Bốn là mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ rất mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng; Năm là chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thư
Trang 1BÁO CÁO THỰC TẬP
MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH PHAN
ĐÌNH PHÙNG HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn : PGs.Ts Vũ Huy Đào Sinh viên thực hiện : Phạm Hải Hà
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH M C CÁC B NG BI U SỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ ẢNG BIỂU SƠ ĐỒ ỂU SƠ ĐỒ Ơ ĐỒ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng 7
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm 7
1.1.2 Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng 8
1.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 9
1.2.1 Căn cứ vào mục đích vay 9
1.2.2.Căn cứ vào phương thức hoàn trả 10
1.2.2.1 Cho vay tiêu dùng trả góp (Installment Consumer Loan) 10
1.2.2.2 Cho vay tín dụng phi trả góp (Non-installment Consumer Loan) 13
1.2.3.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ: 14
1.2.3.1.Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan) 14
1.2.3.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan) 15
1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM 15 1.3.1.Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 15
1.3.2.Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 16
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 23
1.4.1.Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 23
1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 26
1.4.3.Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 27
1.4.3.1 Tình trạng kinh tế vĩ mô 27
1.4.3.2 Quan điểm thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng trong nước của Chính phủ sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường tín dụng tiêu dùng 28
Trang 31.4.3.3 Môi trường pháp luật 28
1.4.3.4.Môi trường văn hoá- xã hội 28
1.5 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của các NHTM tại một số nước trên thế giới và bài học đối với các NHTM Việt Nam 29
1.5.1.Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số nước 29
1.5.1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc 29
1.5.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM Châu Âu 32
1.5.2.Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại Việt Nam 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT PHAN ĐÌNH PHÙNG 37
2.1 Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng 37
2.1.1 Hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển của chi nhánh Phan Đình Phùng 37
2.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời và môi trường hoạt động 37
2.1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Phan Đình Phùng 38
2.1.2 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Phan Đình Phùng 43
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Phan Đình Phùng 44
2.2.1 Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại 44
2.2.1.1 Cơ chế tín dụng 44
2.2.1.2 Cơ chế bảo đảm tiền vay của TCTD 45
2.2.1.3 Kết quả cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam 46
2.2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng 48
2.2.2.1 Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ công nhân viên 48
Trang 42.2.2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp 50
2.2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Phan Đình Phùng 51
2.2.3.1 Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng 51
2.2.3.2 Doanh số cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng 52
2.2.3.3 Doanh số cho vay tiêu dùng phân theo thời gian 55
2.2.3.4 Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng 56
2.2.4 Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Phan Đình Phùng 56
2.2.4.1 Kết quả đạt được 56
2.2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 59
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT PHAN ĐÌNH PHÙNG 62
3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Phan Đình Phùng 62
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT 62
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng của NHNo&PTNT Chi nhánh Phan Đình Phùng 63
3.2 Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Phan Đình Phùng 64
3.2.1 Thắt chặt mối quan hệ với khách hàng truyền thống đi đôi với việc khai thác khách hàng tiềm năng 64
3.2.1.1 Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng 64
3.2.1.2 Đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn 66
3.2.2 Cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng 67
3.2.2.1.Mức cho vay hợp lý và hấp dẫn 67
3.2.2.2 Thời hạn vay vốn đa dạng và phù hợp 68
3.2.2.3.Lãi suất linh hoạt 68 3.2.2.4.Phương thức thu hồi nợ gốc và lãi vay không quá cứng nhắc .69
Trang 53.2.3 Mở rộng mạng lưới cho vay tiêu dùng 70
3.2.4 Quan tâm chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ 70
3.2.5 Phải theo kịp xu thế phát triển của công nghệ ngân hàng 71
3.2.6 Các giải pháp hỗ trợ khác 72
3.3.Một số kiến nghị 73
3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ và các Bộ, ngành liên quan: 73
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 73
3.3.3 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 74
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Đa dạng hoá là một xu hướng tất yếu của sự phát triển trong hoạt độngkinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng Đặc biệt trước nhữngyêu cầu mới của cạnh tranh và hội nhập kinh tế, ngành ngân hàng phải khôngngừng phát triển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa có thể đápứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vừa đứng vững trong cơ chế thịtrường Mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng đi như vậy Đây là mộthướng đi không mới ở các nước phát triển nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nambởi người dân Việt Nam vẫn có thói quen suy nghĩ rằng ngân hàng là nơi phục
vụ cho các doanh nghiệp, là một kênh đầu tư tiền nhàn rỗi Do vậy, thị trườngcho vay tiêu dùng còn khá sơ khai và chưa được nhiều ngân hàng khai thác
Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Phan Đình Phùng, em nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng ởchi nhánh vẫn còn nhở bé và đơn giản Em thấy được tiềm năng của hoạt độngnày và tầm quan trọng của việc thực hiện và mở rộng cho vay tiêu dùng đối với
sự phát triển lâu dài của chi nhánh Do đó em lựa chọn đề tài “Mở rộng cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Phan Đình Phùng Hà Nội” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS-TS Vũ Duy Hào vàcác cán bộ tín dùng ở Chi nhánh Phan Đình Phùng đã đóng góp những ý kiếnquý báu giúp em hoàn thành chuyên đề này
Trang 7Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và
du lịch cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm sau:
Một là quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức
cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suấtcủa các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp;
Hai là nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ
kinh tế;
Ba là nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất
mà thông thường người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãisuất mà họ phải chịu
Bốn là mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ rất mật
thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng;
Năm là chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường
không cao;
Sáu là nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ
thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc củanhững người này;
Bảy là tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan
trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay
Trang 81.1.2 Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng
Một hình thức cho vay muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động củangân hàng thì bản thân nó phải đem lại những lợi ích thiết thực cho nhữngngười đã tạo ra và sử dụng nó Hình thức cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ lâu
và cho đến nay hoạt động của nó vẫn không ngừng được các ngân hàng quantâm phát triển, khách hàng sử dụng, chính phủ các nước đồng tình ủng hộ
Đối với ngân hàng, ngoài hai nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao,
cho vay tiêu dùng có những lợi ích quan trọng như:
Thứ nhất, cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngânhàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượngkhách hàng mới, từ đó mà mở rộng quan hệ với khách hàng Bằng cách nângcao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụcho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽ ngày càng nhiềuhơn và hình ảnh của ngân hàng sẽ càng đẹp hơn trong con mắt khách hàng.Trong ý nghĩ của công chúng, ngân hàng không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâmđến các công ty và doanh nghiệp mà ngân hàng còn rất quan tâm tới những nhucầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện đờisống của người tiêu dùng Từ đó mà uy tín của ngân hàng ngày càng được nângcao hơn
Thứ hai, cho vay tiêu dùng cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả,nhiều người sẽ biết tới ngân hàng hơn Từ đó mà ngân hàng cũng sẽ huy độngđược nhiều nguồn tiền gửi của dân cư
Thứ ba, cho vay tiêu dùng tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá kinhdoanh từ đó mà nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng
Đối với người tiêu dùng, nhờ cho vay tiêu dùng họ được hưởng các tiện
ích trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết chonhững trường hợp khi các nhân có các chi tiêu có tính cấp bách, nhu như cầuchi tiêu cho giáo dục và y tế Tuy vậy, nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thìcũng rất tai hại vì nó có thể làm cho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho
Trang 9phép, làm giảm khả năng tiết kiệm hoặc chi tiêu trong tương lai, còn rất nghiêmtrọng hơn nếu mất khả năng chi trả thì người này có thể gặp rất nhiều phiền toáitrong cuộc sống.
Cuối cùng, đối với nền kinh tế, cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông
luồng chuyển dịch hàng hoá Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá nếu nhưkhông có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hoá không tiêu thụ đượcdẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất khôngthể tiếp tục Vai trò của ngân hàng lúc này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.Ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họtrước khi họ tích luỹ đủ số tiền cần thiết Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanhnghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá, sau đó mới có khảnăng thanh toán nợ cho ngân hàng Khi đã tiêu thụ được hàng hoá, doanhnghiệp sẽ mở rộng sản xuất và sẽ tìm tới ngân hàng để tiếp tục vay vốn Nhưvậy, ngân hàng cho vay tiêu dùng sẽ có lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng,doanh nghiệp và ngân hàng hay chính là có lợi cho cả nền kinh tế Tóm lại, chovay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ trongnước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Song, nếu các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng nhưvậy thì chẳng những không kích được cầu mà nhiều khi còn làm giảm khả năngtiết kiệm trong nước
1.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựatrên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học làtiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quảntrị rủi ro tín dụng Phân loại cho vay tiêu dùng dựa vào các căn cứ sau đây:
1.2.1 Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay tiêu dùng được chia làm hai loại:
Trang 10(1) Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortage Loan): Cho vay tiêu
dùng cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựnghoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình
(2) Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Mortage Loan): Cho vay
tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phímua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch
1.2.2.Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay tiêu dùng được chia làm ba loại:
1.2.2.1 Cho vay tiêu dùng trả góp (Installment Consumer Loan)
Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm sốtiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trongthời hạn cho vay Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay cógiá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năngthanh toán hết một lần số nợ vay
Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các ngân hàng thường chú ý tới một sốvấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc sau:
- Loại tài sản được tài trợ: Thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn
nếu tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dàitrong tương lai Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đếnđiều kiện này, nên thường chỉ muốn tài trợ nhu cầu mua sắm những tài sản cóthời hạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn Vì rằng với những loại tài sản nhưvậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng những tiện ích từ chúng trong một thờigian dài
- Số tiền phải trả trước: Thông thường, ngân hàng yêu cầu người đi vay
phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm – số tiền này đượcgọi là số tiền trả trước – phần còn lại, ngân hàng sẽ cho vay Số tiền trả trướccần phải đủ lớn để một mặt, làm cho người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ sởhữu cuàt tài sản, mặt khác có tác dụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng Một khikhông cảm nhận được rằng mính là chủ sở hữu của tài sản hình thành từ tiền
Trang 11vay thì người đi vay có thể sẽ có thái độ miễn cưỡng trong việc trả nợ Ngoài ra,khi khách hàng không phát mãi tài sản để thi hồi nợ Hầu hết các tài sản đã qua
sử dụng đều bị giảm giá trị, tức là giá trị thị trường nhỏ hơn giá trị hạch toáncủa tài sản, cho nên số tiền trả trước có một vai trò rất quan trọng giúp ngânhàng hạn chế rủi ro Số tiền trả trước nhiều hay ít thường tuỳ thuộc vào các yếu
tố sau: (i) Loại tài sản: Đối với các tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiềntrả trước nhiều và ngược lại, đối với các tài sản có mức độ giảm giá chậm thì sốtiền trả trước ít; (ii) Thị trường tiêu thụ tài sản khi đã sử dụng: tài sản khi đã sửdụng nếu vẫn có thể được tiếp tục mua, bán dễ dàng thì số tiền trả trước có xuhướng thấp, ngược lại nếu tài sản đã qua sử dụng mà rất khó tìm được thịtrường tiêu thụ thì số tiền trả trước có xu hướng cao hơn; (iii) Môi trường kinhtế; (iv) Năng lực tài chính của người đi vay
- Chi phí tài trợ: Là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho
việc sử dụng vốn Chi phí tài trợ chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác cóliên quan Chi phí tài trợ phải trang trải cho được chi phí vốn tài trợ, chi phíhoạt động, rủi ro, đồng thời mang lại một phần lợi nhuận thoả đáng cho ngânhàng
- Điều kiện thanh toán: Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc
thanh toán nợ của khách hàng, ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề sau:(i) Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng về thu nhập, trongmối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng; (ii) Giá trịcủa tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi; (iii)
Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng Kỳ hạn trả nợthường theo tháng Vì lẽ, thông thường, nguồn trả nợ chính của người vay tiêudùng là lương được nhận hàng tháng; (iv) Thời hạn tài trợ không nên quá dài.Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thời hạn hoạt động của tài sản tài trợ Thời hạntài trợ quá dài dễ làm giá trị tài sản tài trợ bị giảm mạnh Hơn nữa, khi thời hạntài trợ quá dài thì thiện chí trả nợ của người đi vay cũng như việc thu hồi nợthường gặp nhiều rắc rối
Trang 12Số tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng mỗi định kỳ có thểđược tính bằng một số các phương pháp sau:
- Phương pháp gộp (Add-on Method): Đây là phương pháp được áp dụng
trong cho vay trả góp, do tính chất đơn giản và dễ hiểu của nó Theo phươngpháp này, trước hết lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thờihạn vay, sau đó cộng gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán đểtìm số tiền phải thanh toán ở mỗi định kỳ Công thức tính toán như sau:
bộ thời hạn vay Trong khi đó, vào mỗi định kỳ, người đi vay phải thanh toánmột phần vốn gốc cho nên vốn gốc ban đầu được giảm dần trong thời hạn vay.Với cách tính như vậy, lãi suất được dùng để tính lãi không phải là lãi suất thực
sự được áp dụng đối với người đi vay Để bảo vệ quyền lợi của người vay, khitính toàn theo phương pháp này, pháp luật các nước thường yêu cầu ngân hàngphải quy đổi từ lãi suất tính toán sang lãi suất hiệu dụng và niêm yết để ngườivay dễ dàng cân nhắc chi phí vay mượn mà mình sẽ phải trả cho ngân hàng, từ
đó có quyết định lựa chọn hợp lý
Công thức để quy đổi ra lãi suất hiệu dụng như sau:
i = 2mL/V(n+1)Trong đó: i là lãi suất hiệu dụng
m là số kỳ hạn thanh toán trong một nămTâm lý của người đi vay trả góp thường rất thích được tài trợ với thời hạndài để giảm gánh nặng về số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn Thế nhưng công thứctrên cho thấy khi n càng lớn thì lãi suất hiệu dụng càng có giá trị cao hơn Có
Trang 13nghĩa là, người đi vay phải trả cho ngân hàng lãi suất cao hơn nếu họ muốnđược tài trợ với thời hạn dài hơn.
- Phương pháp lãi đơn (Simple Interest Method): Theo phương pháp này,
vốn gốc người đi vay phải trả từng định kỳ được tính đều nhau, bằng cách lấyvốn gốc ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán Còn lãi phải trả mỗi định kỳđược tính trên số tiền khách hàng thực sự còn thiếu ngân hàng
- Phương pháp giá hiện hành (Present Value Method): Theo phương pháp
này, số tiền phải trả hàng kỳ trong tương lai đều được quy về giá trị hiện tại.Thông thường, người đi vay được quyền thanh toán tiền vay trước hạn màkhông bị phạt Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phươngpháp giá hiện hành thì vấn đề rất đơn giản, người đi vay phải thanh toán toàn bộvốn gốc còn thiếu và lãi vay của kỳ hạn hiện tại (nếu có) cho ngân hàng Tuynhiên, nếu tiền trả góp được tính bằng phương pháp gộp thì vấn đề có phầnphức tạp hơn Vì theo phương pháp gộp, lãi được tính dựa trên cơ sở giả địnhrằng tiền vay sẽ được khách hàng sử dụng cho đến lúc kết thúc hợp đồng, chonên nếu khách hàng trả nợ trước hạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời hạn
nợ giả định ban đầu và như vậy số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi Trongtrường hợp này, ngân hàng thường áp dụng các phương pháp giống như cácphương pháp phân bổ lãi cho vay nói trên để tính ra số lãi thực sự phải thu, dựatrên thời hạn nợ thực tế
1.2.2.2 Cho vay tín dụng phi trả góp (Non-installment Consumer Loan)
Theo phương thức này tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngânhàng chỉ một lần khi đến hạn Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trảgóp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài
1.2.2.3 Cho vay tín dụng tuần hoàn (Revolving Consumer Credit)
Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng
sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tàikhoản vãng lai Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thỏa thuậntrước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng
Trang 14được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuầnhoàn, theo một hạn mức tín dụng.
Lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau:
- Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh: Theo phương phápnày số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khikhách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng
- Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh: Theo phươngpháp này số dư nợ dùng để tính lãi là số dư nợ cuối mỗi kỳ có trước khi khoản
nợ được thanh toán
- Lãi được tính dựa trên cơ sở dư nợ bình quân
1.2.3.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ:
Cho vay tiêu dùng gồm:
1.2.3.1.Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan)
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch
vụ cho người tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau: Cho phép ngân hàng
dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng; cho phép ngân hàng tiết giảm đượcchi phí trong cho vay; là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng
và các hoạt động ngân hàng khác; trong trường hợp có quan hệ với những công
ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trựctiếp
Bên cạnh một số ưu điểm trên, cho vay tiêu dùng gián tiếp có một sốnhược điểm sau: Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đãđược bán chịu; thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiệnviệc bán chịu hàng hóa; kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tínhphức tạp cao
Trang 15Do những nhược điểm kể trên nên có rất nhiều ngân hàng không mặn màvới cho vay tiêu dùng gián tiếp Còn những ngân hàng nào tham gia vào hoạtđộng này thì đều có các cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ.
1.2.3.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan)
Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay.
Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được sở trườngcủa nhân viên tín dụng Những người này thường được đào tạo chuyên môn và
có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng cho nên các quyết định tín dụngtrực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúngđược quyết định bởi những công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của công tybán lẻ Ngoài ra, trong hoạt động của mình nhân viên tín dụng ngân hàng có xuhướng chú trọng đến việc tạo ra các khoản cho vay có chất lượng tốt trong khinhân viên của công ty bán lẻ thường chú trọng đến việc bán cho được nhiềuhàng Bên cạnh đó, tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thường đượccấp ra một cách không chính đáng Hơn nữa, trong một số trường hợp, do quyếtđịnh nhanh, công ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng tốt củamình Nếu người cấp tín dụng là ngân hàng, điều này có thể được hạn chế
Cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm là linh hoạt hơn cho vay tiêu dùnggián tiếp Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợithế có thể phát sinh, có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía kháchhàng lẫn ngân hàng
1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM
1.3.1.Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng là các khoản vay trung và dài hạn,với thời hạn từ 10 đến 20 năm, thậm chí 30 năm, nên có thể có rất nhiều rủi ro
có thể phát sinh
Trang 16- Rủi ro mất khả năng thanh toán của người đi vay: Do các khoản cho
vay tiêu dùng có thời hạn dài nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tìnhtrạng sức khoẻ, gia đình và công việc của người đi vay Những rủi ro có thể xảy
ra trong trường hợp này bao gồm:
+ Người đi vay bị chết hoặc bị tai nạn dẫn đến mất khả năng lao động,hoàn toàn không có khả năng trả món nợ còn lại cho ngân hàng;
+ Người vay bị tai nạn, giảm khả năng lao động hoặc thay đổi vị trí côngtác dẫn đến giảm sút thu nhập không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ trả nợ
- Rủi ro do khách hàng gian lận: Do khách hàng vay tiêu dùng là các cá
nhân nên các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tin vềkhách hàng Lợi dụng điều này khách hàng có thể cố tình gian lận để chiếmđoạt tiền vay dẫn đến rủi ro không thu hồi được vốn cho ngân hàng
Ngoài ra, giống như những khoản cho vay thương mại khác, các khoảncho vay tiêu dùng cũng phải chịu những rủi ro về lãi suất và tỉ giá Do thời hạncho vay dài nên lãi suất trên thị trường có thể có những biến động lớn trongsuốt quá trình cho vay vốn Nếu áp dụng một mức lãi suất cố định trong suốtthời hạn cho vay thì khi lãi suất trên thị trường tăng, ngân hàng có thể sẽ phảichịu rủi ro vì cho vay với lãi suất quá thấp Ngược lại nếu lãi suất trên thịtrường giảm, những khoản cho vay của ngân hàng với lãi suất cao hơn sẽ khôngcòn hấp dẫn được người đi vay, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của cácngân hàng
Trong trường hợp khoản vay được thực hiện bằng ngoài tệ thì các ngânhàng có thể gặp phải rủi ro khi tỉ giá hối đoái thay đổi hoặc người đi vay sẽ gặpkhó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi trong trường hợp tỉ giá thay đổi trong khinguồn thu nhập của người đi vay lại bằng nội tệ
1.3.2.Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng liên quan đến số lượng lớnkhách hàng Mỗi người vay có số lượng vay tương đối nhỏ và các ngân hàngcần xử lý rất nhiều những khoản vay này để tạo ra số dư lớn trong hoạt động
Trang 17cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo Với số lượng khách hàng lớn nhưvậy, các nhà quản lý ngân hàng cần phải thực hiện những biện pháp kiểm soát,quản lý rủi ro hiệu quả đối với quá trình cấp tín dụng tiêu dùng.
Quản trị rủi ro trong tín dụng tiêu dùng được hiểu là một chiến lược quản
lý danh mục cho vay trong đó đảm bảo sự cân đối giữa bảo toàn vốn và tối ưuhóa việc sử dụng nguồn vốn Hay nói cách khác, quản trị rủi ro trong hoạt độngcho vay tiêu dùng là một quá trình liên tục nhận ra và nắm bắt những cơ hội chovay thích hợp và tránh những rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.Trong quản trị rủi ro đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, việc nắm bắt thôngtin về khách hàng và quản lý thông tin một cách thống nhất là những yếu tốthen chốt giúp cho việc quản lý danh mục cho vay đạt hiệu quả cao Mặc dù đây
là một nguyên tắc khá rõ ràng nhưng việc thực thi nguyên tắc đó còn gặp khánhiều khó khăn
Quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng bao gồm những nội dung chủ yếu sauđây:
- Phân tích tín dụng tiêu dùng:
Hầu hết các ngân hàng với số lượng lớn khách hàng xin vay tiêu dùng
thường bổ sung cho việc phân tích tín dụng của họ bằng hệ thống cho điểm tín
dụng thống kê Hệ thống phân tích tự động này là phương tiện để đánh giá đề
nghị vay sử dụng mẫu cho điểm liệt kê những đặc điểm của đề nghị vay nhưmức thu nhập, thời gian làm việc, quyền sở hữu nhà ở, và những hình thức tíndụng đã có trước đây với những người bán lẻ hoặc những người cho vay khác
Đề nghị vay được cho điểm theo mỗi đặc điểm và tổng số điểm cho ta thấy liệungười đề nghị vay có đủ tiêu chuẩn vay hay không Khả năng được chấp nhận
sẽ được dự báo dựa trên cơ sở dữ liệu của ngân hàng về những khách hàng cónhững đặc điểm tương tự và về việc thanh toán các khoản vay trước đây đối vớingân hàng của người xin vay đó
Cho điểm tín dụng thường ít được sử dụng như một tiêu chí duy nhất đẻthực hiện các khoản tín dụng tiêu dùng Những yếu tố khác như khả năng thanh
Trang 18toán nợ, điều kiện kinh tế hiện tại và những yêu cầu về thế chấp, phải đáp ứngđược những tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn của ngân hàng Những thông tinkhách quan - như về cá nhân và hình thức bề ngoài của khách hàng, tiềm năng
về một mối quan hệ có lợi trong tương lai, và những yếu tố không thể địnhlượng khác - sẽ giúp cho quá trình phân tích tín dụng có giá trị thực tế hơn.Phân tích tín dụng là một quá trình nhờ đó cả những yếu tố chủ quan như nhữngyếu tố có thể định lượng được đánh giá đồng thời Mục đích của quá trình này
là giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho vay và những khoản cho vay khó đòi Cácbước trong quá trình phân tích tín dụng tiêu dùng được liệt kê trong bảng dướiđây:
BIỂU 1: CÁC BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
1 Xác định mục đích sử dụng khoản
vay và số tiền vay
3 Kiểm tra và xác minh thông tin
2 Thu thập thông tin:
a Báo cáo tài chính
b Lưu chuyển tiền mặt
5 Đánh giá tài sản bảo đảm, nếu cầnthiết
6 Đánh giá và cơ cấu khoản tín dụng
7 Thương lượng với người xin vay
+ Phương pháp hệ thống điểm số (Score System):
Hoạt động cho vay tiêu dùng trực tiếp của ngân hàng liên quan đến một sốlượng rất đông các khách hàng Mỗi khách hàng thường vay một số tiền nhỏhơn nhiều so với trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Muốn có một mức dư nợlớn trong hoạt động cho vay tiêu dùng, các ngân hàng phải thực hiện một sốlượng các hợp đồng cho vay gấp nhiều lần so với cho vay trong các lĩnh vực nóitrên Khi số lượng khách hàng lớn thì yêu cầu về một có chế kiểm soát an toàn
và hiệu quả đối với việc ra quyết định cho vay là hết sức cần thiết Trong nhữngtrường hợp như vậy ngân hàng thường sử dụng một phương pháp hỗ trợ rất đắclực để ra quyết định tín dụng, đó là hệ thống điểm số
Trang 19Hệ thống điểm số là một tập hợp các tiêu thức khác nhau liên quan đếntừng khách hàng vay tiêu dùng Mỗi tiêu thức có một điểm số khác nhau tuỳtheo tình trạng của tiêu thức này và tầm quan trọng của nó trong hệ thống cáctiêu thức, dựa trên cơ sở các kết quả thống kê trong lịch sử.
Trên thực tế, một hệ thống điểm số thường có rất nhiều yếu tố, được xâydựng dựa trên nguyên tắc nói trên Thông thường trong một hệ thống điểm số,
có khoảng 7 đến 12 yếu tố khác nhau được xem xét bao gồm: thời gian làmcông việc hiện tại; tình trạng gia đình (có gia đình, độc thân hay đã ly hôn); độtuổi; hình thức lao động (có kỹ năng hay không); thời hạn cư trú; số lượngngười sống phụ thuộc vào người vay; loại tài sản có tại ngân hàng
Bi u 2: H th ng i m s t i m t ngân h ng Mểu 2: Hệ thống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ệ thống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ểu 2: Hệ thống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ại một ngân hàng ở Mỹ ột ngân hàng ở Mỹ àng ở Mỹ ở Mỹ ỹ
1 Nghề nghiệp của người vay
2 Tình trạng cư trú
5 Thời gian đã cư ngụ tại địa chỉ hiện tại
Trang 206 Có điện thoại tại chỗ ở
8 Loại tài khoản có tại ngân hàng
Điểm cao nhất có thể có đối với một khách hàng theo hệ thống điểm sốnày là 43 điểm Còn điểm thấp nhất là 9 điểm
Căn cứ vào số liệu thống kê trong quá khứ về khả năng rủi ro của các loạikhách hàng có điểm số giống nhau, các ngân hàng thường đưa ra nhiều mứccho vay tối đa khác nhau đối với từng khách hàng có điểm số ở những nhómđiểm số khác nhau Ví dụ trong bảng sau đây là các mức cho vay tối đa đối vớitừng khách hàng có điểm số khác nhau của ngân hàng Mỹ nói trên:
BIỂU 3: MỨC CHO VAY TỐI ĐA THEO ĐIỂM SỐ CỦA NGÂN HÀNG MỸ
Phương pháp hệ thống điểm số dựa trên giả định các yếu tố trong hệ thống
là giống nhau, nếu các yếu tố này phản ánh chính xác các khoản tín dụng là tốthoặc xấu trong quá khức thì cũng sẽ tiếp tục có khả năng như vậy trong tươnglai với mức độ sai số có thể chấp nhận được Tuy nhiên, khi môi trường kinh tế
Trang 21- xã hội có những biến động lớn ảnh hưởng đến các yếu tố tín dụng được xemxét trong hệ thống điểm số thì rõ ràng giả định trên không còn phù hợp nữa.Thế nên, các ngân hàng phải thường xuyên tiến hành tái xét, bổ sung và sửa đổi
hệ thống điểm số mà mình đang sử dụng
Hiện nay tại các nước có lĩnh vực cho vay tiêu dùng phát triển đã hìnhthành những trung tâm thông tin tín dụng trong đó lưu giữ thông tin về cảnhững khách hàng cũ và những khách hàng tiềm năng của các ngân hàng Cácthông tin về khách hàng được chia theo nhiều loại, nhóm khách hàng Các ngânhàng có thể sử dụng thông tin từ các trung tâm này hoặc có thể kết hợp nhữngthông tin này với những dữ liệu và kinh nghiêm của riêng của ngân hàng mình
để đánh giá về độ tín nhiệm của khách hàng Trên thị trường cũng sẵn có rấtnhiều mô hình tính điểm tín dụng thường xuyên được cập nhật theo những thayđổi về đặc tính của người tiêu dùng Các ngân hàng có thể lựa chọn mô hìnhphù hợp trong số những mô hình sẵn có này để áp dụng trong việc tính điểm tíndụng cho các khách hàng của mình Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay,ngay cả đối với những ngân hàng đi đầu tư rong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, làlựa chọn và xây dựng những mô hình tính điểm tín dụng như thế nào để ápdụng đối với những nhóm khách hàng mới
Phương pháp hệ thống điểm số thường được sử dụng bổ sung với phươngpháp phán đoán dưới đây:
Phân tích tín dụng theo phương pháp phán đoán (Judgement Method) là
một quá trình trong đó ngân hàng tiến hành phân tích và đánh giá tất cả cácthông tin định tính và định lượng về khách hàng nhằm mục tiêu hạn chế cáckhoản cho vay có rủi ro cao Do phương pháp hệ thống điểm số trong cho vaytiêu dùng không phải là phương pháp duy nhất được các ngân hàng sử dụng vì
có rất nhiều vấn đề khác mà ngân hàng cũng rất quan tâm Những vấn đề đóbao gồm khả năng trả nợ, điều kiện kinh tế hiện tại, bảo đảm nào cần phải có,phải tuân thủ nội dung của chính sách cho vay của ngân hàng Các thông tin cótính chủ quan về khách hàng như thái độ, diện mạo của khách hàng, khả năng
Trang 22quan hệ với ngân hàng trong tương lai có tác dụng rất quan trọng trong việc raquyết định của ngân hàng.
Tùy ngân hàng mà hệ thống các yếu tố được phân tích có thể khác nhau,phổ biến nhất là hệ thống 5C ( Character - tư cách của người đi vay; Capacity -khả năng vay mượn của người đi vay; Cash - khả năng tạo ra tiền để trả nợ ngânhàng; Collateral - bảo đảm tín dụng; Condition - điều kiện môi trường) và hệthống CAMPARI (Character - tư cách của khách hàng; Ability - năng lực củangười vay; Margin - lãi cho vay; Purpose - mục đích vay; Amount - số tiền;Repayment - sự hoàn trả; Insurance - bảo đảm)
Có rất nhiều phương pháp để quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêudùng trong đó có một số phương pháp sau đây được nhiều ngân hàng sử dụng:
- Xác định giới hạn cho vay
Việc xác định giới hạn cho vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ rủi rocủa khoản vay sau này Xác định giới hạn cho vay nhằm mục đích tránh đểkhách hàng rơi vào tình trạng vay nợ quá nhiều Theo đánh giá của các định chếtài chính chuyên nghiệp, có 3 dấu hiệu để nhận biết khách hàng đang vay nợquá nhiều:
+ Sử dụng 25% thu nhập của mình hoặc hơn để thanh toán cho các khoảntín dụng tiêu dùng;
+ Sử dụng 50% thu nhập của mình hoặc hơn để thanh toán cho các khoảnvay mua nhà trả chậm và các khoản tín dụng tiêu dùng khác;
+ Có từ 4 hợp đồng tín dụng tiêu dùng trở lên tại cùng một thời điểm
- Quản lý danh mục cho vay
Trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, danh mục các khách hàng thường làtập hợp những khoản vay tương đối đồng nhất (vì cùng một mục đích là tiêudùng) vì vậy kỹ thật thống kê phân tích thường xuyên được áp dụng và đặc biệthữu ích Các kỹ thuật phân tích này được áp dụng trong tất cả các bước, từ phântích trách nhiệm, xây dựng chiến lược giá cả, quyết định giá trị của khoản vay,
dự kiến các khoản lỗ, chiến lược quản lý danh mục cho vay và chiến lược thu
Trang 23hồi vốn Điều quan trọng nhất trong kỹ thuật phân tích là thu thập dữ liệu trongsuốt quá trình cho vay là quản lý một cơ sở dữ liệu rủi ro chung.
Nhiệm vụ của việc quản lý danh mục cho vay trong quản trị rủi ro đối vớicho vay tiêu dùng là tránh được những hậu quả bất lợi do tập trung cho vay vàonhững khách hàng có độ rủi ro cao Các kỹ thuật mô hình dự đoán thường được
áp dụng ở đây
Trong những năm gần đây, các công cụ để cải thiện việc quản trị rủi rotrong hoạt động tín dụng tiêu dùng đã có những bước tiến bộ đáng kể nhờ cácngân hàng đi đầu tư rong lĩnh vực này đã tập trung vào việc phát triển nhữngcông cụ phân tích phức tạp Những tiến bộ trong công nghệ lưu trữ dữ liệu vàhiệu quả của việc sử dụng máy tính cũng đóng một vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy sự phát triển của các công cụ quản lý rủi ro trong tín dụng tiêu dùng.Đồng thời cũng có rất nhiều công ty và nhiều công đoạn trong lĩnh vực tín dụngtiêu dùng áp dụng những công nghệ mới này, đặc biệt là các công ty và cácngân hàng phát hành thẻ tín dụng Nhìn chung, so với những năm đầu tư hập kỷ
90, việc quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tiêu dùng đã phát triển hơnnhiều và hoạt động tín dụng tiêu dùng đã có một vị trí đáng kể trong hoạt độngtín dụng nói chung
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.4.1.Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng
(1) Định hướng phát triển của ngân hàng, là điều kiện tiên quyết để phát
triển hoạt động cho vay tiêu dùng Nếu trong kế hoạch phát triển của mình cácngân hàng không quan tâm đến hoạt động này thì các khách hàng có nhu cầu
về cho vay tiêu dùng cũng sẽ không được quan tâm Ngược lại, nếu ngân hàngmuốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì họ sẽ đưa ra những chiến lược
cụ thể để thu hút những người có nhu cầu đến với mình Và khi đó cung cầu sẽ
có điều kiện thuận lợi để gặp nhau cũng có nghĩa là cho vay tiêu dùng sẽ cónhiều cơ hội phát triển
Trang 24(2) Năng lực tài chính của ngân hàng, sẽ là một trong những yếu tố được
các nhà lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra các quyết định trong đó có cácquyết định về hoạt động cho vay tiêu dùng Năng lực tài chính của ngân hàngđược xác định dựa trên một số yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phầntrăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư
nợ, số lượng tài sản thanh khoản Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệphần trăm lợi nhuận lớn, nợ quá hạn thấp và có số lượng tài sản thanh khoảnlớn, khả năng huy động vốn lớn trong thời gian ngắn thì có thể coi là có sứcmạnh về tài chính Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính lớn thì ngân hàng cóthể đầu tư ư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm hơn thì hoạt động chovay tiêu dùng có cơ hội phát triển, nhưng ngược lại, nếu ngân hàng không cóđược số vốn cần thiết để tài trợ cho cho các hoạt động được ưu tiên hơn thìhoạt động cho vay tiêu dùng sẽ ít có cơ hội để mở rộng
(3) Chính sách tín dụng của ngân hàng, là hệ thống các chủ trương, định
hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị đưa ra nhằm
sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cánhân Thông thường chính sách tín dụng có các khoản mục sau: hạn mức tíndụng, các loại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảmbảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quáhạn mức cho vay, cách thức thanh toán nợ, … Chính sách tín dụng vạch ra chocác cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng về những căn cứ đểxem xét các nhu cầu vay vốn Vì vậy, những yếu tố trong chính sách tín dụngđều tác động một cách mạnh mẽ tới việc mở rộng tín dụng nói chung và chohoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng Nếu như có những hình thức cho vaytiêu dùng không nằm trong chính sách cho vay của ngân hàng thì chắc chắn cáckhách hàng chẳng thể mong đợi vay được những khoản tiền từ ngân hàng để tàitrợ cho nhu cầu chi tiêu của mình Chẳng hạn như một ngân hàng không thựchiện cho vay theo thẻ tín dụng thì khách hàng dù có đủ điều kiện cũng khôngđược cấp tín dụng Mặt khác khi một ngân hàng đã sẵn có các hình thức cho
Trang 25vay tiêu dùng đa dạng với chất lượng tốt thì việc mở rộng cũng dễ dàng vàthuận lợi hơn là các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm đơn giản Do tính chấtcạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì một chính sách tín dụngđúng đắn hợp lý là yếu tố thu hút khách hàng hiệu quả Ngân hàng càng đadạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn chovay và cách xử lý đúng đắn các khoản nợ của khách hàng, có chính sách sảnphẩm hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng đến với ngân hàng, từ đó thựchiện thành công việc mở rộng cho vay tiêu dùng.
(4) Số lượng, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng, cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các
ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay tiêu dùng có thực hiện được haykhông là do người điều hành, đó chính là các cán bộ nhân viên của ngân hàng.Bởi vậy, trước tiên muốn hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển thì cần phảiquan tâm đến đời sống của các cán bộ nhân viên Nếu như đạo đức người vayđược xếp vào vị trí hàng đầu tư rong các nhân tố khách quan thì đạo đức cán bộtín dụng được xếp vào vị trí hàng đầu tư rong các nhân tố chủ quan Nếu cáccán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp thì dù giỏi đến mấy cũng vô giátrị vì lợi ích cá nhân họ sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của tập thể ngân hàng.Tuy nhiên, đạo đức không thôi chưa đủ, cán bộ tín dụng phải có trình độchuyên môn cao, trình độ hiểu biết rộng thì mới thẩm định chính xác kháchhàng và dự án vay vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn Một cán bộ tíndụng có trình độ nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp, marketing tốt, trình độngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong công việc, có đạo đức nghềnghiệp sẽ tạo được ấn tượng đẹp trong khách hàng về ngân hàng, bởi dưới conmắt của khách hàng thì cán bộ ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng.Nếu khách hàng giao tiếp với cán bộ ngân hàng mà họ cảm thấy an tâm vềtrình độ nghiệp vụ, hài lòng với phong cách giao tiếp của cán bộ ngân hàng, antoàn trong quan hệ với ngân hàng thì họ chắc chắn sẽ còn tìm tới ngân hàng.Hơn nữa, các cán bộ tín dụng có mối quan hệ rộng trong xã hội cũng có thể thu
Trang 26hút được nhiều khách hàng hơn Và một ngân hàng phải có số lượng cán bộ tíndụng hợp lý, phân công công việc cụ thể thì ngân hàng đó mới có thể phát triểnkhông chỉ mình hoạt động cho vay tiêu dùng mà tất cả các hoạt động khác nữa.
(5) Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng,
cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển củahoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đó Nếu một ngân hàng được trang
bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và cácdịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn Ví dụ, một ngân hàng có điều kiệnđầu tư ư vào dịch vụ thẻ thanh toán, đặt các máy rút tiền, có thể giao dịch vớikhách hàng thông qua mạng internet … thì ngân hàng đó có thể mở rộng hoạtđộng cho vay tiêu dùng của mình thông qua các tài khoản mà các khách hàng
đã sử dụng dịch vụ trên của ngân hàng như cho vay thấu chi, thẻ tín dụng…Hơn nữa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến các ngân hàng có thể quản lýdanh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, họ có thể tiết kiệm được nhâncông cũng như chi phí quản lý góp phần giảm giá thành dịch vụ Thêm vào đó,khi có các công nghệ hiện đại hỗ trợ thì việc giải quyết các thủ tục của ngânhàng được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho kháchhàng
1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng
(1) Năng lực vay vốn của khách hàng, được thể hiện thông qua các nhân tố
như thu nhập của khách hàng, trình độ văn hoá, thói quen, đạo đức… của kháchhàng Thu nhập của khách hàng vay tiêu dùng quyết định đến nhu cầu vay tiêudùng của họ và quyết định việc có cho vay hay không của ngân hàng Bởi vì,ngân hàng khi cho vay tiêu dùng sẽ căn cứ vào mức thu nhập trong tương laicủa khách hàng, đó là nguồn thanh toán khoản nợ đó Do đó, thu nhập có ảnhhưởng rất lớn đến nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, đến quy mô củakhoản vay và đến việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng Khách hàngvay cần có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng và đặcbiệt là cần có thiện chí trả nợ đúng hạn và đầy đủ Nếu như khách hàng là người
Trang 27có đạo đức tốt, có ý thức trả nợ thì rủi ro cho vay tiêu dùng thấp, tạo điều kiệnkích thích ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng và các quyđịnh cho vay sẽ không quá khắt khe Ngược lại nếu khách hàng trả nợ khôngđều, nợ quá hạn nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng.
(2) Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng, có nghĩa là
khách hàng liệu có đáp ứng được các điều kiện quy định của ngân hàng haykhông Các điều kiện như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng mìnhquyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản …
1.4.3.Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng
1.4.3.1 Tình trạng kinh tế vĩ mô
Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng tín dụng tiêu dùng mộtcách hiệu quả Kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là ổn định tiền tệ với các chỉ tiêugiá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làm yên tâm định chế tài chính cho vay vốn,các đối tượng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ yên tâm về sự
ổn định trong thu nhập cũng như sự ổn định của chi phí đi vay, chi phí muasắm, sửa chữa nhà cửa, và các hàng hóa, dịch vụ khác, do đó làm tăng cáckhoản vay của họ, đồng thời tạo điều kiện duy trì và phát triển bền vững quan
hệ hai chiều vay vốn và trả nợ
Ngược lại, khi kinh tế khủng hoảng hoặc điều kiện phát triển chậm chạp,hay kinh tế vĩ mô bất ổn định một mặt sẽ tác động gây hạn chế cấp tín dụng tiêudùng của các trung gian tài chính Các khoản cho vay chịu tác động của nhữngbiến động trên thị trường tài chính bất ổn có thể dẫn tới đổ vỡ tín dụng Nhữngthay đổi tích cực trong kinh tế vĩ mô diễn ra quá nhanh cũng gây ra những xáotrộn nhất định Chẳng hạn tỷ lệ lạm phát và lãi suất giảm quá nhanh cũng có thểdẫn tới tình trạng võ nợ đối với các món vay với lãi suất dựa vào tỷ lệ lạm phátcao trước đó Tỷ giá hối đoái kém linh hoạt, không phản ánh được sự biến độngcủa kinh tế vĩ mô, làm méo mó những tín hiệu giá cả bên ngoài cũng ảnh hưởngtrực tiếp đến thu nhập của khách hàng và tổ chức tín dụng Mặt khác, kinh tế vĩ
mô phát triển chập chạm hay bất ổn cũng khiến thu nhập trong tương lai của
Trang 28người tiêu dùng trở nên bấp bênh, các chi phí biến động, khó kiểm soát, do đóngười tiêu dùng phải giảm các khoản vay của họ
1.4.3.2 Quan điểm thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng trong nước của Chính phủ sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường tín dụng tiêu dùng
Quan điểm của Chính phủ về vai trò của tiêu dùng trong nước đối với pháttriển và tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển hoạt độngtín dụng tiêu dùng Khi Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theohướng coi trọng xuất khẩu (tiêu dùng của người nước ngoài) thì bộ phận tiêudùng trong nước sẽ ít được quan tâm hơn Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn ởcác nước cho thấy, chiến lược này cũng gặp phải vấn đề là tăng trưởng kinh tế
sẽ phụ thuộc rất lớn vào môi trường bên ngoài Do đó nhiều nước đã chuyểnsang chiến lược phát triển kinh tế ổn định và bền vững hơn là dựa vào tiêu dùngtrong nước Với quan điểm đó, các chính sách tích cực của Chính phủ, hàng đầu
là tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng (như chính sách thuế,chính sách thu nhập, chính sách thương mại, du lịch, y tế, giáo dục ) là cơ hộiquan trọng mở rộng tín dụng tiêu dùng
1.4.3.3 Môi trường pháp luật
Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở bảo vệ sự phát triển thị trườngtài chính an toàn, ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lựccung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, bảo vệ sự phát triển bềnvững quan hệ hợp tác bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng vì lợi ích củahai phía
1.4.3.4.Môi trường văn hoá- xã hội
Những yếu tố thuộc về văn hoá xã hội như thói quen sử dụng các sảnphẩm ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình đọ dân trí, thị hiếu… ảnh hưởng rấtlớn đến việc đưa ra quyết định lựa chọn hình thức cho vay tiêu dùng Chẳnghạn như ở Mỹ, xã hội được cho là xã hội tiêu dùng với tỷ lệ tiết kiệm trên
Trang 29tổng thu nhập chỉ khoảng 10% và thói quen mua sắm sẽ là một thị trường rấtlớn để mở rộng cho vay tiêu dùng Các quan niệm về ngân hàng quen thuộchay xa lạ, an toàn hay không an toàn, thói quen thanh toán tiền mặt trongdân cư cũng là những yếu tố có tác động rất lớn đến các dịch vụ mà ngânhàng cung cấp, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng
1.5 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của các NHTM tại một số nước trên thế giới và bài học đối với các NHTM Việt Nam
1.5.1.Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số nước
1.5.1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc
Dịch vụ tín dụng tiêu dùng càng ngày càng trở nên phổ biến và đượckhuyến khích phát triển tại các NHTM Trung Quốc Các nhà quản lý ngân hàngTrung Quốc đã nhận thấy cho vay tiêu dùng chính là “tương lai” của cácNHTM và họ phải tập trung các nguồn lực của mình nhiều hơn cho lĩnh vựcnày
Ngay từ cuối những năm 1990, Ngân hàng Kiến thết Trung Quốc (CCB)
đã dẫn đầu về phát triển lĩnh vực này: vào năm 1999, thời hạn cho vay có thếchấp được kéo dài từ 20 năm lên 30 năm; giá trị của khoản vay cũng được nâng
từ mức 70% lên 80% giá trị tài sản thế chấp Đồng thời, từ cuối năm 1999, CCBbắt đầu chấp thuận các khoản cho vay do các cá nhân đứng ra bảo lãnh, bãi bỏyêu cầu người đi vay cần phải được người chủ lao động của mình đứng ra bảođảm cho khoản vay CCB còn có một kế hoạch đầy tham vọng là sử dụng cácphương tiện kỹ thuật, công nghệ sẵn có của mình để phát triển hình thức dịch
vụ ngân hàng Internet và đưa ra một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử bán
lẻ
Ngân hàng phát triển Thượng Hải - Phú Đông cũng là một trong số các
ngân hàng ở Trung Quốc sớm có dịch vụ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh.Ngân hàng này đã hợp tác với các công ty chuyên kinh doanh bất động sản đểđơn giản hóa các thủ tục về tài sản thế chấp và giảm số lần mà người vay phảiđến giao dịch với một chi nhánh ngân hàng từ 20 lần xuống còn có 3 lần Từ
Trang 30tháng 8/1999, Ngân hàng Phát triển Thượng Hải - Phú Đông đã phối hợp vớicác công ty du lịch lữ hành để đưa ra các khoản cho vay du lịch và kể từ thờiđiểm đó đã có 13 cặp vợ chồng nhận được các khoản vay để đi du lịch tuầntrăng mật Ngân hàng này cũng đã kéo dài thời hạn của các khoản vay dành chođào tạo đại học từ 2 năm lên 4 năm và thành lập một quỹ đặc biệt dành cho cácbậc cha mẹ vay vốn do muốn gửi con cái vào các trường học tư nhân đắt tiền.
Để thực hiện được các kế hoạch này, Ngân hàng Phát triển Thượng Hải - PhúĐông đã tăng gấp đôi số nhân viên marketing cho lĩnh vực tín dụng tiêu dùng,chiếm tới 20% tổng quỹ lương
Nhìn chung, vì các khoản cho vay tiêu dùng vẫn còn khá mới mẻ với cảngười tiêu dùng và hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc nên hậu quả của vấn đềrủi ro chưa thể hiện đầy đủ, chưa lường hết được Hầu hết các khoản cho vaytiêu dùng là các khoản vay trung và dài hạn, với thời hạn từ 10-30 năm, nên khảnăng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng gia đình, sức khỏe và công việccủa người đi vay Một số ngân hàng không có đầy đủ đánh giá về rủi ro tiềmnăng cũng như kinh nghiệm để ngăn chặn những rủi ro biết trước Thêm vào đó,
kể từ năm 2003, hoạt động cho vay của khu vực ngân hàng đã kích thích lạmphát gia tăng và nạn đầu tư ư quá mức trong các khu vực khác nhau đã trở thànhmối lo ngại hàng đầu của Chính phủ giữa lúc bao trùm tâm lý lo sợ tình trạngkinh tế bùng nổ kiểu bong bóng Do vậy, PBOC vừa tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc,vừa kiểm soát các ngân hàng và hoạt động cho vay quá mức đối với khu vực bấtđộng sản Theo các quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/3/2004, ủy ban Giám sátngân hàng Trung Quốc (CBRC) yêu cầu tất cả các NHTM nước này đều phảiđáp ứng tỷ lệ an toàn vốn 8% kể từ ngày 1/1/2007, trong đó khoản tiền cho khuvực bất động sản vay chưa trả sẽ không được phép chiếm hơn 30% tổng dư nợvay chưa trả của 1 ngân hàng Các biện pháp này nhằm góp phần hỗ trợ giảm tỷ
lệ lạm phát xuống còn 3 - 4% trong năm 2004 của Chính phủ Trung Quốc.Thách thức lớn nhất hiện nay đối với các NHTM Trung Quốc là khả năngcạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trên lĩnh vực cho vay tiêu dùng:
Trang 31HSBC, Citibank, Standard Chartered đang nổi lên là những đối thủ cạnhtranh rất mạnh Các ngân hàng trong nước của Trung Quốc có thể để lĩnh vựctín dụng tiêu dùng rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh nước ngoài nếu họ khôngngay lập tức củng cố lĩnh vực dịch vụ này Tăng trưởng kinh tế mạnh của TrungQuốc trong những năm qua đã làm tăng nhu cầu về tín dụng tiêu dùng nhưngcác dịch vụ liên quan của các ngân hàng trong nước vẫn bị bỏ trễ phía sau.Trong khi đó, những ngân hàng nước ngoài vừa hiện đại lại vừa có rất nhiềukinh nghiệm, chẳng hạn như Citibank đã phát hành 100 triệu thẻ tín dụng trênkhắp thế giới và có những hệ thống đánh giá độ tín nhiệm tín dụng của kháchhàng đã được kiểm nghiệm Với kinh nghiệm dày dạn và hệ thống giao dịchhiện đại, các ngân hàng nước ngoài có ưu thế mạnh hơn hẳn các đối tác TrungQuốc trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng, mặc dù số lượng các đại lý của họ
ở Trung Quốc còn nhỏ Nếu các ngân hàng này đưa ra những loại thẻ đáp ứngđược nhu cầu của các khách hàng giàu có, đưa ra các hạn mức tín dụng cao hơncho sinh viên thì sẽ vượt xa các ngân hàng Trung Quốc về dư nợ tín dụng Bêncạnh thẻ tín dụng, họ còn dự kiến tiến hành các hoạt động thuộc các lĩnh vựckhác của tín dụng tiêu dùng như triển khai các khoản cho vay mua nhà trảchậm Các dịch vụ này có rất nhiều triển vọng do lượng dân số khổng lồ củaTrung Quốc Theo đánh giá của các nhà phân tích, các ngân hàng lớn của nướcngoài sẽ không xây dựng các chi nhánh trên toàn quốc và cũng không nhằm vàothị trường cho vay mua nhà trả chậm đối với các khách hàng trung lưu Khi tiếpcận vào thị trường khách hàng bán lẻ, các ngân hàng nước ngoài sẽ lôi kéo cáckhách hàng giàu có với các dịch vụ có mức phí cao nhưng lại đáp ứng được cácnhu cầu ở mức cao hơn, chẳng hạn như các sản phẩm đầu tư ư, quản lý quỹ.Theo các nhà tư vấn, cách tốt nhất là lĩnh vực tiêu dùng cần phải được táchriêng thành những bộ phận có thể tự kinh doanh, tự quản lý và hạch toán lỗ lãimột cách độc lập với các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác
1.5.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM Châu Âu
Trang 32Tại châu Âu, tín dụng tiêu dùng ra đời muộn hơn các loại hình tín dụng khác.
Nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn của người dân tại các quốc gia pháttriển Cho đến nay, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một hình thức tín dụng phổbiến tại châu Âu Cùng với các loại tín dụng khác, tín dụng tiêu dùng làm hoànthiện, làm phong phú môi trường tín dụng, hướng tới “bảo vệ quyền lợi củangười tiêu dùng”
(1) Đối tượng, hình thức, giá trị và thời hạn của khoản cho vay tiêu dùng
Ra đời ngày 22/12/1986, Nghị định 87/102/CEF của Cộng đồng chungchâu Âu khởi thảo bước đầu tư iên có tính thống nhất về các điều luật, các quytắc và quản lý hành chính tín dụng tiêu dùng trong phạm vi toàn bộ cộng đồng.Nghị định này liên tục được sửa đổi trong các giai đoạn tiếp theo: NĐ90/08/CEE ngày 22/2/1990; NĐ 98/7/CEE ngày 16/2/1998
Tất cả các cá nhân có đủ năng lực hành vi đều có khả năng được cấp tín
dụng tiêu dùng, với điều kiện: khoản tín dụng đó không sử dụng để phục vụ cho
hoạt động nghề nghiệp, nó chỉ mang tính chất thuần tuý là tiêu dùng cho cá nhân Tuy thế, để phòng ngừa rủi ro, các NHTM vẫn có những giới hạn về đối
tượng nhận tín dụng ví dụ như giới hạn về độ tuổi
Trên cơ sở Nghị định chung, các nước cũng có đề ra những luật, quy tắccủa riêng mình, tạo ra sự khác biệt nhất định giữa các quốc gia về phạm vi, đốitượng, giá trị của khoản vay, thời hạn vay, lãi suất
Ví dụ, tại Bỉ, thông thường các khoản tín dụng tiêu dùng thường được cấpcho những người có nhu cầu vay với khoản tín dụng tối thiểu là 1.250 EUR, tối
đa là 20.000 EUR trong thời hạn tối thiểu là 3 tháng Trên thực tế, các NHTM
Bỉ cũng áp dụng quy định này một cách linh hoạt Ví dụ tại ngân hàng AGF:
- Đối với cho vay mua ô tô, ngân hàng AGF áp dụng mức tín dụng từ1.500 EUR đến 100% giá trị tài sản mua, trong khoảng thời gian từ 12 tháng –
60 tháng, với lãi suất 0,805%/tháng
Trang 33- Với việc sửa chữa bếp, nhà tắm, bể bơi, trang trí nhà cửa cho vay từ2.250 EUR đến 45.000 EUR trong thời gian từ 12 tháng – 120 tháng với mứclãi suất 0,814%/tháng.
(2) Các thông tin trong cho vay tiêu dùng
Người vay khi đề nghị cấp một khoản tín dụng tiêu dùng phải có tráchnhiệm khai báo chính xác và đầy đủ cho người cho vay những thông tin màngười cho vay thấy cần thiết nhằm đánh giá tình hình tài chính hay những khókhăn trong việc thanh toán của người vay Trong khi đó, người cấp tín dụng cótrách nhiệm thông báo chính xác và đầy đủ cho người vay những thông tin cầnthiết, có trách nhiệm cố vấn cho người tiêu dùng loại hình, số lượng tín dụngphù hợp nhất, căn cứ vào tình hình tài chính của người tiêu dùng tại thời điểm
ký kết hợp đồng tín dụng và có trách nhiệm giữ kín thông tin cho người tiêudùng trong trường hợp hợp đồng tín dụng không được ký kết
(4) Thanh toán lãi và gốc
Nếu ký hiệu I là lãi suất mà người tiêu dùng phải thanh toán trên tổng tiềnvay trong thời hạn 1 tháng, M là giá trị khoản vay và t là thời gian vay thì sốtiền người tiêu dùng phải trả hàng tháng là:
t t I M M
Trang 34
Ví dụ nếu: I = 10%; M = 100 EUR; t = 60 tháng thì số tiền phải trảtrong 1 tháng là:
* 100 100
Lãi suất tối đa áp dụng cho các khoản vay tín dụng được điều chỉnh định
kỳ (ví dụ tại Bỉ là 6 tháng 1 lần) Lãi suất của các khoản tín dụng tiêu dùngthường được xác định dựa theo giá trị của khoản tín dụng và thời hạn vay củahợp đồng
Thanh toán trước: Vào bất cứ thời điểm nào, người vay đều có quyền
thanh toán trước hạn hợp đồng với điều kiện họ phải thông báo trước một thờigian nhất định (ở Bỉ là 1 tháng)
Thanh toán chậm: Trong trường hợp thanh toán chậm, người tiêu dùng sẽ
phải chịu mức lãi suất phạt tối đa là mức lãi suất đang áp dụng + 10%
Khi không còn khả năng thanh toán: Người tiêu dùng có thể yêu cầu thẩm
phán tòa án kinh tế xem xét cho họ được hưởng sự “đơn giản hơn trong thanhtoán” khi tình trạng tài chính của người tiêu dùng trở nên trầm trọng Thẩmphán tòa án kinh tế có quyền xác định số tiền còn lại mà người đi vay tiếp tụcphải chịu
Ký kết 1 hợp đồng chuyển nhượng lương Hợp đồng này là 1 giấy uỷquyền của khách hàng, bảo đảm chuyển toàn bộ quyền lợi (thu nhập) của anh tavào hợp đồng bảo hiểm suốt đời Chấm dứt hợp đồng tín dụng tiêu dùng, nếukhách hàng còn nợ ngân hàng, khoản bảo hiểm được chuyển lại cho kháchhàng
Trang 35(6) Quản lý hành chính
Mỗi quốc gia có 1 hệ thống quản lý hành chính công tác cho vay tiêudùng Ví dụ tại Bỉ, Vua là người quyết định thành lập một hội đồng kiểm soát.Hội đồng này bao gồm 5 thành viên, 1 chủ tịch, 2 chuyên gia luật về tín dụngtiêu dùng, 2 chuyên gia về thông tin Trong nhiệm kỳ 6 năm, Hội đồng liên kếtvới các cơ quan liên quan tiến hành giám sát, hướng dẫn:
- Sự tuân thủ các điều khoản trong luật
- Soạn thảo các tài liệu, giấy tờ cần thiết cho việc áp dụng luật
- Giúp đỡ giải quyết tranh chấp có liên quan
- Làm báo cáo hàng năm (vào đầu kỳ) gửi tới Phòng làm luật
Các ngành, cơ quan khác có liên quan như NHTW Bỉ, các tổ chức tíndụng, các cơ quan quản lý hành chính khác đều có trách nhiệm gửi các thôngtin cần thiết cho Hội đồng và các thành viên của Hội đồng khi Hội đồng yêucầu
1.5.2.Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại Việt Nam
- Tại đa số các nước, các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc pháttriển loại hình tín dụng tiêu dùng trong hoạt động tín dụng chung của họ Hoạtđộng cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích pháttriển.Tính đến nay, kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước cho thấyđây là loại hình rủi ro tương đối thấp, góp phần ổn định thu nhập cho các ngânhàng, nhất là tại các nước có khu vực công ty làm ăn kém hiệu quả
- Những hiểu biết của người dân về các vấn đề liên quan đến hoạt độngcho vay tiêu dùng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và chất lượng của hoạt độngnày
- Việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đòi hỏi các ngân hàng phải
có quy định, quy trình giám sát và quản lý rủi ro tín dụng (trước, trong và saukhi cấp tín dụng) chặt chẽ, tỉ mỉ, hệ thống thông tin đánh giá khách hàng đầy
đủ, cập nhật do hình thức tín dụng này chủ yếu là các món vay nhỏ và không cótài sản bảo đảm
Trang 36- Để phát triển hình thức tín dụng này và bảo đảm an toàn cho hoạt độngngân hàng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng trung ương, các tổ chứctín dụng và các cơ quan quản lý hành chính khác.
- Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước trong khu vực hiện gặp phảinhững khó khăn như: thu nhập của người dân không ổn định; hệ thống thông tintín dụng cá nhân chưa phát triển; các chính sách, quy định pháp lý liên quan đếntín dụng tiêu dùng chưa hoàn thiện; cạnh tranh ngày càng gia tăng khi có sựtham gia ngày càng lớn của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường này
Trang 37Chương 2
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHN O &PTNT PHAN ĐÌNH PHÙNG
2.1 Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng
2.1.1 Hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển của chi nhánh Phan Đình Phùng
2.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời và môi trường hoạt động
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, các thànhphần kinh tế cũng trở nên đa dạng và phong phú Điều đó đòi hỏi các dịch vụngân hàng cũng phải không ngừng mở rộng Đồng thời, để thực hiện chiến lượclâu dài nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinhdoanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) đã liêntục lập thêm những chi nhánh mới Xuất phát từ vị trí 17 Phan Đình Phùng –Quận Ba Đình – Hà Nội với nhiều thuận lợi cho hoạt động của NHNo&PTNT,Ban lãnh đạo NHNo&PTNT đã quyết định thành lập Chi nhánh NHNo &PTNT Phan Đình Phùng trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, chinhánh đã chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 10/12/2003
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam,theo quy định của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánhNHNo&PTNT Phan Đình Phùng là chi nhánh NHNo&PTNT cấp V loại II -một đơn vị hạch toán phụ thuộc vừa kinh doanh trực tiếp như các thành viênkhác vừa đảm nhận chức năng trung tâm thanh toán trên địa bàn, hoạt động theoluật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam.Mặc dù ra đời muộn nhưng Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng đãkhẳng định được vị trí phù hợp trong tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt độngkinh doanh, đảm bảo chất lượng và năng lực điều hành của một sở tác nghiệptrực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh NHNo&PTNT Phan ĐìnhPhùng hoạt động trên địa bàn Hà Nội - vừa là Thủ Đô vừa là một trung tâmkinh tế lớn của cả nước, vì vậy địa bàn hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT
Trang 38Phan Đình Phùng chủ yếu là các khách hàng thuộc khu vực công nghiệp,thương nghiệp, dịch vụ… Chính vì thế, Chi nhánh Phan Đình Phùng đã vàđang hoạt động trong môi trường có tính cạnh trạnh cao Ngoài việc phải cạnhtranh với các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại đặc biệt là nhữngngân hàng đã có bề dày hoạt động trong thị trường này, Chi nhánh Phan ĐìnhPhùng còn phải đối đầu với những khó khăn của một ngân hàng còn thiếu kinhnghiệm hoạt động thực tiễn Ngoài ra, cũng như các ngân hàng khác trong hệthống ngân hàng thương mại, trong những năm tới Chi nhánh Phan Đình Phùngcòn có thêm những khó khăn thách thức mới từ các ngân hàng và tổ chức tàichính nước ngoài khi các hiệp định kinh tế phát huy hiệu lực.
Trong 2 năm hoạt động cùng với sự trưởng thành và phát triển của Chinhánh NHNo&PTNT Thăng Long, Chi nhánh Phan Đình Phùng đã trải quanhiều khó khăn thách thức để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.Tập thể ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên đã quyết tâm phấn đấu thựchiện có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ mà cấp trên giao phó Đến nayngân hàng đã khẳng định được vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế thịtrường, đững vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lướigiao dịch, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vậtchất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ hiện đại hoá ngân hàng
Chính nhờ có phương hướng đúng đắn mà kết quả kinh doanh của Chi nhánhNHNo&PTNT Phan Đình Phùng luôn có lãi, đóng góp cho lợi ích của nhà nướcngày càng nhiều, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện
2.1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Phan Đình Phùng
Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh NHNo&PTNT Phan ĐìnhPhùng đã xác định rõ mục tiêu, giải pháp trong chỉ đạo điều hành và đã đạtđược những kết quả đáng khích lệ: luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch,thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng, đáp ứng nhanh nhu cầu vốn củacác doanh nghiệp Cụ thể như sau:
A Tình hình huy động vốn
Trang 39Chi nhánh đã áp dụng các hình thức tiền gửi, các loại lãi suất củaNHNo&PTNT Việt Nam quy định để thu hút tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từcác doanh nghiệp đảm bảo nguồn đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kinh
tế Chi nhánh đã chú trọng khâu phục vụ khách hàng, đáp ứng đầy đủ các yêucầu của khách hàng Chi nhánh đã tiếp thị được Ban quản lý các dự án trọngđiểm thành phố Hà Nội, ký hợp đồng nhận, vận chuyển và chi trả tiền đền bùgiải phóng mặt bằng cho dân trên địa bàn thành phố Tổng số tiền chi trả chodân trong năm 2005 lên tới trên hai trăm tỷ đồng với số hộ chi trả lớn Qua việcchi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho Ban quản lý các dự án trọng điểmthành phố, chi nhánh đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư
S bi n ự biến động nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng ến động nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng điểm số tại một ngân hàng ở Mỹột ngân hàng ở Mỹng ngu n v n c a chi nhánh NHNo&PTNT Phan ình Phùngồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng ống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ủa chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng Đ
c xem xét thông qua b ng s li u sau
điểm số tại một ngân hàng ở Mỹược xem xét thông qua bảng số liệu sau ảng số liệu sau ống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ệ thống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ :
BIỂU 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 Tăng giảm so 2004
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối
b Nguồn ngoại tệ quy đổi 60.737 29,2 63.913 25,8 3.176 5,2
b1 Nguồn dân cư 6.137 10,0 8.613 13,5 2.476 40,3
b2 Nguồn vốn đầu tư ư ADB 54.600 90,0 55.300 86,5 700 1,3
( Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và 2005-CN Phan Đình Phùng)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có xuhướng tăng Tổng nguồn năm 2004 là 208.017 triệu đồng , trong khi đó năm
2005 là 247.419 triệu đồng tăng so với năm 2004, hoàn thành tốt nhu cầu vềđiều hoà vốn cũng như cung ứng cho tín dụng
Nguồn huy động chủ yếu là nguồn nội tệ, nguồn ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏkhoảng 25,8% năm 2005 mà trong đó nguồn vốn đầu tư ư ADB là chủ yếu,