1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Gia đình việt nam những giá trị truyền thống và các vấn đề tâm bệnh lý xã hội

627 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 627
Dung lượng 14,03 MB

Nội dung

Trang 1

HI0814/2/Ên Gs.BS DANG PHUONG KIEI F4 "1 306 - GIA 2006 wey hl VIšï NAM Các giátf| Những giá trị truyền thống Stress gia dinhy& rdi nhiễu tâm truyênthúng _ ““ i

: ri i i Báo cáo về/hất hỏa tình dục & l

Vd II) Van ite hòa hôn nhan - bao luc va ty tu

Khúng ae và nhữ

cn là)! Ny bệnh lý xã lội tuối vị thành niê Xã nt) Giải pháp cho`khủng hoảng

đình và xây dựng văn hóa gia di

.ấ" à⁄4 Những lý thuyết về gia đình

Trang 2

Gia Dinh Viét Nam

Những gió trị truyền thống vỏ cdc van dé Tâm - Bệnh lý Xö hội

Trang 3

Những người cộng tác Phan Kế An

Nguyễn Thị Vân Anh Trinh Gia Ban Stephane Boussat Fabrizio Butera Trần Đức Châm Va Thi Chin Barbara Cohen Tran Kim Dung Quang Dam Nguyễn Bá Dat Nguyễn Kiến Giang Ngô Vũ Hải Hằng Nguyễn Thị Minh Hằng Nguyễn Thu Hằng Hoàng Ngọc Hiến Đinh Đăng Hòe Đào Hùng Barbara choen Johnson Vu Ngoc Khanh Hoa si Thạc sĩ, Giám đốc CSAGA Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia, Tp Hồ Chí Minh

Bác sĩ Tâm thần, chủ tịch Hội Tâm thần học

không biên giới, Pháp

Giáo sư Tâm lý học, Tổng hợp đại học Grenoble, Pháp Thạc sĩ, giảng viên Học viện An ninh nhân dân Bác sĩ Nhi-Tâm lý lâm sàng-Giải thưởng Nuyễn Khác Viện-N-T Bác sĩ Tâm thần, nhà nghiên cứu văn hóa Tiến sĩ, Tạp chí Cộng san, tp HCM

Nhà nghiên cứu xã hội học

Cử nhân, khoa Tâm lý, Đại học KHXHNV Quếc gia Nhà nghiên cứu nhân học xã hội

Nhà nghiên cứu lịch sử

Thạc sĩ, khoa Tâm lý, Đại học KHXHNV Quếc gia

Bác sĩ Nhi, Tâm lý lâm sàng, Viện Phát triển

giáo dục

Giáo sư, nhà phê bình văn học

Thạc sĩ, bộ môn Tâm thần, Đại học y Hà Nội

Nhà nghiên cứu lịch sử, Phó tổng biên tập tạp chí Xưa & Nay

Trang 4

Quách Thị Thúy Minh

Nguyễn Hữu Nguyên Nguyễn Xuân Nguyên Phạm Bích Nhung Nguyễn Kim Phương Nguyễn Thị Quế Đào Huy Quyền Phạm Thịnh Hồ Bá Thâm

Hoàng Gia Trang Lê Thị Nhâm Tuyết Nguyễn Khắc Viện Đố Ngọc Yên Xuân Trường Thạc sĩ, Chủ nhiệm khoa Tâm bệnh, Viện Nhi quốc gia

Tiến sĩ, Trung tâm KHXHNV, tp HCM

Bac sĩ Nhi, Tâm lý lâm sàng, Bệnh vién Saint Paul Bác sĩ Nhi, Tâm lý lâm sàng, Bv Sản phụ Hải Phòng Bác sĩ tâm thần, Tâm lý lâm sàng, Bv Tâm thần Trung ương Cử nhân Tâm lý, Trung tâm tư vấn Ngọc Khánh “Thạc sĩ, Trung tâm KHXHNV, tp HCM

Bác sĩ Tâm thần trẻ em, Trung tâm N-T

Tiến sĩ triết học-Trung tâm KHXHNV TP HCM

Thac si tam ly, Trung tâm tư vấn Ngọc Khánh

Giáo sư xã hội học, Giám đốc CGFED

Bác sĩ Nhi khoa, tâm lý lâm sàng, Nhà văn hoá,

giải thưởng lớn Pháp ngữ, giám đốc trung tâm N-

T (nghiên cứu tâm lý trẻ em)

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

ông cuộc công nghiệp hoá uà hiện đại hoá gần hai thập C; qua đã mang lại những đổi thaụ sâu sắc uà toàn diện trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước ta

Gia đình Việt Nam, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đương diện trước bao nhiêu thách thức to lớn, bằng tiểm năng

déng hoa (assimilation) va diéu dng, (accomodation) - néi

theo ngôn ngữ của Piaget - ngàu càng tô rõ bản lĩnh thích nghỉ trong cuộc tiếp biến uới các nền uăn mình Á, Âu, truyền thống cũng như hiện đại, uẫn duy trì uà phát huụ những bản sắc cốt lõi, độc nhất uô nhị, luôn đóng uơi trò nền tảng uững chắc cho sự tồn tại uà phát triển không ngừng của đất nước

Thế nhưng tiến trình hoà nhập toàn cầu, mà ta đang dấn thân uà trải nghiệm cũng đã làm nay sinh nhiều nghịch cảnh,

bắt nguồn sâu xa từ những tác nhân gâu stress (stressors) do

những "cơn lốc thay đổi" diễn ra quá mãnh liệt khiến con người đôi khi không kịp thích nghi Những nghịch cảnh đó luôn

có nguụ cơ làm lau động, gâu xói mòn thậm chí đe doạ làm rạn nứt hoặc phá uỡ những giá trị nhân uăn uốn có tại mỗi tế bào

gia đình Ngàu naụ, những nghịch cảnh đó được mệnh danh là

những "bệnh lú xã hội" (Social pathologies) mà Việt Nam không phải là ngoại lệ (Chẳng hạn, theo nhận định của Viện quản lú quốc tế Oxford (London) thì tại Vương quốc Anh, kể từ những năm 50 thế kủ trước, mặc dù thu nhập bình quân đã

Trang 6

Chuyên đề "Gia đình Việt Nam: những giá trị truuền thống uà uấn đề tâm - bệnh lý xã hội" hụ vong cung cấp cho bạn đọc

1 Những đánh giá xác thực uề các truuền thống quý giá của

gia đình Việt Nam được các nhà nghiên cứu có uụ tín tiếp cận dưới nhiều góc độ lịch sử, uăn hoá, giáo dục, tâm linh, mỹ học

2 Những nét chấm phá của một bức tranh hiện thực vé

một số uấn đề "bệnh lú xã hội" đã uà đang xuất hiện trong một bộ phận các gia đình Việt Nam cùng những thách thức ta cần uà có thể uượt qua `

Chủ biên là Gs Bs Đặng Phương Kiệt - một thầu thuốc Nhi khoa quen biết đồng thời là một nhà Tâm lú lâm

sàng giàu kinh nghiệm trong lĩnh uực tư uấn tà trị liệu uề tâm

lý gia đình 0uà trẻ em

Nhằm giúp bạn đọc uà đội ngũ cán bộ là các nhà nghiên cứu, giảng dạu uà hoạch định chính sách trong lĩnh uực gia đình,

trẻ em uà phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, trong

khuôn khổ Dự án Phòng chống tai nạn thương tích hợp tác giữa Việt Nam - UNICEF, xin giới thiệu chuuên đề này cùng bạn đọc 0à ước mong nhận được ý kiến đóng góp để chuyên đề này ngàu càng hoàn thiện

Ths Bs Nguyễn Trọng An

Trang 7

PHAN |

GIA DINH VIET NAM NHUNG GIA

Trang 8

BIEN DOI CUA CIA DINH VIỆT NAM

THOI HIEN DAI

Dao Hing"?

Sự duy trì gia đình truyền thống

CC“ thế kỷ 19, Việt Nam đang từ một nước quân chủ độc lập bị biến thành một nước thuộc địa do

người Pháp cai trị Cuộc đô hộ của người phương Tây đã đem

lại nhiều đổi thay về mọi mặt trong xã hội Việt Nam, trong đó gia đình là một nhân tố bị tác động nhiều nhất

Vào thời điểm đó, gia đình Việt Nam vẫn là một gia đình

phụ quyền Tuy gia - đình - hạt - nhân (gồm cha mẹ và con cái)

đã hình thành từ lâu, nhưng ý thức gia tộc vẫn còn nặng nề Do vậy phần lớn các gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung

sống với nhau Trên cha mẹ còn có ông bà bên nội (trường hợp ở

với ông bà bên ngoại rất hiếm), thường là ba thế hệ cùng nhau

chung sống (tam đại đồng đường), có trường hợp bốn thế hệ vẫn

sống trong cùng một bộ (tứ đại đồng đường) Dư luận xã hội cho

Trang 9

12 PHAN I: GIA BINH VIET NAM NHUNG GIA TRI TRUYEN THONG

rang những gia đình có nhiều thế hệ sống dưới một mái nhà là

gia đình có phúc ,

Trong chế độ phụ quyền, người đàn ông làm chủ gia đình (gia trưởng) là người có quyền uy tuyệt đối Theo pháp luật, gia trưởng có quyền sở hữu và quản lý tài sản của gia đình, vợ

con phải làm việc cho gia trưởng chứ không được giữ phần

riêng Gia trưởng còn có quyền sở hữu đối với vợ con, có thể

bắt đi làm thuê, đem bán, quyết định việc hôn nhân của con

cái, thậm chí cồn có quyền sinh sát Đó là gia đình tổ chức

theo đạo lý của Nho giáo, gia trưởng là vị chủ nhân chuyên

chế, giống nhà vua trong một quốc gia vậy: "Gia hữu nghiêm quân, phụ mẫu chi vị giả"

Khi gia trưởng chết đi, các con trai từ con trưởng đến con thứ, nếu có vợ con rồi thì khi ấy mỗi người thành gia trưởng của một gia đình riêng, đối với gia đình ấy họ cũng có

đủ quyển uy như cha thuở trước Người con trai trưởng,

ngoài việc làm chủ gia đình riêng, còn là người chủ chi họ,

gồm gia đình của mình và các gia đình của những em trai

Mỗi gia đình gia trưởng của gia đình nhỏ, nếu sinh con trai

thì những người con trai đó lại lập gia đình riêng, rồi cứ như

thế mãi, chỉ họ sẽ mỗi ngày mỗi đâm chổi nảy nhánh mà phát triển đông dần Tất cả các chỉ họ đó lại hợp thành một

họ lớn, tức là đại gia tộc, người đứng đầu chi trưởng gọi là tộc trưởng Luật pháp cho tộc trưởng có quyền dự tất cả các cuộc

Trang 10

chay cưới xin, hoặc các quan hệ khác Nếu tộc trưởng còn trẻ

tuổi thì thường ông chú ruột giúp đỡ hoặc thay thế Ở Nam Bộ, tộc trưởng lại là người lớn tuổi hoặc có đức vọng hơn

trong họ, chứ không theo nguyên tắc đích trưởng như ở miền Bắc và miền Trung"

Trong gia đình, chủ quyển ở trong tay gia trưởng, về

nguyên tắc người phụ nữ, tức người vợ hoặc người mẹ, tất

không có quyền gì cả Khổng giáo chủ trương "nam tôn nữ tỉ,

(trọng nam khinh nữ) Tuy nhiên pháp luật và phong bục Việt

Nam không phải lúc nào cũng bảo vệ cái đạo lý tàn nhẫn đó đối với người đàn bà Vì thực tế, trong gia đình, người đàn bà

thường có vai trò quan trọng trong sản xuất, duy trì hoạt động

kinh tế của gia đình Người vợ không những là người giúp chồng, mà chính là người đẫm đương quản lý việc thu chi trong

nhà, được coi là người giữ "tay hòm chìa khoá" Vì vậy người vợ không phải chỉ được coi là người nội trợ, mà thường được gọi là

người nội tướng Luật Gia Long triều Nguyễn (thế kỷ 19) được

coi là bộ luật bảo vệ học thuyết Nho giáo, nhưng với phụ nữ thì

vẫn phải xét đến vị trí của họ trong gia đình Ví dụ qui định ba trường hợp khiến người chồng không thế bỏ vợ, hoặc người

chồng vô cớ mà bỏ vợ thì sẽ bị pháp luật trừng phạt Mặt khác, pháp luật tuy cho phép chồng có quyền sử dụng tài sản của vợ, nhưng theo phong tục thì chồng chỉ được quản lý tài sản đó,

nếu muốn cắt nhượng thì phải được sự đồng ý của vợ Nếu

chồng tự tiện bán tài sản của vợ thì cha mẹ vợ có thể truy cứu

Theo Khổng giáo, khi chồng chết, người quả phụ phải

Trang 11

14 PHAN |: GIA BINH VIET NAM NHONG GIA TRI TRUYEN THONG

phụ thuộc vào con trai (phu tử tòng tử), nhưng trên thực tế

người mẹ góa vẫn có quyền quản lý gia đình và trông nom con

cái như khi người cha còn sống Chỉ khi nào người quả phụ đi

lấy chồng khác (tái giá) thì mới bị mất hết mọi quyển lợi và chấm dứt quan hệ đối với gia đình nhà chồng cũ Nếu con cái |

còn nhỏ thì tài sản của chúng cùng việc nuôi dạy chúng sẽ do chú bác hay bà con gần của cha chúng trông nom Xem vậy, người phụ nữ trong xã hội Việt Nam không đến nỗi bị khinh miệt quá như theo đạo đức Khổng giáo

Vào đầu thế kỷ 20, khi nền đô hộ của người Pháp được thiết lập trên toàn cõi Việt Nam, gia đình phụ quyền của người

Việt vẫn chưa bị đão lộn Tuy nền giáo dục đã bắt đầu có

những cải cách, đưa hệ thống giáo dục Pháp - Việt thay thế dần hệ thống học hành thi cử xưa, nhưng những sách giáo khoa

đầu tiên soạn cho các trường tiểu học vào những năm 20 của

thế kỷ trước, vẫn bảo vệ gia đình truyền thống Hãy đọc lại một

vài đoạn trong sách Luân lý giáo khoa thư lớp sơ đẳng (tương đương lớp 3, lớp 4 ngày nay) do các nhà giáo dục Nho học đã chuyển sang tân học biên soạn, như các vị Trần Trọng Kim,

Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận

"Tôn bính cha mẹ là phải giữ lễ phép uới cha mẹ Cách ăn nói, lúc đứng ngồi, phỏi giữ gìn ý tứ, bhông làm điều gi mất lòng uè trúi ý người

Vâng lời cha me là khi cha mẹ bảo điều gì thì phải nghe,

Trang 12

mẹ Người con biết tén kinh va vang lời cha mẹ, là người con

hiéu thao"

Không những con cái phải phục tùng cha mẹ, mà vai trò người huynh trưởng trong gia đình cũng được dé cao, đồng thời còn ràng buộc nghĩa vụ của người anh đối với các em

“Trong nhà, dưới chu mẹ, thì có anh trưởng, là người dược

trọng hơn cd Anh có quyên dạy bảo các em, anh là người giữ

hương hỏa thờ phụng tổ tiên giữ nên nếp của ông cha để lại Các em biết trọng anh, tức là trọng ông cha uậy ( )

Người anh đã có quyền thay cha mẹ uò bắt các em phải kính thuận mình, thì bổn phận người anh là phải trông nom

dạy bảo các em uà gây dựng cho các em ",

Giáo dục trong gia đình xưa lấy cái nghiêm khắc làm

đầu, mọi sự vi phạm đều có hình thức xử phạt thích đáng Nhưng mặt khác việc giáo dục cũng lấy sự nêu gương làm trọng Người hơn tuổi phải làm gương cho người trẻ, người trên phải làm gương cho kẻ dưới Tất ca đều hướng về việc duy trì truyền thống danh giá của dòng họ, và mở rộng hơn nữa truyền thống danh dự của làng xã

Trang 13

16 PHAN I: GIA BINH VIET NAM NHOUNG GIA TRI TRUYEN THONG

tránh những điêu gì trái đạo, có thể làm nhục đến cả nhà, cả họ Những người có lòng uì gia tộc lò những người hiếu đễ,

+ (2)

đáng bính, đáng mến”

Chế độ thuộc địa về cơ bản không chủ trương thay đổi xã hội truyền thống Việt Nam, nó cố lợi dụng những thể chế cũ để đặt nền đô hộ mới, chỉ thực hiện cải cách khi thấy cần thiết cho công cuộc cại trị và kinh dinh của tư bản Pháp

Cái gọi là "khai hóa văn minh" thực chất chỉ là thực hiện những công trình xây dựng và cải cách cố lợi cho người

Pháp Vì vậy nền tảng của gia đình Việt Nam chưa phải là đối tượng can thiệp của chế độ thuộc địa

Những đỏi hỏi đổi thay đối với gia đỉnh phụ quyền Nhưng từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi người Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác, còn được gọi là cuộc khai thác lần thứ hai, thì xã hội Việt Nam bắt đầu có nhiều biến động Các thành thị hình thành và mở rộng, đưa đến sự ra đời của một tầng lớp thị dân, trong đó một thành phần quan trọng là những công chức, học sinh, sinh viên, ngày

càng tiếp xúc nhiều với lối sống Âu Tây Cuộc khai thác của

Pháp cũng cho ra đời một giai cấp công nhân và một tầng lớp tư sản dân tộc, ngày càng ý thức rõ hơn về vị trí của mình

trong xã hội Chính những yếu tế mới đó tác động và phá võ đại gia đình phụ quyền Việt Nam Một trong những tác nhân trực tiếp làm lung lay gia đình truyền thống, là đòi hỏi giải phóng của tầng lớp nữ lưu ở thành thị

Trang 14

Năm 1919, khi việc thi cử theo Hán học bị bãi bỏ, thì các trường dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữ cũng được mở tại

một số thành phố lớn Việc mở riêng các trường nữ học cho

nữ thanh niên đã thu hút được nhiều con em các gia đình trung lưu theo học, người phụ nữ không còn chịu cảnh ngu

dốt chịu giam cầm trong khung cảnh của gia đình nữa Hiện tượng này không phải không gặp sự cần trở của những đầu

óc bảo thủ Hãy xem nhận xét của bà Đạm Phương, một phụ nữ trong gia đình hoàng tộc ở Huế, nhưng lại là người hoạt động xã hội tích cực, đã nói về dư luận xã hội đối với việc học

hành của con gái như thế nào:

“Một cái uấn đề khó giải quyết thay, là cái uấn đề nữ

học, đã lâu nay mà chưa giải quyết được Có người bảo rằng con gát không nên cho học rộng, 0ô ích, u không trông giao

thiệp uớt ai, chỉ dạy biết nấu nướng may 0á chăm chỉ trong

0iệc gia đình là tốt rồi Còn như học rộng đỗ bằng cấp lớn,

bằng cấp nhỏ, làm ra công uiệc này uiệc nọ, có nhiều điều

hhông tiện, bởi uì tính tình người con gái yếu đuối móng

manh dễ xiêu động, trong khi tốt nghiệp rồi, Nhà nước bổ đi

làm công uiệc, xa cha mẹ uống chị em, ít nghe lời khuyên răn, thường hay lung tính, sinh lắm sự dở dang, nghĩ mò nên sợ

Mù lại cũng có nhiều điều nên ghê nữa là người con gói thường thường hay có tính hẹp hòi nghĩ cạn, mỗi bhi làm nên

thời tự phụ, bảo mình là người am hiểu uăn chương, thông

Trang 15

18 PHAN I GIA BINH VIET NAM NHONG GIA TRI TRUYEN THONG

Và cũng chính tại thành phố Huế, nơi được coi là trung

tâm của sự bảo thủ, với hệ thống triều đình quan lại cũ, được

phủ thêm một tấm áo thực dân, lại là nơi ra đời tổ chức tương

tế đầu tiên của phụ nữ là "Nữ công học hội" do bà Đạm Phương làm hội trưởng Chính bà đã viết những bài trên các báo ở Hà Nội nhằm cỗ xuý cho việc học của phụ nữ -

“Bởi tại cớ làm sao mà người đàn bà lại không được trực

tiếp uới xã hội? Là uì sự học uấn còn chưa phổ thông uà thời

bhỳ chưa được hiệu dụng, cho nên nữ ngôn không được hiến trọng uới đời Thế:mà giám hoặc cũng có người xuất hiện ra

luôn, xem như tiên cổ các nước, biết bao là bực nữ anh hùng, nữ thường thơ, cũng nhờ thiện ư từ lệnh (lời bính xưng tốt lành uới người khác - TG) mà làm nên danh dự để đời, bể sao cho xiết"“,

Nhưng bên cạnh đó bà vẫn không quên nhắc đến việc

giáo dục trong gia đình:

Đứa con gát tương lơi thành nhon la một người đàn bà có công lớn uới xã hội Người đàn bè có chịu cói thiên chức Uuê sự sinh dục gây nên nòi giống cho nhân loại Bổn phận

người đàn bà lại có cái trách nhiệm nặng nề khó nhọc gánh uác uiệc gia đình để cho người đàn ông rảnh phần nội cố mà rảnh mình mò hiệu lực uới bang quốc Cái trách nhiệm ấy,

cái thiên chức ấy không có học thức giáo dục thì kho long lam cho hoàn toàn nghĩa uụ đăng Có người nói rằng ngày xưa

® Nguyễn Khoa Diệu Biên, Nguyễn Cửu Thọ, Đạm Phương nữ sử (1881-

Trang 16

con gái khong c6 hoc thite may chit ma ngudi me hién, người

con thảo, người uợ thuận cũng bhông thiếu, ngày nay có học

thức, mà hay hư nết là nghĩa làm sao? Xin thưa rằng: Cái đó

là phần giáo dục gia đình khuyết điểm hết thủy Học đường

giáo dục là cốt để giúp thêm tư tưởng, trả thức cho người sau

ra uới đời cho khỏi sự lầm lỗi, còn gia đình giáo dục là gây

nên cái tâm tính cho con người Tam tính uới học thức thật

không ăn thu gì nhau, chỉ có quan hệ một điều lò phải nhờ có

học thức mà nhắc tâm tính siêu uiệt lên cho nhẹ nhòng Nếu tâm tính đã hỏng, dù có học thức lại càng như giúp sức cho

cát dục 0uọng lên cao đó thôi ”“??,

Bước vào những năm 30 của thế kỷ trước, mâu thuẫn xã

hội ngày càng thêm sâu sắc, nhất là sau sự kiện đàn áp của thực dân đối với cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đẳng ở Yên Bái, và sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông

Dương Đi liền với các phong trào đấu tranh xã hội là những đòi hỏi thay đổi gia đình phụ quyền Cuộc đấu tranh này

thường đi đôi với yêu cầu giải phóng phụ nữ, những người ngày càng có vai trò trong cuộc đấu tranh chống thực dân và

phong kiến Cuộc đấu tranh lúc này không còn là những kiến nghị nhẹ nhàng của một số nữ lưu trí thức, mà đã trở tíành

một đòi hỏi cấp bách của một tầng lớp phụ nữ trẻ, tiếp thu_ được những tư tưởng tự do bình đẳng của phương Tây, ngày

càng có vị trí trong xã hội, được báo chí đương thời lên tiếng

ủng hộ Tiếng nói của chị em đã được phát biểu trên những

Trang 17

20 PHAN I: GIA BINH VIET NAM NHONG GIA TRI TRUYEN THONG

tờ báo dành riêng cho phụ nữ như Phụ nữ tùng san (Huế,

1929), Phụ nữ tân uăn (Sài Gòn, 1929), Phụ nữ thời đàm (Hà

Nội, 1980 - 1934), Đàn bà mới (Hà Nội, 1985)

Ngay từ năm đầu tiên, báo Đờn bờ mới đã mở mục

tranh luận, nêu lên trường hợp một người đàn bà bị chồng

ruông bỏ để đi theo vợ bé, phải sống lệ thuộc vào cha mẹ chồng với một nách ba con Báo hỏi ý kiến độc giả xem người phụ nữ đó có quyền tự giải phóng không?

Trong 14 thư trả lời đến từ ba miền của đất nước, được đăng tải trên hai số liền, thì có 10 người tán thành giải

phóng, 3 người phản đối, một người khơng dút khốt Hai nữ

độc giả chủ trương giải phóng, đã gợi ý cho nạn nhân nên thưa kiện chồng ra tòa để giải quyết vấn để nuôi con và đòi tiền trợ cấp, yêu cầu được ly hôn Một độc giả nữ có cùng quan điểm, đã khẳng định rằng "đời là một cuộc đấu tranh",

theo họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài "thắng hay là

chết" Bóng đen của đạo đức cũ bất công và áp chế bị coi là trở ngại chính cho việc giải phóng đàn bà, đã nói lên trong nhiều thư trả lời _

Có hai nữ độc giả phản đối việc làm đó, nhấn mạnh đến

đạo lý Khổng Mạnh, mà theo họ là "phải bảo vệ gia đình

chống lại các sự lôi kéo, những đảo lộn của thời buổi văn

mình, mà xưa kia không hề thấy"

Báo Đàn bà mới còn nêu lên một câu hỏi cấm ky khác là

Trang 18

24 thư trả lời thì có 16 tán thành, chỉ có 4 phản đối và 4 không rõ ràng Mặc dầu số người tham gia tranh luận không

nhiều, nhưng những dư luận do báo thu thập cho thấy một sự

phát triển trong cách suy nghĩ của thế hệ mới Thậm chí trên

báo Phụ nữ thời đàm số tháng 5-1931, một nữ ký giả còn nêu lên vấn đề "bên hiếu bên tình, bên nào nặng hơn?",

Chỉ trong mấy năm, cuộc tranh luận đã chuyển sang

những lời lẽ quyết liệt hơn Báo Ngày nay nam 1937 da dang

bài "Phá huỷ chế độ đại gia đình" kêu gọi những cặp vợ chồng trẻ nên tách ra sống tự lập, không ÿ lại vào gia đình

lớn Đây là thời điểm mở ra cuộc vận động của Mặt trận Dân chủ Đông Dương, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhân dân

khắp cả nước sôi nổi đưa ra những "đơn thỉnh nguyện", đòi hỏi chính phủ thuộc địa thi hành các cải cách xã hội Theo

"Hồ sơ Guermut" của phái bộ điều tra do chính phủ Pháp phái sang thuộc địa, ở mục "Điều kiện của đàn bà và trẻ

con", thì trong 13 yêu sách của "phái yếu", những điểm chính đều tập trung vào quan hệ giữa chồng và vợ, làm rõ chế độ

hôn nhân, quyển thừa kế của vợ lẽ và nàng hầu, xóa bỏ chế độ đa thê, quyền ly dị khi chồng ngoại tình Những yêu sách khác nói lên ý chí tự lập của phụ nữ: quyền của người vợ đối vdi tai san do minh làm ra, mở trường thực nghiệp cho con

gái, tổ chức nơi tìm việc làm cho phụ nữ, thi hành luật lao

động, quyền được nghỉ khi sinh nở "8)

Trang 19

22 PHAN I: GIA BINH VIET NAM NHUNG GIA TRI TRUYEN THONG

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống lại "chế độ đại gia đình", chống lại "gia đình áp chế" chỉ là một cuộc đấu tranh ý

thức hệ, được phản ánh qua dư luận của quần chúng đô thị,

chứ chưa gây được tác động với nhà cầm quyền Chính phủ

thuộc địa tuy không cấm đoán những cuộc vận động cải cách

gia đình, nhưng cũng nhìn thấy đó là tiền lệ cho những

phong trào đòi tự do dân chủ khác Vì vậy tuy cố lúc gây được dư luận rộng rãi, cuộc đấu tranh này rốt cuộc vẫn không thu

được kết quả mong muốn

Hơn nữa, đó chỉ là một cuộc vận động trong tầng lớp thị

đân và thanh niên trí thức, còn ở nông thôn, các lề thói cũ của

đạo lý Khổng Mạnh vẫn được duy trì Gia đình phụ quyền dưới

chế độ thuộc địa vẫn là chỗ dựa của chính quyền để bóp chết moi mong muốn cải cách của tầng lớp thanh niên Phản ánh hoài vọng của thanh niên đương thời, các sách của nhóm Tự lực văn đoàn cũng chỉ nêu lên sự bất mãn để cuối cùng đi đến thỏa hiệp của tầng lớp trí thức Tây học Nhất Lĩnh trong Lạnh lùng

đã miêu tả thân phận một thiếu phụ góa chồng, nhưng không dám vượt khỏi lễ giáo phong kiến để đến với tình yêu Còn Khái Hưng trong cuốn Giø đình thì chỉ biết nói đến sự thỏa

"hiệp của một thanh niên có học thức, nhiều hoài bão tự do,

nhưng không đám cưỡng lại những ràng buộc của đại gia tộc: ° chang hiểu rằng mất mẹ, Thgười con sẽ thiếu thốn yêu mến, nhưng mất cha thì ngoòi sự trông cậy nương nhờ ra,

Trang 20

Đau đớn cho chàng nhất là cái chết của cha bhiến chàng bắt đầu chịu mệnh lệnh oai nghiêm của gia đình: Chú uò cậu chang thấy anh ốm nặng, cha chàng thấy bệnh mình quá trầm trọng đêu ép chàng phỏi cưới uợ, cưới chạy tang ( )

Nhìn cặp mắt yếu đuối, uan lon của cha sắp từ trần, chàng thương xót, không nỡ trái lời Và chàng để mặc những

người xung quanh định liệu bài trí uiệc hôn nhân một cách

cẩu thủ, hấp tếp, tuy uẫn theo đủ hết các điều lễ nghỉ phiên

phức, nhỏ mọn, 0uụn uặt Cha chàng nhận xong hai lạy của

nàng dâu thì mỉm cười tắt nghỉ Hình như ông ấm cố ghì sức cùng, sống cho tới cái phút quan trọng đó ( ) Và An biểu

rang chang lay vo không phải 0t chang ma chi vi gia dinh, vi

tổ tiên, vi nhitng ngudi chét Chang cé cho dé la mét su thiêng liêng để bhông nghĩ đến nữa "0

Cuộc cách mạng trong gia đinh

Cách mạng tháng Tám đã làm thay đổi hoàn toàn bộ

mặt xã hội Việt Nam Sự phá bỏ nền đô hộ của thực dân Pháp đã làm sụp đổ theo ý thức hệ phong kiến ngự trị tại Việt Nam từ bao đời nay Gia đình Việt Nam không thể nằm ngoài những biến động xã hội đó, vì cuộc vận động Đời Sống

Mới do chính quyền và các đoàn thể cách mạng đề xướng đã

đi vào từng cá nhân, làm lung lay tận gốc gia đình truyền thống Trên báo Tiền Phong, cơ quan của Hội Văn hóa Cứu

quốc, số 12 ra ngày 1-6-1946, đã định nghĩa về cuộc vận động

Đời Sống Mới là:

Trang 21

24 PHAN : GIA BINH VIET NAM NHUNG GIA TRI TRUYEN THONG

“Từ ngày Cách mạng tháng Tám bùng nổ, đâu đâu ta

cũng thấy một cảnh sống Mới, khác hẳn cảnh đời cũ Mới, Mới, ai cũng muốn Mới, cái gì cũng muốn Mới, nhưng đầu óc

những ý Mới rối lung tung, rời rạc, không có quan niệm tổng

quót uề Đời Sống Mới

_ Muốn uá đắp chỗ thiếu sót ấy, điêu then chốt là phải uạch qui mô một Đời Sống Mới làm hừn chỉ hướng cho những

người hoang mang bỡ ngỡ

Trước hết, ta phải chú ý nhận rằng Đời Sống Mới không

phải là một đời sống khắc khổ, một đời sống đóng khung trong những luật lệ nghiêm khắc quá thời, tóm lại i khong phải là đời sống một nhà ẩn dật tu đạo

Đời Sống Mới phải tôn trọng các nguyên tắc Dân tộc uò Đân chủ của cuộc Cách mạng tháng Túm, một cuộc cách mạng uừa có tính cách giải nhóng dân tộc uừa có tính cách

xây dựng một nên dân chủ chân chính Đời Sống Mới lại còn

phải thích hợp uới nguyên tắc Khoa học của nên uăn hóa mới" (10) (Tiên Phong, số 19, 1-6-1946, tr.6)

Một để xuất cụ thể hơn là góp "ý kiến về việc cải cách ° ‹ L y C

hôn nhân" (có lẽ là do nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết): “Một người thanh nhiên ngày nay muốn lấy 0uợ, lấy chồng, không bhỏi bực mình uê cái tục lệ cưới xin ở nước ta Lấy được một người uợ, người con trai phải theo đủ biết bao

nhiêu là lệ: nào hỏi, nào chạm mặt, nào sêu tết, nào cheo

Trang 22

phức thế thôi đâu! Người ta lại còn tốn kém biết bao nhiêu tiền uào đấy nữa ( )

Những con người nô lệ ấy, ta phải giúp họ cởi mỏ những

xiêng xích của họ đi Một mặt ta phải ráo riết tuyên truyền,

cổ động cho người ta mạnh dạn bỏ tục cưới xin phiền phúc va tốn kém, cố gấy một dư luận tốt đối uới những đám ngang nhiên bỏ phăng tục cũ Một mặt ta phải từn một cái hình thức mới cho lễ cưới để cho những người chỉ dám bỏ một cái

hình thức để chui uào một hình thức khác Cố nhiên la cdi

>x (1)

hình thức mới này phải đẹp đẽ hơn hình thức cũ

Như vậy là chính quyền cách mạng đã khuyến khích

việc xây dựng gia đình mới, thoát khỏi sự trói buộc của đại

gia đình phụ quyền Hơn thế nữa, cuộc cách mạng đã giải phóng phụ nữ, những người chịu thiệt thòi nhất trong chế độ phong kiến, nên vị trí của họ trong gia đình ngày nay đã được pháp luật tôn trọng và bảo vệ Chính vì vậy cuộc tấn công vào đại gia đình phụ quyền không cần phải dựa vào dư luận báo chí như trước đây, mà chỉ cần thực hiện công cuộc

giải phóng phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ lao động, thì bản thân gia đình phụ quyền tự nó sẽ dần dần tan rã Trong việc này

chính quyền chỉ đóng vai trò hỗ trợ, vì các đoàn thể thanh niên và phụ nữ mới là những tác nhân chính trong công cuộc

cải cách rộng lớn đó

Cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi tiếp đấy là cuộc vận

động cải cách ruộng đất năm 1953, một lần nữa lại làm lung

Trang 23

26 PHAN |: GIA BINH VIET NAM NHONG GIA TRI TRUYEN THONG

lay tận gốc đại gia đình phụ quyền Vì những gia đình lớn là

những gia đình có nền nếp từ lâu đời, dựa trên một nền kinh tế vững chắc và ổn định để duy trì truyền thống của gia tộc, nền kinh tế đó trong xã hội Việt Nam chủ yếu dựa vào sản

xuất nông nghiệp Cuộc cải cách ruộng đất tấn công vào nền

kinh tế sở hữu lớn về ruộng đất, xóa bỏ sở hữu tư nhân về đất đai, cơ sở của gia đình phụ quyền, là đòn cuối cùng làm rạn nứt đại gia tộc phụ quyền Tuy nhiên, do những sai lầm trong cải cách ruộng đất, đưa đến việc qui kết thành phần không dựa trên thực tế của xã hội Việt Nam, khiến nhiều gia

đình trung nông, phú nông phải trở thành địa chủ, trở thành - đối tượng của cách mạng, không những đại gia tộc bị tan rã, mà các gia đình hạt nhân cũng bị lung lay Những diễn biến trong cải cách ruộng đất như việc con đấu tố cha, vợ lẽ đấu tố

chồng, con dâu tố cáo bố chồng tuy không phổ biến, nhưng

cũng đã góp phần làm băng hoại đạo đức gia đình, phá võ

một số giá trị truyền thống của gia đình

Từ năm 1954, miền Bắc Việt Nam bước vào thời kỳ xây

dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải tiến hành một cuộc

chiến tranh thống nhất đất nước Trong công cuộc xây dựng đó, gia đình đã được đánh giá lại theo học thuyết của chủ

nghĩa Mác - Lênin, chủ yếu dựa trên những phân tích của

Engels, có thể nói những đánh giá của Engels về gia đình

hiện đại là:

"Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử lớn

Trang 24

quản, người đàn bà bị truất ngôi, phải phục tùng, biến thành nô lệ để giải trí cho đàn ông uà chỉ đơn thuần lò công cụ sinh đẻ thôi Địa uị nhục nhã đó của phụ nữ ( ) đã dần được tô uẽ

đẹp đẽ uà được che giấu dưới cái bê ngoời giả dối uà đôi khi

dưới những hình thức êm dụu hơn, nhưng địa 0 nhục nhã đó

chưa hề được xóa bỏ",

"Nhu vay là chế độ hôn nhân cá thể quyết hông phải đã

xuất hiện trong lịch sử như là sự hòa giải giữa đàn ông uà

đàn bà, uà càng bhông phỏi là hình thúc hôn nhân cao nhất Trái lại, nó biểu hiện ra là một sự nô dịch của giới này đối uới giới bio, là một sự tuyên bố cuộc đốt kháng giữa hai giới, cuộc đối kháng mò suối thời bỳ tiền sử chưa có Trong một bản thảo

cũ chưa được in, do Mác 0à tôi uiết ra năm 1846 (tức quyển Hệ tư tưởng Đức W?D), có câu này: "Sự phân công đầu tiên là sự phân công giữa đàn ông 0à đòn bà trong gia đình trong viéc

sinh con để cái” Và bây giờ tôi có thể thêm: Sự đối lập giai cấp đầu tiên biểu hiện trong lịch sử là sự đối lập xuất hiện

cùng một lúc uới sự phát triển của đối kháng giữa đàn ông 0uà

đàn bà trong chế độ hôn nhân cá thể, uà sự áp bức giai cấp đầu tiên thì xuất hiện cùng một lúc uới sự áp bức của đàn ông đối uới đàn bà Chế độ hôn nhân có thể là một bước tiến lịch sử lớn, nhưng đồng thời nó mở ro, bên cạnh chế độ nô lệ uà chế

độ tư hữu, một thời bỳ béo dài cho đến ngày nay, thời bỳ mà

mỗi bước tiến đồng thời cũng là một bước lùi tương đối, 0ì

® E', Engels Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu uà của Nhà nước Nxb

Trang 25

28 PHAN |: GIA BINH VIET NAM NHUNG GIA TRI TRUYEN THONG

hạnh phúc uà sự phát triển của người này là do sự đau khé va

bị áp chế của những người kia mà rat)

Sau khi phân tích kết cấu của gia đình hiện đại, Engels đã đưa ra dự báo về những đổi thay của gia đình trong tương

lai, khi chế độ tư hữu đã bị xóa bỏ: |

"Những cuộc cách mang xã hội sắp đến mà biến ít ra cũng một phần rất lớn các của cải lâu dài uà có thể thừa kế được, tức là tư liệu sản xuất, thành tài sản xã hội, thì cũng sẽ thu hẹp đến mức tối thiểu mọi mối lo nghĩ uê uiệc thừa kế ấy Chế độ một uợ một chông, do những nguyên nhân binh tế sinh ra, liệu có biến di khi những nguyên nhân ấy biến đi chăng? ( )

“Như uậy là địa 0u của đàn ông, dù sao cũng sẽ thay đổi

sâu sắc Mà địa uị của đàn bà, của tất cả đàn bà, cũng sẽ có

một sự thay đổi quan trọng Các tư liệu sản xuất, một khi chuyển thành tài sản chung, thì gia đình cá thể không còn là

đơn uị binh tế của xã hội nữa Nền bình tế gia đình tư riêng biến thành một công nghiệp xã hội Việc chăm sóc 0uà giáo dục con cái trở thành uiệc công, đối uới tất cả các trẻ em, xã hội đều chăm sóc như nhau, dù các trẻ em ấy là con hợp pháp hay là con hoang cũng thế"”

Chính vì thế, ở miền Bắc nước ta đã xuất hiện ý nghĩ có thể lấy giáo dục xã hội để thay thế giáo dục gia đình nhiều

nhà giáo dục có lúc đã nghĩ rằng đứa trẻ từ khi bắt đầu hiểu biết, sẽ được hưởng thụ sự giáo dục và rèn luyện trong đội

Trang 26

Thiếu niên Tiền phong, rồi đến đoàn Thanh niên Cộng sản,

là có thể trở thành con người xã hội chủ nghĩa Hiếm khi giáo

dục gia đình được nhắc đến, thậm chí vai trò thầy cô giáo ở

trường học cũng không được coi trọng

Mặt khác, trên thực tế, vai trò của gia đình trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng không còn nữa Mọi kiểu sản xuất gia đình đều bị coi là nền sản xuất nhỏ "đang hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản" (Lênin) nên phải triệt để xóa bỏ

Thành thị từ nay chỉ là nơi tập trung những người làm công ăn lương (được gọi bằng cái tên chung: cán bộ công nhân viên chức), những người sản xuất trong các HTX tiểu thủ công, hoặc những người làm gia công cho các xí nghiệp quốc doanh Còn ở nông thôn thì HTX nông nghiệp là người thay mặt cho toàn dân để điều hành mọi việc sản xuất cũng như các sinh hoạt khác của toàn thể xã viên, vai trò chỉ đạo sản xuất của người chủ gia đình không còn nữa, hoặc bị rơi xuống hàng thứ yếu Ở mức độ nào đó, có thể hiểu đấy là một tình trạng mờ nhạt gia _đình hạt nhân Và trong một thời gian dài, có những gia đình cán bộ đã quên hẳn việc thờ cúng ông bà cha mẹ, họ coi đó là những phong tục "cổ hủ", cần xóa bỏ Hoặc nếu có cúng thì cũng tổ chức cúng "tập thể" mỗi năm một lần cho qua chuyện

Một học giả cao tuổi thời đó từng viết:

“Nói đến cái mới thì ngày nay chế độ ta cũng đã có phương châm uà nội dung rõ ràng cho nền giáo dục thanh

thiếu niên Đối uới thiếu nhị thì có "năm điều Bác dạy" Đối

Trang 27

30 PHAN |: GIA BINH VIET NAM NHUNG GIA TRI TRUYEN THONG

vu cua doan vién" Ngoài ra còn có phương châm "cần kiém liêm chính, chí công uô tu" Những điều trên là những yếu tố

cơ bản của một nền đạo đức cách mệnh cho người công dân

Việt Nam mò tập thể bắt đầu quản lý từ khi 7 tuổi Do yêu cầu

ấy, nội dung giáo dục hình như chì nhấn mạnh mặt đạo đức xã hội, mà trong đạo đức xã hội thì nhấn mạnh đến mặt đạo đức tập thể, do đó người ta cảm thấy còn thiếu cái gì, cho nên mới có người nói rằng cái nê nếp cũ đã phá hết mò cái nề nếp

mới thì chưa xây dựng được Thực ra xây dựng một nề nếp không thể đòi hỏi nhanh chóng được Liên Xô xây dựng chủ

nghĩa xã hội hơn nửa thế hỷ mà có phải là không có van dé trong cách giáo dục thanh thiếu niên đâu Nhưng đó là một

van đề cần phải được chú ý thường xuyên Không có sự lưu

tam thi vi cái ta làm không kịp đáp ứng nhu cầu trước mắt

cho nên trong thực tế có chỗ buông lỏng, mò trong nhận thức

mới cảm thấy có chỗ gián đoạn như nói trên Nhưng khâu

chính của tình hình gián đoạn là ở đâu? Tất cả chì xin nêu lên

một số ý kiến tham bhdo

Có lẽ là buổi đầu chúng ta chỉ mới chú ý đến mặt tập thể mà chưa chú ý đến mặt cá nhân uà trên sự nhận thức phiến

diện rằng trong xõ.hội cũ cái gì cũng xấu cả, người ta lên án

tất cả những cái gì xã hội cũ dùng để dạy bảo con em Ở trong

Trang 28

mẹ bận bịu đâu.|Do thiếu giáo dục gia đình, những trẻ em giao cho nhà trường 0à tập thể là những đứa trẻ uốn sống tự nhiên thoủi mái, dù chúng có sợ bỷ luật của nhà trường uà

đoàn thể mà cố giữ cho khỏi bị phê bình hay xử lý, đến bhi ra khỏi phạm ui quản lý của nhà trường uò của đoàn thể mà không được gia đình săn sóc thì chúng là cái mồi rất tốt cho những tật xấu thói hư Nhưng trong trường hợp tốt nhất của

gia đình có thể săn sóc con em thì lại có thể xảy ra hai trường

hợp: Một là cha mẹ có muốn cũng không biết dựa uào đạo lý

gì khác cái đạo đúc tập thể do nhà trường uà đoàn thể đã nêu, cho nên uê những điều rất sơ đẳng trong quan hệ giữa con người uới nhau, như con cái đối vdi cha me, vdi anh em,

uới người lớn phải thế nào, người ta cũng không biết phỏải uốn nan con cái theo cách nào cho phải, cuối cùng là đối uới đạo

đức cá nhân uà xã hội, cha mẹ phần nhiều là buông lỏng để

“bao dam dân chủ" uới con cái Trường hợp thứ hai la cha me không tốt lắm uới con cái đã không biết cách dạy dỗ mà mỗi lần thấy con hoặc học bém, hoặc có khuyết điểm thì chỉ dạy bằng chủi mắng đánh đập, có khi đánh như đòn thù Trong sinh hoạt hàng ngày những người làm cha mẹ như thế lại

thường chỉ nêu gương xấu cho con cái, thì con cái làm sao

không hư Những tình tiết uề tình giáo dục gia đình không

Trang 29

32 PHAN |: GIA BINH VIET NAM NHỮNG GIÁ TRI TRUYEN THONG

trước mắt phải giáo dục chu mẹ đã Tôi biết rằng có người có trách nhiệm nắm đúng tình hình đã phải thốt ra rằng: "Cha mẹ có được giáo dục đâu mà bảo họ giáo dục con cới, bà suy

rộng ra thì thầy cô giáo, cho đến cả những huynh trưởng đội

đoàn cũng có được giáo dục uề đạo đức đâu mà bảo họ giáo dục cho con em" Cách nói tuy là nghiêm khắc, nhưng cũng

cho thấy rằng nói chung thì nên giáo dục đạo đức của chúng

tœ còn thiếu sót, mà sở dĩ còn thiếu sót là uì, trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội uà trong tình hình chống Mỹ cứu nước, chúng ta chỉ mới làm được mặt giáo dục chính trị chứ

chưa có điều biện làm tốt được giáo dục toàn điện

Giáo dục toàn diện trước hết là nhằm tạo con người xã

hội chủ nghĩa Việt Nam Trong thời phong biến cha ông ta đã xây dựng một nên giáo dục đi theo con người từ nhỏ đến già để đào tạo nên những con người toàn tâm toàn ý đối uới chế độ

phong biến, thì nền giáo dục của ta ngày nay đương nhiên

cũng nên là một nên giáo dục đi theo con người từ nhỏ đến lớn

để đào tạo nên những con người toàn tâm toàn ý uới chủ nghĩa xã hội Muốn như uậy thì hiện nay phải trước hết chú trọng

giáo dục chính trị là phải Nhưng nếu chỉ chú ý đến đạo đức

chính trị, nghĩa là chỉ chú ý đến cái khía cạnh xây dựng mốt quan hệ của con người uới tập thể, uới dân tộc, mà không xây

dựng cả mối quan hệ giữa con người uới con người, trước hết là

uới cha mẹ, anh em, họ hàng là những người gần mình nhất,

rồi đến quan hệ uới những người xung quanh trong xã hội, từ

thầy học đến xóm giêng, người già, trẻ em, thì chưa có thể xây

Trang 30

cách con người mà chỉ mặt chính trị được phat trién trong khi các mặt khác 0ì không được săn sóc mà teo quất di thi ro rang không thể có thế thăng bằng mà đứng uững được, dễ bị

nghiêng ngã là thường Muốn xây dựng được cái phẩm cách con người thăng bằng thì phải chú ý trước hết là xây dựng

được những thiếu niên uà thanh niên có thể đứng thăng bang

trong môi trường sinh hoạt của chúng, như thế thì trong khi xã hội đương ở trong tình hình có những đổi mới luôn luôn lại gặp nhiều khó khăn do chiến sự va do âm mưu phá hoại trăm

Uuành của giặc, chúng mới có thể đứng uững mà bhông sa ngã

Muốn thế tất phải xây dựng một nội dung giáo dục đạo đức thăng bằng để cho cả gia đình, nhè trường uàè đoàn thể có thể lấy làm chỗ dựa mà uốn nắn con em "%,

Thực tế đã cho thấy việc giáo dục con trẻ không thể tách

khỏi giáo dục gia đình, mô hình lấy giáo dục xã hội thay thế cho giáo dục gia đình đã bị phá sản Vì ngay bản than Engels khi nói đến sự thay đổi của gia đình trong cuộc cách mạng xã

hội thời hiện đại cũng chưa hình dung được vai trò của gia đình mới sẽ như thế nào, và phải mượn lời của Morgan để nói:

“Vì gia đình một uợ một chồng đã được cai tiến ngay từ khi bắt đầu thời kỳ uăn mình uà được cải tiến rất rõ rệt trong thời kỳ cận đại, nên chí ít người ta cũng có thể cho rằng hình thức đó còn có thể được cải tiến thêm nữa, cho đến bhi đạt

đến bình đẳng giữa nam nữ Nếu trong tưởng lai xa xôi sau

0 Đào Duy Anh Nhớ nghĩ chiều hôm, hỗi ký của NXB Văn nghệ TPHCM

Trang 31

34 PHAN |: GIA BINH VIET NAM NHUNG GIA TRI TRUYEN THONG

nay, gia đình một uợ một chồng sẽ không còn có thể đáp ứng

được yêu cầu của xã hội, thì không thể nào dự đoán trước được gia đình tiếp sau đó sẽ có tính chất như thế nào"

Cuộc đổi mới vào cuối những năm 80 của thế kỹ trước,

tiếp đấy là sự tan rã của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa, một lần nữa lại làm chấn động xã hội Việt Nam Khẩu

hiệu "đổi mới tư duy" đã mở ra một con đường mới cho người

Việt Nam nhằm nhìn nhận lại những giá trị văn hóa và xã

hội cũ Trước những hiện tượng suy thoái đạo đức xã hội, sự

“hư hỏng” của thanh thiếu niên, cùng sự khủng hoảng lòng

tin trong một số tầng lớp dân chúng, người ta phải đi tìm lại những giá trị của truyền thống và để cao vai trồ giáo dục của

g1a đình

Tuy nhiên, trong bối cảnh quay trở lại nền kinh tế thị

trường, hàng loạt vấn để văn hóa và xã hội mới đang nấy

sinh, khiến nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà văn hóa, chưa kịp

nắm bắt định hướng Còn một bộ phận cư dân thì tận dụng

sự mở cửa để chạy theo những thị hiếu bản năng, phục hồi nhiều quan niệm và tập tục cũ không có chọn lọc Một lần nữa, việc thừa kế tình hoa của truyền thống dân tộc, xây

dựng một ý thức hệ mới phù hợp với bối cảnh của thời đại, lại được đặt ra trong việc xây dựng gia đình và liên kết gia tộc

Đó là một con đường cần nhiều trí tuệ và cần nghiên cứu điều tra sâu rộng

Trang 32

PHU BAN CHUONG MOT Biết ơn cha mẹ

Phàm người nào đã biết bính yêu cha mẹ tất là biết ơn cha mẹ Cha mẹ mình sinh ra mình, nuôi nấng mình, khó

nhọc biết bao nhiêu, lại lo cho mình nên người tử tế, thì công đức ấy bể sao cho xiết được Vậy bẻ làm con phải đốc lòng báo ơn cha mẹ Lúc nhỏ, thì sự biết ơn chỉ cốt ở cách uâng lời va lòng yêu mến Nhưng bhi lớn lên, cha mẹ già cả thì phỏải hết lòng phụng dưỡng: sớm thăm, tốt hỏi, cơm ngon, canh ngọt,

quạt nồng, ấp lạnh Chỉ có những quân uô học, đê hạ như lodi vat thi mdi quén on cha me

Tiểu dẫn - Chuyện người Hoàng Hương

Xưa có người Hoàng Hương ở với cha mẹ thật là hiếu

thảo Lúc mới lên chín đã biết quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ

Khi lớn, tuy làm nên quan to, cũng vẫn một niềm hầu hạ

cha mẹ rất là cung kính, chớ không sai bảo đầy tớ mấy khi

Bổng lộc được bao nhiêu, chỉ cốt đem về để phụng dưỡng mẹ

cha Gặp khi mẹ ốm, chính ông đi sắc thuốc và săn sóc luôn bên giường suốt đêm không ngủ Ông ăn ở với cha mẹ hiếu hạnh

như thế, mà đến lúc cha mẹ mất, vẫn còn nhắc nhớ luôn, hình

như chưa đủ báo đền được cái ơn nghĩa của cha mẹ

Cháu đối với ông bà (mệ)

Người con đã có hiếu uới cha mẹ tất là bính mến ông bà (mệ), bởi 0ù ông bà sinh ra cha mẹ, cũng như cha mẹ mình sinh ra mình uậy Có lẽ nào mình bính mến cha me, ma lai

Trang 33

36 PHAN |: GIA BINH VIET NAM NHONG GIA TRI TRUYEN THONG

yéu chau Vay thi cde chdu hd lai khéng nén kinh yéu ông bà cho hết bổn phận hay sao?

Tiểu dẫn - Lý Mật nuôi bà

Lý Mật mồ côi cha từ thuở nhỏ Mẹ bỏ đi lấy chồng Bà

nuôi cho ăn học thành được người có danh vọng thời bấy giờ

Vua triệu ra làm quan, nhưng ông từ chối không nhận, vì ở

nhà còn bà già đã ngoại chín mươi tuổi và đau yếu luôn, mà

chỉ trông cậy vào một mình ông Lý Mật thờ bà rất là hiếu thảo Gặp khi bà đau, thì trông nom thuốc thang thức luôn mấy đêm không ngủ Có người thấy thế, khuyên ông nên giữ

gìn thân thể Ông nói rằng: "Cha tôi mất sớm, bà tôi nuôi tôi từ lúc còn nhỏ dại, không có bà tôi, thì ngày nay không

có tôi, mà bà tôi không có tôi thì không ai giúp đỡ nuôi

nấng Vậy tôi phải hết lòng với bà tôi"

Tiểu dẫn - Người anh tốt

Cha mẹ anh Nguyên mất sớm, anh phải trông nom một đàn (đoàn) em dại Anh hãy còn ít tuổi, nhưng học làm thợ mộc

đã thành nghề Anh không quản công lao khó nhọc, sớm tối chăm lo làm việc để lấy tiền nuôi các em Đầu trống canh năm, anh đã dậy, làm cho đến đêm khuya mới đi ngủ Lúc nào được

ranh việc, thì lại trông nom dạy bảo các em Một mình anh làm

để nuôi cả nhà, cho nên dẫu vất vả, khó nhọc, mà vẫn không đủ

ăn Tuy vậy anh vẫn lo cho các em được no ấm, làng nước ai

thấy thế cũng lấy làm quí mến anh là người hiếu đễ

Câu hỏi - Bổn phận người anh phải ăn ở với các em thế nào?

Người anh không ở với các em cho hết lòng thì có tội với ai? - Anh

Trang 34

NHO GIÁO VÀ "VĂN HÓA GIA DÌNH"

Quang Dam”

1)“ kinh truyện Đạo Nho, người ta không thấy có a1 đặt ra vấn đề “Văn hóa gia đình" và cũng không

thấy có từ "gia đình văn hóa"

Song, trong thực tế, người ta vẫn thường nhớ lại

những đạo lý về văn hóa nói chung và "văn hóa gia đình"

hay "gia đình văn hóa" nói riêng, được để cập bằng tư duy và ngôn ngữ thời Tam Đại bên Trung Hoa và truyền bá lâu

dài sang đất nước ta qua các triều đại phong kiến Sau đây '

là mấy điểm cơ bản đã bao đời thấm sâu vào ý thức con người Việt Nam

I - Gia - Gia đình, gia thất, gia tộc v.v

Các bậc tiên tổ chúng ta sống cách đây vài ba thế hệ và đã từng học các sách "Tam thiên tự", "Tam tự kinh" , đều thuộc

làu làu: "gia" là "nhà", "quốc" là "nước" cho đến nay, nhiều

người vẫn hiểu giản đơn rằng "gia" chỉ có nghĩa là "nhà", bao

Trang 35

38 PHAN I: GIA BINH VIET NAM NHONG GIA TRI TRUYEN THONG

gồm cả ý nghĩa "nhà ở" và những người chuyên về một ngành

nào đó, như "nhà chính trị", "nhà quân sự", "nhà chuyên môn”, v.v Thật ra, thuở xưa, "gia" vừa có ý nghĩa là "nhà" lại vừa có

nghĩa là "nước" nữa Đúng thế, bên Trung Quốc, ở thời Tam

Đại (Hạ, Thương và Chu), các nước chư hầu được phân làm hai loại nước: những nước bình thường do các "công", "hầu", "bá" "tử", và "nam" cai trị thì đều được gọi là "quốc"; còn những nước có tầm cỡ nhỏ hơn, địa vị thấp hơn và do các quan "khanh" hoặc "đại phu" cai trị thì đều được gọi là "gia" Do đó với những người có quyền hành cai trị cả hai loại nước như vậy, kinh truyện, sử sách Trung Quốc thường gọi chung là "những kẻ có

quốc, có gia" (hữu quốc gia) Ở nước ta, có người dịch cách gọi

ấy sang tiếng Việt là "những kẻ có nước có nhà" và ít nhiều

đã đưa đến hiểu lầm cần tránh Ở đây, trong đề tài này nói chung cũng như trong luận văn này nói riêng, từ "gia" và các từ phát sinh cơ bản của "gia" đều được dùng một cách nhất quán với ý nghĩa tương đồng là "nhà" trong tiếng Việt Các từ phát sinh cơ bản thông dụng nhất là:

a) Gia đình: Chỉ một cộng đồng cơ sở bao gồm những người xây dựng cuộc sống chung theo tục lệ hôn nhân giá thú và gắn bó với nhau bằng những quan hệ máu mủ ruột rà,

cùng sống với nhau trong một ngôi nhà (gia), có sân (đỉnh)

phía trước hoặc phía sau trên một thửa đất ở cơ bảr: ốn định

Trang 36

và coi như dành cho người nội trợ trong nhà Do đó, trong Hán văn, "gia thất" cũng có thể được dùng như đồng nghĩa

với "phu thê" (chồng coi vợ là "thất", vợ coi chồng là "gia") c) Gia tộc: Chỉ một khối tập hợp và liên kết nhiều gia

đình cùng nhau bắt nguồn từ những tổ tiên chung và tạo

thành một dòng họ có thế lực đến một mức độ nhất định trong đất nước hoặc ở một số địa phương lớn nhỏ nào đó

"Nhìn khái quát, cả ba từ nói chung có vẻ không có gì khác nhau thật đáng kể Nhưng sử dụng trong nhiều trường

hợp cụ thể, từ nào cũng tỏ ra thường có những ý nghĩa riêng

biệt tế nhị của nó

Mặt khác, qua các thời đại, do những biến đổi trong các

hình thức kinh tế - xã hội, trong phương thức tư duy, trong

phong cách ngôn ngữ v.v nhiều từ không tránh được những

biến đổi về ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc đã trở thành những từ

khác hẳn về cả hai mặt âm và nghĩa Chẳng hạn, trong tiếng

Việt, ở các thời đại trước, cách đây một vài thế kỷ, hai từ "gia thất" và "gia tộc" thường được dùng nhiều hơn và quen thuộc

hơn từ "gia đình” Nhưng từ những thời cận đại và hiện đại thì từ gia đình chiếm ưu thế,

Ta cũng thường nhận thấy nhiều đạo lý xa xưa ta muốn

Trang 37

40 PHẨN!'GIA ĐÌNH VIỆT NAM NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

những trường hợp sử sách và kinh truyện thánh hiển dùng

đơn thuần một từ"gia" coi như đồng nghĩa hoàn toàn với các từ "gia đình", "gia thất", "gia tộc", "gia quyến" v.v Và, ngày

nay, nếu từ "gia đình" cùng được mọi người hiểu một cách thông dụng và nhất trí như vậy, thì có lẽ cũng không có gì bất tiện phức tạp lắm Điều quan trọng hơn cả là sự nhận

thức rõ những khâu then chốt về mặt cấu trúc kết liên và

gắn bó người với người bằng những quan hệ được coi là máu

mủ ruột rà Chúng ta đều biết trong hình thức cộng đồng quốc gia, cũng như trong hình thái cộng đồng thiên hạ, từ

xưa đã có năm quan hệ kinh điển cơ bản là: "quân thần" (vua - tôi); "phụ tử" (cha con); "phu phụ" hoặc "phu thê" (chồng vợ); - "huynh đệ" (anh em) và "bằng hữu" (bạn bè) Như vậy là trong năm quan hệ ấy, theo Nho giáo, riêng "Gia" (tức "gia

' đình") đã bao gồm ba quan hệ cơ bản là "phụ tử"hoặc "mẫu

"tử"; "phư phụ" hoặc "phu thê", và "huynh đệ" hoặc "tỉ muội"

(anh em) mỗi quan hệ như vậy còn là một đạo làm người

đòi hỏi những đức tương ứng Chẳng hạn, quan hệ hoặc đạo cha con (hay mẹ con) đòi hỏi đức "từ" ở người cha hoặc người

mẹ và đức "hiếu" ở người con; đạo chồng vợ đòi hỏi đức

"nghĩa" ở người chồng và đức"chính" (ngoan ngoãn vâng lời) ở

người vợ; và đạo anh em đòi hỏi đức "lương" là "hiền lành" ở người anh và đức"đễ" là "nhún nhường" ở người em Dần dần, do phát triển theo chiều dọc của gia đình, chiều dài các thế hệ lần lượt có thay đổi: thế hệ cha trở thành thế hệ ông, thế hệ con trở thành thế hệ cha, và thế hệ mới ra đời mang

Trang 38

Trên đây các quan hệ nêu ra đều là những quan hệ ở

bên trong gia đình và đều là những quan hệ giữa những cá

nhân trên những cương vị cụ thể trong gia đình Dần dân,

những con người liên kết với nhau bằng những quan hệ khác

với ba quan hệ cơ bản nói trên (cha - con, chồng - vợ, và anh - em) càng ngày càng đông Quan hệ giữa người này với người

khác trong số đông ấy bao gồm những quan hệ ông - cháu, bà

- cháu, bác - cháu, chú - cháu, thím - cháu, cô - chấu, dì -

cháu, cậu - cháu, mợ - cháu, dượng - cháu, rồi đến những quan hệ giữa các thế hệ cụ, ky với các thế hệ chắt chít ,

những quan hệ anh chị em chú bác, anh chị em cô cậu, anh

chị em con gì con già Không thể kể hết, tất cả gộp chung

vào một phạm trù gọi là "bà con" Đến đấy, theo giới tính,

tuổi tác và theo thứ bậc họ hàng, người ta hầu như mặc

nhiên thực hành những đạo lý thuộc làu làu không biết do thánh hiền nào đề ra Về quan hệ nam nữ, đó là đạo lý "trọng

nam khinh nữ" Về quan hệ tuổi tác và thứ bậc họ hàng

thường cũng được coi là quan hệ giữa cha anh (phụ huynh)

với con em (tử đệ) hay là giữa "bề trên" (thượng) và "bên

dưới" (hạ) đạo lý giữ gìn rất nghiêm chỉnh trật tự ký cương

nhằm bảo đảm sự tương ứng giữa chức năng "sử" là "sai khiến" của "cha anh" và "bề trên" với nghĩa vụ"sự" là việc

"phục dịch" của "con em" và bề "dưới"

Trang 39

42 PHAN I: GIA BINH VIET NAM NHONG GIA TRI TRUYEN THONG

huyện Ngày nay, ta gộp chung các thực thể này thành một phạm trù bao quát là "xã hội" Ngày xưa, Thánh hiền Nho

giáo chủ yếu nói đến hai thực thể cơ bản nhất là "nước" và

"thiên hạ" Đặc biệt, thực thể có quan hệ với "gia" hoặc "nhà"

chặt chẽ hơn cả là "quốc" hoặc "nước" Trong sách Đại học có

đoạn"bát mục" ghi rõ: qua năm bac "cach vat", - "Tri tri", - "thành ý", - "chính tâm", -"Tu thân", thì đến ba vấn để của

cuộc sống cộng đồng là "tể gia", -"trị quốc" và "bình thiên hạ" Nền móng đầu tiên của cuộc sống cộng đồng mở rộng ra cả đất nước và thiên hạ là "gia đình" và "tể gia" là xây dựng,

sắp xếp, quản lý, sao cho cơ cấu cũng như nền nếp sinh hoạt

của gia đình ở mọi khâu và về mọi mặt cơ bản đều được chỉnh tể, êm đẹp

Từ lâu, trong xã hội ta đã có lầm lẫn cho rằng "té gia’ "la công việc của người phụ nữ Nhưng theo đúng đạo lý "nam ngoại nữ nội”, người ta nêu vai trò "tể gia nội trợ" của người

phụ nữ là nói rõ ý tứ người phụ nữ, chủ yếu là người mẹ và

người vợ giữa vai trò nội trợ trong công việc tể gia

Về nguyên tắc cũng như trong thực tiễn, tể gia là chức năng và nhiệm vụ của người cha, người chồng, những con người trong gia đình có tư thế và uy tín giữ vai trò gia trưởng

để đưa cả gia đình cùng nhau tiến lên theo phương hướng

phát triển tốt Theo phương hướng ấy, gia đình không những có thể trở thành tiêu biểu trong xóm làng, phố phường, mà còn có thể, trực tiếp hoặc gián tiếp, phát huy tác dụng tích cực

Trang 40

Nho gia Tam Đại đã nói theo kiểu tư duy và ngôn ngữ quen thuộc thời ấy Cả đến thời hiện đại này, danh nho Phan Bội Châu cũng đã nói rõ trong Khổng học đăng một điều suy nghĩ theo phương phấp siêu hình giản đơn: "nhà tức là cái nước nhỏ, nước tức là cái nhà lớn ", và "tềể, trị" chỉ có một lẽ, "gia",

"quốc" chung nhau một gốc "

Trong một cái mạng lưới có thể phát triển không hạn

định cả về chiều dài lẫn bề rộng bao gồm đủ thứ quan hệ

chằng chịt, chi chít giữa các quan hệ trên dưới và dọc ngang

như thế, công việc để ra và giữ vững sự tể chỉnh và tính hài

hòa ở tất cả các mặt, các khâu dĩ nhiên là rất khó khăn Dù

sao, thực tiễn và kinh nghiệm cuộc sống gia đình cùng với trí

tuệ và tư duy của các thánh hiền - hữu danh và vô danh- đã

lần lượt để ra những điều cần thiết dần dần trở thành khuôn

vàng thước ngọc cho mọi người, mọi nhà đi con đường Khổng - Mạnh - Trình - Chu

Như trên kia đã nói, giữa người với người, mỗi quan hệ là

mét dao, và mỗi đạo có hơi đức tương ứng ở hai đầu mối giao tiếp với nhau từ gần đến xa Vấn để đặt ra là làm thế nào cho sự phố biến trong cả nhà Đương nhiên là phải có hình thức tổ

chức và những cách thức tiến hành công việc phổ biến đó Qua

nhiều tài liệu tìm hiểu, chúng ta thấy có những hình thức đã

quen thuộc thông dụng từ xưa như sau đây:

1 Gia học: Lớp học trong nhà Kinh thư, một trong

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w