BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
NGƠ HỒNG GIANG
THANH TOÁN: THẺ TAI VIET NAM - HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIEN PHAP PHAT TRIEN
Chuyên ngành : Kinh doanh ngoại thương
Mã số : 5.02.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Trang 3LOI CAM ON
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Thương Mại - Du Lịch Trường Đại hoc
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình
học tập
Em xin đặc biệt gửi đến Tiến sĩ Lê Tấn Bửu, người thây, người hướng dẫn khoa học lòng
biết ơn sâu sắc về sự tận tâm, lòng nhiệt tình và những hướng dẫn, chỉ bảo quý báu trong
suốt thời gian giúp đỡ em hoàn thành luận văn này Em kính chúc thầy sức khỏe, gặt hái thêm nhiều thành tựu trong công tác nghiên cứu khoa học và sự nghiệp giáo dục - đào tạo
của nước nhà, góp phần đào tạo cho đất nước những thế hệ sinh viên ưu tú
Xin trân trọng cảm ơn các Cô Chú, các Anh Chị cùng học và Quý vị quan tâm đến đề tài vì những ý kiến đóng góp chân thành, xác đáng và những giúp đỡ nhiệt tình trong suốt
quá trình học tập và thực hiện để tài
Trang 4il
MUC LUC
LOL CAM ON on ccsssssssessccsssssssesssesssssssseeseceesssssssssssssssssuissssssesssssuessssssssuseesesssssuseesseessnssusesecs i
Be <« - - ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTT - 2 tt +kEEE£EE+EEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEESEEEEEEEEEEEECEEEECEEcErrrrrree Vv
DANH MỤC CAC BANG BIEU VA PHU LUC ecsssssssssssssssssssusssssssssssssessnssssenssnssee vi
BOT MO BAU .ceecssccssccccscossovesssesssecescossnssssssesssssensestennssusstessaccsststsansessscsctorsnssucesssecene vii
CHUONG SN Thương Trung rierilrimrnimbinierbunisimnsimoheidl -1-
MOT SO VAN DE LY LUAN VỀ THANH TOÁN THẺ -:z+22222222zzzz2 -l- 1.1 Quá trình hình thành và lịch sử phát triển thẻ thanh toán +s+s=z=zsz -2-
1.1.1 Quá trình hình thành của thẻ thanh toấn:: - - << + SE k#vssesex -2-
1.1.2 Lịch sử phát triển của thẻ thanh toán: - - - +x+k+EeEeE+E+EeEeEtzkzxexezxei -4-
1.2 Thanh toán thẻ - Phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện đại -5-
1.2.1 Khái niệm thẻ thanh tOán - G c9 889888 11885188 818 x3 s sczxg -5-
1.2.2 Mô tả và phân loại - Giới thiệu các phương diện kỹ thuật chung của thẻ thanh
8 oe i re eR as cde cn ea cos egy sh'sx aie kx ouliansinpnahoxyencevannncenscnyonenener conse -6-
1.2.2.1 Mô tả thẻ thanh toGn? ccccccccccccccsscssscesscesscecscesscessecsscessecesscesscessecsnsenses -6-
1.2.2.2 PhAn loi thé thanh tOGne cccccccccscccsscesscesecesscessccssccesscesscevsecessccsscessseesseens -8- 1.2.3 Giới thiệu một số loại thẻ thanh toán chủ yếu được dùng rộng rãi trên thế giới:
Visa Card, Master Card, JCB, Amex, - c8 E95 8888813 88c se -10-
et EY RI Fe caaanỶeseerereneenniaoa noi nan nan nnnnennnn - 10-
De Lok gdh CARI go ccoxsnnanscuegvaensp eased vgvavegipevcetbascoorauamiecgsbeatdaacebaner caaenesedtunk -1l-
DG Did, pi OMIRETR AIS 150 ins sajingustiscoknnttspesvsentsenvessavespossoranesecexascolanteeeste awelescek -l1-
1.2.4 Cơ chế và quy trình thanh toán + + se k+k+kEeEeE+E+EEEEeEeEEEEsrecscez -12-
1.3 Dac diém cia phuong thifc thanh todn thé .ccceccsccscssecesessecessesesscscssesceeseeeeseaes - 16-
1.3.1 Vai trò và lợi ích của việc sử dụng thẻ thanh toán: .- «+ ss<ssssss+ - l6-
1.3.1.1 Lợi ích của thẻ thanh toán đối với các bên tham gia: - «+ s: - l6-
1.3.1.2 Lợi ích của thẻ thanh toán đối với nhà nước và toàn xã hội -l7- 1.3.2 Một số nhược điểm của việc sử dụng thẻ thanh tốn: - s«ss<s«2 -18-
1.3.3 Một số rủi ro trong việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ: - 18-
1.4 Cơ sở pháp lý của việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam - ¿c1 s11 1n TH HH HH HH ngu -20-
1.4.1 Quy định của Luật các tổ chức tín dụng về việc thực hiện các dịch vụ thanh toán của các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam - 20 -
1.4.2 Quy định của Ngân hàng Nhà nước ke sE+xk St E28 E+e xe czz -21-
1.4.3 Các văn bản pháp quy có liên quan: . «xxx xxx ke sex sxz -21-
1.5 Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán - 22
Trang 5ili
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển thanh toán thẻ tại Hàn Quốc: - s52 - 22-
1.5.2 Kinh nghiệm phát triển thanh toán thẻ tại Trung Quốc: -5-¿ - 25 -
KET DU CHUNG du số tốt, s2 .s0m 11.0 uảm biện le el -27-
M139 ‹4s.‹i(.cs‹s.c - 29 - HOAT DONG PHAT HANH, SU DUNG VA THANH TOAN THE TAI VIET NAM
TRONG THỜI GIAN QUA -22-©22+++2EE+++tEEEEEEetEEEEEetrEEEkerrrrkkrrrrrrkrred -29-
2.1 Tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại một số ngân hàng tại Việt Nam - 30 - 2.1.1 Khái quát quy trình nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại các ngân hàng
Wee Nain: abs ciel AA ehh Us SE, AE A, Ae JU EN ÂN e«eee - 30 -
2.1.2 Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ thanh toán tại ngân hang Ngoại
Thương Việt Nam (Vietcombank): cv V9 3139 93 818038 21 ESsscszssez -33-
2.1.3 Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ thanh toắn tại ngân hang TMCP A 00/7871 1060 TH neaeaeeeoieeiŸỶễe=eAcễannnreernrenrneeioaoaenrnoarasemuvo - 36 - 2.1.4 Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ thanh toán tại ngân hàng EXIMBANK #ytsvsstivL-Ă LG MA ÁG, Mu bulávo« bi k:c sự soc Ẫygyyxpphggt512142280116585045010080564351064566116046653125062906 -37- 2.1.4.1 Tình hình phát hành thẻ tại Eximbank trong giai đoạn 2001 — 2002: .- 38 - 2.1.4.2 Tình hình thanh toán thẻ tại Eximbank trong giai đoạn 2000 —- 2002: - 39 -
2.2 Một số nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế công tác phát hành và thanh toán thẻ -
40-
Tóm tắt về quá trình khảo sát phục vụ cho để tài: .- 2s +s+s+E+E+E+EtEzEsEzEree - 40 -
2.2.1 Yếu tố xã hội — tâm Ìÿ - HQ kg gAEvoEevEEoSesesssesee - 42 -
2.2.2 YEU tO phAp lis cccccccccccccccsssssssssessscsessssssssssssesssssesessssssssesecessssssssssssivessecsesssn - 43 - 2.2.3 YEU tO chi phi cccccccccccccsssssssssesssecsesssssssssesecssssssssssssssssiseessssssssssisveessecesssssesee - 44 -
2.2.3.1 Đối với ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán thẻ: - 45 -
2.2.3.2 Đối với người sử dụng thổ: .- tk k+tE+E+EEvE+EEE+EEeErErsEzEreersrsersca - 45-
2.2.3.3 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ: .- + se Sa +8 SE+E+eEzE+EEEErEEsEteEsersrssra - 46 -
2.2.4 Nguyên nhân xuất phát từ các quy định về quản lý ngoại hối (một số điểm
chưa phù hợp của các quy định về quản lý ngoại hối) 2s sc+s+szs+zzzzzz: - 46 -
2.2.5 Nguyên nhân xuất phát từ thị trưỜng - ¿¿ se se s+E+ecEeEeEceeeEssssrsceea - 48 -
2.2.6 Han CHẾ VỀ cơ sỞ hạ CAG sssscas ceccosesooendoesesnecessesnnesssnenctsencsucnsecseenersensers -49- KẾT EAE CHONG 25 conc cesiudsicivaczcssnosactocssnssncsneccucerercoosneesesossonsnusssseveseseecorsecerses - 50 -
CHUONG a cacao ann ames er ee edaaeveee xo - 52 -
MOT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOAT DONG KINH DOANH VA SU DUNG THE
THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TOL cccescsssssssssssssssseesesseeees -52-
3.1 Định hướng về huy động vốn có liên quan đến việc phát hành và sử dụng thẻ thanh
1 - 53 -
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh và sử dụng
thẻ tại Việt Nam trong thời gian tỚi - - - s+xSxSt St SE EEEEE SE cv gv ve c5 se - 53 -
3.2.1 Dự đoán xu hướng phát triển thị trường thanh toán thẻ trong thời gian tới - 53 -
Sobek lh, 4 HỆ KHƯỜNG QUỐC TẾT 01s cesnonesesvenrnanesnevssvesnapnenswenssanikansosiccabsdenncerecensenvevers - 53 -
Trang 6iv
3.2.1.2 Thj tradong Woms MMIC bo Yoke Tes dis bieldetasdscsessssencenssosvsenestsceasvease - 56 -
3.2.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh và sử dụng thé - 56 -
3.1.2.1 Nhóm biện pháp về mặt xã hội - tâm lý (Nhóm biện pháp thúc đẩy quảng
cáo, khuyến mãi, tuyên ITUyÊỀ) + + 5S k‡EE+E+E+E+E+E+E+EEEEEEeEeEeErsrtrsrsrscee - 56 -
3.1.2.2 Nhóm bién phap nhdm hoan thién co s& phéip ly .eeccccccccscssssssesevecseseeeees - 59 - 3.1.2.3 Nhóm biện pháp nhằm ha thélp Chi phi ceccccccccccsesecscssscsesesscscsesesscscseseees - 60 -
3.1.2.4 Nhóm biện pháp nhằm mở rộng mạng lưới, tăng cường tính liên thông về
thanh toán thẻ giữa các hệ thống ngân hàng - + sk+sk+s + SE E+E+s+eezsscs -61-
3.1.2.5 Nhóm biện pháp hỗ trợ, định hướng và phát triển cơ sở hạ tâng -62- 3.1.2.6 Nhóm biện pháp về kỹ thuật — nghiệp vụ, phòng ngừa và quản lý rủi ro - 64
3.3 Một số kiến nghị góp phần phát triển việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại
Việt Nam trong thời g1an LỚI: .- - ¿S11 k SE SE SE g3 cơ - 67 -
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngdn Hang Nha NuGc? c.ccccccccssssssssscscscsesseseseeveseseeeees - 67 -
3.3.2 Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính 2 St Et+E+EeEvEEEEEEeEvEeEersrsrrscse - 67-
3.3.3 Kién nghi d6i v6i c4c ngAn hang thuOng Maiu ccccccscsscssssescsesssscseseeveseseseeees - 67 -
Trang 7-V
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- ACB: Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Á Châu
- ATM: Automatic Teller Machine: Máy giao dịch tự động, máy rút tiền tự động - BIN: mã số ngân hàng phát hành (Bank Identification Number)
- ĐVCNT: Đơn vị chấp nhận thẻ
- Eximbank: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
- ICA: Hiệp Hội Thẻ Liên Ngân Hàng (Interbank Card Association) - Incombank: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
- PIN: (Personal Identification Number): Mã số cá nhân - Sacombank: Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín
- Vietcombank: Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Trang 8VI
DANH MUC CAC BANG BIEU VA PHU LUC
1) Sơ đồ 01: Tổng quát các bước trong quá trình thanh toán bằng thẻ trang 14
2) Bảng 0I: Tình hình phát hành thẻ quốc tế của Ngân Hàng Ngoại Thương
Việt Nam từ năm 2000 - 2002 trang 34
3) Bảng 02: Tình hình sử dụng thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam từ năm 2000 - 2002 trang 35 4) Bảng 03: Khái quát tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân Hàng Á Châu đến năm 2002 trang 36 5) Bang 04: Tinh hình phát hành thẻ MasterCard tại EXIMBANK 2 năm 2001 - 2002 trang 38 6) Bang 05: Tình hình thanh toán thẻ MasterCard tại EXIMBANK các năm 2000 — 2002 trang 39
7) Biểu đồ 01: Tình hình phát hành thẻ Visa Card và Mater Card tại khu vực Châu Á
— Thái Bình Dương từ năm 1999 — 2001 trang 55
8) Biểu đồ 02: Tình hình thanh toán thẻ Visa Card và Master Card khu vực Châu Á
— Thái Bình Dương từ năm 1999 — 2001 trang 55
9) Phụ lục 01: Biểu phí thẻ thanh toán của một số ngân hàng Việt Nam trang 01(Phụ lục)
10) Phụ lục 02: Phiếu khảo sát thông tin về thái độ của người tiêu dùng đối với
Trang 9Vii
LOI MO BAU
Thẻ thanh toán là một cơng cụ thanh tốn hiện đại, đã, đang và sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Tại Việt Nam, thẻ thanh toán mới xuất hiện trong hơn
một thập niên và đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ Dù hiện nay thanh toán thẻ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiển mặt, và còn chưa đáng kể trong tổng giá trị thanh tốn của tồn xã hội nhưng sự phát triển trên lĩnh vực này thực sự hứa hẹn những tiểm năng to lớn trong nên kinh tế nước ta hiện nay,
vốn chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, đặc biệt là trên thị trường mua bán lẻ
Trong điều kiện đó, việc phát triển, đưa vào sử dụng thẻ thanh toán, mở rộng phạm vi lưu thông của các loại thẻ này đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế,
hiện đại hóa các phương tiện thanh toán, góp phần thúc đẩy nền thương mại nước ta tiến
nhanh trên con đường hội nhập và phát triển Căn cứ trên theo những lý do trên, em mạnh dạn chọn đề tài: “Thanh toán thẻ tại Việt Nam - Thực trạng và một số biện pháp phát triển” làm đề tài cho luận văn cao học của mình, không ngoài mục đích góp phần nhỏ bé vào việc đưa thẻ thanh toán thâm nhập rộng rãi vào đời sống của người dân Việt Nam, trở
thành cơng cụ thanh tốn phổ biến hơn nữa, phù hợp với xu thế hội nhập trên con đường
phát triển kinh tế nước ta
Mục đích của luận văn nhằm:
- - Nghiên cứu những vấn để cơ bản về thẻ thanh toán : lợi ích, đặc điểm và cơ sở pháp lý của việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam
- Góp phần phân tích tình hình sử dụng thẻ tại Việt Nam trong những năm
qua, trên cơ sở này đưa ra một số nhận định về tình hình phát hành và sử
dụng thẻ thanh toán trên thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây
- _ Để xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường thẻ thanh toán
tại Việt Nam trong thời gian tới
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Trang 101V
Š.2.1.2 Thị trường D'HMÚC: (ià c.A cá Á 4Q dg [ooccasccnnvenssonoresceoncseensens - 56 -
3.2.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh và sử dụng thé - 56 -
3.1.2.1 Nhóm biện pháp về mặt xã hội — tâm lý (Nhóm biện pháp thúc đẩy quảng
cáo, khuyến mãi, tyÊH †FIYÊÌN)) - + 2-25 SE E*3EtE‡E+EEEeEeE+EEeEetekreererervcee - 56 -
3.1.2.2 Nhóm biện pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý - + + ses+s¿ - 59 -
3.1.2.3 Nhóm biện phap nhdm ha thlp Chi pHi ccssssssssssssssssssssssssscssssssssessesssse - 60 - 3.1.2.4 Nhóm biện pháp nhằm mở rộng mạng lưới, tăng cường tính liên thông về
thanh toán thẻ giữa các hệ thống ngân hàng - s xxx kEekE+xE+vE+vkzxx+s -61-
3.1.2.5 Nhóm biện pháp hỗ trợ, định hướng và phát triển cơ sở hạ tâng -62-
3.1.2.6 Nhóm biện pháp về kỹ thuật - nghiệp vụ, phòng ngừa và quản lý rủi ro - 64 3.3 Một số kiến nghị góp phần phát triển việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại
Việt Nam trong thời Ø1an LỚI: ¿+ + c2 12131 21331 91 E1 xxx ng - 67 -
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước: - - - + +xeE+Eexexexrxrxces - 67 -
3.3.2 Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính . - 2-2 kk+keE£EeEeEeEeEeEeExservrkrerkrree - 67 -
3.3.3 Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại - ¿2s + k+S+E+E+ezezezess - 67 -
Trang 11-V
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- ACB: Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Á Châu
- ATM: Automatic Teller Machine: Máy giao dịch tự động, máy rút tiền tự động - BIN: mã số ngân hàng phát hành (Bank Identification Number)
- ĐVCNT: Đơn vị chấp nhận thé
- Eximbank: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu - ICA: Hiệp Hội Thẻ Liên Ngân Hàng (Interbank Card Association) - Incombank: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
- PIN: (Personal Identification Number): Mã số cá nhân
- Sacombank: Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín
- Vietcombank: Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Trang 12VI
DANH MUC CAC BANG BIEU VA PHU LUC
1) Sơ đồ 01: Tổng quát các bước trong quá trình thanh toán bằng thẻ trang 14
2) Bảng 01: Tình hình phát hành thẻ quốc tế của Ngân Hàng Ngoại Thương
Việt Nam từ năm 2000 - 2002 trang 34
3) Bảng 02: Tình hình sử dụng thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam từ năm 2000 - 2002 trang 35 4) Bảng 03: Khái quát tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân Hàng Á Châu đến năm 2002 trang 36 5) Bang 04: Tinh hinh phat hanh thé MasterCard tai EXIMBANK 2 năm 2001 - 2002 trang 38 6) Bang 05: Tình hình thanh toán thẻ MasterCard tai EXIMBANK cdc nam 2000 — 2002 trang 39
7) Biểu đồ 01: Tình hình phát hành thẻ Visa Card và Mater Card tại khu vực Châu Á
— Thái Bình Dương từ năm 1999 — 2001 ` trang 55
8) Biểu đồ 02: Tình hình thanh toán thẻ Visa Card và Master Card khu vực Châu Á
— Thái Bình Dương từ năm 1999 — 2001 trang 55
9) Phụ lục 01: Biểu phí thẻ thanh toán của một số ngân hàng Việt Nam trang 01(Phụ lục)
10) Phụ lục 02: Phiếu khảo sát thông tin về thái độ của người tiêu dùng đối với
Trang 13Vii
LOI MO BAU
Thẻ thanh tốn là một cơng cụ thanh toán hiện đại, đã, đang và sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Tại Việt Nam, thẻ thanh toán mới xuất hiện trong hơn
một thập niên và đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ Dù hiện nay thanh toán thẻ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, và còn chưa đáng kể trong tổng giá trị thanh toán của toàn xã hội nhưng sự phát triển trên lĩnh vực này thực sự hứa hẹn những tiểm năng to lớn trong nên kinh tế nước ta hiện nay,
vốn chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, đặc biệt là trên thị trường mua bán lẻ
Trong điều kiện đó, việc phát triển, đưa vào sử dụng thẻ thanh toán, mở rộng phạm vi lưu thông của các loại thể này đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế,
hiện đại hóa các phương tiện thanh toán, góp phần thúc đẩy nên thương mại nước ta tiến
nhanh trên con đường hội nhập và phát triển Căn cứ trên theo những lý do trên, em mạnh dan chon để tài: “Thanh toán thẻ tại Việt Nam - Thực trạng và một số biện pháp phát triển” làm để tài cho luận văn cao học của mình, khơng ngồi mục đích góp phần nhỏ bé
vào việc đưa thẻ thanh toán thâm nhập rộng rãi vào đời sống của người dân Việt Nam, trở
thành công cụ thanh toán phổ biến hơn nữa, phù hợp với xu thế hội nhập trên con đường
phát triển kinh tế nước ta
Mục đích của luận văn nhằm:
- - Nghiên cứu những vấn để cơ bản về thẻ thanh toán : lợi ích, đặc điểm và cơ
sở pháp lý của việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam
- _ Góp phần phân tích tình hình sử dụng thẻ tại Việt Nam trong những năm qua, trên cơ sở này đưa ra một số nhận định về tình hình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán trên thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây
- _ Để xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường thẻ thanh toán
tại Việt Nam trong thời gian tới
Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của luận văn:
Trang 14Viii
- Tap trung tham khảo những số liệu, tình hình phát hành và thanh toán thé tại các Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân Hàng Thương mại Cổ
phần Á Châu và Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu trong những năm gần đây
- _ Tham khảo ý kiến các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán tại các ngân hàng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở những nghiên cứu trên, góp phần đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng thanh toán thẻ tại Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng các phương pháp tiếp cận thực
tế, phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa, đồng thời nghiên cứu các văn bản pháp quy
hiện hành đối với các nội dung trình bày trong luận văn, vận dụng khả năng kết hợp lý
luận với thực tiễn để nhận định và để xuất giải pháp cho các vấn để nêu trong luận
văn
Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn được bố cục thành 3 chương:
- _ Chương 1: Một số vấn để lý luận về thanh toán thẻ
- Chương 2: Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua
- _ Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh và sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam trong thời gian tới
Do thời gian nghiên cứu, khả năng và lượng thông tin thu thập có hạn, luận văn
không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những chỉ bảo của thầy
Trang 15CHUONG 1:
MOT SO VAN DE LY
LUAN VẼ THANH
Trang 16r
>
I1 Quá trình hình thành và lịch sử phát triển thẻ thanh toán
1.1.1 Quá trình hình thành của thẻ thanh toán:
Qua các thời kỳ của lịch sử phát triển các hình thái kinh tế và văn minh nhân loại, các phương thức, cơ chế và phương tiện thanh toán cũng được hình thành, phát triển và không ngừng hoàn thiện Mặt khác, những phương thức thanh toán không còn phù
hợp sẽ dần dẫn tiêu vong
Từ thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán bằng tiền kim loại và tiếp theo đó là Sự ra đời của tiền giấy gắn với chức năng của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
Sau đó, vai trò phát hành tiền giấy được chuyển sang cho nhà nước mà cụ thể là do
các ngân hàng trung ương đẩm nhiệm Từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, với sự ra đời và phát triển của một loại tiền đặc biệt: “tiền ghi sổ” thì vai trò của các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên quan trọng, Đồng tiển ghi sổ bao gồm toàn bộ số dư
tiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân trong hệ thống ngân hàng, việc thanh
toán bằng đồng tiền ghi sổ chỉ đơn giản là thực hiện thông qua các bút toán, và cũng
chính vì đặc điểm này, các ngân hàng thương mại có được kha nang tao tién thông qua con đường tín dụng
Cùng với sự phát triển của đồng tiển ghi sổ, cơng cụ thanh tốn cũng phát triển và hình thành nên những phương thức thanh toán hết sức mềm dẻo và không bắt buộc
phải được thực hiện dưới hình thái vật chất, chỉ cần các bút toán trên sổ sách để chuyển tiển từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác, và có thể được thực hiện qua đường truyền dữ liệu, đường điện tín, điện thoại, mạng máy
tính
Cho đến những năm cuối thập niên 1970 và những năm đầu thập niên 1980, với sự
hỗ trợ của những thành tựu khoa học kỹ thuật - công nghệ, hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều đã xây dựng cho mình một hệ thống thanh toán bù trừ tự động dành cho các khoản thanh toán có giá trị nhỏ và một hệ thống thanh toán tổng theo thời gian thực phục vụ cho các thanh toán có giá trị cao Thời gian thanh toán lúc này
đã được rút ngắn đáng kể, quy trình thanh toán quyết toán được thực hiện ngay trong
Trang 173
rộng rãi, gia tăng nhanh chóng cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng các
giao dịch thanh toán của nên kinh tế
Bắt đầu từ thập niên 1990, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ viễn thông và
kỹ thuật máy tính, kỹ thuật truyền dữ liệu, đem lại cho các ngân hang tiém năng to
lớn để ứng dụng và phát triển hệ thống thanh toán Đại đa số các công việc dựa trên
giấy tờ có thể thay bằng dạng dữ liệu điện tử với tốc độ truy xuất và xử lý rất nhanh
chóng Hệ thống thanh toán điện tử này đã cho ra đời một khái niệm mới: tiền điện
tử Và sự ra đời và phát triển của tiền điện tử đã thúc đẩy cơ chế thanh toán phát
triển đến một giai đoạn mới, giai đoạn thanh toán điện tử Thực chất thanh toán điện
tử cũng chỉ là thanh toán bằng bút tệ, nhưng thay vì sử dụng các chứng từ với đầy đủ chữ ký để làm bằng chứng pháp lý xác nhận một giao dịch thanh toán, thanh toán điện tử sử dụng các mã khóa điện tử để truy cập vào hệ thống thanh toán hoặc sử dụng các mã số nhận diện cá nhân (Personal Identity Number - PIN) để xác nhận tính hợp pháp của giao dịch thanh toán, và bằng cách đó các giao dịch thanh toán có
thể được thực hiện với tốc độ rất nhanh mà không cần sự tham gia của bất cứ loại giấy tờ nào
Cùng với sự ra đời và phát triển của mạng thông tin toàn cầu (Internet), cơ chế thanh toán có thêm một bước phát triển mới, thanh toán điện tử trở thành nền tảng quan trọng trong khái niệm “thương mại điện tử”, đây là bước phát triển cơ chế thanh toán
mang tính toàn cầu, vì nó đáp ứng được các nhu cầu của mọi bên tham gia thanh toán Đó là nhu cầu về tính thuận lợi, nhanh chóng và an toàn với chỉ phí thấp Ngày
nay, trong thanh toán điện tử nói riêng và các phương thức thanh tốn khơng dùng
tiền mặt nói chung, thẻ thanh toán đóng vai trò rất quan trọng, và thẻ thanh toán (thanh toán bằng thẻ) trở thành khái niệm được đông đảo mọi người biết đến, vì nó
vừa đại diện cho một phương thức thanh toán, đồng thời là phương tiện và cũng là
công cụ phổ biến nhất để thực hiện các giao dịch thanh toán tại hầu hết-các quốc gia
phát triển
Thực vậy, thẻ thanh toán đã trở thành một trong những phương tiện thanh toán hiện
Trang 18
-4-
liệu, sự phát triển của hệ thống thanh toán liên ngân hàng, mang Internet thé
thanh toán đã trở thành phương tiện thanh toán hết sức tiện lợi, hiệu quả và phổ biến trên toàn thế giới
1.1.2 Lịch sử phát triển của thẻ thanh toán:
Từ những năm 30 của thế kỷ trước, các ngân hàng tại Mỹ đã bắt đầu phát hành những loại giấy có giá trị thanh toán gọi chung là “script”, loại giấy này có thể được
sử dụng như tiền mặt để mua hàng hóa tại các cửa hàng Vào năm 1946, John Biggins xây dựng hệ thống “Charge - It”, phát hành loại thể cho phép khách hàng dùng nó để mua hàng tại các điểm bán lẻ Trong hệ thống này, các nhà kinh doanh ký quỹ tại ngân hàng Biggins và ngân hàng thu tiển từ khách hàng để hoàn trả cho nhà kinh doanh Vào năm 1949, Frank Mc Namara giới thiệu loại thẻ Dinners Club, là loại thẻ dùng thanh toán cho các dịch vụ du lịch và giải trí
Năm 195]: ngan hang Franklin National tai NewYork chính thức phát hành loại thé
thanh toán đầu tiên trên thế giới và loại thể này phát triển nhanh chóng trong suốt những thập niên 1950 — 1960 Các đối tượng tham gia phát hành thé bao gồm nhiều
nhà kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau như dầu hỏa, các cửa hàng bán sỉ, bán lẻ, các hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch,
Năm 1958: American Express (Amex) phat hanh thé thanh toán Green Amex Loại thẻ này không quy định hạn mức tín dụng Với thẻ này chủ thẻ chi dụng và thanh
toán một lần vào cuối tháng Đến nay, Amex trở thành tổ chức thẻ du lịch và giải trí
_lớn nhất thế giới, phát hành và trực tiếp quản lý chủ thẻ, không thông qua các tổ chức
tài chính hay ngân hàng như các loại thẻ thanh toán khác
Cũng trong năm 1958, Ngan hang My (Bank of America) phát hành thẻ BankAmerica Năm 1976 đổi tên thành Visa Visa Card ngày nay đã trở thành Hiệp hội thẻ lớn nhất thế giới với sự tham gia của khoảng 21.000 tổ chức tài chính trên toàn cầu, đã phát hành trên 1 tỷ thẻ thanh toán Trong năm 2002, tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được thanh tốn thơng qua các cơng cụ thanh tốn của Visa đạt trên 2,4 ngàn tỷ USD
Năm 1966: Mười bốn ngân hàng thương mại của Mỹ (những ngân hàng nằm ngoài hệ
Trang 191
Association — ICA) Năm 1967, bốn ngân hàng tại California đổi tên thành Western State Bank Card Association — WSBA va phat hanh thé Master Charge Dén nam 1979, Master Charge đổi tên thành MasterCard Ngày nay Master Card là tổ chức thẻ thanh toán lớn thứ hai trên thế giới sau Visa Card Cũng như Visa Card, Master
Card cũng là một hiệp hội tài chính quốc tế riêng biệt, không quan hệ trực tiếp với chủ thẻ mà chỉ quản lý các thành viên phát hành thẻ
Thẻ JCB (The Japan Based) : Ngan hang Sanwa - Nhật Bản bắt đầu phát hành thẻ
JCB vào năm 1961, phát hành trên thị trường quốc tế vào năm 1981, Tập trung vào thị trường giải trí và du lịch, thẻ JCB tuy chưa phổ biến như thẻ American Express nhưng JCB ngày nay cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, nhờ vào nền kinh tế vững chắc của Nhật Bản và số lượng du khách Nhật Bản ngày càng gia tăng trên khắp các quốc gia trên thế giới
L2 Thanh toán thẻ - Phương thúc thanh tốn khơng dùng tiền mặt
hiện đại
1.2.1 Khái niệm thẻ thanh toán
Có thể hiểu khái quát về thẻ thanh toán như sau: Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh tốn khơng dùng tién mat, trong đó người sở hữu thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt tại các ngân hàng, các đại lý ngân hàng hay tại các máy rút tiền tự động (ATM)
Trên quan điểm của ngần hàng, việc phát hành và thực hiện thanh toán thẻ là nghiệp vụ bao gồm các hoạt động: cho vay, huy động vốn (thông qua ký quỹ hay tài khoản bảo đảm), thanh toán trong nước và quốc tế Thẻ thanh toán là một phương thức, một dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp cho khách hàng theo hợp đồng giữa ngân hàng (hoặc công ty phát hành thẻ) và chủ thẻ
Trang 20-6-
1.2.2 Mô tả và phân loại - Giới thiệu các phương diện kỹ thuật chung của thé
thanh toán
1.2.2.1 Mô tả thẻ thanh toán:
Các loại thẻ thanh toán đều được làm bằng nhựa (Plastic Card), gồm 3 lớp được ép
lại với nhau Kích thước chuẩn là 84mm x 54mm x 0,76mm, các góc được uốn tròn Hai mặt thẻ thường được trình bày như sau:
Mặt trước: Thường bao gồm các thành phần:
e Tên và biểu tượng của ngân hàng phát hành thẻ: Logo của hiệp hội phát hành thẻ, tên và biểu tượng của ngân hàng trực tiếp phát hành thẻ Những
thành phan này được thực hiện với kỹ thuật cao, cộng thêm một số chỉ tiết phân biệt khó nhận biết nhằm tránh giả mạo
e Số thẻ: Là số tài khoản của thẻ, dành riêng cho chủ thẻ Thông thường, số
này được dập nổi và sẽ được in trên hóa đơn khi chủ thẻ thanh toán tiền mua
hàng Mỗi loại thẻ có dãy chữ số khác nhau và cấu trúc, phân nhóm trong dãy số cũng khác nhau Thẻ của Visa có 2 loại: 16 số và 13 số, nhưng luôn bắt đầu bằng số 4, cách phân nhóm như sau: Loại l6 số: 4xxx XXXX XXXX XXXX Loại 13 số: 4xxx XXX XXX XXX Số thẻ MasterCard gồm 16 số, luôn bắt đầu bằng số 5, mỗi chữ số trong dãy số có ý nghĩa khác nhau: Ví dụ như:
(a): Day là mã số ngân hang phát hành (Bank Identification Number — BIN)
(b): Thời gian thanh toán: thể hiện ngày thanh toán trong tháng, được mã hóa nhằm thuận
tiện cho việc xử lý của ngân hàng
(c): Mã số quy định loại thẻ (Product Code): Quy định loại thẻ là thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,
Trang 21(e): Số thứ tự của thẻ (): Mã số thể hiện đây là thẻ chính hay thẻ phụ: Số 0 là thẻ chính, các số 1,2,3 quy định đây là thẻ phụ thứ 1,2,3, (g): Mã số thay thế: Số 0 nghĩa là thẻ chưa thay thế lần nào, số 1,2,3 thể hiện thẻ đã thay thế lần 1,2,3
(h): Mã số kiểm tra (check code) : Do MasterCard quy định và mã hóa
Thời hạn hiệu lực của thẻ (Expiry date): La thdi han thẻ được lưu hành, có hai cách
ghi: ghi thời gian bắt đầu có hiệu lực cho đến thời gian-hết hạn, hoặc chỉ ghi ngày hết
hạn của thẻ
Mã số thành viên ( Interbank Card Association): Mã số này được in nổi trước thời gian hiệu lực, số ICA và tên ngân hàng phát hành phải phù hợp Trong các hiệp hội
phát hành thẻ, mỗi ngân hàng sẽ có mã số thành viên riêng biệt
Họ tên của chủ thẻ: Họ tên của chủ thẻ được dập chữ nổi, thẻ thanh tốn khơng thể chuyển đổi cho nhau, và nếu là thẻ cá nhân thì đây sẽ là tên người chủ sở hữu thẻ,
nếu là thẻ công ty thì in tên công ty
Mã số của đợt phát hành: Mã số này không bắt buộc phải có, MasterCard và
VisaCard không quy định mã số này, nhưng thé Amex lai quy định phải có
Ký hiệu riêng: Với các loại thẻ do các hiệp hội khác nhau phát hành sẽ có ký hiệu riêng, thẻ MasterCard in chữ M&C sau ngày hiệu lực, còn VisaCard in chữ CV hay PV, RV hoặc GV Thẻ JCB thì chỉ in chữ G sau ngày hiệu lực đối với loại thể Gold Card
Những yếu tố khác: Có thể có các yếu tố khác được in trên mặt trước của thẻ thanh
toán, như: chữ ký, hình ảnh của chủ thẻ,
Mặt sau: Thường bao gồm:
Sọc từ (Magnetic Stripe): Sọc từ này ghi các thông tin mã hóa về số thẻ, tên chủ thẻ,
tên ngân hang phát hành, ngày hiệu lực, mã số cá nhân, Khi quét qua các máy rút tiền tự động, máy cấp phép tự động (POS), mọi dữ liệu này sẽ được đọc và chuyển
Trang 22_8-
hiệp hội phát hành thẻ quốc tế (hệ thống BASE - I của VisaCard hoặc hệ thống
INAS ctia MasterCard )
Khung luu chit ky (Signature Panel): La khung giấy nằm ngay dưới sọc từ, có đặc tính
rất bền, chịu nhiệt và không thấm nước, khung giấy này dành lưu chữ ký của chủ thẻ
Khi thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ sẽ so sánh chữ ký của người cầm thẻ trên hóa đơn và chữ ký mẫu trên khung giấy của chủ thẻ
Ngoài sọc từ và khung chữ ký, mặt sau thẻ còn ghi những lưu ý trong việc dùng thẻ
và tên, địa chỉ của ngân hàng phát hanh
1.2.2.2 Phân loại thẻ thanh toán:
Để phục vụ những nhu cầu đa dạng của khách hàng sử dụng thẻ, cũng như khả năng
tài chính, điều kiện đặc thù của các nhóm khách hàng khác nhau, các tổ chức phát
hành thẻ thanh toán đã cho ra đời nhiều loại thẻ với các chức năng, phạm vi sử dụng
khác nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu đa dạng này Các loại thể (gọi chung là thẻ thanh toán) có thể được phân loại như sau:
Phân loại theo tính chất thanh toán của thể: Bao gồm các loại:
- Thẻ tín dụng (Credit Card): Là loại thẻ rất phổ biến tại các quốc gia phát triển
hiện nay, thẻ tín dụng có thể dùng để thanh toán đối với các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt Với loại thẻ này, người sử dụng thẻ được ngân
hàng phát hành thẻ cấp cho một hạn mức tín dụng nhất định, qua mỗi định kỳ
(thường là 1 tháng) người sử dụng có trách nhiệm thanh khoản với ngân hàng
- Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): Là loại thẻ chỉ dùng dé rit tién mặt tại các ngân
hàng (hay chi nhánh ngân hàng) và các máy rút tiền tự động (ATM)
- Thẻ ký quỹ hay thẻ ghi nợ (Debit Card): Là loại thẻ đòi hỏi chủ thẻ phải có tài khoản tiền gửi, khi mua hàng, những khoản thanh toán của chủ thẻ sẽ được trừ
trực tiếp vào tài khoản của chủ thẻ và chuyển ngay vào tài khoản của đơn vị chấp
Trang 23_ |
các ngân hàng như loại thé “credit card”, cũng như tính tiện lợi của nó đối với khách hàng
Có hai loại Debit Card, loại thé “on — line” và loại thẻ “off — line” Với loại on —
line, khoản tiền thanh toán của chủ thẻ sẽ được trừ ngay lập tức và chuyển ngay vào
tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ, còn với loại “off — line”, những khoản giao dich này được trừ sau một thời gian nhất định (khoảng 1 — 2 ngày)
Phân loại theo mục đích sử dụng thẻ:
Thẻ cá nhân (personal card): Là loại thẻ mà chủ sở hữu là cá nhân, nhằm mục đích thanh toán cho những khoản tiêu dùng thông thường
Thẻ doanh nghiệp: (Business Card): Thường sử dụng cho nhân viên của các doanh
nghiệp, là loại thẻ mà các doanh nghiệp đăng ký với ngân hàng phát hành thẻ, phát hành cho nhân viên của mình sử dụng Với loại thể này, các doanh nghiệp có thể quản lý các khoản chi tiêu (cho mục đích kinh doanh) của nhân viên của mình thông qua các báo cáo định kỳ do ngân hàng phát hành thẻ cung cấp
Thẻ công ty (Corporate Card): Là thẻ mà chủ sở hữu là các công ty Thẻ này thường do lãnh đạo hay những người được giao trách nhiệm mua hàng thường xuyên cho
công ty sử dụng Công ty sẽ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ
Thẻ giao dịch tai chinh (Financial Transaction Card): Là loại thẻ phục vụ cho một số
giao dịch tài chính đặc biệt Thông tin quy định trong thẻ gồm cả thông tin về ngân
hàng phát hành và chủ thẻ
Thẻ hoán đổi (Altered Card): Đây là loại thẻ đã thay đổi mã số tài khoản khác với mã số ban đầu, để để phòng người khác sử dụng thẻ giả
Purchasing Card: Phổ biến ở Hoa Kỳ, đây là loại thẻ mua hàng dành cho các tập
đoàn lớn hoặc các cơ quan chính phủ Thẻ này thường là có thiết kế theo cách có gắn
Trang 24-10-
Smart Card: Còn gọi là thẻ thông minh, thành phần cơ bản của nó là một chip nhớ có dung lượng lớn, có thể lưu trữ, thay đổi thông tin, cập nhật tình hình thanh toán, số dư tài khoản nhanh chóng, có độ bảo mật, an toàn cao
Phân loại theo tổ chức phát hành thẻ:
- Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card): Là thẻ do một ngân hàng phát hành
nhằm giúp khách hàng thuận tiện trong việc sử dụng tài khoản tiền gửi hay khoản tín
dụng được cấp của mình trong ngân hàng, loại thẻ này chỉ sử dụng được trong hệ
thống của ngân hàng phát hành, hay tại những nơi có nối mạng trực tuyến với các ngân hàng trong hệ thống Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế
giới |
- Thẻ do các tổ chức phi ngân hang phát hành: Là loại thẻ do các tập đoàn kinh
doanh hay các hiệp hội kinh doanh phát hành, cũng có thể lưu hành rộng rãi trên phạm vi rộng Phổ biến nhất hiện nay là loại thẻ “liên kết thương hiệu” (co-branded card), chẳng hạn như loại thẻ mua hàng do ACB kết hợp với Saigon Coop phát hành
- Charge Card: Là loại thẻ do một công ty phát hành, với loại thẻ nay chu thé
phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã sử dụng vào cuối tháng Các loại charge card tiêu biểu là thẻ T„E Card cia AMEX va thé Dinners Club
1.2.3 Giới thiệu một số loại thẻ thanh toán chủ yếu được dùng rộng rãi trên
thế giới: Visa Card, Master Card, JCB, Amex,
1.2.3.1 VisaCard:
Khởi đầu, loại thẻ này được hình thành với quan điểm khuyến khích cấp hạn mức tín
dụng cho cá nhân của A.P Giannini, người sáng lập Bank of America Ông cho rằng tín dụng cá nhân, nếu được áp dụng một cách linh động, phù hợp, sẽ giúp mọi người chủ động, thuận lợi hơn trong đời sống Bắt đầu từ năm 1958, khi Bank of America
lần đầu tiên phát hành thẻ thanh toán (loại thẻ hai màu xanh - trắng và loại thể vàng
tại bang California) gọi là BankAmericard Trong hai thập niên 1960 — 1970, thé BankAmericard trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ, vào năm 1976, BankAmericard trở thành “Visa Card”, “Visa Card” được giới thiệu lần đầu tiên, gắn với một hiệp hội được hình thành trên cơ sở đồng sở hữu và được điều hành bởi những tổ chức tài
Trang 25-11-
nay, Hiệp hội Visa International bao gồm trụ sở chính đặt tại Hoa Kỳ, đồng thời có 6
tổ chức điều hành theo khu vực: 1) Châu A - Thái Bình Dương; 2) Canada; 3) Trung Âu và Đông Âu; 4) Trung Đông và châu Phi; 5) Liên minh châu Âu; 6) Châu Mỹ — Latinh và vùng Caribbean Như đã nêu trên, Visa là hiệp hội thanh toán thẻ lớn nhất
thế giới hiện nay với sự tham gia của hơn 21.000 tổ chức tài chính trên khắp thế giới,
doanh số thanh toán bằng các loại thẻ Visa đạt 2,4 ngàn tỷ USD trong năm 2002
1.2.3.2 JCB Card:
Được thành lập từ nim 1961, JCB (the Japan Based) luôn giữ vị trí hàng đầu trong dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Nhật Bản Từ năm 1981, JCB bắt đầu tiến
hành chương trình phát hành thẻ quốc tế với định hướng cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ chất lượng cao đối với mọi khách hàng của JCB cho dù họ bất cứ nơi nào Vào năm 1985, chương trình phát hành thẻ quốc tế của JCB được tiến hành tại Hong Kong, và từ những năm đầu của thập niên 1990 trở đi, JCB bắt đầu thu hút một số
lượng đáng kể những tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới trở thành đối tác của mình
Tuy chưa thực sự lớn mạnh và nổi tiếng như Visa Card hay Master Card, JCB cũng
đang theo đuổi chiến lược phát triển mạnh ra thị trường thế giới trên cơ sở xây dựng
một thương hiệu thẻ thanh toán quốc tế thực sự có uy tín, những dịch vụ chăm sóc
khách hàng chất lượng cao được cung cấp rộng rãi thông qua mạng lưới những “JCB Plaza” cũng như phương châm phục vụ “Service from the Heart” đã được đào tạo
cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên và đối tác và nâng lên thành mục tiêu tồn cầu
của cơng ty
Tới nay, JCB đã đạt số lượng khách hàng trên 4§ triệu người, với 10,93 triệu
ĐVCNT chấp nhận thanh toán bằng JCB Card và đã thiết lập quan hệ đối tác với trên 320 định chế tài chính trên thế giới
1.2.3.3 MasterCard:
Nguồn gốc hình thành của MasterCard có thể tính từ trước thời điểm năm 1966 Từ
những năm cuối thập niên 1940, nhiều ngân hàng tại Mỹ đã phát hành những “giấy
Trang 26- 12 -
đầu tiên của mình Ngày 16/08/1966, Hiệp hội thẻ liên ngân hàng (Interbank Card Association — ICA) hình thành, là tiền thân của MasterCard International Quá trình phát triển của MasterCard có thẻ tóm tắt như sau:
1981: Đưa ra chương trình “Thẻ Vàng” đầu tiên
1983: Lần đầu tiên (và cũng là tổ chức đầu tiên) sử dụng biểu tượng phản quang
(hologram) laser để chống thẻ giả
1990: Đưa ra chương trình thẻ liên kết thương hiệu đầu tiên
1991: Liên kết với Europay International, đưa ra thẻ Maestro ®, là thẻ thanh tốn
hồn tồn “online” đầu tiên trên thế giới
1996: Liên kết với AT&T để nâng cấp hệ thống thanh toán, thực hiện giao dịch trực tuyến đối với khách hàng thanh toán qua mạng Internet qua mạng riêng ảo (Virtual Private Network — VPN)
2002: MasterCard chuyển từ hình thức một hiệp hội thẻ liên ngân hàng sang hình
thức một tập đoàn cổ phần
Hiện nay, MasterCard có 37 văn phòng chi nhánh trên thế giới, với khoảng 22.500 thành viên trên 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng tài sản tại báo cáo năm 2002 là 2,26 tỷ USD, là một trong hai thương hiệu có uy tín nhất trong lĩnh vực thanh toán thẻ bên cạnh VisaCard
1.2.4 Cơ chế và quy trình thanh toán
Đối với các loại thẻ khác nhau, cơ chế thanh toán có thể có một số khác biệt nhất
định, nhưng cơ chế chung nhất của quá trình thanh toán bằng thẻ có thể được khái
quát như sau:
Thông thường, một hệ thống thanh toán thẻ tiêu biểu có 5 thành phần tham gia: I) Khách hàng (hay chủ thẻ)
2) Ngân hàng của chủ thẻ (hay còn gọi là ngân hàng phát hành thẻ)
3) Người bán hàng hóa hay dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ (đơn vị chấp nhận thẻ
— DVCNT)
Trang 27~ 13s
5) Hệ thống xử lý giao dịch chung, ví dụ như hệ thống mạng thanh toán của
Trang 28-14- SO DO 01: TONG QUAT CAC BUGC TRONG QUA TRINH THANH TOAN Chu thé (Khach hang) A (1): on (9):Gửi a hóa mức tín Acts nong 7 (mỗi bay ‘ thang) quy v Ngan hang phat hành thẻ - Ngân hàng của người mua BANG THE (3): Mua hàng hóa hay dịch vụ _—— (4): Xin cấp phép (Authorization) Mang thông tin thanh toán (5): Gửi (5): Gửi và nhận và nhận
thông tin thông tin
Trang 29[
-15- Trong Sơ đồ số 1, trình tự các bước như sau:
- (1): Người mua xin cấp hạn mức tín dụng (đối với credit card) hoặc ký quỹ
(đối với debit card) tại ngân hàng (ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng của người
mua) để có thẻ thanh toán
- (2): Đơn vị chấp nhận thẻ đăng ký với ngân hàng (ngân hàng thanh toán —
ngân hàng của người bán) để mở tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ (Merchant account) Các bước (1) và hai có thể được tiến hành không theo thứ tự và hồn tồn khơng phụ thuộc vào nhau
- (3), (4), (5): Khi có nhu cầu thanh toán bang thé cho DVCNT hay rit tién mat
tại các máy ATM, khách hàng sẽ xuất trình thể hay đưa thẻ vào máy quét thẻ để nhập thông tin, thông tin này sẽ được gửi qua mạng thơng tin thanh tốn đến trung tâm xử lý của hệ thống thanh toán để xác định hiệu lực thanh toán của thẻ Khi đã có xác nhận thẻ có đủ hiệu lực thanh toán của trung tâm xử lý, việc cấp phép hồn tất Thơng tin này cũng được gửi đến và lưu tại ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng của người bán để làm cơ sở cho việc thanh toán bù trừ giữa hai ngân hàng
- (6), (7): Khi ngân hàng của người bán (hoặc ngân hàng sở hữu máy ATM)
xuất trình những chứng từ hợp lệ chứng minh giao dịch đã được thực hiện (là dưới dạng dữ liệu số hóa thông qua mạng lưới thanh toán liên ngân hàng), ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm thanh tốn (hồn quỹ) cho ngân hàng của người bán
- (8): Trong vòng một thời gian nhất định (thường khong qua 48 gis), DVCNT
gửi các hóa đơn giao dịch bằng thẻ tới ngân hàng của mình (ngân hàng thanh toán) và nhận tiền bán hàng từ ngân hàng này (ghi có trong tài khoản của người bán)
- (9) Cuối kỳ (thường là một ngày quy định trong tháng), ngân hàng phát hành
thẻ gửi bản sao kê, ghi chỉ tiết các giao dịch của chủ thẻ Để tiếp tục sử dụng thẻ,
Trang 30- 16 -
13 Đặc điểm của phương thức thanh toán thẻ
13.1 Vai trò và lợi ích của việc sử dụng thẻ thanh toán:
+, s*
Là một trong những phương thức thanh toán hiện đại nhất, thanh toán thé mang lai nhiều lợi ích, không chỉ lợi ích đối với các bên tham gia mà còn có tác dụng tích cực trên nhiều phương diện của đời sống kinh tế, xã hội nói chung
1.3.1.1 Lợi ích của thẻ thanh toán đối với các bên tham gia: Lợi ích đối với người sở hữu thẻ:
Thẻ thanh toán giúp người sở hữu thẻ có thể thực hiện thanh toán hầu như mọi
lúc, mọi nơi với tốc độ nhanh chóng, hoặc rút tiền mặt tại các máy ATM
(Automatic Teller Machine) Chủ thẻ không phải đem theo nhiều tiền mặt để
thanh toán cho các khoản chỉ tiêu của mình, chỉ cần mang một tấm thẻ nhựa còn hiệu lực là đủ So với tiền mặt, séc và các hình thức thanh toán khác, thẻ thanh toán sử dụng dễ dàng hơn, tăng mức độ an toàn, khả năng mua hàng, làm giảm
nhu cầu giữ tiền mặt đến mức tối thiểu Thẻ thanh toán có thể sử dụng trên phạm vi quốc tế (với loại thể quốc tế), và trong trường hợp tài khoản của thẻ tính bằng
USD hay một ngoại tệ mạnh thì việc sử dụng thẻ khi ra nước ngoài sẽ rất tiện lợi, tránh được việc phải đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ, giảm đáng kể rủi ro do biến động tỷ giá và tiết kiệm thời gian, thuận lợi hơn đối với chủ thẻ
Lợi ích đối với ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh tốn:
©_ Ngân hàng phát hành: được hưởng phí dịch vu cả từ phía chủ thẻ lẫn đơn vị chấp nhận thẻ, bên cạnh đó, với việc phát hành thẻ tín dụng, ngân hàng còn đẩy mạnh cho vay tiêu dùng thông qua hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng, thu lợi nhuận từ các khoản cho vay này Với việc phát hành thẻ ghi nợ (debit
card), ngân hàng có thêm một kênh huy động vốn, và nguồn vốn này sẽ trở
nên đáng kể, phát triển song song với sự phát triển của thẻ ghi nợ
o_ Ngân hàng thanh toán: thu lợi nhuận từ phần hoa hồng được hưởng khi làm trung gian thanh toán, ngoài ra còn tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ thanh toán mới cho khách hàng
Trang 31
-17-
Chấp nhận thanh toán thẻ sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng thu hút
khách hàng đối với các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở mà đối tượng
khách hàng là người nước ngoài, khách hàng nội địa có thu nhập cao và mua
sắm thường xuyên bằng thẻ thanh toán Bên cạnh đó, thanh toán bằng thẻ sẽ _nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều so với việc thanh toán bằng tiễn mặt, nâng
cao khả năng phục vụ khách hàng của cơ sở kinh doanh
Ngoài ra, với tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ tại ngân hàng, ĐVCNT vẫn được hưởng lãi trên số dư tài khoản, và chỉ cần nộp hóa đơn là tài khoản dude
ghi tăng, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, chỉ phí bảo vệ so với việc
đưa tiền mặt tới ngân hàng
1.3.1.2 Lợi ích của thẻ thanh toán đối với nhà nước và toàn xã hội
- Việc phát triển thanh toán bằng thẻ trên phạm vi rộng sẽ làm giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông, nhà nước sẽ tiết kiệm được các chỉ phi in,
phat hanh va thay thé tién mat cfi rach ,
- Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển các công cụ kiểm soát tỷ lệ lạm phát so với tình hình thanh toán bằng tiền mặt
phổ biến hiện nay
- Khi áp dụng rộng rãi việc trả lương cho người lao động thông qua tài khoản cá nhân trong ngân hàng (tài khoản thẻ), hiệu quả trong việc theo dõi thu nhập của các cá nhân trong diện chịu thuế thu nhập sẽ được tăng cường, tránh thất thu thuế
- Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí xã hội trong việc in
ấn, phát hành, thay thế tiền mặt cũ rách, chi phí vận chuyển, bảo quản và đảm bảo an ninh đối với tiền mặt Ngoài ra, thanh toán bằng thẻ còn giúp
tiết kiệm thời gian kiểm đếm, giảm tối đa việc lập chứng từ, hóa đơn, tạo
nhiều thuận lợi cho cả bên thanh toán và bên được thanh toán
- Do được chế tạo với kỹ thuật cao, thẻ thanh toán có tính an toàn cao hơn
nhiều so với tiền mặt, nên khi thanh toán thể được áp dụng phổ biến trong nền kinh tế, vấn đề sản xuất và lưu hành tiển giả cũng sẽ được hạn chế rất nhiều
| TRƯỜNG ĐH BÌNH DƯƠNG |
| THU VIiEN
Trang 32-18-
1.3.2 Một số nhược điểm của việc sử dụng thẻ thanh toán:
Bên cạnh những ưu thế không thể phủ nhận so với phương thức thanh toán bằng
tiền mặt truyền thống, thanh toán bằng thẻ cũng có những nhược điểm nhất định,
đó là:
“Chưa thay thế được một số phương thức thanh toán khác trong trường hợp
thanh toán với số tiền lớn
- Chi phi đầu tư, vận hành và quản lý hệ thống, huấn luyện nghiệp vụ, phát
hành thẻ, v.v, còn cao so với với khả năng của đa số các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong trường hợp của các ngân hàng thương mại tại các nước đang
phát triển như nước ta
- — Chi phí cho việc sử dụng thẻ của khách hàng còn khá cao so với thu nhập bình quân của đa số người dân Bao gồm các loại phí: Phí thường niên, phí rút tiền
mặt, chênh lệch tỷ giá khi sử dụng loại thẻ quốc tế, tài khoản thẻ là tài khoản
ngoại tỆ
- Chưa khắc phục được một cách triệt để các trường hợp rủi ro có thể xảy ra
(trình bày chỉ tiết trong mục 1.3.3: Một số rủi ro trong việc phát hành, sử dụng và
thanh toán thẻ)
1.3.3 Một số rủi ro trong việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ:
Trong hầu hết các khâu trong quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ đều tiểm tàng những nguy cơ rủi ro Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây tổn thất và tạo những chi phí không đáng có đối với chủ thẻ, ĐVCNT, ngân hàng phát hành và
/ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ
Những loại rủi ro chính có thể phân thành § loại như sau:
- Yêu cầu phát hành thẻ với thông tin gid mao (Fraudulent Applications):
Ngân hàng phát hành thẻ có thể không thẩm định kỹ các thông tin của khách hàng
trên hồ sơ xin phát hành thẻ, khi xảy ra trường hợp khách hàng cố ý giả mạo để
đánh lừa ngân hàng phát hành, ngân hàng sẽ gặp phải những rủi ro tín dụng khi chú
thẻ sử dụng thẻ nhưng không có khả năng thanh toán hoặc cố ý khơng thanh tốn
- Thẻ giả (Counterfeit Card): Do các cá nhân hay tổ chức tội phạm làm giả
Trang 33-19-
thẻ thanh toán bị đánh cắp, thất lạc, Loại rủi ro này lại càng trở nên phổ biến
cùng với sự phát triển của mạng Internet và các giao dịch thanh toán trên mạng Internet ngày nay, vì chỉ cần nắm được các thông tin trên thẻ, người ta có thể thực hiện thanh toán gần như ngay lập tức đối với các giao dịch trên mạng Thẻ giả tạo ra các giao dịch giả mạo sẽ gây tổn thất cho ngân hàng phát hành thẻ Theo quy
định hiện nay của Tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi giao dịch sử dụng thẻ giả có mã số ngân hàng phát hành
(BIN - Bank Identification Number) của mình Đây là loại rủi ro nguy hiểm và rất khó quản lý vì nằm ngồi tầm kiểm sốt của các ngân hàng
Thẻ bị mất cắp - thất lạc: Khi chủ thẻ bị mất cắp hay làm thất lạc thẻ và
thẻ bị người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng phát hành để có các biện pháp hạn chế sử dụng hay thu hôi thẻ Với trình độ công nghệ hiện nay, các tổ chức tội phạm có thể làm giả thẻ, mã hóa lại các thẻ để tiến hành các giao dich gid Rui ro nay sẽ gây tổn thất cho chủ thẻ hoặc ngân hàng phát hành
Theo thống kê của Tổ chức thẻ quốc tế thì đây là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rủi ro, chiếm khoảng 59% số vụ việc xảy ra rủi ro trong thanh toán thẻ
Chủ thẻ không nhận được thể do ngân hàng phát hành gửi (Never Received Card): Ngan hang phát hành gửi thẻ cho khách hàng qua đường bưu chính nhưng thẻ bị mất trong quá trình vận chuyển Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức không biết về việc thẻ đã được gửi cho mình Trong trường hợp này, ngân hàng phải chịu toàn bộ rủi ro đối với các giao dịch giả mạo có thể xảy ra
Tài khoản của chủ thê bị chiếm dụng (Account Take-over): Rủi ro này thường xảy ra vào các kỳ phát hành lại thẻ của ngân hàng, ngân hàng phát hành có thể nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và yêu cầu gửi thẻ về địa chỉ mới của chủ thẻ Nếu thông báo này là giả mạo và việc kiểm tra tính xác thực của thông báo này không được tiến hành chu đáo, ngân hàng có thể gửi thẻ về địa chỉ không phải của chủ thẻ đích thực Rủi ro này chỉ có thể bị phát hiện cho tới khi chủ thẻ chờ nhưng không nhận được thẻ, liên hệ với ngân hàng phát hành hoặc tới cuối kỳ khi ngân hàng phát hành yêu cầu chủ thẻ thanh toán sao kê Rủi ro này gây tổn
Trang 34- 20 -
Rủi ro khi thanh toán hàng hóa — dịch vụ bằng thẻ qua thư, qua điện thoại,
Imternet, Trong trường hợp các cơ sở chấp nhận thẻ cung cấp hàng hóa, dịch vụ
theo yêu cầu của khách hàng qua thư tín, điện thoại, Internet, và dựa trên các thông tin về thẻ như loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, Nếu chủ thẻ thực sự không phải là người đặt hàng thì giao dịch này sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán Trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro cho ÐVCNT hoặc ngân hàng thanh toán
Nhân viên của cơ sở chấp nhận thẻ in nhiều hóa đơn thanh toán của một thẻ (Multiple inpris): Khi thực hiện giao dịch, nhân viên của cơ sở chấp nhận thé có thể cố ý in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ hóa đơn
cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch Sau đó, người ta có thể giả mạo chữ ký thật
của chủ thẻ để nộp hóa đơn thanh toán cho ngân hàng thanh toán Rủi ro này khi xảy ra sẽ gây thiệt hại cho chủ thẻ, ngân hàng thanh toán hoặc cơ sở chấp nhận thẻ
Tạo băng từ giả (Skimming): Với kỹ thuật cao, các tổ chức tội phạm có thể thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ thanh toán thật tại các cơ sở chấp nhận
thẻ, sau đó sử dụng những phần mềm chuyên biệt để giải mã thông tin, tạo các
băng từ trên thẻ giả chứa các thông tin hoàn toàn giống thẻ thật và thực hiện giao dịch bằng những thẻ giả này Tại các nước phát triển, hình thức tội phạm này khá
phổ biến Rủi ro này nếu xảy ra có gây tổn thất cho ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán và thông thường nhất là cho chủ thẻ
Ngoài các rủi ro chính để cập ở trên, các nguy cơ rủi ro khác luôn có thể xuất hiện nếu các bên tham gia thanh toán thẻ không chú trọng đúng mức tới việc bảo mật, đảm bảo an toàn trong thanh toán thẻ, các ngân hàng tham gia không chú ý đúng mức tới việc quản lý, bảo vệ cơ sở dữ liệu và quản trị hệ thống kỹ thuật của mình
1.4 Cơ sở pháp lý của việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trong
hệ thống ngân hàng Việt Nam
1.4.1 Quy định của Luật các tổ chức tín dụng về việc thực hiện các dịch vụ thanh toán của các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
Cơ sở pháp lý cao nhất của mọi hoạt động của các tổ chức tín dụng hoạt động trên
Trang 35« 2p -
1.4.2 Quy định của Ngân hàng Nhà nước
Cho đến nay, văn bản pháp lý chi tiết và đầy đủ nhất quy định về các hoạt động
trong lĩnh vực phát hành, kinh doanh và sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam là “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” đi kèm theo quyết định 371/1999/QĐ.- NHNN (Gọi tắt là Quy chế 371) do thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành ngày 19/10/1999 Tuy nhiên, trước ngày ban hành quy chế này, cũng đã có
một số văn bản có để cập đến thanh toán thẻ như sau:
- Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 297-QĐ/NH2 ngày
9-9-1997 về việc thu phí đối với việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng
- Quyết định của thống đốc Ngân hàng nhà nước số 22/QĐ-NHI ngày
21-2-1994 ban hành “thể lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt”
- “Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt” ban hành theo quyết định
số 22/QĐ-NHI ngày 21-2-1994 của thống đốc ngân hàng nhà nước 1.4.3 Các văn bản pháp quy có liên quan:
Bên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật đã nêu trên, quá trình phát hành, sử
dụng và thanh toán thẻ còn được điều chỉnh một cách trực tiếp hay gián tiếp bởi
A nw ~ + ˆ 1*
một số văn bản khác, cụ thể là:
- Nghị định số 63/1998/NĐ - CP ngày 17/8/1998 của Chính Phủ về quan ly
ngoại hối
- Thông tư sé 01/1999/TT — NHNN7 ngay 16/04/1999 cia Ng4n Hang Nha
Nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ — CP về quản lý ngoại hối
- Quyết định số 337/1998/QĐ - NHNN7 ngày 24/10/1998 của Thống Đốc
Ngân Hàng Nhà Nước về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền
mặt khi xuất cảnh Trong quyết định này dù có để cập tới việc mang thẻ thanh
toán hay giấy tờ có giá khi ra nước ngồi nhưng khơng quy định cụ thể, mà chỉ dẫn chiếu những quy định của Thông tư số 01/1999/TT - NHNN7 ngày 16/04/1999 của Ngân Hàng Nhà Nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/ND — CP vé
Trang 36`
Ngoài ra, trong hệ thống các ngân hàng lớn tại Việt Nam, như Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân Hàng Công Thương, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân Hàng Á Châu đều có xây dựng những quy trình nghiệp
vụ chi tiết trong công tác phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trong hệ thống
ngân hàng, với mục đích cụ thể hóa quy chế về thẻ thanh toán của Ngân Hàng
Nhà Nước và thống nhất quy trình thực hiện và theo dõi nghiệp vụ phát hành, sử
dụng và thanh toán thẻ trong hệ thống ngân hàng của mình Chẳng hạn như Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam có Quyết định số 72/QĐ/NHNT/QLT ngày
21/08/2000 do Tổng Giám Đốc ban hành, hướng dẫn chỉ tiết quy trình nghiệp vụ
phát hành thẻ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng, nghiệp vụ tra soát, khiếu nại và đòi bồi hoàn, nghiệp vụ quản lý rủi ro, v.V
1.5 Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát hành và sử dụng thẻ
thanh toán *
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển thanh toán thẻ tại Hàn Quốc:
Tại Hàn Quốc, truyền thống thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư đã tổn tại và
được duy trì trong nhiều năm, nhưng kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, các tổ chức tài chính tại nước này đã liên tục thúc đẩy những hoạt động
marketing hướng về người tiêu dùng Các công ty'tại Hàn Quốc tiến hành nhiều nỗ
lực nhằm thoát khỏi sự trì trệ sau khủng hoảng bằng cách giảm tỷ lệ nợ / cổ phiếu của mình, và để làm được điều này, họ quay lại với cách thu hút vốn đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu thay vì vay vốn ngân hàng như trước đây Nhiều ngân hàng
lâm vào tình trạng thừa vốn và chuyển sang đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng trong dân
cư Cùng lúc với hiện tượng này, các động thái của chính phủ nhằm phục hồi niềm
tin của người dân vào sự phục hồi của nền kinh tế cũng góp phần rất lớn trong việc
đẩy mạnh cho vay tín dụng cá nhân
Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, tín dụng cá nhân tại Hàn
Trang 37- 23 -
người dân trở nên hết sức dễ dàng Người dân chỉ cần có giấy chứng minh (Identity Card) còn hiệu lực là có thể được cấp thẻ, thậm chí thẻ tín dụng còn được cấp ngay tại các quầy giao dịch của ngân hàng trên đường phố với thủ tục hết sức dễ dàng Cuối năm 1999, chính phủ Hàn Quốc khuyến khích sử dụng thẻ tín dụng thông qua các biện pháp: giảm mức thuế đối với các khoản chỉ tiêu được thanh toán bằng thẻ tín dụng; tiến hành xổ số trúng thưởng dành cho các chủ thẻ, Các biện pháp này nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, bên cạnh đó là tránh thất thu thuế, tăng thu
ngân sách, vì nhà nước quản lý được các khoản chỉ tiêu qua thẻ tín dụng của dân
cư Thẻ tín dụng trở nên hết sức phổ biến, các giao dịch kinh tế “ngầm” giảm đáng
kể, giảm hiện tượng thất thu thuế và khối lượng thuế VAT thu được gia tăng
Cùng lúc với sự phát triển của dịch vụ thanh toán thẻ và tỷ lệ sử dụng thẻ thanh toán trong dân cư gia tăng rất nhanh, những hệ quả tiêu cực của việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng một cách thiếu thận trọng cũng xuất hiện Do một người có
thể sở hữu nhiều thẻ tín dụng tại các ngân hàng phát hành khác nhau, và mỗi thẻ tín dụng đều được cấp một hạn mức tín dụng nhất định nên một số không ít chủ thẻ đã rút tiền được ứng trước có trong tài khoản thẻ tại các máy ATM và tiêu dùng
vượt khả năng họ có thể thanh toán, sau đó họ lại tiếp tục mở tài khoản thẻ tại một
ngân hàng khác và dùng tiền ứng trước tại ngân hàng tiếp theo để trả nợ đến hạn
cho ngân hàng cấp thẻ lần đầu, cho tới ngân hàng thứ hai, thứ ba, Thực chất, món nợ của họ chỉ đổi chủ mà không thể trả dứt được Chu trình này cứ tiếp tục, nhưng
rốt cuộc, do số lượng các nhà phát hành thẻ tại Hàn Quốc có hạn, việc vay tiễn trả nợ bằng hạn mức trong tài khoản thẻ tín dụng tới một lúc nào đó phải chấm dứt và
chủ thẻ sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ Như nhiều chuyên gia đã cảnh báo trước đó, số lượng các chủ thẻ không có khả năng chỉ trả ngày càng tăng cao,
và phần lớn những chủ thẻ này nợ ngân hàng phát hành thẻ những khoản tién con
Trang 38
- 24 -
Theo Ngân Hàng Quốc Gia Hàn Quốc, tổng số dư nợ tín dụng của các hộ gia đình
vào thời điểm cuối năm 2002 vào khoảng 439 ngàn tỷ won, tăng hơn gấp đôi từ
con số 214 ngàn tỷ won cuối năm 1999 và có giá trị tương đương 34 GDP của nước này Trong tình hình đó, chính phủ đối phó bằng cách nâng lãi suất tín dụng để
giảm số dư nợ tiêu dùng trong dân cư, (chủ yếu các khoản nợ này tăng cao có
nguyên nhân từ việc cấp thẻ tín dụng cho dân một cách đại trà, thiếu những biện pháp đảm bảo hữu hiệu) nhưng lãi suất cao lại khiến cho số lượng các chủ thẻ mất
khả năng thanh toán tăng hơn nữa, nhất là khi những khoản nợ tiêu dùng hiện đã ở mức rất cao
Để chống tình trạng sử dụng hạn mức tín dụng trong tài khoắn thẻ một cách thiếu
cân nhắc, các tổ chức phát hành thẻ đưa ra các chương trình hướng dẫn quản lý tài chính - tín dụng cá nhân cho các chủ thẻ Về mặt quản lý nhà nước, chính phủ Hàn Quốc tạo áp lực buộc các tổ chức phát hành thẻ giảm phí, giảm hạn mức tín dụng ứng trước đối với chủ thẻ và tăng thêm tỷ lệ dự trữ để phòng rủi ro Cụ thể, chính phủ quy định các tổ chức phát hành thẻ phải dành ra một khoản vốn tương đương với 8% tổng số dư các tài khoản thẻ của mình để dự phòng rủi ro do chủ thẻ mất khả năng thanh toán, xóa các khoản nợ kéo dài trên 6 tháng, và thiết lập các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn để thẩm định khách hàng trước khi cấp thẻ Trong năm 2003,
chính phủ còn thỏa thuận với các tổ chức phát hành thẻ hủy bỏ 2,1 triệu thẻ tín
dụng không được sử dụng qua trên 1 nim (dormant cards)
Tác động của việc phát hành thẻ quá rộng rãi, thiếu sự thẩm định và những quy
định chế tài chặt chế tại Hàn Quốc trohg những năm gân đây đã hết sức rõ ràng: Chỉ trong vòng 4 tháng, từ tháng 9/2002 đến tháng 12/2002, giá cổ phiếu của các
công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính nói chung (bao gồm cả-cổ phiếu của các
ngân hàng) đã mất giá khoảng 20%
Những bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy:
Thứ nhất: Thẻ tín dụng tiêu dùng dành cho các cá nhân phải được chú ý cân nhắc
trên khía cạnh khả năng tài chính, kiến thức tiêu dùng và ý thức chấp hành các quy định của người được cấp thẻ, tránh tình trạng cấp thẻ tràn lan, gây sự mất cân đối
Trang 39
-25-
Thứ hai: Các cơ quan quản lý cần theo dõi sát sao, dự báo được các tác động của các chính sách kinh tế, tiền tệ của mình, phải luôn xây dựng những phương án hữu hiệu để can thiệp khi xảy ra những lệch lạc, kịp thời và mạnh dạn điều chỉnh chính
sách khi thấy cần thiết, đảm bảo cho thị trường thanh toán thẻ hoạt động lành
mạnh và phát triển bền vững
Bài học về phát hành thẻ thanh toán của Hàn Quốc rất đáng được các ngân hàng
tham gia thanh toán thẻ nước ta ghi nhận, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đánh giá cao sự phản ứng nhanh chóng, kịp thời và chính xác của chính phủ Hàn Quốc trong việc xử lý ngay những lệch lạc trong công tác phát hành thẻ tín dụng nói riêng,
cũng như vấn để tín dụng cá nhân và hộ gia đình nói chung, nhằm đảm bảo sự ổn
định kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển lâu dài của dịch vụ thanh toán thẻ (Nguồn số liệu: Báo cáo của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á - Văn phòng tại Hàn
Quốc -2003)
1.5.2 Kinh nghiệm phát triển thanh toán thẻ tại Trung Quốc:
Tại Trung Quốc, khuynh hướng tiết kiệm để đầu tư hay tiêu dùng trong tương lai
luôn được xem trọng Nhìn chung, việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng (tức là tiêu dùng cái mình chưa có, sẽ phải trả nợ trong tương lai) khó được chấp nhận, tâm lý
chung của xã hội là không muốn sử dụng thẻ tín dụng để rồi sau đó phải trả nợ cho tổ chức phát hành
Vào năm 1979, lần đầu tiên thẻ tín dụng xuất hiện tại Trung Quốc sau khi Ngân
Hàng Nhà Nước Trung Quốc - chi nhánh Quảng Đông ký thỏa thuận về thanh toán thẻ với Ngân Hàng Đông Á (Bank of East Asia - có trụ sở đặt tại Hồng Công),
theo đó Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc sẽ chấp nhận thanh toán đối với thẻ
Bank Americard / VISA do Ngân Hàng Đông Á (Hồng Công) phát hành Vào thời
điểm này, số người sở hữu thẻ thanh toán rất giới hạn Đến năm 1985, Trung Quốc
mới phát hành thẻ tín dụng đầu tiên
Trong quá trình phát triển thanh toán thẻ, Trung Quốc cũng đã gặp phải không ít
khó khăn, bắt nguồn từ những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan Đến thời
điểm tháng 6/2002, các tổ chức phát hành thẻ tại Trung Quốc (có 55 ngân hàng, tổ
Trang 40- 26 -
triệu thẻ các loại, lắp đặt 49.000 máy ATM và 33.400 máy đọc thẻ trên toàn quốc Toàn Trung Quốc hiện có trên 100.000 ĐVCNT, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn Những con số kể trên thể hiện phần nào nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển thanh toán bằng thẻ Tuy nhiên, với tầm vóc của một quốc gia có trên 1,3 tỷ dân, thanh toán thẻ vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa tương xứng với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của đất nước có rất nhiều tiêm năng này Những bài
học kinh nghiệm của Trung Quốc có thể khái quát trên một số nét lớn:
Thứ nhất: Ngay từ ban đầu, Trung Quốc không xây dựng một tiêu chuẩn thống nhất trong việc phát hành thẻ: Mỗi ngân hàng phát hành thẻ tự áp dụng những tiêu
chuẩn kỹ thuật khác nhau, dẫn đến tình trạng thẻ của ngân hàng nào phát hành thì
chỉ thanh toán được tại các máy ATM hay các ÐĐVCNT của ngân hàng đó Cho đến
năm 1993, Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo Ngân Hàng Trung Ương tiến hành “chiến dịch Thẻ Vàng” (Gold Card campaign) nhằm thống nhất các loại thẻ thanh toán theo một chuẩn thống nhất, kết nối hệ thống thanh toán thể của các ngân hàng nhằm đảm bảo tính liên thông trong thanh toán thì chiến dịch này không được hưởng ứng, thậm chí những ngân hàng lớn của nhà nước, vốn chiếm tỷ trọng phát hành thẻ lớn, tham gia một cách miễn cưỡng vì họ phải thay thế những thẻ
theo tiêu chuẩn cũ của mình với chi phí không nhỏ, mà những thẻ này đang mang lại lợi nhận đáng kể và chiếm thị phần lớn trên thị trường
Thứ hai: Hệ thống luật lệ nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các đối tượng tham gia thanh toán thẻ của Trung Quốc còn rất sơ sài, chưa xác định rõ và quy định cụ thể
quyền và trách nhiệm của ngân hàng cũng như của chủ thẻ Các ngân hàng có xu
hướng ràng buộc chủ thẻ theo hướng có lợi cho ngân hàng, dẫn đến một số quyền
lợi chính đáng của chủ thẻ không được đảm bảo, các thủ tục cấp thẻ rất phức tạp, gây can ngại không ít cho quá trình phát triển thanh toán thẻ tại nước này (Số liệu
tổng hợp từ Báo cáo thường niên của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc)
Những kinh nghiệm chủ yếu cần tham khảo đối với Việt Nam:
Qua kinh nghiệm phát triển thanh toán thẻ của Hàn Quốc và Trung Quốc, liên hệ đến tình hình thanh toán thẻ hiện nay của nước ta, những bài học kinh nghiệm chủ
a rà x 4 `