1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp chiến lược phát triển ngành dầu khí việt nam

63 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 22,16 MB

Nội dung

Trang 2

bAlI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRUONG DAI HOC KINH TE

đ đ® ofe ofe ofe

Dang Minh Phong

GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIEN

NGANH DAU KHI VIET NAM

CHUYEN NGANH : QUAN TRI KINH DOANH

MA SO: 5.02.05

LUAN VAN THAC Si KINH TE

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Trang 3

MỤC LỤC

‹ Trang

LỜI MỞĐẦU

I Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

HH Mục đích & phạm vỉ nghiên cứu của dé tài

HII Phương pháp nghiên cứu IV Bố cục của luận án 3) — = Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

I Khái niệm về chiến lược và các giải pháp chiến lược II Trình tự tiến hành xây dựng chiến lược

1 Phân tích môi trường kinh doanh 1.1 Yếu tố kinh tế

1.2 Yếu tố nhà nước và pháp luật

1.3 Yếu tố văn hóa-xã hội, dân số và địa lý 1.4 Yếu tố tự nhiên

1.5 Yếu tố khoa học kỹ thuật 2 Phân tích môi trường vi mô:

2.1 Môi trường bên ngoài tổ chức: yếu tố ngọai cảnh

2.2 Môi trường nội bộ IH Xác định nhiệm vụ:

I1 Nhiệm vụ

2 Thiết lập các mục tiêu 3 Liệt kê các tiền để

4 Thiết lập và đánh giá các phương án chiến lược 5 Lua chon phương án khả thi Kết luận chương Í YANDNUNUUARAWWW = Fo wo oo Chuong Il: THUC TRẠNG CỦA NGÀNH CƠNG NGHIỆP DAU KHÍ VIỆT NAM

I Đặc điểm chung của ngành công nghiệp Dầu khí 12

l Công nghiệp dầu khí — cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc 12 đẩy các ngành kinh tế phát triển

2 Vốn đầu tư cho ngành 13

3 Tính rủi ro 14

4 Sư phát triển toàn cầu hóa 16 HH Lịch sử các bước phát triển của Ngành Đâu khí Việt nam 16

1 Các giai đoạn phát triển ngành Dầu khí Việt nam 17

2 Sự phát triển ngành Dầu khí trong từng lĩnh vực 19

2.1 Trong lĩh vực thượng nguồn — upstream — 19

2.2 Trong lĩnh vực hạ nguồn-downstream ai

Trang 4

Chương III: MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM

1 Mơi trường vĩ mô 1 Yếu tố kinh tế

2 Yếu tố nhà nước và pháp luât 3 Yếu tố xã hôi, dân số và địa lý

4 Yếu tố tự nhiên

5 Yếu tố khoa học kỹ thuật H Môi trường vỉ mô

1 Mơi trường bên ngồi tổ chức

1.1 Các đối thì cạnh tranh a Phân loại đối thủ cạnh tranh

b Mục tiêu tương lai của đối thủ cạnh tranh: 1.2 Khách hàng 1.3 Nguồn cung ứng: 2 Môi trường nội bộ 2.1 Bộ máy quản trị ngành dọc 2.2 Trình độ quản trị của Ngành 2.3 Nguồn nhân lực của ngành Dầu khí 2.4 Nguồn vốn

2.5 Nguồn thông tin

II Ý tưởng về việc hình thành tập đoàn kinh tế dầu khí

1 Hiên trang

2 Sự cần thiết khách quan của việc thành lập tập đoàn kinh tế

dầu khí

IV Những thuận lợi và khó khăn trong môi trường ảnh hưởng

đến ngành Dầu khí Việt nam

Ma tran SWOT

Kết hợp các yếu tố

ChươngIV: CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO HIỆU QUA HOAT DONG SAN XUAT KINH DOANH CUA NGANH DAU KHi

I Những căn cứ để xây dựng chiến lược sẳn xuất kinh doanh của

ngành Đầu khí

Trang 5

b Dự báo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ở Việt nam trong tương lai:

c Dự báo cơ cấu sẵn phẩm:

III Thiết lập các phương án chiến lược

1 Chiến lược tăng trưởng tập trung

a Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường:

b Chiến lược phát triển sẳn phẩm: 2 Chiến lược tăng trưởng hội nhập:

a Chiến lược hội nhập về phía sau b Chiến lược hội nhập hàng ngang c Chiến lược hội nhập về phía trước: 3 Chiến lược hướng ngoại

4 Chiến lược thu hút lao động giỏi:

IV Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược của ngành Dầu

khí Việt nam cho giai đọan đến 2010

A Trong lĩnh vực thượng nguồn-upstream

B Phát triển hạ tầng cơ sở cung cấp thị trường khí đốt, LPG

1 Mở rông thi trường tiêu thụ khí đốt bằng chiến lược dùng khí

đốt sản xuất điện và phân đạm

2 Khai thác khí đốt

3 Vận chuyển và xử lý khí đốt-Đường ống khí Nam Côn sơn

C Trong lĩnh vực thượng nguồn-downstream

1 Đề án nhà máy lọc dầu ở Việt nam

1.1 Đặc tính của dầu mỏ Việt nam 1.2 Công nghệ lọc dầu 1.3 Địa điểm nhà máy lọc dầu 2 Hóa dầu: 3 Phân phối và kinh doanh các sản phẩm đầu khí: D Trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí

E Hoàn thiện cơ cấu tài chính:

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

I Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Tổng công ty Dầu khí Việt nam được thành lập theo Nghị định số 38/CP ngày

30/5/1995 theo mô hình Tổng công ty mạnh, đó là mô hình mới mẻ, thời gian thực

hiện còn quá ngắn, song Tổng công ty đã có những bước phát triển khả quan Hoạt

động sẩn xuất kinh doanh của Tổng công ty Dầu khí trong những năm qua không

ngừng tăng trưởng về mọi mặt Trong đó doanh thu tăng 10-30%, lợi nhuận tăng 10- 20%, nộp ngân sách tăng 15-25%

Công nghiệp dầu khí trở thành một trong những mũi nhọn của quá trình Công

nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước Xuất khẩu đầu thô trong thời gian qua đã mang lại cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn, đó là tín hiệu cho một triển vọng lớn của ngành

Dầu khí Việt nam Mặt khác với những tiềm năng của mình ngành Dầu khí hoàn toan

có đủ điều kiện để vươn lên thành một tập đoàn mạnh của khu vực và thế giới

Tuy nhién kha nang san lượng và năng suất sẽ còn tăng nhiều hơn nữa nếu như áp dụng đúng đắn những chính sách và biện pháp thích hợp Bên cạnh những thành tựu bước đầu, ngành Dầu khí Việt nam còn nhiều vấn dé can tập trung giải quyết, đặc biệt là trên các lĩnh vực phát triển mới như khu vực hạ nguồn và thị trường tiêu thụ

⁄ 2 + a 2

các sản phẩm dầu mỏ

Để thực hiện nhiệm vụ của Bộ Chính trị: "từng bước đưa ngành công nghiệp Dầu khí tới đồng bộ, hoàn chỉnh và trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước trong thập kỷ tới”, chúng ta phải xác định mục tiêu và định hướng việc sẵn xuất, kinh doanh của ngành một cách khoa học và

hợp lýbằng các chiến lược phát triển dài hạn Trong đó việc xây dựng chiến lược phát

triển ngành Dầu khí là vấn để hết sức lớn lao và cần thiết, đòi hỏi có sự nỗ lực của nhiều ngành nhiều cấp, sự đầu tư trí tuệ cao độ của các tập thể và cá nhân, cùng giải quyết các biện pháp một cách đồng bộ để khắc phục những tổn tại và hoạch định một

chính sách đúng đắn cho tương lai

Il Muc đích & phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

Thông qua việc phân tích thực trạng của ngành Dầu khí Việt nam và nghiên cứu trên quan điểm quần trị chiến lược, tác giả để xuất một số giải pháp chiến lược phát

Trang 7

triển ngành Dầu khí Việt nam phát triển toàn diện, giữ vững vai trò là mũi nhọn của

nên kinh tế đất nước và sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trong khu vực

Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào phân tích các yếu tố trong các khu vực chính của ngành Dầu khí như: thăm dò và khai thác (upstream), các

lĩnh vực lọc hóa dau, dich vu trong ha nguén nganh (downstream) IH Phương pháp nghiên cứu

-_ Cơ sở lý luận: Kinh tế chính trị học Mac xít; Các đường lối chính sách của Dang CSVN về phát triển kinh tế

- Sử dụng phương pháp:

+ Phương pháp lịch sử: nghiên cứu lịch sử phát triển của ngành Xu thế phát triển năng lượng dầu khí, các sản phẩm từ dầu mỏ và dự báo phát triển ngành + Phương pháp tương quan: quan hệ tổn tại giữa các biến số: các nhu cầu cho phát triển kinh tế như: năng lượng từ dầu khí, các chế phẩm từ dầu mỏ và khả năng cung cấp của ngành

+ Các phương pháp khác: đề tài còn áp dụng các công cụ khác như: tương quan

logic, phương pháp hệ thống, so sánh đối chiếu, phân tích và tổng hợp

- Lý do: Ngành công nghiệp Dầu khí là một ngành đặc thù với những đặc điểm riêng có nên khi nghiên cứu đòi hỏi phải có một tầm nhìn rộng và sâu sắc, đánh giá đầy đủ

các yếu tố tác động một cách khách quan và chính xác

1 Nguồn số liệu: các số liệu gồm sản lượng khai thác, số lượng tiêu thụ, nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế được lấy từ các nguồn sẵn có và tài liệu đã được công bố rộng rãi của các viện nghiên cứu, tạp chí trong nước và quốc tế như: IPAA, WorldOil, Tạp chí ngành

2 Phân tích số liệu: chuỗi số liệu lịch sử được sử dụng là 20 năm và chuỗi dự báo

giai đoạn [0 năm

3 Xử lý số liệu: dùng công cụ Excel là chính để vẽ biểu bảng, sơ đồ dựa trên nguồn

số liệu sẵn có

IV Bố cục của luận án Đề tài gồm các phần chính:

I Cơ sở lý luận chiến lược

2 Lịch sử phát triển ngành Dầu khí Việt nam Thực trạng phát triển công nghiệp

dầu khí trong nước, dự báo nhu cầu phát triển của ngành

3 Phân tích môi trường: vi mô và vĩ mô ảnh hưởng Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

4 Xác định sứ mạng và mục tiêu của ngành Xây dựng chiến lược để lựa chọn Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược

Trang 8

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

I Khái niệm về chiến lược và các giải pháp chiến lược

Chiến lược là các kế hoạch lớn dài hạn, là phương thức để hướng dẫn tư duy và

hành động trong các hoạt động kinh tế- xã hội, giáo dục, quân sự Chiến lược có thể

được hiểu chi tiết là:

- Tap hợp các chương trình hành động tổng quát và việc triển khai các nguồn lực chủ yếu để đạt được các mục tiêu toàn diện

- _ Hệ thống các mục tiêu của một ngành, một tổ chức và các nguồn lực được sử dụng để đạt được các mục tiêu, các chính sách để huy động, bố trí để sử dụng các nguồn

lực một cách có hiệu quả nhất

- _ Hệ thống các biện pháp kiểm soát các kế hoạch, các chương trình hành động để bảo đảm ngành và tổ chức đạt được các mục tiêu để ra, phù hợp với xu hướng phát triển của môi trường kinh doanh

Công việc hoạch định chiến lược đã được các nhà quản trị của các tổ chức thực hiện từ lâu và đặc biệt trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động lớn như: tình hình chính trị ở các nước không ổn định, kinh tế có hiện tượng suy thoái, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nguyên liệu khan hiếm dần, khủng hoảng năng lượng, lãi

suất tín dụng tăng nhanh, lạm phát ngày càng ở mức cao, sự ô nhiễm môi trường

nước, ô nhiễm không khí đến mức báo động

Hiện nay hầu hết các công ty có tầm cỡ quốc tế để có thể tổn tại và tiếp tục phát

triển đều hoạch định các kế hoạch chiến lược rất chi tiết

Do đó, các ngành trong nền kinh tế Việt nam nói chung, và các doanh nghiệp cần 2+ o_ ` n 4 tA Z 3 Z x 4 A tA phải hoạch định và tổ chức thực hiện các giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quản nw + ? na 4° z ° ae ` ° sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định và thích nghỉ với môi trường kinh doanh dài hạn

Il Trinh tu tiến hành xây dựng chiến lược

1 Phân tích môi trường kinh doanh

Trang 9

Các yếu tố chủ yếu thuộc môi trường vi mô cần phân tích: I.I Yếu tố kinh tế

Là hệ thống các chỉ tiêu về kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ có ảnh

hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sẳn xuất kinh doanh của từng ngành và từng doanh nghiệp theo các mức độ Các thành tố gồm: tốc độ phát triển kinh tế đất nước, mức thu nhập bình quân/người/năm, tốc độ lạm phát, lãi suất, tình hình thu chỉ của ngân sách quốc gia

I.2 Yếu tố nhà nước và pháp luật

* Về nhà nước

Mức độ ổn định hay biến động của thể chế chính trị tác động đến hệ thống luật

pháp và hoạt động của chính phủ Yếu tố chính trị thể hiện qua các công cụ quản lý Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích các nhân, tập thể, xã hội theo mức độ khác nhau

Khi xem xét các quyết định đầu tư sẩn xuất kinh doanh, cần phải nắm vững tình hình chính trị ở khu vực đầu tư, khu vực phát triển thị trường mua bán để có thể chủ động trong việc quyết định đầu tư ở đâu, vào lĩnh vực nào, thời hạn đầu tư đồổng thời

hạn chế được các rủi ro về chính trị

* Về luật pháp

Pháp luật là công cụ để quản lý đất nước, để bảo vệ quyển lợi con người, của Đẳng phái, quyền lợi của dân tộc và quốc gia

Việc nghiên cứu các bộ Luật để hỗ trợ cho nhà quản trị chiến lược hoạch định kế

hoạch nắm bắt cơ hội từ luật pháp, hạn chế nguy cơ do không nắm vững luật pháp Việc hiểu biết lơ mơ về luật pháp quốc gia, quốc tế có quan hệ sẽ làm thiệt hại lớn đến lợi ích của các doang nghiệp

1.3 Yếu tố văn hóa-xã hội, dân số và địa lý

Văn hóa xã hội là tập hợp tri thức và hành vi của con người một cách có hệ

thống Tri thức bao gồm: tri thức khoa học tự nhiên, kỹ thuật xã hội tri thức đạo

đức, thẩm mỹ

Văn hóa - xã hội được hình thành từ các nguồn gốc: truyền thống của mỗi dân

Trang 10

Thông tin về dân số theo khu vực địa lý, kết hợp với yếu tố văn hóa xã hội giúp nhà quản trị: Xác định nguồn cung cấp lao động, vị trí xây dựng cơ sở sản xuất thuận tiện; Quyết định cung cấp loại, quy mô, đặc trưng sản phẩm phù hợp với khu vực thị

trường; Có các chiến lược tiếp thị nhắm vào phân khúc thị trường thích hợp

1.4 Yếu tố tư nhiên

Những vấn đề thuộc môi trường thiên nhiên mà các nhà quản trị cần quan tâm vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp theo các mức độ khác nhau:

- Tài nguyên thiên nhiên tái tạo và không tái tạo được đang cạn kiệt dân, chi phi khai thác ngày càng cao

-_ Hiện tượng thiếu hụt năng lượng phục nhu cầu sẵn xuất và đời sống ngày càng cao -_ Sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên của con người là rất lớn đặc biệt là các quốc gia

chậm phát triển

-_ Môi trường không khí đang bị ô nhiễm nặng nề, rác thải công nghiệp cần phải xử

lý ngày càng tăng

Yếu tố thuộc môi trường có thể là một thành tố cơ hội hay nguy cơ của mỗi doanh nghiệp Nhà chiến lược cần hiểu rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến lĩnh vực của

doang nghiệp theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi

1.5 Yếu tố khoa học kỹ thuật

Yếu tố khoa học kỹ thuật có tác động mạnh mẽ đến sản xuất thể hiện trên 2 khía

cạnh như sau:

- Khoa học kỹ thuật phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp: sản phẩm, dịch vụ

mới ra đời tạo thị trường mới, thời gian sản xuất hay tạo ra sản phẩm của máy móc thiết bị ngắn hơn, chất lượng sẳn phẩm cao hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường

- Khoa học kỹ thuật phát triển tạo ra nguy cơ như: sản phẩm nhanh chóng lạc hậu,

chi phí đổi mới gia tăng, hụt hãng về khả năng quản lý trong việc nắm bắt thay đổi khoa học kỹ thuật mới

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ có tác dụng trực tiếp đến hiệu quả của công tác ngành Khoa học kỹ thuật càng phát triển, tổ chức sản xuất và kinh doanh của ngành ngày càng mang tính khoa học cao và tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm

2 Phân tích môi (trường vỉ mô: hay môi trường đặc thù của ngành

Môi trường vi mô là hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến ngành kinh doanh và các doanh nghiệp trong ngành Các yếu tế này thuộc bên ngoài và bên trong ngành, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả họat động mỗi doanh nghiệp, đồng thời quyết định tốc

độ tăng trưởng mỗi ngành trong nền kinh tế từng thời kỳ

Trang 11

2.1_Mơi trường bên ngồi tổ chức: yếu tố ngoai cảnh 2.1.1 Các đối thủ cạnh tranh

Các dạng đối thủ cạnh tranh tiêu biểu như:

e_ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay đối thủ cạnh tranh nhãn hiệu là các doanh

nghiệp sản xuât các sản phẩm có công dụng giống nhau, cung cấp cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu với giá cả tương đồng

s_ Đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm thay thế như các sản phẩm năng

lượng thay thế, các dịch vụ kỹ thuật là các doanh nghiệp sản xuất đáp ứng cùng nhu cầu của khách hàng mục tiêu

s_ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các công ty, doanh nghiệp ra đời sau, ứng dụng

công nghệ mới để sẩn xuất sản phẩm mới thay thế sản phẩm hiện tại của

doanh nghiệp mình và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

e_ Đối thủ cạnh tranh cùng phân chia túi tiền của khách hàng mục tiêu Đây là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác công dụng nhưng cùng hướng đến túi tiền của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình

Các đặc điểm cơ bản về đối thủ cạnh tranh như:

e Cac nguồn lực : con người, tiền vốn, cơ sở vật chất, thông tin môi trường

se Họat động của các bộ phận chuyên môn như:

e Văn hóa của tổ chức trong doanh nghiệp cạnh tranh

Khi phân tích các đặc điểm cơ bản trên của từng đối thủ cạnh tranh và so sánh

với doanh nghiệp mình sẽ phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu của mỗi đối thủ trong từng thời đọan, cụ thể hiện:

- - Kết quả tài chính và vị trí hiện tại của các đối thủ - - Thái độ đối với các rủi ro của các đối thủ

.-? s x.ðÝXa vẽ 2 _ - co 2

Quan điểm hoặc giá trị về mặt tổ chức các đối thủ 2.1.2 Khách hang

- _ Là đối tượng được các doanh nghiệp phục vụ, yếu tố quyết định sự sống còn của ngành Không có khách hàng thì không có doanh nghiệp

- Khách hàng có thể là người tiêu dùng, người mua để phục vu sản xuất, người

mua để bán, người mua hàng cho các tổ chức nhà nước thuộc phạm vi quốc gia và quốc tế

Những đặc điểm cơ bản của khách hàng bao gồm: qui mô nhu câu sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại và tiềm năng, lợi ích mà khách hàng mong muốn, thị hiếu về các đặc

trưng về sản phẩm, khả năng thanh toán của khách hàng, nghề nghiệp, tình trạng gia đình, trình độ học vấn, v.v

Trang 12

Các đặc điểm của khách hàng có thể tạo cơ hội hay nguy cơ cho doanh nghiệp Hiểu khách hàng, nhà quản trị có cơ sở hoạch định và tổ chức các kế hoạch phuc vu

khách hàng có hiệu quả 2.1.3 Nguồn cung ứng:

Mỗi doanh nghiệp họat động đều cần các yếu tố đầu vào do các nhà cung cấp bán Mỗi thời kỳ, lợi thế trong mua bán thuộc về ai căn cứ vào số lượng người tham gia mua bán trên thị trường này, nói cách khác là căn cứ vào quan hệ cung cầu các

yếu tố đầu vào trên thị trường

Bản thân mỗi doanh nghiệp muốn chọn nhà cung cấp đáng tin cậy thì phẩi xây dựng uy tín thật của mình trên thương trường thông qua các các phương án đầu tư có hiệu quả, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, giá trị văn hóa của tổ chức cao

2.2_Môi trường nội bộ

Nhà quản trị thường xuyên thu thập thông tin nội bộ doanh nghiệp để phát hiện các thuận lợi, các khó khăn ở các bộ phận, các khâu công việc, đồng thời có cơ sở so

sánh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành trên từng khu vực thị trường để “ biết mình, biết người; trăm trận, trăm thắng”

Các yếu tố nội bộ mà doanh nghiệp cần nắm vững có thông tin thường xuyên

hoặc định kỳ bao gồm các nguồn lực:

Đây là nhóm yếu tố cơ bản cần xem xét đánh giá đầu tiên, mục tiêu của doanh nghiệp có đạt được hay không phần lớn phụ thuộc vào nhóm yếu tố này

2.2.1 Nguồn nhân lực: bao gồm lực lượng nhà quản trị các cấp và nhân viên thừa hành ở tất cả các bộ phận Con người là yếu tố cực kỳ quan trọng, con người là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong mọi họat động Kiểm tra, phân tích, đánh

giá con người thường xuyên nhằm nâng cao giá trị văn hóa cá nhân sẽ tạo lợi thế

cạnh tranh cho doanh nghiệp

2.2.2 Nguồn vốn: Vốn họat động của doanh nghiệp gồm vồn bằng tiển và vốn bằng hiện vật Cơ cấu nguồn vốn gồm: tự có và vay, tỷ lệ trong cơ cấu mức độ huy động sử

dụng các loại vốn (vốn cố định, vốn lưu động) thể hiện tính chủ động, tính hiệu quả

mà doanh nghiệp đạt được sẽ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về nguồn vốn kinh

doanh

2.2.3 Nguồn thông tin: thông tin môi trường mà doanh nghiệp thu thập được dưới

nhiều hình thức khác nhau, được sử dụng làm cơ sở ra quyết định, quản lý môi trường

Trang 13

kinh doạnh đươc xem như một nguồn lực quan trọng trong bối cảnh hiện nay và xu hướng

Nếu thông tin thu thập thường xuyên, đây đủ, phù hợp nhu cầu quản lý của các

bộ phận chuyên môn và sự dụng có hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh

2.2.4 Hoạt động của các bộ phận chuyên môn: Nội dung cần phân tích đánh giá hoạt động nội bộ như : Văn bản nhiệm vụ, hệ thống mục tiêu, các chiến lược, các chính sách, các biện pháp tác nghiệp, các chương trình hành động

Hệ thống công cụ quản lý doanh nghiệp này được hình thành đầy đủ, có tính khả thi, tính linh hoạt và thực hiện đạt hiệu quả cao hay không thể hiện điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp

2.2.5 Văn hóa của tổ chức: là hệ thống tri thức và hành vi của con người trong doanh

nghiệp

Văn hóa của tổ chức do con người trong doanh nghiệp tạo ra và ảnh hưởng trở lại nhận thức và hành vi của con người trong quá trình hoạt động theo các mức độ và

theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực

Giá trị văn hóa của tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến các hành vi nội bộ và các đối tượng hữu quan, tạo được niỀm tin cho mọi người trong các hoạt động, để phát

huy tính sáng tạo và mọi khẩ năng tiểm tàng của con người Giá trị văn hóa của tổ chức thấp có ảnh hưởng ngược lại, bầu không khí trong nội bộ nặng nề, con người bi quan, thiếu niềm tin vào tổ chức

IHL Xác định nhiệm vụ:

1 Nhiệm vụ:

Căn cứ vào thông tin môi trường kinh doanh, bước thứ hai là xác định nhiệm vụ cho ngành, tổ chức và doanh nghiệp tùy theo phạm vi quản lý Nội dung nhiệm vụ có

tính ổn định lâu dài, tùy tình hình thực tế, nhiệm vụ có thể thay đổi hoặc bổ sung cho

phù hợp với môi trường kinh doanh

Nội dung bản tuyên bố nhiệm vụ được xem là một định hướng tổng quát, là con đường cần phải đi đạt các mục tiêu mong muốn, thông qua các giải pháp chiến lược, các chính sách và các chương trình hành động của tổ chức

Khi xác định nhiệm vụ, các khía cạnh có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quản trị

Trang 14

- Nhiệm vụ đối với khách hàng hiện tại và tương lai

- Nhiệm vụ đối nội

- Nhiệm vụ đối với các tổ chức hữu quan, đối với nhà nước và xã hội

Xác định được nhiệm vụ rõ ràng, có tính khả thi tức đã vạch ra được con đường đúng đắn để tổ chức hoặc doanh nghiệp tiến lên phía trước vững chắc và thành công

2 Thiết lập các mục tiêu

Mục tiêu là kết quả mà tổ chức hoặc doanh nghiệp mong muốn đạt được trong kỳ hạn ngắn hoặc dài

Trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị cần chú trọng các mục tiêu tăng trưởng (nhanh, ổn định hoặc suy giảm) vì nó gắn liến với các giải pháp chiến lược Từ các mục tiêu tăng trưởng, nhà quản trị các cấp sẽ xác định các mục

tiêu dài hạn, ngắn hạn cho tòan bộ tổ chức, cũng như các bộ phận chức năng (theo

chu kỳ quyết định quản trị)

Yêu cầu của việc xác định mục tiêu là : cụ thể có khả năng đo lường, có tính khả

thi, linh họat, thống nhất và hợp lý Sở dĩ phải có các yêu cầu trên vì xác định mục

tiêu là để đạt được theo thời gian Tùy theo loại mục tiêu định lượng hoặc định tính,

nhà quản trị sẽ xác định phù hợp với các yêu cầu

Tiền đề là các dự báo cụ thể về môi trường bên ngòai, các chính sách cơ bản có thể áp dụng, các kế hoạch đang thực hiện của tổ chức

⁄ 2A a “A ^ ^ ` Z nw nw Z sz tA a + ⁄, + 2

Các tiền đề được liệt kê ở đây là các yếu tố, các điều kiện cần thiết và có thể phối hợp với nhau trong các kế hoạch hoạt động

Để hệ thống tiền để có độ tin cậy cao, bộ phận quản trị thông tin môi trường kinh

doanh của tổ chức cần xây dựng va quan lý mạng lưới thông tin hiệu quả 4 Thiết lập và đánh giá các phương án chiến lược

Căn cứ vào các tiền để đã được xác định, chúng tôi để nghị các phương án chiến lược có triển vọng khả thi như sau:

Trang 15

- Chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển thị trường: Thông qua nỗ lực marketing để tăng trưởng doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách bán sản

phẩm hiện đang sản xuất trên chính thị trường hiện tại và bán sản phẩm hiện đang sản xuất trên thị trường mới

- Chiến lược phát triển sản phẩm: Phát triển các lọai sản phẩm mới để bán trên thị trường hiện tại Sản phẩm mới có thể là: cải tiến sản phẩm hiện đang sản xuất, mô

phỏng sản phẩm từ các nguồn bên ngoài, sản xuất sản phẩm mới hoàn toàn

Chiến lược tăng trưởng hội nhập: Các phương án chiến lược hội nhập căn bản: - - Chiến lược hội nhập về phía sau: Chiến lược này lựa chọn khi ngành cung ứng

đang tăng trưởng nhanh, có nhiều lợi nhuận tiềm tàng hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chọn lựa nhà cung cấp (ví dụ: thiếu nhà cung cấp nguyên liệu ổn

định, phù hợp nhu cầu phục vụ sản xuất)

- Chiến lược hội nhập hàng ngang: Chiến lược này lựa chọn khi các doanh nghiệp

riêng lẻ trong một ngành không đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, hoặc phải cạnh tranh với đối thủ nước ngoài trên thế yếu

- - Chiến lược hội nhập về phía trước: Hội nhập về phía trước cần thực hiện khi ngành tiêu thụ sản phẩm đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, có khẩ năng thu được nhiều lợi nhuận, hoặc hàng hóa của doanh nghiệp khó khăn trong khâu tiêu thụ như :

tồn kho với giá trị lớn, thường xuyên ngừng sản xuất

Chiến lược hổ trợ các chiến lược tăng trưởng bằng hướng ngoại

- - Chiến lược hợp nhất: tạo một sức mạnh tổng hợp từ doanh nghiệp hợp nhất để

tạo lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

- _ Chiến lược mua lại doanh nghiêp khác: nhằm thu hút, bổ sung thêm các lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp đang tiến hành

- Chiến lược liên doanh: là sự hợp lực của hai hay nhiều doanh nghiệp với nhau khi mà một doanh nghiệp riêng lẻ không thể thực hiện tốt công việc

Có ba hình thức liên doanh :

/ Liên doanh quốc tế: đây là hình thức một doanh nghiệp hoặc tập đoàn liên doanh với doanh nghiệp các quốc gia khác

/# Liên doanh nhằm thực hiện một chiến lược có lợi cho hau bên; nếu thực hiện riêng lẻ, không có doanh nghiệp nào đủ khả năng tài chính

/#& Liên doanh để kết hợp nguồn lực mạnh của các doanh nghiệp riêng lẻ (tri thức, công nghệ, cơ sở vật chất, .) nhằm đạt mục tiêu chung

% Chiến lược thu hút lao động giỏi: con người là vốn quý nhất của doanh nghiệp, là kho tàng tri thức phong phú và hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả các khâu công việc

trong quá trình hoạt động

Trang 16

Trên thực tế, khi phác thảo các phương án chiến lược có thể lựa chọn để áp dụng cho tổ chức, nhà quản trị khó tìm ra phương án hoàn hảo một cách tuyệt đối vì mỗi phương án đều phụ thuộc vào các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bển trong và bên ngoài theo các mức độ và chiều hướng khác nhau

5 Lựa chọn phương án khả thi:

Sau khi đánh giá, so sánh các phương án chiến lược, nhà quản trị sẽ quyết định lựa chọn các phương án khả thi Các phương án này phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu

của tổ chức, đồng thời phù hợp với môi trường bên ngòai và tình hình nội bộ, nhất là phù hợp với các nguồn lực của tổ chức

Khâu lựa chọn phương án khả thi rất quan trong vì các chương trình hành động, các kế hoạch tác nghiệp được triển khai kế tiếp đều dựa vào các phương án này Cho nên, quá trình hoạch định các kế hoạch chiến lược nói chung và lựa chọn phương án

chiến lược có thể áp dụng cho tổ chức hoặc doanh nghiệp nói riêng đòi hỏi các nhà quản trị vận dụng cả khoa học lẫn nghệ thuật trong quản trị

Kết luân chương 1 :

Việc trình bày có hệ thống cơ sở khoa học trong chương này sẽ tạo cơ sở đúng

đắn cho việc xác định chiến lược phát triển ngành Dầu khí trong giai đọan đâu công

nghiệp hóa đất nước ở Việt nam Sử dụng hợp lý và có hiệu quả yếu tố tài nguyên

dầu khí, sức lao động nhằm thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất giữa các vùng lãnh thổ, các doanh nghiêp trong ngành, phát triển thương mại quốc tế để tận dụng

được lợi thế so sánh tương đối, tăng tích lũy cho xã hội Luận án sẽ căn cứ vào kết

quả phân tích môi trường kinh doanh, môi trường nội bộ để để xuất các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành Dâu khí Việt nam

Trang 17

CHUONG II

THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CƠNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM

Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000 đã

xác định rõ: “ xúc tiến mạnh việc hợp tác liên doanh với nước ngoài thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng công nghiệp lọc, hóa dâu theo công nghệ hiện đại kéo theo sự phát triển một số ngành khác đi từ nguyên liệu dầu và khí ”

I Đặc điểm chung của ngành công nghiệp Dầu khí

l Công nghiệp đầu khí - cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển

Từ khi ra đời cho đến những năm đầu thập kỷ 70 ngành công nghiệp dầu khí phát triển với tốc độ cao cứ 10 năm thì sẩn lượng tăng lên gấp đôi Trong những thập niên

20, 30 dầu khí được tiêu thụ ở dạng nhiên liệu, đặc biệt là xăng, nhu câu về nhựa đường cũng phát triển để phục vụ nhu cầu xây dựng đường sá Thời kỳ này Mỹ vượt xa các nước khác và đứng vị trí hàng đầu trong việc cung cấp cho nhu cầu trong nước

và xuất khẩu khối lượng lớn Sau thế chiến lần II, các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật bản

đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhu cầu về dâu khí tăng vọt, mức tiêu thụ tăng gấp 6 lần trong giai đọan 1950-1980 Các công ty dầu khí xuyên quốc gia đã phát triển nhanh chóng các hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu tăng vọt này Trong những thập kỷ này, nhiều thay đổi đã xẩy ra trong lĩnh vực dầu khí Sản lượng khai thác của

Trung đông tăng vọt: Trung đông trở thành người cung cấp của Tây Au và Đông bán

cầu; đó cũng là nơi chứa phần lớn trữ lượng dầu của thế giới Liên xô cũ trong khi đó cũng đã phát triển thành công hệ thống khai thác dầu và cung cấp cho các nước Đông Au

Bang II.I: Tổng nhu cầu dầu thô thế giới:

Trang 18

Bắng II.2: Tổng cung dầu thô thế giới

(đơn vị tính: triệu thùng/ngày) Cung cấp 1995 1996 1997 1998 Mỹ- United States 8.60 8.61 8.26 8.30

Biển Bắc-North Sea 5.72 6.04 6.13 6.51

Khối Xô viết cũ 7.13 7.19 7.17 dell Các nước khác 19.48 20.31 21.1] 21.66 Tổng 40.93 42.15 42.67 43.74 Khối OPEC 27.531 28.22 27.09 27.42 Tổng cung 68.44 70.37 69.76 71.16 (nguồn IPAA-1998)

Ngành công nghiệp Dầu khí phát triển thúc đẩy các ngành vận chuyển, gang

thép, đóng tàu, hóa học, tơ sợi phân bón, bột giặt, chất dẻo phát triển Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu khí ngày càng

tăng, chúng ta có thể minh chứng qua nhu cầu năng lượng thế giới 1960-2010

Bảng II.3: Nhu cầu năng lượng thế giới

(đơn vị 10” tấn dầu qua đổi) Năm 1960 1970 1980 1990 2000 2010 Dau 1,1 2,4 3,05 3,0 3,3-3,6 3,7-4 Khi 0,4 1,0 1,25 1,65 1,9-2,2 2,3-2,6 Than 1,5 1,7 2,0 2,45 2,9-3,4 3,6-4,2 Hat nhan " Suy 0,15 0,4 0,6-0,8 0,7-0,9 Năng lượng khác 0,2 0,3 0,45 0,5 0,8-1,0 1,0-1,2 Tổng 3,2 5,4 7,0 8,0 9,5-11,0 | 11,3-12,9 (Nguồn CESEP-IFP)

2 Vốn đầu tư cho ngành đầu khí lớn

Dầu khí là lọai khoáng sản nằm sâu trong lòng đất được hình thành từ các trầm tích hàng ngàn năm trước, nên việc thăm đò và khai thác nguồn tài nguyên này đòi

Trang 19

Bảng II 4: Dự kiến nhu cầu vốn cho tồn bộ ngành cơng nghiệp dầu khí thế giới 1993-2005 Thượng nguồn ngành công nghiệp Tỷ USD Mỹ 100 Anh 50 Nauy 25 Các nước châu Âu khác 10 Canada 35 Mexico 20 Các nước châu Mỹ La tỉnh khác 25 Nga 45 Kazakhstan 20

Các nước thuộc Liên xô cũ 10

Các nước OPEC Trung đông 78

Các nước OPEC khác 92

Các nước khác ở Trung đông 28

Viễn đông và Úc 20

Trung quốc 25

Các nước châu Phi 9

Các nước còn lại trên thế giới 10

Tổng cộng 595

Hạ nguồn ngành công nghiệp

Nâng cấp bảo vệ môi trường 100

Công suất mới 90

Các chỉ phí khác 10

Tổng cộng 200

Các hoạt động khác

Các dự án về khí thiên nhiên 25

Tư nhân hóa tai san dau và khí 30

Hạm đội tàu chở dầu 60

Tổng cộng 115

Tổng cộng 910

Bảng II 5: Cấu trúc thành phần vốn trong công nghiệp dầu khí:

Banks Oil/Gas Equity/Inst | Internally Other Non Oil/Gas

Partners Sources Generated Partners

Ngân Cổ đông Đầu tưcổ | Vốntựcó | Khác | Cổ đơng ngồi hàng Dầu khí phiếu Ngành 1992 9 22 0 25) 4 10 1994 19.7 23.0 4.2 41.8 2.7 6.7 1996 26 24 4 34 5 7 1998 20 15 3 26 4 4 (nguồn IPAA 1999)

Sự phân bố nguồn vốn theo mức độ rủi ro và tính thu hồi: (nguồn IPAA 1999) 3 Tính rủi ro cao trong công nghiệp dầu khí:

14

Trang 20

Tìm kiếm dầu khí chứa đựng yếu tố rủi ro cao, tức là yếu tố thành công thấp Dần dan con người tìm cách hiện đại hóa các công cụ phương tiện để nâng cao hiệu năng tìm kiếm nguồn dầu Tuy nhiên các phương pháp đã dùng cũng chỉ đưa ra những ý

tưởng chung về cấu trúc địa chất lòng đất về khả năng chứa dầu khí, việc xác định

cấu trúc đó đòi hỏi thêm các công đoạn khác bao gồm việc khoan một số giếng khoan thăm dò và thẩm lượng, tính toán trữ lượng và tính thương mại

SỰ PHAN BỘ RỦI RO TRONG CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

Tỷ suất thu hồi nội tại 8% - 10% 20% SO%+ † † + Bau ty ni Vay NH ro cao Khoản nợ trung gian Cổ phần có đảm bảo + Rủi ro sản xuất 7 all -+®— Rui ro dia chat&dia vật lý : »> Tn? lugng được xác Tham do dinh SU PHAN BO NGUON VON

Cao Những người đầu tư

chứng khóan

Rui ro Những ngời

trung gian Thanh toán theo

: Các NH atts 26 le: pation

Thap thường mqi

Thap Lợi nhudn Cao

4 Sự phát triển với tính chất toàn cầu hóa

Các tập doàn đầu khí quốc tế luôn phấn đấu đạt đến một su tập trung tăng trường toàn cầu, hoạt động gồm một lượng lớn các vùng khai thác, phân phối và mở rộng

hoạt động thăm dò tìm kiếm nguồn dự trữ khắp thế giới

Trang 21

Từ năm 1930, bắt đầu hình thành các tổ chức quốc tế trên thị trường dầu khí: các

công ty đầu khí quốc gia liên kết nhau như Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu khí

OPEC, Hiệp hội các quốc gia sản xuất đầu khí châu Phi AAPC Sự hợp tác này nhằm

giữ giá dầu bình ổn có lợi cho các quốc gia sản xuất dầu khí

Trong thị trường dầu khí, có 3 nhóm đối tượng với các mục tiêu lợi ích riêng rẽ nhưng thực tế lại gắn kết nhau trong sự hợp tác quyén lợi chung:

-_ Các nước sẵẩn xuất đầu khí-nắm trong tay nguồn lợi khoáng sẳn “vàng den”

nhưng lại thiếu vốn đầu tư ban đầu cho việc phát triển, chấp nhận việc hợp

tác liên doanh dưới các hình thức hợp đồng với các công ty dầu khí đa quốc gia-nắm trong tay nguồn tư bản và công nghệ tiến tiến Họ luôn muốn tăng

thu nhập thông qua việc tăng hoặc duy trì giá bán, tăng nguồn thu từ thuế và

các nguồn đầu ăn chia

-_ Các công ty dầu khí cố gắng khai thác và bán dầu trong thời hạn nhanh, tìm

cách chuyển giá thông qua các công cụ tài chính quốc tế bởi vị thế đa quốc gia

-_ Các nước công nghiệp phát triển phụ thuộc từ nguồn dầu nhập khẩu mong

muốn mua với giá thấp với điều kiện về nguồn cung ổn định

Thực tế phát triển công nghiệp dầu khí thấy rằng ”liên kết, hợp tác với các đối

tác có lợi trên thị trường quốc tế là đặc trưng của ngành”

H Lịch sử các bước phát triển của Ngành Dầu khí Việt nam

Việt nam là một trong những nước có tiềm năng về dầu khí trong khu vực Đông Nam Á, diện tích thểm lục địa khoảng | triệu km2 với các bể trầm tích Sông Hồng, Phú khánh, Cứu long, Nam Côn sơn, Maly-Thổ chu, Tư chính, Hoàng sa và Trường

sa

Theo đánh giá của các chuyên gia địa chất trên cơ sở các số liệu địa chấn thì

tiểm năng dầu khí của Việt nam khoảng 3.000 triệu m3 dầu quy đổi, trong đó tiềm năng về khí chiếm khoảng 30% (xấp xỉ 900 triệu m3 dầu quy đổi) Theo đánh giá của

các chuyên gia, tỷ lệ giếng khoan gặp dầu và khí ở Việt nam đạt loại khá của thế giới hơn 20%

Ngày 3/9/1975, chính phủ ra nghị định thành lập Tổng cục dầu mỏ và khí đốt

Việt nam Mặc dù so với các ngành công nghiệp khác, ngành Dầu khí còn rất non trẻ,

nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cơng

nghiệp hố-hiện đại hóa nền kinh tế đất nước

Trang 22

Từ con số không đến nay, Việt Nam là nước đứng thứ tư trong các nước Đông Nam Á và là nước đứng thứ 44 của thế giới trong số các quốc gia có dầu khí Thực hiện Nghị quyết 15⁄/NQ của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII:"Từng bước đưa ngành Dầu khí tới đồng bộ, hoàn chỉnh và trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian tới" PetroVietnam đang triển khai với tốc độ nhanh các hoạt động bao trùm từ tìm kiếm thăm dò, khai thác vận chuyển, chế biến, phân phối sản phẩm dầu khí và các dịch vụ khác Năm 1998, PetroVietnam đã khai thác 12,6 triệu tấn dầu thô và đưa khí từ mỏ Bạch hổ vào bờ cung ứng cho nhà máy điện Phú mỹ-Bà rịa trên 900 triệu m3 khí đồng hành, tăng hơn trước trên 20% về sản lượng dầu thô và trên 60% sản phẩm khí Sản lượng dầu thô xuất khẩu của PetroVietnam cho đến hết năm 1998 lên trên 60 triệu tấn đem về cho đất nước gần 8,9 tỷ USD Tại thời điểm này, Petro Vietnam khai thác ổn định ở mức bình quân mỗi ngày 50.000 tấn dầu thô tại 6 khu mỏ là Bạch hổ, Rồng, Đại hùng, Bunga Kekwa, Rạng đông và Ruby đông thời đưa vào bờ khí đồng hành cung cấp cho các nhà máy điện

Tổng giám đốc Ngô Thường San khẳng định: Ngành công nghiệp dầu khí đang trên đà phát triển và hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối sau khí bước vào thế kỷ XXI Chỗ dựa vững chắc của nó là tiểm năng dầu khí ở nước ta đã và đang

được khám phá, khai thác với nhịp độ và khối lượng ngày càng gia tăng đáng kể

Năm 1999 PetroVietnam khai thác 14,5 triệu tấn đầu thô và đưa vào bờ 1,3 tỷ m3 khí

đồng hành từ mỏ Bạch hổ cung ứng cho các nhà máy điện Phú mỹ và Bà rịa (trong đó

liên doanh Vietsopetro chiếm gần 80% sản lượng dầu thô và 100% sản lượng khí); đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò trên toàn lãnh thổ kể cả trên bộ và thểm lục địa Việt nam (kể cả vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu long) nhằm đánh giá cho được tiềm năng dầu khí của đầt nước, trên cơ sở đó tiếp tục thu hút các khoản

vốn đầu tư của các tập đoàn dầu khí nước ngoài vào lĩnh vực thăm dò khai thác đầu khí PetroVietnam khẩn trương đưa các mỏ đã phát hiện vào khai thác nhằm đưa tổng

sản lượng khai thác vào năm 2000 lên trên 20 triệu tấn dầu thô quy đổi; đồng thời tích cực triển khai xây dựng để sớm đưa nhà máy lọc dầu số I đi vào hoạt động; xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng khí thiên nhiên bao gồm vận chuyển, hóa lỏng, chế biến, cung cấp cho các nhà máy điện, phân đạm, các khu công nghiệp và nhu cầu dân dụng

I Các giai đoạn phát triển ngành Đầu khí Việt nam + Giai đọan trước năm 1975:

Ở phía Bắc: Với sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của Liên xô (cũ) những năm đầu của thập kỷ 60 Tổng cục địa chất đã tiến hành tìm kiếm thăm dò dầu khí tại đồng bằng sông Hồng Giếng khoan đầu tiên được khoan vào năm 1969 sâu 3000m tại Thái bình Mãi đến năm 1975 mới phát hiện được một mỏ khí nhỏ

| TRUONG OH BIH DƯƠNG |

| THU VIÊN |

Trang 23

Ở phía Nam: cuối thập kỹ 60 các công ty dầu khí nước ngoài đã tiến hành khảo sát địa vật lý tại thềm lục địa phía Nam Chính quyền Sài gòn cũ đã ký 17 hợp đồng tô nhượng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí với các công ty dầu khí nước ngòai nhu: Pecten, Mobil Oil, Esso, Marathon,Union Texas Trong nhifng nim 1974/1975 các công ty dâu khí đã khoan 6 giếng trên 5 cấu tao tại bể trầm tích Nam Côn Sơn và Cửu Long, đã gặp dầu ở một số giếng như Dừa và Bạch hổ Tuy nhiên tất cả các hợp đồng với các công ty dầu khí nước ngòai đầu kết thúc vào năm 1975 khi đất nước thống nhất

+ Giai đọan từ 1976-1980:

Từ năm 1978, Tổng cục Dầu khí Việt nam bắt đầu ký các hợp đồng hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài: Denimex (Đức) tại lô15, Agip (Italia) tại lô 04, 12 và Bow Valley (Canada) tại lô 28, 29 để tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm

lục địa phía Nam Các công ty này đã khoan 12 giếng trên I1 cấu tạo và một mũi phát hiện có dầu (15A-1X) Song do không tiến hành thẩm lượng các hợp đồng đầu

kết thúc vào năm 1980

+ Giai đoan 1981-1988:

Trong một thời gian khá dài không có công ty dầu khí nước ngoài nào hoạt động tìm kiếm thăm dò tại thềm lục địa Việt nam

Năm 1981, xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro được thành lập đã mở ra giai đoạn mới cho ngành công nghiệp dầu khí Hàng ngàn cán bộ, công nhân kỹ thuật

dầu khí và chuyên gia Liên xô tập trung công sức xây dựng các cơ sở, căn cứ đầu khí tại Vũng tàu để đảm nhận công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí

Năm 1984, liên doanh Vietsopetro phát hiện dòng dầu thương mại tại mỏ Bạch hổ Ngày 6-6-1986, liên doanh Vietsopetro khai thác tấn dầu đầu tiên đặt nền móng phát triển cho ngành Công nghiệp Dầu khí Việt nam

+ Giai đoan từ 1988 đến nay:

Sau khi có chính sách mở cửa đặc biệt là sau khi Chính phủ công bố Luật đầu tư

nước ngoài và Luật Dầu khí , các công ty dầu khí nước ngoài đã đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí của mình tại toàn bộ thêm lục địa phía Nam

Các công ty nước ngoài tham gia tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt

nam đa dạng và đông đảo, bao gồm các nước như Liên xô (cũ), Anh, Nhật, Hàn quốc, Malaysia, Nauy, Hà lan, Canada, Mỹ

Trang 24

_

_Mười bốn năm đổi mới của đất nước cũng là mười bốn năm phát triển vượt bậc của ngành Dầu khí Cho đến nay, đã có trên 30 hợp đồng tìm kiếm thăm đò dầu khí được ký kết với các tập đoàn dầu khí lớn như: BP, Shell, Unocal, Total, JVPC, Mobil 2 Sự phát triển ngành Dầu khí trong từng lĩnh vực

2.1 Trong lĩnh vực thượng nguồn — upstream

Dầu thô khai thác từ các mỏ tăng từ 0,04 triệu tấn/năm (1986) đến 12,3 triệu tấn/năm 1998 và dự kiến tăng khoảng 14,3 triệu tấn/năm (1999)

Khí đồng hành được thu gom từ tháng 4/95 và cung cấp cho các nhà máy điện với

sản lượng 800.000m3/ngày đêm, đến cuối năm 1998, sản lượng khí thu gom đã dat

công suất 4 triệu m3/ngày đêm nhưng vẫn chưa được tận dụng tối đa vì các nhà máy điện hiện tại chưa đủ khả năng tiếp nhận

Bảng II.5: Sản lượng dầu khí khai thác qua các năm từ 1986 đến 1998: Năm Dầu (triệu tấn) Khí (triệu m3) ->1986 0.04 128 1987 0.28 48.4 1988 0.69 35.2 1989 1.52 48.9 1990 2.70 17.3 199] 3.96 5.9 1992 5.50 29 1993 6.31 13.6 1994 7.06 20 1995 7.64 213 1996 8.78 521 1997 10.1 531 1998 - 1233 901 1999 14.5 1300 2000 16.5 1500

* Số năm 2000 là số dự kiến thực hiện

Nhận xéi: Sẳn lượng khai thác dầu tăng đều theo thời gian; sản lượng khai thác khí

tăng mạnh từ năm 1998 do đã có nguồn tiêu thụ lớn là nhà máy nhiệt điện Phú mỹ, tinh Ba ria Viing tau

Tính đến cuối năm 1998, công tác tìm kiếm thăm dò đã được tiến hành trên tổng

diện tích khoảng, 250.000kim2 chiếm khoảng 25% diện tích mặt biển Việt nam

_~ Công tác địa chấn thu nổ và xử lý 257.000km địa chấn 2D, 11.500km2 địa chấn

3D

Trang 25

-_ Công tác khoan: tổng số giếng 335 giếng trong đó 162 giếng của PSCSs -các hợp

đồng phân chia sản phẩm và 173 giếng của Vietsovpetro Tổng số mét khoan 1.020.000m, trong đó 450.000m của các PSC Bảng II.7: Số liệu khảo sát địa chấn qua các năm: Năm 2D 3D (km CMP) 1989 29.467 1990 23.022 1991 16.205 1992 23.415 38.000 1993 46 600 62.540 1994 3.300 85.500 1995 7.400 53.300 1996 7.600 55.100 1997 5.000 23.000 1998 4.002 144.588 Bảng II.8: Số liệu giếng khoan qua các năm: Năm Số giếng Số mét khoan 1989 1 2.431 1990 8 21.599 199! 8 28.492 1992 3 9.575 1993 22 59.944 1994 36 55.000 1995 | 22 74.000 1996 26 89.300 1997 19 50.114 1998 17 | 51.5481

Tổng số hợp đồng đã ký cho tới cuối năm 1998 là 32 hợp đồng không kể joint-

venture của Vietsovpetro và hợp đồng ở vùng chồng lấn với Malaysia, và cho tới nay đã có 18 hợp đồng kết thúc

Dựa vào đặc điểm nghĩa vụ thuế của các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC)

trong từng giai đoạn cho thể chia như sau:

+ 1988-1991: 12PSCs: PetroVietnam có trách nhiệm trả thay Nhà thầu tất cả các loại

thuế cho chính phủ

+ 1992-1993: I5PSCSs: Nhà thầu phải tự trả cho chính phủ Việt nam thuế thu nhập cá nhân và thuế Nhà thầu phụ, PetroVietnam có quyển tham gia từ 15-20%

+ 1994-> nay: 6PSCs (kể cé | BCC va | JOC) các điều kiện của hợp đông đã chặt chẽ hơn so với giai đoạn trước, thậm chí còn thể hiện sự ưu đãi của chính phủ đối với một số lô hợp đồng và phần tham gia của PetroVietnam tăng lên

Trang 26

Bảng II.9: Số liệu đầu tư cho các hoạt động Dâu khí giai đoạn 1988-1996: Năm Đầu tư (triệu USD) Năm Đầu tư (triệu USD) 1988 4 1994 630 1989 45 1995 490 1990 105 1996 420 1991 130 1997 350 1992 101 1998 400 1993 397 Các phát hiện dầu khí tính theo thời gian tuyên bố thương mại: Năm 1986: Mỏ Bạch hổ - _ Năm 1994: Mỏ Rồng và Đại hùng - Năm 1997: Bungakekwa nim ở vùng chồng lấn Việt nam-Malaysia, Rồng đôi, Rồng đôi tây

- Nam 1998: Rang d6éng, Ruby, Lan tây, Lan đỏ và Hải thạch

Ngoài ra còn có những phát hiện khác như: Mộc tỉnh, Kim long cho đến nay chưa

có tuyên bố thương mại

2.2 Trong lĩnh vực ha nguồn-downstream

Đồng thời với việc tăng khẩ năng thu gom khí từ mỏ Bạch hổ- Rồng,

PetroVietnam đã tiến hành xây dựng Nhà máy LPG, lắp đặt các hệ thống đường ống

kho chứa&cảng xuất để tận thu nguồn khí cung cấp với sản lượng 4 triệu m3/ngày đêm

Xây dựng nhà máy chế biến condensate với công suất 6 triệu tấn năm tại Dinh cố với tổng đầu tư dự tính khoảng 270 triệu USD

Công trình nhà máy lọc dầu số I với công suất 6.5 triệu tấn năm và tổng giá trị

đầu tư ước tính khoảng 1,5 tỷ USDđang được triển khaivới đối tác là Zarubeznheft

- với tỷ lệ tham gia 50%

Với mục đích tận dụng nguồn khí đồng hành từ các mỏ mới được đưa vào khai thác như Rạng Đông, Ruby, PetroVietnam đã cùng các đối tác nước ngoài chuẩn bị triển khai 2 dự án sản xuất Methanol

+ Dự án Methanol nổi (trên biển) với tổng giá trị đầu tư ước tính là 270 triệu USD-

Công suất 600.000tấn/năm

+ Dự án Methanol trên bờ với tổng giá trị đầu tư ước tính khoảng 350 triệu USD

Dự án sản xuất nhựa đường đang được triển khai với đối tác TOTAL, tổng giá trị đầu tư khoảng 200 triệu USD

Trang 27

Xây dựng hệ thống kho chứa, phương tiện vận chuyển và phân phối sản phẩm LPG với tổng giá trị khoảng 50 triệu USD (chuẩn bị triển khai)

Ngoài ra còn có một số các nhà máy hóa dầu khác lấy nguyên liệu từ các nhà

máy lọc dầu cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi

2.3 Các hoạt động dịch vu

Cung cấp các dịch vụ về văn phòng, phương tiện vận chuyển, các dịch vụ ăn

uống cho các giàn khoan, người lao động có kinh nghiệm và kỹ thuật làm việc cho

các nhà thầu

Cung cấp dịch vụ kho cảng, sửa chữa tàu biển, giàn khoan, dịch vụ trực thăng, vận chuyển thiết bị và vật tư từ cơ sở dịch vụ cho các giàn khoan biển

Trang 28

CHUONG III

MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM Mơi trường kinh doanh tác động đến toàn bộ các bước của quá trình xây dựng,

thực hiện chiến lược và chính sách kinh doanh của ngành Dâu khí cũng như từng doanh nghiệp trong ngành Môi trường tác động cả hai chiêu: thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động của sản xuất kinh doanh Phân tích môi trường tác động nhằm nắm bắt cơ hội thuận lợi và hạn chế các rủi ro trong quá trình hoạt động sẵn xuất kinh doanh của ngành

IL_ Môi trường vĩ mô: (môi trường tổng quát )

Gồm các yếu tố nằm bên ngoài của ngành Dầu khí, là hệ thống các yếu tố ảnh

hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức trong ngành Các yếu tố này

là nguyên nhân tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho ngành theo các mức độ khác nhau Các yếu tố chủ yếu xem xét thuộc loại môi trường vĩ mô:

1 Yếu tố kinh tế:

Từ năm 1986, nước ta chuyển sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường; điều

kiện phát triển các ngành kinh tế, các doanh nghiệp sẳẩn xuất kinh doanh được mở

rộng, sản phẩm dịch vụ cung ứng trên thị trường ngày càng phong phú, đa dang, thu nhập bình quân đầu người trong cả nước cũng từng bước được nâng cao và nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội ngày càng gia tăng

Theo số liệu thống kê, tốc độ phát triển kinh tế bình quân hàng năm trong cả nước về tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 108,36% GDP tính theo dau người bình quân tăng, dù ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á Nhưng cũng thúc đẩy tăng nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội, trong đó có các nhu cầu về các

sắn phẩm từ dầu mỏ: xăng, dầu, gas, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp ngày càng cao Bảng III.I: GDP của Việt nam trong những năm qua Chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 1997 1998 - Tốc độ tăng trưởng GDP 8,1 8,84 954 934 8,1 5,8 (%) - GDP bình quânh đầu 192 240 260 280 321 340 người/năm (USI)

Với việc mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, các dự án thăm dò và khai thác cũng như chế biến của ngành cũng nở rộ Bởi vì đầu tư vào Dầu khí

Trang 29

là đầu tư có rủi ro cao mà vốn hoạt động lại rất lớn; trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn cần phải tập trung ngân sách cho các ngành trọng yếu khác như y tế, giáo dục,

quốc phòng thì chủ trương hợp tác liên doanh với các công ty dầu khí nước ngoài là

một chủ trương đúng đắn tạo luồng sinh khí cho ngành

2 Yếu tố nhà nước và pháp luật:

* Về nhà nước

Việt nam là một trong những quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ đang

chuyển sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường Tình hình chính trị Việt nam khá

ốn định, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng Cộng sản Việt nam phù hợp

với xu hướng thời đại, có sức thu hút các nhà đầu tư trong và ngòai nước Việt nam đã có quan hệ ngọai giao với 160 nước và có quan hệ mua bán với trên 100 nước Các công ty của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt nam Nhiều

tổ chức chính phủ và tổ chức quốc tế đã và đang dành cho Việt nam viện trợ khơng

hồn lại hoặc cho vay để phát triển

Sau những biến động về chính trị của khối XHCN, nước ta giữ được sự ổn định chính trị và chuyển hướng quản lý sang cơ chế thị trường đã tạo ra sự yên tâm cho các

nhà đầu tư trong và ngoài nước

Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương và chính sách phát triển kinh tế phù

hợp với giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều này đã tạo thuận lợi cho nền kinh tế nói chung và Ngành dầu khí nước ta nói riêng đó là các chính sách:

e_ Mở rộng chính sách thu hút vốn đầu tư từ các Công ty dầu khí nước ngoài vào các hoạt động thăm dò và khai thác đầu khí tại Việt nam

s« Mạnh dạn đầu tư cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt nam se _ Xác định Ngành Dầu khí là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước để có các

chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển như miễn giảm thuế nhập khẩu vật tư thiết

bị, ưu tiên trong việc gọi thầu quốc tế và hạn ngạch nhập khẩu

Tổng công ty Dầu khí Việt nam được tiến hành các hoạt động dầu khí trên toàn lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thém luc dia va hai đảo thuộc chủ quyển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và được tiến hành các hoạt động đầu khí ở

nước ngoài khi Chính phủ cho phép Mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của các tổ chức, cá nhân khác tại Việt nam chỉ được tiến hành trên cơ sở ký kết

hợp đồng với Tổng công ty Dầu khí Việt nam * Về luật pháp:

Trang 30

Các điều khoản luật pháp đối với hoạt động của Ngành được quy định rõ trong

Luật Dầu khí của Quốc hội ngày 06/07/1993 và nghị định số 84TTg ngày 17/12/1996

Trong đó xác định:

Tổng công ty Dầu khí Việt nam là một doanh nghiệp, một tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt nam

là một tập đoàn dầu khí hoàn chỉnh có chức năng sản xuất và kinh doanh khép kín

trong công nghiệp dầu khí từ điều tra khảo sát tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến và thương mại phân phối dầu thô, khí đốt và các sản phẩm dau khí cũng như tham gia vào các hoạt động dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ khác liên quan

đến hỗ trợ hoạt động đầu khí

3 Yếu tố xã hội, dân số và địa lý:

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ dầu mỏ gia tăng cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế sản xuất vật chất và dịch vụ Nguyên, nhiên, vật liệu có nguồn gốc từ

dầu khí được tiêu dùng hiện nay trong các ngành kinh tế nước ta chủ yếu nhập tư

nước ngoài Trong khi đó Việt nam chưa có nhà máy lọc hóa dầu và chế biến các sẩn phẩm dâu, mà tất cả số dầu thô khai thác được xuất tại phao số 0, và một số lượng

khí đồng hành không nhiều được sử dụng cho nhiệt điện

Cùng với đà tăng dân số thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dầu khí như xăng dầu, khí gas, nhựa dẻo Theo số liệu kinh tế-xã hội của Tổng cục thống kê 94, dân

số nước ta cuối năm 1993 là 70,982 triệu người, ước tính đến năm 2000, dân số sẽ lên đến 82 triệu Đây là một thị trường tiêu thụ các sản phẩm của dầu mỏ vô cùng rộng

lớn, mà hiện nay sản phẩm tiêu dùng tại Việt nam chủ yếu từ nguồn nhập ở nước

ngoài

4 Yếu tố tự nhiên

Tài nguyên dầu khí là lọai tài nguyên sử dụng một lần và có giới hạn, nên việc tổ chức khai thác một cách có hiệu quả là một trong những mục tiêu hàng đầu của Ngành

Yếu tố thời tiết cũng tác động đến Ngành, bởi vì không riêng gì miền Nam với hai mùa rõ rệt còn lại các miền Trung và Bắc khí hậu bốn mùa, nhu cầu sử dụng gas

cho việc sưởi ấm, sử dụng cho sinh hoạt hoặc đun nấu là rất lớn

Đây là một yêu cầu to lớn đối với Ngành Dầu khí để làm sao có thể phục vụ tốt nhất cho nhân dân qua những sản phẩm của mình

5 Yếu tố khoa học kỹ thuật

Trang 31

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ có tác dụng trực tiếp đến hiệu quả của công tác thăm dò và khai thác của Ngành Khoa học kỹ thuật càng phát triển, tổ chức sản xuất và kinh doanh của ngành ngày càng mang tính khoa học cao và giảm giá thành sản phẩm

Đặc biệt đối với Ngành Dầu khí, việc tiếp thu các công nghệ tiên tiến là một nhu

cầu liên tục của mình Bởi vì khi thị trường tiêu thụ sản phẩm dầu khí tăng sẽ dẫn

đến gia tăng quy mô sản xuất, từ đó Ngành phải tăng cường công tác tìm kiếm thăm đò và khai thác các mỏ dầu khí mới - mà trong khi số lượng mỏ lớn, có điều kiện khai

thác dễ dàng thì ngày càng ít đi

Trong Tổng công ty Dầu khí có một hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học,

công nghệ và thông tin với chức năng như sau:

® Nghiên cứu điều tra cơ bản trong phạm vi toàn lãnh thổ về tiểm năng và quy luật

phân bố dầu khí

s® Nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí

s® Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực kỹ thuật an toàn, chống ăn mòn các công trình dầu khí biển và bảo vệ môi trường

s® Nghiên cứu cải tiến hợp lý hóa quy trình phân tích mẫu đất đá, mẫu dầu, khí, nước và thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật theo yêu cầu của các công ty đầu se _ Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng toàn bộ tài liệu, mẫu vật phục vụ cho công tác nghiên cứu, tham khảo cũng như tiến

hành các dịch vụ cung cấp thông tin, tư liệu dầu khí

Để theo kịp tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật; nhu cầu đào tạo cán bộ quản

lý kinh tế - kỹ thuật, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ công nhân cũng càng trở nên bức thiết Đây chính là thách thức trong tình hình khoa học kỹ thuật phát triển nhanh

như vũ bão trong thời đại hiện nay đối với tất cả các cấp quản lý sản xuất kinh doanh trong Ngành Nếu đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhưng thiếu con người điều

khiển thì trở thành lãng phí

H Môi trường vỉ mô: (môi trường đặc thù của ngành)

Môi trường vi mô là hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Dầu khí và các

doanh nghiệp trong ngành Các yếu tố này thuộc bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động mỗi doanh nghiệp, đồng thời

quyết định tốc độ tăng trưởng của ngành trong nền kinh tế từng thời kỳ 1 Mơi trường bên ngồi tổ chức: yếu tố ngoại cảnh

1.1 Các đối thủ canh tranh

Trang 32

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp thuộc ngành Dầu khí đang và đã gặp

sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc gia và quốc tế Các đối thủ cạnh tranh có nhiều đạng khác nhau, điểm mạnh điểm yếu của mỗi đối thủ cũng không giống nhau

Đối thủ cạnh tranh cùng phân chia túi tiền của khách hàng mục tiêu Đây là các

doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác công dụng nhưng cùng hướng đến túi tiền của

khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình Nỗ lực họat động marketing của các

doanh nghiệp đó có thể làm khách hàng mục tiêu thay đổi ý kiến trong quyết định

mua sắm hàng hóa, nhất là các hộ gia đình có ngân sách giới hạn trong từng kỳ

a Phân loại đối thủ cạnh tranh:

Trong lĩnh vực “thượng nguồn” (up-streams) của công tác thăm dò khai thác dầu khí trong nội địa Việt nam, có thể nói Tổng công ty Dầu khí là đơn vị duy nhất thay mặt Chính phủ để tiến hành các hoạt động thăm dò khai thác đầu khí hoặc hợp tác, liên doanh với các tổ chức nước ngoài trên cơ sở ăn chia sẳn phẩm

Tuy nhiên trong lĩnh vực “hạ nguồn” (down-streams) gồm: lọc hóa dầu, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí thì các đối thủ cạnh tranh của Ngành là:

e« Các tập đồn dầu khí danh tiếng trên thế giới có sản phẩm nhập khẩu hoặc liên doanh sản xuất trong nước như: BP, Castrol Caltex, Total, Shell, Esso

e«_ Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu dầu mỏ như: dầu nhớt, nhựa đường, hạt nhựa là Petrolimex, Saigon Petro, Kerosimex

Trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí như: cung cấp các dịch vụ sinh hoạt, lao động, dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyển bảo vệ và chuyên dùng, trực thăng, chống sự cố dầu tràn, dịch vụ xây lắp các công trình dầu khí biển, bảo hiểm, phân tích mẫu, sửa chữa bảo dưỡng, dự báo thời tiết, thì đối thủ cạnh tranh là:

se Các doanh nghiệp địa phương như: Getraco, Vieco Vũng tàu, OSC,

se Các nhà thầu nước ngoài cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cao như: Geco-Prakla, Geoservices, Schlumberger, ABB, JDC, Racal Surveys

b Muc tiéu tuong lai của đối thủ cạnh tranh:

- Két quả tài chính và vị trí hiện tại: Các công ty dầu khí nước ngoài có một tiềm lực về tài chính vô cùng lớn, hàng năm họ dùng phần khá lớn trong ngân sách cho công tác thăm dò dầu khí-lĩnh vực có rủi ro rất cao, bù lại chính công tác thăm dò là nguồn bổ sung thêm trữ lượng khai thác trong tương lai cho họ:

-_ Thái độ đối với các rủi ro: Các tập đoàn dầu khí lớn có thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro, coi đó như là một hình thức đầu tư

Trang 33

) 4

-_ Quan điểm hoặc giá trị về mặt tổ chức: Các công ty phát triển đỗ sộ và phát triển cao độ kinh doanh ngành chính của mình

Các công ty phát triển đa phương, toàn diện đối với lĩnh vực dầu khí với công

nghệ cao (khai thác, vận chuyển dầu khí, lọc dầu, hóa dầu v.v.) Công ty chỉ lựa

chọn phát triển quan hệ bạn hàng với những nơi cần thiết, kể cả đối thủ của mình miễn là có lợi trên nhiều khía cạnh

Các công ty có một chiến lược con người hoàn hảo: đội ngũ nhân viên đa quốc

gia, họ có ước vọng và thuộc về chủ thể công ty không chỉ thực thể mà cả tâm hồn:

đó là lòng trung thành, tính nhất quán khả năng chuyên môn cao, tính đồng bộ

Tính năng động của các đối thủ cạnh tranh: Các công ty dầu khí nước ngòai nắm trong tay những bí quyết công nghệ tiên tiến nhất

1.2 Khach hang

Khách hàng mục tiêu mà Ngành nhắm tới là:

e Trong khu vực “Thượng nguồn” đó là các công ty dầu khí trong và ngoài nước

tham gia các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thông qua vị thế của

mình cùng những chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước và các điều khoản trong hợp đồng hợp tác liên doanh

e Trong khu vực dịch vụ và “Hạ nguồn” đó là các nhà máy, hộ dân cư và các phương tiện có sử dụng sẩn phẩm dầu khí trong nước

I.3 Nguồn cung ứng:

Nguồn lực chủ yếu cung cấp cho ngành Dầu khí bao gồm: lao động, vốn sản xuất,

máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu

+ Nguồn cung ứng lao động: lao động có trình độ chuyên môn và tay ngề giỏi là yếu tố quyết định để thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường Khả năng thu hút và

giữ được công nhân và nhân viên quản trị kinh doanh có trình độ chuyên môn và

năng lực làm việc là tiền đề bảo đảm thành công cho Ngành Lao động của Ngành có thể chia theo nhóm như sau:

se Các chuyên gia, kỹ sư, công nhân và chuyên viên nước ngoài với trình độ chuyên

môn về Dầu khí cao do Ngành thuê trực tiếp hoặc làm việc cho các liên doanh

Trang 34

lĩnh hội và vươn đến trình độ kỹ thuật cao, có thể đứng ra đẩm đương những vị trí quan trọng

s« Ngành có nhiều những cán bộ tốt nghiệp các học vị cao trong và ngoài nước, các nhân viên quản trị nhạy bén với nhu cầu của thị trường, các chuyên viên tài chính với khả năng phân tích đánh giá cao về các chỉ tiêu tài chính, thương mại

+ Nguồn cung ting vốn sản xuất kinh doanh:nguỗồn vốn của Ngành được huy động từ các nguồn như sau:

e Vốn đầu tư từ ngân sách và vốn đầu tư sẳn xuất kinh doanh của Ngành e Vốn đầu tư từ các công ty Dầu nước ngoài, các dự án liên doanh

s® Vốn vay qua ngân hàng trong và goài nước, đặc biệt là nguồn vốn vay từ nước ngoài thông qua nguồn tín chấp là các mổ dầu khí đang khai thác

+ Máy móc thiết bị:

e Thiết bị cung ứng cho ngành như: giàn khoan, máy định vị, thiết bị thu nổ địa chấn, thiết bị lọc hóa dầu hoàn toàn từ nguồn nhập khẩu

e Thiết bị sử dụng trong công tác dịch vụ dầu khí như: cần cẩu, giần nâng, phần

lớn cũng có nguồn gốc nhập khẩu, chỉ có một số ít do các nhà máy cơ khí trong nước

sắn xuất

+ Nguồn cung ứng vật tư: Hiện nay chỉ trừ loại vật tư là “bùn khoan” và axit là Việt nam có thể sản xuất trong nước, còn lại các loại vật tư khác như: cần khoan, ống

chống, cement, dung dịch khoan đều do nhập khẩu

2 Môi trường nội bộ

2.1 Bô máy quản tri ngành dọc

Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ngành và cơ chế quản lý ngành dọc sẽ tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành và các ngành có liên quan phát

triển thuận lợi

Tổng công ty Dầu khí Việt nam có nhiều đơn vị thành viên và liên doanh hoạt

động trên phạm vi toàn quốc trong các lĩnh vực như:

s®_ Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển, làm dịch vụ về dầu khí

¢ Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí và các sản phẩm dầu khí

® Kinh doanh phân phối các sẳn phẩm đầu khí, các nguyên liệu hóa phẩm đầu khí e© Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình phương tiện nổi phục vụ dầu khí, đân dụng

Trang 35

N

e Tư vấn đầu tư xây dựng thiết kế các công trình, phương tiện nổi phục vụ dầu khí và dân dụng

se Bảo hiểm và tái bảo hiểm

ĩ e_ Đào tạo, cung ứng nhân lực đầu khí

s® _ Kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ sinh hoạt, văn phòng giao dịch

e© Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo khuôn khổ pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao

Các đơn vị thành viên có điều lệ, quy chế, tổ chức hoạt động riêng Các điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên do Hội đồng quản trị của Tổng công ty dầu khí Việt nam phê chuẩn:

s« Đơn vị thành viên hạch toán độc lập có quyển tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty dầu khí Việt nam

s® Don vị thành viên hạch toán phụ thuộc có tư cách pháp nhân theo phân cấp của

Tổng công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyên lợi đối với Tổng công ty; được ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tài

chính, tổ chức và nhân sự theo sự phân cấp hoặc ủy quyên của Tổng công ty dầu khí

Việt nam

«Đơn vị sự nghiệp có quy chế tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị phê duyệt, thực hiện chế độ lấy thu bù chỉ

2.2 Trình độ quản tri của Ngành

Tổng công ty Dầu khí Việt nam ra đời như một tổng công ty lớn của Nhà nước, vì

thế bộ máy quản trị Ngành cũng như cơ sở được thay đổi phù hợp với mô hình doanh

nghiệp trong cơ chế thị trường và hoạt động tương đối nhịp nhàng Tuy nhiên cũng còn những dấu hiệu tàn dư của bộ máy quan liêu bao cấp, đó là bộ máy giúp việc cho Tổng giám đốc còn công kểnh, nhiều chức danh, nhiều ban nhưng hiệu quả tính trên đầu người chưa cao

+ Cơ cấu tổ chức quản trị bao gồm: tổ chức điều hành, mạng lưới thông tin nội bộ, - hạch toán kinh tế, điều hành sản xuất, kiểm tra chất lượng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, marketing, mạng lưới bán hàng đã và đang được tổ chức một cách hợp lý và năng động theo nhu cầu khách hàng

Tuy nhiên, cũng nhìn nhận rằng: quản trị nội bộ doanh nghiệp, đặc biệt là các

đơn vị thành viên, cần được quan tâm đổi mới đúng mức thì mới nâng cao trình độ và

hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn Ngành

2.3 Nguồn nhân lực của ngành Dầu khí:

Trang 36

Theo điều tra của Ngành thì lao động làm việc trong Tổng công ty phần lớn đều yên tâm công tác, tỉ lệ biến động lao động như thay đổi công tác, thuyên chuyển là rất nhỏ

Ngành có những chính sách đãi ngộ, trả lương cho cán bộ công nhân viên tương đối ổn định và cao so với các ngành khác, nên đã khuyến khích được lao động của

Ngành phát huy tính sáng tạo và nâng cao hiệu suất công việc

Đối với nhà quản trị các cấp: các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quan hệ với con người, kỹ năng tư duy được đánh giá chặt

chẽ trong từng thời kỳ để có kế họach quản lý, phân công phù hợp

Đối với nhân viên thừa hành (trực tiếp và gián tiếp sản xuất), các tiêu chuẩn về

đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn tay nghề luôn được kiểm tra phân

tích, đánh giá qua các kỳ thi nhằm họach định các kế họach huấn luyện, nâng cao

chất lượng, năng suất theo thời gian 2.4 Nguồn vốn:

Petro Vietnam là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết

quả sản xuất kinh doanh tự thu xếp vốn và hoàn trả vốn vay có nhu cầu đầu tư lớn So với các tổng công ty lớn của nhà nước khác thì PetroVietnam có điều kiện thuận lợi hơn để cho ra đời định chế tài chính đủ mạnh đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển của

mình, đó là: nguồn thu ngoại tệ lớn và tập trung, có sản phẩm dầu thô-công cụ bảo lãnh có giá trị trên thị trường tài chính quốc tế |

Tuy nhiên xét để có thể phát triển một cách toàn diện hơn nữa, PetroVietnam

cần xây dựng một cơ chế tài chính đặc thù với sự họat động của mình và phải thực hiện được các mục tiêu chức năng sau:

- Dam bao để đủ vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển ngành Dầu khí Đồi hỏi này phải tổ chức triển khai đồng bộ tất cả các hình thức huy động vốn trong nội bộ

ngành, trên các thị trường tài chính trong và ngoài nước bao gồm vay thương mại,

vay tài trợ, dự án vay tín dụng xuất khẩu và tín dụng đầu tư, thuê mua, vay công ty, phát hành cổ phiếu, trái phiếu

- Viéc quan lý và sử dụng các nguồn vốn được huy động có hiệu quả, hoàn trả lãi và vốn vay đúng hạn, đẩm bảo sự cân đối vững chắc và linh họat nền tài chính công ty

- Vay vốn và đầu tư vốn chưa phải là mục đích cuối cùng mà hiệu quả mang lại của việc sử dụng tài sẩn, công trình, dự án được đầu tư vốn mới là mục tiêu đích thực

của việc huy động vốn và sử dụng vốn 2.5 Nguồn thông tin:

Trang 37

Ngành dầu khí có một cơ quan chuyên trách về thông tin để thu thập, lưu trữ,

quản lý và cung cấp dịch vụ đối với tất cả các thông tin liên quan đến họat động dầu

khí tại Việt nam

Thông tin được thu thập thường xuyên, đầy đủ, phù hợp nhu cầu quản lý của các

bộ phận chuyên môn và sự dụng có hiệu quả làm cho ngành có lợi thế kinh doanh

trong công tác chào thầu lô hợp đồng, xử lý và minh giải tài liệu chuyên ngành Mặt khác việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng được ngành hết sức chú trọng

nhằm tạo lập và cung cấp các bộ dữ liệu đước tin học hóa phục vụ cho các hệ thống xử lý tin, các thông tin cho việc ra quyết định, dữ liệu cho các hệ thống xử lý thông tin về kinh tế, thương mại, các hệ thống xử lý tài liệu thăm dò-khai thác, nghiên cứu và phát triển

II Ý tưởng về việc hình thành tập đoàn kinh tế dầu khí 1 Hiện trạng

+ Tổng công ty dầu khí Việt nam chưa phải là tập đoàn kinh tế Mặc dù ngành dầu khí đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân, nhưng các họat động

còn với quy nhỏ (so với các tập đoàn dầu khí thế giới), khả năng tích tụ và tập trung _ chưa cao, sẩn lượng sảẩn xuất và doanh thu thấp Chưa có khả năng làm chủ và chỉ

phối thị trường

+ Đã mang những nét manh nha của một tập đoàn kinh tế Việt nam, bởi lẽ toàn bộ các khâu cơ bản của họat động dầu khí Việt nam được thâu tóm một cách khá thống nhất trong một tổ chức kinh tế Tất cả các khâu từ xây dựng đến kế họach, triển khai kế họach sản xuất kinh doanh v.v của các đơn vị thành viên đều được chỉ đạo một

cách thống nhất từ một hội đồng quản trị

Theo Các Mác: quan hệ sản xuất phụ thuộc vào trình độ và tính chất của lực

lượng sẩn suất, nhưng quan hệ sản xuất có khả năng mở đường thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Lực lượng sản xuất của Việt nam chưa cao, nhưng quan hệ kinh

tế hiện nay đã mang tính toàn cầu

Đối với ngành đầu khí tính chất này càng được thể hiện một cách rõ nét:

® Cơng nghệ được sử dụng trong công nghiệp dầu khí (ở mọi quốc gia) đều là công nghệ tiên tiến, hiện đại và có trình độ tương đối ngang nhau;

e Thị trường dầu khí là thị trường tòan cầu;

®- Hợp tác quốc tế là yếu tố nổi bật trong tổchức sản xuất dầu khí;

® Các dối tác của ngành dầu khí Việt nam hiện nay là các tập đoàn kinh tế dâu khí

Trang 38

2 Sự cần thiết khách quan của việc thành lập tập đoàn kinh tế đầu khí:

Xuất phát từ việc đánh giá hiện trạng Ngành như ở trên, việc thành lập Tập - đoàn kinh tế dầu khí là cần thiết vì:

+ Ngành dầu khí sử dụng công nghệ cao, hợp tác quốc tế là chính, các công đoạn trong họat động của Ngành liên quan một cách mật thiết với nhau và cần một lượng

vốn khá lớn Để thích ứng với đặc trưng này cần phải tap trung sadn xuất một cách cao

độ

+ Thị trường dầu thô mang tính quốc tế hóa Để hòa nhập và mở rộng hoạt động ra nước ngoài, ngành Dầu khí Việt nam phải đủ lớn (về quy mô, vốn, trang thiết bị v.v )

và đủ uy tín (về năng lực chuyên môn của cán bộ kỹ thuật và năng lực quản lý kinh

tế);

+ Ngành dâu khí Việt nam chưa hình thành Tập đoàn kinh tế, nhưng đã có những yếu tố manh nha Hơn nữa, các đối tác với ngành dầu khí hầu hết là tập đoàn kinh tế Do vậy, sẽ có môi trường thuận lợi cho việc hòa nhập và học hồi kinh nghiệm

IV Những thuận lợi và khó khăn trong môi trường ảnh hưởng đến ngành

Dầu khí Việt nam

Qua phân tích môi trường kinh doanh, ngành Dầu khí Việt nam có những thuận lợi và khó khăn sau:

(1) Các cơ hội bên ngoài ngành có thể nắm bắt được

Việc thu hút vốn đầu tư từ các tập đồn cơng nghiệp dầu khí nước ngoài đang và sẽ phát triển do các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ và của Ngành

_~ Các chính sách của Chính phủ ưu tiên phát triển Ngành cũng như sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan hữu quan

- Qui mô nhu cầu của khách hàng trên thị trường nội địa về các sản phẩm dầu mỏ

gia tăng theo thời gian, theo xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt nam và sự thay đổi cơ

cấu chi tiêu của các hộ gia đình

- Khả năng phát triển, tham gia vào các họat động dầu khí quốc tế mà doanh nghiệp Ngành chưa khai thác hết, bên cạnh, có khả năng phát triển khách hàng mới do mở rộng quan hệ ngọai giao thương mại của chính phủ

- Hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng đầu tư thị trường chứng khóan sắp phát triển „lãi suất cho vay ổn định và có xu hướng giảm

- Nhiều nhà cung cấp máy móc thiết bị chuyên ngành tham gia triển lãm, chào

Trang 39

- Chính phủ Việt nam đang nỗ lực hòan thiện các chính sách phát triển kinh tế Việt nam Cải cách họat động của các cơ quan quản lý nhà nước

- Hệ thống pháp luật Việt nam ngày càng hoàn thiện

(2) Các nguy cơ bên ngoài

- Trên thị trường trong và ngoài nước, các doanh nghiệp trong ngành phải đương đầu

với nhiều đối thủ cạnh tranh có ưu thế về vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý

- Chính sách hỗ trợ cụ thể về mức thuế, việc miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ giá xuất khẩu chưa thỏa đáng

- Các thiết bị máy móc chủ yếu từ nguồn nhập khẩu và Ngành luôn đứng trước thách thức về công nghệ mới

- Nguồn vật tư nhập khẩu phục vụ công tác thăm dò khai thác dầu khí chiếm đa số (3) Các điểm mạnh có thể phát huy trong nội bộ ngành

- Ngành Dầu khí Việt nam có nhiều lọai hình doanh nghiệp, bước đầu phát triển có

hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên sâu

- Quy mô lao động Việt nam khá lớn, môi trường công tác thuận lợi cho việc tiếp thu

các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước nên trình độ tay nghề của lao động

người Việt nam ngày càng nâng cao

- Ngành có hệ thống cơ sở căn cứ dịch vụ phục vụ tốt cho hoạt đông hỗ trợ dầu khí

- Hệ thống kinh doanh và phân phối các sản phẩm dầu mỏ rộng khắp đất nước

(4) Các điểm yếu trong ngành

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Ngành, của các công ty trực thuộc còn cổng

kênh, đôi lúc chức năng quản lý chồng chéo, nhiều thủ tục còn rườm rà

- Ngành vẫn còn thiếu nhiều các chuyên gia đầu đàn chuyên sâu về các lĩnh vực

công tác

- Ngành vẫn chưa có một hệ thống sản xuất các nguyên, phụ liệu tại chỗ phục vụ cho hoạt động mà vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu

Cơ cấu tài chính còn đang trong quá trình hoàn thiện hóa, chưa phát huy tối đa nội

lực Cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn còn bị động

Ngày đăng: 05/01/2022, 22:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN