- Soạn bài: “Những câu hát châm biếm: Tìm hiểu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao?. Xem trước bài và trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong phiếu học tập, GV phát phiế[r]
Trang 1Ngày soạn: 10/09/2019
Tiết 13 VĂN BẢN - NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- Giúp HS hiểu được
1 Kiến thức
- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụngngôn từ của các bài ca dao than thân
2 Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy
+Đọc – hiểu những câu hát than thân
+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài
- Kĩ năng sống: ra quyết định cách sưu tầm các câu hát than thân
3 Thái độ: Yêu cái hay của ca dao,dân ca Việt Nam.
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực đọc- hiểu văn bản
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
*Giáo dục đạo đức: Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cánhân.
-> HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên: Nghiên cứu bài Soạn bài chu đáo, SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, tài
liệu tham khảo
Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.
2 Học sinh: Học bài Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, suy nghĩ về ý nghĩa và cách thể hiện của những câu hát than thân
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung, nghệ thuậtcủa những câu hát than thân
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về đời sống của người dân lao động trong xã hội cũ quacác bài hát than thân
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
? Đọc thuộc lòng bài ca dao 1 và 4 về tình yêu quê hương, đất nước con người?
? Phân tích ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của 2 bài ca dao em vừa đọc?
GỢI Ý TRẢ LỜI
HS:Đọc thuộc lòng bài ca dao 1 và 4 về tình yêu quê hương, đất nước con người Nội dung và nghệ thuật của 2 bài ca dao:
Hình ảnh
Trang 2Bài 1
-Những địa danh nổi tiếng của nước ta
-Bức tranh về non sông gấm vóc
đẹp đẽ , hùng vĩ, nên thơ
-Sự hiểu biết, yêu mến, tự hào về quê hương , đất nước
Bài 4
- Cảnh sắc rộng lớn tươi mát trù phú
- cô gái với vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung, tràn đầy sức sống( ca ngợi cô gái, bày tỏtình cảm
(Hình ảnh của cô gái chính là cái hồn của cảnh ( hình ảnh cô thôn nữ duyên dángđầy sức sống)
3 Bài mới- GV giới thiệu bài (1’)
Người nông dân Việt Nam xưa, trong cuộc sống làm ăn nông nghiệp nghèocực, đằng đẵng hết ngày này sang tháng khác, hết năm này qua năm khác, nhiều khicất lên tiếng hát, lời ca than thở, cũng có thể vơi đi phần nào nỗi buồn sầu, lo lắng
đang chất chứa trong lòng Chùm ca dao-dân ca than thân chiếm vị trí khá đặc biệt
trong ca dao trữ tình Việt Nam Càng đọc nó, cháu con thời nay càng thương kínhông bà, cha mẹ mình hơn
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung văn bản.
- Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
-Kĩ thuật: trình bày một phút,đặt câu hỏi
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca đã
học ở bài trước.
Điều chỉnh, bổ sung giáo án……….
………
I TÌM HIỂU CHUNG (SGK)
*Hoạt động 2: HD HS đọc , tìm hiểu chú thích
-Thời gian: 5 phút
- Mục đích: Hs biết cách đọc, hiểu được chú thích
- Phương pháp: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi
GV: HD cách đọc: giọng tâm tình, thấm thía, xót xa.
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Trang 3-> GV đọc mẫu -> gọi Hs đọc lại 2, 3 lần.
- Phương pháp: thảo luận, gợi mở, phân tích, bình giảng
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi
Hs: đọc bài 2 – Thảo luận nhóm.
? Bài 2 nói về những con vật nào? Những con vật đó
tượng trưng cho ai trong xã hội xưa? ( Đối tượng HS
học TB)
- Nói về con tằm, cái kiến, con hạc, con cuốc Tượng
trưng cho thân phận của người lao động trong xã hội
cũ, những thân phận nhỏ bé, khốn khổ
? Em hãy hình dung về cuộc đời của con tằm, cái kiến
qua 4 lời ca đầu? ( Đối tượng HS học TB)
- Con tằm: thân phận con người suốt đời bị kẻ
khác bòn rút sức lực
- Cái kiến: nỗi khổ cùa những thân phận nhỏ nhoi,
suốt đời xuôi ngược làm lụng vất vả mà vẫn
nghèo khó
? Theo em trong bài ca dao này hình ảnh con hạc có ý
nghĩa gì? ( Đối tượng HS học Khá)
- Hạc : Cuộc đời phiêu bạt,lận đận và những cố gắng
vô vọng của người lao động trong xã hội cũ
GV: con hạc muốn tìm nơi nhàn tản, phóng khoáng
nhưng cánh chim ấy lang thang vô định giữa bầu trời
Biết đến bao giờ mới tìm được nơi chốn thần tiên của
riêng mình?
? Có thể hình dung như thế nào về nỗi khổ của con
cuốc trong bài ca dao? ( Đối tượng HS học TB)
- Cuốc : Nỗi oan trái, tuyệt vọng Thân phận thấp cổ bé
họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng
nào soi tỏ
-> Kêu ra máu : đau thương, khắc khoải, tuyệt vọng
? Vậy, em thấy, thân phận những người lao động trong
xã hội cũ như thế nào? ( Đối tượng HS học TB)
-Cuộc sống vất vả, khổ cực, chịu nhiều áp bức, bất
Trang 4dụng của biện pháp nghệ thuật đó? ( Đối tượng HS
học TB)
- Điệp từ “Thương thay”: mỗi lần sử dụng là một lần
diễn tả một nỗi thương – thương thân phận mình và
những người cùng cảnh ngộ Bốn câu ca dao – bốn nỗi
thương Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho
cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường
- Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi
thương khác nhau Mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca
dao lại được phát triển
Hs: Đọc bài 3
? Bài ca dao 3 nói về ai? ( Đối tượng HS học TB)
- Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
? Hình ảnh so sánh của bài này có gì đặc biệt? Nó gợi
cho em suy nghĩ gì? ( Đối tượng HS học TB)
- Hình ảnh so sánh: thân em – trái bần trôi
- Hình ảnh trái bần bé mọn bị “gió dập sóng dồi” xô
đẩy, quăng quật trên sông nước mênh mông, không
biết rồi sẽ “tấp” vào đâu Nó gợi số phận chìm nổi,
lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến xưa
GV: trong ca dao, dân ca Nam Bộ, các hình ảnh cây
(trái) bần, mù u, sầu riêng thường gợi đến cuộc sống,
thân phận đau khổ, đắng cay
? Từ hình ảnh so sánh “ Thân em như trái bần trôi”,
em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội
xưa? ( Đối tượng HS học Khá- giỏi)
-Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ như trái bần
nhỏ bé, phải chịu nhiều đau khổ Hoàn toàn lệ thuộc
vào hoàn cảnh Người phụ nữ không có quyền tự mình
quyết định cuộc đời Xã hội phong kiến luôn muốn
nhấn chìm họ
GV: bài ca dao như lời thở than, trách móc hay chính
là tiếng nói than thân, phản kháng cho thân phận những
người phụ nữ bé mọn trong xã hội phong kiến xưa?
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
………
………
hình ảnh những con vật bénhỏ: con tằm, cái kiến, conhạc, con cuốc để nói vềtình cảnh đáng thương củanhững người lao độngtrong xã hội cũ Đó lànhững thân phận nhỏ nhoi,yếu đuối, cuộc đời khónhọc, vất vả, phiêu bạt, lậnđận và phải chịu nhiều nỗioan trái
- Điệp từ “thương thay”được lặp lại 4 lần càng tôđậm mối thương cảm, xót
xa cho cuộc đời cay đắngnhiều bề của người laođộng
b Bài 3
Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Bằng cách sử dụng hìnhảnh so sánh trái bần trôi và
mô típ thân em, bài ca làlời của người phụ nữ thanthân cho thân phận bénhỏ,chìm nổi, trôi dạt, vôđịnh, hoàn toàn lệ thuộcvào hoàn cảnh
Trang 5b Nghệ thuật
- Sử dụng các cách nói:thân em, thân phận,
con kiến…
- Sử dụng các thành ngữ:gió dập sóng dồi…
- Kĩ thuật : trình bày miệng
GV yêu cầu hs đọc ghi nhớ/ SGK
Trang 65 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học thuộc lòng 2 bài ca dao trên Học thuộc ghi nhớ và những nét nghệ thuậtchính trong bài
- Soạn bài: “Những câu hát châm biếm: Tìm hiểu những nét chính về nội
dung và nghệ thuật của bài ca dao Xem trước bài và trả lời các câu hỏi đọc hiểutrong phiếu học tập, GV phát phiếu học tập cho HS
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
? Hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ của những bài ca dao – dân ca?
GV: HD cách đọc, đọc mẫu sau đó gọi HS đọc bài.
HS: đọc chú thích SGK.
Chú ý : Trống canh : Đêm 5 canh Canh 1 từ 6giờ tối; canh 5 đến 5giờ sáng.
Hs: đọc bài 1.
? Bài 1 giới thiệu với chúng ta về nhân vật nào?Để làm gì?
- Bài ca dao giới thiệu chân dung “chú tôi”, để cầu hôn cho “chú tôi”
? Bức chân dung của chú tôi hiện lên như thế nào?
- Chú tôi thích:
- Chú tôi Ước :
? Như vậy chú tôi là người như thế nào?
? Cách giới thiệu nhân vật chú tôi như thế nào? Tác dụng?
? Hai dòng đầu trong bài ca dao có ý nghĩa gì?
? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
- Chế giễu hạng người nghiện ngập và lười biếng lại thích ăn chơi hưởng thụ Hạngngười này thời nào, nơi nào cũng có và cần phê phán
Hs: đọc bài 2
? Bài 2 nhại lại lời của ai? Nói với ai?
? Thầy bói đã phán gì ?
- Thầy bói phán:
? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói?
? Thầy bói trong bài ca dao là người như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cô gái?
? Để lật tẩy bộ mặt thật của thầy, bài ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
? Bài ca này phê phán hiện tượng gì trong xã hội?
Ngày soạn: 10/09/2019
Tiết 14 VĂN BẢN - NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- Giúp HS hiểu được
1 Kiến thức
- Ứng xử của tác giả dân giantrước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu-Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm
2 Kĩ năng
Trang 7- Kĩ năng bài dạy
+ Đọc – hiểu những câu hất châm biếm
+ Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trongbài học
- Kĩ năng sống: thảo luận, tìm tòi những bài ca dao châm biếm yêu thích
3 Thái độ
- Yêu thích ca dao dân ca Việt Nam, tự hào về kho tàng văn học Việt Nam.
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực đọc- hiểu văn bản
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
*Giáo dục đạo đức: Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cánhân.
-> HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên: Nghiên cứu bài Soạn bài chu đáo, SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2 Học sinh: Học bài Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK Sưu tầm một số câu ca
dao có nội dung châm biếm
III PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: đàm thoại, phân tích, gợi mở, bình giảng
- Động não, suy nghĩ về ý nghĩa và cách thể hiện của những câu hát châm biếm
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung, nghệ thuậtcủa những câu hát châm biếm
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về cách ứng xử của dân gian trước những thói hư, tật xấu,những hủ tục lạc hậu qua các bài hát châm biếm
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức (1’)
7C
2 Kiểm tra bài cũ (3’)
CÂU HỎI? Đọc thuộc lòng 2 bài ca than thân?Phân tích nội dung?
b Bài 3
Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Trang 8Bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh trái bần trôi và mô típ thân em, bài ca là lờicủa người phụ nữ than thân cho thân phận bé nhỏ,chìm nổi, trôi dạt, vô định, hoàntoàn lệ thuộc vào hoàn cảnh.
3 Bài mới-GV giới thiệu bài (1’)
Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên đằm thắm, nghĩatình, ca dao cổ truyền Việt Nam còn vang lên tiếng cười hài hước, châm biếm, tràophúng, đả kích rất vui, khỏe, sắc nhọn, thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niệmsống của người bình dân Á Đông Tiếng cười lạc quan ấy có nhiều cung bậc, nhiều
vẻ và thật hấp dẫn người đọc, người nghe
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung văn bản.
? Hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ của những
bài ca dao – dân ca? ( Đối tượng HS học TB)
-Tác giả dân gian
- Kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam
Điều chỉnh, bổ sung giáo án………
- Mục đích: Hs biết cách đọc, hiểu được chú thích
- Phương pháp: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi
GV: HD cách đọc, đọc mẫu sau đó gọi HS đọc bài.
Trang 9biểu của những câu hát than thân.
- Phương pháp: thảo luận, gợi mở, phân tích, bình giảng
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi
Hs: đọc bài 1.
? Bài 1 giới thiệu với chúng ta về nhân vật nào?
Để làm gì? ( Đối tượng HS học TB)
- Bài ca dao giới thiệu chân dung “chú tôi”, để cầu
hôn cho “chú tôi”
? Bức chân dung của chú tôi hiện lên như thế nào?
( Đối tượng HS học TB)
- Chú tôi thích: hay tửu hay tăm, hay nước chè đặc,
hay ngủ trưa (Nghiện rượu, nghiện chè, nghiện ngủ
và “tài” ngủ)
- Chú tôi Ước : ngày mưa, đêm thừa trống canh =>
ước trời mưa để không phải đi làm, ước đêm thừa
trống canh để được ngủ nhiều
? Như vậy chú tôi là người như thế nào? ( Đối
tượng HS học TB)
- Là người lắm tật, vừa rượu chè, vừa lười biếng
? Cách giới thiệu nhân vật chú tôi như thế nào?
Tác dụng? ( Đối tượng HS học TB)
- Giới thiệu bằng cách nói ngược, tạo hứng thú giễu
cợt, châm biếm (Giới thiệu việc nhân duyên đáng
ra phải nói tốt, đằng này lại nói thói xấu của nhân
- Nói tới “cô yếm đào” cũng chính là để đối lập,
giễu cợt “chú tôi” “Cô yếm đào” thường là người
con gái trẻ đẹp, xứng đáng với chàng trai có nhiều
nết tốt, chứ không phải là người như “chú tôi” có
nhiều tật xấu như vậy
? Bài này châm biếm hạng người nào trong XH?
( Đối tượng HS học TB)
- Chế giễu hạng người nghiện ngập và lười biếng lại
thích ăn chơi hưởng thụ Hạng người này thời nào,
nơi nào cũng có và cần phê phán
GV: Chú tôi rõ là con người lắm tật, vừa rượu chè,
vừa lười biếng Chữ “hay” rất mỉa mai “Hay” là
giỏi, nhưng giỏi rượu chè và ngủ thì không ai khen
Thông thường, để giới thiệu việc nhân duyên cho ai,
người ta phải nói tốt, nói thuận cho người đó Đây
Trang 10thì ngược lại Bài ca dùng hình thức nói ngược để
giễu cợt, châm biếm nhân vật “chú tôi” Đồng thời
qua đó, phê phán hạng người nghiện ngập và lười
biếng trong xã hội
+ Số cô chẳng giàu thì nghèo
+ Số cô có mẹ có cha
+ Số cô có vợ có chồng
+ Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? ( Đối
tượng HS học TB)
-> Đây là kiểu nói dựa nước đôi, không có ý nghĩa
tiên đoán
GV: Thầy bói đã phán những gì? Toàn những việc
hệ trọng về số phận mà người đi xem bói rất quan
tâm: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con Việc nào
cũng được phán có vẻ cụ thể Thầy nói rõ ràng,
khẳng định như đinh đóng cột cho người đi xem bói
đang hồi hộp chăm chú lắng nghe nhưng lại toàn
nói về những điều hiển nhiên, do đó lời phán trở
thành vô nghĩa, ấu trĩ, nực cười
? Thầy bói trong bài ca dao là người như thế nào?
( Đối tượng HS học TB)
=>Thầy là kẻ lừa bịp, dối trá, lợi dụng lòng tin của
người khác để kiếm tiền
? Em có nhận xét gì về cô gái? ( Đối tượng HS học
TB)
- Cô gái xem bói là người ít hiểu biết, ngờ nghệch,
mù quáng tin vào sự bói toán phản khoa học
? Để lật tẩy bộ mặt thật của thầy, bài ca dao đã sử
dụng biện pháp nghệ thuật gì? ( Đối tượng HS học
TB)
- Sử dụng nghệ thuật phóng đại gây cười
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? ( Đối
tượng HS học Khá)
- Để lật tẩy chân dung và bản chất lừa bịp của thầy
? Bài ca này phê phán hiện tượng gì trong XH?
( Đối tượng HS học TB)
- Phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề bói
b Bài 2
- Bằng cách sử dụng nghệthuật phóng đại gây cười - đểlật tẩy chân dung và bản chấtlừa bịp của thầy Và phê phán,châm biếm những kẻ hànhnghề bói toán và những người
mê tín
Trang 11toán và những người mê tín.
Điều chỉnh, bổ sung giáo án………
? Hai bài ca dao có điểm chung gì về nội dung
-nghệ thuật? ( Đối tượng HS học TB)
a Ý nghĩa của các văn bản
Ca dao châm biếm thể hiệntinh thần phê phán mang tínhdân chủ của những con ngườithuộc tầng lớp bình dân
b.Nghệ thuật
- Sử dụng các hình thức giễunhại
- Kĩ thuật : trình bày 1 phút,động não
? Nhận xét về sự giống nhau của 2 bài ca dao trong
văn bản, em đồng ý với ý kiến nào? ( Đối tượng HS
học TB)
-> Hs: thảo luận đưa ra đáp án đúng
Điều chỉnh, bổ sung giáo án