BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HÒ CHÍ MINH
Av? ae
NGUYEN VAN HIEU
CAC YEU TO TAC DONG DEN DI CU VIEC LAM CỦA NGƯỜI DÂN: NGHIÊN CỨU Ở
KHU VỰC PHÍA NAM VÀ TÂY NGUYÊN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 030101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Trang 2TOM TAT
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến di cư việc làm của người dân:
nghiên cứu ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam” thực hiện nhằm mục
đích tìm hiểu, đánh giá mức độ tác động của một số nhân tố có ảnh hưởng đến đi cư
việc làm của người dân khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam Nghiên cứu đưa ra những kiến nghị nhằm giúp những địa phương thực hiện các chính sách thúc đẩy hoặc hạn chế di cư việc làm tốt nhất
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách hdi quy Binary Logistic va bién phu
thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất sự kiện đi dân việc làm xảy ra với
những thông tin biến độc lập có được từ việc xử lý bộ đữ liệu thô về khảo sát mức
sống hộ gia đình năm 2010
Luận văn chọn biến phụ thuộc để đưa vào mô hình là xác suất di cư việc làm
và 10 biến độc lập liên quan đến giới tính, vùng, quy mô hộ, diện tích nhà ở, thu
nhập, tuổi, trình độ giáo dục, tình trạng hôn nhân Kết quả nghiên cứu cho thấy di
cư việc làm ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam phụ thuộc vào 10 yếu tố,
trong đócó 04 biến có mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc gồm các biến trình độ giáo dục; giới tính; quy mô hộ; chưa có vợ/chồng và 06 biến có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc gồm các biến khu vực Tây Nguyên; khu vực Đông Nam Bộ; tuổi; điện tích nhà; đang có vợ/chồng; thu nhập
Qua kết quả nghiên cứu luận văn đã đưa ra một số gợi ý chính sách để các
Trang 3MUC LUC LỜI CAM ĐOẠN .eecceererrrrrrrrrrirrrrririrriirerrerirrirrerrdrierdird i LOI CAM ON ¡yey v0 iti 6307 11N iv DANH MUC BANG wessessssssssssccccscessessnsnnnnnneseseececcesssssssssnssnnsseseceeeeseensnnnnnnanmanseness vii l6)506/9)/e0 ©0007 — 1, i LoL Dat Vat G8 cceccscsccccccscsssssssssssssensssesseeeececeeceesssssssnnssssesseeceessnsssssnnananssenseeeeeeeeees 1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu -: ++sx++x+rerteritrierieriieiiiiiriiiiriirirriieririre 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .-. -« ++s+exterterterterirrietirtrriiriiriirriiririieirri 2
1.4 Giả thiết nghiên cứu ‹cc c22++vzrtrrrttrrrrrrrtrrrrtiiiirirrriiiirire 2
1.5 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiÊH €ỨU .ce cc+ 1.5.2 Phạm vì nghiÊn CỨM -.- 1.6 Dữ liệu nghiên cứu
1.7 Phương pháp nghiên cứu
1.8 Ý nghĩa của đề tài
1.9 Kết cấu của luận văn nghiên cứu
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC 6
2.1 Khái niệm di cư, đi cư việc lm ô ++c+ctexerserereetersrrerrrrererirrrrrre 6 PL NĐ{ iG di ốnố ốh 6 2.1.2 Khái niệm di cư VIỆC ÏÀIH - -c+ss+S+s+tEtttEtetetereterstsrkrtrrirerrrre 7
2.2 Các nhân tố tác động đến di cư -c-vcceeccerrkeerrrrrtrtrrrrrrrrtirree 7
2.3 Phương pháp đo lường một số chỉ tiêu đánh giá về di cư 9 2.3.1 Phương pháp đánh giá trực tiẾp . -cccteeceeeeereerreerrrrrrrrrrrriee 9
2.3.2 Phương pháp đánh giá gián tiếp -ersrrrttrtrtrrrrrrrrrie 10 2.4 Một số lý thuyết liên quan đến di cư -ccccvverrrtrrerrrrrrrrrrrrr ll
241 Lý thuyết cấu trúc củA Lee . ccccccecsereetrietertrtiieertertriiirrrrrer 1
Trang 42.5 Các nghiên cứu tTƯỚC :- + ++++++x+xexererieettrirtieririiriiriiiiiiiriiiiridri 15 2.5.1 Nghiên CỨU ÍFOHig HHỚC -.cec-+Ăescesetertettertttterrttrttrttrrtrteitrrreirtrie 15 2.5.2 Nghiên Cứu HƯỚC HgỒÌ .-c cescesvereeetteteetierrttrtrirrirrrrrrtrrer 17
40897909509) 21 CHƯƠNG 3 TÔNG QUAN DI CƯ Ở KHU VỰC PHÍA NAM VÀ TÂY NGUYÊN ¡z0 0m 22
3.1 Người di cư cư và địa bàn di Cư - -cceeceesereerrrrrrrrirrrrrirrrrree 22 3.2 Di cư là quá trình chọn lỌC ¿<6 s++vesettertertetrrrrrrrtritrrrirrree 24 3.3 Đặc trưng cơ bản của người di cư ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt
3.4 Thực trạng di cư ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam
3.4.1 Di cư giữa các vùng ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam 26 3.4.2 Di cư giữa các tỉnh ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam 31 3.4.3 Người dị cư tham gia hoạt động kinh tế ở khu vực phía Nam và Tây
Nguyên Việt Nam
40007 909si0/9)icc 35 CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . - _— 36
4.1 Dữ liệu nghiên cứu . c-cscc+ctsrettetrrerrrrtrrririrririrrrrirriirirrrrerrrie 36 4.2 Mô hình nghiÊn Cứu - «- «se srxetrerrrrrrrtirrrrrrrrrrrrtrrrirrrrirrrrrrrie 36
.$ez009/)119:/0/9)ic 1 39
CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU -: : 40 5.1 Thống kê mô tả -+c+vcxveerrrverrrrkerrrrkeerrrd Am 40 5.2 Kết quả hồi quy của mơ hình 22©seceerrEtkkerrrrtrrrrrrrrrrrrrreg 42
5.2.1 Các kiểm định liên quan đến hôi quy Binary Logistie - 42
5.2.2 Kết quả của mô hình ccccccccccccccccrrrrtrrrtrrrrtttttrttrtrriririrrriee 46
Trang 5KÉT LUẬN CHƯƠNG 5 -2-+veescrrrrerrrrerrrrie " 56
CHƯƠNG 6 KET LUẬN VÀ MỘT SÓ KIẾN NGHỊ . -+ 58
3041.18.11 58
6.2 Kiến nghị
6.2.1 Đối với những địa phương muốn giữ chân lao động địa phương phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội Của IHÌHH c ccecceseerererrrsere 59 6.2.2 Đối với những địa phương muốn tăng cường thu hút số lượng người
di cư tới làm việc từ các địa phương khác .- -«‹ e-ceseeeeeeeeeerereer 61
6.3 Han chế của đề tài và hướng nghiên cứu mới .-. -c-c+ + e+ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO - -¿ -2252c2£ScEEYSzerrttrrtrrrrrrtrtrrrrrrririirrrre 63
Trang 6DANH MUC CAC BANG
Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố hút và đây liên quan đến di cư
Bảng 3.1 Di cư giữa các vùng trong điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia
đình thời điểm 1/4/2013
Bảng 3.3 Phân bồ người di cư tham gia hoạt động kinh tế, năm 2013 33
Bảng 3.4 Phân bố người di cư có việc làm, năm 2013 . -++e+ 34 Bang 4.1 Kỳ vọng dấu của các biến giải thích trong mô hình hồi quy 38
Bảng 5.1Mô tả biến Pro, Gender, Edu -rrrrrrtrrrtertrrrrrrrrrrire 40
Bảng 5.2 Mô ta Old, Inc, Are, Num -cccccerrrrrrrerrrrrrrrrrrrrerre đÍ
Bảng 5.3 Kiểm định về mức độ phù hợp của mô hình tổng quát 42
Bang 5.4 Kiểm định về mức độ phù hợp của mô hình . : + 43
Bang 5.5 Kiểm định tính chính xác trong dự báo của mô hình 44 Bảng 5.6 Kiểm định tương quan giữa các biến độc lập -‹ -c-se-re+ 45 Bảng 5.7 Kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình ‹-cc-xvtttrrrrrerrrrrrrrre 46 Bảng 5.8 Kết quả hồi quy Binary Logistic của mô hình nghiên cứu 47
Bảng 5.9 Bang diễn dịch biến hồi quy mô hình nghiên cứu - 48 Bảng 5.10 Xác suất di cư việc làm theo tác động của từng yếu tố 54 Bảng 5.11 Ước lượng tác động xác suất di cư việc làm theo tác động của từng yếu
Trang 7nước đang phát triển Việt Nam là nước đang phát triển, có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế giữa các vùng, miền, các khu vực kinh tế đo đó có tỷ lệ di cư cao Theo Tổng cục Thống Kê (2009)trong số hơn 78 triệu dân từ 5 tuổi trở lên thì có 2,1% hay tương ứng với 1,6 triệu người di cư trong huyện; 2,2% hayl,7 triệu người di cư giữa các huyện; 4,3% hay 3,4 triệu người di cư giữa các tỉnh, và có một
tỷ lệ rất nhỏ chiếm 0,1% hay 40.990 người nhập cư quốc tế
Việc di cư đã giúp phần lớn những người di cư tìm kiếm được nguồn thu
nhập cao hơn, việc phân bổ nguồn lực và các thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội được thực hiện tốt hơn Di cư mang lại nhiều lợi ích, song cái giá phải trả cho việc
đi cư có thể rất cao, gây áp lực lớn đến các vấn đề kinh tế - xã hội như việc làm, ô
nhiễm môi trường, điều kiện sống Những thách thức của di cư không chỉ nhận
thấy ở nơi đến mà còn thể hiện ở nơi đi Những gia đình có người trong hộ di cư có
thể có được điều kiện sống tốt hơn bằng tiền gửi về nhưng họ lại phải đối phó với
các vấn đề kinh tế xã hội và chịu gánh nặng tâm lý do thiếu vắng một số thành viên trong gia đình Con cái của họ cũng phải chịu nhiều tác động của việc di cư này
Các cuộc khảo sát, điều tra của Tổng cục Thống Kê cho thấy di cư ở Việt
Nam diễn ra rất khác nhau giữa các khu vực, các vùng, miền trong cả nước Sự khác nhau đó thể hiện rất rõ ở tỷ suất xuất cư, tỷ suất nhập cư của mỗi vùng Có những vùng thì việc di cư của người dân chủ yếu là xuất cư có những vùng chủ yếu là nhập cư Số lượng di cư cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, miền trong cả nước
Trong số các vùng miền trong cả nước khu vực phía Nam và Tây Nguyên có nhiều
biến động nhất về tỷ số lượng người xuất cư, số lượng người nhập cư Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh kế phát triển năng động nhất nhưng theo Tổng cục Thống
Kê (2013) thì đây cũng là vùng có số lượng người xuất cư rất lớn với 114.579 người;
Trang 8là đã trưởng thành đủ nhận thức về bản thân và xã hội nên sẽ có nhiều yếu tố tác
động đến hành vi di cư của họ Nhằm mục đích phân tích xem có nhưng nhân tố nào đang ảnh hưởng đến đi cư việc làm của cá nhân ở khu vực phía Nam và Tây
Nguyên Việt Nam là nơi có số người di cư và di cư việc làm cao hơn các miền khác
trong cả nước và từ đó đưa ra những gợi ý chính sách thích hợp nhằm tận dụng tốt nhất nguồn lực con người tôi đã chọn đề tài Các yếu tố tác động đến di cư việc làm của người dân: nghiên cứu ở khtu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam Đề tài
nghiên cứu quyết định di cư việc làm của người dân và đây là đề tài cần thiết nhằm phân tích các yếu tố tác động đến di cư việc làm của cá nhân qua đó đưa ra những
kết luận và khuyến nghị nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào tác động đến di cư việc làm (di cư đi) của cá nhân ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam?
- Mức độ tác động của các yếu tố đến xác suất di cư việc làm (di cư đi) của
cá nhân ở ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam sự khác nhau không? 1,3 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích các yếu tố tác động đến di cư việc làm của cá nhân ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam
- Đưa ra các kết luận và khuyến nghị liên quan tới các yếu tố tác động đến di cư việc của khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung
1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Di cư việc làm của các cá nhân ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam chịu tác động của nhiều yếu tố Các yếu tố này có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với di cư việc làm của các cá nhân ở khu vực phía Nam và Tây
Trang 9với chủ thể nghiên cứu là người dân ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam 1.5.2 Pham vi nghiên cứu
- Về không gian: là các vùng Đông Nam Bộ (bao gồm các tỉnh Bình Phước;
Tây Ninh; Bình Dương; Đồng Nai; Bà Rịa — Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh); Đồng Bằng Sông Cửu Long (bao gồm các tỉnh Long An; Tiền Giang; Bến Tre; Trà
Vinh; Vĩnh Long; Đồng Tháp; An Giang; Kiên Giang; Cần Thơ Hậu Giang; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau) và Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh Kon Tum; Gia Lai;
Đắc Lắc; Đắc Nông; Lâm Đồng)
- Về thời gian: thời điểm năm 2010
1.6 Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng đữ liệu thứ cấp được lấy từ VHLSS 2010.Bộ số liệu VHLSS
2010có điều tra rất cụ thể đối tượng di cư việc làm, thông tin phục vụ làm luận văn rất tốt do vậy tác giả quyết định chọn bộ số liệu VHLSS 2010 phục vụ cho luận văn
của mình Trong bộ dữ liệu VHLSS 2010 tác giả tập trung lấy các thông tin liên quan đến hộ như số thành viên, thu nhập, chỉ phí của hộ bỏ ra, diện tích nhà, tình
trạng hôn nhân, giới tính, nơi ở của hộ, tuổi, thông tin về những người đi làm ăn xa
trong hộ để phục vụ cho luận văn
Bộ số liệu VHLSS 2012 đã được cập nhật nhưng những thông tin của bộ số
liệu này không phù hợp với luận văn nên tác giả không sử dụng nó Mục tiêu của
luận văn là nghiên cứu các yếu tố tác động đến di cư việc làm (di cư đi) của cá nhân
Trang 101.7 Phương pháp nghiên cứu
- Định tính: phân tích dựa trên số liệu thực trạng di cư ở khu vực phíaNam và Tây NguyênViệt Nam trong thời gian qua
- Định lượng:sử dụng phần mềm SPSS 16, hồi quy Binary Logistic va bién
phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất sự kiện di dân việc làm xảy ra với những thông tin biến độc lập có được từ việc xử lý bộ dữ liệu thô về khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010
1.8 Ý nghĩa của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vấn đề di cư ở nước ta
đang diễn ra mạnh hơn bao giờ hết đặc biệt là di cư việc làm của cá nhân ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam Di cư nói chung và di cư việc làm nói riêng đang tạo ra những điều kiện thuận lợi lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội khu vực
phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam đồng thời cũng đặt nó trước nhiều thách thức
về ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên và khai thác các nguồn lực ở đạt hiệu quả cao nhất Việc thu hút lao động từ các nơi khác đến đây và giữ chân người lao động trong khu vực ở lại làm việc có ý nghĩa sống còn với khu vực phía Nam và
Tây Nguyên Việt Nam do đây là nơi còn nhiều tiềm năng phát và đang cần lực
lượng lao động lớn vì vậy việc xem xét xem các yêú tố nào đang tác động đến di cư
việc làm của người dân là hết sức cần thiết để đưa ra các chính sách phù hợp
Khác với các nghiên cứu về di cư nói chung, nghiên cứu này tập trung cụ thể
vào đối tượng di cư việc làm, những người có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động
kinh tế - xã hội của các địa phương Qua kết quả nghiên cứu sẽ giúp mọi người có
cái nhìn chung nhất về một số nhân tố đang ảnh hưởng đến việc đi cư việc làm của
Trang 111.9Kết cấu của luận văn nghiên cứu
Để tìm ra câu trả lời cho mục tiêu nghiên cứu trong mục 1.3, bài nghiên cứu
này sẽ trình bày bao gồm 6 chương
Chương!: Giới thiệu, tác giả trình bày khái quát vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu cho đề tài Đồng thời đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cũng được đưa ra trong chương này
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, trình bày tổng quan các
khái niệm và lý thuyết đi cư trên thế giới cũng như ở Việt Nam
Chương 3: Tổng quan về di cư ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt
Nam, tác giả trình bày khái quát thực trạng di cư cũng như một số đặc trưng của người di cư ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình hồi quy thể
hiện mối quan hệ giữa các biến, đề cập tới các biến được đo lường trong mô hình Chương 5: Phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả mô tả các kết quả và ý nghĩa thực tiễn của các kết quả thu được
Chương 6: Kết luận và kiến nghị, tóm lược lại kết quả thu được, hạn chế của
đề tài và ý nghĩa rút ra Trên cơ sở đó đề xuất những gợi ý và khuyến nghị về mặt
Trang 12nghiên cứu
2.1 Khái niệm di cư, di cư việc làm 2.1.1 Khái niệm di cư
Liên Hiệpquốc(1958) định nghĩa di cư là là một hình thức di chuyển trong
không gian của con người giữa một đơn vị hành chính này và một đợn vị hành
chính khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong khoảng thời gian nhất định Sự thay đổi thể hiện ở hai khái niệm:
- Nơi xuất cư (hoặc nơi đi): là nơi người di cư di chuyển đi ~ Nơi nhập cư (hoặc nơi đến): là nơi người di cư di chuyển đến
Nơi đi và nơi đến có thể là vùng lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chính xác định
Khoảng cách giữa hai địa điểm này được gọi là độ dài di cư
Liên Hiệpquốc (1970) định nghĩa di cư là một di chuyển từ một vùng lãnh
thổ này sang một vùng lãnh thổ khác (hoặc một động thái di chuyển giữa một
khoảng cách được quy định) được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
bao gồm cả sự thay đổi nơi cư trú Người di cư là người thay đổi nơi cư trú của họ
tới một nơi cư trú khác ít nhất một lần trong khoảng thời gian di cư
Liên Hiệpquốc (1973) lại đưa ra khái niệm di cư dài hạn và di cư ngắn hạn Di cư dài hạn là người di cu đến nơi ở mới từ 12 tháng trở lên, ngược lại di cư ngắn hạn dưới 12 tháng Tuy nhiên theo một số tác giả thì khái niệm này cũng bộc lộc
nhược điểm là: người di cư đến sau khi đến nơi ở mới do nhiều lý do khác nhau có
thể thay đổi ý định và do đó không thể coi là di cư đài hạn
Nhưng nếu người di chuyển đến nơi ở mới với sự cư ngự ở nơi đó trên 12
tháng có thể coi là di cư dài hạn, nếu người đi chuyển đó có nhà cửa (nơi cư trú) cố
định và công việc làm ổn định, có ý định ở lại nơi đó lâu dài
Trang 13trình dân số xã hội quan trọng và phức tạp đến mức chúng ta không thẻ bằng lòng
chỉ có một mô hình tổng quát hóa chuẩn mực về lý thuyết và phương pháp luận
Hơn nữa, do đặc điểm di cư nên mỗi kiểu loại có đặc trưng khác nhau Sự phức tạp của lý luận về những vấn đề di cư đều bắt đầu ngay từ những nhận thức khác nhau
về di cư của các nhà nghiên cứu
2.1.2 Khái niệm di cư việc làm
Tổ chức quốc tế về di cư (International Organization for Migration) định nghĩa di cư việc làm là sự di chuyển của một người từ quốc gia này tới quốc gia
khác hoặc di chuyển trong chính quốc gia mà họ cư trú vì mục đích việc làm Theo định nghĩa này những người di cư vì mục đích tìm kiếm việc làm đều được gọi là di
cư việc làm
2.2 Các nhân tổ tác động đến di cư
Lee (1966) phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di chuyển và quá trình đi cư là: các yếu tố liên quan đến đầu đi, đầu đến, các yếu tố cản trở và các yếu
tố cá nhân Các yếu tố này tác động đến quá trình di cư, sự khác nhau về vùng đi và
vùng đến cũng có ý nghĩa quan trọng đối với quyết định di cư Người di cư phải lựa
chọn, cân nhắc kỹ các yếu tố này Những khó khăn, cản trở về pháp luật; các yếu tố cá nhân (gia đình, sức khỏe, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, gia đình, số con ) giữ
vai trò quyết định khi di cư Mỗi gia đình, cá nhân có điều kiện, hoàn cảnh và nhận
thức khác nhau nên dự đoán quyết định đi cư là rất phức tạp
Hoàng Văn Chức (2004) cho rằng khi nghiên cứu về di cư, các nhà khoa học
và quản lý đều cho rằng, nguyên nhân có tính phổ biến nhất là nguyên nhân kinh tế,
kết luận này đã được nhiều nhà nghiên cứu di cư trên thế giới và ở nước ta thừa
Trang 14đi cư lớn của hàng triệu người theo đạo Phật và đạo Hồi
Di cư có thể xuất phát từ nguyên nhân chính trị như sự di cư của gần 100
nghìn người di tản tránh các cuộc giao tranh giữa phe Taliban và phe đối lập tại
miền Bắc Afghanistan trong những ngày giao tranh đến giữa năm 2000
Sự chênh lệch về trình độ về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng là một
trong những nguyên nhân quan trọng của di cư tự do Do trình độ phát phát triển
kinh tế không đều, nên mức thu nhập bình quân một người/tháng có sự khác nhau
và có xu hướng ngày càng tăng và những người di cư thường lựa chọn cho mình
điểm đến là những vùng có thu nhập cao
Thừa lao động, thiếu việc làm cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến di cư
Đây là một chính dẫn đến tình trạng di cư từ nông thôn đến thành thị, theo đánh giá
về lao động và việc làm ở nông thôn cho thấy tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn nói chung là thấp tính chung cho cả nước khoảng 72,28% Hàng ngày có hàng vạn lao động nông thôn tràn về thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, để tìm việc làm, hình thành các chợ lao động
Sự chênh lệch lớn về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội (giao thông, điện, y tế, trường học, nước sinh hoạt ) cũng là nguyên nhân dẫn đến di cư Những nơi có cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội tốt là những nơi sẽ thu hút được đông đảo dân cư tới
sinh sống và làm việc
Nhóm điều phối chương trình về chính sách kinh tế và xã hội của các tổ chức
Liên Hiệp quốc(2009) chỉ ra phần lớn những người di cư vì lý do kinh tế, bao gồm
cả di cư tìm việc làm và cải thiện điều kiện sống Tuy nhiên, cần lưu ý rằng động cơ
Trang 15sống
2.3 Phương pháp đo lường một số chỉ tiêu đánh giá về đi cư
Trịnh Khắc Thâm(2012) cho rằng có 2 phương pháp đo lường một số chỉ tiêu đánh giá về đi cư đó là phương pháp đánh giá gián tiếp và phương pháp đánh giá
trực tiếp
2.3.1 Phương pháp đánh giá trực tiếp
Phương pháp đánh giá trực tiếp cho phép đánh giá quy mô, cường độ di cư
dựa vào các nguồn số liệu từ các cuộc điều tra về dân số như thống kê dân số, thống
kê hộ tịch hoặc điều tra mẫu về dân số, di cư
Phương pháp này đánh giá các chỉ tiêu tỷ suất nhập cư, xuất cư, tỷ suất di dân thuần túy và tỷ suất di dân tổng số như sau:
~ Tỷ suất nhập cư: là số lượng người nhập cư tới một cùng nào đó trong một
thời gian xác định so với 1.000 dân số trung bình của vùng nhập cư trong thời gian
tương ứng Công thức xác định IR; = (I/P;)x1000 `
Trong đó: - IR¡: Tỷ suất nhập cư của vùng ¡ (%o)
I,: Số người nhập cư đến vùng i trong khoảng thời gian nghiên cứu P;: Dân số trung bình của vùng i trong khoảng thời gian nghiên cứu
- Tỷ suất xuất cư: là số lượng người dân đi chuyển ra khỏi một vùng nào đó
trong một khoảng thời gian xác định so với 1.000 dân của vùng xuất cư trong năm tương ứng Công thức xác định OR¡= (O/P;) x 1000
Trong đó:
OR; : Tỷ suất xuất cư của vùng ¡ (%o)
O;: Số người đi chuyển khỏi vùng ï trong khoảng thời gian nghiên cứu
P¡: Dân số trung bình của ving i trong khoảng thời gian nghiên cứu
Trang 16cư giữa số đi cư đến và số di cư đi thể hiện sự gia tăng hay giảm cơ học của dân số
so với 1.000 dân trung bình của vùng đó trong một khoảng thời gian xác định Công
thức tính NMR;= [(;— Oj/P;] x 1000
Trong đó:
NMR;: Tỷ suất di cư thuần túy của vùng ỉ (%o)
I¡: Số người nhập cư đến ving i trong khoảng thời gian nghiên cứu O;: Số người đi chuyển khỏi ving i trong khong thời gian nghiên cứu
P;: Dân số trung bình của vùng ¡ trong khoảng thời gian nghiên cứu
- Tỷ suất di cư tổng số (hay cường độ di cư tổng số, tỷ suất tổng di cư): là tổng số người di cư đến và di cư đi so với 1000 người dân trung bình của vùng
trong một khoảng thời gian xác định Công thức tính TR;= [đ¡ + O;/P;]~1000 Trong đó:
TR; là tỷ suất di dân tổng số của vùng ¡ (%o)
2.3.2 Phương pháp đánh giá gián tiếp
Có 2 phương pháp gián tiếp thường được sử dụng là:
- Phương pháp thống kê dân sự hay còn gọi là phương pháp số dư, phương pháp thành phần giữa 2 thời kỳ kiểm kê dân số
Nếu biết quy mô gia tăng dân số chung và gia tăng tự nhiên có thể tính được di cư thuần túy theo công thức NM = (P„„— P,- ( - D)
NM: Chénh lệch di dân thuần túy trong khoảng thời gian nghiên cứu Pun: Tong sé đân vào thời điểm t + n
P¿ Tổng số đân vào thời điểm t
B:Tổng số trẻ em sinh sống trong khoảng thời gian nghiên cứu
D: Tổng số người chết trong khoảng thời gian nghiên cứu
Tỷ suất di cư thuần túy có thể được xác định bằng công thức NMR = [(P¿a—
P- (B - D)]/P; x 1000
Trong đó:
P¡: Dân số trung bình của vùng i trong khoảng thời gian nghiên cứu
Trang 17cư của từng độ tuổi, sau đó tổng hợp tất cả các chênh lệch đi cư này ta có được số di cư thuần túy trong toàn bộ dân cư của vùng Phương pháp này được sử dụng khi
không có số liệu về sinh, chết và số di cư thuần túy được tính dựa vào tổng dân số
và hệ số sống theo từng độ tuổi, nhóm tuổi của dân số Công thre tinh: NMx = Pxsntin— Prot * Sx
NM,: Chênh lệch di dân thuần túy trong số người ở độ tuổi x P„n¿„: Dân số độ tuổi x+n vào thời điểm t + n
P„„¿ Dân số độ tuổi x vào thời điểm t
S„: Hệ số sống của dân số từ độ tuổi x đến độ tuổi x+n
2.4 Một số lý thuyết liên quan đến di cw 2.4.1 Lý thuyết cầu trúc của Lee
Lee (1966) cho rằng các yếu tế liên quan đến việc di chuyển và quyết định di cư của cá nhân gồm: các yếu tố gắn liền với gốc gác của người di cư; yếu tố liên
quan nơi cá nhân di cư đến; yếu tố trở ngại thuộc cả nơi cá nhân đi và nơi các nhân
sẽ di cư đến; yếu tốmang tính cá nhân, của riêng cá nhân đó.Trong lý thuyết cấu trúc, Lee đã luận giải về bốn vấn đề cơ bản liên quan đến quyết định di chuyển:
Thứ nhát: nhóm nhân tố gắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di cư
có ảnh hưởng đến các quyết định di cư
Thứ hai: Nhóm nhân tó gắn liền với nơi đến của di cư Có rất nhiều lý
do để di cư, những lý do này có thể diễn ra ở vùng gốc hoặc nơi đến hấp dẫn hơn so với nơi ở cũ, điều đó thu hút người dân chuyển cư đến Hoặc
sự di cư xảy ra là do cả hai nơi gốc và nơi đến cùng gây ảnh hưởng
Thứ ba: những trở ngại, trở lực xuất hiện giữa hai nơi xuất phát và
nơi đến mà người di cư phải vượt qua, gọi là những trở ngại trung gian Trở
Trang 18Thứ tư: những nhân tố mang tính cách cá nhân, tính cách riêng của
di cư như tuổi tác, tình trạng sức khoẻ bản thân, tình trạng gia đình, số con
có thể mang theo hoặc phải gửi lại cho người thân
2.4.2 Thuyết Quy luật của Ravenstein
Ravenstein (1885) là người đầu tiên đưa ra học thuyết về di cư, ông đưa ra
thuyết “thuyết quy luật? di cư Dựa vào dữ liệu nghiên cứu của tác giả, một số kết
quả được đưa ra như sau:
Hầu hết các cuộc di chuyển của dân cư diễn ra trong khoảng cách ngắn, hiện tượng này còn được gọi là “đi cư hiện tại” mà xu hướng di cư với khoảng cách
ngắn
Đối với những người di cư với khoảng cách xa có xu hướng hướng tới những trung tâm thương mại và công nghệ hấp thụ luồng di cư này
Nữ giới tham gia đi chuyển nhiều hơn nam giới trong khoảng cách ngắn Điều này có thể gây ngạc nhiên vì thông thường phụ nữ thường có cuộc sống phụ thuộc, nhưng những số liệu lại ủng hộ kết luận này
Những người cư trú ở khu vực thị trấn có xu hướng di cư ít hơn những người thuộc khu vực nông thôn
Mối dòng di cư đều có dòng ngược lại ở những nơi có điều kiện lịch sử
giếng nhau nghĩa là có đồng thời cả dòng di cư đi và dòng di cư đến
Di cư từ nông thôn đến thành phố là chủ yếu và diễn ra theo từng giai đoạn Động lực thúc đây chủ yếu của đi cư là do kinh tế, người đi cư có xu hướng đến những nơi có điều kiện kinh tế tốt hơn
2.4.3 Mô hình thu nhập kỳ vọng của Harris — Todaro
Theo Harris — Todaro (1970) người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị
do có sự khác biệt về thu nhập, tiền lương giữa 2 hai khu vực nông thônvà thành thị
có sự chênh lệch theo hướng tiền lương khu vực thành thị cao hơn Do có thu nhập
tiền lương dự kiến ở thành thị cao thu nhập dự kiến ở nông thôn nên tỷ lệ thất ở
thành thị mặc dù lớn nhưng vẫn luôn có dòng di cư từ nông thôn ra thành thị
Trang 19bằng với năng suất lao động cận biên của một lao động khu vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động di cư từ nông thôn đến thành thị sẽ bằng không khi thu nhập dự kiến ở
nông thôn bằng với thành thị Tuy nhiên, trong trạng thái cân bằng này sẽ có một tỷ
lệ thất nghiệp tích cực nhất định ở khu vực thành thị do thị trường lao động luôn
thay đổi và khơng hồn hảo
M6 hinh Harris — Todaro da thanh céng trong việc đưa ra tác động của yếu tố kinh tế (tiền lương) đến di cư hay khẳng định mọi sự di cư đều có liên quan đến
nguyên nhân kinh tế
Hạn chế lớn nhất của mô hình là cho rằng sự cân bằng sẽ xảy ra khi thu nhập tiền lương của hai khu vực bằng nhau nhưng sự cân bằng rất khó xảy ra cũng như
việc di cư ngược từ thành thị và nông thôn, hoặc di cư tuần hồn khơng được giải
thích đầy đủ Ngoài ra, mô hình này chỉ đề cập đến yếu tố kinh tế (thu nhập) trong
khi nhiều nghiên cứu khác cho thấy còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
di cư của người dân
2.4.4 Các yếu tố lút và đấy liên quan đến di cư
Đa số các mô hình lý thuyết đều đề cập đến yếu tố kinh tế, cụ thể là sự khác
biệt thu nhập giữa các vùng miền, được xem như là yếu tố chủ yếu quyết định đến
di cư nhưng trong nghiên cứu của Mansoor và Quillin (2006) về di cư giữa các quốc
gia ở Đông Âu và Liên Xô cũ đã chỉ ra ngoài yếu tố thu nhập còn có nhiều yếu tố
khác quyết định như yếu tố về chất lượng cuộc sống bao gồm khác biệt trong ổn
định chính trị, độ tự do trong quyền con người, sự điều chỉnh và qui định của luật
pháp có thể ảnh hưởng đến quyết định di cư
Nghiên cứu của Mansoor và Quillin (2006) tìm hiểu về di cư quốc tế, tuy
nhiên trong phạm vi một quốc gia dù các vùng miền dù có khoảng cách địa lý nhỏ hon (so với giữa các nước) nhưng do mỗi vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên vẫn tồn tại sự khác biệt trong chất lượng cuộc sống giữa các vùng miễn
Mansoor và Quillin đã phân loại các yếu tố có tác động đến di cư thành các
Trang 20Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố hút và đẩy liên quan đến di cư Nhóm liên quan 'Yêu tô đây 'Yêu tô hút Kinh tê Thất nghiệp; Lương thâp; Nghèo đói
Lương cao; Cơ hội việc làm;
Cơ hội phát triển nghề khẩu học; Bất bình đẳng nghiệp Chính trị Xung đột; An ninh bất ơn; Bạo | Ơn định; An toàn; Tự do lực; Tham những chính trị Văn hóa — Xã hội Giới tính; Tơn giáo; Nhân Đồn tụ gia đình; Hôi hương; Công bằng Dân sô
Mức sinh cao; Dịch vụ chăm
sóc sức khỏe, giáo dục kém Chât lượng cuộc sông tôt
Nguôn: Mansoor va Quillin, 2006
Các yếu tố hút va day tac động đến quyết định di cư mang ý nghĩa tương đối,
một số có thể vừa là yếu tố hút vừa là yếu tố đây tùy theo đánh giá của người di cư
2.4.5 Mô hình kinh tễ của di cư
Đây là mô hình được giới thiệu bởi King (Lê thủy dịch, 2006), một giáo sư giảng dạy kinh tế tại Đại học Regina (Canada), trong quá trình nghiên cứu tình trang di cw tai các bang ở Canada ông đãchỉ ra nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng
đi cư là kinh tế nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất Ơng cho rằng ngồi
ngun nhân kinh tế thì xác suất di cư còn phụ thuộc các yếu tố sau:
Khác biệt về thu nhập giữa các khu vực, mọi người di chuyển chỗ ở khi độ
Trang 21Khác biệt thất nghiệp giữa các vùng,những vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao thì
luồng di cư đến những nơi đó giảm do những lo ngại về khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm ở đây
Chỉ phí tâm lý, là một hàm của sự cách biệt về địa lý với gia đình của bạn và
những khác biệt về văn hóa.Phí tâm lý sẽ giảm phần nào khi nơi đến có sự góp mặt của cộng đồng đông đảo những người có cùng gốc gác
Rào cản ngôn ngữ hay các rào cản văn hóa khác, chúng làm giảm lợi ích kinh tế thu được và tăng chí phí tâm lý
Khoảng cách giữa nơi đi và nơi đến, khoảng cách là biến đại diện cho chỉ phí
di đời và tình trạng thiếu hụt thông tin.Khảng cách di chuyển càng ngắn thì dễ dàng
cho việc thám thính tình hình trước khi di chuyển, khoảng cách càng xa thì người di cư càng khó khăn khi thám thính trước vùng muốn đến và họ khó khăn hơn khi đưa ra các quyết định di cư
Trợ cấp thất nghiệp khu vực càng cao thì đi cư đến đây càng lớn do người di cư nhận thấy cuộc sống của họ sẽ được đảm bảo tốt hơn ngay cả khi không có việc
làm
Độ tuổi của người di cư, những người trẻ tuổi có xu hướng di cừ cao hơn bởi
họ có được quãng thời gian lâu hơn để thu hồi chỉ phí bỏ ra và cũng bởi chỉ phí tâm
lý họ phải chịu thấp hơn
Tình trạng hôn nhân, độc thân dễ di cư hơn đã có gia đình Di cư sẽ khó khăn
hơn nếu cả hai vợ/chồng cùng đi làm bởi vì mức thu nhập dự kiến của cả hai vợ chồng ở nơi đến dự kiến phải cao hơn nơi đi để đảm bảo rằng quyết định di cư là
đúng đắn
2.5 Các nghiên cứu trước 2.5.1 Nghiên cứu trong nước
- Những nhân tố ảnh hưởng đến di cư tại các tỉnh thành Việt Nam(2009) của
Nguyễn Quốc Tuấn
Nghiên cứu hướng vào ba nội dung chính: thứ nhất là làm rõ các nhân tế về
Trang 22lượng di cư tại các tỉnh; thứ hai là những tác động của các nhân tố trên đến số người
đi cư nam và nữ khác nhau ra sao; thứ ba là có hay không sự khác biệt trong di cư giữa các vùng địa lý trong cả nước Dé thực hiện được các nội dung trên tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS để tìm sự tác động của từng nhân tố đến số người di cư tại từng tỉnh thành Sau khi có kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra so sánh
với các nghiên cứu tương tự nhằm tìm điểm khác nhau và giải thích nguyên nhân
cho sự khác nhau này và đưa ra các kết luận sau:
Thu nhập là nhân tố quan trong có ảnh hưởng đến quyết định di cư ở cả nam
và nữ.Các địa phương có thu nhập bình quân cao và có cơ sở hạ tầng kinh tế tốt hơn luôn thu hút nhiều người di cư chọn điểm đến
Có sự khác nhau trong tác động của các nhân tố đến số người di cư là nam và
nữ.Trong cùng một yếu tố, tác động lên số người di cư nữ thường cao hơn nam Sự
phát triển của khu vực ngoài nhà nước có tác động thu hút số di cư nam tìm đến hơn, trong khi đó tác động này ít rõ ràng hơn ở nữ nguyên nhân có thể là do trình độ học vấn của đi cư nam cao hơn nữ nhờ đó dễ dàng tìm được việc ở khu vực ngoài nhà nước
Có sự khác biệt trong di cư giữa các vùng địa lý trong cả nước, Đông Nam
Bộ có số người đi cư đến nhiều hơn so với các địa phương ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long
- Các yếu tố tác động đến đi cư việc làm của người dân tại Việt Nam (2013) của Huỳnh Hiền Hải
Nghiên cứu hướng vào nội dung chính là các yếu tố tác động đến di cư việc làm của người dân tại Việt Nam và phân tích các yếu tố nào có ảnh hưởng đến đi cư việc làm Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến di
cư việc làm của người dân Việt Nam như sau:
Trình độ học vấn có ảnh hưởng đồng biến đối với di cư, nghĩa là những người có trình độ học vấn càng cao càng có xu hướng di cư lớn hơn
Trang 23hộ có xu hướng tách khỏi hộ để đi làm ăn cao hơn so với số lượng thành viên hộ
nhỏ hơn
Diện tích nhà ở của hộ có tác động nghịch biến đến xác suất di cư việc làm,
diện tích nhà ở càng lớn thì xác suất di cư càng nhỏ và ngược lại diện tích nhà càng
nhỏ thì xác suất di cư việc làm càng thấp do liên quan đến chất lượng cuộc sống Thu nhập thuần của hộ tăng lên thì xác suất đi cư của thành viên hộ tăng
'Yếu tố giới tính, tình trạng hôn nhân có ý nghĩa và ảnh hưởng đến di cư của
mỗi cá nhân.Nữ có xu hướng di cư nhiều hơn nam, những người đang có gia đình và trình trạng hôn nhân là ly hôn/ly thân/góa có xác suất di cư vệc làm thấp hơn những người chưa có gia đình
2.5.2 Nghiên cứu nước ngoài
- Di cư việc làm ở các nước đang phát triển: trường hợp của Paraguay và Argentina (2003) của Emilio A Parrado
Ông nghiên cứu vấn đề di cư giữa các nước Mỹ Latinh bằng cách phân tích
các mô hình di cư lao động từ hai cộng đồng Paraguay đến Argentina Phân tích tách quá trình di cư vào bốn phân đoạn đại diện cho các quyết định di cư khác nhau
mà một người di cư phải đối mặt với Paraguay trong suốt thời gian di cư của họ: lần
di cư đầu tiên, lần di cư sau lần đầu tiên, di cư thường xuyên, và thời gian của các
lần đi cư bổ sung Kết quả xác nhận rang di cu tir Paraguay đến Argentina có liên quan chặt chẽ với đặc điểm cá nhân và sự giàu có của quốc gia dự định di cư tới, xu hướng của mạng lưới di cư và kinh nghiệm của người di cư, và những thay đổi
trong điều kiện kinh tế vĩ mô.Tầm quan trọng tương đối của các yếu tố về di cư
khác nhau tùy thuộc vào các khía cạnh của di cư được xem xét Nói chung, các phân
tích cho thấy không giống như di chuyển giữa Mexico và Hoa Kỳ, người di cư
Paraguay đến Argentina có xu hướng được lựa chọn tích cực đối với trình độ và kỹ năng giáo dục Điều này phản ánh sự liên thông cao hơn các kỹ năng giữa hai nước
và sự vắng mặt của các đô thị lớn thu hút người di cư ở Paraguay Ngoài ra, kết quả
cho thấy di cư giữa Paraguay và Argentina là rất nhạy cảm với những biến động
trong điều kiện kinh tếvĩ mô, đặc biệt là chênh lệch thu nhập và tỷ giá đông peso
TRUONG DAT HOC MO TP.HCM
Trang 24Mô hình nghiên cứu đưa ra:
Ln0d|XJ[1- X(|X)]}= Bạ +X'B
La{A(|X)J/[1- A(t|3)]}= Ba + PixEdu+ jxEmp + B3xOri + ByxCap+ BsxChit Box
Mig+;xRed+sxOld+ joxOle+ B¡oxMac+ B¡¡xMartu
Biến phụ thuộc Ln{A(t|X)/[1- A(t|X)]} là biến sự kiện quyết định di cư lần
đầu tiên, đi cư trở lại và những lần tiếp theo đó
Biến độc lập được giải thích như sau: Năm giáo dục (Edu); loại hình lao
động (Emp); nguồn gốc của cá nhân (Ori); sở hữu của cải cá nhân (Cap); số lượng
con cái (Chỉ); thời gian cư trú của gia đình(Mig); mối quan hệ của người di cư
(Rel); độ tuổi lúc di cư (Old); sé nam kinh nghiệm của lần di cư trước (Ole); điều
kiện kinh tế vĩ mô (Mac), tình trạng hôn nhân (Mar) Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu
tố sau có ảnh hưởng đến di cư việc làm:
Tuổi di chuyển tuổi trẻ có khả năng di cư cao do chỉ phí tâm lý thấp và họ có
nhiều thời gian hơn dé lam việc
Số năm giáo dục càng cao khả năng di cư càng lớn, số năm giáo dục tăng đồng nghĩa kiến thức,vốn xã hội tăng điều này làm tăng khả năng di cư của người lao động
Những người đàn ông làm việc trong ngành công nghiệp quan trọng ở Paraquay có nhiều khả năng di cư cao so với lao động nông nghiệp Argentina
Người sở hữu đất có khuynh hướng di cư thấp hơn 2,3 lần so với người không sở hữu đất
Kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới di cư và là trung tâm sự khởi đầu của việc di
cư như lạm phát, thất nghiệp.Tỷ số lạm phát cao cũng quyết định đến di cư trở lại
Kinh nghiệm di cư của gia đình có ảnh hưởng đến việc đi cư trở lại
Nghiên cứu này đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đi cư của
người đân Paraguay di cư sang Argentina bao gồm đặc điểm cá nhân và tài sản;
mối quan hệ của cá nhân người di cư; kỹ năng của người di cư; sự thay đổi của điều
kiện kinh tế vĩ mô
Trang 25Chatto Padhyay về giới tính
Nghiên cứu dựa trên số liệu được cung cấp bởi cuộc khảo sát về Điều kiện
sống của các gia đình tại Malaysia (MFLS 2), với đữ liệu được đưa vào thống kê
được đưa vào phân tích là 12.178 quan sát nam giới và 10.427 quan sát là nữ giới
từ năm 1989 tới thời điểm nghiên cứu là năm 1998 với các thông tỉn về: kinh nghiệm làm việc; đặc điểm cá nhân về công việc như số năm đi học, số năm làm
việc công việc hiện tại, số năm kinh nghiệm của công việc trước đó, có làm việc nhà hay không; các đặc điểm về nhân khẩu học như độ tuổi của người di cư, số
lượng con cái, tình trạng hôn nhân;yếu tố về tình trạng di cư trước đó: đã từng di cư
hay chưa?người di cư là người gốc Ấn Độ, Trung Quốc hay người bản xứ?nơi ở
trước khi di cư thuộc khu vực thành phố hay nông thôn?
Tác giả đã sử dụng 2 mô hình để đo lường yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thay đổi nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi nghề nghiệp có thẻ diễn ra
Mô hình hồi quy về tốc độ thay đổi nghề nghiệp được tác giả sử dụng:
f(t, SED=h(t).g(SEI|t)
Trong đó f(t,SEI) là tốc độ thay đổi nghề nghiệp tại thời điểm t, h(t) 1a ty 1é
khả năng thay đổi công việc và g(SEIIt) là phương trình cấu trúc mật độ cho giá trị
mới của SEI đã xảy ra ở thời điểm t
Mô hình hồi quy có điều kiện dự đoán kết quả kinh tế xã hội với một sự thay đổi trong nghề nghiệp có thể diễn ra được tác giả sử dụng, kết quả cho thấy:
Di cư việc làm phụ thuộc vào tình trạng đi cư của vợ hoặc chồng, điều này đặc biệt đúng đối với nữ giới
Sự gia tăng di cư của hộ gia đình trong 1 năm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nữ đến 59%,
Đối với nữ giới, giáo dục có ảnh hưởng dương tới tỷ lệ có việc làm Cứ tăng 1 năm đi học thì tỷ lệ lao động nữ được thuê mướn tăng 3% Tuy nhiên giáo dục lại có ảnh hưởng âm đối với nam Điều này có thể gây ngạc nhiên, tuy nhiên nó được
giải thích rằng nam giới có trình độ học vấn cao hơn thường đòi hỏi vị trí làm việc
Trang 26Những người đã từng di cư trước đó thường có xu hướng di cư cao hơn do
họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này
Các nhân tố thuộc nhân khẩu học như: độ tuổi, tình trạng hôn nhân có gia
đình, số lượng con cái có ảnh hưởng âm tới xu hướng di cư ở nữ giới
Những người di cư ở cả nam và nữ có chỉ số SEI (Socioeconomic index
scores) cao hơn những người không đi chuyển hoặc có tốc độ di chuyển chậm hơn - Nghiên cứu di cư liên tỉnh và bất bình đẳng trong suốt quá trình chuyển đổi nền
kinh tế của Việt Nam(2008)của Diep Phan and Ian Coxhead
Nghiên cứu thực hiệnvới dữ liệu từ năm 1989 đến năm 1999 tại Việt Nam dựa vào phương pháp OLS sử dụng phương trình logarit, nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận quan trọng về đặc điểm của di cư:
Thứ nhất: nghiên cứu chỉ ra rằng có dòng chảy di cư từ nơi có thu nhập thấp tới nơi có thu nhập cao và xác nhận rằng di cư ở Việt Nam được thúc đẩy phần lớn
bởi sự khác biệt thu nhập Các tỉnh cóthu nhậpbình quân đầu ngườicaothu hútngười nhập cưnhiều hơn, trong những năm 1990, tăng 1%trong thu nhậpbình quân đầu ngườicủatinhdẫn đếnmột sự gia tăng1,5%trongtỷ suất di cư, điều này thé hiện phan
ứng của người đi cư là khá caođối vớithu nhập Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy
một trường hợp đặc biệt chống lại kết quả này, đó là mức đi cư thấp của vùng Tây Bắc khu vực có thu nhập thấp và cũng là khu vực xa xôi nhất Sự tồn tại củađói
nghèo ởkhu vựcnày có thể làdosự kết hợp củachi phídi chuyểncaovà hạn chếthanh
khoảncấp hộ gia đình(tức làkhông có khả năngđể tài trợ chochi phidi chuyéndothu
nhập thấp) Mặt khác, phân tích hồi quycho thấy mộttác độngmạnh mẽcủa di cưdo bất bình đẳng thu nhậpgiúpbù đắp một phẩntăngbất bình đẳngtrongxã hộigây rabởi
sự tăng trưởngkhông đều giữa các vùng kinh tế, như vậybằng chứng cho thấycác
chính sáchtạo thuận lợi chodi cư trong nướcsẽ tốtcho cảtăng trưởng kinh tếvà
giảmbắt bình đẳng
Trang 27tăng1%trongkhoảng cách giữa cáctinhAvà tinhBdin đếnsự sụt giảm1,Ï%trong việc di chuyểngiữa Avà B, những thứ khác bằng nhau.Trongnhững năm 1990,tác động trực tiếpkhoảng cáchdãgiảm xuống chỉ còn0,437% Đây là dự kiến, cho rằng chỉ phí
di chuyển giảm nhiều trong một thập kỷ do hệ thống giao thông đã được cải thiện
đáng kể Nhưng sự gia tăng trong thu nhập có thể được bù đắp cho khoảng cách Cụ
thể: sự gia tăng0,73% trongthu nhậpđếnlà cần thiétdé biting 1%trong khoang cach
Bằng những kết luận được đưa ra, nghiên cứu ủng hộ việc đi cư và kiến nghị có
những chính sách ủng hộ việc di cư
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 chủ yếu tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận liên quan
đến di cư và đi cư việc làm Chương này đã đưa ra những khái niệm cơ bản về di
cư, đi cư việc làm, các nhân tố tác động đến di cư và các phương pháp đo lường một
số chỉ tiêu đánh giá về di cư
Sau khi khái quát các lý thuyết cơ bản tác giả giới thiệu những nghiên cứu
trong và ngoài nước có liên quan đến luận văn như: lý thuyết cấu trúc của Lee,
thuyết Quy luật của Ravenstein, mô hình thu nhập kỳ vọng của Harris — Todaro, các
yếu tố hút và đây liên quan đến di cư, mô hình kinh tế của di cư, những nhân tố ảnh
hưởng đến di cư tại các tỉnh thành Việt Nam (2009) của Nguyễn Quốc Tuan, nghiên
cứucác yếu tố tác động đến di cư việc làm của người dân tại Việt Nam của Huỳnh
Hiền Hải (2013), Nghiên cứu của Emilio A Parado (2003) về “ Di cư việc làm ở
các nước dang phát triển: trường hợp của Paraguay và Argentina”
Chương 2 tác giả đã khái quát được nhiều lý thuyết xoay quanh nội dung
Trang 28CHUONG 3.TONG QUAN DI CU Ở KHU VỰC PHÍA NAM VÀ TÂY
NGUYÊN VIỆT NAM
Chương 3 tác giả tập trung làm rõ các đặc điểm về người di cư, địa bàn có người di cư đi và địa bàn có người di cư để làm rõ một số vấn đề mà các đối tượng
này đang gặp phải nhằm làm cơ sở phân tích, đánh giá tác động của di cư qua đó đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp Chương này cũng giới thiệu các đặc trưng cơ bản và thực trạng người di cư của khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam
để từ đó làm cơ sở cho những phân tích, giải thích kết quả hồi quy của nghiên cứu
3.1Người đi cư cư và địa bàn di cư
Đại diện các tổ chức Liên hiệp quốc (2010) đã nêu ra một số vấn đề chung
mà người di cu, địa bàn có dân di cư đến và địa bàn có dân di cu đi khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam nói riêng cũng như Việt Nam nói chung đang phải
đối điện
- Người di cư: ở Việt Nam rất nhiều người di cư trong nước với mục đích tìm
việc làm tại nơi di cư đến đã tìm được việc làm và được trả công cao hơn so với nơi ở cũ của họ Người di cư thường bắt đầu tìm việc tại nơi đến ngay khi đã tới nơi hoặc đã xin việc trước khi di cư đến Họ thường làm việc chăm chỉ và giữ được công việc ổn định hơn so với người không di cư Tuy nhiên, so với người không di
cư thì người di cư gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận các dịch vụ xã hội vì thực
trạng đăng ký hộ khẩu, họ thường đăng ký hộ khẩu tạm trú hoặc không đăng ký tạm trú do vậy họ phải chỉ trả trực tiếp các dịch vụ này bằng tiền mặt mà không được
hoàn trả lại ví dụ như dịch vụ y tế
Một đặc điểm nữa đó là những người di cư thường cố gắng tiết kiệm tiền gửi về cho gia đình nên cắt giảm các nhu cầu thiết yếu của mình như sống chật chội
trong những căn nhà có chất lượng kém và mắt vệ sinh, tự kê thuốc cho mình thay vì việc đi khám bác sĩ khi bị bệnh Một điều khá phổ biến của những người di cư là họ thường thấy mình yếu thế hơn so với người dân sở tại, đặc biệt ở thị trường lao
động Những người này thường tập trung ở một số công việc nhất định và thường
Trang 29déng lao dong
- Dia bàn có dân di cư đến: địa bàn đến phổ biến của những người di cư là khu công nghiệp hoặc các thành thị do ở đây có nhiều việc làm, thu nhập cao hơn và
cơ sở hạ tầng tốt hơn Tuy nhiên, chính điều đó lại gây áp lực lên hệ thống dịch vụ và cơ sở hạ tầng hiện tại ở đó như nhà ở, giáo dục, nước sạch, y tế Trong cuộc
điều tra di cư tại Việt Nam tiến hành năm 2004, những người di cư cho biết nhà ở là vấn đề mà họ không hài lòng nhất
Đa số người dân di cư phải sống trong những căn hộ nhỏ, khu nhà tạm, các phòng trọ tồi tàn và phải trả tiền thuê phòng hàng tháng Trong các đối tượng di cư _ thì phụ nữ là yếu thế nhất, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn bản thân Điều kiện sống ở các khu công nghiệp cũng rất báo động, nói chung điều kiện sống ở đây chật hẹp, mắt an toàn và không vệ sinh Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang có nhiều cố gắng
nhằm cải thiện tình hình nhà ở và cuộc sống cho những người nhập cư nhưng do
điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên những nỗ lực này vẫn chưa tác động được đến các nhóm túng thiếu và yếu thế nhất Nguyên nhân chủ yếu do những khó
khăn trong việc đăng ký hộ khẩu thường trú dẫn đến việc những người nào không
đăng ký hộ khẩu sẽ không đủ điều kiện xin nhà ở xã hội
- Địa bàn có dân di cư đi: xét theo khía cạnh nào đó, những người di cư đi vì mục đích tìm kiếm việc làm thường sẽ trở về và phần lớn trong số họ đi cư vì mục
đích giúp đỡ gia đình-thường là gia đình có nhiều người và nhiều thế hệ cùng
chung sống Theo số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004, 88,7% các hộ
gia đình có người di cư có nhận được tiền gửi dưới hình thức này hay hình thức
khác, điều này cho thấy tác động to lớn của di cư trên toàn quốc
Phần lớn số tiền mà những người đi cư gửi về được chỉ ding cho giáo dục,
Trang 30thế hệ bị xáo trộn Đối tượng chịu tác động nhiều nhất trong gia đình lả trẻ em, khi
các em đang trong giai đoạn phát triển cả về thể lực và trí lực thì sự thiếu vắng một
thành viên trong gia đình nhất là bố hoặc mẹ là một cú sốc lớn gây ảnh hưởng
không nhỏ tới hình thành nhân cách của đối tượng này Một tác động rất phổ biến
khác của những người di cư đến địa phương đó là khi người di cư trở về địa phương
họ mang theo cả những kết quả tích cực và tiêu cực của việc chuyển giao kiến thức
và hành vi của người di cư khi trở về Họ mang về quê hương những kiến thức mới
trong sản xuất, những mô hình kinh tế có hiệu quả hơn trước nhưng không ít trong số họ mang bệnh tật, các tệ nạn trở về quê làm cuộc sống ở các vùng quê bị đảo
lộn và khó quản lý
3.2 Di cư là quá trình chọn lọc
Cũng giống như thực trạng di cư của cả nước, di cư ở khu vực phía Nam và
Tây Nguyên Việt Nam là một quá trình chọn lọc chứ không diễn ra một cách ngẫu nhiên Hoàng Văn Chức (2004) cho rằng quá trình chọn lọc của đi cư được thể hiện
qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, sự chọn lọc về tuổi: dù là di chuyển theo hình thức nào, những
người ở tuổi trưởng thành và những người mới lớn di chuyển nhiều hơn Thanh niên dễ thích nghỉ và hòa nhập với cuộc sống mới do vậy những người ở tuổi trưởng thành và mới lớn di chuyển nhiều hơn
Thứ hai, sự chọn lọc về giới tính: dòng di cư là Nam hay Nữ tùy thuộc vào
việc trình độ phát triển của quốc gia đó như thế nào và dòng di cư ở đây là từ nông
thôn đến thành phố hay giữa các vùng, miền khác nhau Ví dụ: thế kỷ XIX, ở Châu Âu việc di chuyển từ nông thôn ra thành thị thường là các nữ thanh niên, ở các nước
chậm phát triển thì di cư chủ yếu là nam giới
Thứ ba, tình trạng hôn nhân: có quan hệ với tính lựa chọn của di cư Ở những
nước đang phát triển trên thế giới những người trẻ, chưa lập gia đình có xu hướng di
Trang 31Thứ tư, nghề nghiệp, trình độ học vấn: những lao động lành nghề, người có trình độ chuyên môn có tỷ lệ di cư cao hơn những người còn lại Có một số nghiên
cứu về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự chọn lọc của di cư Những nghiên
cứu này tập trung vào sự giống và khác nhau giữa những người có trình độ học vấn
cao và những người ít học liên quan đến khoảng cách di cư, tỷ lệ và hướng di cư
Đồng thời có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến trình độ học vấn ở những nơi đến và nơi đi của người đi cư Nhìn chung, người di cư có trình độ học vấn cao hơn
người không di cư, đặc biệt là trong di cư khoảng cách lớn
3.3 Đặc trưng cơ bản của người di cư ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam
Theo Tổng cục Thống Kê (2012) người di cư cả nước có những đặc trưng sau đây:
Thứ nhất: những người trong độ tuổi từ 20—24 có xu hướng xuất cư cao nhất,
tiếp đến là những người trong nhóm tuổi từ 25-29 và 15—19 Điều này cũng đễ hiểu
vì độ tuổi từ 15 tuổi đến 29 tuổi là độ tuổi mà người dân phải di chuyển cho các lý
do đi học, làm việc và xây dựng gia đình, còn ở độ tuổi 0 đến 14 thường có sự di
chuyển theo gia đình, ở tuổi 30 trở lên phần lớn dân số đã có sự ổn định nên mọi
người ít di chuyển hơn Trong hầu hết các nhóm tuổi thì tỷ suất đi cư của nam cao hơn nữ Ngược lại, ở các nhóm thanh niên còn đang tuổi đi học (10-29) thì tỷ suất di cư của nữ lại cao hơn nam Điều này khẳng định nam thanh niên chủ yếu di chuyển vì lý do đi học
Thứ hai: Tỷ suất đi cư có xu hướng tăng ở những người có trình độ học vấn
cao Những người tốt nghiệp trung học phổ thông có tỷ suất di cư cao nhất, tỷ suất
di cư của nhóm này cao vì đây là giai đoạn họ bắt đầu phải di chuyển dé theo học ở các bậc học cao hơn hoặc bắt đầu một công việc mới Kết quả điều tra về biến động
dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 cho thấy nhìn chung cả nước thì
tỷ suất đi cư tỷ lệ thuận với trình độ học vấn của người di cư, những người có trình độ học vấn thấp thì tỷ suất di cư thấp Nhóm người có trình độ từ trung học phổ
Trang 32Thứ ba: Những người chưa vợ/chưa chồng có tỷ suất di cư cao nhất vì nhóm này chưa bị rằng buộc nhiều các mối quan hệ trong gia đình
3.4 Thực trạng di cư ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam 3.4.1 Di cư giữa các vùng ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam
Theo kết quả điều trabiến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm
1/4/2010 năm 2010 cả nước có 574.877 người nhập cư từ các vùng khác và có
574.877 người xuất cư đi các vùng khác Số lượng người xuất và nhập cư có sự
khác nhau giữa các vùng
Bảng 3.1 Bảng Di cư giữa các vùng trong điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010 Số người di cư trong 12 tháng Ty suat di cư trong trude 1/4/2010 12tháng trước - - „ 1/4/2010
Vùng Kinh tê - | Tông số Sô Số Số Tỷ Tỷ Tỷ
xã hội dân có đến | người | người | người di suất suất suât
Trang 33Nguồn: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013 Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có người xuất cư nhiều nhất cả nước,
năm 2010 tổng số người xuất cư đi các vùng khác của Đồng Bằng Sông Cửu Long
là 176.782 người chiếm 32,2% tổng số người xuất cư đi các vùng khác của cả nước
và đây cũng là vùng có tỷ suất di cư thuần bị âm nhiều nhất cả nước -8,4 %o Đứng
thứ hai cả nước về số người xuất cư đi vùng khác là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung với 166.648 người chiếm tỷ lệ 30,4%, đây cũng là vùng đứng thứ hai cả
nước về tỷ suất di cư thuần âm -5,7 %o
Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước nhưng số người
xuất cư khỏi vùng này cũng rất lớn 71.060 người chiếm 12,9% và đứng thứ 3 cả
nước về số người xuất cư đi các vùng khác năm 2010 tuy nhiên do đây cũng là vùng
có số người nhập cư từ các vùng khác đến nhiều nhất nước với 359.902 người nên
tỷ suất di cư thuần vẫn đạt 19,9 %o, đây là tỷ suất đi cư thuần cao nhất cả nước Tây Nguyên là vùng có số người xuất cư đi các vùng khác ít hơn so với các vùng khác trong cả nước với 31.573 người xuất cư chiếm tỷ lệ 5,7% cả nước nhưng đây cũng
là vùng có số người nhập cư thấp thứ hai cả nước nên tỷ suất di cư thuần vẫn ở con
86 -0,3%o
Sang đến năm 2013 tổng số người di cư giữa các vùng không có sự thay đổi
Trang 34Bảng 3.2Bảng Di cư giữa các vùng trong điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2013 Số người di cư trong 12 tháng Tỷ suât di cư trong trước 1/4/2013 12 tháng trước 1/4/2013 Vùng Kinh tế | Tổngsố | Sốngười| Số Số | Tỷ | Tỷ | Tỷ
TA? a oe ak nhập cư | người | người di | suất | suat | suat - xã hội đân có đến từcác | xuấtcư | cư thuần | nhập | xuất | di cư
1/4/2013 vùng đi các cư cư | thuân
khác vùng (%o) | (%o) | (%e) khác Tồn qc 89.479.014 | 535.178 | 535.178 |0 6,0 | 6,0 - Trung duva_ | 11.483.603 | 31.314 | 57.251 | -25.937 | 2,7 | 5,0 -2,3 miền núi phía Bắc Đông băng 20.399.235 |73.144 | 78.550 |-5.406 |3,6 |3,9 -0,3 sông Hồng Bắc Trung 19.265.831 | 96.286 | 129.854 | -33.568 |5,0 | 6,7 -1,7 Bộ và DH miền Trung - Tây Nguyên | 5.455.477 45.041 |33.501 |1l1.540 | 83 |6,1 21 Đông Nam 15.433.635 | 242.964 | 114.579 | 128.385 | 15,7 | 7,4 8,3 Bộ Đông băng 17441233 |46.429 | 121.443 |-75.014 | 2,7 | 7,0 -4,3 sông Cửu Long
Nguôn: Điều tra biên động dân sô và kê hoạch hóa gia đình thời điêm 1/4/2013 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung là vùng có số người xuất cư đi các vùng khác
cao nhất cả nước với 129.854 người chiếm 24,2% cả nước, tuy nhiên số người nhập
Trang 35thuần ở đây đã tăng 4 %o so với năm 2010 còn -1,7 %o vào năm 2013, theo thống kê thì 62,7% số người xuất cư Bắc Trung Bộ và DH miền Trung chọn điểm đến là Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long từ vùng có vị trí số một năm 2010 đến năm 2013
chỉ chiếm vị trí thứ hai về số người xuất cư đi các vùng khác với 121.443 người chiếm 22,69% cả nước, tuy nhiên tỷ suất di cư thuần ở vùng này vẫn thấp nhất cả
nước -4,3 %o do số người nhập cư đến vùng này không cao 46.429 người Như vậy
so với năm 2010 thì số người xuất cư đi các vùng khác của Đồng Bằng Sông Cửu
Long đã giảm 55.339 người, tỷ suất di cư thuần cũng tăng lên 4,1 %o va theo Tổng cục Thống kê, 2013 có 93,4% số người xuất cư Đồng Bằng Sông Cửu Long chọn điểm đến là Đông Nam Bộ Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi nhất là đất đai ở đây
phì nhiêu rất thuận lợi cho hoạt động trồng trọt, sông ngòi chằng chịt để phát triển
thủy sản nhưng thời gian gần đây do hệ quả tiêu cực của biến đổi môi trường và
các thiên tai liên quan đang tác động và làm biến đổi sinh kế, diện tích đất sản xuất
bị thu hẹp, người dân thiếu việc làm Mặt khác đo gần với Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước nên đã thu hút được số lượng lớn người dân di cư tới đây (93,4% số người xuất cư Đồng Bằng Sông Cửu Long chọn điểm đến là
Đông Nam Bộ)
Đông Nam Bộ là điểm đến yêu thích của người dân các vùng khác nhưng
đây cũng là vùng giữ vị trí thứ ba cả nước về số người xuất cư đi các vùng khác và
đang có xu hướng tăng với 114.579 người xuất cư đi các vùng khác năm 2013 chiếm 21,4% cả nước Như vậy so với năm 2010 thì số người xuất cư khỏi Đông
Nam Bộ đã tăng 43.519 người (số người xuất cư của Đông Nam Bộ năm 2010 là
71.060 người, năm 2013 là 1.145.579 người), tuy nhiên Đông Nam Bộ, trong đó có
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tầu kinh tế - nơi đến hấp dẫn của Íao động cả nước
(trong luồng di cư đến ĐôngNam Bộ, có thể có một lượng không nhỏ là những người đến đây dé học tập, đào tạo nâng cao tay nghề, sau khi học xong họ ở lại làm
việc theo nhu cầu tuyển dụngcủa các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp ở đây)
Trang 36người) nên tỷ suất di cư thuần đạt 8,3%o, đây cũng là tỷ lệ cao nhất cao nhất cả
nước
So với các vùng khác thì Tây Nguyên là vùng có số người xuất cư đi các
vùng khác ổn định hơn (31.573 người năm 2010, 33.501 năm 2013), tuy nhiên đây
lại là vùng có sự thay đổi lớn về số người nhập cư, số người nhập cư đến vùng này
năm 2013 tăng 15.916 người so với năm 2010 (năm 2013 là 45.041 người, năm 2010 là 29.845 người) do số người nhập cư tăng nhanh nên Tây Nguyên từ vùng có
tỷ suất đi cư thuần âm năm 2010 đã đạt tỷ suất di cư thuần dương 2,1 %o năm 2013
Số người nhập cư đến Tây Nguyên ngày càng nhiều do mật độ dân số Tây Nguyên còn thấp, đất canh tác còn nhiều, là nơi thu hút dân cư nông thôn của cáctỉnh phía
Bắc đến để tìm đất canh tác, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xuấtkhẩu, như cà phê, cao su, chè
Kết quả thu được từ Điều tra Biến động dân số 1/4/2013 so với năm điều tra
2010cho thấy số lượng người di cư giảm, tỷ suất nhập cư của hầu hết các vùng đều tăng (rừ Đông Nam Bộ), tỷ suất xuất cư ở hầu hết các vùng có sự thay đổi (trừ Tây Nguyên) Kết quả này cũng cho thấy di cư giữa các vùng có sự thay đổi và biến động liên lục và thường không theo một xu hướng nhất định Ở thời điểm 5 năm
trước tổng điều tra năm 2009 Tây Nguyên là vùng có tỷ suất nhập cư thuần thì năm
2010 vùng này có hiện tượng xuất cư thuần (-0,3 %o) và đến năm 2013 Tây Nguyên lại là vùng có tỷ suất nhập cư thuần (2,1 %o) Tỷ suất nhập cư của Đồng Bằng Sông
Hồng cũng tương tự như vậy, ở thời điểm 5 năm trước tổng điều tra năm 2009 thì
Đồng Bằng Sông Hồng có tỷ suất xuất cư thuần nhưng đến năm 2010 vùng có tỷ
suất nhập cư thuần (0,5 %o), năm 2013 đây lại là vùng có tỷ suất xuất cư thuần (-0,3
%o)
Các vùng còn lại tỷ suất nhập cư và xuất cư có sự thay đổi nhiều về tỷ lệ nhưng nhìn chung Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục là những vùng có tỷ suất xuất cư
Trang 373.4.2 Di cư giữa các tỉnh ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam
Phụ lục 1 trình bày số liệu di cư giữa các tỉnh thuộc khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam thời điểm năm 2010 Đối với số liệu điều tra biến động dân số năm 2010 thì có 7/24 tỉnh ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam có tỷ
suất đi cư thuần dương (số người nhập cư nhiều hơn xuất cư), các tỉnh có tỷ suất di cư thuần tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ trong đó cao nhất là Bình Dương 74,6
người/1.000 dân Toàn bộ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đều có tỷ suất di cư thuần âm (số người nhập cư ít hơn số người xuất cư) trong đó tỉnh có tỷ suất di cư thuần cao nhất là Cà Mau -27,2 người/1.000 dân
Phụ lục 2 trình bày số liệu di cư giữa các tỉnh thuộc khu vực phía Nam và
Tây Nguyên Việt Nam thời điểm năm 2013 Đối với số liệu điều tra biến động dân số năm 2013 tỷ suất di cư của các tỉnh khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam không có sự thay đổi nhiều về hướng đi cư, so với năm 2010 thì năm 2013 đã có
thêm 3 tỉnh có tỷ suất đi cư thuần dương nhưng số tỉnh có tỷ suất di cư thuần dương vẫn chiếm số ít trong tổng số tỉnh/thành phố của khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam(10 tỉnh“thành phố có tỷ suất di cư thuần dương trong tổng số 24
tỉnh/thành phố)
Trong 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có 3 tỉnh có tỷ
suấtdicư thuầnđương là Tiền Giang (3,3 người/1000 dân), Trà Vinh(2,2 người/1.000
dân), Vĩnh Long (2,7 người/1.000 dân), 10 tỉnh còn lại đều có tỷ suất di cư thuần âm trong đó Bạc Liêu (-14,2 người/1.000 dân) đã chiếm vị trí số một của Cà Mau
năm 2010
Mặc dù tỷ suất di cư thuần giảm nhiều so với năm 2010 nhưng Bình Dương
tiếp tục là tỉnh đứng đầu danh sách về tỷ suất đi cư thuần dương ở khu vực phía
Nam và Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam với 34,5 người/1.000 dân, do ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nên thu hút được nhiều lao động đến
đây làm việc, tiếp theo là Đắk Nông với lợi thế đất đai rộng lớn và thích hợp với
Trang 38nghiệp, dịch vụ nên Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh đều có tỷ suất di cư thuần
dương khá lớn trên 6 người/1.000 dân
Đối với các tỉnh có tỷ suất di cư thuần dương cao không có nghĩa là tỷ suất
xuất cư ở đây ít, ví dụ cụ thể nhất đó là Bình Dương là tỉnh có tỷ suất đi cư thuần
dương cao nhất cả nước nhưng tỷ suất xuất cư ở đây không nhỏ năm 2010 là 15
người/ 1.000dânxếp thứ 5 trong tổng số 24 tỉnh/thành phố thuộckhu vực phía Nam
và Tây Nguyên Việt Nam về tỷ suất xuất cư, năm 2013 là 19,9 người/1.000 dân vươn nên vị trí thứ đứng đầu trong tổng số các tỉnh/thành phố có người xuất cư của
khu vực phía Nam và Tây Nguyên Việt Nam Các tỉnh/thành phố như Đồng Nai,
thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ xuất cư cũng không nhỏ đạt trên 7 người/1.000 dân Như vậy có thể thấy rằng đa số các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đang có
tình trạng số người xuất cư đi nơi khác nhiều hơn nhập cư đến tỉnh như đã trình bày
ở trên lý do mà tỷ suất di cư thuần âm tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long vì những hệ quả tiêu cực của biến đổi môi trường và các thiên tai liên quan đang tác động làm diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, người dân thiếu việc làm và phải di cư đi nơi khác (chủ yếu là đến các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ) Tuy nhiên, tỷ suất xuất cư của các tỉnh trong vùng năm 2013 đã giảm khá nhiều so với năm
2010, nếu như năm 2010 toàn bộ 13 tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long có số người xuất cư nhiều hơn nhập cư thì đến năm 2013 đã có 3 tỉnh có số người nhập cư
nhiều hơn xuất cư Các tỉnh Đông Nam Bộ vẫn là nơi có tỷ suất nhập cư cao nhất cả nước nhưng năm 2013 tỷ nhập cư ở đây cũng đang giảm mạnh và nhiều tỉnh đã có tỷ suất xuất cư tăng nhanh như Bình Dương là tỉnh có tỷ suất xuất cư đứng đầu cả nước
3.4.3 Ngwoi di cw tham gia hoat déng kinh tế ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên Viet Nam
Trang 39phố Hồ Chí Minh, 85,1% thành phố Hồ Chí Minh) Tây Nguyên là vùng có số người di cư tham gia hoạt động kinh tế thấp nhất 30.900 người do số người di cư ở
đây không nhiều, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người di cư ở Tây Nguyên
là 79,6% Trong các vùng thì Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ tham gia
lao động của người di cư thấp nhất nước 75,7%
Bảng 3.3 Phân bố người di cư tham gia hoạt động kinh tế, năm 2013 Số người di | Tỷ lệ tham gia lao động của Nơi cư trú/vùng cư tham gia người di cư hoạt động (4%) kinh tế
(nghìn người) | Tổng số | Nam | Nir Trung du và miên núi phía bắc 65,6 90,6 93,3 89,4 Đông Băng Sông Hơng* 73,7 §0,4 82,2 79,2
Bắc Trung Bộ và DH miên Trung 158,8 82,4 84,7 80,7 Tay Nguyén 30,9 79,6 82,8 77,6 Đông Nam Bộ* 117,7 90,8 95,8 86,4 Đông Băng Sông Cửu Long 119/1 75,7 90,2 65,9 Hà Nội 35,6 80,5 85,5 78,2 Thanh phô Hồ Chi Minh 122,6 85,1 95,6 77,1
Đông Băng Sông Hông*: không bao gôm Hà Nội
Đông Nam Bộ*: không bao gồm thành phó Hồ Chí Minh
Nguôn: Báo cáo điêu tra Lao động việc làm năm 2013
Trong tổng số người di cư thì tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Nam nhiều hơn nữ ở tất cả các vùng đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Với số lượng người di cư tham gia hoạt động kinh tế như trên thì đây sẽ là một trong những thách thức lớn của các vùng trong việc ổn định quy mô dân số, lực lượng lao đông tham
Trang 40Bang 3.4 Phân bố người di cư có việc làm, năm 2013 ˆ Số người | Tỷ sô việc làm trên Tỷ sô việc làm trên
Nơi cư trú/vùng di cư có | dân số 15 tuổi trở lên dân
việc làm của người di cư số15 tuổi trở lên (nghìn (%) (%) người | Tông | Nam | Nữ | Tông |Nam| Nữ số số Trung du và miền núi | 59,1 81,7 |79,6 |82,6 |85,3 |86,7 | 83,9 phía bắc Đồng Bằng Sông 66,6 72,6 |71,5 |73,4 |75,9 |77,3 |74,6 Hồng* Bac Trung B6 vaDH | 137,0 71,1 |75,0 [68,1 |77,9 | 80,9 | 75,1 mién Trung Tay Nguyén 25,6 66,0 |74,9 |60,4 | 82,3 | 85,4 | 79,1 Đông Nam Bộ* 110,4 851 | 87,5 [83,1 |76,I | 82,1 | 70,6 Đồng Bằng Sông Cửu | 104,4 663 |80,4 |56,9 |75,5 | 83,7 | 67,7 Long / Hà Nội 33,1 75,0 | 82,8 |71,2 | 68,5 |71,3 | 65,9 Thành phố Hỗ Chí 120,1 83,4 |93,8 |75,4 |62,7 | 71,7 |54,9 Minh
Dong Bang Sông Hông*: không bao gôm Hà Nội
Đông Nam Bộ*: không bao gồm thành phó Hồ Chí Minh
Nguôn: Báo cáo điêu tra Lao động việc làm năm 2013
Quan sát tỷ số việc làm trên dân số của người di cư theo các vùng cho thấy tỷ
số này cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ (85,1%), và thấp nhất ở vùng Tây Nguyên