NGUYEN NGOC TAM
CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CO CAU VON CUA CAC NGAN HANG THUONG MAI
54 dứa TẠI VIỆT NAM
Trang 2Tôi cam doan rằng luận văn này “Các nhân tô ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tơi
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Tp HCM, Ngày 10 thắng 08 năm 2012
Tác giả
Trang 3| TOM TAT
Nghién cứu này nghiên cứu các nhân tổ tác động đến việc tài trợ của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thông qua tý số nợ trên tông tài sản, Đối tượng nghiên cứu là 33 ngân hàng thương mại cỗ phần tại Việt Nam Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được lây từ báo cáo tài chính của các ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2011 Dữ liệu được sắp xếp dưới dạng dữ liệu bảng cân bằng được xử lý bằng phần mềm Eviews Phương pháp ước lượng được sử dụng là
phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS)
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ trên tổng tải sản của các ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố: Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi huy động, khả năng
thanh khoản, rủi ro tín dụng, lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản, tý lệ thuế thu
nhập doanh nghiệp trên tổng tai san va ty lệ vốn nhà nước Trong đó, Tỷ lệ cho
Trang 4MUC LUC Loi cam oat esscsessssssssssssssssssersosssnssssssscessessccsenesesssesesecececeneccecceneseceneassanencrenesesess#¢ Loi cam on cs ssumuusuesssaanensananasecascansssnoueseeesecerencansssoecessesananansssssseecacgnanansesssoneee Dh Tom tat D xxx xxxg88158888Exxeeeerertrrrertrrrtietsertertrrrrtrtrrerrrrrirriirirrrrrmrrrrieeaee TỶ Danh mục các bảng biểu -o c5 G33 5 3.999 956098939 83894000080010100100100190100 vỉ - Danh mục Viết tẮt e-e-eeee-eszeseestersterrrtetetrtrnrnrttrrtnrttrt11r1111t vii Chương 1: Tổng T000 n0 00000 1 -1L1_ Bối cảnh hình thành đề tài «eee-eeeeeeereerrerrrrrrrrrrrrrmrrre '1⁄2 Lý do chọn đề a 2°
1.3 Vấn đề nghiên cứu .-.e-ssessssrssesesetstttrttererernneet1801000107 3 1.4 Mục tiêu nghiên cứu «cccccuecenuvauenuesuerancaacasessssneesecsnscsecssssssenscanenscsooonsensesseaes 1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên CỨU -««e«seeessestttttrtsrrrtrsre 3 _ 16 Ý nghĩa của nghiên cứu . -e -eeeeesteesteteeesttertrrtttrrrtestettrerrttrg1eg 4 1.7 Cấu trúc của luận văn «-esesessesseseeesrtrriereeneenteee1910100007 4 Chương 2: Cơ sử lý thuyết về cấu trúc "mm 6 2.1 Các cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn trong tài chính cơng ẤY ««sesssssse 6
2.1.1 Lý thuyết M&M: nằnnhhhhhhttthttttrttnn " 6
2.1.2 Lý thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn (Irade-oƒƒ theory): " 7
2.1.3 Lỷ thuyết về trật tự phân hạng trong co cdu von (pecking order theory): 7 2.1.4 Lý thuyết dòng tiền tự do (free casljflow theoFV): -cẳceeeehtrttrtrtrtth 8 2.2 Cac yeu tô ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ cấu vốn trong lĩnh vực ngân hàng TT ks92Ex2E3898914e9E2E5E732718951410223427230023093400311173001002700011102000100231" 8 2.2.1 Các quy định về vốn của nhà HƯỚC . -cs+seneehhnhhtthtttthttttttttttnt ổ
2.2.2 Bảo hiểm tiền gửi
2.2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh mm 10
2.2.4 Lợi nhuận -cseehhhththttnrtttttt đu Hye 10
2.2.5 Tốc độ tăng trưởng doanh 7TR 11
Trang 5Lm ẻn ng snnhe aaan 12 2.2.8 Quy mô ngân hàng -eeereerrrrrrrrrrrrtrrrrrrrrdrtrrtrrre 12 229 Chỉ phí sử dụng VON (Cost Of CapifdÌ) - scscc+cccnhhnhhhhttthttrrrrrte 12 2.2.10 Khả năng thanh khoảH -. -esecerhhetrrtrtrrtrrtrtrtrtrtrtrtrrrtrrtrtrr 13 2.2.11 Tỷ lệ cho vay trên nguôn vốn tiên gửi huy đỘng -. -ằnehhrrtee 14
b8P8 1 TẮẼẺ88e a ộ an 14
2.2.13 Tỷ lệ vốn nhà nước cccenenrrrrrehhttttrtrrrrrtrrrrrrrrtrrrrrnriri lỗ
2.3 Các nghiên cứu trước đây .-«-e.«««eeseseesse "¬ _— "— 15 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu "` 18
3.1 Giả thuyết nghiên cứu e-ec-sveeesrexettrtrrtsttstritrtrriteierars 18
3.2_ Mô hình nghiên cứu L9 09098 4 9995 8300013980801400000014000000040040000101000000100 19
3.3 Mô tả các biến -cesseceseretttsserssrtrieiiiri00000011010110 21
3.4 Phương pháp ước lượng «‹ «eeseeeseeseereesrtnrreeseeeerrreessee 26
3.5 Mô tả dữ liệu -.es-eseeessessseeeieirsrseieeiee00000000000101010010 26 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và nhận xét EU NA 28
4.1 Thống kê mô tẢ . . se-e-v-ssssstrvxstrtrrtetrtrtrrr.tiittrtrrrririiire 28
4.2 Ma trận tương quan giữa các biẾn sec sec snY43058031881680888 29 4.3 Kết quả hồi quy bằng phương pháp 0ÌS -«-seseseseseeresesesesieses 31 4.4 Kết quả hồi quy bằng phương pháp fixed effects và random effects 39 Chương 5: Kết luận và đỀ XUẤT d 2G S910 80038836580111189080080080090009 41
5.1 Kết luận ‹-ee-cccccccceeceeererrrervex.EtEtrettrririritn0000ntn1nnn 41
CS CC CC 10000000000 42
5.3 Hạn chế của dé tài và hướng nghiên cứu tiẾp theo -.-.-e-sseeses-sesees 45
Tài liệu tham khảo -e -<c-<seeeesrsersesersereseeiiintnnreh 47
Trang 6DANH MUC CAC BANG BIEU
Bang 2.1: Muc vốn pháp định của các tổ chúc tin dụng G HH1 v1 Hàng kg 9 Bảng 3.1: Công thức tính các DICH quan SÓI c cccccterererehhrrettrtrrrrrtrrrrtren 24 Bảng 3.2: Kỳ vọng về hướng tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc 25 Bảng 4.1: Các chỉ số thông kê mô tả tủa biên phụ thuộc và các biên độc lập .28 Bang 4.2: Ma trdin trong Quai s à.eececeeeerreerrererrerrrrtrtrtrtrrrtrrrrrrr 29 Bang 4.3 : Bang hé số phóng đại phương sai các biến độc lập -. - 30 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình 6 biến độc lập .-.-csằằienee 31 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định WAlld sccccseereerrrretrtrerrrrrrrrrrrrrrrir 28 Bảng 4.6: Kết quả hôi quy mô hình hồi quy phụ -cccceenrreehrrrrtrrtrrree 35 Bảng 4.6: Kiểm định sự có mặt của biến không cân thiết (TAX) -. -«- 36 Bảng 4.8: Kết quả hoi quy mô hình 5 biển độc lập . - 37 Bảng 4.9: Kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết ( LIQ) -. - 38 Bang 4.10: Ká quả mô hình hôi quy 4 biến độc lập -e-e-eesrertrre 38 - Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả hỗi quy bằng phương pháp OLS, Fixed FJects và 07///27/85//42.080nnngggỌg 39
Trang 7DANH MUC VIET TAT
20 1 Ngân hàng thương mại
2n 1 ` Ngân hàng Nhà nước
' .ẮĂẮĂ Lý thuyết của Modigliani và Miller
CAR -ceeerrrrrre Tỉ lệ an tồn vốn tơi thiểu (Capital Adequacy Ratio)
CEM te Ki Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
1 Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi huy động
90 ( a Khả năng thanh khoản
9 Lợi nhuận trên tổng tài sản
; 1) 2 Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay
¡s Thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng tài sản
STATE cccscccocesssssssesssesssececsvsvsvssesssueseseseeeesessesesesenssenseseeseeenens Tỷ lệ vốn nhà nước
OLS Bình phương tối thiểu thông thường (Ordinary Least Square) GDP ĂằĂẶ‡eineHee Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) M&A ẶẶ set Mua bán và sáp nhập (Mergers and acquisitions)
Trang 8CHUONG 1: TONG QUAN
Chương này sẽ trình bày những vận để nghiên cứu này quan tâm, cũng như bối cảnh hình thành nên đề tài nghiên cứu Từ những vân đề được nêu ra, chương này sẽ đề ra những câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu cần phải giải quyét Phan cudi cùng của chương này sẽ giới hạn phạm vi và đôi tượng nghiên cứu
1.1 Bồi cảnh hình thành đề tài
Trong năm 201 1, tinh trang khan hiểm tiền đồng của các NHTM tại Việt
Nam diễn tra cực kỳ nghiêm trọng Lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam tăng lên liên
tục và đây các NHTM vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động
tăng lên đến mức 21%/năm trong khi trần lãi suất huy động theo quy định chỉ 14%/năm (Lê Xuân Nghĩa, 2012) Mặc dù lãi suất huy động tăng cao như vậy nhưng theo thống kê của NHNN thì lượng vốn huy động tăng thêm là không đáng kể và tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thắng Hậu quả là hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, thậm chí một vài ngân hàng nhỏ bị tê liệt Việc cho vay đối với khách hàng
tại các ngân hàng hầu như bị đình chỉ, hầu hết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối với những khách hàng truyền thống, trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị đây lên rất cao, ở mức 24-25%/năm (Nhật Minh, 201 1)
Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2012 tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam có những chuyển biến hoàn toàn trái ngược Mặt băng lãi suất đã được hạ thấp Nguồn vốn tiền gửi của các ngân hàng được nâng cao Khả năng thanh khoán của hệ thống ngân hàng được cải thiện Song, hệ thống ngân hàng vẫn tiềm ân nhiều rủi ro Mặc dù khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện nhưng một số ngân hàng vẫn đối mặt với rửi ro thanh khoản do việc sử dụng nguồn vốn không hợp lý
Trang 9ngân hàng thương mại cô phần Đệ Nhất và ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa Và gần đây là việc sáp nhập giữa ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) và ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
(SHB)
| Một trong những nhiệm vy quan trong các nhà quản lý ngân hàng cần thực
hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh
khoản khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chỉ phí hợp lý vào đúng thời
điểm ngân hàng cần Điều này có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đỗ vỡ của toàn hệ thống Tuy nhiên, nếu ngân hàng duy trì nguồn vốn khả dụng ở mức cao nhằm giảm thiểu rủi ro thì chi phí sử dụng vốn lại tăng cao Việc tìm ra một cơ cấu vốn hợp lý vừa giải quyết được vẫn đề rủi ro vừa giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận là một mục tiêu hầu hết các nhà quản trị ngân hàng đều muốn đạt được
1.2 Lý do chọn đề tài
Trang 10ngân hàng ở Việt Nam Nghiên cứu này sẽ phần nào làm sáng tỏ những câu hỏi trên
1.3 Van dé nghiên cứu
Co cấu vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hầu hết các công ty Hiện có rất nhiều nghiên cứu về cơ cấu vốn và các nhân tố quyết định cơ cầu vốn của công ty Tuy nhiên, cơ cầu vốn của các ngân hàng vẫn còn là một lĩnh vực chưa được khám phá Hiện nay, không có sự hiểu biết rõ ràng về cách ngân hàng lựa chọn cơ cau vến của mình và những yếu tố gì ảnh hưởng đến hành vi tài chính của các ngân hàng Đặc biệt là tại một thị trường mới nổi như Việt Nam thì hành vi tài chính của các ngân hàng có khác biệt gi so với các nước phát triển Do đó, nghiên cứu này nhằm xem xét các nhân tố tác động đến cơ cầu vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
1.4 Mục tiêu nghiên cứu,
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động đến việc sử
dụng nguồn tài trợ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Dựa vào những kết quả phân tích, nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ và phương hướng tác động (tác động cùng chiều hay tác động ngược chiều) của từng yếu tố đến cơ cấu vốn của các ngân hàng, từ đó nghiên cứu này sẽ đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Trang 11Việc đưa ra quyết định tài trợ bằng vốn chủ sở hữu hay bằng nợ vay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngân hàng vì nó quyết dinh chi phí sử dụng vốn Kết quả của nghiên cứu này sẽ đóng góp vào cơ sở lý thuyết về việc lựa chọn cơ cấu vốn cũng như áp dụng nó trong việc quản trị nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
1.7 Câu trúc của luận văn #
Luận văn này được thiết kế thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan Chương này sẼ trình bày những van đề nghiên cứu này quan tâm, cũng như bếi cảnh hình thành nên đề tài nghiên cứu Từ những vấn đề được nêu ra, chương này sẽ đề ra những câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu cần phải giải quyết Phần cuối cùng của chương này sẽ giới hạn phạm vi và đối tượng
nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyêt về cơ cầu vốn Chương này sẽ đưa ra các cơ sở luận, các lý thuyết đã được nghiên cứu trên thế giới nhằm áp dụng vào môi
trường Việt Nam
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Trong chương này, các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp ước lượng sẽ được nêu ra Từ các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã được trình bày ở chương trước, trong chương này mỗi liên hệ giữa cơ cầu vốn và các yếu tô tác động lên nó sẽ được trình bày thông qua mô hình cụ thê
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này sẽ đưa ra kết quả hồi quy cụ thể cho mô hình nghiên cứu đã đề-xuất ở chương 3 Các giả thuyết nghiên cứu cũng „ như ý ý nghĩa thống kê của từng > biến và của cả mô hình sẽ lần lượt
Trang 13Chương 1 đã giới thiệu tổng quát về vấn để nghiên cứu cũng như Imục tiễu cần
đạt được Chương 2 sẽ đưa ra các cơ sở luận, các lý thuyết đã được nghiên cứu
trên thế giới nhằm áp dụng vào môi trường Việt Nam Chương này bao gom ba phan: (1) Các cơ sở lý thuyết về cơ cầu vốn trong tài chính công ty, (2) Các cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn trong lĩnh vực ngân hàng, (3)Các mô hình nghiên cứu trước đây
#
2.1 Các cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn trong tài chính công ty ˆ
2.1.1 Lý thuyết M&M:
Theo Brealey, Myers và Stewart( 2008), lý thuyết hiện đại về cơ cầu vốn
lần đầu tiên được đưa ra bởi Modigliani và Miller và được gọi tắt là lý thuyết
M&M Theo ly thuyét này, trong trường hợp không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và giá trị công ty không có vay nợ là như nhau Do đó, giá trị công ty không thay đổi khi cơ cấu vốn của công ty thay doi Trong truong hợp có thuế, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn
thuế do sử dụng nợ Như vậy, việc sử dụng nợ hay sử dụng tỷ số nợ làm gia tăng
giá trị công ty Tuy nhiên, lý thuyết M&M chưa xem xét tác động của một số chỉ
phí khác khiến cho lợi ích của lá chắn thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi
công ty gia tăng tỷ số nợ Đó chính là tác động của chị phí khốn khó tài chính Khi công ty gia tăng sử dụng nợ làm cho rủi ro của công ty tăng theo Điều này làm
phát sinh chỉ phí khốn khó tài chính tác động đồng thời với lợi ích của lá chắn thuế Đến một điểm nào đó thì chỉ phí khốn khó tài chính sẽ vượt qua lợi ích của lá
Trang 14Theo Frank va Goyal (2005) thì lý thuyết danh d6i (Trade-off theory) dé
cap dén việc công ty sẽ quyết định tài trợ bao nhiêu nợ và bao nhiều vốn chủ sở hữu cho các hoạt động của mình nhằm cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận Lý thuyết đánh đổi xem xét ưu nhược điểm của các nguồn tải trợ Khi tài trợ bằng nợ
thì tiền lãi vay sẽ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Như vậy, tài
trợ bằng nợ sẽ làm tăng lợi nhuận sau thuế, và vì thế làm tăng giá trị của công ty
Đây chính là lợi ích của lá chắn thuế Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều nợ sẽ làm gia
tăng chỉ phí khốn khó tài chính (financial distress cost) va tir dé lam gia tang ri ro vé no (default risk) Lý thuyết đánh đổi trong cơ cấu vốn cho rằng các công ty nên
sử dụng nợ đến điểm tại đó giá trị biên của lá chắn thuế bằng với chỉ phí khốn khó
tài chính biên (Frank và Goyal, 2005)
2.1.3 Ly thuyét về trật tự phân hạng trong cơ cấu vốn (Pecking order theory):
Ly thuyét được đưa Ta lần đầu tiên bởi Donaldson vào năm 1961, sau đó
dugc bé sung béi Stewart C Myers va Nicolas Majluf vao nam 1984 Ly thuyét nhấn mạnh thông tin bất cân xứng giữa người quản lý và nhà đầu tư bên ngoài Nếu công ty phát hành cổ phiếu dé lay vốn đầu tư vào một dự án, điều đó có nghĩa là tỷ suất sinh lợi của dự án đó cao hơn lợi nhuận kỳ vọng của công ty Tuy nhiên, do thông tin bất cân xứng, các nhà đầu tư trên thị trường có thể hiểu là giá trị của công ty đã được định giá quá cao và cô phiếu của công ty không còn hấp dẫn nữa
Công ty chỉ có thể phát hành được cỗ phiếu với điều kiện giảm giá bán Và vi thé,
công ty thường không chọn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho dự án Ngược lại, sử
dụng nợ sẽ làm hạn chế tác động của thông tin bất cân xứng giữa người quản lý và nhà đầu tư Các chủ nợ thường không quan tâm đến khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty chỉ quan tâm đến dòng tiền của công ty có đủ trả khi các nghĩa vụ nợ đến hạn hay không Lý thuyết trật tự phân hạng trong cơ cấu vốn cho rằng các công ty
Trang 15Stewart, 2008)
2.1.4 Ly thuyét dong tién tw do (Free cashflow theory):
Ly thuyét dong » tiền tự do của Jensen (1986) đưa ra mô hình về chi phi phan quyén hay còn gọi là chỉ phi dai dién (Agency cost) giữa người quản lý và nhà đầu tu Chi phi phan quyền là những tốn thất gây ra do sự tách biệt giữa quyền sở hữu (owership) và quyền điều hành (control) Nhà đầu tư mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị của công ty, còn lợi ích của nhà quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhập nhận được Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty nên họ có thê thực hiện những hành vi hay quyết
định nhằm tối đa hoá lợi ích cho cá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích
của nhà đầu tư Một tỷ lệ nợ cao sẽ gây áp lực trả nợ cho các nha quan ly, va vi thé han ché ho đầu tư vào các dự án có nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp (Brealey, Myers và Stewart, 2008)
2.2 Các yếu tố ảnh hướng đến quyết định lựa chọn cơ cầu vốn trong lĩnh vực ngần hàng
’ : AA + ` r
2.2.1 Các quy định về vốn của nhà nước
Các quy định về vốn của nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến cơ cầu vốn của các ngân hàng Theo Brewer và các đồng sự (2008) thì một chính phủ có thể tác động đến quyết định về cơ cấu vốn của ngân hàng bằng các quy định về vốn pháp định, tý lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động
Trang 16hàng nước ngoài là 15 triệu USD
Còn theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN thi kể từ ngày 1/10/2010, các tô
chức tín dụng phải đảm bảo CAR là 9%, cao hơn so với quy định cũ là 8% và các NHTM chỉ phải điều chỉnh tăng tỷ lệ này vào các năm tiếp theo từ năm 2018 trở đi
để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5%, kể cả phần vốn đệm dự phòng tài chính
Bảng 2.1: Mức von pháp định của các tô chức tín dụng theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính Phú ¬ Mức vốn pháp định áp dung cho STT Loại hình tô chức tín dụng đến năm 2008 2010 I | Ngan hang
1 | Ngan hang thương mại
a | Ngan hang thuong mai Nhà nước 3.000 ty dong 3.000 ty dong b | Ngân hàng thương mại cô phân 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng c_ | Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đông 3.000 tỷ đồng
d | Ngân hàng 100% vơn nước ngồi 1.000 tỷ đồng | 3.000 ty dong
đ | Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD 2 | Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đông 5.000 tỷ đông
3 | Ngan hang dau tu 3.000 ty dong | 3.000 tỷ dong
4 | Ngan hang phat trién 5.000 tỷ đông 5.000 tỷ đông
5 | Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng | 3.000 ty dong
6 | Quy tin dung nhan dân
a _ | Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 ty ding | 3.000 tỷ đồng
b_ | Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng Il | Tô chức tín dụng phi ngần hàng 1 | Cong ty tai chính 300 ty déng 500 ty déng 2 | Céng ty cho thué tai chính 100 ty dong 150 ty dong 2 Ã oA ze 2.2.2 Bao hiém tien gut »
Merton (1977) cho rằng các ngân hàng tham gia bảo hiểm tiên gửi có xu hướng tối đa hóa các tài sản rủi ro trong khi hạn chế đến mức thâp nhật vỗn chủ sở
Trang 17Harding và các đồng sự (2006) cũng nhận định rằng trong môi trường khơng kiểm sốt, các ngân hàng lựa chọn cơ cấu vốn với tỷ lệ nợ cao do tác động của tam ly y lại khi tham gia bảo hiểm tiền gửi Đồng quan điểm với các nghiên cứu trước, Gropp va Heider (2007) khang dinh lai rằng: các ngân hàng sẽ tăng cường vay nợ nếu tác động của tâm lý ở lại trong hoạt động ngân hang la dang ké
2.2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh té
Khi nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài thì lượng tiền gửi của các ngân hàng cũng tăng tương ứng Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lượng tiền gửi của các ngân hàng cũng sẽ sụt giảm Khi đó, để nâng cao khả năng quần trị rủi ro, các ngân hàng cân bô sung thêm nguồn vôn chủ sở hữu
Asarkaya và Ozcan (2007) nhận định rằng các ngân hàng thường có xu hướng sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái Sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu sẽ giúp ngân hàng tránh được nguy co phá sản và nguy cơ VỠ nỢ
2.2.4 Lợi nhuận
Lợi nhuận của ngân hàng đã được xác định là một yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn Lý thuyết đánh đổi trong cau tric von (The static trade — off theory) chỉ ra rằng những công ty đang có lãi sẽ sử dụng nhiều nợ vì sử dụng nhiều nợ sẽ làm tăng hiệu quả của lá chắn thuế và làm giảm rủi ro phá sản Tuy nhiên, Myers (1984) đưa ra mỗi quan hệ nghịch biến giữa nợ và lợi nhuận trên cơ sở những công ty thành công mà không cần phải lệ thuộc quá nhiều vào nguồn tài trợ bên ngoài Thay vào đó, những công ty này lại lệ thuộc vào nguồn lợi nhuận giữ lại từ những năm trước
Trang 18Các nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007), Monica Octavia va Rayna Brown (2008), Gropp va Heider (2007), Nadeem Ahmed Sheikh va Zongjun
Wang (2010) đều kết luận mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ số nợ và lợi nhuận 2.2.5 Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Theo lý thuyết trật tự cơ cấu vốn (the pecking order theroy), những ngân hàng đang phát triển có nhu cầu về nguồn vốn tích lũy bên trong rất lớn Kết quả là, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao sẽ có xu hướng tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài Vì vậy, các ngân hàng sẽ tăng cường tìm các nguồn tài trợ bằng khoản vay Như vậy, tỷ số nợ có mỗi quan hệ đồng biến (+) với tốc độ tăng trưởng Tuy nhiên Auerbach (1985) cho rằng tỷ số nợ có mối liên quan tỷ lệ nghịch (-) với tốc độ tăng trưởng vì tiền lãi được khấu trừ thuế sẽ không có giá trị đối với các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao bởi lẽ họ thường có lá chắn thuế không xuất phát từ việc sử dụng nợ Do đó, về mặt lý thuyết, tốc độ tăng trưởng có thé có tác động đồng biết (+) hoặc nghịch biến (-) với tý số nợ
2.2.6 Thuế
Có những sự giải thích khác nhau về tác động của thuế lên quyết định lựa chọn nguồn tài trợ của ngân hàng Chang han như Auerbach (1985), MacKie- Mason (1990) đưa ra các bằng chứng về việc thuế tác động đến sự chọn lựa giữa
no va vốn chủ sở hữu Họ kết luận rằng sự thay đổi thuế suất biên sẽ ảnh hưởng
đến quyết định nguồn tài trợ Một ngân hàng có lá chắn thuế cao sẽ ít tài trợ bằng nợ vì lá chắn thuế sẽ làm giảm hiệu quả của thuế suất biên trong việc khấu trừ lãi Ashton (1991) cho rằng có một mỗi quan hệ yếu giữa việc sử dụng nợ và gánh
nặng thuế
Thiess Buettner và các cộng sự (2006) kết luận rằng tác động của thuế đến
tỷ số nợ là tác động đồng biến Đồng quan điểm trên, Mounther H Barakat và Ramesh P Rao (2012) cũng đưa ra mối quan hệ đồng biến giữa tỷ số nợ và tỷ suất
Trang 192.2.7 Cơ cấu tài sản
Cơ cau tài sân là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của ngân hang Harris va Raviv, 1991; Titman va Wessels, 1988 phat hién ra rang ty SỐ nợ có liên hệ với tài sản của ngân hàng Điều này phù hợp với những lập luận của Myers (1977) rằng ngân hàng có nhiều tài sản hữu hình sẽ giúp tăng mức nợ cao hơn so với ngân hàng có nhiều tài sản vô hình Long & Matlitz (1985) va Allen (1995) cung cấp những bằng chứng thực tiễn về mối quan hệ đồng biến (+) giữa nợ và tài sân cố định Những bằng chứng thực tiễn đưa ra một mỗi quan hệ đồng biến (+) phù hợp với cơ sở lý thuyết giữa cơ cấu tài sản và tỷ số nợ
2.2.8 Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của ngân hàng Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng các ngân hàng lớn thì khó phá sản hơn các ngân hàng nhỏ vì các ngân hàng lớn đa dạng hóa được ngành danh mục đầu tư Các ngân hàng lớn thường sử dụng nhiều nợ hơn các ngân hàng nhỏ Berryman (1982) cho rằng các ngân hàng nhỏ vay sẽ rủi ro hơn bởi vì
co su tuong quan nguoc hướng mạnh giữa quy mô ngân hàng và tình trạng mất
khả năng thanh toán Ngược lai, Marsh (1982) va Titman va Wessels (1988) lai đưa ra mỗi quan hệ ngược chiều giữa tỷ số nợ và quy mô ngân hàng Các ngân hàng nhỏ khó tiếp cận thị trường vốn nên có xu hướng lệ thuộc vào các khoản vay (Marsh, 1982) Chính vì vậy, mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tỷ số nợ là
một vẫn đề cần được nghiên cứu thực tiễn
2.2.0 Chỉ phí sử dụng von (cost of capital)
Trang 20Ngược lại, nêu ngân hàng sử dụng nguôn tài tro 1a von chủ sở hữu thì chi phi von chủ sở hữu cảng cao, ngân hàng càng hạn chê sử dụng vôn chủ sở hữu
-Berger và các đồng sự (2008) đã chỉ ra răng vôn chủ sở hữu là nguôn vôn đắt nhất trong tất cả các nguôn vôn của ngân hàng và các ngân hàng có xu hướng sử dụng nguồn vốn sao cho tiết kiệm nhật Tuy nhiên, các quy định về vôn của nhà nước đã hạn chế các ngân hàng sử dụng quá mức nguồn vôn có chị phí rẻ
2.2.10 Khả năng thanh khoản
Ly thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn ( Trade-off theory) cho rằng ngân hàng có khả năng thanh khoản cao sẽ dễ dàng mượn nợ vì các ngân hàng này luôn đáp ứng được các yêu cầu trả nợ của các chủ nợ Vì thé, lý thuyết đánh doi trong cấu trúc vốn đưa ra mối quan hệ đồng biển giữa khả năng thanh khoản và tỷ sô nợ
Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng trong cơ cấu vốn ( Pecking order theory) đưa ra mỗi quan hệ nghịch biên giữa tỷ số nợ và khả năng thanh khoản vì các ngân hàng có khả năng thanh khoản cao có xu hướng sử dụng nguồn vốn bên trong (vốn chủ sở hữu) để tài trợ cho các khoản đầu tư mới
Angbazo (1997) cho răng các ngân hàng có lượng tiên mặt và các khoản tương đương tiền cao thì rủi ro thanh khoản của các ngân hàng đó sẽ giảm, chi phí quản lý rủi ro thanh khoản giảm Và vì thế, sự gia tăng khả năng thanh khoản sẽ có tác động đồng biến đến tỷ số vôn chủ sở hữu
Trong khi đó, theo Diamond và Rajan (2000) thì hệ thông ngân hàng tạo ra tính thanh khoán cho nền kinh tế bằng các khoản tiền gửi không kỳ hạn Tuy nhiên, việc rút tiền ồ ạt từ các khoản tiền gửi không kỳ hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng sống còn của ngân hàng Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp các ngân hàng đảm bảo được khả năng thanh toán Nhưng ngược lại, khi vốn chủ sở hữu cao thì ngân hàng ít có nhu cầu huy động vốn tiền gửi và vì thế không
Trang 21Nghiên cứu của Allen N Berger va Christa H.S Bouwman (2006) khám phá ra rằng mỗi quan hệ giữa khả năng thanh khoản và tỷ số vốn chủ sở hữu là tương quan thuận ở những ngân hàng lớn và tương quan nghịch ở những ngân hàng nhỏ Trong khi đó, Nadeem Ahmed Sheikh (2010) kết luận mối quan hệ
giữa khả năng thanh khoản và tỷ số nợ là môi quan hệ ngược hướng -
TI? YA ˆ a A oA 2® a
2.2.11 Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn tiên gửi huy động
Tỉ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động là một trong những tỉ lệ an toàn
được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến Ở các nước, tỉ lệ này được sử dụng dưới hình thức mối quan hệ giữa cho vay so với tiền gửi (loan - to - deposit ratio- LTD hoặc credit/deposit ratio- LDR) Cac nha quan tri ngan hang thường xuyên đánh giá năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác không kèm theo các chi phí quá đắt, đồng thời, vẫn duy trì tăng trưởng nguôn vôn
Edward W Reed (1993) cho rằng, một sự gia tăng tỉ lệ LDT cho thấy ngân hàng đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ (default risk) do khách hang rut tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng Khi tỉ lệ LDT tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị ngân hàng sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc vay nợ để đầu tư Trong nghiên cứu của mình, Mohamed Romdhane (2010) đã khám phá ra mối quan hệ đồng biến giữa ty số cho vay trên huy động vốn và tỷ số vốn chủ sở hữu Chính vì vậy, kỳ vọng mối quan hệ giữa tỷ số nợ và Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi huy động là mỗi quan hệ tương quan nghịch
2.2.12 Rui ro
Abel Elizalde (2006) cho rang rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trong quyết định quy mô vốn của một ngân hàng Theo Hiệp ước Basel 2 thì các ngân hàng bắt buộc phải giữ một mức vốn chủ sở hữu tối thiểu nhằm đối phó với các rủi ro trong
Trang 22Mohammed Amidu va Robert Hinson (2006) kham pha rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn thì có rủi ro tín dụng càng lớn và những ngân hàng nào co rul ro tin dụng lớn thì có xu hướng gia tăng nguồn vốn để bù đắp những tốn thất có thể xây ra Gropp và Heider (2007) cho rằng nguồn vốn của ngân hàng có moi quan hé dong bién với rủi ro ngân hàng đó đang phải đối mặt Đồng quan điểm với Gropp và Heider, Mohammed Romdhance (2010) đưa ra kết luận mối quan hệ đồng biến giữa cơ cấu vốn và rủi ro tín đụng ngân hàng đó đang gánh chịu
# 2.2.13 Tÿ lệ von nhà nước
Có rất ít lý thuyết dé cập đên quan hệ giữa tỷ lệ vôn nhà nước với cơ câu
z A
vốn Tỷ lệ vốn của nhà nước trong ngân hàng có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với tỷ sô nợ vì lý do sau: Thứ nhất, các công ty, các ngân hàng có nguồn gốc nhà nước thường có quy mô vốn lớn nên dễ dàng vay nợ hơn các ngân hàng cỗ phần có quy mô vốn nhỏ Thứ hai, các công ty, các ngân hàng có nguồn gốc nhà nước thường được ưu tiên đối với các khoản vay ưu đãi của nhà nước Theo nghiên cứu gần đây cua Jean J Chen va Yen Xue (2004), tỷ lệ vốn nhà nước có quan hệ tý lệ nghịch với tỷ số nợ, nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê
2.3 Các nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến cơ cầu vốn ngân hàng” của Gropp và Heider (2007) Trong nghiên cứu của Gropp và Heider, biến phụ thuộc là tỷ số
nợ và các biến độc lập là tỷ số giá trị thị trường trên gia tri số sách, lợi nhuận tài
sản thế chấp và cô tức Sử dụng mẫu là các ngân hàng ở các nước phát triển, Gropp và Heider đã đưa ra mô hình mỗi quan hệ giữa tỷ số giá thị trường — gia số sách, lợi nhuận, quy mô, tải sản cố định, cô tức và tỷ số nợ Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng quy mô, tài sản cô định tác động cùng chiều đến tỷ số nợ Trong khi đó, lợi nhuận, cổ tức, tỷ số giá thị trường — giá sô sách tác động ngược
1
Trang 23Nghiên cứu “Các nhân tế tác động đến cơ cấu vốn ngân hàng tại các nước đang phát triển” của Monica Octavia và Rayna Brown (2008) Mô hình nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown không khác nhiều so với mô hình của Gropp va Heider Trong khi Gropp và Heider nghiên cứu mẫu là các ngân hàng của Mỹ và Châu Âu thì Monica Octavia và Rayna Brown nghiên cứu mẫu là các ngân hàng ở các nước đang phát triển Monica Octavia và Rayna Brown sử dụng lại mô hình của Gropp và Heider nhưng thay thé tài sản cố định bằng giá trị tài sản thế chấp Monica Octavia và Rayna Brown cho rằng tài sản ngân hàng có thé cam cố, thế chấp vay nợ bao gồm cả tai sản cố định và các khoản đầu tư tài chính Kết quả nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown cho thấy quy mô, tỷ số giá thị trường - giá SỐ sách tác động cùng chiều đến tỷ số nợ Tài sản thế chấp, cô tức ,
lợi nhuận tác động ngược chiều đến tỷ số nợ Trong đó, tác động của tài sản thế
chấp và lợi nhuận không có ý nghĩa thống kê
Nghiên cứu “Các nhân tổ tác động đến cơ cầu vốn ngân hàng tại Ghana” của Mohammed Amidu (2007) Nghiên cứu cơ cấu vốn và các nhân tố tác động
lên cơ cấu vốn, Mohammed Amidu sử dụng biến phụ thuộc là tỷ số nợ và các biến
độc lập: lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, thuế, cơ cấu tải sản, tài sản rủi ro và quy mô ngân hàng Kết quả nghiên cứu của Mohammed Amidu cho thấy lợi nhuận và cơ cầu tài sản có tác động ngược chiều đến tỷ số nợ trong khi quy mô, tốc độ tăng trưởng, thuế có tác động cùng chiều đến tỷ số nợ Riêng cơ cầu tài sản rủi ro, Mohammed Amidu cho rằng không có đủ cơ sở để kết luận mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản rủi ro và tỷ số nợ |
Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến cơ cầu vốn ngân hàng tại Tunisia” của Mohammed Romdhane (2010) Trong mô hình nghiên cứu của Mohammed
Romdhane (2010), bién phụ thuộc là vốn chủ sở hữu trên tong tài sản và các biến độc lập là: ty lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, chênh lệch lãi suất cho vay — lãi suất tiền
z A
Trang 24tỷ lệ an toàn vốn bình quân và quy mô ngân hàng Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rang chi phi vốn, quy mô ngân hàng, tỷ số tiền gửi có kỳ hạn trên tiền gửi không kỳ hạn có mối quan hệ nghịch biến (-), trong khi tỷ lệ nợ xấu, chênh lệch lãi suất cho vay so với lãi suất tiền gửi, thay đối tiền gửi không kỳ hạn, tỷ số tổng dư nợ trên tổng tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn bình quân có mối quan hệ đồng biến (+) với vốn chủ sở hữu
Trang 25CHUONG 3: PHUONG PHAP NGHIEN CUU VÀ MƠ HÌNH
NGHIEN CUU
Chương 3 trình bày các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, mô tả các biến và phương pháp ước lượng Từ các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã được trình bày ở chương trước, trong chương này mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và các yếu tổ tác động lên nó sẽ được trình bày thông qua mô hình cụ thê 3.1 Giả thuyêt nghiên cứu
Như đã để cập ở phần cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, có rất nhiều yếu tố có tác động đến cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại Đồng thời, chiều hướng tác động của cùng một yếu tố lên cơ cầu vốn là không hoàn toàn giống nhau ở các nghiên cứu khác nhau Vì vậy, giả thuyết của nghiên cứu này được phát biểu như sau: Cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam bị tác động bởi các yêu tố: Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động, khả năng thanh khoản của ngân hàng, lợi nhuận, rủi ro tín dụng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tỷ lệ vốn nhà nước trong cơ cầu vốn của ngân hàng Trong đó tác động của từng yếu tố
được kỳ vọng như sau:
Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động của ngân hàng có tác động và tác động ngược chiều đến tỷ số nợ của ngân hàng Nghiên cứu này kỳ vọng rằng khi tỷ số cho vay trên nguồn vốn huy động của ngân hàng gia tăng thì tỷ số nợ của ngân hàng sẽ giảm
_ Kha nang thanh khoản của ngân hàng có tác động và tác động cùng chiều đến tỷ số nợ của ngân hàng Khả năng thanh khoản được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vay nợ của doanh nghiệp sản xuất cũng như các tổ chức tài chính Có nhiều quan điểm khác nhau về mỗi quan hệ ngược chiều giữa khả năng thanh khoản và tỷ số nợ Nghiên cứu này cũng ky vong mỗi quan hệ cùng
Trang 26Lợi nhuận của ngân hàng có tác động và tác động ngược chiêu đên tỷ sô nợ
của ngân hàng Các nghiên cứu gân đây đều dua ra ket qua mỗi quan hệ tương quan nghịch giữa lợi nhuận của ngân hàng và tỷ sô nợ ngân hàng đó đang sử dụng Nghiên cứu này cũng kỳ vọng mồi quan hệ ngược chiêu giữa tỷ số nợ và lợi nhuận Rủi ro tín đụng của ngân hàng có tác động và tác động cùng chiều đến tỷ số nợ của ngân hàng Rủi ro cũng được xác định là một trong những yếu tô có tác động đến việc sử dụng nguồn tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng Nghiên cứu này kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và tỷ số nợ Có nghĩa là khi tỷ số nợ của ngân hàng tăng thì rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tăng và ngược lại
Thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng có tác động và tác động cùng chiều đến tỷ số nợ của ngân hàng MacKie-Mason (1990) đưa ra các băng chứng
về việc thuế tác động đến sự chọn lựa giữa nợ và vôn chủ sở hữu Các nghiên cứu
sau đó chỉ ra mỗi quan hệ tương quan thuận giữa thuê và việc sử dụng nợ Nghiên cứu này cũng kỳ vọng mỗi quan hệ cùng chiều giữa thuê và tỷ sô nợ
Tý lệ vốn nhà nước trong cơ câu vôn của ngân hàng có tác động và tác động cùng chiều đến tỷ số nợ của ngân hàng Tôn tại sự khác biệt giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh (Nhà nước năm giữ trên 50% vôn chủ sở hữu) va các ngân hàng thương mại khác Chính vì vậy, việc đưa yêu tô nhà nước vào mô hình nghiên cứu là cần thiết và nghiên cứu này kỳ vọng yêu tô nhà nước sẽ tác động cùng chiều đến tỷ sô nợ
3.2 Mô hình nghiên cứu
Mô hình tổng quát của nghiên cứu này được trình bày như sau:
Y, =a + BX, +6, (3.1)
i biéu thi sô liệu chéo '
Trang 27Y;, dai dién cho các biển phụ thuộc trong mô hình, trong nghiên cứu này là tỷ số nợ của ngân hàng
Xj, bao gom các biến phụ thuộc trong mô hình ước lượng
ơ là hệ số chặn
8 là hệ số hồi quy của các biến độc lập
c là đại lượng ngẫu nhiên hay còn gọi là hạng nhiễu ngẫu nhiên Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì đại lượng ngẫu nhiên luôn tồn tại do các nguyên
nhân như bỏ sót biến giải thích, sai dạng mô hình do bỏ qua các tác động trễ, sai
dạng hàm, lỗi đo lường, hoặc do đơn giản hóa mô hình bằng cách tổng hợp một số biến khác nhau thành một biến giải thích đuy nhất
Nếu ơ nhận được giá trị như nhau giữa các đơn vị thì phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) giúp ước lượng ơ và j một cách phù hợp và hiệu quả
Một cách chi tiết, phương trình (3.1) ở trên có thể được viết lại như sau:
LEV = B, + B,LTD + B,LIQ + B,PRO + B,RISK + B.TAX+B,STATE+e — (3-2)
Trong đó:
LEV; là tỷ số nợ của ngân hàng ¡ ở thời điểm t LEV được đo lường bằng tỷ số tông nợ trên tổng nguồn vốn
LTD, là tỷ số tổng dư nợ cho vay trên tổng huy động vốn của ngân hàng ¡
tại thời điểm t
LIQ; là khả năng thanh khoản của ngân hang i tai thot điểm t LIQ được do lường bằng tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
PRO); là lợi nhuận của ngân hàng ¡ ở thời điểm t PRO được đo lường bằng
tỷ số lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản
Trang 28TAX¿ là thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng ¡ tại thời điểm t TAX được đo lường, bằng giá trị thuế thu nhập doanh nghiệp trên bảng cân đối kế tốn chia cho tơng tài sản
STATE; là Tỷ lệ vốn nhà nước trong ngân hàng ¡ tại thời điểm t
Bọ là hệ số tự do của mô hình hồi quy (hay còn gọi là hệ số tung độ gốc) B 1a hé số hồi quy của biến LTD
B› là hệ số hồi quy của biến LIQ
B› là hệ số hồi quy của biến PRO
B, là hệ số hồi quy của biến RISK Bs la hé số hồi quy của biến TAX
B; là hệ số hồi quy của biến STATE
3.3 Mô tả các biến
Cơ cấu vốn chính là cơ câu nợ và vốn chủ sở hữu ngân hàng đã tài trợ cho
hoạt động của mình Ở đây, cơ cầu vốn của ngân hàng là yếu tố cần được khám phá Chính vì vậy, cơ cấu vốn được xác định là biến phụ thuộc Có nhiều cách để đo lường cơ cấu vốn của một ngân hàng Mohamed Romdhane (2010) xác định cơ cầu vốn của ngân hàng bằng tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Trong khi đó, Monica Octavia và Rayna Brown (2008) đo lường cơ cấu vốn của ngân hàng bằng tỷ số nợ trên tổng tài sản
Trong nghiên cứu này, cơ cấu vốn được đo lường bằng tỷ số nợ trên tổng tài sản và được ký hiệu là LEV LEV được tính toán từ số liệu bảng cân đối kế
toán vào cuối mỗi năm tài chính
Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi huy động (Loan to deposit ratio — LTD) được đo lường bằng tỷ số tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi huy động và được ký hiệu là LTD LTD được tính từ số liệu của bảng cân đối kế toán vào cuỗi mỗi năm tài
Trang 29Một ngân hàng với tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động cao cho thấy ngân hàng đó đạng đứng trước nguy cơ vỡ nợ do khách hàng rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng Khi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi huy động tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị ngân hàng sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc vay nợ để đầu tư (Edward W Reed, 1993)
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đêu đưa ra kết quả về môi quan hệ ngược chiều giữa tỷ số nợ và tỷ lệ cho vay trên nguôn vôn huy động Chính vì vậy, kỳ vọng của nghiên cứu nảy về môi quan hệ giữa tỷ sô nợ và tỷ lệ cho vay trên nguôn vốn huy động là mối quan hệ tương quan nghịch
Có nhiều tiêu chí để đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng Trong nghiên cứu này, khả năng thanh khoản của ngân hàng được đo lường bằng tỷ số tài sản thanh khoản chia cho nợ ngắn hạn Tài sản thanh khoản trong nghiên cứu này
được hiểu là các tài sản nhanh chuyển đổi thành tiền, bao gom: tiền mặt, tiền gửi
tại NHNN, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán Khả năng thanh khoản của ngân hàng được ký hiệu là LIQ và được tính toán từ bảng cân đối kế toán vào cuôi năm tài chính
Có nhiều kết luận khác nhau về mỗi quan hệ giữa tỷ số nợ và khả năng
thanh khoản của ngân hàng Một số nhà nghiên cứu ủng hộ lý thuyết đánh đổi trong cầu trúc vốn (Trade off theory) cho rằng các ngân hàng có khả năng thanh khoản cao sẽ đễ dang mượn nợ va đưa ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ số nợ và khả năng thanh khoản (Angbazo 1997; Volker Kleff, Marin Weber 2008) Mot sé nhà nghiên cứu khác ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng trong cơ cầu vốn (Pecking order theory) cho rằng các ngân hàng có khả năng thanh khoản cao có xu hướng sử dụng nguồn vốn bên trong (vốn chủ sở hữu) thay vì sử dụng nợ để tài trợ cho
các khoản đầu tư mới và kết luận mỗi quan hệ ngược chiều giữa tỷ số nợ và khả
Trang 30Nghiên cứu này nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ số nợ và khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Trong bối cảnh lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2006 — 2011 có xu hướng sụt giảm thì việc duy trì khả năng thanh khoản là một trong những yếu tố giúp các ngân hàng gia táng lượng tiền gửi huy động Chính vì vậy, nghiên cứu này đưa ra kỷ vọng về mối tương quan thuận giữa tỷ số nợ (LEV) và khả năng thanh khoản
(LIQ)
Lợi nhuận của ngân hàng được đo lường bằng tỷ số lợi nhuận trước thuế
trên tổng tài sản và được ký hiệu là PRO PRO được tính toán từ số liệu bảng cân
đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh vào cuỗi mỗi năm tài chính
Những bằng chứng thực tiễn từ những nghiên cứu trước (Chittenden,, 1996; Coleman va Cole, 1999; Al-Sakran, 2001; Mohammed Amidu 2007; Monica Octavia, Rayna Brown, 2008; Gropp, Heider 2007, Nadeem Ahmed Sheikh, Zongjun Wang, 2010) phi hop với lý thuyết về trật tự trong cơ cơ cấu vốn _ (Pecking order theory) va cho rằng các ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ có xu hướng sử dụng tiền từ nguồn lợi nhuận giữ lại để đầu tư cho các dự án mới thay vì sử dụng tiền từ nguồn đi vay bên ngoài Hầu hết các nghiên cứu này đều chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và ty số nợ Chính vì vậy, kỳ vọng của nghiên cứu này về mỗi quan hệ giữa lợi nhuận với tỷ sô nợ là tương quan nghịch
Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi người đi vay không trả được nợ vay đến hạn phải thanh toán (Edward W Reed, 1993) Có nhiều chỉ tiêu để đo lưởng rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ quá hạn (tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tông dư nợ), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lap/Téng du ng trong ky bao cáo), tỷ lệ mắt vốn (tỷ 1é mat vốn = Mất vốn đã xóa trong kỳ báo cáo/Tổng dư nợ kỳ báo cáo) Trong các chỉ tiêu trên
thì chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất chất lượng của hoạt
Trang 31phòng rủi ro tín dụng để đo lường biến độc lập RISK Như vậy, rủi ro tín dụng (RISK) được đo lường bằng tỷ số dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập chia cho tổng dư nợ RISK được tính toán từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng vào
cuối mỗi năm tài chính
Mohammed Amidu và Robert Hinson (2006) đưa ra mối quan hệ nguoc chiều giữa tỷ số nợ và rủi ro tín dụng vì những ngân hàng có rủi ro tín dụng lớn thì có xu hướng gia tăng nguồn vốn bên trong để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra Tuy nhiên, Gropp và Heider (2007) cho rằng tỷ số nợ của ngân hàng có mỗi quan hệ đồng biến với rủi ro ngân hàng đó đang phải đối mặt Đồng quan điểm với
Gropp và Heider, Mohammed Romdhance (2010) đưa ra kết luận mỗi quan hệ
đồng biến giữa tỷ số nợ và rủi ro tín dụng ngân hàng đó đang gánh chịu
Nghiên cứu này kỳ vọng mối quan hệ đồng biến giữa tỷ số nợ và rủi ro tín
dụng
Thuế được đo lường bằng giá trị thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng
- chia cho tổng tài sản và được ký hiệu là TAX TAX được lấy từ bảng cân đối kế
toán của ngân hàng vào cuỗi môi năm tài chính
DeAngelo va Masulis (1980) cho rằng khi tài trợ bằng nợ thì tiền lãi vay sẽ
được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Như vậy, tài trợ bằng nợ sẽ
làm tăng lợi nhuận sau thuế, và vì thế làm tăng giá trị của công ty Đây chính là lợi ích của lá chắn thuế Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều nợ sẽ làm gia tăng chỉ phí khốn khó tài chính (financial distress cosf) và từ đó làm gia tăng rủi ro vỡ nợ (default risk) Deen Kemsley và Doron Nissim (2002) khám phá ra rằng tỷ số nợ có tương
quan thuận với lá chăn thuê
Chính vì vậy, TAX được kỷ vọng có môi quan hệ đồng biên với tỷ sô nợ Tỷ lệ vôn nhà nước là biên giả được đưa vào mô hình đề kiêm định yêu tô nhà nước có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguôn tài trợ cho hoạt động ngân hàng
Trang 32có giá trị là 0 khi tỷ lệ vốn nhà nước trong tông nguỗn vôn chủ sở hữu của ngân hàng nhỏ hơn 50% Ngược lại, STATE có giá trị là Ì khi tỷ lệ vôn nhà nước chiêm trên 50% tông vôn chủ sở hữu của ngân hàng
Theo nghiên cứu của Jean J Chen và Yen Xue (2004), ty lệ vốn nhà nước có quan hệ tý lệ nghịch với tỷ số nợ, nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê Tuy nhiên trên thực tế, các công ty, các ngân hàng có nguồn gốc nhà nước thường có quy mô vốn lớn nên dễ dàng vay nợ hơn các ngân hàng cô phần có quy mô vốn nhỏ Bên cạnh đó, các công ty, các ngân hàng có nguồn gốc nhà nước thường được ưu tiên đối với các khoản vay ưu đãi của nhà nước Kỳ vọng môi quan hệ giữa ty
lệ vốn nhà nước và tỷ sô nợ là tương quan thuận
Bảng 3.1: Công thức tính các biến quan sát Ký hiệu
biến Tên biến Công thức tính
LEV | Tỷ sô nợ LEV=Tong no/Tong tai sản
Tỷ lệ cho vay |
LTD | trên tiền gửi LTD=Cho vay khách hàng/Tiền gửi của khách hàng huy động
LIQ=(Tiên mặttTiên gửi NHNN+ Tiên gửi LIQ Khả năng TCTD+CK đầu tư sẵn sàng để bán)/(Nợ CP và
thanh khoản NHNN+ Tiền gửi và vay các TCTD khác+ Các công cụ nợ ngăn hạn khác) Lợi nhuận PRO_ | trước thuế trên | PRO=Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản tổng tài sản
Rủi ro tín RISK=Dự phòng rủi ro tín dung/Tong cho vay khách
RISK dung hang
TAX Thué thu nhap | TAX=Chi phi thuê thu nhập doanh nghiệp/Tông tài doanh nghiệp | sản
Tỷ lệ vốn nhà | STATE=! nếu Nhà nước sở hữu trên 50% vôn CSH
STATE nước ˆ | STATE=0 nếu Nhà nước sở hữu nhỏ hơn 50% vôn CSH
Trang 33Bảng 3.2 Kỳ vọng về hướng tác động của các biên độc lập lên biên phụ thuộc
Ký hiệu biển | ` Tên biến Tương quan kỳ vụng với
LTD - Tỷ lệ cho vay trên tiên gửi huy động -
LIQ Kha nang thanh khoan +
PRO Loi nhuan trudc thué trén tong tai san -
RISK Rủi ro tín dụng +
TAX Thuê thu nhập doanh nghiệp +
STATE Tỷ lệ vôn nhànước ` +
,
_ 3.4 Phương pháp ước lượng
Phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu này là sử dụng kết hợp phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS), phương pháp tác động cố dinh (Fixed Effects) va phuong pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects) Phần mềm được sử dụng là Eview Dữ liệu được sắp xếp dưới dạng dữ
liệu bảng cân đối (Balanced panel data), được thu thập từ 2006 đến hết 201 1
Ngoài ra, dữ liệu của các biến nghiên cứu đều phải đáp ứng tiêu chuẩn của phương pháp OLS Cụ thể là các biến độc lập không có đa cộng tuyến với nhau Sai số trong mô hình ước lượng phải có phương sai không thay đổi và không có hiện tượng tự tương quan
3.5 Mô tả dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu tài chính của tong thể các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn từ 2006 đến hết năm 2011 Nghiên cứu này loại bỏ các ngân hàng có tính chất đặc thù riêng, các ngân hàng liên doanh, ngân hảng 100% vốn nước ngoài và các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Sau khi áp dụng các điều kiện trên để loại bỏ các ngân hàng không phù hợp
với mục tiêu của nghiên cứu này, kết quả thu được 33 ngân hàng Sau khi chọn
Trang 34chính từ bảng cân đơi kê tốn và kêt quả kinh doanh để tính toán các biến được sử
dụng trong mô hình Dữ liệu được thiệt kê theo dạng dữ liệu bảng không cân đôi,
tức là kết hợp dữ liệu chẻo và đữ liệu theo thời gian
Các bước tính toán ở trên được thực hiện trên phân mêm Excel Sau khi tính toán xong các biến quan sát, dữ liệu Excel được đưa vào phần mềm Eview để xử
Trang 35CHUONG 4: KET QUA NGHIEN CUU VA NHAN XET
Dựa vào bảng số liệu thu thập được, san khi xử lý bằng các phan mem thong
ké, chwong này sẽ đưa ra kết quả hồi quy cụ thể cho mô hình nghiên cứu đã dé xuất ở chương 3, bao gốm các phân: Thống kê mô tả, ma trận tương quan giữa các biến và trình bày kết quả hôi quy Các giả thuyết nghiên cứu cũng như ý nghĩa
thong kê của fữHg biển và của cả mô hình sẽ lần lượt được kiểm định Kết quả đạt
được sẽ được so sánh với các nghiên cứu trước đó ,
4.1 Thống kê mô tả
Bảng 4.1 cho thấy các chỉ số thống kê mô tả cơ bản của biến phụ thuộc và các biến độc lập Giá trị trung bình của tỷ số nợ LEV là 0,8425 Điều này có nghĩa là 84,25% tổng tài sản của các ngân hàng được tài trợ băng nợ Giá trị trung bình của tỷ lệ cho vay trên tiền gửi huy động LTD là 1,039, nghĩa là số tiền các ngân hàng cho vay lớn hơn so với tổng nguồn vốn huy động Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước rủi ro vỡ nợ khá lớn vì theo David Ổ | Mayes, Peter J Morgan va Hank Lim (2010) thì tỉ lệ LDT bình quân tối ưu của
nhóm nước có thu nhập thấp chỉ khoảng 60% Tý suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản trung bình của các ngân hàng đạt 1,67% (giá trị trung bình của PRO bằng 0,0167) và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay trung binh là 0,64%
Chỉ số Skewness của biến LEV <0 cho thấy phân phối của LEV lệch trái, có nghĩa là đa số tý số nợ của các ngân hàng lớn hơn giá trị trung bình (0,8425)
Trong khi đó, chỉ số Skewness của tất cả các biễn độc lập đều >0, tức phân phối
của các biến này lệch phải, nghĩa là đa số đều nhỏ hơn giá trị trung bình Giá trị P-
value của kiểm định Jarque-Bera đối với tất cả các biến quan sat đều nhỏ hơn 0.05
Điều đó cho thấy, phân phối của các biên này là phân phôi chuân
Trang 36Bảng 4.1: Các chỉ số thông kê mô tả của biễn phụ thuộc và các biên độc lập LEV LTD LIQ RISK PRO | TAX STATE Mean _ 0/8425] 1,0939 1,1955 0,0064 0,0167 | 0,004096 | _0,1818 Median 0,8906 1,0088 1,1209 0,0046 0,0155 | 0,003716 | 0,0000 Maximum 1,5923 3,8471 6,2326 0,0286 0,0519|0,017999|_ 1,0000 Minimum 0,2561 0,1113 0,2102 | -0,0002 0,0017 | 0,000296 | _0,0000 Std Dev 0,1513 0,4955 0,5164 0,0054 0,0094 | 0,002526 | 0,3867 Skewness -0,9624 2,3500 6,0613 1,6978 1,5327 | 1,987218 | _1,6499 Kurtosis 8,1175 | 11,0789 54,1625 5,7163 6,3876 | 9,454799 | _3,7222 Jarque-Bera | 246,6213 | 720,7144 22807,6100 | 155,9916 | 172,1954 | 474,0497 94,1366 Probability 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 | 0,00000 | 0,0000 Sum 166,8141 | 216,5922 236,7128 1,2632 3,2968 | 0,810958 | 36,0000 Sum Sq.Dev|_ 4.5084] 48,3586 52,5260 0,0058 0,0175 | 0,001257 | 29,4546 )bservations 198 198 198 198 198 198 198
4.2 Ma trận tương quan giữa các biến
Từ Bảng 4.2 ta thấy.PRO, TAX, LTD có tương quan ngược chiều có ý
nghĩa thống kê, trong khi STATE và RISK có tương quan cùng chiều có ý nghĩa thông kê với LEV Riéng LIQ có tương quan ngược chiều nhưng không có ý nghĩa
thông kê với LEV
Ngoài ra, Bảng 4.2 còn cho thấy lợi nhuận PRO có tương quan thuận khá
chặt chẽ với thuế TAX, tỷ số cho vay trên tong huy động LTD, khả năng thanh
khoản LIQ nhưng có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng RISK Điều này có nghĩa là khi lợi nhuận các ngân hàng tăng thì số khả năng thanh khoản, hệ số cho vay trên tổng huy động và số tiền thuế các ngân hàng nộp vào ngân sách nhà nước sẽ tăng Ngược lại, khi rủi ro tín dụng tăng thì lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm Tương quan giữa lợi nhuận PRO và Tỷ lệ vốn nhà nước STATE không có ý nghĩa thống kê nên ta không có kết luận về mối quan hệ giữa lợi nhuận và Tỷ lệ vốn nhà
Trang 38Bang 4.3 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tô có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến Hệ số VIF của biến PRO là 9,6§ khá cao nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc
VIF<I10 Điều này CÓ thể hiểu là biến PRO có tương quan với các biến độc lập khác
nhưng ở mức chưa gây ra hiện tượng đa cộng tuyến |
4.3 Két qua hoi quy bằng phương pháp OLS Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình 6 biến độc lập Variable Coefficient] Std Error] t-Statistic| Prob C 0.940409} 0.035640} 26.38612) 0.0000 LTD -0.070479| 0.021428] -3.289115) 0.0012 LIQ 0.004775] 0.019449} 0.245502) 0.8063 PRO -2295986| 2.301739] -0.997501) 0.3198 RISK 3.737377| 2.109034] 1.772080} 0.0780 TAX -5.875401| 8.719691] -0.673808) 0.5012 STATE 0.065579| 0.029188] 2.246758) 0.0258
IR-squared 0.231099] Mean dependent var | 0.842495 Adjusted R-squared| 0.206945| _S.D dependent var 0.151278 S.E of regression 0.134719] Akaike info criterion -1.136540 Sum squared resid | 3.466491| Schwarz criterion +1.020288 Log likelihood 119.5175] Hannan-Quinn criter.-1.089485
F-statistic 9,567739| Durbin-Watson stat | 0.868558
Prob(F-statistic) 0.000000 |
Bảng 4.4 trình bày kết quả hồi quy giữa biến phụ thuộc (tỷ số nợ LEV) và các biến độc lập Hệ số ước lượng của các biến LTD, LIQ, PRO, RISK, TAX, STATE lần lượt là -0,0704; 0,0047; -2,295; 3,73; -5,87; 0,065 Nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LTD) tăng 1% thì tỷ số nợ (LEV) sẽ giảm 0,07%, khi khả năng thanh khoản (LIQ) tang 1%
thì tỷ số nợ sẽ tăng 0,0047%, khi tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (PRO)
tăng 1% thì tỷ số nợ sẽ giảm 2,29%, khi rủi ro tín dụng (RISK) tăng 1% thì tỷ số
Trang 39các nhân tố khác không đổi thì tỷ số nợ của các ngân hàng có vốn nhà nước chiêm
Kw » _k + : ^ ` , D2,
đa số sẽ cao hơn tỷ sô nợ của các ngân hàng khác 0,065% R? = 23,1%, RÝ hiệu
chỉnh = 20,69%, tức là 23,1% sự biến thiên của tỷ sô nợ được giải thích đồng thời
bởi các biến giải thích Prob(F-statistic)=0,0000 nên mô hình phù hợp với dữ liệu
Kết quả cho thấy LTD, PRO và TAX có mối quan hệ ngược chiều với LEV Trong khi đó, LIQ, RISK, và STATE có mối quan hệ cùng chiều với LEV
Kết quả nảy phù hợp với kỳ vọng của nghiên cứu này, đồng thời phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007), Gropp và Heider (2007),Monica Octavia và Rayna Brown (2008), Nadeem Ahmed Sheikh và Zongun Wang
(2010), Mohamed Romdhane (2010)
Bảng 4.4 cũng cho thấy kết quả không đúng với kỳ vọng của các biến TAX Các nghiên cứu trước đây đều cho kết quả mối quan hệ đồng biến giữa TAX với LEV Trong khi đó, kết quả của nghiên cứu này lại chỉ ra mỗi quan hệ ngược chiều giữa TAX với LEV Kết quả này cũng không phù hợp với lý thuyết M&M của Modigliani và Miller (1963) Kết quả này có thể được giải thích do chỉ phí khốn khó tài chính (financial distress costs) Khi các ngân hàng gia tăng sử dụng nợ làm cho rủi ro cũng tăng theo Điều nay làm phát sinh chỉ phí khốn khó tài
chính và chỉ phí sẽ tác động đồng thời với lợi ích của lá chắn thuế Đến một điểm nào đó thì chi phí khốn khó tài chính vượt qua lợi ích của lá chắn thuế Lợi ích của lá chắn thuế không đủ bù đắp chi phi khốn khó tài chính Khi đó, các ngân hàng có
xu hướng giảm sử dụng nợ vay Có thé thay mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện đang áp dụng tại Việt Nam ở mức tương đối cao so với các nước trong
khu vực Theo cơ sở đữ liệu thuế suất các nước từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) thì có 68 quốc gia trên tổng số 103 quốc gia được thống kê có thuế suất thấp hơn 25% Trong khi đó, giai đoạn từ 2006-2008 thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại
Việt Nam là 28% và chỉ được giảm xuống 25% kế từ ngày 01/01/2009 Chính thuế
Trang 40nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói riêng Điều này lý giải mối quan hệ tương quan nghịch giữa TAX và LEV trong nghiên cứu này Tuy nhiên, Bảng 4.4 cho thấy mối quan hệ tương quan nghịch giữa TÂX và LEV là mối quan hệ không có ý nghĩa thống kê Vì vậy, nghiên cứu này chưa có đủ cơ sở để kết luận về môi quan hệ giữa thuê và tỷ sô nợ
Kết quả từ Bảng 4.4 cho thấy mỗi quan hệ tương quan thuận giữa khả năng thanh khoản (LIQ) và tỷ số nợ (LEV) Mỗi tương quan thuận giữa (LIQ) và (LEV) phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và phù hợp với ngiên cứu của Angbazo (1997), Volker Kleff, Marin Weber (2008) Tuy nhiên, mỗi tương quan này không có ý nghĩa về mặt thống kê Có nhiều nguyên nhân đưa ra tác động không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa LIQ và LEV Trong đó, số lượng quan sát quá it có thể là một trong những nguyên nhân Ngoài ra, bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động trong giai đoạn từ 2006-2011 cũng có thể là một nguyên nhân Khoảng thời gian từ năm 2006 -2011 là khoảng thời gian có nhiều biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng Cuộc khủng khoảng tài chính năm 2008 đã đây mặt bằng lãi suất tăng cao, khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng sụt giảm Đồng thời với những khó khăn chung của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn phải đối mặt với những khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước Đến cuối năm 2008, mức vốn pháp định đối với các ngân hàng TMCP là
1.000 tỉ đồng và cuối năm 2010 là 3.000 tỉ đồng theo Nghị định số 141/2006/NĐ-
CP ngày 22-1 1-2006
Việc tìm ra mối tương quan giữa khả năng thanh khoản và tỷ sô nợ cân phải - được nghiên cứu ở những nghiên cứu tiệp sau với sô quan sát nhiều hơn và khoảng thời gian nghiên cứu dài hơn nhăm loại bỏ những tác động của những biên động đặc biệt do khủng khoảng kinh tế hay suy thoái kinh tế
Từ bảng 4.4, mỗi quan hệ giữa LEV và các biên độc lập được mô tả qua