1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH NHẬN THỨC về TRẬT tự THẾ GIỚI TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

19 962 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

Trật tự thế giới là trạng thái ổn định tương đối của kết cấu hệ thống quan hệ quốc tế do tương quan so sánh lực lượng giữa các chủ thể cấu thành hệ thống đó tạo nên, quy định vị trí, vai trò của các chủ thể, đồng thời chế định các chuẩn mực, nguyên tắc quan hệ quốc tế và hành vi của các chủ thể trong đời sống quốc tế ở một giai đoạn lịch sử nhất định

Trang 1

Trật tự thế giới là trạng thái ổn định tương đối của kết cấu hệ thống quan hệ quốc tế do tương quan so sánh lực lượng giữa các chủ thể cấu thành

hệ thống đó tạo nên, quy định vị trí, vai trò của các chủ thể, đồng thời chế định các chuẩn mực, nguyên tắc quan hệ quốc tế và hành vi của các chủ thể trong đời sống quốc tế ở một giai đoạn lịch sử nhất định

Chủ thể của các quá trình quan hệ quốc tế trên thế giới rất phong phú,

đa dạng; không chỉ có những quốc gia độc lập có chủ quyền, mà còn bao gồm nhiều chủ thể quốc tế khác với tính cách là những thực thể chính trị - xã hội như các tổ chức quốc tế, khu vực; các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia; các tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGOs) Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất xã hội đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá Quá trình này làm cho quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng

về nội dung, đa dạng về hình thức và tính chất; quy mô và phạm vi quan hệ ngày càng sâu rộng; quan hệ quốc tế ngày càng đa chiều, cả quan hệ đa phương và song phương Toàn bộ các chủ thể và mối quan hệ tác động qua lại, đan xen nhau giữa các chủ thể đó tạo nên cấu trúc hệ thống quan hệ quốc

tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định

Các mối quan hệ quốc tế mặc dù diễn ra phức tạp, đa dạng và biến đổi không ngừng, với những tác động nhiều chiều, song vẫn gắn bó với nhau trong một chỉnh thể có tính hệ thống và tuân theo quy luật xã hội khách quan Trong hệ thống quan hệ quốc tế đa dạng, nhiều chiều ở một thời điểm cụ thể,

vị trí, vai trò, vị thế và ảnh hưởng của từng chủ thể là không ngang bằng nhau Đặc biệt, khi thế giới trở nên phức tạp hơn, trong xu thế toàn cầu hoá, việc tìm ra cách tiếp cận quan hệ quốc tế cũng phải đổi mới Do vậy, sự khi

Trang 2

tham gia vào các quan hệ quốc tế các chủ thể quan hệ quốc tế phải tính đến việc lựa chọn các đối sách đối ngoại phù hợp lợi ích của mình Thông thường,

để xây dựng chính sách đối ngoại, các chủ thể phải xác định được thứ tự các đối tác theo ưu tiên và sự liên đới về lợi ích Trên thực tế, trong hệ thống quan

hệ quốc tế, thông thường các chủ thể có tiềm lực mạnh sẽ có vị trí và vai trò chi phối mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị trên thế giới Lịch sử nhân loại đã từng trải qua nhiều trật tự thế giới và thường bị các cường quốc chi phối, quyết định Mỗi trật tự thế giới đều phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của nền chính trị thế giới trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Có nhiều cách tiếp cận về trật tự thế giới, nhiều khi không đồng nhất với nhau do xuất phát từ tính phức tạp, đầy biến động của thế giới, liên quan đến lợi ích giai cấp, dân tộc khác nhau Với tư cách một mô hình tổ chức các hoạt động quốc

tế, trật tự thế giới phải là một kết cấu tương đối bền vững về so sánh lực lượng giữa các chủ thể, xác lập những thể chế quyền lực quốc tế và những nguyên tắc giải quyết các công việc quốc tế chủ yếu Trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới đảm bảo hoà bình và phát triển, bình đẳng và dân chủ là nguyện vọng chung của nhân loại tiến bộ Một trật tự như vậy chỉ có thể thực hiện dựa trên nguyên tắc bình đẳng thực sự giữa các dân tộc Mọi vấn đề trong quan hệ quốc tế đều được giải quyết trên nguyên tắc của quan hệ quốc

tế cũng như Hiến chương Liên hợp quốc

Quá trình hình thành trật tự thế giới chịu sự tác động của hàng loạt nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan phức tạp và đa dạng Do vậy, con đường hình thành một trật tự thế giới mới không phải diễn ra thuận lợi, “thẳng tắp”, mà diễn ra trong quá trình quanh co và chậm chạp Trong một số thời điểm lịch sử, các quan hệ quốc tế chưa được cấu trúc và vận động trong khuôn khổ một trật tự cụ thể, mà chỉ được triển khai trong cục diện thế giới nhất định Mỗi cục diện thế giới là một biểu hiện riêng biệt của tình hình thế

Trang 3

giới và của sự biến động trong tương quan lực lượng toàn cầu Thực tiễn quan

hệ quốc tế cho thấy, trật tự thế giới mới được hình thành sau một sự biến lịch

sử có tác động sâu sắc đến đời sống thế giới, có khả năng làm thay đổi cục diện thế giới, thông thường là sau khi kết thúc một cuộc chiến tranh mang tính chất thế giới, hoặc có ý nghĩa quốc tế sâu sắc Trong lịch sử thế giới đã ghi nhận sự tồn tại của một số trật tự thế giới khá nổi tiếng gắn liền với các đế chế nông nô, phong kiến như trật tự La Mã thời cổ đại; trật tự Mông Cổ - Tácta thời trung cổ,… Chiến thứ nhất kết thúc, với thắng lợi của phe Mỹ Anh -Pháp, trật tự thế giới đa cực Vécxây - Oasinhtơn (1919 - 1939) được thiết lập, đây là trật tự thế giới bị chi phối bởi các nước đế quốc chủ nghĩa Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi vĩ đại, nước Nga Xô viết ra đời, đã mở

ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, từ đây cục diện thế giới có sự thay đổi lớn; tuy nhiên, cho đến năm 1945, trật tự thế giới mới vẫn chưa được hình thành rõ nét Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới 2 cực hình thành, trật tự Yanta Trật tự thế giới hai cực tồn tại trong suốt thời kỳ “chiến tranh lạnh” giữa hai hệ thống chính trị - xã hội thế giới, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, đứng đầu

là hai siêu cường Liên Xô và Mỹ chi phối đời sống chính trị thế giới So với các trật tự đã từng tồn tại trước kia, trật tự thế giới hai cực đã vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa trung tâm châu Âu để vươn tới quy mô trật tự toàn cầu

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, trật tự thế giới hai cực Yanta bắt đầu tan rã và đến tháng 12 - 1991, với sự sụp đổ của Liên Xô sau hơn 70 năm tồn tại, trật tự đó hoàn toàn chấm dứt Sự sụp đổ của Liên Xô làm cho thế giới mất đi một “đối trọng” với Mỹ, trên thế giới chỉ còn lại một cực là Mỹ, mặc

dù nước Mỹ cũng “bị thương” nặng nề sau “chiến tranh lạnh” Tuy vậy, với tiềm lực mọi mặt của mình, đây là cơ hội để Mỹ thể hiện vai trò “sen đầm” của mình và thực hiện mưu đồ thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh

Trang 4

đạo Nhưng Mỹ đã không tận dụng được thời cơ này, đã phiêu lưu và phạm nhiều sai lầm, trong đó sai lầm lớn nhất là đơn phương phát động một loạt cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Côxôvô năm 1999, chiến tranh Ápganixtan năm 2001 và chiến tranh Irắc năm 2003; đưa quân can thiệp vào việc lật đổ chính quyền Libi (2011), đe doạ can thiệp quân sự vào công việc nội bộ của nhiều nước khác như Sirya, Iran…; tất cả những điều này làm cho

vị thế của Mỹ trên trường quốc tế không thể tăng lên mà có xu hướng giảm đi

Thực tế trong 20 năm qua, “trật tự thế giới mới mới hơn” mà chúng ta đang chứng kiến hầu như không giống những gì chính quyền Mỹ mong đợi Một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ “lãnh đạo” đã không thể trở thành hiện thực Trật tự thế giới mới vẫn đang trong quá trình hình thành dưới tác động của nhiều nhân tố và các xu hướng quốc tế khác nhau Về khả năng và xu thế hình thành trật tự thế giới mới trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, Đảng ta nhận định: “Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế”1

Khoa học và thực tiễn quan hệ quốc tế đã khẳng định, trật tự thế giới chỉ được xác lập khi hội đủ các điều kiện: các giá trị tư tưởng nền móng, sự phân ngôi giữa các cường quốc và những quy tắc được thừa nhận Trong giai đoạn hiện nay, xét trên phương diện tư tưởng, thế giới ngày nay là một phức thể đa sắc màu Hệ tư tưởng tư sản và hệ tư tưởng cộng sản; trào lưu dân chủ

xã hội và trào lưu dân chủ tự do; chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế; các tôn giáo nhập thế và các phe phái tôn giáo cực đoan , tất cả đều chưa phân thắng bại trong cuộc cạnh tranh sống còn về không gian, lực lượng và quyền

lực quốc tế Về điều kiện thứ hai, sự phân ngôi giữa các cường quốc Thế giới

ngày nay khác xa thế giới của các thời đại trước ở chỗ: quyền lực quốc tế bị

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr 183.

Trang 5

chia sẻ cho hàng loạt, chứ không phải chỉ cho một số chủ thể, trong đó nhiều chủ thể không phải là các quốc gia Mặc dù vẫn là một loại chủ thể, thậm chí chủ thể chủ yếu, nhưng các quốc gia không còn độc quyền về quyền lực quốc

tế trước sự lớn mạnh của các loại chủ thể khác gồm: các tổ chức quốc tế; các tập đoàn kinh tế, công nghệ, truyền thông đa quốc gia; các tổ chức phi chính

phủ toàn cầu; các mạng lưới xuyên quốc gia Về điều kiện thứ ba, thực tế

chứng minh rằng: các trật tự thế giới trong lịch sử như trật tự Viên, trật tự Vécxây - Oasinhtơn đều vận động trên cơ sở các quy tắc chung đã được thể chế hoá, tức là phải tuân thủ những nguyên tắc, thông lệ trong quan hệ quốc tế

Ngoài ra như đã khẳng định, trật tự thế giới ra đời là kết quả của sự tác động tổng hợp nhiều nhân tốc khác nhau Trong hai thập kỷ qua, những nhân tố có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành trật tự thế giới mới

đó là: Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại; toàn cầu hoá; sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các chủ thể quan hệ quốc tế, nhất là các nước lớn và các nhân tố chính trị mang tính đặc thù… Sự tác động của các nhân tố này thể hiện:

Thứ nhất, cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại là sự biến đổi về

chất của lực lượng sản xuất, biến khoa học kĩ thuật thành nhân tố chủ đạo của

sự phát triển nền sản xuất xã hội, thành lực lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến

sự biến đổi cách mạng trong cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội, trong tính chất

và phân công lao động xã hội Tác động dể thấy nhất của cách mạng khoa học

- công nghệ hiện đại đến quan hệ quốc tế là đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá phân công lao động xã hôi, phân phối sản phẩm; là gia tăng sự lệ thuộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể quan hệ quốc tế; đồng thời, nó cũng tác động làm thay đổi tư duy và phương thức quan hệ giữa các nước, đặc biệt là các trung tâm quyền lực thế giới và làm thay đổi động lực chính trong quá trình phát triển của các quốc gia

Trang 6

Thứ hai, toàn cầu hoá là quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất trên

phạm vi quốc tế làm cho các quan hệ kinh tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia dân tộc, làm cho ý nghĩa biên giới quốc gia ngày càng giảm dần Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, là hệ quả tất yếu của sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện đại, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, của sản xuất hàng hoá đạt đến trình độ cao Bên cạnh đó toàn cầu hoá còn mang tính khách quan do nhu cầu hợp tác của các quốc gia, dân tộc trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: vấn đề đói nghèo, dịch bệnh, chống chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm quốc tế, bảo vệ môi trường sinh thái…

Toàn cầu hoá và các yếu tố “nền” của quan hệ quốc tế Có thể nói xu hướng bao trùm hiện nay là toàn cầu hoá, vì thực chất đây là tiến trình phát triển khách quan của sức sản xuất thế giới - căn cứ quan trọng để xem xét quan hệ quốc tế Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và việc hàng loạt nước gia nhập kinh tế thị trường đã làm cho toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập nhiều mặt của các nước vào đời sống quốc tế càng sâu rộng Toàn cầu hoá như một con tàu tốc hành mà bất cứ nước nào muốn phát triển cũng phải

cố “lên tàu”, mặc dù không ít hiểm nguy Hệ thống quan hệ quốc tế và các hoạt động đối ngoại của bất cứ quốc gia nào cũng đều vận hành trong môi trường tốc hành chi phối đó

Toàn cầu hoá Toàn cầu hoá hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đến cuộc sống của từng con người theo cả hướng tích cực và tiêu cực, thậm chí ảnh hưởng tới cả hệ thống các giá trị văn hoá, các quy phạm đạo đức, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong mỗi quốc gia, dân tộc

Trong quan hệ quốc tế, toàn cầu hoá làm thay đổi nhận thức về thế giới,

về tư duy đối ngoại và phương thức quan hệ quốc tế của tất cả các chủ thể

Trang 7

Đồng thời, đây còn là môi trường sinh ra và nuôi dưỡng các chủ thể quan hệ quốc tế mới, làm cho quan hệ quốc tế ngày càng đa dạng, phong phú, nhiều chiều; toàn cầu hoá cũng góp phần thay đổi tiềm lực, tình hình mọi mặt của các nước, qua đó làm thay đổi vị thế của các nước đó trong quan hệ quốc tế

Thứ ba, thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước lớn hiện

nay như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Ấn Độ…

Nước Mỹ, Mỹ tuy vẫn là siêu cường duy nhất song có nhiều dấu hiệu

cho thấy Mỹ đang ở thế đi xuống chứ không phải ở đỉnh cao của thời kỳ

“hoàng kim” ngắn ngủi sau khi Liên Xô tan rã Trước mắt Mỹ còn có sức mạnh tổng hợp vượt trội so với bất kỳ quốc gia nào khác Về kinh tế, tuy Mỹ chỉ chiếm 4% dân số toàn cầu nhưng về GDP, Mỹ chiếm tỷ lệ rất lớn trong GDP toàn cầu, năm 2008 GDP của Mỹ là 14,3 ngàn tỷ USD, khoảng 23% GDP thế giới Về khoa học - công nghệ, chi phí của Mỹ chiếm trên 60% chi phí toàn thế giới và trên 60% bằng phát minh sáng chế, 70% những người được giải Nobel Về quân sự, Mỹ nắm bộ máy quân sự khổng lồ, được trang

bị hiện đại bậc nhất, có mặt ở nhiều khu vực và trên tất cả các đại dương, chi phí của Mỹ cho lĩnh vực này chiếm 47% chi phí quân sự của tất cả các nước

Về chính trị, Mỹ còn có thể thao túng cục diện chung cũng như hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế hàng đầu

Tuy nhiên, kinh tế Mỹ có nhiều khuyết tật, nợ công của Mỹ hiện đã vượt ngưỡng 100%, năm 2010 nợ công của Mỹ đã lên gần 15.000 tỷ đôla, chiếm 23 % nợ công của thế giới và biến Mỹ trở thành con nợ lớn nhất thế giới Lần đầu tiên trong lịch sử, dân chúng Mỹ đã tiến hành biểu tình “chiếm phố Wall” và trong quan hệ quốc tế hiện nay, Mỹ đã phải nhún nhường nhất định trước Nga và Trung Quốc Về khoa học - công nghệ Mỹ cũng không còn chiếm vai trò độc tôn trong nhiều lĩnh vực, các đối thủ cạnh tranh khác như Nga, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, thậm chí các nước NICs như Hàn Quốc, Ấn

Trang 8

Độ,… cũng đang tìm mọi cách vươn lên, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao mới Bộ máy quân sự khổng lồ cũng có mặt trái là hao người tốn của, dàn trải ra khắp nơi, trước mắt sa lầy trong hai cuộc chiến ở Ápganixtan và Irắc, ngốn tới 3.000 tỷ đôla của Mỹ Trong khi đó các nước đồng minh đều tìm cách tháo chạy, các đối thủ cạnh tranh tranh thủ thời cơ vươn lên mạnh mẽ Mỹ và các cường quốc hạt nhân không còn độc quyền về loại vũ khí giết người hàng loạt này, sự kiện 11 - 9 chứng tỏ Mỹ không còn là một quốc gia bất khả xâm phạm Về chính trị, Mỹ trở thành đối tượng bị nhiều người không ưa, là mục tiêu tấn công của nhiều thế lực, là đối thủ cạnh tranh của tất cả các nước lớn, ngay các nước đồng minh thân cận của Mỹ cũng không còn nhất nhất nghe theo, chủ nghĩa “đơn phương” mau chóng thất bại

Sau khi lên cầm quyền ở Nhà Trắng, Tổng thống Barắc Ôbama đã phải điều chỉnh một số nội dung chiến lươc An ninh quốc gia của Mỹ Nếu các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trước đây chủ yếu tập trung vào mục tiêu xây dựng trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo, thì Chiến lược An ninh quốc gia công bố năm 2010 có một luận điểm hoàn toàn mới là công nhận trật

tự thế giới đa cực Chiến lược mới khẳng định: Mỹ sẵn sàng chấp nhận nguyên tắc trật tự thế giới đa cực và quan hệ đa phương Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama chủ trương xây dựng “trật tự thế giới đa đối tác”, “hoặc trật tự thế giới mạng”

Nước Nga, thời Enxin, nước Nga ngập sâu trong khủng hoảng toàn

diện, cả về kinh tế - tài chính lẫn chính trị - xã hội, quốc phòng, ngoại giao và hầu như mất vị trí cường quốc, Tuy nhiên chỉ trong 8 năm cầm quyền của Putin, nước Nga đã có sự hồi phục mạnh mẽ Nước Nga đã qua cơn bĩ cực, chính trị xã hội ổn định, tăng trưởng kinh tế khá, tiềm lực quân sự được tăng cường, đã dần lấy lại vị thế cường quốc của mình Kinh tế hồi phục, GDP tăng 6 - 7%/năm và đạt 863 tỷ đôla vào năm 2006 và xấp xỉ 1.000 tỷ đôla vào

Trang 9

năm 2007, đến năm 2009 đạt 2.126 tỷ đôla và đưa nước Nga trở thành một trong 8 nền kinh tế lớn nhất, thu thập thực tế tăng 2,5 lần, thất nghiệp, hộ nghèo giảm 2 lần, không những đã xoá được nợ (nay chỉ còn 3% GDP) mà còn có dự trữ 487 tỷ đôla, đứng hàng ba sau Trung Quốc và Nhật; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đi dần vào thế ổn định; chi phí quân sự tăng

16 - 30%/năm, lực lượng vũ trang được đề cao, xuất khẩu vũ khí đạt khoảng 26,9 tỷ đôla, và vượt hơn Mỹ; về đối ngoại, Là một trong thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế Nga tham gia vào Nhóm bộ tứ cho Trung Đông và những cuộc đàm phán sáu bên với Bắc Triều Tiên… Nga đang theo đuổi một đường lối đối ngoại vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, đảm bảo tính tích cực, cố gắng bảo vệ lợi ích và danh dự dân tộc

Tuy nhiên, nước Nga còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Vừa qua kinh tế phát triển mạnh chủ yếu nhờ vào giá dầu lửa tăng cao; ở nước Nga còn ẩn chứa nhiều vấn đề nan giải về chính trị - xã hội, sắc tộc; các nước thuộc Liên Xô cũ nói chung đều nghi ngại Nga và tìm kiếm đối trọng mới trong quan hệ với Nga; các nước lớn đều tìm cách kiềm chế Nga, đẩy nước Nga vào thế phải đối mặt với sự kiềm chế, cạnh tranh ở cả bốn phía

Để khắc phục những điểm yếu ấy, “Chiến lược phát triển của nước Nga đến 2020” đưa ra một số hướng: Về kinh tế, nhấn mạnh yêu cầu thoát khỏi tình trạng dựa quá nhiều vào thế mạnh năng lượng, chuyển mạnh sang tận dụng thành quả khoa học - công nghệ, phát triển “kinh tế tri thức”, nâng cao năng suất, hiệu quả, chú trọng các ngành hàng không - vũ trụ, đóng tàu, năng lượng, thông tin, sinh học; Về xã hội, đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục, y

tế, gia tăng từng lớp trung lưu đi đôi với việc cải thiện đời sống cho tầng lớp nghèo, tinh giản bộ máy Nhà nước; Về quốc phòng, chú trọng chế tạo vũ khí hiện đại đi đôi với việc nâng cao trình độ quân đội; Về đối ngoại, khôi phục vị

Trang 10

trí nước lớn, chống lại chính sách bao vây, kiềm chế nước Nga nhưng có tránh rơi vào thế đối đầu, chạy đua tốn kém

Trung Quốc, Trung Quốc trỗi dậy với tốc độ chóng mặt trong những

năm qua Qua hơn 20 năm thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc đạt trung bình 9,3%/năm, gấp 3 lần tỷ lệ tăng trưởng của thế giới trong cùng giai đoạn, hơn 10 năm liền có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, tăng sản phẩm quốc nội vượt quá 4.000 tỷ USD, vượt qua Nhật, Anh, Đức để vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ Trung Quốc lại thực hiện chiến lược toàn cầu mới, đang trở thành đối trọng của Mỹ tại tất cả các khu vực, trong đó Mỹ Latinh và châu Âu là hai địa bàn Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh với Mỹ Đến nay, Trung Quốc đã trải qua giai đoạn “im lặng chờ thời” chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh với Mỹ trên phạm vi khu vực và toàn cầu

Ảnh hưởng bên ngoài của kinh tế Trung Quốc được phản ánh trong lĩnh vực phân chia quyền lực thế giới Sau khi Trung Quốc bước vào hệ thống thế giới, sự ổn định của hệ thống này từng bước được nâng lên Cho dù nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, gồm Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều do phương Tây thành lập, nhưng vai trò của Trung Quốc trong những tổ chức này lại tăng lên nhanh chóng Ở một mức độ lớn, điều này có nghĩa (chí ít là trong lĩnh vực kinh tế) Trung Quốc bắt đầu cùng các nước lớn khác “điều hành” trật tự kinh tế thế giới Bên cạnh đó, Trung Quốc sớm là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đóng vai trò ngày một quan trọng, nên vai trò của Trung Quốc trong trật tự kinh tế thế giới càng có ý nghĩa thực chất hơn Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà khủng hoảng

nợ công đang trầm trọng ở một loạt nước châu Âu và Mỹ, thì Trung Quốc lại nổi lên như một nhân tố có thể giúp đỡ can thiệp, kìm hãm tình trạng xấu này

Sau công cuộc cải cách đến nay, lần đầu tiên Trung Quốc phát huy ảnh hưởng ngoại giao mang tính thực chất Cho dù các loại nhân tố chế độ nội bộ

Ngày đăng: 03/12/2016, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w