1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh tây ninh

86 11 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 14,23 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HÒ CHÍ MINH

‘yo an NGUYEN THI CANG

NHUNG YEU TO ANH HƯỚNG ĐÉN HIỆU QUÁ SAN XUAT CAY DAU PHONG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HÒ CHÍ MINH

NGUYEN THI CANG

NHUNG YEU TO ANH HUONG DEN

HIỆU QUA SAN XUAT CAY DAU PHONG TREN DIA BAN TINH TAY NINH

Chuyén nganh : KINH TE HOC

Mã số chuyên ngành: 6031 03

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ THỊ THANH LOAN

TP Hồ Chí Minh, năm 2012

Trang 3

Đề tài này nghiên cứu xem những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản

xuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ đó gợi ý, đề xuất chính sách

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây đậu phộng cho nông dân Tây Ninh

Số mẫu khảo sát để thực hiện đề tài là 154 mẫu, được lấy thuận tiện tại bốn huyện của tỉnh Tây Ninh (Gò Dâu, Trảng Bàng, Bến Câu và Dương Minh Châu) bằng cách lập bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp các cá nhân có sản xuất đậu phộng vụ

Đông Xuân năm 2010 Bảng hỏi sau khi phỏng vấn xong, được xử lý bằng phương

pháp thống kê mô tả, sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS, sau đó tiến hành

phân tích, so sánh và đưa ra kết luận Đề tài sử dụng mô hình hồi qui với hàm

Cobb-Douglas để đánh giá ảnh hưởng-của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất cây đậu

phộng Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: Năng suất, kỹ thuật tưới tạt, Qui mô đất, Chỉ phí thuê đất, Kiến thức khuyến nông, Kỹ thuật vừa tưới

ngắm vừa tưới tạt, và sau cùng là Giới tính chủ sản xuất

Trên cơ sở kết quả mô hình hồi qui, tác giả đưa ra gợi ý chính sách:

Một là: tăng cường đầu tư ngân sách để phát triển cơ sở vật chất, các mô hình trình diễn khoa học kỹ thuật nhất là kỹ thuật tưới để nâng cao năng suất Thành lập một số nông trường sản xuất và chế biến đậu phộng, khuyến khích liên

kết sản xuất hay hình thành các hợp tác xã để phát huy tối đa lợi thế theo qui mô Hai là: Thường xuyên tập huấn khuyến nông để nâng cao trình độ kiến thức

cho người dân Các viện nghiên cứu phải thường xuyên báo cáo, chuyển giao kết

quả nghiên cứu về cây đậu phộng cho hệ thống khuyến nông để phổ biến kịp thời cho người sản xuất áp dụng; Trình diễn các mô hình kỹ thuật nhất là kỹ thuật tưới

Ba là: Khuyến cáo người sản xuất chỉ chấp nhận thuê đất ở mức chỉ phí

thuê vừa phải để hiệu quả sản xuất đạt tối đa

Bốn là: Thiết lập các nhóm người hoặc câu lạc bộ những người sản xuất

đậu phộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nữ giới trong việc tiếp nhận thông tin

Trang 4

Mục Lời cam đoan Lời cảm ơn Tóm tắt Mục lục , Danh mục các hình Danh mục chữ viết tắt Chương 1: MỞ ĐÀU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1.2 Vấn đề nghiên cứu

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.4 Câu hỏi nghiên cứu

1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.5.1 Phạm vi nghiên cứu

1.5.2 Đối tượng nghiên cứu

1.6 Mặt khoa học và mặt thực tiễn của đề tài

Trang 5

sản xuất cây đậu phộng

2.2.1 Quan điểm về hiệu quả kinh tế

2.2.2 Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất cây đậu phộng 2.3 Các khái niệm liên quan đến đề tài:

2.3.1 Chỉ phí sản xuất

2.3.2 Doanh thu

2.3.3 Lợi nhuận

2.3.4 Hiệu quả kinh tế

2.3.5 Tỷ suất lợi nhuận

2.4 Các mô hình lý thuyết có liên quan

2.4.1 Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp 2.4.1.1 Mô hình Ricardo

2.4.1.2 Mô hình của Kaldor 2.4.1.3 Mô hình David Colman

2.4.1.4 Mô hình của Park S.§ (1992)

2.4.2 Mơ hình của Tổ chức Năng suất Chấu Á

2.4.3 Lý thuyết về hàm sản xuất 2.4.4 Lý thuyết về hàm lợi nhuận

2.4.5 Mô hình lượng hóa

2.4.4 Các nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam

Trang 6

THE GIOI, O VIET NAM VA O TINH TAY NINH

3.1 Gidi thiéu tng quan vé tinh Tay Ninh, tinh hinh phat trién kinh té -

xã hội, tiềm năng phát triển sản xuất đậu phộng

3.1.1,Giới thiệu tổng quan về tỉnh Tây Ninh

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.Tiềm năng phát triển sân xuất đậu phộng

3.2 Thực trạng sản xuất đậu phộng trên thế giới, ở Việt Nam và ở tỉnh

Tây Ninh

3.2.1 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới

3.2.2 Tình hình sản xuất đậu phộng tại Việt Nam 3.2.3 Tình hình sản xuất đậu phộng tại tỉnh Tây Ninh 3.3 kết luận chương 3

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

4.1 Nghiên cứu định lượng 4.2 Nghiên cứu định tính

4.3 Phương pháp thu thập số liệu

4.4 Phương pháp xử lý số liệu

4.5 Khung phân tích

4.6 Xây dựng mô hình hồi qui

Trang 7

5.1 Thống kê mô ta ‘ 5.1.1 Thống kê số mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính

5.1.2 Mô tả các biến phân tích trong mô hình hồi qui

5.2 Kết quả mô hình hồi qui

5.2.1 Bảng kết quả

5.2.2 Kiểm định tính phù hợp của mô hình

5.2.3 Nhận diện các biến độc lập có ý nghĩa thống kê 5.2.4 Ý ñghĩa của các tham số 5.3 Kết luận chương 5 CHƯƠNG 6: KÉT LUẬN VÀ GƠI Ý CHÍNH SÁCH 6.1 Kết luận 6.2 Gợi ý chính sách 6.3 Hạn chế của đề tài

Danh mục tài liệu tham khảo

- Tài liệu tham khảo tiếng Việt

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Hình 2.1 Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nông nghiệp

Hình 2.2 Đồ thị biểu diễn lợi nhuận

Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh

Hình 4.1 Khung phân tích

Trang 9

Chir viét tat Chữ viết đày đủ ĐH Đại học DVT Don vi tinh FOA Faostasr GDP Gross Domestic Product HCM H6 Chi Minh HQSX: Hiệu quả sản xuất NXB Nhà xuất bản

PCR Tỷ suất lợi nhuận %

P Lợi nhuận trên một đơn vị điện tích SX Sản xuất TC Tổng chỉ phí trên một đơn vị diện tích TMCP - Thương mại Cổ phần Tp Thành phố tr Trang

ICRISAT International Crops Research Institute for

Trang 10

1.1 TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI

Nông nghiệp từ lâu đã là lĩnh vực hoạt động sản xuất quan trọng đảm bảo

cuộc sống của người đân Tây Ninh Có đến 84,2% dân số Tây Ninh sống ở vùng nông thôn, cuộc sống đa phần dựa vào nông nghiệp (Báo Tây Ninh số ra ngày

19/11/2011) Đậu phộng là một trong những cây thế mạnh của nông nghiệp Tây

Ninh Năm 2010 diện tích trồng đậu phộng của Tây Ninh là 14,6 nghìn ha, chiếm

đến 6,32% diện tích đậu phộng cả - nước (diện tích đậu phộng cả nước là 231 nghìn ha) Sản lượng đậu phộng của Tây Ninh năm 2010 là 44,1 nghìn tấn, chiếm -8;47 %-sản lượng đậu phộng cả nước (sản lượng đậu phộng cả nước là 485,7 nghìn tấn), được xếp thứ hai về sản lượng so với các tỉnh thành trong cả nước,

sau Nghệ An 48,2 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê, 2011)

Xu hướng tồn cầu hố và hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu sắc, Việt

Nam đã, đang và sẽ cố gắng hoà mình vào dòng chảy hội nhập của hệ thống kinh

tế thương mại thế giới Tây Ninh cũng không phải là một ngoại lệ, hội nhập tạo ra

cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho người dân Tây Ninh Đặc biệt sản phẩm đậu phộng trong nhu cầu cao của hội nhập được xem là lĩnh vực nghiên cứu rất

quan trọng và cần thiết Ngày nay, sản phẩm từ hạt đậu phộng đã trở nên quen thuộc với mọi đối tượng tiêu dùng trong nước và thế giới, từ những nhà hàng sang trọng trong thành phố đến những quán ăn, quán nước nhỏ lẽ bên đường Loại thức ăn nhẹ rất giàu protein này, người ta không chỉ ăn đậu phộng khi rang khô hoặc luộc, mà còn dùng nó để chế biến thành đậu phộng sấy giòn, bơ đậu phộng, kẹo đậu phộng Nhãn hiệu đậu phộng Tân Tân còn xuất khẩu thành công đến thị

trường của hơn 20 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản,

Nga, Nam Phi, Hàn Quốc, Malaysia, Nigeria và Campuchia (Báo Đại đoàn kết,

2010) Đây chính là lợi thế tạo điều kiện cho ngành sản xuất đậu phộng ngày

cảng phát triển do đó cần thiết phải nghiên cứu

Tây Ninh là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống

Trang 11

tiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất đậu phông, khí hậu tương đối ơn hồ, chế

độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác Nhiệt độ trung bình

năm của Tây Ninh là 27,4°C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dao, mỗi ngày trung

bình có đến 6 giờ nắng Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 — 2200 mm, độ

ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hoà trong năm Với tiềm năng đa dạng như thế rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát

triển của cây đậu phộng (phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2011)

Đặc biệt hơn các địa phương khác, Tây Ninh có Hồ Dầu Tiếng - Hồ nước nhân tao có nguồn nước thủy lợi cung cấp lượng nước tưới dồi dào quanh năm

với dung tích 1,45 tỷ mỶ và 1.053 tuyến kênh nên có triển vọng sản xuất một khối lượng lớn đậu phộng cho nhu cầu thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu do vậy, phát triển sản xuất đậu phộng ở Tây Ninh là một nhu cầu khách quan,

một hướng đi tích cực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống

người dân và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp

Trong nhiều năm qua, sản xuất đậu phộng của Tây Ninh có bước phát triển, trong định hướng phát triển lâu dài Tây Ninh cũng đã xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh đậu phộng tại 04 huyện trọng điểm là: Trảng Bàng, Gò Dâu,

Bến Cầu và Dương Minh Châu, song thực trạng 'sản suất đậu phộng ở Tây Ninh cũng còn biểu hiện sự thiếu én định và kém bền vững, hiệu quả sản xuất chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều vấn đề cần xem xét, đó là:

- Chỉ phí sản xuất bình quân cho một ha đậu phộng ở Tây Ninh còn khá

cao và hầu như toàn bộ các khâu từ gieo trồng đến thu hoạch đều sử dụng lao

động thủ công làm cho hiệu quả từ việc sản xuất cây đậu phộng nói chung còn thấp so với một số cây trồng khác, do đó không khuyến khích được người trồng đậu phộng, từ đó giữ nguyên được diện tích trồng hiện nay đã là khó, chưa nói đến việc mở rộng diện tích

- Việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản

Trang 12

trạng lượng giống sử dụng trên đơn vị diện tích sản xuất rất tùy tiện, tình trạng

tưới nước không đúng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm năng suất Việc sử dụng hóa chất tràn lan hiện nay cũng

rất đáng báo động, là nguy cơ dẫn đến đất bị thoái hóa, bạc màu, dẫn đến hiệu quả

sản xuất thấp

~ Tài liệu nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu ứng dụng về nâng cao hiệu quả sản xuất cây đậu phộng còn hạn chế

Phát biểu trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Tây Ninh (ngày

11.8.2010) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nói rõ: Cây đậu phông là đặc sản của Tây Ninh Đậu phộng Tây Ninh ngon, năng suất, chất lượng tốt Tây Ninh có các cây trồng chủ lực như lúa, cao su, mì, mía, đậu phong

nhưng nếu chỉ dừng lại như từ trước đến nay thì chưa được Vấn đẻ là phải đầu tư khoa học kỹ thuật như thế nào đó để đưa năng suắt cây đậu phộng, cây cao su, cây

lúa của Tây Ninh lên cao hơn nữa (Báo Tây Ninh, thứ tư, 30/11/2011)

Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quä sẵn xuất cây đậu phông trên địa bàn

tinh Tay Ninh” trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết Đề tài này sẽ tiến hành

khảo sát hiện trạng sản xuất đậu phộng, tìm những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

sản xuất đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ đó đề xuất chính sách với mong

muốn nông dân trong vùng sản xuất đậu phộng tiết kiệm được chỉ phí trong sản

xuất thông qua việc nắm vững kiến thức nông nghiệp trong sản xuất, áp dụng tốt

các biện pháp để nâng cao năng suất, các kỹ thuật canh tác như bón phân, tưới

nước hạn chế đư lượng chỉ phí, nâng cao lợi nhuận cho bà con, cải thiện đời sống đân cư và tạo ra sản phẩm đậu phộng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời kỳ hội nhập

1.2 VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU

Trang 13

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây đậu phộng cho nông dân trên địa bàn Tây Ninh

Để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu này, sẽ được chỉ tiết hóa tại phần mục

tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Với vấn đề nghiên cứu như đã nêu trên, đề tài nhắm vào hai mục tiêu phải

nghiên cứu sau:

~ Nhận diện`các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

- Từ đó gợi ý, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp ba câu hỏi:

~ Một là: Hiệu quả sản xuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được

xác định và đo lường như thế nào?

- Hai là: Yếu tố nào ảnh hưởng đến biệu quả sản xuất cây đậu phộng trên

địa bàn tỉnh Tây Ninh?

- Ba là: Gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây đậu phộng

trên địa bàn tỉnh Tây Ninh?

1.5 PHẠM VI VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu lĩnh vực sản xuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và chỉ dừng lại ở việc xác định những yếu tố

chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây đậu phộng, từ đó gợi ý, đề xuất chính

Trang 14

do hạn chế về số liệu và thời gian nghiên cứu về mặt xã hội nên trong phạm vi dé tài này tác giả chỉ đơn cử hiệu quả kinh tế làm đại diện cho hiệu quả sản xuất và xem như yếu tố xã hội (sức khỏe người lao động, độ tuổi, điều kiện đi lại, môi trường sống, ) không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Số mẫu khảo sát là 154 mẫu, được lấy theo cách điều tra thuận tiện, trực tiếp tại 04 huyện trồng đậu

phông tập trung của tỉnh đó là: Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến Cầu và Dương Minh Châu trong vụ Đông Xuân năm 2010

1.5.2 Đối tượng nghiên cứu: Sản xuất đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, và vụ mùa sản xuất đậu phộng đặc trưng là vụ Đông Xuân, vì vậy đối tượng nghiên cứu tác giả chọn là chủ sản xuất

đậu phộng vụ Đông Xuân năm 2010

1.6 MẶT KHOA HỌC VÀ MẶT THỰC TIỀN CỦA ĐÈ TÀI

1.6.1 Mặt khoa học

Tại tỉnh Tây Ninh từ trước đến nay chưa thấy đề tài nào ứng dụng phương

pháp phân tích thống kê và mô hình kinh tế lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây đậu phộng Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là cơ sở khoa học, thiết thực để chính quyền địa phương tham khảo trong - quá trình đề ra chính sách, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương

trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Kết quả nghiên cứu của để tài này mang lại một số ý nghĩa về luận cứ khoa học cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp, các

nhà sân xuất đậu phộng áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn tinh

Tây Ninh Đề tài bổ sung cho các công trình nghiên cứu trước về những yếu tố

ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây đậu phộng 1.6.2 Mặt thực tiễn

Luận văn này là một công trình nghiên cứu khoa học từ số liệu khảo sát thực tiễn nơi tác giả sinh sống và làm việc, nó giúp tác giả giải thích được hiệu

Trang 15

Tây Ninh, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân địa phương cũng như việc phát triển ngành trồng đậu phộng tại Tây Ninh

1.7 KET CAU CUA DE TAI

Đề tài được kết cấu thành sáu chương như sau:

Chương 1: MỞ ĐẦU Chương này trình bày tổng quan về tính cấp thiết

của đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi

và đối tượng nghiên cứu, mặt khoa học và thực tiễn của đề tài, kết cấu của đề tài

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT Chương này giới thiệu về cây đậu phông; Trình bày các quan điểm về hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất cây đậu phộng; trình bày sơ lược về các khái niệm liên quan đến dề

tài như: Khái niệm về chỉ phí sản xuất, về doanh thu, lợi nhuận, khái niệm về tỷ

suất lợi nhuận, về hiệu quả sản xuất

Trong chương này cũng trình bày các lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô, kinh tế phát triển có liên quan đến hàm sản xuất, đồng thời đề cập đến một số công trình nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, các luận chứng xác định những yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả sản xuất cây đậu phộng nói riêng

Chuong 3: THUC TRANG SAN XUAT DAU PHONG TREN THE GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ Ở TỈNH TÂY NINH Chương này giới thiệu tổng quan về tỉnh Tây Ninh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triển sản

xuất đậu phông Thực trạng sản xuất đậu phộng trên thế giới, ở Việt Nam và ở

tỉnh Tây Ninh

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN

CỨU Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính,

Trang 16

phân tích thống kê đữ liệu nghiên cứu, trình bày kết quả của mô hình hồi qui

để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây đậu phộng trên

địa bàn tỉnh Tây Ninh

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH Chương này sẽ khẳng định lại các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ đó gợi ý chính sách để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng

trong chương này trình bày những hạn chế của đề tài và gợi ý cho các công trình

Trang 17

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐẬU PHỘNG 2.1.1.VỊ trí phân loại: Lớp: Song tử diệp Lớp phụ: Rosidae Bộ: Đậu (Leguminosae) Họ: Họ đậu (Legumimoseae) Họ phụ: Cách bướm (Papilionaceae)

Giống: 4rachis: Đậu phộng

Loài: Arehis hypogaea L (1756) Tén khoa hoe: Arachis hypogeae L

(Nguồn: wikipedia, 2011)

2.1.2 Nguồn gốc, xuất xứ:

Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã phát hiện sự phân bố rộng rãi các

vùng trồng đậu phộng ở Nam Mỹ, đặc biệt trên những vùng đảo Tây Án, Mêhicô,

vùng biển Đông — Đông Bắc Braxin, trên những dải đất ấm áp của vịnh Rio Plata

(Achentina, Paragoay, Bolivian, cực Tây Nam Braxin, Peru) Những bằng chứng

khảo cỗ học dựa trên sự phân tích chỉ số cacbon ở thung lũng Chicama (Pêru) cho biết cây đậu phộng xuất hiện vào khoảng 1500 — 1200 năm trước Công nguyên (Đinh Thị Kiều Diễm, 2009)

Nhà truyền giáo châu Âu Bartolome Lascasas, khi du lịch dọc Tây Ban Nha từ 1510 — 1547 bắt gặp cây đậu phộng với tén “Mani” Tuy vậy những ghỉ chép đầu tiên là của thuyền trưởng Gonzalo Fernandez (1513), ông cũng là người

đầu tiên phổ biến tên “Mani” của đậu phộng Năm 1542, Ulrich Schmidt khi thám

hiểm Paragoay cho biết cây đậu phộng có tên “Manduiss, Mandubi” là một cây

Trang 18

chứng dân tộc học cho thấy trong 40 loài cây thực phẩm được người Tây Ban Nha tìm thấy có cây đậu phộng ở vùng thung lũng Andean Thế kỷ XVI những thổ dân châu Mỹ vùng Thượng Paragoay trồng đậu phộng như một loại rau chính Những nhà tự nhiên học châu Âu nghiên cứu cây đậu phộng vào thế kỷ XVII Năm 1742, Jean Baptiste Labat đã đưa ra một bảng mô tả cây đậu phộng đặc biệt và đã ghi

một danh sách các thực phẩm dùng đậu phộng làm nguyên liệu (Đinh Thị Kiều

Diễm, 2009)

Những bằng chứng khoa học đã khẳng định đậu phộng có nguồn gốc ở

Nam Mỹ, sau đó phổ biến ở châu Âu, tới vùng bờ biển châu Phi, châu Á (Trung

Quốc, Indonesia, Án Ðộ), tới quần đảo Thái Bình Dương và cuối cùng tới vùng

Đông Nam Hoa Kỳ, hiện nay đã phân bố rộng rãi ở các nước như Ghana, Malavi, Mali, X6mali, Sudan, Thai Lan, Viét Nam Tuy nhién, giới hạn sản xuất của cây

đậu phộng về mặt địa lý ở khoảng 40° vi Bic đến 40° vĩ Nam (Vũ Công Hậu, Ngô

Thế Dân và Trần Thị Dung, 1995)

2.1.3 Giá trị và công dụng của cây đậu phộng trong đời sống

Đậu phộng là cây công nghiệp ngắn ngày đồng thời cũng là một trong

những cây thực phẩm quan trọng của Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung

Toàn bộ cây đậu phộng đều có giá trị sử dụng Đậu phộng là thực phẩm có giá trị cao đối với con người cả về mặt cung cấp năng lượng và cung cấp protein Thành phần đỉnh dưỡng trong hạt đậu phộng chứa: 47 - 54% chất béo, 26% protein,

conorachin, arachin, hydrat cacbon, vitamin va enzim ((Dinh Thi Kiéu Diém, 2009) Đậu phộng được dùng làm món ăn với nhiều hình thức như: rang, làm mứt,

bánh kẹo, làm nước chấm Và giá trị kinh tế của đậu phộng thực sự được xác định

từ khi công nghiệp ép dầu đậu phộng phát triển

Dầu đậu phộng ngoài việc dùng làm thực phẩm còn được sử dụng trong công nghiệp làm xà phòng, dầu bôi trơn, dược phẩm, mỹ phẩm Trong đông y, hạt

đậu phộng có tính bình, vị ngọt béo có thể dùng để điều trị các bệnh như: cao

huyết áp, chảy máu cam, đau họng mãn tính, khản tiếng, ho khan (Nguyễn Thị

Trang 19

Thân lá đậu phộng cũng có công dụng rất quan trọng Mỗi ha đậu phộng sinh trưởng tốt có thể thu được 8 - 10 tấn thân lá tươi, chứa 3 - 6% protein, là nguồn thức ăn chất lượng cho chăn ni, ngồi ra thân lá đậu phộng còn làm phân

xanh và vỏ quả đậu dùng làm phân hữu cơ, đốt lấy tro hoặc làm chất giữ dm

trong sản xuất hoa lan (Phan Gia Tân, 2005)

2.2, QUAN DIEM VE HIEU QUA KINH TÉ, HIỆU QUA KINH TE TRONG SAN XUAT CAY DAU PHONG

2.2.1 Quan điểm về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt

động sản xuất Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sản có phục vụ cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động sản xuất

Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội

xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng Yêu cầu của

công tác quản lý sản xuất đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động sản

xuất làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế (Ngô Quang Trung, 2006)

Bat ky ngành sản xuất kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển, vấn đề

hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu Qua mỗi thời kỳ sản xuất phải phân

tích, tim ra những ưu điểm, tồn tại, có hướng-khắc phục tổ chức sản xuất trong

chu kỳ sản xuất tiếp theo (Trần Hoàng Kim - Lê Thu, 1992),

Xuất phát từ nhiều gốc độ nghiên cứu khác nhau, nhiều nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:

- Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế Ngày nay, quan điểm này không còn phù

hợp, bởi vì cùng một kết quả sản xuất nhưng hai mức chỉ phí khác nhau thì theo

quan điểm này chúng có cùng một hiệu quả

- Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đạt được xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản phẩm xã hội hoặc nhịp độ tăng của các chỉ tiêu đó cao Quan điểm này

xem ra cũng chưa được thỏa đáng vì nếu trường hợp chỉ phí hoặc nguồn lực được

Trang 20

- Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chỉ phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức độ tăng khối lượng kết quả

hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng

thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân

Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế như nêu trên, tuy nhiên việc

xác định khái niệm hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất cần xuất phát từ luận điểm của lý thuyết hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn: Hiệu quả

kinh tế là quan hệ-so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu

được với một chỉ phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chỉ phí nhỏ nhất

2.2.2 Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất cây đậu phộng

Đối với cây đậu phộng, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình

sản xuất ta phải đứng trên giác độ hạch toán kinh tế, tính toán các chỉ phí, các yếu

tố đầu vào đồng thời tính toán được đầu ra trên một đơn vị diện tích, từ đó xác

định mối tương quan giữa đầu vào bỏ ra và kết quả đạt được và đó chính là tỷ suất

lợi nhuận trên một đơn vị diện tích

2.3 CÁC KHÁI NIEM LIEN QUAN DEN DE TAI

2.3.1 Chỉ phí sản xuất: Là toàn bộ các hao phí về lao động sống, nguyên

nhiên vật liệu và các chỉ phí cần thiết khác mà nhà sản xuất phải chỉ ra trong quá

trình sản xuất, được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và được tính cho một thời kỳ

nhất định

Từ khái niệm đó mở rộng ra về chỉ phí trong lĩnh vực sản xuất đậu phộng như sau: Chỉ phí sản xuất đậu phộng là toàn bộ các chỉ phí về lao động sống,

nguyên nhiên vật liệu và các chỉ phí cần thiết khác mà chủ sản xuất phải bỏ ra trong quá trình canh tác đậu phộng được thể hiện bằng tiền và tính cho một mùa

vụ (thường là 3 tháng)

Qua đó ta thấy yếu tố của chỉ phí sản xuất đậu phộng bao gồm:

Trang 21

- Nguyên nhiên vật liệu: Là chỉ phí về các vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, giống,

- Các chỉ phí khác, bao gồm: chỉ phí thuê mướn công cụ, thiết bị cần

thiết để làm đất, làm cỏ, cày bừa,

2.3.2 Doanh thu

Doanh thu là khoản thu của chủ sản xuất sau khi bán sản phẩm của mình

và được tính bằng tiền, thể hiện qua công thức:

Doanh thu = sản lượng * giá bán

Doanh thu trong sản xuất trồng trọt = (sản lượng sản phẩm chính * đơn giá sản phẩm chính) + (sản lượng sản phẩm phụ * đơn giá sản phẩm phụ)

Trong sản xuất đậu phông: sản phẩm chính là trái đậu, Sản phẩm phụ là dây đậu, vỏ đậu

2.3.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận (P) là kết quả tài chính của quá trình sản xuất, là thước đo hiệu quả hoạt động của sản xuất Lợi nhuận của nhà sản xuất chính là khoản dôi ra sau

cùng mà nhà sản xuất nhận được sau khi bù đấp các khoản chi phí và được thể

hiện bằng tiền thông qua công thức:

Lợi nhuận = doanh thu — chỉ phí

Từ đó mở rộng ra khái niệm lợi nhuận trong canh tác đậu phộng chính là

số tiền mà chủ sản xuất nhận được sau khi trả các khoản chỉ phí về giống, về vật

tư nông nghiệp, công lao động, thuê máy móc thiết bị, chỉ phí làm đất, các chỉ phí liên quan khác trong quá trình canh tác đậu phộng

2.3.4 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế phân ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra có ích với đầu vào được sử dụng Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn, hay thời gian lao

Trang 22

2.3.5 Tỷ suất lợi nhuận

Tý suất lợi nhuận (PCR) nhằm đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của chỉ phí đầu tư trên đất Nó-được xác định bởi % của lợi nhuận so với chỉ phí sản xuất

PCR =(P x 100)/ TC

Trong do:

- PCR: Tỷ suất lợi nhuận %;

~- P: Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích; -TC: Tổng chỉ phí trên một đơn vị diện tích

Chỉ tiêu này được xem là hiệu quả kinh tế theo như khái niệm trên Để

phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất đậu phộng ở tỉnh Tây Ninh, trong phạm vi đề tài này tác giả sử

dụng thước đo là Tỷ suất lợi nhuận thu được từ sản xuất đậu phộng vụ Đông Xuân năm 2010 (dạng hàm Cobb-Douglas)

Trong phạm vi đề tài này, do điều kiện dữ liệu về mặt xã hội bị hạn chế

nên hiệu quả sản xuất đậu phộng chỉ xem xét ở gốc độ hiệu quả kinh tế, giả định

yếu tố xã hội không làm thay đổi hiệu quả sản xuất Do vậy, hiệu quả kinh tế của

quá trình sản xuất đậu phộng được xem như đồng nghĩa với hiệu quả sản xuất

đậu phộng :

2.4 CAC MO HINH LY THUYET CO LIEN QUAN

2.4.1 Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp 2.4.1.1 Mô hình Ricardo

Ricardo cho rằng giới hạn của đất làm cho lợi nhuận của người sản xuất có

xu hướng giảm và giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông nghiệp thấp

(Ricardo,1823, trích từ Đinh Phi Hồ, 2006) Mô hình cho thấy nguồn gốc của tăng

trưởng kinh tế là tài nguyên đất nông nghiệp

Trang 23

Kaldor cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc

trình độ công nghệ (Kaldor, trích từ Đinh Phi Hỗ, 2006) Mô hình Kaldor cho thấy trong nông nghiệp, nhất là những nước đang phát triển cần chú ý phát triển kỹ thuật, đưa phương tiện cơ giới hóa vào canh tác để tăng năng suất, hiệu quả kinh

2.4.1.3 Mô hình David Colman

Trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị trường có ý nghĩa sống còn đối với

mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh, mỗi nhà sản xuất Bởi vì trong kinh tế thị trường nhà sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ, bán cái mà thị trường cần chứ không

phải bán cái mình có vì mục tiêu lợi nhuận Do vậy, đòi hỏi các cơ sở sản xuất,

kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời đúng, chính xác ba vấn đề cơ bản của một tổ

chức kinh tế đó là sản xuất kinh doanh cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất

cho ai? Có như vậy, cơ sở sản xuất kinh doanh mới có thể thu được kết quả và

hiệu quả kinh tế cao, mới tồn tại và đứng vững trên thương trường Như vậy,

trước khi quyết định sản xuất, nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị trường và nắm vững dung lượng thị trường, nhu cầu thị trường (David Colman, 1994)

2.4.1.4 Mô hình của Park S.S (1992)

Theo Park S.S (1992), trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng nông nghiệp do nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và chính nó quyết định nâng cao thu nhập cho nông dân

Hình 2.1 Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nông nghiệp

Năng suất lao động -_ Thư nhập trên lao động

Trang 24

2.4.2 Mô hình của Tổ chức Năng suất Châu Á (1995)

Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (1995) thì năng suất được coi là biểu

hiện của cả hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu

2.4.3 Lý thuyết về hàm sẵn xuất

- Khái niệm: Hàm sản xuất biểu hiện mối quan hệ về mặt kỷ thuật giữa các

yếu tố sản xuất khác nhau theo một công nghệ đã lựa chọn nhất định đẻ tối đa hóa

đầu ra

~ Hàm sản xuất có đạng tông quát là Q = f(X1,X2, ,Xn)

Với Q là sân lượng đầu ra và XI,X2, ,Xn là các yếu tố sảm xuất đầu vào

- Nếu cố định các yếu tố sản xuất khác mà chỉ nghiên cứu, xem xét đến

hai yếu tố là lao động và vốn thì ta có hàm sản xuất là Q = F(K,L)

Dạng hàm sản xuất phổ biến và hữu dụng nhất thường sử dụng là hàm Cobb-Douglas cé dang: Q = F(K,L) = a.Ka.LB

Với a là một hằng số; ơ và B 1a sé moi của K va L cho biết tằm quan trọng tương đối của hai yếu tố này trong quá trình sản xuất

2.4.4 Lý thuyết về hàm lợi nhuận

- Lợi nhuận là đại lượng phản ánh sự chênh lệch giữa doanh thu thu được với chỉ phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó

Trang 25

Hình 2.2 Đồ thị biểu diễn lợi nhuận TI=QO II=O - Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: JI= TR-TC => max

Quy tắc chung: mọi nhà sản xuất sẽ tăng sản lượng đầu ra chừng nào

doanh thu cận biên còn lớn hơn chỉ phí cận biên (MR>MC) cho tới khi có MRE=MC thì dừng lại Tại đây nhà sản xuất lựa chọn được mức sản lượng tối ưu

Q* dé téi da hóa lợi nhuận (JI Max)

+ Nếu MR>MC thì tăng Q sẽ tăng JI

+ Nếu MR<MC thì giảm Q sẽ tăng I

+Néu MR=MC thi Q 1a t6i ưu Q*, JI max

Trang 26

2.4.5 Mô hình lượng hóa

Đề tài sử dụng mô hình dạng hàm sản xuất Cobb — Douglas, một hàm phổ

- biến trong phân tích kinh tế lượng dùng cho hồi qui đa biến với tương quan phi

tuyên tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để phân tích mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố Hàm này được xây dựng và phân tích cho tất cả các mẫu điều tra Hàm Cobb-Douglas được sử dụng với mô hình tổng quát như sau: Y =aXi" x;”,, xu Trong đó: Y: Biến phụ thuộc

a: Là hệ số hồi qui của mô hình

b1,b2, bn : Là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc

lập, các hệ số này được ước lượng bằng phương pháp hồi qui Xị,X¿ Xn: Là những biến độc lập của mô hình

Giả sử có 3 yếu tố đầu vào thì sau khi lấy log hai vế, hàm sẽ có dạng:

LnY = Lna + blLnXI + b2LnX2 + b3LnX3

2.4.4 Các nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam

- Theo Đinh Phi Hỗ (2007), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản

xuất Kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ mà họ tiếp cận

với các hoạt động cộng đồng ở vùng nông thôn Với tất cả các nguồn lực đầu vào

giống nhau, hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kiến thức nông nghiệp sẽ

có kết quả sản xuất khác nhau Kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất, Để sản xuất, người nông đân phải có đất; có tiền mua các yếu tố đầu

vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, Tuy nhiên, nông dân phải có đủ kiến

thức mới có thể phối hợp các nguồn lực đó hiệu quả

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, nước tưới được xem là yếu tố quan trọng,

việc tưới nước đúng phương pháp, đúng kỹ thuật có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng (Lê Ngọc Bau, 199

Trang 27

- Về yếu tố kỹ thuật, với đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật trong bảo vệ thực vật thực hiện chương trình nông thôn mới, Chỉ cục Bảo vệ

thực vật TP.Hồ Chị Minh cho rằng: “Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình

sản xuất là rất quan trọng, bởi đây chính là một trong những nhân tố mang tính

quyết định đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất”

- Về kỹ thuật tưới, theo báo cáo nghiên cứu của Hội Nông dân Thành phố

Cần Thơ (2011) về kỹ thuật canh tác cho cây đậu phộng thì cho rằng nên áp dụng biện pháp tưới phun mưa quanh gốc là tốt nhất

- Mô hình nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản

xuất cây ăn quả tại huyện Đoan Hùng (Nguyễn Thị Thu Hương, 2008) cho thấy các giải pháp về vốn, lao động, đất đai và nâng cao trình độ văn hóa cho người

nông dân có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả

- Mô hình nghiên cứu những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đắk Nông (Phạm Ngọc Toản, 2008) đó là: Diện tích đất,

phương pháp bón phân và kiến thức khuyến nông của nông dân

2.4.5 So sánh sự giống và khác nhau giữa nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu trước

Các mô hình lý thuyết về kinh tế học nông nghiệp, các mô hình nghiên cứu trước cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp bao gồm 06 yếu tố chính: Qui mô đất, Năng suất cây trồng, nước tưới, nhóm yếu tố kỹ thuật (kỹ thuật gieo, kỹ thuật tưới, kỹ thuật bón phân ), kiến thức khuyến

nông, thị trường tiêu thụ

Tuy nhiên, thực tế việc sản xuất cây đậu phộng ở Tây Ninh hiện nay tác giả

nhận thấy cần đặc biệt chú ý thêm hai yếu tố nữa đó là: Chi phí thuê đất và giới

tính của chủ sản xuất vì:

- Yếu tố chỉ phí thuê đất: Hiện nay ở Tây Ninh có nhiều trường hợp nông

Trang 28

có rất nhiều người có đất sản xuất đậu phộng tốt nhưng do chỉ phí thuê đất cao

hay do việc này việc khác họ không sản xuất được mà cho người khác thuê đất sản xuất Giá cho thuê đất không thống nhất giữa các chủ đất mà phụ thuộc vào

vị trí đất, loại đất và nhu cầu của hai bên Do vậy chỉ phí thuê đất cần được đưa

vào mô hình nghiên cứu

- Giới tính của chủ sản xuất cần được đưa vào mô hình nghiên cứu: với hy vọng chủ sản xuất là Nam thì sẽ có sức khỏe, có kinh nghiệm trong việc đồng áng, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với chủ sản xuất là Nữ

Về nhóm yếu tố kỹ thuật: Tùy thuộc vào điều kiện đất đai và việc bố trí

mùa vụ mà chế độ kỹ thuật áp dụng khác nhau (kỹ thuật gieo hạt, kỹ thuật tưới, kỹ thuật bón phân, chăm sóc, kỹ thuật làm đất, ) Đặc biệt, đối với cây đậu phộng ở

Tây Ninh hiện nay tác giả nhận thấy trong nhóm kỹ thuật thì kỹ thuật tưới là vấn đề cần đặc biệt quan tâm bởi vì: Đậu phộng là cây ưa nước, song nếu dư lượng

nước nhiễu sẽ bị úng; nếu bị khô hạn sẽ bị cằn cỗi, hạn chế việc hút các chất dinh

dưỡng từ đất, khô hạn sẽ làm giảm sản lượng nhưng thực trạng hiện nay ở Tây Ninh nông dân thường sử dụng ba phương pháp tưới khác nhau:

- Tưới ngắm: Cho nước vào mương để cho nước trực tiếp ngâm vào dòng đậu giữa hai mương khi ngắm giáp đều thì đóng nước lại

- Tưới tạt: Cho nước vào mương rồi dùng gào tạt nước lên dòng đậu phộng

- Vừa tưới ngắm vừa tưới tạt: Cho nước vào mương đẻ cho ngắm ít ở 2 bên

dòng đậu phộng, còn lại ở giữa dòng hay những chỗ trên gò cao thì dùng gào tạt

nước lên _

Do vậy cần đưa yếu tố kỹ thuật tưới vào mô hình nghiên cứu

Ngược lại hai yếu tố: Nước tưới cho cây đậu phộng và Thị trường tiêu thụ không được đưa vào mô hình nghiên cứu với lý do:

- Về nước tưới cho cây đậu phộng: Tây ninh có hồ Dầu Tiếng đi qua tám

huyện một thị của tỉnh phục vụ cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, là

Trang 29

nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh trong vùng trong nhiều năm qua, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, chuyển đổi cơ cầu cây trồng, vật nuôi và tăng

năng suất cây trồng Hơn thế nữa thực hiện Nghị định 154/2007/NĐ-CP của

Chính phủ, tỉnh Tây Ninh đã miễn thủy lợi phí đối với hộ gia đình, cá nhân có đất

dùng vào sản xuất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp Các đơn vị

quản lý, khai thác công trình thủy lợi sẽ được ngân sách nhà nước cấp bù số tiền do miễn thu thủy lợi phí Sự hỗ trợ này của Nhà nước giúp cho người nông dân

chủ động được nguồn nước và giảm chỉ phí trong sản xuất nông nghiệp, do vậy

gần như toàn bộ diện tích đất sản xuất đậu phộng vụ Đông Xuân năm 2010 đều

được lấy nước từ thủy lợi (có đến 148/154 chủ sản xuất lấy nước từ thủy lợi) và

chỉ có một vài trường hợp phải nộp thủy lợi phí do vượt quá hạn mức giao đất sản

xuất với chỉ phí rất thấp (có 8/154 chủ sản xuất đóng thủy lợi phí) nên yếu tố này không đủ dữ liệu để nghiên cứu

- Thị trường tiêu thụ: Các giai đoạn sản xuất kết thúc tốt đẹp là đến lúc

được thu tiền Tuy nhiên, chưa hẳn là quá trình sản xuất tốt đẹp sẽ mang lại lợi

nhuận cao mà nó còn tuỳ thuộc vào thị trường tiêu thụ Do vậy, để đạt được hiệu

quả cao cần nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ tốt, sự liên kết chặt chẽ của những

người sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sản xuất đơn lẽ Giải pháp

thị trường tiêu thụ sẽ giúp nông dân an tâm sản xuất, thị trường tiêu thụ ổn định

lợi nhuận thu lai của nông dân sẽ được nâng th, thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất và chất lượng hạt, duy tuỳ và phát triển bền vững Tuy nhiên do đặc điểm ở

Tây Ninh hiện nay qui mô sản xuất nhỏ lẽ, hầu hết sản phẩm đậu phộng được bán

trên thị trường tự do, không theo họp đồng liên kết sản xuất hay hợp đồng tiêu thy, do đó yếu tố thị trường tiêu thụ không được đưa vào mô hình nghiên cứu

2.5 KÉT LUẬN CHƯƠNG 2

- Lý thuyết và các nghiên cứu trước ở nước ngoài đã chứng mỉnh có sự

tương quan giữa hiệu quả sản xuất là các yếu tố: Qui mô đất, năng suất cây trồng,

Trang 30

- Các nghiên cứu thực tiễn trong nước cho thấy có sự tương quan giữa hiệu quả sản xuất là các yếu tố: Qui mô dat, kiến thức khuyến nông, nhóm yếu tố kỹ thuật, nước tưới

- Trong điều kiện sản xuất đậu phộng tại Tây Ninh hiện nay, tác giả nhận

thấy cần đặc biệt chú ý 6 yếu tố đó là: Qui mô đất, năng suất cây trồng, chỉ phí

thuê đất, kiến thức khuyến nông, Kỹ thuật tưới (tưới tạt, tưới ngắm, tưới ngắm và tạt), giới tính chủ sản xuất

Trang 31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT ĐẬU PHỘNG TREN THE GIOI, 6 VIET NAM VA O TINH TAY NINH

3.1 GIOI THIEU TONG QUAN VE TINH TAY NINH, TINH HINH

PHAT TRIEN KINH TE - XA HOI, TIEM NANG PHAT TRIEN SAN

XUAT DAU PHONG

3.1.1.Giới thiệu tổng quan về tỉnh Tây Ninh

- Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.049,2 km2, dân số (năm 2010)

1.075,3 nghìn người (Tổng cục Thống kê, 201 1)

- Các dân tộc chính: Dân tộc Kinh chiếm 98%, còn lại là dân tộc thiểu số

chủ yếu là Khơme, Hoa, Chăm (tayninhinfo, 2012)

- Vị trí địa lý: Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp thành

phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng

và Kampong Cham của Campuchia với một cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài), hai cửa

khẩu quốc gia (Sa Mát và Phước Tân) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch Với vị trí địa

lý nằm giữa các Trung tâm Kinh tế - Thương mại là thành phố Hồ Chí Minh và

Phnôm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế

và quốc gia, có đường xuyên Á đi qua, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế - xã

hội Tỉnh có 8 huyện, 1 thị xã (8 thị trấn, 5 phường và 82 xã) Thị xã Tây Ninh là

Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh (nguồn Chính phủ, 2012)

- Đặc điểm địa hình: Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp,

sắc thái của vùng đồng bằng Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nỗi lên núi Bà Đen

cao nhất Nam Bộ (986 m) Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng,

Trang 33

- Khí hậu: Tây Ninh có khí hậu tương đối ơn hồ, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Chế độ nhiệt của Tây Ninh quanh năm cao, tương đối ổn

định Nhiệt độ trung bình năm là 26 - 27°C và ít thay đổi, chế độ bức xạ đồi dào

Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao, ít chịu ảnh hưởng của

bão và những yếu tố bất lợi khác, là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền

nông nghiệp đa dạng (nguồn tayninh.itpc, 2012)

- Tài nguyên đất: Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, Tây Ninh có 5 nhóm

đất chính với 15 loại đất khác nhau Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 84% tổng diện tích) và là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp

Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3%, nhóm đất đỏ vàng chiếm 1,7%,

nhóm đất phù sa chiếm 0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích

Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.049,2 km” Trong đó,

đất nông nghiệp có 285,474 nghìn ha; đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng

36,6 nghìn ha; đất ở 7,1 nghìn ha, còn lại là đất chưa sử dụng (nguồn Chính phủ,

2012)

- Tài nguyên rừng: Đất lâm nghiệp Tây Ninh có 41 nghìn ha, chiếm hơn

10% diện tích tự nhiên Rừng ở Tây Ninh thuộc loại rừng thưa, rừng hỗn giao tre,

nứa và cây gỗ, đáng quý nhất là rừng cây họ dầu (nguồn Chính phủ, 2012)

- Nguồn nước: Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng, công trình thuỷ lợi lớn nhất cả nước với điện tích 27.000 ha, dung tích 1,45 tỷ mỶ nước, là một công trình thiết kế

tưới tiêu chủ động, có khả năng tưới tiêu cho 185.700 ha đất nông nghiệp, trong đó tưới tự chảy được 58.000 ha cây trồng các loại của tỉnh và tưới cho khoảng

20.000 ha của huyện Củ Chỉ Tp Hồ Chí Minh Hệ thống thuỷ lợi đã có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh trong vùng trong

nhiều năm qua, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, vật nuôi và tăng năng suất cây trồng, đã phát huy hiệu quả trong cân

bằng sinh thái Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng

lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn Nguồn nước ngầm ở Tây

Trang 34

mẺ/giờ; vào mùa khô vẫn có thể khai thác nước ngầm, bảo đảm chất lượng cho

sản xuất và đời sống của người dân (nguồn Chính phủ, 2012)

~ Tài chính -“Tín dụng: Thu ngân sách hàng năm đạt và vượt kế hoạch, đáp

ứng được chỉ thường xuyên và một phần nhu cầu chỉ đầu tư phát triển Tổng thu ngân sách trong 5 năm 2006-2010 là 10.466 tỷ đồng, đạt 126,1% so với tổng dự

toán (8.300 tỷ đồng); tốc độ tăng bình quân hàng năm 20%, tỷ lệ huy động GDP

vào ngân sách năm 2010 đạt 9,6% Tổng chỉ ngân sách trong 5 năm 2006-2010 là 11.292 tỷ đồng, tốc độ tăng chỉ bình quân hàng năm đạt 21,3% Chính sách tiền tệ được thực hiện theo chính sách chung của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của

tỉnh Mạng lưới ngân hàng được mở rộng đến các huyện, thị; số lượng, chất lượng

các sản phẩm dịch vụ tiện ích tăng lên Nguồn vốn huy động tăng bình quân hàng

năm 38%, dư nợ bình quân 25% Đến năm 2010, ngoài Ngân hàng Nhà nước Chỉ nhánh Tây Ninh, Tỉnh còn có 6 Chỉ nhánh Ngân hàng Thương mại Nhà nước, 8 chi nhánh và phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Công thương, | chỉ nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, I chỉ nhánh Ngân hàng Phát triển và 18 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (Sở Công Thương Tây Ninh, 2012)

- Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Tây Ninh có tiềm năng về đất đại, lao

động, hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh với hồ Dầu Tiếng có trữ lượng tưới lớn nhất nước với.các vùng chuyên canh sản xuất khối lượng sản phẩm lớn như mía

(33.000 ha), đậu phộng (21.700 ha), cao su (30.000 ha) Ngành nông nghiệp từng

bước ứng dụng giống mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến, bảo vệ cây trồng và mạng lưới giao thông nội đồng các vùng nguyên liệu Tây Ninh đã có các nhà máy để

tiêu thụ các vùng nguyên liệu chuyên canh Hiện nay, Tây Ninh đang ưu tiên kêu

gọi đầu tư phát triển công nghiệp sau đường, bột mì, đậu phộng, thịt, sữa, nước

trái cây, đồ hộp Tây Ninh cũng đang tập trung xây dựng khu công nghiệp Trảng

Bàng, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, khu kinh tế cửa khẩu Sa Mát tiến tới xây

Trang 35

Vụ Phước Đông — Bời Lời (Trảng bàng - Gò Dầu) để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp (nguồn Chính phủ, 2012)

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội:

Tây Ninh được Chính phủ quy hoạch trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tăng nhanh,

hàng hóa sản xuất ra đã đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế Là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam

với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan Là tỉnh có vị trí quan trọng trong

mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Trong những năm gần đây, nền kinh tế

của tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ (Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020)

Phương hướng phát triển của Tây Ninh trong thời gian tới gắn liền với

phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những vùng kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giữ

vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, phấn đấu đến

năm 2020 Tây Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển bền vững nhưng

nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng, quyết định bước đi lên của tỉnh Do vậy, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa thực chất là quá trình-công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Nông nghiệp phải thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hố, phục vụ cho cơng nghiệp, tiêu dùng và cho xuất khẩu

Phát triển mạnh nền nông nghiệp thâm canh tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biển để nâng dần tỷ trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng chế biến cao; kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, hướng phát triển một nền nơng nghiệp tồn

diện, cân đối và bền vững (trang thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh, 2012)

Trang 36

Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Tây Ninh (GDP theo giá có định 1994) , : : -Năm Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 1986-1995 8,78 1996-2000 13,50 2001-2005 14,02 2005-2006 17,87 „2006-2007 17,00 2007-2008 13,98 2008-2009 14,00 2009-2010 15,50

(Nguôn: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2001 - 2010)

Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) chuyển dịch nhanh, đúng hướng qua

Trang 37

Đến nay các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển không ngừng và ổn định,

ngành nông nghiệp đã qui hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và đài ngày ổn định như: vùng chuyên canh mía: 18.850ha, vùng chuyên canh cây mì: 49.195ha, vùng chuyên canh cao su là: 70.706ha, vùng chuyên canh cây đậu phộng: 21.700 ha Điều này đã tạo được nguồn nguyên liệu chủ động cho công nghiệp chế biến xuất khẩu

Trong lĩnh vực thương mại và du lịch, đã triển khai các dự án thuộc khu

thương mại trong nước và khu thương mại quốc tế tạo điều kiện cho cư dân biên giới hai nước trao đổi, buôn bán hàng hóa Tập trung phát triển khu kinh tế cửa

khẩu Mộc bài, các trung tâm thương mại nội địa, các chợ đầu mối, chợ biên giới,

các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp Tiếp tục

mở rộng giao lưu buôn bán, tăng cường trao đổi thông tin với Campuchia và Thái Lan bằng nhiều hình thức như tham quan, hội đàm, day mạnh việc nghiên cứu xúc

tiến đầu tư

3.1.3 Tiềm năng phát triển sản xuất đậu phộng ở Tây Ninh

Diện tích đất nông nghiệp của Tây Ninh là 285.474 nghìn ha (Niên giám

thống kê tỉnh Tây Ninh, 2011), chiếm 69,76% tổng diện tích đất tự nhiên của

tỉnh Đất đã qui hoạch vùng chuyên canh cây đậu phộng là 21.700 ha (Sở Thông

tin Truyền thông Tây Ninh, 2012), chiếm 7,6% diện tích đất nông nghiệp Đậu

phông Tây Ninh có vị trí quan trọng về diện tích, năng suất và sản lượng trong cả nước Nhìn chung, điều kiện đất đai, khí hậu đáp ứng với yêu cầu sinh trưởng, phát triển, rất thích nghỉ với cây đậu phộng

Nguồn nước từ Hồ Dầu Tiếng - Hồ nước nhân tạo của Tây Ninh có khả

năng cùng cấp lượng nước tưới đồi đào mà con người có thể tự điều tiết lượng

nước cần thiết thích hợp quanh năm (Lương Văn Thanh, 2008) Đây là điểm đặc

biệt hơn của Tây Ninh so với các địa phương khác về tiềm năng phát triển sản xuất cây đậu phộng

Tuy nhiên việc phát triển sản xuất cây đậu phông phải có chính sách cụ thể,

Trang 38

chất lượng cao, có phân bón chuyên dùng thích hợp, có mô hình sản xuất hiệu quả cao để chuyển giao cho nông dân

3.2 THUC TRANG SAN XUAT DAU PHONG TREN THE GIỚI,

VIET NAM VA O TINH TAY NINH

3.2.1 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới

Đậu phộng là một loại cây trồng khá phổ biến, đặc biệt thích hợp ở khu

vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Hiện nay trên thế giới có trên 108 quốc gia và vùng

lãnh thổ có trồng và canh tác đậu phộng (Đinh Thị Kiều Diễm, 2009)

Trong những năm từ 2002 - 2007 diện tích đất trồng đậu phộng của thế giới giảm Năm 2002 diện tích là 23,518 triệu ha Đến năm 2007 diện tích đất

trồng đậu phộng giảm xuống còn 23.105 triệu ha Năm 2003-2004 diện tích lên 26.375,76 triệu ha Năng suất của thế giới năm 2002 đạt 13,4 tạ/ha, đến 2005 năng

suất tăng lên 14,47 tạ/ha, sản lượng đạt 36.492,14 triệu tấn Năm 2006-2007 diện tích giảm nhưng năng suất tăng nhanh đạt 15-16 tạ/ha và sản lượng đạt 34.779 -

37.114,13 triệu tấn (Nguồn FAOSTAT, 2008), điều này cũng được thể hiện rõ ở bảng 3.3 Bảng 3.3 Tình hình sản xuất đậu phộng trên thế giới ( 2002 - 2007

Chỉ tiêu | Diện tích Năng suất | Sản lượng Năm (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2002 23.518,30 14,14 33.265,30 2003 26.181,84 13,49 35.327,94 2004 26.375,76 13,67 36.057,28 2005 25.217,20 14,47 36.492,14 2006 22.122;99 15,73 34.779,14 2007 23.105,41 16,08 37.114,13

(Nguồn: Số liệu thống kê FAOSTAT, 2008)

Trang 39

tới 13,69 triệu ha, chiếm hơn một nửa diện tích trồng đậu phộng của thế giới Trong đó Ấn Độ trồng 8 triệu ha, Trung Quốc trồng 3,84 triệu ha Châu Phi có

diện tích trồng lớn thứ hai sau Châu Á với diện tích 7,39 triệu ha Trong đó Nigeria và Senegal là hai nước có điện tích trồng lớn nhất châu lục này Châu Mỹ

có điện tích đứng thứ ba sau Châu Á và Châu Phi, diện tích trồng đậu phộng của

châu lục này đạt 0,7 triệu ha Trong đó Mỹ là nước có diện tích không lớn nhưng

năng suất cao nhất thế giới, sản lượng đậu phộng của Mỹ đứng thứ ba sau Trung

Quốc và Ấn Độ Châu Đại Dương và Châu Âu có diện tích trồng đậu phộng

không đáng kể (Đinh Thị Kiều Diễm, 2009) ,

Án Độ, Trung Quốc và Mỹ là những nước sản xuất đậu phộng đứng đầu

thế giới hơn 35 năm qua Cả 3 cường quốc về đậu phộng này đã sản xuất khoảng 70% đậu phộng trên toàn thế giới Hàng năm trung quốc sản xuất khoảng 10 triệu

tấn đậu vỏ; Ấn Độ khoảng 8,3 triệu tấn, Mỹ khoảng 1,6 triệu tấn, Indonesia khoảng 1,1 triệu tắn (Dinh Thị Kiều Diễm, 2009)

Các quốc gia hàng dau SX dau phộng trên thế giới thẻ hiện trong bảng 3.4

Bảng 3.4 Các quốc gia hàng đầu sản xuất đậu phộng trên thế giới năm 2008

10 quốc gia hàng đầu sản xuất đậu phông

Quốcgia ` Sản lượng (tấn) Cước chú

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ~„:.13.090.000 Án Độ 6.600.000|* Nigeria : 3.835.600|F Hoa Kỳ 1.696.728 Indonesia 1.475.000 Myanmar 1.000.000} F Argentina 714.286) Viét Nam 490.000|F Sudan 460.000|* Chad 450.000|* Thế giới 34.856.007|A

F = FAO ước doan,* = nguồn bán chính thức, C= nguồn ước tính ,A

Trang 40

(Nguồn Food And Agricultural Organization of United Nations:

Economic And Social Department: The Statistical Devision, 2011)

3.2.2 Tinh hinh san xuat dau phong tai Viét Nam

- Diện tích trồng đậu phộng ở Viét Nam chiém 7,6 % dién tich tréng đậu

phộng thế giới và sản lượng đậu phộng Việt Nam chiến 8,2 % sản lượng đậu phộng thế giới Trong 25 nước trồng đậu phộng ở châu Á, Việt Nam có diện tích

đứng thứ 6 sau Án Độ, Trung Quốc, Indonesia, Miến Điện và Thái Lan (Nguyễn

Thị Mỹ Linh, 2008)

Phần lớn diện tích sản xuất đậu phộng tập trung ở các vùng đồng bằng

sông Hồng, vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, một số ít ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó: vùng Đông Nam Bộ chiếm diện tích tương đối cao (Nguyễn Thị Mỹ Linh), điều

này được thể hiện ở bảng 3.5

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN