1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ tại khu chế xuất tân thuận tp hcm

107 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Các Doanh Nghiệp Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khu Chế Xuất Tân Thuận
Trường học University of Economics Ho Chi Minh City
Chuyên ngành Business Administration
Thể loại Thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Ho Chi Minh City
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 5,73 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

ĐÀM TRUNG HIỂU

pANH GIA CAC YEU TO ANH HUONG DEN SU HAI LONG CUA CAC DOANH NGHIEP

DOI VOI CHAT LUONG DICH VU TAI KHU CHE XUAT TAN THUAN-THANH PHO HO CHI MINH CHUYEN NGANH : QUAN TRI KINH DOANH MA SO CHUYEN NGANH : 60340102 TRUGNG-Bal HOC MG TP.HCM THU VIEN LUAN VAN THAC SY QUAN TRI KINH DOANH

Trang 2

-iii-

TOM TAT

Đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ tại KCX Tân Thuận-Thành phố Hồ Chí

Minh” nghiên cứu mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCX Tan Thuận nhằm tìm ra những yếu tố thực sự có tác động đến sự hài lòng của các doanh nghiệp trong KCX Qua nghiên cứu này, đề tài hướng đến việc đưa ra những kết quả dựa trên những luận cứ khoa học nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho các cấp quản lý Góp phần cho sự phát triển KCX Tân Thuận nói riêng và các KCN khác tại TP.HCM nói chung

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu của đề tài và các thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của doanh nghiệp bao gồm 6 nhân tố: Phương tiện hữu hình, Sự tin cậy, Mức độ đáp ứng, Sự đảm bảo, Sự cảm thông, Chỉ phí đầu vào

Để ứng dụng mô hình trong thực tiễn, tác giả đã tiến hành điều tra tất cả các

doanh nghiệp đang hoạt động tại KCX Tân Thuận Các doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp kể cả các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Cơ cấu mẫu khảo sát người trả lời ở vị trí Ban giám đốc, Trưởng/phó phòng chức năng (phòng hành chính-nhân sự, dự án, kinh doanh), giám sát/trưởng - bộ phận

Trang 3

-jv-

Nghiên cứu về sự hài lòng của các doanh nghiệp mang lại ý nghĩa thực tiễn cho KCX Tân Thuận, qua đó tác động mạnh đến chính sách thu hút đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước trên địa bàn TP.HCM Trên cơ sở đó, các thông tin nghiên cứu cũng góp phần đây nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, phát triển đời sống kinh tế xã hội Tuy đã có rất nhiều cố gắng trong nghiên cứu nhưng đây là đề tài tương đối rộng và phức tạp Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là nhà đầu tư với nhiều mối quan hệ lợi ích phức tạp nên có thể có động cơ trả lời phỏng vấn sai lệch Mặt khác, giới hạn không gian nghiên cứu hẹp, chỉ xem xét đến các doanh nghiệp đầu tư trong KCX Tân Thuận, không xem xét đến

các doanh nghiệp đầu tư vào các KCX, KCN khác lân cận trên địa bàn thành phố

Trang 4

MUC LUC | Trang I0 0 .ố se 1 _ Lời cảm ơn -cccrrrrrrtrrrrrrrtrttiieiiieirririrrirreretrirrerrrrirrde TH ng như ii Tóm tắt ¬ iii 018i .ố na Vv

Dannh muc Dang c.ceeeeseeseseeeesessesessnscscscssecesessesessesnseesseesseessesesesscsessenrensssenserenenesnenenees ix - |

Damh muc fink cesceesssseseeseessseesenesseseessneeeneenssssenssesssseneeseasensasseensnsaceneassenecgeensensess X Danh mục từ 1á T Xi

0:08:70 1 1 Lý do nghiên CU ec escssssseseseeseeeesesessessesessereeseesessesssssenneassssesenessenenseeeneeeseenees 1 2 Mục tiêu nghiên CỨU - «55+ S+ +3 S3913912 38.3 tt ng H01 0100111141110 10 3 2.1 Muc tidu tong ai 3

PYÄY ¡(T81 ¡on .ố 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .- 4

4 Phương pháp nghiÊn CỨu - 55+ + s* 1313313 1 9119 90 00 H41 1411101111911 4 5 Kết cấu của đề tài ¿2c nh nh h1 111 11.1.0110 4

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA VAN DE

(6021170790002 = 1 6 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VÁN ĐỀ NGHIÊN CỨU -cccsrs 6

1.1.1 Cơ sở lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ -‹ - 6 1.1.2 Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng -: ++-++-cseereere 9

1.1.2.1 Sur hai Ong 9

1.1.2.2 Thang đo Servqual của Parasuraiman -ccseeceereereee 10

1.1.2.3 Mô hình lý thuyết nghiên cứu sự hài lòng . -« -«+ 13

1.1.3 Lý thuyết tiếp thị địa phương «5555k 16 1.2 MOT SO NGHIEN CUU SU DUNG THANG BO SERVQUAL VA

SERVPERF TẠI VIỆT NAM St 16 1.3 TONG QUAN CAC NGHIEN CUU TRUGC DAY CO LIEN QUAN DEN

ĐỀ TÀI -222222222211112222222222 1 0.0.00 nnnHHHHrrrriiiiiiiiiiiririrrrrrirririd 17

M9) 06V V09:009) c0 19

Trang 5

-vi-

2.1 KHAI NIEM VE KHU CHE XUAT, KHU CÔNG NGHIỆP „21

2.1.1 Nguồn gốc và sự hình thành khu chế xuất, khu cơng nghiệp 2Í 2.1.2 Các loại hình khu cơng nghiỆp 5-55 SĂ «nhe, 21 2.1.2.1 Cảng tự dO .-.- SH nhì HH Hà H011 0110k 1ker 22 2.1.2.2 Khu chế xuất . - 5+ cs+ SE 22 2.1.2.3 Khu Công nghiệp tập trung - -ss-cSằeehhHhHhHHreiie 22

nan an r nh ẽ 22°

2.1.2.5 Khu bao thud cccccseccsseecsseecsseesssesssesssessssssnsessecssessnecsneeesneneneennneensrens 23 2.1.2.6 Khu Phát triển Khoa học Công nghệ hoặc Khu

công nghỆ CaO - - cà s+ +9 2 3 nề Hà ti ti H0 00101011101 23 2.1.2.7 Khu vực mậu dịch tự do (F TÀA) . - + xeeeseserreirerrree 24 2.1.3 Khái niệm về KCX, KCN ở Việt Nam -cccscrserrterieerrrerree 24 2.2 TÔNG QUAN VỀ KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN -: - 26

2.2.1 Sự hình thành - - <6 + + 3E 99.99135138 3 1.8 9t ni Hi gi 001104 26

2.2.2 Hiện trạng bồ trí, thu hút ngành nghề đầu tư -. -«cc-+cceceereee 28 2.2.3 Các dịch vụ tiện ích cho doanh nghiỆp - - - - 5Ăc + sserererere 29

2.2.3.1 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật - 5c snseerrerrerierrrrrirrre 29

2.2.3.2 Hệ thống thông tin liên lạc-Viễn thông -++ecereeree 30

2.2.3.3 Phòng khám đa khoa KCX Tân Thuận -. -: -++-++cc 30

2.2.3.4 CUM vn 8n .ố 30

2.2.3.5 Trung tâm sinh họat công nhân KCX Tân Thuận và cụm

thể dục, lIIcS1:;TlaÝ'Ả'ŸẢÊŸÝÝ 31

2.2.4 Định hướng phát triển của KCX Tân Thuận . -55++cxssve2 3l

2.2.4.1 Phát triển khu E-Office 22,222222222.2.2.rrrrre 31

2.2.4.2 Kế hoạch thu hút đầu tư năm 2015 . -c-cc+csereertrrerres 31

wioyny video cm 32

CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 33

E§§Y(983Ì0)):8)/62112)1960000007 33

3.1.1 Mơ hình nghiên cứu của đề tài . +5 stereereerrrrrrrrrrrrrrrree 33

3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu s 55ccttereerxertrertrirrrirrrrrrrrrrirdia 36

Trang 6

-vii-

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5-5 55++£vesreerrerreea _— 38

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu -eeeeseersrrree đỔ

3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp - -c-ccscrceerketrrrrirrrrrrrrriirie 38

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp . ce -ecre+ HT n9 kh 39 3.2.2 Phương pháp phân tích định lượng -. -c+esereererrrrrrrree 39 3.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SÓ LIỆU -¿ 2222++++tEEExvtrertterrrrkkeered 40 3.3.1 Mẫu dữ liệu nghiên cứu - + ++c+s*ckerterrretrrrrteerrrreirre 40 3.3.2 Sàng lọc đữ liệu - ¿ +5++Srxsrirkkterkrrrkerrkrrrtrrrir 40 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu s- 5+ Sc+Scetterrerrrtrrrrirrirrirrrierie 40 3.3.3.1 Quy trình phân tích - «+ + +++ +3 th th hy 41 a Kiểm định mức độ tin cậy của thang đo (nhân tỔ) cccccerrerrerrree 4]

b Phan tich nhan t6 khém pha (EFA) ccccssssssesssceecteseessescersstssteneesseneees 4] c Phân tích hồi quy da bién (MRA) ccssessesesseecssesesstessesstessesneesseeseceseenes 42

3.4 TÓM TẮT CHƯƠNG - 25+ ©++Sx+EEEEEETEEEkEErtrerkerkrrkrkrkirrrrrrrrrrrke 43

CHUONG 4: DANH GIA SU HAI LONG CUA CAC NHA DAU TU TAI

KHU CHE XUAT TAN THUAN-QUAN 7, TP HỎ CHÍ MINH 44 4.1 PHẦN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO KCX 44

4.1.1 Phân tích thống kê mô tả - 5° SttềteteEeEererktrtrrrrrrrerrrre 45

4.1.1.1 Mẫu nghiên cứu -+ eeriiiieeeeeerrirrirrrrrrrrrrrrriiiiirirrrrrrir 45

4.1.1.2 Đo lường các yếu tố nghiên cứu - c- c5 ccsccsererrerrrrrerree 46 4.1.1.3 Đo lường các nhân tố môi trường đầu tƯ -cccccerererrree 46 4.1.1.4 Do lường sự hài lòng của các nhà đầu tư - -c -ee 48 4.1.1.5 Phân tích mô tả các đoanh nghiệp điều tra - 5<: 48

a Dac diém mu khao sat 1n 48

b Phân theo thời gian hoạt động của doanh nghiỆp . - - 49 c Phân theo qui mô vốn đầu tư của doanh nghiệp . s 50 d Phân theo qui mô lao động của doanh nghiỆp ‹ -‹- 51 e Phân theo loại hình doanh nghiỆp 55555 =SSssesestresreesrrese 52 £ Phân theo ngành nghề hoạt động . ¿55-56 55ccrererxereerree 52 g Phan theo’vi trí trong doanh nghiệp của người đại diện

Trang 7

“Viii-

4.1.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) ‹ - 54

4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá (EEA)) . . -«-c+ece+x+rxsrxerteerxrr SỐ + Kiểm định tính thích hợp của EFA _ 56 + Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện — 57

+ Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tỐ -. -¿- + ©<+x+©x+ExtExtEEEEEEEEEEEEEEErtkerkerkirkrrkrrtrrrrerrikrerƠ E 4.1.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng -:- + 52 + + ++£cets+xeEetxetxrrrrrrrrrer 63 4.1.4.1 Phân tích tương quan c5 9 nh th 012 14 63 4.1.4.2 Phân tích hồi quy đa biến - + tcteretererrerrrrrrrrrrrrrre 64 4.1.5 Giải thích kết quả phân tích hồi quy ¿-55-5secsererteerrerritrtrre 68 m0 0v.0095i0/9)) 6777 — 70

CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP -©5c5cccccseeee 72 8408977 — ƠỎ 72 5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG - -c-cccceeeee 73 5.3 HAN CHÉ CỦA ĐẺ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 76

SN? 07.6: 8n 76

5.3.2 Hướng nghiên cứu 0Ù 77

Trang 8

-ix-

DANH MUC BANG BIEU

Trang

Bang 2.1: Thống kê ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động .- - 28

Bảng 3.1: Thang đo sử dụng trong mô hình . -+-ss<+eseseerererterrrtrte 37 Bảng 4.1: Mô tả dữ liệu theo thời gian hoạt động -.-: -:+ c+cerseereerree 49 Bảng 4.2 Mô tả dữ liệu mẫu phân theo quy mô vốn đầu tư - - 50

Bảng 4.3: Mô tả dữ liệu mẫu phân theo quy mô lao động -. -‹ - 51

Bảng 4.4: Mô tả đữ liệu mẫu phân theo loại hình doanh nghiệp 52

Bang 4.5: Mé ta dit ligu mau phan theo nganh nghé hoạt động - 53

Bảng 4.6: Mô tả đữ liệu mẫu phân theo vị trí trong doanh nghiệp của người trả lời l1 8 54

Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo .- 5c 5< c£szeerrersrsree 56 Bảng 4.8: Bảng kiểm định KMO và Bartletf - +5 ccerrerrerrrrrrrerierririe 57 Bảng 4.9: Bảng kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát nhân tố 58

Bảng 4.10: Bảng ma trận nhân Pa 59

Bảng 4.11: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định EFA -¿-c5ccccxreerrerrree 61 Bảng 4.12: Ma trận tương quan của các nhân / d 64

Bảng 4.13: Bảng hệ SO OL 7 66

Bảng 4.14: Tóm tắt mô hình 5c + xtxrketerxerkE.EErrrrrrrrrrerree 67

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Mô hình sự hài lòng -eereeerreerreetrrrtrrrrrerrtrrrmrrrrrerdin 9

Hình 1.2 Mô hình chất lượng dịch vụ -+strtrrrrreerrrrrrtrtrtrtrrrrrrr 11

Hình 1.3 Mô hình lý thuyết nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng - 15 |

Hinh 2.1 So dd khu ché xudt Tan Thuan .sssssssssseeesnsseeessssesnseeeennseernsennnsere 27

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất -++srrrrrterrrrtrrrretrtrtrrrlrn 34

Trang 10

-Xi- DANH SACH CAC CHU VIET TAT ANNOVA BQL CN DN DH EFA EVN FDI FTA KCN KCNC KCX KCX va CN KMO MRA PCI QTKD TNHH TP TPHCM UBND USD VNCI Phan tich phuong sai Ban quan ly Cong nhan Doanh nghiép Dai hoc Phân tích nhân tố khám phá

Tập đoàn điện lực Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài Khu vực mậu dịch tự do Khu công nghiệp

Trang 11

PHAN MO DAU

1 Lý do nghiên cứu

Khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đây phát triển công nghiệp ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Kế

từ khi KCX Tân Thuận, KCX đầu tiên của Việt Nam đã được xây dựng tại thành phố

Hồ Chí Minh vào năm 1991 đã có tác dụng thúc đây công nghiệp hóa, hiện đại hóa

(CNH ~ HĐH) tại thành phế Hồ Chí Minh đã có tác dụng lan tỏa đến các tỉnh thành

của các nước với 283 KCX, KCN được thành lập (tính đến tháng 12 năm 2011), nhanh

chóng trở thành một lực lượng kinh tế mạnh của đất nước, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đa dạng hóa các nguồn lực Đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài,

góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ, khả năng cạnh tranh và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường sinh thái Tính đến

cuối tháng 12 năm 2011, cả nước đã có 283 KCX, KCN được thành lập với tong dién

tích đất tự nhiên gần 69 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê

đạt trên 45 nghìn ha Đã có 171 KCN đã đi vào hoạt động và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN đạt gần 17 tỷ USD, chiếm 33% tông vốn đầu tư đăng ký; vốn thực hiện của các doanh nghiệp trong nước trong KCN đạt gần 130 nghìn tỷ đồng, chiếm 43% tổng vốn đầu tư đăng ký Giải quyết việc làm cho gần 1,5 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1,7 triệu lao động gián tiếp (Số liệu của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Trong quá trình hội nhập và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh luôn thể hiện

vai tro quan trọng là một trung tâm phát triển kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ

Trang 12

hơn 17 năm hình thành và phát triển, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 3 khu chết

xuất và 12 khu công nghiệp với tông diện tích đất công nghiệp thương phẩm là 2.354

ha, thu hút được 1.156 dự án đầu tư, trong đó có 472 dự án đầu tư nước ngoài, kim

ngạch xuất khẩu tính đến nay là 16 tỷ USD Hầu hết các khu chế xuất, khu công nghiệp

của thành phố có tỷ lệ đất cho thuê khá cao, đạt khoảng 60 — 100% diện tích Các khu

chế xuất, khu công nghiệp hiện hữu đều được bố trí vào các khu vực đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả nhưng thuận lợi về vận tải hàng hóa như gần cảng (Tân Thuận,

_ Cát Lái, Hiệp Phước), gần sân bay quốc tế (Tân Bình, Tân Thới Hiệp) và doc theo các tuyến xa lộ vành đai (Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân), quốc lộ (Tây Bắc Củ Chị,

Tân Phú Trung) Khoảng cách từ các khu chế xuất, khu công nghiệp đến trung tâm

thành phố là 4 — 32 km Về quy hoạch tổng thể, Thủ tướng Chính Phủ đã có Quyết định

số 1736/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 điều chỉnh, bỗố sung quy hoạch phát triển các khu

chế xuất, khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 và định hướng

đến năm 2020.Theo quy hoạch, thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 22 khu chế xuất, khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 7.042 ha, trong đó đã khai thác 4.000 ha, còn lại phát triển trong tương lai là hơn 3.000 ha Hiện nay, định hướng phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố là chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh

vực kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các ngành cơ khí, điện — điện tử và

hóa chất

Bên cạnh sự thành công của một số KCX, KCN, phần lớn các KCN khác trên

địa bàn TP.HCM cũng như trên cả nước vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế Thể

hiện qua khả năng thu hút đầu tư, hiệu qua lap đầy của các KCN Tính đến tháng 6 năm

2012, tỉ lệ lắp đầy KCX, KCN trên cả nước chỉ chiếm 64% Việc nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động của các KCN đang được các địa phương, các ngành, các cấp quan tâm Ở tầm vĩ mô cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, đặc biệt là nghiên cứu thu hút đầu tư vào các KCN Đối tượng trong các nghiên cứu thường là các chính sách ưu

đãi thu hút đầu tư, các tác động của đầu tư nước ngồi đến mơi trường tự nhiên, môi

trường kinh tế - xã hội, Tủy nhiên cho đến nay việc đặt các doanh nghiệp làm trung

2

Trang 13

tâm cho đối tượng nghiên cứu để xem các doanh nghiệp mong muốn gì ở các KCN, các:

địa bàn có KCN hầu như chưa được quan tâm

Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá các yếu tế ảnh hưởng đến sự hài lòng của các

doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ tại KCX Tân Thuận-Thành phố Hồ Chí

Minh,” nghiên cứu mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCX Tân Thuận nhằm tìm ra những yếu tố thực sự có tác động đến sự hài lòng của các doanh nghiệp trong KCX Qua nghiên cứu này, đề tài hướng đến việc đưa ra những kết -_ quả dựa trên những luận cứ khoa học nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho các

cấp quản lý Góp phần cho sự phát triển KCX Tân Thuận nói riêng và các KCX, KCN

khác tại TP.HCM nói chung 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tông quát

Nhận điện môi trường đầu tư vào Khu chế xuất Tân Thuận - Quận 7, Tp.Hồ Chí

Minh, hiệu quả thu hút đầu tư — các yếu tố làm cho nhà đầu tư hài lòng khi đầu tư vào đây từ đó đề ra định hướng các giải pháp có khả năng làm gia tăng mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại Khu chế xuất Tân Thuận — Quận 7, Tp Hồ Chí Minh

2.2 Mục tiêu cụ thé

1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư vào Khu chế xuất tại Khu chế xuất Tân Thuận — Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư vào Khu chế xuất tại Khu chế xuất Tân Thuận — Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

3 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất định hướng các giải pháp nâng cao sự hài lòng của các nhà đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đầu tư của Khu chế xuất Tân

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chủ đầu tư hoặc đại điện các chủ đầu tư,

Ban giám đốc các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động tại KCX Tân Thuận - TP.HCM Các khảo sát của nghiên cứu được thực hiện tại KCX Tân Thuận - TP.HCM;

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1, nghiên cứu định tính: nhằm xây dựng và phát triển hệ thống khái

niệm, thang đo lường và các biến nghiên cứu từ đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sắt

- Giai đoạn 2, nghiên cứu định lượng: tiến hành khảo sát thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, ước lượng và kiểm định các mô hình nghiên cứu thông qua các kỹ

thuật: thống kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám

phá (EFA), ước lượng và kiểm định mô hình hồi quy bội và các phân tích khác với sự

hỗ trợ của phần mềm SPSS 20 for Window

5 Kết cấu của đề tài

- Phần mở đầu: giới thiệu tổng quan về vẫn đề nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn

của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và

phương pháp nghiên cứu

- Chương 1: Trình bày hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết, mô hình lý thuyết và các kết quả của những nghiên cứu trước đó có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài Mô hình nghiên cứu của đề tài, xác định thang đo nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của các doanh nghiệp trong KCX-KCN trên cơ sở nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu ban đầu

- Chương 2: Trình bày nguồn gốc và sự hình thành KCX, KCN, các loại hình

KCN hiện nay trên thế giới và khái niệm về KCX, KCN ở Việt Nam Sự hình thành

của KCX Tân Thuận và các đặc điểm về dịch vụ của KCX Tân Thuận

Trang 15

- Chương 3: Trình bày các phương pháp nghiên cứu được ứng dụng trong đề tài, mô tả phương thức thu thập dữ liệu, xác định phương pháp chọn mẫu điều tra, cỡ

mẫu điều tra, và các kỹ thuật phân tích dữ liệu

- Chương 4: Trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được để giải quyết, trả lời các câu hỏi của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra |

- Chương 5: Trình bay tom tắt các kết quả nghiên cứu đã đạt được; đề xuất gợi ý chính sách từ kết quả nghiên cứu; những hạn chế của đề tài và gợi ý cho các nghiên

Trang 16

CHUONG 1

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN ‘CUA VAN DE NGHIEN CUU

Trong chương 01 sẽ hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết, mô hình lý thuyết và các kết quả của những nghiên cứu trước đó có liên quan đến vẫn đề nghiên cứu của đề tài Từ mô hình nghiên cứu của đề tài, xác định thang đo nghiên cứu đánh giá sự hài lòng

của các doanh nghiệp trong KCX trên cơ sở nghiên cứu và phát triển các giả thuyết

_ nghiên cứu ban đầu

ˆ 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN DE NGHIÊN CỨU

1.1.1 Cơ sở lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ

Ngày nay ngành dịch vụ được xem như bộ phận đem lại giá trị vô hình cho nền kinh tế Các nhà nghiên cứu marketing hiện đại Kotler và Armsfrong định nghĩa dịch

vụ như sau:

“Dịch vụ là bất kỳ hành động hay lợi ích nào một bên có thể cung cấp cho bên khác mà về cơ bản là vô hình và không đem lại sự sở hữu nào cả”

Dịch vụ có 04 tính chât sau đây:

- Tính vô hình (intangibility): một dịch vụ thuần túy không thể được đánh giá bằng cách sử dụng bất kỳ giác quan cơ thể nào trước khi nó được mua Vì vậy, để giảm sự không chắc chắn, người mua sẽ fìm kiếm các bằng chứng của chất lượng địch vụ từ

những đối tượng họ tiếp xúc, trang thiết bị mà họ thấy được

- Tính không thể tách rời (nseparability): đặc thù của địch vụ là được sản xuất và tiêu thụ đồng thời cùng một lúc Nếu một người nào đó thuê dịch vụ thì bên

cung cấp dịch vụ sẽ là một phần của địch vụ, cho dù bên cung cấp dịch vụ là con người hay máy móc Bởi vì khách hàng cũng sẽ có mặt lúc dịch vụ được cung cấp nên sự tương tác giữa bên cung cấp dịch vụ và khách hàng là một đặc tính đặc biệt của thị

Trang 17

- Tinh hay thay déi (variability): thể hiện ở đặc điểm chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào người cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm và cách thức dịch vụ được cung cấp

- Tính dễ bị phá vỡ (perishability): dịch vụ khác với các hàng hóa thông

thường ở chỗ nó không thể được cất giữ Nói cách khác, dịch vụ nhạy cảm hơn các

hàng hóa thông thường trước những thay đổi và sự đa dạng của nhu cầu Khi nhu cầu

thay đổi thì các công ty dịch vụ thường gặp khó khăn chính vì vậy các công ty dịch vụ luôn phải tìm cách để làm cung và cầu phù hợp nhau, chẳng hạn như các nhà hàng thuê thêm nhân viên bán thời gian để phục vụ vào các giờ cao điểm Ngoài các tính chất

trên, dịch vụ còn có thể được mô tả với các thuộc tính chính sau:

Thiếu tính chất có thể chuyên chở được: dịch vụ phải được tiêu thụ tại nơi “sản

xuât” dich vu

Thiếu tính đồng nhất: dịch vụ thường được sửa đổi để phù hợp cho mỗi khách hàng hay mỗi tình huống mới (làm theo yêu cầu của khách hàng) Việc sản xuất hàng loạt rất khó đối với dịch vụ Điều này có thể được xem là một vấn đề chất lượng không đồng nhất Cả nhập lượng và xuất lượng của các quá trình bao gồm trong việc cung cấp dịch vụ thì rất dễ biến đổi, cũng như những mối quan hệ giữa các quá trình này, làm

cho khó có thê duy trì chất lượng đồng nhất

Cần nhiều nhân lực: dịch vụ thường bao gồm đáng kể các hoạt động của con người, hơn là các quá trình được định ra một cách chính xác Vì vậy, quản trị nguồn nhân lực là rất quan trọng Nhân tố con người thường là nhân tố chủ yếu đem lại thành

công trong ngành dịch vụ

Biến động nhu cầu: rất khó để dự đoán nhu cầu Nhu cầu có thể thay đôi theo mùa, thời gian trong ngày, chu kỳ kinh doanh

Trang 18

KCX thường được xây dựng trên các vùng có nhiều đất trống, các nhà máy xây

dựng trong khu được tập trung theo chiều dọc, do đó chi phí đầu vào và đầu ra của

doanh nghiệp sẽ hạ thấp vì các nhà máy thường xây dựng sát cạnh nhau, đầu ra của nhà

máy này cũng là đầu vào của nhà máy kia Ngoài ra, các doanh nghiệp khi đầu tư vào

KCX sẽ giảm được nhiều chỉ phí như: mua đất, xây dựng đường dây tải điện, đường

giao thông vận tải vào nhà máy, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn Lợi thế của việc sản xuất tập trung tại các KCX so với phát triển phân tán là tận dụng được lợi thế quy mô, tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường, đồng thời cung cấp các dịch vụ thuận lợi

Theo luật đầu tư ngày 29/11/2005 và Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định “Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ

cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được

thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp theo quy định của chính phủ” KCX là khu tách biệt, tập trung những nhà đầu tư vào ngành công

nghiệp mà nhà nước cần khuyến khích, ưu đãi Như vậy, KCX có thể được xem là sản

phẩm của ngành dịch vụ, khách hàng là những doanh nghiệp đầu tư trong KCX

Mô hình ngoai tac cua Romer va Lucas (2007) cho thấy các nhân tố tác động tới hành vi đầu tư: (1) sự thay đổi trong nhu cầu; (2) lãi suất; (3) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (4) đầu tư công; (5) khả năng về nguồn nhân lực; (6) tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (7) mức ổn định về môi

trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật; (8) các quy định về thủ

tục; (9) mức độ đầy đủ về thông tin

Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế: thì chất lượng là toàn bộ những đặc tính của

một thực thể, tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công bố

hay tiêm ân

Trang 19

Đánh giá chất lượng dịch vụ được Parasuraman (1985) cho rằng chất lượng dịch

vụ phụ thuộc vào 5 thang đo: (1) Phương tiện hữu hình: sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện truyền thông; (2) Tin cậy: khả năng thực hiện dịch vụ

đúng, tin cậy, chính xác; (3) Đáp ứng: sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ tạm thời; (4) Đảm bảo; (5) Sự cảm thông

Theo Dunning (1977) một doanh nghiệp chỉ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDD

khi hội tụ ba điều kiện: (1) doanh nghiệp phải sở hữu một số lợi thế so với doanh

nghiệp khác như quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô hình đặc thù của doanh nghiệp; (2) Nội vi hóa: việc

sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ của doanh nghiệp có lợi hơn là bán hay cho các

doanh nghiệp khác thuê; (3) Sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chỉ phí thấp hơn là

sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu

1.1.2 Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng

1.1.2.1 Sw hai long

Sự hài lòng là cảm giác vui thích hoặc thất vọng của một người bắt nguồn từ sự

so sánh cảm nhận với mong đợi về một sản phẩm (Kotler, 2000, din theo Lin, 2003)

Trang 20

_ Su hai long ctia khach hang duge dinh nghia nhu 1a kết quả của sự đánh giá cảm

tính và nhận thức, ở đó vài tiêu chuẩn được so sánh với sự thực hiện cảm nhận được

Nếu cảm nhận về sự thực hiện một dịch vụ thấp hơn mong đợi, khách hàng không hài

lòng Sự phán đoán hài lòng có liên quan đến tất cả kinh nghiệm về sản phẩm, quá trình

bán hàng và dịch vụ hậu mãi của doanh nghiệp Hài lòng là hàm số của mong đợi, cảm nhận cùng với khoảng cách giữa cảm nhận và mong đợi (Lin, 2003)

Quan hệ giữa sự hài lòng và chất lượng dịch vụ: Sự hài lòng của khách hàng

và chất lượng dịch vụ là hai khái nệm phân biệt nhưng có quan hệ gắn bó với nhau

Chất lượng dịch vụ là khái niệm mang tính khách quan, nhận thức, đánh giá trong khi

hài lòng là sự kết hợp của các thành phần mang tính chất chủ quan, dựa vào cảm xúc, xúc cảm (Shemwell et al., 1998, dẫn theo Thongmasak, 2001)

Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và hài lòng của khách hàng vẫn còn

nhiều ý kiến khác nhau, sự hài lòng là tiền tố của chất lượng dịch vụ hay ngược

lại Những nhà nghiên cứu Parasuraman, Zeitheml, Bitner, Bolton va Drew ung hộ quan điểm sự hài lòng dẫn tới chất lượng dịch vụ, coi chất lượng dịch vụ như là sự lượng giá tổng quát dài hạn, trong khi sự hài lòng là sự đánh giá chuyên biệt qua giao dịch Các nhà nghiên cứu khác như Cronin, Taylor, Spreng, Mackoy và Oliver khuyến cáo rằng chất lượng dịch vụ là tiền tố của sự hài lòng của khách hàng (Thomasak, 2001) Corin và Taylor (1992) đưa ra kết quả nghiên cứu khuyến cáo là chất lượng dịch vụ là tiền tố của sự hài lòng của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng có sự ảnh hưởng có ý nghĩa đến khuynh hướng mua hàng

1.1.2.2 Thang do Servqual của Parasuraman

Parasuraman (et al, 1985:1988, dẫn theo Nguyễn Dinh Tho & ctg, 2003) duge

xem là những người đầu tiên nghiên cứu chất lượng dịch vụ một cách cụ thể và chỉ tiết

trong lĩnh vực tiếp thị với việc đưa ra mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ

Mô hình Servqual của Parasuraman trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ được

trình bày ở hình 1.2 dưới đây:

Trang 21

Dich vu ky vong ' ' Y Khoảng cách {5} ‘ Lá- - - Dịch vụ cảm nhận ween” ~ et 1 — ’ S| ° 1 Qo O t oc ot c ' o o ! A ; , § 3 Khoang cach {3} ¬ ' ' > ' ' x oO D © ' Zz ! ‘SD | g 1 4 2 ’ ' 2 # ': _ Khoảng cách {2} = ' 1 = ' Y HH ' TF - (oe > < = Zz Hình 1.2 Mô hình chất lượng dịch vụ

(Parasuraman et al (1985, theo Nguyễn Dinh Thọ & ctg, 2003)

Khoảng cách {1} là sai biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận của nhà cung cấp dịch vụ về kỳ vọng đó Sự diễn dịch kỳ vọng của khách hàng khi không hiểu

thấu đáo các đặc trưng chất lượng dịch vụ, đặc trưng khách hàng tạo ra sai biệt này

Khoảng cách {2} được tạo ra khi nhà cung cấp gặp các khó khăn, trở ngại khách quan lẫn chủ quan khi chuyện các kỳ vọng được cảm nhận sang các tiêu chí chât lượng

Trang 22

cụ thể và chuyên giao chúng đúng như kỳ vọng Các tiêu chí này trở thành các thông tin tiếp thị đến khách hàng

Khoảng cách {3} hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho khách hàng không đúng các tiêu chí đã định Vai trò nhân viên giao dịch trực tiếp rất quan trọng

| trong tao ra chất lượng dịch vụ

Khoảng cách {4} là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà khách _ hàng nhận được Thông tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể làm giảm chất

lượng dịch vụ cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng những gì đã cam kết

Khoảng cách {5} hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng kỳ vọng khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ Parasuraman (et al, 1985, dẫn theo

Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2003) cho rằng chất lượng dịch vụ chính là khoảng cách thứ

năm Khoảng cách này lại phụ thuộc vào 4 khoảng cách trước

Dựa vào mô hình này, Parasuraman và các cộng sự đã giới thiệu thang đo

SERVQUAL gồm 10 thành phần: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Tin cậy; (3) Đáp ứng;

(4) Năng lượng phuc vu; (5) Tiếp cận; (6) An cần; (7) Thông tin; (8) Tín nhiệm; (9) An

toàn; (10) Thấu hiểu Thang đo này bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy

nhiên thang đo cho thấy có sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt trong một số trường hợp Do đó, các nhà nghiên cứu này đưa ra thang do SERVQUAL gồm 5 thành phần với 20 biến quan sát, cụ thể các thành phần như sau:

1 Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thê hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết

bị, nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin

2 Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác với

những gì đã cam kết, hứa hẹn

3 Đáp ứng (Responsiveness): mức độ mong muốn và sản sàng phục vụ khách hàng một cách kip thoi

4 Năng lực phục vụ (Assurance): kiến thức, chuyên môn và phong cách lịch lãm của nhân viên phục vụ; khả năng làm cho khách hàng tin tưởng

Trang 23

5 Cảm thông (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân khách

hàng

1.1.2.3 Mô hình lý thuyết nghiên cứu sự hài lòng

Mô hình SERVQUAL bao gồm 3 phần Hai phần đầu tiên gồm 2 bộ với 22 mục hỏi thể hiện 5 thành phần hình thành chất lượng: bộ câu hỏi thứ nhất dùng để xác định mong đợi của khách hàng đối với dịch vụ, bộ câu hỏi thứ hai dùng để xác định cảm

nhận của khách hàng đối với địch vụ được nhà cung ứng thực hiện Khách hàng được

- yêu cầu cho điểm mong đợi và cảm nhận của họ theo thang điểm Likert từ 1 (hồn tồn khơng đồng y) đến 7 (hoàn toàn đồng ý) Khoảng cách giữa mong đợi và cảm nhận

được tính bằng hiệu số giữa cảm nhận và mong đợi Điểm dương chỉ ra dịch vụ được thực hiện tốt hơn những gì khách hàng mong đợi, điểm âm chỉ ra địch vụ có chất lượng

kém Phần thứ ba đo lường mức độ quan trọng của 5 yếu tố hình thành chất lượng đối với khách hàng Mô hình SERVQUAL được gọi là mô hình phi khẳng định (disconfirmation model)

Năm thành phần của thang đo SERVQUAL là:

(1) Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất,

thiết bị, nhân sự và công cụ truyền thông

(2) Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ một cách đáng tin cậy và chính xác

(3) Đáp ứng (Responsiveness): sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp địch

vu kip thoi

(4) Đảm bảo (Assurance): Kiên thức chuyên môn va sự lịch lãm của nhân viên, khả năng làm cho khách hàng tin tưởng

(5) Cảm thông (Empathy): Thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân khách hàng

Trang 24

Độ tin cậy của các thành phần đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha trong: nghiên cứu của PZB (parasuraman, Zeithhaml và Berry) ở các ngành điện thoại bảo

hiểm, ngân hàng ở Mỹ đạt rất cao, từ 0.83 - 0.93 Sự kết hợp giữa 5 thành phần này với đánh giá chất lượng tổng quát khá chặt chẽ và có ý nghĩa théng ké (PZB, 1991)

Khi áp dụng vào nghiên cứu thực tế các ngành dịch vụ, số lượng các nhân tố cấu

thành chất lượng dịch vụ rút ra được có thể ít hoặc nhiều hơn 5 thành phần kể trên Sự

khác nhau đó có thể là đo sự tương đương giữa các thành phần hoặc sự khác nhau trong

ˆ đánh giá của khách hàng qua các mục hỏi trong một thành phần đối với một công ty

cung cấp dịch vụ (PZB, 1991) Những nhân tố của chất lượng dịch vụ có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành hay lãnh vực nghiên cứu (Bakabus và Boller, 1992; Cronin và Taylor, 1992; dẫn theo Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Toàn, 2005)

Từ khi được đưa ra, SERVQUAL chứng tỏ rất hữu ích cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ PZB (1991) cho rằng, ở mức độ tổng quát, cấu trúc 5 thành phần của servqual có thể phục vụ như là khung khái niệm có ý nghĩa để tóm tắt những tiêu chuẩn mà khách hàng dùng để đánh giá chất lượng của dịch vụ; đồng thời, các ông cũng đưa ra chỉ dẫn là (1) SERVQUAL nên được dùng một cách toàn bộ, (2) có thể bổ sung vào

SERVQUAL những mục hỏi chuyên biệt cho ngành dịch vụ nhưng phải tượng tự với

các mục hỏi của SERVQUAL và sắp xếp vào một trong những thành phần của

- SERVQUAL, (3) SERVQUAL có thể bổ sung một cách hiệu quả bằng những nghiên

cứu định tính hoặc định lượng đề vạch ra nguyên nhân các khoảng cách được nhận ra

bởi SERVQUAL

Có nhiều phê bình, câu hỏi về khái niệm, giá trị và khả năng tiếp cận của thang đo SERVQUAL Từ việc đánh giá SERVQUAL, Cronin và Taylor đưa ra thang đo

SERVPERE vào năm 1992 (Thongmasak, 2001) SERVPERF xac dinh chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận (thay vỉ cả mong đợi và cảm

nhận như SERVQUAL) Các nhà nghiên cứu sau đó đã nghiên cứu 4 mô hình chất

lượng dịch vụ để đánh giá tính hiệu quả của SERVQUAL va SERVPERF, do 1a:

Trang 25

(1) SERVQUAL: Chất lượng dịch vụ = cảm nhận — mong đợi

(2) SERVQUAL có trọng số: chất lượng dịch vụ = trọng số*(cảm nhận — mong đợi)

(3) SERVPERF: chất lượng dịch vụ = cảm nhận

(4) SERVPERF co trong số: chất lượng dịch vụ = trọng số * cảm nhận

Kết luận từ nghiên cứu này là SERVPERF không có trọng số đo lường cảm

nhận dịch vụ được thực hiện tốt hơn các thang đo khác về chất lượng dịch vụ (Robinson, 1999; Franceschini, 1998; Lee at al, 2000; dan theo Thongmasak, 2001)

Do xuất xứ từ thang đo SERVQUAL, các thành phần và biến quan sát của thang đo SERVPERF cũng giống như SERVQUAL Mô hình SERVPERF được gọi là mô hình cảm nhận (perception model) Cả hai mô hình phi khẳng định và mô hình cảm nhận đều được những nghiên cứu sau đó ủng hộ và phát triển thêm cho phù hợp với các loại hình dịch vụ Tuy nhiên, mô hình SERVPERE đơn giản và dễ thực hiện hơn

Trang 26

1.1.3 Ly thuyét tiép thi dia phuong:

Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương được nghiên cứu trước đây cho thấy yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành 3 nhóm chính - Nguyễn

Dinh Tho (2005): (1) Cơ sở hạ tang; (2) Chế độ chính sách đầu tư; (3) Môi trường làm

việc và sinh sống Nghĩa là, một địa phương cần phải duy trì và phát triển một cơ sở hạ

tầng cơ bản tương thích với môi trường thiên nhiên (điện, nước, thốt nước, thơng tin

liên lạc, giao thông vận tải) Cung cấp những dịch vụ cơ bản có chất lượng đủ đáp ứng - nhu cầu kinh doanh và cho cộng đồng (sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền địa phương,

các dịch vụ hành chính, pháp lý, ngân hàng, thuế, các thông tỉn cần thiết cho quá trình

đầu tư và kinh doanh) Tạo ra môi trường sinh sống và làm việc có chất lượng cao (môi

trường tự nhiên, hệ thống trường học, đào tạo nghề, y tế, vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt)

Khách hàng đầu tư thỏa mãn với một địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả tại địa phương đó Hiệu quả có thê được thể hiện ở nhiều đạng khác nhau tùy theo mục

tiêu của doanh nghiệp Tuy nhiên, một cách tổng quát, công ty hoạt động có hiệu quả

khi nó đạt được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận Một nhà đầu tư đạt được mục

tiêu, họ sẽ có xu hướng tiếp tục quá trình đầu tư của họ cũng như giới thiệu cho các công ty khác đầu tư tại địa phương

12 MỘT SÓ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THANG ĐO SERVQUAL VÀ

SERVPERF TẠI VIỆT NAM

Thang đo SERVPERF được sử dụng nghiên cứu chất lượng của dịch vụ trong một số lĩnh vực như vui chơi giải trí, đào tạo, nông nghiệp và sự trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thông tin di động

Nguyễn Đình Thọ và nhóm Giảng viên khoa QTKD, ĐH Kinh tế TP HCM (2003) đã sử dụng mô hình SERVQUAL nghiên cứu chất lượng dịch vu giải trí ngoài trời tại TP.HCM Kết quả nghiên cứu cho thấy để tạo sự thỏa mãn của khách hàng thì phương tiện hữu hình và mức độ đáp ứng là hai yếu tố ưu tiên

Trang 27

Nguyễn Thành Long (2006) đã sử dụng mô hình SERVPERF nghiên cứu chất

lượng đào tạo của Đại học An Giang Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 thành phần nguyên thủy của thang đo SERVPERE đã được xếp lại thành 5 thành phần: giảng viên,

nhân viên, cơ sở vật chất (phương tiện hữu hình), tin cậy, cảm thông Kết quả phân tích hồi qui có R?= 0.532; cả 5 thành phần này đều quan hệ với sự hài lòng của sinh viên

Có khác biệt về hài lòng giữa sinh viên khác khoa và sinh viên các năm học

Đinh Phi Hồ (2009) đã sử dụng mô hình SERVPERF nghiên cứu đánh giá mức ˆ- độ hài lòng của khách hàng ứng dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Kết quả nghiên cứu ứng dụng ở hai chỉ nhánh của một ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả 5 thành phần nguyên thủy của thang đo SERVPERF đã được rút gọn thành 2 nhân tố: sự đảm bảo — đáp ứng và phương tiện hữu hình Nhân tố sự đảm bảo — đáp ứng bao gồm 8 biến quan sát: rút tiền thuận lợi; thời gian giao dịch nhanh;

giao dịch viên có thái độ sẵn sàng phục vụ tốt; giao địch viên nhiệt tình, thân thiện;

nhân viên quan tâm đến khách hàng; nhân viên có thái độ tạo niềm tin cho khách hàng; an toàn khi thực hiện giao dịch và giữ đúng hẹn với khách hàng Nhân tố Phương tiện hữu hình gồm 2 biến quan sát: cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và trang phục nhân

viên thanh lịch

Tác giả Nguyễn Thị Nhàn (2006), Khoa Quản Trị Kinh doanh, Trường Đại học

Kinh tế TP HCM, sử dụng thang đo SERVQUAL đã điều chỉnh để "Đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh gồm Quận 3, 11, Tân

Bình và Bình Thạnh" với cỡ mẫu n = 200 mẫu Bảng câu hỏi có 23 biến quan sát thuộc 5 thành phần đo lường chất lượng dịch vụ và 2 biến liên quan đến đo lường sự hài lòng

của người dân

1.3 TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ

TAI:

Trang 28

nghiên cứu kể trên, có một số nghiên cứu gân với đê tài, đáng chú ý là các nghiên cứu sau:

Đề tài điều tra đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang va đề xuất

các biện pháp huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển Đề tài đã vận dung lý

thuyết tiếp thi địa phương và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi

quy để nhận dạng, ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến thỏa mãn của nhà đầu tư và

phương pháp phân tích vị trí đa hướng để xác định vị trí cạnh tranh của Tiền Giang

“trong khu vực Nghiên cứu 3 yếu tố môi trường đầu tư cơ bản là hạ tang đầu tư; chế độ,

chính sách đầu tư; và môi trường làm việc Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005) Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lâm

Đồng được thực hiện Bởi Lương Hữu Đức năm 2007 Đề tài đã vận dụng lý thuyết tiếp thị địa phương và chính sách công, sử dụng phân tích mô tả so sánh giữa các địa

phương và phân tích hồi quy giữa các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có trọng số (WP — theo VCCI) voi FDI theo đầu người với 9 chỉ số năng lực cạnh tranh với bộ số liệu gồm 30 tỉnh thành có điều kiện như Lâm Đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy có

quan hệ thuận chiều giữa năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút FDI là do năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh Kết quả nghiên cứu các yếu tố thành phần của PCI cho thấy các nhân tố: tính năng động của lãnh đạo tỉnh, thiết chế pháp lý, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhả nước có tác động thu hút FDI Các nhân tố chính sách ưu đãi DN nhà nước và chỉ phí không chính thức có tác động giảm thu hút đầu tư Hạn chế của nghiên cứu là chưa định lượng được tong các

yếu tố tác động đến cải thiện môi trường đầu tư, chỉ phân tích được các nhân tố môi

trường mềm do đó mức độ giải thích không cao từ đó đưa ra khuyến nghị về chính sách chưa sát với thực trạng và điều kiện của tỉnh Trong nghiên cứu đầu tư, tác giả cũng chỉ xem xét đến nguồn FDI mà bỏ qua các thành phần đầu tư khác cũng rất quan trọng như đầu tư trong nước và nhất là đầu tư của các doanh nghiệp địa phương Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh Lâm Đồng cần xuất phát từ môi

Forme,

Trang 29

trường đầu tư của tỉnh và sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VNCI mang tính chất tham khảo, so sánh có thể sẽ cho kết quả xác thực hơn

Đề tài nghiên cứu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đây mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Tây Ninh đo Kiều Công Minh thực hiện năm 2008 Đề tài

đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của VNCI, phương pháp so sánh mô tả và phương pháp chuyên gia để đánh giá tổng quan vai trò dòng vốn FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở những nước - đang phát triển và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI về lý luận và thực

tiễn; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Tây Ninh, đề xuất một

số giải pháp chủ yếu nhằm đây mạnh thu hút dòng vốn FDI của tỉnh Tây Ninh Nghiên cứu đã phân tích, xác định được một số các yếu tố tác động đến thu hút FDI bao gồm các nhân tố truyền thống (vị trí - khoảng cách đến thị trường chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi) và các nhân tố mềm (09 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành phần theo VNCI) Nghiên cứu cũng đề xuất được một số giải pháp để thu hút FDI như: đề xuất phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh; nâng cao PCI; cải thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đây mạnh phát triển các KCN; tăng cường xúc tiến đầu tư; đề xuất giải pháp còn mang tính chung chung, thiếu cụ thê do đó ít tính kha thi

1.4 TÓM TẮT CHƯƠNG

Khái niệm về ngành dịch vụ của các nhà nghiên cứu marketing hiện đại như

Kotler và Armstrong cho thấy KCX, KCN có thể được xem là sản phẩm của ngành dịch vụ với các tính chất: tính vô hình (intangibity); tính không thể tách rời (inseparability); tinh hay thay déi (variability) va tinh dé bi pha vo (perishability) Cùng với các thuộc tính như: thiếu tính chất có thê chuyên chở được; thiếu tính đồng

nhất; cần nhiều nhân lực; biến động nhu cầu và phải có mặt người mua dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là tiền tố của sự hải lòng của khách hàng và sự hài lòng của

khách hàng có ảnh hưởng có ý nghĩa đến khuynh hướng mua hàng (Cornin và Taylor

1992) li

Trang 30

Để nghiên cứu một cách cụ thể, chỉ tiết chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực tiếp thị, Parasuraman đưa ra mô hình 5Š khoảng cách trong chất lượng dịch vụ, sử dụng

thang do SERVQUAL

Thang do SERVQUAL gém 5 thanh phần: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, mức độ đáp ứng, sự đảm bảo và sự cảm thông được đánh giá theo thang điểm Likert Qua quá trình nghiên cứu đánh giá SERVQUAL, Cornin và Taylor (1992) đề nghị

thang do SERVPERF cting gồm 5 thành phần chủ yếu như của SERVQUAL nhưng chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận (thay vì cả mong đợi và cảm nhận như

SERVQUAL,) Mô hình SERVPERF đơn giản và dễ thực hiện hơn

Mô hình SERVPERF được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng như trong đào tạo, ngân hàng, tiêu dùng, Nó có nhiều ý nghĩa trong

lý thuyết và thực tiễn

20

Trang 31

CHUONG 2

TONG QUAN VE KHU CHE XUAT TAN THUAN

Chuong 2 sé trinh bay vé nguồn gốc và sự hình thành KCX, KCN, các loại hình KCN hiện nay trên thế giới và khái niệm về KCX, KCN ở Việt Nam Sự hình thành

của KCX Tân Thuận và các đặc điểm về địch vụ của KCX Tân Thuận 2.1 KHÁI NIỆM VÈ KHU CHÉ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP

2.1.1 Nguồn gốc và sự hình thành khu chế xuất, khu công nghiệp

KCN hiện đại ngày nay bắt nguồn từ lâu đời, dạng phô biến và cô điển nhất của nó là cảng tự do (Free Port) tức là cảng mà tại đó áp dụng quy chế ngoại quan, theo đó

hàng hóa từ nước ngoài vào và từ cảng đi ra, được vận chuyển một cách tự do mà không phải chịu thuế quan Chỉ khi nào hàng hóa vào nội địa mới phải chịu thuế quan Cảng tự do xuất hiện ở Châu Âu từ thời Trung Cổ Thế kỷ 16 xuất hiện các cảng tự do

như Leghoan và Genoa ở Ý Thế kỷ thứ 18 là các cảng tự do Marseille, Bayonne, Durick Đầu thế kỷ 20 nỗi lên các cảng tự do Copenhagen, Danz{j, Hamburg Cũng trong thời kỳ này, cáng tự do đã lan truyền từ Âu sang Á, nỗi lên là Hồng Kông và Singapore

Các Cảng tự do đã đóng vai trò quan trọng thúc đây nền ngoại thương của các

nước, hình thành các đô thị sầằm uất cùng với các Trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu

mối giao thông quốc tế như đã thấy qua vị trí và vai trò của các cảng lớn trên thế giới như New York, Hồng Kông, Singapore, Khái niệm cảng tự do đã được mở rộng, vận dụng thành loại hình mới là KCN, KCX, khu xưởng ngoại quan, theo đó khu này không chỉ giới hạn ở tính chất ngoại quan mà còn bao gồm cả hoạt động sản xuất, chế biên hàng xuât khâu

2.1.2 Các loại hình khu công nghiệp

Trên Thế giới hiện nay hình thành 07 loại hình KCN như sau:

Trang 32

2.1.2.1 Cảng tự do

Cảng tự do là cảng mà tại đó áp dụng quy chế ngoại quan, theo đó hàng hóa từ

nước ngoài vào và từ cảng đi ra, được vận chuyển một cách tự do mà không phải chịu

thuế quan Chỉ khi nào hàng hóa vào nội địa mới phải chịu thuế quan

Các cảng tự do đã đóng vai trò quan trọng thúc đây nền ngoại thương của các

nước, hình thành các đô thị sam uất cùng với các trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quốc tế như đã thấy qua vị trí và vai trò của các cảng lớn trên thế giới như New York, Hồng Kông, Singapore

2.1.2.2 Khu chế xuất

Có nhiều định nghĩa về KCX, mỗi tác giả tuỳ theo đối tượng nghiên cứu mà tập trung chú ý một khía cạnh nào đó của KCX Song nó có một số điểm chung như: KCX là khu có hàng rào tách biệt, tập trung những nhà sản xuất ra sản phẩm chủ yếu dé xuất khẩu, các nhà đầu tư vào đây được khuyến khích thông qua các hình thức miễn giảm

thuế và các chính sách tài chính khác

2.1.2.3 Khu Công nghiệp tập trung

Khu công nghiệp là Khu tách biệt, tập trung những nhà đầu tư vào các ngành công nghiệp mà nhà nước cần khuyến khích, ưu đãi Tại đây, chính phủ nước sở tại sẽ dành cho các nhà đầu tư những ưu đãi cao về thuế, về các biện pháp đối xử phi thuế

quan, về quyền chuyên lợi nhuận ra nước ngoài, để họ đưa công nghệ vào rồi tiễn tới

chuyển giao công nghệ cho nước chủ nhà Đây là mục tiêu của KCN Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất

2.1.2.4 Đặc khu kinh tế

Vào cuối những năm 70, Trung Quốc phải có những biện pháp đặc biệt để hấp dẫn vốn, kỹ thuật, quản lý nước ngoài Năm 1979, Chính phủ Trung Quốc thông báo hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến thử nghiệm mô hình đặc khu kinh tế Bốn đặc khu

đầu tiên bao gồm: Thắm Quyến, Chu Hải, Sớn Đầu (tỉnh Quảng Đông) và Hạ Môn

(tỉnh Phúc Kiến) thử nghiệm mô hình này, chính quyền của các đặc khu này được quyền công bố các quy định“luật pháp của địa phương về thu hút đầu tư nước ngoài

22

Trang 33

như thuế suất ưu đãi, miễn thuế nguyên liệu, máy móc dung cụ sản xuất Mọi vấn đề

kinh tế, thương mại, đầu tư, dịch vụ, đều do chính quyền đặc khu quyết định Đặc khu

có hàng rào hoặc biên giới ngăn cách rõ ràng với đại lục Phần lớn hàng hóa sản xuất

tại các đặc khu kinh tế đều phải xuất khẩu, trong đó 30% hàng hóa được bán tại nội địa

2.1.2.5 Khu bảo thuế

Đây cũng là mô hình của Trung Quốc đang áp dụng ở các đặc khu Thâm Quyến, Sơn Đầu Khu bảo thuế nằm trong đặc khu này có hàng rào cứng bao bọc Nhà đầu tư nước ngoài được phép đưa vào khu bảo thuế mọi nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất hàng hoá tại khu bảo thuế mà không phải đóng thuế Nhà đầu tư được thuê mướn nhân công tại đây để sản xuất

Có thể nói khu bảo thuế là hình thức mở rộng phạm vi của kho ngoại quan Với

kho ngoại quan, hàng hố nước ngồi được đưa vào lưu kho, không chịu thuế nhưng chịu sự kiểm soát của hải quan, khi nào đưa hàng hoá đó vào nội địa thì mới phải làm

thủ tục hải quan, nộp thuế theo luật định

2.1.2.6 Khu Phat trién Khoa hoc Công nghệ hoặc Khu công nghệ cao

Đây là một loại hình KCNC mới được hình thành ở một số nước trong khu vực

châu A như: Nhật Bản có KCNC Tsukuba, Đài Loan (HsinChu), Singapore (Công viên khoa học), Hàn Quốc (Thành phố khoa học Taedok)

Điểm khác biệt ở loại hình này là người ta huy động vào khu này các trường đại học công nghiệp, các trung tâm nghiên cứu để thực hiện việc nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm mới, các tính năng tác dụng mới của sản phẩm

Khu vực này cũng dành những ưu đãi cao cho các nhà đầu tư trong và ngoài

nước (tại các khu nói trên, họ đều thực hiện liên doanh với các hãng công nghiệp lớn

của các nước Âu Mỹ, phần trong nước tham gia cũng rất mạnh vì doanh nghiệp trong

nước đều có tiềm năng) Ưu thế của khu Khoa học Công nghệ này là kỹ thuật cao, độc đáo, có thị trường xuất khẩu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Kim ngạch của một xí

nghiệp ở đây thậm chí lên tới hàng chục tỷ USD một năm

Trang 34

2.1.2.7 Khu vue mau dich tw do (FTA)

Khu vue mau dịch tự do là khu vực mà ở đó các hoạt động thương mại được tự

đo với 3 nội dung cơ bản: |

- Thuế quan xuất nhập khẩu được bãi bỏ

- Các biện pháp hạn chế bằng phi thuế quan được bãi bỏ

- Các hoạt động thương mại đối với hàng hoá của thương nhân trong cũng như ngoài nước được đối xử bình đẳng

Việc tháo gỡ hàng rào thuế quan và phi thuế quan được tiến hành dần từng bước, căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, năng lực của khu vực mậu

dịch tự do và nhu cầu của nhà nước nơi đặt khu mậu dịch tự đo Do vậy, thông thường,

mức độ ưu đãi về thuế và phi thuế nói trên sẽ tăng dần Tức là việc bãi bỏ thuế quan và các biện pháp phi thuế sẽ được thực hiện dần qua từng năm, từng thời kỳ từ thấp lên cao để sản xuất trong nước thích nghỉ dần, không bị sốc đột biến

2.1.3 Khái niệm vé KCX, KCN ở Việt Nam

Trước đây, theo Nghị định 322/NĐ-HĐBT ban hành ngày 18/10/1991 về Quy

chế Khu chế xuất tại Việt Nam và sau đó Nghị định 192/NĐ-CP ban hành ngày

28/12/1994 về Quy chế Khu công nghiệp Các khái niệm về Khu chế xuất, Khu công nghiệp được quy định ở hai Nghị định này cũng khác nhau Sau đó, ngày 24/04/1997, Chính Phủ ban hành Nghị định số 36/CP về Quy chế Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao thay thế cho hai quy chế nêu trên thì khái nệm KCN, KCX mới được thống nhất, theo đó, theo nghĩa rộng Khu công nghiệp bao gồm: Khu chế xuất (KCX), Khu công nghiệp (KCN), Khu công nghệ cao (KCNC) với các khái niệm như

sau: |

- “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp KCN, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới xác định, không có dân

cư sinh sống, do Chính Phủ, hoặc Thủ tướng Chính Phủ thành lập, trong KCN có thể

có doanh nghiệp chê xuat”

Trang 35

- “KCX là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính

Phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập”

- “KCNC là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động cho phát triển công nghệ cao, bao gồm: nghiên cứu, phát triển khoa

học, công nghệ, đào tạo và dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định, không có

dân cư sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập _Trong KCNC co thể có doanh nghiệp chế xuất”

Nghị định số 99/2003/NĐ- CP, ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về

ban hành Quy chế khu công nghệ cao đã xác định:

- “Khu công nghệ cao là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu, phát triển và ứng

dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ

cao và sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ cao Trong khu công nghệ cao có thé có khu chế xuất, khu ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở

Gần đây nhất, Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005

đã hiệu chỉnh lại khái niệm về KCN, KCX và KCNC như sau:

-“KCN là khu chuyên sản xuất hàng hàng công nghiệp, và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”

-“KCX là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khâu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”

Về cơ bản, khái niệm KCN và KCX không khác nhau, tuy nhiên về chức năng

hoạt động KCX xuất khẩu 100% sản phẩm do mình sản xuất Quan hệ giữa KCX với

thị trường nội địa là quan hệ ngoại thương với những ưu đãi đặc biệt dành cho các

nghiệp vụ sản xuất xuất khẩu Trong khi mục tiêu chính mà các KCN hướng tới là tranh thủ những ưu đãi trong chính sách thu hút đầu tư và được phép tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường nội địa Như vậy so với quy định về KCX, quy chế KCN tỏ ra

mềm dẻo hơn, có nhiều ưu thế-hơn, phù hợp với hiện trạng kinh tế Việt Nam hơn Vì

Trang 36

đối tượng đầu tư được mở rộng, họ tìm thấy lợi ích kinh doanh ở thị trường nội địa với

hơn 8Š triệu người

2.2 TONG QUAN VE KHU CHE XUAT TAN THUAN

2.2.1 Sự hình thành

KCX Tân Thuận được thành lập theo Quyết định số 394_CT ngày 25/11/1991

của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng với quy mô 300 ha

KCX Tân Thuận nằm tại phường Tân Thuận Đông, quận 7, thành phố Hồ Chí

- Minh VỊ trí đất quy hoạch có các mặt giáp giới như sau: — Phía Đông Bắc và Tây: giáp sông Sài Gòn

— Phía Nam: giáp một phần sông Sài Gòn, Tây Nam giáp đường Huỳnh Tan Phat

KCX Tân Thuận với diện tích 300 ha, là một KCX đa ngành, bao gồm các ngành như may mặc, giày da, điện-điện tử, chế biến 20, chế biến thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, cơ khí, giấy, nhựa-cao su, Tính đến tháng 06/2014, đã có 200 dự án thuê đất trong KCX Tân Thuận Trong số 200 dự án đầu tư, có 130 dự án đã đi vào hoạt động

Trang 37

PHAN MEM, VAN PHONG %1 (RAN BOM \ (ce KHU CONG NGHE CAO, + \

KHU CÔNG NGHỆ CAO, PHAN MEM, VAN PHONG

KHU CONG NGHE CAO, i

PHAN MEM, VAN PHONG kU CAY XANH ] | / KHU DU TRU \ XÀ , \ W Ne CANG XA LAN KHU CONG NGHIEP TRAM CẤP NƯỚC DỰ PHÒNG \ / / WT od van \ we KHU THUGS NGHIEP KỸ TÚC XÁC À ` —Ñ Sd

Trang 38

2.2.2 Hién trang bé tri, thu hit nganh nghé dau tw

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, KCX Tân thuận đã thu hút được 200 dự án đầu tư Trong đó, có 130 du an đầu tư đã đi vào hoạt động Thống kê sơ bộ các ngành nghề đang hoạt động đối với 109 doanh nghiệp đang hoạt động trong KCX Tân Thuận tai bang 2.1

Trang 39

2.2.3 Cac dich vu tién ich cho doanh nghiép

2.2.3.1 Hé théng ha tang ky thuat

Đến nay, hệ thống hạ tầng kỷ thuật - KCX Tân Thuận đã được hoàn thiện để

phục vụ các nhà đầu tư Các hạng mục chính bao gồm:

Hệ thống đường giao thông, các biển báo và phân luồng giao thông; hệ thống

vỉa hè và lối đi bộ; đường chính từ cổng chính vào Khu chế xuất: lộ giới 30m, lòng

đường 24m, vỉa hè mỗi bên 3m (trồng cây xanh); các đường khu vực có lộ giới 20m,

“lòng đường 15m, vỉa hè mỗi bên 2.5m (trồng cây xanh)

Hệ thống cấp điện sản xuất do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp, với giá điện từ 6kV~22kV, do EVN công bố) Trong giờ bình thường giá là 1.350

VNĐ/KwH (04:00~9:30; 11:30~17:00; 20:00~22:00), giờ thấp điểm giá là 852

VNĐ/KwH (22:00~04:00), trong giờ cao điểm: 2.449 VNĐ/KwH (09:30~11:30;

17:00~20:00)

Hệ thống cung cấp nước sạch cho tòan khu chế xuất do Tổng công ty cấp nước

Sai Gòn (Sawaco) cung cấp với giá hợp lý là 8.200VNĐ/mỶ Hệ thống cấp nước bằng

ống ®800 được lấy từ Tổng công ty cấp nước Sài Gòn đưa vào bể chứa nước và điều tiết qua hệ thống phân phối Chỉ tiêu nước công nghiệp 120 m”/ngày đêm/1 ha, chỉ tiêu nước sinh hoạt 0,03 m”/ngày đêm/người Tổng lượng nước yêu cầu toàn khu bình quân ngày: 32.000 m3/ngày đêm, trong ngày lớn nhất được 34.000 m3/ngày đêm, trong giờ

lớn nhất được 2.500 m3/ngày đêm

Hệ thống thoát nước được tổ chức theo 02 hệ thống thoát riêng gồm hệ thống thoát nước mưa dùng mương hở nhưng phải đảm bảo vệ sinh và an toàn; Hệ thống cống thoát nước thải công nghiệp và sinh hoạt thoát riêng bằng hệ thống ống kín được

dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung đề xử lý trước khi thải ra sông Sài Gòn (không để

bất cứ một nhà máy nào thải nước thải ra sông Sài Gòn)

Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 10.000 mỶ/ ngày đêm; “ngực,

Trang 40

Hệ thống cây xanh trong KCX được đảm bảo Công tác duy tu bảo dưỡng vệ |

sinh đường xá được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, giúp duy trì giao thông nội khu luôn được đảm bảo thông suốt và sạch sẽ

Hiện tại, tất cả các công trình hạ tầng kỷ thuật của KCX Tân Thuận đã và đang phát huy hiệu quả tốt

2.2.3.2 Hệ thống thông tin liên lạc-Viễn thông

Cục Bưu chính viễn thông đã mở một chỉ nhánh tại KCX Tân Thuận, hiện nay có 2.000 số điện thoại đành cho các công ty, xí nghiệp trong KCX Tân Thuận sử dụng

Ngồi ra cơng ty điện thoại Đông Thành phố và công ty FPT cũng đã lắp đặt hệ thống cáp quang đường truyền tốc độ cao Công ty FPT lắp đặt một trung tâm quản lý dữ liệu

để phục vụ các nhà đầu tư trong KCX

2.2.3.3 Phòng khám đa khoa KCX Tân Thuận

_ Được thành lập theo quyết định của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ngày

17/9/1999 Phòng khám được chấp thuận đủ điều kiện khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

ban đầu cho các công nhân viên làm việc tại KCX Tân Thuận Phòng khám đa khoa

KCX Tân Thuận đã được trang bi y tế cần thiết và 01 xe cứu thương để phục vụ việc sơ câp cứu ban đâu và chuyên viện khi cân thiết;

2.2.3.4 Cụm căn tin

Công ty Hiệp Tân hiện đang quản lý 04 căn tin, phục vụ ăn uống tại chỗ và cung cấp suất ăn công nghiệp cho các doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận, ngồi ra cơng ty Sài Gòn Tourist còn đầu tư một xưởng cung cấp suất ăn công nghiệp với quy mô 16.000 suất/ngày đáp ứng nhu cầu cung cấp suất ăn công nghiệp tập trung cho các doanh nghiệp trong KCX

Senge

Ngày đăng: 12/01/2022, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w