WIA THB
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
TRUONG DAI HOC MO THANH PHO HO CHi MINH
Nguyễn Thanh Dương
PHAN TICH RUI RO
TRONG HOAT DONG NGAN HANG 6S Chuyén nganh : Tài Chính — Ngân Hàng - Mã số chuyên ngành : 60 34 20 e xa n/m) TRƯỜNG DAL HOC MO TP.HCH THU VIEN
LUAN VAN THAC Si TAI CHINH - NGAN HANG
Người hướng dẫn khoa học:
TS PHẠM HỮU HÒNG THÁI
TP Hồ Chí Minh, năm 2012
Trang 2
Đề tài “Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng” dùng mẫu 36
NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011và sử dụng phương pháp định lượng nhằm xác định sự tác động của các chỉ tiêu đặc trưng đến rủi
ro ngân hàng Hai mô hình tin cậy gồm: MH01 sử dụng Z-score làm
biến phụ thuộc đo lường rủi ro ngân hàng và MH04 sử dụng Z-score, có
xét độ trễ của rủi ro đã chi ra: (i) LLP ti lệ chỉ-phí dự phòng rủi ro tín
dụng trên thu nhập lãi thuần và (ï) NIR tỉ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng
tài sản: bình quân đồng biến với rủi ro ngân hàng, và (ii) LEV tỉ lệ vốn CSH trên tổng huy động và (iv) LDR tỉ lệ cho vay trên huy động ngắn han nghich biến với rủi ro ngân hàng Thay tổng tài sản sinh lời ở mẫu số của NIM bằng tổng tài sản bình quân để tạo ra NIR góp phần hoàn thiện các nghiên cứu trước đây
Đồng thời tìm ra cơ sở khoa học dự báo xu thế gia tăng rủi ro
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Nghiên cứu cũng khẳng định việc tăng vốn CSH là điều kiện tiên quyết nhằm bảo vệ ngân hàng trước rủi ro khánh kiệt Góp ý về chính sách và nâng cao trình độ QLRR hệ thống ngân hàng, đề xuất hoàn thiện chức năng quản lí tài sản và nguồn vốn Những ngân hàng trong quá trình chuyển đổi nên tìm hiểu việc quản lí chỉ phí lương tại ngân hàng theo mô hình hiện đại :
Lời cuối, nghiên cứu hỗ trợ các thành viên tham gia thị trường tài
chính hiểu biết sâu sắc tình trạng rủi ro ngân hàng để có cơ sở quyết định gửi tiền hay đầu tư
iii
Trang 3MUC LUC LOi cam 0411 o5 5 2 hưng 0848301030100801408130400010000088091000004010080 i Lời cảm ơn ¡j 7 iii Mục lục Danh mục bảng biểu, đồ thị .« °°2xteES+keEEEkeeEtErkeeotrkkereosrrkkrrde vii Danh mục các từ viết tắt CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1,1 Cơ sở hình thành đề tài 5552cvvvcvcveerrrrrtrrrrrrrirerrrr 01 1.2 Vấn đề nghiên cứu -ccccccec+++esrtrEEtrrrrtrrtrvrrrrrirrrirrirrrrrre 03
1.3 Mục tiêu nghiên cứu c-ccccrrererrerrrrrierirrrrrrrirrrrree 04 1.4, Câu hỏi nghiên cứu cc+cceccrrertrrerrrrrrrerrrrrrtrrrrrirrrrree 04 1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu -c+©2vv+eeccvvverrrrrrrverrrrrr 04 1,6 Phương pháp nghiên cứu + ccecscrerrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrirrirrerrie 04
1/7 Kết cấu của để tài cccccvrrrkktrrrrrrrrtrrrrrrrrrirrrtrrtrrtrrrrrrrrirrrerree 05
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lí thuyết về rủi ro trong hoạt động ngân hàng saeseseeessseeevseeseseneensnes 06 2.2 Định tính ba rủi ro chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam 10
2.2.1 Theo khuôn khổ Basel 2 - "5" 10 2.2.2 RU 10 Iai nh ll
2.2.3 Rủi ro tÍn ụng cà nh HH tre 12
2.2.3 Rủi ro Thanh khoản s-sscc+scxevxeesreẻ ẤN ghe 13
Trang 42.3.2 Nghiên cứu thực chứng rủi ro ngân hàng .- Chỉ số rủi ro ngân hàng Z~-§COre - -c +cccce+
Các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng
CHUONG 3: THUC TRANG QUAN Li RUI RO NGAN HANG
3.1 Thực tiễn QLRR trong hoạt động ngân hàng
3.1.1 Tại những ngân ngân hàng dẫn đầu
3.1.2 Tại những ngân ngân hàng chuẩn bị niêm y/
3.2.Tổng quan ngành ngân hàng từ năm 2008-2012 3.3 Khảo sát của PWC về quản lí tài sản có và tài sản nợ 3.4 Phân tích những biến động đáng chú ý
3.4.1 Biến động tỉ giá và lãi suất liên ngân hàng qua đêm
3.4.2 Nhận định giám giá cổ phiếu, thanh khoản, LS huy động NH 29
3.4.3 Xu hướng nợ xấu và lợi nhuận 2012
CHƯƠNG 4: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu -. c 5ccstreieeterrerrrrrrrrrerrrrrrrerirrrtre 34
4.3 Giả thiết nghiên cứu
4.4 Mô hình nghiên cứu
4.4.1 Mô hình nghiên cứu -ccrrrrrrrrrrrirrtrrrrrrrrrrrrrir 35
4.4.2 Lượng hóa các biến -ccccccccrrerrtrrirrrrtrtriirrrrrriiirirrrirrrrie 38
4.4.2.1 Biến phụ thuộc: chỉ số rủi ro ngân hàng Z-score 38
4.4.2.2 Biến độc lập . ccvvccrrerrtrrrirrrrrriiirrrrrrririiiirrirrir 38 4.4.2.2.1 LUR-Tï lệ dự phòng nợ xấu -e+ 38
4.4.2.2.2 LUP-Tï lệ chỉ phí dự phòng rủi ro tín dựng 39 4.4.2.2.3 LEV-Tï lệ vốn CSH trên tổng huy động Xeseeeere 39
4.4.2.2.4 NIR-Ti lệ thu nhập lãi thuần :
Trang 54.4.2.2.7 LAD-Ti lệ tài sản thanh khoản " 40
CHƯƠNG 5: KÉT QUẢ HÒI QUY VÀ THẢO LUẬN
5.1 Thống kê mô tả và ma trận hệ số tương quan các biến -: 41
5.2 Tóm tắt kết quả hồi qui và nhận xét 222cccvvvvvvvvvreveverervercee 42 5.3 Thảo luận
5.3.1 Rủi ro lãi suất-
5.3.2 Rui ro tin dung-bién LLR, LLP 5.3.3 Rui ro thanh khoan-bién LDR, LAD 5.3.4 Vai trò vốn cht sé hitu-bién LEV
5.3.5 Ảnh hưởng của chỉ phí lương và trợ c; CHƯƠNG 6: KÉT LUẬN, ĐÈ XUẤT VÀ DỰ BÁO
6.1 Kết quả đạt được
6.1.1 Kết luận về tài sản và nguồn vốn
6.1.2 Kết luận về vai trò đòn bây như một phần cơ cấu huy động vốn 6.2 Đề xuất công cu QLRR
6.2.1 Về điều hành lãi suất và thanh khoản trong giai đoạn 2012-2015 60
6.2.2 Vé cong tac gidm sat tr XA sscssssssssssssvssssssessescesssssssssssssssesessesseeceseeeees 61
6.2.3 Chức năng ALM trong QLRR ngân hàng -.ccccvcccccee 62
6.2.3.1 Đối với lãi suất -ccccc222222222222111111111111111E11E.E.E.rnrie 63 6.2.3.2 Đối với rủi ro thanh khoản -©2222cvvvvvvvvvvrvvvevre 64
6.3 Dự báo rủi ro của hệ thống ngân hàng đang gia tăng, 65
6.4 Đề xuất hướng nghiên cứu khác .c -cccccvcvvrrvrrrecee re 65 6.5 Ý nghĩa và Hạn ch cc++++rtrtt2E72112112212222221120 1121x xe 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO . -:2+22222EEEEEE122111111272111211111122 xxe 67
00000 71
Trang 6
DANH MUC BANG BIEU-DO THI
BANG
Bang 2.1 Tóm tắt biến từ các nghiên cứu thực nghiệm Tr l6
Bảng 3.1 Lãi suất huy động trung bình năm kì hạn dưới 12 thang Tr 71 Bang 3.2 Giá cổ phiếu, EPS và cho vay LNH/huy động LNH Tr 71 Bang 3.3 Cấu trúc huy động vốn các ngân hàng niêm yết Tr 72 Bang 4.1 Định dạng mẫu dữ liệu ngân hàng Tr 73
Bảng 5.1 Thống kê mô tả các biến Tr 77
Bang 5.2 Ma trận hệ số tương quan Tr 77
Bảng 5.3 Kết quả hồi qui MH01 Tr 78 Bảng 5.4 Kết quả hồi qui MH02 Tr 79 Bang 5.5 Kết quả hồi qui MH03 Tr 80 Bảng 5.6 Kết quả hồi qui MH04 Tr 81
Bang 5.7 Tổng hợp kết quả hồi qui Tr 45
Bang 5.8 Tổng hợp và nhận xét kết quả hồi qui Tr 46
Bảng 5.9 Tốc độ tăng Chỉ phí dự phòng rủi ro tín dụng và Thu nhập lãi thuần Tr 86
BIEUDO
Biểu đồ 3.1 Lãi suất và tỉ giá liên ngân hàng qua đêm Tr 29
Trang 7ADB ALCO ALM BCTC BDS BDH CDKT CKH CPDPRRTD : CTG(ctg) CK cP EVE GTCG HĐQT TAS IMF KQHD LNTT LNST LSBQ NDT NHTM NHTMCP NHTMNN TỪ VIẾT TẮT
Ngân hàng phát triển Châu Á
Hội đồng quản lí tài sản-nguồn vốn Quản lí tài sản và nguồn vốn
Báo cáo tài chính Bất động sản Ban điều hành Cân đối kế toán Chứng khoán hóa Chỉ phí dự phòng rủi ro tín dụng Các tác giả Chứng khoán Cổ phiếu Giá trị kinh tế vốn chủ sở hữu Giấy tờ có giá Hội đồng quản trị
Tiêu chuẩn kế toán quốc tế Quỹ tiền tệ quốc tế
Kết quả hoạt động Lợi nhuận trước thuế lợi nhuận sau thuế
Lãi suất bình quân
Mô hình
Nhà đầu tư
Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại nhà nước
viii
Trang 8NHTW NVnevls PWC QLRR RRTD TCTD TNLT TPCP TSCD TSDB TSncvls TSTK TTCK TTS USD VAS Vốn CSH VND XNK XX.XXX
Ngân hàng trung ương
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất Price Water House & Coopers Quản lí rủi ro Rủi ro tín dụng Tổ chức tín dụng Thu nhập lãi thuần Trái phiếu chính phủ Tài sản cố định Tài sản đảm bảo
Tài sản nhạy cảm với lãi suất Tài sản thanh khoản Thị trường chứng khoán Tổng tài sản Đồng đô la Mỹ Tiêu chuẩn kế toán Việt Nam Vốn chủ sở hữu Đồng tiền Việt Nam Xuất nhập khẩu
Dau cham [ ] là dấu thập phân, phân cách hàng đơn vị và phân thập phân trong sô thập phân, tương đương dấu phẩy [ ; ] trong hệ
thống kí hiệu Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 xuất phát từ cho vay dưới chuẩn
BĐS chưa qua bao lâu; cuối 2010 bắt đầu cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung Chau Au (Eurozone) Nam 2011 xuất hiện sự giảm niềm tin và sự hợp tác của các cường quốc, tốc độ tăng trưởng chậm 4.0% trong khi lạm phát 4.9%
Nền kinh tế Mỹ và Châu Âu cùng chung vấn đề nợ công Tại Châu Á bị thêm ảnh hưởng nặng do sóng thần (Nhật), lũ lụt (Thái lan) làm giảm tăng trưởng kinh tế
Trong năm 2012 thế giới kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ khả quan khi FED cam két duy
trì lãi suất thấp (<0.25%/năm) Khu vực Châu Âu thực hiện chính sách giảm giá đồng Euro để thúc đẩy xuất khẩu và duy trì lãi suất thấp (<1%/năm) tạo điều kiện phục hồi kinh tế
Thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng thế giới Năm 2011 hàng loạt
ngân hàng bị hạ mức tín nhiệm như ở Mỹ: Bank of America, Goldman Sachs, Citygroup; & Chau Au: Barclays, Lloyds, Comerzbank, UBS, Royal Bank of
Scotland, Lloys Banking Group, Banco Santander, Banco Bilbao Vizcaya
Argentaria; 6 Chau A: Bank of Tokyo Mitsubishi, Sumitomo Mitsui Banking
Corporation Lê Thị Thùy Vân (2012) nhận xét các ngân hàng ở Châu Âu đối mặt
với nhiều rủi ro và thiếu vốn nghiêm trọng Các Ngân hàng trung ương (NHTW)
Mỹ, Châu Âu, Anh, Canada, Nhật, Thụy Sĩ cùng thống nhất chương trình hoán đối
song phương tiền tệ để đảm bảo nguồn cung tiền khi thị trường có nhu cầu và khắc phục rủi ro thanh khoản ngoại hối Nhìn chung chính sách tiền tệ thế giới năm 2012
sẽ tiếp tục được nới lỏng ECB, FED, BOI sẽ duy trì lãi suất thấp và hỗ trợ thanh
khoản đưới hình thức mua lại tài sản Trong khi đó kinh tế các nước mới nổi BRICS
Trang 10nghìn tỉ PJY trong năm 2012 Xu thế 2012-2013, nội tệ các nền kinh tế hàng đầu giảm giá để kích: thích kinh tế
Sự kiện địa chính trị nổi bật trong năm 2011 là “Mùa xuân Ả rập” gây thêm
bất ôn kinh tế tài chính thế giới Tiếp nối năm 2012, ngoài hoạt động chính trị đáng
chú ý của các cường quốc: Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18; Bầu cử
tổng thống Mỹ, Nga và Pháp thì 5 sự kiện sau sẽ tác động lớn đến kinh tế thế giới
là: (j) Xung đột eo biển Hormuz khiến tang gid dau; (ii) Chuyển giao quyên lực ở Bắc Triều Tiên và những quan ngại an nình khu vực Đông Á; (ii) Nội chiến lrag hậu chuyển giao càng làm căng thẳng thêm tình hình tại Trung Đông; (iy) Liên mình Mỹ-Paskistan suy yếu sau khi tiêu diệt Bin Laden; @) Đảng nước Nga thống nhất mất da sé ghế tại quốc hội tác động khó lường tới thị trường năng lượng thế
giới
Tại Việt Nam, năm 2011 đánh dấu 60 năm thành lập ngành ngân hàng trong
bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa ổn định và lạm phát cao (18.58%) Các những dấu hiệu
khả quan như giảm tình trạng đơ la hố mặc đù tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao 48.45% (2010), 18.70% (2011) do chênh lệch lớn lãi suất cho vay của VND và
USD Lãi suất liên tục tăng từ tháng 05/2011, đỉnh điểm lãi suất huy động ngắn hạn 3 tháng lên đến 18%/năm và cho vay lên đến 25%/năm, xuất hiện dấu hiện khó
khăn thanh khoản tại một số NHTM IPO hai ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) là MHB (giá 11.025 đồng/CP) và BIDV (18.500 đồng/CP) là một
bước tiến của ngành hướng đến mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính Một động
thái rất được hoan nghênh là Ngân hàng nhà nước (NHNN) công khai các chỉ tiêu tài chính theo chuẩn IMF áp dụng từ ngày 01/04/2012 theo thông tư 35/2011/TT-
NHNN ngày 11/11/2011 Công khai hóa sẽ tạo ra tiền đề cho một hệ thống ngân
hàng minh bạch, lành mạnh và an toàn Trong năm 2011 thực hiện sáp nhập ba ngân hang SCB, Ficombank, TinnghiaBank, nim 2012 sự kiện thâu tóm Sacombank, và sáp nhập Habubank vào SHB là sự khởi đầu cho kế hoạch tái cơ cấu ngành ngân hàng
Trang 11Năm 2012 Việt Nam vẫn tập trung ổn định kinh tế vĩ mô gồm: tăng trưởng
GDP từ 6.0%-6:5%, CPI dưới 10%, thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 4.0%
Chính sách tiền tệ với các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng từ 15%-17%, tăng trưởng tổng phương diện thanh toán từ 14%-16%, ổn định tỉ giá, ứng dụng nhiều hơn công
nghệ thông tin, tăng cường dự báo, đặc biệt là giải quyết nợ xấu ngân hàng và tăng cường quản lí rủi ro trong hệ thống ngân hàng Quyết tâm này để Việt Nam tiến
hành tái cơ cấu kinh tế, trong đó tái cấu trúc hệ thống tài chính trọng tâm là ngân hàng hướng đến sự toàn diện, an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn Đáy chính là bối
cảnh khách quan hình thành đề tài nghiên cứu về rủi ro ngân hàng
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Van dé tái cơ cầu nền kinh tế và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không phải mới đối với Việt Nam và Thế giới Những năm 1987-1988 ngành ngân hàng đã tái
cầu trúc lần thứ nhất khi xảy ra vỡ nợ của hệ thống hợp tác xã tín dụng Năm 1999-
2001 thực hiện tái cấu trúc lần thứ hai với cách làm mới là đưa các NHTMNN tham
gia và kiểm soát việc giải thể khi các NHTMCP có dầu hiện yếu kém và nợ xấu như Nam Đô, Châu A Thái Bình Dương, Hải Phòng, Việt Hoa với tỉ lệ nợ xấu rất
cao (trên 65%) Kết quả giảm được tỉ lệ nợ xấu hệ thống từ 24% (1998) xuống còn 15% (2001) Tại Anh năm 1990 cũng xảy ra khủng hoảng do ngân hàng vỡ nợ sau sự kiện BCCI khiến hàng loạt ngân hàng nhỏ bị phá sản do rủi ro tín dụng Tại Thái Lan sau khủng hoảng tài chính 1997 NHTW Thái Lan cũng từng bước tái cấu trúc
hệ thống tài chính-ngân hàng Tương tự ở Indonesia, Maylasia, Hàn Quốc
Đến thời điểm hiện nay, nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu uy tín trong và
ngoài nước đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực để tái cấu trúc lần thứ ba thành
công Các bài nghiên cứu định lượng và định tính về rủi ro ngân hàng như: ¿hanh
khoản, lãi suất, tín dung, ty giá, tác nghiệp rất thời sự và chất lượng cao Những
nghiên cứu về rủi ro khánh kiệt và phá sản trong thời gian gần đây chủ yếu về các
Trang 12Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng nhằm tìm biện pháp nâng cao sức khỏe cho ngân hàng rất cần thiết
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định yếu tố tác động đến rủi ro của ngân hàng và tìm hiểu xu thế gia tăng rủi ro trong ngân hàng
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào tác động đến rủi ro ngân hàng?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đến rủi ro ngân hàng ra sao? 1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là bộ 08 chỉ tiêu tài chính từ năm 2006-2011 của 36 ngân hàng
hoạt động tại Việt Nam (xem Phụ Lục) Đối tượng còn là mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu với rủi ro của ngân hàng, ngoài ra mối quan hệ nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ khánh kiệt của ngân hàng
1,6 Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định mối quan hệ giữa 07
biến độc lập đại diện cho tài sản (tài sản có), nguồn vốn (tài sản nợ), các rủi ro thành phần với rủi ro ngân hàng Dùng Kỹ thuật hồi quy bảng thông qua hồi quy tuyến tính đa biến với nguồn dit ligu BVD databankscope tit nim 2006-2011 cha 36 NHTM tại Việt Nam như cách thức ma các nghiên cứu quốc tế thực hiện Khi chạy
trên phần mềm Eview 7.0 ưu tiên dùng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (LS) Sử dụng thuật toán khắc phục hiện tượng ma trận hiệp phương sai của sai
số nhằm đảm bảo không vỉ phạm các giải thiết hồi qui Khi phương pháp LS không,
đáp ứng được thì sẽ được thay bằng phương pháp GLS Chú ý sự tương quan chuỗi (tự tương quan) giữa biến độc lập với sai số do khả năng bản thân giữa biến phụ
thuộc và các biến độc lập có môi quan hệ nhân quả
Trang 131.7 Kết cầu đề tài
Chương I: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lí luận
Chương 3: Thực trạng Quản lí rủi ro ngân hàng Chương 4: Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết quả hồi qui và Thảo luận
Trang 14CHUONG 2 CO SO Li LUAN
Chuong 2 tap trung xây dựng khung lí thuyết cho đề tài “*Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng'', Chương được bố cục thành 2 phần gồm lí thuyết về rủi ro ngân hàng và khảo sát.09 nghiên cứu thực chứng Các nghiên cứu thực chứng
đã phát hiện nhiều chỉ tiêu, biến, từ danh mục tài sản (tài sản có) và nguồn vốn (tài sản nợ) và một số từ kết quả hoạt động kinh doanh tác động đến rủi ro, sự bất ổn cũng như tình trạng khánh kiệt đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản Kết thúc chương
2 sẽ cũng cố việc chọn các biến cho mô hình định lượng chương 4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Các biến như sau : Z-score đo lường rủi ro ngân hàng và @) LLR-ti lệ dự phòng nợ xấu; (ii) LLP-ti lệ chỉ phí dự phòng rủi ro tin dung; (iii) LEV-đòn bẩy; (v) NIR-ti lệ thu nhập lãi thuần ; (v) CH-t lệ chỉ phí lương và trợ cấp ; (vi) LDR-ti lệ cho vay; (vii) LAD-ti 1é tai san thanh khoản
2.1 Lí thuyết về rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Các rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng được các tác giả có uy tín đưa vào sách vở như là kim chỉ nam hoạch định chiến lược quản lí rủi ro-QLRR như
Federic S Mishkin (2010), Nguyễn Minh Kiều (2007) hay tổng hợp và nâng cấp
trình độ QLRR sau cuộc khủng hoảng tài chính cho vay dưới chuẩn đỉnh điểm vào
năm 2008 tại Mỹ như Rudolf Duttweiler (2009) và Nguyễn Văn Tiến (2010)
Theo Federic S Mishkin (2010) nêu mục tiêu của ngân hàng là tối đa khả nang sinh lời và quyền lợi cỗ đông thông qua quản lí hiệu quả tài sản và nguồn vốn
Trong đó 04 tâm điểm là:
() Quản lí thanh khoản gắn với việc giữ đầy đủ Tài sản thanh khoản (TSTK) đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi Thứ nhất đề cập đến dự trữ
vuot mire (excess reserve) gồm dự trữ bắt buộc và phần vượt mức dự trữ
được ngân hàng duy trì hợp lí để giảm chỉ phí huy động phục vụ thanh khoản Các ngân hàng xem đây như là khoản bảo hiểm nhằm giảm chỉ phí
huy động khi giải quyết sự có rút tiền Thứ hai đề cập đến TSTK vừa coi như
Trang 15là dự trữ thanh khoản bổ sung, vừa có tác dụng làm giảm chi phí cơ hội của lượng tiền mặt dự trữ vượt mức
đi) Quản lí tài sản (tài sản có) liên quan đến nắm giữ, đầu tư tài sản ít rủi ro
và liên quan đến đa dạng hóa danh mục tài sản ứng với mức độ nhận rủi ro của ngân hàng Những nhà quản lí thường xuyên dung hòa giữa thanh khoản và lợi nhuận khi cho vay với mức sinh lời cao nhưng tiềm ẩn nợ xấu
(ii) Quản lí nguồn vốn (tài sản nợ/danh mục huy động vốn) nhắm vào việc tìm nguồn vốn rẻ Trong 30 năm gần đây, việc quản lí nguồn vốn chỉ được những ngân hing lớn trên các trung tâm tài chính quốc tế quan tâm khai thác, ở Việt Nam thì Vietinbank đang hướng đến Điều này đã tạo bước tiến trong quản lí ngân hàng, cụ thể là ngân hàng tập trung thiết lập mục tiêu trưởng tài sản rồi đi tìm nguồn vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng-Negotiable Certificate of Deposite, hay huy động trên thị trường liên ngân hàng Trong khi đó các ngân hàng dưới tầm vẫn tập trung
huy động theo cách thức truyền thống là tiền gửi thanh toán, tiết kiệm như hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam đang tiến hành
(iv) Quan li vốn chủ sở hữu (Vốn CSH) đảm nhận vai trò phòng ngừa phá sản ngân hàng, điều chỉnh khả năng sinh lời-ROE và tuân thủ theo luật định về vốn tối thiểu Điều quan trọng nhất là việc tăng/giảm vốn CSH trong các điều kiện kinh tế khác nhau suy cho cùng xuất phát từ tình trạng nợ xấu Quyết định tăng vốn khi nợ xấu gia tăng nhằm giảm nguy cơ khánh kiệt hoặc
giảm vốn khi nợ xấu giảm để tối đa khả năng sinh lời
Trong khi đó Rudolf Duttweiler (2009) tóm gọn Rủi ro tài chính ngành ngân hang then chốt gồm zử ro đo giảm giá (Value at risk) và rủi ro thanh khoản
(Liquidity at risk) Rui ro do giảm giá liên quan đến những khoản lỗ tiềm an và khả
năng chống đỡ rủi ro của một ngân hàng, trong đó vốn CSH có vai trò phòng vệ hay
Trang 16thiết tới sự thiếu hụt tiền mặt Hầu hết dong ngân lưu không phải tự một ngân hàng hoàn tồn kiểm sốt, đặc biệt trong trạng thái điều kiện thị trường không tốt ví dụ
tài sản như giấy tờ có giá (GTCG) giảm giá trị và nguồn vốn như các khoản huy
động có chi phí huy động tăng Trong giới hạn phạm vi của luận văn chỉ xét TSTK thực hiện đúng vai trò dự phòng trong tình huống rủi ro thanh khoản xảy ra, có thể gây thiệt hại Cả hai nhóm rủi ro then chốt đều có liên quan đến rủi ro tín dụng, rủi
ro thị trường, rủi ro hoạt động và gây thu lỗ
Khả năng sinh lời và vốn CSH là hai chỉ tiêu tài chính quan trọng hình thành sức mạnh ngân hàng, từ đó tạo ra khả năng thanh toán tốt trong suốt chu kì kinh doanh Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro của hoạt động ngân hàng, thanh khoản là công cụ bảo vệ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Qua cuộc khủng
hoảng cho vay đưới chuẩn đỉnh điểm là năm 2008 thì rủi ro thanh khoản đã trở
thành mối bận tâm lớn Rủi ro do giảm giá và rủi ro thanh khoản là cặp song sinh nếu nhà quản lí bỏ qua quan hệ này sẽ khó lường trước được mối hiểm họa cho
ngân hàng và cả hệ thống tài chính
Thực tiễn ở Âu Mỹ cho thấy sự tổn tại của quan niệm cũ về quản lí thanh khoản Suốt thập kỉ 90 các ngân hàng cho rằng tập trung duy trì TSTK để chuyển thành tiền mặt ngay Khi khả năng thanh khoản còn thì không phải lo công tác huy động, khi căng thẳng chỉ cần chấp nhận chỉ phí cao là có ngay lượng tiền mặt mong muốn và quan niệm này đang tồn tại ở Việt Nam Xu thế hiện nay của ngành ngân
hàng trên thế giới dần thay từ cách xử lí thanh khoản theo quan niệm cũ bằng cách chú trọng vào kiểm soát lượng tiền huy động và chỉ phí huy động
Nguyễn Minh Kiều (2007) đề cập rằng Rủi ro lãi suất ảnh hưởng lớn đến danh mục tài sản và danh mục huy động vốn của ngân hàng Khi lãi suất thay đổi
ảnh hưởng đến thu-chỉ lãi kì vọng của ngân hàng Mục tiêu quản lí rủi ro lãi suất là
loại bỏ hoặc giảm thiểu tổn thất do biến động lãi suất gây ra bằng cách cố định lãi
suất hay bù đắp tổn thất
Trang 17Rui ro tín dụng được ngân hàng xem xét cả hai phương diện nguyên nhân từ khách hàng đi vảy và ngân hàng cho vay do rủi ro mất khả năng trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau Tác hại của rủi ro tín dụng có tính dây chuyền trong đó đa phần rủi ro từ khách hàng đi vay tác động mạnh đến rủi ro tín dụng ngân hàng Trong ngân hàng rủi ro tín dụng chia thành hai loại chính đó là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục tín dụng
Rủi ro tỉ giá chủ yếu phát sinh trong hoạt động ngoại bảng liên quan đến tài sản và nguồn vốn khi cam kết thực hiện các giao dịch cho khách hàng và một phần
liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Biến động tỉ giá có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hang Để quản lí tốt rủi ro tỉ giá, ngoài việc dự báo khoa
học biến động tỉ gid (USD, GBP, JPY, CNY ) dé hình thành kì vọng, ngân hàng
phải sử dụng các công cụ phái sinh tỉ giá để bảo toàn hoặc cố định lợi nhuận hoặc tối thiểu lỗ như: hợp đồng kì hạn tỉ giá, hợp đồng quyền chọn tỉ giá, hợp đồng hoán đổi tiền tệ khi thực hiện các cam kết ngoại bảng Có thể sử dụng thị trường tiền tệ
để cố định tỉ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nước
Ngoài ra tác giả Nguyễn Văn Tiến (2010) tổng hợp 07 rủi ro ngân hàng phải đối mặt như: () rủi ro lãi suất; Gi) rủi ro ngoai héi; (iii) rai ro tin dung; (iv) rai ro
thanh khoản; (v) rủi ro hoạt động ngoại bảng; (vi) rủi ro công nghệ và hoạt động; (vii) rai ro quốc gia và rủi ro khác Trong đó rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất là cơ bản nhất, trong những năm gần đây rủi ro thanh khoản trở nên rất quan trọng,
Trước nguy cơ khánh kiệt các nhà quản lí phải bảo vệ ngân hàng không bị
phá sản Công cụ được đặt lên hàng đầu là vốn CSH Tỉ lệ vốn CSH trên tổng tài
sản được xem là thước đo thể hiện mức độ rủi ro ngân hàng Mặt khác ngân hàng phải tập trung quản lí tốt tài sản và nguồn vốn để phòng ngừa hậu quả đo rủi ro thanh khoản gây ra
Thường ding ti 16 tong die nợ cho vay/téng huy động để đánh giá hiểu suất
Trang 18Khi huy động nhiều, ngay cả huy động trên thị trường liên ngân hàng, mà chi phí huy động cao cũng làm suy giảm khả năng sinh lời của nghiệp vụ tín dụng Khi cho
vay ít với lãi suất thấp cũng có tác động tương tự (trang 1059) Để giúp đánh giá rủi
ro thanh khoản thì nhà quản lí sử dụng chỉ số thanh khoản (liquidity security indicator) do bằng giá trị TPCP/T7S Chỉ số càng cao thì ngân hàng có tính thanh
khoản cao
2.2 Định tính ba rủi ro chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.2.1 Theo khuôn khổ Basel 2
Ngô Thái Phương, Gred Fisher (2012) giới thiệu các hướng dẫn và nguyên
tắc quản trị đối với 05 loại rủi ro cơ bản là: () Rửi ro tín dụng; (j rủi ro thanh
khoản; (ii) rủi ro hoạt động; (iv) rủi ro lãi suất và (w) rủi ro tuân thủ Từ đó đưa ra kinh nghiệm cho ngân hàng Việt Nam trong việc thiết lập hệ thống đo lường rủi ro
phù hợp để quán xuyến tất cả các nguồn phát sinh rủi ro và định các giới hạn tối đa nhằm kiểm soát lãi lỗ và báo cáo kịp thời để cùng phối hợp xử lí Mục đích làm sao
đảm bảo an toàn cho từng ngân hàng và ổn định toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam
Yêu cầu tăng vốn cấp 1 theo hệ số rủi ro từ 2.0% lên 4.5% vào năm 2013 và lên 6.0% vào năm 2015 Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR là 8.0% nam 2013 và
10.5% vào năm 2019 Điều này khó thực hiện đối với các ngân hàng Việt Nam là
do hầu hết vốn của ngân hàng Việt Nam là vốn cấp 1 gồm vốn CSH, lợi nhuận giữ lại, lợi ích cỗ động thiểu só, lợi thế thương mại Hơn nữa chuẩn mực kế toán Việt
Nam VAS so với IFRS có sự sai lệch lớn Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện
nay việc tăng vốn trong lộ trình 4 năm không dễ thực thi, theo Nguyễn Văn Hiệu
(2010) Cập nhập đến thời điểm tháng 6/2012 còn 2 ngân hàng có vốn điều lệ dưới
3.000 tỉ là BaoVietbank 1.500 tỉ đồng và PGbank 2.000 tỉ đồng
Theo Nguyễn Thị Hai Hằng (2011), nếu Basel 2 tập trung vào 3 trụ cột cơ
bản là vốn tối thiểu; thanh tra-giám sát và kỉ luật thị trường thì Basel 3 nâng cấp hơn với cơ sở vốn; thanh tra-giám sát-kỉ luật thị trường; tỉ lệ đòn bẩy và thanh
Trang 19¥
khoản Tại Việt Nam thông tư 13/2010/TT-NHNN qui định đảm bảo thanh khoản
ngắn hạn tương -đương với tỉ lệ thanh khoản LCR của Basel 3 Thông tư
15/2009/TT-NHNN hạn chế chênh lệch lớn về kì hạn giữa tài sản có và tài sản nợ,
qui định tỉ lệ vốn huy động ngắn hạn tài trợ trung-dài hạn thì tương đương với NSER trong Basel 3 Thực tế các ngân hàng thực hành hai thông tư trên là bat buộc tuy nhiên công tác theo dõi và giám sát thực thi từ NHNN chưa như các quốc gia trong khu vực
Theo Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Minh Kiều, Hoàng Trọng (2012), kỉ luật thị
trường là một trong ba trụ cột của Basel 2 Đó chính là sự công khai minh bạch
thông tin hoạt động kinh doanh của ngân hàng để các thành phần tham gia thị trường đánh giá mức độ rủi ro của một ngân hàng cụ thể Qua nghiên cứu 21 NHTM từ năm 2003-2010 dưới góc độ phân tích lãi suất huy động và tăng trưởng
tiền gửi bị tác động chủ yếu bởi trạng thái rủi ro của ngân hàng như tỉ lệ vốn CSH
trên tổng tài sản, tỉ lệ tiền mặt và tiền gửi tại NHNN trên tổng tài sản và tỉ lệ lợi
nhuận sau thuế trên tổng tài sản Kết quả chỉ ra rằng tuân thủ kỉ luật thị trường của ngành ngân hàng Việt Nam rất yếu và chưa thể là bộ phận cấu thành công tác giám
sát tài chính như tiêu chuẩn Basel 2 Đặc biệt là nhóm NHTMNN thậm chí gần như
không có hiệu ứng kỉ luật thị trường Một điều đáng chú ý là quan niệm của người
gửi tiền cho rằng nhà nước sẽ giúp đỡ khi một ngân hàng gặp khó khăn, vì thế ngân hàng không thể phá sản Đây là sự ÿ lại vô cùng nguy hiểm đã tồn tại suốt thời gian dài trong hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam
2.2.2 Rủi ro lãi suất
Lê Phan Thị Diệu Thảo & Nguyễn Minh Sáng (2012) lí giải thu nhập lãi
thuần (NII) và thị giá tài sản của ngân hàng sẽ giảm khi lãi suất thị trường tăng và
ngược lại Đây là một trong những tác động của rủi ro lãi suất Hệ quả này buộc các ngân hàng phải chú ý để hoàn thiện trình độ QLRR đặc biệt là tài sản có/tài sản nợ
Trang 20của một ngân hàng Thực tế cho thấy hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam có thu
nhập chính từ hoạt động cho vay, chiếm tỉ trọng lớn từ 60%-70% tổng thu nhập Sau khi điểm lại chính sách trần lãi suất huy động là 14% của NHNN năm 2011, bài báo nhận định về tình trạng căng thẳng về lãi suất có thể làm gia tăng nợ
xấu Với trần lãi suất giữ nguyên, các ngân hàng nhỏ có vấn đề về thanh khoản và bat lợi trong cạnh tranh huy động vốn thường là những ngân hàng có tỉ lệ cho vay
BĐS cao Khi các khách hàng của những ngân hàng này không thể tiếp tục tiếp cận
vốn thì khách hàng đối mặt với nguy cơ phá sản rất cao, từ đó phát sinh nợ xấu cho những ngân hàng này Mối quan hệ này tác động trực tiếp đến rủi ro tín dụng đồng nghĩa chất lượng danh mục cho vay giảm, theo Nguyễn Thị Minh Huệ (201 1) 2.2.3 Rui ro tin dung
Với nghiên cứu thực chứng dưới góc độ các bộ tín dụng ngân hàng trên qui
mơ tồn quốc năm 2010-2011 Phạm Phú Nhân (2011) xác định được 20 nhân tố chia thành 5 nhóm tạo nên rủi ro tín dụng gồm: () Khách hàng và qui trình kiểm
soát của ngân hàng; (ij) Tác động vĩ mô và lãi suất cho vay cao; (ii) Khó khăn khi xử lí tài sản đảm bảo; (iv) Chính sách tín dụng-lãi suất chưa khoa học; và (v) Ap lực tăng trưởng và cạnh tranh Mở rộng thêm, trong năm 2011 đến đầu năm 2012 bat ổn kinh tế vĩ mô, giảm tổng cầu, tăng tồn kho và phá sản lượng lớn doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng
Theo Nguyễn Thị Loan (2012), phần lớn các NHTM đã xây dựng các công cụ QLRR trong đó có QLRR tín dụng Một số áp dụng mô hình chấm điểm khách hàng doanh nghiệp để hạn chế rủi ro tín dụng như VCB, Vietinbank, BIDV, ACB,
Eximbank, VID Thực trạng vẫn còn tồn tại những hạn chế vì dụ như QLRR rời rạc,
thiếu công cụ đo lường và theo dõi rủi ro một cách chính xác Trong QLRR tín dụng thiếu giám sát, danh mục cho vay tập trung vào BĐS và CK, nghiệp vụ thu hồi nợ kém, qui trình tín dụng còn chung chung Hơn nữa, việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà quản lí Tại một số ngân hàng thậm chí sử dụng nghiệp vụ đảo nợ làm sai lệch chất lượng tín
Trang 21dụng Các mô hình định lượng rủi ro chưa được thiết lập đầy đủ để giúp BĐH chỉ
đạo các biện pháp điều tiết rủi ro hiệu quả Rủi ro đạo đức cũng là yếu tố dẫn đến
rủi ro tín dụng trong thời gian gần đây
Lê Trọng Quý (2011) đã nêu thực trạng xử lí nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam chủ yếu từ Tài sản đảm bảo (TSĐB) đa phần là BĐS và từ quỹ dự phòng Rủi
ro tín dụng Theo Quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 thì việc phân loại nợ
theo ngày quá hạn không đúng bản chất-Điều 6, đúng ra thì dự phòng phải trích trước khi xảy ra sự cố rủi ro của các khoản vay Do vậy nhiều ngân hàng lúng túng khi trích lập đối với những khoản vay chưa đến hạn nhưng có nguy cơ cao Hơn nữa
phân loại nợ theo định tính-Điều 7 không đạt độ chính xác cao khi hệ thống chấm điểm và sắp hạng tín dụng khách hàng còn nhiều bất cập Chuẩn mực VAS chỉ đáp ứng khoảng 50% yêu cầu nếu so với tiêu chuẩn quốc tế IAS39 Từ bài phân tích
này ta thấy tỉ lệ nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam không phản ánh đúng thực trạng
khi so với tiêu chuẩn như trên thế giới
Theo Hà Thị Sáu (2011), để xóa nợ xấu phải dùng quỹ dự phòng rủi ro, mà quỹ này được tính theo dư nợ gốc và được hạch toán vào chỉ phí hoạt động của ngân hàng khi xóa nợ Như thế một ngân hàng phải có đủ năng lực tài chính mới
giảm được tác động của việc xóa nợ lên hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.2.4 Rủi ro thanh khoản
Nguyễn Thị Nhung (2012) chỉ ra rằng biểu hiện của rủi ro thanh khoản là sự biến động của lãi suất Khi lãi suất tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn (dưới 3
tháng) thì các khoản huy động đến hạn càng làm cho tình hình thêm căng thẳng Nhu cầu vay dài hạn không giảm tạo áp lực trong việc huy động ngắn hạn Bài viết liệt kê những nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản như: đố; tượng đi vay sử dụng vốn vay không có hiệu quả, thiên tai môi trường, tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngân hàng (53.89/năm), năng lực quản trị và tài chính của ngân hàng Qua nhận định thời sự này, những nghiên cứu về rủi ro ngân hàng thật sự cần làm rõ những
Trang 22dùng huy động ngắn hạn tài trợ các khoảng cho vay dài hạn Đây không những là một đặc tính của một ngân hàng riêng biệt mà còn là đặc trưng của các ngành tài
chính Việt Nam
Trước tình hình tài chính trong và ngoài nước có một mối quan hệ nhất định thì sự tác động khủng hoảng thế giới đến ngân hàng Việt Nam là không thể tránh
khỏi Ngân hàng trù liệu tốt những mặt yếu kém và căng thẳng thanh khoản của mình sẽ giúp chính ngân hàng vượt qua những cú sốc trong năm 2012-2013
Bài báo của Hoàng Thị Kim Thanh (2008) khái quát từ thực tiễn rằng các quyết định thanh khoản có thể phát sinh từ tài sản có, tài sản nợ và tài sản ngoại bảng khi đáp ứng cung-cầu thanh khoản của một ngân hàng tại những thời điểm cụ
thể trong chu kì kinh doanh Các ngân hàng có qui mô lớn thì tiếp cận đễ đàng nguồn vốn trên thị trường tiền tệ đặc biệt thông qua các loại giấy tờ có giá
(GTCG/tai sin có với tính thanh khoản cao:TSTK) với sự cân nhắc giữa chỉ phí và lợi nhuận Còn những ngân hàng có qui mô nhỏ thì ít đầu tư vào GTCG (GTCG), khi cần thanh khoản thì buộc các ngân hàng này phải huy động trên thị trường liên
ngân hàng-thị trường 2, do đó họ vừa bị động về vốn vừa chịu chỉ phí huy động cao
(chỉ phí thanh khoản) điển hình như trong năm 2008 Bài báo nêu 06 ý kiến tăng
cường thanh khoản là: (/) đa dạng hóa danh mục tài sản có chú ý đến GTCG và các loại hình có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng; (1) Huy động liên ngân hàng chi dé đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn han; (iii) Tích cực giảm tỉ lệ nợ xấu; (w)
Chủ động đáp ứng câu thanh khoản có tính thời vu; (v) sớm chuyển đổi và hoàn
thiện quản lí vốn tap trung; va (vi) tập trung công tác dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế
Ý kiến của Vũ Hoàng Nam, Đinh Anh Ding (2011) nêu kinh doanh trái phiếu là một trong những hoạt động của ngân hàng, do vậy nếu không hiệu quả sẽ
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Thực tế thị trường trái phiếu Việt Nam chưa phát triển và nền kinh tế Việt Nam còn bất ổn thì hoạt động kinh doanh trái phiếu chứa đựng nhiều rủi ro Trái phiếu gồm trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái
Trang 23phiếu đô thị Đầu tư trái phiếu như TSTK, thì mục tiêu lợi nhuận của TSTK đặt
dưới lợi ích tổng thể là đảm bảo an toàn thanh khoản của ngân hàng Tạo danh mục
tài sản trái phiếu vừa là tài sản sinh lời vừa là TSTK để phục vụ một mục tiêu duy
nhất là tối đa khả năng sinh lời là thử thách mà các ngân hàng Việt Nam phải vượt
qua
2.3 Các nghiên cứu thực chứng về rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Trong phần này sẽ tham khảo 09 nghiên cứu thực chứng có các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng trong Đầu tiên là bài tổng hợp quá trình nghiên cứu
phá sản rất nhiều ngành trong đó dành phần lớn quan tâm đến phá sản các TCTD 2.3.1 Nghiên cứu nền tảng về dự báo rủi ro
Jodi Bellovary, Don Giacomino & Michael Akers (2007) tóm lược quá trình các nghiên cứu Năm 1968 E I Altman nghiên cứu phá sản các doanh nghiệp sản
xuất tại Mỹ Nghiên cứu dùng mô hình hồi qui xác suất (logit) v6i 5 biến để dự báo
phá sản Chỉ số Z nằm trong khoảng cụ thể sẽ kết luận doanh nghiệp đó phá sản Đối với công tác QLRR tín dụng tại ngân hàng, chỉ số này được xem là điểm số đánh giá sức khỏe doanh nghiệp đi vay
Từ những năm 1970 các nghiên cứu dựa trên thành quả của Altman bắt đầu
chuyên sâu vào từng phân ngành cụ thể như: ngân hàng, du lịch, công nghệ thông tin, casino Riêng ngân hàng thì điển hình là sự đóng góp của Boyd & Graham năm 1986 sử dụng Z-score = [E(ROA) + Euq/A»a]/øROA đã đánh giá rủi ro phá sản của tập đoàn tài chính ngân hàng có đa dang hóa đầu tư ra ngoài lĩnh vực tài
chính ngân hàng Đến năm 1988 Hannan & Hanweck phát triển chỉ số rủi ro (the
risk index) Z-score = [ROAi¿ + E/A]/øROA để thể hiện được tương tác giữa rủi ro
danh mục ngân hàng và vốn CSH đồng thời cho rằng rủi ro khánh kiệt phụ thuộc
Trang 24đến nay chỉ số Z-score được áp dụng rộng rãi cho các nghiên cứu về sức khỏe và rủi ro phá sản ngân hàng Bảng 2.1 Tóm tắt biến từ các nghiên cứu thực chứng _Biến ˆ ee oe : pee _ Nghiên cứu thực nghiệ
Z-score : Jordan J S (1998); Marco T G & Fernandez M D (2004); Cihak M & Hess H (2008); Foos D., Norden L & Weber M (2010)
(1) LLR-ti lệ dự phòng nợ xấu : Whalen G & Thomson J B (1988); Halling M & Hayden E (2006)
(2) LLP-ti lệ chỉ phí dự phòng rủiro : Whalen G & Thomson J B (1988); Halling M tín dụng & Hayden E (2006); Jordan J D & ctg (2011) (3) LEV- đòn bẩy : Logan A (2001); Montgomery & ctg (2004); Jordan J D & ctg (2011) (4) NIR-ti lệ thu nhập lãi thuần : Logan A (2001); Halling M & Hayden E (2006); Jordan J D & ctg (2011)
) Cl-ti lệ chỉ phí lương và trợ cấp : Whalen G & Thomson J B (1988); Halling M & Hayden E (2006); Cihak M & Hess H (2008) (6) LDR-ti lệ cho vay : Montgomery & ctg (2004); PWC (2006, 2012) (7) LAD-ti lệ tài sản thanh khoản : Montgomery & ctg (2004); PWC (2006, 2012)
2.3.2 Nghiên cứu thực chứng về rủi ro và dự báo rai ro ngân hàng Chỉ số rủi ro ngân hang Z-score
Z-score duge nhiéu nghién ciru thực chứng sử dụng để lượng hóa rủi ro khánh kiệt, sự bất ổn và pha san ngan hang Jordan str dung Z-score = [ROAp, + E/AJ/oROA ti nghién ctu cia Hannan & Hanweck nim 1988 Z-score cang cao-do
vốn CSH cao ngay cả suất sinh lời giảm thì ngân hàng giảm rủi ro khánh kiệt Theo Cihak & Hess (2008), để lượng hóa sự ôn định, nghiên cứu áp dụng chỉ số Z-score
Trang 25lành mạnh của ngân hàng (Measure of bank soundness), Tinh chất ctia Z-score 1a khi Z-score càng lớn thì rủi ro khánh kiét cang thấp Theo Foos va ctg (2010) dua nghiên cứu bổ sung sử dụng chỉ số Z-score = Mean[ROA + E/A]/øROA theo đề xuất của Roy năm 1952 và Boyd & Runkle năm 1993 đo lường rủi ro khánh kiệt Cách dùng của Marco (2004) sáng tạo hơn khi đưa Z-score = {oROA/ [E(ROA) +
Ebq/Avg]}” gan voi xdc sudt khánh kiệt và rất thuận tiện trong việc giải thích kết quả hồi qui
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng
Gồm 7 biến là: LLR, LLP, LEV, NIR, Ctl, LDR, LAD thể hiện các rủi ro
thành phần của ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản Rủi ro tín dụng liên quan đến danh mục tài sản thể hiện qua biến LLR Rủi ro lãi suất được thể hiện qua biến NIR Rủi ro thanh khoản được thể hiện qua 2 biến Thứ
nhất là LDR, từ danh mục tài sản và nguồn vốn, phản ánh cung-cầu thanh khoản và thứ hai là LAD, cũng từ danh mục tài sản và nguồn vốn, phản ánh nguồn cung thanh khoản hay tiền mặt cho ngân hàng Đòn bẩy LEV thể hiện rủi ro vốn ngân
hàng (cơ cầu huy động) Các biến LLP và CH thể hiện chỉ phí Cụ thể hơn LLP là
chỉ phí dự phòng rủi ro tín dụng chính là chỉ phí xử lí nợ xấu (LLP cũng có thể kết
hợp với LLR để đánh giá rủi ro tín dụng) và CH là chí phí lương và trợ cấp Lần lượt xem xét chỉ tiết công thức tính toán các biến độc lập trong các nghiên cứu thực
chứng
a LUR-Tỉ lệ dự phòng nợ xấu
Từ kết quả nghiên cứu của Whalen (1988), tỉ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng
dư nợ cho vay bao gồm thuê tài chính đồng biến với rủi ro, nợ xấu càng tang thi dw phòng tăng Kết quả của Halling (2006), tỉ lệ dự phòng nợ xấu của năm trước
nghịch biến với rủi ro Ngân hàng có điều kiện tài chính tốt thường chủ động tăng
dự phòng, những ngân hàng đang gặp khó khăn tài chính sẽ giảm dự phòng đến mức thấp nhất
Trang 26b LLP-Tỉ lệ chỉ phí dự phòng rủi ro tin dung
Theo Whalen (1988) tỉ lệ chỉ phí dự phòng nợ xấu trên tổng tài sản sinh lời bình quân đồng biến với rủi ro, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê Còn với
Halling (2006), tỉ lệ chỉ phí rủi ro trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh kì vọng
đồng biến với rủi ro nhưng do bị biến đổi trong quá trình hồi qui nên không có ý
nghĩa
c LEV-Tï lệ vốn CSH trên tổng huy động (một dạng đòn bay)
Trong nghiên cứu của Logan (2001), đòn bẩy là tổng dư nợ huy động trên
vốn CSH nghịch biến với rủi ro phá sản ngân hàng Anh Quốc tại thời điểm trước khi ngân hàng phá sản một quí Đòn bẩy càng cao do huy động nhiều thì rủi ro càng cao Đối với hệ thống tài chính có trình độ kỉ luật thị trường cao, những ngân hàng yếu kém bị phá sản sau thời gian rất ngắn được thị trường cảm nhận thì yêu cầu phải tăng vốn CSH để các thành viên tham gia thị trường tiếp tục cho vay vì thế làm
đòn bẩy giảm Theo Montgomery (2004), đòn bẩy là vốn CSH trên dư nợ tiền gửi
cho kết quả đồng biến với rủi ro ngân hàng, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê Trong khi đó tỉ lệ vốn điều lệ trên dư nợ tiền gửi đồng biến với rủi ro ngân hàng Nhưng kết quả của Jordan (2011) với đòn bẩy bằng tỉ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản lại có quan hệ nghịch biến với rủi ro, có nghĩa là đòn bẩy càng cao thì rủi ro phá sản
giảm
d NIR-Tï lệ thu nhập lãi thuần
Cũng từ nghiên cứu của Logan (2001), tỉ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu
nhập quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản Sự phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần làm
tăng rủi ro ngân hàng tại năm đang xét, tuy nhiên những năm trước đó thì không có
ý nghĩa thống kê Theo Halling (2006), tỉ lệ lợi nhuận từ hoạt động chính trên tổng tài sản cũng đồng biến với rủi ro ngân hàng Trong khi đó kết quả của Jordan (2011) thì tỉ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập từ lãi của năm trước quan hệ đồng biến với
Trang 27thể tăng nguy cơ phá sản ngân hàng do không giữ được thị phần và khách hàng
truyền thống
e C(I-Tỉ lệ chí phí lương và trợ cấp
Theo Whallen (1988), tỉ lệ chỉ phí lương trên tổng tài sản sinh lời bình quân
đồng biến với rủi ro ngân hàng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh Tỉ lệ này
tăng làm giảm hiệu quả kinh doanh có hàm ý gia tăng rủi ro ngân hàng Theo Halling (2006) tỉ lệ chỉ phí hoạt động trên tổng tài sản và tỉ lệ chỉ phí hoạt động trên thu nhập kì vọng đồng biến với rủi ro ngân hàng nhưng không có ý nghĩa thống kê
Kết quả của Cihak (2008) cho thấy tỉ lệ chỉ phí lương trên tổng thu nhập cũng đồng biến với độ bất ôn ngân hàng
† LDR-Tỉ lệ cho vay
Trong quá trình khảo sát nghiên cứu của Montgomery (2004), giữa tỉ lệ dư nợ cho vay trên tông tài sản và tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiển gửi thì tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiển gửi có quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản cho cả Nhật Bản và Indonesia Lí giải rằng khi ngân hàng gặp khó khăn thì ngân hàng thường tập trung tăng trưởng tín dụng để tìm kiếm lợi nhuận và có khuynh hướng cho vay những đối tượng có rủi ro cao hơn với lãi suất cho vay cao hơn Theo PWC (2006,
2011) tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động giúp đánh giá thanh khoản đồng thời
giúp xác định xu thế cũng như trạng thái thanh khoản ngân hàng trong kì hoạt động g LAD-Ti lệ tài sản thanh khoản
Cũng trong nghiên cứu của Montgomery (2004), tỉ lệ hiệu số giữa TSTK va vay mượn ngắn hạn từ TCTD trên tổng tiền gửi có quan hệ đồng biến với rủi ro phá
sản nhưng không có ý nghĩa thống kê Theo PWC (2006, 2011) tỉ lệ TSTK trên tổng
Trang 28TOM TAT CHUONG 2
Từ lí thuyết về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và khảo sát các nghiên cứu thực chứng về phá sản ngân hàng tại khu vực Châu Âu, Mỹ, Trung đông và Bắc phi, Indonesia và Nhật trong thời gian từ 1988-2011 thì xác định rủi ro chính là rủi
ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro hoạt động liên quan đến tài sản-nguồn vốn
Để đo lường rủi ro ngân hàng sẽ sử dụng chỉ số rủi ro ngân hàng Z-score do Boyd
va Graham (1986), Hannan va Hanweck (1988); Boyd va ctg (1993) dé xuat Z-
score càng cao/thấp thì rủi ro khánh kiệt (insolvency risk) ngaén hang giam/tang
ROAA là suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân, Eyq/Apq là tỉ lệ vốn CSH bình
quân trên tổng tài sản bình quân, ø(ROAA) là độ lệch chuẩn ROAA E(ROAA) + Epy/Aba Z-SCOLE =_ -= -=-===-=-= (CT2.1)
Va Marco T G va Fernandez (2004) sử dụng Z-score ở một dạng khác nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên bản chất của chỉ số này Z-score càng cao/thấp thì xác suất khánh kiệt (nsolveney) ngân hàng tắng/giảm Rủi ro phá sản ngân hàng có nguồn gốc từ khả năng sinh lời và mức độ đủ vốn trước những cú sốc bất ngờ Khi vốn thấp, lợi nhuận kém va không ổn định thì rủi ro pha san cao lam Z-score ting ơ(ROAA) Z-score = [ -P (722) E(ROAA) + Euy/Au,
Tóm lại các nghiên cứu thực chứng cho ring Z-score dùng để đánh giá khả năng khánh kiệt, sự bất ổn định và thời sự nhất là nguy cơ phá sản của ngân hàng
Vì thế Z-score phù hợp làm chỉ tiêu đại diện cho rủi ro của ngân hàng trong quá
trình hoạt động 09 nghiên cứu thực nghiệm phát hiện những biến có thể làm chỉ báo rất tốt cho rủi ro ngân hàng là: (1) tỉ lệ dự phòng nợ xấu, (2) tỉ lệ chỉ phí dự
Trang 29phòng rủi ro tín dụng, (3) đòn bẩy, (4) tỉ lệ thu nhập lãi thuần, (5) tỉ lệ chỉ phí lương và trợ cấp, (6) tỉ lệ cho vay, (7) tỉ lệ tài sản thanh khoản và thêm biến trễ rủi ro Z(-1)
Trang 30CHUONG 3 : THUC TRANG QUAN Li RUI RO NGAN HANG
Trong chuong này sẽ mang lại cái nhìn tổng quan vé thye trang QLRR trong hoạt động ngân hàng Việt Nam Phần đầu sẽ nêu các rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng Hai phần sau tóm tắt khảo sát của Price Water House&Coopers-PWC về
quản lí tài sản -nguồn vốn trên thế giới cũng như tại Việt Nam và phân tích những biến động đáng chú ý từ 2008-2012 gồm hoạt động liên ngân hàng, giá cố phiếu, nợ
xấu và lợi nhuận Mục tiêu của chương 3 hỗ trợ giải thích kết quả định lượng của
chương 5 Kết quả hồi qui và thảo luận
3.1 Thực tiễn QLRR trong hoạt động ngân hàng
3.1.1 Tại những ngân hàng dẫn đầu
Từ các bản cáo bạch và báo cáo thường niên, các rủi ro thành phần trong khung QLRR tại các ngân hàng dẫn đầu như ACB, Techcombank, Vietinbank, Eximbank như sau: () rởi ro về lãi suất; (ii) rủi ro về tín dụng; (ii) rủi ro vé ngoại héi; (iv) rủi ro về thanh khoản; () rủi ro từ hoạt động ngoại bảng; (vì rủi ro luật pháp và (vi) rủi ro bắt khả kháng Trong thực tiến thì rủi ro tín dụng được quan
tâm hàng đầu với chế độ kiểm soát và qui trình chặt chẽ Cơ cấu danh mục tín dụng chủ yếu là cho vay được hoạch định và có tính tuân thủ cao Đặc điểm của chính
sách tín dụng là thận trọng Tổ chức 3 cấp để quyết định tài trợ các khoản tín dụng là Ban tín dụng ở chỉ nhánh, Ban tín dụng khu vực và Ban tín dụng Hội sở Các
ngân hàng dẫn đầu đều lập Ban Chính sách-Quản lí tín dụng nhằm chuyên nghiệp
hóa công tác quản lí rủi ro
Rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản quan trọng tiếp theo Hội đồng ALCO, Ban ngân quỹ, Phòng quản lí rủi ro đánh giá giám sát hai rủi ro này Qui định mức
chênh lệch lãi suất và duy trì dự trữ thanh khoản do hội đồng ALCO quyết định Riêng rủi ro thanh khoản chia thành 4 cấp độ từ thấp đến cao, ứng với mỗi cấp độ có định mức thanh khoản cụ thể Điểm vượt trội trong QLRR thanh khoản là kế
hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản cụ thể khi sự cố gì xảy ra, tình
Trang 31huống như thế nào, trách nhiệm hành động cán bộ ra sao và kiểm soát-đánh giá hậu quả rút kinh nghiệm để cải tiến
3.1.2 Thực tiễn QLRR tại những ngân hàng chuẩn bị niêm yết
Do phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng hiện đại, những ngân hàng chuẩn bị IPO đang trong giai đoạn hoàn thiện trình độ QLRR Tham khảo các bản
cáo bạch thì khung QLRR như sau: (j) rửi ro về lãi suất; (ij) rủi ro về tín dụng; (iij)
rủi ro về ngoại hối; (iv) rtti ro về thanh khoản; (v) rủi ro hoạt động ngoại bảng; (vi) rủi ro luật pháp; (vij) rủi ro pha loãng cổ phiếu; (vi) rủi ro chào bán; (9 rải ro
hoạt động; (%) rủi ro đầu tư trái phiếu; (xj) rủi ro bắt khả kháng Hầu hết đều xem rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản là quan trọng nhất và được điều phối bởi khối QLRR & Kiểm soát gồm rất nhiều bộ phận liên quan như phòng QLRR, Tái thẩm định, Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ, Thẩm định giá, Pháp chế, Xử lí nợ, Quản lí và hỗ trợ tín dụng Trong những điều kiện căng thẳng thì Khối Nguồn vốn, Khối QLRR
và Ban kinh doanh cùng giải quyết Trong khi đó tại các ngân hàng dẫn đầu thì Ban tín dụng xử lí toàn bộ vấn đề liên quan đến tín dụng
Bộ máy nặng nề chưa phân tách rõ ràng nên mục đích chính của ngân hàng là tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh vô hình trung làm cho QLRR tín dụng bị phụ thuộc nhiều vào khả năng thanh khoản Đây là điểm khác biệt so với những ngân
hàng dẫn đầu khi thanh khoản chỉ là công cụ phục vụ mục tiêu cuối cùng là lợi
nhuận Ngoài ra ALCO, Ban điều hành ngân qui, Phòng QLRR quyết định toàn bộ vấn đề liên quan đến thanh khoản Trong chiến lược QLRR thanh khoản chưa cụ thể hóa kế hoạch cho các tình huống khẩn cấp và thiếu chuyên nghiệp
Rủi ro lãi suất do khối QLRR & Nguồn vốn theo dõi và đánh giá Hội đồng ALCO, Ủy ban QLRR, Ban điều hành quyết định mức chênh lệch lãi suất TẤt cả
đều tập trung vào HĐQT và BĐH Trong khi đó tại các ngân hàng dẫn đầu thì Ban
Trang 323.2 Tổng quan ngành ngân hàng từ năm 2008-2012
Trong Báo cáo phân tích ngành của Công ty chứng khoán Phố Wall (2010)
tóm tắt diễn biến năm 2010 và triển vọng 2011 Lãi suất trong giai đoạn 2008-2010 đầy biến động, Năm 2008 lãi suất huy động đạt 18%, thì đến năm 2009 giảm còn
10% , năm 2010 NHNN buộc áp mức trần lãi suất 14% sau sự kiện Techeombank
tăng lãi suất huy động lên 18% Năm 2011 điễn biến tương tự năm 2008 nhưng kịch tính hơn khi có dấu hiệu thiếu thanh khoản của các ngân hàng nhỏ và nợ xấu của
toàn hệ thống ngân hàng gia tăng Qua 6 tháng đầu năm 2012 và dự kiến đến đầu
năm 2013 lãi suất huy động tiếp tục duy trì 9% và NHNN áp dụng trần lãi suất cho
vay hạn chế suy giảm của nền kinh tế
Thanh tra NHNN công bố nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam tính
đến hết ngày 31/03/2012 là 8.6% tổng dư nợ hơn 200.000 tỉ đồng, trong khi đó năm
2008 là 2.13%, năm 2009 là 1.99%, năm 2010 là 2.16% và năm 2011 là 3.5%
Trong năm 2012-2013 tiêu điểm chính của ngành là hoàn thành việc tăng
vốn điều lệ, giá cổ phiếu ngân hàng giảm, nhiều vụ sáp nhập và hợp nhất, tăng
cường tinh minh bach của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Thị Hải Hà (2011) nhấn mạnh rủi ro một ngân
hàng (“hanh khoản, lãi suất, tín dung, by giá, tác nghiệp) được tích hợp từ cả nền
kinh tế và ngành tài chính Khi kinh tế thế giới đầy bất ổn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất tại mỗi ngân hàng Việt Nam là nhiệm vụ rất quan trọng Bài báo nêu lên
các yếu kém của hệ thống ngân hàng như chế độ kiểm toán, phân loại tài sản chưa phản ánh đúng tình trạng tài chính của một ngân hàng Thu hẹp phạm vi của các ngân hàng nhỏ với năng lực yếu kém và rủi ro thanh khoản lớn là những bước đi
nhằm củng có lại hệ thống Bài phát biểu nhấn mạnh một điều chúng ta phải chú ý
trong thực tiễn đó là năng lực quản trị và sự én định của ngân hàng
Kimura T giám đốc ADB tại Việt Nam đầu năm 2012 cho rằng ngân hàng
Việt Nam chịu ảnh hưởng của thắt chặt tiền tệ năm 2011 và chất lượng danh mục
Trang 33đầu tư của ngân hàng giảm trong thời gian dài Cần phải cải thiện trong việc đánh
giá chính xác nợxấu-NPLs và dự phòng rủi ro, nâng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu-CAR
ngang bằng với các nước trong khu vực, tăng cường quản lí rủi ro và quản trị hoạt động ngân hàng
QLRR hoạt động đang trở nên quan trọng trên các trung tâm tài chính tiên
tiến Theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BIS), tổn thất do rủi ro hoạt động
gồm: hệ thống quản trị, qui trình nội bộ, cơ sở hạ tầng công nghệ, biến cố bên ngoài và yếu tố con người Minh chứng là gần đây liên tiếp xảy ra việc cán bộ ngân hàng
vi đạo đức, tội phạm kinh tế lừa đảo công nghệ cao, rửa tiền và thao túng lãi suất
Libor Thực trạng là ngân hàng Việt Nam đang phát triển cơ sở dữ liệu tổn thất nội
bộ từng bước phát triển thành công cụ đánh giá rủi ro hoạt động Các ngân hàng đang tăng cường hoàn thiện qui trình QLRR hoạt động, Kiểm soát-Đánh giáÐo lường, chuyển sang mô hình ngân hàng hiện đại và quan trọng nhất là xây dựng văn hóa và quản trị con người trong ngân hàng, theo Phùng Văn Hưng Quang (2012)
3.3 Khảo sát của PWC về quản lí Tài sản có và Tài sản nợ
Ngành tài chính luôn đối mặt với yêu cầu hiệu quả và minh bach tir phía cổ
động, sự tuân thủ theo yêu cầu của cơ quan quản lí, hiệu suất làm việc của nhân
viên và mối đe dọa thâu tóm từ đối thủ Các tiêu chuẩn theo Basel 2, ISA32/39,
TFRS7 tác động mạnh đến việc quản lí Tài sản và Nguồn vốn (ALM) nhằm đạt mục
tiêu tối đa khả năng sinh lời Những ngân hàng có qui mô lớn tập trung vào rủi ro vĩ mô như tỉ giá và lãi suất, trong khi đó các ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ tập trung vào rủi ro vi mô như tín dụng và hoạt động ALM chính là việc đảm bảo tạo lợi nhuận cho các ngân hàng vừa và nhỏ
Kháo sát của PWC về ALM năm 2006 tiến hành ở Châu Âu, Châu Á và
Châu Úc tập trung vào 04 khía cạnh : (ï) Thành phần của ALM; (i) Hoàn thiện
AIM; (i1) Khoảng cách so với Basel 2; (1v) Qui mô ngân hàng ảnh hưởng việc
Trang 34© _ Các rủi ro mà Hội đồng quản lí Tài sản và Nguồn vốn (ALCO) quan tâm là
rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro tỉ giá
s Đo lường rủi ro thanh khoản Phương pháp sử dụng chính là đo độ lệch thanh khoản (Iiquidity gap) và trạng thái thanh khoản ròng (net liquidity position) và phân tích hoạt động liên ngân hàng (interbanlc concentration analysis) Để lượng hóa rủi ro thanh khoản các ngân hàng dùng ti sé thanh khoan (structural liquidity ratio) va ti s6 tap trung (concentration ratio), ngoai ra ti
số tài sin kém thanh khodn trén tién giti (illiquid asset versus deposit ratio)
cũng được sử dụng
s _ Ðo lường rủi ro lãi suất Phương pháp sử dụng chính là định giá lại, độ nhạy của vốn CSH, phân tích tình huống và kiểm tra sức chịu đựng Để theo doi
rủi ro lãi suất, các nhà quản lí thường dùng / nhập lãi thuận (NID và giá trị
kinh tế vốn CSH
ø_ Đối với việc báo cáo tuân thủ theo Basel 2, các ngân hàng vừa và nhỏ thực hiện báo cáo ngày, tháng về rủi ro thanh khoản chủ yếu chênh lệch thanh
khoản, trạng thái thanh khoản và các tỉ số thanh khoản Báo cáo tuần, nua
thang, tháng về rủi ro lãi suất chủ yếu là độ nhạy cảm thu nhập lãi thuần,
chênh lệch lãi suất tài sản và nguồn vốn, độ nhạy của giá trị kinh tế vốn CSH
(EVE)
e Ding céng cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro Ngân hàng lập hệ thống cảnh báo
sớm cho BĐH thông qua giá trị giới hạn của các tỉ số, rồi từ đó có kế hoạch
phòng ngừa Đa số các ngân hàng phòng vệ rủi ro vĩ mô (tỉ giá và lãi suất) và sử dụng dự phòng Các công cụ phái sinh được sử dụng nhiều nhất là hoán
đối lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hợp đồng kì hạn lãi suất (FRA) và hợp đồng
tương lai lãi suất Đáng lưu ý là ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ không 'có
nhiều lợi thế huy động trên thị trường vốn nhưng sử dụng công cụ phái sinh
có tỉ trọng trong đanh mục tài sản nhiều hơn so với ngân hàng có qui mô lớn
Trang 35Với ba rủi ro cơ bản là thanh khoản, lãi suất và tỉ giá hoàn toàn phù hợp với lí thuyết giáo khoa hai tác gia Rudolf Duttweiler (chuong 2 muc 2.1) và Nguyễn
Minh Kiều (chương 2 mục 2.1)
Như kết quả khảo sát, ngân hàng Việt Nam chỉ có qui mô vừa và nhỏ cho
nên quản lí Tài sản và Nguồn vốn (ALM) chính là việc đảm bảo tạo lợi nhuận đặc
biệt là hoạt động tín dụng Các ngân hàng như ACB, Techcombank, Vietinbank,
Eximbank luôn ln hồn thiện cơng tác ALM Gần đây các ngân hàng tiến hành IPO như BIDV, MHB và sắp tới là Agribank đã có bước đi cụ thể tăng cường hiệu quả ALM Sự chuẩn bị này nhằm đảm bảo công tác QLRR trở nên chuẩn mực để tối
đa lợi nhuận và phát triển bền vững trước sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2012 trở về sau Bước cơ sở là xây dựng chức năng khung QLRR trên nền tang quản lí Tài sản và Nguồn vốn cho 02 rởi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất trong
điều kiện bình thường và trong điều kiện căng thẳng,
Đối với rủi ro thanh khoản Phát sinh do nguyên nhân thị trường làm giảm giá TSTK hoặc do trục trặc trong công tác huy động vốn đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán Trong các chỉ tiêu đo lường và đánh giá thanh khoản thì tỉ lệ dư nợ
cho vay trên tổng huy động và tỉ lệ TSTK/tổng huy động giúp xác định xu thế cũng
như trạng thái thanh khoản ngân hàng trong kì hoạt động Ngoài ra cần chú ý tỉ lệ
rủi ro thanh khoản trên vốn CSH trong trường hợp gia tăng chỉ phí thanh khoản dé huy động tiền gửi, vay mượn liên ngân hàng và để đáp ứng thanh khoản ngắn hạn
Trong điều kiện căng thẳng thanh khoản diễn ra dưới 30 ngày Để bù đắp chênh lệch thanh khoản ở mức độ thấp, ngân hàng có thể sử dụng dự trữ thanh
khoản và huy động trên thị trường liên ngân hàng khi căng thẳng ở mức độ cao hơn (xem Phụ Lục Bảng 3.3 Cấu trúc huy động vốn các ngân hàng niêm yết) Cấu trúc
Trang 36đeposit) như tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm trước những
diễn biến thay đổi chính sách tiền tệ như siết chặt trần huy động
Đối với rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận Cán bộ quản lí tài sản-nguồn vốn tập trung phân tích độ nhạy thu nhập lãi thuần (NI sensitivity) khi lãi suất thay đổi với trạng thái cụ thể của danh mục tài sản, đanh
mục nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất Trước những cú sốc biến động lãi suất lớn như năm 2008 và 2011, ngân hàng theo dõi sát sao mức độ giảm giá trị kinh tế của Vốn CSH không được nhiều hơn 20% theo khuyến nghị Basel 2
Các ngân hàng Việt Nam chủ yếu quan tâm nhiều đến khả năng thu nhập lãi thuần bị suy giảm đo nguồn vốn (tài sản nợ) nhạy cảm với lãi suất-NVnevls có giá
trị nhỏ hơn so với tài sản (tài sản có) nhạy cảm với lãi suất-TSnevls khi xu thế mặt bằng lãi suất phải giảm dần khi hội nhập và tái cấu trúc kinh tế bắt đầu từ năm
2012 Cấu trúc tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất như hiện nay buộc các
ngân hàng Việt Nam phải cơ cấu hợp lí để việc quản lí rủi ro lãi suất hiệu quả hơn
và làm quen sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất
Ngoài ra xác định xu hướng lãi suất bình quân của danh mục tài sản, danh
mục tín dụng, danh mục nguồn vốn giúp QLRR lãi suất tốt hơn Công tác ALM cũng phân tích tỉ lệ biên lãi ròng (biên lãi thuần, lãi ròng biên-NIM) từ phân nhóm thị trường 1 (huy động và cho vay), phân nhóm thị trường 2 (liên ngân hàng), phân
nhóm hoạt động đầu tư trái phiếu Điều này giúp cụ thể hóa hiệu quả QLRR lãi suất
để duy trì NIM ở mức ổn định do các phân nhóm bù đắp cho nhau 3.4 Phân tích những biến động đáng chú ý
3.4.1 Biến động tỉ giá và lãi suất liên ngân hàng qua đêm
Lãi suất liên ngân hang (thị trường 2-TT2) trong giai đoạn 2008-2012 đầy
biến động Đỉnh điểm quí 3/2008 trên 18.36%/năm và quí 4/2011-quí 1/2012 gần bang 14%/nam Sang đến quí 2/2012 lãi suất liên ngân hàng bắt đầu giảm sâu dưới mức 4%/năm Tỉ giá (màu xanh, đường bậc thang bắt đầu từ cuối quí 4/2009) tăng
Trang 37đột biến theo sự điều chỉnh của NHNN và duy trì ổn định cho đến qui 3/2012 Ti
giá được điều chỉnh tăng 11.7% lên 18.932 VND/USD trong khoảng thời gian
11/2002-08/2010 còn thị trường tự do là 21.450-21.550 VND/USD và tình trạng đô
la hóa diễn ra mạnh mẽ trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 Sang năm 2012
NHNN quyết tâm ổn định tỉ giá trong biên độ dưới 3%, tính đến thời điểm ngày
06/11/2012 tỉ giá là 20.865 VND/USD
Biểu đồ 3.1 Lãi suất (màu đỏ) và tỉ giá (màu xanh) liên ngân hàng qua đêm
Daily QVIIVIIDOIID=, OVIIDUIIOFF=VII, GVIID=SBVIL 10/2/2006 - 8/22/2012 (UTC) Q4 G1 @2 Q3 Q4 G1 Q2 Q3 64 @1 Q2 Q3 @4 G1 @2 @3 @ at a2 a3 a4 at a2 3 @ 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 Nguon: Reuters
3.4.2 Nhận định giảm giá cỗ phiếu, thanh khoản, lãi suất huy động ngắn hạn
Dữ liệu phân tích gồm thị giá CP và EPS từ năm 2008 đến giữa giữa 3/2012
của 9 ngân hàng niêm yết từ website www.cophieu68.com, lãi suất huy động ngày 30/06 các năm do Tô Kim Ngọc (2011) và tỉ lệ huy động liên ngân hàng (dư nợ cho vay LNH/huy động LNH) từ nguồn databanksope, Bảng 3 1 Lãi suất huy động trung bình năm kì hạn dưới 12 tháng (phần Phụ lục)
Trang 38ngân hàng này thi chi STB ting so với năm 2009, Trong khi đó tỉ số interbank của MBB đạt 198.93%, EPS tăng thành 2.345 đồng Năm 2011 thị giá giảm mặc dù
thanh khoản tốt Đầu năm 2012 hau hết các ma CK ngân hàng đều tăng cùng với đà
tăng của VN-Index Đến giữa quí 3/2012 các mã ACB có giá và EPS la 24.700/3.647; VCB: 29.500/1.883, STB: 23.200/2.801, CTG: 20.100/2.195 đều có giá trên 20.000
Thanh khoản tốt của một vài ngân hàng trong điều kiện hệ thống kém thanh
khoản là cơ hội tăng thu nhập ví dụ như năm 2008 và 2011, đã góp phần giá tăng thị
giá mã CK của ngân hàng đó Do thị giá CP bị tác động bởi nhiều yếu tố thị trường, một ngân hàng có đồi dào thanh khoản khi nền kinh tế suy thoái như năm 2009 và
2011 chưa chắc tăng thị giá Việc tăng giá cổ phiếu một số ngân hàng như VCB, CTG, ACB, STB, EIB là cá biệt vì đây là nhóm danh mục an toàn hơn so với danh mục các CP ngân hàng khác
Thanh khoản đổi đào khơng hồn tồn tăng thị giá CP Tuy nhiên những ngân hàng kém thanh khoản trong khi lạm phát cao và nợ xấu tăng đã tác động mạnh nhu cầu vay vốn trên liên ngân hàng EPS và thị giá CP những ngân hàng này có xu hướng giảm dưới mệnh giá trong giai đoạn 2010-2012 như NVB, HBB
3.4.3 Xu thế nợ xấu và lợi nhuận 2012 Nợ xấu
Tỉ lệ nợ xấu bình quân của các ngân hàng niêm yết 2.34% trong khi toàn hệ thống đến hết ngày 31/03/2012 là 8.6% tổng dư nợ như NHNN tuyên bố Đa số nợ xấu nằm ở khối NHTMNN chiếm hơn 50% tổng nợ xấu của hệ thống Xu hướng nợ xấu tiếp tục gia tăng thứ nhất là vì cách tính toán và phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005(chương 2 mục 2.2.3.) Thứ hai là dư nợ cho vay BĐS và Xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong danh mục cho vay khi ngành Xây dựng và BĐS trong tình trạng đóng băng nên khả năng nợ xấu tiếp tục tăng là cao
Trang 39Biểu đồ 3.2 Tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM 30/6/2012 (%) 1409 1209 10.09 8.09 5.09 4.09 2.09 Vietcombank ÁCH MB EtimbamE Nawibank DonEA Bank* Tăng trưởng tín dựng HTÿlệ nợxẩu Nguon: vneconomy
Biéu dé 3.3 Ti trọng nợ xấu hệ thống (%) Bảng 3.4 Dư nợ cho vay Xây dựng và Kinh doanh bất động sản của một số ngân hàng (nghìn ty dong)
Tỷ trọng nợ xấu toàn hệ thống
ob as nna oon sv wis7 612 = MK Vietinbank ¬ Shi bương mỹ Vietcombark 209417 t0 - 8W
Aco moze ABSD CÔ HẢO 6W
Trang 40Lợi nhuận
Lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng từ nợ xấu do dự phòng tăng trong năm 2012, ngoài ra tình hình kinh tế suy giảm là nhân tố chính khiến lợi nhuận giảm Tăng
trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của 8 NHTM bình quân đạt 0,84%, LNTT
Q2/2012 giảm 2.000 tỷ đồng so với Q2/2011, theo TTVN
Thu nhập lãi thuần-TNLT của 8 ngân hàng niêm yết 6 tháng/2012 tăng 9.5%
so với cùng kì 2011 Khi lãi suất giảm, gid tri NVncvls > TSnevls lam gia ting
TNLT Lợi nhuận sau thuế-LNST của 8 NHTM niêm yết trong Q2/2012 giảm 24%
so với Q2/2011 chủ yếu là do trích lập dự phòng trong 6 tháng 2012 tăng 61% đạt
5.680 tỉ đồng Xu thế đến hết năm 2012 và quí 1/2013 LNST tiếp tục giảm khi ngân
hàng phải tập trung xử lí các khoản nợ xấu đặc biệt là BĐS và từ các khách hàng đi vay không có khả năng trả nợ Với tình hình tăng trưởng tín dụng hết quí 2/2012
toàn hệ thống chỉ tăng 0.76%, nguồn doanh thu trong năm 2012 và những tháng đầu
năm 2013 giảm đáng kể sẽ ảnh hưởng mục tiêu mà các ngân hàng đặt ra Biểu đồ 3.5 TNLT một số NHTM tính đến Biểu đồ 3.6 LNST một số NHTM tính đến 30/6/2012 (Tr đồng) 30/6/2012 (Tr đồng) của 8 NHTM trong 2/2012 đạt ˆ-ˆ 56 tỷ đồng, giảm 24% Q2/2011' li _MBB NVB- SH8 Beam ơn `
%4, thu nhập lãi thưần Q2/2012 dat gin
tăng bình quân 0,75%, 6 tháng tăng 9,5% ˆ 11; đạt hơn 28.400 tỷ đồng `”
© onze worsen wae 2012 a6 lee 0
Nguén: TIVN Nguôn: TTVN