a.Sử dụng quy luật lượng – chất để chứng tỏ rằng sự phát triển của sự vật, hiện tượng không phải là đường thẳng.b.Sử dụng quy luật lượng – chất để giải thích ý nghĩa cho luận điểm: Biết dừng ở chỗ nên dừng.c.Chứng tỏ rằng quy luật lượng – chất là hình thức biểu hiện của quy luật mâu thuẫn.
Trang 1BÀI TẬP LỚN
Câu 1: Phân tích nội dung quy luật lượng – chất và trả lời câu hỏi sau đây:
a Sử dụng quy luật lượng – chất để chứng tỏ rằng sự phát triển của sự vật,
hiện tượng không phải là đường thẳng
b Sử dụng quy luật lượng – chất để giải thích ý nghĩa cho luận điểm: Biết
dừng ở chỗ nên dừng
c Chứng tỏ rằng quy luật lượng – chất là hình thức biểu hiện của quy luật
mâu thuẫn
Bài làm
a.Nội dung của chính quy luật lượng và chất cũng nói lên rằng: sự phát
triển của sự vật và hiện tượng không phải là đường thẳng Theo quy luật lượng
và chất thì mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng
nhất định, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi Sự
biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất Lượng biến đổi đến một mức
độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu
thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng
mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó Quá trình
tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ
biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy
vọt tiếp theo Cứ căn cứ thế, quá trình động biện chứng giữa chất và lượng tạo
nên cách thức vận động, phát triển của sự vật
Bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá trình biến đổi về
lượng dẫn đến biến đổi về chất Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn
đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt
đầu biến đổi về lượng Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của
biến đổi về chất Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng Quy
luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự
vật
Vì vậy, sự phát triển của sự vật hiện tượng có bản chất là sự vận động liên
tục và sự vận động này dựa vào biến đổi lượng và chất với vô số biến thiên bất
định Chính vì thế sự phát triển sự vật hiện tượng không bao giừ lại là đường
thẳng – không có sự thay đổi sẽ không có sự phát triển
b Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại giúp chúng ta nhận thức được phương thức vận động và
phát triển của sự vật và hiện tượng Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn trong đó có luận điểm: biết dừng ở chỗ nên dừng
Vì lượng luôn biến đổi liên tục và đến giới hạn nhất định ắt sẽ có sự biến đổi về
chất Sự biến đổi sang chất mới ở sự vật lúc này là tất yếu nhưng không phải lúc
nào điều đó cũng mang lại lợi ích cho người hay vật
Trang 2Khi con người có thể tác động có chủ ý và ảnh hưởng có hướng đến lượng
của sự vật hiện tượng để phục vụ ý định của bản thân thì cần quan tâm đến giới
hạn thống nhất xác định của lượng và chất – độ
Ví dụ đơn giản với việc đun nước: khi để nhiệt độ vượt quá 100 độ, nước
sẽ chuyển sang dạng hơi, và đủ lâu thì sẽ bốc hơi hết Khi mở van nước chảy
vào thùng, nước đầy nếu không tắt sẽ tràn ra đất gây lãng phí…
Trong cuộc sống, chất và lượng không chỉ ở mỗi mặt cân, đo, đong, đếm rõ
ràng, mà nó còn thể hiện trong nhiều lĩnh vực trừu tượng Có câu: “Già néo đứt
dây” cũng ý nói tương tự như luận điểm trên Khi không kiểm soát mà cứ để cho
lượng vượt giới hạn khiến chất thay đổi, làm cho sự vật hiện tượng vận động,
thay đổi tạo ra hậu quả có hại hay khó khắc phục Xã hội ngày càng phát triển,
công nghệ hóa hiện đại hóa ngày càng vượt bậc, bàn tay con người chạm đến và
thay đổi vô số mặt trong cả tự nhiên và xã hội Chính vì thế mỗi khi tác động
đến lượng của một sự vật hiện tượng nào, ta luôn phải để tâm đến giới hạn “độ”
và sự biến đổi chất có thể diễn ra có thể mang lại hậu quả hay không, nếu nắm
bắt được mức độ để chất biến đổi gây ra những hệ quả tương lai không mong
muốn, hãy “ biết dừng ở chỗ nên dừng”!
c Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển:
Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những
mặt, khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản thân
sự vật, hiện tượng đó Và sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập này là
nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển, dẫn đến cái mới ra đời thay thế cái
cũ Theo Mac – Lê nin khi nói về quy luật lượng và chất thì chất và lượng là hai
mặt đối lập tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng Bản chất của chất thì tương đối ổn
định, ngược lại thì lượng thường xuyên biến đổi.từ đóc ho thấy hai phạm trù
chất và lượng phù hợp với những mặt và khuynh hướng đối lập được nhắc đến
trong quy luật mâu thuẫn
Trong quy luật lượng và chất: chất tương đối ổn định còn lượng thường
xuyên biến đổi Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất Lượng
biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng
phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được
hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang
kìm hãm nó Đây chính là biểu hiện của đặc điểm hai mặt đối lập nhưng thống
nhất trong sự vật hiện tượng luôn luôn đấu tranh với nhau cuối cùng thay đổi và
tạo ra sự phát triển thay đổi sự vật hiện tượng
Có thể thấy quy luật lượng – chất chính là hình thức biểu hiện của quy luật
mâu thuẫn, với hai mặt chất là lượng là hai mặt mâu thuẫn, đối lập điển hình
Trang 3Câu 2: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a Độ là khoảng giới hạn tồn tại của một sự vật xác định
b Độ là khoảng giới hạn của một chất xác định
c Độ là khoảng giới hạn cho một thống nhất xác định của lượng và chất
Bài làm
a Độ là khoảng giới hạn tồn tại của một sự vật xác định
=>Sai
Vì độ là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay
đổi căn bản về chất của sự vật Khi vượt qua khoảng giới hạn này, hay còn gọi là
vượt qua “độ” thì chất sẽ biến đổi, vì vậy “độ” không thể là khoảng giới hạn tồn
tại của sự vật xác định được
Phương thức tồn tại của vật chất là vận động, nhờ có vận động mà lượng
thay đổi dẫn đến chất thay đổi khi đó độ cũng thay đổi theo chất mới và lượng
mới của sự vật Từ đó cho thấy độ chỉ là khoảng hẹp trong một khoảng giới hạn
tồn tại của sự vật
Ví dụ: Từ 0 đến dưới 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng Khi vượt qua “độ” tồn
tại của nước lỏng này, nước vẫn tồn tại nhưng ở một thể khác: rắn hoặc khí
b Độ là khoảng giới hạn của một chất xác định
=>Đúng
Khi sự vật vận động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động,
biến đổi, thay đổi Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với
nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau Và “độ” chính là giới hạn mà lượng của
sự vật có thể thay đổi mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó Trong
giới hạn ấy, lượng vẫn chưa thay đổi đủ để làm chất của sự vật hiện tượng thay
đổi Nên cũng có nghĩa luận điểm “Độ là khoảng giới hạn của một chất xác
định” là đúng
Ví dụ: Trong năm học, học sinh không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là
lượng Trong khi đó học sinh ấy vẫn là học sinh lớp 11, tức là chất chưa đổi chỉ
có lượng đổi Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm (điểm nút) lên lớp 12 thì chất
đã thay đổi Ở đây, “độ” tích lũy kiến thức là giới hạn của một chất xác định
( học sinh lớp mấy)
c.Độ là khoảng giới hạn cho một thống nhất xác định của lượng và chất
=>Đúng
Vì theo đúng định nghĩa về độ: “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ
sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay
đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật” Khi lượng biến đổi
Trang 4đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng sẽ phá
vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất lúc này được giải quyết, chất mới
được sinh ra cùng với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và chính nó phá
vỡ chất đang kìm hãm nó Đó chính là biểu hiện của đặc điểm hai mặt đối lập
nhưng thống nhất xác định của chất xác định và lượng xác định trong một độ
xác định ở sự vật hiện tượng
Ví dụ: Từ 0 đến dưới 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng Trong khoảng 0 < t <
100 độ C, sự thống nhất giữa trạng thái nước lỏng và nhiệt độ C tương ứng là
“độ” tồn tại của nước lỏng