1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu tìm hiểu một số vấn đề về văn hóa óc eo (từ thế kỷ i đến thế kỷ vi) khóa luận tốt nghiệp đại học

108 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Poe nh ERD 6 CC

r

_ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - ch

ĐẠI HỌC MỞ - BÁN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -

KHOA ĐÔNGNAMÁ HỌC -

&&&

Aod- 2t&#t

NGUYÊN ĐÀO KIỀU GIANG

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA ÓC EO

(TU THE KY IDEN THE KY VD

(LUAN VAN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 2

Luan Odin Fé Wohiétp

PHAN MO DAU

L LY DO CHON DE TAI: |

Ngày nay, các ngành khoa học tự nhiên và xã hội vẫn chưa soi sáng được đây đủ nguyên nhân của sự sụp đổ nhanh chóng đó của một nền văn hóa đã được tạo đựng lên trong mấy thế kỷ với quy mơ lộng lẫy, hồnh tráng Thậm chí, cho đến nay, ngay ban than nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng trên thế giới ấy cũng còn không ít những điều bí ẩn đòi hỏi cần được soi sáng Trong đó, nổi lên trên

hết là những điều kiện tự nhiên và xã hội đã dẫn đến sự hình thành, phát triển

cũng như gây nên sự suy sụp nhanh chóng của nền văn hóa đó Nghiên cứu, phân tích đầy đủ những điều kiện tự nhiên — xã hội ấy hẳn sẽ đưa đến sự đánh _ giá đúng đắn mọi tài năng sáng tạo của người xưa và cả những hạn chế không thể vượt qua nổi trong cuộc chinh phục buổi đầu Đồng bằng giàu có nhưng không kém phần khắc nghiệt này Từ việc nghiên cứu ấy, chúng ta có thể rút ra những bài học lịch sử bổ ích cho công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế — văn hóa ¢ vùng này Mặt khác, nó sẽ còn góp phần không nhỏ vào việc nhận thức đặc

điểm văn hóa — lịch sử ở cả vùng Nam Đông Dương và Đông Nam Á hải đảo

trong thời kỳ hình thành những quốc gia cổ đại đầu tiên

Khu di tích Ba Thê — Óc Eo, một trung tâm lớn của văn hóa Óc Eo rõ ràng càng thật quý báu khi ta nhìn vào chiều sâu lịch sử sáng tạo văn hóa — văn minh ở đây; khi ta mở rộng tầm mắt quan sát trên bình diện lịch sử toàn vùng Đông Nam Á Với những giá trị văn hóa — lịch sử của nó, khu di tích này cần phải coi là trọng điểm bảo vệ, cần nghiên cứu cẩn thận, phát huy đây đủ giá trị văn hóa —

lịch sử của nó trong sự nghiệp xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa

Trang 3

Luan Odn Fé Wghiép

Văn hóa Oc Eo, là một nền văn hóa cổ đặc sắc thuộc Đồng Bằng Sông -

Cửu Long được phát hiện vào những năm 40 của thế kỷ này Từ sau ngày giải

phóng đất nước, kết quả của cuộc điều tra, xác minh các di tích, cùng với số hiện vật được khai quật gần đây cho chúng ta thấy thêm tâm vóc lich sử, sự phát triển cao của nền văn hóa này, đồng thời nó cũng cho thấy sức sáng tạo của những tộc người cổ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và các mối quan hệ văn hóa lịch sử rộng

rãi của họ với các cư dân cổ ở vùng biển đông Thái Bình Dương, Đông Nam Á

~ : Ae

bán đảo cho đến Ấn Độ Dương và cả Dia Trung Hải xa xôi

Với từng bước nghiên cứu nền văn hóa này sẽ giúp cho chúng ta nhận thức được toàn bộ diện mạo lịch sử của Đông Bằng Nam Bộ từ những thế kỷ giữa công nguyên Từ đó phát huy được đây đủ và đúng đắn những giá trị lịch sử văn

hóa truyền thống, dựng xây được niềm tự hào về một giai đoạn lịch sử phong phú va day sức sáng tạo của nhân dân từ thuở xa xưa ở phần đất phiá nam của Trung

Quốc Cũng bởi lẽ đó mà các ,di tích văn hóa Oc Eo đều là đi sản văn hóa quý

báu

H LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :

Văn hóa Óc Eo đã là công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong

cũng như ngoài nước

Trang 4

Luan Odn Fé WUghiép

được báo cáo trong các hội nghị khoa học, các sách báo và tạp chí

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Thực hiện đề tài " Bước đâu tìm hiểu một số vấn đề văn hóa Oc Eo thé ky I -

thế kỷ VI” em đã sử dụng phương pháp lịch sử để khôi phục, giải thích các sự

kiện một cách khách quan và trung thực Ngoài ra, em cũng phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các nguồn tài liệu để viết thành luận văn này

IV GIGI HAN ĐỀ TÀI VÀ CẤU TRÚC CƠNG TRÌNH :

Trong khuôn khổ của luận văn này, nội dung chủ yếu được giới hạn là tìm hiểu một số vấn để về văn hóa- xã hội giai đoạn văn hóa Oc Eo thế kỷ I -

thế kỷ VI Đây là giai đoạn văn hoá Óc Eo tổn tại một cách thịnh vượng nhất Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương : Chương I: Vài nét về lịch sử nghiên cứu văn hóa Óc Eo `

có Chương II: Những đặc điểm cơ bản của đi vật văn hóa Oc Eo y

Chương III: Một số vấn đề về văn hóa - xã hội Óc Eo v

Nhân đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn

PTS NGUYỄN THỊ HẬU đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian

làm luận văn Kế đến em cũng rất cảm ơn đến thầy trưởng khoa GS NGUYEN QUỐC LỘC đã giúp em có được những quyển sách hay phục vụ cho bài luận Cuối cùng là lời cám ơn của em đến tất cả các thầy cô trong trường đã hướng

dẫn, dìu dắt em suốt 4 năm qua

Trang 5

Luan Oin Fét Ughiép

CHUONG I

YAINET yé LICH SU NGHIEN COU YAN HOA OC £0

L QUÁ TRÌNH THÀNH TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

Đồng Bằng Sông Cửu Long là một châu thổ nhiệt đới, được thành tạo do con sông Cửu Long bồi đắp vịnh biển cũ Quá trình này trải qua 4 giai đoạn

chính: |

- Ở giai đoạn đầu, Đồng bằng xưa là một địa hào, quá trình tạo sơn Calêđôni đã hình thành nên các vùng trũng và những khối năng trong đó vùng

trũng khối năng Kumtum và khối năng Campuchia Sang giai đoạn 2: Từ thời sơ sinh đến kỷ đệ tứ - Biển thống trị toàn bộ Đồng Bằng Nam Bộ với những biến

đổi nhất định, đến thời kỳ tạo sơn Indonesia, trong lúc lãnh thổ nước ta nổi lên thì

Châu thổ Sông Cửu Long vẫn ngập dưới biển và là một vịnh biển mênh mông

Vào đại Tân sinh, do ảnh hưởng của cuộc vận động tạo sơn Hymalia, Sông Cửu

Long tăng cường sức xâm thực vận chuyển khối năng phù sa lớn lấp dần vịnh biển và quá trình hạ thấp nước biển, cách ngày nay khoảng 26 triệu năm Lúc ấy Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng được thành tạo như một đầm lầy than bùn Như vậy Châu thổ được tạo thành trong quá trình biển rút từ từ, và Châu thổ sông Cửu Long hiện tại được hình thành sau đợt biển tiến”), Song song với quá trình

f Khoảng 11.000 ~ 18.000 năm

Trang 6

Luin Odn Fét Ughiép

rút lui của biển là phù sa trầm tích nhanh chóng, Châu thổ sông Cửu Long hiện đại nổi dần lên trên mức nước biển và cách đây khoảng 2000 năm Sông Cửu

Long chảy ra hai cửa Tiền Giang và Hậu Giang, cách đây chưa quá 1000 năm Khi vùng Oc Eo Ba Thê trở thành một cửa biển thì khối lượng phù sa Sông Cửu

Long được trầm tích nhanh về phía đông Các sông Tiền và Sông Hậu phân nhánh thành các cửa sông như hiện nay Quá trình tạo thành và phát triển Châu thổ Sông Cửu Long đến nay vẫn tiếp diễn 7

Tóm lại, quá trình thành tạo và phát triển Đồng bằng Châu thổ sông Cửu Long là quá trình mâu thuẫn gay gắt giữa quá trình sông và quá trình biển được diễn ra theo phương thức tam giác châu Châu thổ cũ (hay Đồng bằng Đệ tam) °) được hình thành trong quá trình biển rút lui đến độ sâu — 100m vào Pléixt6xen,

còn Châu thổ hiện đại chỉ mới được hình thành sau đợt biển tiến Flandrian trên

-_ nền Châu thổ cũ Kết quả đó là do sản phẩm bồi tụ lắp vịnh biển của sông Cửu Long Chứng tích của dòng sông cổ cũng cho thấy sông Cửu Long trước sau vẫn chảy theo phương của đứt gãy ngầm Hậu Giang Ngoài yếu tố khí hậu, trong quá trình thành tạo và phát triển, Đồng Bằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng chủ yếu của hai nhóm yếu tố cấu tạo: yếu tố sông, yếu tố biển; chúng luôn tác động với nhau trong từng thời kỳ địa chất lâu dài và mãi cho đến ngày nay những yếu tố này đã tham gia gây khó khăn cho con người trong quá trình khai thác Châu thổ Vì vậy, con người phải có nhận thức đúng đắn với Châu thổ “Những ý đồ con người không đếm xỉa đến quy luật vĩ đại của thiên nhiên chỉ mang lại bất

hạnh” (Lê-nin) ˆ

M CÁC DITÍCH VĂN HÓA ÓC EO

Từ ngàn xưa cho đến nay Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn là một vùng đất - mầu mỡ, phì nhiêu và luôn luôn được thiên nhiên ưu đãi, phạm vi gồm 9 tỉnh

Œ Hóa thạch được tìm thấy trong lòng đất sét ở An Giang (Pust va Sloare 1971)

Trang 7

Luin Oan Fét Vighiép

miền Tây Nam Bộ Và cũng chính những vùng đất này từ rất xa xưa con người đã tạo nên một nền văn hóa cổ nổi tiếng - nên văn hóa Óc Eo - trong đó ta cé thể kể đến khu di tích Ba Thê Óc Eo là di tích chủ yếu quan trọng của văn hóa này Các di tích văn hóa này đều nằm trong vùng “Tứ Giác Long Xuyên” ở miền Tây Sông Hậu thuộc tỉnh An Giang, và còn trải rộng những vùng Châu thổ và các vùng lân cận Nhưng các di chỉ quan trọng mang giá trị lớn đều tập trung

hiện nay ở 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang Đặc điểm các di chỉ khảo cổ ở An

Giang là đều có quy mô lớn, cấu trúc phức tạp, được xây cất công phu trên những gò cao nằm giữa cánh đồng thấp trũng, hoặc ở ven sườn, chân phía Đông Bắc và Đông Nam núi Ba Thê Khu di tích thứ 2 là khu núi Sam: Gồm 12 điểm ê đỉnh, ven sườn, và quanh chân núi Những đi chỉ thuộc khu đi tích Núi Sam được công bố trước đây gồm 12 địa điểm ở đỉnh, ven sườn và quanh chân núi với

những vết tích kiến trúc đá và gạch, tượng và phật thờ, minh văn, gốm cổ.v.v Tầng văn hóa ở vùng ven chân núi đã được xác định qua những cuộc khảo sát

gần đây cho thấy nhiễu cọc gỗ, gốc cây lớn cả rễ đứng tại chỗ, vỏ sò, gốm, gạch

cổ ở độ sâu 1,50m Đã ghỉ nhận được nhiều mẫu gốm cổ, gạch cổ ở khu miếu Bà

Chúa Xứ Pho thượng Bà Chúa Xứ được thờ từ khoảng 100 năm nay được xác

định là tượng nam bằng sa thạch cao 1,25m, tạo hình theo dáng ngồi “thoải mái

vương giả” được mô tả trong sử cũ Pho tượng này có nhiều giá trị khảo cổ học

và lịch sử nghệ thuật Khu di tích thứ 3 là khu Bảy Núi: gồm 2 nhóm di tích: Nhóm Tịnh Biên —- Nhà Bàn (phía bắc) gồm 8 điểm với vết tích kiến trúc gạch,

đá, tượng và vật thờ, hồ nước cổ, gốm cổ Nhóm kế là di chỉ phần phiá Nam Bảy Núi, gồm 46 địa đỉnh với các vết tích như Tịnh Biên Bên cạnh 3 khu di tích quan trọng trên, còn có di tích hệ thống những đường nước cổ tỏa khắp vùng phiá Nam sông Hậu, đường nước đài nhất khoảng 80km chạy từ Angkor Borei đến Đá Nổi (Kiên Giang) Đường nước ở đây tỏa đi khắp vùng Ngoài ra ta còn thấy được các vết tích, các con lung và nhiều di vật khảo cổ học được phát hiện ở đây như: cộc gỗ, gốm cổ, vật dụng bằng đồng, thiếc, đồ trang sức bằng đá quý

Trang 8

Luin Odin Cốt (2(giiệp

Do sự phát hiện tình cờ và số liệu, hiện vật tìm được từ nhiều nguồn gốc

khác Đồng bằng qua các đợt khai quật di tích Ba Thê — Óc Eo và nhiễu địa điểm khác vào năm 1944 của L Malleret với những kết quả cụ thể mở ra một triển vọng rộng lớn cho công trình nghiên cứu văn minh Óc Eo kèm theo những nhận định từ đầu về nền văn hóa cổ nay đã gây một tiếng vang lớn thu hút sự chú ý của đông đảo các giới như khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học và các nhà khoa học trong nước và trên thế giới biết đến

II HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VỀ ÓC EO TRƯỚC 1975

Thời kỳ trước 1975, vấn đề nghiên cứu “văn hóa Óc Eo” luôn bị gián đoạn, không liên tục và với mục đích chung là tìm ra những bí ẩn ở “Thành phố cổ” bị vùi lấp và chứng minh cho một vương quốc cổ có tên là Phù Nam tổn tại

mà lấy văn hóa Óc Eo làm đại diện Ba Thê Óc Eo là tên gọi khu đi tích văn hóa

cổ lớn nhất ở miễn Tây sông Hậu thuộc địa bàn xã Vong Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang Những di vật của di tích này đã được biết đến từ lâu, có thể kể vào

những năm 1970 của thế kỷ XIXf” Acorre (bác sĩ trong hải quân Pháp), Henri

Parmentier (kién tric su) M Fraiff, Lunet de Lafonquicre là những người đầu tiên phát hiện thu nhập những di vật cổ ở chân núi Ba Thê, như năm 1879 ông A.Core đã thu nhặt bẩy cổ vật gốm, một mảnh khảo cổ dạng đồ trang sức, hai đục đá và ông còn cho biết: đã tận mắt nhìn thấy hai tấm bia đá có khắc chũ Phan (Sanskerie) Năm 1972 ông Lumet de Lafen Quiere thông báo tìm được một pho tượng thần Visnu khổng lỗ Các phát hiện cổ vật nái trên ở chân núi Ba Thê, cộng thêm các di tích khác được biết đến trong khoảng thời gian ấy ở miền Tây sông Hậu, Châu thổ sông Mê Kông

Từ năm 1936 và đặc biệt vào những năm 1942 — 1944 L Malleret và các cộng sự của ông đã phát hiện và tiến hành khảo sát nhiều khu tích mới trong

° Lê Xuân Diệm, Báo cáo khảo sát và khai quật di tích Ba Thê Óc Eo năm 1983, trang 83

Trang 9

Lo Luan Odn Fét UAghiép

khúc Châu thổ Sông Cửu Long như di tích Takew Lômô, Định Mỹ, Giỗng Đá

(1942) Riêng tại khu (Óc Eo) Ba Thê Oc Eo, L Malleret đã tiến hành kiểm

chứng các tích đã phát hiện, bổ túc thêm các đi tích mới như ở chân núi Ba Thê, ông đã định được 18 điểm có di tích tại chỗ, chủ yếu ở ba phía: Bắc, Đông, Nam, ông đặc biệt chú ý vào các di tích nằm nổi và chìm ở cánh đồng Giỗng Cát, Giỗng Xồi, ơng coi đây là miễn đất thuộc phạm vi mà ông còn gọi là cánh đồng Óc Eo rộng lớn L Malleret đã nghĩ đến một đô thị cổ được thiết kế theo hình chữ nhật rộng 1.500mˆ” và dài 3.000m với tổng điện tích là 450 ha ở khu vực Ba Thê Óc Eo Đô thị này nối liền với các điểm đi tích khác như Định Mỹ, Tháp Đá, Takew bằng những đường nước cổ (những con kênh đào từ thuở trước) Với vị trí và tính chất quan trọng của khu di tích Ba Thê Óc Eo nên di tích này đã được biệt hạng bằng nghị định của toàn quyền ngày 04/10/1944 và L Malleret là

người chủ trì khai quật các di tích này

Như vậy, L Malleret đã tiến hành khảo sát và khai quật tại 22 nơi (trong số phát hiện 150 di tích văn hóa cổ) Trong số đó theo ông có trên mười địa điểm thuộc dạng nền văn hóa Óc Eo, có niên đại xác định từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau Công nguyên

Năm 1947, lần đầu tiên một bài giới thiệu sơ lược về cuộc khai quật nói

trên đo Gloedes viết và trải qua những tháng năm nghiên cứu sử sách, các không ảnh chụp từ máy bay kết quả hợp với kết quả khảo sát, khai quật trên thực địa,

L Malleret đã hệ thống hóa thành một luận văn vào năm 1949 và sau đó ông

chính thức giới thiệu nền văn hóa này (văn hóa Óc Eo) trong tập sách có nhan để

“khảo cổ học Châu thổ Sông Cửu Long” Paris 1957 Theo tài liệu công bố: thì

kết quả của cuộc khai quật đã tìm thấy các kiến trúc gạch có cấu trúc khác lạ,

những cọc nhà sàn, gốm cổ, các cổ vật đá, đồng, sắt, chì, thiếc, kẽm, vàng, bạc,

đá quý và các tần tích thực vật Từ những kết quả trên ở Óc Eo và kết hợp với

1/4 Xuân Diệm, Báo cáo khảo sát và khai quật đi tích Ba Thê Óc Eo năm 1983, trang 02

Trang 10

-Đuận (xăm Cốt Ughiéip

các phát hiện đó đây trong lòng đất miễn Tây sông Hậu, L Malleret cho rằng:

Có một nền văn hoá cổ ở vùng này cách nay từ 1900 năm đến 1300 năm được gọi tên là “văn hóa Óc Eo”, đặc biệt ông cho rằng trên nhiều phương diện nền văn hóa này là bộ phận của chủ thể hợp thành nền văn minh của vương quốc Phù Nam được ghi chép trong các Thư tịch Trung Quốc Ông nhìn nhận di tích “Cánh đồng Óc Eo” là một đô thị phồn vinh thời đó, có tiền cảng là Takew, cé đường nước nối tiếp với Angko Borei về phía nội địa, bên cạnh đó đô thị này còn có mối giao thông rộng rãi với các vùng hải đảo lục địa xa như Ấn độ, Ba Tư và cả với Địa Trung Hải Chính vì vậy, ông cũng đưa ra nhận định nền văn hóa này gồm nhiều yếu tố văn hóa hợp thành, ngoài những truyền thống văn hóa tại chễ

“ - 2 « A * ` z ° - z

và yếu tố văn hóa Ấn Độ cổ đại, còn có cả văn hóa Ba Tư, Hy La

Ngoài vấn đề vị trí và tên gọi của Óc Eo, đáng tin cậy hơn Trước 1975, các

học giả và các nhà nghiên cứu còn đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu vai trò của

thành phố Óc Eo xưa Phần lớn các nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước

đều nhận định rằng Óc Eo xưa kia là một đô thị, một thành phố, một hải cảng quan trọng Căn cứ vào số lượng loại hình, chất liệu các di vật và di tích tìm thấy

tại Óc Eo, những vùng lân cận họ đi đến kết luận: Trên vùng đất này đã từng

phát sinh, phát triển và tồn tại một nền văn hóa cổ và từ đó có tên gọi Óc Eo

(mà nhân dân vùng đó thường gọi) - Văn minh Oc Eo la mot nén văn hóa đã cé một thời vàng son không chỉ tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á mà còn xa hơn nữa về phía tây

IY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU TỪ SAU 1975

Sau ngày miễn Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất Đảng đã và đang lãnh đạo toàn dân tiếp tục công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH Đặc biệt trong công việc phát triển văn hóa theo hướng XHCN, văn

Trang 11

Luin Odin Fét Ughiép

hóa đân tộc nói chung và đồng thời ở các tỉnh phía Nam nói riêng, đã được

Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện để phát triển văn hóa dân tộc

Riêng khu di tích Ba Thê —Óc Eo, với sự quan tâm của Tỉnh Ủy, UBND An

Giang đã được coi là một khu di tích có giá trị, cần được bảo vệ, khai quật,

nghiên cứu Do tính chất đặc biệt của nền văn hóa này (văn hóa Óc Eo) đã

được đưa vào kế hoạch nghiên cứu của Viện Khoa Học Xã Hội TP Hồ Chí Minh Cụ thể là ban khảo cổ học TP Hồ Chí Minh Một chương trình nghiên cứu

thực hiện gồm những bước cần thiết như: Sưu tập văn liệu, điểm lại hiện vật,

kiểm chứng di chỉ, tiến hành khảo sát một số địa điểm có khả năng khai quật, đã

được để ra với mục đích chính nội đung của văn hóa Óc Eo, tính chất đô thị (nếu

có một đô thị Óc Eo) Song không phải dễ dàng thực hiện kế hoạch trên, vì bè lũ

Pôn Pốt - leng Xary và các thế lực phản động khác cố tình cẩn phá và gây rối

chiến tranh phía Tây Nam Tổ quốc, gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc nghiên cứu văn hóa Óc Eo ở thực địa Nhưng bước đầu của chương trình nghiên cứu (văn

hóa Óc Eo) vẫn được tiến hành gấp rút: |

Năm 1977, một thư mục cơ bản về những sách và tài liệu nghiên cứu cé liên quan đến Óc Eo và vương quốc Phù Nam đã sơ khởi được hoàn tất, kèm

theo một số nhận định (trên cơ sở văn liệu về văn hóa Óc Eo) Tiếp đó vấn để nghiên cứu được đưa ra ở gốc độ khảo cổ học, các vật bảo tàng thời kỳ Óc Eo và

các văn hóa khảo cổ có liên quan được tiến hành kiểm chứng vào năm 1979 Cho thấy gần 10 ngàn hiện vật, đủ các loại có 3696 hiện vật Óc Eo, thuộc 10 loại

chất liệu như vàng bạc, thiếc, chì (chủ yếu là đổ trang sức), chất liệu gốm đây là những hiện vật Óc Eo đang lưu trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí

Trang 12

Luin Odn Fét Ughiép

Năm 1982, tiến hành đợt một khai quật khu di tích Nền Chùa Khu này nằm ở điểm giao tiếp giữa 3 xã Tân Hội (huyện Tam Hiệp) Mỹ Lâm (Huyện Hòn

Đất) và Phi Thông (huyện Châu Thành) Có nhiều lũng rãnh chảy qua Giỗng đá,

Rạch ông chảy tại địa điểm này L Malleret đã tiến hành 03 đợt điều tra (gọi là đi chỉ TaKew nay là Tân Hội — Kiên Giang) và đến năm 1944 ông lại tiến hành

một đợt khảo sát bằng máy bay và đánh giá đi chỉ này “đã bị phá hủy và phải

xem như mất hẳn với khoa học” Song cũng chính tại đây “những cứ liệu mới cé tầm quan trọng hàng đầu với giá trị khoa học cao, trong việc tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề then chốt trong văn hóa khảo cổ Óc Eof?, Kết quả phát hiện ở đây gồm chủ yếu các di tích cư trú, kiến trúc đá và di tích mộ táng, trên những gò đá thấp với những hiện vật chôn theo bằng vàng và đá quý Đây là lần đầu tiên mộ táng được phát hiện trong văn hóa cổ Óc Eo

Một sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong công tác nghiên cứu là: tháng 11/1983 Viện Khoa Học Xã Hội tại TP Hồ Chí Minh và Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang đã phối hợp tổ chức Hội nghị Khoa học tại Long Xuyên về “Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”, tại đây đã

công bố nhiều báo cáo, tham luận, thông báo khoa học của các giáo sư, tiến sĩ,

các chuyên viên thuộc nhiều ngành như: Khảo cổ học, sử học, dân tộc học, Văn

hóa — Nghệ thuật, địa chất, địa lý học, các bảo tàng Trung ương và nhiều tỉnh ể

Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổng số các báo cáo gởi đến hội nghị gồm có 45

báo cáo, trong đó có sáu báo cáo mới về văn hóa cổ xưa với cuộc sống ngày nay,

số còn lại viết về văn hóa cổ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và miễn Đông Nam

Bộ Các vấn đề khoa học khá cơ bản về điều kiện tự nhiên xưa, về môi trường

quang cảnh cũ, về con người cổ, về văn hóa lịch sử vùng này đã được để cập Trong đó văn hóa Óc Eo một nền văn hóa cổ nổi tiếng được tập trung giới thiệu tương đối hoàn chỉnh, với nhiều thông báo tư liệu mới, nhiều kiến giải khoa học mới Trên cơ sở khoa học của những khám phá khảo cổ, mấy năm gần đây ở An

f Võ Sĩ Khải, Nghiên cứu khảo cổ Óc Eo mười năm nhìn lại, KCH số 4.85, tr 16

Trang 13

-Đuậm (ăn Cốt (2(giiệp

Giang, Kiên Giang và toàn vùng Đồng Bằng Nam Bộ, số báo cáo văn hóa mang nội dung Óc Eo lên đến 12 báo cáo Các báo cáo với nội dung khoa học đã góp - phần tích cực cho công tác nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, cho công tác giảng dạy và phát huy giá trị quý báu của di sản văn hóa cổ xưa ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong quảng đại quần chúng Đặc biệt các kết luận của hội nghị về đặc điểm lịch sử phát triển văn hóa xã hội, phát triển tự nhiên khai thác môi trường, tạo tác văn minh vùng này là những khám phá có ý nghĩa bước đầu cung cấp những căn cứ khoa học cho yêu câu của cuộc điều tra cơ bản, xây dựng nên văn hóa mới, nền kinh tế mới XHCN ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Như vậy đã hơn 50 năm trôi qua, kể từ khi cuộc khai quật đầu tiên ở Óc Eo do L Malleret tiến hành thì văn hóa Óc Eo đã được các giới khoa học trong và ngoài nước chú ý đầu tư nghiên cứu và đã có những thành đạt rõ ràng, cụ thể

Thậm chí còn hấp dẫn đối với những nhà công tác nghiên cứu nói chung Đặc

biệt trong cuộc hành trình gian khổ, đây thử thách mười năm qua Công trình nghiên cứu văn hóa cổ vùng này đã bổ sung nhiều tư liệu quan trọng: cũ, mới về văn hóa Óc Eo, về lịch sử vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long, đồng thời qua đó vừa khẳng định, vừa đưa ra những vấn đề khoa học mới khá cơ bản đòi hỏi cần soi sáng, được thẩm định

Trang 14

Luin Odn Fét Oghién

CHUONG II

ĐẶC ĐIỂM CO BAN CUA DI YAT

YAN HOA OC £0 IL SỰPHÂN BỐ

Hiện nay văn hóa Óc Eo không chỉ giới hạn trong phạm vi hep là An Giang _ và Kiên Giang mà nó mở rộng ra đến Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nam Bộ Các di tích và di vật thuộc nền văn hóa này thường phân bố trên những địa hình đôi núi, đồng bằng cao thấp khác, rải rác trên các triển núi Nhưng tập tung nhiều nhất vẫn là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà quá trình phát triển và hình thành của miền Châu thổ nhiệt đới được thành tạo do sông Cửu Long bồi đắp vịnh biển

~

cu

Như chúng ta đã biết vào những thế kỷ đầu Công nguyên, theo các nhà st

học, các dòng sông trên Châu thổ Cửu Long vẫn tiếp tục đổi dòng tách nhánh Cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái vẫn luôn biến động phức tạp Thư tịch xưa và bia ký cũng ghi lại đôi nét về một vùng thiên nhiên có địa hình phức tạp Nơi đây “có sông lớn, rộng 10 dặm, từ hướng Tây-Bắc chẩy về phiá Đông, rồi đổ ra biển đất đai thấp trũng, mênh mông bằng phẳng (Lương Thư) “Pht _ Nam là một cửa biển có ngàn con sông” (Tam Tạng kinh — Cao Tăng truyện); “có bờ biển bao quanh và có nhiều hỗ lớn”, “là vùng đâm lây rộng lớn” (Tùng Thư; Tân Đường ); “có thế đất đổ dốc từ trên cao xuống và bằng phẳng” (Lương Thư)

Trang 15

Luin Odin Fét Wghiép

Trong điều kiện địa hình phức tạp dy, ctf din Oc Eo — Phd Nam da chinh

phục thành công vùng “đất mới” này, xây dựng nên nhiều vùng sinh thái-dân cư trù phú mà ngày nay còn lưu lại khắp nơi trong lòng đất cổ

Chẳng hạn như vùng Tứ Giác Long Xuyên có những đường nước cổ khởi phát từ Phnom Angleon và Phnom Angkor Borei theo dòng chảy Mặc Cần Dưng cổ từ Ba Thê có nhiều nhánh chảy ra Rạch Giá, sang phiá Đông đến Đá Nổi, tiếp giáp ving tring Hau Giang khong ít đường nước cổ được nhìn nhận như là

những đường thủy quan trọng thời Óc Eo Trong đó khu di tích Ba Thê Óc Eo |

nằm tại vị trí giao hội của nhiều đường nước cổ, tại vùng đất thấp, nơi L Malleret gọi là “Thị Cảng” cổ, trên thực tế, là khu vực cư trú lớn theo kiểu nhà sàn đựng trên cọc gỗ, bố trí đọc theo đường nước cổ có tên là “Lung Giếng Đá”, có dấu tích hoạt động của nhiều nghề thủ cơng (kim hồn, chạm khẩm, đúc, mộc, gốm ), của những dịch vụ thương mại, giao lưu văn hóa Đông - Tây Theo những hiểu biết cho đến nay khu di tích Óc Eo —- Ba Thê được nhìn nhận là một trung tâm cư dân Óc Eo lớn nhất Đồng Bằng Nam Bộ Đây là nơi chắc chắn đã

từng có vai trò rất lớn về mặt kỹ thuật, văn hóa, xã hội và cả chính trị đối với

vùng này Riêng đặc điểm cư dân, Nền Chùa (Kiên Giang) nằm ở vị trí cửa ngõ của thủy đạo chính chảy từ Óc Eo - Ba Thê ra bờ biển cổ Tây Nam Tại đây trong lòng lung cổ (nay vẫn còn ngập nước), người ta đã thu thập được những cổ vật thuộc loại sản phẩm ngoại nhập hoặc có quan hệ đến hoạt động mậu dịch (tiền có hình mặt trời, tiên đồng của vương triều Kushana, những loại đồ trang sức giả mã não, thủy tỉnh ) Đó là những chứng cứ gợi mở cho nhiều nỗ lực ầm kiếm các đi chỉ của 1 “cảng khẩu” thời Óc Eo

_ Điều kiện tự nhiên thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long rất đa dạng và phong phú, phân bố rải rác trên các vùng đất cao, được gọi là “gò” Đặc biệt Gò Hàng là nơi có đi chỉ cư trú và sản xuất thi cơng (kim hồn, gốm) Bên cạnh đó văn hóa Óc Eo còn tập trung trong vùng lây trũng nên di chỉ cư trú nhà sàn ở thế đất thấp trũng, ven bờ lung, bằng di chỉ, bằng đá trên gò cao, mộ hỏa táng

Trang 16

Luin Odin Fét Ughiép

Khu di tích cạnh Đền là một điểm cư dân lớn, cùng thời với trung tâm cư dân lớn Oc Eo - Ba Thê Nó có thể là một “cảng khẩu” quan trọng, là đầu nối giao lưu kinh tế — văn hóa giữa các khu kinh tế cư dân nội địa với thế giới Đông Tây ngoài đạ1 dương -

Vùng rừng sác Duyên Hải là nơi tập trung các đòng chảy, nó được tạo

thành bởi sự lắng đọng và bồi tụ tại chỗ của phù sa, sông dưới tác động của thủy triều và gió biển

Bên.cạnh các vùng thuận lợi cũng có những vùng chịu chế độ thủy văn khá phức tạp, nó phân bố không đều do địa hình đa dạng , khu vực sinh thái thiên

nhiên đổi đào

I ĐẶC TRƯNG VỀ DITÍCH

Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay là một vùng đất màu mỡ được thiên nhiên ưu đãi, địa bàn gồm 9 tỉnh miễn Tây Nam Bộ Trên vùng đất này từ xa xưa, con người đã tạo dựng nên một nền văn hóa cổ nổi tiếng Nền văn hóa Óc Eo Trong đó Ba Thê Óc Eo là cái di tích chủ yếu, quan trọng của nền văn hóa nay Cái di tích văn hóa này nằm trong vùng “Tứ Giác Long xuyên” ở miền Tây

sông Hậu, thuộc Tỉnh An Giang, và còn trải rộng trên vùng Châu thổ các vùng lân cận Nhưng các di chỉ quan trọng có giá trị lớn đều tập trung hiện nay ở hai tỉnh An Giang và Kiên Giang Đặc điểm của các di chỉ khảo cổ ở An Giang là

đều phân bố trên vùng đồng bằng thấp, có trên các gò nổi, trên sườn và đỉnh núi, có thể phân chia làm 3 khu vực chính: Khu Ba Thê Óc Eo, đi chỉ này được biết _ đến rất sớm, chỉ tập trung quanh núi Ba Thê Cho đến nay đã xác định được mười tám điểm Trong đó các di chỉ kiến trúc chiếm một phần quan trọng Bên cạnh đi

chỉ này là các cụm di tích tập trung quanh Linh Sơn Tự: ở đây đã phát hiện được

một phần thành tường bằng gạch và các tượng đá Nhóm di tích gò và

Trang 17

Luin Odn Fét Nghiép

đồng bằng thấp, chủ yếu là gò Cây Thị, Gd Oc Eo, Gidng Cát và các gò nhẻ xung quanh Các di tích này đều đã được khai quật

Khu di tích thứ hai là khu núi Sam: có mười hai điểm ở đỉnh, sườn và ven chân núi- chủ yếu là đi tích kiến trúc

Khu di tích thứ ba là Khu Bảy Núi: có hai nhóm di tích chính: Nhóm Tinh Biên và nhóm Nhà Bàn, gồm tám địa điểm với các kiến trúc gạch đá, tượng thời Bên cạnh ba khu di tích quan trọng trên, còn có di tích hệ thống những đường nước cổ tỏa khắp vùng phiá nam sông Hậu, đoạn dài nhất là 80km Ở địa bàn Kiên Giang các di tích phân bố ở vùng đồng bằng thắp: ngoại Bát Sắt và

vùng ven biển Hà Tiên ~ Rạch Giá: các di tích có giá trị là đi tích Nền Chùa

(Tân Hội) gồm các di chỉ kiến trúc gỗ, gạch đá và khu mộ táng, ở đây hệ thống

kinh rạch cổ chạy khắp vùng và vết tích của các lũng nhỏ cũng được phát hiện

ở đây

Do sự phát hiện tình cờ và số liệu (ầm được) hiện vật ầm được từ nhiều -

nguồn gốc khác nhau Đặc biệt qua các đợt khai quật đi tích Ba Thê Óc Eo, một số địa điểm khác của L Malleret vào năm 1944 Cùng những nhận định bước đầu của ông về văn hóa Óc Eo, đã gây một tiếng vang lớn thu hút sự chú ý đông

đảo các giới khoa học trong nước và được thế giới biết đến

Nói đến văn hóa Óc Eo chúng ta không thể bỏ qua các di tích như tượng thờ, linh vật và các kiểu kiến trúc hoành tráng của người cổ xưa

II ĐẶC TRƯNG VỀ DI VẬT

Di vật văn hóa Óc Eo thu thập được với số lượng khá lớn về số lượng loại

hình, thành phan, chất liệu như: tượng phật, tượng thần, vật thể, các dụng cụ

bằng đá, bằng kim loại, bằng gỗ, bằng đất nung, các con dấu, đồ trang sức bằng

Trang 18

Luin Odin Fét Wghiép

kim loại, đá qúy, hạt chuỗi, thủy tinh, đồng tiền bằng kim loại cùng với một số

lượng đất lớn những đồ trang sức bằng vàng, lá vàng

Nhưng ở đây, do điều kiện thời gian và phần đề tài giới hạn đã nêu, nên em chỉ trình bày 3 mặt tiêu biểu nổi bật nhất của văn hóa Óc Eo đó là gốm, đỗ trang

sức (đá qúy, vàng) và tượng đá | -

1 Gốm :

Trong văn hóa Óc Eo các di vật bằng gốm được phát hiện trong từng địa

điểm có sự khác biệt về số lượng, chất lượng và loại hình, nhưng là một tập hợp

khá đồng nhất, có những đặc điểm giống nhau giữa các di chỉ Nổi bật nhất trong

thời kỳ văn hóa Óc Eo là việc xuất hiện một số loại hình, đồ đựng làm bằng đất

sét được gạn lọc kỹ gồm bình, bình có vòi, lọ đựng hương liệu, ly có chân, Trong đó, bình có vòi như là một biểu tượng đặc trưng, được phát hiện gần như

đều khắp trong các di tích văn hóa Óc Eo |

Gốm được phân ra thành nhiều loại: 1.1 Gốm mịn :

Chất liệu là đất sét mịn được chọn lọc kỹ, đôi khi là đất sét pha cát rất mịn

Trang 19

Ludn Oain Fé Wghiép

Nhìn chung, số lượng khêng nhiều chỉ có những loại bình cao cổ, bình cé

vòi, ly có chân đế, nắp vung, lọ hũ kích thước nhỏ, chân đèn

1.1.1 Hũ -lọ: |

Có 26 cái, nguyên hoặc gần nguyên, thu thập trong các di tích Óc Eo (2),

Gò Hàng (7), Cạnh Đền (10), Giồng Xoài (2) và khu vực Núi Sập (4), Đá Nổi

(Kiên Giang) (1) gồm những loại đồ đựng có kích thước nhỏ, rất nhỏ, thân phình rộng, kích thước chiều rộng của thân luôn lớn hơn chiều cao

Hũ - lọ tim thấy ở Óc Eo, Cạnh Đển và Giỗng Xoài thuộc loại có chân đế thấp hoặc đế bằng Chất liệu bằng đất sét pha cát mịn, kỹ thuật làm bằng bàn Xoay, xương gốm màu xám nâu, xám đen Áo gốm màu xám đen hoặc xám đỏ

Bốn hũ thu thập ở khu vục Núi Sập thuộc loại nhỏ, có hình dạng khác nhau: loại có miệng nhỏ và loe xiên, bụng nở ở gần đáy, thân xiên vào, cổ bóp nhỏ, đầy cong rộng Trang trí hoa văn 5 đường chỉ chìm nằm song song Chất liệu là đất sét mịn Kích thước cao 7,2 cm, miéng rong 3,3 cm, đường kính bụng 10,1 cm

Xương gốm dày trung bình 0,3 cm - 1.1.2 Bình có vòi :

Là hiện vật đặc trưng, rất phổ biến trong văn hóa Óc Eo ỏ vùng đồng bằng

- Nam Bộ Đặc điểm chung là có cổ cao hoặc khá cao, miệng nhỏ, mép miệng

cong tràn ra ngoài Thân có dạng nd hay phình rộng ở phần trên - nơi được gắn vòi và hẹp dần xuống phía dưới Đáy hẹp so với miệng và khá bằng Chân đế thấp, dáng xiên nhẹ Về chất liệu, phân lớn bình được làm từ đất sét mịn được

gạn lọc kỹ, khêng pha cát, thân bình được nặn bằng bàn xoay, vòi nặn bằng tay,

các phần thân, chân, đế được nặn riêng sau đó mới gắn với nhau

Trang 20

Luan Odin Tét UAghiép

Ngoài tính chất chung trên, có khêng ít bình làm bằng đất sét pha cát hoặc làm bằng loại chất liệu màu đen Trên thân của nhiều bình được trang trí hoa văn tô mầu, văn vạch, văn chải thê,

Có 10 chiếc bình có vòi còn gần nguyên thu thập được trong các di tích

Cạnh Đền (3), Phú Long (1), Gò Thành (1), Núi Sập (2) bao gồm nhiều kích

thước khác nhau

Bình ở Gò Thành bị vỡ cổ và đầu vòi Bình có dạng thô, thân nở rộng, _ chân đế dày Chất liệu bằng đất sét mịn, nặn bằng bàn xoay Xương gốm màu xám nhạt, áo ngoài màu trắng mốc Kích thước cao 22,5 cm, đường kính bụng rộng 25 cm, chân đế 9 cm, dày trung bình 0,5 cm

1.1.3 Nắp đậy :

Là loại hình khá phổ biến, tìm thấy nhiều ở các di tích Óc Eo, Nền Chùa,

Giồng Xoài, Cạnh Đền Chúng gồm 2 loại :

- Loại nắp vung : Có mặt trên lõm, mặt dưới cong lôi, rìa mép ngang hoặc hơi uốn cong xuống phía dưới Nắp có thân thấp, đường kính miệng rộng Thân khêng trang trí hoa văn, chỉ có dấu vết của những đường rãnh chạy vòng quanh

được tạo trong qúa trình nặn bằng bàn xoay Kích thước cao trung bình từ 5 - 6

cm, miệng rộng từ 14 - 20 cm Phần lớn nắp vung đều bị vỡ, trong số này có 2 nắp còn gần nguyên, thu thập được ở di tích Óc Eo và Cạnh Đền

- Loại nắp hình chóp : Thường là hình chóp cụt, chóp nhọn, có thân trên hình con tiện, thân dưới hình ống tròn, bên trong rỗng Không trang trí hoa văn, chất liệu đất sét mịn Độ đày xương gốm khêng đều nhau thường mỏng ở giữa

thân và dày lên ở đỉnh

Trang 21

Luin On Fét Ughiép 1 1 4 Chân đèn : Là loại di vật khá hiếm, chỉ mới ghi nhận được ở các di tích Óc Eo và Nền Chùa

1.1.5 Ly hay cốc có chân đế cao :

Là một trong những loại hình hiện vật đặc trưng của văn hóa Óc Eo ở vùng

đồng bằng thấp, được tìm thấy khá nhiều trong các di tích Óc Eo , Nền Chùa,

_ Cạnh Đển và Gò Hàng Ly có thân hình bán cầu, chân đế rộng, mép đế xiên gần

ngang, khoảng tiếp giáp giữa thân và đế thóp mạnh Trên thân khêng có trang trí hoa văn Chất liệu là đất sét mịn được gạn lọc kỹ, khêng có tạp chất Kích

thước cao 7,8 cm , đường kính miệng rộng 10,3 cm, chân đế rộng 7,8 cm Xương gốm dày trung bình từ 0,2 cm ở miệng mép đến 0,3 cm ở gần đáy

1.1.6 Mảnh gốm vỡ :

Được tìm thấy nhiều trong các di tích văn hóa Óc Eo trên vùng đồng bằng thấp thuộc tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười Đặc biệt, chúng chiếm d lệ

khá nhiều trong các đi tích Óc Eo , Nền Chùa, Cạnh Đền, Gò Hàng Mảnh võ

của các loại đồ đựng như bình, bình có vòi, hũ, nắp đậy làm bằng đất sét mịn

khêng có tạp chất: Trên thân thường khêng có trang trí hoa văn Một số ít được

trang trí văn tô màu đỏ, nâu đỏ tạo thành băng chạy vòng quanh thân đổ đựng

Trang 22

Luin On Fét Ughiép

thống của vùng Đông Nam Bộ Về nguyên liệu, gốm thô trong các di tích văn hóa Óc Eo được làm chính từ đất sét tự nhiên sẵn có trong vùng Tùy theo đặc tính của mỗi loại đổ đựng, đồ đun nấu mà được pha trộn thêm những nguyên liệu khác như cát, cát thạch anh, bã thực vật, Kỹ thuật phần lớn được nặn bằng bàn xoay, nung ở nhiệt độ cao Xương và áo có các màu xám, xám nhạt, xám nâu, xám đen, đỏ, đỏ hồng, xám trắng Loại hình gồm các loại nồi, chau, chan, hi, bát, nắp vung, nổi nấu kim loại, Hoa văn trang trí khêng nhiều, chủ yếu trên vai và thân trên của đồ gốm

.Cũng như gốm mịn, phần lớn những di vật bằng gốm thô đều bị vỡ nhỏ, khó xác định được loại hình một cách chính xác ngoại trừ một số những hiện vật nguyên hoặc còn khá nguyên

1.2.1 Chai gốm :

-_ Một chai nguyên tìm thấy dưới Lung Lớn (Lung Giếng Đá) ở di tích Nền Chùa và hai chai vỡ đáy thu thập ở Giồng Xoài Các chai gốm có hình đáng kích thước gần giống nhau : miệng cao, mép miệng tròn, cổ hẹp, thân hình ống tròn đài, đáy tròn Trên thân trang trí hoa văn chải thô xiên theo chiều dọc Chất liệu | là đất sét pha-cát trộn bã thực vật Kỹ thuật nặn bằng tay Độ nung khêng cao Kích thước cao 23 cm, miệng ngoài rộng 10 cm Xương gốm say đều 2 cm ẻ phần miệng và thân, còn ở ở phần đáy khoảng 1 cm

1.2.2 Nồi nấu kim loại :

Thu thập được ở di tích Óc Eo (1 nguyên, 1 vỡ) và khu vực Núi Sập (2 nổi nguyên) Nổi ở Óc Eo có đáng nhỏ, miệng hơi thu hẹp, bụng nở ở gần đáy, thân thẳng đứng, đáy bằng ngang Đặc biệt xương gốm khá dày ở phần đáy Nồi cé

Trang 23

Luan Oan Fét Ughiép

mặt trong tương đối phẳng, giữa lòng đáy có dấu tay ấn thành lõm sâu, mặt ngồi khơng trang trí hoa văn Chất liệu là đất cát pha cát và thạch anh

1.2.3 Bát ( tộ) :

Thu thập được một chiếc ở Núi Sập Bát có dạng thấp, miệng hơi bóp vào rồi dựng thẳng mép miệng cong đều, thân nở ở gần miệng và cong xiên xuống dưới, đáy bằng, xương gốm đày đều Thân ngoài nhám, khêng trang trí hoa văn Chất liệu là đất sét pha cát mịn màu nâu đỏ Kỹ thuật nặn bằng bàn xoay, kích thước cao 5,7 cm, miệng rộng 10,8 cm, thân 12 cm, đầy rộng 6,4 cm, đày trung

binh 0,9 cm ;

1.2.4 Nap day:

Gồm những di vật bằng gốm thô, có mặt trên lõm, mặt dưới cong lỗi Trên mặt lõm có núm cầm nhỏ gồm các loại : núm cầm có đỉnh bằng, đỉnh hình chóp nhỏ, đỉnh cong lỗi Nắp có thân thấp, đường kính miệng rộng Trên bể mặt thường khêng có trang trí hoa văn Chất liệu là đất sét pha cát mịn, đất sét cé pha cát trộn bã thực vật Kỹ thuật nặn bằng bàn xoay được nung ở nhiệt độ cao Đây là loại nắp phổ biến , được tìm thấy hầu như ở khắp các đi tích văn hóa Óc Eo ở vùng đồng bằng thấp miền Tây Nam Bộ, và là một trong các loại hình đồ gốm điển hình của văn hóa này

Trang 24

Luin Odin Fit Ughiép

- Mảnh miệng : Chiếm vị trí khá lớn và có các loại hình chính như : loại miệng loe xiên, mép miệng dày, trên bản miệng có đường sóng nổi Loại miệng loe xiên, bản miệng hẹp, giữa miệng và thân tạo thành đường cong Loại miệng loe, thành miệng phẳng, miệng và thân tạo thành góc gần vuông,

- Mảnh thân : Chiếm t lệ lớn nhất Phần lớn khêng có trang trí hoa văn,

nếu có thì là các loại văn chải, văn in thừng, in đập, vạch vẽ, đắp nối,

- Chân đế : Số lượng rất ít, gồm hai loại đế bằng và đế có chân thấp Loại bằng là đế của chum, chau, vò có kích thước lớn Loại chân thấp thuộc đế của -

loại đồ đựng như bát , bình, hũ,

2 Đá (tượng đá)

Óc Eo là trung tâm văn hóa phong phú, đa dạng mà khi nhắc đến cũng không nên bỏ qua mặt tiêu biểu khá rõ nét nơi đây là tượng bằng đá

_ Tượng phật bằng đá thu thập được 8 tiêu bản ở các di tich Oc Eo (1), Ge Tháp (3), Đá Nổi (Kiên Giang) (1), Chùa Phật (1), Mỹ Thạnh Đông (1), Bàu Công (1), dựa vào quy cách ta có thể phân biệt các tượng này ra thành những nhóm sau:

2.1 Nhóm tượng tạc trong tư thế ngôi xếp bằng:

Năm tượng (Óc Eo : 1, Gò Tháp: 2, Mỹ Thạnh Đông : 1, Bàu Công: 1)

_ được làm bằng loại sa thạch mầu xám và xanh đen, có kích thước lớn, nhỏ khác, chúng gồm:

Trang 25

Luin Oan Fét WUghiép

2.1.1 Một tượng nhỏ và khá nguyên dạng thu thập được ở di tích Óc Eo

Tượng cao 0,13m, đầu đội mũ có chóp tròn, mặt tròn Trên mặt không có những

nét chạm thể hiện mắt, mũi, miệng, tai Tượng được tạc trong tư thế ngồi xếp

bằng trên toà sen, 2 tay để bụng, tay trái còn nguyên, tay phdi gấy mất đoạn từ vai đến cổ tay, chân phải đặt trên chân trái Bàn chân duỗi thẳng, các ngón tay và ngón chân không thể hiện rõ nét

2.1.2 Tượng nhỏ ở Bàu Công bị gãy chỉ còn phần hông có dạng tương tụ tượng ở Óc Eo

2.1.3 Hai pho tượng Gò Tháp đến bị vỡ chỉ còn lại phân từ khủy tay xuống Tượng lớn có phần còn lại cao 0,52m được tạc theo quy cách ngồi xếp bằng trên

bệ, 2 tay để trước bụng, bàn tay phải đặt úp vào bàn tay trái Chân phải gác lên

chân trái Bàn chân duỗi thẳng, có 5 ngón, 3 ngón giữa đài hơn ngón cái Bệ ngồi thấp, không cân đối Trên bệ không có trang trí hoa văn

2.1.4 Tượng Mỹ Thạnh Đông được tạc bằng loại sa thạch màu xanh đen cao 0,50m, còn khá nguyên Tượng được tạc thành phật ngồi trên bệ có đầu đội

mũ chóp tròn Mặt tròn, mày cong, mắt lim đim, hơi xếch, mũi lớn, sống mũi bị

vỡ, miệng nhỏ, có râu mép, tai lớn, đài thõng xuống ngang cằm, cổ to bạnh Hai tay để trước bụng, lòng bàn tay đặt úp vào nhau Bàn tay phải nằm trên ban tay

trái Chân phải gác lên chân trái Bàn chân không tạc ngón

2.2 Tượng phật ngồi thần | |

Một tượng, thu thập được ở di tích Gò Tháp, tuy bị vỡ mất đầu và chân nhưng qua phần còn lại cũng có thể nhận thấy pho tượng này được tại theo quy

cách ngồi thẳng trên bệ cao, 2 chân chống xuống dưới, 2 tay đặt trên đùi Đây là

pho tượng ngồi theo “phong cách Âu Châu”

Trang 26

Luin Odn Fét Ughiép

- 2.3 Tượng tròn tạc tư thế đứng

Một tượng bằng sa thạch màu sám sáng, tìm thấy ở di tích Đá Nổi (Kiên Giang), tượng bị gãy đầu, 2 tay, phần còn lại tính cả bệ cao 0,25m được tạc trong tư thế đứng, chân phải thẳng, chân trái như bước lên phiá trước Bàn chân thô, không có ngón Thân khoác áo cà sa đài phủ xuống đến chân, có 1 đây dải vắt qua 2 đầu gối

Ngoài các pho tượng trên, còn có 1 đầu tượng bằng sa thạch mầu xám nâu thu thập được ở địa điểm Chùa Phật Tượng có đầu đội mũ có chóp trên đỉnh, tóc xoắn thành cuộn tròn đều nhau xếp thành hàng ngang phủ kín đầu Mặt bàu, nét tươi tỉnh, chân mày uốn cong, mắt hơi lồi, mũi thẳng Miệng cười mỉm, cằm tròn,

« z a Ww 7 % aR ` + aw tai lớn, dài đến ngang cảm, cổ tròn có ngấn nhỏ

2.4 Brahma bang dé

Một tượng m thấy 6 Gidng Xoai thudc di tich Oc Eo Tugng được làm bằng loại sa thạch màu trắng xám, bị vỡ chỉ còn lại đầu và phần ngực, cao 0,45m Tượng thần có đầu đội mũ hình trụ ôm kín đầu Trên mũ có văn trang trí hai đường sống nổi nằm ngang, chia mũ ra thành ba phần gần bằng nhau Trên mỗi phần có văn những đường sống nổi chạy song song theo chiều đọc Thân cé bốn mắt nhìn về bốn hướng Mặt bầu, nét buồn, lông mày uốn cong, mắt có mí nổi, tròng lỗi, mũi thẳng, lỗ mũi rộng, môi dày, cằm tròn, tai dài quá cằm, cổ

tròn bạnh Thân trên để trần

2.5 Visnu

Có 8 tượng nguyên và vỡ làm bằng các loại sa thạch thu thập được trong các di tích thời kỳ Oc Eo — Hau Óc Eo Dựa vào phong cách nghệ thuật có thể phân biệt chúng thành những nhóm sau:

Trang 27

Luin Oan Fét Wghiép

Bốn tượng Visnu vỡ tìm thấy trong các di tích Chùa Bà Kết, Gò Bảy Liếp, Ge

Sao và Núi Sập thuộc loại tượng có đầu đội mũ hình trụ đỉnh bằng, mặt thanh,

lông mày uốn cong, mắt có mí nổi, mũi cao thẳng, môi không dày, cằm hơi nhọn, _ cổ tròn và ngắn, tai dài ngang cằm Trong số này có hai tượng Gò Bảy Liếp và Núi Sập còn phần thân có vai rộng, ngực nở; tượng Gò Sao có vết gãy của thanh giá đỡ ở hai bên phiá sau đầu

Phân tích những đặc điểm của mắt, mũi, miệng và đường nét cơ thể của những tượng nói trên thấy có dáng dấp gần gũi với cư dân vùng Địa Trung hải hay Bắc _ Ấn Đây là tượng Visnu điển hình của văn hóa Óc Eo ở Đông Bằng Châu thổ

sông Cửu Long, cồn niên đại khoảng thế kỷ thứ V thế kỷ thứ VI sau công

nguyên 2.6 Siva

' Các tượng thần Siva thu thập được không nhiều, có 3 tiêu bản, bị vỡ chi còn lại phần đầu, phát hiện được ở các đi tích Óc Eo, Gò Tháp và Gò Đôn

Trang 28

Luin Odin Cốt Ughiép

Đây là nghề thủ công mới xuất hiện, nhưng đã phát triển nhanh chóng, những - di chỉ xưởng hầu như đều được thiết lập trong khu di tích — cư đân lớn, như Óc Eo - Ba Thê ( An Giang), Nền Chùa, Cạnh Đền (Kiên Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), Gò Hàng (Long An) Chúng thường có quy mô rộng từ vài hecta đến hàng chục hecta

Kỹ thuật chế tác đã đạt tới trình độ rất cao và hết sức tính xảo C

đây, chúng ta thấy có kỹ thuật pha chế hàm lượng vàng theo từng sản pẩm, có kỹ thuật nấu chảy, đát mỏng, đúc, vuốt thành sợi, uốn, cuốn, gd nóng, gò nguội, dũa, xuyên lỗ, cắt, cưa có những kỹ thuật phức tạp hơn như tết thành sợi, móc

xoắn, nối thành dây, đập khuôn, khắc, chạm chìm, chạm nổi, chạm lộng, khẩm,

nạm

Các sản phẩm được làm ra chủ yếu là những đồ trang sức gắn trên - mũ, cài trên đầu, đeo ở tay, ở tai, ở cổ Trên đại thể, có các loại như bông hoa, dây chuyền, khoá dây chuyển, mặt dây chuyển (plaque), hạt chuỗi, móc đeo, trâm, vòng tay, nhẫn, bông tai, khuyên tai, mặt nhẫn, con dấu

_ Mỗi loại đồ trang sức nói trên có nhiều hình, nhiều kiểu khác nhau,

có nhiều đồ án, họa tiết khác nhau, hầu hết đều đã được chế tác rất hoàn thiện,

mang tính nghệ thuật cao và hết sức tỉnh xảo Những hình bông hoa đã được cắt

dập thành hình bông sen, bông cúc, hình hoa mai, có hoa còn được nạm đá quý

làm thành những màu tím, mầu mận chính, đỏ sẫm Những dây chuyển thanh

mảnh, mềm mại được làm bằng kỹ thuật vuốt thành sợi, uốn, tết, xoắn, móc nối -:

thành dây dài hết sức tỉnh vi và tỉ mỉ Hạt chuỗi có hình cầu, hình thoi, hình khối

da dién được làm bằng kỹ thuật đúc, xuyên lỗ, gò nóng, gò nguội, chạm nổi, chạm chìm, chạm lộng, nạm đá quý, kim cương sặc sỡ Bông tai cũng được làm thành hình hoa, hình động vật, hình chùm nho rất độc đáo Còn nhẫn đeo tay, - có số lượng nhiều, - được chế tác khá đa dạng và sinh động bằng các thủ pháp

kỹ thuật tĩnh vi Trong đó, mặt nhẫn được thể hiện nhiều hình khác nhau Hoặc

Trang 29

Luan Odin Fét Wghiétp

hinh tron, hinh bau duc, hinh da giác, hoặc có hình khối “kim tự tháp”, hình khối

_ trụ, hình bệ thờ vuông vức, hoặc được chạm thành bán cầu Lại có những mặt nhẫn được làm thành hình bông hoa có nhiều cánh xoè, nhụy được nạm thêm đá quý màu đỏ thắm, tím nhạt hoặc hồng đào; hoặc hình bò u đứng trên bệ hình chữ nhật mà hai bên có hai đầu rắn hổ mang (naga) uốn thành vòng nhẫn

Có thể nói rằng, nghề kim hoàn Óc Eo đã đạt đến mức tuyệt mỹ của

sự phối hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật, với đầu óc sáng tạo thật đặc sắc Những

sản phẩm của nó hầu hết là những mỹ phẩm cao cấp Các hình, các dé tài được

chạm khắc hầu như đều thuộc nghệ thuật tôn giáo Bàlamôn Như vậy, trên thực -

tế, nghề kim hoàn Óc Eo được du nhập từ bên ngoài Nó được thiết lập và sản xuất tại chỗ, chủ yếu phục vụ cho các tâng lớp tăng lữ, quý tộc trong việc the cúng thần linh đạo Bàlamôn và trong sinh hoạt cung đình

Trong bia ký cổ thời Óc Eo cũng đã ghi lại việc đùng các đồ trang sức bằng vàng làm lễ vật dâng lên đấng thần linh Ví như minh văn K21 (Takeo), có niên đại vào thế kỷ thứ VI, cho biết việc dùng vòng nhẫn bằng vàng, bông hoa bằng vàng cùng với nhiều phục sức có gắn đá quý (mũ miện, đai lưng ), những đồ bằng bạc dâng lên thần Thư tịch cổ Trung Quốc cũng đề cập đến một thói quen của người Phù Nam “rất thích chạm khắc đồ trang sức”; lại còn cho biết vua Chân Lạp cổ “đầu đội mũ có dát vàng và đá quý, với những chuỗi hạt bằng ngọc thạch Tai đeo bông bằng vàng” Thậm chí, còn chỉ ra, việc dùng đồ vàng là lệ tục phổ biến trong cung đình của nhiều nước trong vùng (Xích Thổ

— Đôn Tốn)

3.2.Đá quý

Nghề thủ công này đã phát triển nhanh chóng, làm ra nhiều loại hình đổ

trang sức đẹp Trong di chỉ-xưởng Óc Eo — Ba Thê, người ta đã thu lượm nhiễu

loại nguyên liệu quý, bán thành phẩm, thành phẩm Theo giám định thạch học

Trang 30

Luin Odn Fét Ughiétp

thì có hàng chục loại nham thạch, tỉnh thể quý hiếm đã được dùng trong nghề thủ công này Chúng gồm có đá thạch anh trong suốt, thạch anh mờ, thạch anh màu sữa, thạch anh màu tím, màu hồng mau d6 sim (chématoide) Có loại

calcédoine, gồm hỗng mã não (cornaline), bạch mã não (agate), đá lửa (silex),

ngọc thạch (jaspe), hong phi (jadéite), hổng lựu (grenate), thọ sơn thạch (serpentine), Jircon, Béryl, Topaze, steatit Loại đá corindon, có hồng bảo thạch (rubis), lam bảo thạch (saphir), khổng tước thạch (malachite), spinelle, : magnétite; rồi có kim cương (điamant), hổ phách (amphre) (L Malleret)

Từ những viên đá nguyên liệu nhiều màu sắc, bằng các kỹ thuật mài, cưa, dũa, chạm, xuyên, khoan , người ta đã chế tạo những hạt chuỗi, bông tai, mặt

nhẫn, hoa tai, thể đeo, động vật, con đấu, con ấn Hình đáng mỗi loại một khác

Trong đó, hạt chuỗi là đa dạng nhất Có hình cầu, hình bầu dục, hình thoi, hình chóp, hình khối vuông, hình ống trụ, hình khối chữ nhật, khối bầu duc det, hinh

bánh tròn, hình lăng trụ, khối đa diện, hình con rùa | Trên một số con dấu, con ấn (có lẽ là đồ ngoại nhập) có chạm nổi hình

người, hình động vật và thực vật theo phong cách nghệ thuật “Tây Phương” (Ấn

Độ, lran, La Mã) hoặc có khắc chữ cổ Brahmi Đặc biệt, trên một số tỉnh thể

| thạch anh trong suốt hình chóp bầu dục, chạm hình người ngồi theo kiểu “vương giả”, và những loại khác bằng kỹ thuật rất tỉnh vi

Ngoài những sản phẩm chế tạo từ đá quý, đá màu, còn có những sản phẩm được gọi chung là thủy tỉnh Chúng có số lượng lớn, mà phổ biến nhất là hạt chuỗi, và một số ít là con đấu, vòng tay màu sắc phong phú Có xanh lơ

-_ nhạt, sẫm, xanh lục nhạt sẫm, vàng nhạt sẫm, tím, hồng, đỏ — đen, có khi trên

một hạt chuỗi có nhiều màu xen vào nhau rất đẹp, như lục — vàng, đồ — đen — vàng, đỏ — trắng — vàng — lục, hoặc đỏ — lục trên nên vàng, đỏ — tring — vàng — lục trên nền đen, có khi còn nạm vàng, nạm bạc

Trang 31

Lain Odn Fé (2(giiệp

Hình dáng sản phẩm, mà đặc biệt là hạt chuỗi, cũng rất đa dạng Gồm cé các hình cầu tròn, hình ống, bầu dục, hình quả trám, hình đĩa, hình thoi, hình cầu ghép, hình hạnh nhân, hình ống trụ, hình thang, hình đa diện

Loại sản phẩm bằng thủy tinh này đã được sách xưa ghi chép khá cụ thể Nó từng là loại sản phẩm được cả thế giới Đông, Tây ưa chuộng, mua bán, đổi trao Ở Ấn Độ thuở xưa thường gọi là Vaidurya (mắt mèo), được thư tịch Trung Guốc gọi là lưu mỹ xanh (ích lưu Ty) ke loại hạt chuỗi 5% trong suốt "Ngoài ra theo Hán Đại Tần (Đông La Mã), truyền sang Phương Đông Thời Tam Quốc, sách Ngụy Lâu (221 - 264AD) cũng nói thủy tỉnh nhiều màu sắc từ nước Đại Tân đến

Sách xưa ghỉ như vậy, song, trên thực tế, dấu tích sản xuất tại chỗ của

nghề thủ công chạm khẩm này đã thấy ở di chỉ có tên Ba Chroun, trong khu di

tích lớn Oc Eo — Ba Thê Ở đây, có nhiều mảnh nguyên liệu, phế liệu, những vết

quặng nung chảy, những tỉnh thể quartz, mẫu quặng serpentine Nghé thi céng này có cội nguồn ngoại nhập, nhưng đã được thiết lập tại chỗ để sản xuất cho nội - địa và có thể cả cho xuất khẩu

Về đồ trang sức, ngoài những chất liệu kim loại quý chỉ có ở Đồng Nai, những chiếc vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi bằng đá quý hay thủy tỉnh đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới O.Jansé tìm quê hương cho hạt chuỗi kiểu Đông Sơn ¿

miền Cận Đông xa xêi”) Labarre, M.Colani, E Saurin lại cho là dấu hiệu của

mối quan hệ với Ấn D6, Philippine hay Indonésia Theo H Parmentier: “Khuyên tai mã não xuất hiện trong mộ chum ở Phú Hòa giống hệt khuyên tai này » (3) Palawan Loai khuyên tai hình đỉa ba mấu và đặc biệt là khuyên tai hai đầu ® 1ê Xuân Diệm và các tác giả, Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở Đồng bằng Cửu Long, Long Xuyên 1984, Tr, 169

f Tạp chí Nghệ thuật Châu A, tap 6, số 1, Tháng 1, 2 — 1976, trang, 104

Trang 32

Luin Odn Fé Ughiétp

thú, do tìm thấy nhiều hơn hết ở Quảng Đà có thể được coi là sản phẩm của

người Sa Huỳnh nơi đây Sự có mặt của nó ở Xuân An, Đồng Nai, U Thong (Thái

Lan) hay các hang ở Tabon (Philippine) nên được hiểu như là chứng cớ cho Sự tiếp xúc văn hóa giữa trung tâm văn minh Sa Huỳnh với các trung tâm văn minh khác ở Việt Nam và Đông Nam A

IV MOT VAINHAN XET

Văn hóa Óc Eo là một đề tài lớn đã thu hút nhiều giới như địa lý, khảo cổ, đân tộc, địa chất tìm hiểu chuyên sâu về vùng đất trù phú này trong đó Louis Malleret là người tiên phong theo sắt những phát hiện về văn hóa Óc Eo và sau đó được ủy thác thực hiện một chương trình khảo sát, điển đã và khai quật các đi tích trong vùng tại 22 nơi (trong số phát hiện 150 di tích văn hóa cổ) Trong số đé theo ông có trên 10 địa điểm thuộc dạng nền văn hóa Oc Eo, có niên đại xác định từ Thế kỷ II đến Thế kỷ VI sau Công nguyên

Trước hết, có thể khẳng định rằng, nếu văn hóa Óc Eo là “một nên văn hóa phong phú, đa dạng, có phong cách riêng, song cũng thể hiện mối giao lưu văn

hóa đương thời”? có thể nói văn hóa Óc Eo ra đời từ những năm đầu công

nguyên và được “phát triển trên vùng đất thấp sình lầy, với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, thủ công phát triển và một nền thương nghiệp trong và ngoài nước hoạt động nhộn nhịp”, Tuy nhiên văn hóa Óc Eo không chỉ tập trung quanh vùng Óc Eo - Ba Thê mà còn trải rộng khắp vùng miễn Tây Sông Hậu,

nhận định này được chứng minh bằng việc phát hiện ra rất nhiều di tích ở các

điểm như: Nền Chùa, Tháp Đá, Đá Vôi, Định Mỹ, Núi Sam Thậm chí theo các khảo cổ học: “ảnh hưởng của nó đã thấp thoáng trên vùng đất Cần Giờ thuộc TP Hồ Chí Minh”

f Hoàng Xuân Chỉnh, Văn hóa Óc Eo, trang 9

f Hoàng Xuân Chỉnh,Văn hóa Óc Eo, trang 9

Trang 33

Lugn Odn Fé Wohiép

Cũng thông qua việc phát hiện và nghiên cứu các di tích trên các nhà khảo cổ đã kết luận rằng: ngoài vai trò đô thị, một hải cảng, Óc Eo còn là nơi tip trung những di tích kiến trúc, tôn giáo hay có thể hiểu theo cách khác Điều này cũng đề cập là: trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về Óc Eo, các nhà khảo cổ học không phủ định những ảnh hưởng của “văn hóa Ấn Độ” đối với nền văn hóa này Tuy nhiên với những dẫn chứng xác đáng họ đã chứng minh rằng sự phát triển và đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ VI và VI của nên văn hóa Óc Eo là nhờ truyền thống bản địa hay nói cách khác động lực để tạo dựng nền văn hóa này chính là những nhân tố bên trong, mà theo cách gọi của Giáo sư Hà Văn Tấn thì đó là những “yếu tố nơi sinh”

Ngoài yếu tố dân cư lúc bấy giờ trong Thành phố Óc Eo cũng như các tụ điểm dân cư khác của vùng này, các ngành thủ công nghiệp cũng ra đời và ngày càng phát triển Đáng kể nhất là nghề luyện kim, với hơn 30 loại hình hiện vật đã tìm thấy gồm chất liệu đồng: tượng, đề trang sức, đổ gia đình Bên cạnh cùng với luyện đồng, việc luyện thiếc, sắt thời bấy giờ đã khá phổ biến Ngoài nghề luyện kim, một trong những nghề thủ công rất phát triển cần phải kể đến là nghề kim hoàn, với các di vật: Đá thử kim khí quý, búa, rìu Với số vật lớn các di vật đồ trang sức: đồng tiền, bùa hộ mệnh Điều đó cho thấy người thợ kim hoàn ẻ Óc Eo đã biết chạm trổ trên các loại kim khí khác nhau như: Vàng, bạc, chì, thiếc, đồng mà kỹ thuật chạm trổ của họ cũng đã đạt trình độ phát triển khá

cao, biểu hiện qua những hình khắc: những giống động vật, khắc người Qua đé

cũng nói lên nghệ thuật thẩm mỹ và hiểu thẩm mỹ của những thợ kim hoàn xa xưa của Óc Eo Bên cạnh các nghề trên, nghề gốm cũng có quá trình lâu đài ¿ đây Những di vật gồm nhiều loại hình khác nhau: Với một khối lượng và “đặc điểm nổi bật của gốm Óc Eo là sự phổ biến của những đồ gốm có cổ và miệng

hẹp, những chiếc ấm có vòi và hoa văn khắc vạch bằng viết nhiều răng” Hay cụ

thể hơn: “gốm Óc Eo là một phức hợp gốm riêng biệt, có tính địa phương riêng

Trang 34

Luin Odin Fé UAghiép

biệt rõ rệt”' Các nghề thủ công phát triển, tất yếu thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa trong cũng như các nước gần xa Với sự phát hiện ra hàng trăm đồng tiền nguyên vẹn hoặc cắt nhỏ làm tư, làm tám để làm tiền lẻ tại Óc Eo, Chứng tế rằng hoạt động nội thương đã đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế dân cư Óc Eo thời bấy giờ và không chỉ có hoạt động nội thương mà hoạt động ngoại thương cũng phát triển mạnh mẽ mà dấu vết gồm những đồng tiền vàng, những huy chương, những con tem của các nước đã chứng minh hoạt động thương mại của các cư dân Óc Eo với các nước Đông Nam Á cũng như thế giới Địa Trung

Hải lúc bấy giờ /

Mặt khác, Óc Eo lại ở vị trí rất quan trọng trên đường giao thông biển ở khư ` vực Đông Nam Á thời bấy giờ: Óc Eo ở vào ngã tư của hải bộ quốc tế, nối liền

giữa Đông và Tây (từ Âu sáng Á) vào giữa Bắc và Nam (từ lục địa Châu Á đến

các hải đảo phiá nam) Đặc biệt Óc Eo có thể coi như là cái trạm trên con đường thủy lớn giữa Trung Hoa và Ấn Độ, với các nước ở Đông Nam Á cũng như các nước ở vùng Địa Trung Hải xa xôi Với các di vật có liên quan đến các nước: vết tích thuyền bè kiểu La Mã, tượng phật, Ấn có khắc chữ Phan, đồ trang sức mang màu sắc Ấn Độ Tại Óc Eo người ta đã tìm thấy hai huy chương (hoặc đồng tiền), cả hai đều chạm hai vị Hoàng đế nổi tiếng của La Mã (từ 1938 - đến năm 180) và nhiều huy chương, tiền, đổ trang sức được chạm khắc theo đồ án trang trí của La Mã Điều đó chứng tỏ từ những thế kỷ đầu Công nguyên người La Mã đã đặt chân lên bán đảo Đông Dương Bằng chứng của những viên ngọc thạch được mài nhẫn rất đẹp của người Ba Tư, cũng nói lên sự có mặt của người Ba Tư

ở Óc Eo, một số nước khác như Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc cũng có quan

hệ với Óc Eo qua đi vật tìm thấy như một mảnh gương đồng tiền Đông Há (năm

Trang 35

Luin Oan Tét Ughiép

Tóm lại, với vị trí thuận lợi trên đường giao thông biển Ở khu vực Đông : Nam Á, đô thị Óc Eo đã trở thành một hải cảng quan trọng, một đầu mối giao thông quốc tế tại khu vực này và đó cũng là một trong những điều kiện để Óc Eo

đón nhận những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, mà những ảnh hưởng đó thường

xuyên là yếu tố kích thích sự phát triển của “Văn hóa Óc Eo”

Trang 36

Luin Odnu Fé Wyhiép `

CHƯƠNG III

MOT SO YAN Pi Yi YAN HOA - XA HOI

I THUONG MAI

Oc Eo di titng phén thịnh trong 4 thế kỷ, từ đầu thế kỷ Il dén thé ky V sau công nguyên? Những đi vật khai quật và thu nhặt được ở Óc Eof gồm cé loại đi vật bản địa như một đồ đồng, đổ thiếc, nữ trang bằng vàng, vàng nạm ngọc thạch, đồ thủy tĩnh, đá (ngọc thạch, mã não) chạm; loại bò thần (mandin), ngọc chạm hình phụ nữ tế thần lửa; loại di vật từ La Mã sang như huy chương vàng chạm hình vua Antonin le Pieux (152 sau Công nguyên), đồng tiền vàng chạm hình Maac Aurèle, viên ngọc mã não chạm hình chuột kéo xe có gà ngồi trên , loại di vật Trung Quốc xuống như mảnh gương đồng thời Hậu Hán (25 - 220), tượng phật bằng đồng thời Ngụy (386 — 557) Qua bộ di vật này cũng có

thể hình dung được Óc Eo thời bấy giờ là một trung tâm trao đổi lớn

Nhưng phương thức trao đổi như thế nào? Trao đổi với ai? Ai làm trung gian trao đổi?

Nói đến trao đổi buôn bán thì hiển nhiên là phải nghĩ đến hàng xuất và hàng nhập Sản phẩm nhập thì như vừa nêu ở trên Còn sản phẩm xuất thì có thể thấy qua ghi chép trong một số thư tịch cổ Trung Quốc về Phù Nam

® ` 1 Malleret, Khảo cổ học ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (chữ Pháp), tập 3, trang 475 — 477

©) Ở đây chúng tôi chỉ bàn đến những di vật do L Malleret công bố trong sách trên Gan đây, Ban Khảo

cổ học, Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí Minh đã tiến hành thám sát và khai quật Oc Eo, nhung tr

liệu thu thập chưa được công bố

Trang 37

Luin (OQăn Cốt Ughiép

Ngoài những đoạn nói trực tiếp đến việc buôn bán như: “Trong xứ sản xuất vàng bạc, đồng kẽm, rầm hương, ngà voi, con công, chim thằng chài, chim két năm sắc lông”, hoặc “hàng hóa bán (của Phù Nam) thường là vàng, bạch, lụa, hàng” (Nam Tế Thư), hoặc: “Năm 244, một văn phòng thương mại Phù Nam

thành lập gần thủ phủ Nam Kinh gọi là Phù Nam quán”, hoặc: “Một chiếc

thuyền lớn của Phù Nam ở hướng Đông nước Ấn Độ đem, bán một tấm kiểng bằng lưu ly xanh, đường kính đo được một chân năm ngón, cân nặng bốn mươi

cân” (Lương Tử Công sử ký), hoặc : “Ngài (Vua Kaun-Đinya-Jayavarman), phái nhiều thương gia sang buôn bán ở Quảng Châu” (Nam Tế Thư), còn có thể thấy

những sản phẩm của Phù Nam đưa ra nước ngoài (Trung Quốc) dưới hình thức lễ cống như: mía, giầy bảo hương lý, đỗ thủy tinh, đồ vàng chạm trổ, tượng bằng gễ bạch đàn, vật phẩm bằng đồi mỗi, ngọc chạm, nghệ, tô hạp hương, các loại dầu

thơm

Nhiều loại sản phẩm giống với Óc Eo cũng đã được tim thấy ở nhiều nơi - trong khu vực Đông Nam Á như phù điêu đất nung ở Chansen (Thái Lan) hạt

ngọc chuỗi ở Kuala Selinging (Malaixia)™ , 6 canh đồng Chum (Lào), ở Sa Huỳnh và Đông Sơn; và xa hơn nữa, đến Tây Bắc Ấn Độ, đến Ba Tư và sang |

cả thế giới Địa Trung Hải Hoạt động trao đổi buôn bán của Oc Eo trong 4 thé kỷ đầu công nguyên là một điều không có gì nghi ngờ

Vậy người Oc Eo đã tổ chức việc thu mua sản phẩm và chuyển sản phẩm đi nước ngoài như thế nào? Khó nói được gì cụ thể ở đây, song căn cứ trên các loại sản phẩm biết được, trên điều kiện địa lý ở vùng này, có thể đưa ra một giả thiết

Những sản phẩm xuất của Óc Eo gồm có loại thô và loại đã gia công chế biến Loại thô hầu hết là lâm sản, như trầm hương, tô hạp hương, các loại đầu

OL, Malleret: đã dẫn, tap 4

Trang 38

Luau Odin Tét Ughiép

_ thơm, đến ngà voi, chim công, chim két năm sắc Loại gia công chế biến như đồ vàng, đồ bạc, đồ thủy tỉnh, đồ ngọc, đồ đổi mỗi, tượng gỗ bạch đàn, lụa, vải vật liệu để làm loại này phần lớn cũng phải đưa từ rừng xuống hoặc lấy từ biển

A

lên

Ai là người đã chuyển các sản phẩm nói trên xuất ra nước ngoài? Thử xem lại các thư tịch cổ Trung Quốc viết về buổi đầu của Phù Nam Theo các thương nhân ông (Hỗn Điển) đong buồm ra biển đến tận ngoài vi Phù Nam Hỗn Điền

cưỡi thuyền của thương nhân đi vào biển (thừa mãi nhân bạc nhập hải) Rồi sau

đó đến đoạn Liễu Diệp đem thuyển ra chống cự, bị thua; Hỗn Điền lấy Liễu Diệp làm vợ và cai trị Phù Nam

Qua các đoạn trích trên, có thể thấy được ngay từ buổi đầu của Phù Nam đã có các thương nhân đến buôn bán ở ngoại vi Phù Nam Những thương nhân đé phải là những người thông thuộc luồng lạch ở khu vực này, ắt hẳn phải là người

bản địa

Đó là những người gốc Mã Lai Họ đã hoạt động như thế nào trên vùng biển Đông Nam Á?

Vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, một khu vực buôn bán đầu tiên được “mở ra” ở Đông Nam Á là vùng Bắc Bán đảo Mã Lai và bè biển miễn Nam Việt Nam Các thủy thủ Mã Lai - Đa Đảo (Malayo — Polynesian) là những người trung gian bán địa khởi xuất mối tiếp xúc với bên ngoài: những chuyến hành trình được tiến hành sang phía Tây đến tận bờ biển Châu Phi, sang phiá đông đến tận Trung Quốc Vào thế kỷ II sau công nguyên, khu vực buôn bán này trở nên quan trọng vì đường bộ giữa Đông và Tây bị cắt đứt do nạn cước bóc Đường thủy đi từ bờ biển Đông Nam Trung Quốc sang vịnh

Bengan (và ngược lại) phải chuyển tải qua eo Kra Óc Eo trở thành một bến chể

trên tuyến đường này Các thuyển buôn cập bến Óc Eo để lấy nước ngọt, lương _

Trang 39

Luin Vin Fét Wghitp

thực và trú chân chờ hàng ở Eo Kra chuyển tới cũng như chờ dòng biển, luồng

gió thuận Từ đó, Óc Eo trở thành một trung tâm trao đổi buôn bán

Trong thế kỷ II và II, khu vực buôn bán thứ hai của người Mã Lai lại nổi

lên ở vùng Java Sản phẩm ở vùng biển Java chủ yếu là đồ gia vị, đỉnh hương, gỗ - đần hương, thu hoạch được ở quân đảo Sunda Bé, Moluccas, bờ biển Đông

_ Boméo, Java và bờ biển Nam Sumatra Miễn Nam Sumatra trở thành một nơi hội

tụ các luồng thương mại trong biển Java Từ đó Mã Lai lại chuyển hàng lên Óc Eo để gia nhập vào luồng thương mại quốc tế Họ lại còn khai thác thêm lâm sản trên quần đảo Indonêsia để đưa vào mạng lưới thương mại

Đến đầu thế kỷ thứ V, Eo Mallacca gia nhập vào mạng lưới thương mại, thông thương sang Tây Bornéo, Java, các đảo phiá đông và lên cả lưu vực Ménam và Irraouadi Bờ biển Đông Nam sumatra trở thành nơi buôn bán ly tưởng, Óc Eo mất dan vai trò trung tâm0

Vậy là, từ những thế kỷ đầu Công nguyên, người Mã Lai đã đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới thương mại ở vùng biển Đông Nam Á, trong đé

Ốc Eo là một cảng trung tâm 6 sọ người tìm thấy ở thị trấn Thnol Moroy (Trăm

Phố) mà E Genet Varcin xác định là của người Protomalais càng minh xác thêm điều đó

I VANHOA

Oc Eo là đô thị xưa hoặc một nền văn hóa cổ cuộc khai quật của L

Malleret vào năm 1944 đã xác nhận gò Óc Eo là một đi tích văn hóa cổ

Cuộc khai quật vào năm 1944 đã xác nhận gò Óc Eo là một di tích văn hóa cổ Ở đây, người ta đã tìm thấy một loại di tích kiến trúc gạch đá có nền hình

vuông, không có mái ngói Có vài hạt chuỗi và ít mảnh vàng được thu lượm ¿

Trang 40

Luin On Fét VWghiép

_ những lớp đất trên mặt Cũng trong năm 1944, người ta còn khai quật nhiều gè đất, đá trong vùng Trên các go như gò Cây Thị, gò Bà Chruon, Kap, Rssi, gì Dế, gò ông Mang, gò Cát,.v.v người ta cũng đã phát hiện những dấu tích kiến trúc đá — gạch có cùng cách thức kiến tạo, cùng loại nguyên vật liệu gần giống như kiến trúc ở gò Óc Eo Ngoài ra, trên bề mặt cánh đồng trong những hố khai quật hoặc thám sát, người ta đã tìm ra những vết tích các lớp cư trú cổ, những cọc nhà sàn, những đường nước cổ , nhiều đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức nhiễu kiểu, những bán thành phẩm, những vật liệu, những vật thải bằng vàng, thiếc, đồng, sắt, đá quý Đặc biệt, nhờ việc khảo sát, chụp ảnh trên không, người ta biết đến vết tích những đường nước cổ đan xen ngang đọc trên vùng đất trũng miễn Tây sông Hậu, những dấu vết đậm nhạt của những đường thành hình chũ nhật bao kín một khoảng đất rộng tới 450 ha trên cánh đồng Giồng Cát và Giỗng

Xoài

Từ kết quả của những cuộc khai quật, đào thám sát trên mặt đất và những cuộc quan sát từ trên không, L Malleret — người chủ trì công trình nghiên cứu nói trên đã đưa ra nhận định, ngay trên cánh đồng Giồng Cát và Giổng Xồi (ơng ta gọi là cánh đồng Óc Eo) — mà ngày nay vẫn định kỳ ngập nước hàng năm, vốn xưa (khoảng những thế kỷ đầu Công nguyên) có một thành thị cổ bị

_ vùi lấp dưới lòng đất Ông đặt tên cho thành thị đó là Óc Eo, hoặc cũng gọi là thị

cảng Óc Eo với một tiền cảng có tên là Tà Keo nằm cách Óc Eo về phiá tây nam

khoảng 12km

Như vậy, với L Malleret, từ cổ Óc Eo, nguyên để chỉ một gò đất — đá theo

như tục truyền của dân địa phương, đã hàm chứa một nội dung mới Nó bao gồm

một chỉnh thể các di tích hiện còn tổn lưu dưới lòng đất, nổi trên mặt đất nằm trong chu vi một thành thị cổ ở cánh đồng Giỗổng Xoài, Giỗng Cát mà đã được

phác dựng thành một bình đồ khá sinh động, bình đô “đô thị Óc Eo” Hay nói một cách khác, với L Malleret, Óc Eo xưa là một đô thị rộng lớn, một thị cảng phồn vinh, một trung tâm kinh tế sống động với mối quan hệ giao thương Âu - Á

Ngày đăng: 07/01/2022, 20:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w