1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN SUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT LỰC LƯỢNG SẢN SUẤT ĐẢNG TA NHẬN THỨC VẬN DỤNG NHƯ THẾ NÀO TRONG GIAI ĐOẠN HIÊN NAY

14 1,9K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 77 KB

Nội dung

Từ khi con người xuất hiện đã tiến hành các hoạt động khác nhau như kinh tế,văn hóa…trong đó hoạt động kinh tế luôn luôn giữ vai trò trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác.Để tiến hành các hoạt động nói trên con người cần phải tồn tại.Muốn tồn tại con người cần phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở…Để có các thứ đó con người cần phải sản xuất và không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng rộng.Trong từng thời kì phát triển khác nhau của loài người,sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định.Mỗi phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.Và mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ cơ bản của quá trình phát triển sản xuất xã hội. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển và việc vận dụng quy luật lực lượng sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất là một vấn đề quan trọng. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề mà em lựa chọn đề tài:”Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất lực lượng sản xuất.Đảng ta vận dụng như thế nào trong giai đoạn hiện nay” Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong dược sự giúp đỡ của các thầy cô giáo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN SUẤT PHÙ

HỢP VỚI TÍNH CHẤT LỰC LƯỢNG SẢN SUẤT

ĐẢNG TA NHẬN THỨC VẬN DỤNG NHƯ THẾ NÀO TRONG GIAI

ĐOẠN HIÊN NAY

Giáo viên hướng dẫn:……… Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN LONG Lớp: KINH TẾ ĐẦU TƯ49C

Khóa:2007-2011

Hà nội, 10 tháng 4 năm 2008

Trang 2

Mục lục

Lời nói đầu

Chương 1 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất lực

lượng sản xuất 4

1 Các khái niệm mở đầu 4

2 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 6

Chương 2 Sự vận dụng của đảng ta trong thời đại hiện nay 8

1 Quan điểm của Đảng ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam 8

2 Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa 8

3 Kinh tế nhiều thành phần của nước ta trong thời kì quá độ 9

4 Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 10

Kết luận 13

Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi con người xuất hiện đã tiến hành các hoạt động khác nhau như kinh tế,văn hóa…trong đó hoạt động kinh tế luôn luôn giữ vai trò trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác.Để tiến hành các hoạt động nói trên con người cần phải tồn tại.Muốn tồn tại con người cần phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở…Để có các thứ đó con người cần phải sản xuất và không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng rộng.Trong từng thời kì phát triển khác nhau của loài người,sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định.Mỗi phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.Và mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ cơ bản của quá trình phát triển sản xuất xã hội

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển và việc vận dụng quy luật lực lượng sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất là một vấn đề quan trọng Chính vì tầm quan trọng của vấn đề mà em lựa chọn đề tài:”Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất lực lượng sản xuất.Đảng ta vận dụng như thế nào trong giai đoạn hiện nay”

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong dược sự giúp đỡ của các thầy cô giáo

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

Chương 1 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với

tính chất lực lượng sản xuất

1 Các khái niệm mở đầu

1.1 Phương thức sản xuất

a, Khái niệm: Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trinh sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử của xã hội loài người

Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định.Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao

b, Các yếu tố của phương thức sản xuất:

Trong sản xuất, con người có quan hệ “song trùng”: một mặt là quan hệ giữa con người với tự nhiên biểu hiện ở lực lượng sản xuất, mặt khác là quan hệ giữa người với người , tức là quan hệ sản xuất

Vậy, phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng

1.2 Lực lượng sản xuất

a, Khái niệm: Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình

b, Các yếu tố của lực lượng sản xuất:

- Trong quá trình lao động, người lao động là chủ thể, với sức mạnh và kĩ năng lao động của mình sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải

Trang 5

vật chất “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân

là người lao động” (V.I Lênin toàn tập)

- Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất dóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất

Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất

- Trong sự phát triển củalực lượng sản xuất khoa học đóng vài trò ngày càng to lớn và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển

Khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại

1.3 Quan hệ sản xuất

a Khái niệm: Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội)

Quan hệ sản xuất gồm:

- Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất

- Quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất

- Quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra

b, các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ sản xuất:

- Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người

- Trong ba mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát ,cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định về quan hệ tổ chức quản lí sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ

xã hội khác

Các hình thức sở hữu:

Trang 6

 Sở hữu tư nhân: tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay một số ít người còn đại đa số không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất Quan hệ ở đây là thống trị, bị trị , bóc lột và bị bóc lột

 Sở hữu công cộng tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của mỗi cộng đồng Quan hệ ở đây là quan hệ bình đẳng giúp

đỡ lẫn nhau

- Quan hệ tổ chức và quản lí sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất đến việc tổ chức điều khiển quá trình sản xuất

- Quan hệ về phân phối sản phẩm và sản xuất có thể kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển

2 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

2.1 Lực lượng sản xuât và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với sự phát triển của lực lượng sản xuất Quy luật cơ bản nhất của

sự vận động phát triển xã hội

2.2 Sự vận động của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định là cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của quan hệ sản xuất Khi đó quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển

Trang 7

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đến sự phát triển của lực lượng sản xuất

- Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất

- Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là dộng lực thúc đẩy sản xuất phát triển Ngược lại quan hệ sản xuất lỗi thời lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo hơn với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Và khi đó quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

Việc giải quyết mâu thuẫn này không phải giản đơn mà phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch

sử nhân loại

Trang 8

Chương 2

Sự vận dụng của đảng ta trong thời đại hiện nay

1 Quan điểm của Đảng ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế trong thời

kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

Đất nước ta tiến lên xây dựng CNXH, từ một xuất phát điểm thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp Vì vậy việc làm sáng

tỏ đất nước trong giai đoạn nào để xác định quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất là một vấn đề quan trọng

Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chỉ nghĩa là

bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Chính vì vậy chúng ta phải tiếp thu , kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đặc biệt là khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất

2 Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa

a, Khái niệm:Công nghiệp hóa ,hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản,toàn diện các hoạt động sản xuất,kinh doanh,dịch vụ và quản

lí kinh tế-xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến , hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp

và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng xuất xã hội cao

b, Đặc điểm công nghiệp hóa ở nước ta:

- Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa, tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp

Trang 9

cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, khâu, những lực lượng

có điều kiện nhảy vọt

- Công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

- Công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường

có sự điều tiết của nhà nước

- Mở cửa nền kinh tế , phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế

c, Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa hiện đại hóa

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế, tăng cường phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất

kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan

hệ sản xuất XHCN mới được thiết lập, chưa hoàn thiện Vì vậy, để nước

ta có thể tiến lên CNXH thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan

3 Kinh tế nhiều thành phần của nước ta trong thời kì quá độ

Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật chung cho mọi phương thức sản xuất Trong nền kinh tế chưa thực sự phát triển cao, lực lượng sản xuất còn ở những trình độ khác nhau, tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất Do đó cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện kinh tế xã hội phải là một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

Các thành phần kinh tế của nước ta:

- Kinh tế nhà nước

- Kinh tế tập thể

Trang 10

- Kinh tế tư nhân

- Kinh tế tư bản nhà nước

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

4 Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

1 Khái niệm:

Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố “ đầu vào và đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường

Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển Về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất

2 Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trường:

- Kinh tế hàng hóa tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển do quy luật của sự cạnh tranh

- Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất

- Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn, xã hội hóa cao đồng thời chọn lọc được những người sản xuất , kinh doanh giỏi…

Như vậy, phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế khách quan với nước ta và thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu khá

Trang 11

Tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 1991-1993, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ổn định GDP tăng bình quân hàng năm 8,2 % và đỉnh cào

1995 với 9,5%

Từ năm 1996-2000 GDP tăng bình quân hằng năm 6,9% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam

Á và thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra

Từ năm 2000 kinh tế lại có xu hướng tăng liên tục, và năm sau cao hơn năm trước

Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng GDP thứ tự hàng năm là : 6.89%, 7.08% , 7.26%, 7.7%, 8.4%

Cơ cấu nền kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng năng động và hiệu quả, khu vực I tuy vẫn đạt tốc độ cao liên tục nhưng tỉ trọng đã giảm xuống và khu vực II và III tăng lên

Hạn chế: Nền kinh tế nước ta vẫn chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kém phát triển , cơ cấu lao động chậm biến đổi

Chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất tiết kiệm trong tiêu dùng

Nền kinh tế có mức tăng trưởng khá nhưng năng xuất chất lượng

và hiệu quả còn thấp

Vai trò quản lí của nhà nước còn yếu, khả năng kiềm chế lạm phát chưa vững chắc

Tình trạng bất công xã hội, tham nhũng buôn lậu vi phạm kỉ cương còn nặng và phổ biến

Giải pháp:

-Đào tạo nguồn nhân lực

Trang 12

-Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

-Phát triển khoa học công nghệ

-Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả

-Phát triển các thành phần kinh tế đa dạng và hiệu quả ,kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp

-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của nhà nước

Trang 13

Kết luận

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại

và Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình phát triển đó Vì vậy việc hiểu đúng và vận dụng một cách có hiệu quả vào nền kinh tế là một vấn

để cần được sự chú trọng của nhà nước

Trang 14

Tài liệu tham khảo

1 Triết học Mác-Lênin

GS-TS Nguyễn Ngọc Long, GS-TS Nguyễn Hữu Vui Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia

2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin

GS-TS Chu Văn Cấp, GS-TS Phạm Quang Pha, PGS-TS Trần Đình Trọng

Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia

3 Giáo trình Lịch sử kinh tế

GS Nguyễn Trí Dĩnh,PGS Phạm Thị Qúy

Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Ngày đăng: 22/07/2013, 10:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w