BoE Met CO 89 mm C^ _—^” BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC MỞ - BÁN CONG TP HO CHI MINH
KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC TRẦN CÔNG THUẬN _
NGUYEN TRUONG TỘ - NHÀ TƯ TƯỞNG CANH TAN VIET NAM CUOI THE KY XIX
Trang 2MỤC LỤC
| PHAN MO DAU
1 Lý do chọn để tài | Ol
II, Lịch sử nghiên cứu van dé | 02
II Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 03
IV Giới han dé tài và nội dung _ ~ 04
_PHẦN NỘI DUNG
CHUONG 1: NGUYEN TRUONG TỘ _ THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI
1.1 Thời đại OS
1.1.1 Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản 05
1.1.2 Việt Nam và phươngTây 07
1.1.3 Triểu đại nhà Nguyễn 11
1.2 Nguyễn Trường Tộ - Con người 17
1.2.1 Nguyễn Trường Tộ đười con mắt của những người đương thời 17 1.2.2.Thân thế | | | 20 1.2.3 Một nhà nho thức thời 24 1.2.4 Một nhân cách | 25 CHUONG 2 : NGUYEN TRUONG TO —- NHÀ TƯ TƯỞNG CANH TAN 2.1 Một xu hướng mới _28
2.1.1 Vượt qua khuôn khổ thời đại 29
2.1.2 Chuyển biến tư tưởng —— 30
2.2 Những tư tưởng canh tân chủ yếu 33
2.2.1 Một tư duy khoa học 33
2.2.2 Những vấn để canh tân _—_ 36 -
A Mục đích : DÂN GIÀU - NƯỚC MẠNH oe 36
B Phương thức canh tân 37 + Công nghiệp
Trang 3+ Tài chính + Chính trị + Ngoại giao + Quốc phòng + Đầu tư
+ Văn hóa — Xã hội
2.3 Mô hình canh tân
2.3.1 Tổng quan về mô hình canh tân
2.3.2 Ngang tầm quốc tế
2.3.3 Hạn chế _
2.4 Những giá trị
2.4.1 Một tấm gương của con người trí thức'
2.4.2 Đóng góp vào nền văn học nước nhà
2.4.3 Đóng góp vào sự hình thành và phát triển dòng tư tưởng Việt Nam
2.4.4 Đặt nền móng canh tân
CHƯƠNG 3 : CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
3.1 Tổng quan về giáo dục tại Việt Nam
3.2 Quan niệm về giáo dục của Nguyễn Trường Tộ
3.3 Nội dung cải cách học thuật - Cái học thực dụng
3.4 Thực trạng và triển vọng |
PHAN KET LUAN
Lời kết luận
PHẦN CHÚ THÍCH
THƯ MỤC THAM KHẢO
Trang 5DAN NHAP
LLY DO CHON DE TAI
Trang 6II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
-_ Nguyễn Trường Tộ mất năm 1871 , nhưng tư tưởng canh tân đất nước của - ông được nhắc đến nhiễu vào thế kỷ XX Trước tiên, cụ Phan Bội Châu có nói
đến Nguyễn Trường Tộ là một trong những người đã đặt nền móng “ khai hóa ” trước tiên cho nước nhà trong tác phẩm “ Việt Nam quốc sử khảo ” cụ viết bằng chữ Hán - xuất bẩn ở Nhật năm 1908 ( tác phẩm này sau được nhà sử học Chương Thâu dịch ra tiếng Việt - do Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội xuất bản năm 1962 ) Trong thời gian đất nước bị thực dân Pháp thong tri , tạp chí Nam "Phong số 100 tháng 11 năm 1925 lần đầu tiên công bố một bài viết của Nguyễn Trường Tộ gửi cho triều đình thể hiện tình yêu nước thương nòi Đỉnh cao của thời kỳ này là cuốn sách của ông Từ Ngọc Nguyễn Lân viết với tựa để “ Nguyễn Trường Tộ ” do Viễn Đệ ; Huế xuất bản năm 1941 và Mai Lĩnh Hà Nội tái bản năm 1942 Sach day 145 trang , khổ nhỏ Đây là cuốn sách đầu tiên trình bày - tương đối đầy đủ về cuộc đời và tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ
Nam 1954 , Việt Nam bị chia cắt làm hai Miền Bắc thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa , miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc
Mỹ Chính quyển miền Nam để cập đến Nguyễn Trường Tộ theo xu hướng có -
lợi cho mình Tạp chí văn hóa A Châu, tờ Văn Đàn và Tỉnh Việt văn đoàn ít -
nhiều để cập đến ông Tại miễn Bắc trong những năm 1960 — 1961, giới nghiên
cứu lịch sử dấy lên chiến dịch đáng giá lại những nhân vật lịch sử theo quan điểm xã hội chủ nghĩa Lần lượt Hồ Quý Ly , Phan Thanh Giản , Nguyễn Trường
Tộ được đưa ra mổ xẻ , đánh giá Nhìn chung trong chiến dịch nay , phần đơng ¥ đều đánh giá tích cực về Nguyễn Trường Tộ là người có tài trí và tâm huyết Hầu hết những bài viết này có tính phong trào và mang nặng chính kiến khi phê phán Tuy nhiên , bên cạnh những bài viết có tính phiến diện phục vụ cho chiến dịch người ta thấy xuất hiện một sự nghiên cứu nghiêm túc , có hệ thống ` về - Nguyễn Trường Tộ Kết quả từ sự nỗ lực đó là một cuốn sách “ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VÀ NHUNG DE NGHI CẢI CÁCH CỦA ÔNG ” do Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội xuất bản năm1961 Cuốn sách này là công trình của hai - nhà sử học Đặng Huy Vân và Chương Thâu sọan với sự đóng góp từ các bạn đồng nghiệp
Từ đó cho đến nay , thỉnh thoảng trên các tạp chí chuyên để xuất hiện một vài bài viết về Nguyễn Trường Tộ và tư tưởng của ông , nhưng không gặp vấn để øì mới Năm 1988, Tiến sĩ Sử học Trương Bá Cần trình làng một công trình nghiên cứu có tính tổng hợp mang tên : “ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - CON
NGƯỜI VÀ DI THẢO ” Cuốn sách dày 513 trang , khổ lớn , do Nhà xuất bản
TP.Hồ Chí Minh xuất bản năm 1988 Cuốn sách gồm hai phần : Phần L- Con
người , thân thế ( trang 19 — 105 ) va phần II, tổng hợp toàn bộ 58 bản điểu trần
Trang 7i
ra còn có phần phụ lục minh hoa phong phú Gần đây nhất , năm 1991, nhân dip kỷ niệm lần thứ 120, ngày Nguyễn Trường Tộ mất và nhất là trong bầu \ khí đổi - mới sau Đại hội VI, Viện Khoa học xã hội và Sở Văn hóa Thông tin TP.Hồ Chí Minh tổ chức cuộc Hội thảo khoa học đặc biệt về ông với để tài : “ NGUYỄN
TRƯỜNG TỘ VỚI VẤN ĐỀ CANH TÂN ĐẤT NƯỚC ” Hội thảo này có mục
đích tìm trong di sản lịch sử tư tưởng Việt Nam, điển hình là sự kiện Nguyễn Trường Tộ , những dữ liệu quý báu để phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước Với cái nhìn tổng quan, sự kiện này là tiếng nói chung nhất, chính thức nhất về Nguyễn Trường Tộ một cách khoa học và khách quan
" Nhìn chung ,các tác giả và tác phẩm nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ đã từ nhiều góc độ khác nhau cố gắng dựng lại hình ảnh của một con người giầu tâm huyết đối với đất nước Thông qua những bản điểu trần về cách tân đất nước Tuy vậy, vẫn còn một số vấn đề về cuộc đời và sự nghiệp của Ông chưa được làm rõ Chính vì vậy ,tác giả Luận văn sẽ cố gắng dựng lại một Nguyễn Trường Tộ với nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc đời và sự nghiệp của Ông
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
Khi bắt đầu tiếp xúc với nhân vật Nguyễn Trường Tộ qua một số bài viết
rải rác trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, triết học , chúng tôi thật sự cảm phục tư tưởng lớn , tấm lòng chân thành của ông đối với đất nước Chúng tôi cảm thấy một niềm tự hào , hãnh diện vì trong bối cảnh lịch sử đầy phức tạp , khó khăn
thời đó lại xuất hiện một người con đất Mẹ mang tầm cỡ tư duy thời đại - Đó là
động lực thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu về ông Động lực này như chất xúc tác ' đã tạo thêm cho chúng tôi sự nỗ lực cần thiết để xác định mục đích, lý do , phương pháp trong quá trình làm việc , nghiên cứu
Thật sự , khi bắt đầu công việc chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn về nguồn tài liệu , và nhất là những tiếng nói không cùng quan điểm có khi dẫn đến mâu : thuẫn , hiểu lầm Điều này có lý do vì sự kiện Nguyễn Trường Tộ là van dé luôn nóng bỏng do tư tưởng của ông mang tính hiện thực và con người của ông lại xuất hiện trong một bối cảnh lịch sử thời đại thế giới cũng như đất nước đầy phức tạp Để khắc phục tình trạng này và cũng để có một cái nhìn tương đối
khách qua _ về ông , chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử , phương pháp phan ~ tích , phương pháp đối chiếu , phương pháp tổng hợp và hệ thống trong điều kiện - cho phép
Về nguồn tài liệu để phục vụ công việc nghiên cứu , chúng tôi tham khảo phân lớn các bài viết về Nguyễn Trường Tộ trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử , văn hóa Á châu, Triết học để nắm được tính chất đặc trưng từng thời đại qua quan điểm của người viết Đặc biệt chúng tôi dựa vào những tác phẩm có tính tổng hợp của các tác giả như : Từ Ngọc Nguyễn Lân , Đặng Huy Vận , Chương
- / '
5
Trang 8trâu , Trần Năn Giàu „ Trong Bá Cần Vàm dữ liệu cho bài viết Trong tình thần
tương trợ , học hội , mong qui tác giả cho phép chúng tôi , những sinh Vién dang còn trên con đường học tập , được sử dụng công trình của các vị
IV -GIỚI HAN ĐỀ TÀI VÀ NÔI DUNG CHÍNH
Sự kiện Đ guyễn Trường Tộ là sự kiện mang tính lịch sử thời đại phức tạp Tư tưởng của ông lại chuyển tải một nội dung độc đáo , mang tính chất hiện thực
trong dòng tiến triển lịch sử tư tưởng Việt Nam : CANH TÂN ĐẤT NƯỚC Điều -
đó có nghĩa là con người của ông là đại diện cho hoàn cảnh lịch sử dân tộc Việt
Nam trong giai đoạn giao thời giữa hai dòng chảy thời đại , chủ nghĩa tư bản với
nên kinh tế hàng hóa đang dan hoàn thiện và chế độ phong kiến với phương thức sản xuất nông nghiệp lỗi thời đang bước vào thời cáo chung Đồng thời, tư
tưởng của ông cũng phản ánh được nguyện vọng , tầm cỡ tư duy của người Việt
Nam mang xu hướng tiến triển, thời đại Đó là vấn để rộng lớn cần đầu tư nhiều công sức , chất xám Chính vì thế, chúng tôi xin được giới hạn trong một | phạm vi nhỏ là cố gắng hệ thống hóa lại tưởng canh tân của ông một cách logic
trong xu thế đổi mới hiện nay Cũng trong phạm vi nhỏ này , chúng tôi trình bày tư tưởng về cái “ Học thực dụng ” mà Nguyễn Trường Tộ đã để xuất canh tân như là chiến lược góp phần vào việc vì một Việt Nam phát triển và tiến bộ trong
tương lai
Trước khi đi vào những khía cạnh cụ thể , xin được giới thiệu một số phần chính trong bài viết như sau :
Chương 1: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI
Chương 2 : NGUYÊN TRƯỜNG TỘ - NHÀ TƯ TƯỞNG CANH TÂN Chương 3: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIÊN GIÁO DỤC
Trang 10Chương 1
NGUYEN TRUGNG TO ~ THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI
1.1 THỜI ĐẠI
4 1.1 Sự phát tri ién cia cha nghia tư bản
Trong lịch sử thế giới cận đại , quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản phương Tây được phân ra thành hai giai đoạn chủ yếu (1)
° Giai đoạn I ( 1640 — 1781 ) từ cuộc cách mạng tư sản Anh đến Cuộc cách mạng tư sản Pháp Giai đoạn này là bước đầu để xác lập chủ nghĩa tu ban
° Giai đoạn II ( 1789 — 1871 ) Đây là giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản Tây phương Nó loại hẳn chế độ phong kiến ra khỏi cơ cấu xã hội.: ` VÀ giành quyền thống trị xã hội
Cuộc cách mạng DCTS đã được hình thành nhờ những nhân tố , mầm mong „ kinh tế mang tính tư bản chủ nghĩa xuất hiện ngay trong xã hội phong kiến
- Su phát triển của nên kinh tế hàng hóa thay cho san xuất nông nghiệp kèm theo sự phân công lao động trong xã hội phong kiến đã đẩy mạnh việc trao đổi thông thương , phá vỡ những giới hạn lãnh địa phong kiến trong nên kinh tế nông nghiệp lãnh chúa , quý tộc hạn hẹp
- Giới thương nhân hình thành , càng kích thích cho nền kinh tế hàng hóa phát triển Thủ công nghiệp phát triển để đáp ứng hàng hóa Thi trường khắp nơi ra đời kết quả là từ những yếu tố đó , các đô thị ra đời
Trang 11Giai cấp tư bản được hình thành ngày một nhiều nhờ quá trình tích
lũy vốn từ nền kinh tế hàng hóa, và đặc biệt là cuộc cách mạng công
nghiệp về sản xuất :
Những nhân tố này đã tạo cho xã hội có những cơ sỞ chắc chắn để tiến đến - cuộc cách mạng _DCTS Điều tất yếu của lịch sử đã đến- thời cách mạng lật đổ chế độ phong kiến mà chủ thể chính của thời đại đó là giai cấp tư sản
Cách manø tr sản Anh
'Cuộc cách mạng này diễn ra vào giữa thế ky XVII ( 1640 ) nhằm v vào chế độ phong kiến chuyên chế ở Anh Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sẵn hóa nắm quyền lãnh đạo cuộc cách mạng Do tương quan lực lượng giữa giai cấp tư sản Anh với giai cấp quý tộc Anh cuộc đấu tranh đã dẫn đến sự ra đời của một chế độ thỏa hiệp :nhà nước quân chủ lập hiến được thành lập năm 1649
Cách mạng tr sản Pháp
Ngày 14 - Ø7 - 1789, cuộc cách mạng tự sản bùng nổ tại thủ đô Paris Ngục Bastille tượng trưng cho quyền lực vững chắc của chế độ phong, kiến bị hạ trước sự tấn công của quần chúng Bản tuyên ngôn nhân quyển và dân quyển ra đời công bố những quyền tự do bình đẳng của con người Cao điểm của giai đoạn này là chính quyền Jacobins được thành lập Chính quyền này đã đưa cách mạng tư sản lên đến đỉnh cao của nó , thành lập nền Cộng hòa đại nghị, khẳng định quyền lực chính trị của giai cấp tư sản Pháp, - bảo đảm cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Pháp, xóa bỏ chế độ phong Kiến với nền kinh tế sản xuất lạc hậu của nó
Sau đó , trong những năm 1848 - 1849 cuộc cách mạng tư sản lan rộng khắp các nước Châu Âu từ thập niên 50 — 60 của thế kỷ XIX đã diễn ra những đợt sóng cuối cùng của phong trào cách mạng tư sản Châu Âu lật đổ chế độ phong kiến
Như vậy trong khoảng hai thế kỷ từ cuộc cách mạng tư sản Anh năm 1640_ gitta thé ky XVII đến những năm 70 của thế kỷ XIX cuộc cách mạng của tư sản Ở phương Tây đã kết thúc
Trang 12se nw A 2 sk ~“ ^ ^ ^ 2 z
“Giai cấp tư sản không thể tôn tại nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ
sản xuất ,do đó cách mạng hóa những quan hệ quan hệ sẵn xuất,nghĩa là cách
4 ` a — A ~~ At b
mạng hóa toàn bộ những quan hệ xa hội ”()
- Thành tựu lớn nhất của chủ nghĩa tư bản là hình thành được phương thức sản xuất mới bằng cuộc cách mạng công nghiệp , kỹ thuật cơ khí
- N6 thay đổi triệt để về tổ chức xã hội , con người và ý thức chính trị :
dân chủ , tự do , nhân quyền , tư tưởng chủ nghĩa
- Tư bắn tạo nên thể thống nhất về quốc gia, thị trường , những qui ước
quốc tế mà xã hội phong kiến không có được
Từ đó , giai cấp tư sản phương Tây hình thành nên một lực lượng hùng mạnh về
mọi mặt , nhất là nền kinh tế hàng hóa “Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về
những nơi tiêu thụ mới , giai cấp tư sản xâm lấn khắp hồn cầu lơi cuốn đến cả
những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt nó đã bắt
những dân tộc nông dân phải phụ thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây.”C ) Vì sao? Vì “giá rẻ của những sản
phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc tất cả những người dã manbài ngoại một cách ngoan cường nhất
cũng phải hàng phục” (@), ®), () - Xem :Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản-Mác-
Ang Ghen Tuyển tập,tập1-Sự thật,Hànội,1980,các trang543,544,545,.546 ).Như -
vậy là, do sự phát triển của nên sản xuất TBCN, do thị trường trong nước không
đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của nền sản xuất đó mà nền sản xuất công nghiệp
-tư bắn phải tìm hướng giải quyết Thế là một làn sóng mới vượt qua khỏi biên giới lục địa Châu Âu để tìm thị trường và nguyên vật liệu phục vụ nên kinh tế tư
bản Phương Đông, trong đó có Đông Nam Á là một trong những nơi mà làn
sóng này lan đến
1.1.2 Việt Nam và phương Tây
Vào giữa thế kỷ XVI, khi Mạc Đăng Dung lật đổ triều Lê lập ra nhà Mạc
thì lãnh thổ nước Đại Việt chỉ kéo dài từ vùng Tuyên Quang phía Bắc xuống đến ©
Quảng Nam phía Nam Nguyễn Kim, một viên tướng của nhà Hậu Lê ra sức tập
hợp lực lượng với danh nghĩa phục hổi nhà Hậu Lê , diệt nhà Mạc đã cướp ngôi
vua Nguyễn Kim chiếm lĩnh vùng Thanh Hóa , Nghệ An, lập chính quyền riêng
gọi là Nam triểu Năm 1545 , Nguyễn Kim chết , quyển hành lại rơi vào tay con
rể là Trịnh Kiểm Trịnh Kiểm đem quân đánh Thăng Long năm 1592, đuổi được -
Trang 13Trong nội bộ Nam triểu , từ sau u khi Nguyễn Kim chết, đã nay sinh mâu thuẫn giữa hai dòng họ cùng trong một mối quan hệ họ hàng : Trịnh Kiểm con rể và Nguyễn Hoàng con trai của Nguyễn Kim Nguyễn Hoàng buộc phải xin vào : làm trấn thủ Thuận Hóa ( 1558 ) và kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam ( 1570 ), nhường vùng Thanh Hóa , Nghệ An trở ra cho Trịnh Kiểm Đàng ngoài từ năm 1595 Trịnh Tùng thay thế cha nắm quyền và xưng Vương Từ đó Vua Lê chỉ là bình phong để cho họ Trịnh vừa nắm quyển chuyên chế vừa giữ được danh nghĩa chính thống chống lại các phe cánh đối lập Về phía mình , Nguyễn Hoàng tìm mọi cách để mở rộng lãnh thổ , đồng nghĩa với mở rộng thế lực để tránh nguy cơ bị họ Trịnh tiêu diệt, lấn át
Lúc đó , vào thế kỷ XV , nước Champa bị phân chia làm ba nước nhỏ Những cuộc tranh chấp giữa các phe phái phong kiến đó đồng thời với những cuộc xâm lăng cướp phá của nhà nước Chân Lạp làm cho vương quốc này ngày càng suy vong bên bờ diệt chủng Họ Nguyễn nhân đó tiến dần xuống phía Nam
mà không gặp sự kháng cự nào Những đợt khai hoang lập làng về phía Nam ngày một tiến xa Trong giai đoạn này , quan hệ giữa họ Trịnh — Nguyễn ngày càng căng thẳng Cuộc xung đột vũ trang kéo đài từ 1627 - 1672 Gần nửa thế kỷ cuộc tranh chấp không phân thắng bại trên vùng chiến địa Nghệ An, Bố - Chính ( Hà Tĩnh , Quảng Bình bây giờ ) làm hao tốn nhiều nhân lực, tài lực Kết cục , hai bên tạm đình chiến và chọn sông Gianh làm giới tuyến Từ phía Bắc sông Gianh trở ra thuộc họ Trịnh Từ phía Nam sông Gianh trở ' vào thuộc họ Nguyễn Sau khi nội chiến được giải quyết , nhà Nguyễn tiếp tục cuộc Nam tiến với hết khả năng của mình Người Việt đã đến tận Hà Tiên trong thời gian này Lịch sử còn ghi lại vào những thập niên thế kỷ XVI, một số quan lại , tướng lãnh nhà Minh sau khi chống lại tập đoàn phong kiến nhà Thanh thất bại, phải trốn ra nước ngoài Họ đến phía Nam Việt Nam, xin nhà Nguyễn được cư trú Họ Nguyễn cho phép trên 5 000 người Hoa do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cầm đâu vào khai thác , khẩn hoang vùng Mỹ Tho, Biên Hòa Một toán Hoa kiểu khác do Mạc Cửu cầm đầu được phép vào khai khẩn vùng Hà Tiên Cuối thế kỷ XVII ( 1698), Nguyễn Hữu Cảnh được nhà Nguyễn phong cho trấn biên vùng Gia Định , Biên Hòa , thay mặt triều đình về mặt t hành chính và thuế khóa những vùng phía Nam này ( 4 ) ; TT ị
Trang 14thế lực sang phương Đông lập những căn cứ ở Goa ( Ấn Độ ), Mã Lai, Indonesia , Áo , Môn ( Trung Quốc ) Nhưng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha là những quốc gia phong kiến , kinh tế hàng hóa thành thị chưa phát triển nên của cải cướp được tại các xứ thuộc địa lại vào tay các tập đoàn quý tộc , phong kiến Hà Lan là nước có nên công thương nghiệp phát triển sớm và hình thành được
nền kinh tế hàng hóa „ thị thành sau cuộc cách mạng cuối thế kỷ XVI, trở thành
nước tư bản đầu tiên Hà Lan qua mặt Bồ Đào Nha_, Tây Ban Nha chiếm: địa vi thứ nhất trong nền thương mại thế giới vào dau thế kỷ XVI Công ty Đông Ấn ( 5) của Hà Lan thành lập năm 1602 là cơ sở để tư bản Hà Lan phát triển thế lực Ở Châu Á
Sau đó , cũng từ thế kỷ XVI , Anh , Pháp bắt đầu cạnh tranh với Ha Lan, Bồ Đào Nha trong việc buôn bán tại phương Đông Giữa thé ky XVII cach mang tư sản Anh thắng lợi, lập tức giới tư sản Anh thành lập công ty Đông Ấn Anh để cạnh tranh với công ty Đông Ấn của Hà Lan Họ đã chiếm lĩnh thị trường Ấn Độ Cách mạng tư sản Pháp muộn hơn , năm 1664 họ mới thành lập công ty Đông Ấn của mình và lao vào thị trường phương Đông để đòi chia phần Họ cạnh tranh gay gắt với Hà Lan và Anh cả đến tranh chấp quân sự Kết quả Pháp đã chiếm được Madagasca và một phần Ấn Độ
Tại Việt Nam , Bồ Đào Nha đã đến và giúp chúa Nguyễn chế tạo súng thần công đánh chúa Trịnh Tư bản Hà Lan vì muốn tranh giành độc quyển buôn bán ở Việt Nam nên đã ba lần liên minh quân sự với chúa Trịnh đánh quân Nguyễn Lịch sử ghi lại trong lần thứ ba , vào tháng 7 năm 1643, hạm đội Hà Lan bị.chiến thuyển quân Nguyễn đánh bại ở vùng biển Quảng Nam Sự cạnh tranh về buôn bán này đã tạo cho Việt Nam thời đó có nhiều khởi sắc về nhiều mặt , trong đó có sự xuất hiện đạng kinh tế thành thị , mô hình phát triển căn bản của chủ nghĩa
tư bản như Thăng Long , Phố Hiến ( ở Hải Hưng ), Hội An (Quảng Nam) Đặc
biệt Thăng Long là một thành thị vào loại lớn ở Châu A thời đó Nơi đây có nhiều phố phường , mỗi phố buôn bán va san xuất một số mặt hàng nhất định theo phương thức kỹ thuật chuyên môn hóa Có nhiều thương điếm nước ngoài Những ngày 1 va 15 Am lich hang thang , Thang Long tap nap thuyén bé , xe ngựa Đường phố chật người , hàng hóa đủ loại được bày bán Điều đó còn truyền tụng cho đến ngày nay qua những câu nói : “ Hà Nội ba mươi sáu phố phường ”, “ Thứ nhất Kinh kỳ , thứ nhì Phố Hiến ”
Trang 15nhất thuộc về giáo sĩ Alexandre Rhodes Năm 1649 — 1651 , Alexandre Rhodes cho xuất bản ở Roma ( Ý ) quyển từ điển Việt - Bồ - La Tỉnh và một quyển giáo
lý cương yếu bằng tiếng Việt La tỉnh hóa chữ viết là một hiện tượng tiến bộ
chứng tỏ ngôn ngữ dân tộc Việt đã đạt một trình độ khá cao Chữ quốc ngữ là
thứ chữ viết vừa tiện dụng vừa khoa học và dễ truyền thụ Nó trở thành công cụ
đầu tiên để các giáo sĩ phương Tây tháp vào nền văn hóa Việt Nam những giá
trị, văn hóa , văn minh phương Tây, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo Trong khi đó
, giai cấp phong kiến với thái độ bảo thủ , khép kín chỉ biết trên đời không có gì quý hơn “ chữ Thánh hiền ” Tiếc thay , một tiếng nói , một ngôn ngữ của cả một
dân tộc được đã được người phương Tây cùng tầng lớp bình dân sáng tạo ra để làm phương tiện thông tin, phát triển văn hóa , văn minh khoa học lại không
được chính quyền phong kiến đón nhận
Như thế, ngay từ những thế kỷ XV - XVI, tại Việt Nam đã diễn ra quá trình tiếp xúc giao lưu với thế giới phương Tây Hơn 15 thế kỷ , tầm nhìn thế
giới và nhân sinh của người Việt chỉ đóng khung trong thế giới Trung Hoa Giờ đây , họ được cơ hội quý báu này để làm phong phú thêm những gì họ có được trong văn hóa , xã hội , kinh tế của mình Quá trình tiếp xúc giao lưu này, đã
tạo cho xã hội Việt Nam những yếu tố tích cực-vốn đã thúc đẩy sự ra đời của giai cấp tư sản và cuộc cách mạngDCTS ở phương Tây mà chúng tôi đã để cập đến ở phần trên
- Xã hội Việt Nam đã hình thành được những trung tâm thương mai
Cụ thể đó là kinh kỳ Thăng Long nổi tiếng với khu thương mại Ba mươi sáu phố phường , Phố Hiến, Hội An
\
- Song song với sự phát triển thương mại , nền thủ công nghiệp VIiỆt -
Nam đã có hướng xuất khẩu thay vì chỉ mang tinh tự cung tự cấp Kết quả
là do sự tác động tương hỗ trong nên kinh tế hàng hóa, thị trường nước ngoài Những trung tâm sản xuất , thủ công nghiệp hình thành ngày càng - nhiều vì nhu cầu xuất khẩu qua buôn bán với giới thương nhân tư bản phương Tây càng tăng Riêng hàng gốm , ở Đàng ngoài đã hình thành những khu trung tâm sản xuất nổi tiếng nhưng Bát - Tràng ở Hà Nội, Thổ - Hà ở Hà Bắc , Hàm - Rồng ở Thanh Hóa Số lượng tơ xuất khẩu hàng năm lên đến con số vài ngàn tạ Lượng đường cát , đường phèn, hàng
năm bán ra nước ngoài lên đến hàng vạn tạ (6 )
Trang 16- _ Đồng thời với quá trình giao lưu, buôn bán với phương Tây , người
Việt cũng tiếp xúc luôn với tư tưởng , văn minh, văn hóa của họ Vũ trụ quan của người Việt được xây dựng trên thuyết ngũ hành , lưỡng cực ˆ Yang — Yin ( Âm Dương ) từ Trung Hoa giờ được tiếp nhận thêm cái thế giới quan của triết học La - Hy cũng như của Thiên chúa giáo Những tư tưởng về dân chủ , tự do , bình đẳng , cá nhân xuất hiện trên vùng đất pao đời vẫn không thay đổi với những phạm trù tư tưởng về quân chủ , tam cương , trung quân , quân tử Cuộc giao lưu , tiép xúc này đã hình thành dan trong xã hội Việt Nam một sự chuyển biến về tư tưởng mang tính tích cực ngày càng cao
Những kết quả này đánh dấu sự tiến bộ trong một giai đoạn mà Việt Nam đã có được Sang đến thế kỷ thứ XVII, XIX, triểu đại nhà Nguyễn được thiết lập Chúng ta hãy xem những kết quả này chuyển biến như thế nào dưới một
triểu đại phong kiến cuối cùng tại Việt Nam
1.1.3 Triều đại nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh , hau duệ của Nguyễn Phúc Luân lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam Trong lịch sử Việt Nam, đây là giai đoạn mà lãnh thổ rộng lớn hơn hết so với các triểu đại trước do công khai phá của các vị tiên Vương , khởi đầu là Nguyễn Hồng Khơng những lãnh thổ chiếm một diện tích rộng lớn mà về phương hiện hành chính , triều Nguyễn cũng _ có được một thể thống nhất Tất cả các triểu đại trước đó không quản lý hết các vùng địa phương một cách trực tiếp , nhưng thời Nguyễn nhất là thời Minh Mạng, triều đình đã trực tiếp nắm lấy các tỉnh bằng cách bổ nhiệm các quan trấn phụ trách Đây là một chính quyền có sự tập trung quyển hành cao nhất Mặt khác, nhà Nguyễn còn kế thừa được những kết quả tiến bộ bước đầu trong kinh tế xã hội do quá trình giao tiếp với thế giới Tây phương mang lại Nhìn một cách tổng quát , đây là những điểu kiện thuận lợi để Việt Nam có thể phát triển xã hội , kinh tế , văn hóa theo hướng hoàn thiện hơn Nhưng nhà Nguyễn đã không phát huy được những mâm mống tiến bộ bước đầu của xã hội Việt Nam trong một hoàn cảnh thật thích hợp như thế Trái lại họ đã làm cho những kết quả , tiền dé phát triển bước đầu của xã hội Việt Nam chết nghẹt trong những chủ trương ,
chính sách sai lầm
° Gia Long là con người có nhiều cơ hội giao tiếp với phương Tây
Trang 17phía Pháp nhưng cũng thể hiện khả năng có thể tạo dựng mối quan hệ hữu
hảo thân thiện hợp tác và hòa bình với Pháp
Nhưng khi lên ngôi , Gia Long lại thay đổi thái độ trong quan hệ với
nước ngoài đặc biệt với Pháp, từ lạnh nhạt đến thù nghịch và gây hấn
Thái độ này của Gia Long thể hiện rõ qua chủ trương giáo dục ý thức “bài ngoại- bài Pháp” cho các con của mình Hoàng tử Cảnh là con trưởng- người đã từng sang Pháp làm con tin 2năm, khi trở về, do đã tỏ ra có thái độ thân Pháp đã bị chết sớm(?)khi Nguyễn Anh chưa lên ngôi Vua, còn lại tất cả những người con của Gia Long —nhat là Hoàng tử Đảm (sau này là Minh Mạng )đều là những người tôn sùng Nho giáo ,thân phục phong kiến
Mãn Thanh và chủ trương “ bài Tây ” triệt để “ Mấy năm trước khi chết,
ae
năm 1817, Gia Long chọn ơng hồng tử Đảm nối ngôi Sự lựa chọn này | là một tai họa cho quốc gia và cho Nhà Thờ ở xứ này Ông vua kế vị - quyết định cự tuyệt người phương Tây Chưa bao giờ Gia Long lại thiếu linh cẩm bằng cái ngày ông ta quyết định sự lựa chọn như vậy ” ( Š ) Nếu - Gia Long tận dụng cơhội đặt quan hệ ngoại giao với Pháp thì xã hội Việt Nam rất có thể đã không phai roi vào cái bi kịch của sự mất nước ° Triểu đại nhà Nguyễn là triều đại có chính sách bảo thủ, đóng cửa:
triệt để đối với thế giới phương Tây Đây là một chủ trương sai lầm, làm cho xã hội Việt Nam mất đi cơ hội để phát triển Điển hình trong thời
Minh Mang , ông đã tuyên bố với J.B Chaigneau , người từng làm quan
dưới triểu Gia Long , được vua Pháp giao trọng trách đề xuất ký một hiệp
ước thương mại với triều Nguyễn , một cách dứt khoát : “ Cần gì phải có một hiệp ước thương mại ! Nước Pháp ở quá xa chúng tôi, làm sao, thần dân chúng tôi có thể đi buôn với người nước ông được |” Va khi J.B Chaigneau thiện chí góp ý : “ Nếu nhà vua từ chối ký hiệp ước thì nước
Pháp sẽ có ý nghĩ không tốt về nhà vua ”, Minh Mạng lại cố chấp trong
quan điểm bảo thủ của mình : “ Người ta không thể đòi hỏi khác được, vì chúng tôi không muốn ký hiệp ước mà xem ra chẳng có ích lợi gì !?(9) Một cái nhìn hạn hẹp, có tính dân tộc ích kỷ , quá khích Thật không quá đáng khi tác giả Etienne Denis đưa ra lời nhận xét trong tác phẩm của mình : “ Trong khi các nước láng giềng , kể cả Trung Hoa đã mở cửa , hoặc tự nguyện , hoặc bị cưỡng ép cho các tàu thuyền và ảnh hưởng của phương Tây , thì chính sách của Minh Mạng là cự tuyệt thẳng thừng mọi tiếp xúc với bạch quỷ phương Tây (10)
° Nếu chính sách đối ngoại , triều Nguyễn áp dụng chủ trương đóng cửa „ thì về đối nội , một cơ cấu tổ chức chính quyền rập khuôn theo mô
hình phong kiến Trung Quốc đã được áp dụng Dưới quyền vua là một hệ
Trang 18Bên cạnh đó còn có một tổ chức tối quan trọng giữ chức năng cố vấn cho
vua gọi là Cơ mật viện nhân sự làm việc trong guồng máy này được chọn qua các kỳ thi theo qui trình đào tạo Nho giáo Một mô hình được sao chép nguyên bản từ phương Bắc , Trung Hoa Chính Phan Thanh Giản ( -
1796 — 1867 )› một trong bốn quan tứ trụ của Cơ mật viện cũng theo chủ trương này “ Sau khi báo cáo lại cho nhà vua về nhiệm vụ của ông tại
Trung Hoa , ông yêu cầu vua tổ chức lại nước An Nam theo khuôn mẫu
thiết chế Trung Hoa ” (12) Trong khi d6 , cdi m6 hinh tt Bac triéu nay đang bị phá sẵn bởi các tập đoàn tư bản Anh, Pháp, Mỹ Chính sách đóng -cửa , “ bế quan tỏa cảng ” tuyệt giao với người nước ngoài để bảo vệ dân tộc của triều Mãn Thanh đã không cần được bước tiến của chủ nghĩa tư bản Hai cuộc chiến tranh thuốc phiện ( Lần I : 1840 — 1842 và Lần IL:
1856) (13) đã đưa triều Mãn Thanh đến sự thất bại Cuối thế kỷ thứ XIX
, các nước phương Tây đã hoàn thành việc chia phần trên lãnh thổ rộng lớn này Trung Quốc , từ một quốc gia phong kiến, trở thành một nước nửa thuộc địa , nửa phong kiến Đó là sự sai lầm mà triều Nguyễn vấp phải khi tìm một cơ chế cai trị để củng cố quyển lực Đây là một hội chứng xuất phát từ hệ ý thức Khổng Nho kết hợp với tư duy phong kiến trong nên kinh tế chủ đạo nông nghiệp Nó là kết quả gân 1 000 năm Bac | thuộc đã tạo nên những địa tầng tư duy kiểu “ Hán hóa ” cho hằng bao thế hệ cha ông ta mà điển hình là giới nho sĩ, vua quan thời Nguyễn
Trang 19cha ông ta để lại” Thứ ba , hành động khủng bố tan sát Thiên Chúa giáo của Triều Nguyễn đã tạo nên cái căn do mà quân thực dân dựa vào đó để xâm chiếm Việt Nam, đó là để bảo vệ những vị truyền giáo , giáo sĩ ngoại ˆ
quốc là những công dân nước họ đang bị triểu đình Huế truy bắt, sát hại
Những chủ trương sai lẫm manh động ngu xuẩn của Minh Mạng và một bộ
phận giai cấp phong kiến triểu Nguyễn đã gây cho xã hội Việt Nam thời đó những hậu quả thật tai hại
- Chinh sách đóng cửa , “ bế quan tỏa cảng ” gọi là để tự bảo vệ
mình của triều Nguyễn đã làm cho những kết quả ban đầu mà nền kinh tế
hàng hóa phương Tây đã mang lại cho xã hội Việt Nam tiv thé ky XVI -
XVIII như hệ thống đô thị, thị trường , các trung tâm thủ công nghiệp ,
hàng xuất khẩu bị tê liệt và tan lui Đây là những mầm mống sẽ làm cho xã hội phát triển cao hơn xã hội phong kiến nhờ những cơ sở vật chất , hàng hóa ngày càng hoàn thiện Nếu triểu Nguyễn , đặc biệt là Gia Long nhận ra điều này thì xã hội Việt Nam sẽ có những trang lịch sử khác Nhưng không ! Khi những cái khởi sắc , hy vọng bước đầu đó tắt đi, thì Việt Nam lại trở về con đường cũ , nên kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp trong xã hội phong kiến quân chủ Người dân ngày càng nghèo Cảnh: sầm uất buôn bán ngày xưa nơi cảng Hội An , Phố Hiến, phố phường Thăng Long giờ chỉ còn là ký ức Tác giả John White , người Mỹ trong tác phẩm “ Một chuyến hành trình đến Cochinchine ” ( A voyage to
Cochinchine ) xuất bản năm 1823 phản ảnh lại hiện trạng đó như sau :
“Trên đường tới Đà Nắng, chúng tôi đi qua cảng và thành phố Hội An Hội An trước đây là một thị trấn của các tỉnh phía Bắc Người Bồ ở Macao và người Nhật cũng đã từng tìm đến đây với những hoạt động thương mại rất nhộn nhịp của họ ở cảng Nhưng bây giờ Hội An nghèo | nàn , hoang phế, rất ít khi hoặc chẳng bao giờ được tàu bè đến thăm , ngoài các thuyền địa phương và vài chiếc thuyền nhỏ từ ngoài Bắc vào °*(14) Còn Đà Nẵng thì : “ Đây là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới , thuyển bè đậu ở cù lao Hàn hoặc Touron được che chở tuyệt vời khi có bão tế Trước đây Touron là một thành phố đông đúc , nay chỉ còn là một thành phố tổi tàn bẩn thu ”(15) Rồi tác giả giải thích cái tình trạng sa sút ngoại thương đó : “ Tính cách tham tan , thất tín , chuyên chế và ức hiếp việc buôn bán của nhà cầm quyển đã biến xứ Cochinchine thành một nơi không được người ta ưa thích nữa Vì vậy , người Nhật từ bỏ buôn bán , người Bồ ở Macao cũng chẳng đến đây nữa và chuyển hoạt động của họ sang hướng khác Những ai vị tha, mạnh dạn và cả thế giới văn minh nói chung chỉ có thể nhìn thấy ở tình trạng hiện thời của đất nước có thiên nhiên tươi đẹp này không gì khác hơn là mot nỗi ân hận và thương hại sâu sắc ”(16)
Trang 20- Về xã hội , trong quần chúng Việt Nam đã hình thành một nhóm :
phú thương do tác động của quá trình ngoại thương này mang lại Đồng | thời với giới phú thương, xã hội Việt Nam cũng xuất hiện một tầng lớp thợ chuyên biệt trong các nhà xưởng tại các khu trung tâm sẵn xuất các mặt hàng thủ công nghiệp Đây là một lực lượng xã hội mới góp phần làm
phong phú thêm cục diện xã hội Việt Nam vốn chỉ thu hẹp trong sản xuất
theo dạng tiểu nông ngay trong lòng chế độ phong kiến Nhưng chính sách bài ngoại , đóng cửa của nhà Nguyễn đã đưa tầng lớp xã hội tiến bộ này đến chỗ tiêu vong Giao lưu buôn bán với người nước ngoài bị cắt đứt , tất yếu cái kênh dẫn đến sự phát triển xã hội theo hướng thời đại mới bị bế tắc Giai tầng thương nhân giàu có ở Việt Nam hết có cơ hội để phát triển thành những nhà tư bản thật sự Số lợi nhuận , đồng vốn của họ thu được trong nền kinh tế hàng hóa, thương mại thay vì tích lũy tư bản để đầu tư các cơ sở sản xuất hàng hóa thì nay , trong xã hội bị đóng kín, số tư bản này lại dùng vào việc mua quan, bán tước , tậu ruộng đất , cho vay nặng lãi (17) Giới thợ chuyên môn có trình độ bước dau trong tác phong sản
xuất công nghiệp , thủ công nghiệp nay thất nghiệp : ĐỂ sinh tồn họ phải -
chuyển hướng nghề nghiệp Điều đó có nghĩa là họ phải trở về với phương thức sẩn xuất nông nghiệp cổ truyền của cha ông Nếu cánh cửa mở ra với thế giới bên ngồi khơng bị đóng lại do cách bảo thủ của triều Nguyễn , thì chính lực lượng mới này sẽ là nhân tố quyết định cho cuộc cách mạng trong lòng xã hội phong kiến như kinh nghiệm của Hà Lan, Anh quốc Chính sách bảo thủ , bế quan tỏa cảng nhằm tạo thành cái tường lũy để gọi là bảo vệ những giá trị nho giáo , “ đạo Thánh hiển ” đã đưa bánh xe
lịch sử Việt Nam vào con đường tụt hậu
- Trong cuộc giao lưu Đông Tây này , chủ yếu là cuộc trao đổi , mua
bán với nền kinh tế hàng hóa đang phát triển từ Châu Âu, xã hội Việt Nam cũng có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa , tư tưởng của họ Gần một
ngàn năm Bắc thuộc , rồi trong môi trường xã hội phong kiến dù độc lập các triểu đại Việt Nam vẫn áp dụng cái mô hình phong kiến phương Bắc nên nên văn hóa., tư tưởng Việt Nam vẫn giới hạn trong những phạm trù
tư duy kiểu Khổng nho_ Dưới ảnh hưởng thế độc tôn , nước lớn trong tư
Trang 21Giới nho sĩ không phải là không biết sự kiện này Nhưng với thái độ bài ngoại hủ nho, trí thức thời thượng , họ khinh miệt thứ văn hóa , chữ viết ngược với “ chữ Thánh hiển ” Nếu triểu đình phong kiến nhà Nguyễn - biết sử dụng và phổ biến hệ thống chữ viết này , nó sẽ trở thành công cụ khai thác những giá trị văn minh phương Tây , và là phương tiện để người dân tự nâng cao dân trí, tư tưởng vì đây là loại văn tự dễ dạy dễ học Nếu được thế, xã hội Việt Nam sẽ có thêm một đội ngũ trí thức lớn, đủ khả năng chuyển đổi vận mệnh dân tộc , không phải chỉ có mỗi Nguyễn ' Trường Tộ , một chí sĩ có tư tưởng canh tân , phục hưng đất nước mà chúng tôi sẽ để cập sau
Nhìn chung , có thể kết luận rằng, bước sang thế kỷ XIX là thế kể ) mà xã hội Việt Nam đã có được những chuyển biến tích cực do sự tiếp xúc với thế giới Tây phương Những kết quả khả quan về thương mại, xã hội , kinh tế bước đầu đã xuất hiện trên mảnh đất này do làn sóng văn minh , kinh tế hàng hóa Tây phương tác động Thế kỷ XIX cũng là thế kỷ mà nhà Nguyễn mở đầu triểu đại phong kiến của mình sau thời gian dài loạn lạc Với cái lợi thế thống nhất về moi |
phương tiện như lãnh thổ, thể chế, bộ máy cai trị (18) và được thừa hưởng
Trang 22sóng phương Tây Cử nhân Nguyễn Hiển khi đi sứ nuớc Xiêm về cũng đã từng bdo cáo với Tự Đức rằng :Nước Anh cát lợimới sang xin thông thương ,nước Tiêm la đã cho ngay ,thành ra người Anh không có cớ gì để sinh sự Rõ rằng là khi phương Tây không tìm được lối vào bằng con đường giao dịch , buôn bán trao đổi do sức ép của nền kinh tế hàng hóa đang phát triển , thì họ sẽ dùng phương sách khác để đạt được mục đích Họ đã mở lối vào Việt Nam bằng súng đại bác , tầu chiến Điều đó có nghĩa là giải pháp xâm lược quân sự là ưu sách hàng đầu để tạo một hành lang thông thương cho nền kinh tế hàng hóa xâm nhập vào Việt | Nam cũng như các nước phương Đông Chính sách đóng cửa gây hấn,sinh sự sai lâm của nhà Nguyễn chính là những cái cớ cho những kẻ thực dân đang khao khát thị trường nổ súng xâm lược
Trong bối cảnh lịch sử đây phức tạp cam go đó , một con người với những tư tưởng lớn đã xuất hiện với hàng loạt kế hoạch canh tân đất nước đáp ứng đúng nhu ‹ cầu của thời đại cũng như lịch sử Việt Nam
1.2 NGUYEN TRƯỜNG TỘ ~ CON NGƯỜI
1.2.1 Nguyễn Trường Tô dưới con mắt của những người đương thời
Nguyễn Trường Tộ là một nhân vật đã đi vào lịch sử tư tưởng Việt Nam với tất cả tính phức tạp của giai đoạn chuyển mình về tư tưởng,sự khủng hoảng về tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX Tính phức tạp của giai đoạn lịch sử này, những bi kịch lịch sử của dân tộc và sự xuất hiện những tư tưởng mới lạcủa Nguyễn Trường Tộ lẽ đương nhiên đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu
e Trước hết cụ Phan Bội Châu ( 1867 — 1940 ) là người đầu tiên đánh giá về Nguyễn Trường Tộ như sau : Ông chính là người đã giổng cái mầm khai
hóa trước tiên ở nước ta (18) Thật sự đã từ lâu lắm, cụ Phan Bội Châu
cùng các hội viên của Duy Tân Hội qua phong trào Đông Du gửi thanh niên sang Nhật du học, cái tên Nguyễn Trường Tộ cùng tư tưởng canh tân của ông gợi cho họ một niễm hãnh diện tự hào về dân tộc Tại sao một người Việt lại có một tầm nhìn thời: đại như vậy khi vừa mới chạm trán với thế giới phương Tây ?
e Khải Định ( 1915 - 1925) đã truy phong cho Nguyễn Trường Tộ chức “ Gia nghị Đại Phu Hàn Lâm Viện Trực Học S79) Việc này cho thấy nhà Nguyễn đã nhận thức được giá trị cải cách của Nguyễn Trường Tộ , nhưng đã
muộn vì Pháp đã đặt xong nên đô hộ trên Việt Nam trước đó ( năm 1885)
° Nhà giáo Nguyễn Lân xem Nguyễn Trường Tộ là một nhà cải cách ngang tầm với Khang Hữu Vi ở Trung Quốc, là một bậc vĩ nhân đệ nhất nước Nam
Trang 23e' Sau đó , Huỳnh Thúc Kháng ( 1876 - 1947 ), một chí sĩ yêu nước, đỀ cảm
tâm tư của mình đối với con người vĩ đại đây đau khổ này
“ Bỗng dưng vật sắt đến trần ai, Đầy bụng kinh luân tám đẩu tài
Tiệc trước tình cờ vua triệu đến,
Người sau nhớ mãi chuyện bị a1 -_ Biển xanh ghi lại châu còn đó ,
Vùi kiếm phong thành có một ai ?
Nghẹn uất non sông ngay chính đó ,
Ly tao xua đuổi quốc hôn ai.” (21)
° Kế tiếp Á Nam Trần Tuấn Khải, người thuộc hàng khoa bang trong đợt th
tiến sĩ cuối cùng thời Bảo Đại ( năm 1949 ), đã làm bài thơ cảm vịnh tài đức _
Nguyễn Trường Tộ như sau :
“ Non sông thiêng sáng đức nên tài,
Những ước ra tâm giúp giống nồi Lấy đạo nghĩa xưa làm mực thước,
Đem khoa học mới để trau dồi
Bao phen xuất ngoại lòng nuôi mộng ; Mấy độ trần tình lệ nhỏ rơi
Hôn ám kể chi phường sống tạm ,
Nghìn thu luống để tiếc thương ai ” (22)
e Nhà Sử học Văn Tân đánh giá Nguyễn Trường Tộ là : “ Một nhân vật yêu
nước , muốn cho dân giàu nước mạnh , một nhân sĩ phong kiến khai minh ”
(23) |
e Nhà Sử học Đặng Huy Vận Chương Thâu khẳng định : “ Nguyễn Trường
Tộ là một sĩ phu yêu nước và tiến bộ ” (24)
e« Gần đây giáo sư Trần Văn Giàu, trong tác phẩm “ Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam ” nói về sự nghiệp Nguyễn Trường Tộ như sau : “ Các điều trần của Nguyễn Trường Tộ là đỉnh cao nhất của toàn bộ các điều trần gửi cho nhà - vua từ khi Pháp bắt đầu đặt chân lên nước ta đến khi chúng chiếm hết đất
nước ta ” (25) |
© Gido su Vain Tao , một cây bút có uy tín trong giới nghiên cứu lịch sử ngày nay đã phát biểu quan điểm của mình về Nguyễn Trường Tộ : “ Còn về đánh giá Nguyễn Trường Tộ , trước sau như một, tôi vẫn coi ông là một nhà yêu nước tiến bộ , có xu hướng canh tân ” (6)
e Thời gian gần đây, nhất là sau Đại hội VI, người ta viết và nói nhiều về ông
: giữa xu hướng thời đại mới , nhiệm vụ mới của dân tộc sau khi nước nhà được ổn định, thống nhất Vấn để Nguyễn Trường Tộ được để cập đến trên tam cd:
Trang 24quốc gia với phương pháp làm việc , nghiên cứu mang tính lịch sit va khoa hoc thật sự Mục đích là để nhìn lại một thời đại lịch sử phức tạp nhất của đất nước , đồng thời trả lại giá trị vốn có của những nhân vật lịch sử mà chúng ta
chưa có điều kiện thuận lợi để thống nhất quan điểm một cách chính thức
Đỉnh cao để đi đến tiếng nói chung về ông là cuộc Hội thảo Khoa học do
Viện Khoa học Xã hội và Sở Văn hóa Thông tin TP Hồ Chí Minh tổ chức -
nhân địp kỷ niệm ngày giỗ thứ 120 của ông với đề tài : “ NGUYỄN TRƯỜNG
TỘ - NHÀ CẢI CÁCH LỚN CỦA DÂN TỘC ” Cuộc hội thảo này khai mạc vào ngày 19 — 12 — 1991 với sự đóng góp có trên 50 bài tham luận của
các: giáo sư , tiến sĩ, học giả tên tuổi trong và ngoài nước Điều đáng nói là
'trước khi cuộc hội thảo diễn ra, đài truyền hình TP Hồ Chí Minh đã mở khúc dạo đầu đây hấp dẫn bằng cách cho phát hình một cuộc tọa đàm về Nguyễn Trường Tộ Cuộc tọa đàm này do Hồng Thanh phóng viên đài truyền hình - thực hiện với sự góp mặt của bà Nguyễn Thị Thanh Xuân , Giám đốc Trung - tâm Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Khoa học Xã hội thành phố ; Học giả Trần Bạch Đăng ; Ông Trần Khuê , Trưởng tiểu ban nghiên cứu của Trung tâm Hán Nôm ; Linh mục Trương Bá Cần, tiến sĩ sử học , Đại học Sorbone , “Pháp Ở đây, chúng tôi xin trích dẫn lời mở đầu của cuộc tọa đàm này : “ Sau hội thảo về danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trung tâm Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về danh nhân Nguyễn Trường Tộ vào trung tuần tháng 12 + năm 1991 Hội thảo khoa học này có chủ để là : “ Nguyễn Trường Tộ — Nha cải cách lớn của dân tộc .” Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh tổ chức cuộc tọa đàm với ban tổ chức Hội thảo và một số nhà nghiên cứu để tìm hiểu và giới thiệu với các bạn xem đài mục đích và ý nghĩa của cuộc Hội thảo này
J7)
Nhưng đánh giá về Nguyễn Trường Tộ không phải chỉ có một loại ý kiến tích cực khách quan và khoa học, bên cạnh đó cũng còn một vài ý kiến đánh _ giá về Ong một cách chủ quan, thiếu hẳn tính khách quan khoa học và lịch sử, những đánh giá đó đưa ra những cái nhìn méo mó về sự thật, về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ
Theo ơng Hồng Nam : Nguyễn Trường Tộ có những cải | cach tich cuc va _ mạnh dạn vượt hẳn trí thức thời bấy giờ như phê phán chính sách bế quan tỏa cảng triểu đình , để xướng khai thông buôn bán, khuyến khích việc khai thác tài nguyên trong nước , cải cách văn tự nhưng đó lại cũng là những vấn dé
không căn bản ” (28)
Cùng năm 1961, Hồ Hữu Phước và Phạm Thị Minh Lệ thì cho rằng: “ Nguyễn - Trường Tộ là một con người có nhiều nghỉ vấn về chính trị ” (29)
Trang 25-e _ Gần đây hơn, ông Nguyễn Duy Hinh, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3 và 4 năm 1989 đánh giá về Nguyễn Trường Tộ trong bài viết : “ Hệ tư tưởng Nguyễn ” như sau :
+ “Nguyễn Trường Tộ được ăn học ở phương Tây lâu dài do cha Hậu - | Giám mục Gauthier đào tao và người Pháp sử dụng là người chui ra từ ống tay áo cố đạo người Pháp Gauthier , Ưống công đi khắp các
nước Châu Âu, Nguyễn Trường Tô là tên bảo hồng, khơng có tỉnh
thân dân tộc , không có một quan niệm đúng đắn về Tổ Quốc .”
Vậy thì con người và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ và hình ảnh chân thực về Ông là như thế nào?
1.2.2 Thân thế
Năm 1830 , đương lúc hoàng tộc Nguyễn chuẩn bị mừng thôi nôi hoàng tử Hồng Nhậm ( Vua Tự Đức sau này ), thì tại ngôi làng Bùi Chu (30) thuộc xứ Nghệ , một cậu bé chào đời trong một gia đình nho học nghèo theo đạo Thiên Chúa lâu đời Cậu bé được đặt tên là Tộ trong gia tộc họ Nguyễn Trường
Thân sinh ra Nguyễn Trường Tộ , ông Nguyễn Quốc Thư là một thầy thuốc có tiếng và có những mối liên hệ mật thiết với giới nho sĩ trong vùng
Ngôi làng Bùi Chu phía Đông giáp với nhánh sông xuôi về thị xã Vinh, là
nơi buôn bán sầm uất Phía Tây là những, day núi chứa nhiều quặng sắt đang
được khai thác Dân làng lấy quặng để nấu sắt hoàn toàn thủ công và theo lệ hàng năm phải nộp cho nhà nước 80 cân sắt nấu thành phẩm Một trục lộ chính ( sau này trở thành quốc lộ ) đi qua ngôi làng tạo nên sự khởi sắc , giao lưu giữa giới nho sĩ , dân chúng tụ họp , buôn bán, trao đổi hàng hóa Hòan cảnh xuất thân từ gia đình và quê hương đã ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng Nguyễn Trường Tộ sau này
Thiếu thời , Nguyễn Trường Tộ được thân sinh truyền đạt những kiến thức căn bản Nho giáo Tiếc thay , khi Nguyễn Trường Tộ vừa mới lớn lên thì thân
sinh mất Gia cảnh trở nên khó khăn Vì thiếu một chỗ tựa chính thân mẫu đành
gửi con, sang thụ giáo ông Tú Kép vốn là nơi quen biết gia đình (31) Nhận thấy | Nguyễn Trường Tộ thông minh, có khả năng tiến xa hơn , nên cụ Tú Kép gửi
cậu Tộ sang học với một ông Cống sinh giỏi hơn tên là Hựu ở xã Kim Khê Một
lần nữa , thây Hựu phải khâm phục cậu học trò bẩm tính thông minh lại đại tài
đai chí này Thầy Hựu dẫn trò Tộ lên huyện — phủ để ra mắt và xin làm môn sinh dưới mái trường Địa Linh Tư chất và tài học của cậu học trò Tộ đã làm mọi ˆ người thán phục Lúc đó cậu đã bước sang tuổi thanh niên
Trang 26Phải đến sau , năm 1868 từ khi giã biệt thầy Địa Linh, nhìn bằng hữu đến
trường thi , Nguyễn Trường Tộ mới bộc lộ cái hoài bão đó : “ Từ mười lim nam
nay, tôi đã biết rõ tất phải có mối lo như ngày nay nên tôi đã ra sức tìm tòi học _
hỏi trí khôn của mọi người .” (32) và : “ Vậy học là gì ? Học là học cái chưa _
biết để mà biết , biết để mà làm Mà làm việc gì ? Và làm ở đâu ? làm tức là làm công việc thực tế trong nước hiện nay và để lại việc làm hữu dụng đó cho
đời sau nữa ” (33) :
Tân nho sinh Nguyễn Trường Tộ mang hoài bão trở về nhà chờ đợi sẽ có ngày ý nguyện mình được thực hiện Tại đây, Nguyễn Trường Tộ được Giám mục Gauthier ( tên Việt Nam Ngô Gia Hậu ) mời vào dạy chữ Hán cho Chúng
viện xã Đoài (34) Nhận thấy Nguyễn Trường Tộ trí khôn lanh lợi, lại có những | tư chất cầu tiến , Giám muc Gauthier quyét định dạy tiếng Pháp và một số môn
khoa học phổ thông cho Nguyễn Trường Tộ Đây là cơ hội để Nguyễn Trường
Tộ tiếp xúc với kiến thức học từ văn minh phương Tây ngoài kiến thức học Nho giáo sở trường của mình Một thế giới nhận thức khác mở ra trong tư duy Nguyễn
Trường Tộ khác hẳn cách nghĩ của Khổng học Giám mục Gauthier cảm phục cách làm việc , nghiên cứu của người học trò này
Năm 1858 , một biến cố quan trọng xảy ra Liên quân Pháp và Tây Ban
Nha dưới sự chỉ huy của trung tướng Rigault de Genouilly tấn công và chiếm - cảng Tourane ( Đà Nắng ) Tự Đức và triều đình phản ứng lại bằng cách bách
hại người Công giáo rất khốc liệt Cường độ cuộc bách hại này cao hơn so với
thời hai vua Minh Mạng ( 1820 - 1840 ), Thiệu Trị ( 1841 - 1847 ) Họ cho rằng
Thiên Chúa giáo là nguy cơ phá vỡ truyền thống Khổng giáo của dân tộc và tiếp tay với thực dân Pháp để xâm lược Việt Nam Ngoài những hình thức truy bắt,
tù đày , trảm quyết, Tự Đức cùng triều đình áp dụng chính sách “ Phân - Tháp
°(35) đối với người Công Giáo Sự kiện này càng kích động thêm giới nho sĩ Họ kích động nhân dân nổi dậy chống đối người có đạo Công giáo Về phía mình , người Công giáo bị dồn vào chân tường nhiều người đã chấp nhận cái chết như biện pháp để giải quyết hai vấn dé trọng yếu của đời họ : vừa trung
thành với Niềm tin vừa không mang tiếng là “ phan quéc ” (36) Trước tình hình
nguy kịch toàn diện đó , sự tổn tại là điều thiết yếu nhất , chủng viện xã Đoài giải tán , Nguyễn Trường Tộ theo Giám mục Gauthier sang Pháp để tránh cơn bách hại dữ dội này
Trong thời gian ở Pháp ( 1858 - 1861), Nguyễn Trường Tộ tận dụng tối đa
những điểu kiện khả di nang cao việc học của mình , ngõ hầu sau này được làm
Trang 27Tộ vẫn mang một hoài bão về quê hương khi đặt đất nước mình trong vị thế đối
sách với các nước mình đã đi qua, nhất là nước Pháp :
“ Hồi chiếu dẫu không nương ánh sáng,
Hướng dương xin vẫn nếp hoa quỳ ”(37)
Chuyến đi này tạo cho N guyén Trường Tộ cơ hội tiếp xúc trực tiếp thế giới Tây Phương Một quá trình nghiên cứu thực tế kết hợp với những kiến thức đã diễn ra trong thời gian này tạo cho Nguyễn Trường Tộ có một cái nhìn mở rộng , thức thời Ông quyết định nghiên cứu tường tận để hiểu đâu là sức mạnh, tiến bộ của người phương Tây Chính ông đã nói về cách làm việc của mình : “ Về học vấn thì món nào tôi cũng để ý đến , trên là thiên văn cao xa, dưới là địa lý sâu sắc, giữa là nhân sự phiền phức ; cho đến luật lịch, binh thư , bách nghệ , cách trí , thuật số đều nghiên cứu đến nơi cả ”(38) Không những ông học trong sách vở , trên ghế giảng đường , trong thư viện , như sinh viên ngày nay , mà ông còn tìm đến thực tế bằng cách vào các nhà máy , xưởng thợ nghiên cứu quan sát, kiểm chứng giữa lý thuyết và thực tiễn , tìm ra cái kỹ xảo của người Âu Ông viết : “ Tôi đi với Cố Điều đến một lò nấu sắt lớn Từ thành Paris đến đó xa bằng từ Huế đến Nghệ An, chúng tôi ở đó luôn một tuần lễ , được xem hết các - phép đúc sắt của người ta mới hiểu rõ cái chỗ phú cường ở nước họ khác xa với - nước mình ”(39) Chưa hết , ông còn mô tả cách tổ chức trong xưởng , sản phẩm được chế tạo , hình đạng , kích thước, giá cả , ứng dụng của sản phẩm trong thực tế Một lần khác , ông đến xưởng chế tạo vũ khí, về sau Ong có ghi lại : “ Ho dẫn chúng tôi đi xem máy móc làm hột nổ Công trình của họ thật lớn lao, mỗi ngày làm đến một vạn hột, số người trong xưởng wéc vai ba tram ”(40) Tat ca những nỗ lực của ông déu tập trung vào lý tưởng như ônãã viết : “ Tôi đem hết tâm trí để lo việc nước , vậy thì việc nước là việc nhà ” Ông tự đưa các phương châm cho cuộc đời , hành động của mình : “ Người bất trung với nước tức là bất
trung với mình ”(41)
Trang 28định nhận làm thông dịch cho Pháp , để mong đóng góp phần lợi thế cho nước |
nhà qua cuộc hòa đàm bất lợi này Đây là nỗi khổ tâm của Nguyễn Trường Tộ khi phải làm một công việc bất đắc chí đó - “ Nỗi khổ tâm của tôi vì phải cúi
mình hòa dịu để cho được chu tồn , thật khơng bút nào tả được , nhưng ở lâu với người Tế đâu phải là chí nguyện của tôi ” Khi Phan Thanh Giản thay mặt triều đình vào thương thuyết với thực dân Pháp ở Nam kỳ , Nguyễn Trường Tộ tìm cách gặp vị đại thân này Bài thơ của ông gửi cho Phan Thanh Giản bộc lộ nỗi
lòng một con người luôn muốn phục hưng đất nước : ¬
“ Dệt mướn thôn Tây há bởi nghèo , Nhà riêng khuôn khổ đã quen theo
Xóm Đông cung gấm như cần hỏi,
Cặn kẽ kim vàng vẽ lối theo ” ( 43 )
Nhận thấy thực dân Pháp ngày càng thể hiện rõ ý đổ xâm lăng , Nguyễn Trường Tộ xin thôi chức thông dịch cho Pháp : Từ giai đoạn này Nguyễn Trường Tộ giành hết thời gian , năng lực vào việc soạn thảo những kế hoạch để làm cho
dân giàu , nước mạnh Mục đích cầm bút của ông là nhằm thiết kế nên những
cách thức khả dĩ đưa nước nhà thoát khỏi ngoại xâm bằng nội lực , khôn khéo _
của chính nhân dân mình Trong vòng mười năm ( 1861 - 1871 ) Nguyễn Trường Tộ liên tục gửi lên Tự Đức và viện Cơ Mật hơn 58 bản Điều trần Đó là kết quả
bao năm trời bôn ba hải ngoại, vùi đầu nghiên cứu học hỏi vì một ngày mai tươi sáng cho nước nhà “ Mấy chục năm nay tôi bôn tấu trong thiên hạ , thu thập
những tình thế biến thiên xưa nay đem những điều đã đọc trong sách nghiệm ra
việc đời Dù trao đổi với ai một lời nói , một câu chuyện , thâm tâm tôi cũng có ý muốn thu lấy sự hiểu biết của người làm của mình , cho nên không kể là phải
uốn nắn để cầu học hỏi , cũng rất khổ tâm lắm ” (44)
Hy vọng đã đến Năm 1866, Tự Đức giao cho Nguyễn Trường Tộ đi ìm
mồ than Sau đó , qua những bản điều trần “ Kế hoạch làm cho dân giầu , nước mạnh ” (Bản điều trần số 5 ), “ Tám việc cần làm ” ( Bản điều trần số 27 ) rất
thiết thực Tự Đức phái Nguyễn Trường Tộ cùng Giám mục Gauthier sang Pháp
thuê thây và mua sắm trang thiết bị để về mở trường kỹ thuật theo phương pháp Tây Âu Đâu năm 1868 , phái đoàn Nguyễn Trường Tộ về nước Kế hoạch mở
_ trường kỹ thuật sắp thành hình Nhưng do sự phản ứng dị nghị của giới nho sĩ và |
triểu thần, đồng thời lại sợ ảnh hưởng của Công giáo , sợ ảnh hưởng phương
Tây , Tự Đức chùn bước Dự án mở trường không thành
Năm 1871 , Nguyễn Trường Tộ ngã bệnh nặng Dù vậy , ông vẫn gắng cầm bút thảo tiếp những bản điều trần gửi lên vua Tự Đức Văn phong trong những
bản điều trần như có máu và lửa từ tấm lòng yêu nước chân thành của ông : “
Trang 29Ông nằm ngửa lên trời , ngọn bút lông tuôn ra dong chay canh tan cho qué hudng
thật thắm thiết , thật khiêm tốn :
“ Nhân vì chân tôi bị tê bại sắp thành phế nhân, nằm ngửa ra mà viết,
tỉnh thần buồn bực rối loạn, tự biết nói năng không thứ tự nhưng tất cả đó là sự thật ” (46)
Ngày 10 tháng 10, Nguyễn Trường Tộ thốt lên nỗi lòng của mình rồi từ trần khi giấc mộng hoài bão canh tân đất nước chưa chuyển bánh cùng thời đại
“ Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu thị bách niên cơ ! ”
1.2.3 Môt nhà nho thức thời
Giới nho sĩ Việt Nam có quá trình hình thành lâu đời Từ khoa thi đầu tiên
được tổ chức vào đời vua Lý Nhân Tông năm thứ Tư, tức là năm Ất Mão (1075
) (47) Cho dén khoa thi Tiến sĩ ( Thái học sinh ) cuối cùng đời vua Bảo Đại nhà -
Nguyễn vào năm Kỷ Mùi ( 1919 ) đã có trên 844 năm lịch sử với hơn 180 khóa thi , dem lai con số các vị đỗ cấp trung ương tại Kinh đô trên 2900 người Thành phần này chủ yếu là lực lượng chủ yếu của cơ chế quan văn , nắm giữ
chủ yếu các mặt tổ chức nhà nước , xã hội phong kiến Đồng thời họ cũng là
những tác giả nổi tiếng của nên văn học cổ Việt Nam Trong quá trình lịch sử
dựng nước và giữ nước , thành phần ưu tú được coi là giới trí thức này đã có một
Vai trò rat quan trong
Khi lịch sử đã sang trang, có nghĩa là do yêu cau yếu tố thời đại, những cơ cấu thượng tầng và hạ tang trong xã hội cũng phải thay đổi để thích nghi Nếu vẫn duy trì những cơ tầng các cấp như cũ thì sự đối kháng tất yếu xảy ra , mà phần ưu thế lúc nào cũng nhiên về những cái mới Đó là tính tất yếu của lịch sử hay đúng hơn đó là quy luật biện chứng của sự vật để đào thải những cái cũ, đồng thời trang bị những cái mới trong dòng chảy lịch sử không ngừng diễn ra Ở cấp độ ngày càng cao hơn
Sự thất bại của Việt Nam nói chung , tầng lớp nho sĩ trong đó có trách
nhiệm các vị vua nhà Nguyễn nói riêng là sự thất bại có tính lịch sử của hệ tư tưởng phong kiến trước các trào lưu mới của lịch sử Những phạm trù tư duy nho giáo, cộng với cái cơ tầng sản xuất nông nghiệp có từ thời cổ đại, lại đóng khung trong một thể chế phong kiến cứng nhắc làm sao cần được lần sóng văn minh công nghiệp với những tư tưởng cộng hòa , dân chủ đang từ phương Tây ào ạt thổi sang Việc mất nước vào tay thực dân Pháp năm 1884 là điều khó tránh khỏi.Lịch sử không có giả thiết nhưng từ những gì đã xây ra với Thái Lan và Nhật Bản vẫn cho phép chúng ta nghĩ về một giả thiết:nếu những để nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ được thực hiện thì có thể lịch sử Việt nam đã có thể
Trang 30khỏi những hào lũy nho giáo để đối diện với dòng thác thời đại Năng lực tư duy của ông đã hình thành nên những bản thiết kế , những mô hình canh tân xã hội
Việt Nam, đưa nước nhà lên vị thế đối sánh với những xứ sở bên trời Tây “Nên
mở cửa chứ không nên đóng kín ”(48) đó là lời trăn trối thật sự cảm động và
đúng đắn mà Nguyễn Trường Tộ đã để lại Người họ Nguyễn này đã lấy lại
danh dự cho giới nho sĩ Việt Nam vốn đã bị lịch sử lên án vì nguyên nhân thất bại của đất nước trước họng súng xâm lược của thực dân Pháp
Tư tưởng , hành động của Nguyễn Trường Tộ xứng đáng là người đại biểu tiến bộ cho một mô hình nho học sau này |
1.2.4 Một nhân cách
Nhân cách quyết định giá trị một con người Nó là kết quả của một quá
trình tư duy học hỏi , kinh nghiệm một cách nghiêm túc rồi thể hiện ra bên ngoài mà cá nhân đó có được Nơi Nguyễn Trường Tộ , một nhân cách mô phạm tỏa
sáng Bản “ Trần Tình ”(49) là một ánh văn tuyệt tác diễn đạt nỗi lòng , nhân
cách của một người tự “ điều trân ” về mình trung thực Tác phẩm luôn mang
dấu ấn đậm nét về tác giả Như đứa con tỉnh thần , tác phẩm là bản sao xác thực nhất về người tạo ra nó và luôn có một giá trị vĩnh tổn giữa sự biến động của thế giới vật chất Nguyễn Trường Tộ đã để lại cho hậu thé hon 58 ban di thảo Hơn 58 bản di thảo này là 58 gam màu khác nhau đã vẽ nên một con người mà trong đó nhân cách của ông tỏa sáng không kém gì tư tưởng cách tân ông đã dé lai
a Mot lý tr7n cao đẹp
Nhiều cây bút ví đời người như một con thuyền trôi trên dòng sông vô tận
Lý tưởng chính là cái bánh lái định hướng đưa con thuyển về một bến đỗ ước mơ Sẽ về đâu nếu ngày nào đó cái định hướng bị vứt bỏ , hoặc giữa dòng đời, ta ra
khơi mà không mang theo bánh lái ? Ngay từ những ngày tuổi trẻ dưới mái trường Khổng hoc cùng bạn đồng liêu , Nguyễn Trường Tộ đã chip cánh ước vọng cho doi minh Hoc là gì ?— Học tức là học cái chưa biết để mà biết, biết để mà Jam Ma lam việc gì ? Và làm ở đâu ? - làm tức là làm công việc thực tế trong
nước hiện nay và để lai việc làm hữu dụng đó cho đời sau nữa ”0)X⁄ ˆ
Mang hoài bão lý tưởng đó trong long , Nguyễn Trường Tộ đã sớm giã từ
con đường tiến thân bằng khoa cử Ông nói : “ Thường những người học được
như vậy thì dùng để cầu vinh tiến , còn tôi thì dùng để trả lại cho trời (51) cái mà
tôi đã học được, chứ không mong kiếm chác một đồng tiễn nào ”( 52) Một định
hướng hoàn toàn khác với nhận thức của lớp nho sĩ đồng liêu đương thời Lý
tưởng đó đã đưa Nguyễn Trường Tộ đi vào quỹ đạo của một số ít trí thức tiến bộ '
Trang 31Trinh , Nguyễn Ái Quốc đã tiếp bước “ Tôi nghĩ rằng thời kỳ khôi phục nước
nhà đã có xác chứng ở bốn bể, dự tính được ở tương lai Đi theo con đường nào mới được ? Con đường phải theo không thể tìm ở trong nước mà phải tìm trong thiên hạ ”(Š3)
b Một tấm lòng yêu nước chân thành
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển đất nước từ thuở hồng hoang trong những âm vọng những chiếc trống đồng Đông Sơn cho đến tận hôm nay,
khi con ngươi bị chìm ngập giữa biển thông tin của đủ loại phương tiện truyền
thông thời vi tính , vẫn còn đó một giá trị tuyệt đối : lòng yêu nước Nó là cái
trục xuyên suốt dòng lịch sử Việt Nam có hơn 4000 nắm dựng nước và giữ nước
Nó trở thành động lực thúc đẩy con cháu Lạc Hồng vùng lên như Phù Đồng trước
gươm giáo ngoại xâm, đồng thời nó cũng trở thành chất keo xúc tác để hàn gắn
những mối dây tương di, đoàn kết giữa hàng triệu người con cùng chiếc nôi Âu - Lạc trước sự khắc nghiệt của thời cuộc Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trường
Tộ chịu tác động mãnh liệt bởi cái trục yêu nước lịch sử đó Chính động lực này
đã thôi thúc ông đi tìm đáp số cho bài toán thời đại của lịch sử nước nhà ˆ Mấy
chục năm nay tôi bôn tẩu trong thiên hạ ”(4) chính là để đi tìm một phương ấn
khả thi xây dựng và phát triển đất nước Phương án này dựa trên những lợi thế
- của các nước khác tạo thành lực đẩy căn bản để đưa nước ta ra khỏi cảnh thuộc địa lâm than , nhược quốc
:“ Nếu để cho người nước ngoài vào đầu tư khai thác thì không những nhà
nước thu được lợi , mà nhân dân có việc lam, lại được học tập , làm quen với kỹ
thuật Tây phương , dân là dân của ta, đất là đất của ta , họ có đem đi đâu được
mà ta sợ ”(S5)
Và ông còn nói :
“ Cách làm cho dân giàu nước mạnh là ở chỗ tạo nhiều của cải Của cải nhiều
thì lương thực đủ , khí giới tỉnh , thành trì vững, quốc phí đầy , các việc lợi ích do đó mà ra , các việc tai hại do đó mà giảm bớt ”(56)
c Một cái Tâm - Chí mô pham
Đối với người Việt Nam chữ tâm là cái chuẩn đạo đức cao nhất trở thành cái khuôn vàng thước ngọc cho những mối tương giao trong gia đình , xã hội Nó
trở thành cái mô thức nên để từ đó người dân Việt hình thành nên hệ thống đạo đức , văn hóa dân tộc mình : “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài ” ( Kiểu )
Nguyễn Trường Tộ là người liêm chính với một cái tâm chân thành hết mình vì
nước nhà Ông đã bộc lộ cái tâm của mình bằng những lời lẽ thống thiết
“ Người xưa xét người không xét ở thành bại mà xét ở chỗ có hay không có
tấm lòng Có lòng mà gặp được thời đắc dụng đó là điều may Có lòng mà gặp
Trang 32rất không may Nhưng nếu lấy điều khoan dung , nhân hậu mà xét thì nhìn vào lỗi lầm của một người có thể biết được lòng nhân hậu của người đó Huống chỉ -
tôi nay như con cá voi ở giữa bể, trong gia đình không hệ lụy vợ con, ngồi xi hội khơng lo bị cấm chế ; thế mà biết nhớ về cố đô , căm gian quân thù việc :
đời được mất , vinh nhục tôi đều xem như ngoại vật, chỉ cần bảo toàn lấy cái
diều rất quý ở nơi mình là đủ ”(57)
Cũng chính cái Tâm đó ,, lòng ông luôn khắc khoải một cái gì đó cao hơn, mới hơn để cống "hiến cho đất nước đang bị kìm hãm dưới sức mạnh thực dân
xâm lược
_“Nước non như cũ hồn sông núi, ~ Cảnh sắc rõ ràng đã đổi thay
Đất nước sơn hà ai đó chủ ?
Biết đem tâm sự hỏi trời thôi ? ”(58)
Tấm lòng chân thành với nước nhà đó luôn được nung đốt, thúc giục bằng
ý chí kiên định của Nguyễn Trường Tộ Thật vậy , nếu tự đặt mình vào cái thực trạng lịch sử thời đó , chúng ta sẽ hiểu thế nào là sự vĩ đại của con người này
Trước hết , ông là một nhà nho thực thụ , nhưng lại là tín đổ Thiên Chúa giáo Do đó, đối với nho sĩ, ông bị dị nghị , đàm tiếu , cô lập Họ xem ông là
thành phần không đáng tin cậy Theo quan điểm tầng lớp nho sĩ cũng như triều
đình , “ đạo Gia-Tô là tà đạo ”, mang tính chất “ phản quốc, phi luân ” : phản
quốc vì bổ đạo truyền thống của dân tộc ( Khổng giáo , Lão giáo , Phật giáo ) dé
theo đạo Tây Phi luân là không thi hành cái đạo đức ngũ luân , ngũ thường của Khổng giáo Đó là quan niệm có tính đại chúng , lại được chấp nhận như là chân lý thời đó Trước thực tế , Nguyễn Trường Tộ không mang tâm trạng của một người ngoài cuộc , bị xã hội , quê hương “ đào thải ”mà ngược lại ông vẫn lăn xả vào với đời, đau cái đau của dân tộc ,lo cái lo của đất nước,làm cái việc cần phải
làm cho đất nước Còn đó những kế hoạch cải cách của ông ( những bản điều
trần ) đủ để khẳng định rằng ông là một con người vĩ đại , giàu nghị lực , dám lội ngược dòng thời đại khắc nghiệt vì lý tưởng của mình
Thứ hai , những bản điều trần được viết trong vòng 10 năm ( 1861 - 1871), gồm hơn 58 bản gửi lên vua Tự Đức nhưng không thấy hồi âm hoặc thực thi điều gì cả Thông thường ,con người ta rất dễ đàng bỏ cuộc khi thấy công việc của mình không tạo ra được một âm hưởng tác động nào , nhưng đối với Nguyễn Trường Tộ thì khác Chính trong những lúc bi đát nhất của cuộc đời , ông vẫn
không bỏ cuộc Còn gì cảm phục hơn khi Nguyễn Trường Tộ phải nằm ngửa ,
quên cơn đau vì bệnh bại liệt để cầm bút thảo tiếp những bản điểu trần trong những khoảnh khắc cuối đời : “ Nhân vì chân tôi bị tê bại sắp thành phế nhân ,,
Trang 33Chương 2
NGUYEN TRUONG TO - NHÀ TƯ TƯỞNG
_CANH TÂN
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, trên các phương tiện thông tin dai chúng cũng như trong giới nghiên cứu thường phổ biến các thuật ngữ như :“ Canh tân ”,“Đổi mới“ “Cải cách ”, “ Cách mạng ” Những khái niệm này dùng để chỉ
sự “ thay đổi ” của một xã hội hay một sự vật từ tình trạng, lạc hậu sang tình
trạng tiến bộ , cao hơn trước đó Tuy thế, mỗi khái niệm mang một “ mức độ _
thay đổi ” khác nhau mà trong đó “ Cách mạng ” là mức độ thay đổi cao nhất ,
triệt để nhất Nó làm thay đổi hoàn toàn từ căn bản một xã hội , một hình thái
kinh tế , một thể chế chính quyển mà lịch sử đã chứng minh, ví dụ cuộc Cách
mạng Công nghiệp thời cận đại là một bằng chứng “ Canh tân ”, “ Đổi mới ” -
Cải cách ” mang ý nghĩa tương đương về sự thay đổi Chúng không bao hàm một
cường độ tuyệt đối như “ Cách mạng ”, nhưng không kém phần hiệu quả như
trường hợp Canh tân thời Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật Bản thế ky XIX
Nguyễn Trường Tộ không phải là nhà cách mạng theo quan niệm ngày nay
-ông chỉ là nhà tư tưởng thuần túy xuất thân từ một giai tầng bình thường nhất -
trong xã hội Việt Nam hết lòng vì vận mệnh nước nhà Điều đáng nói ở đây là tư
_ tưởng của ông , một khả năng tư duy độc đáo mà giáo sư Cao Xuân Huy gọi là “
nhãn lực ”, đã mang đến một sự tươi mới cho dòng tư tưởng Việt Nam
“ Các nhà nho ta thời bấy giờ nhìn cái hiện thực tư bản mới xuất hiện bằng
những cái khung cố định, tức là những phạm trù phong kiến đã có hơn hai ngàn
năm sinh mệnh Do đó họ thấy trong những hiện tượng mới, phi thường, quái
gở và nhất là họ có những nhận định rất sai lâm về văn minh khoa học thuật của
Tây phương Chính môi trường đó đã sản sinh ra tư tưởng Nguyễn Trường Tộ
Vào thời đó người ta nhìn hiện thực mới bằng tư duy cũ, nhìn sai , nhìn lệch chỉ có Nguyễn Trường Tộ có đủ nhãn lực để nhìn đúng hiện thực ấy.”(1)
2.1 MÔT XU HƯỚNG MỚI ˆ
Nguyễn Trường Tộ là một hiện tượng mới-một dòng mới trong lịch sử tư tưởng Việt Nam Chúng ta biết rằng lịch sử tư tưởng Việt Nam đã từng xuất hiện từ rất sớm với những quan niệm đúng đắn về vũ trụ và con người được thể hiện qua những họa tiết trên Trống Đổng mà giới khoa học gọi là nên Văn minh | Trống Đồng Đông Sơn Đó là những tư tưởng mang bản sắc độc đáo của nên
Văn hóa Đồng Bằng cộng với Miễn núi mà kết tinh của nó là truyền thuyết “
Lạc Long Quân và Âu Cơ”.Với 1000 năm Hán hóa và sự xâm thực của nền văn
Trang 34ấn của mình trong tư tưởng ,văn hóa, văn thơ của người Việt qua các triều đại Việt Nam từ nhà Đinh , Lê , Lý , Trần cho đến nhà Nguyễn thời cận đại mà TỐ
nét nhất là trong hệ thống văn hóa cung đình.Nhưng trong những ngôi làng của người Việt , sau lũy tre xanh muôn thuở , cùng với cây lúa nước của người dân qué , giai tâng thấp nhất trong xã hội „những tư tưởng truyền thống quý báu của dân tộc vẫn được bảo tổn cùng với đời sống nông nghiệp Đây là điểm son sáng giá nhất để khẳng định nền văn hóa Việt Nam, trong đó bao hàm hệ thống tư tưởng , vẫn giữ được bản sắc riêng độc đáo mà sức mạnh văn minh, văn hóa Đại Hán không thể đồng hóa được Chính vì thế mà trong hệ thống tư tưởng Việt Nam có hai dòng cùng tổn tại Thứ nhất là trào lưu văn thơ, lối tư duy mang nặng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa của giai tầng trí thức phong kiến cung đình , giới nho sĩ , quan lai Điều này đã làm cho các nhà nghiên cứu nước ngoài một - thời đã nhận định sai lâm : Nền văn hóa Việt Nam là bản sao của nền văn hóa Trung Hoa Thứ hai , bên cạnh hệ tư duy trong cái khung nho giáo trên , còn có một hệ tư duy khác luôn bảo tồn được tính truyền thống , bản sắc của dân tộc , dòng văn thơ truyền khẩu trong dân gian Dòng này không mang tính bác học, hàn lâm theo lối Trung Hoa vì tác giả của nó là những cư dân Việt chân lấm tay bùn chưa bị “ Hán héa” Ho đã va đang tổn tại sau lũy tre làng , bên cạnh con
đê , cây lúa nước ngàn đời vẫn xanh với Trời - Đất Đó chính là nên văn hóa
thuần túy truyền thống Kinh-Viét chuyển tải một lối tư duy về con người và vũ trụ độc đáo Nguyễn Trường Tộ , xuất thân từ cửa Khổng , từng được gọi là “ Trang — TO ” (2) da hap thu ca hai dong tư tưởng , để rồi hình thành nên một tư tưởng khác , mới hơn Có thể nói rằng lối tư duy hay tư tưởng của ông là một cuộc cách mạng trong sự phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam
2.1.1 Vượt qua khuôn khổ thời đại
Mỗi thời đại đều có cơ chế, phương pháp nhận thức , tư duy riêng Nó giống - như một khuôn đúc cho ra đời những sẵn phẩm mà nó quy dinh Con người, dù bất cứ thời đại nào , cũng là sẵn phẩm của xã hội với những phạm trù , cơ chế của nó Nếu như có một sản phẩm nào đó ra đời không giống với những sản phẩm khác , thì nó sẽ dễ bị xem là“ quái thai”, cần đào thải để giữ được tín đồng nhất ” cho cái tổng thể Nguyễn Trường Tộ là một trong những trường hợp đó
Trang 35Đức , từ vua cho đến cận thần tất cả đều là sản phẩm từ cái khuôn có trên 2 000
năm tuổi Nguyễn Trường Tộ ra đời trong bối cảnh đó Nghĩa là ông phải ở
trong cái không gian, thời gian chịu tác động bởi cơ chế xã hội, giá trị đạo đức | đương thời Điều này có nghĩa ông sẽ không vượt ra ngoài những gì người cùng thời ông nhận thức Nhưng khơng ! Ơng đã vượt ra khỏi cái khung tư duy nho - giáo Đó là cuộc cách mạng trong tư duy ! Ngay cả Tự Đức, người được coi là
thông minh nhất có nhiều công trình văn thơ, cũng đã phát biểu về ông:” nói sao
quá cao !” (4) Hiện tượng Nguyễn Trường Tộ chính là sự đối kháng giữa hai dòng thời đại , một đã đi vào giai đoạn cuối cùng trong sự suy sụp và một đang Ở - vào giai đoạn khởi đầu đầy triển vọng Sự kiện Nguyễn Trường Tộ cũng chính là hoàn cảnh lịch sử Việt Nam trong giai đoạn giao thời, đối kháng một mất một còn giữa cũ và mới, giữa hệ ý thức Khổng nho và hệ ý thức Công nghiệp — Khoa
học ; giữa thể chế phong kiến và cơ chế tư sản đang hình thành Việt Nam cũng
cùng thân phận các nước trên thế giới bị cuốn vào sự đối kháng mang tính loại trừ triệt để đó Điều đáng nói là một Việt Nam mới được hình thành nhờ tư
tưởng Nguyễn Trường Tộ mà ngày nay chúng ta đang kế thừa Còn một Việt
Nam cũ đã thất bại và đã chết theo cơ chế phong kiến của nó
2.1.2 Chuyển biến tư tưởng
Có một thời rất lâu , làn sóng văn minh phương Đông vượt qua giới hạn lục địa lan sang tận phương Tây Những aude gia phương Tây tìm đến day vì công nghệ sản xuất lụa, giấy in, thuốc súng Con đường tơ lụa nổi tiếng từ Đông sang Tây cho thấy vị thế và ảnh hưởng của nền văn minh này đối với thế giới Nhưng những thế kỷ gần đây , làn sóng nay đã đổi hướng Văn minh khoa học kỹ thuật phương Tây đã chiếm thế thượng phong , đánh bạt làn sóng phương - Đông Lần sóng này tiếp tục tỏa lan khắp thế giới , nó thể hiện sức mạnh của mình bằng sự áp đảo các quốc gia phương Đông Hàng loạt các quốc gia , tập đoàn phong kiến Nam Mỹ', Châu Á , Châu Phi bị làn sóng này cuốn trôi , và thay vào đó là một thế lực , một cơ chế day tham vọng khác Việt Nam cũng ở trong dòng chảy này Năm 1858 Pháp nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam : Năm 1884 , Pháp đặt sự bảo hộ trên toàn cõi Việt Nam bằng Hiệp ước Patenôtre Triểu đình phong kiến nhà Nguyễn tự kết thúc mình trong sự đầu hàng, bất lực
.Duới một cái nhìn toàn diện logic lịch sử, thì đây là sự thất bại của một hình thái
kinh tế-xã hội đã lỗi thời trước một hình thái kinh tế xã hội mới , chứ không phải
là sự thất bại của một dân tộc Triểu đình Nguyễn, đại diện cho đất nước , đã khước từ trách nhiệm đối với dân tộc , buộc người dân phải đứng ra tự giải quyết vấn để đất nước , dân tộc của họ Con đường canh tân đất nước của Nguyễn ' Trường Tộ cũng là một hình thức biểu hiện của tỉnh thần”quốc gia hưng vong
Trang 36a Con đường kháng chiến
Đối diện với thực trạng mất nước , người dân cũng phải đối diện với những _
đòi hỏi , những vấn dé nghiêm trọng xuất phát từ thực trạng đó Việc giành độc
lập , tự chủ là mục tiêu và làyêu câu bức thiết nhất trong bối cảnh lúc này.Từ mục tiêu đó có thể có nhiều phương pháp Triều đình Nguyễn đã tỏ ra bất luc ,
chỉ nghĩ đến giải pháp hòa nhưng là “hòa”trong lúc này chỉ có thể là đồng nghĩa với “đầu hàng” để yên vị trên những chiếc “ ghế ” của mình Trương Đăng Quế cố vấn cho Tự Đức : “ Một chữ hòa , xưa vẫn làm ”(5), sau câu nói của vị đại thân đứng đầu quan văn, thống tướng Nguyễn Tri Phương cũng khơng thốt khỏi tư tưởng thất bại chủ nghĩa:“Họ thủy lục nương tựa , súng tính , người liều , quân ta nhát , thành ra thua , thủy bộ đều không bì với địch Quân thứ chỉ có 3 200 người , không đủ dùng, giữ cũng chẳng nổi , còn nói gì đánh ”(6)
Trước tình cảnh đó,người dân đã đứng lên, họ đã cảnh tỉnh sau loạt súng
dai bic tai Tourane ( Da Nang , 1858 ) Lan đầu tiên người dân dám vượt ra
ngoài cái khung nho giáo , ho không tuân lệnh vua khi Tự Đức ra lệnh cho Trương Định hạ vũ khí giải tán cuộc khởi nghĩa, đầu hàng Pháp (7) Giới nho sĩ -
và nhân dân miễn Bắc nổi dậy phan đối triểu đình Tự Đức vì đã ký Hòa ước
1862 nhường ba tỉnh miễn Đông Nam bộ cho Pháp Họ đã phản ứng mạnh mẽ : “ Thiên hạ là của thiên hạ, thiên hạ không phải là của bệ hạ mà chuyên giữ lấy một mình Trước hết xin giết Phan Thanh Giản để nghiêm quân lệnh , sau xin
đuổi Truong Đăng Quế về nhà để ngăn chặn mưu gian (8)
Tại Nam Kỳ hàng loạt cuộc khởi nghĩa nổi dậy
+ Trương Định ( 1822 - 1864 ) khởi nghĩa , được nhân dân kháng chiến phong cho chức Bình Tây Đại Nguyên Soái
+ Nguyễn Đình Chiểu ( 1822 - 1888 ) dùng ngồi bút làm vũ khí, làm khí giới chống giặc : “ Chở bao nhiêu đạo thuyên không thẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà ”(9)
+ Nguyễn Trung Trực ( - chết năm 1868) khởi nghĩa bị giặc bắt rồi về đem về Rạch Giá xử tử , trước khi chết ông nói một câu lịch sử : “ Bao giờ nhổ hết cỏ
nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây ”
Ở miền Bac , sau khi triều đình Huế ký Hiệp ước Patenôtre chấp nhận sự _
bảo hộ của Pháp , nhân dân và giới sĩ phu đã phản ứng kịch liệt Họ cho triều đình bán nước , bỏ rơi vận mệnh dân tộc đang nguy kịch Đây là sự chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ của quần chúng chứng tỏ tư tưởng trung quân Nho giáo phong kiến đã bị lung lay tận gốc Phan khang đã nổ ra từ quần chúng
-_ * Dập dìu súng bắn cờ xiêu,
Trang 37| + Nguyễn Thiện Thuật cùng nhân dân nổi dậy làm cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy ở tỉnh Hưng Yên Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong bay năm ( 1885 — 1892 )
+ Phan Đình Phùng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở Hà Tĩnh Cuộc khởi nghĩa kéo đài 11 năm ( 1885 — 1896 ) Có những trận chiến lịch sử : Tran 6 núi Vụ Quang , dưới sự chỉ huy của Cao Thắng , nghĩa quân đã đánh bại được
quân Pháp
+ Hoàng Hoa Thám lừng danh với khởi nghĩa Yên Thế , tại Bắc Giang
Cuộc khởi nghĩa này kéo đài 28 năm ( 1885 — 1913 ) Tất cả những cuộc nổi dậy
đều xuất phát từ động lực yêu nước Chủ đích cuộc khởi nghĩa bằng bạo lực này
nhằm đánh đuổi quân xâm lược Pháp, giành độc lập chủ quyền cho nước nhà Nó chứng tỏ sự hào hùng đững cảm, lòng yêu Tổ quốc của những người dân
Nhưng rốt cuộc tất cả những cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại bởi:
- Tất cả các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra lẻ tẻ , tự phát , lực lượng chủ yếu
là nông dân - - a
- _ Chưa nhận thấy được cái ưu thế sức mạnh của thế lực phương Tây có cơ
sở trên phương thức sản xuất mới : Ốc - Hầu hết các cuộc khởi nghĩa đều do giới nho sĩ lãnh đạo , do đó còn rất
nhiều hạn chế trong chiến thuật , cũng như lãnh đạo nghĩa quân
- Là những người xuất thân từ cửa Khổng, ngoài việc “ bình Tây ”những người lãnh đạo còn chủ trương “ sat tả ”(12) để bảo vệ “ Đạo Giáo ” của
dân tộc Điều này đã gây ra cảnh nồi da nấu thịt đầy tang thương giữa ˆ ` người Lương và người Giáo Đây là một cái nhìn thiển cận , một hành
động quá khích ngược với truyền thống bao dung và hài hòa tín ngưỡng
của văn hóa Lạc Việt : |
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
'Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ”
Những hạn chế, sai sót trên đã đưa các cuộc khởi nghĩa đi vào ngõ cụt Thất bại kế tiếp thất bại Giả sử, nếu cuộc khởi nghĩa nào đó thành công thì đất nước sẽ lại rơi trở lại lối mòn phong kiến , Nho giáo như trước Sự thay đổi có
chăng chỉ là sự đổi ngôi, chuyển giao quyền lực từ tập đoàn phong kiến này sang tập đoàn phong kiến khác Những cái đầu đặc sệt tư tưởng hủ nho ; không còn một khoảng trống nào cho việc tiếp nhận một loại tri thức khác , lầm sao có thể
tạo ra một cơ chế xã hội mới , ngoài cái thể chế phong kiến đang bị lịch sử đào thải
b Con đường canh tân
Nhưng kháng chiến bằng con đường vũ trang chỉ là một trong những con -
đường ,phương thức cứu nước Nguyễn Trường Tộ đã từ một góc nhìn khác để
Trang 38giải quyết tình trạng nước nhà Đối với ông- con người có trí tuệ mang tầm cỡ ` “ Thiên hạ đại thế luận ”(1 1) này đã đi theo một hướng khác
Nguyễn "Trường Tộ dường như đã nhìn ra được sự bế tắc của những cuộc khởi nghĩa Ông chọn hướng canh tân đất nước Mục đích cuộc canh tân nhằm tạo cho nước nhà sức mạnh kinh tế theo mô hình phát triển của phương Tây Một
khi đã tạo cho mìn sức mạnh tự cường, thì việc đối đầu với Pháp không thành -
vấn để nghiêm trọng Ta có lợi thế là Pháp không thể nào ở thế tổng lực được vì
phải phân tán lực lượng để giữ các thuộc địa khắp nơi và phải đề phòng Anh , Hà
Lan Do đó đánh bại Pháp là điều có thể Điều đáng nói ở đây là ông chủ trương
thay đổi toàn bộ cái hạ tầng kiến trúc của đất nước Theo C Mác ( 1818 - 1883
) hạ tầng kiến trúc quyết định sự tổn tại của thượng tầng kiến trúc và đó là quy
luật phát triển của xã hội.Nếu những để nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ
được thực hiện thì nó sẽ tác dộng trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của hệ thống hạ
tang kiến trúc như công nghiệp , nông nghiệp , thương nghiệp , đầu tư, giáo dục ,
quốc phòng , khai khoáng .Những thay đổi này sẽ dẫn đến sự thay đổi của hệ thống thượng tầng kiến trúc theo hướng tiến bộ thay thế cho cái thượng tầng kiến trúc cũ lỗi thời Kết quả , cơ chế kiến trúc thượng tầng phong kiến cùng
những tư tưởng tiêu cực của xã hội cũ sẽ bị đào thải cùng với phương thức sẳn xuất tiểu nông lạc hậu của nó Tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ đã gặp gỡ những
tư tưởng lớn của thời đại nhưng đáng tiếc là những tư tưởng đúng đắn đó đã không được giới cầm quyền chấp nhận Có thể khảo sát những tư tưởng của Ông trên một số nét cơ bản sau đây
22 NHỮNG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CHỦ YẾU
2 2.1 Một tư duy khoa học — triết học
Nguyễn Trường Tộ bắt đầu thảo những bản điều trần sau khi đã dày công học hỏi, nghiên cứu , phân tích các vấn để thật nghiêm túc Ông hấp thụ được hai nền học vấn phương Đông và phương Tây Nhờ đó tư tưởng của ông giữ được thế cân bằng không sa vào lối thiển cận , bảo thủ kiểu hủ Nho và cũng khơng © vướng vào tính cách sùng bái văn minh phương Tây qua dang Ông trình bày mọi vấn để một cách hợp lý khoa học Từ cách đặt vấn để, giải quyết vấn dé đến kết thúc vấn để , ông đều trình bày mạch lạc tính hiện thực liên quan mật thiết đến sự tổn vong một dân tộc , không như số đông nho sĩ đương thời mà đề tài lúc nào cũng xoay quanh kinh, thi, truyện , sử của Bắc triểu
Trang 39Nguyễn Trường Tộ có một cách thức làm việc khoa học Nó thể hiện ở chỗ lượng thời gian đầu tư trong phương thức thực hiện Từ thiếu thời ông đã ôm ấp giấc mộng canh tân , chắp cho quê hương đôi cánh để bay vào vùng trời mơ ước đầy hiện thực Ông tiếp tục ni dưỡng hồi bão đó bằng sự phấn đấu học hỏi
nghiên cứu Ngoài tuổi ba mươi ông bắt đầu cho ra đời những đứa con tinh than
mà ông đã bao năm trời ấp ủ Si |
“ Từ 15 năm nay tôi đã biết rất rõ tất phải có mối lo như ngày hôm nay nên tôi
đã ra sức tìm tòi học hỏi trí khôn của mọi người ”(14) _
“ Mấy chục năm nay , tôi bôn tẩu trong thiên hạ , thu thập những tình thế biến thiên xưa nay , đêm những điều đã đọc trong sách nghiệm ra việc đời ”(15)
Lời nói này đã chứng tỏ những công trình tư tưởng của ông có giá trị khoa
học cao Thứ nhất ông đã đầu tư một lượng lớn thời gian “ mấy chục năm nay ” vào công trình Kế tiếp , bằng phương pháp tiếp cận hiện thực sau khi đã nắm bắt lý thuyết theo cách “ bôn tẩu trong thiên hạ ”, “ những điều đã đọc trong
sách ”, ông thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu Sau cùng, qua tư duy , phân tích,
loại suy , ông đã “ nghiệm ra việc đời ” bằng những mô hình canh tân đất nước trên giấy trắng mực đen Theo lối diễn đạt thời đại, ông đã giải mã ( décodé )
được những dữ kiện mà lịch sử thời đại đã mã hóa vào vận mệnh dân tộc - | Bên cạnh phương pháp làm việc trên , Nguyễn Trường Tộ còn có một tư
duy triết học rất cao Ông thật là một triết gia nhân sinh đúng nghĩa Trong
những bản điều trần của ông_, chúng ta không thấy ông sử dụng trực tiếp những thuật ngữ triết học mà hiện nay được dùng phổ biến như “ đồng nhất ”, “ đa dạng
”“ tương đối ”, “ tổng thể ” Nhưng ý tưởng trong cách lập luận diễn đạt của ông lại bao hàm ý nghĩa mà những thuật ngữ này chuyển tải một cách chuẩn xác lạ lùng
+ Để cập đến khái niệm “ tổng thể ”, ông viết : “ loài người chúng ta có
chung một trời che, chung một đất chở , chung một mặt trời chiếu , chung một
mặt trăng soi , đó là một lý chỉ phối tất cả, do một tính chất đồng như nhau cả _ Buổi đầu do một mà sinh ra rất nhiều thứ , cuối cùng hợp lại thành một mới thành tựu cái công dụng to lớn của trời đất ” -
+ Bàn về “ quy luật phát triển sự vật ” ông lập luận : “ Muôn vật hễ đến cùng cực thì sẽ ngược trở lại Khơng ngồi mấy trăm năm rồi các nước phương
Đông cũng sẽ nhờ đấy mà đánh bại các nước phương Tây Mượn cái trí xảo của họ , ngày càng già nua , mà cái trí xảo của ta thì mới mẻ , trẻ trung , đem hai
trí nhập làm một lẽ nào không thắng ”(16)
Trang 40không có lạnh , người ta sẽ không biết được cái thích thú của sự ấm áp ; có trắng mà không có đen thì trắng không tự phô bày được cái đẹp
Ông lại nói : “ Có vạn thứ không giống nhau gọi là giàu , chứa đựng được
tất cả mọi thứ thì gọi là lớn , chồng chất thành đống thành tâng mà không chống - chọi nhau thì gọi là khéo , nhiễu thế lực khác nhau , nhiều tính tình khác nhau mà
hợp lại được làm một để sử dụng gọi là giỏi ”(17)
Và ông tiếp : “ Đồng hành mà không nghịch nhau là được , cần gì bắt phải nhất tế những cái mà tạo vật ( tự nhiên ) không phải nhất tể , cũng không cần
thiết phải nhất tể , để làm tổn thương hòa khí ”(18)
Tư tưởng này chúng ta đang thực hiện hôm nay trong xu hướng khu vực hóa , toàn câu hóa để tránh nguy cơ tụt hậu Nội lực nào để chúng ta giữ được thế
đứng “ hợp nhất trong đa dạng ” khi mở cửa ra với thế giới về đủ mọi vấn đề :
văn hóa , xã hội , kinh tế, chính trị .?
+ Nói về “ tính tương đối "của sự vật ông viết : “ Nước thuận theo thế mà
chẩy vào chỗ trũng , lửa thuận theo thế mà bốc lên cao Nếu có cái thế khác làm
rối loạn không cho lửa bốc lên , không cho nước chay xuống thì đó chỉ là tạm thời
mất sự bình thường mà thôi , còn ban tính của nó vẫn không bao giờ mất ”(19) Ông còn lý giải thêm : “ Đối với một sự việc , có khi người kia áp dụng có
lợi mà người này áp dụng lại sinh hại Việc đời thường thường không có gì hồn tồn lợi mà khơng hại , chỉ do con người biết tùy cơ ứng biến mà thôi Trí lực không bao giờ cùng, trong lợi có hại, biết tùy theo đó mà cải chính mới là
người khéo vận dụng tài trí ”(20)
Đó chỉ là những ví dụ cho thấy tư duy Nguyễn Trường Tộ có tính triết học