quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể là một yếu tố quyết định quan trọng mức độ công bố thông tin của công ty tại thị trường Việt Nam Từ các lập luận trên giả thuyết đưa ra là: H2: Sở hữu cô phản của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tương quan dương với mức độ công bồ thông tin tự nguyện của công tự

Sở hữu của nhóm quản lý: Theo lý thuyết về người đại điện thì sở hữu của nhà quản lý sẽ làm giảm bớt chi phí hoạt động bởi nhà quản lý phải chịu nhiều hậu quả về mặt kinh tế từ đó dẫn đến việc giảm tần suất công bố thông tin Tuy vậy việc tham gia sở hữu của nhà quản lý sẽ làm cho nhà quản lý quan tâm nhiều hơn đến hoạt động của công ty, bởi vì hành động gây hại của họ sẽ dẫn đến thiệt hại kinh tế cho chính bản thân mình Trong trường hợp nhà quản lý năm giữ một lượng lớn cổ phiếu thì có khả năng gây ra sự thay đổi về mối quan hệ từ nhà quản lý đối với cỗ đông lại chuyền sang cô đông lớn và cổ đông thiểu số Điều này xảy ra dẫn đến tình trạng nhà quản lý có khả năng gây ra những thiệt hại về tài sản cho các cổ đông thiểu số, cũng như thao túng về mặt thông tin để mang lại lợi thế riêng cho mình Eng và Mak (2003) cho rằng quyền sở hữu quản lý liên quan ngược chiều đến CBTT Vì vậy, khi có một mức độ lớn hơn của quyền sở hữu quản lý mức độ tự nguyện CBTT là thấp Trong nghiên cứu này Eng và Mak (2003) cũng cho rằng các công ty có mức độ thấp hơn sở hữu của nhà quản lý thì các nhà đầu tư có lý do mạnh mẽ hơn để tăng cường giám sát các nhà quản lý và do đó có thể yêu cầu thêm thông tin từ các công ty Trong hoàn cảnh như vậy,

Trang 38

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

các nhà quản lý có động cơ để cung cấp thông tin công khai và rộng rãi hơn Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Zourarakis (2009) không có mối quan hệ đáng kể giữa quyền sở hữu của nhà quản lý và các CBTT tự nguyện Theo lý thuyết về người đại diện thì người quản lý sở hữu tỷ lệ cỗ phiếu cao hơn sẽ ít công bồ thông tin cho các cổ đông Vì vậy giả thuyết đặt ra ở đây là:

H3: Tỷ /ệ sở hữu cổ phân của ban giám đốc ty lệ nghịch với mức độ công bố thông tin

tự nguyỆn

Số lượng thành viên hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự

nguyện Các công bố đó là những vấn đề về chiến lược, kế hoạch của hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là một cơ quan quản lý cao cấp đề ra các chính sách và các nhà quản lý có trách nhiệm hiện thực hóa những chính sách đó Số lượng thành viên của hội đồng quản trị được xem là ảnh hưởng đến khả năng hội đồng quản trị giám sát và đánh giá hoạt động của các nhà quản lý Nghiên cứu của Zahra và ctg (2000) lại cho rằng hội đồng quản trị nhỏ thì có khả năng xử lý công việc nhanh hơn Nguyên nhân vì số lượng thành viên hội đồng quản trị quá lớn dễ gây ra sự bất đồng trong ý kiến khó đạt sự thống nhất trong quá trình ra quyết định Tuy nhiên, số lượng ít thành viên hội đồng quản trị dẫn đến không tận dụng lợi thế từ sự đa dạng của năng lực và kinh nghiệm của thành viên hội đồng quản trị Ngoài ra, có lập luận rằng càng nhiều thành viên trong hội đồng quản trị giúp giảm bất cân xứng thong tin (Chen va Jaggi, 2000) Nghiên cứu trước tim thấy một mối liên hệ giữa số lượng thành viên hội đồng quản trị và công bố thông tin tự nguyện Barako va ctg (2006) Akhtaruddin va ctg (2009) thay rằng số lượng thành viên hội đồng quản trị có tương quan dương với mức công bố tự nguyện của doanh nghiệp Theo quan điểm của tác giả cho răng số lượng ít thành viên hội động quản trị thì tốt hơn trong việc công bồ thông tin Vì số lượng thành viên ít sẽ giúp hội đồng ra các quyết định nhanh, đồng thuận hơn và có nhiều nổ lực hơn trong việc giám sát hoạt động của ban điều hành công ty Dựa trên những lập luận này có giả thuyết như sau:

H4: Có mối quan hệ nghịch chiều giữa số lượng thành viên hội đông quản trị và mức

độ công bố thông tin tự nguyện tại Việt Nam

Thành viên hội đồng quản trị độc lập: Trong doanh nghiệp hội đồng quản trị, đặc biệt là thành viên hội đồng quản trị độc lập là đại diện để bảo vệ quyền lợi cổ

Trang 39

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hang

đông Vì thế một cơ chế quản trị doanh nghiệp tốt phải gồm nhiều hơn các thành viên hội đồng quản trị độc lập Bởi vì, sự tồn tại của thành viên hội đồng quản trị độc lập sẽ giúp hỗ trợ các công ty với việc ra quyết định chiến lược kinh doanh và tài chính Ngoài ra các thành viên hội đồng quản trị độc lập của công ty cho phép giám sát tốt hơn các hoạt động của nhà quản lý Trong một môi trường giám sát như vậy, các nhà quản lý là ít có khả năng lạm dụng quyền lực của họ Các nghiên cứu của Akhtaruddin và ctg (2009), Yuen và Liu (2009) tìm thấy rằng các công ty có thể CBTT tự nguyện nhiều hơn nếu các công ty đó có một số lượng lớn các thành viên HĐQT độc lập không điều hành Tuy nhiên, Ho và Wong (2001) không tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ các thành viên hội đồng quản trị bên ngồi khơng điều hành và mức độ công bố tự nguyện Thực tế tại các thị trường mới nổi như Việt Nam khi cổ đông lớn đang cố gắng chỉ phối để chiếm đoạt các quyền của cổ đông thiểu số Tuấn và Linh (2012), mot co ché quan tri doanh nghiệp tốt giúp bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ, tránh tình trạng lũng đoạn thị trường tài chính, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn Biến này được đo lường bằng cách lấy tỷ lệ giữa thành viên hội đồng quản trị độc lập với tổng số thành viên hội đồng quản trị Giả thuyết có thể đặt ra sau đây:

HŠ: Một tỷ lệ cao hơn của thành viên hội đông quản trị độc lập có mới quan hệ cùng chiêu với mức độ công bô thông tin

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc: Theo lý thuyết người đại diện, chức năng kép của Giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị làm giảm sự độc lập các công ty trong giám sát, xử lý kỷ luật và bồi thường các nhà quản lý Jensen (1993) Nói cách khác nếu có sự kiêm nhiệm xảy ra sẽ ảnh hưởng đến chức năng ban hành, giám sát và phê duyệt các quyết định của hội đồng quản trị, cũng như tạo điều

kiện thuận lợi cho các giám đốc điều hành có hành vi cơ hội vì lợi ích cá nhân bởi

quyền giám sát và quyền quản lý dang nam trong tay giám đốc điều hành Có nhiều

nghiên cứu trước đây đã xem xét mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch

hội đồng quản trị và tổng giám đốc với mức độ công bồ thông tin như Barako (2007), Yuen va Liu (2009), Chau va Gray (2010) Các nghiên cứu trước đã chỉ ra sự kiêm nhiệm này tạo ra quyền lực và thẩm quyền quá lớn của một cá nhân dẫn đến sự hạn chế việc kiểm soát của hội đồng quản trị của công ty Chau và Gray (2010) Forker (1992) theo kinh nghiệm nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và chất

Trang 40

Luận văn thạc sĩ Tài chính — Ngân hàng

lượng công bố thông tin, đã trình bày bằng chứng của một mối quan hệ ngược chiều giữa chất lượng công bố thông tin và sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc Do đó có thể lập luận răng vai trò chỉ phối của một giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị có liên quan đến việc công bố thông tin kém hơn Giả thuyết đặt ra:

H6: Việc tách rời giữa chủ tịch hội đông quản trị và tổng giám đốc có mối lương quan dương với mức độ công bố thông tin tự nguyỆn

3.3 Các biến kiếm sốt

Quy mơ công ty: Các nghiên cứu trước đây chỉ ra sự liên hệ của một số biến có thể giải thích và ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của từng công ty Hầu hết các nghiên cứu cho răng có một mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô công ty và mức độ công bố thông tin (Wallace và ctg (1994); Wallace va Naser 1995; Meek và ctg (1995); Hassan va ctg (2006); va Mangena va ctg (2007)) Các nghiên cứu trên đều cho rằng các công ty quy mô lớn thường có động lực công bố thông tin nhằm giảm đi chi phí đại diện, hoặc lập luận rằng các công ty nhỏ hơn thường các nhà quản lý ít có

động cơ công bố thông tin vì sợ tiết lộ bí mật kinh doanh cho các đối thủ cạnh tranh

Hay Singhvi và Desai (1971) cho răng các doanh nghiệp lớn có thể có cơ cấu các nhà đầu tư đa dạng và nhu cầu về công bồ thông tin trong các doanh nghiệp này cao hơn so với các công ty nhỏ hơn Quy mô được đo lường trong các nghiên cứu là tổng tài sản, số lượng cổ đông hoặc doanh thu Tuy nhiên, Barako và ctg (2006) đã không tìm thấy một môi quan hệ giữa quy mô và mức độ công bô thông tin

Lợi nhuận: Có các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng lợi nhuận ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong các báo cáo thường niên (Wallace và Naser 1995) Nghiên cứu này cho răng, từ quan điểm của lý thuyết người đại diện trong thông tin bất cân xứng, người quản lý công ty có lợi nhuận tốt sẽ tích cực công bố thông tin để hưởng những lợi ích cho cá nhân người quản lý đó Từ đó cũng có thể được lập luận, rằng các công ty hoạt động kém hơn có thể CBTT ít hơn để che giấu hoạt động kém hiệu quả Nhiều nghiên cứu trước tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa lợi nhuận công ty và mức độ công bố thông tin (Haniffa và Cooke 2002; Ghazali va Weetman 2006) Tuy nhiên cũng có Wallace và ctg (1994) không tìm thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận và công bô thông tin Như vậy có nhiêu khả năng răng quản lý của một doanh

Ngày đăng: 12/01/2022, 22:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w