1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo án Địa 9 tuần 16

19 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 94,12 KB

Nội dung

* HĐ2: Địa lí các vùng kinh tế - Mục tiêu: Nêu được sự phân hóa lãnh thổ: 4 vùng , mỗi vùng có những đặc điểm riêng Quy mô, Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, Điều kiện tự nhiên, tài nguy[r]

Trang 1

Ngày soạn: 15 /12 /2020

Tiết 31

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I/ MỤC TIÊU

1 Về kiến thức

- Củng cố kiến thức cơ bản về địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ

2 Về kỹ năng

- Củng cố kỹ năng đọc, sử dụng, phân tích các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu

- Kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ

- KNS: Hợp tác, phân tích và xử lý thông tin

3 Về thái độ: Nghiêm túc và yêu thích môn học

4 Về năng lực

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp lãnh thổ

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ, tư duy tổng hợp lãnh thổ

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH

1 Giáo viên: GV Bản đồ dân cư, bản đồ kinh tế chung VN Bản đồ các vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ,Tây Nguyên Máy tính, máy chiếu

2 Học sinh: HS lập bảng ôn tập trước ở nhà Thước, bút chì, compa, bút màu…

III/ PHƯƠNG PHÁP

- HĐ nhóm, đàm thoại

- Trực quan bản đồ, giải quyết vấn đề

IV) TIẾN TRÌNH GIỜ DAY- GIÁO DỤC

1 Ổn định lớp(1’)

- Kiểm tra sĩ số học sinh

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp

Lớ

p

9A 25/12/2020

2 Kiểm tra bài cũ (15’) Kiểm tra phần chuẩn bị đề cương của học sinh Gv chữa

đề cương phần bài tập

3 Bài ôn tập:

A) Kiến thức cơ bản:

* HĐ1: Tìm hiểu về cơ cấu kinh tế, địa lí các ngành kinh tế

- Mục tiêu: Học sinh trình bày được ba mặt của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta Tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp và công nghiệp

Có kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu

Trang 2

- Phương pháp: đàm thoại, trực quan bản đồ

- Thời gian: 5 ’

- Cách thức tiến hành:

* HS hoạt động cá nhân Dựa vào kiến thức đã học cho biết:

Từ đầu năm -> nay chúng ta học về những vấn đề gì? Rèn luyện kỹ năng nào?

- Kiến thức cơ bản:

+ Địa lí kinh tế VN: Sự phát triển nền kinh tế VN, Các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ( Điều kiện ảnh hưởng, Vai trò đặc điểm, Sự phát triển và phân bố)

=> Toàn bộ phần trên về xem lại bài ôn tập tiết 17

* HĐ2: Địa lí các vùng kinh tế

- Mục tiêu: Nêu được sự phân hóa lãnh thổ: 4 vùng , mỗi vùng có những đặc điểm riêng (Quy mô, Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, Đặc điểm dân cư, xã hội) ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi vùng

Có kỹ năng đọc và phân tích lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê…

Vẽ và phân tích biểu đồ ( tròn, cột, đường, miền)

- Phương pháp: thảo luận nhóm, trực quan bản đồ

- Thời gian: 20’

- Cách thức tiến hành:

HS hoạt động nhóm

- HS Thảo luận nhóm -> cử đại diện lên trình bày trên bản đồ tự nhiên VN và bản

đồ kinh tế VN

- HS nhóm khác nhận xét bổ xung

- GV đánh giá , chuẩn kiến thức

- Về nhà ôn tập lại tiết 17: Từ bài 1 -> bài 16

- Ôn tập tiếp từ bài 17 -> bài 29

Quy mô Gồm :ĐB có 11tỉnh

TB có 4 tỉnh

S:100965km2 (30,7%) Dsố: 11,5 tr 2002(14,4%)

Gồm10 tỉnh + Thủ Đô Hà Nội

S:14806km2 (4%).Dsố:17,5tr (22%)

Gồm: 6 tỉnh

S:51513km2 (16%) Dsố:

10,3tr (13%)

Gồm: 8tỉnh

S:44254km2 (13%)

Dsố:8,4tr (11%) Điều kiện

tự nhiên

-Tài nguyên

thiên nhiên

- Vị trí địa lí

- Địa hình

- Khí hậu

- Sông ngòi

- Tài nguyên + Đất, Thủy sản + Lâm sản Khoáng

Trang 3

sản Đặc điểm

Dân cư- xã

hội

- Số dân, dân tộc, sự phân bố

- Các chỉ tiêu dân cư

- xã hội

B) Kỹ năng:

- Vẽ biểu đồ: tròn, miền, cột, đường

- Xử lí số liệu, nhận xét và giải thích biểu đồ

- Nhận xét bảng số liệu thống kê

- Khai thác Atlat địa lí VN

*HS xem lại các bài tập thực hành: bài 5, bài 10, bài16, bài19, bài 22

* Các bài tập vẽ và phân tích các biểu đồ, phân tích các bảng số liệu thống kê cuối mỗi bài học

4 Củng cố (2’)

- Nhận xét ý thức, thái độ ôn tập của HS Đánh giá cho điểm 1 số HS, nhóm ôn tập tốt Phê bình những HS, nhóm thảo luận có ý thức ôn tập chưa tốt

5 Hướng dẫn học ở nhà (3’)

- Ôn tập toàn bộ kiến thức, kỹ năng đã học từ bài 1->29 theo câu hỏi ôn tập Xem lại các bài tập: vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ

V/ RÚT KINH NGHIỆM

Trang 4

Ngày soạn: 17 /12/2020

Tiết 32 KIỂM TRA HỌC KÌ I

(Kiểm tra theo lịch của PGD)

1 Mục tiêu kiểm tra

- Kiến thức: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong các nội dung của học kì I (Địa lí dân cư ; Địa lí kinh tế; Địa lí sự phân hóa lãnh thổ: Vùng Trung

du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên )

- Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng địa lí cần thiết: phân tích số liệu thống kê, khai thác lược đồ, vẽ và phân tích biểu đồ; phát triển năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống ở địa phương

- Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất của học sinh

2 Hình thức kiểm tra

- Đề kiểm tra kết hợp câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) và câu hỏi dạng tự luận (6,0 điểm)

- Đảm bảo có cả nội dung kiểm tra về kiến thức và kĩ năng

3 Xây dựng ma trận đề

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG

TRIỀU

TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN ĐỊA LÍ 9

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận

dụng cao

Chủ đề 1 Địa lí kinh tế

Sự phát triển

và phân bố

nông nghiệp,

công nghiệp,

dịch vụ

- Nhận biết tỉ trọng các ngành

trọng điểm

- Dựa vào Atlat Địa lí để xác định được vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá lớn nhất nước ta

- Nắm được cơ cấu giá trị ngành trồng trọt

- Xác định được các dạng biểu đồ

- Vẽ biểu đồ miền thể hiện

sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế ở nước ta

- Nhận xét sự

Trang 5

thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế ở nước ta

Số điểm: 4,0

Tỉ lệ 40 %

TN: 2 câu; 0,5 đ TN: 2 câu; 0,5

đ

TL:1 câu 3,0 đ

Chủ đề 2 Sự phân hóa lãnh thổ

1 Vùng trung

du và miền

núi Bắc Bộ

- Xác định phạm

vi lãnh thổ của vùng trên lược đồ

- Nắm được cơ cấu cây trồng của vùng

Liên hệ địa

phương

Số điểm 1,5đ

Tỉ lệ: 15%

TN: 1 câu; 0,25đ TN: 1 câu;

0,25đ

TL 1 câu 1,0 điểm

Đồng bằng

sông Hồng

- Nhận biết đặc điểm chung đặc trưng của vùng

- Nhận biết tài nguyên khoáng sản quan trọng của vùng

- Hiểu được các nhân tố tạo nên thế mạnh kinh

tế của vùng

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

TN: 3 câu; 0,75đ TN: 1 câu

0,25đ

3 Vùng Bắc

Trung Bộ

- Nắm được các đặc điểm tự nhiên của vùng,

Trang 6

ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên đến phát triển kinh tế

Số điểm: 1,0đ

Tỉ lệ: 10%

TN: 4 câu; 1,0 đ

Duyên hải

Nam Trung

Bộ

- Xác định vị trí các đảo, quần đảo của vùng

- Biết được các di sản văn hóa

- Hiểu được những thế mạnh kinh tế của vùng

Số điểm: 2,5

đ

Tỉ lệ: 25%

TN: 2 câu; 0,5 đ TL: 1 câu; 2,0 đ

điểm : 10

Tỉ lệ 100%

Số điểm: 2,0 20%

Số điểm: 4,0 40%

Số điểm: 3,0 30%

Số điểm: 1,0 10%

Trang 7

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: ĐỊA LÍ 9

(Thời gian 45 phút, không kể thời gian phát đề)

(Đề có 03 trang)

I TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Hãy chọn đáp án chính xác nhất

Câu 1 Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, nhóm cây nào sau đây có

tỉ trọng lớn nhất ?

B Cây ăn quả và rau đậu D Các loại cây khác

Câu 2 Ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành

công nghiệp nước ta là

B dệt may D chế biến lương thực, thực phẩm

Câu 3 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá

lớn nhất nước ta năm 2007 là

A Đồng bằng sông Hồng C Bắc Trung Bộ

Câu 4 Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2003 – 2012 (Đơn vị: %)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất ?

Câu 5: Tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với cả Lào

và Trung Quốc?

ĐỀ CHÍNH

THỨC

Trang 8

A Sơn La B Lai Châu C Hà Giang D Lào Cai.

Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết trong cơ cấu cây công nghiệp

ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cây trồng nào được trồng nhiều nhất?

A Cây chè B Cây lạc C Cây đậu tương D Cây cà phê

Câu 7 Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Hồng?

A Mật độ dân số cao nhất C Dân số đông nhất

B Năng suất lúa cao nhất D Đồng bằng có diện tích lớn nhất

Câu 8 Đồng bằng sông Hồng không phải là vùng sản xuất

A cây lương thực C cây công nghiệp lâu năm

B cây ăn quả D cây công nghiệp hàng năm

Câu 9: Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng Sông Hồng là

A Thiếc, vàng, chì, kẽm C Apatit, mangan, than nâu, đồng

B Than nâu, bôxít, sắt, dầu mỏ D Đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên Câu 10 Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát

triển mạnh cây vụ đông là

A Đất phù sa màu mỡ C Nguồn nước mặt phong phú.

B Có một mùa đông lạnh D Địa hình bằng phẳng

Câu 11 Loại hình thiên tai nào sau đây không có ở vùng Bắc Trung Bộ

Câu 12 Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây:

B Trung du miền núi Bắc Bộ D Đồng bằng sông Hồng.

Câu 13 Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc

Trung Bộ là do sự có mặt của

A dải đồng bằng hẹp ven biển

B dãy núi Trường Sơn Bắc

C dãy núi Bạch Mã

D dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam

Câu 14 Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống

và sản xuất của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là:

Trang 9

A Cơ sở hạ tầng thấp kém C Thiên tai thường xuyên xảy ra.

B Mật độ dân cư thấp D Tài nguyên khoáng sản hạn chế

Câu 15 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc

A TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa C.Tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi

B Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên D Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận

Câu 16 Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế

B Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng

C Ca trù, quan họ Bắc Ninh

D Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn

II TỰ LUẬN ( 6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005

- 2015.(Đơn vị: %)

- Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài

( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)

1 Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2010 - 2015

2 Nhận xét sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế từ biểu đồ đã vẽ

Câu 2 (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 25) và kiến thức đã học, em hãy:

1 Tại sao du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

2 Kể tên những địa đếm du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh

Trang 10

-HẾT PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC

KÌ I

NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: ĐỊA LÍ 9

A TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Mỗi câu 0,25 điểm

B TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1

(3,0

điểm)

1, Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2015.

Yêu cầu: - Chính xác về số liệu khoảng cách năm

- Có tên biểu đồ và chú giải.

2, Nhận xét sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế từ biểu đồ

đã vẽ.

- Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh

tế có sự thay đổi

- Xu hướng giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước (d/c), tăng

tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (d/c)

2,0

0,5

0,5

Câu 2

(3,0

điểm)

1, Những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Du lịch là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì:

- Đây là vùng giàu tài nguyên du lịch, có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng…

Trang 11

Nhiều bãi biển đẹp , Có các thắng cảnh nổi tiếng, Vườn quốc

gia ,khu bảo tồn thiên nhiên, Nước khoáng (Dẫn chứng)

+ Tài nguyên du lịch nhân văn:

Di sản văn hóa thế giới, Di tích lịch sử, cách mạng, lễ hội

truyền thống (Dẫn chứng)

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình năm

thấp, bầu trời quanh năm chan hòa ánh sáng, nhất là các tỉnh

cực năm của vùng, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm,

rất thích hợp để phát triển du lịch biển- đảo

+ Vị trí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, có các sân bay

lớn, nhiều cảng biển: Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), … thuận lợi thu

hút khách du lịch trong và ngoài nước

0,5

0,5

0,5

2, Địa điểm du lịch ở Quảng Ninh

Kể được từ 4- 7 địa điểm đạt 0,75 điểm, 8 địa điểm du lịch trở

lên đạt điểm tối đa.

1,0

Điều chỉnh, bổ sung:

3 Củng cố

- Nhận xét thái độ và ý thức làm bài của học sinh

4 Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà: Đọc trước và chuẩn bị bài mới VÙNG

TÂY NGUYÊN

Trang 12

Ngày soạn: 17 /12/2020

Tiết 33

Bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN I/ MỤC TIÊU

1 Về kiến thức

- Hiểu được Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh

tế xã hội, an ninh, quốc phòng đồng thời có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế - xã hội

- Tây Nguyên là vùng sản xuất hàng hóa nông sản xuất khẩu lớn của cả nước chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long

2 Về kỹ năng

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét và giải thích 1 số vấn đề tự nhiên dân cư xã hội của vùng

- Phân tích bảng số liệu trong bài để khai thác thông tin theo câu hỏi sgk

- GD kỹ năng sống: tự nhận thức, ra quyết định, hợp tác

3 Về thái độ

- Nghiêm túc và yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng

* Tích hợp BĐKH( phần II) Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng Việc chặt phá rừng

có ảnh hưởng xấu tới môi trường và đời sống nhân dân Bảo vệ môi trường tự nhiên, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là thảm thực vật rừng có ý nghĩa quan trọng đối với các vùng phía nam của đât nước và các nước láng giềng

4 Về năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học

- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp lãnh thổ, sử dụng tranh, lược đồ

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH

1 Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên VN và vùng Tây Nguyên Tranh ảnh về Tây Nguyên Máy tính, máy chiếu

2 Học sinh: SGK, Atlat địa lí VN, các dụng cụ học tập, vở ghi

III/ PHƯƠNG PHÁP

- Thảo luận nhóm, trực quan bản đồ, đàm thoại

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DAY- GIÁO DỤC

1 Ổn định lớp (1’)

- Kiểm tra sĩ số học sinh

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp

Lớ

p

9A

2 Kiểm tra bài cũ (10’):

Trang 13

- Kiểm tra học thuộc đề cương: câu 7

Trang 14

3 Giảng bài mới:

A Tình huống xuất phát (5 phút)

1 Mục tiêu:

- Liệt kê một số tên địa danh

- Mô tả một số thế mạnh của vùng

- Phát triển ngôn ngữ, lí giải

2 Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp: Đóng vai, sân khấu hóa

- Hình thức: Cá nhân/ cả lớp

3 Phương tiện: Không

4 Tiến trình hoạt động:

- Bước 1: GV và HS cùng đóng 1 tiểu phẩm ngắn hoặc 1 nhóm HS được giao tiến

hành vở kịch Yêu cầu HS sau khi quan sát và lắng nghe vở kịch hãy:

+ Địa danh nào được nhắc đến trong vở kịch?

+ Địa danh đó thuộc tỉnh nào?

+ Những nông sản nào được đề cập đến

+ Những địa danh nào khác được liệt kê trong vở kịch?

>>> HS cần ghi chép thông tin đầy đủ trong vở/giấy note

- Bước 2: Tiểu phẩm diễn ra

TIỂU PHẨM

Bố: Cuối tháng này, nghỉ lễ cả nhà mình có dự kiến đi đâu xa chút không?

Mẹ: Em thích đi chỗ nào mát mẻ ấy anh

Con trai: Hay đi Bà Nà đi bố ơi, con thích đi đến đó

Mẹ: Mẹ nghĩ là không nên, nhà mình mới đi cách đây không lâu Mẹ nghĩ đi nghỉ mát lần này, cả nhà cả nhà mình nên đi Đà Lạt

Bố: Được đấy, bố sẽ đưa cả nhà đi thăm thác Voi, đồi chè Cầu Đất, núi Langbiang

và vườn quốc gia Bi-Doup, Núi Bà

Con: Hấp dẫn quá bố ơi! Con thích đi hái dâu và leo núi

Mẹ: Tuyệt vời, còn mẹ sẽ đi uống cà phê, ăn vặt và đi dạo quanh hồ với bố

Bố: Nhất trí với hai mẹ con Nhớ là mang theo áo ấm, khăn quàng và tất tay nhé vì mùa này Đà Lạt lạnh lắm…

- Bước 3: HS nêu đáp án thông tin/GV gọi ngẫu nhiên

- Bước 4: GV kết luận và nêu ra vấn đề để dẫn dắt HS giải quyết trong bài học.

B Hình thành kiến thức mới

Ngày đăng: 07/01/2022, 05:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Các bài tập vẽ và phân tích các biểu đồ, phân tích các bảng số liệu thống kê cuối mỗi bài học. - Giáo án Địa 9 tuần 16
c bài tập vẽ và phân tích các biểu đồ, phân tích các bảng số liệu thống kê cuối mỗi bài học (Trang 3)
- Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất của học sinh. - Giáo án Địa 9 tuần 16
i ều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất của học sinh (Trang 4)
Câu 4. Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai - Giáo án Địa 9 tuần 16
u 4. Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai (Trang 7)
w