YoY 4
n 360.5
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
BP vo
CAO VIET CUONG
TAC DONG THONG TIN BAT CAN XUNG DEN
VIEC MUA VA SU DUNG THE BAO HIEM Y TE
TU NGUYEN 6 THANH PHO HO CHi Minn
Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE HOC
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này “7ác động thông tin bắt cân xứng đến việc
mua và sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế tự nguyện ở Thành Phố Hỗ Chí Minh" là bài nghiên cứu của chính tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn Nguyễn Văn Phúc và những người
tôi đã cảm ơn Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi
Ngoại trừ những tải liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong để tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt cứ công trình nào
Hồ Chí Minh, 2014
Học Viên
Trang 3LOI CAM ON |
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn Quý Thầy/Cô Khoa sau Đại học, đã
truyền dạy cho tôi những kiến thức qúy báu trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy Nguyễn Văn
Phúc, người đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
tốt nghiệp này
Tôi xin được cảm ơn các anh, chị các phòng chức năng của BHXH Thành Phố
Hồ Chí Minh đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn Cho tôi gửi lời đến Ban
Giám đốc, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Quận 5, các anh chị trong lớp Cao học Kinh tế,
những người đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học và giúp đỡ về mặt tỉnh thân, cũng như đóng góp ý kiến để tơi hồn thành luận văn này |
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
Bài viết này nghiên cứu tác động của thông tin bất cân xứng đến việc mua và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân dựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh Qua chạy mô hình hồi qui dựa trên cơ sở số liệu điều tra 372 người dân trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy là thông tin bất cân xứng gây hai tác động là lựa chọn ngược (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard) trong việc mua và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện
Cụ thể, đối với lựa chọn ngược đa số những người dân mua bảo hiểm y tế tự
nguyện là những người có tình trạng sức khỏe không tốt; đối với rủi ro đạo đức là
người dân có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện đi khám bệnh nhiều hơn so với những người có thẻ bảo hiểm y tế khác hay không có thẻ bảo hiểm y tế Hệ quá của các vấn đề trên là làm cho quỹ bảo hiểm y tế bội chỉ, làm cho các bệnh viện quá tải dẫn đến chất lượng của việc khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y té chua cao
'Kiến nghị rút ra là cần phân luồng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, từ đó xác định mức phí mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo tình trạng sức khỏe để khắc phục tình trang lựa chọn ngược Đề khắc phục tình trạng rủi ro đạo đức, cần tăng mức đồng chỉ trả trong thanh toán phí khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, tránh tình trạng lạm dụng khám chữa bệnh quá mức cần thiết sau khi đã có
bảo hiểm y tế tự nguyện
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN ˆ TÓM TẮT
DANH MUC CAC CHU VIET TAT DANH MUC CAC BANG
DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu - - -o c cc S HA HS: 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu -.sccscsssse
_ 1.2.1 Mục tiÊU óc HT TH nh HH gan rec
1.2.2 Câu hỏi nghiên cỨu - cc c1 se v2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - - -ccc- csstcs E se ssccz 1.3.1 Đối tượng - cc Sky THY HH nhu re
1.3.2 Phạm vi nghiÊn cứu .- ccĂ «Ăn 11x vi
1.4 Kệt câu luận văn HH HH HH HH nu Khu nu ky sv số
CHƯƠNG II: TONG QUAN VE BHYT
2.1 Bao hiểm y tế và Bảo hiểm y té ty nguyén e.ceessccesseceesscceesacee
2.1.1 Giới thiệu về Bảo hiểm y 6.0.0.0 .ccecesssecescceessceessccersceceesens
2.1.2 Giới thiệu về Bảo hiểm y tế tự nguyén ccccceceseccccceceeseeees 2.2 Đặc trưng về hệ thống Bảo hiểm tế ở TPHCM - - cccs c2 ccz2 2.3 Tình hình Bảo hiểm y tế ở TPHCM năm 2013 5c c2 cs 5s:
2.3.1 Số lượng người tham gia BHYT -ccn n1 sec se
2.3.2 Số lượng thẻ BHYT cL SE HH ng xen
2.3.3 Tình hình thu chỉ quỹ KCB BHYT -
2.3.4 Tân suất KCB nội ngoại trú trong năm của các đối tượng BHYT
2.3.5 Nguyén nhan tang chi phi KCB BHYT “TH HH KH ng V8 v5
CHƯƠNG III: CO SO LY THUYET
3.1 Nền tang ly thuyét cccccccssssccccessececcccesesteeceeseeesssseceeseseeees
Trang 63.1.2.1 Khái niệm về thông tin bất cân XỨNỔ su sa 17
3.1.2.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng A.G.A Kerlof 17 3.2 Hệ quả của thông tin bất cân xứng LH n HH n2 hs say 18
3.2.1 Sự lựa chọn ngược .- con ng cu sg 18
3.2.2 Hiểm họa đạo đức c-skt ven ng Hư 20
3.2.3 Vấn đề ủy quyén- Ngudi thira hanh c ccccsccesecsscccecsscesecees 21 3.2.4 Thông tin bất cân xứng gây hệ quả lựa chọn ngược và tâm lý ÿ lại trên thị trường
ee 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu - HH ng ng ng chay 22 3.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó - . sec se csx 22
3.3.2 Lựa chọn biến trong mô hình thực nghiệm 28
3.3.2.1 Mô hình kiểm tra sự lựa chọn ngược trong BHYTTN 28 3.3.2.2 Mô hình kiểm hiểm họa đạo đức trong BHYTTN 33
3.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu - - ccccccc sec sa so 35 3.4.1 DO GU eceeceeeeeceneccneeceeeeeccesceceeessanscenssececeueeces 35 3.4.2 Phuong phap .csecccsscccesececeusssuuscceeccueccsssssaeccensceens 35
CHUONG IV: PHAN TiCH THONG TIN BAT CAN XUNG BHYTTN TPHCM
4.1 Téng quan tir phiéu khao sdt s.ccccsessccsscessecesccesscccsssessecceceeees 37
4.1.1 Đặc diém ngudi duge khao sdt cccsscesesssssesesesecssecceeeeeseeecs 37
4.1.2 Đặc điểm của hộ khảo sát - án nen 42
4.1.3 Đánh giá về lựa chọn và sử dụng thẻ bảo hiểm 43
4.1.4 Thống kế mối quan hệ các yếu tố liên quan ccccccescssecesceeseceese 48: 4.2 Giải thích kết quả mô hình hồi quy và thảo luận nen 51
Trang 7BHXH BHYT BHXH TP HCM TP HCM BHYTTN BHYTBB BQ DVT HSSV KCB ND-CP QĐ-TT TTLT-BYT-BTC UNND HĐND LĐTB-XH CSYT CSSKBĐ KCB CBCC-V€ [1], [2] [3] [4] VND PSSSTD
DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh Thành Phố Hồ Chí Minh
Bảo hiểm y tế tự nguyện
Bảo hiểm y tế bắt buộc Bình quân - Don vi tinh Hoc sinh sinh vién Khám chữa bệnh Nghị định- Chính phủ Quyết định thủ tướng Chính phủ
Thông tư liên tịch-Bộ Y tế-Bộ Tài chính Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Trang 8DANH MUC CAC BANG BIEU
Trang
Bang 3.1: Các biến có ý nghĩa thống kê trong các nghiên cứu thực hiện trước 28
Bảng 3.2: Các biến có ý nghĩa thống kê tác giả đề xuất trong nghiên cứu 31
Bảng 4.1: Độ tuổi người được khảo sát CS Ăn c2 xxx 38
Bảng 4.2: Trình độ học vấn người được khảo sát - ‹ s «<< <c<<<s< 39
Bảng 4.3: Thu nhập người được khảo sát - cv sexy 41 Bảng 4.4: Giới tính chủ hỘ .- on n9 SY SH ng Sg ng Y nh nhện 42 Bảng 4.5: Trình độ chủ hộ -. -c- CC co n1 ke, 42 Bảng 4.6: Tuổi chủ hộ -.- - c0 1 11* 11 Y2 ng nh ng ng ưyy 43 Bang 4.7: Thong ái i0: ng sằsẰ,só 43 Bảng 4.8: Tình hình khám bệnh và chỉ phí -. . . << << -Ö 45 Bảng 4.9: Bệnh viện không đăng ký -.c sen Sen s* 45 Bảng 4.10: Thủ tục khám chữa bệnh - - cà n cv s 46
Bảng 4.11: Chữa bệnh có và không dùng thẻ - - cc- cà se 46
Bảng 4.12: Tin tưởng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT - «<< <<- 47 Bang 4.13: Chất lượng dịch vụ y tế khi chữa bệnh bằng thẻ BHYT 47
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.1 Xe ô tô chất lượng cao . -c- cà Sàn set 19
Hinh 3.2 Xe 6 6 chdt luong thp c.ccccccseccsscsececesesesceecsveceneseaeeceeve 20 Hình 4.1 Tỷ lệ giới tính người được khảo sát - -«- 37
Hình 4.2 Dân tộc người được khảo sắt . - << << << << 38 Hình 4.3 Tình trạng hôn nhân người được khảo sắt 39
Hình 4.4 Nghề nghiệp người được khảo sắt - ‹‹ << <5 40
Hình 4.5 Thời gian làm việc người được khảo sắt « 40
Hình 4.6 Tình trạng sức khỏe người được khảo sát - 41 Hinh 4.7 Thông tin tình hình thẻ BHYT - -. - {<< 44
Trang 10DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Định nghĩa biến của nghiên cứu thực nghiệm Mirko Bendig 66
Phụ lục 2: Định nghĩa biến của nghiên cứu thực nghiệm Ramesh Bhat 67
Phụ lục 3: Định nghĩa biến của nghiên cứu thực nghiệm Ha Nguyen 68
Phụ lục 4: Định nghĩa biến của nghiên cứu thực nghiệm Juduth Lammers 69
Phụ lục 5: Định nghĩa biến của nghiên cứu thực nghiệm Tetsuji Yamada 70
Phụ lục 6: Khác biệt về số lần, chỉ phí KCB ngoại trú, nội trú 71
Phụ lục 7: Khác biệt về chỉ phí y tế trong tông chỉ phí - .‹‹ 71
Phụ lục 8: Quyết định mua BHXH và đặc tính cá nhân 72
Phụ lục 9: Quyết định mua BHXH và đặc tính chủ hộ 5: ¿ 73
Phụ lục 10: Kiểm định đa cộng tuyến ¬— 74 Phụ lục 11: Kiểm định các hiện tượng trong nghiên cứu 75
Phụ lục 12: Bảng câu hỏi khảo sắt -. con nen 85
Trang 11CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý đo chọn đề tài nghiên cứu
Báo hiểm y tế là một chính sách xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do
chính phủ tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của mọi tẦng lớp trong xã hội để thanh toán chỉ phí y tế cho người tham gia bảo hiểm Riêng ở Việt Nam Bảo hiểm y tế (BHYT) cũng là một chính sách quan trọng trong hệ thống các chính :
sách an sinh xã hội, vì vậy luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm được triển khai
sâu rộng trên phạm vi cả nước Với mức đóng không cao nhưng khi không may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo chỉ phí lớn, người tham gia BHYT sẽ được khám chữa bệnh (KCB) chu đáo, không phân biệt giàu nghèo Chính sách
| BHYT là lý tưởng với mọi bệnh nhân, nhưng trên thực tế lại không đủ sức thu hút
các đối tượng tham gia do người tham gia BHYT chưa hiểu hết được giá trị của
tắm thẻ BHYT |
Trong thị trường bảo hiểm thương mại cũng như bảo hiểm nhà nước (cụ thể ở đây là Bảo hiểm y tế) vấn đề thông tin giữa người bán và người mua bảo hiểm là rất quan trọng Người mua bảo hiểm và người bán thường không biết rõ về nhau, cho thấy có sự tồn tại thông tin không đồng đều, bên biết ít, người biết nhiều Đây là sự bất cân xứng thông tin (ATI-Asymmectric Information )
Mặc dù đạt được những thành tựu trong việc gia tăng đối tượng tham gia
BHYT nói chung và BHYTTN nói riêng nhưng trong những năm gần đây BHYT Việt Nam lại gặp phải vấn đề rất nghiêm trọng và nan giải, Quỹ BHYT thường
xuyên bị bội chi Điều đó sẽ tạo gánh nặng cho bên bán bảo hiểm Cụ thể giữa năm
2004 quỹ BHYT kết dư hơn 2000 tỷ đồng Tuy nhiên, sau khi Điều lệ BHYT 2005
thi hành được hơn một năm thì số lượt người đi khám, chữa bệnh trong 6 tháng đầu
năm tăng trên 100% Do vậy, hầu hết quỹ khám chữa bệnh BHYT tại các địa phương đều bị thâm hụt Các bệnh viện đã phải dùng quỹ dự phòng để thanh toán
cũng không đủ Theo số liệu của BHXH Việt Nam, tính đến 31/12/2006 bội chỉ
quỹ BHYT vào khoảng 1.500 tỷ đồng Đến hết năm 2006, số dư quỹ BHYT cơ bản phải dùng hết để bù đắp số bội chỉ quỹ BHYT năm 2006 ( BHXH Viét Nam, 2007)
Trang 12Điển hình trong thị trường BHYT TPHCM năm 2013 số đối tượng tham gia là 5.008.177 người, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2012, tổng số thu là 5.681 tỷ VNĐ đạt 100% dự toán, đóng góp khoảng 30% vào tổng thu ngân sách của toàn ngành BHYT Địa bàn TP HCM là địa bàn rộng lớn, tập trung đông nhân lực nhất
cả nước, số người tham gia BHYT cao nhất cả nước, là đại diện tiêu biểu cho toàn bộ hệ thống BHYT Mặt khác, địa bàn này tập trung đông bệnh viện và cơ sở khám
chữa bệnh nhất cả nước, người dân khắp nơi dé dồn về đây để khám chữa bệnh Làm cho quỹ BHYT có dấu hiệu bội chỉ (XH TPHCM, 2013)
Vậy tại sao lại gây nên tình trạng mất cân bằng, bội chi quỹ BHYT như vậy,
có phải là tồn tại thông tin bất cân xứng thực sự hay không ? Thông tin bất cân xứng gây tác động lên vấn đề lựa chọn ngược và tâm lý ở lại, là một trong những nguyên nhân dẫn đến bội chi quỹ BHYT trong thời gian qua Làm sao để tất cả
người dân được khám chữa bệnh mà đảm bảo quỹ BHYT không bị bội chỉ? Tuy nhiên, thực tế tình trạng lựa chọn ngược và tâm lý ý lại có tồn tại ở BHYTTN hay không thì đến thời điểm này chưa có nghiên cứu nào đo lường được điều đó
A oe
Thiết nghĩ, từ thực trạng d6, viée nghién ctru vé “nhitng tac động cua théng
tin bất cân xứng đến việc mua và sử dụng thẻ BHYT tự nguyện tại Thành Phố Hỗ
Chi Minh” là cần thiết trong chính sách an sinh xã hội, nhằm đưa ra những bằng
chứng xác thực làm căn cứ cho việc giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường Bảo hiểm y tế Việt Nam nói chung và của Thành Phố Hồ Chí Minh nói
riêng
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích thực trạng mua và sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế của người dân tại Thành
Phố Hồ Chí Minh
Thông tin bất cân xứng gây nên hệ quả là sự lựa chọn ngược và tâm lý ở lại trong quyết định mua thẻ BHYTTN, cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng bội chỉ quỹ BHYT Vì vậy đề tài sẽ tập trung đo lường tác động của thông tin bất cân xứng lên quyết định mua BHYT
Từ đó đề xuất những giải pháp và gợi ý chính sách nhằm hạn chế tác động của lựa
Trang 131.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Từ bối cảnh nay , cau hoi đặt ra là :
1 Trong thị trường Bảo hiểm y tế có thực sự tồn tại thong tin bất cân xứng và nó
được biểu hiện như thế nào ? |
2 Có phải hệ quả thông tin bất cân xứng là “sự lựa chọn ngược và tâm lý ở lại” ?
Điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào trong quyết định mua bảo hiểm ytế?
3 Chính sách nào để khắc phục tình trạng thong tin bất cân xứng trong thị trường
Bảo hiểm y tế tự nguyện ở Thanh Phố Hồ Chí Minh, đảm bảo quỹ BHYT không bị
bội chỉ ?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhân dân, những người trực tiếp sử dụng thẻ và những | người không sử dụng thẻ BHYT trên địa bàn các Quận huyện TP HCM
1.3.1 Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài tập trung trọng điểm nghiên cứu Bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYTTN) mà không đi sâu vào Bảo hiểm y tế bắt buộc (BHYTBB) Vì đối với BHYTBB, tất cả các cá nhân thuộc đối tượng này đều phải tham gia kể cả người khỏe mạnh và người đau ốm Vì
vậy, không có lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại trong BHYTBB
1.4 Ý nghĩa luận văn
Đề tài nhằm tìm ra những hệ quả của thông tin bất cân xứng trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá về mức độ bất cân xứng để định hướng giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu bất cân xứng trong lĩnh vực BHYTTN nhằm tiến tới xây dựng thị trường Bảo hiểm phát triển, công khai, minh bạch, hiệu quả và phát huy vai trò an sinh xã hội theo nền kinh tế thị trường định hướng Xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.5 Kết cầu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 5 chương:
Chương 1 tác giả giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, từ đó xác định câu hỏi nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu
Chương 2 tác giả trình bày tổng quan về Bảo hiểm y tế, thực trạng Bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh; tiếp đó là cơ sở lý thuyết bao gồm lý thuyết hành vỉ người tiêu dùng, lý thuyết về thông tin bất cân xứng: đề cập đến hệ quả của thông tin bắt cân xứng và biểu hiện trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế tự nguyện
Trang 14Chương 3 tác giả trình bày phương pháp luận để nghiên cứu, bộ số liệu nghiên cứu
Chương 4 tác giả phân tích hệ quả thông tin bat cân xứng trong thị trường Bảo hiểm y tế
ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chương 5 đựa ra kết luận và kiến nghị, tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu của đề tài và
Trang 15CHƯƠNG 2
TONG QUAN BAO HIEM Y TE VA CO SO LY THUYET
Chuong nay tac gia sé lần lượt đề cập đến các vấn đề về hệ thống Bảo hiểm y
tế, Bảo hiểm y tế tự nguyện, đặc trưng của Bảo hiểm y tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Cung cấp số liệu cụ thể các chỉ tiêu và cái nhìn tổng quan về ngành Bảo hiểm y tế của địa phương Sau đó khảo sát cơ sở lý thuyết về các vấn đề sau: lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết thông tin bất cân xứng và hệ quả của nó Tiếp
theo tác giả lần lượt giới thiệu các nghiên cứu thực nghiệm trước, phân biệt điểm khác va giông nhau của đê tài so với các nghiên cứu trước
2.1 Tổng quan Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm y tế tự nguyện 2.1.1 Giới thiệu về Bảo hiểm y tế (BHYT)
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẽ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và nhà nước hết sức coi trọng và
luôn được đề cao trong hệ thống an sinh xã hội Các hình thức của BHYT: gồm 2
hình thức Bảo hiểm y tế bắt buộc (BHYTBB) và Bảo hiểm y tế tự nguyện
(BHYTTN)
BHYTBB gồm các nhóm đối tượng: cán bộ công chức,viên chức nhà nước, lao động trong doanh nghiệp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội
khác
BHYTTN gồm các nhóm đối tượng: học sinh sinh viên và các đối tượng tự nguyện khác (lao động tự do, hộ gia đình )
Với mục tiêu nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào hình thức Bảo hiểm y tế tự
nguyện
2.1.2 Giới thiệu về Bão hiểm y tế tự nguyện (BHYTTN)
Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện
không vì mục đích lợi nhuận Người dân tự nguyện tham gia để được chăm sóc sức
Trang 16Đối tượng tham gia BHYVTTN:
BHYTTN được áp dụng với mọi công dân Việt Nam (trừ những người đã có
thẻ BHYTBB được quy định tại Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của chính phủ và trẻ em dưới 6 tuổi), cụ thể:
a Thành viên trong hộ gia đình, gồm những người có tên trong số hộ khẩu và cùng sống trong một gia đình, trường hợp không có tên trong sô hộ khẩu, nhưng có đăng ký tạm trú với thời hạn ít nhất một năm và cùng chung sống trong một hộ gia đình thì được tham gia cùng hộ gia đình đó nếu có nhu cầu
b Hoc sinh sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân
c Cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn theo quyết định số -240/2006/QĐ-TT ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ
BHYTTN đối với cán bộ dan số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn
2.2 Đặc trưng về hệ thống Bảo hiểm y tế của Thành Phố Hồ Chí Minh
Bảo hiểm y tế trực thuộc Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh (BHXH
TPHCM) BHXH TPHCM là cơ quan sự nghiệp nhà nước trực thuộc BHXH Việt Nam (là cơ quan thuộc Chính phủ), đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý Quỹ BHXH, BHYT, chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp toàn diện của BHXH Việt Nam; chịu sự quản lý hành chính nhà nước
trên địa bàn của UBND Thành phố Hồ Chí Minh BHXH Thành phố Hồ Chí Minh
có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại Thành phố, có dấu, tài khoản riêng
Số liệu công tác BHYT, đã ký hợp đồng với 128 cơ sở KCB, trong đó có 60
cơ sở công lập, 44 cơ sở ngồi cơng lập, 24 trạm Y tế cơ quan Đã triển khai ký hợp đồng với 61 trạm y tế xã/phường thông qua 09 Bệnh viện quận/huyện Thực
hiện thanh toán theo định suất (theo chỉ đạo của của BHXH Việt Nam tại Công văn
2433/BHXH-CSYT) tai 19 don vi (BHXH TPHCM, 2013)
2.3 Tình hình Bảo hiểm y tế ở TPHCM trong năm 2013 2.3.1 Số lượng người tham gia BHYT:
Tông số người tham gia BHYT trong năm 2013 là: 5.008.177 người, tăng
4,3% so với năm 2012; Cụ thê:
Trang 17+ Đối tượng Cán bộ công chức, Viên chức, người lao động: 1.797.857 người; + Đại biêu HĐND: 653 người;
+ Hưu trí: 125.156 người;
+ Đối tượng là người có công cách mạng: 38.339 người;
+ Đối tượng thuộc hộ cận nghèo: 59.598 người;
+ Trẻ em đưới 6 tuổi: 492.225 người;
+ Học sinh sinh viên: 1.434.605 người;
+ Bảo trợ xã hội, người cao tuổi : 97.272 người;
+ Đối tượng khác: 66.646 người
- Tham gia BHYT tự nguyện: 895.826 người, tăng 8% so với năm trước 2012:
+ Hộ gia đình: 850.009 người;
+ Đối tượng hộ cận nghèo (do Sở LĐTB-XH quản lý): 45.817 người (BHXH TPHCM, 2013)
2.3.2 Số lượng thẻ BHYT
Số lượng thẻ BHYT phát hành tính cả năm 2013 là 5.167.100 thẻ, tăng 16,2% so với năm trước — tương ứng 722.483 đối tượng Lũy kế đến 31/12/2013 cấp 6.884.122 thẻ BHYT cho người tham gia Trong đó:
+ Số lượng thẻ BHYT cấp mới và gia hạn: 1.765.574 thẻ, lũy kế đến
31/12/2013: 6.640.560 thẻ
+ Số lượng thẻ BHYT cấp lại (do mất, do thay đổi nơi KCB, quyền lợi, ): 29.899 thẻ, lũy kế đến thời điểm cuối năm 2013 1a 243.562 thé (BHXH TPHCM, 2013)
2.3.3 Tình hình thu và chỉ quỹ KCB BHYT
Số thu BHYT: 5.681.625,0 triệu đồng, tăng 20,0% so với cùng kỳ năm 2012
Chi BHYT: Khám chữa bệnh (KCB), thanh toán trực tiếp, chăm sóc sức
khỏe ban đầu (CSSKBĐ): số tiền ước tính khoảng 5.600.025 triệu đồng, tăng 12,6% so với năm 2012
Trang 182.3.4 Tần suất KCB nội và ngoại trú trong năm của đối tượng BHYT
Số người tham gia BHYT trên địa bàn thành phố tăng cao Số lượt khám chữa bệnh ngày càng tăng, nhất là bệnh nhân từ các tỉnh thành khác đến KCB tại
thành phố Ước tính cả năm có 13,54 triệu lượt đi KCB, tăng 11,8% so với 2012
Số lượt KCB: 13,54 triệu lượt tương ứng chỉ phí 5.600.000 triệu đồng (trong
đó, đối tượng thẻ Thành phố phát hành là 11,37 triệu lượt- tương ứng chỉ phí
3.678.397,7 triệu đồng; đối tượng tỉnh thành là 2,17 triệu lượt- tương ứng chỉ phí
1.921.557,3 triệu đồng)
Đối tượng thẻ Thành phố phát hành thanh toán qua Trung tâm Giám định
BHYT và thanh toán đa tuyến ước 1,12 triệu lượt - tương ứng chỉ phí 695.935,8
triệu đơng
- Chi phi xuất tốn tại bệnh viện (ước): 57.000 triệu đồng ˆ
- Số lượt đi khám chữa bệnh bằng thẻ do BHXH TPHCM phát hành tăng 4,0%, chi phí tăng 10,5%, chỉ phí bình quân trên 01 thẻ là 896.767 đồng/thẻ/năm, tăng 5,8% so với năm 2012 (BHXH TPHCM, 2013)
2.3.5 Nguyên nhân tăng chỉ phí:
- Nhóm người có thẻ BHYT tự nguyện tăng khoảng 130 nghìn thẻ, tương
ứng với số chỉ phí phải bù đắp tăng thêm (so với năm 2012) là 209 tỷ đồng/năm
- Tốc độ tăng chỉ phí KCB bình quân tại TP HCM luôn trên 10% mỗi năm - Số lượng người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn đông (hơn 130 nghìn
người) Hầu hết những người tham gia đều có bệnh, đặc biệt là bệnh mãn tính,
bệnh nặng Mỗi năm, nhóm này sử dụng chỉ phí cao hơn mức đóng góp trên 1.432
tỷ đồng (BHXH TPHCM, 2013)
Tóm lại: Bảo hiểm y tế là chính sách quan trọng, đã đi vào đời sống xã hội, được đông đảo người dân quan tâm Người dân ngày càng ý thức và chủ động hơn về trách nhiệm tham gia Báo hiểm y tế Địa bàn TP HCM tắt lớn tập trung đông đối tượng mua và sử dụng thẻ BHYT Việc mở rộng ký hợp đồng khám chữa bệnh với
Trang 192.4 Cơ sở lý thuyết
2.4.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
Theo lý thuyết hành vi người tiêu dùng của kinh tế học Vi mô, người tiêu
dùng lựa chọn mua loại hàng hóa nào là do sở thích của họ quyết định, họ sẽ chọn mua loại hàng hóa mang lại cho họ độ thỏa dụng cao nhat (Pindyck va Rubinfeld,
1999) |
Ở lĩnh vực Bảo hiểm y tế, người dân quyết định mua BHYTTN của nhà
nước mà không mua loại hình BHYT nào khác vì BHYTTN mang lại cho họ hữu
dụng biên cao hơn Phí tham gia thấp và không phân biệt theo tình trạng sức khỏe của người tham gia bảo hiểm ma quyền lợi được hưởng lại rất nhiều: được chỉ trả tới 80% chi phi KCB
2.4.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng 2.4.2.1 Khái niệm về thông tin bất cân xứng
Thông tin bất cân xứng (không đối xứng) xảy ra khi người mua và người bán có những thông tỉn khác nhau- người mua có những thông tin mà người bán không có, hay người bán có những thông tin mà người mua không có, hoặc cả hai Điều đó có nghĩa rằng, trong một giao dịch, một bên sẽ biết nhiều thông tin hơn bên kia và sẽ quyết định theo hướng có lợi cho mình nhiều hơn so với người nắm ít thông tin hon Théng tin bất cân xứng có thể dẫn đến thất bại thị trường ngay trong cả thị trường cạnh tranh hoàn hảo (Pindyck và Rubinfeld, 1999) |
2.4.2.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng A.G.A Kerlof
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được biết đến lần đầu tiên vào những năm 1970(KerloÐ và đã được Micheal Spence (1973), Joseph Stiglitz (1975) bé sung va hoàn thiện Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết hợp đồng Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của
hàng hóa khi đó dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho nhà đầu tư Mặt khác, thông tin bất cân xứng còn gây ra rủi ro đạo đức (moral hazard) sau khi hợp
Trang 20khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chỉ phí Trong công trình nghiên cứu nổi tiếng được công bố đó, ba nhà kinh tế học đã cho rằng bất cân xứng thông tin có thể làm thị trường dần biến mắt |
Có thể hiểu như sau: thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ và tốt hơn bên còn lại
2.4.3 Hệ qủa của thông tin bất cân xứng
2.4.3.1 Sự lựa chọn ngug (adverse selection)
Lựa chọn ngược là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực
hiện giao dịch hay trước khi ký hợp đồng
Nói cách khác, dựa vào tình trạng thông tin mình nắm giữ mà người mua có 'quyền chọn hay không chọn dịch vụ do bên bán cung cấp
Lựa chọn ngược là một dạng thất bại thị trường phát sinh từ tình trạng thông
tin khơng hồn hảo Đó là việc tự chọn lựa của những người có rủi ro cao, nói cách khác, những người có rủi ro cao nhất sẽ là những người có xu hướng mua bảo hiểm nhiều nhất Lựa chọn ngược có thể xảy ra khi người mua hay người bán không có
đủ thông tin để đánh giá chính xác lợi ích và chỉ phí (chất lượng hay rủi ro) Hậu
quả là những sản phẩm có chất lượng thấp hơn (hay rủi ro cao hơn, chỉ phí cao
hơn) so với đánh giá của họ sẽ thu hút vào thị trường
Ví dụ kinh điển trong thị trường xe ô tô ding réi Pindyck va Rubinfeld (1999) cho rằng: Giả sử có 2 loại xe được bán, xe chất lượng cao và chất lượng thấp Sẽ có 2 loại thị trường xe chất lượng cao và xe chất lượng thấp Theo lý thuyết người bán và người mua đều biết rõ về chất lượng mỗi loại xe, như vậy sẽ có hai loại thị trường như ở hình dưới Giá cân bằng của thị trường ô tô chất lượng cao là
10.000$, trong khi ở thị trường ô tô chất lượng thấp là 5.000$ Tuy nhiên, thực tế
người bán ô tô biết rõ về chất lượng xe trong khi người mua thì không biết rõ vì
vậy khi mua họ sẽ coi mọi chiếc xe đều có chất lượng trung bình Cầu loại xe có
| chất luong trung binh 14 DM nam duéi dudng cầu xe có chất lượng cao DŸ nhưng lại nằm trên đường cầu xe có chất lượng thấp D' Hiện tại có 25.000 xe chất lượng cao và 75.000 xe chất lượng thấp được bán Khi người mua bắt đầu nhận ra rằng hầu hết xe đem bán đều có chất lượng thấp, cầu của họ sẽ thay đổi Đường cầu mới
Trang 21sẽ là D”, tức là xét trung bình các loại xe đem bán chỉ có chất lượng từ thấp đến trung bình Tuy nhiên, cơ cấu các loại xe được bán sẽ thay đổi, thậm chí còn nghiêng mạnh về phía các loại xe chất lượng thấp Đường cầu dịch chuyển nhiều
hơn về bên trái, tiếp tục chuyển cơ cấu các loại xe về phía loại chất lượng thấp Sự
dịch chuyển này sẽ còn tiếp tục cho đến khi chỉ có xe chất lượng thấp được bán Tại điểm đó, giá thị trường sẽ quá thấp khiến không một chiếc xe chất lượng cao nào có thể được đem bán Hậu quả của thông tin bất cân xứng trên thị trường xe cũ là chất lượng xe tham gia thị trường và giá của chúng ngày càng giảm, thị trường chỉ còn lại xe xấu vì hàng tốt bị hàng xấu đây ra khỏi thị trường và thị trường xe cũ có nguy cơ biến mắt Tình trạng bất cân xứng dẫn đến thất bại thị trường, mà ở đó chỉ tồn tại hàng hóa chất lượng không cao
Trang 22Hình 2.2: Xe ô tô chất lượng thấp $5.000 0 - 50.000 75.000 Q
(Nguon: Pindyck va Rubinfeld (1999)
2.4.3.2 Hiểm hoa dao dire (moral hazard)
Một hệ quả khác mà thông tin bất cân xứng gây ra là hiểm họa đạo đức,
Pindyck va Rubinfeld (1999) chi ra rằng hiểm họa đạo đức xuất hiện do hành vi bị
che đậy và xuất hiện sau khi ký hợp đồng
Hiểm họa đạo đức ở đây sinh ra tâm lý ÿ lại, đó là khi gần như không còn động cơ thôi thúc người ta tránh né biến cố đã được bảo hiểm Người được bảo hiểm có thê thực hiện những hành vi rủi ro hơn, biết răng một phần hay toàn bộ chỉ phí sẽ được chuyển giao cho những người khác Công ty bảo hiểm không chắc có thể thu được tồn bộ thơng tin về hành động của người được bảo hiểm
Vi du, một khi chiếc ô tô đã được bảo hiểm, người lái xe có thể sẽ bớt cần thận hơn
hơn lái xe Các vận động viên, một khi đã có các hợp đồng bảo đảm, có thể sẽ không chịu thi đấu khi bị thương
Sựt khác nhau giữa lựa chọn ngược và hiểm họa đạo đức là gì ? Lựa chọn
ngược là hậu quả của tình trạng thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch xảy ra, hiểm họa đạo đức là hậu quả của thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch xảy ra
Trang 23Thông tin bất cân xứng có thể là tri thức bị che giấu (trong trường hợp lựa chọn ngược khi người bán biết nhiều hơn người mua) hay hành vi bị che giấu (trong trường hợp hiểm họa đạo đức khi người mua có những hành vi mà công ty bảo hiểm không nhìn thấy được) Giao dịch có thể bao gồm việc mua hàng, việc ký kết hợp đồng, một thỏa thuận bảo hiểm, hay một hợp đồng tuyển dụng Những giao dịch này cũng có thể liên quan đến một loại vấn đề khác- vấn đề ủy quyển- người
thừa hành
2.4.3.3 Vấn đề ủy quyền- Người thừa hành
Vẫn để ủy quyền- người thừa hành là một hệ quả khác của tình trạng thông tin bất cân xứng Nó liên quan đến những trường hợp trong đó một bên “người ủy quyền” tuyển dụng một bên khác “người thừa hành hay người được ủy quyền” để thực hiện những mục tiêu nhất định cho người ủy quyền Nhưng sau đó người thừa hành lại theo đuôi những mục tiêu trái với mục tiêu của người ủy quyên Tình trạng
phi hiệu quả phát sinh khi những người thực hiện công việc “người thừa hành” có
những mục tiêu khác với người giao việc “người ủy quyền” Và điều này phát sinh vì người ủy quyền khó mà cưỡng chế thi hành, đánh giá, hay khuyến khích công việc người thừa hành (Pindyck va Rubinfeld, 1999 )
2.4.3.4 Thông tin bất cân xứng gây hệ quả lựa chọn ngược và hiểm họa đạo
đức trên thị trường bảo hiểm
Pindyck và Rubinfeld(1999) cho rằng thông tin bất cân xứng dẫn đến vấn đề lựa chọn ngược và tâm lý ở lại trên thi trường Bảo hiểm Đặt ra câu hỏi tại sao
những người trên 65 tuổi lại rất khó khăn khi mua bảo hiểm y tế, cho dù phí bảo hiểm có bằng bao nhiêu ? Những người già hơn thường có xác suất bị ốm nặng cao hơn rất nhiều, nhưng tại sao phí bảo hiểm không tăng để phản ánh đúng mức rủi ro cao hơn đó ? Lý do chính là có tình trạng thông tin không tương xứng Những người muốn mua bảo hiểm nắm được hiện trạng sức khỏe chung của họ rõ hơn bất cứ một công ty bảo hiểm nào, cho dù các công ty đó có kiên quyết yêu cầu giám định sức khỏe Kết quả sẽ có hiện tượng lựa chọn ngược Do những người hay ốm đau thường muốn bảo hiểm nhiều hơn nên tỷ lệ người hay ốm đau trong số những người mua bảo hiềm sẽ tăng lên Việc này buộc phí bảo hiểm phải tăng, do đó sẽ có
Trang 24nhiều người khỏe mạnh sẽ nhận ra việc họ ít có khả năng bị bệnh nặng và lựa chọn
không mua bảo hiểm Điều này lại tiếp tục làm tăng tỷ lệ người hay ốm đau, làm phí bảo hiểm lại phải tăng cao và cứ như vậy cho đến khi gần như tất cả những người muốn mua bảo hiểm đều là những người hay ốm đau Tại điểm đó, việc bán bảo hiểm sẽ không còn sinh lợi được nữa Trong trường hợp cực đoan, chỉ có những người chắc chắn sẽ phải chịu tổn thất mới chọn mua bảo hiểm Điều này sẽ
làm việc bán bảo hiểm trở thành không thể thực hiện được
Trong BHYTTN Việt Nam, thông tin bất cân xứng xảy ra khi bên mua BHYTTN biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình trong khi bên bán lại không nắm rõ tình trạng sức khỏe của người mua Dẫn đến kết quả lựa chọn ngược trong BHYTTTN là chỉ những người hay đau ốm mới mua BHYTTN còn những người khỏe mạnh lại ít tham gia chính sách này
Mặt khác, khi BHYT đồng chỉ trả phần lớn chỉ phí cho cả những người
được bảo hiểm lẫn các nhà cung cấp dịch vụ (ở đây là các bệnh viện đăng ký làm nơi khám chữa bệnh) làm cho họ không có động cơ tiết kiệm mà họ sẽ tận dụng hết giá trị tấm thẻ Bảo hiểm để khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao chỉ phí lớn, hiện tượng rủi ro đạo đức trong việc sử dụng bảo hiểm y tế là người có
thẻ bảo hiểm y tế thường có xu hướng khám bệnh nhiều hơn người không có thẻ
bảo hiểm y tế, họ có xu hướng lạm dụng dịch vụ y tế và thuốc điều trị nhiều hơn
mức cân thiết vì họ biết rằng các chỉ phí đó là do đơn vị bảo hiểm y tế gánh chịu
2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó
a Nghiên cứu của Mirko Bendig và Thankom Arun(2011), “Sự lựa chọn trong
cuộc sống và bảo hiểm sức khỏe: những bằng chứng từ Sri Lanka” Nghiên cứu
trình bày bằng chứng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các loại
hình Bảo hiểm, bao gồm: Bảo hiểm cuộc sống, BHYT và các loại Bảo hiểm khác Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu của mình tác giả chỉ tham khảo phần nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT Định nghĩa được trình bày ở phụ lục A
Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT Mô hình hồi quy cho kết quả như sau:
Trang 25Ở mức ý nghĩa 1%, biến “giới tính chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động lên
quyết định mua BHYT, nếu chủ hộ là nữ thì xác suất mua BHYT cao hơn chủ hộ là
nam Biến “trình độ giáo dục chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT Biến “nghề nghiệp chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động
tiêu cực lên quyết định mua BHYT, nếu chủ hộ tự làm chủ hoặc hoạt động trong
các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp thì xác suất mua BHYT sẽ thấp, nếu chủ hộ bị thất nghiệp thì xác suất mua BHYT sẽ thấp Biến “tài sản” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua BHYT, nếu gia đình có nhiều tài sản thì xác suất mua BHYT của họ sẽ càng thấp vì cú sốc về chi phí y tế ảnh hưởng không đáng kế đến họ
b Nghiên cứu của Ramesh Bhat và Nishant Jain (2006), “Các yếu tố tác động đến
-nhu cầu mua bảo hiểm ở trong một phương án để bảo đảm sức khỏe” Nghiên cứu trình bày hai vấn đề: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT và các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mua BHYT Định nghĩa các biến được trình bày ở phụ lục B Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit để nghiên Cứu các yếu tổ ảnh h hưởng đến quyết định mua BH Mô hình hồi quy cho kết qua:
Ở mức ý nghĩa 10%, biến “thu nhập” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên
quyết định mua BHYT, thu nhập càng cao thì xác suất mua BHYT của hộ gia đình
càng cao Biến “chi phi y tế trên tông chỉ phí của hộ gia đình” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT, chỉ phí y tế trên tổng chỉ phí của hộ gia đình càng cao thì xác suất mua BHYT của hộ gia đình càng cao Biến “tuổi” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT Biến “phạm vi bệnh tật được bảo hiểm” có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua BHYT Biến “chỉ phí bệnh tật kỳ vọng” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định
mua BHYT, hộ gia đình kỳ vọng chi phí bệnh tật càng cao thì xác suất mua BHYT
của họ càng cao Biến “Kiến thức về BH” có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết
định mua BHYT
c Nghiên cứu của Ha Nguyen và James Knowles(2010), “Nhu cầu bảo hiểm sức khỏe tự nguyện trong những nước đang phát triển: Trường hợp ở Việt nam của con cái tuổi đến trường và sinh viên thanh niên trong một chương trình để bảo hiểm sức khỏe” Định nghĩa các biến được trình bày ở phụ lục C
Trang 26Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit và triển khai mô hình định lượng theo chiến lược từ mô hình đơn giản đến phức tạp Kết quả hồi quy: | Ở mức ý nghĩa 1%, biến “trình độ giáo dục của người dân được khảo sát? có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua BHYT học sinh SHI, học sinh THCS và PTTH mua SHI nhiều hơn các bậc học khác Biến “tuổi” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua SHI, tuổi càng lớn xác suất mua SHI càng thấp Biến “thu nhập” có nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết dinh mua SHI, thu nhập hộ gia đình càng cao xác suất mua SHI cho con cái họ càng cao Biến “giới tính chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua SHI, nếu chủ hộ là
nữ xác suất mua SHI cho con cái của họ cao hơn chủ hộ là nam Biến “số trẻ em đi
học trong hộ gia đình” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua - SHI, nếu hộ gia đình có càng nhiều trẻ em đi học thì xác suất mua SHI sé càng thấp Biến “khoảng cách đến bệnh viện tỉnh” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực
lên quyết định mua SHI, nếu khoảng cách đến bệnh viện tỉnh càng xa thì xác suất
mua SHI càng thấp Biến “chất lượng của bệnh viện” có ý nghĩa thống kê tác động
tích cực lên quyết định mua SHI Nếu chất lượng của bệnh việc càng tốt thì xác suất mua SHI càng cao
Ở mức ý nghĩa 5%, biến "trình độ giáo dục “ chủ hộ có ý nghĩa thống kê tác động
tích cực lên quyêt sđịnh mua SHI, trình độ giáo dục của chủ hộ càng cao thì xác
suâ mua SHI cho con cái họ sẽ cao Biến “giới tính” có ý nghiã thống kê tác động
tích cực lên quyết định mua SHI, bé trai có khả năng được mua SHI nhiều hơn bé
gái, điều này phản ánh xu hướng trọng nam khinh nữ ở địa phương Biến “dân tộc?
có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua SHI, nếu người được khảo sát là
dân tộc thiêu số thì xác suất mua SHI thấp hơn các dân tộc khác
Tự đánh giá tình trạng sức khỏe không có ý nghĩa thống kê Nghĩa là tình trạng sức khỏe của một đứa trẻ của một đứa trẻ tốt hay xấu không ảnh hưởng đến xác suất mua SHI Kết quả này cho thấy, không tìm thấy dấu hiệu tổn tại lựa chọn ngược trong BHYTTN cta hoc sinh
d Nghiên cứu của Juduth Lammers va Susan Wamerdam(2010),” Sự lựa chon
ngược trong bảo hiểm sức khỏe tự nguyện ở Nigeria” Định nghĩa các biến trình bày ở phụ lục D Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit va triển khai mô hình
Trang 27định lượng theo chiến lược từ mô hình đơn giản đến mô hình phức tạp Chạy mô
hình định lượng trên 2 nhóm, nhóm được kiểm sốt và nhóm khơng được kiểm
soát Kết quả hồi quy như sau:
Ở mức ý nghĩa 1%, biến “sắc tộc” có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua Bảo hiểm Nếu cá nhân là Hồi giáo thì xác suất mua bảo hiểm cao hơn những tôn giáo khác Biến “quy mô hộ” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua bảo hiểm, gia đình nhỏ hơn có nhiều khả năng mua bảo hiểm hơn Biến “thu nhập” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua bảo hiểm Thu nhập cao hơn có nhiều khả năng chỉ trả cho bảo hiểm nhưng không có nghĩa là xác suất mua Bảo hiểm của họ cao hơn vì cú sốc y tế gây ra thiệt hại tương đối ít quan trọng với họ Biến “kiến thức về sản phẩm bảo hiểm trên thị trường” có ý nghĩa -thống kê tác động lên quyết định mua bảo hiểm Biến “nguy cơ xảy ra rủi ro” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua bảo hiểm Bệnh xảy ra trước thời gian điều tra làm tăng xu hướng tham gia BHYTTN, điều này có nghĩa là tồn
tại tình trạng lựa chọn ngược tương đối mạnh trong BHYTTN 6 Nigeria
Ở mức ý nghĩa 5%, biến “mức độ ưa thích rủi ro” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua Bảo hiểm, những người ghét rủi ro có nhiều khả năng tham gia BHYT hơn để chống lại những rủi ro sức khỏe tiềm ấn Biến “nhận thức rủi ro” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua Bảo hiểm, nếu người dân
đánh giá lạc quan về rủi ro sức khỏe của mình thì xác suất mua BHYT của họ sẽ
thấp
Ở mức ý nghĩa 10%, biến “trình độ giáo dục của chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua Bảo hiểm Chủ hộ có trình độ giáo dục trên Trung học cơ sở (THCS) có nhiều khả năng mua Bảo hiểm cao hơn những người có trình độ giáo
dục dưới THCS _
e Nghiên cứu của: Tetsuji Yamada, Chia-Ching Chen, Tadashi Yamada, Haruko Noguchi, và Matthew(2009) “Bảo hiểm sức khỏe cá nhân và bệnh viện dưới bảo hiểm sức khỏe Quốc gia Nhật Bản” Nghiên cứu này khảo sát 2 vẫn đề : các yếu tố ảnh hưởng đến “mua BHYT tư nhân” và “nhập viện” Với mục tiêu nghiên cứu của mình, tác giả chỉ tham khảo phần nghiên cứu về “BHYT tư nhân” Định nghĩa
Trang 28Probit 2 chiều và mô hình Probit của Heckman để nghiên cứu về BHYT tư nhân,
hai mô hình đều cho cùng kết quả:
Ở mức ý nghĩa 1% biến “thu nhập của hộ gia đình” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT tư nhân Biến “tổng tài sản của hộ gia đình” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT tư nhân Biến “thế chấp” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT tư nhân Biến “nghề nghiệp của chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT tư nhân, nếu chủ hộ là lao động có tay nghề hoặc làm công việc văn phòng thì xác suất mua BHYT tư nhân cao hơn các loại lao động khác Biến “tuổi của chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT tư nhân Biến “tình trạng hôn nhân của chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT tư nhân
Ở mức ý nghĩa 5%, biến “tổng số con trong hộ gia đình” có ý nghĩa thống kê tác
động tích cực lên quyết định mua BHYT tư nhân
f Anh hưởng thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TPHCM của Lê An Khang Ðo lường thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Thành phần chỉ phí lựa chọn bắt lợi của nhà đầu tư trong sự biến thiên của giá là rất cao Nghiên cứu cho thấy mức độ thông tin bất cân xứng trên thị trường rất cao, tỷ lệ giữa giá trị số sách và gía trị thị trường có tương quan dương với chỉ phí lựa chọn bất lợi
ø Ảnh hưởng thông tin bất cân xứng đến việc mua và sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế tự
nguyện ở tỉnh Đồng Tháp của Nguyễn Thi Cam Hồng Đề tài đã đưa ra những nhận xét về tình hình sử dụng thẻ BHYT của người dân và đi vào phân tích hành vi mua và sử dụng thẻ BHYT Bên cạnh đó đề tài cũng ước lượng ảnh hưởng thông tin bất cân xứng gây ra hai tác động là hiểm họa đạo đức và lựa chọn ngược ảnh hưởng đến việc mua và sử dụng thẻ BHYT tự nguyện trong thị trường BHYT Mô hình
của đề tài cho thấy người dân có thẻ BHYTTN đi khám bệnh nhiều hơn gấp nhiều
lần so với những người bình thường Và hau hết những người mua BHYTTN là
những người có sức khỏe từ trung bình đến yếu hoặc rất yếu
h Đo lường tác động lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở Việt Nam và
tác động của nó lên bội chỉ Quỹ BHYT của Nguyễn Thanh Huyền Kết quả hồi quy
Trang 29của đề tài cho thấy có nhiều yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT như: tình trạng sức khỏe, chỉ phí y tế trên tổng chỉ phí, tuổi tác của
người được khảo sát, dân tộc, tuổi tác của chủ hộ và quy mô hộ Mỗi yếu tố có mức độ tác động khác nhau đến xác suất mua BHYTTN Từ kết quả này đã trả lời cho câu hỏi chính sách đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua
BHYTIN 6 Viét Nam
Để đo lường tác động của lựa chọn ngược trong BHYTTN đến bội chỉ quỹ BHYT, tac gia đã tính toán ra được tổng số tiền mà mà Quỹ BHYT phải bù cho cả nhóm
đối tượng tham gia BHYTTN là một con số rất lớn, điển hình năm 2008 là 1.021 tỷ
đồng Do vậy lựa chọn ngược trong BHYTTN là nguyên nhân không nhỏ gây ra
tình trạng bội chỉ Quỹ BHYT trong những năm gần đây
Đề tài nghiên cứu có tham khảo các nghiên cứu trước và cũng cho kết quả có
tồn tại thông tin bất cân xứng được thê hiện ở cả lựa chọn ngược và hiểm họa đạo
đức trong thị trường BHYTTN nhưng có các điểm khác nghiên cứu trước: Bảng 2.1: So sánh với các nghiên cứu trước
STT | Thông tin Dé tài nghiên cứu Các nghiên cứu trước
Địa điểm nghiên cứu -Thành Phô Hồ Chí Minh, nơi | -Nước Srilanka, nước
tập trung điển hình của thị | Nigeria, nước Nhật Bản,
trường BHYTTN cả nước Tỉnh Đồng Tháp
Số lượng mẫu - 372 khảo sát -Bộ số liệu VHLSS 2008
khảo sát trên 38,253
người, hoặc 150 khảo sát
ở tỉnh Đồng Tháp,
Lý thuyết nghiên cứu -Lý thuyết về hành vi người | -Lý thuyết về sự lựa chọn
Trang 31Đặc biệt về kết quả so với nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Thị Cảm Hồng (201 1) tại tỉnh Đồng Tháp, đề tài có những nét khác biệt lớn:
Bảng 2.2: So sánh với nghiên cứu gần nhất đức
như nghiên cứu trước: TTN,
TUOI dé tai còn tìm ra thêm
biến CHIPHITT có ý nghĩa thống kê tác động lên số lần khám chữa bệnh của người dân Chỉ phí khám chữa bệnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên quyết định người dân
STT | Thôngtin Đề tài nghiên cứu Nghiên cứu trước
1 Ket quả lựa chọn | -Ngoài các biến có ý nghĩa | -Các biến có ý nghĩa ngược thống kê như sức khỏe, tuổi, | thống kê: Giới tính, kết
trình độ học vấn người được | hôn, mức độ tin tưởng,
khảo sát Đề tài tìm ra thêm | thu nhập bình quân, ba biến có ý nghĩa tác động | tình trạng sức khỏe khác với nghiên cứu trước là:
tỷ lệ tiền thuốc phải trả,
khoảng cách từ nhà đến bệnh
viện, tỷ lệ người làm việc trong gia đình
2 Kết quả hiểm họa đạo | -Ngoài các biến có tác động | -Trong nghiên cứu trước của Nguyễn Thị Câm Hồng(2011), biến
HUUTRI có tác động là không phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu của tác giả, vì đối tượng hưu trí không thuộc diện tham gia
Bảo hiểm y tế tự nguyện Mà đối tượng
Trang 32CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này tác giả dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm ở chương trước đó, rút ra được các biến có ý nghĩa Sau đó tác giả lựa chọn các biến và xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp Ngoài ra còn đề cập tới cách thức thu thập số liệu và phương pháp chạy mô hình để làm rõ tác động của thông tin bất cân xứng trong thị trường Bảo hiểm y tế tự nguyện
3.1 Lựa chọn biến trong mô hình thực nghiệm
3.1.1 Mô hình kiểm tra sự lựa chọn ngược trong việc mua thẻ BHYTTN
Từ các nghiên cứu thực nghiệm trình bày ở chương trên, tác giả xác định các biến độc lập quan trọng tác động tích cực lên quyết định mua BHYT tự nguyện như sau:
Bảng 3.1: Các biến có ý nghĩa thống kê ở các nghiên cứu trước -
STT | Biến có ý nghĩa thông kê trong Nghiên cứu thực nghiệm được các tác giả trình bày đưới đây, xem các nghiên cứu thực nghiệm đính kèm phụ lục ở cuối bài
Trang 3316 Tuôi người được khảo sát 17 Giới tính chủ hộ x 18 Khoảng cách đên bệnh viện mf mm 4: {- 20 | Chỉ phí y tế trên tông chỉ phí hộ 19 _ | Chất lượng bệnh viện X gia đình 21 Chỉ phí bệnh tật kỳ vọng x
Nguôn: Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước
Với nền tảng lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm từ những nghiên cứu đã trình bày trên, cùng với mục đích nghiên cứu “thông tin bất cân xứng gây hệ quả
là lựa chọn ngược trong việc mua BHYTTN”, tác giả lựa chọn các biến trong mô hình thực nghiệm của mình như sau :
— Các biến có ý nghĩa: giới tính, kết hôn, tuổi, sắc tộc, mức độ tin tưởng, thu nhập bình quân hộ gia đình, chỉ phí y tế, trình độ giáo dục chủ hộ, nghề nghiệp, chất lượng bệnh viện, khoảng cách đến bệnh viện và những người có tình trạng sức
khỏe từ trung bình đến rất xấu ảnh hưởng đến việc mua BHYTTN
+ Biến phụ thuộc :
BAOHIEM (0/1): là một biến giả, nó đo lường có BHTNTN hay không Biến phụ
thuộc ở đây chọn 2 giá trị là 0 và 1
BH=0 người dân không mua thẻ BHYTTN
BH=I người dân có mua thẻ và sử dụng thẻ BHYTTN
+ Biến độc lập:
Chia thành các nhóm sau:
- Nhóm biến thê hiện tình trạng sức khỏe Theo lý thuyết lựa chọn ngược trong BHYT tình trạng sức khỏe có tác động đến xác suất mua bảo hiểm của người dân
Bên cạnh đó, yếu tố này được tìm thấy có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên
xác suất mua BHYT của người dân (Lammers và Susan, 2010) Ngoài ra, vì mục tiêu nghiên cứu đề tài là đo lường thông tin bất cân xứng gây ra hệ quả là lựa chọn ngược trong BHYTTN, do đó tác giả lựa chọn nhóm biến tình trạng sức khỏe là biến độc lập mà đề tài quan tâm
- Chỉ phí y tế trên tổng chỉ phí của hộ gia đình được tìm thấy có ý nghĩa thống kê
tác động tích cực lên xác suất mua BHYT (Bhat va Jain, 2006)
23
Trang 34- Nhóm yếu tố đo lường các đặc tính cá nhân Theo lý thuyết hành vi, một số đặc tính cá nhân có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định có nên mua một loại hàng hóa nào hay không Các nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy một số đặc tính cá nhân có ý nghĩa thống kê tác động đến việc mua BHYT của người dân như: trình độ giáo dục; giới tính; dân tộc (Ha và Knowles, 2010); tuổi (Bendig và Arun, 2011)
- Nhóm yếu tố đo lường các đặc tính của hộ gia đình Các nghiên cứu thực nghiệm
đã tìm thấy một số đặc tính của hộ gia đình có tác động đến việc mua BHYT: + Trình độ giáo dục của chủ hộ (Bendig va Arun, 2011), (Ha va Knowles, 2010), (Lammers va Susan, 2010)
+ Giới tính chủ hộ (Bendig va Arun, 2011), (Ha và Knowles, 2010)
+ Tuôi chủ hộ (Bendig và Arun, 2011), (Bhat và Jain, 2006), (Ha và Knowles, 2010), (Yamada va ctg, 2009)
+ Thu nhap (Bhat va Jain, 2006), (Ha va Knowles, 2010), (Lammers va Susan, 2010), (Yamada va ctg, 2009)
Mô hình thực nghiệm tác giả nghiên cứu và giải thích các biến trong mô hình Theo nghiên cứu Nguyễn Thanh Huyền (2011) thì mô hình đề nghị như sau:
P
` i ? } P0 + BjSUCKHOEj + BkCHIPHI_TCPk + BICANHANI + ñmHOGIADINHm + e i
Tác giả sử dụng mô hình Logit để đo lường tác động của lựa chọn ngược lên
quyết định mua BHYTTN ở TP HCM
Trong đó:
-P¡ là xác suất mua BHYTTN
-BAOHIEM(0/1): là một biến giả, đo lường có BHYTTN hay không Nhận giá trị 1 nếu người được khảo sát có BHY TTN và nhận giá trị 0 nếu không có
-SUCKHOE là biến đo lường tình trạng sức khỏe SUCKHOE
-CHIPHI_TCP là nhóm biến đo lường chí phí y tế trên tổng chỉ phí của hộ gia đình trong năm, và các yếu tố liên quan như: Chỉ phí y tế trên tổng chỉ phí gia đình
CHIPHII, tỷ lệ tiền thuốc phải trả CHIPHI2, khoảng cách từ nhà đến bệnh viện gần nhất CHIPHI3, chất lượng dịch vụ khám bệnh bằng thẻ BHYT CHIPHI4
Trang 35-CANHAN là nhóm biến đo lường đặc tính cá nhân như: trình độ giáo dục
CANHANI, giới tính CANHAN2, tuổi CANHAN3, dân tộc CANHANA
-HOGIADINH là nhóm biến đo lường các đặc tính của hộ gia đình như: trình độ - láo dục của chủ hộ HOGIADINHI, giới tính chủ hộ HOGIADINH2, tý lệ người làm việc HOGIADINH3
Bảng 3.2: Các biến có ý nghĩa thống kê tác giả đề xuất Các biến giải thích trong mô hình thực | Định nghĩa biến Ghi chú
nghiệm Biến
BAOHIEM Đo lường có BHYTTN | Biển phụ thuộc
hay không có Người
được khảo sát có
BHYTTN=I1; không có=0
SUCKHOE SUCKHOE Tự đánh giá tình trạng sức | Kỳ vọng có mỗi quan hệ
khỏe bản thân thuận chiều với biến
BAOHIEM, tác động biên sẽ tăng dần khi người dân có sức khỏe càng kém Tình trạng sức khỏe người dân
được đánh giá theo thể
trạng từ rất tốt đến rất rất kém Kỳ vọng đấu (+)
CHIPHI_TCP | CHIPHI1 Chỉ phí y tế trên tông chỉ | Kỳ vọng có tác động tích
] phí của hộ gia đình trong | cực lên biến BAOHIEM năm (ĐVT:%) CHIPHI_TCP càng cao thì
khả năng tham gia BHYTIN của người dân
cảng cao Kỳ vọng dấu (+)
CHIPHI2 Tỷ lệ tiên thuốc phải tra | Kỳ vọng có tác động lên
Trang 36dấu (-) '| CHIPHI3 Khoảng cách từ nhà đến bệnh viện gần nhất (ĐVT:km) Khoảng cách từ nhà đến bệnh viện càng gần thì khả năng mua BHYT sẽ càng cao Kỳ vọng dấu (-) CHIPHI4 Chất lượng dịch vụ y tế khi dùng thẻ BHYT càng cao, thái độ phục vụ Chất lượng dịch vụ y tế tốt thì kỳ vọng người dân sẽ sử dung thé BHYTIN nhiều hơn Kỳ vọng có tác động tích cực lên biến BAOHIEM (+) CANHAN CANHANI Trình độ giáo dục người được khảo sát Dưới tiểu học =1 _ Trung học =2 Trung cấp, cao đẳng=3
Đại học, cao hơn =4
Có quan hệ thuận chiều với
biến BAOHIEM Nếu
người có trình độ càng cao
sẽ xác suất mua BHYTTN
sẽ cao hơn những người còn lại Kỳ vọng dấu (+)
CANHAN2 Giới tính người được
khảo sát Nam=1; nữ=0 Người được khảo sát là nam thì khả năng mua BHYT sẽ cao hơn nữ Kỳ vọng dấu (1)
CANHAN3 Đo lường tuôi người được
khảo sát (ĐVT: tuổi) Có mỗi quan hệ cùng chiều
với biến BAOHIEM Tuổi
càng cao thì khả năng tham gia BHYTTN càng cao Lúc này tuổi cao nên bệnh tật và sức khỏe cũng kém Kỳ vọng dấu (+) CANHAN4 Dân tộc của người được khảo sát Là dân tộc
kinh=1, dân tộc khác=0 Người được khảo sát là dân tộc Kinh thì khả năng mua BHYTTN cao hon các dân
tộc khác
Trang 37
HOGIADINH | HOGIADINHI Trình độ giáo dục của chủ hộ Dưới tiểu hoc =1 Trung học =2 Trung cấp, cao đẳng=3
Đại học, cao hơn =4
Có quan hệ thuận chiêu với biến BAOHIEM Nếu
người có trình độ càng cao
sẽ xác suất mua BHYTTN
cho các thành viên trong gia đình sẽ cao hơn những người còn lại trong gia dinh (DVT: %) HOGIADINH2 Giới tính chủ hộ Nam=l; | Chủ hộ là nữ thì khả năng nữ=0 mua BHYTcho các thành viên trong gia đình sẽ cao
hơn nam Kỳ vọng dấu (-) HOGIADINH3 Tỷ lệ người làm việc | Có mỗi quan hệ cùng chiều
với biến BAOHIEM Tỷ lệ người làm việc cảng nhiều
thì khả năng tham gia BHYTTN cảng cao Lúc này do số người đông nên nếu có cú sốc về y tế thì có thẻ BHYT sẽ bảo vệ và chỉ trả phần nào cho các thành viên trong gia đình Kỳ vọng dấu (+) Nguôn: Tông hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm trước 3.1.2 Mô hình kiểm tra hiểm họa đạo đức trong việc mua thẻ BHYTTN
Sự biểu hiện về hiểm họa đạo đức ở đây thê hiện ở chỗ khi người bệnh có
thẻ BHYTTN thì sự chăm lo cho sức khỏe của họ không tốt bằng những người
không có thẻ BHYT và họ lạm dụng việc đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYTTN
do bên được bảo hiểm bất cần hơn trong việc phòng tránh tốn thất sau khi đã mua
bảo hiểm Số lần KCB tại bệnh viện trung bình bao nhiêu lần trong một năm thì
phụ thuộc vào nhiêu yêu tô như : sức khỏe người khám, tuôi, nghệ nghiệp, có khi đo thời tiết, chỉ phí trả cho thầy thuốc
Theo nghiên cứu và hai tác giả Vunika và Nestie (2008) thì mô hình nghiên
cứu đê nghị như sau:
27
Trang 38
Hàm số thể hiện số lần khám chữa bệnh tại bệnh viện trung bình được xây dựng bao gồm các biến có tác động nhiều nhất Hàm có dạng :
Số lần khám chữa bệnh = F (Biến có thẻ BHYTTN, biến khác) Y=f (X1,X2,X3,X4)
Y= By + Bi Xi + B2 X2+ Bs X3+ Bs Xt €
Trong đó :
-Y : Biến phụ thuộc thể hiện số lần KCB trung bình trong một năm của người dân
(SKB) Số lần khám bệnh này tăng hay giảm phụ thuộc vào tần suất khám bệnh của
người dân, kết quả kiểm tra xem có tổn tại biểu hiện hiểm họa đạo đức của người dân khi có thẻ BHYTTN Biến phụ thuộc số lần khám bệnh này được giải thích bởi
các biến những người có BHYTTN, tuổi, chỉ phí thầy thuốc, và thời tiết (Nguyễn Thị Cẩm Hồng, 2011)
- X¡: biến độc lập thể hiện người dân có mua thẻ BHYTTN (TTN) Những người
có tính lo xa và muốn đảm bảo an toàn sức khỏe của họ nên vì thế mới mua
BHYTTN, tuy nhiên hầu hết những người mua thẻ BHYTTN sẽ đến bệnh viện
nhiều hơn những đối tượng khác vì những người mua thẻ thường là những người
lớn tuổi và có sức khỏe không tốt, mặt khác khi KCB họ sẽ phải trả một số tiền rất
ít, vì vậy họ sẽ đến bệnh viện khi mới ốm nhẹ Đo lường bằng những người có thẻ là 1 và không thẻ là 0 Kỳ vọng đấu (+)(Nguyễn Thị Cẩm Hồng, 201 1)
- Xạ: biến độc lập, tuổi người dân (TUOI) Nói lên gần như tất cả sức khỏe người dân, tuổi càng cao càng có sức khỏe kém và thường là rảnh rỗi thời gian nên có thê chờ đợi tại bệnh viện khi khám bằng thẻ BHYT Đo lường bằng số năm tuổi của
mỗi người Kỳ vọng dấu (+)(Nguyễn Thị Câm Hồng, 2011)
- X;: biến độc lập, là chỉ phí trả cho thầy thuốc (CHIPHITT) Những người có thẻ BHYTTN khi đi khám chữa bệnh thì ít tốn phí hơn nhiều so với những người
không có Cơ quan Bảo hiểm hỗ trợ phần lớn chỉ phí và người được bảo hiểm không chịu thêm khoản nào cho các dịch vụ họ sử dung Do lường bằng mức chỉ trả của từng người dân (ngàn đồng)/ 1 năm Kỳ vọng dấu (+)
- X¿: biến độc lập (THOITIET) là ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe người dân,
nếu thời tiết chuyển nóng quá, lạnh quá hay khắc nghiệt thì người dân sẽ dùng dịch
Trang 39vụ khám chữa bệnh nhiều hơn bình thường Và có thể bản thân người dân đó thấy
có sự thay đổi thời tiết chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng họ có thẻ
BHYTTN nên họ cứ tận dụng và cứ khám chữa bệnh, mặc dù điều này không cần
thiết Do lường bằng thời tiết tốt là 1, xấu là 0 Kỳ vọng đấu (+)
- B1, Ba, Ba, Ba: các hệ số co giãn ứng với các biến tương ứng
- €: độ lệch
Tác giả viết lại mô hình như sau :
SKB= Bụt B¡TTN + P;TUOI+ B;CHIPHTTT+ B¿THOITIET+ € 3.2 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phần mềm Exel xử lý số liệu để tính toán các số liệu cần thiết, trình
bày thực trạng thị trường thẻ BHYT trên địa bàn TPHCM nêu lên một số nội dung
như: tình hình sử dụng thẻ, đánh giá về khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT Sử dụng
phần mềm SPSS, Eview để chạy mô hình kiểm định mô hình lựa chọn ngược và
hiểm họa đạo đức
Ngoài ra dé tìm được kết quả của hai mô hình nghiên cứu đã đề nghị thì phương pháp dùng kinh tế lượng với phân tích hồi qui Lượng hóa các số liệu bằng mô hình cụ thể với sự hỗ trợ công cụ máy tính bằng phần mém SPSS va Eview 5.1
Mô hình Logit đo lường lựa chọn ngược
Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng thích hợp cực đại (Maximum
Likelihood Estimation) và mô hinh Binary Logistic (Logit) để đo lường tác động
của lựa chọn ngược Theo Gujarati (2003), mô hình logit được dựa trên hàm xác 1 1 2 = 1+ et AX 855;+ + Xu) suất tích luỹ: P=E(Y =—) = é i
Trong đó, Y = 1: Có BHYTTN, Y = 0: Không có BH
Trang 403.3 Dữ liệu
Đề tài sử dụng hai nguồn đữ liệu:
Nguồn thứ cấp: số liệu thống kê về BHYT từ cơ quan BHXH TP HCM, niên giám thống kê, mặng internet, các nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan
Nguồn sơ cấp: thu thập số liệu bằng cách phông vấn trực tiếp bảng câu hỏi khảo
sát, các cán bộ đảm nhận công tác BHYT trên địa bàn các UBND phường, cán bộ
giám định công tác BHYT ở các bệnh viện phát bảng câu hỏi cho người dân trên địa bàn TP HCM
- Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng; điều tra viên có quyền tự do chon lua bat ky ai ho muốn vì thế được gọi là “thuận tiện” Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thé của người nghiên cứu Lấy mẫu thuận tiện được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng: hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mắt nhiều thời gian và chỉ phí
- Đối tượng khảo sát: gồm các cá nhân, hộ gia đình, các thành viên hộ gia đình
- Phạm vi khảo sát bao gồm địa bàn 24 Quận, Huyện ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thời điểm khảo sát từ tháng 03/2014-05/2014 - Độ lớn mẫu, quy mô mẫu: chọn theo công thức n - 03) Mức độ tin cậy : 95% (Z=1,96)
_ 1962*(0.5 2-0508: =372 mẫu
Phỏng vấn sai số chấp nhận : e= 5.08%=> Cỡ mẫu là : „
- Cách xử lý số liệu: Chạy mô hình định lượng chỉ lựa chọn những đối tượng mà
BHYTTN muốn hướng tới bao gồm những người không có BHYT và những người có BHYTTN (ngoại trừ những người có thẻ BHYTBB và trẻ em dưới 6 tuổi) Sau
khi xử lý số liệu độ lớn của mẫu còn lại 372 quan sát