BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1/2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
BÙI DUY KHƯƠNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
BÙI DUY KHƯƠNG
QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TÉ VÀ KHÍ THẢI CO2
TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á TỪ NĂM 1985 ĐỀN NĂM 2010
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01
LUAN VAN THAC SY KINH TE HOC
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ THỊ THANH LOAN
TP Hồ Chí Minh, năm 2014
Trang 3TOM TAT
Đề tài “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và khí thải CO; tại các nước châu Á từ
năm 1985 tới 2010” nhằm mục đích đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
khí thải CO; tại các nước châu Á trong giai đoạn từ năm 1985 tới 2010 Xác định tình trạng mối quan hệ đang trong giai đoạn nào theo đường cong Kuznets (mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường) Từ đó, gợi ý một số chính sách trong việc
thúc day tăng trưởng kinh tế và đồng thời bảo vệ môi trường
Số liệu nghiên cứu của các quốc gia Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia,
Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam được lấy theo Ngân hàng thế giới Ngân
hàng thế giới từ năm 1985 tới năm 2010
Đường cong Kuznets thể hiện quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng kinh tế và ô
nhiễm môi trường trong giai đoạn đầu quá trình tăng trưởng kinh tế, nhưng khi đạt tới
trạng thái phát triển thì mối quan hệ đó sẽ nghịch biến, tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng nhưng ô nhiễm môi trường giảm xuống
Kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia trong nghiên cứu đều đang trong trạng thái đồng biến giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO; Từ đó, đưa ra kiến nghị
trong quá trình phát triển kinh tế đồng thời giảm thải lượng khí thải CO; như sau: Về mặt thể chế cho mỗi quốc gia có những chính sách hạn chế nhưng ngành công
nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường, tăng cường khuyến khích cho ngành công nghiệp
không gây ô nhiễm (nằm trong giới hạn cho phép)
Trang 4MỤC LỤC Lời cam đ0ann .oo55<<s< 9219191915 383939313030868808303408000000 13 sesscssnseeecenscecensecesens i Lời cắm 01 .e-csss<csceseeeeereeterrrtsrtersrtsrertsrsrtsrsssss1srsrsnss 1401000004030 ii ¡71.7 ii TMục TỤC s-< << 5< 5< TH Thọ Thọ h0 00010 0 0000080008006 iv Danh mục hình Danh mục bảng s < 55s s< << S2 S9 S433 39591 5894449595838841403 3030.004.3853 x Dam muc tir viét tit .ssssssssssssssssssesssssesseccecccsnssnumussesssseseeeceescessnnununeseesseseeseeeeeeeesssane xi
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU .-2£©222EVE£££EE+E£+EEEEEettEEEEettEEExerrrrrerrr 1
Bố ẽố.ẽẽ.ẽ ({ÄdđäKE,)
1⁄2 Câu hỏi nghiên cứu
1.3 Mục tiêu nghiên cứu - «+ HH 711011 re 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -c¿++2v+setrtrvrvrvvsrrrrrrreeecee 2 1.5 _ Các nước có nền kinh tế phát triỂn 2: 2+©V++e+tcvz+ztrvrseerrrreecrrr 3 1.6 _ Các nước nền kinh tế đang phát triển -cc cccvvccceecccvvcceccee Ổ 1⁄7 Phương pháp nghiên cứu ¿-:-5c5ss+Sex+ttxtrktrtrkrrrkrrrkrrrrerree 4 1.8 Ý nghĩa nghiên cứu -ccccccsseccreeerrrrxeerrrrerrerrreerrrreererece Â
mà Kt cfu la 7a ẽ.Ừ
Trang 5
23 Phát triển kinh tế bền vững eeeeeeererrerrrrrrretrrtrrrrrrererei
24 Ngang bằng sức mua (Purchasing Power Parity — PPP) -ceenttrhttth 10
2.5 Các dại lượng đo lường sự tăng trưởng kinh tẾ -+++rr+
2.5.1 Tổng sản phẩm trong nước (Tổng sản phẩm quốc nội - GDP) " 12
2.5.2 Tổng sản phẩm quốc dan (Gross National Product)(GNP) - 12
2.6 Những quan điểm cơ bản về tăng trưởng kinh tẾ
26.1 Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường -:-:-++cssstrttttnnnh 13 2.6.2 Hoạt động của hệ thống cseseerrtrrrtrtrrrtrrirrrrrririttrltritrnn 14
2.63 —_ Vai trò của hệ thống môi trường -eereereererretrerrrrrrrer
2.6.4 Quanniệm nhấn mạnh vào tăng trưởng
2.6.5 Quan điểm nhấn mạnh vào sự bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội 16
2.6.6 Quan điểm phát triển toàn diện
2⁄2 Kinh tế xanh và tăng trưởng xanh -eeeeereereerrtrerrrrrrrrnrrnrri 17
27.1 Định nghĩa kinh tế xanh -=
2⁄72 — Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh -s+vtrrtrtrrttrrrtrtrrtrtrrrrrrrtrrntrrr 18
273 Pudong cong KUZNETS va mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chất
lượng môi trường - — ắ“ 19 20 2.8 Quan điểm đánh đổi về mối quan bệ giữa kinh tế - môi trường 2.9 Nghiên cứu liên quan 2.91 Hooi Hooi Leanand Russell Smyth (2009) -+-:
2.9.2 Klarizze Anne Martin Puzon (2012) -
2.93 Euho Choi Almas Heshmati Yongsung Cho (10/2010) -ss+n: 24
Trang 6CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -:::: -s+
Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu xây dựng mô hình Hn(2i00 8T
3.1 Phương pháp nghiên CứỨU ¿+ 55+ +*+t#v+t+vvxVE tre
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2++++zet2zvztzrrxerrrrvee
3.3 Mô hình nghiên CỨu 6 tk TH TH nghi
3.4 Mô hình tổng quát -22++++ttE2EEE+YrtttEEEErrvrtrrrrkrrrrrrrrrrrkr
3.5 Mô hình tăng trưởng kinh tế tác động tới khí thải CO¿ - +
`
3.6 _ Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu . -s++ 3.6.1 Biến phụ thuộc lượng khí thải CO; (đơn vị tính nghìn tắn/năm),
3.6.2 Biến độc lập -2222-2+cereCEEEEEEErrrrEEEEErrrrrtrrrrtrrrerrrrrrrrree
CHUONG IV: KET QUA NGHIEN CUU
4.1 GDP bình quân đầu người -2 ©222222+ceecEEEEvEvrerrrrrrrrrrrrrrrrrr
4.2 Tăng trưởng GDP bình quân
4.3 Lượng khí thải CO; bình quân -cc2cc+++++22222EEEEvvzvrvrzrrererree
4.4 Tốc độ tăng lượng khí thải CO; bình quân -ccz+ccvzzscee
4,5 ,'ẻ cố sa ẽ.ẽ
4.6 _ Tăng dân số bình quân -¿-2¿+2EE+++£+EE++e++EE+E++£EExeerrrrreerrrrerree 4.7 _ Năng lượng đầu tiêu thụ bình quân đầu người -cccs+
4.8 Năng lượng tiêu thụ dầu bình quân đầu người -c-+
4.9 Mô hình tác động khí thải CO¿ 5555 Sxccecerxirxerrerserrrrrrrrer
4.9.1 Ước lượng mô hình các tác động cố định (FEM) -
Trang 74.9.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi mô hình REM - 47
4.9.4 Kiểm định Hausman giữa mô hình REM và FEM _— 47
4.9.5 Kiểm địnhT ee sec đỂ
+ 48
4.9.6 Kiém dinhF
4.9.7 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ccccccccccccesrtcccccrrrrvv 49
4.9.8 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi - 49
Trang 8
Phu lục 2
Hệ số tương quan giữa khí thải CO; và các biến độc lập - _— 68
Chỉ số VIF cho các biến phụ thuộc . cccccceerrsrtrrrrtrtiirrrrrrrrrrrrrrrrrrr 68
Ước lượng mô hình tác động cố định (FEM._Fixed Effects Model)
Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM_ Random Effects Model) - 70 Bảng so sánh mô hình REM và FEM - ccc-cceereeerrrrerrretrrerrrrerrrre 71 Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi trong mô hình FEM -. - 72 Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi trong mô hình REM - 72
Trang 9DANH MỤC HÌNH
ình 2-1: Quá trình hoạt động của hệ thống kinh tế -.-. cccccccccccccceee T4
đình 2-2: Quá trình xả thải của hệ thống kinh tế -¿-ccccsceccvscccceseerree.e LỔ đình 2-3: Đường cong Kuznets . 55s sec TỔ ình 2-4: Quan điểm đánh đổi trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thiệt hại
0108:0001 1117 dinh 2-5: Euho Choi Almas Heshmati Yongsung Cho (10/2010) Phân tích quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và khí thải CO; . ¿cccvccccevcccccccccrcex Ổ
Tình 2-6: Euho Choi Almas Heshmati Yongsung Cho (10/2010) dự báo quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và khí thải CO¿ ¿©cvcevcvevesrrvverrrrreeerrrreccrcv 2Ổ,
Tình 2-7: Kết quả nghiên cứu cho Hàn Quốc -c++ecccvvvscccevrvvvece Z7
Tình 2-8: Kết quả nghiên cứu cho Trung Quốc -ccccccceccccvveccccrrrrv 28
Tình 2-9: Kết quả nghiên cứu cho Nhật Bản
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIÊU
Bảng 3.6-1: Bang tóm tắt các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu - 33
Bảng 4.1-1: GDP bình quân đầu người -¿ 52222ccc+eveEErrerrtrrrrrrrrrerrrerrree 35
Bảng 4.2-1: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người/năm -cccccccsce2 36 Bảng 4.3-1: Lượng khí thải CO¿ bình quân năm . 5-55 + 5+vcs>xeeeerxee 38 Bảng 4.4-1: Lượng khí thải CO; bình quân tăng/năm .-. 5-6c<cscsereree 39
Bảng 4.5-1: Dân số bình quân +ccsttttitiittririiirrriiririirriirirrriee 40
Bảng 4.6-1: Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm . -2+£+2cvzvvvccrreerrree 4I
Bảng 4.7-1: Năng lượng dầu tiêu thụ bình quân đầu người/năm - - 43
Bảng 4.8-1: Năng lượng tiêu thụ dầu bình quân đầu người/năm
Bảng 4.9-1: Hệ số tương quan giữa các biến -. + ©+++2++eetcvvrvreerrrre 45 Bảng 4.9-2: Ước lượng mô hình tác động có dinh (FEM_ Fixed Effects Model) : 46
Bảng 4.9-3: Mô hình các thành phần sai số ngẫu nhién (REM_ Random Effects
Model) oe 47 Bảng 4.9-4: Bảng so sánh mô hình REM và EEM - 5+5 s++xvzeerxerxerxerk 48
Bảng 4.9-5: Chỉ số VIF cho các biến phụ thuộc -222vzeecvcvvzceesrrrre 49
Trang 11DANH MUC TU VIET TAT
'WB: Ngân Hàng Thế giới
EKC: Đường cong môi truéng Kuznets: Environmental Kuznets Curve
PTKT: Phát triển kinh tế
GNP: Téng sản phẩm quốc gia: Gross National Product PPP: Ngang bằng sức mua: Purchasing Power Parity GDP: Tổng sản phẩm trong nước: Gross Domestic Product NNP: Sản phẩm quốc gia ròng: Net National Product KP: Nghị định thư Kyoto
Trang 12CHUONG I: GIOI THIEU 1.1 Đặt vấn đề
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) nền kinh tế xanh mang lại hạnh phúc cho mọi người, công bằng xã hội, giảm thiểu biến đổi khí hậu,
thiên tai, khủng hoảng sinh thái, những vấn đề này được các quốc gia trên giới quan tâm, ứng phó do: Biến đổi khí hậu ngày càng lớn như hạn hán, lũ lụt, mực nước bién dang cao, nguồn tài nguyên không tái tạo giảm mạnh, trước tình hình môi trường tự nhiên ngày càng ô nhiễm Các quốc gia đã chú ý nhiều hơn trong quá trình cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và bảo vệ môi trường thông qua nền
“Kinh té xanh” (Green Economy)
Các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới thường hay tranh luận về sự tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái Theo quan điểm của họ, nền kinh tế tăng trưởng thường đi kèm với các ngoại tác tiêu cực như: cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng khí thải vào bầu khí quyền, ô nhiễm nguồn nước Từ đó, kiến nghị chính phủ nên quan tâm đến phát triển bền vững nền kinh tế hơn thông qua một nền “kinh tế xanh” Ví dụ
như: giảm phát thải khí độc, chất độc, hạn chế ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái,
tìm nguồn năng lượng mới thay thế nguồn tài nguyên truyền thống /
Bên cạnh đó, cũng có một số quan điểm cho rằng việc giảm thiểu lượng (ví dụ là phát thải khí CO2) chắc chắn sẽ làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Theo nhận định của nhóm người này thì khí thải CO2 có quan hệ đồng biến với tốc
độ tăng trưởng kinh tế
Trong một vài thập kỷ trở lại đây, kinh tế thế giới đã đánh dấu những bước tăng trưởng vượt bậc của một số quốc gia châu Á (Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông) Tốc độ tăng trưởng liên tục tăng dẫn đầu so với các nước khác trong khu
vực, sau một thời gian dài có tốc độ phát triển tăng nhanh nhưng môi trường đã
Trang 13mới phát triển ngành công nghiệp thân thiện môi trường, đồng thời đã chuyển các ngành công nghiệp ô nhiễm qua các nước đang phát triển trong khu vực -
Các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Philippines đang được xem là những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, có những điểm giống với nhóm nước phát triển trên trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, vấn đề ô nhiễm môi trường trong các năm qua tại các quốc gia này đang có chiều hướng gia tăng, thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và khí thải CO2 cho hai nhóm quốc gia từ đó rút ra bài học cho
những nền kinh tế mới nỗi trong cân bằng tăng trưởng kinh tế, giảm lượng ô nhiễm
môi trường
Đề tài Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và khí thải CO; tại các nước
châu Á từ năm 1985 tới năm 2010, nhằm phân tích định lượng mối quan hệ giữa
tăng trưởng và khí thải CO; 1⁄2 Câu hỏi nghiên cứu
Mối quan hệ tác động tăng trưởng kinh tế tới phát thải khí CO; tại các nước
như thế nào?
.3 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu sự tác động giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 cho hai nhóm nước phát triển và đang phát triển
Kiến nghị một số giải pháp bảo vệ môi trường, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế kết hợp cùng với bảo vệ môi trường từ đó phát triển nền kinh tế bền vững .4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quốc gia: Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Philippines (08 quốc gia) Các quốc gia thuộc châu Á với vị trí địa lý tiếp giáp biển, tăng trưởng kinh tế liên tục qua các
năm
Thời gian nghiên cứu từ năm 1985 tới năm 2010 (26 năm) Tổng số 208
Trang 14.5 Các nước có nền kinh tế phát triển
Các nền kinh tế phát triển của châu Á như Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập
niên 1960 và thập niên 1990 Trong thế kỷ 21, các nước châu Á đã đạt được trình
độ của nước phát triển, người ta đã nhanh chóng chuyển sự chú ý sang các nền kinh tế châu Á khác cũng dang trải qua thời kỳ chuyển đổi kinh tế nhanh chóng hiện
nay, đã đi tiên phong theo cách mà người ta gọi là phát triển kinh tế kiểu châu Á Các khác biệt chủ yếu bao gồm các xuất phát điểm về giáo dục và tài sản vào thị trường thế giới về mặt hạ tầng giao thông, tiếp cận các bờ biển và các con sông vận chuyển, những nhân tố chủ chốt cho vận chuyền hàng hóa bằng tàu thủy với chi phi thấp
Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm các nền kinh tế công nghiệp mới châu Á (Newly Industrialized Asian Economics) 6 Các nước nền kinh tế đang phát triển
Những nước như Malaysia, Indonesia, Philipines, Thái Lan, Việt Nam, đều
thuộc khối ASEAN, khoảng cách địa lý gần nhau, có sự tương đồng về khí hậu Mơi trường kinh tế tồn cầu đã làm nặng nề hơn sự phát triển kinh tế của các nước phát triển châu Á trong năm 2011-2012 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này ngày càng giảm đo nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm nghiêm trọng, trong khi các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Philipines, Thái Lan và Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng năm 2012 tương đối én
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)' mới đây dự báo, đến năm 2014 tổng GDP của
Trang 15thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore va Hồng Kông Trong khi mười năm trước, tông GDP của 5 nước ASEAN nói trên chỉ bằng một nửa của “các nước nhóm phát triển châu Á” này Tốc độ tăng trưởng cao của các nước Đông Nam Á cho thấy kinh tế của cả khu vực Đông Nam Á đang có sự thay đổi về kết cấu Kinh tế khu vực này sẽ không chủ yếu dựa vào mở rộng xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ mà dựa vào sự gia tăng đầu tư và tiêu dùng cũng như đầu tư và thương mại giữa các nền
kinh tế trong khu vực Kinh tế khu vực châu Á đang thể hiện sức sống hơn bao giờ
hết Đầu tư cho xây dung cơ sở hạ tầng đề thúc đầy tăng trưởng kinh tế gần như là sự ưu tiên xem xét của hầu hết các nước ASEAN
7 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích thống kê mô tả cho tám quốc gia, từng quốc gia trong phạm vi
nghiên cứu
Xử lý số liệu thông qua phần mềm Eviews 6.0, Stata12
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu định lượng Với phương pháp này luận văn sử dụng mô hình hồi quy để kiểm nghiệm các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra
Dữ liệu nghiên cứu: Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Ngân hàng Thế giới Số liệu từ năm 1985 tới 2010 (26 năm) cho tám quốc gia, tổng số quan sát 208 quan sát
3 Ý nghĩa nghiên cứu
Vận dụng các kiến thức về kinh tế học như kinh tế phát triển và các mô
hình kinh tế lượng để kiểm định sự khác biệt giữa mô hình nước phát triển và đang phát triển, phân tích yếu tố tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến khí thải CO2 Trên cơ sở đó tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 đồng biến hay nghịch biến
Tìm ra những đặc điểm mang tính đặc thù của các nước trong quá trình
tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 (thay đổi trong thành phần nguyên liệu
phục vụ cho tăng trưởng kinh tế) Bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển sẽ trở thành nước phát triển trong tương lai trong việc cân bằng giữa tăng
trưởng kinh tế và khí thải CO2 từ các nguồn nguyên liệu khác nhau
Trang 16Đề xuất giải pháp có thể cho các nền kinh tế đang phát triển theo đuổi mục
tiêu tăng trưởng kinh tế và đồng thời giảm thiểu lượng khí thải CO2
1.9 Kết cấu luận văn
Ngoai phan kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, các bảng biểu, nội dung
đề tài bao gồm năm chương như sau:
Chương 1 Phần mở đầu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, những điểm nổi bật của luận văn và kết cấu luận văn
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước: Trình bày tổng quan các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, cách tính tăng trưởng kinh tế, môi trường
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu xây dựng mô hình nghiên cứu
Chương 4 Phân tích kết quả nghiên cứu: Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả phân tích của mô hình kinh tế lượng
Trang 17CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và môi trường
Trình bày tổng quan các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, cách tính tăng trưởng
kinh tế, trình bày mỗi quan hệ tăng trưởng kinh tế và môi trường, các quan điểm
trong quá trình phát triển kinh tế và môi trường
Cơ sở lý thuyết „1 Tăng trướng kinh tế
Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) 1a nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn, do đó, người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm Lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng Như vậy giới hạn đất nông nghiệp
dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng
Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố tăng năng suất đo đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh
tế Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T
Oshima
Theo mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên
Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản
xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn, không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Trang 18Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình
độ công nghệ
Mô hình Sung Sang Park nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người
Mô hình Tân cỗ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết
hợp hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L)
Trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cô điển không phân biệt rành mạch
tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các trường phái trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng
trưởng kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod-Domar Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất én định kinh tế) Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tân
cỗ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động Mô hình
tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng
cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng
David Begg (2012) là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng quy mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về mặt số lượng; đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc đù nó cũng giúp cho xã hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công dân, của xã hội
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, chúng ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nên kinh tê của thời kì sau so với thời kì trước:
Trang 19Y¡: Tổng sản lượng thời kì sau Mức tăng trưởng tuyệt đối: = Y¡ - Yo
Mức Tăng trưởng tương đối: = ia x100%
0
Trong đó Y; thể hiện tổng sản lượng của năm thứ nhất Y, tổng sản lượng của năm gốc (hay năm trước năm nhất)
! Phát triển kinh tế (PTKT)
David Begg (2012) PTKT là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực
dựa trên sự biến đổi cả về'số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng
trưởng kinh tế, nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội do sự đổi mới
về khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp
lý, hiệu quả hơn hẳn
Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm:
Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cầu kinh tế và đời sống xã hội
Tăng thêm quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tương đối của lượng và chất
Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội tại của
nền kinh tế quyết định Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là những
thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước Dựa vào các yếu tố nội địa của quốc gia như nền giáo dục tiên tiến, nền khoa học kỹ thuật công nghệ, cơ sở vật chất, tài nguyên tự nhiên cung cấp cho việc phát triển quốc gia đó
trong các giai đoạn khác nhau dựa vào nhu cầu thực tế
Trang 20đánh giá, dự báo của mỗi quốc gia trong các thời kỳ khác nhau Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu
hướng biến đổi không ngừng, phải trải qua một quá trình tiến bộ theo từng giai
đoạn :
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế là một điều kiện cần nhưng đủ để cải thiện
cuộc sống của người dân, phần lớn dân số ở những nước có mức GDP đầu người thấp thuộc các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế không phải
là điều kiện đủ để cải thiện mức sống chung của người dân Do sự lầm tưởng rằng GDP đầu người cao hơn có nghĩa là thu nhập cao hơn cho tất cả mọi người hay cho
phần lớn các hộ gia đình Điều này hoàn tồn khơng thể hiện đúng với thực tế, ngày nay có nhiều quốc gia có GDP đầu người cao nhưng thực tế thì những thu nhập cao đó chỉ tập trung trong một bộ phận nhỏ từ những giai cấp cá nhân giàu có, còn người dân nghèo thì chiếm đa số nhưng lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP quốc gia
Nếu chính phủ các nước với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế “nền kinh tế trở lên giàu” không cải thiện phúc lợi công cho quốc gia đó mà đôi khi chủ yếu là tăng cường các thế lực và sự hào quang của nhà nước và những người thống
trị như bành trướng quân đội, triển khai những vũ khí hủy diệt hàng loạt khi lợi
ích từ tăng trưởng được đưa vào những dự án tốn kém như vậy nó thường ít mang lại phúc lợi cho người dân
Nguồn lực có thể được đầu tư một cách ð ạt cho tăng trưởng hơn nữa, lợi ích tiêu ding bị trì hoãn đến một ngày nào đó sau này người đân không được hưởng những lợi ích đó, tồn tại trong chính phủ chuyên quyền hoạt động theo kiểu hợp tác xã Thu nhập và tiêu dùng có thé gia tăng nhưng những người vốn dĩ tương đối thấm khá có thể nhận lại được toàn bộ hay hầu hết lợi ích “người giàu vẫn giàu, người nghèo vẫn nghèo”
Phát triển kinh tế bền vững
David Begg (2012) phát triển kinh tế bền vững là phát triển đáp ứng các nhu
Trang 21Về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế phải đáp ứng
yêu cầu sau:
Kinh tế phải phát triển liên tục
Kinh tế phải phát triển với tốc độ cao
Đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương đến các thế hệ tương lai
Phát triển kinh tế gồm:
Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ về chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường
Thay đổi cơ cấu kỉnh tế
Công dân của quốc gia phải tham gia vào, được hưởng thành quả của sự tăng trưởng
Giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc vào một cá nhân hay một tổ chức
Càng phát triển thì cơ cấu kinh tế:
Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GNP ngày càng tăng Tỷ trọng nông nghiệp trong GNP ngày càng giảm
Cơ cấu lao động:
Tỷ lệ lao động công nghiệp, lao động dịch vụ trong tổng lao động xã hội ngày càng tăng
Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội ngày càng giảm Phát triển bền vững phải đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường
Ngang bang sirc mua (Purchasing Power Parity — PPP)
David Begg (2012) ngang bằng sức mua là lý thuyết được phát triển vào
1ăm 1920 bởi Gustav Cassel Đây là một phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
yiữa hai tiền tệ để cân bằng sức mua của hai đồng tiền này Lý thuyết ngang bằng
Trang 22sức mua chủ yếu dựa trên quy luật giá cả, giả định rằng trong một thị trường hiệu
quả, mỗi loại hàng hoá nhất định chỉ có một mức giá
Công thức tính ngang bằng sức mua một cách tương đối như sau:
#s= ———
Trong đó:
"S" là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền 1 với đồng tiền 2 "P," là giá cả của hàng hoá X tính bằng đồng tiền 1
"Pạ" là giá cả của hàng hoá X tính bằng đồng tiền 2
Ngang bằng sức mua thường được hiểu là ngang bằng sức mua tuyệt đối để phân biệt với lý thuyết ngang bằng sức mua tương đối một lý thuyết dự đoán mối quan hệ về tỷ lệ lãi suất giữa hai quốc gia và những sự biến đổi của tỷ giá hối đoái của tiền tệ hai nước đó Một tỷ giá hối đoái ngang bằng sức mua sẽ cân bằng sức
mua của hai loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hoá nhất định
Loại tỷ giá hối đoái đặc biệt này thường được sử dụng để so sánh chất lượng cuộc
sống của người dân tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau Điều chỉnh tỷ giá hối đoái
giữa các đồng tiền sẽ cho kết quả khả quan hơn là chỉ đơn thuần so sánh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sử dụng các đồng tiền đó Tuy nhiên việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái cũng gây nhiều tranh cãi vì việc tạo một giỏ hàng hoá để so sánh sức mua tiền tệ giữa các quốc gia là vô cùng khó khăn
5 Các đại lượng đo lường sự tăng trưởng kinh tế
Theo David Begg (2012) tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự tăng lên về
sản lượng hàng năm do nền kinh tế tạo ra Do vậy thước đo của sự tăng trưởng là các đại lượng sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP); tổng sản phẩm quốc dân
Trang 232.5.1 Tổng sân phẩm trong nước (Tổng sân phẩm quốc nội - GDP)
David Begg (2012) GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau
Về phương diện sản xuất:
Tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong quốc gia GDP = Giá trị tăng thêm = Giá trị sản lượng xuất - Chi phí các yếu tố trung gian Về phương diện tiêu dùng: GDP =C+I+G+(X-M) Trong đó: C: Tiêu dùng các hộ gia đình
G: Các khoản chỉ tiêu của chính phủ
I: Tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp (X - M): Xuất khâu ròng trong năm
Về phương diện thu nhập:
Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm: thu nhập của người lao động, thuế sản
xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong
ky
GDP theo cách xác định trên đã thể hiện một thước đo cho sự tăng trưởng kinh tế do các hoạt động kinh tế trong nước tạo ra, không phân biệt sở hữu trong
hay ngoài nước với kết quả đó Do vậy, GDP phản ánh chủ yếu khả năng sản xuất của nền kinh tế một nước
5.2 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Produc)(GNP)
David Begg (2012) GNP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra và có thể thu nhập trong một năm, không phân
biệt sản xuất được thực hiện trong nước hay ngoài nước
Trang 24Như vậy GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước thực sự
thu nhập được
GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài
Với ý nghĩa là thước đo tổng thu nhập của nền kinh tế, sự gia tăng thêm GNP thực
tế đó chính là tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế
đem lại
GNP thực phản ánh đúng sản lượng gia tăng hàng năm, loại trừ những sai lệch do sự biến động giá cả (lạm phát) tạo ra, khi tính GNP theo giá thị trường thì
đó là GNP danh nghĩa Dùng hệ số giảm phát để điều chỉnh GNP danh nghĩa ở thời
điểm gốc, để xác định mức tăng trưởng thực qua các thời điểm „6 Những quan điểm cơ bản về tăng trưởng kinh tế
6.1 Mỗi quan hệ giữa hệ thông kinh tế và mơi trường
Hồng Xn Cơ (2005) Phát triển kinh tế là nhiệm vụ đặt ra nhằm không
ngừng nâng cao đời sống của bất kỳ tổ chức hay quốc gia nào, với sự phát triển vượt bậc về khoa học trong những năm qua, hoạt động kinh tế đã sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩm phong phú và đa dạng chất lượng cao Tuy nhiên hoạt
động kinh tế này không thể hoạt động một cách riêng lẻ mà gắn liền với các hoạt
động khác, trong đó có hệ thống môi trường
Hệ thống mối quan hệ môi trường được hiểu là môi trường tự nhiên, bao
gồm nhiều thành phần như khí quyển (môi trường không khí), thủy quyển (môi
trường nước), thạch quyển có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người Theo nghĩa rộng, hệ thống môi trường có tính đến tài nguyên Như vậy, ngoài chức năng không gian sống, hệ thống môi trường còn có hai chức năng khác gắn liền với hệ thống kinh tế là cung cấp tài nguyên cho nền kinh tế, chứa và hấp thụ (tái tạo) chất
thải từ nền kinh tế
Trang 25nỗ lực tìm kiếm phương thức sử dụng hợp lý cân đối dung hòa giữa các nguồn tài nguyên
Các chất thải khác nhau với mức độ tăng lên không ngừng đã dẫn đến ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của con người không chỉ riêng một quốc gia mà có tính mở rộng ra phạm vi trên toàn thế giới
2.6.2 Hoạt động của hệ thong
Hoàng Xuân Cơ (2005) Quá trình hoạt động của hệ thống kinh tế có thể hiểu
đơn giản như sau: ‹ Hình 2-1: Quá trình hoạt động của hệ thống kinh tế Trong đó:
R: Tài nguyên được khai thác và sử dụng từ tự nhiên
P: Quá trình sản xuất của con người lấy tài nguyên làm đầu vào C: Quá trình tiêu thụ sản phẩm của con người
Trong quá trình hoạt động sản suất, con người khai thác các nguồn tài nguyên làm nguyên liệu đầu vào tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống hiện tại và trong tương lai, đi đôi với quá trình sản xuất đó là sự phát thải ra môi trường dưới nhiều dạng khác nhau như rắn, lỏng, khí Không chỉ có riêng quá trình tiêu thụ sản phẩm (C) con người mới tạo ra chất thải ra môi trường nó còn bao gồm cả quá trình khai thác tài nguyên (R), quá trình sử dụng tài nguyên trong sản xuất (P)
Quá trình khai thác ban đầu con người đã sử dụng các phương tiện kỹ thuật khác nhau nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong quá trình khai thác các nguồn nguyên liệu Trong mỗi giai đoạn thì bất kỳ tổ chức cá nhân nào cũng mong muốn
Trang 26sử dụng hết các nguồn lực nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận về phía mình điều này đồng nghĩa với việc thải ra môi trường các chất gay 6 nhiém, 6 nhiém xay ra cho từng giai đoạn, từng thời gian sử dụng Chúng ta có hiểu đơn giản qua sơ đồ phía dưới: Hình 2-2: Quá trình xả thải của hệ thống kinh tế R ———> P => Cc Wr ` Wp We Trong đó:
'Wz Lượng phát thải trong quá trình khai thác †ài nguyên W,: Luong phat thai trong qua trinh san xuất
W,: Lượng phát thải trong quá trình sử dụng sản phẩm
Tổng hợp lượng phát thải trong hoạt động kinh tế được đơn giản bằng biểu thức như Sau:
W=W,+ Wy+ Wc
2.6.3 Vai trò của hệ thong moi trường
Hoàng Xuân Cơ (2005) Môi trường là nơi chứa đựng chất thải từ hệ thống
kinh tế: trong quá trình sản xuất con người đã tạo ra các chất thải khác nhau ra môi
trường, các chất thải (W) này có rất nhiều loại khác nhau Môi trường tự nhiên có khả năng tái tạo một số chất thải này nhưng trong giới hạn, nếu lượng chất thải lớn
môi trường không còn khả năng tái tạo thì tạo ra hiện tượng ô nhiễm môi trường
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều các loại chất thải khác
nhau làm cho môi trường không còn đủ khả năng tái tạo các chất này
Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cho hệ thống kinh tế: Nền kinh tế hoạt động dựa vào các yếu tố đầu vào như tài nguyên nước, khống sản, khơng
Trang 27khí tùy thuộc vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau mà các nguồn nguyên liệu khác nhau đưa vào để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho mục đích của con người từ nhu cầu thiết yếu đến các nhu cầu tiêu cực
Môi trường là không gian sống của con người và các loài khác: Môi trường sinh sống của con người thể hiện qua chất lượng cuộc sống của con người, nếu môi trường sống không đủ cung cấp đến cho con người sẽ là mối đe dọa đến sự sống của con người như ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh tồn của con người cũng như các nhu cầu khác của các loài động thực vật khác
1.6.4 Quan niệm nhẫn mạnh vào tăng trưởng
Hoàng Xuân Cơ {2005) Quan điểm này cho rằng tăng thu nhập là quan trọng
nhất, nó như đầu tàu, kéo theo việc giải quyết vấn đề cơ cầu kinh tế và xã hội Thực
tế cho thấy những nước theo quan điểm này đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, không ngừng tăng thu nhập Song cũng cho thấy những hạn chế cơ bản sau:
Sự tăng trưởng kinh tế quá mức nhanh vì những động cơ có lợi ích cục bộ trước mắt đã dẫn đến sự khai thác bừa bãi không chỉ trong phạm vi quốc gia ma còn trên phạm vi quốc tế, khiến cho nguồn tài nguyên bị kiệt quệ và môi trường
sinh thái bị phá huỷ nặng nề
Cùng với sự tăng trưởng là sự bất bình đẳng về kinh tế và chính trị xuất hiện,
tạo ra những mâu thuẫn và xung đột gay gắt: Xung đột giữa khu vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xung đột giữa giai cấp chủ và thợ, gắn với nạn thất nghiệp
tràn lan, xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, xảy ra mâu thuẫn về lợi ích kinh tế - xã hội, do quá trình phát triển kinh tế không đều tạo nên
Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng còn đưa lại những diễn biến khó lường trước, cả mặt tốt và không tốt, nên đời sống kinh tế xã hội thường
bị đảo lộn, mất én định, khó có thể lường trước được hậu quả
2.6.5 Quan điểm nhẫn mạnh vào sự bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội
Hoàng Xuân Cơ (2005) Sự phát triển kinh tế được đầu tư đàn đều cho các
Trang 28tối đa sự bất bình đẳng trong xã hội Không có sự phân chia giai cấp giàu nghèo trong xã hội
Hạn chế của việc lựa chọn quan điểm này là nguồn lực hạn chế lại bị phân phối dàn trải nên không thể tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao và việc phân phối đồng đều cũng không tạo ra được động lực thúc đẩy người lao động Không phải quốc gia nào cũng dàn trải đồng đều trên mọi mặt và mọi nơi trong quốc gia vì liên quan đến các điều kiện tự nhiên, con người, hiện trạng của nền kinh tế khác nhau giữa các khu vực trong quốc gia đó, không tạo được lợi thế riêng cho từng khu vực trong quốc gia đó
2.6.6 Quan điểm phát triển toàn diện
Hoàng Xuân Cơ (2005) Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên, vừa nhấn mạnh về số lượng vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển Theo quan điểm này tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế có hạn chế nhưng các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết
Quan điểm này nhấn mạnh việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường nhưng sẽ rất khó xác định được mức tăng trưởng bao nhiêu là tăng trưởng vừa đủ, đồng thời đáp ứng được chất lượng cuộc sống tốt sẽ là phụ thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia riêng, sẽ không có một kinh nghiệm nào chung cho các nước với nhau, sẽ là học hỏi các nước phát triển đi trước những ưu điểm, nhược điểm mà các nước đi trước đã gặp phải và áp dụng thực tiễn vào quốc gia mình trong việc cân bằng tăng trưởng kinh tế và môi trường
2.7 Kinh tế xanh và tăng trưởng xanh 2.7.1 Định nghĩa kinh tễ xanh
Theo Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài Nguyên - Môi Trường, Kinh tế
xanh (Green Economy) là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên (theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc — 2010)
Theo chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), kinh tế xanh là nền
kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời
Trang 29đơn giản, nền xinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội
Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu tư của nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái
Lý thuyết về nền kinh tế xanh cũng phù hợp với lý luận về phát triển kinh tế bền vững, dựa vào sự kết hợp giữa 3 thành tố là: kinh tế, xã hội và môi trường
Kinh tế xanh là một nền kinh tế tạo ra giá trị có ích lợi, hướng đến việc phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội, đồng thời thân thiện với môi trường Ba yếu tố
Kinh tế - Xã hội ~ Môi trường đạt trạng thái cân bằng sẽ tạo ra tính bền vững cho nền kinh tế
Kinh tế xanh phải là nền kinh tế với con người là trung tâm, trong đó các chính sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng
Thúc đẩy nền kinh tế xanh và cải tổ quản lý môi trường là hai nhân tố căn bản đảm
bảo tiến trình phát triển bền vững của mỗi nước nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung
Tăng trưởng xanh là cách thức để đạt được mục tiêu của nền kinh tế xanh:
tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đồng thời bảo tồn, phát triển môi trường,
ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững về tài nguyên thiên nhiên
2.7.2 Chỉtiêu đo lường tăng trưởng xanh
Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài Nguyên - Môi Trường một loạt các chỉ số có thể giúp đo lường các quá trình chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế xanh
UNEP phối hợp với các đối tác như Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (WB) để phát triển một bộ các chỉ tiêu mà từ đó các chính
phủ có thể lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia,
chẳng hạn như cấu trúc của nền kinh tế hay nguồn vốn tự nhiên Các chỉ số đang được phát triển này có thể được tạm chia thành ba nhóm sau đây:
Trang 30Các chỉ số kinh tế: chỉ số về tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ sản lượng và việc làm trong
các lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, chẳng hạn như tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) xanh
GDP xanh là khái niệm về tổng sản phẩm quốc nội xanh, là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra có khấu trừ chỉ phí về tài nguyên và môi trường trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong thời kỳ nhất định
GDP xanh = GDP - Chỉ phí ngoại ứng do tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường trong các hoạt động kinh tế
`
Các chỉ số môi trường: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiễm ở mức độ ngành hoặc toàn nền kinh tế (ví dụ như hệ số sử dụng năng lượng/GDP, hoặc hệ số sử dụng nước/GDP)
Các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: ví dụ như các chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trường, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi, ngoài định nghĩa hẹp của GDP bình quân đầu người
2.7.3 Đường cong KUZNETS và mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chất lượng môi trường
Hình 2-3: Đường cong Kuznets Environmental D: GDP/Capita
David I Stern (2004) đường cong Kuznets (EKC) thường được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường Nó dựa
Trang 31trên giả thuyết mối quan hệ chữ U ngược giữa sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người và thước đo của chất lượng môi trường
Hình dạng của đường cong có thẻ giải thích như sau: khi GDP bình quân
đầu người tăng thì dẫn đến mơi trường bị suy thối; tuy nhiên, khi đạt đến một
điểm nào đó, thì tăng GDP bình quân đầu người tăng và giảm suy thoái môi trường Nhận xét về đường cong Kuznets
Ở mức thu nhập thấp, việc giảm nhẹ ô nhiễm khó có thể thực hiện được bởi các cá nhân thường có xu hướng sử dụng khoản thu nhập hạn hẹp để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng cơ bản của mình `
Khi mức thu nhập đạt đến mức độ nhất định, các cá nhân bắt đầu xem xét đến việc cân nhắc lựa chọn giữa chất lượng môi trường và tiêu dùng, dẫn đến thiệt hại môi trường gia tăng nhưng với tốc độ thấp hơn
Sau khi đạt đến ngưỡng chuyển đổi, chỉ tiêu cho việc xử lý chất thải sẽ tăng
cao, bởi vì mỗi cá nhân đều mong muốn cải thiện chất lượng môi trường bằng VIỆC tiêu dùng nhiều hơn và chất lượng môi trường bắt đầu được cải thiện cùng với sự tăng trưởng kinh tế
Các cách giải thích khác về hình dạng của đường cong EKC
Tiến bộ công nghệ: Ban đầu các công ty tập trung vào mở rộng sản xuất với
mức độ nhanh nhất có thể, nhưng khi công nghệ phát triển thì quá trình sản xuất trở
nên sạch hơn và do đó việc sử dụng nguồn lực cũng hiệu quả hơn
Thay đổi hành vi: Ban đầu xã hội thích mức tiêu dùng cao mà không để ý đến cách thức tiêu dùng, tuy nhiên, sau đó đã có sự xem xét nhiều hơn đến các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trong đó có môi trường
1.8 Quan điểm đánh đổi về mối quan hệ giữa kinh tế - môi trường
Có những lý thuyết đánh đổi khác nhau biểu hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường
Lý thuyết giới hạn xem xét khả năng vi phạm ngưỡng môi trường trước khi
nền kinh tế đạt tới điểm chuyển đổi EKC Nhà bình luận Arrow và đồng sự (1996)
Trang 32cho thấy nguy cơ của những thay đổi nhỏ có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nghĩa là nếu chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế để cải thiện môi trường có thể gây phản tác dụng Chẳng hạn như, trong bối cảnh của sự đa dạng sinh học, tăng chỉ phí để bảo tồn đa dạng các lồi sẽ khơng thể tái tạo ra các loài tuyệt chủng Lý
thuyết giới hạn định nghĩa mối quan hệ kinh tế - môi trường về khía cạnh thiệt hại
môi trường khi chạm ngưỡng trên mà tại đó sự sản xuất có ảnh hưởng xấu đến nền
kinh tế (hình 2-4 “2.2a”)
Một lý thuyết khác đặt vấn đề sự tồn tại của ngưỡng chuyển đổi, và xem xét
khả năng thiệt hại môi trường sẽ gia tăng khi nền kinh tế phát triển (hình 2-
.4“2.2b”) Điều này tương tự với “quan điểm những chất độc hại mới”, khi mà sự phát thải chất gây ô nhiễm hiện tại đang giảm xuống đi kèm với tăng trưởng kinh tế tăng cao, tuy nhiên những chất gây ô nhiễm mới thay thế cho chúng lại tăng lên
Stern (2004) đề cập đến mối quan hệ có thể xa hơn giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế Cạnh tranh quốc tế ban đầu làm gia tăng thiệt hại môi trường, đạt tới điểm mà các quốc gia phát triển bắt đầu giảm tác động môi trường của họ đồng thời “thuê” các nước nghèo hơn thực hiện các hoạt động gây ô nhiễm Trong trường hợp kịch bản tốt nhất, kết quả thực tế cho thấy tình trạng không cải thiện (hình 2-4““2.2c”) Mô hình này còn được gọi là “cuộc đua xuống đáy”
Hình 2-4: Quan điểm đánh đổi trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
thiệt hại môi trường 3 S s 5 5 5 a a a 5 5 5 2 5 2 2 2 Ỹ 8 S 5 & > Š > Š >
GDP/Capita GDP/Capita GDP/Capita 2.2a Limits Theory 2.2b New Toxics 2.2c Race to
& Davidson the Bottom
Trang 33
2.9 Nghiên cứu liên quan
2.9.1 Hooi Hooi Lean and Russell Smyth (2009) > Mô hình nghiên cứu
Khí thải CO›, năng lượng điện tiêu thụ tại ASEAN
(CO), = œ¡rtBiGDP,+ B„jGDP” ¡ + aiEC¡ +e¡
"_ i=1 ncho mỗi nước
" t=1 n chỉ khoảng thời gian
" CO; là lượng khí thải CO; tương đương theo đầu người = EC la luong tiêu thụ điện (triệu Kw/h mỗi người)
`
" GDP làGDP bình quân đâu người (theo giá USD năm 2000)
= GDP” là bình phương GDP bình quân đầu người
"_Bi,B›, Bs biểu thị ước tính tỷ lệ trong đài hạn của khí thải CO; đối với GDP
bình quân đầu người, bình phương của GDP bình quân đầu người với lượng tiêu thụ điện tương ứng bình quân đầu người
> Đối tượng nghiên cứu: tại năm quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan
> Thời gian nghiên cứu từ năm 1980 tới 2006 Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu theo phương pháp (long-run Granger causality) cho từng quốc gia, mỗi quốc gia đều có mối quan hệ đồng biến giữa lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người tăng và lượng khí thải CO; tăng theo từng quốc gia, theo kết quả
nghiên cứu khi các yếu tố khác không đổi lượng tiêu thụ điện bình quân đầu người
tang 1 don vi Kw/h thì lượng khí thải CO; của Malaysia tăng khoảng 0.72% và 0.42% cho Singapore, 0.38% cho Indonesia, 0.3% Philippines, 0.7% Thái Lan với mức ý nghĩa 1%
Trang 34GDP bình phương bình quân đầu người chỉ có duy nhất Philippines có mức
ý nghĩa 5% tuân theo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường theo đường cong Kuznets, các quốc gia khác không có ý nghĩa thống kê
2.9.2 Klarizze Anne Martin Puzon (2012) -
> Mô hình nghiên cứu: Khí thải CO; và nền kinh tế phát triển Đông Á
POLLUTION= F (Y, Y2, I, X, P)
Ln POLLUTION; = Bo + Brin Yit + Bo (nY) + ơ¡ +Vụ qd)
Ln POLLUTION; = Bo + BilnYir + B2 (InY;)°+ B3FDIi+ BslLIT; + BsDEMit +B¿ENER¡ctB;POPi.¡ +B¿ DEBTi + Bo ECONOGROWTH},.1+ B10 TRANDEit +Pii
MANUFACTURE ¥ a +Vit (2)
POLLUTION;: Chất thải ô nhiễm theo đầu người: Carbon dioxide va lu huỳnh
dioxide thai trong đương đầu người cho quốc gia thứ ¡ trong thời kỳ t 1= thể chế
X = chính sách kinh tế vĩ mô
P= dân số
Y: GDP đầu người (theo ngang bằng sức mua USD 2005)
Y?: GDP đầu người bình phương
FDI: Ty lệ FDI trong GDP
ILIT: Tỷ lệ mù chữ
DEM: Chỉ số nền dân chủ (điểm số cho cơ quan chính trị: tổng của quyền lợi
chính trị, điểm số quyền tự do công dân)
ENER: Năng lượng sử dụng hiệu quả được tính theo tỷ lệ GDP trong năng lượng sử dụng
POP: Tốc độ tăng dân số
DEBT: Tổng nợ đã chia GDP
ECONGROWTH: Tốc độ tăng kinh tế
TRADE: Tỷ lệ của tổng xuất nhập khâu trong GDP
MANUEACTURE: Chỉ số công nghiệp theo phần trăm của GDP
Trang 35Vị: sai số mô hình
> Đối tượng nghiên cứu: tại quốc gia Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc
> Thời gian nghiên cứu từ năm 1980 tới 2000 Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu mối về quan hệ giữa CO; phát thải và GDP bình quân đầu người
cho các quốc gia Đông Á, đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm dé hỗ trợ cho giả thuyết trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường dựa theo đường cong Kuznets Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ảnh hướng có định mô hình, trong giai đoạn 1980 đến 2000 đối với các quốc gia Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc Hình dạng U đảo ngược trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường của đường cong Kuznets tồn tại Kết quả ngụ ý rằng ô nhiễm và thu nhập cùng tăng trong giai đoạn đầu nhưng khi thu nhập tăng, đạt đến một mức nhất định thì thu nhập tại thời điểm
đó lượng khí thải ơ nhiễm dự đốn sẽ giảm xuống Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng
trưởng kinh tế và tăng trưởng dân số là yếu tố góp phần vào suy thoái môi trường Các yếu tố quyết định cho lượng khí thải CO; bình quân theo đầu người là như sau: GDP bình quân đầu người, GDP bình phương bình quân đầu người, năng lượng
hiệu quả, tăng trưởng dân số và nợ trong tổng GDP
1.9.3 Euho Choi Almas Heshmati Yongsung Cho (10/2010) > Mô hình nghiên cứu
Bài học kinh nghiệm cho mối quan hệ giữa khí thải CO; và quá trình tăng
trưởng kinh tế, độ mở nền kinh tế
Đối tượng nghiên cứu gồm các quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Dữ liệu nghiên cứu từ năm 1971 tới năm 2006
Ln CO,t = a0 + al InGDP1 + ø2(InGDPt)” + a4OPENt + a5 OPENt2+ a6ln Ret
+a7Trend+a8InFOPt+€t (1)
Trang 36Ln CO2t = a0 + al InGDP1 +02(nGDPt)’ + a3(InGDPt) + a4OPENt +05
OPENt2+a6InREt+a7Trendt+a8InFOPtt&t : (2)
Trong đó các biễn
CO; tính tương đương đầu người của mỗi quốc gia, don vi tinh tan
GDP: bình quân đầu người mỗi quốc gia đã tính xử lý yếu tố lạm phát và giảm
phát
OPEN: đo lường tổng xuất nhập khẩu trong tổng GDP cho các năm
RE: năng lượng bao gồm nguồn năng lượng tái tạo được
Trend: biến xu hướng thời gian đối với thay đổi dân số giảm, chính sách môi
trường chất thải, thay đổi công nghệ theo thời gian
FOP: lượng tiêu thụ than đá tương đương đầu người > Kết quả nghiên cứu
Bài viết sử dụng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường theo hình dạng đường cong Kuznets chữ U ngược
Tác giả nghiên cứu dự báo điểm đổi chiề trong quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và lượng khí thải CO; Tới điểm đổi chiểu lượng khí thải CO; của quốc gia nào đổi chiều (tức mối quan hệ giữa tăng tưởng kinh tế tăng và lượng khí thải CO;
giảm), quốc gia nào tiếp tục tăng trưởng kinh tế thì lượng khí thải CO; cũng tăng (quan hệ đồng biến)
Trang 37Hình 2-5: Euho Choi Almas Heshmati Yongsung Cho (10/2010) Phân tích quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và khí thải CO; co2 cmizsion= tarnIine potne GDP per cape
Figure 3.A: The inverted U-shaped Environmental Kuznets Curve
CO2 emissions Por 2„ ~_—” ` wm ˆ-B_ ~ > GDP wor capita Figure 3.B: The N-shaped Environmental Kuznets curve Hinh 2-6:
Nguén: Euho Choi Almas Heshmati Yongsung Cho (10/2010)
Euho Choi Almas Heshmati Yongsung Cho (10/2010) dự báo quan hệ giữa
Trang 38Nghiên cứu dựa trên đường cong Kuznets, tác giả cho thấy các nước đang
phát triển thì sẽ có sự đồng biến giữa GDP và khí thải CO; như tại điểm D trong hình 2-8 Khi nền kinh tế đạt tới mức tại điểm B thì sẽ có hai trường hợp như sau:
Quốc gia sẽ tiếp tục mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng kinh tế và
lượng khí thải CO; (điểm F)
Quốc gia bắt đầu cho quá trình nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và khí
thải CO;, tăng trưởng tăng nhưng lượng khí thải CO; giảm (điểm E)
Nếu quốc gia đang ở trạng thái điểm D nhưng có thể đạt tới trạng thái chuyển qua điểm E cho quốc gia phát triển với nền khoa học công nghệ tiên tiến, sử
dụng nguồn năng lượng tái tạo, tái chế các chất thải trong quá trình sản xuất tạo ra Nghiên cứu đã dự đoán cho Hàn Quốc điểm đổi chiều tức tăng trưởng kinh
tế tăng và lượng khí thải CO; giảm xuống tại mức bình quân đầu người là $8210
Hàn Quốc
Hình 2-7: Kết quả nghiên cứu cho Hàn Quốc
(a)Korea €O2 emissions per capita CO2 emissions per capita
8210 GDP per capita > OPEN
NgNguon: Euho Choi Almas Heshmati Yongsung Cho (10/2010)
Hàn Quốc trong giai đoạn đầu quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO; nhưng khi mức GDP bình quân đầu người đạt mức $8210 thì
mối quan hệ đó sẽ là đồng biến
Trong mối quan hệ giữa lượng khí thải CO; bình quân đầu người nghịch
biến và sau đó sẽ là đồng biến với độ mở của nền kinh tế
Trang 39_27-Trung Quốc Hình 2-8: Kết quả nghiên cứu cho Trung Quốc (®)China €O2 emissions per capita CO2 emissions per capita / / >
GDP per capita OPEN
NgNgNguén: Euho Choi Almas Heshmati Yongsung Cho (10/2010)
Trung Quốc có mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO; bình quân đầu người nhưng trong mối quan hệ giữa lượng khí thải CO; bình quân đầu người và độ mở của nền kinh tế trong giai đoạn đầu thì quan hệ
nghịch biến nhưng trong giai đoạn sau thì quan hệ đó chuyền sang đồng biến Nhật Bản Hình 2-9: Kết quả nghiên cứu cho Nhật Bản (Japan a 02 emissions per capita wash 3 C02 emissions per capita 29700} > 19600 GDP per capita OPEN
Neguon: Euho Choi Almas Heshmati Yongsung Cho (10/201 0)
Nhật Bản thì lượng khí thải CO; bình quân đầu người giảm tại mức GDP bình quân đầu người $19600, sau đó tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO; bình quân đầu người có quan hệ đồng biến tới khi tăng trưởng kinh tế đạt mức GDP bình
Trang 40quân đầu người $29700, sau đó mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO; bình quân đầu người sẽ có quan hệ nghịch biến
Trong mối quan hệ giữa lượng khí thải CO; bình quân đầu người và độ mở
của nền kinh tế thì có mối quan hệ đồng biến
Tóm tắt
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, mang lại sự giàu có cho mỗi quốc gia và người dân tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của quốc gia, cho nên mỗi quốc gia đưa ra các mục tiêu và chính sách riêng cho đường lối phát triển dựa vào nguồn lực quốc gia, tận dụng sự giao thương trên thế giới tiếp nhận các nguồn nguyên liệu mới nhằm phát triển kinh tế quốc gia Song hành cùng mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì quốc gia chịu những thay đổi trong sự giao thương
giữa các quốc gia khác mang lại như văn hóa, mô hình kinh tế, công nghệ, môi
trường
Kinh tế phát triển đi đôi với việc đánh đổi những tác hại ô nhiễm môi
trường gây ra cho quốc gia nói riêng và thế giới nói chung Các yếu tố như phương
thức sử dụng, khai thác những nguồn lực như con người, kỹ thuật, vốn, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển, quan điểm đó tùy thuộc vào từng mục tiêu cụ
thể quốc gia Quốc gia muốn hướng tới mục tiêu chính là tăng trưởng kinh tế sẽ tận
dụng hết mọi nguồn lực cho mục tiêu kinh tế do đó, tăng trưởng kinh tế liên tục
tăng cao trong các năm làm cho lượng chất thải trong quá trình công nghiệp hóa tạo ngày một nhiều hơn và thành phần phức tạp tăng lên, chất lượng đời sống về giá trị tài sản gia tăng nhưng chất lượng cuộc sống về yếu tố môi trường sẽ ngày càng giảm