1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Du lịch di tích lịch sử văn hóa huế khóa luận tốt nghiệp đại học

103 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 15,83 MB

Nội dung

Trang 1

4À ow J15+ ST , | MA cde óc | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - ` ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC Reh LI ss

'HUỲNH THỊ MAI PHƯƠNG

DU LICH DI TICH LICH SỬ

_ VĂN HOA HUE |

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 2

Thời gian trôi qua thật nhanh mới ngày nào còn bỡ ngỡ trước ngưỡng ` cửa Đại Học giờ chúng em đã là sinh viên năm cuối của trường Em xin chân thành cảm ơn Ban Gíam Hiệu, các thây cô trường trường Đại Học Mở Thành

Phố Hồ Chí Minh, nhất là các thây cô trong khoa Đông Nam Á trong suốt 4

năm qua đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu và sâu đậm về chuyên ngành của mình Tất cả sẽ là hành trang cho chúng em bước vào đời

1

Qua đây em đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thây PGS.TS Nguyễn

Quốc Lộc đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ để em hoàn tất đề tài này

Một lần nữa cẩm ơn quý thây cô kính chúc các thầy cô sức khỏe đôi dào để mãi là những cánh chim không mỏi trên sự nghiệp giáo đục của mình

Trang 3

MUC LUC

MO DAU

1 Lý do chọn để tài 5 5-5 cccktsekeeeksieseesesrserrsrrrsrrrsrrsrsrrrrrrre Ì 2 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU c5 +SĂ+Se**SsEEseeexeeessssrssreeree 2

3 Phương pháp nghiÊn CỨU - - << sọ ng rá Z2

4 Lịch sử nghiên cứu vấn để,, - 5+5 + kSEE2ESEEsSEESEkEerrsssersrserses 3 5 Bố cục của để tài -cccccexsereseseeseree TH TH KH TH HH HH tư gee 3 '6 Ý nghĩa khoa học của để VỀT se eeeeeerrrrririrrirrrie 4

Chương 1: TONG QUAN VỀ HUẾ

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . -«-<c- SH 1g eeriet 5

1.2 Con người và xã hội - -« HH" KH ng 10g 6

1.3 Kink t@ cocci 7

1.4 Lich — 9

1.5 Van hod 16 AGL ec ececccssessccecssssccsccssscesessescsecessecssscssecseveseeeneeseees 10

Chương 2: VAI TRÒ CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOA TRONG PHAT TRIEN DU LICH HUE

2.1 Céc tiém nang du lich Hué

2.1.1 Tài nguyên du lich tu’ nhién eee eeecceeeeeseeneeeereeeeeessenees 13

2.1.2 Nhã nhạc va ca Huế tài nguyên nhân văn vô giá 15

2.1.3 Ẩm thực nét đặc sắc của Huế - 5555 << ccec+scsesres 17

2.2 Di tích lịch sử văn hóa Huế

2.2.1 Kinh thành cổ kính 5-6 5S St vevxesrxrxrrrsrrsrsei 20

* Đại Nội - Các kiến trúc trong Đại Nội -<cs~- 21

2.2.2 Lăng tẩm nguy nga - - 222cc 3k1 rrkerrkerrrrkrrrrrrrree 31

2.2.2.1 Lăng Tự Đức "— 33 2.2.2.2 Lăng Khải Định - ĂĂ Ăn ng cư 38

2.2.2.3 Lăng Mimh Mang ccccccccsccscccccscscecsssssssssssessseesessesesessssssnssesee 41

2.2.3 Các di tích lịch sử văn hóa khác

2.2.3.1 Hổ Quyểển ¿5 5 2< S3 tk 191 11111111111 5e 45

2.2.3.2 Đàn Nam 1aO «5 - G5 5S ng 46

2.2.4 Am vang tiếng chuông chùa

2.2.4.1 Chùa Thiên MỤ -. << G Ăn HH, 48

Trang 4

_ Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN ` BEN VUNG DU LICH HUE TRONG TUONG LAI

3.1 Những thành tựu đạt được của du lịch Huế . -s 53 3.2 Những hạn chế trong du lịch Huế -« ccccersereerre 57 3.3 Những định hướng cho sự phát triển bền vững du lịch Huế trong tương lai 3.3.1 Các mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững du lịch Huế 63 — 3.3.2 Du lịch và văn hóa .- «SH HH 11118112 re 65 3.3.3 Du lịch và con người oo 66

3.3.4 Du lịch và sinh thái 5c s xxx EEEEEeErErsrrerxrrerrrkesee 68

„ 3.3.5 Du lịch với các ngành nghề khác .-. -<<c<c<c<«+ 69

KET LUẬN . c-cccccccCCEEEEEEEE.EE.EE.E 11.1.1.11.111111111111111.1111 xe 70

Trang 5

»

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nói đến du lịch trên thế giới hiện nay có lẽ Việt Nam là một trong những điểm thu hút về du lịch Du lịch Việt Nam đã có sức hút lớn không những đối với khách nội địa mà nhìn chung lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng lên rõ rệt Ngành Du lịch Việt Nam đã và đang phát triển, góp phần không ít vào sự phát triển chung cho nên kinh tế nước nhà Sở dĩ du lịch Việt Nam có bước phát triển như vậy là nhờ tiềm năng phong phú với những tuyến du lịch xanh và du lịch văn hoá

Trên con đường thiên lý từ Bắc vào Nam, Huế là một trong những điểm dừng

chân lý tưởng đối với du khách, một điểm du lịch văn hoá đặc sắc và ấn tượng Và không ngẫu nhiên khi Huế được công nhận là di sản văn hoá của nhân loại Huế là

vùng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng là nơi duy nhất của Việt Nam còn giữ

nguyên vẹn diện mạo của thành phố thị dân thời trung đại, nơi còn bảo lưu được một

tổng thể kiến trúc kinh đô của chế độ quân chủ Việt Nam với hàng trăm công trình kiến trúc đặc sắc gồm những cung điện, lăng tẩm, đến đài, chùa chiển tất cả tạo

thành một quần thể di tích đây triết lý và giàu tính nghệ thuật Chính vì vậy mà vào

ngày 11/12/1993 Uỷ Ban Di Sản Thế Giới (thuộc UNESCO) công nhận quần thể di

tích Huế là đi sản văn hoá của nhân loại với nhận định: “Quần thể di tích Huế là một

ví dụ điển hình về thiết kế đô thị và xây dựng một Thành phố kinh đô có phòng thủ, biểu hiện quyển lực của vương quốc phong kiến ngày xưa ở Việt Nam vào thời tột đỉnh của nó đầu thế kỷ 19” Và Huế ngày nay còn mang trong mình một khối lượng ˆ lớn những di sản vật chất và tỉnh thần mang tính văn hoá nghệ thuật truyền thống của

Việt Nam Đó là nguồn tài nguyên du lịch vô giá tạo nên những sản phẩm du lịch

mạnh nhất không chỉ riêng cho Thừa Thiên -Huế mà còn có ý nghĩa đối với du lịch

cả nước Với những tiểm năng vô giá ấy du lịch Huế trong những năm qua có bước phát triển đáng kể hòa nhịp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà vào thời kỳ

Trang 6

-1-mở cửa, chính vì lý do đó mà dé tai “DU LICH DI TICH LICH SU VAN HOA HUE”

là bước đầu tìm hiểu về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Huế dưới góc độ du lịch —

Một quần thể kiến trúc liên quan đến: chế độ phong kiến nhà Nguyễn, nơi có sự hòa :

_ quyện tổng hợp giữa phong cách kiến trúc và sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người mà không phải ở đâu cũng có được Những vàng son của cả một triều đại đã

khép lại song những công trình kiến trúc vẫn tiêu biểu, vẫn sáng ngời, vẫn trường tồn

trong lòng người qua bao năm tháng Chính sự đan xen giữa cái truyền thống và hiện

đại, giữa cái xưa và nay Tất cả đã tạo cho Huế trở thành vùng đất thật sự lý tưởng

mà khi ai đến với Huế cũng lưu luyến về một vùng đất cố đô đẹp và thơ 2 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Với phong cách riêng của mình và giá trị lịch sử mà Huế không biết tự bao giờ

đã trở thành để tài nghiên cứu hấp dẫn và phong phú cho nhiều đối tượng, nhiều tác

giả trong và ngoài nước Những công trình nghiên cứu đã góp phần không nhỏ vào việc hiểu thêm Huế Huế vùng đất cố đô, nơi hội tủ đủ cái đẹp của thiên nhiên với

các danh thắng hùng vĩ thơ mộng, nơi có nên văn hoá ẩm thực độc đáo và đa dạng,

nơi tổn tại các công trình kiến trúc uy nghỉ và tráng lệ Tất cả đã tạo nên lợi thế về

tiém năng cho sự phát triển của du lịch Huế nói riêng và cả nước nói chung Song giới - hạn nghiên cứu của để tài là tập trung phân tích những nét đặc sắc, độc đáo của các di tích lịch sử văn hóa trong sự phát triển du lịch Huế - nơi mang đậm phong cách

kiến trúc triểu đình trong sự đan xen với thiên nhiên tạo nên cái kiến trúc thơ mộng

và lãng mạn nhưng không kém phần uy nghi và tráng lệ

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ

yếu là thu nhập, tổng hợp các nguồn tài liệu có sẵn, cùng với sự quan sát tham dự qua

chuyến đi thực tế vào tháng 5 vừa qua Việc thu thập, tổng hợp các thông tin có liên

quan đã đem đến cái nhìn tổng quan hơn, toàn điện hơn về nội dung của dé tai, đồng

Np? ~ 4 fy ^ 4 ` A nN 4 Ff ` x x fo? A x aA

thời cũng rút ra những luận cứ và luận điểm có ich va phù hợp với yêu cầu của luận

Trang 7

-2-văn Không những thế, qua chuyến đi thực tế đã có được sự tương đối chính xác, một

cái nhìn thực tế, một tư liệu xác thực để hoàn thành nội dung của đề tài

4 Lịch sử nghiên cứu vấn để

Nói đến Huế là người ta nghĩ ngay đến Thành Phố Di Sản, Thành Phố

FESTIVAL đặc trưng của Việt Nam Huế nổi tiếng với những phong cảnh đẹp và thơ,

những di tích đặc sắc về nghệ thuật, đa dạng về phong cách Một vùng đất đậm đà

_ bản sắc dân tộc với những tiểm năng du lịch phong phú Vì lẽ đó mà từ trước đến nay

có không ít những bài viết, những quyển sách viết về Huế như : Trần Đức Anh Sơn và

Lê Hòa Chi với “Phong vị xứ Huế”, Phan Thuận An với “Lăng tẩm Huế một kỳ quan”, Hoàng Đạo Kính với “Qũy kiến trúc đô thị Huế”, Nguyễn Văn Thạch với luận án Thạc sĩ Kinh Tế “Một số giải pháp phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm du

lịch tỉnh Thừa Thiên Huế” tất cả đã cho chúng ta thấy một phần nào đó nền văn hóa vật chất và tỉnh thần của con người Cố Đô

5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về Huế Chương này trình bày về vị trí địa lý, điều kiện

tự nhiên, con người xã hội, kinh tế, lịch sử và văn hoá của Huế Qua đó chúng ta có

cái nhìn toàn diện hơn về những vấn đề được trình bày trong chương này

- Chương 2: Vai trò của di tích lịch sử văn hoá trong phát triển du lịch Huế

Đây là chương giới thiệu về di tích lịch sử văn hoá với những thành quách, cung điện, lăng tẩm, đển đài, chùa chiến - là những công trình mang phong cách kiến trúc thời

^ ° A 4 2A ~ a x: aA SA SA A ~~ x A

quân chủ bên cạnh các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, nhân văn và ẩm thực - Chương 3: Những giải pháp định hướng cho sự phát triển bền vững du lịch Huế trong tương lai Qua chương 1 và 2 chương này tổng hợp những thành tựu và hạn

chế trong du lịch Huế Qua đó nêu lên những ý kiến đóng góp nhằm định hướng cho sự phát triển du lịch Huế Để Huế ngày càng khẳng định vị trí của mình trong thị

trường du lịch cả nước cũng như quốc tế, |

Trang 8

-3-Bên cạnh đó luận văn còn cung cấp bản đồ di tích lịch sử Huế, một số hình ảnh |

đặc trưng và bản biểu thống kê Tất cả nhằm làm phong phú hơn cho nội dung của để

-_ tài,

6 Ý nghĩa khoa học của để tài

Với xu hướng của ngành du lịch Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phát triển du

lich theo hướng vừa mang lại lợi ích cho kinh tế quốc dân, vừa lấy du lịch làm phương

tiện quảng bá văn hóa và hình ảnh của dân tộc, điều này không thật đơn giản, khó

lòng thực hiện trong một thời gian ngắn mà nó phải trải qua một quá trình tìm tòi,

định hướng và phát triển So với các nước khác, Việt Nam là quốc gia giàu tiểm năng

về du lịch, sự giàu có đó không những thể hiện ở các nguồn tài nguyên thiên nhiên

phong phú, đa dạng cái ưu đãi mà tạo hóa đã ban cho mà còn rực rỡ và sáng ngời bởi các nguồn tài nguyên nhân văn cái do chính bàn tay tài hoa, nghệ thuật của các bậc

tiền bối để lại Di tích lịch sử văn hóa cả nước nói chung và quần thể di tích lịch sử

văn hóa Huế nói riêng đã góp phần không nhỏ vào thành công chung cho du lịch

Việc nghiên cứu về các di tích này ở Huế sẽ cho một cái nhìn tinh tế hơn, độc đáo

hơn về những tỉnh hoa một thời của triều đình phong kiến xưa Đồng thời qua đó có

cái nhìn toàn diện, chỉ tiết về mặt tích cực, tiêu cực và sự tác động tương hỗ lẫn nhau

Trang 9

CHUONG 1: TONG QUAN VE HUE

1.1 Vi tri dia ly va diéu kién ty nhién

Huế là tỉnh nằm ở cực nam của vùng Bắc Trung Bộ kéo dài theo hướng Tây

Bắc - Đông Nam Phía bắc giáp Quảng Trị, phía nam giáp Đà Nẵng, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông Huế cách Hà Nội 660km, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 1.080km Diện tích của tỉnh là 5.053.99km2 Hiện nay về mặt hành chính Huế

bao gồm một thành phố Huế trực thuộc tỉnh và 8 huyện: Phong Điển, Quảng Điền,

Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phù Lộc, A Lưới, Nam Đông

Huế nằm trên dãy đất hẹp có chiểu dài khoảng 127 km, chiểu rộng trung bình

60 km với các dạng địa hình kế tiếp nhau: núi (chiếm 29,8%), đồi (chiếm 34,5%), gò

cao — cồn cát chiếm 4,1%, thung lũng chiếm 15,9%, đồng bằng 11,6%, đầm phá

4,4% Phía tây chủ yếu là núi đổi, tiếp đến các lưu vực sông tạo nên dãy đồng bằng

duyên hải nhỏ hẹp và cuối cừng là vùng đầm phá Địa hình còn cát đụn sát và bãi

biển trải dài từ Quảng Trị đến cửa Tư Hiền Đây là khu vực khá đồng nhất về thổ nhưỡng nhưng lại khác nhau về trắc lượng về hình thái, nơi đây đã hình thành một số bãi biển đẹp, có giá trị về du lịch Nối phía Tây Nam là dãy đồng bằng với đổi bốc mòn Các đồng bằng tương đối bằng phẳng nhưng có độ cao khác nhau, các đồng bằng có giá trị nông nghiệp nhất là trồng cây lương thực

Về khí hậu: Khí hậu ở Huế mang tính chất chuyển tiếp gió mùa Á Xích Đạo

của miền Nam và gió mùa nội chí tuyến của miền Bắc nước ta Dãy Bạch Mã kéo dài

ra tận biển tạo thành ranh giới khí hậu giữa hai miền, nhìn chung khí hậu Huế có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng phân hóa rất phức tạp về thời gian và không gian Nhiệt độ trung bình năm 25,2”, số giờ nắng trung bình năm là 2000 giờ Lượng mưa bình quân từ 2700- 3490 mm Số ngày mưa trung bình năm 149 — 196 ngày Mùa mưa

bắt đầu từ tháng 9 — 12 chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, còn mùa khô từ tháng 1 -

8 chiếm 15% tổng lượng mưa Huế là vùng có lượng mưa nhiều nhất nước ta, tính chất

Trang 10

-5-mưa mùa cộng với địa hình dốc đã thường xuyên gây ra hạn hán và lũ lụt, ảnh hưởng

nhiều đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh

Về thủy văn thì hầu hết các sông lớn của Huế đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chạy ngang qua đồng bằng xuống đầm phá rồi đổ ra biển như sơng Ơ Lâu; sông

Bồ, sông Hương Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất có diện tích lưu vực khoảng 300 km” Do mưa nhiều nên mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ khoảng

0,1 km/km” nhưng các sông đều nhỏ và dốc lớn Tổng chiểu dài các sông chính chẩy

trên lãnh thổ của tỉnh là khoảng 300 km Trong đó hệ thống sông Hương chiếm 60%

Sông ngòi ở Huế có sự chênh lệch rất lớn về dòng chay giữa các mùa trong năm

Sông ngồi có giá trị chủ yếu cung cấp nước, tuy nhiên do địa hình dốc, thẳm thực vật

bị phá hủy mạnh cùng với sự phân hóa theo mùa của dòng chảy nên việc khai thác

-_ nguồn nước gặp nhiều khó khăn Thừa Thiên- Huế giáp biển Đông với đường bờ biển

dài 120 km ven biển lại là hệ thống đâm phá với khoảng 22.000 ha Cho nên đây là vùng biển rộng lớn có nhiều tài nguyên và là một trong những thế mạnh của tỉnh

1.2 Con người và xã hội

Dân số Huế là: 305.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là: 176.000 (2003) Huế có kết cấu dân số trẻ là nguồn lao động dồi dào có lợi thế cho

việc phát triển kinh tế - xã hội, nhưnag mặt khác cũng có sự trở ngại cho việc sắp

xếp việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân nói chung Người lao

động Huế cần cù, chịu khó Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ có tay nghề tăng lên nhưng chưa đáp ứng được nhu câu của cuộc sống đổi mới Lực lươngg cán bộ khoa học — kỹ thuật có trình độ cao thì chủ yếu tập trung ở Thành phố

Huế

Trang 11

_vùng đổi núi phía Tây và vùng đồng bằng duyên hải phía Đông Dân cư cũng có sự

chênh lệch giữa chính đơn vị hành chính

Huế còn là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn ở miền Trung Giáo dục phổ

thông ở Huế được chú trọng phát triển bên cạnh giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Việc phát triển giáo dục đào tạo ở các huyện

của miễn núi là một trong những vấn để cần được quan tâm, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy và học, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác hướng nghiệp và dạy nghề Mạng lưới y tế cũng như đội ngõ cán bộ y tế tập trung ở Thành phố Huế, còn ở các

huyện miễn núi thì công tác chăm sóc sức khỏe cho người đân cũng được quan tâm,

nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về khám chữa bệnh

1.3 Kinh tế

Từ năm 1991 trở đi, Huế đã từng bước ổn định, phát triển và hội nhập với nền

kinh tế thị trường Kinh tế có mức tăng trưởng và đời sống nhân dân được cải thiện Cơ cấu nền kinh tế theo ngành ở Huế có sự chuyển dịch đáng kể Vai trò chủ yếu khu

vực 2 (nông, lâm, nghiệp) đã dân chuyển sang khu vực 3 (dịch vụ) Cơ cấu hiện nay

của tỉnh là dịch vụ: công, nông, lâm, ngư nghiệp Cơ cấu thành phần kinh tế trong

nước với vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên, tuy ít nhiều có sự biến động

Các hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung ở phía Đông và dọc các trục giao thông còn

ở miền núi thì kinh tế còn chậm phát triển

Về công nghiệp: Trong những năm qua công nghiệp đã phát triển với nhịp độ nhanh, đứng thứ 2 sau du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc : làm cho người dân và làm phong phú thêm các mặt hàng xuất khẩu Các giá trị sản

xuất công nghiệp tăng lên rất nhanh với các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ

uống, công nghiệp dệt may, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp khai

khoáng Theo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của Huế đến năm 2010 thì

sản xuất công nghiệp tiếp tục được đầu tư để có tốc độ tăng trưởng nhanh và tập trung chủ yếu vào các ngành có lợi thế như công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản,

Trang 12

-7-sản xuất hàng hóa phục vụ và một số ngành công nghiệp khác Bên cạnh xây dung’ các khu công nghiệp mới, lấy quốc lộ 1A làm trục phát triển để hình thành các không gian kinh tế chủ yếu

Về nông nghiệp thì nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và là hoạt động

kinh tế chủ yếu ở nông thôn Nông nghiệp của Huế sẽ tập trung phát triển nông

nghiệp theo chiểu sâu trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với

hệ sinh thái và nhu cầu thị trường Nông nghiệp sẽ tiếp tục chuyển mạnh theo hướng đa dạng hóa cây trồng, phát triển chăn nuôi và hình thành các vùng sản xuất hàng

hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến Trồng trọt là ngành luôn giữ vai trò chủ

yếu bao gồm việc trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả Tuy nhiên,

ngành chăn nuôi có xu hướng giảm do việc đầu tư chưa quan tâm và việc phát sinh dịch bệnh trong khi công tác phòng dịch bệnh chưa kịp thời và hiệu quả

Đối với lâm nghiệp: Lâm nghiệp là ngành quan trọng của Huế, có ý nghĩa kinh tế và giá trị về môi trường Tỷ trọng của hoạt động khai thác gỗ và lâm sản tuy giảm

nhưng vẫn chiếm ưu thế Các sản phẩm chính là khai thác gỗ, củi, tre, luồng và nhựa

thông Hướng phát triển chính của ngành trong những năm tới là bảo vệ tu bổ rừng tự

nhiên, kết hợp với việc phủ xanh đất trống, đổi trọc, tổ chức giao đất, giao rừng và thực hiện định canh, định cư đối với đồng bào

- Bên cạnh đó, ngư nghiệp cũng là thế mạnh của Huế với việc chuyển biến theo

hướng giảm dẫn tỷ trọng đánh bắt, tăng tỷ trọng của hoạt động nuôi trồng và dịch vụ Tiểm năng về ngư nghiệp ở Huế còn rất lớn với các thế mạnh của vùng biển, đầm

phá cũng như về lao động và các nguồn lực khác cho phép có thể phát triển mạnh cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ ngư nghiệp

Về dịch vụ: Mạng lưới giao thông ở Huế tương đối đa dạng, hình thành các

tuyến Bắc — Nam theo chiều dài của tỉnh với trục chính là quốc lộ 1A, tuyến đường 68, tuyến đường ngang 49 Ngoài ra còn có đường sắt thống nhất đã tạo sự thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác Mạng lưới bưu chính viễn thông cũng được mở

Trang 13

-8-rộng Trong những năm tới, Huế tập trung hoàn chỉnh mạng lưới giao thông để đảm

bảo cho Huế trở thành một trong những đầu mối giao thông quan trọng của miền

Trung như: mở rộng và nâng cấp sân bay Phú Bài, cảng Thuận An -

Về nội thương: hàng hóa ngày càng phong phú phù hợp với cơ chế thị trường

Hoạt động xuất nhập khẩu có biến chuyển tích cực theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu

các mặt hàng nông, lâm sản chế biến, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng Du lịch

cũng trở thành thế mạnh hàng đầu với các nguồn tài nguyên du lịch phong phú của

thiên nhiên, của các di tích văn hóa lịch sử độc đáo và đa dạng 1.4 Lịch sử

Trong quá trình phát triển dân tộc Việt Nam, Thừa Thiên Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời, là vùng “đệm” giữa văn hóa Sa Huỳnh ở phía Nam và văn hóa Đông

Sơn ở phía Bắc Huế là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng dân cư mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú và cùng phát triển Và trong suốt nhiều thế kỷ vùng đất này là địa bàn đầu phía Bắc của vương quốc Champa Sau chiến thắng Bạch

Đằng lịch sử của Ngô Quyển nim 938 Đại Việt trở thành quốc gia độc lập và qua

nhiều thế kỷ phát triển biên giới, dẫn phát triển về phía Nam Năm 1306, công chúa

Huyền Trân em gái vua Trần Anh Tông làm dâu nước Champa Vua Chế Mận dâng hai Châu Ô và Châu Rí làm sinh lễ Năm sau vua Trân đổi hai châu này thành Châu

Thuận và Châu Hóa Hai chữ Thuận Hóa có từ đây Từ thế kỷ 14 -> 16 do Trịnh

Nguyễn phân tranh, làn sóng đi dân vào phía Nam khá rầm rộ, mà cuộc tiến vào Nam

lớn nhất do chúa Nguyễn Hoàng phát động đưa dân trấn giữ Thuận Hóa, mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn Sự nghiệp mở mang của chín đời chúa Nguyễn gắn

liển sự phát triển của Thuận Hóa — Phi Xuan Hơn ba thế kỷ từ khi trở về với Đại

Việt, Thuận Hóa là vùng đất của trận mạc Mãi đến năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử và quá

trình hình thành Huế sau này Hơn nữa, sau năm 1687, lại dời phủ chính đến làng

Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí Tây Nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục

xây dựng và phát triển Phú Xuân thành trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong

Trang 14

_9-Huế cũng tự trở thành kinh đô nước Đại Việt thống nhất dưới triểu đại Quang Trung

(1788 - 1801) và cuối cùng là kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thé kỷ dưới triều

đại nhà Nguyễn (1802 — 1945) Phú Xuân —- Huế, Thừa Thiên Huế đã trổ thành trung

tâm chính trị, kinh tế, văn hóa nghệ thuật quan trọng của đất nước từ những thời kỳ ấy

Năm 1858, liên quân Pháp —- Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu

cho cuộc xâm lược của tư bản phương Tây rồi của Mỹ vào Việt Nam Huế đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xậm giành hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước với biết bao chiến tích và sự tích anh hùng Từ những năm thuộc Pháp cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975, Huế liên tục diễn ra các cuộc đấu tranh

yều nước mạnh mẽ và ác liệt và cũng là nơi hội tu của các nhà cách mạng trên đường

cứu nược như Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng nhiều nhân sĩ yêu

nước khác Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế vinh dự tự hào, vùng dậy với khí thế

“Cách mạng Mùa Thu” trực tiếp lật đỗ triều đại nhà Nguyễn cuối cùng Ngày

30/8/1945, nhân dân Huế thay, mặt cả nước tham dự thoái vị của vua Bảo Đại ngôi

vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam Suốt 21 năm chống Mỹ, Huế là một

trong 3 ngọn cờ đầu của chiến tranh miễn Nam vì sự nghiệp giải phóng đất nước

Ngày 26/3/1975, Huế hồn tốn giải phóng, góp phần quan trọng trong cuộc giải

phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, cùng cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã

hội |

Những biến đổi lịch sử ấy là nhân tố quan trọng tạo nên những sắc thái văn

hóa độc đáo của xứ Huế, Nó để lại dấu ấn trên toàn bộ đời sống văn hóa vật chất và

tinh thần của cư dân vùng này

1.5 Văn hóa - lễ hội

Thuận Hóa - Phú Xuân, có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển lâu

dài khoảng gần 7 thế kỷ nếu tính từ 1306 niên điểm hai Châu Ô và Rí về Đại Việt

Trang 15

10-thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế Truyền thống ấy mang tính

đặc thù - bản địa của một vùng đất, vừa không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống dân tộc, bởi vì trong tiến trình hình thành, Huế có sự tác động của văn

hóa Đông Sơn hổn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tại bản địa, tạo nên nên

văn hóa Việt — Chăm và trong quá trình phát triển, chuyển biến Và không loại trừ

ảnh hưởng các nguồn văn hóa khác (văn hóa khu vực ở Đông Nam Á, Trung Quốc,

Phương Tây ) Truyền thống văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tỉnh thần, đa dạng các loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong

phú trên nhiều lĩnh vực như: văn hóa, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập

quán, lễ hội Nét đặc trưng của văn hóa Huế là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân

gian và văn hóa cung đình

Nét văn hóa Huế còn được biểu hiện ở các làng nghề truyền thống như: nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề thiêu mà mỗi tác phẩm như gửi gắm cả tâm hồn

người dân xứ Huế Mỹ thuật, mỹ nghệ Huế rất đa dạng và đặc sắc với nhiều hình thức trang trí trong đó bắt đầu từ những mẫu mực của người Hoa, nhưng các nghệ

nhân Việt Nam mang nặng tâm hồn dân tộc đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang

trí với những nét độc đáo, mang cá tính Huế Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn

tiếp thu của người Chăm, đặc biệt là tiếp thu của Phương Tây Về hội họa có nhiều

họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc, sơn thủy, trúc lan, tranh sơn dầu Về điêu khắc,

với nhiều công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao, thể hiện sự

khéo léo và tài ba của các nghệ nhân xứ Huế Kiến trúc ở Huế rất phong phú, đa dạng, mỗi công trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc độc

đáo, thể hiện một phần những yếu tố triết lý, tâm linh Và giá trị thẩm mỹ riêng biệt

đã góp phân làm cho Huế trở thành “Bài thơ Đô Thị Tuyệt Tác”

Nghệ thuật tuổng Huế có bước phát triển rất sớm từ thế kỷ 17, dưới thời chúa

Nguyễn Có thể nói, triều Nguyễn góp phần to lớn vào việc phát triển nghệ thuận và

nâng cao kịch bản tuổng ở Huế Và ngược lại, các nghệ nhân cả nước và công chúng

Huế đã góp phần làm cho tuổng thêm phong phú, mẫu mực Bên cạnh đó, âm nhạc

Trang 16

-11-bac hoc truyền thống Huế, lễ nhạc cung đình Huế, vũ khúc cung đình Huế cũng được? xuất hiện mang tính nghệ thuật nhân văn cao

Là vùng đất có truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc Huế có nhiều lễ

hội dân gian Đặc biệt các lễ hội ở Thừa Thiên Huế được tổ chức rất công phu, bài

bản khiến nhiễu du khách rất thích thú với các sản phẩm du lịch văn hóa này Lễ hội

các loại là một nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người Huế đã trở thành truyền

thống

Có 2 loại lễ hội: LỄ hội cung đình và lễ hội dân gian Trong đó lễ hội cung

đình phần ánh sinh hoạt lễ nghi cung đình nhà Nguyễn, phần lớn trọng về “lễ” hơn “hội” Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, có thể kể đến một số lễ hội tiêu _ biểu như: Điện hòn chén (hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thân Thiên Y A Na) lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai sanh

ra làng Ngoài ra có lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương Hạ để tưởng nhớ vị thành hoàng

của làng Bên cạnh đó người dân cũng tổ chức các cuộc thi, cuộc hội như: vật võ

_ Làng Sình, hội đua thuyển, hội thả điểu Tất cả đã trở nên quen thuộc và phổ biến

của người dân xứ Huế sau những ngày lao động cực nhọc để con người hòa nhập vào sông Hương núi Ngự

Chiều sâu Huế còn được thể hiện qua phong cách Huế, phong cách ấy bắt nguồn từ nghệ thuật của nhiều thế hệ cộng đồng những con người xứ Huế Một vùng đất với bể dày lịch sử lâu đời với sự phong phú đổi dào về văn hóa giữa cái bản địa

và cái hội nhập, tất cả như hòa quyện vào nhau thành một hệ thống nhất làm nên bản

sắc và con người xứ Huế dịu dàng, thánh thoát và đậm tính người

Trang 17

-12-CHUONG 2: VAI TRO CUA DI TICH LICH SU VAN HOA TRONG PHAT TRIEN DU LICH HUE

2 1 Các tiềm năng du lịch Huế

2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Huế là tỉnh có đặc thù ưu việt, đó là sự đa đạng về cảnh quan thiên nhiên cộng

với yếu tố nhân tạo đã tạo nên Huế một nét đẹp hài hòa, phản ánh đầy đủ những thắng

cảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ sông Hương chảy giữa lòng Thành phố, những khu

vườn xum xuê, những dòng kênh bao quanh những đổi thông soi bóng xuống những hồ

nước trong xanh, trải rộng, những bãi tắm trải dài cát mịn Thiên nhiên đất trời như

quyện vào nhau tạo nên một cố đô Huế đẹp và thơ Đây là một lợi thế hết sức quan trọng trong việc tạo nên tiền để phát triển các loại hình du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng góp phần tạo nên sự phát triển cho du lịch Huế

* Sông Hương: Từ lâu đã trở thành biểu tượng của Huế Gọi là sông Hương vì từ xa xưa dòng sông chảy qua những cánh rừng nhiều thảo mộc có hương thơm nên khi chảy qua Huế, dòng sông đem theo mùi hương của cây cỏ thiên nhiên Người ta ví sông

Hương như người con gái Huế lúc chảy dịu dàng, hiển hòa, lúc lũ lụt dữ dội như cô gái

đang nhõng nhẽo, thay đổi thất thường và bí ẩn Sông Hương cũng là nơi hò hẹn của các đôi lứa, là bầu sữa ngọt ngào nuôi dưỡng nên âm nhạc và thơ ca Huế

* Núi Ngự Bình: Còn có tên là Bằng Sơn cách kinh thành Huế 3 km có dạng hình thang cân với hai cạnh đều đặn, đỉnh bằng Đến thời Gia Long gọi là Ngự Bình Nó được

xem là bình phong của hoàng thành, làm tiền án cho kinh thành Từ bao đời nay, núi Ngự

Bình vẫn làm cho người dân xứ Huế và du khách bốn phương hội tụ ngạc nhiên trước vẻ

Trang 18

-13 đẹp lạ lẫm của mình, như thể một giả sơn hiện diện được xếp đặt bởi bàn tay của con-13 -13 -13 -13 người Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một quà tặng vô giá thứ hai của tạo hóa quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế

“Đi đầu cũng nhớ quê mình

Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo”

* Câu Trường Tiên: Là chiếc cầu sắt bắc qua sông Hương Nằm giữa lòng Thành

phố Huế Cầu được bắt đầu xây dựng năm Thành Thái thứ 9 (1897) và hoàn thành năm

thành thái thứ 11 (1899) Ban đầu cây cầu gỗ, thường bị bão thổi Năm 1904, người Pháp xây dựng mới lại bằng sắt và xi măng Cầu cũng nhiều lần đổi tên gọi nhưng dù thế nào thi vẫn gọi là cầu Trường Tiển, cầu gồm 6 vài, 12 nhịp Nếu như sông Hương là nơi hồ hẹn của đôi lứa yêu nhau thì cầu Trường Tiền là nơi nối nhịp cho lứa đôi

* Chợ Đông Ba: Lầ trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh và khu vực chợ nằm bên đường Trần Hưng Đạo, chợ có đây đủ hàng hóa da đạng và phong phú, sau nhiễu biến cố và tàn phá của thiên nhiên, chợ được xây dựng lại vào năm 1986 Chợ Đông Ba không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là điểm du lịch hấp dẫn khi du khách có địp

đặt chân đến Huế

* Vườn Quốc gia Bạch Mã: Cách Huế 55 km về phía Nam Bạch Mã do kỹ sư người Pháp có tên là Girard phát hiện Do có nhiều ưu điểm nên ngay từ những năm 30 của thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng ở đây khu nghỉ mát lớn trên núi, độ cao từ 1000m - 1444m Bạch Mã có khí hậu ôn hòa vì ảnh hưởng của biển và độ cao Vườn quốc gia là trung tâm của dãy rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam kéo dài từ biên giới Lào đến biển Đông Vườn như một bức tranh hùng tráng đang đệt nên bởi nhiều dãy núi cao chia cắt và thấp dần ra biển Với sự phong phú về tài nguyên và sinh vật Bạch Mã

Trang 19

-14 đã có sức hấp dẫn đặc biệt đối với rất nhiều du khách yêu thích du lịch sinh thái và -

nghiên cứu

Ngoài ra ở Huế còn có lợi thế về du lịch biển với những dãi biển cát trắng dài tạo

nên sức hút lý tưởng cho du khách như bãi biển Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương

Huế thơ mộng nổi tiếng với sông Hương núi Ngự, vùng đất như quyện vào cái xanh của lá, của cây, của sông Hương trong vắt Huế không những đẹp về thiên nhiên thơ mộng mà còn nổi tiếng về những lời ca tiếng hát mang đậm bản sắc của người dân xứ Huế,

2.1.2 Nhã nhạc và ca Huế tài nguyên nhân văn vô giá

Niềm tự hào lớn nhất đối với người dân Huế và Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam, nhã nhạc Huế được UNESCO xếp vào danh mục di san văn hóa phi vật thể của nhân loại tháng 11/2003

_ Nhã nhạc Huế là một điển hình cho âm nhạc bác học Việt Nam, nó quy tụ những

nhạc sỹ, nhạc công tài hoa nhất được rèn luyện một cách công phu nghiêm cẩn nhất với

hệ thống các bài bản phong phú nhất được sử dụng nhiều loại nhạc cụ và nhạc khí của

dân tộc Nhã nhạc là loại âm nhạc chính thống được sử dụng trong các cuộc tế lễ của các

triểu đình quân chủ ở Việt Nam và một số khu vực Đông Á Loại hình âm nhạc này được

các triều đình quân chủ hết sức coi trọng được phát triển thành một thứ quốc nhạc, là

một trong những biểu tượng cho sức mạnh của vương quyển và sự bển vững của triều đại Nhã nhạc Việt Nam có nguồn gốc lâu đời trong nền văn hóa lịch sử của dân tộc Ngay từ thế kỷ 10 đã có sự hình thành một hình thức sinh hoạt âm nhạc riêng phục vụ lễ

nghi của triểu đình và nhu cầu sinh hoạt của các tầng lớp quý tộc Đến thời Lý đã lập một đội ca múa nhạc cung đình với quy mô lên đến 100 người Đến đời Trần sinh hoạt ca

Trang 20

-15 15,:âm nhạc cung đình có những bước chuyển đáng kể, nhà Hồ đã chính thức cho du - - -

nhập nhã nhạc cùng một số nguyên tắc của nó từ Trung Hoa Nhã nhạc vói tư cách là một điển chế thì phải đợi đến thời nhà Lê mới hoàn thiện và đối lập với nó là âm nhạc

dân gian Như vậy, với thời kỳ này âm nhạc cung đình Việt Nam đã tách khỏi âm nhạc dân gian, tồn tại độc lập với diện mạo và phong cách riêng

Tuy nhiên, kể từ khi triểu Nguyễn lâm vào tình trạng suy thoái, trước nạn ngoại

xâm cuối thế kỷ 19, âm nhạc cung đình cùng các lễ nghỉ và các sinh hoạt văn hóa truyền thống khác của triểu đình cũng dần phôi pha Nhiều dàn nhạc bị quên lãng, biên chế bị thu hẹp, biến dạng, nhiều nhạc cụ bị biến mất hoàn toàn khỏi dàn nhạc cung đình Một

bộ phận cung đình lan tỏa ra dân gian Cuối thời Nguyễn, triều đình chỉ cồn tổn tại 2 loại dàn nhạc là đại nhạc và tiểu nhạc bên cạnh dàn quân nhạc ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây Đến khi chế độ quân chủ Việt Nam chấm dứt năm 1945, thì âm nhạc cung

_ đình Huế mất đi vị trí chức năng xã hội, môi trường diễn xứ nguyên thuỷ đi vào suy thoái và có nguy cơ thất truyền Và phải đến những năm cuối thế kỷ 20 Nhã nhạc dẫn được

_ phục hồi và đạt một vị thế mới trên trường quốc tế khi trở thành kiệt tác di sản phi vật

thể và truyền khẩu của nhân loại vào tháng 1 năm 2003

Bên cạnh nhạc cung đình đành cho vua chúa thì Huế còn được biết đến với ca Huế là một loại nhạc cổ điển được diễn tấu rộng khắp trong dân gian Lịch sử phát triển của ca Huế tính đến nay ít nhất cũng gần 500 năm Ca Huế là thể loại ca dân tộc, ngân vang

âm hưởng quê hương qua các diệu ca Nam Ai, Nam Bình, Tứ Đại Cảnh, Phú Lục đã biểu hiện rõ chất trữ tình, đượm vẻ ngọt ngào, hiển dịu, trang nhã mà sâu lắng, tươi vui

mà không náo loạn, u buồn nhưng không bi lụy Qua lời ca tiếng hát có thể hiểu được

tâm trạng con người thì ca Huế có đủ khả năng thể hiện tâm tư, tình cảm một cách trung

thực, sắc nét Đó là nguyên do để ca Huế sống mãi trong lòng người Huế Ca Huế là hệ

Trang 21

-trong ron rang va điệu Nam trữ tình buồn thương và sâu lắng: Sức cuốn hút của ca Huế

có được là bởi nó là bộ môn văn nghệ phù hợp tâm hồn giọng nói và tình cảm của con

người Qua bao nổi tăng trầm ca Huế vẫn là món ăn tỉnh thần, là máu thịt của người dân xứ Huế Nó đủ khả năng diễn tả những vui buôn, mừng giận, nhớ nhung, thanh thần của người Huế xưa và hiện tại Nó phá vỡ hàng rào giai cấp, là sợi dây tình cảm nối kết

những ai yêu Huế, yêu nghệ thuật dân tộc, là âm hưởng ngọt ngào đầy chất thơ, chảy mãi trong lòng người như đồng Hương miên man xuôi về biển cả

2.1.3 Âm thực, nét đặc sắc của Huế

Một trong những đặc trưng.của văn hóa Huế là những giá trị văn hóa ẩm thực

mang đậm màu sắc dân tộc Đối với người Huế, cách chế biến món ăn và phong cách thẩm mỹ được coi là nghệ thuật ẩm thực Nó không chỉ dừng lại trong giá trị ẩm thực đơn thuần mà đã vươn lên đỉnh cao của nếp sống văn hóa cổ truyền đầy ấp triết lý sâu xa Chính vì thế mà món ăn Huế đã trở nên danh tiếng, định hình như một chuẩn mực về công nghệ chế biến và phong cách thưởng thức món ăn

Huế đã từng là trung tâm của Đàng Trong thời chúa Nguyễn, là đất kinh kỳ phổn hoa đô hội Điều đó đòi hỏi người Huế không chỉ giỏi chế biến các món ăn bình dân mà còn làm được những món ăn cực kỳ tinh tế chỉ dùng trong chốn vương phủ Vốn văn hóa

về ăn uống, góp một phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa và phong cách

con người xứ Huế Món ăn Huế vừa có sang trọng, cao lương mĩ vị, vừa có những món

mộc mạc nhưng do sự khéo léo, biết chế biến nên trở thành những món ăn thú vị Đến

với Huế, du khách không chỉ có dịp thưởng thức ẩm thực ở các nhà hàng sang trọng mà

còn có thể lang thang trên các đường phố, vùng quê để tận hưỡng những món ăn dân dã, đậm đà hương vị khó quên Cơm hến, bún bò, tôm chua, mắm ruốc, bánh bèo, bánh

khoái đều là những món dân dã, dung dị thường ngày nhưng nổi tiếng ở Huế Nghệ

Trang 22

- nổi tiếng bởi nó tiềm ẩn chất vị cổ truyền dân tộc Nó con thé hién tinh hướng thiện, tâm

linh qua các món ăn Bên cạnh đó, còn có sự cân bằng giữa các món ăn có nguồn gốc

thực vật, động vật Đó là tính thiện tâm trong văn hóa ẩm thực Huế mà biểu tượng là

những bữa cơm chay Sự thanh tao cầu kỳ, đặc sắc của ẩm thực Huế còn thể hiện ở việc chế biến các món nước chấm Món ăn Huế giản dị, phong phú, mang hương vị đằm thắm

2 a À A so Aw của các sản phẩm nơi đồng ruộng, núi sông

Món ăn Huế cũng là một loại hình văn hóa, bởi vì nó không chỉ là thức ăn và

khẩu vị mà quan trọng hơn thế đó chính là nghệ thuật làm món ăn người Huế Huế đặc biệt còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của

vua triều Nguyễn, bản thực đơn ngự thiên có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ

vị, được chuẩn bị và tổ chức công phu tỉ mỹ cầu kỳ Các món ăn dân dã phổ biến trong quần chúng cũng được các bà nội trợ Huế chế biến khéo léo, thông minh với kỹ thuật nấu giỏi giang, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, nghệ thuật bài biện các món ăn rất đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tỉnh tế

Món ăn Huế tuy phần lớn giản dị, đơn sơ nhưng thao tác chế biến cầu kỳ, tỉnh tế nên trở thành những món ăn đậm đà bản sắc và rất riêng của Huế

ry

2.2 Di tich lich sir vin hoa Hué

Huế ngày nay còn bảo lưu được một khối lượng lớn những di sản vật chất và tinh thần mang tính văn hoá nghệ thuật truyền thống của Việt Nam Trong gân 400 năm

(1558 — 1945) Huế là trung tâm chính trị và văn hoá của Đàng Trong, rồi trở thành Kinh

đô của cả đất nước thống nhất Bao nhiêu tinh hoa của mấy thế kỷ đã hội tụ về miền Núi

Ngự Sông Hương thơ mộng trữ tình để tạo nên ở đây một vùng văn hoá rồi đặc tính văn

hoá ấy đã toả ra lại ở nhiều địa phương trong cả nước Rất nhiều đoá hoa nghệ thuật nầy

Trang 23

-18-nổ trên vùng đất Cố đô này để làm đẹp và làm phong phú thêm cho vườn hoa văn hoá của đất nước Thời Nguyễn (1802-1945) đã để lại một thành tựu quan trọng về văn hoá

dân tộc trước 2 luồng văn hố Đơng Tây và vấn để cách tân đất nước vào cuối thế kỷ 19 Những vấn để văn hoá thời Nguyễn đa dạng, phong phú, lớn lao và có nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với đất nước hiện nay từ kinh đô Huế cho tới các làng xã, từ văn hoá vật thể và phi vật thể, những tác đông tích cực xen lẫn với các yếu tố tiêu cực

Về văn hoá vật thể nhà Nguyễn đã để lại quân thể di tích cố đô Huế với kinh thành Huế được xây dựng theo mẫu thiết kế Vauban, một kiến trúc sư thời Pháp lỗi lạc của thế kỷ 17 Kiểu thành Vauban được phương Tây mệnh danh là “thành phố bất khả xâm phạm” Thế kỷ 19 quả là một cuộc cách mạng kiến trúc thành luỹ ở nước ta, và

Việt Nam trở thành nước đầu tiên tiếp thu kỹ thuật quân sự Vauban của thế giới phương

Tây Cùng với kinh thành là kiến trúc cung điện, chuà chiền, lăng tẩm Thì triểu Nguyễn đã để lại những giá trị văn hoá vật thể thật vô giá

` Huế là kinh đô duy nhất của nước ta gắn kinh thành cung điện, phủ để, đển miếu, lăng tẩm, danh lam cỗ tự trong một không gian kết cấu hài hoà thành một quần thể di

tích sống động cùng tổn tại chứng tích một đời người, một đời vua sinh ra, lớn lên, làm

việc, sinh hoạt, giải trí và từ giã cõi đời về thế giới bên kia Thiên nhiên lỗng vào trong kiến trúc, phương tây hoà quyện với phương đông, dân tộc nhuần nhuyễn với nhân loại, cảnh sống hiện hữu trong cái chết làm cho kiến trúc cố đô Huế trở thành một tác phẩm triết học có giá trị nhân văn sâu sắc Kiến trúc cố đô Huế ngoài nét đẹp về giá trị thẩm mỹ và hài hoà, sự sâu sắc nhờ yếu tố triết lý và nhân văn còn có sự bền vững do yếu tố

kỹ thuật trong quá trình xây dựng từ xử lý nền móng, chọn lọc vật liệu, và tạo hệ liên

kết trong các bộ khung gỗ đạt đến kỹ thuật cao trong xây dựng truyền thống để có thể giữ được các công trình kiến trúc gỗ trong gần 2 thế kỷ qua trước sự khắc nghiệt của thời tiết ở xứ Huế Gía trị kiến trúc cố đô Huế còn ở chỗ thể hiện bằng những tác phẩm nghệ

Trang 24

thuật với những kiểu thức trang trí đặc sắc phong phú bằng nhiều hình tượng độc đáo mang tính triết lý về cuộc sống, đã được khắc hoạ trên các vật liệu quý hiếm ở cung đình và dân gian Các để tài trang trí Huế là cả một thế giới tâm hồn, mơ mộng, ước vọng thể

hiện hoài bảo của một công đồng dân cư từ vua chúa đến thường dân

Huế không chỉ đẹp với thiên nhiên thơ mộng, với những câu thơ điệu hò trữ tình,

thiết tha Đến với Huế không phải chỉ đến với cái khoáng đãng, tươi mát của đất trời mà con người như ngỡ ngàng, say đắm trước vẻ uy nghỉ, tráng lệ của những công trình kiến

trúc lộng lẫy huy hoàng với những thành quách, cung điện, lăng tẩm, danh lam cỗ tự Phong cách kiến trúc ở đây đã đan xen hoà quyện với ngoại cảnh thiên nhiên góp phần

tạo nên sắc thái nghệ thuật Huế Cả 3 yếu tố thiên nhiên, kiến trúc, con người quyện vào nhau, nuôi dưỡng nhau để Huế trở nên một vùng đất của thơ, một bầu trời của nhạc, một thế giới của tâm hồn Huế là một thành phố bảo tàng, nơi cuối cùng còn giữ khá nguyên vẹn chân dung của một Cố đô Việt Nam, cũng là nơi cuối cùng còn giữ được tiếng nói

tình tự của dân tộc Huế thơ mộng trữ tình với thiên nhiên trắng lệ và nguy nga với những di tích văn hoá lịch sử thời phong kiến

2.2.1 Kinh thành cỗ kính

Không kể Đàn Nam Giao, Hỗ Quyển và những Lăng Tẩm các vua nhà Nguyễn

tách ra một cụm ở phía nam sông Hương, Huế còn bảo lưu khoảng 200 công trình kiến trúc cung đình lớn nhỏ và được quy hoạch và xây dựng một cách có bài bản và có hệ

thống ở bờ bắc dòng sông ấy Trong quy hoạch tổng thể kiến trúc, đây là trung tâm sinh

hoạt chính của triều đình trung ương, nơi làm việc và ăn ở của vua quan và hoàng gia

nhà Nguyễn

Kinh thành Huế tọa lạc ở phía bắc sông Hương, nơi xưa đã được các chúa Nguyễn

chọn làm trấn phủ Đàng Trong(1687-1775)và sau đó được vua Quang Trung chọn làm

Trang 25

-20 kinh đô(1788-1801) Kinh thành Huế được xây dựng từ 1804-1833 có diện tích rộng đến

_ 520 ha chu vi gần 10 km được xây dựng trên cơ sở kết hợp các nguyên tắc kiến trúc của

phương đông lẫn kỷ thuật theo kiểu thành luỹ Vauban và vận dụng một cách khéo léo thích ứng vào điều kiện địa hình tại chỗ nên nó đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật quân sự độc đáo một kỳ quan văn hoá của dân tộc Dựa vào nguyên tắc phong thủy địa

lý của phương đông và thuyết âm đương ngũ hành của Dịch Học mà kinh thành quay mặt

về hướng nam dùng núi Ngự Bình làm tiễn án, Côn Hến và Cồn Dã Viên làm Tả Thanh

Long và Hữu Bạch Hổ Quanh bên ngoài đào một hệ thống sông Hồ Thanh Hà để bảo

vệ thành Trên các mặt thành đều có xây các pháo đài, tường bắn, vọng lâu để canh

gác phòng thủ Ở giữa mặt tiền kinh thành là Kỳ Đài cao lớn uy nghi Bên trong kinh

thành còn có Lục Bộ, Viện Cơ Mật, Quốc Tử Gíam tất cả đã làm cho kinh thành Huế vĩ đại và kiên cố nhất so với các kinh đô khác trong lịch sử Việt Nam

*Đại Nội - Các công trình kiến trúc trong Đại Nội:

Hoàng Thành và Tử Cấm Thành gọi chung là Đại Nội được xây dựng năm 1804 dưới thời vua Gia Long và hoàn thành vào năm Minh Mạng 1833 Nhìn chung trải qua 13 đời vua từ Gia Long đến Bảo Đại (1802_1945) các công trình trong Đại Nội đều đã thêm

bớt, cải tiến thay đổi vị trí và tính chất nghệ thuật một phần nào tùy theo sở thích, sở

trường của từng đời vua cũng như từng triều đại

Mặt bằng Đại Nội xây dựng theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600m, thành chung quanh xây bằng gạch Bên ngoài thành có hệ thống hào, gọi là Kim Thuỷ Hồ để bảo vệ thành Mỗi mặt thành trổ một cửa để ra vào Có 10 cầu đá bắc qua hào để thơng

thương trong ngồi

Với hơn 100 công trình kiến trúc đẹp, gồm cung điện, lầu gác, đình tạ, nhà cửa,

cầu cống, hồ ao Mặt bằng Đại Nội được chia ra thành nhiều khu vực khác nhau, giữ

Trang 26

-21-'các chức năng riêng biệt và quanh mỗi khu vực đều có-xây tường cao quá đầu để ngăn

cách nhau: Khu vực cử hành đại lễ của triều đình, khu vực thờ phụng của các vua chúa

nhà Nguyễn, khu vực ăn ở của mẹ vua, khu vực nhà kho, khu vực học tập, khu vực chơi

đùa của các hoàng tử và khu vực quan trọng và rộng lớn nhất nằm ở trung tâm Đại Nội

là Tử Cấm Thành

Nghệ thuật kiến trúc của Đại Nội có bố cục mặt bằng rất chặt chẽ, cân đối Phần

lớn các công trình kiến trúc đều đối xứng từng cặp qua đường trục chính và ở vào những

vị trí tiền, hậu, tả, hữu, thượng, hạ nhất quán Các công trình kiến trúc biểu hiện rõ tư

tưởng độc tôn quân quyền, và đồng thời qua các ngôi miếu thờ lớn trong Đại Nội thể hiện nhà Nguyễn rất trọng vọng Tổ tiên của mình Có thể nói cung điện Huế có phong

cách riêng với những vật liệu chính là gỗ, các cung điện làm theo kiểu nhà kép, trang trí

nội thất đều rất phong phú bằng hình ảnh và thơ văn xen kẽ nhau theo lối “nhất thi nhất

hoạ” chạm trổ tỷ mỷ, công phu, tỉnh tế Cung điện ở đây có một “thức” kiến trúc độc đáo, một thần thái đặc biệt

* Ngọ Môn: Ngọ Môn vừa là cổng chính, vừa là bộ mặt của Đại Nội Mặc dù đã

trải qua hơn 1 thế kỷ rưỡi với bao bão táp của thiên nhiên và chiến tranh, nhưng nhờ có

kỹ thuật xây dựng khéo léo, nhất là nghệ thuật kiến trúc rất thành thạo, Ngọ Môn vẫn đứng vững với thời gian để trở thành một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất của Huế Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833 khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại

mặt bằng và hoàn chỉnh tổng thể kiến trúc ở Hoàng Thành và Tử Cấm Thành Đối với

ngai vàng trong cung điện Thái Hoà được xem là vị trí trung tâm của mặt bằng tổng thể thì Ngọ Môn nằm ở phía Nam của nó Ngày xưa cổng này thường đóng chặt quanh năm, |

chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo và trong những dịp

tiếp kiến các sứ thần ngoại quốc quan trọng trong Hoàng cung Tuy nhiên Ngọ Môn không phải chỉ là một cái cổng, mà là cả một tổng thể kiến trúc nhà phức tạp: Bên trên

Trang 27

-22-có lầu Ngũ Phụng được xem như một lễ đài dùng để tổ chức một-số cuộc lễ hàng năm _ của triều đình

Về mặt kết cấu kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra làm 2 hệ thống nên đài ở dưới và hệ thống lầu Ngũ Phụng ở trên

- Hệ thống nền đài: Cao gân 5m, nền đài xây trên mặt bằng hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m và cạnh 27,06m Vật liệu chính là gạch vổ, đá thanh và đồng thau Ở phân giữa của nên có 3 lối đi song song nhau: Ngọ Môn, Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn Ở trong mỗi cạnh chữa U còn trổ một lối đi như đường hầm xuyên suốt từ trong ra ngoài là tả Dịch Môn và hữu Dịch Môn Từ mặt đất người ta đi lên trên nền đài bằng 2 hệ thống bậc cấp xây bằng đá thanh ở 2 bên, nằm lộ thiên nhưng rất kín đáo, quanh trên nên đài là hệ thống nữ tướng trang trí nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng bằng men ngũ sắc

- Hệ thống lầu Ngũ Phụng: Có 2 tầng, dưới lớn trên nhỏ, bộ sườn làm bằng gỗ lim Lầu gồm 9 bộ mái lợp ngói hoàng lưu lý và thanh lưu lý Lầu dựng ở trên nên cao 1,14m

xây trên nên đài, có 100 cây cột chấn trong đó 48 cột xuyên suốt cả 2 tầng Mái tầng

dưới đơn giản, nối quanh một vòng khắp các phía Ở tầng trên mái lầu chia ra thành 9 bộ khác nhau Mặt bằng kiến trúc của hệ thống lầu Ngĩ Phụng ăn khớp với mặt bằng của hệ thống nền đài như trên đã nói, tạo thành một vòng tay dang ra phía trước để đón khách vào Hệ thống nền đều xây bằng các loại vật liệu cứng nhưng nhờ tạo dáng mềm mại bố trí hài hoà và trau chuốt khéo léo nên trông vẫn nhẹ nhàng Đá thanh mài nhấn, gạch vồ nung kỹ Lối đi trổ xuyên qua thân nên đài thành những đường hầm khá dài nhưng ánh sáng vẫn đây đủ nhờ những dạ cửa được nâng cao và trổ thêm các cửa sổ tròn trang trí hình chữ “Thọ” Các hệ thống lan can con tiện bằng gỗ và bằng gạch hoa đúc rỗng làm cho tổng thể kiến trúc trở nên thanh tú Ở các ô hộc trên bờ nóc, bờ quyết và các đầu hồi của toà nhà lầu trang trí nhiều hình ảnh rồng, giao, Dơi ngậm kim tiền, thơ văn, hoa lá làm cho phần mái càng thêm xinh

Trang 28

-Tổng thể Ngọ Môn nhìn từ xa như một toà lâu đài đổ sộ, nguy nga, nhưng khi tiếp - cận chúng ta thấy các kiến trúc sư thời Minh Mạng tỏ ra rất cao tay nghề trong việc thiết

kế và trang trí, cho nên nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn, đáng yêu, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế Ngọ Môn xứng

đáng được liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc thời N guyễn nói

SA ` À Z na tA se

riêng và của nền kiến trúc cổ Việt nam nói chung

* Điện Thái Hoà: Sau gần 150 năm chứng kiến biết bao thăng trầm buồn vui của triểu đại quân chủ Việt Nam, Điện Thái Hoà vẫn còn tổn tại đến ngày nay với những nét vàng son lộng lẫy của một thời và những dấu ấn văn hoá nghệ thuật truyền thống sâu đậm So sánh với mấy cung điện khác trong phạm vi Hoàng cung triểu Nguyễn, Điện

Thái Hoà là công trình kiến trúc quan trọng nhất xét về mặt chức năng, vị trí, ý nghĩa

lịch sữ, giá trị văn hoá - nghệ thuật Vào đầu thế kỷ 19 khi quy hoạch mặt bằng Kinh Thành Huế, các nhà kiến trúc đã định vị cho Điện Thái Hoà ở vào trung tâm của nó, vì một lý do đơn giản nhưng rất hệ trọng đó là nơi đặt ngai vàng Dưới chế độ quân chủ,

ngai vàng là biểu tượng thiêng liêng, đồng thời là khái niệm cao cả nhất trong thiên hạ

Nhìn chung, Điện Thái Hoà được sửa sang rất nhiều lần, nhưng cái cốt cách của nó vẫn còn bảo lưu được, nhất là phần kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật Điện Thái

Hoà là một trong những toà cung điện tiêu biểu được xây dựng nhà khá sớm ở Huế (1805) mang rõ phong cách độc đáo của địa phương Kiến trúc Điện Thái Hoà được xây

theo kiểu nhà kép, mái lợp ngói hoàng lưu ly, giữa hai tầng mái trên là đải cổ diêm chạy

quanh bốn mặt toà nhà được phân ra từng ô hộc trang trí hình vẽ và thơ văn trên những

miếng đồng tráng men nhiều màu theo lối “nhất thi nhất hoạ” Nội thất ngôi điện rộng thênh thang, vì mặt bằng dài hơn 40m, rộng hơn 30m, nhà trước và nhà sau đều 7 gian 2

chái Trong chính điện có đặt ngai vàng trên ba tầng bệ phía trên ngai vàng treo bửu tán

bằng pháp lam ngũ sắc trang trí hình cửu long chụng quanh còn rủ các lớp diểm bằng gỗ

Trang 29

-24-cham lộng hình 9 con rồng thếp-vàng chói lọi: Trong khi nhà sau có đóng trân che kín

toàn bộ giàn mái và bên trên thì nhà trước lại để lộ tất cả bộ tuồng gỗ được soi chỉ, chạm

khắc và sơn thếp rất đẹp Ở mỗi lòng căn đều treo đèn bảo cái bằng thuỷ tỉnh hoặc đèn lỗng màu sắc rực rỡ Những dãy đố bản dựng lên ở sau lưng ngai vàng và ở phần tiếp

giáp 2 chái tạo ra một hệ thống hành lang chạy quanh cả 3 mặt của ngôi điện Bên trên

đều trang trí thơ văn và hỉnh ảnh cách điệu chạm trổ rất tỉnh mắt Tám mươi cột gỗ lim khá lớn ở nội thất được vẽ rồng vờn cùng mây cụm trên sóng nước rất lộng lẫy

Qua kiến trúc và trang trí của Điện Thái Hoà chúng ta thấy người xưa đã gửi gắm vào đó khá nhiều ý tứ sâu xa đượm màu sắc đạo lý truyền thống Đông Phương Bên cạnh ngôn ngữ kiến trúc mang tính triết học như thế, toà cung điện này còn ghi được

nhiều ngôn ngữ văn học với 297 ô hộc khắc chạm và đúc nổi thơ chữ Hán, nói lên một

trong những đặc sắc của văn hoá Phú Xuân đầu thế kỷ 19

Dựng trên một hệ thống nhiều tầng cao tổng cộng đến 2,40m, Điện Thái Hoà chế ngự cả một khu vực rộng rãi, quang đãng nhất so với các khu vực cung điện khác trong

hồng thành: Từ Ngọ Mơn đến Đại Cung Môn, từ Thái Miếu đến Thế Miếu Điện Thái Hồ là ngơi điện rộng lớn, uy nghi huy hoàng, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc

cung đình thời xưa còn lại tại Huế, và cũng có nghĩa là tại Việt Nam Nó mang chủ đề tư

tưởng của kiến trúc kinh đô Huế và của thế chế quân chủ nhà Nguyễn

* Thế Miếu: Đầy là một trong nhiều khu miếu thờ cúng các vua, chúa triều

Nguyễn Trong Hoàng Thành có 5 ngôi miếu thờ gồm: Triệu Miếu, Thái Miếu, Hương

Miếu, Thế Miếu và Điện Phụng Tiên

Thế Miếu được xây dựng năm 1821 để thờ vua Gia Long Sau đó thời vua Minh

Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định Vào tháng 10/1958

trước yêu cầu của hoàng tộc và quần chúng, lịnh vị 3 ông vua có tỉnh thần chống pháp là

Trang 30

-25-Ham Nghi, Thành Thái, Duy Tân đã được: đưa vào thờ ở Thế Miếu cho đến nay Thế _ Miếu thờ 10 vua

Toà nhà Thế Miếu có diện tích mặt bằng kiến trúc nhà lớn 1.500m2, chiều dài

54,60m và chiều rộng 27,70m Đây cũng là một toà nhà kép làm theo kiểu “trùng lương

trùng thểm” như Điện Thái Hoà, nhà trước có 11 gian và nhà sau có 9 gian Nền Thế Miếu khá cao 94cm, mặt nên xưa lát gạch bát tràng men vàng và lục Qua những lần tu sửa trước năm 1975, nên nhà trước lát lại bằng gạch hoa tráng men vàng, còn nền nhà sau thì tráng xi măng Bộ giàn Thế Miếu làm bằng gỗ lim Các kèo, cột đều sơn thếp, mau sắc đến nay đã phai đi nhiễu Chỉ có các khám thờ và các án thờ là còn giữ được

mau sắc sơn son thếp vàng rực rỡ như xưa Bên trong được chạm khắc thơ văn chữ Hán

và hình ảnh xen kẽ nhau rất đặc sắc Nghệ thuật điêu khắc hoa văn hoa tiết rất điêu

luyện, công phu Trước mỗi khám thờ đều treo một bức sáo để che Bộ mái xưa lợp bằng

ngói hoàng lưu ly nay đã thay bằng ngói âm dương Sân Thế Miếu khá rộng lát gạch Bát

Tràng Gần thểm miếu có một hàng chậu sứ lớn 14 cái đặt trên 14 chiếc đôn bằng đá

chạm Trong sân đặt 2 hàng đế bằng đá thanh gồm 8 cái dùng để dùng để cấm tràng mỗi khi tế lễ, tại 2 góc sân phía trước, thiết kế hai con kỳ lân bằng đồng đứng trong thiết đình như ở sân Điện Thái Hoà Chung quanh sân và 2 bên ngôi miếu đều có xây bổn trồng

nhiều loại hoa cây cảnh rất quý So với các miếu, điện ở Việt Nam thì Thế Miếu là một

công trình to lớn bậc nhất

* Cửu Đỉnh: Ở Đại Nội hiện còn khá nhiễu tác phẩm nghệ thuật lớn bằng đồng dùng để trang trí tại các công trình kiến trúc như Phường Môn, Nghệ Đồng, Vạc Đồng, Lư Đồng nhưng có giá trị đặc biệt hơn hết là 9 cái đỉnh đồng trên sân Thế Miếu, thường

gọi là Cửu Đỉnh

Cửu định được bộ công đúc tại Huế từ cuối năm 1835 đến đầu năm 1837 thì hoàn

thành Ngày 4/3/1837 triểu đình tổ chức một cuộc lễ khánh thành rất lớn dưới sự chủ trì

Trang 31

-của vua Minh Mạng và Cứu Đỉnh được đặt tại vị trí biện nay Cửu Đỉnh-còn biểu thị ƯỚC

mơ triều đại mãi mãi vững bển và cho thấy sự giàu đẹp của đất nước Mặt trước mỗi

hông đỉnh đều đúc nổi hai chữ Hán khá lớn mà chữ cuối luôn luôn không thay đối là

“Đỉnh” và chữ kia là tên gọi tắt miếu hiệu của từng vị vua nhà Nguyễn Ngồi ra quanh hơng mỗi đỉnh đều đúc nổi 17 cảnh vật của đất nước, chia làm 3 hàng mỗi hàng bao gồm một chủng loại, và trên mỗi hình ảnh đều có khắc chữ chỉ tên từng con vật Chín đỉnh được xếp thành 1 hàng ngang đưới thểm Hiển Lâm Các theo thứ tự đối diện với các án thờ trong Thế Miếu Kích thước và trọng lượng các đỉnh không bằng nhau Đỉnh cao nhất

đó là 2,50m và nặng nhất là 2601kg Đỉnh thấp nhất là 2,31m và nhẹ nhất là 1.935kg, các cặp quai trên miệng Cửu Đỉnh đêu đúc với các dạng khác nhau: Cặp vuông, cặp

tròn, cặp xoắn như dây thừng, chân mỗi đỉnh cũng một khác, có bộ thẳng, có bộ uốn

khúc Các cảnh vật trên hông Cửu Đỉnh lại càng khác nhau hơn Bằng nghệ thuật đúc nổi

và chạm khắc tinh vi, các nghệ nhân thời Minh Mạng đã thể hiện một cách khái quát nhưng súc tích, sự giàu đẹp của Tổ quốc, núi sông, cửa biển, cửa ải, cây cối, hoa cỏ,

động vật, xe thuyền Các hình ảnh đều biểu hiện những cái có thật và rất gần gũi với

con người Việt Nam Ngoài tính dân tộc, 153 hình ảnh trên hông Cửu Đỉnh còn mang

đậm tính dân gian, gắn liền với cuộc sống ở chốn đồng nội

Cửu Đỉnh là một bộ tác phẩm nghệ thuật lớn bằng đồng, có giá trị về nhiều mặt

Nó vừa thể hiện một trình độ hiểu biết uyên bác vừa hàm chứa tinh thần dân tộc đậm đà,

vừa cho thấy mỹ thuật đúc đồng điêu luyện có truyền thống của Việt Nam vào nửa đâu

TK 19

* Hiển Lâm Các: Được xây dựng cùng 1 lần với Thế Miếu (1821 - 1822) nằm ngay trước mặt Thế Miếu và ở sau Miếu Môn Hiển Lâm Các là một kiến trúc bằng gỗ

cao tầng mà chức năng chính được xem là một đài kỷ niệm dùng để ghi nhớ công ch

Trang 32

-27-ở 2nhà Tả Tùng Tự và Hữu Tùng 'Tự gần trước mặt Hiển Lâm Các dựng trên khối nên

.cao 1,53m, hình chữ nhật, lát gạch Bát Tràng, từ dưới bước lên mặt nên bằng 2 hệ thống

bậc cấp đá thanh, mỗi hệ thống có 9 tầng cấp Hai thành bậc đắp hình rồng và giữa là giới hạn của lối đi đành riêng cho Vua Trên nền dựng 24 cột gỗ, gồm 4 cột chính, 4 cột

phụ và 16 cột quân Mặt bằng tầng một chia làm 3 gian 2 chái Toàn bộ các hệ thống

kèo cột đều chạm nổi các mô típ trang trí hình rồng cách điệu hoá thành dây leo lá cuốn,

tuy đơn giản nhưng không đơn điệu, đường nét chạm trổ đầy tính nghệ thuật Ngay trên

cửa giữa treo tấm hoành phi rất lớn, đề 3 chữ đại tự “Hiển Lâm Các” với nền son mau lục, nhưng chạm hòn 9 con rỗng vờn mây sơn son thếp vàng Nổi bật nhất là hình trang |

trí ở 2 thành tay vịn Trong các 5 hộc trang trí lớn chữ “Thọ ” chữ “Vạn”

Tầng 2 có 3 gian không chái Xưa đặt thư án và sập ngự sơn son thếp vàng Hai mặt trước và sau của tầng này đều dựng cửa lá sách, còn hai mặt bên thì nung ván

Chung quanh là hệ thống lan can bằng gỗ với hàng con tiện chau chuốt tỷ mỷ, công phu,

khép kín

Tầng 2 đi lên tầng 3 bằng một cầu thang gỗ 9 bậc, kết cấu đơn giản và chắc chắn

Tầng này chỉ có 1 gian, mặt trước và mặt sau cũng dựng những cửa lá sách

Hiển Lâm Các là công trình kiến trúc có giá trị cả về kỹ thuật lẫn thẩm mỹ Toà

nhà rất cao nhưng tỷ lệ cân xứng, hài hoà giữa các tầng với nhau Công trình kiến trúc

thanh tú, lại được lồng vào trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với những cây cổ thụ

rợp bóng quanh năm và những cây cảnh bổn hoa xinh xắn

* Tử Cấm Thành: Là khu vực quan trọng và rộng lớn nhất nằm ở trung tâm Đại Nội Tử Cấm Thành có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh trên dưới 300m, vòng tường

chung quanh cao 3,50m Ngăn cách nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia với bên

ngoài Trong khu vực này có gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, bao gồm nhiễu cung

Trang 33

điện vàng son lộng lẫy Chung quanh thành trổ có 7 cửa ra vào: nam là cửa Đại Cung Môn, đông là cửa Hưng Khánh ,cửa Đông An, tây là cửa Gia Tường, cửa Tây An, bắc là cửa Tường Loan, cửa Nghi Phụng, cửa Đại Cung Môn là cửa chính vào Tử Cấm Thành

chỉ dành cho vua đi Được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833 )

Sau Đại Cung Môn là một sân rộng ,rồi đến điện Cần Chánh là nơi vua làm việc

và thường thiết triều Các sắp đặt trong điện Cần Chánh cũng tương tự như điện Thái Hoà Gian giữa đặt ngai vua, tả hữu treo gương và bản đổ thành trì các tỉnh Điện Cần

Chánh xây dựng vào năm 1804 điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành nhưng bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1947.Hai bên điện có 2 nhà Tả Vu và Hữu Vu nơi

các quan chuẩn bị nghi thức thiết triểu được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 gồm 5 gian 2

chái mái lợp ngói hoàng lưu ly Ngoài ra còn có chổ làm việc của Viện Cơ Mật nơi tổ

chức thi đình và yến tiệc Phía sau điện Cần Chánh là bức tường ngăn cách thế giới bên

ngoài và nội cung Qua một khoảng sân nơi có 2 vạc đồng cỡ vừa là điện Cần Thành nơi

ngủ nghĩ của nhà vua, nơi đây cũng bị phá hủy cùng lúc với điện Cần Chánh Trước điện có đường Dũng Đạo lát đá Sau điện Càn Thành là cung Khôn Thái đây là chỗ ở của

Hoàng Quý Phi Sau cung Khôn Thái là lầu Kiến Trung Lầu có 3 tầng, 3 gian 2 chái cao 10m80 lợp ngói hoàng lưu ly, lầu dùng để quan sát cảnh tượng từ xa, nhưng đến năm1947 lầu bị phá hủy nay chỉ còn lại bậc thểm với những con rồng còn gần như

nguyên vẹn

Ngoài ra phía đông nhà Tả Vu có gác Đông Các làm năm Minh Mạng thứ 7

(1862), phía nam là Tu Khuê thơ lầu Bên Tả điện Cần Chánh là điện Văn Minh, bên hữu là điện Võ Hiển điều xoay mặt về hướng nam, mái chồng lợp ngói thanh lưu ly

Khoảng cách giữa hai điện Cần Chánh và Càn Thành bên tả là điện Quang Minh

xây về hướng đông, là chỗ ở của đơng cung hồng tử, bên hữu có điện Trinh Minh xây

về hướng tây là chổ của các bà phi Phía đông điện Quang Minh có Duyệt Thị Đường là

Trang 34

-nơi để vua hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và quốc khách đến xem biểu điễn

_ nghệ thuật Phía đông có nhà Thương Thiện chổ nấu ăn cho nhà vua và Viện Thái Y là nơi các thầy thuốc ở chữa bệnh cho nhà vua Ngoài ra còn có Thái Bình Lâu (nơi vua đọc

sách) và là toà nhà duy nhất còn nguyên vẹn sau khi Pháp tái chiếm kinh thành Huế và năm 1947, gắn liền với Thiệu Phương Viên là vườn ngự uyển với những ao hổ, đình tạ, cầu cống Và đối xứng bên kia là Lục Viện thế giới của phi tần cung nữ, hoạn quan nơi diễn ra bao nhiêu chuyện thâm cung bí sử dưới thời 13 vua nhà Nguyễn Vào năm 1932 vua Bảo Đại đã cho xây dựng lầu Ngự Tiền Văn Phòng ở bên trái lầu Kiến Trung mở

thêm cửa văn phòng và cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường, những công trình

kiến trúc trong giai đoạn này đã mở lối cho kiến trúc hiện đại đi vào quần thể di tích

Huế góp phần tạo nên một diện mạo mới cho kiến trúc ở kinh đô vào giai đoạn mạc kỳ

của chế độ phong kiến

Nhìn tổng quát các công trình này có đủ các cung điện, lầu gác, cổng vườn, ao hồ,

núi sông, nhà hát .Những công trình phục vụ cho sinh hoạt người đương thời, cao nhất là vua thứ đến là Hoàng Quý Phi, các vương phi và cung phi khác, ngoài ra còn có thái

giám, nữ quan, thị nữ, nô tỳ, thị vệ, lương y và các nhân viên phục vụ cho việc thượng thiện của nhà vua

Ngoài ra còn có một số công trình dành cho tính ngưỡng tâm linh như chùa thờ

phật, lầu, miếu thờ trời tỉnh tú cả Quan công một nhân vật lịch sử của Trung Quốc Có thể nói Tử Cấm Thành triều Nguyễn không lớn nhưng nó là nơi phản ánh đầy đủ và rõ nét nhất cuộc sống của vị Vua đương nhiệm, cho thấy được nếp sinh hoạt vật chất lẫn

tinh thần không những của vua và Hoang Phi và còn biết bao con người phục vụ khác |

nhau đủ mọi thành phần, lứa tuổi và giới tính

Tổng thể kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế trong đó hai quần thể chính là thành quách và cung điện, là một sự kết hợp nhuần nhuyễn và hài hoà giữa kỹ thuật và

Trang 35

30-my thuat đông phương và tây phương giữa nghệ ảnh hưởng bên ngoài và nghệ thuật

mang tính địa phương Tổng thể kiến trúc ấy đã tạo ra một kinh đô, một đơ thị cung đình

hồn chỉnh và có giá trị văn hoá cao ngay từ nữa đầu thế kỉ 19 Chính vì những giá trị

lịch sử và nghệ thuật đó mà ngày nay mà Huế được xem là một di sẳẩn văn hoá của nhân

loại, tuy nhiên có một vấn đề cấp thiết cần đặt ra là di sản quý báu phải được giữ gìn bảo quản như thế nào để khỏi bị điêu tàn mai một như số phận hẩm hiu của các cố đô

Việt Nam trước đó

“Giữa lòng Huế, đô thị lịch sử ấy là một mẫu mực về cấu trúc cân đối mà sự hài hoà tự nhiên đến nổi người ta quên bàn tay con người tạo ra nó”Amadou Mahtar M’Bow

tổng giám đốc UNESCO

2.2.2 Ling tam nguy nga

“Kìa núi Ngự sông Hương cùng lăng tẩm

Vẫn âm thầm chờ đón các thi nhân ” (Ôi xứ Huế — Bich Lan )

Huế là vùng đất thơ mộng, vùng đất của sông Hương núi Ngự, trong sự duyên dáng thướt tha của thiên nhiên đất trời và như quyện vào lời ca tiếng hát tạo nên một cái gì đó rất riêng cho Huế Huế không chỉ đẹp bởi cái lãng mạng trữ tình của thiên nhiên

của tạo hoá ban tặng mà còn toát lên vẻ uy nghi, bí ẩn của hệ thống các di tích văn hoá

lịch sử Huế mà tiêu biểu và nổi bật là hệ thống lăng tẩm của các vua triểu Nguyễn Hệ

thống kiến trúc này là những tinh hỏa tài ba mà các nghệ nhân xưa đã tạo dựng và nó

vẫn sống mãi trường tổn với thời gian qua bao năm tháng

Triều Nguyễn (1802-1945) triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam đã

để lại cho dân tộc một di sản văn hoá đồ sộ mang giá trị quốc gia và kinh tế cao cả trong

đó có hệ thống lăng tẩm của các vua ở miễn núi Ngự sông Hương Hệ thống lăng tẩm

Huế là một thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam

Trang 36

-31-Triểu Nguyễn có đến 13 vua nhưng vì lý do lịch sử phức tạp khác nhau nên hiện - -

nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm Đó là các lăng Gia Long, Minh Mạng, Triệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh,và Khải Định Vị trí của 7 khu lăng nằm ở phía tây kinh

thành Huế Nhiều thể hiện trên di tích cho thấy vua là đấng chí tôn được biểu trưng bằng

hình ảnh mặt trời cao cả Và hình ảnh mặt trời lặn biểu thị khái niệm vua băng hà vua

cùng mặt trời đi về phía tây để an giấc ngàn thu nơi rừng núi đổi tỉnh mịch, ở góc trời

yên ả đó có dòng sông Hương êm dém thơ mộng chảy qua Với quan niệm “sinh ký tử

quy” sống gởi thác về nghĩa là cuộc sống trên trần gian này chỉ tạm bợ cái chết mới trở

về thế giới vĩnh hằng Cho nên các vua triểu Nguyễn rất tốn công sức cho việc xây dựng

lăng tẩm của mình Phân lớn các lăng tẩm được xây dựng khi nhà vua còn ở trên ngai

vàng Hầu hết nhân lực, vật lực của đất nước đều đổ ra xây lăng trong nhiều năm, chủ để do nhà vua đưa ra, thiết kế kiến trúc do vua duyệt và cũng chính nhà vua thường đi giám sát thi công Các kiến trúc lăng tẩm này được thiết kế xây dựng theo nguyên tắc phong thuỷ và phải tốn nhiều thời gian để chọn “vạn niên cát địa” để làm chổ yên nghĩ cho vua Vị trí xây dựng phải hội tụ đủ các yếu tố sơn tiền, thuỷ tụ, tiền án, hậu trẩm, tả

thanh long, hữu bạch hổ, huyễn thủy, minh đường

Các công trình kiến trúc lăng tẩm có sự kết hợp hài hoà xen kể với thiên nhiên

hùng vĩ thơ mộng, duyên dang nhưng lại tráng lệ Hầu hết các núi đồi, khe suối, sông hồ, cây cổ ở miền cận sơn xứ Huế đều được tận dụng hoặc chỉnh trang lại, cải tạo để làm bối cảnh cho kiến trúc lăng tẩm Vào thăm lăng tẩm Huế ta như có cảm giác đang vào

những công viên mỹ lệ giữa chốn rừng núi bao la có chim kêu, hoa nở, suối chảy thông

reo Nơi đây công trình kiến trúc nào cũng nằm trên một ngọn đổi cỏ non dưới rừng

thông yên ả, ẩn mình sau những cây đại thụ cành lã sum suê hay soi mình xuống một mặt hồ trong xanh phẳng lặng Và toàn cảnh được bao phủ bởi một màu xanh tươi mát chan hoà Lăng tẩm như một hành cung thứ hai của các ông vua đang tại vị

Trang 37

-32-Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia 2 phần chính: phần lăng và phân sở

tẩm Khu vực lăng là nơi chôn thi hài nhà vua, khu vực tẩm là chổ xây nhiều miếu, điện,

lầu gác, đình tạ để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời hoàng cung đến đây để tiêu khiển Kiến trúc lăng tẩm Huế còn cho thấy thái độ khôn ngoan thanh thắn với cái chết, không hề gặp hình ảnh gây ấn tượng chết chóc sợ hãi Vật liệu xây dựng lăng tẩm đều là những vật liệu tốt như: gỗ cẩm lai, đá thanh, gạch vồ, ngói hoàng lưu ly được xây theo phong cách phương đông là chủ yếu Kiến trúc lăng tẩm Huế có ngôn ngữ riêng biệt với ý nghĩa sâu xa của nó Có thấu hiểu thì mới giải thích được tại sao ở chốn âm lại có cả hệ thống cung điện để vui chơi hưởng thụ có nhà hát có sân khấu Kiến trúc ở đây thể hiện một sự tổng hợp giữa đạo với đời và trở thành cõi sống của những người đã chết |

Trong 7 lăng ở Huế lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Duc đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định, mỗi lăng mang một dáng vẻ

riêng biệt, độc đáo, kiến trúc thể hiện tính hoành tráng, các lăng tẩm Huế có một chủ dé

và tư tưởng chung nhưng lại mang những phong cách nghệ thuật riêng Sự khác biệt ấy có thể được nêu ra bằng những tính từ ngắn gọn như: lăng Gia Long hoành tráng, lăng

Minh Mạng thầm kín, lăng Thiệu Trị thánh thoát, lăng Tự Đức thơ mộng, lăng Dục Đức

đơn giản, lăng Đồng Khánh xinh xắn, lăng Khải Định tinh xảo Mỗi lăng có phong cách

riêng nhưng do giới hạn của đề tài luận văn chỉ để cập đến lăng Tự Đức, lăng Khải Dinh,

lăng Minh Mạng những công trình kiến trúc của các lăng này đều là những tỉnh hoa văn

hoá của dân tộc

2.2.2.1 Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)

Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm con trai thứ 2 của vua Thiệu

Trị Theo luật của phong kiến lẽ ra anh trai ông Hồng Bảo mới là người nối ngôi, nhưng

Trang 38

-33 đo tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất ngôi,

Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức - một vị vụa, một nhà thơ

hiển lành, thương dân yêu nước, nhưng yếu đuối bạc nhược và bi quan Trong số 13 vua Nguyễn ông là người uyên thâm về học vấn phương đông nhất là nho học Ông giỏi cả

về triết học và văn học nghệ thuật Vua Tự Đức có thời gian ngự trị lâu nhất 36 năm so

với các vua triều Nguyễn Trong thời gian đó ông đã cố gắng hết sức giữ gìn sự nghiệp của các bậc tiên đế để lại nhưng cũng thể hiện nhiều hạn chế đặc biệt là ông để đất nước dẫn dần bị thực dân Pháp xâm lược Vua Tự Đức được nhắc nhiều trong lịch sử vì ông gặp phải nhiều rủi ro Qúa trình xâm lược của thực dân Pháp điễn ra gần như toàn

bộ dưới thời ông và gặp nhiều thất bại từ thất bại này đến thất bại khác trên cả mặt trận

về quân sự lẫn ngoại giao Đồng thời triều đình Tự Đức lại có nhiều chổ yếu mà những triều vua trước không có Đó là việc vua Tự Đức lên ngôi bị người ta đàm tiếu nhiễu,

những mâu thuẩn giữa ông và anh của mình cũng đã làm cho uy tín của ông rất mong : manh trong hàng ngũ đại thần, tầng lớp nho sĩ vốn là chổ dựa của triều đình Ông lại là người nhu nhược khơng quyết đốn mà phải làm vua trong thời điểm có nhiều tư tưởng trái ngược trong triều đình Lầm cho vua trong bối cảnh khó khăn như vậy bản thân ông lại đau ốm bệnh hoạn không có con Với mâu thuẫn nội tại giữa các tích cực lúc trẻ và

_các tiêu cực lúc già, giữa sự sống và cái chết Càng thất bại trước việc nước, việc nhà, càng bi quan yếm thế nghĩ rằng cái chết tất nhiên sẽ đến với mình và để vơi bớt din dat khổ đau trong quãng đời còn lại nhà vua hạ lệnh xây dựng Lăng Tẩm như một hoàng cung thứ 2 để thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, nghỉ ngơi và cũng là “ngôi nhà lâu đài

2 A $9

cua tram

Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình nhà

Nguyễn Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848 — 1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghĩ xứng

Trang 39

-vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng ngũ vua chúa nhà Nguyễn Lăng mộ tọa

lạc trong một thung lũng hẹp ở làng-Dương Xuân Thượng tổng Cư Chánh ( nay là thôn

Thượng Ba, xã Thuỷ Xuân Tp Huế)

Sau khi chọn xong đất tốt ở làng Dương Xuân Thượng, nhà vua chuẩn định kiến

trúc theo ý mình đặt tên cho công trình là Vạn Niên Cơ Tháng 12/1864 Vạn Niên Cơ

được khởi công xây dựng với 6000 lính và thợ được huy động đến vùng núi Dương Xuân

vốn nổi tiếng là nơi “Rừng thiêng nước độc” để đào hào, đắp luỹ xây dựng thành quách,

cung điện, lăng mộ Theo dự kiến ban đầu công trình sẽ được tiến hành trong 6 năm song

các quan coi về thi công là biện lý Nguyễn Văn Chất và thống chế Lê Văn Xa đã bắt binh dân lao lực để hoàn tất trong vòng 3 năm nhằm tăng công với nhà vua Kết quả của

việc cưỡng bức lao động là sự ra đời của câu ca dao nói lên nổi thống khổ của các nhân

công xây dựng

“Vạn Niên là Vạn Niên nào

Thành xây xương lính, hào đào máu dân”

Đó cũng là tiễn dé để về sau một cuộc khởi nghĩa đã diễn ra mà lịch sử gọi là

“loạn chày vôi” Tai nạn của Tự Đức qua đi, song tiếng xấu về cuộc khởi nghĩa đã làm

tổn thương thanh danh nhà vua Nhà vua phải đích thân soạn chiếu để xoa địu lòng dân và tiếp tục thi công Tự Đức đã đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung như muốn xoá

đi cái tên Vạn Niên đầy ai oán với nhân dân Sau khi vua băng hà nó mới đựơc gọi là

Khiêm Lăng Và lăng được hoàn tất vào năm Đỉnh Mão (9/1867)

Bố cục khu lăng gồm hai phần chính bố trí trên hai trục đọc song song với nhau,

cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hô Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường

Trang 40

-Toàn cảnh Lăng Tự Đức như một công: viên rộng lớn, Ở đó quanh năm có SUỐI -

chảy, thông reo, muôn chim ca hát, có sự hài hồ về đường nét, khơng có những con đường thẳng tắp, đầy góc cạnh như những công trình kiến trúc khác thay vào đó là những

con đường lát gạch bát tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi

uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ và đột ngột khuất vào những hàng cây đại thụ ở

gần lăng mộ hoàng hậu Lệ Thiên Anh Sự sáng tạo của con người hài hoà với cảnh quan

tự nhiên tạo nên một khung cảnh thơ mộng, diễm lệ Trong cái quyến rủ của mây nước,

hương hoa đó người ta quên đi rằng đó là lăng tẩm mộ của người quá cố, mà ngỡ là thiên

đường của có cây của thơ ca và mộng tưởng

Trong vòng La Thành rộng khoảng 12 ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, dần

trải thành cụm trên từng thớ đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m, nhưng các bậc cấp lát đá thanh, các lối quanh co lát gạch bát tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một hệ thống nhất, tương quan, gần gũi Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai

khu vực điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và

Miếu thờ sơn thần, du khách đi trên con đường chính dẫn vào khu vực điện thờ, nơi trước

đây là chổ nghĩ ngơi giải trí của vua Thoạt tiên là Chí Khiêm Đường ở bên trái nơi thờ

các bà vợ vua, tiếp đó là 3 bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn như một thể đối đầu với hỗ Lưu Khiêm ở đằng trước Hỗ Lưu Khiêm là con suối nhỏ chẩy trong khu vực lăng; được đào rộng thành hồ, được thả hoa sen để tạo cảnh, giữa hồ có

đảo Tịnh Khiêm: Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua

đến ngắm hoa làm thơ, đọc sách Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiển Khiêm và Do Khiêm

bắc qua mặt hồ đến đổi thông bạt ngàn và đảo xanh ngát hương cỏ hoa, như đưa sang thế

giới thần tiên, mộng ảo ngay giữa chốn đời thường Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghĩ ngơi mỗi khi đến đây Chính giữa là điện Hoà Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ và bài cúng bài vị vua và hoàng hậu Hai bên tả hữu là Pháp Khiêm

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN