Giáo viên không đặt ra những câu hỏi để các em tự sáng tạo tự nghĩ cách giới thiệu gia đình mình và từ đó giáo viên yêu cầu những học sinh khác hỏi thêm về gia đình bạn đang giới thiệu[r]
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC-MẦM NON
Năm học: 2018-2019
Giảng viên: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Trần Ngọc Hồng Nhung
Lớp: Tiểu học BK6
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
Trang 2Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc
chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
Bài làm
Qua những tiết dạy học trên trường của giáo viên Tiểu học, em nhận thấy đa số giáo viên đã thực hiện đầy đủ 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt:
Nguyên tắc phát triển tư duy
- Trong tiết dạy học rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh qua các thao tác phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp,…
VD: Trong tiết dạy học vần “iêu/yêu”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích vần
“iêu/yêu” gồm những âm nào, sau đó cho học sinh so sánh vần “iêu/yêu”
- Làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ
VD: Trong tiết dạy Luyện từ và câu “Cấu tạo của tiếng”, giáo viên đưa bảng phân tích tiếng gồm: âm đầu, vần, thanh Sau đó cho ví dụ để học sinh phân tích
- Tạo điều kiện để học sinh tự suy nghĩ, nắm được nội dung các vấn đề cần nói, viết trong môi trường giao tiếp và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ
VD: Trong tiết dạy Luyện từ và câu “Đại từ xưng hô”, giáo viên tạo tình huống cho học sinh, yêu cầu học sinh tự lựa chọn cách xưng hô phù hợp cho bản thân Từ
đó yêu cầu học sinh sử dụng cách xưng hô phù hợp trong cuộc sống
- Tạo điều kiện cho học sinh tư duy liên tục
VD: Trong tiết dạy học vần “iêu/yêu”, giáo viên đưa tranh ảnh từ khóa “diều sáo” rồi đặt ra những câu hỏi tư duy: Bức tranh này vẽ gì? Em đã bao giờ thấy chiếc diều này ngoài đời chưa? Chiếc diều này được làm từ gì? Khi thả diều thì nó bay như thế nào? Chúng ta thường hay thả diều ở đâu?
Nguyên tắc giao tiếp
- Cho học sinh thảo luận với nhau, hoạt động theo nhóm, thuyết trình trước cả lớp Qua đó giúp học sinh phát triển các kĩ năng ứng xử trong các hoạt động giao tiếp khác nhau, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn
VD: Trong bài học vần, qua chủ đề luyện nói giáo viên cho học sinh luyện tập giới thiệu bản thân theo nhóm đôi sau đó giới thiệu trước lớp
- Hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh
VD: Trong tiết dạy học vần, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách viết, cách phát âm qua các hoạt động cho học sinh ghi bảng để kiếm tra cách viết, cho học sinh đánh vần, đọc trơn theo bàn, theo nhóm, cả lớp
Trang 3Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH
- Dạy Tiếng Việt phải chú ý đặc điểm tâm lí của học sinh, đặc biệt la bước chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập
VD: Giáo viên mở đầu tiết học bằng cách cho học sinh hát để học sinh tập trung vào bài học mới hơn Trong quá trình dạy, giáo viên thường đưa những tranh ảnh, video, vật thật nhằm giúp cho các em dễ hiểu bài hơn đồng thời kích thích sự hứng thú của các em vào bài học Vì là độ tuổi vẫn còn ham chơi, nên để các em có sự hứng thú trong bài học thì giáo viên kết hợp những trò chơi vào trong những bài học, vừa học vừa chơi giúp cho các em nắm được bài học một cách có hiệu quả và luôn cảm thấy thích thú mỗi khi vào lớp học
- Việc học Tiếng Việt phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng
mẹ đẻ vốn có của học sinh
VD: Trong tiết dạy học vần, giáo viên thường cho học sinh đánh vần, đọc trơn theo bàn, theo nhóm để có thể sửa lỗi phát âm cho từng em
VD: Trong tiết dạy tập đọc, về phần từ mới giáo viên sẽ cho học sinh tự tìm từ mới và thảo luận với nhau về nghĩa của các từ mới với sự hiểu biết của bản thân giải nghĩa những từ mà học sinh có thể biết và hiểu Sau khi học sinh nêu ra những
sự hiểu biết của bản thân, giáo viên sẽ đúc kết lại và giải thích cho các em hiểu rõ hơn về nghĩa của các từ mới
* Đánh giá các tiết dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học theo các tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực.
Ba tiêu chí của một tiết dạy tích cực:
Tiêu chí 1: Mọi học sinh đều được tham gia vào hoạt động
Tiêu chí 2: Học sinh tự sản sinh tri thức
Tiêu chí 3: Tiết dạy sinh động, vui vẻ gây hứng thú cho học sinh
Tiết dạy theo em thấy lá 1 tiết dạy tích cực: Tiết Tự nhiên và xã hội lớp 1 bài “Gia đình”, khi bước vào bài học giáo viên cho học sinh nghe bài hát “ba ngọn nến lung linh”, sau đó giáo viên đặt câu hỏi về tên chủ đề bài có trong bài hát nhằm tăng sự sinh động, vui vẻ trong tiết học và gây hứng thú cho học sinh Trong tiết dạy có hoạt động giáo viên yêu cầu học sinh cầm ảnh của gia đình mình giới thiệu với bạn cùng nhóm sau đó giới thiệu cho cả lớp về gia đình mình, hoạt động này thì học sinh cả lớp đều được tham gia Giáo viên không đặt ra những câu hỏi để các em tự sáng tạo tự nghĩ cách giới thiệu gia đình mình và từ đó giáo viên yêu cầu những học sinh khác hỏi thêm về gia đình bạn đang giới thiệu vừa để cả lớp tập trung vào hoạt động vừa để các em tư duy
Trang 4Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục (nếu thấy bất cập)
Bài làm
Trong quá trình được tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt trên trường Tiểu học, bản thân em có những thắc mắc:
- Đối với những tiết dạy Tiếng Việt bình thường, giáo viên đa số dạy không theo đúng quy trình dạy học chỉ những tiết dự giờ cũng như tiết dạy thi cấp huyện, cấp tỉnh thì mới áp dụng đúng qui trình dạy Theo như việc em quan sát thấy cũng như giáo viên cung cấp thì việc dạy đúng theo qui trình sẽ hạn chế về mặt thời gian, không đủ tiết dạy, một số môn phụ sẽ phải dạy lướt Vậy việc đặt ra quy trình dạy Tiếng Việt chỉ áp dụng những khi dự giờ, tiết dạy thi thì liệu rằng việc tiếp thu kiến thức của học sinh có được nâng cao?
- Trước khi dạy tiết dự giờ giáo viên phải gà trước cho học sinh hiểu nội dung
cơ bản để khi dạy học không bị lớ ngớ Vậy thì tiết dạy dự giờ chỉ để làm mẫu mà không phát triển về mặt tư duy cho học sinh?
=> Theo ý kiến của em thi không nên cho học sinh biết trước đáp án, từ đó học sinh phải tự suy nghĩ, tư duy để hiểu bài Qua đó thì mới đánh giá đúng thực lực của giáo viên về mặt giảng dạy