1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020.

43 1,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 289,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với Việt Nam chuyển dịch cơ cấu khụng chỉ là một xu hướng màcũn là một yờu cầu tất yếu Trong những năm vừa qua đó cú rất nhiều nghiờncứu để tỡm ra con đường đi thớch hợp nhất Tuy nhiờn điều đú cũn rất nhiềubàn cói

Đề tài: "Mối quan hệ giữa tăng trởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành từ nay đến 2020" nhằm nghiờn cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ

cấu kinh tế với tăng trưởng Tỡm ra xu hướng vận động của nền kinh tế và từ

đú hướng vào mục tiờu phỏt triển của quốc gia từ nay đến năm 2020 Trongquỏ trỡnh nghiờn cứu do điều kiện khỏch quan và chủ quan vẫn còn nhiềuthiếu sót mong đợc sự góp ý của thầy cô và các bạn

Trang 2

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.

1 M T S KHÁI NI M CỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Ố KHÁI NIỆM CƠ BẢN ỆM CƠ BẢN Ơ BẢN ẢN Mét sè kh¸i niÖm c¬ b¶n B N

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là

sự tăng lên hay gia tăng về quy mố sản lượng của nền kinh tế trong một thời

kỳ nhất định (thường là một năm) Hay nói một cách khác cụ thể hơn, tăngtrưởng kinh tế là do tăng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân đầu người.Tăng trưởng kinh tế được xác định bằng cách so sánh quy mô sản lượnggiữa các thời kỳ Có hai cách so sánh tuyệt đối và tương đối

- Mức tăng tuyệt đối:  y = Yn – Y0

Trong đó: Yn là sản lượng của năm n, còn Y0 là sản lượng của năm sosánh (năm gốc)

Như vậy, mức tăng trưởng tuyệt đối phản ánh mức độ tăng quy mô sản lượng

- Mức tăng trưởng tương đối hay là tốc độ tăng trưởng (gy)

1.2 Phát triển kinh tế

Trang 3

Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặtcủa nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăngthêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xãhội Phát tiển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh

tế, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề vềkinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia

Phát triển kinh tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, sự tăng lên của tổng thu nhập nền kinh tế và mức gia tăng thu

nhập bình quân đầu người

Thứ hai, sự thay đổi (tiến bộ) về cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành.

Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế quốc gia

Thứ ba, sự tiến bộ về mặt xã hôi Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển

kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấukinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, khẳ năng tiếp cận tớicác dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân chí giáo dục của quảng đại quầnchúng nhân dân,…làm cho con người ngày càng có cuộc sống tốt hơn

Nếu nền kinh tế chỉ nhìn theo khía cạnh tăng trưởng thì chưa đủ, để nhìntoàn diện phải nhìn trên phương diện phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế làlượng thì phát triển kinh tế phải là cả lượng và chất Như vậy, đánh giá vềphát triển kinh tế phải dựa trên đánh giá của các khía cạnh: Đánh giá sự thayđổi về lượng, đánh giá về sự biến đổi trong cơ cấu của nền kinh tế, đánh giá

về sự thay đổi trong các vấn đề xã hội

Ngày nay khi nói đến phát triển người ta thường nhắc đến khái niệmphát triển bền vững, nghĩa là “phải có tính liên tục, mãi mãi hoặc các lợi íchcủa nó phải được duy trì không hạn định”

1.3 Khái niệm về cơ cấu ngành của một nền kinh tế.

Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: Cơ cấu ngành của một nền kinh

tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệtương đối ổn định giữa chúng

Trang 4

Có nhiều cách phân loại ngành khác nhau khi nghiên cứu về chuyển dịch

cơ cấu ngành Song cho đến nay chính thức tồn tại hai hệ thống phân ngànhkinh tế: Phân ngành kinh tế theo hệ thống sản xuất vật chất (MPS) và phânngành theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)

Theo hệ thống sản xuất vật chất, các ngành kinh tế được phân thành haikhu vực: Sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất Khu vực sản xuất vậtchất và khôn sản xuất vật chất được phân thành các ngành cấp I như: Côngnghiệp, Nông nghiệp Các ngành cấp I lại được phân thành các ngành cấp II,chẳng hạn ngành công nghiệp lại bao gồm các ngành sản phẩm như: điệnnăng, nhiên liệu Đặc biệt trong các ngành công nghiệp người ta còn phân rathành nhóm A và nhóm B

Theo hệ thống tài khoản quốc gia, các ngành kinh tế được phân thành 3nhóm ngành lớn là nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Ba ngànhgộp này bao gồm 20 ngành cấp I như: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản,khai mỏ khai khoáng, Các ngành cấp I lại được phân nhỏ thành các ngànhcấp II Các ngành cấp II lại được phân nhỏ thành các ngành sản phẩm

Có nhiều mức phân ngành khác nhau, tùy theo mức dộ gộp hay chi tiếthóa đến chừng nào đó mà có được tập hợp các ngành tương ứng

Với một cách phân ngành hợp lý và một giá trị đại lượng được chọnthống nhất có thể xác định được các chỉ tiêu định lượng phản ánh một mặt cơcấu ngành, đó là tỷ trọng các ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế.Loại chỉ tiêu định lượng thứ nhất này được sử dụng để nghiên cứu liên quanđến phát triển cơ cấu ngành của nền kinh tế Chỉ tiêu định lượng thứ hai cóthể mô tả được phần nào mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành kinh tế,

đó chính là các hệ số trong bảng cân đối liên ngành (của hệ MPS) hay bảnVào – Ra (I/O) (của hệ thống SNA)

Như vậy theo định nghĩa cơ cấu ngành đưa ra xét về mặt định lượng, ít

ra phải có hai loại chỉ tiêu trên đây mới cho ta sự hiểu biết đầy đủ hơn về cơcấu ngành của một nền kinh tế

1.4 Khái niệm về điều chỉnh cơ cấu ngành.

Trang 5

Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình phát triển của các ngành kinh tếdẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi quan hệtương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đấy.

Theo định nghĩa này, điều chỉnh cơ cấu ngành chỉ diễn ra sau mộtkhoảng thời gian nhất định vì nó là một quá trình và sự phát triển của cácngành phải dẫn đến sự thay đổi mối quan hệ tương đối ổn định vốn có củachúng (ở thời điểm trước đó) Trên thực tế, sự thay đổi này là kết quả của quátrình:

Xuất hiện thêm một số ngành mới hay mất đi một số ngành đã có, tức là

có sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong nền kinh tế

Tăng trưởng về quy mô với nhịp độ khác nhau của các ngành dẫn đếnthay đổi cơ cấu Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu ngành là kết quảcủa sự phát triển không đồng đều của các ngành sau mỗi giai đoạn

Chỉ tiêu xác định tốc độ biến đổi tương quan giữa các ngành kinh tếthường dùng là nhịp độ tăng trưởng ngành:

Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành Sự thay đổinày trước hết biểu thị bằng số ngành có liên quan Mức độ tác động qua lạicủa ngành này với các ngành khác qua quy mô đầu vào mà nó cung cấp chocác ngành hay nhận từ các ngành đó

Sự tăng trưởng của các ngàn dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành trong mỗinền kinh tế Cho nên, chuyển dich cơ cấu ngành xảy ra như là kết quả của quátrình phát triển Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi nềnkinh tế Vấn đề đáng quan tâm là ở chỗ : sự chuyển dich cơ cấu ngành diễn ratheo xu hướng nào, tốc độ nhanh chậm ra sao, có những quy luật gì?

Có rất nhiều nền kinh tế đã đạt được thành công trong sự phát triển nhờvào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành đặc thù phù hợp với điều kiện cụ thể.Việc tìm ra một xu hướng hay giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu ngành củaViệt Nam không đơn thuần là áp dụng kinh nghiệm có được mà là sự pháthiện những đặc thù của đất nước, của môi trường trong nước và thế giới hiệnnay để làm thích ứng những bài học đã có cho hoàn cảnh Việt Nam

2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong lý thuyết nhị nguyên.

Trang 6

Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này cho rằng ở các nước đang phát triển

có trạng thái nhị nguyên của nền kinh tế, tức là có hai khu vực song song tồntại, bao gồm:

Khu vực kinh tế truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, khu vựcnày có tình trạng dư thừa lao động Do ruộng đất có hạn và trình độ lao độngcũng như áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngày một tăng, nên trong nôngnghiệp số lượng lao động giảm nhưng vẫn tăng sản xuất Bộ phận lao động dưthừa này có nhu cầu việc làm rất lớn, sẵn sàng di chuyển đến khu vực khác cóviệc làm và thu nhập cao hơn hiện tại

Khu vực kinh tế du nhập được hiểu là khu vực công nghiệp hiện đại, khuvực này có năng suất lao động cao, tích lũy lớn, tạo ra khẳ năng tự phát triểnkhông phụ thuộc vào trình độ chung của nền kinh tế hiện tại

Theo thuyết này trong quá trình công nghiệp hóa được đặc biệt ưu tiênphát triển mạnh và là khu vực thu hút lao động từ nông nghiệp, và vì vậy mốitương quan trong phát triển của hai khu vực nông nghiệp và công nghiệpkhông được chú trọng

Tư tưởng cơ bản này, hàng loạt nghiên cứu phát triển thêm theo cáchướng:

- Xem xét mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp Trong khu vựccông nghiệp có nhiều khả năng lựa chọn và ứng dụng tiến bộ khoa học côngnghệ nên có thể tiếp nhận lao động dư thừa từ nông nghiệp Nhưng một trongnhững điều kiện đủ ở đây là công nghiệp chỉ thu hút được lao động trongnông nghiệp khi thu nhập ở khu vực công nghiệp cao hơn hoặc ít ra cũngbằng thu nhập ở khu vực nông nghiệp

- Khả năng di chuyển lao động từ nông thôn Không đơn giản để ngườilao động từ nông nghiệp (nông thôn) ra thành thị có thể tìm được việc làmngay Nói cách khác không phải lúc nào tổng cung lao động trong nôngnghiệp cũng bằng tổng cầu lao động trong khu vực công nghiệp Như vâyviệc di chuyển lao động sang khu vực công nghiệp còn phụ thuộc vào xácsuất tìm việc làm của lao động nông thôn ra thành phố Khẳ năng tìm việc làmnày còn phụ thuộc vào các yếu tố:

Trang 7

+ Khả năng tiếp nhận lao động của khu vực công nghiệp hiện đạitrong điều kiện đầu tư vào khoa học – công nghệ đòi hỏi nhiều vốn hơn lànhiều lao động.

+ Bản thânh ở các thành phố cũng dư thừa lao động, mà lao động

ở thành phố thường có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề hơn là laođộng ở nông thôn

+ Trình độ tay nghề của lao động nông thôn thường là thấp, thậmchí còn chưa quen với môi trường lao động công nghiệp

Thực tế Việt Nam thời gian qua cho thấy, để phát triể khu vực côngnghiệp tập trung liên doanh với nước ngoài đã phải lấy vào nông nghiệp, giảmchỗ làm việc của nông dân song không thu hút được một cách thỏa đáng sốlao động từ nông nghiệp ở khu vực đã lấy đất

3 Điều kiện ứng dụng lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu

3.1 Điều kiện ứng dụng lý thuyết nhị nguyên

Nền kinh tế song song tồn tại hai khu vực:

- Khu vực truyền thống chủ yếu là nông nghiệp

- Khu vực du nhập chủ yếu là công nghiệp hiện đại

- Có mối quan hệ nông nghiệp và công nghiệp thông qua di chuyển laođộng từ nông nghiệp (nông thôn) sang khu vực công (thành thị)

3.2 Khả năng ứng dụng ở Việt Nam

Nước ta cũng đang hình thành hai khu vực: truyền thống và hiện đại Cóthể ứng dụng:

Xác định khả năng phát triển khu vực công nghiệp hiện đại nhằm thu hútlao động từ nông nghiệp

Ứng dụng để xây dựng một cơ cấu hợp lý

Trang 8

CHƯƠNG II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI

1 Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam

1.1 Thời kỳ đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường (từ năm 1986 đến nay).

Đường lối đổi mới trong kinh tế sau Đại hội Đảng VI thực tế là chuuyểndịch cơ cấu kinh tế theo kinh tế thị trường với những thay đổi cơ bản về:Nguyên tắc kế hoạch hóa từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thịtrường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước

Độ mở và tính hội nhập

Sự đa dạng về tính sở hữu

Những khó khăn cơ bản trong quá trình chuyển đổi là thị trường chưahoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ hiểu biết đầy đủ còn hạn chế, chưa có một tiền lệhợp lý tiếp cận cơ cấu trong thời kỳ chuyển đổi

* Một số kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu:

Công cuộc đổi mới và chuyển dịch cơ cấu vừa qua đã tạo cho nền kinh

tế từ mức tăng trưởng 4% năm 1987 lên 9% năm 1996, 8,5% năm 2005 Cuốicùng năm 1997 nền kinh tế gặp khó khăn song ước vẫn đạt 8-9% Mức thunhập bình quân đầu người tăng 5%/năm, từ 100 USD năm 1987 lên 300 USDnăm 1996 và 545 USD năm 2004 Tốc độ tăng trưởng cao nhất thuộc về khốingành công nghiệp (9-16%/năm), tiếp đến là dịch vụ (7-8%/năm), nôngnghiệp là ngành đặc trưng, khoảng 4,8% Nếu so sánh các nước có tôc độ tăngtrưởng như vừa qua có thể xem là thành tựu đáng kể (xem biểu đồ 1)

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế (%)

Trang 9

Dịch Vụ

Nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 21- 22% GDP, đã vượt qua tìnhtrạng thiếu lương thực và trở thành nươc xuất khẩu thưc 3 thế giới Sau khigiải quyết tốt về lương thực, thực phẩm, cơ cấu nông nghiệp được chuyểnhướng mạnh sang phát triển cây công nghiệp điển hình là tốc độ gia tăng cây

Cà phê, cao su năm 1996 Hải sản và các ngành nông nghiệp phi truyền thốngtiếp tục phát triển mạnh mẽ

Công nghiệp chiếm khoản 37 – 38%GDP và luôn dẫn đầu tăng trưởng

và ở mức 13-16% trong thời gian qua Tăng trưởng của công nghiệp chủ yếu

do đầu tư của các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài, những năm gần đâybiến đổi thất thường, năm 2002 là 14,5% , năm 2003 là 10,34%; năm 2004-

2005 là 16%

Dịch vụ: chiếm khoảng 42% GDP và hiện nay tiếp tục tăng Khu vựcngân hàng, giao thông vận tải và các dịch vụ liên quan là khu vực phát triểnmạnh nhất; dịch vụ máy tính bảo hiểm, thương mại, kiểm toán, thanh toáncũng phát triển tương đối tốt Tuy nhiên, dịch vụ tài chính, luật pháp, quản lý,nghiên cứu và triển khai và dịch vụ công nghiệp cơ khí còn bị hạn chế

1.2 Những hạn chế cơ bản của cơ cấu đòi hỏi phải tiếp tục chuyển đổi.

* Nền kinh tế vẫn đang ở giai đoạn thay thế nhập khẩu.

Trong mấy năm trở lại đây, tốc độ tăng xuất khẩu bất ngờ và ngoạn mục

(xem biểu đồ 2)

Trang 10

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu qua các năm giai đoạn 1991-2004

Trang 11

tổng năng suất yếu tố là 2,57% năm Bảng 2 cho thấy tỷ lệ phần trăm đónggóp của mỗi yếu tố lao động, vốn và năm suất trong tổng mức tăng trưởng:

Bảng 2: Tính toán tăng trưởng của Việt Nam (%)

* Chưa hình thành được các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Xét riêng cơ cấu các ngành của ngành công nghiệp, từ năm 1990 đếnnăm 1995 cho thấy:

Cơ cấu nội ngành công nghiệp không thay đổi nhiều trong giai đoạn

1991-1995, chưa hình thành rõ các ngành mũi nhon để tạo bước chuyển mới trongcông nghiêp Theo kết quả tính toán của Ban Phân tích và Dự báo kinh tế vĩ

mô của Viện chiến lược phát triển thì trình độ tập trung (h) theo cơ cấu củaBảng 3 là:

h (1990) = 20,6 và h (1995) = 18,5

Đóng góp cho tăng trưởng công nghiệp những năm qua chủ yếu vẫn làngành công nghiệp khai thác, tỷ trọng công nghiệp chế tác trong GDP mới

Trang 12

chiếm 19% Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô qua

sơ chế, các sản phẩm gia công và hàng thủ công Công nghiệp cơ khí và điện

tử mới phát triển ở giai đoạn đầu Các ngành công nghiệp phục vụ nôngnghiệp còn nhỏ bé, giá trị nông sản qua chế biến (30%) Trình độ cơ giới hóathấp, đạt khoảng 35-40%, trong đó cơ khí sản xuất trong nước mới chỉ đápứng 20-30% nhu cầu với chất lượn thấp

Bảng 3: Cơ cấu phân ngành công nghiệp theo giá trị sản xuất

(giá năm 1989).

2 Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế tác động đến cơ cấu trong thời gian tới.

Việt Nam bước vào công nghiệp hóa trong bối cảnh của kinh tế thế giới

đã khác so với thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa của các nước đi trước Các

Trang 13

dòng vật chất và vốn mang tính chất toàn cầu vẫn tồn tại và tăng lên Nhu cầu

cơ cấu lại kinh tế và thiết lập một trật tự mới để giải quyết những vấn đề liênquan đến kinh tế quốc tế và những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường,cạn kiệt tài nguyên, nạn đói, nợ nần, bệnh dịch ngày càng trở nên bức thiết.Những đòi hỏi đối với điều chỉnh cơ cấu cao hơn nhiều, đặc biẹt là vấn đề cảithiện công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiệ môi trườnghấp thụ vốn

Những trở ngại liên quan trực tiếp đến quá trình điều chỉnh cơ cấu cầntính đến là:

Nền kinh tế có tích kũy thấp, vốn để tái sản xuất và giải quyết các vấn đềphát sinh trog quá trình điều chỉnh cơ cấu vẫn phu thuộc nhiều vào nguồn lựcthay thế từ bên ngoài Năm 2000 tỷ lệ tích lũy so với GDP thấp 29,5% GDP.Chính sách huy động vốn nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến độbình ổn của môi trường kinh tế vĩ mô

Trình độ kỹ thuật của nền kinh tế còn thấp Trang bị trong ngành côngnghiệp là ngành tiên tiến nhất cũng tới 60% là thiết bị cũ, các công xưởng xâydựng từ những năm 1950 Chỉ riêng các xí nghiệp Nhà nước tốc độ đổi mớicông nghệ mới chỉ đạt hơn 3%/năm Tính chung năng lực sản xuất côngnghiệp chưa vượt quá 50% công suất với mức cơ giới hóa thế giới Sản phẩmsản xuất ra đạt 70% tiêu chuẩn nội địa và 15% tiêu chuẩn xuất khẩu Do đósức cạnh tranh thấp

Cơ cấu kinh tế tuy có chuyển biến nhưng hiệu quả sản xuất còn thấp.Tuy sản lượng có tăng nhưng chi phí sản xuất cũng tăng trong khi giá bán lại

bị giảm Trong tương lai gần tỷ suất vốn ICOR tăng nhanh, dù công nghiệp cótăng trưởng 16% nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng sẽ giảm từ 50% xuống còn 40%hoặc thấp hơn

Lao động chủ yếu là nông thôn (hơn 70%) Tổng số lao động đã qua đàotạo chuyên môn là 5,5% so với số dân và 11% so với tổng số lao động (trong

đó số qua đại học là 20%) Khu vực kinh tế Nhà nước có gần 13% lực lượnglao động thì số đã qua đào tạo chiếm 86% số người được đào tạo Trong khicác khu vực khác chiếm 80% nguồn lao động nhưng chỉ có 2% số lao độngđược đào tạo Đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh tinh thông nghiệp

vụ, thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường

Trang 14

Mức độ thâm hụt của cán cân ngoại thương mới chỉ ở gần mức bằng(2,350 tỷ USD trong năm 1997, năm 2002 là 3,028 tỷ USD), tốc độ nhập siêutrung bình hàng năm từ 1995 - 2002 tăng 14.363%, chứng tỏ tiềm năng chođổi mới công nghệ còn rất hạn chế Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩucòn rất khiêm tốn.

Tình trạng nghèo đói tuy đã giảm mạnh những vẫn còn ở mức cao Nếu tínhtheo chỉ tiêu dinh dưỡng 2.100Kcal/ngày thì 24,1% dân số còn nghèo đói (2004).Khung thể chế với sự can thiệp có định hướng của Nhà nước vào chuyểndịch cơ cấu còn chưa đáp ứng được nhu cầu Công nhận sự có mặt và tácđộng của lực lượng thị trường, Nhà nước không thể duy trì như một lực lượngđộc tôn cải tổ cơ cấu nữa mà các biện pháp của Nhà nước phải mang tính dẫndắt và định hướng các lực lượng thị trường Những can thiệp gián tiếp nhưchính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ, pháp luật nhằm duy trì hoạt độngkinh doanh, đảm bảo môi trường cạnh tranh còn cần phải hoàn thiện

Nhân tố ngoại lực do chính sách mở cửa nền kinh tế vẫn thương bộc lộhai mặt là làm tăng cơ hội lợi dụng những nhân tố bên ngoài thay thế chonhững điều kiện thiếu hụt của các điều kiện tiền đề bên trong nên ở mức độnào đó gia tăng sự phu thuộc vào bên ngoài

Từ những phân tích về hiện trạng phát triển của Việt Nam và những tác độngcủa bối cảnh quốc tế có thể thấy rằng:

Về nguồn lực chủ yếu nhằm cải tổ cơ cấu xét trên phương diện tàinguyên thiên nhiên, lao động và nguồn vốn của Việt Nam không nhữngkhông thua kém các nước NICs vào thời kỳ lịch sử của nó mà còn nhiều ưuthế nổi bật đó là sự đa dạng của các nguồn tài nguyên và tiềm năng nguồnnhân lực Điều nay cho phép tận dụng lợi thế so sánh trong giai đoạn đầu đểtạo cho nền kinh tế hình thành các lợi thế so sánh trong giai đoạn sau

Điểm khó khăn nhất của Việt Nam xét trên bình diện quốc tế Việt Namđang phải cạnh tranh với số lượng quốc gia lớn đang quyết tâm thực hiệnchiến lược công nghiệp hóa, đặc biệt là cạnh tranh trong tranh giành nguồnvốn đầu tư có hạn từ nước ngoài

3 Những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế trong thời gian ngắn tới.

Trang 15

Bớc vào thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên của thế kỷ mới,tình hình trong nớc

và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi,cơ hội lớn đan xen với những khó khănthách thức cũng rất lớn

(1) Những thành tựu to lớn và rất quan trọn qua 10 năm đổi mới đã tạo ra thế

và lực mới cho bớc phát triển vào những năm đầu của thế kỷ 21

Sự ổn định về chính trị-xã hội là nền tảng vững chắc tạo ra môi trờng thuận lợicho phát triển kinh tế-xã hội của đất nớc và đó cũng là thế mạnh cần khai tháccủa nớc ta hiện nay Quan hệ sản xuất đợc đổi mới phù hợp hơn với thực tế vàtrình độ phát triển của lực lợng sản xuất, thể chế kinh tế thị trờng đã bớc đầuhình thành và vận hành có hiệu quả Hệ thống pháp luật,cơ chế chíh sách phùhợp đang phát huy trong đời sống kinh tế và xã hội.Cơ cấu kinh tế có bớc chuyển dịch bớc đầu, năng lực sản xuất và kết cấu hạtầng kinh tế,xã hội đã tăng đáng kể, tạo ra khả năng tốt hơn trong việc khaithác các nguồn lực phát triển từ lao động,đất đai,từ cơ sở vật chất kỹ thuật củanền kinh tế đã tạo dựng đợc

Quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao của nớc ta đã đợc mở rộng nhiều trên ờng quốc tế

tr-Tuy vậy, trình độ phát triển của nớc ta còn thấp,chất lợng,hiệu quả và sức cạnhtranh còn kém, quy mô sản xuất nhỏ bé, GDP bình quân đầu ngời năm 2000mới khoảng 400USD, dới mức nghèo của thế giới, thu nhập và tiêu dùng củadân c cha đủ tạo sức bật mới với sản xuất và phát triển thị trờng, hệ thống tàichính,tiền tệ còn những yếu kém, bất cập

Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dich nhng còn chậm,cha phát huy đợc lợi thế

so sánh trong từng ngành,từng vùng,kết cấu hạ tằng kinh tế và xã hội cha đápứng đợc yêu cầu phát triển Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu khá xa sovới các nớc trong khu vực Các chỉ tiêu về chất lợng và hiệu quả của kinh tế vĩmô và của các doanh nghiệp đều có những yếu kém đáng lo ngại, đang đứng trớcnhững thách thức rất lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế………

(2) Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới,đặc biệt là công nghệthông tin và công nghệ sinh học, sẽ có tác dụng lớn và tích cực đến việc thựchiện chiến lợc công nghiệp hoá,hiện đại hoá của nớc ta Vấn đề đặt ra đối vớichúng ta là tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ,tăng nhanh khả năng vànhững điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, gắnkết chặt chẽ khoa học và công nghệ với sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý

và với mọi hoạt động của con ngời

Trang 16

Xu thế toàn cầu hoá sẽ dẫn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới làm chocuộc đấu tranh về trật tự kinh tế thế giới sẽ diễn ra gay gắt.tuy vậy các nớc đisau nếu chủ độn trong lộ trình hội nhập thì sẽ hạn chế đợc những rủi ro và cócơ hội phát triển nhanh Chúng ta cần tận dụng tối đa những mặt thuận, nhữngcơ hội của toàn cầu hoá và hội nhập, đồng thời phải né tránh,hạn chế nhữngmặt trái, những rủi ro, tiêu cực rất lớn của nó.

Trong bối cảnh quốc tế đó,nếu có những quyết sách đúng, sẽ tạo điều kiện chonớc ta mở rộng khả năng hợp tác,khai thác lợi thế so sánh, tranh thủ tốt hơnnguồn lực bên ngoài,phát huy mạnh hơn nội lực,tạo thành sức mạnh tổng hợpphát triển đất nớc

Tuy nhiên, tình hình quốc tế trong những năm tới diễn biến phức tạp; đặc biệt

là sau sự kiện 11-9-2001, bôi cảnh tình hình kinh tế thế giới xuất hiện nhữngkhó khăn mới, làm cho các nền kinh tế lớn khó có khả năng phục hồi nhanhtốc độ tăng trởng, ảnh hởng đến kinh tế toàn cầu;tình hình đó tác động không

ít đến khả năng tăng trởng kinh tế nớc ta Tuy nhiên, trong bối cảnh đó,với sự

ổn định chính trị,xã hội của nớc ta và việc cải thiện đáng kể môi trờng đầu ,kinh doanh cũng sé xuất hiện những thuận lợi mới, những lợi thé thế lớn cầnkhai thác, phát huy

t-Mặt khác,năng lực cạnh tranh của nhiều nớc sẽ đợc cải thiện, các nớc trongkhu vực đã khắc phục khủng hoảng,hồi phục khả năng phát triển,thì càng tăngsức ép đối với nền kinh tế nớc ta vốn đang kém sức cạnh tranh

Điều đó đòi hỏi chúng ta phải phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc,đặcbiệt là trí tuệ và kỹ năng lao độn của ngời Việt Nam, nguồn lực của mọi thànhphần kinh tế,khắc phục những khó khăn,yếu kém,tận dụng mọi thuận lợi vàthời cơ để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững theo định hớng xã hộichủ nghĩa

Trang 17

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

1 Quan điểm về phương pháp tiếp cận chuyển dịch cơ cấu ngành của Việt Nam

1.1 Hiều đúng điều kiện áp dụng lý thuyết ưu tiên phát triển công nghiệp nặng đi trươc của kinh tế hoc macxit

Những bài học chưa thành công của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung chophép đánh giá đúng mức vai trò của công nghiệp nặng và cị trí của nó trongtổng thể phát triển công nghiệp có hiệu quả, đó là:

Công nghiệp điện như là cơ sở hạ tàng cho phát triển nền kinh tế vẫnphải đi trước một bước

Công nghiệp vật liệu xây dựng được coi là ngành công nghiệp tạo tiền

đề cho phát triển kinh tế, là điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư

Các ngành công nghiệp khác phải được luận chứng trên cơ sở hiểu quả

do nguồn gốc cơ cấu làm tổn thương đến tiến trình cải tổ cơ cấu dài hạn

1.3 Hết sức coi trọng cơ cấu cải tổ tích cực, thực hiện việc tìm kiếm

những con đường có lợi và hiệu quả cao trong bối cảnh hiện tại của thị trường

thế giới và trong nước Kiên quyết tiến hành những cải cách cơ cấu kinh tế

sâu hơn nhằm loại trừ tận gốc những căn nguyên gây ra mất ổn định, trong

Trang 18

đó quan trọng là tạo ra không gian rộng lớn cho các lực lượng thị trường hoạtđộng, tạo ra tự do hóa nhiều hơn, cụ thể là:

Cải cách khu vực kinh tế Nhà nước, tiến tới một cơ cấu gọn nhẹ hơn vàhiệu quả hơn

Tăng cường vai trò của hệ thống tài chính trong vai trò trung gian huyđộng vốn và đầu tư cho tăng trưởng

Lành mạnh hóa cán cân thanh toán bằng cách theo đuổi chính sáchthương mại hướng xuất khẩu

Tăng cường khả năng cạnh tranh, tự do hóa và hội nhập nhiều hơn

1.4 Chọn ngành mũi nhọn

Điều kiện tiền đề của Việt Nam không cho phép phát triển theo hướng

cơ cấu cân đối liên ngành mà phát triển theo hướng “cực tăng trưởng” Vìvậy, vấn đề xác định cơ cấu ngành mũi nhọn phải được coi như nhiệm vụ cơbản cảu việc xác định cơ cấu và bước đi trong quá trình công nghiệp hóa Xác định ngành mũi nhọn là quá trình phân tích đánh giá những viễncảnh và trở ngại của phát triển công nghiệp trong giai đoạn hiện nay và trongtriển vọng trung hạn cũng như dài hạn, xet xét vai trò hiện nay và tương laicủa ngành (mà chủ yếu là công nghiệp) trong toàn bộ quá trình phát triển kinh

tế, trên cơ sở đó chọn ra những ra những ngành có vẻ có cơ hội tốt nhất đểphát triển trong triển vọng và đề ra các chính sách đảm bảo những nguồn lựckhan hiếm và nguồn lao động của đất nước

Có những quan niệm khác nhau về chon ngành mũi nhọn Một số quanniệm dựa hoàn toàn vào thị trường cho rằng ngành mũi nhọn là kết quả trongcạnh tranh trên thị trường, nhờ hiệu quả cao Nhà nước không can thiệp vàoquá trình hình thành ngành mũi nhọn Kinh nghiệm của các nước công nghiệpmới ở Châu Á cho thấy việc chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tìm ranhững ngành mũi nhọn cần ưu tiên trong quá trình phát triển là yếu tố tạo tiền

đề cho tăng trưởng kinh tế nhanh

Ở các nước có nền kinh tế tiên tiến công nghệ mới luôn được tạo ra, từ

đó hình thành các ngành ưu tiên mới, sản phẩm mới, tạo sức cạnh tranh cao

và tăng trưởng nhanh Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác

Trang 19

dịnh ngành mũi nhọn và từ đó có những biện pháp chính sách hợp lý cho quátrình phát triển.

Tiêu chuẩn để chọn ngành mũi nhọn được xem xét trong thực trạng pháttriển ngành hiện có xu thế phát triển trong tương lai:

- Là ngành đóng góp cao trong GDP và trong giá trị gia tăng, là ngànhtạo ra đòn bẩy thúc đẩy nên các ngành khác nên cũng đòi hỏi khả năng tạotích lũy cao

- Trong hiện tại và trong tương lai có tác động thúc đẩy các ngành kháctạo đà cho tăng trưởng chung, tạo sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực

- Có điều kiện sử dụng nguyên liệu trong nước phong phú

- Tận dụng được lao động hiện có, thúc đẩy phát triển lao động kỹ thuật

- Có thị trường rộng lớn trong và ngoài nước trong nền kinh tế mở, cácngành mũi nhọn phải đặt vào cạnh tranh quốc tê hay khu vực, đều phải tựmiònh có sức cạnh tranh để tồn tại Điều này đòi hỏi với tất cả các ngành mũinhọn (cũng như từng công ty) xuất khẩu lẫn thay thế nhập khẩu Từ đó trướchết phải thấy là tất cả các ngành mũi nhọn, công nghệ phải thích ứng với cáctiêu chuẩn quốc tế và khu vực Ngoài ra, cùng với việc xác định ngành mũinhọn cần chỉ ra xu thế phát triển và đặc trưng của các giai đoạn phát triển củacác ngành

- Ngành công nghiệp “không có tương lai” đó là các ngành đang mất đikhả năng mang lại lợi nhuận trong tương lai mặc dù có thể các ngành này trướcđây đã từng đem lại lợi nhuận cao, giữ vai trò quan trọng cho một quốc gia

- Ngành “mặt trời mọc”, là những ngành tiên tiến kỹ thuật sản xuất, có

hàm lượng trí tuệ cao đang từng bước đóng góp những lợi nhuận lớn giữ vai tròquan trọng quốc gia trong tương lai Quá trình lựa chọn ngành mũi nhọn đượctiến hành có tính đến vòng đời của sản phẩm và chu kỳ sản phẩm bao gồm:

+ Nhập sản phẩm; bao gồm nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa và kỹ

thuật sản xuất ra nó;

+ Sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu;

+ Phát triển để xuất khẩu;

+ Phát triển chín muồi; xuất khẩu đạt cao va bắt đầu suy giảm trước

sự cạnh tranh của các nước đi sau;

Trang 20

+ Nhập khẩu đảo: Để có thể cạnh tranh, chuyển sang sản xuất sản

phẩm mới để tạo xuất khẩu và tái nhập khẩu các sản phẩm cũ của chu kỳtrước vừa xuất khẩu Hiện nay nhiều nước và vùng lãnh thổ Đông Á và ĐôngNam Á đã và đang đi vào giai đoạn 4 và tìm mọi cách chyển sang giai đoạn 5.Chẳng hạn Hàn Quốc, Đài Loan và cả Thái Lan đã mất ưu thế lao động rẻ đivào kỹ thuật cao, nhập sản phẩm sử dụng nhiều lao động Singapo mất lợi thế

vị trí cảng, bắt đầu đi tìm những lợi thế khác

Nghiên cứu của UNIDO đã đề cập đến xu hướng đóng góp trong tươnglai của các phân ngành công nghiệp, trong đó:

S.L.I: Công nghiệp cần nhiều lao động kỹ xảo (cơ khí, đồ điện), tính đếnnăm 1990 có tỷ lệ đóng góp thứ hai, song từ sau 1990 đang có xu hướng tăngnhanh (“mặt trời mọc”)

C.I (N-O): Công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng (không kể dầu khí),tính đến năm 1990 có tỷ lệ đóng góp vào công nghiệp thứ ba, nhưng có xuhướng giữ nguyên, không tăng, giảm

Trang 21

C.I (O): Công nghiệp lọc, hóa dầu tính đến năm 1990 có xu hướng đónggóp thấp nhất, song đang có xu hướng tăng nhanh và vượt công nghiệp hóachất, vật liệu xây dựng.

R.D.I: Công nghiệp cần nhiều nghiên cứu và triển khai, tính đến năm

1990 chưa có đóng góp thì sau 1990 có xu hướng tăng rất nhanh một ngànhcông nghiệp “mặt trời mọc” rất đáng chú ý

1.5 Hết sức coi trọng cơ cấu công – nông nghiệp, trong đó mối quan

hệ qua lại giữa công nghiệp cần được xử lý tốt trong chuyển dịch cơ cấu.

Vấn đề này được chứng minh trong lý thuyết nhị nguyên đã trình bày ởtrên, đông thời thực tế Việt Nam cũng cho thấy hai khu vực:

- Khu vực truyền thống, đó là nông nghiệp và ngành nghề thủ côngtruyền thống, đang chiếm ưu thế về số lượng nhân công và địa bàn hoạt động

- Khu vực công nghiệp hiện đại, đó là khu vực có năng suất lao độngcao, tích lũy vốn lớn, tạo ra khả năng tự phát triển không phụ thuộc vào trình

độ chung (dù còn thấp kém) của nền kinh tế sở tại

Hai khu vực này là hai thực thể lâu dài tồn tại ở nước ta là nội dung củanhiều nghiên cứu cơ cấu phải đề cập dưới các giác độ chủ yếu sau đây:

- Tạo ra sự thúc đẩy của công nghiệp đối với nông nghiệp theo hướngcông nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, đẩy nhanh khoảng cách thu hẹpcủa công nghiệp đối với nông nghiệp và nông thôn

- Tạo sự di chuyển và sử dụng hợp lý lao động nông nghiệp ra thành thị,

mở mang các cơ sở công nghiệp ở nông thôn

1.6 Vai trò can thiệp trực tiếp của Nhà nước là một nội dung của nghiên cứu cơ cấu, quyết định sự ổn định và điều tiết nền kinh tế theo định hướng chung đã đề ra.

Nội dung can thiệp của Nhà nước bao hàm sự lựa chọn có hiêu quảnhững ngành mà Nhà nước trực tiếp kinh doanh và những ngành mà Nhànước có tác động tích cực theo hướng tạo điều kiện (trong điều hành, khắcphục khuyết tật của thị trương ) cho phát triển sản xuất

Ngày đăng: 11/12/2012, 10:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng1: Tổng giỏ trị xuất và nhập khẩu năm 1995-2002 - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020.
Bảng 1 Tổng giỏ trị xuất và nhập khẩu năm 1995-2002 (Trang 10)
tổng năng suất yếu tố là 2,57% năm. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ phần trăm đúng gúp của mỗi yếu tố lao động, vốn và năm suất trong tổng mức tăng trưởng: - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020.
t ổng năng suất yếu tố là 2,57% năm. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ phần trăm đúng gúp của mỗi yếu tố lao động, vốn và năm suất trong tổng mức tăng trưởng: (Trang 11)
Bảng 3: Cơ cấu phõn ngành cụng nghiệp theo giỏ trị sản xuất - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020.
Bảng 3 Cơ cấu phõn ngành cụng nghiệp theo giỏ trị sản xuất (Trang 12)
Bảng 3: Cơ cấu phân ngành công  nghiệp theo giá trị sản xuất - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020.
Bảng 3 Cơ cấu phân ngành công nghiệp theo giá trị sản xuất (Trang 12)
Bảng 4: Thu nhập bỡnh quõn của một số nước và vựng lónh thổ - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020.
Bảng 4 Thu nhập bỡnh quõn của một số nước và vựng lónh thổ (Trang 25)
Bảng 4: Thu nhập bình quân của một số nước và vùng lãnh thổ - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020.
Bảng 4 Thu nhập bình quân của một số nước và vùng lãnh thổ (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w