Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: HS phòng tránh được vật nuôi tấn công gây thương tích Trình bày được cách xử lý khi bị vật nuôi tấn công - Về kỹ năng: + Thực [r]
Trang 1GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 6
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN (2)
I Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
HS phòng tránh được vật nuôi tấn công gây thương tích
Trình bày được cách xử lý khi bị vật nuôi tấn công
- Về kỹ năng:
+ Thực hành kĩ năng xử lý khi bị vật nuôi gây tấn công
-Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh
II Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Video 1: https://www.youtube.com/watch?v=E96LjhdTtP4
- Băng, gạc theo số lượng học sinh
- Bảng, phấn
- Máy chiếu/máy tính
- Bài tập về nhà của nhóm trợ giảng
III Hoạt động dạy và học
Trang 21 Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức
2 Nội dung bài học mới:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ và
định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức hoạt
động
- Phương pháp: Trải nghiệm
bằng quan sát và tưởng tượng
- Chuẩn bị: Luật chơi
- GV yêu cầu học sinh thực hành kỹ thuật cầm máu và băng
bó vết thương ở tay, chân và đầu
- GV nhận xét và khen ngợi học sinh
- GV cho học sinh kể tên những con vật mà gia đình em nuôi dưỡng
- GV yêu cầu học sinh kể lại sự việc đã chứng kiến hoặc từng
bị động vật nuôi trong nhà tấn công con người hay chưa?
> GV tổng kết câu trả lời và dẫn nhập vào bài mới: Trong cuộc sống, những loài động vật luôn tồn tại xung quanh chúng ta Có được kỹ năng phòng tránh động vật tấn công
sẽ giúp chúng ta bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh
- HS lắng nghe, mở vở ghi bài
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được kiến thức bài cũ
- HS hiểu mục tiêu của bài học mới
HĐ2: Trợ giảng trổ tài
- Thời gian: 30 phút
- GV hướng dẫn hoạt động: Trợ giảng trổ tài
- Luật chơi: Mỗi nhóm trợ giảng lên trình bày phần bài làm
- HS biết phòng tránh vật nuôi tấn công gây thương tích
Trang 3Nội dung hoạt động Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt
- Nội dung trọng tâm: HS biết
cách phòng tránh động vật
nuôi tấn công gây thương tích
- Phương pháp và KTDH:
Thuyết trình
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Máy tính, bài
thuyết trình Powerpoint +
tranh vẽ + sơ đồ tư duy của
học sinh
của mình về các phần:
+ Cách tránh vật nuôi gây tổn thương + Cách xử lý khi bị vật nuôi gây tổn thương
- GV tổng kết trình bày của các nhóm trên bảng bằng bảng biểu:
Phòng tránh vật nuôi
tấn công
Xứ lý khi bị vật nuôi
tấn công
- Không có hành động khiêu khích (cầm que, gậy đánh khi ĐV ăn hoặc ngủ…)
- Không đến gần động vật sơ sinh khi bố mẹ của chúng có thái độ đề phòng, gầm gừ
- Không chơi với vật nuôi lạ
- Đeo rọ miệng vào động vật nuôi khi dẫn đi chơi
- Bình tình, không hoảng sợ
- Báo với người lớn để theo dõi và xử lý (đi tiêm phòng)
- Đến bệnh viện để kiểm tra nếu vết thương chảy máu;
vết cắn sâu, rộng; từ động vật hoang dã hoặc lạ
- Ghi nhớ thông tin về con vật cắn để báo với người lớn hoặc bác sĩ theo dõi
-> GV tổng kết: Phòng tránh tai nạn thương tích từ vật nuôi sẽ giúp chúng ta bảo vệ được bản thân và mọi người
- HS biết cách xử lý khi bị vật nuôi tấn công gây thương tích
Trang 4Nội dung hoạt động Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt
xung quanh cũng như hiểu và biết cách yêu thương loài vật nuôi đúng cách hơn.
HĐ3: Thực hành kỹ thuật sơ
cứu khi bị vật nuôi cắn
- Thời gian: 40 phút
- Nội dung trọng tâm: Học
sinh thực hành kỹ thuật khi bị
vật nuôi cắn
- Phương pháp và KTDH:
Quan sát và trải nghiệm thực
tế
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Chuẩn bị:
+ Băng, gạc phù hợp với số
lượng học sinh
+ Video
- GV cho học sinh xem video về cách sơ cứu khi bị một số loài vật nuôi cắn và yêu cầu học sinh ghi lại những điều cần chú ý khi sơ cứu vào giấy nháp theo hình thức sơ đồ
- Video 1: https://www.youtube.com/watch?v=E96LjhdTtP4
- Video 2: https://www.youtube.com/watch?v=4S8Qyvi6Uo4 (Từ đầu đến 2:30: xem phần rắn cắn)
- GV yêu cầu học sinh lên trình bày phần ghi chép của mình
- GV yêu cầu các bạn trong lớp bổ sung ý kiến
- GV tổng kết các ý chính trên bảng với hai nội dung:
+ Khi bị chó mèo cắn + Khi bị rắn cắn
- GV yêu cầu học sinh thực hành lại kỹ thuật xem trong video (sát trùng, băng gạc)
- GV tổng kết: Tìm hiểu cách sơ cứu khi bị vật nuôi tấn công sẽ giúp chúng ta phòng tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
- HS thực hành kỹ thuật sơ cứu khi bị vật nuôi cắn
Trang 54 Tổng kết buổi học (5 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh
- Tổng kết: Với việc tìm hiểu cách thức phòng tránh và sơ cứu khi bị vật nuôi tấn công, chúng ta có thể bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tự tin hơn khi chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật nuôi
5 Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là Kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
GIÁO VIÊN