1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gia đình và hôn nhân của người hàn (so sánh với gia đình và hôn nhân của người việt)

232 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 232
Dung lượng 33,07 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIÁ THÀNH no Hồ CHÍ MINH

H4 0c DAI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN sẽ

KEM HYUN JAE

GIA DINH VA HON NHAN CUA NGƯỜI HAN

Trang 3

th

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KIM HYUN JAE

GIA DINH VA HON NHAN CUA NGUOI HAN

(SO SANH VGI GIA DINH VA HON NHAN CUA NGUOI VIET) CHUYEN NGANH: DAN TOC HOC

MA SO: 5 03 10

LUAN AN TIEN SY LICH SU

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi Các kết quả

của luận án là trung thực và chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TP Hồ Chí Minh,ngày tháng năm 2005

Người thực hiện

Trang 5

LỜI CÁM ƠN

Luận án này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tâm của GS.TS Ngô

Văn Lệ và PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp Từ bước vào làm luận án này cho đến

hoàn thành tôi đã gặp không ít khó khăn trong việc chọn để tài luận án, tìm

tài liệu, dịch tài liệu, phân tích, khám phá tìm hiểu những nét tương đồng và

nét khác biệt tuy nhiên với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn

GS.TS Ngô Văn Lệ và PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp, tôi đã được sự tự tin và

hồn thành cơng việc làm luận án Với một người nước ngồi chưa thơng thạo tiếng Việt thì đó thật sự là một điều quý giá Vì đậy khi luận án đã được

hoàn thành tôi xin được gửi tới thầy Ngô Văn Lệ và thầy Nguyễn Văn Tiệp

lời cảm ơn chân thành vì sự giúp đỡ quý giá ấy

Luận án được hoàn thành không thể không kể tới sự giúp đỡ của vợ tôi

Lee Jee Sun Và tôi cũng xin cảm ơn chị Mai Đặng Mỹ Hiển và chị Phan Thị

Thanh Loan đã khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận án này

Cuốt cùng, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của các

Trang 6

ĐẪN LUẬN 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Định nghĩa dân tộc do Staline nêu lên: “Dân tộc là một khối cộng đồng tộc người ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế, về tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hóa” [14,48] Còn văn hóa của một dân tộc, dẫu là một phạm trù rất rộng, nhưng về cơ bản thể hiện rõ nét qua nếp sống của người dân trong các cộng đồng mà nếp sinh hoạt ấ ấy, về cơ bản, lại chủ yếu thể hiện qua cách ứng xử

giữa người với người, giữa con người với thế giới chung quanh họ Do vậy, đã từ lâu, để hiểu văn hóa của một dân tộc cần phải quan sát kỹ, nghiên cứu thâm sâu, hiểu rõ ngôn ngữ và thâm nhập vào đời sống của cư dân trong

cộng đồng ấy trong một thời gian dài mới có thể chiêm nghiệm nền văn hóa ấy, so sánh với nền văn hóa của mình và hơn hết là để có thể hiểu nhiều hơn

về chính mình

Một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ đặc trưng sinh hoạt văn hóa của

một dân tộc là hôn nhân và gia đình Gia đình là nền tảng của xã hội, là hạt

nhân của xã hội trong đó gia đình có chức năng chủ yếu là giáo dục con cái,

vun đắp tài năng, hình thành và phát triển nhân cách tốt, nuôi dưỡng tâm hồn

Trang 7

1.5 TIỂU KẾT

132

CHUONG II- HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI HÀN - mm T34

2.1 NHỮNG QUAN NIỆM TRONG HÔN NHÂN NHƯ 135

2.1.1 Những quan niệm hôn nhân truyền thống - 135

2.1.2 Những biến đổi trong quan niệm hôn nhân và quan niệm hôn

nhân ngày nay 3 =1

2.1.3 Những biến đổi —— quan niém nly di - vom |S]

2.2 NHUNG NGHI LE HON NHAN sone omen [5A

2.2.1 Những nghi lễ hôn nhân truyền thống == 154

2.2.2 Những nghỉ lễ hôn nhân ngày nay ~ 164

TÀI LIEU THAM KHẢO _— — 182

Trang 8

DẪN LUẬN 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Định nghĩa dân tộc do Staline nêu lên: “Dân tộc là một khối cộng đồng tộc

người ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói,

về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế, về tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn

hóa” [14,48] Còn văn hóa của một dân tộc, dẫu là một phạm trù rất rộng,

nhưng về cơ bản thể hiện rõ nét qua nếp sống của người dân trong các cộng đồng mà nếp sinh hoạt ấy, về cơ bản, lại chủ yếu thể hiện qua cách ứng xử

giữa người với người, giữa con người với thế giới chung quanh họ Do vậy, đã

từ lâu, để hiểu văn hóa của một dân tộc cần phải quan sát kỹ, nghiên cứu

thâm sâu, hiểu rõ ngôn ngữ và thâm nhập vào đời sống của cư dân trong

cộng đồng ấy trong một thời gian dài mới có thể chiêm nghiệm nên văn hóa

ấy, so sánh với nên văn hóa của mình và hơn hết là để có thể hiểu nhiều hơn

về chính mình

Một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ đặc trưng sinh hoạt văn hóa của một dân tộc là hôn nhân và gia đình Gia đình là nền tảng của xã hội, là hạt nhân của xã hội trong đó gia đình có chức năng chủ yếu là giáo dục con cái,

vun đắp tài năng, hình thành và phát triển nhân cách tốt, nuôi dưỡng tâm hồn cao quý của con người để từng thành viên đều được sống đầy ý nghĩa, nhân

ban trong su dim bọc thương yêu, nâng đỡ lẫn nhau dưới một mái ấm gia

đình vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc Từ thế hệ này sang thế hệ khác, vấn để giáo

dục thế hệ trẻ, nhờ có được bao tâm huyết và sự cống hiến quên mình của

Trang 9

đạo, các bậc thầy thật đáng kính, cùng bao bậc học giả trí thức uyên thâm nên đã không những kế thừa mà còn phát huy được nhiều giá trị tỉnh hoa hun

đúc lâu đời của gia đình, họ tộc và đân tộc nhờ đó duy trì thuần phong mỹ tục

của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa mới, tạo nên những

nét văn hóa độc đáo và bản sắc dân tộc tại từng nước, hình thành nên truyền

thống hiếu học ngàn đời của các dân tộc châu Á Kết quả là, trước nay bao nhiêu bậc tài hoa đã ra đời trên hai nước bán đảo bé nhỏ này, những người

con ưu tú, cả người Hàn lẫn người Việt trong nước lẫn kiểu bào, đã đoạt các giải thưởng quốc tế khắp Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đem lại vinh dự và niềm

tự hào lớn lao cho tổ quốc Sơi chỉ đỏ thiêng liêng ấy đã xuyên suốt dong

chảy vô tận của thời gian, truyền nguồn sinh lực vô biên từ tổ tiên ông bà ta

ngày trước đến lớp lớp con cháu đời sau một cách tự nhiên, đều hướng về một tưởng lai sáng lạn, tươi đẹp và ngày một hoàn thiện hơn

Những giá trị kết tỉnh lâu đời của một gia đình, một dòng họ ấy, chính là

cái cốt lõi tạo nên truyền thống văn hóa của một dân tộc, là hồn thiêng sông núi của giang sơn hùng vĩ, của dải non sông gấm vóc đẹp như tranh của xứ “Hòn ngọc Viễn đông' và “Dãi đất của buổi ban mai êm a’ nhưng đã tạo ra

những con người tài hoa kiệt xuất, những bậc trung thân anh liệt “Lưng đeo

gươm tay mềm mại bút hoa', góp phần tạo nên hai dân tộc Hàn-Việt khiến

cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ trước “Kỳ tích trên sông Hàn' của người Hàn và trước tỉnh thần dân tộc mạnh mẽ của người Việt, một ý chí quật cường quyết vững giữ chủ quyển dân tộc đã lập nên những chiến công hiển hách cho dân tộc mình-ba lần thắng quân Mông cổ xâm lược, thắng trận Điện Biên Phủ vẻ vang kết thúc thời kỳ chống Pháp và thống nhất được hai

Trang 10

miễn Nam-Bắc sau cuộc chiến chống Mỹ ác liệt, cường quốc số một trên thế

giới lưu lại những trang sử vàng Việt Nam chói lọi

Ngày nay, không gian sống và hoạt động của chúng ta ngầy càng mở rộng, nhu cầu hiểu biết và giao tiếp với dân tộc khác cũng không ngừng tăng lên, Và còn hơn thế nữa, việc tìm hiểu về những dân tộc khác và nên văn hóa của họ ngày nay còn xuất phát từ một nhu câu sâu xa hơn Trong khuynh hướng tồn cầu hố như trên, đặc biệt, các nước thuộc khối đồng văn ở các khu vực, có thể trở nên hùng mạnh va phén thịnh dựa trên truyền thống tôn trọng đạo

lý, lòng yêu chuộng hòa bình, nền tang gia đình thật bền vững, tôn trọng tỉnh

thần hữu nghị với các nước lang giéng qua việc trao đổi văn hóa, khoa học kỹ thuật và tăng cường hợp tác đầu tư và phát triển thương mại v.v Hàn Quốc và Việt Nam là những nước thuộc khối đồng văn ở Á châu như thế!

Gia đình là một chủ để rất phù hợp để thảo luận trên thế giới, vì ở khắp nơi, cuộc sống gia đình đang thay đổi nhanh chóng Châu Á, đặc biệt, một số

nước thuộc về khối văn hóa Nho giáo Trung Quốc rất thích hợp để tiến hành

những cuộc thảo luận về gia đình, vì không có nơi nào trên thế giới, các quan

niệm truyền thống về hôn nhân, tình cảm cha mẹ, trách nhiệm làm con, tình

anh em, nghĩa vụ gia đình vừa được lưu truyền một cách kĩ lưỡng và vừa thay đổi nhanh chóng hơn như ở nơi này

Gia đình của một dân tộc nào đó luôn gắn với hôn nhân và là khái niệm

phát sinh từ đó Và gia đình đòi hỏi phải có hành động tương hỗ giữa các cá

thể trong qúa trình thỏa mãn bao gồm việc làm kinh tế chung, sinh con đẻ cái

và giáo dục chúng và cả việc con cái được thừa hưởng tài sản Gia đỉnh dựa

Trang 11

đại biểu của các dòng họ chỉ nhánh phụ theo tuyến dòng họ và quan hệ thân

gia Tuy nhiên, gia đình là một tế bào xã hội của một dân tộc thì hôn nhân

cũng là một phần của tế bào của xã hội ấy Hơn thế nữa, hôn nhân là cái cơ

sở hình thành gia đình - một xã hội thu nhỏ và một trường học cuộc đời- tạo

cho từng người trong chúng ta nhiều cơ hội tự hoàn thiện Như chiếc kén nhả

tơ óng ánh tạo thêm nét đẹp yêu kiểu của nàng thiếu nữ, hôn nhân chính là

sự kết hợp thần kỳ của đấng tạo hóa để đôi nam nữ được sánh đôi uyên ương,

cùng chia sẻ mọi ngọt bùi cay đắng trên bao bước thăng trầm cửa cuộc sống,

hòa hợp nhau cả về thể xác lẫn tâm hồn, sinh con đẻ cái nhằm duy trì nòi giống, và an vui sum vây trong tổ ấm do mình tạo dựng nên và từ nhà mình

mọi người trong gia đình chia xẻ tâm tình, buôn vui trong cuộc sống, quan hệ

ràng buộc với nhau về huyết thống, tình cảm, vật chất và tỉnh thần cho đến cuối đời người Chính vì vậy, khảo sát văn hóa của một dan tộc cần phải bắt đầu từ hôn nhân và gia đình

Qua hàng ngàn năm lịch sử, hôn nhân và gia đình của người Hàn và người Việt đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, do đó, đã hình thành nên rất

nhiều quan niệm tương đồng giữa người Hàn và người Việt Ví dụ đơn cử như, mục đích chính hôn nhân của người Hàn và người Việt đều cốt để duy trì

đồng tộc, vì thế việc cưới xin tuy là cá nhân nhưng lại là việc chung cho cả

gia dinh và mang ý nghĩa xã hội Có thể kể một ví dụ khác, đa số người Hàn và người Việt đều nghĩ đến gia đình nhiều hơn đến bản thân và mỗi hành động của từng cá nhân đều hướng về gia đình, kể cả những sinh hoạt hàng

ngày như ăn uống, làm lụng, nghỉ ngơi Người Hàn, cũng giống như người

Viét, có quan niệm ăn để mà sống, sống để bảo vệ gia đình và xa hơn là góp

Trang 12

Hàn và qua so sánh với người Việt sẽ giúp chúng ta hiểu được những điểm

tương đồng lẫn dị biệt về văn hóa trên nhiều khía cạnh cuộc sống, từ nếp sống gia đình bao trùm đến đời sống vật chất và tâm linh, quan niệm cá nhân,

sinh hoạt của mỗi cá nhân, phong tục tập quán trong kho tàng văn hóa phong phú của hai dân tộc,

Tác giả quyết định chọn để tài nghiên cứu: “Gia đình và hôn nhân của

người Hàn (so sánh với gia đình và hôn nhân của người Việt)” với mục

đích là:

1) Để giúp người Việt hiểu biết về người Hàn qua gia đình và hôn nhân

của người Han

2) Để giúp người Việt nhận ra những nét tương đồng và khác biệt trong

cách ứng xử văn hoá của người Hàn và người Việt trong xã hội truyền

thống và hiện nay

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án này đảm nhận những nhiệm vụ

dưới đây:

1) Mô tả chỉ tiết về bức tranh gia đình và hôn nhân của người Hàn nhìn từ

góc độ lịch đại và đồng đại, trong đó tập trung vào phân tích những

quan niệm gia đình, hôn nhân và nghi lễ của chúng cũng như những

biến đổi của chúng do tác động của các nền văn hoá khác được du

nhập vào xã hội người Hàn và do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế,

của quá trình đơ thị hố, tồn cầu hoá đã và đang diễn ra trên đất nước

Hàn Quốc

2) Đưa ra những phân tich vé méi quan hệ mật thiết giữa thiết chế gia

Trang 13

thể, trong điều kiện tư liệu cho phép, đã so sánh với những hiện tượng

văn hoá tương tự của tộc người Việt

3) Trình bày 24 bảng thống kê đáng tin cậy của Cục thống kê Hàn

Quốc(Korea National Statistical Office) Thời gian được điều tra từ

năm 1970 đến năm 2002 với hàng vạn gia đình từ nhiều địa phương khác nhau của Hàn Quốc: Seoul, Busan, Taegu, Incheon, Kwangju,

Daejeon, Ulsan v.v

4) Khảo sát điển đã ở Kyungju thuộc tinh Kyung Buk, ở Masan thuộc tỉnh

Kyung Nam, ở Busan

5) Sử dụng phần phụ lục có 99 ảnh màu minh hoạ các mặt khác nhau của gia đình và hôn nhân của người Hàn

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hôn nhân và gia đình của người Hàn

có sự so sánh với người Việt Tác giả đi sâu nghiên cứu các loại hình, cấu

trúc, chức năng, các nghỉ lễ gia đình và chế độ hôn nhân của người Hàn là

chủ yếu nhưng cũng có trình bày về hôn nhân và gia đình của người Việt để có sự so sánh với nhau để phân tích và thấy được những điểm chung và những điểm khác biệt giữa hai dân tộc

Trang 14

triển kinh tế v.v Tuy nhiên, tác giả lấy hôn nhân và gia đình người Hàn hiện đại làm đối tượng nghiên cứu chính

Phạm vi nghiên cứu của luận án là hôn nhân và gia đình truyền thống, sự

biến đổi của chúng trong thời kỳ hiện đại, người Hàn ở Hàn Quốc (Nam

Triểu Tiên) Nhưng không phân biệt theo địa phương và vùng thành thị hay

nông thôn Vì Hàn Quốc là một đất nước rất nhỏ bé với diện tích 98.480 km2 là chỉ chiếm khoảng 1/3 diện tích lãnh thé Việt Nam, nét khác biệt về gia

đình và hôn nhân của người Hàn theo địa phương là không bao nhiêu Và

công nghiệp hố, đơ thị hố, di cư từ nông thôn đến các thành phố trong

những thập niên 60, 70, 80 đã làm gia đình và hôn nhân của dân ở nông thôn thay đổi Hiện nay, gia đình và hôn nhân của dân ở nông thôn cũng giống với

gia đình và hôn nhân của dân ở thành thị bởi sự ổn định về mức sống và sự

phát triển về phương tiện giao thông, thông tin, môi trường sinh hoạt ở nông thôn

Về mặt thời gian, luận án để cập từ hôn nhân và gia đình truyền thống đến

hiện đại của người Hàn Tức giới hạn chủ yếu từ khi Nho giáo được du nhập

vào Hàn Quốc từ triều đại Chosun: Triều Tiên (1392-1910) cho đến nay, là khoảng thời gian mà hôn nhân và gia đình của người Hàn Quốc bảo lưu được nhiều yếu tố truyền thống, được hệ thống hóa và thống nhất trong quan niệm

lẫn nghi lễ của hôn nhân và gia đình, cũng như đã và đang trải qua những

biến đổi nhất định qua 36 năm Nhật thuộc(1910-1945) nhất là sau năm 1945, năm ghi nhận sự chuyển đổi toàn xã hội từ chế độ thực dân mới sang chế độ

chủ nghiã tư bản bắt đầu chịu sự ảnh hưởng lớn của quan niệm phương Tây

Trang 15

đình của người Việt còn bảo lưu nhiều yếu tố Nho giáo lẫn truyền thống, dẫu

có một số biến đổi qua các thời kỳ bắc thuộc, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cho đến năm 1975, cột mốc lịch sử chứng kiến sự chuyển đổi toàn bộ xã hội

từ chế độ thực dân mới sang chế độ xã hội chủ nghĩa trong lịch sử hiện đại

Và hiện vẫn đang biến đổi dưới thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế và hòa

nhập trong xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa, đặc biệt đang giao thoa

với các yếu tố văn hóa phương tây du nhập trong quá trình hội nhập, đang sàng lọc nét bản sắc văn hóa dân tộc để khẳng định vị trí riêng của mình trên diễn đàn văn hóa thế giới

3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ NGUON TÀI LIỆU

Gia đình và hôn nhân của người Hàn từ trước đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu thì được viết

một cách khái quát chứ không cụ thể và sâu sắc lắm,

Một trong những tài liệu sớm nhất đẻ cập đến gia đình và hôn nhân của

người Hàn mà tác giả luận án tiếp cận được là giáo trình “Đại cương về các dân tộc Đông Á” của PGS TS Nguyễn Văn Tiệp [16] Tác giả đã ghi lại địa

lý, đân cư và các nguôn dân tộc, sinh hoạt kinh tế, y phục, ẩm thực và mối quan hệ hôn nhân và gia đình, Tác gid đã để cập đến cấu trúc và chức năng của gia đình và một số nghỉ lễ trong gia đình nhưng có phần hạn chế về mặt

nội dung và phạm vi Nói chung ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu hoặc giới thiệu về hôn nhận và gia đình của người Hàn,

Trang 16

Quốc lịch sử và văn hóa” dịch từ bản tiếng Anh ra tiếng Việt của nhiều tác giả Việt Nam do NXB Chính trị Quốc gia xuất ban Tuy vay, đó chỉ là sách

giới thiệu chung về Hàn Quốc chứ không có nội dung cụ thể về gia đình và

hôn nhân của người Hàn Ngược lại, ở Hàn Quốc cho đến nay vẫn chưa có công trình nào về gia đình và hôn nhân của người Việt được viết bằng tiếng

Hàn

Trước tình hình chung như vậy, tác giả cố công thu thập các tài liệu bằng tiếng Hàn và tiếng Việt, đồng thời phải sắp xếp dịch và đối chiếu tài liệu lại với nhau Đây là một công việc không dễ đàng vì phải tiến hành so sánh

trong diéu kiện không có đử tài liệu về hôn nhân của người Hàn bằng tiếng Việt và ngược lại Tuy nhiên, tác giả bước đầu đã thu thập được khá nhiều tư

liệu về gia đình và hôn nhân của người Hàn và của người Việt viết bằng tiếng bản ngữ

Những tài liệu giới thiệu gia đình và hôn nhân của người Hàn đáng chú ý

nhất là “Kết hôn và gia đình” [101] của Seo Byung Sook và một quyển sách

cùng tên của Ok Sun Hwa và Jeong Min Ja [93] Hai tài liệu này đều cung

cấp từ định nghiã về hôn nhân và gia đình đến cấu trúc và chức năng của hôn

nhân và gia đình của người Hàn hiện nay Giới thiệu về nhũng đặc điểm và

hình thái gia đình của người Hàn truyền thống lẫn hiện đại có 3 tác giả viết

chung là Lee Jeong Woo, Kim Myung Ja, Kye Sun Ja Trong tác phẩm “Mối

quan hệ giữa gia đình và kết hơn” [7§], 3 tác giả không chỉ viết lý thuyết về hôn nhân và gia đình mà còn giới thiệu về các qui tắc pháp luật về hôn nhân

và gia đình ở Hàn Quốc

Trang 17

nhân cửa người Hàn dưới thời Nhật thuộc Trong đó có phần bàn về hôn nhân

của người Hàn đã biến đổi đi ít nhiều trước sự du nhập của văn hóa Nhật và văn hóa phương tây Cuốn sách này là một tài liệu đáng được tham khảo đối với những ai quan tâm đến những yếu tố mới du nhập vào Hàn Quốc trong

thời Nhật thuộc

Những tác giả viết về các nghỉ lễ gia đình truyền thống lẫn hện đại như

Kwon Young Han [69], Lee Ga Won [71] và Han Yong Deuk [49] trong tác

phẩm 'Quan Hôn Tang Tế' Ba tác phẩm cùng tên của ba tác giả này đều cung cấp cho độc giả nhiều tập tục hôn nhân truyền thống lẫn hiện đại của

người Hàn, căn cứ vào các tài liệu lịch sử, có sắp xếp phân loại các tập tục

hôn nhân có nguồn gốc văn hóa từ Trung Quốc

Tác phẩm của Park Ok Im và Kim Hye Sun [100] 'Văn hóa hôn nhân Hàn

Quốc", tác gỉa cố sưu tra nhiều trường hợp hôn nhân ngày nay gặp những vấn

để phức tạp và đa dạng, từ đó phân tích và tìm ra các nguyên nhân gây ra,

các biện pháp giải quyết những vấn đề đó, đồng thời nêu lên một số ý kiến

giúp để hiểu và thực hiện được những quan niệm và nghỉ lễ hôn nhân thực tế

hơn, hợp lý hơn và ý nghĩa hơn trong xã hội Hàn Quốc ngày nay

Quan niệm và nghỉ lễ hôn nhân truyền thống của người Hàn, đặc biệt trong thời đại Choson, hay Triều Tiên, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, có

công trình của Lee Soon Hong 'Hôn nhân truyền thống Hàn Quốc'[79] đã đề

cập khá đầy đủ đến quan niệm và các tập tục hôn nhân truyền thống của

người Hàn chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo Tác gia cho trình bày theo quá

trình du nhập Nho giao Trung Quốc sang Hàn Quốc và riêng giới thiệu cụ thể về các nghỉ lễ gia đình trong ba bộ kinh sách: “Gia lễ Chu tử (@#†##),

Trang 18

'Nghi lễ (#ŠÏ8)', 'Lễ ký (8ã8)' làm căn bản luận bàn cho nghỉ lễ gia đình

của người Hàn ngày nay

Tác giả Lim Min Hyuk [89] với 'Chu Tử Gia Lễ (®% #48), một tài liệu

dịch từ tiếng Hoa sang tiếng Hàn bộ ‘Chu tử Gia Lễ' nổi tiếng do “Chu Hi

(§‡Š)' biên soạn và viết ra 'Chu Tử Gia Lễ `, hay cũng được gọi là “Văn Céng Gia Lé (KARE) dude du nhập vào Hàn Quốc và gây ra nhiều thay

đổi trong tập quán cổ truyền Hàn Quốc Qua tác phẩm dịch của Lim Min

Hyuk, chúng ta có thể hiểu được sự ảnh hưởng của bộ sách này lên quan niệm và nghỉ lễ trong gia đình của người Hàn Quốc xưa và nay

Gan day c6 nhiều sách giới thiệu và hướng dẫn về các nghỉ lễ gia đình như

“Nghỉ lễ gia đình xưa và nay’ ctia Son Chi Seung [103], “Quan hôn tang tế

mới và xua’ ctia Choi Sang Soo [40], 'Hướng dẫn nghỉ lễ gia dinh’ctia Choi

Sang II [39], “Nghi lễ gia đình mới ` của Lee Choon Bae [7I] và “Từ điển

nghỉ lễ gia đình' của Lee Won Geun [84] Những tài liệu trên đều không chỉ

giới thiệu hướng dẫn các bước thực hiện nghỉ lễ mà còn giải thích ý nghĩa

của các từ vựng trong nghỉ lễ và các lập bàn hương án

Nghiên cứu một cách tổng quan về sự khác biệt giữa nghi lễ hôn nhân của

người Hàn và của người Hoa phải kể đến tác phẩm “Văn hóa kết hôn và lễ

phépˆ[32] của Bae Young Gi ban vé quá trình biến đổi nghi lễ hôn nhân của

người Hàn Quốc dưới sự ảnh hưởng của nghỉ lễ hôn nhân của người Trung

Quốc, từ đó rút ra những điểm chung và những điểm khác biệt giữa hai nên

văn hóa

Trang 19

đang được xuất bản tại Hàn Quốc và tác phẩm này chủ yếu giới thiệu quan

niệm và nghỉ lễ gia đình của người miền Bắc Triều Tiên truyền thống

Những bộ sưu tập tranh ảnh về nghỉ lễ gia đình truyền thống và hiện đại

của người Hàn Quốc là “Nghi lễ gia đình [33] của nhà xuất bản nhật báo Chosun và “Gia lễ truyền thống? [75] của Lee Gil Pyo Hai bộ sưu tập này

đều có nhiễu tư liệu tranh phong tục dân gian và ảnh về các nghỉ lễ trong đó có các tranh ảnh về quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ v.v cả truyền thống lẫn

hiện đại qua từng giai đoạn

Những tác giả ngưòi Việt viết về các phép tắc, nghỉ lễ trong gia đình của

người Việt xưa và nay như 'Lễ tục Việt Nam xưa và nay" [21] của Phan Kim

Huê, “Nghi lễ đời người' [8] của Lê Trung Vũ, Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Hồng Dương, “Gia lễ xưa và nay' [18] của Phạm Côn Sơn, 'Lệ tục vòng đời' [19] của Pham Minh Thao da dé cập đến các nghỉ lễ hôn nhân Các tài liệu

trên đều miêu tả về quan niệm và nghỉ lễ gia đình truyền thống lẫn hiện đại

khá tỉ mỉ, đồng thời đưa ra nhiều nhận xét về nghi lễ hiện vẫn còn hoặc

không còn nữa Trong đó, ông cũng chỉ trích những quan niệm lỗi thời, những

cổ tục xấu cân bãi bỏ và có những ý kiến đóng góp để cải tiến những quan

niệm, nghỉ thức cần thiết cho hôn nhân và gia đình của người Việt Nam ngày nay cho phù hợp hơn với thực tế của cuộc sống

Tác giả Nguyễn Quang Tiển trong cuốn 'Hướng dẫn biên soạn gia pha’ [13] đã đành một phần để nói về gia đình, gia phả, tuy nhận xét rất sơ lược,

nhưng về căn bản tác giả đã giải thích rõ hệ thống và đặc tính của gia đình

lẫn định nghĩa và ý nghĩa của gia phả của người Việt Nam Cuốn “Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình" [25] của Toan Ánh viết về đời sống

Trang 20

tác giả chỉ dừng lại ở mức độ giải thích và miêu tả một vài nét chính mà thôi

nên giúp chúng ta hiểu tổng quan đời sống gia đình của người Việt Nam

Công trình giới thiệu nghỉ lễ thờ cúng tại gia cùng một số nét về bản chất và đạo lý gia tộc của người Việt Nam là 'Nghi lễ thờ cúng truyền thống' [6] của Hồ Đức Thọ Tác giả đã trình bay nghỉ lễ thờ cúng tại nhà, sống theo lẽ

Trời và quan niệm của người Việt Nam xưa,

Nghiên cưú một cách tổng quan về phong tục của người Việt là tác phẩm

“Việt Nam phong tục" [20] của Phan Kế Bính và “Phong tục Việt Nam' [24]

của Toan Ánh Tác giả Phan Kế Bính chia phong tục Việt Nam ra làm ba phần là : phong tục gia tộc, phong tục hương đẳng và phong tục xã hội Ông

đã trình bày khái quát về các mối quan hệ gia tộc, các phong tục của người

Việt Nam theo đạo lý và tục coi ngày kén giờ của người Việt Nam Còn tác giả Toan Ánh phân biệt, trình bày phong tục của người Việt Nam theo đời

sống cá nhân và đời sống gia đình Trong phần đời sống gia đình, tác giả đã

giới thiệu phong tục cưới xin một cách tỉ mỉ theo từng giai đoạn với đầy đủ các câu ca dao minh hoa Ngoài ra còn có tác phẩm “Gia đình và Dân tộc”

[15] của Nguyễn Thế Long, với nội dung giới thiệu một số nét cơ bản về

truyền thống đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội

Tác giả Quảng Tuệ trong cuốn “Phong tục nghỉ lễ dân gian truyền thống Việt Nam” [22] đã dành vài phần để cập về những phong tục trong nhà như

tục ưu sinh, tục bảo vệ trẻ sơ sinh, tục cầu tự, phong tục tế lễ, tục xem tuổi qua lịch can chỉ v.v của người Việt hiện vẫn còn thịnh hành Cuốn “Phong tục cổ truyền Việt Nam và các nước” [29] của Viết An đã dành một phân nói về

Trang 21

Việt Nam xưa và giới thiệu phong tục hôn nhân và gia đình của các nước, có So sánh với người Việt Nam

Tác phẩm có những nội dung trình bày dưới dạng hỏi đáp về các phong tục

Việt Nam như cưới hồi, sinh dưỡng, giao thiệp, đạo hiếu, lễ tang, giỗ tết tế lễ,

vấn để chọn ngày, giờ là 'Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam’

[23] của Tân Việt và “Hỏi đáp: Nghỉ lễ - Phong tục dân gian” [4] của Đoàn

Ngọc Minh, Trần Trúc Anh Trong cả hai tác phẩm này, tác giả tự đặt những câu hỏi cụ thể như “Vì sao trẻ sơ sinh đầy tháng phải cạo trọc đâu?”, “Người

trong cùng họ lấy nhau được không?”, “Tại sao cha mẹ không đưa tang con?”

v.v Và đã giải đáp phần nào xuất xứ của các phong tục tổn tại ở Việt Nam

Riêng tác giả Bùi Tấn Niên, trong quyển sách “Gia Lễ” [2], tác giả đã trình bày các vấn để hôn lễ, tang lễ, tế lễ của người Việt Đây là một tài liệu

tóm lược những tục lệ căn bản trong việc tiến hành ba nghỉ lễ trên, giúp độc

giả hiểu được quan niệm rất tôn trọng lễ giáo của người Việt từ xưa đến nay,

hiểu được quan niệm về luân thường đạo lý và về cách đối nhân xử thế của

họ trong gia đình, với họ hàng và làng xóm và bên ngoài xã hội

Ngoài các tài liệu về hôn nhân và gia đình để cập tổng quan về hôn nhân

và nghỉ lễ trong gia đình, có một cuốn sách 'Cưới hỏi ngày nay) [17] của Nhà xuất bản Phụ nữ chỉ tập trung hướng dẫn đám cưới sao cho không chỉ riêng

cô dâu chú rể mà mọi quan khách đến tham dự đều chung vui, thoải mái

trong khi vẫn giữ được ý nghĩa sâu sắc và sự nghiêm trang của lễ cưới ngày

nay Và chỉ trích một số vấn để cần phải cải tiến trong việc cưới hỏi ngày nay

và nêu những mô hình đầm cưới được dư luận quan tâm để tổ chức cưới xin

thể hiện và giữ lại được những nét đẹp trong nếp sống văn minh của người

Trang 22

Các công trình nghiên cứu và các bài viết nói trên là những tư liệu quý giá và có giá trị khoa học, đặc biệt gợi mở cho tác giả luận án nhiều thông tin cùng kiến thức quan trọng Trên cơ sở đó, tác giả hiện có định hướng nghiên cứu sâu hơn về hôn nhân và gia đình của người Hàn và của người Việt với

nhiều quan niệm, nghỉ lễ, bản sắc văn hóa dân tộc v.v Và từ đó có thể so

sánh khái lược được hôn nhân và gia đình giữa hai bên - Han Quốc và Việt

Nam - phát hiện, phân biệt, tìm căn nguyên của những điểm chung và những

điểm khác biệt từ nguồn gốc văn hóa, phong tục lẫn trong quá trình biến đổi của nó

Một tác phẩm qua bản dịch giúp cho để hiểu biết về các hoạt động và đời sống gia đình ra sao và biến đổi như thế nào? trong tương lai là tác phẩm

“Tương lai của gia đình” [31] của Vũ Quang Hà Các giáo sư, tiến sĩ xã hội học Charles L Jones, Lorne Tepperman va Susannah J Wilson - Department of Sociology - University of Toronto - Canada, đã nghiên cứu sự biến đổi gia đình và thể hiện nó trong tác phẩm “The Futures of the Family” Trong đó,

các tác gỉa đã hệ thống sự biến đổi của gia đình, những vấn đề của gia đình

đương đại và gia đình trong tương lai

Dù có nhiều tác phẩm tham khảo hữu ích trên, tác giả vẫn phải gặp những

khó khăn không nhỏ là việc đọc hiểu những tài liệu giới thiệu về hôn nhân

và gia đình của người Việt, Lý do là vì chưa có tài liệu nào được viết hoặc

dịch bằng tiếng Hàn và hầu hết các tài liệu tiếng Việt đều không phân biệt rõ đặc tính và tập tục hôn nhân và gia đình theo từng miển-miền Bắc và miễn Nam ở Viện Nam, mặc dù trên thực tế có sự khác biệt giữa các tiểu văn hóa vùng ở hai miền Nam Bắc Do đó, tác giả chỉ có thể so sánh chung giữa

Trang 23

Để hiểu biết về người Hàn và người Việt lẫn nhau, trước hết, công tác dịch tài liệu từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và từ tiếng Việt ra tiếng Hàn để giúp hai bên hiểu với nhau được từ điều kiện tự nhiên, nguồn gốc dân tộc, lịch sử và

nền kinh tế cho đến ngôn ngữ, tôn giáo, lễ hội, phong tục, lối sống v.v và trong đó có hôn nhân và gia đình Đó là một nhu cầu hết sức cần thiết và cấp

bách

Tuy nhiên, luận án này là kết qủa của một qúa trình nghiên cứu của tác gia

người Hàn sống ở Việt Nam gần 10 năm nay Những kinh nghiệm trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt và nghỉ lễ gia đình của cả hai bên cùng với sự tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những ý kiến, quan điểm và những tài liệu liên quan

đến của những nhà nghiên cứu đã giúp hình thành luận án này

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Về phương pháp khoa học chuyên biệt, luận án này, với tính cách là một công trình nghiên cưú dân tộc học, trước hết là, chủ yếu tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu như quan sát tham dự, phỏng vấn v.v Bằng phương pháp này, tác giả đã quan sát trực tiếp các sinh hoạt, các hoạt động, các nghi lễ, các quá trình lao động và sinh hoạt đang diễn ra trong nhà của người Hàn và của người Việt, qua đó tác giả có thể trao đổi, học hỏi tiếp thu

và cảm nhận được những biểu lộ tâm lý, tình cảm của họ để so sánh đối

chiếu lẫn nhau

Tuy nhiên, Việt Nam là nước có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm

đại đa số, trong khi Hàn Quốc được gọi là nước chỉ có một dân tộc Hàn Cho

Trang 24

về đối tượng chính (người Việt) để phân biệt với những dân tộc thiểu số ở

Việt Nam,

Tác gỉa chủ yếu thu thập và tham khảo những tài liệu bằng tiếng Hàn và

tiếng Việt Nguồn tài liệu được khai thác là các tài liệu tham khảo hiện lưu

trữ tại các thư viện như: thư viện quốc hội, thư viện quốc gia, và thư viện của

một số trường đại học ở Hàn Quốc và các tài liệu lưu trữ tại thư viện Khoa

học tổng hợp, thư viện Khoa học xã hội và những hiệu sách tại thành phố Hồ

Chí Minh và Thủ đô Hà Nội ở Việt Nam

Ngoài những phương pháp trên, phương pháp thống kê được sử dụng Để

hoàn thành luận án, tác giả truy cập Internet để nguồn tài liệu được cập nhật, đa dạng hơn Đặc biệt, tập trung tham khảo trang website (www.nso.go.kr)

của Cục thống kê Hàn Quốc (Korea National Statistical Office) và sử dụng các số liệu và thống kê mới nhất cho chúng ta thấy được tình trạng gia đình

và hôn nhân của người Hàn ngày nay để làm cho luận án sống động hơn,

thực tế hơn

Để tiến hành nghiên cứu thực tế hơn nữa, tác giả đã cố gắng trực tiếp tham

dự và quan sát những nghỉ lễ gia đình của người Hàn ở Hàn Quốc và của

người Việt ở Việt Nam kèm theo biện pháp kỹ thuật như chụp ảnh cũng

được sử dụng nhằm minh hoa mot số nội dung thiết yếu trong hôn nhân và

trong gia đình của người Hàn như y phục, ẩm thực, dụng cụ nhà bếp, các

bước tiến hành nghỉ lễ gia đình v.v,

$ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬNÁN

Trang 25

Qua việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, tác giả hy vọng sẽ góp

phần làm rõ những cấu trúc, loại hình gia đình, các thiết chế và những lễ

nghỉ gia đình của người Hàn và người Việt chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo từ xưa có so sánh với nhau, từ đó rút ra những đặc điểm và khuynh hướng

phát triển đặc biệt trong thời gian tới Tìm hiểu những đặc điểm, yếu tố, điều kiện tác động đến sự tổn tại và phát triển của gia đình và hôn nhân của người

Hàn và Việt cho thấy sự tương đồng và dị biệt văn hóa giữa hai dân tộc trong

sinh hoạt gia đình và xã hội của Hàn Quốc và Việt Nam Ngoài ra hiểu biết

về những điểm tương đông và khác biệt văn hóa hai nước còn góp phân giúp phong phú hóa thêm những vấn để lý luận về văn hóa tộc người

Sự hiểu biết về những điểm tương đồng và khác biệt văn hóa góp phần

tích cực vào quá trình giao lưu văn hóa giữa hai nước, góp phần những cơ hội

phát triển kinh tế và hợp tác song phương trên nhiều phương diện giữa hai

chính phủ và nhân dân hai nước, tăng cường tỉnh thần đoàn kết hữu nghị

nhắm đến hòa bình quốc gia, an ninh khu vực và khối thịnh vượng chung

châu Á, cùng phát triển ăn nhịp với các nước khác trong khu vực và trên thế

giới

Đặc biệt, tác giả hy vọng để tài này sẽ hữu ích cho nhiều người Hàn và người Việt đang sống trên đất bạn vì mục đích đầu tư phát triển, các cán bộ

đang công tác tại các cơ quan thông tin văn hóa, các cơ quan ngoại giao hoặc

đại diện của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan xúc tiến

thương mại, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trung tâm tư vấn về hôn nhân và gia đình, cho các chuyên gia đang thực hiện các dự án hợp tác; cho nhiều người Việt sang Hàn Quốc trong những chương trình lao động hợp tác,

nhiều người Việt và người Hàn kết hôn và sinh sống trên đất của hôn phu

Trang 26

hoặc hôn thê; nhất là vì mục đích học thuật tích cực hỗ trợ những học giả

đang viết để tài so sánh nghiên cứu văn hóa xã hội hai nước hoặc so sánh hai ngôn ngữ, các giáo sư đang thỉnh giảng và các giáo viên day tiếng, các chuyên gia đang trao đổi nghiên cứu hoặc đang hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo

nghề ngắn hạn hoặc dài hạn, các nghiên cứu sinh, thực tập sinh và du học

sinh hoặc đang cố gắng hoàn tất chương trình học tập nghiên cứu hoặc đã tốt nghiệp nhưng có nhu câu trao đổi và nghiên cứu về văn hóa và xã hội của Hàn Quốc và Việt Nam, kể cả ngày càng nhiều khách du lịch Hàn Quốc đến

Việt Nam và nhiễu đoàn cán bộ, nhân viên công ty và thương gia Việt Nam

Sang tham quan Hàn Quốc muốn tìm hiểu về đất nước và con người, đời sống

sinh hoạt, và phong tục tập quán qua những nơi họ có dịp du lịch qua để làm giàu thêm tri thức và vốn sống của mình; đặc biệt giúp các công ty và cá

nhân làm ăn trên đất bạn, người cần khảo sát thị trường và văn hóa tiêu dùng

trước khi thâm nhập vào thị trường mới, đăng ký các dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp, những người thuộc bộ phận marketing sắp tung ra thị trường sản

phẩm mới, thực hiện các chiến dịch quảng bá tiếp thị loại hình sản phẩm,

dịch vụ có thể cung cấp, hoặc muốn nâng cao hình ảnh về đất nước con ngừơi nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau

Nghiên cứu gia đình và hôn nhân của người Hàn có sự so sánh với của

người Việt có thể đưọc xem là một công việc đầu tiên giới thiệu một cách có

hệ thống về các loại hình, chức năng của gia đình, các chế độ hôn nhân và

những biến đổi trong gia đình và hôn nhân của người Hàn có sự so sánh với

của người Việt Công việc được viết với mong muốn cung cấp thông tin cho

Trang 27

chính sách văn hóa thích hợp, tìm ra các giải pháp tối ưu thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế tránh được những sự hiểu lầm và những bất đồng do khác

biệt văn hóa đối với những người có nhu cầu liên hệ, làm việc hoặc chung sống trên đất bạn, nhằm tránh không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc có

thể phát sinh do sự thiếu hiểu biết

Cuối cùng, tác giả mong muốn công việc này sẽ góp một phần nhỏ bé vào

sự tăng cường mối quan hệ giữa hai nước nói chung, nhân dân giữa hai dân

tộc nói riêng để tình hữu nghị ngày một thắt chặt, đều trở thành những quốc

gia châu Á thịnh vượng và hùng mạnh, những con rồng châu Á thật sự, quan hệ thương mại giữa hai nước được đẩy mạnh, đồng thời nhờ ở sự hợp tác tích

cực giữa hai chính phủ có thể tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh mang tính bổ sung

giữa Việt Nam và Hàn Quốc, phát huy được toàn bộ tiềm năng phát triển lớn

nhờ vào ưu thế của hai nước trong khối đồng văn có nhiều điểm tương đồng vé văn hóa, chịu ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo và Phật giáo và để tạo

thêm nhiều công ăn việc làm, đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân hai

nước, tạo được tinh thần tương thân tương ái và một môi trường đầu tư và làm ăn thuận lợi, đúng như câu “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” Được như thế

cũng là góp phần vào khối thịnh vượng chung châu Á, vào hòa bình và ổn

định tại khu vực và chúng ta cũng có quyển hy vọng rằng châu Á cũng sẽ trở

thành một khu vực vững mạnh như cộng đồng châu Au hoặc Bắc Mỹ trong

tương lai, có trình độ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất trên thế giới, sẽ đoàn kết

chặt chẽ với nhau để gặt hái được những thành tựu đáng kể trên mọi mặt,

nhất là trên phương diện kinh tế và kỹ thuật, bất chấp khuynh hướng bảo hộ

mậu dịch, khu vực hóa và những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa

Trang 28

6 BỐ CỤC LUẬN ÁN

Bố cục luận án được sắp xếp như sau: DẪN LUẬN

CHUONG I: Chúng tôi sẽ xem xét gia đình của người Hàn thông qua hình

thức về cấu trúc gia đình, chức năng của gia đình, những nghỉ lễ gia đình

và trong khi đó sẽ so sanh với gia đình của người Việt để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt trong gia đình của hai dân tộc

CHƯƠNG II: Trong chương này, chúng tôi sẽ khảo sát hôn nhân của người Hàn thông qua những quan niệm trong hôn nhân và những nghi lễ

hôn nhân Và tiếp tục so sánh với hôn nhân của người Việt để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai dân tộc

Trang 29

CHUONG I

GIA DINH CUA NGUOI HAN 11 NHỮNG TIÊU CHÍ ĐỂ PHAN LOẠI GIA ĐÌNH

Việc con người sinh ra thuộc về một gia đình nào đó là điều không theo ý

muốn, vì thế gia đình có hình thái và ý nghĩa đa dạng tùy theo bối cảnh văn hóa của nó Có thể nói, gia đình là một tổ chức xã hội phổ biến trong các

sinh hoạt đời thường của mọi cá nhân trong một xã hội Gia đình là chiếc nôi hình thành nhân cách cơ bản, xác lập kiểu hành vi ứng xử đặc trưng của một cá nhân, tạo điều kiện cho quá trình xã hội hóa cho con người giúp học được

quy luật văn hóa để trở thành những thành phần hữu ích cho xã hội, chính vì

thế gia đình trờ thành một tổ chức và một đơn vị cân thiết để xã hội được duy

trì và tổn tại Đồng thời, con người được gia đình và xã hội dưỡng dục trưởng

thành thành một nhân cách thể, được học cách làm nam giới hoặc nữ giới cho

đến khi đủ năng lực và sự chín chắn cần thiết để tạo lập một gia đình mới, sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống và đến lượt mình tiếp tục dưỡng dục con

cái thành những thế hệ sau xứng đáng như lòng mong đợi của các bậc tiền

nhân

Từ Family có nguồn gốc từ tiếng Latin Familia, nghia của nó giống từ

Fam„s, nô lệ hoặc người hầu, nhưng nghĩa chính xác là cơng xã gia

đình[7§,45] Đây là một khái niệm bao gồm con ngưồi và mọi thứ thuộc về

một gia đình nào đó, nghĩa là nó không chỉ bao gồm mọi thành viên trong gia

đình mà còn tính luôn cả nhà cửa nơi họ đang sinh sống

Trang 30

Việc nghiên cứu phân loại các loại gia đình người Hàn và người Việt và so

sánh với nhau là công việc hết sức cần thiết bởi nó liên quan trực tiếp đến

việc xác định bản chất và nét đặc trưng đặc thù của gia đình của người Hàn

và người Việt, thành phan cơ bản nhất trong cộng đồng xã hội của dân tộc

Hàn và dân tộc Việt Từ đó, chúng ta có thể phân biệt được những điểm

chung và những điểm khác biệt của hai dân tộc

Trước khi nghiên cứu loại hình gia đình người Hàn, cần làm rõ một số tiêu

chí phân loại cũng như tham khảo một số ý kiến chuyên môn về việc phân

loại gia đình và giải thích các thuật ngữ “gia đình”, 'công xã gia đình" và ‘hd’

VV

Khi viết về công xã gia đình, Ph Ang-ghen cho rằng “công xã gia đình là

một tập hợp người trong đó bao gồm một số thế hệ con cháu của một ông bố

với con cái họ, thêm vào đó họ cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng lao động trên những mảnh đất chung, cùng hưởng chung ăn chung những thành quả lao động của mình” [1]

Còn theo M.O.Kôxven thì “công xã gia đình là một nhóm đặc thù bao gồm

từ ba, bốn, năm thế hệ đôi khi là nhiều hơn những người họ hàng thân thuộc

theo trực hệ cũng như bàng hệ Sự thống nhất về mặt kinh tế của nó được thể hiện ở sự sở hữu chung về ruộng đất, công cụ sản xuất, gia súc và những tài

sản chung khác, cũng như trong việc cùng sản xuất cùng hưởng thụ của mỗi

thành viên”[5, 88]

Trong tác phẩm “Dân tộc học và lịch sử vùng Kapkađơ”, Kôxven đã chia thành hai giai đoạn của gia đình lớn đó là giai đoạn dân chủ mà đặc trưng là

sở hữu tập thể về của cải, cùng làm chung hưởng chung và giai đoạn độc tài

Trang 31

sở hữu và toàn quyển với tất cả thành viên khác trong gia đình Tiến sĩ Sử học K.I.Kadơlôva cho rằng “công xã gia đình” là đơn vị kinh tế cơ bản của

xã hộ phụ hệ, còn “gia đình lớn”là tiêu biểu với xã hội có giai cấp [5, 89]

Về vấn để phân loại gia đình, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô cũ-

Tiến sĩ Ol°derôge đã chia thành 4 loại gia đình lớn, chúng được phân biệt bởi

tính chất của việc cư trú và tính cố kết trong đời sống kinh tế(nghĩa là việc cư

trú và tính quan hệ thân thuộc theo dòng cha hay mẹ) 1- Tính đòng họ theo

mẹ và hôn nhân cư trú phía mẹ 2- Tính dòng họ theo mẹ và cư trú phía cha 3- Tính dòng họ theo cha và hôn nhân cư trú phía mẹ 4- Tính dòng họ theo cha và hôn nhân cư trú phía cha [5, 90]

Gia đình lớn (ở giai đoạn phát triển sau cùng là gia đình không phân chia)

theo quan điểm của L.Ph.Mônôgarôva bao gồm hai và nhiều hơn nữa là ba thế hệ, thường có hai hoặc ba cặp hôn nhân cùng chung sống Còn theo quan

điểm của K.V.Chistốp thì “những gia đình lớn” được phân biệt không bởi số

lượng các thế hệ (ba, bốn thế hệ như M.O.Kôxven) mà bởi sự hiện diện của từ hai hay nhiều hơn nữa các cặp hôn nhân có khả năng tổn tại một cách độc

lập với cương vị một gia đình [5, 92)

S.A.Marêtina một nhà khoa học của Liên Xô cũ cho rằng loại gia đình không phân chia là loại gia đình bao gồm có cha mẹ với những đứa con chưa thành niên của họ và một người con đã trưởng thành (là con trai hay con gái tầy theo cách tính quan hệ thân thuộc) sau khi xây dựng gia đình vẫn ở lại sống cùng cha mẹ và các em có quyển và nghĩa vụ trông nom vun vén tài sản chung của gia đình Theo quan điểm của Đỗ Thúy Bình, loại gia đình không phân chia vừa nêu trên có thể gọi là gia đình lớn [5, 91-92],

Trang 32

Theo quan điểm của Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Nga Ju.Brômlei và

Tiến sĩ Sử học Kaxuba thì phân loại gia đình trước hết phải dựa vào những đặc tính để phân biệt được gia đình với tất cả những cộng đồng người khác Gia đình ở đây phải được hiểu như một đơn vị tái sản xuất dân số, là tập hợp người gắn bó với nhau bởi quan hệ họ hàng hay hôn nhân Hai nhà khoa học này đã chia gia đình làm hai loại cơ bản: Gia đình đơn giản (gia đình nhỏ, gia

đình hạt nhân, gia đình cá thể), bao gồm một cặp vợ chồng (hoặc một trong

hai người) với những đứa con chưa thành niên hay không có con Gia đình

phức hợp (gia đình mở rộng, gia đình lớn) bao gồm hai thế hệ hay nhiều hơn

gia đình đơn giản Gia đình phức hợp lại chia thành hai tiểu loại gia đình: loại

gia đình đa tuyến (điển hình là gia đình bao gồm những người anh, em đã xây dựng gia đình nhưng vẫn chung sống) và loại hình gia đình đơn tuyến Cơ sở

của cách phân loại này là nguyên tắc phân theo loại hình các mối quan hệ

thân tộc (trực hệ hay bàng hệ), hoặc theo các quan hệ hôn nhân (các cặp hôn

nhân) và số lượng các thế hệ [5, 93]

Như trên, cách phân loại gia đình của các nhà khoa học cho đến nay vẫn

chưa thống nhất Trong tình hình như vậy, tác giả tạm chia gia đình thành hai

loại là gia đình lớn và gia đình nhỏ theo một số tiêu chí như sau:

1- Gia đình lớn (gia đình mở rộng hay gia đình phức hợp): loại gia đình

gồm hai, ba cặp vợ chồng trở lên, ba, bốn thế hệ trở lên theo trực hệ hay

bàng hệ

2- Gia đình nhỏ (gia đình đơn giản, gia đình hạt nhân): loại gia đình có hai

thế hệ giữa cha mẹ và những người con chưa lấy vợ, lấy chồng Các thành

viên của gia đình nhỏ có mối quan hệ huyết thống và hôn nhân, đồng thời là

Trang 33

Trong khi phân loại gia đình, chúng ta cũng cần lưu ý rằng gia đình là một đơn vị kinh tế, một đơn vị san xuất và tiêu dùng, có tài sản chung Gia đình

còn là một tế bào của quá trình tộc người, biểu thị sức sống của mình qua

một số quan hệ nhất định: xã hội-sinh học, sản xuất kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ, tâm lý-pháp lý v.v Trong gia đình, các mối quan hệ này hợp thành một tổ hợp phức tạp, tạo ra các sợi dây liên hệ và tác động qua lại rất khác nhau

6 Hàn Quốc, gia đình thường gồm có vợ chồng va con cái do họ sinh ra, có thể bao gồm ông bà bên nội hay bên ngoại cùng chung sống, đồng thời cũng có thể bao gồm người được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ

Tác giả cho rằng gia đình là loại hình chung sống của cặp vợ chồng được kết hợp nhờ hôn nhân Trong gia đình, ngoài các mối quan hệ về hôn nhân, về huyết thống còn có mối quan hệ về nuôi dưỡng Trải qua quá trình tiến hóa, tổn tại với tư cách như một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong những lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa tư tưởng, giáo dục v.v

Rõ ràng, khái niệm &ia đình rộng hơn khái niệm hôn nhân Hôn nhân là Sự kết hợp giữa nam và nữ được hợp thức hóa bơi tập quán (xã hội chưa có giai cấp) hoặc pháp luật (xã hội có giai cấp) để bảo vệ quyển lợi và nghĩa vụ của vợ chồng và con cái họ Họ chung sống đời sống tính giao để tái sản sinh ra con người, từ đó phát sinh ra các quyển hạn và trách nhiệm của vợ chồng trong quan hệ với nhau và với con cháu, Khái niệm gia đình, ngoài hai chủ thể kết hôn, còn có cả con cái và những người khác Gia đình là sự tiếp nối và là hệ quả của hôn nhân

Khái niệm hộ gia đình theo nghĩa rộng lâu này được hiểu là một nhóm người ở chung một mái nhà, có qũy thu chỉ chung Hộ có thể gồm những

Trang 34

người có quan hệ ruột thịt, họ hàng hay chỉ là người thân quen biết, có trường hợp là hộ độc thân, sống một mình, có trường hợp người già ở cùng chung

một căn hộ

Tuy nhiên, có những đôi nam nữ sống chung thành vợ chồng nhưng không

đăng ký kết hôn, cùng con cái họ sinh ra, họ vẫn hình thành gia đình Mặt

khác, có những gia đình không đầy đủ, chỉ có bố hay mẹ sống chung cùng

các con do nhiều lý do như ly dị, goá vợ, goá chồng v.v

Về mặt pháp luật, điều 779 của Luật Dân sự Hàn Quốc đã định nghĩa: một

hộ gia đình bao gồm chủ hộ và người vợ hoặc người chồng của chủ hộ và

những người có quan hệ ruột thịt với vợ hoặc chồng của chủ hộ và những

người được pháp luật thuộc về chủ hộ đó [101, 21] Đây là văn bản pháp lý

để có thể quản lý kinh tế và hành chánh đối với khu dân cư lẫn hộ gia đình,

tế bào xã hội Quyên lợi và nghĩa vụ của gia đình đối với xã hội thường được

xác định trên cơ sở căn cứ vào tính chất hộ gia đình (hai ba thế hệ), gia đình

đầy đủ Như vậy, khái niệm gia đình thường để cập đến quan hệ giữa các

thành viên trong gia đình, còn khái niệm hộ gia đình thì lại xem xét mối quan hệ giữa gia đình và nhà nước hay xã hội bên ngoài

Từ những tiêu chí trên, cùng với những tài liệu và những thực tế điền dã

dân tộc học tại một số gia đình người Hàn tiêu biểu nhất ở Hàn Quốc cho thấy bên cạnh loại gia đình nhỏ (tiểu gia đình) là chủ yếu (chiếm 75%), loại hình gia đình lớn (đại gia đình) tam đại đồng đường vẫn còn tổn tại và chiếm

13,5%, gia đình kiểu tứ đại đồng đường, bốn thế hệ cùng chung sống thì rất

Trang 35

1.2 HÌNH THỨC VÀ CẤU TRÚC GIA ĐÌNH

1.2.1 Gia đình lớn

Viết về gia đình truyền thống của người Hàn trong lịch sử, nhà nghiên cứu Hàn Quốc Kim Myung 1a viết: “Gia đình truyền thống của người Hàn là loại gia đình trực hệ thông thường có ba hoặc bốn thế hệ cùng chung sống dưới

một mái nhà Lọai gia đình này coi trọng mối quan hệ bố con hơn là mối

quan hệ vợ chồng theo quan niệm duy trì truyển thống gia đình Gia đình này có thể gồm những thành viên trực hệ hoặc chưa lập gia đình và quan hệ bàng hệ như em rể, con cháu v.v.” [49, 69] Kiểu gia đình lớn này vẫn còn tổn tại cho đến ngày nay là nhờ những lễ nghỉ phép tắc, huấn điều cũng như các luật

lệ, tập quán xã hội Các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lớn

có thể ảnh hưởng đến cách ăn nói, cách xưng hô giao tiếp Trong khi ở

phương Tây, người ta chấp nhận cách gọi chung chung - chẳng hạn tiếng Anh chỉ dùng một từ “aunt' chỉ chung cho cả cô, dì, thím, mợ, bác gái hoặc từ

‘grandfather’, 'grandmother' để chỉ ông nội lẫn ông ngoại; bà nội lẫn bà

ngoại thì trong tiếng Hàn có nhiều từ khác nhau để phân biệt giữa em trai mẹ

hay cau (‘oe suk bu’ hodc ‘oe sam chon’) với em trai bố hoặc chú (*suk bu"

hoặc “sam chon") Người Việt có cách xưng hô giống như người Hàn trong

cách gọi ông bà nội, ba mẹ, chú bác, cậu, cơ, dì nhưng chỉ dùng một từ chị

và từ anh dẫu người gọi là em gái hay em trai trong khi tiếng Hàn từ chị gái có thể được gọi là ‘nuna’ hay “onni' và từ anh trai có thể được gọi là ‘hyong’

hay 'opa" tùy theo giới tính của người gọi

Thuật ngữ huyết thống của người Hàn tuân theo các nguyên tắc: tuổi tác,

thế hệ và phả hệ Ở Hàn Quốc, nếu gọi “ông (harabeoji)”, tức là nói đến ông

Trang 36

nội, còn nếu gọi ông ngoại phải gọi rõ ra là “ông ngoại (oe harabeoji)” Như

vậy, người phụ nữ có chồng nói “ông” là ám chỉ cha của cha chồng Các dai

từ như: chú (jakeun abeoji), bác (keun abeoji), cô (komo), đì (imo), cậu (samchon), mợ (oe sungmo) để phân biệt họ hàng bên cha và bên mẹ, có

nghĩa là có những từ riêng biệt để chỉ đến anh em trai của mẹ, anh em trai của cha, chị em gái của mẹ, chị em gái của cha Tuổi tác cũng được phân biệt rõ rằng, ví dụ như anh của cha gọi là “bác”, em trai của cha gọi là “chú”

Anh em trai mẹ thì gọi là “cậu” Các đại từ nhân xưng này về cơ bản giống

như ở Việt Nam nhưng có phần phức tạp hơn

Loại gia đình lớn từ ba thế hệ trở lên thường là những gia đình trong đó

ông bà được trưởng nam nuôi dưỡng theo quan niệm truyền thống, chính vì

thế trưởng nam vẫn được coi là người kế thừa truyền thống, gia tài và có đầy

đủ các quyển cùng nghĩa vụ duy trì và phát triển gia pha và tộc họ Khi chia gia tài cho các con ra ở riêng, bao giờ con trai cả cũng được phần hơn, ngược

lại con gái khó có thể được chia tai sản, chỉ được nuôi nấng cho đến khi lấy

chồng theo quan niệm “Xuất giá ngoại nhân (¡l#&Zt Á)” của người Hàn hay "con gái là con của người ta” của người Việt: lấy chồng rồi thì thuộc về gia

đình chồng Trong gia đình truyền thống của người Hàn, có sự phân chia ngôi thứ rõ rệt để duy trì tôn tỉ trật tự giữa các thành viên trong gia đình Mối quan

hệ giữa cha mẹ, con cái, anh em, vợ chồng đều là mối quan hệ chi phối và phục tùng Quan niệm này ảnh hưởng đến quan niệm hôn nhân là cô dâu

phải phục tùng bố mẹ chồng và các bậc có vai vế cao hơn chồng theo đúng thứ bậc thích hợp của gia đình đó Cô dâu được xem là người ngoài nhập vào

gia đình nhà chồng, cho nên nàng được mẹ chồng đào tạo dạy dỗ để thích

Trang 37

Ở thành phố Kyung Ju thuộc tỉnh Kyung Buk: cố đô của triều đại Shilla (57 TCN - 935 SCN) còn duy trì khá nhiều kiểu gia đình truyền thống Hàn Quốc

Đơn cử ví dụ như trong gia đình ông Lee Yong Woo, ở 249 Sung Dong -

Dong, Kyung Ju, có 4 thế hệ và 2 cặp hôn nhân cùng chung sống, trong đó có: - Thế hệ I : Mẹ ông Lee - Thế hệ 2 : Ông Lee và vợ - Thế hệ 3 : Con trai trưởng và con dâu của ông - Thế hệ 4: 2 cháu nội Có thể biểu diễn gia đình ông Lee qua sơ đồ sau đây: 2N | | : Quan hệ gia đình O = X =: Quan hệ hôn nhân | —: Quan hệ anh chị em | CO 4:Nam ] at = O:Nữ d d

Theo sơ đồ trên, chúng ta thấy tổng số thành viên trong gia đình ông Lee

là 7 người, thuộc 4 thế hệ và hai cặp hôn nhân Tòan bộ gia đình họ cùng

sống chung dưới một mái nhà, có cơ sở kinh tế chung là các hoạt động kinh

tế của con trai trưởng Ông Lee có một con trai thứ hai và một con gái út nữa nhưng họ đều đã tách ra ở riêng kể từ khi lập gia đình Mang tính chất gia trưởng, người con trai trưởng trong gia đình này chịu trách nhiệm phụng

dưỡng bố mẹ và sẽ là người chủ gia đình

Trang 38

Loai gia đình lớn phức hợp là kiểu gia đình tam đại đồng đường hay một gia đình lớn ba thế hệ, bao gồm ít nhất là hai cặp hôn nhân trở lên, những

người cốt nhục và trực hệ cùng chung sống, từng có cơ sở kinh tế chung trước

khi lập gia đình và tách ra ở riêng Thông thường, loại gia đình này gồm có

vợ chồng con trai trưởng, cùng bố mẹ, thêm một hoặc hai người chị em chưa

lập gia đình và thế hệ thứ ba là con cái của con trai trưởng Đây là loại gia

đình lớn phổ biến nhất ở Hàn Quốc ngày nay

Bảng 1: Hiện trạng gia đình người Hàn Quốc năm 1998 Tổng số tỉlệ [ Tổng số hộ gia đình Tổng số thành viên Gia đình (tỉ lệ %) (tỉ lệ%) Gia đình một thể hệ 2.033.763 (14.2) 4.193.540 (9.4) Gia đình hai thé hé 8.696.082 (60,8) 31.794.669 (71,1) Gia đình ba thể hệ 1.176.337 (8,2) 5.964.902 (13,3) Gia đình bốn thể hệ trổ lên 21.961 (0,2) 144.407 (0,3) V.V 2.383.664 (16,6) 2.614.066 (5.9)

Nguồn: Cục Thống kê Hàn Quốc

Qua bảngI, chúng ta nhận thấy rằng tỉ lệ gia đình nhỏ (một, hai thế hệ) chiếm ưu thế hơn so với gia đình lớn (ba, bốn thế hệ) rất nhiều-kiểu gia đình nhỏ một thế hệ và hai thế hệ chiếm 75% Mặc dầu tổng số gia đình lớn

chiếm tỉ lệ 8.4% nhưng gia đình ba thế hệ chiếm hết §,2% gia đình bốn thế

hệ trở lên chỉ chiếm 0,2%

Về loại gia đình lớn phổ biến này, có thể lấy một số ví dụ như sau:

Chẳng hạn một gia đình ông Kim Soon Kyu ở 8-2 Chang Po - Dong, T.P M asan, Tinh Kyung Nam Trong gia đình ông Kim có:

- Thế hệ 1 : Ông Kim và vợ

- Thế hệ 2 : Một con trai đã có gia đình

Trang 39

Sơ đồ gia đình ông Kim có thé minh họa như sau: JN () —¬=` A —~ ` ) L " £ ) f XY Nel

Trong trường hợp này, hai vợ chồng ông Kim có một người con trai đã lấy vợ và có hai cháu nội cùng chung sống một nhà Ông Kim có 2 con gái lớn

hơn cậu con trai nhưng không sống chung với gia đình ông kể từ khi họ lấy

chồng Loại hình gia đình lớn ba thế hệ như gia đình ông Kim này hiện đang

tổn tại phổ biến nhất ở Hàn Quốc ngày nay Gia đình trực hệ truyền thống

của người Hàn đồi hỏi người con trai có trách nhiệm ở chung và nuôi dưỡng

bố mẹ mặc dù ba mẹ anh có thể có nhiều con gái

Trong một ví dụ khác, chẳng hạn một gia đình ông Jeon Kyung Dong, 480 - 2, Jang Lim - Dong, Sa Ha - Gu, T.P Busan Gia dinh ông Jeon gồm có 9

thành viên, 3 thế hệ:

- Thế hệ I : Ông Jeon và vợ

- Thế hệ 2 : 2 con trai đã lập gia đình

1 con gái chưa lập gia đình - Thế hệ 3 : 2 cháu nội

Gia đình ông Jeon cũng là gia đình lớn có 3 thế hệ nhưng có nhiều thành

viên hơn: con gái chưa lập gia đình và con trai thứ hai đã lập gia đình vẫn ở

chung vì không đủ điều kiện về mặt kinh tế để tách ra ở riêng nhưng con trai

Trang 40

trưởng vẫn là người có trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc cả bố mẹ lẫn chị

em Nhưng một gia đình lớn này rất có thể sinh ra 2 gia đình nhỏ khi con gái “ lập gia đình và gia đình của con trai thứ hai tách ra ở riêng Sơ đổ dưới đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ông

Jeon:

[ |

Se VÀ

Hoặc xét qua gia đình ông Do Kyung Ho ở 660 - 70 Bong Am - Dong, T.P

Masan, Tỉnh Kyung Nam: một gia đình có ba thế hệ cùng chung sống gồm

ông Do và vợ, một con gái đã lập gia đình và con rể, một cháu ngoại và 2 con gái chưa lập gia đình

Ngày đăng: 05/01/2022, 22:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN