TRẦN QUÝ HÙNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀN
HUONG MAI O THANH PHO HO CHI MINH
LUAN AN THAC Si KINH TE
Trang 3ade
ĐẠI HỌC MO BAN CONG TP.HCM UNIVERSITE LIBRE DE BRUXI
UNIVERSITE OUVERTE DE HCM VILLE ECOLE DE COMMERC
: 2 MMVCFB :
'CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRI VIỆT ROGRAMME DE MAITRISE EN MANAGEMENT VIET NAM —
TRAN QUY HUNG
MOT SO GIAI PHAP NHAM HAN CHE RUI RO TRONG
HOAT DONG TIN DUNG TAI CAC NGAN HANG
THƯƠNG MAI O THANH PHO HO CHI MINH
LUAN AN THAC SI KINH TE
CHUYEN NGANH QUAN TRI MÃ SỐ : 50702
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam doan ddy là công trình nghiên cứu của riêng Tôi Các số liệu, kết quỏ nêu trong luận én tốt
nghiệp là trung Thực
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian hơi năm theo hoc Chuang trình đòo †ạo thạc sĩ
quan trị Việt - BỈ khóa 3 (MMVCEB 3) do trường Đại học Mở bén công
Tp.HCM vò trường ĐH Universite Libre de Bruxelles phối hợp cùng tổ
chức, tôi đỡ nhộn được sự dạy bảo và †ruyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu từ các Giáo sư vò Thầy Cô
Tôi xin bày tổ lòng biết ơn tới các Gido su va Thdy Cô - những người đõ tôn tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua, đặc biệt lò
P€S - Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Diệp - người đõ tôn tinh hudng dan tdi
hồn Thịnh Luận án này
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè
trong lớp đỡ thường xuyên giúp đỡ, động viên vò †go mọi điêu kiện thudn Idi để tôi kết thúc được khóa học vò hoàn tốt Luận án nòy
TP Hồ Chí Minh, thang 11/ 2000
Trang 6NHÂN XÉT CỦA GIÁO SƯ HƯỚNG DẪN
Tác giả của luận án đã chọn một đề tài có tính thời sự hiện nay trong hoạt động
tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
Tác giả Trần Quý Hùng đã hệ thống hóa được những vấn để lý luận liên quan đến rủi ro trong cho vay của ngân hàng thương mại, làm cơ sở cho các phần nghiên cứu sau
Trình bày một cách tỷ mỉ, sâu sắc những rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian quan Đặc biệt là chỉ rõ được các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay các doanh nghiệp trong những năm gần
*%
đây
Đề xuất các giải pháp có tinh kha thi cao để hạn chế rủi ro trong hoạt động tin
dụng tại các ngân hàng thương mại
Luận án là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, nó là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản trị không chỉ trong hoạt động tín dụng
Luận án được đánh giá loại giỏi
Ngày 23/11/2000
TH ——ễ
Trang 7NHẬN XET CUA GIAO SU PHAN BIEN
Nhận xét của giáo sư phản biện về luận án cao học với để tài “Một số giải pháp
nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại -Ì Thành phí Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Quý Hùng
Giáo sư hướng dẫn: Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Thị Liên Diệp
1) Tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài
Rủi!› trong tín dụng là một vấn để phức tạp, với nhiều quan hệ ảnh hudng
dan xen lin nhau Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, vấn để rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, đặc biệt rủi ro trong cho vay được các ngân hàng quan tâm hàng đầu Tronz những năm qua các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiều lóng góp đáng kể cho nền kinh tế cũng như cho ngân sách, tuy nhiên cũng gặp ':hông ít những rủi ro do chưa chú trọng đúng mức công tác thẩm định hồ sơ tín dụn3, chưa có các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hạn chế rủi ro nên đã
làm tăng 1.guy cơ nợ quá hạn Trong bối cảnh đó, tác giả Trần Quý Hùng đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án thạc sỹ của mình là h‹ àn toàn cần thiết và cấp bách Do đó sự lựa chọn của tác giả là rất đáng khích lệ
I) — Nội dung của luân án: Luận án đã đạt được những thành công lớn như sau: Thành công thứ nhất: Tác giả đã tổng hợp các khái niệm liên quan đến rủi ro trong kinh doanh, đã nêu rõ tính khách quan của rủi ro và cần dự đoán trước nguy
cơ rủi ro rhằm giảm thiểu các tác hại của rủi ro Tác giả đã hệ thống hóa các loại
Trang 8= ali
Thành công thứ 2: Tác giả đã giới thiệu khá kỹ về hệ thống ngân hàng thương mại
tại thành phố Hồ Chí Minh đồng thời tác giả đã nêu rõ những thành tựu đạt được trong những năm gần đây như : đáp ứng vốn cho nên kinh tế, góp phần thúc đẩy
tăng trưởn: kinh tế cho thành phố, mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các
dịch vụ và ngăn chặn kịp thời sự đổ vỡ cửa các ngân hàng thương mại, kiểm sốt
khá thành cơng tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng Việt nam Đồng thời tác
giả cũng nêu rõ tầm quan trọng cửa việc quản lý rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mạ'
Thành công thứ 3: Tác giả đã phân tích một cách tỷ my tình hình vốn huy động
của hệ thống ngân hàng thương mại thành phố Hồ Chí Minh Các ngân hàng
thương mạ! quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phân, chi nhánh ngần hàng nước
ngoài đều có số vốn huy động tăng đáng kể đông thời hệ số sử dụng nguồn vốn
tiền gửi cũng được cải thiện trong những năm gần đây Tuy nhiên tác giả cũng đã nêu rõ tỷ l$ nợ quá hạn chụng cho toàn hệ thống các ngân hang thương mại còn khá cao và biến động nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau Số liệu trong luận
án đầy đủ, cập nhật hóa kịp thời và xử lý khá công phu, thể hiện tác giả đã đầu tư nghiêm túc cho đề tài
Điểm thànÌ cơng nổi bật là tác giả đã phân tích rút ra những nguyên nhân dẫn đến
các rủi ro, các nguyên nhân được phân tích kỹ cả về phía khách hàng và cả về
phía ngân hàng Qua quá trình phân tích trên chúng ta có thể thấy tác giả dầy dạn kinh nghiệm và có khả năng tổrg hợp vấn đề do đó đã có những nhận xét rất sắc sảo
Thành công thứ 4: Thành công thứ 4 và cũng là thành công lớn nhất của luận án là
hệ thống giải pháp mà tác giả đã để xuất Tác giả đã để xuất 3 nhóm biện pháp
lớn giải quyết đúng những tổn tại hiện nay của các ngân hàng thương mại
- - Với nhóm biện pháp xây dựng chính sách tín dụng an tồn, kiểm sốt rủi ro
trong cho vay, tác giả đã đưa 5 giải pháp cụ thể
se Phân loại hình thức cho vay nhằm lựa chọn loại hình cho vay phù hợp với
thị trường và nhu cầu khách hàng
se Lựa chọn các hình thức đảm bảo tín dụng
© Quy dinh hạn mức trần cho vay tối đa
se Xây dựng chính sách tín dụng định hướng theo ngành kinh tế e Qu’ dinh cách thức xử lý nợ
Trang 9- Véi biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình xét duyệt hồ sơ
cho vay tác giả đã đưa ra các để xuất khá hợp lý như:
e Quy định quyền hạn và trách nhiệm xét duyệt hồ sơ tín dụng
e T€ chức quy trình co vay chặt chẽ và đã sơ đô hóa khá rõ
Tác giả đã đưa ra phương pháp cho điểm để đánh giá doanh nghiệp khá thuyết phục, đồn, thời tác giả còn đưa ra phương pháp định giá lại khoản cho vay khá : hợp lý
-_ Với biện pháp đa dạng hóa loại hình cho vay nhằm hạn chế rủi ro - tác giả đã đưa ra các kỹ thuật cho vay như sau:
¢ Phát triển các hình thức cho vay gián tiếp
e Thrc hiện chiết khấu thương phiếu
se Đa dạng hóa đảm bảo tín dụng và quy trình quản lý rủi ro đảm bảo tín dụng
Mỗi kỹ thuật nêu trên đã được trình bày tỷ mỷ và công phu, thể hiện tác giả rất
am hiểu nghề nghiệp và đâu tư công phu mới có những để xuất toàn diện cu thé
và sáng tạc như vậy
Tóm lại luìn án là một công trình có giá trị lý luận và thực tiễn cao Tác giả có năng lực n;;hiên cứu Luận án hoàn toàn xứng đáng luận án cấp cao học kinh tế
Trang 10ee OBSERVATIONS ON MASTER THESIS NHAN XET LUAN VAN THAC Si ses ~ ‹ a / Ne ? Ầ ! a ` c ` Subject : Z, ft a Pett Pe Eat at ene adage 0000109090 na Author - Tac giả Se
Rating — Scores — X€p hang _~ Điểm
Average Fair | Fairly Good | Good Excellent
T.Binh Khá Khá Giỏi Giỏi Xuất sắc [ Form - Hình: thức | Printing and Presentation x In ấn và lrình bày 2 Plan- Bố cục »%
3 Charts, Footnotes, Bibliography
Biéu bang, Cudc chi, Thit tich
4 Writing Style — Hanh van z x
Overall evaluation on Form Đánh giá chung về hình thức x II Contents — Nội dung 1 Subject— Đề tài x 2 Theoretical Base—Co sé ly ludn an 3 Information collection Thu thập thông tin Analysis — Phan tích 5 Significance of contents x —
Ý nghĩa của noi dung
Overall evaluation on contents
Trang 11MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến rủi ro trong cho vay của ngân hàng thương mai
11 Rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế
1.1.1 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh
1.1.2 Nhận diện rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM
1⁄2 Phân tích, dự đoán rủi ro tín dụng
1.2.1 Anh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của NHTM 1.2.2 Phân tích, dự đoán khả năng rủi ro khi xét duyệt khoản vay
1.2.3 Rủi ro tín dụng trong quá trình rút vốn vay
13 Lý thuyết phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng 1.3.1 Các biện pháp mang tính chất phòng ngừa
1.3.2 Các biện pháp mang tính chất xử lý
1.3.3 Vai trò của ngân hàng trung ương trong hạn chế rủi ro cho vay của ngân hàng thương mại
1.3.4 Học tập kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro trong cho vay của các ngân
hàng trên thế giới
Chương 2: Rủi ro tín dụng tại các NHTM ở Tp HCM trong những
năm gần đây
2.1 Thực trạng về rủi ro và quản lý rủi ro trong cho vay ở các ngân
hàng thương mại tại tp Hem
2.1.1 Vai nét về hệ thống ngân hàng thương mại tại Tp HCM trong nên
kinh tế thị trường
2.1.2 Một số thành tựu đạt được của hệ thống NHTM tại Tp HCM
Trang 122.1.4 2.1.5 1.0 2.2 2.2.1 V ẤP y2 eee
Thực tế cho vay tại các ngân hàng thương mại trong thời gian qua
Rui ro tin dung xét theo loai cho vay
Rui ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay các doanh nghiệp thời gian qua
Các nguyên nhân từ phía khách hàng vay
Các nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại Các tác động từ môi trường vĩ mô
Chương 3: Một số biện-pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín Sli SJ, 3.1.2 3.1.3 3.1.4 Bd sis 3.2 30.1 3.2.2 a 3.3.1 3.3.2 3.3.3
dụng tại các ngân hàng thương mại
Xây dựng chính sách tín dụng an toàn kiểm soát rủi ro trong
cho vay
Phân loại các hình thức cho vay
Lựa chọn các hình thức đảm bdo tin dung
Qui định hạn mức trần cho vay tối ẩa
Xây đựng chính sách tín dụng định hướng theo ngành kinh tế
Quy định cách thức xử lý nợ có vấn đê
Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình
xét duyệt hồ sơ cho vay
Quy định quyền hạn và trách nhiệm xét duyệt hồ sơ tín dụng
nx 4 ` ~ À 2 ⁄ “+ , nA
Tô chức quy trình cho vay chặt chế nhằm quán lý rúi ro có hiệu quả Đa dạng hóa loại hình cho vay nhằm hạn chế rủi ro
Phát triển các hình thức cho vay gián tiếp
Thực hiện chiết khấu ký hóa phiếu :
Trang 13Kiến nghị các biện pháp hỗ trợ pháp lý của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam
I-_ Cho phép ngân hàng lập quỹ dự phòng rủi ro cho vay
2- Khuyến khích đẳng tài trợ đối với những khoản vay lớn
3 1 Hoàn thiện hệ thống thông tin rúi ro tín dụng
Trang 14LỜI MỞ ĐẦU
1- Sư cần thiết của luận án và mục đích nghiên cứu
Kể từ khi Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp
lệnh ngân hàng hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành và đặc biệt sau khi Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng
có hiệu lực, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tín
dụng, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản Các NHTM bao gồm các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng
thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và chỉ nhánh ngân hàng
nước ngoài đã thực sự chủ động trong hoạt động kinh doanh tiên tệ
Điều đó cũng có nghĩa là các ngân hàng thương mại được độc lập trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng cũng phải chấp nhận
những rủi ro tiềm ổn Rủi ro là một khái niệm biểu hiện những bất trắc dẫn đến những hậu quả xấu Trong phần trình bày của luận án
này chúng tôi không bàn về rủi ro nói chung mà chỉ đề cập đến một loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là rủi ro tín dụng
Tại sao hoạt động tín dụng lại có rủi ro, các rủi ro đó được biểu hiện như thế nào, việc khắc phục, hạn chế, phân tán hoặc phòng
chống những rủi ro đó là hết sức cần thiết Nhưng để làm được việc
đó, những biện pháp nào cần được áp dụng ? Đây là những câu hỏi
lớn đòi hỏi sự chung sức của nhiêu người, nhiều cấp, nhiều ngành để
tìm ra giải pháp tốt nhất Nếu không tìm các giải pháp khắc phục nhằm hạn chế các rủi ro trong cho vay thì rất có thể dẫn đến sự phá
sản của một ngân hàng kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ảnh
hưởng xấu đến toàn bộ nên kinh tế Trong bối cảnh cạnh tranh đang
ngày càng trở nên gay gắt trong hoạt động của các NHTM như hiện
nay, một số ngân hàng do muốn chiếm lĩnh thị phần nên đã mở rộng
tín dụng một cách thiếu cân nhắc dẫn đến những khoản nợ xấu, nợ
đọng Điều đó đòi hỏi phải được nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống và khoa học để tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong cho vay, góp phần giúp cho các ngân hàng có vị
trí ổn định vững chắc trên thị trường trong nước cũng như nhanh chóng
hoà nhập với thị trường tài chính tiền tệ trong khu vực và trên thế giới Với những vấn đề được nêu trên, tôi mạnh dạn chọn để tài “một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tốt
Trang 152- Đối tương, pham vi nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của những vấn đề nêu trên, luận án
chọn đối tượng nghiên cứu tập trung vào hoạt động tín dụng của các
ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh Luận án cũng không đê cập đến những dạng rủi ro nói chung mà chỉ đề cập đến rủi
ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp tại các NHTM với hy vọng
có thể đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi nhằm hạn chế tác
động tiêu cực của rủi ro trong cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng
góp phân củng cố, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của các NHTM
một cách ổn định, vững chắc
3- Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên các kiến thức của các môn học kinh tế, dựa vào các
báo cáo phân tích của Ngân hàng Nhà nước, các số liệu thống kê, các
số liệu tự thu thập và dựa trên những qui định, chủ chương chính sách của Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng Luận án sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với phân tích xử lý
số liệu nhằm đưa ra cơ sở lý thuyết, đối chiếu với thực tế từ đó đưa ra
những biện pháp tích cực có thể áp dụng cho các NHTM Luận án đảm
bảo tính khoa học, logic, tính thực tiễn, tính khả thi và trung thực
4- Kết cấu của luận án
Luận án gồm 86 trang, 9 bảng, 1 sơ đô, 3 dé thi va 23 công thức có kết
cấu như sau :
- Lời mở đầu
- Nội dung gôm ba chương
e Chương 1 : Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến rủi ro trong cho vay của ngân hàng thương mại
e Chuong 2: Rui ro tín dụng các ngân hàng thương mại ở Tp
HCM trong những năm gần đây
e«_ Chương 3 : Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt
động tín dụng tại các ngân hàng thương mại
- Két ludn
Trang 16CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LY THUYET LIEN QUAN DEN RUI RO TRONG CHO VAY CUA NGAN HANG THUONG MAI
1.1 RUILRO VA CAC BIEN PHAP PHONG NGUA, HAN CHE
1.1.1 Khai niém rui ro trong kinh doanh
a) Khái niêm rủi ro :
Trong kinh doanh, để đạt được lợi nhuận mong muốn, người ta luôn dé cập
tới rủi ro và tìm mọi cách để hạn chế tối đa tác động của rủi ro đến hiệu qủa kinh doanh Vậy rủi ro là gì?
Có nhiều khái niệm về rủi ro Tùy theo điều kiện khác nhau mà có cách
hiểu về rủi ro cũng khác nhau :
- “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết qủa khi có rủi ro, người ta
không thể dự đoán chính xác kết quả ” '
- Theo Allan Wiilet ˆ rủi ro là bất trắc có liên quan đến việc xuất hiện một
biến cố không mong đợi
- Theo lý thuyết chứng khoán, rủi ro là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế
và lợi nhuận dự tính bất lợi cho nhà đâu tư
-_ Trong luận án này, chúng tôi hiểu rủi ro là khả năng xuất hiện những biến cố
bất lợi gây thiệt hại cho những khoản cho vay của ngân hàng b) Tính khách quan của rủi ro :
Từ xưa người ta đã nhận thức được rủi ro trong kinh doanh, Aristotes, một
nhà triết học Hy Lạp (384-322 tr.CN) cho rằng : “Nhà kinh doanh có thể thất bại về nhiều mặt nhưng chỉ có một con đường tiến tới thành công đó là con đường tiến
công vào mạo hiểm, chấp nhận rủi ro” Cũng theo tư tưởng của Aristotes thì “con
đường tiến tới thành công” trong kinh doanh chứa đựng rất nhiều các yếu tố mới
lạ khơng những ngồi dự kiến của con người mà cả ngoài nhận thức của cor: người nữa Như vậy, tính khách quan của rủi ro đòi hỏi trong kinh doanh, các nhà quản trị thường phải đưa ra các quyết định để giảm thiểu rủi ro Mặt khác “chấp nhận
rủi ro” có nghĩa là một nhà kinh doanh phải biết đúc kết từ thực tiễn , rút kinh
nghiệm từ những thất bại, nhận thức qui luật để tìm ra các biện pháp hữu hiệu hạn
chế rủi ro, đem lại thành công
(') Ngô Quang Huân - Võ Thị Qúy - Nguyễn Quang Thu - Trần Quang Trung Quản trị rủi ro, NXB
Giáo dục, 1998, trang 8
Trang 17
Nói đến tính khách quan của rủi ro không thể không phân tích tính tất yếu
xảy ra của rủi ro Rủi ro thực ra là kết quả của những nguyên nhân có trước trong những điều kiện, môi trường cụ thể Nói chính xác hơn trong kinh doanh có nhiều
mối quan hệ mang tính quy luật đan xen vào nhau và kết quả kinh doanh là kết
quả tất yếu của tác động của những quan hệ nhân quả này Như vậy từ tính khách
quan trên đây cho ta thấy rủi ro ở mức độ nhất định có thể theo dõi, thống kê,
quản lý và phòng ngừa hoặc phân tán và do đó nếu có xảy ra thì tác hại của nó là
không lớn và có thể chấp nhận được
c) Định lượng rủi ro :
Một khi đã hiểu thế nào là rủi ro và nhận thức được tính khách quan của rủi ro câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đo lường rủi ro ? Hay nói cách khác liệu có phương pháp nào để lượng định mức độ rủi ro hay không ? Điều này đã được các
nhà chuyên môn nhất quán dùng xác suất để đo lường rủi ro Để xác định rủi ro
người ta chủ yếu phải dựa vào phương pháp thống kê Bên cạnh đó còn có những kết quả có thể xảy ra ngoài nhận thức của con người, vì vậy việc xác định rủi ro
chỉ mang tính tương đối
Do việc xác định rủi ro theo thống kê mang tương đối, nên trong kinh
doanh, nếu để rủi ro xảy ra ít nhiều sẽ gây thiệt hại cho nhà kinh doanh Vì vậy
người ta phải áp dụng các phương pháp cần thiết để dự đoán, phòng ngừa rủi ro Để làm được điều đó cần thiết phải xem xét các hoạt động của các doanh nghiệp,
các yếu tố, các mối quan hệ, đưa ra các phương án, để dự đốn khả năng thành cơng, khả năng bất trắc xảy ra Một phương pháp khác là so sánh với các điều
kiện tương tự để dự đốn khả năng thành cơng và mực độ rủi ro từ đó đưa ra quyết
định Do đó trong kinh doanh cần phải dự báo rủi ro Mặc dù điều đó chỉ đạt được
ở mức cân đối, song quan trọng hơn cả là thông qua đó sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu tác hại của rủi ro
1.1.2 Nhân diện rủi ro trong hoạt đông cho vay của ngân hàng thương mại
a) Vai trocua ngan hang thuong mai trong nén kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà tất cả các hoạt động kinh tế đều do thị trường điều tiết theo qui luật cung — cầu Qui mô, chất lượng, chủng loại, hình thức của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cung ứng đều được quyết định bởi quan hệ cung - cầu và được xác định thông qua các hình thái giá trị như tiển tệ, lợi nhuận, giá cả, lãi suất Nền kinh tế thị trường vận động theo qui luật khách
quan chứ không tuân theo ý muốn chủ quan Trong nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế đều được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, Nhà nước có vai trò quan trọng chủ yếu là quản lý các chính sách vĩ mô Các chủ thể kinh tế
phải biết vận dụng sáng tạo để tạo cho mình lợi thế trong kinh doanh để tổn tại và
Trang 18Hoạt động của qui luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường luôn tạo ra sức
cạnh tranh mạnh mẽ, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển Ngân hàng
thương mại ra đời là do yêu cầu khách quan của nền kinh tế hàng hoá và chính
NHTM lại có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường với những lý do :
- NHTM gop phan quan trong trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Với vai trò trung gian tài chính, ngân hàng thực hiện việc tập trung các khoản vốn nhỏ, phân tán thành lượng vốn lớn, tập trung để tạo sức mạnh tài chính
cho các hoạt động kinh tế Ngân hàng góp phần chuyển vốn từ những lĩnh
vực kinh tế kém hiệu quả sang kinh vực có hiệu quả cao hơn, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách gián đoạn giữa tích luỹ và tiêu dùng
-_ Hoạt động của NHTM góp phần tiết giảm chi phí lưu thông NHTM thực
hiện vai trò này thông qua việc phát hành, tạo ra các công cụ tín dụng, thay thế cho tiền làm phương tiện thanh toán và tổ chức thanh toán qua tài khoản
trong toàn bộ nền kinh tế
-_ NHTM góp phần thúc đẩy nên kinh tế tăng trưởng thông qua việc đầu tư, hỗ
trợ kịp thời và đầy đủ cho quá trình thực hiện các phương án, giải pháp kinh doanh có hiệu quả
-_ Với tầm vóc và vị trí hoạt động của mình, NHTM đóng vai trò rất quan trọng
trong việc mở rộng giao lưu quốc tế NHTM làm nhịp cầu cho các quan hệ
quốc tế của các bên đối tác trong nước và nước ngoài được khai thông phát triển trên nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi
b) Chức năng của NHTM
NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gởi của khách hàng và cung cấp cho khách hàng dịch vụ chi trả cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho ký thác tiết kiệm, cho vay, chiết khấu và nghiệp vụ thanh toán Chức năng kinh doanh của NHTM tại Việt Nam củng được xác định trong Điều 1, Khoản 1 Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính : “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số
tiền đó để vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng nhìn chung có ba chức năng
chính của NHTM như sau :
- - Chức năng tạo ra tiền :
Số dư tài khoản tiền gửi là một bộ phận kết cấu tiền trong lưu thông được
ngân hàng sử dụng để phát triển hoạt động của mình trên hai mặt cho vay và tăng
cường nguồn vốn, tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng Trên cơ sở ký quỹ dự trữ bắt buộc theo qui định của ngân hàng trung ương, trên cơ sở tính hệ thống
Trang 19của NHTM, quá trình liên kết giữa hoạt động tín dụng cho vay và việc tạo ra vốn trên tài khoản tiền gửi trong cùng một hệ thống ngân hàng đã giúp cho NHTM
làm tăng số tiền gửi lên nhiều lần so với số ban đầu
- _ Chức năng trung gian tài chính, cho vay phát triển sẵn xuất — kinh doanh Là trung gian tài chính, NHTM tham gia vào hoạt động tài chính trong nước
và quốc tế Quá trình tập trung và tích tụ sản xuất đã thúc đẩy quá trình tập trung
và tích tụ trong hoạt động ngân hàng Mặt khác, tích tụ và tập trung trong lĩnh vực ngân hàng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo điều kiện thúc đẩy
quá trình tập trung và tích tụ sản xuất Thực chất đó là việc thúc đẩy q trình
cơng nghiệp hố, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ
- _ Chức năng luân chuyển tiền tệ
NHTM làm cho tiền tệ trong nền kinh tế luân chuyển nhanh với phạm vi
hoạt động rộng lớn, đa dạng so với các tổ chức tín dụng khác Chức năng này được các NHTM thực hiện thông qua các cơ chế tác nghiệp, trước hết là nghiệp vụ tín
dụng và thanh toán với các phương tiện ngày càng hiện đại và thuận tiện Hệ
thống ngân hàng biến tiền nhàn rỗi thành tiền hoạt động, thực hiện điều hoà cung cầu vốn trong nền kinh tế và thu hút đại bộ phận chu chuyển tiển tệ qua ngân
hàng
Xuất phát từ các chức năng hoạt động của mình hoạt động của ngân hàng
chứa đựng những yếu tố rủi ro lớn Bên cạnh các yếu tố về luật pháp, chính sách tiền tệ, chiến lược phát triển kinh tế, ngân hàng còn chịu tác động bởi yếu tố
khách quan rất lớn Đó là tình hình kinh doanh, hoạt động kinh tế của các khách hàng Các khách hàng của ngân hàng rất đa dạng về hình thức tổ chức, phong phú
về ngành nghề và đối với mỗi khách hàng ngân hàng đều có sản phẩm thích hợp
phục vụ riêng vì vậy tính rủi ro của kinh doanh ngân hàng cũng phức tạp và phong phú hơn với các loại hình kinh doanh khác
Rúi ro trong kinh doanh nói chung của NHTM xuất phát từ tính đặc trưng là
thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay Đối với người gửi tiền tại NHTM khoản tiền này vẫn được quyền sử dụng của họ bằng cách phát hành
séc hoặc các công cụ thanh toán khác Bên cạnh đó trên cơ sở số tiển gởi vào, ngân hàng sẽ thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay Như vậy ở phía huy động vốn ngân hàng không nắm quyển chủ động trong khi đó ở phía
cho vay ngân hàng là người quyết định Do đó, ngân hàng sẽ phải cân đối giữa hai
mặt về thời hạn, khối lượng, mức chi phí để đảm bảo hoạt động của mình được
sinh lời và an toàn Bất kỳ sự mất cân đối nào cũng đều có thể đem lại những
thiệt hại cho ngân hàng Rủi ro trong cho vay của ngân hàng thương mại nói riêng được thể hiện trong chính đặc điểm kinh doanh tín dụng của NHTM Đó là :
Trang 20
Thứ nhất : Sản phẩm của hoạt động tín dụng ngân hàng là sản phẩm gián tiếp thỏa mãn nhu cầu của xã hội về hàng hóa, vật tư, dịch vụ v.v khi sử dụng
các sản phẩm trực tiếp các chủ thể vay vốn ngân hàng đã được hưởng “sản phẩm” gián tiếp — tín dụng ngân hàng Từ đây chất lượng sử dụng sản phẩm gián tiếp phụ thuộc vào chất lượng sử dụng sản phẩm trực tiếp và trong trường hợp việc sử dụng sản phẩm gián tiếp Ở đây cho thấy vai trò của ngân hàng chấp nhận một
mức rủi ro nhất định, điều chỉnh, định hướng giảm độ rủi ro cho các ngành kinh tế
vay vốn
Thứ hai : Quan hệ tín dụng hình thành dựa trên cơ sở hoàn trả Trong quan hệ tín dụng này ngân hàng là người cho vay - chủ sở hữu khoản vốn vay; còn bên
kia là khách hàng vay, người được nhận ủy quyền sử dụng tiền vốn của ngân hàng
trong một thời hạn nhất định Như vậy, khi hết hạn sử dụng khách hàng phải hoàn
trả tiền vốn cho ngân hàng và một khoản tiền lãi như giá của quyền sử dụng vốn
Việc hoàn trả vốn như vậy là tất yếu và hoàn trả đúng hạn, đây đủ lại là vấn đề được ngân hàng để cao Trong hoạt động thực tiễn khó có thể dự đoán hết tnh đúng hạn và đầy đủ của khoản vốn, bởi tín dụng là hàng hoá gián tiếp, phụ
thuộc vào thời gian sử dụng các hàng hoá trực tiếp cũng như việc bảo quần, giữ gìn các hàng hoá trực tiếp để đảm bảo giá trị vốn tín dụng trong quá trình sử dụng
Thư ba : Lãi suất cho vay là giá cả của tín dụng ngân hàng trong một thời
hạn nhất định
Chủ thể kinh tế vay vốn ngân hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi dưới hình thức lãi suất Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa khoản tiên lãi phải trả so với vốn vay trong một thời gian nhất định Mức tiền lãi phải trả này phụ thuộc vào số tiền vay, thời hạn vay cũng như tình hình cung ứng vốn trên thị trường Nguồn trả các khoản lãi vay được các nhà doanh nghiệp trích từ kết quả kinh doanh để
trả cho ngân hàng Còn các khách hàng là cá nhân được lấy từ thu nhập của mình Doanh nghiệp và cá nhân không phải lúc nào cũng đạt được thu nhập như mong muốn và khi khả năng thu giảm thì khả năng hoàn trả cả vốn và lãi đúng hạn sẽ ảnh hưởng theo
Thứ tư : Quan hệ tín dụng là quan hệ dựa trên cơ sở lòng tin Trong quan hệ
tín dụng ngân hàng chuyển giao vốn cho khách hàng và nhận được sự cam kết trả nợ Như vậy ngân hàng chỉ dựa vào lời cam kết hoàn trả đó mà cấp tín dụng Chính vì thế chỉ khi nào cam kết đó đạt đến độ tin cậy cao, đủ tin tưởng thì ngân
Trang 21€) Rút ro trong hoạt động cho vay của NHTM
Từ sự phân tích trên đây cho thấy rủi ro trong kinh doanh tín dụng là những biến cố không mong đợi xảy ra trong quá trình cho vay của ngân hàng gây mất mát thiệt hại về tài sản, thu nhập của ngân hàng Phụ thuộc vào tính chất tác động của rủi ro mà ta có các loại rủi ro sau :
e Rủi ro thanh khoản
e Ruiro lãi suất
e© Rủiro tỷ giá e Rủi ro pháp lý e Rủi ro tín dụng
1) Rui ro thanh khoan
Rúi ro thanh khoản xảy ra trong trường hợp NH không đảm bảo được khoản
tiền thanh toán hay đáp ứng nhu cầu chi trả ngay của khách hàng gởi tiền Việc
không thỏa mãn nhu cau chi tra có thể gây tâm lý lo ngại cho các khách hàng gửi tiền, làm uy tín của ngân hàng về độ an toàn giảm sút Một khi khách hàng không
còn lòng tin đối với ngân hàng, trong điều kiện kinh tế không ổn định có thể dẫn
đến tình trạng khách hàng rút tiền ồ ạt làm mất khả năng thanh toán của 2 ngân
hàng và đưa ngân hàng đứng bên bờ vực phá sản
Khả năng thanh khoản của NHTM được xác định như sau :
Khả năng Tài sản lưu động — khoản cho vay ngắn hạn
thanh toán = (1)
ngắn hạn Tổng số dư tiên gởi
Trong công thức trên, cho chúng ta thấy có sự liên quan giữa rủi ro thanh khoản với hoạt động cho vay của ngân hàng Khi ngân hàng cho vay càng nhiều thì khả năng tăng thu nhập càng cao, đồng thời rủi ro thanh khỏan cũng tầng lên Công thức trên chỉ rõ khả năng thanh khoản của ngân hàng Hệ số càng lớn khả năng thanh khoản càng cao và rủi ro thanh khoản được giảm thấp
2) Rút ro lãi suất
Rủi ro lãi suất từ lâu đã được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm Rủi ro lãi suất là các biến động của lãi suất trên thị trường gây bất lợi cho ngân hàng Nói
Trang 22nhuận của ngân hàng Chẳng hạn, khi ngân hàng ký những hợp đồng cho vay dài
hạn với lãi suất cố định dựa trên cơ sở mức sinh lợi thực tế trên thị trường vào lúc ký hợp đồng, tuy nhiên, lãi suất huy động và thời hạn huy động vốn khơng được
tính tốn một cách hợp lý tương ứng do đó khi có sự thay đổi lãi suất thị trường,
ngân hàng có thể phải chịu thiệt hại Rủi ro lãi suất được xác định bằng sự thay đổi doanh số cho vay và doanh số tài sản nợ của ngân hàng khi có thay đổi lãi suất
Tài sản có nhạy cảm với lãi suất
Rủi ro lãi suất = (2)
Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất
Hệ số trên chỉ ra khả năng rủi ro khi có biến động về lãi suất Nếu hệ số
lớn hơn I (R> 1) khi lãi suất tăng lên không làm giảm thu nhập của ngân hàng mà
ngược lại lãi suất giảm sẽ có rủi ro lãi suất Trong trường hợp hệ số trên nhỏ hơn 1
(R < 1) rủi ro sẽ xảy ra khi có biến động lãi suất tăng lên Còn trong trường hợp
hệ số rủi ro lãi suất bằng một (R = 1) độ an toàn là cao nhất, tức không có thay đổi khi có biến động lãi suất Các ngân hàng hiện nay luôn hướng tới gần bằng một đề tránh rủi ro lớn khi có biến động lãi suất
3) Rui ro ty gid
Rủi ro tỷ giá là những biến động về tỷ giá làm giảm giá trị dự trữ ngoại tệ của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận nói chung của ngân hàng Trong các giao dịch của mình các ngân hàng tham gia các giao dịch liên quan tới ngoại tệ như nhận
tiền gởi thanh toán, cho vay bằng ngoại tệ do đó trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng xuất hiện cdc tai sản có bằng các ngoại tệ và các tdi sdn ng bang cdc
ngoại tệ tương ứng Để xác định mức độ khả năng xảy ra rủi ro tỷ giá các ngân hàng đã theo dõi theo từng loại ngoại tệ cụ thể và được đo bằng công thức :
Tài sản có bằng ngoại tệ
Rủi ro tỷ giá = (3)
Tài sản nợ bằng ngoại tệ
Nếu hệ số trên lớn hơn một (R > I) ta có tình trạng trường thế (long asset
position) về một ngoại tệ Rúi ro có thể xảy ra khi tỷ giá thay đổi theo chiều hướng
giảm thấp Trong trường hợp số này nhỏ hơn một (R < 1) thì ngân hàng sẽ có tình
trạng đoản thế về một loại ngoại tệ và rủi ro có khả năng xảy ra khi tỷ giá gia
Trang 234) Bái ro môi trường pháp lý, chính trí
Rủi ro pháp lý là rủi ro làm giảm thu nhập của ngân hàng do có sự thay đổi
về luật lệ, các qui định luật pháp làm vô hiệu các cam kết hay làm giảm nguồn thu
nhập từ các cam kết của ngân hàng Tình hình chính trị của một nước cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các ngân hàng thương mại Nếu tình hình chính trị không ổn định, ngân hàng không thể giải ngân các khoản vay đơn giản vì không có gì đảm bảo khoản vay sẽ được hoàn trả Mặt khác, dân chúng cũng không cũng
không đủ tin tưởng để gửi tiền tại ngân hàng
5) Rui ro tin dung
Rủi ro tín dụng là rủi ro làm mất hoặc giảm thu nhập của ngân hàng do việc bên vay không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản vay đầy đủ, đúng hạn theo như
đã cam kết trong hợp đồng vay Rủi ro tín dụng tiểm ẩn trong tất cả hoạt động mà
mức độ thành công phụ thuộc vào việc thực hiện của bên vay Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình thực hiện hợp đồng vay
Rủi ro tín dụng ngày nay không chỉ xẩy ra ở các lĩnh vực truyền thống như
Trang 24Hệ số (4) cho thấy tỷ lệ nợ qúa hạn chiếm trong một đồng vốn vay Hệ số này càng cao thì khả năng rủi ro tín dụng của một khoản vay cũng càng cao Ở hệ
số (6) cách dự đoán cũng tương tự nhưng ở tử số là các khoản nợ có chất lượng trung bình Các khoản nợ chất lượng tốt được xem là độ rủi ro thấp, trong khi đó các khoản nợ có chất lượng trung bình thì có độ rủi ro ở mức giới hạn chấp nhận được, vì thế rủi ro sẽ cao hơn Hệ số (5) phản ảnh một đơn vị tiền cho vay thì có
khả năng khó thu hồi sẽ là bao nhiêu x: x ⁄ z ^ nw ^ Ngoài ra còn có các hệ số bổ sung như : Tài sản rủi ro Tài sản rủi ro SO VỚI SSS (7) tổng tài sản Tổng tài sản Hay : Tỷ lệ quỹ dự Dự phòng mất vốn vay phòng so với dư = x100 (8)
nợ cho vay Tổng dư nợ cho vay
Hệ số (7) bổ sung cho các hệ số trên cho thấy độ rủi ro nói chung của tổng tài
sản Hệ số (8) là hệ số phòng ngừa rủi ro, nhằm bù đắp các thiệt hại có thể có khi xảy ra rủi ro Bên cạnh đó cho thấy mức độ rủi ro tín dụng của một khoản vay có
thể chấp nhận của một ngân hàng, mà cao thì các hệ số này sẽ lớn hơn ở những
ngân hàng có rủi ro tín dụng thấp
Rui ro tin dụng là rủi ro chính trong hoạt động cho vay của NHTM :
Khi nói đến khái niệm tín dụng là hiểu đến 2 mặt của nó, đó là : thu hút tiền nhàn rỗi, trên cơ sở đó để cho vay Tuy nhiên khi nói đến rủi ro tín dụng thì nghĩa
của nó đã hẹp hơn, nó xảy ra trong hoạt động cho vay, khi khoản vay không thu
hồi được hoặc không thu đầy đủ Điều đó cho thấy nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì số
tiền cho vay sẽ không thực hiện đầy đủ bản chất tín dụng của mình Vì vậy khi nói đến rủi ro tín dụng của NHTM sẽ được hiểu là rủi ro xảy ra trong lĩnh vực cho vay
hoặc đầu tư của NHTM Hơn nữa tại các NHTM hoạt động cho vay được hiểu là thực hiện các nghiệp vụ tín dụng Cho nên như trên đã phân tích, một khoản cho
vay có thể gặp rủi ro khi có biến động bất lợi về giá cả (lãi suất và tỷ giá tiền vốn
Trang 25
vốn của ngân hàng, điều mà bất cứ nhà ngân hàng nào cũng quan tâm phòng tránh Vì vậy trong cho vay, rủi ro tín dụng là rủi ro chính mà các ngân hàng phải
quan tâm và nhất là nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng trả nợ cũng như ý muốn
trả nợ của khách hành Do đó bên cạnh việc cải thiện chất lượng hoạt động cho
vay của mình, NHTM luôn tìm kiếm các biện pháp hạn chế rủi ro từ hướng khách hàng nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất khả năng rủi ro tín dụng
Cũng cần nói rằng, rủi ro tín dụng phát sinh trong mối liên quan chặt chẽ tới
các loại rủi ro khác như rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá và vì vậy làm cho năng lực trả nợ của khách hàng giảm đi, nghĩa là tức rủi ro tín dụng tăng lên Và nếu như rủi
ro tín dụng xảy ra liên tiếp và với qui mô lớn có thể sẽ dẫn đến mất cân đối lớn
trong hoạt động chung của NHTM, làm giảm khả năng thanh khoản của NHTM
Tuy nhiên, có trường hợp NHTM thực hiện cho vay rất tốn nhưng vẫn xảy ra rủi ro
thanh khoản Điều đó cho thấy rủi ro thanh khoản cần phải kiểm soát ở tầm rộng
hơn hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn
đến rủi ro thanh khoản của NHTM mà thôi
1.2 PHAN TICH, DU DOAN RUI RO TIN DUNG
1.2.1 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của NHTM
Kinh doanh tín dụng là một nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động
của NHTM : nếu tính theo số vốn sử dụng, nghiệp vụ tín dụng chiếm khoảng 70-
80% tổng nguồn vốn kinh doanh Và cũng từ nghiệp vụ kinh doanh này mang lại từ
60 — 70% lợi nhuận cho các NHTM Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hoạt động
cho vay hàm chứa các yếu tố rủi ro tiém ẩn Hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng cũng có thể bị vi phạm bất cứ lúc nào do khách hàng viện bất cứ lý do
gì để tìm cách trì hoãn trả nợ Mặc dù các ngân hàng đã có nhiều biện pháp chống
đỡ, ngăn chặn nhưng rất có thể vẫn có những khoản tín dụng không được trả đúng hạn và đòi hỏi các nhà quản trị luôn quan tâm hàng đầu đến vấn đề này
Với thực trạng tại nhiều nước trên thế giới hàng loạt NHTM phá sản trong thập niên 80 và đầu thập niên 90 là bằng chứng cụ thể cảnh báo cho những nhà ngân
hàng thấy được hoạt động kinh doanh tiền tệ trong môi trường kinh tế — chính trị —
xã hội đầy biến động trong những năm qua Tại Việt Nam, sự đổ vỡ hợp tác xã tín dụng ở nông thôn và đô thị những năm 1989, 1990, 1991 và gần đây là một số
ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã gây nên một hậu quả rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế Để tổn tại và phát triển các nhà ngân hàng cần có hàng loạt biện
pháp, nhận thức đúng đắn vận hội và thách thức mới, trong đó việc làm bức thiết và nghiêm túc là nhận diện được các rủi ro, các mối đe dọa ảnh hưởng đến sự sống
còn của hệ thống tổ chức tín dụng
Trang 26
Rủi ro tín dụng xảy ra trong các tình huống sau đây :
- No cham trả theo thời hạn cam kết, dẫn đến vốn không được giải phóng đúng như dự kiến, nếu xảy ra với lượng lớn hoặc nhiều khách hàng cùng lúc có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản hoặc mất cơ hội ký hợp đồng tín dụng mới
-_ Việc chậm trả khoản lãi vay sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng so với dự kiến và nói chung chậm trả cả vốn và lãi đã làm chi phí quản lý một khoản vay của ngân hàng.nâng lên
-_ Nợ dây dưa khó đòi : Là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày, khả năng trả
vốn và lãi rất thấp Nợ khó đòi làm đọng vốn của ngân hàng, có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong quản lý nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, khả năng thanh khoản bị giảm thấp, dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng
Nếu các khoản nợ khó đòi, chiếm tỷ trọng đáng kể có thể đưa ngân hàng đến
bên bờ phá sản
-_ Các khoản nợ gặp rủi ro tín dụng sẽ gây khó khăn trong chừng mực nhất định
cho ngân hàng khi phải thỏa mãn các nhu cầu rút tiền của khách hàng đến
gởi, dẫn tới lòng tin của khách hàng giảm thấp, có thể đồng loạt rút vốn làm
ngân hàng giảm khả năng thanh khoản nhanh chóng mà các khoản cho vay kém chất lượng không giúp ngân hàng cải thiện được tình hình
- Chi phi để xoá bổ các khoản nợ khó đòi rất cao mà thường các khoản nợ này
không còn trả lãi nữa, dẫn đế thua lỗ và thiệt hại về tài sản của ngân hàng
Tóm lại, rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, gây thiệt hại về tài sản, làm giảm lòng tin của dân chúng, đưa ngân hàng đến phá sản Nếu xét trên phạm vi toàn bộ xã hội, rủi ro tín dụng làm cho các ngân hàng này
phá sản sẽ kéo theo sự phá sản của hàng loạt ngân hàng khác Khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn tất yếu những hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội tất yếu sẽ diễn ra : thất nghiệp gia tăng, đời sống giảm xuống, các vấn để xã hội trở
nên trầm trọng Bên cạnh đó, các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và đời sống có đất để sinh sôi dẫn đến rối loạn trong hoạt động kinh tế — xã hội
1.2.2 Phân tích, dự đoán khả năng rủi ro khi xét duyệt khoản vay
Rủi ro tín dụng đã có dịp để cập trên đây có thể đưa tới những hậu quả tiêu
cực cho ngân hàng cũng như nền kinh tế Nhưng để tối đa hoá hoạt động của mình, ngân hàng phải luôn chấp nhận một mức độ rủi ro có thể xảy ra, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và nền kinh tế tăng trưởng Việc chấp nhận rủi ro của
ngân hàng không có nghĩa là “liều mạng” mà mang tính dám mạo hiểm, và ngân hàng cũng cần có cơ sở để mạo hiểm Muốn xác định ở mức độ nào cho rủi ro tín
dụng có thể chấp nhận được, ngân hàng cần phải dự đoán khả năng rủi ro của
Trang 27
Công việc dự đoán mang tính chất khoa học, rất nghiêm túc và do các
chuyên gia lành nghề tiến hành Để dự đoán được chính xác rủi ro tín dụng, việc
nghiên cứu thường xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau có thể đưa đến rủi ro
Ở đây chúng tôi chỉ xét theo các yếu tố của một khoản cho vay
Thứ nhất : Dự đốn mơi trường hoạt động của khoản cho vay
e_ Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố :
- - Điều kiện tự nhiên
- _ Trình độ phát triển nền kinh tế đất nước
- _ Đặc điểm văn hoá - xã hội của đất nước
- _ Cơ sở pháp lý, luật pháp, các đường lối, chính sách về kinh tế, tài chính,
tín dụng
e_ Môi trường vi mô gồm có các yếu tố :
- _ Đối thủ cạnh tranh của người vay vốn - _ Thị trường cung cấp - Thị trường tiêu thụ - _ Điểu kiện phát triển ngành - _ Tính chất sở hữu - - Trình độ, tính cách của nhà quản lý
Rủi ro môi trường luôn tồn tại cả bên trong và bên ngoài một tổ chức, vì vậy một khoản vay khi đưa vào sử dụng sẽ như một cuộc thám hiểm với bao điều bất ngờ phía trước Việc dự đốn các yếu tố mơi trường sẽ cho phép ngân hàng nhận định được khả năng rủi ro của một khoản vay ở mức độ chấp nhận hay không trước
khi quyết định cho vay
Thứ hai : Dự đoán rủi ro từ hướng khách hàng
Từ phía ngân hàng cũng có thể xảy ra rủi ro đạo đức Do sự lỏng lẻo trong
quản lý, những lợi thế của ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ đã làm
không ít nhân viên tham ô, cửa quyền, tự lợi Các ngân hàng luôn cố gắng loại trừ độ rủi ro từ hướng này, nhưng trên thực tế mà nói vẫn tiềm ẩn một đệ nhất định
1.2.3 Rủi ro tin dung trong qua trình rút vốn vay
Thực tế cũng như những kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn đều
cho thấy các khoản cho vay có rủi ro đều có những biểu hiện từ trước ở những mức
độ khác nhau như :
Trang 28- _ Sử dụng vốn sai mục đích -_ Các tài liệu báo cáo tình hình sử dụng vốn vay không được gởi đến đúng kỳ hạn - - Tài khoản vãng lai luôn có số dư nợ, hay các khoản vay ứng trước có một vài lần trả không đúng hạn - _ Nhiều lần séc bị từ chối thanh toán
- - Các đảm bảo tín dụng bị xuống, giảm giá nghiêm trọng v.v
Vì vậy, các đánh giá về rủi ro tín dụng của một khoản vay lúc đầu cần được
thay đổi, đánh giá lại và giúp cho ngân hàng có các biện pháp phòng ngừa kịp thời Khi đã đưa vào sử dụng một khoản tín dụng thì khả năng rủi ro tín dụng hầu như phụ thuộc vào rủi ro kinh doanh của khách hàng
13 LY THUYET PHONG NGUA, HAN CHE RUI RO TIN DUNG
Trên thế giới, ngân hàng thương mại đã có lịch sử hình thành va phát triển
gan 400 năm, trong đó các NHTM đã trải qua nhiều bước thăng trầm Những rủi ro
trong hoạt động tín dụng đã được ghi nhận lại và được các nhà khoa học nghiên
cứu đúc kết thành những bài học kinh nghiệm Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro
tín dụng của NHTM cùng với sự phát triển của công nghệ ngân hàng đã không
ngừng được nhận thức và cải thiện cho phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi
nước Nhận thức các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng chính là kết quả của quá trình đúc kết kinh nghiệm hoạt động ngân hàng trên thế giới nói chung để có
những tác động hữu hiệu vào chất lượng hoạt động tín dụng của từng NHTM trong
đó ngân hàng đã đưa ra các nguyên tắc nhằm dé ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
Nguyên tắc hạn chế rủi ro là phân tán rủi ro Điều này có nghĩa rủi ro ở một
mức độ nào đó chắc chắn phải có (tổn tại khách quan) Nhưng nếu rủi ro xẩy ra ngắt quãng về thời gian, phân tán về không gian thì thiệt hại nếu có cũng không thể dẫn đến sự bất ổn trong kinh doanh ngân hàng Ngân hàng tuân thủ nguyên tắc
quản ly rui ro có nghĩa các hoạt động cho vay được giám sát chặt chế theo các qui
định với các tiêu chuẩn đã định trước với mục tiêu giảm thiểu rủi ro Các biện
pháp nhằm hạn chế rủi ro của ngân hàng được nhiều sách báo kinh tế dé cập đến
và được xét từ nhiều góc độ khác nhau Ở đây chúng tôi xét các biện pháp từ góc
độ xuất hiện rủi ro để có hai nhóm biện pháp : Các biện pháp mang tính chất phòng ngừa và các biện pháp mang tính chất xử lý
Trang 29
1.3.1 Các biên pháp mang tính chất phòng ngừa
Các biện pháp mang tính chất phòng ngừa là các biện pháp mang tính chất
tích cực được đề ra để áp dụng với bất kỳ khách hàng tiểm tàng nào, tính trước lúc
khoản tín dụng được phát ra Như vậy các mối quan hệ tín dụng sắp tới phải trong khả năng kiểm soát được của ngân hàng và trong mức rủi ro chấp nhận
Biên pháp thứ nhất : Đề ra một chính sách tín dụng linh hoạt
Do đặc điểm kinh doanh của mình, các ngân hàng phải luôn để cao tính an
toàn trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh tín dụng Để làm được điều đó, các
NHTM phải xây dựng cho mình chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm của mỗi ngân hàng Chính sách tín dụng phải nhất quán áp dụng tất cả các khâu cũng như các nhân viên của ngân hàng, không phân biệt thứ bậc hay phòng ban nào Chính sách tín dụng nêu ra phạm vi, qui mô cho vay, các loại cho vay, mối quan hệ giữa các loại cho vay, giữa cho vay với vốn tự có, giữa cho vay với các khoản nợ của
ngân hàng với mục tiêu hợp lý về thời hạn và an toàn về vốn Ngoài ra còn để ra
các phương châm xử lý các tình huống vượt qui định và xử lý các khoản nợ có vấn
dé Để đảm bảo nhất quán trong hoạt động của mình và dễ kiểm tra, ngân hàng
còn qui định tiêu chuẩn cấp tín dụng cho một khách hàng Tùy từng lúc từng nơi
nhưng hiện nay chủ yếu dựa vào 5 tiêu chuẩn sau :
1 Uy tín (Character)
2 Năng lực (Capacity)
3 Vốn (Capital)
4 Đảm bảo (Collateral)
5 Các điều kiện khác (Conditions)
Chính sách tín dụng tùy vào điều kiện kinh tế ,chính sách tiền tệ của đất nước, vị trí cạnh tranh cũng như qui mô hoạt động mà thay đổi hay điều chỉnh trong từng thời kỳ Các chính sách này phải đảm bảo luôn khuyến khích nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng nhằm nâng cao lợi nhuận
Cơ sở để hình thành chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố sau :
Thứ nhất : Qui mô và tính chất nguồn vốn Đây là khả năng nguồn tài chính cho
phép ngân hàng hoạt động Qui mô vốn càng lớn thì qui mô hoạt động tín dụng
cũng được mở rộng và phong phú Bên cạnh đó cơ cấu nguồn vốn cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng do tính ổn định hoặc khả năng sinh lợi của mỗi nguồn đều khác nhau Vì vậy mỗi ngân hàng đều phải cân nhắc các hoạt động của mình trên
Trang 30
Thứ hai : khả năng sinh lời cũng như rủi ro trong các hoạt động tín dụng của NHTM Để dự đoán được khả năng sinh lời cũng như rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng phải xác định được thị trường của mình và hình thành các thị trường chiến lược Ví dụ khi xét đến hoạt động cho vay thì chủ yếu cho vay ở lĩnh
vực nào, khu vực địa lý nàocũng như cụ thể nhu cầu vay của các loại khách hàng
nào để từ đó xét độ sinh lời của một đồng vốn cho vay Bên cạng đó mỗi mức độ
sinh lời đều tương ứng với một mức độ rủi ro nhất định vì vậy ngân hàng sẽ phải lựa chọn mức sinh lời nào mà tương ứng với mức rủi ro thích hợp để ngân hàng có
thể chấp nhận được Ở đây theo xu hướng tối thiểu hóa rủi ro để tối đa hóa lợi
nhuận
Thứ ba : Chính sách tiền tệ và tài chính của đất nước Nếu chính sách tiền tệ và tài chính được mở rộng, ngân hàng Trung ương sẽ tăng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông qua hệ thống NHTM, làm tăng khả năng cho vay của các NHTM đối
với nền kinh tế và ngược lại
Thứ tự : Khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên ngân hàng Khả năng và kinh nghiệm của nhân viên ngân hàng có ý nghĩa quan trọng khi thiết lập chính
sách tín dụng Ngày nay nhiều ngân hàng đã ở trong tình trạng cạnh tranh về thu
hút các nhân viên có kinh nghiệm và lành nghề trong hoạt động cho vay Như vậy tùy vào lực lượng nhân viên và khả năng của họ mà chính sách tín dụng sẽ quy
định các hoạt động cho vay có nhân viên mạnh về tác nghiệp và có thể nói các
ngân hàng thành công là các ngân hàng có đội ngũ nhân viên có chất lượng cao và được động viên tích cực nhờ các chính sách đúng đắn đó có chính sách tín dụng
Biên pháp thứ hai _: Quy định và kiểm soát quy trình cho vay :
Quy trình cho vay thường được thể hiện tổng quát trong chính sách tín dụng nhưng luôn được cụ thể hóa bởi các quy định riêng Quy trình cho vay là một quá
trình từ lập đơn xin cho đến thu hồi hết nợ vay Quy trình này gồm 4 giai đoạn :
I- Lập hồ sơ xin vay
2- Phân tích tín dụng
3- Quyết định tín dụng
4- Quản lý tín dụng (theo dõi hồ sơ tín dụng và trao đổi thông tin với các bên
liên quan)
Giai đoạn lập hồ sơ xin vay :
Giai đoạn này chủ yếu do khách hàng vay vốn thực hiện Đây là mặt thủ tục giấy tờ chuẩn bị cơ sở pháp lý cho một hợp đồng, song lại ,rất quan trọng vì thông qua giai đoạn này mà cung cấp cho ngân hàng các thông số có liên quan đến người vay, số tiền vay Nếu các thông số đó được cung cấp đầy đủ, chính xác thì công
Trang 31
việc của các giai đoạn sau sẽ đơn giản hơn Vì vậy ngân hàng quy định rất cụ thể
cách lập hồ sơ tín dụng cho từng loại khách hàng,; cho mỗi loại cho vay và qui mô
vay Hơn nữa hồ sơ tín dụng được coi là yếu tố bắt buộc và được luật pháp quy
định Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính cũng có điều
khoản riêng qui định về hơ sơ tín dụng và còn nêu rõ là yếu tố nhằm giảm thiểu rủi ro (Điều 22 khoản 3) Hồ sơ tín dụng được lập cho từng khoản vay và tùy thuộc vào qui mô, tính chất sản xuất kinh doanh, thời hạn, uy tín mà hồ sơ này nhiều hay ít giấy tờ thường bao gồm :
- Don xin vay
- _ Các tài liệu có liên quan đến các yếu tố trong đơn xin vay - - Đảm bảo tín dụng (nếu có)
Ở giai đoạn này ngân hàng cũng thu thập các thông rin rủi ro trên thị trường về người vay và lĩnh vực hoạt động của người này
Giai đoạn phân tích tín dụng :
Phân tích tín dụng là giai đoạn rất quan trọng qua đó có thể nhận định khoản
tiền vay có tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp không, khoản vay có mức độ rủi ro
có thể chấp nhận được không và phải có biện pháp cụ thể nào để bảo vệ ngân
hàng; nếu cho vay thì quan hệ có kiểm sốt được khơng Giai đoạn phân tích tín dụng được tuân thủ theo 4 bước sau đây:
Bước I : Xác định mục dich tài trợ :
Ở đây phải xác định mục đích sử dụng tiền vay Số tiền vay có phù hợp với
mục đích, có giúp cho việc thực hiện được mục tiêu kinh doanh, thời gian vay có
phù hợp với thời gian thực hiện mục đích vay không Số tiền này và thời hạn có
vượt các quy định của ngân hàng về loại hình kinh doanh, qui mô kinh doanh, loại cho vay hay không
Bước 2 _: Đánh giá năng lực tài chính và xác định nguồn trả nợ
Sau khi xác định mục đích vay, ngân hàng tiến hành phân tích, đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng tập trung vào các yếu tố sau :
I- Năng lực tài chính của doanh nghiệp có đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không? Hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả không ? Căn cứ vào
chu kỳ sản xuất kinh doanh, dòng ngân lưu vào có phù hợp kế hoạch trả nợ vay
không?
2- Khả năng sinh lời, vốn tự có
Trang 32
Một khoản vay được đánh giá tốt khi cả bốn yếu tố trên được xem xét, đánh
giá kỹ lưỡng, có cơ sở phân tích Trong trường hợp này rủi ro tín dụng được xem là
rất thấp Trong những yếu tố trên, ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến dòng
ngân lưu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đây chính là nguồn để
trả nợ khoản vay Yếu tố chất lượng tài sản của doanh nghiệp cũng được xem xét nhằm mục đích làm tài sản thế chấp/ cầm cố khoản vay Tuy nhiên không nên
quan điểm đó là nguồn trả nợ cơ bản
Bước 3 : Phân tích rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh khả năng trả nợ của khách
hàng, như phần trên đã đề cập, rủi ro tín dụng chủ yếu do rủi ro trong kinh doanh
của khách hàng dẫn đến không trả được nợ vay ngân hàng (chỉ một số ít là rủi ro
tín dụng do khách hàng không có ý muốn trả nợ) Vì vậy công việc phân tích này đóngvai trò rất quan trọng Khả năng rủi ro tín dụng chịu tác động của các yếu tố
như ngành kinh danh,; tính chất công nghệ (sản xuất trọn, sản xuất tổng hợp, hay sản xuất dây chuyền) Các yếu tố vị thế cạnh tranh, chất lượng quản trị cũng ảnh
hưởng tới rủi ro tín dụng
Rủi ro trong kinh doanh khách hàng được xem xét từ hai hướng : Rủi ro đặc
thù ( rủi ro do điều kiện sản xuất - kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp) và rủi ro hệ thống cho nền kinh tế hay của ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động
Rủi ro đặc thù của doanh nghiệp được phân tích theo khả năng rủi ro trong chu kỳ kinh doanh mà khi phân tích phải trả lời được các câu hỏi sau :
- Dự trữ nguyên vật liệu :
Cung cấp có phù hợp không? Có tính thời vụ không? Dự trữ có cạn kiệt không?
Các điều kiện dự trữ đáp ứng nhu cầu sản xuất không? Chi phí vận chuyển vat tư đến xưởng? Có các công ty cung ứng gần không 2 được cung cấp trực tiếp hay qua trung gian? Có chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường (thời tiết, khí
hậu ) Do một hay nhiều nhà cung cấp cung ứng? Là nhập khẩu? Được chính
phủ khuyến khích hay sẽ ngăn cấm trong tương lai? Tính đồng bộ của vật tư
< Có gặp vấn đề giá cả trong dự trữ vật tư nguyên liệu không?
Việc tăng giá có thể dẫn đến ngừng sản xuất hay giảm lợi nhuận
- Chu kỳ sản xuất :
Chịu ảnh hưởng của tính chất công nghệ : Sản xuất thành phẩm hay bán thành phầm, sản phẩm dễ bán không và rủi ro cơ bản có phải là lực lượng sản xuất : Số lượng, năng lực, các mối quan hệ trong sản xuất và tiền lương Phân tích
theo hướng :
- Năng suất lao động của doanh nghiệp so với ngành
Trang 33
z Các yếu tố về : Tuổi, năng lực, thể lực của đội ngũ lao động Nhu cầu hiện tại có phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai không?
- Quá trình tiêu thụ
O day phân tích các yếu tố liên quan đến thị trường tiêu thụ của khách hàng
khả năng tham gia thị trường của doanh nghiệp này Cụ thể như :
e Phân tích tìm hiểu những rủi ro tiềm ẩn và khó phân phối như sản phẩm
có một hay nhiều chức năng hay dịch vụ
e Có phải là sản phẩm chủ yếu của khách hàng không? Tiêu thụ chịu ảnh
hưởng như thế nào về nhu cầu sản phẩm này? Việc tiêu thụ có mang
tính thời vụ không?
e Việc thay đối công nghệ có đem tới rủi ro như thế nào?
e Quá trình tiêu thụ có liên quan tới các đặc điểm về dân số - xã hội, có
chịu ảnh hưởng lớn, khi có thay đổi trong các tập quán xã hội chính trị khơng?
e© Sản phẩm có dé dàng tăng khối l;ượng không? Mức độ cạnh tranh như thế nào? Chi phí thấp nhất của công ty nhập khẩu từ nước ngoài là bao
nhiêu?
e Tình hình cạnh tranh bằng vị trí, chi phí bán, hệ thống phân phối, sản
xuất quá mức của các Công ty, bởi lượng sản xuất quá mức của các công
ty lớn sẽ làm biến động giá cả, mức sinh lời
“ Quá trình thanh toán (thu tiền)
e Tiêu thụ sản phẩm ra sao? doanh nghiệp có cần phải bỏ thêm chi phi dé
hoàn thành chu kỳ kinh doanh không?
e Các khoản bán chịu : Chất lượng, thời hạn, danh mục những người nợ
Công cụ nợ có được bảo hiểm hay các hình thức bảo vệ khác?
Trong giai đoạn này thường xẩy ra rủi ro chi trả làm ảnh hưởng trực tiếp đến
các khoản tiền vay từ ngân hàng, dẫn đến rủi ro tín dụng nên ngân hàng phân tích rất kỹ các khả năng bán các khoản nợ của doanh nghiệp
Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào chất lượng quản trị của họ, trong khi đó chất lượng quản trị lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sau đây :
- Năng lực của người điều hành : Thể hiện ở trình độ chuyên môn, trình độ quản lý (những thành công trong điều hành doanh nghiệp); khả năng thương
thuyết; khả năng xử lý trong các tình huống gay cấn, mối quan hệ với cấp
trên cũng như người lao động
Trang 34- Năng lực điều hành của người Giám đốc ảnh hướng lớn đến rủi ro tín dụng
không những ở khả năng trả nợ mà cả ý muốn trả nợ Vì vậy ngân hàng cần
phòng vấn trực tiếp người vay Đôi khi cần thiết phải quan tâm đến độ tuổi,
tính cách của người điều hành Nhưng quan trọng nhất là người đó có tính trung thực liêm chính (nhận thức được kết quả kinh doanh không pải lúc nào cũng như dự kiến nhưng trả nợ là nhất thiết)
-_ Đặc điểm sở hữu vốn kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều hành của doanh nghiệp
-_ Doanh nghiệp sở hữu tư nhân của một hay vài người thì thường người có vốn
áp đảo sẽ là người đưa ra các quyết định trong điều hành Vì vậy chất lượng điều hành doanh nghiệp phụ thuộc hầu như vào chất lượng hoạt động của
người này
- Doanh nghiệp cổ phần : hoạt động của doanh nghiệp có Hội đồng quản trị
giám sát Vì vậy có nhiều quyết định do Hội đồng quản trị quyết định hoặc
gây ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp của người Giám đốc đứng đơn vay Trong trường hợp này ngân hàng sẽ phải phân tích các quy định, điều lệ của
doanh nghiệp để nắm được các giới hạn về điều hành doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến năng lực trả nợ gây rủi ro tín dụng
- - Đối với doanh nghiệp Nhà nước, tính độc lập tự chủ của các chính sách về doanh nghiệp loại hình này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng quản trị doanh nghiệp
Để đánh giá chất lượng quản trị doanh nghiệp cần xem xét vốn điều lệ và
các quỹ dự trữ, so sánh với các năm để thấy các quỹ được phát triển, khả năng sinh
lời của vốn tự có so với các năm trước
Hiệu quả Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) (9)
kinh doanh ~ Vốn tự có
Bước 4 : Phân tích tài chính
Mục đích việc phân tích tài chính nhằm hiểu rõ hiện trạng tài chính của doanh nghiệp đưa ra những đánh giá về khả năng tài chính trong tương lai để đảm
Trang 35
Hệ số tự tài trợ (10) phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của khách hàng
Tỷ lệ này có thể được so sánh với các khách hàng tương tự hoặc với các thời kỳ
trước
Thứ 2 : Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán :
Để đánh giá khả năng thanh toán, người ta sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau day :
Khả năng thanh Tài sản lưu động (11)
toán Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn theo giá
hạch toán Khả năng thanh toán, thực tế còn phụ thuộc vào cơ cấu, chất lượng tài
sản có lưu động (dự trữ vật tư hàng hóa,các chứng khoán, các khoản nợ khó đòi )
Hệ số 2 :1 có thể chấp nhận được
Khả năng thanh Tài sản lưu động - Hàng tổn kho (12)
toánnhanh _ Nợ ngắn hạn
Trong hệ số (12) nguồn thanh toán được xét là các khoản tài sản bằng tiền, các giấy tờ có giá (chứng khoán) và nợ phải đòi Hệ số này phan ánh khả năng
thanh toán ngay thường được xem như khả năng chi trả Trong các khoản dễ chuyển đổi ra tiền có thể một phần được nhận làm thế chấp, đảm bảo cho khoản vay và hệ số đạt tối ưu khi hệ số bằng 1
Khả năng thanh toán chi Loi nhuận trước thuế và lãi ( 13 )
phí cố định và lãivay _ Chỉ phí cố định + Lãi vay
Hệ số (13) giúp ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán lãi vay và các
khoản chỉ phí cố định Nếu hệ số này thấp quá có thể doanh nghiệp này đang 6
trong tình trạng kinh doanh khó khăn hoặc đang đứng ở bờ phá sản
Thứ 3 : Phân tích tài sản có rủi ro của doanh nghiệp
e Phân tích việc phân bổ vốn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh có hợp lý, phù hợp với tính chất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 36
e_ Phân tích chất lượng tài sản có : Đánh giá lại tài sản có theo giá thị trường, các
máy móc phương tiện được đánh giá để xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tổng tài sản (đánh giá lại) (14) Khả năng thanh toán = - Tổng nợ phải tra
Các doanh nghiệp có hệ số thanh khoản lớn hơn 1.5 đang ở tình trạng thuận
lợi, nếu trong khoản 1-1.5 là ở tình trạng chấp nhận, các khoản vay có khả năng
hoàn trả đúng hạn cao; nếu nhỏ hơn 1 cho thấy xu hướng phát triển không ổn định, khó trả nợ
Thứ 4 : Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh:
Khả năng sinh lợi của _ Lợi nhuận (15)
doanh thu Doanh số bán hàng
Chỉ tiêu phân tích này cho thấy mức sinh lời của 1 đơn vị tiền doanh thu Khi doanh nghiệp nâng cao doanh thu tuy tỷ lệ không thay đối (xét trong các điều kiện
khác không đổi) nhưng mức thu lợi nhuận tuyệt đối có thay đổi Tuy vậy khả năng
trả nợ có thể không thay đổi lớn khi hệ số này không thay đổi sẽ thấy được xu
hướng phát triển của doanh nghiệp
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận (16)
“
Hệ số =
Tổng vốn cho kinh doanh
Hệ số này xác định mức sinh lời của vốn trong sản xuất kinh doanh chung không phân biệt nguồn gốc Ở đây ta có thể so sánh với hệ số thanh toán lãi vay để thấy rõ hơn khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Lợi nhuận (sau thuế) (17)
Hệ số = -
Vốn tự có
Khi phân tích hệ số này ngân hàng có thể thấy rõ khả năng trả nợ của doanh nghiệp Nếu hệ số này lớn hơn lãi suất vay ngân hàng thì khả năng trả nợ tốt, bằng
là ở mức hoàn vốn và nhỏ hơn được coi là kém, phải cải thiện tình hình quản lý và sử dụng vốn (Ví dụ; lãi xuất vay 10.2% năm như vậy hệ số này > 10.2% năm được
đánh giá tốt; trong trường hợp < 10.2% doanh nghiệp sẽ bị lỗ nếu vay ngân hàng nhiều)
Trang 37- _ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động : Thể hiện qua hai chỉ tiêu:
e_ Vòng quay vốn lưu động
e_ Tốc độ vòng quay vốn lưu động I- Vòng quay vốn kinh doanh :
Vòng quay vốn _ Doanh thu (18)
kinh doanh Số dư tài sản lưu động bình quân
Chỉ số này lên trình độ quản lý điều hành của doanh nghiệp cũng như khả
năng hoạt động tạo lợi nhuận của tài sản lưu động
2- Tốc độ vòng quay vốn kinh doanh :
Tốc độ vòng quay _ Số ngày trong kỳ (19)
vốn kinh doanh Số vòng quay vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian hoàn vốn lưu động của doanh nghiệp, đồng thời cũng phản ánh thời gian của một khoản cho vay nói chung về mặt nguyên lý
Có ý kiến cho rằng thời hạn cho vay không được lớn hơn thời hạn 1 vòng quay vốn lưu động Điều này không thực tế vì do các vấn để sau:
1- Đây là chỉ số bình quân
2- Thời hạn vay phụ thuộc vào cả cách giải ngân và thu tiền khoản vay
3- Cơ cấu vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp |
4- Loai cho vay
Tuy vậy thời hạn vay không thoát ly thời gian một vòng quay vốn lưu động nói
chung Nếu vòng quay vốn lưu động là 30 ngày thì không nên cho vay với thời hạn
90 trong cho vay ngân quỹ
Giai đoạn quyết định tín dụng :
Quyết định tín dụng là giai đoạn rất quan trọng, vì vậy các ngân hàng phải quy
định người có thẩm quyền quyết định : thường là các giám đốc hoặc hội tín dụng
của ngân hàng
Trang 38Cơ sở quyết định tín dụng gồm : I- Căn cứ vào kết quả phân tích tín dụng
2- Sự tín nhiệm của người quyết định đối với người vay 3- Các quy định của ngân hàng về :
- Thời hạn vay
- _ Cơ cấu loại cho vay - - Cơ cấu khách hàng
- - Qui mô, tín dụng
- _ Độ rủi ro - mức đảm bảo khoản vay - _ Chi phí - mức sinh lời của khoản vay
Thực tiễn cho thấy giai đoạn này được xét cẩn trọng, cân nhắc sẽ tránh được
rủi ro mà thường phụ thuộc không những vào trình độ chuyên môn của nhà kinh doanh ngân hàng, mà còn vào tài năng đúc kết từ kinh nghiệm hoạt động ngân
hàng và phán đoán trong điều kiện kinh tế cụ thể
Giới hạn quản lý tín dụng đã cấp :
Giai đoạn qũy này được thực hiện nghiêm túc theo các điểm đã nêu ở giai
đoạn quyết định tín dụng Giai đoạn trước càng cụ thể thì giai đoạn sau dễ kiểm soát Nội dung chủ yết :
-_ Cấp tín dụng theo các điều kiện đã nêu trong quyết định tín dụng
- Theo dõi kiểm soát việc sử dụng tín dụng đối với những khoản vay có đối
tượng cụ thể, thời hạn dài
-_ Cập nhật hóa các thông tin từ khách hàng vay
-_ Phân tích các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng theo định kỳ nửa năm hoặc hàng năm
- Thu ng va xử lý các tình huống rủi ro tín dụng xảy ra
Biên pháp thứ ba : Đảm bảo tín dụng
Một biện pháp lớn khác được áp dụng khi cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro tín
dụng là qui định đảm bảo tín dụng Đảm bảo tín dụng là hình thành cơ sở pháp lý
để có thêm nguồn thu nợ thứ hai cho khoản tín dụng của ngân hàng Vấn đề đảm bảo tín dụng được đặt ra khi nguồn thu nợ chính của người vay có mức độ rủi ro
cần xét thêm Vì vậy các khoản tín dụng có đảm bảo không phải là khoản tín dụng an toàn chắc chắn
Trang 39Đảm bảo tín dụng có thể là lời cam kết trả nợ thay của người bảo lãnh hoặc cam kết của người vay dùng tài sản để thế chấp hay cầm cố các khoản vay Bản thân đảm bảo tín dụng cũng có những yếu tố rủi ro phụ thuộc vào hình thức đảm
bảo, tuy nhiên mức độ rủi ro có khác hơn Về đảm bảo đối vật đó là :
- _ Cơ sở pháp lý về quyền sở hữu tài sản, quyền chuyển nhượng tài san
- Rủi ro trong khi làm thủ tục đảm bảo
- _ Rủi ro trong bảo quản, vận chuyển sử dụng
- _ Rủi ro do biến động thị trường tài sản đảm bảo
- Rủi ro chi phí phát mãi
Đối với đảm bảo đối nhân, người bảo lãnh cũng chứa đựng những rủi ro như
người cho vay :
- - Rủi ro môi trường
- _ Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Rủi ro đạo đức
Vì vậy ngân hàng khi cho vay sẽ tùy từng khách hàng mà lựa chọn đảm bảo tín dụng để đảm bảo an toàn nhất cho khoản tín dụng phát ra
Biên pháp thứ tư : Sàng lọc lựa chọn khách hàng tin cậy
Trong quá trình quan hệ với khách hàng, ngân hàng sẽ phân tích khách hàng
nhằm phân loại khách hàng có uy tín và khách hàng ít có uy tín Trên cơ sở kết quả phân loại ngân hàng sẽ phải bổ sung thêm nhiều thông tin về khách hàng ít có uy tín, kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro Mặt khác, ngân hàng thiết lập
mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình Dựa trên các tài khoản của khách hàng ở ngân hàng, ngân hàng không những đánh giá được khách hàng mà còn giảm được chi phí thu thập thông tin, chi phí giám sát họ trong trường hợp có vay ngân hàng
Như vậy, phân loại sàng lọc khách hàng giúp cho ngân hàng nâng cao độ an
toàn vốn tín dụng của mình; bên cạnh đó thiết lập quan hệ lâu dài với khách hàng tốt sẽ giúp cho ngân hàng đối phó với những bất ngờ về rủi ro đạo đức mà lúc đầu
ngân hàng không lường trước được
Biên pháp thứ năm : Giảm thiểu rủi ro
Giảm thiểu rủi ro là biện pháp được áp dụng để giảm xuống mức thấp nhất
rủi ro tín dụng Có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa các hoạt động tín
dụng, tạo ra các mối quan hệ lỏng lẻo để loại trừ một số rủi ro Trong các loại cho
Trang 40
theo tính chất kỹ thuật cho vay sẽ có các loại cho vay ứng trước, chiết khấu Xét từ gốc độ phân tác rủi ro, cho vay ứng trước có độ rủi ro cao nhất do rủi ro chỉ chia
sẻ giữa ngân hàng và người vay vốn (cũng là người trả nợ) Khả năng hoàn trả nợ
phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng vay Trong khi đó nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu người đi vay và người chi trả thương phiếu có trách nhiệm ngang
nhau trong việc hoàn trả nợ vay ngân hàng Từ đây cho thấy việc đa dạng hóa các loại và kỹ thuật cho vay sẽ phân tán rủi ro tín dung, dam bao cho ngân hàng hoạt động an toàn và tăng thu nhập Ngoài ra, ngân hàng có thể phân tán rủi ro bằng cách mua bảo hiểm khoản vay trong những trường hợp mức độ tập trung tín dụng
lớn hoặc đối với một số hợp đồng tín dụng lớn
Để giảm thiểu rủi ro ngân hàng có thể thực hiện đồng tài trợ với một hoặc
một vài ngân hàng khác để cho vay một khách hàng Như vậy rủi ro tín dụng của khoản vay này sét từ phía khách hàng sẽ được phân tán cho nhiều ngân hàng
Biện pháp này thường áp dụng với khách hàng có nhiều nhu cầu vay lớn hay gặp nhiều rủi ro môi trường
Biên pháp thứ 6 : Lập các tín hiệu dự báo rủi ro tín dụng
Thường các khoản vay đã được giải ngân và đưa vào sử dụng được kiểm soát chặt chẽ theo các qui định trong quyết định tín dụng Tuy vậy để cụ thể hóa và các nhắc nhở nhân viên mình lưu ý các ngân hàng đã đưa ra các tín hiệu phòng ngừa rủi ro nhằm hướng các hoạt động kiểm soát tiếp teo hữu hiệu hơn Các tín
hiệu dự báo được phân chia thành tín hiệu phi tài chính và tín hiệu tài chính
e_ Tín hiệu phi tài chính gồm :
- - Trì hoãn, kéo dài thời hạn nộp báo cáo tài chính
- C6 su không thống nhất giữa công ty kiểm toán và người vay về tình
hình tài chính
- Những thay đổi bất ngờ trong phương án sản xuất kinh doanh ban đầu như: Thay người điều hành, thành viên hội đồng quản trị, thay đổi trên thị trường tiêu thụ
- _ Cung cấp số liệu, thông tin cho ngân hàng một cách miễn cưỡng Ở đây đã cho thấy một thái độ bất hợp tác của khách hàng trong quan hệ với
ngân hàng
- _ Có sự không chính xác trong số liệu, dấu các số liệu nhằm thay đổi đánh giá của ngân hàng
e Cac tín hiệu tài chính:
Được biểu hiện thông qua phân tích tài chính của ngân hàng khi nhận được các báo cáo tài chính Tuy nhiên các tín hiệu này chỉ xuất hiện sau khi phân tích nên
đôi khi sẽ rất muộn để kịp ngăn ngừa để thành biện pháp xử lý