BÀI TẬP LỚN Mơn: Phát triển sách chiến lược giáo dục NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Trần Văn Nam Lương Xuân Trường Lê Thị Nữ Nguyễn Thị Nga MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU NỘI DUNG Khái quát chung sách Giáo dục - Đào tạo 1.1 Khái niệm 1.2 Vai trò của chính sách Giáo dục - Đào tạo 1.3 Phân loại các chính sách Giáo dục – Đào tạo Thực trạng chính sách ưu đãi đối với lực lượng ngành Giáo dục – Đào tạo 2.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng 2.2 Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên 2.3 Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân 2.4 Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật 2.5 Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn 2.6 Phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên Đánh giá tác động của chính sách ưu đãi đối với lực lượng ngành giáo dục – đào tạo 3.1 Tích cực 3.2 Hạn chế Đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách ưu đãi đới với lực lượng ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam KẾT LUẬN 11 PHẦN MỞ ĐẦU Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức Đó là đòi hỏi tất yếu, khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện Trong kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố chủ yếu của sản xuất, là lợi thế của cạnh tranh, là chất lượng của nguồn nhân lực, là sức mạnh của nội lực và là sức hút chủ yếu của ngoại lực Chất lượng nguồn nhân lực, tri thức người phải thông qua giáo dục và đào tạo mới có được Giáo dục và đào tạo không chỉ làm tăng hàm lượng chất xám và nguồn vốn tri thức quá trình sản xuất, làm tăng chất lượng nguồn nhân lực, mà còn tạo cơ sở để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo còn làm tang hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực xã hội; gia tăng tính bền vững quá trình phát triển kinh tế; nâng cao tính tích cực và năng lực sáng tạo của người, tạo cơ sở để giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế; tăng tính thích nghi của nguồn lực người và tính linh hoạt của nền kinh tế điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt; tăng sức hút đối với các nguồn lực bên ngoài; tăng sức mạnh nội lực và tính hiệu quả việc chủ động hội nhập quốc tế Có thể thấy rằng giáo dục và đạo tạo rất quan trọng Vì vậy, em chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng đánh giá tác động chính sách ưu đãi đối với lực lượng ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam nay” làm đề tài cho tập lớn mình, từ đưa những khún nghị nhằm hoàn thiện chính sách NỘI DUNG Khái quát chung sách Giáo dục - Đào tạo 1.1 Khái niệm Chính sách: là một hệ thớng nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý Nhấn mạnh, đây là một công cụ của quản lý nhà nước, như vậy nó sẽ được luật hóa Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua một tổ chức Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa quyết định chủ quan và khách quan Các chính sách hỗ trợ việc quyết định chủ quan thường hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích tương đối của một số yếu tố và đó thường khó kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống.Các chính sách tương phản để hỗ trợ việc quyết định khách quan thường hoạt động tự nhiên và có thể được kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách mật khẩu Chính sách giáo dục và đào tạo: những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực của mỗi công dân cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe và nghề nghiệp 1.2 Vai trò của chính sách Giáo dục - Đào tạo ● Góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc, tạo hệ thống giá trị xã hội mới.Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của người và xã hội Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực người có tri thức là cơ bản nhất ● Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế dộ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục – đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu củ cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “ xâm lăng văn hóa” quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu ● Nhận thức rõ vai trò của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Việc đổi mới giáo dục giai đoạn hiện là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học ● Giáo dục – đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ● Giáo dục – đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức Kinh tế tri thức được hiểu là kinh tế đó có sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, làm giàu của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống Tất cả các quốc gia phát triển đều có chiến lược phát triển giáo dục Trong “Báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi người”, tổ chức UNESCO cũng đã khuyến khích các nước phải chi tiêu ít nhất 6% GDP cho giáo dục 1.3 Phân loại các chính sách Giáo dục – Đào tạo ● Chính sách coi giáo dục là quốc sách hàng đầu ● Chính sách nâng cao trình độ văn hóa, dân trí: phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ và tái mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng xa ● Chính sách sách đào tạo nhân lực trình độ cao (cao đẳng, đại học, trên đại ● Chính sách đào tạo nghề ● Chính sách tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài ● Chính sách học phí, học bổng ● Chính sách ưu đãi đối với lực lượng ngành giáo dục, đào tạo học) Thực trạng chính sách ưu đãi đối với lực lượng ngành Giáo dục – Đào tạo Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chăm lo tới đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ban hành các chế độ, chính sách tương đối phù hợp với đặc thù của ngành giáo dục, cụ thể: Giáo viên được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên, có chính sách riêng giáo viên vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, giáo viên dạy trẻ khuyết tật, dạy lớp ghép, giáo viên đặc thù 2.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng ● Nhà giáo (kể cả những người thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, trực tiếp giảng dạy các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật) ● Nhà giáo (kể cả những người thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm ● Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền 2.2 Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên ● Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh); ● Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; ● Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; ● Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; ● Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh các trường đại học, cao đẳng; ● Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa Cách tính: Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi Trong đó, mức lương tối thiểu chung được quy định từ 1/7/2019 là 1,49 triệu đồng 2.3 Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành Trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp đặc thù được quy định tại Nghị định 113 Trong đó, đối tượng này được hưởng phụ cấp đặc thù mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) Phụ cấp này được tính theo số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế và được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Mức phụ cấp đặc thù = 10% [mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] Trong đó, phụ cấp đặc thù được tính theo số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế, được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 2.4 Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật Căn cứ vào Nghị định 113 và Thông tư 22, giáo viên dạy học cho người khuyết tật sẽ được hưởng 02 loại phụ cấp là phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi công việc Trong đó: Dạy người khuyết tật lớp học dành riêng cho người khuyết tật: ● Giáo viên được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,3 so với mức lương cơ sở theo công thức: Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x 1,49 triệu đồng ● Giáo viên chuyên trách được hưởng phụ cấp ưu đãi là 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); ● Giáo viên không chuyên trách được hưởng phụ cấp ưu đãi là 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Dạy người khuyết tật lớp hòa nhập: ● Mức phụ cấp công việc của giáo viên dạy người khuyết tật lớp hòa nhập đều bằng 0,2 so với mức lương cơ sở ● Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được tính theo số giờ giảng dạy người khuyết tật thực tế ● Những khoản phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính, đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 2.5 Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn Khi giáo viên giảng dạy, công tác ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1, các xã đặc biệt khó khăn như: ở vùng đồng bào dân tộc, niềm núi, ven biển, hải đảo, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp thì sẽ được hưởng thêm phụ cấp công tác Theo đó, Nghị định 116 quy định, các đối tượng này sẽ được hưởng một số phụ cấp như: Phụ cấp thu hút, công tác lâu năm, trợ cấp chuyển vùng, một lần, toán tiền tàu xe Phụ cấp thu hút: Nhằm thu hút giáo viên đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để giảng dạy, Nhà nước đã thêm chính sách phụ cấp thu hút Theo đó, giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng theo công thức: Phụ cấp thu hút = 1,49 triệu đồng x (Hệ số lương theo chức vụ, ngạch + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung) x 70% Trong đó, thời gian để hưởng phụ cấp này là thời gian thực tế làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 05 năm Phụ cấp công tác lâu năm: Theo quy định tại Thông tư liên tịch 08, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giáo viên được hưởng phụ cấp công tác lâu năm theo công thức sau: Mức phụ cấp công tác lâu năm = 1,49 triệu đồng x Mức phụ cấp được hưởng Trong đó, mức phụ cấp được hưởng được tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Thời gian làm việc từ đủ 05 năm – dưới 10 năm: Mức phụ cấp là 0,5 Nếu thời gian làm việc từ đủ 10 năm – dưới 15 năm: Mức phụ cấp là 0,7 Nếu thời gian làm việc từ đủ 15 năm trở lên: Mức phụ cấp là 1,0 2.6 Phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên Theo quy định tại Nghị định 54, các giáo viên giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan Nhà nước thì sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên nếu có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ năm (60 tháng) Trong đó, thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: ● Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu; ● Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; ● Thời gian ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn; ● Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giam, tạm giữ để điều tra, truy tố, xét xử Theo đó, mức phụ cấp thâm niên được tính theo công thức: Mức phụ cấp thâm niên = 5% x [mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] Tuy nhiên, thực tế, những chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn bất cập như lương giáo viên (nhất là giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học) còn thấp, hệ thống chính sách, văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa đủ nguồn lực bố trí cho các chính sách, chậm và chưa bảo đảm các mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt Đánh giá tác động của chính sách ưu đãi đối với lực lượng ngành giáo dục – đào tạo 3.1 Tích cực ● Góp phần quan trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để cung cấp cho các ngành, lĩnh vực kinh tế của đất nước, tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, nghiệp vụ nhiều ngành nghề của nền kinh tế, cả những ngành, nghề mới xuất hiện ở Việt Nam ● Đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động lành nghề, có bằng cấp, chứng chỉ chất lượng cung cấp cho xã hội; Đem tới cho các học viên nguồn kiến thức thực tế, có bài bản ● Khuyến khích tạo một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao với sự hài hoà về cơ cấu, đảm bảo việc phát triển đồng đều giữa các ngành, các khu vực cả nước Lực lượng lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là lực lượng chủ yếu tạo của cải xã hội, tạo sự phát triển của xã hội Một chính sách giáo dục tốt không những đào tạo được một nguồn nhân lực xã hội có chất lượng cao (giỏi về lý thuyết, thành thục về thực hành), với một cơ cấu và tỷ lệ hợp lý Đây là cơ sở cho việc tăng năng suất lao động xã hội, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, là cơ sở cho phát triển kinh tế – xã hội ● Góp phần xây dựng những đặc điểm tâm lý, xã hội theo hướng tích cực cho nguồn nhân lực xã hội Sự phát triển không ngừng của các quá trình kinh tế-xã hội đặt những yêu cầu cao cho nguồn nhân lực xã hội của nước ta và các nước phát triển khác Ở Việt Nam phần lớn lao động xuất phát từ nông thôn hoặc lao động tại khu vực nông thôn, cho nên có những phẩm chất tâm lý gắn liền với đặc điểm sản xuất nông nghiệp Điều này tạo nên một khó khăn rất lớn đội ngũ lao động ở nông thôn này chuyển sang làm việc khu vực và dịch vụ với những yêu cầu về phẩm chất tâm lý, tác phong hoàn toàn khác 3.2 Hạn chế ● Việc thực sách cịn gặp rất nhiều khó khăn ● Cách thức tổ chức, phân luồng còn nhiều lúng túng Chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng ● Các chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa thỏa đáng Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy, học tập còn thiếu thốn và lạc hậu ● Hiệu quả đào tạo còn thấp Đào tạo đại học và chuyên nghiệp chưa gắn với nhu cầu sử dụng Đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách ưu đãi đới với lực lượng ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam Thứ nhất, cần đưa chính sách đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp gắn với tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, làm cho các cấp, các ngành và người dân, nhất là thiếu niên hiểu được tầm quan trọng của lực lược nghành giáo dục nói riêng giáo dục – đào tạo nói chung Thứ hai, cần tăng cường các chính sách hỗ trợ lực lươnjg ngành giáo dục: ● Xúc tiến, tìm nguồn vốn đầu tư cho giáo dục thông qua công tác tuyên truyền, kêu gọi, tiếp xúc với các doanh nghiệp, các tổ chức và ngoài nước ● Huy động các nguồn vốn thông qua tổ chức mua trái phiếu, công trái, xây dựng các loại quỹ tín dụng, quỹ phát triển dành riêng cho giáo dục nhằm thu hút các nguồn vốn tiềm tàng nhân dân; có cơ chế, chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích, động viên nhà trường, nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học ● Tăng đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục Thứ ba, cần tiếp đục đẩy mạnh xây dựng và năng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ● Củng cố nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên của trường sư phạm, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng chính trị của tỉnh, huyện nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo về trình độ chuyên môn, trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ● Thông qua đào tạo tại các trung tâm, cơ sở tin học, ngoại ngữ trên địa bàn; công tác tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân nhằm chuẩn hoá và nâng cao trình độ ngoại ngữ - tin học, tiến tới có 100% cán bộ giáo viên và cán bộ QLGD biết sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin quá trình giảng dạy, quản lí và cập nhật thông tin ● Có chế độ, chính sách hợp lý vận động giáo viên, cán bộ lớn tuổi, năng lực sức khoẻ hạn chế nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp đồng thời tuyển dụng đội ngũ sinh viên trẻ, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt thay thế ● Xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như: Chính sách ưu tiên đối với giáo viên giỏi; chính sách ưu đãi và chế độ nhà công vụ đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở những địa bàn đặc biệt khó khăn; chính sách đối với giáo viên ngoài công lập Từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ nhân viên thư viện, thiết bị và y tế trường học về cả số lượng và chất lượng Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục Thứ năm, Có chính sách đãi ngộ xứng đáng nhằm thu hút cán bộ giáo viên các địa phương khác tình nguyện đến công tác vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (như phụ cấp thu hút, cấp đất làm nhà, cấp phương tiện lại, được học tập, bồi dưỡng, được nghỉ ngơi, chữa bệnh ) Thứ sáu, Chính phủ cần ban hành sách bình đẳng chế độ sách cán bộ, giáo viên cơng lập ngồi cơng lập thi đua khen thưởng, xét danh hiệu nhà nước, đào tạo bồi dưỡng, tiếp nhận thuyên chuyển cán từ khu vực công sang khu vực tư ngược lại Cuối cùng, xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ để thực hiện các mục tiêu chiến lược quy hoạch và các mục tiêu cụ thể của kế hoạch Đảm bảo sự điều hành thống nhất, hiệu quả vai trò quản lý của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp xã tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch KẾT LUẬN Dân tộc Việt Nam từ xưa đến đã có truyền thống hiếu học “Học thức là tài sản lớn nhất của quốc gia” (Bia Văn Miếu Hà Nội – 1466) Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày chúng ta càng phải đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước nhà Đầu tư phát triển Giáo dục – Đào tạo chính là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát triển, thúc đẩy sự nghiệp kinh tế – xã hội Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự ưu tiên cho đầu tư phát triển sự nghiệp của giáo dục - đào tạo của nước ta, đào tạo cho người Việt Nam những tri thức tiên tiến của nhân loại, có khả năng tiếp thu, sáng tạo văn minh của nhân loại, đưa Việt Nam vững bước phát triển thế kỷ 21 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO GS TS Phạm Minh Hạc (2013), Giáo dục trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục thế kỷ 21 - Kinh nghiệm của các Quốc gia – Bộ Giáo dục, NXb Chính trị Quốc gia Đặng Bá Lâm (2013), Giáo dục văn học những thập niên đầu thế kỷ 21, Nxb Giáo dục Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW khoá VIII –NXB Chính trị Quốc gia Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII – NXB Chính trị Quốc gia Việt Nam đạt bước tiến lớn phổ cập giáo dục xóa nạn mù chữ - Báo Công an Nhân dân điện tử Báo Công an Nhân dân điện tử (2021) Truy cập 27/12/2021, từ https://cand.com.vn/giao-duc/Viet-Nam-dat-buoc-tien-lon-trong-pho-cap-giao-duc-va-xoa -nan-mu-chu-i502512/ Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội Giaoducthoidai.vn (2021) Truy cập 27/12/2021, từ https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-dap-ung-yeu-ca u-phat-trien-xa-hoi-3768229.html Cổng thông tin Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp | Đào tạo nhân lực chất lượng cao bối cảnh hội nhập quốc tế: Bài 2: Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận người dân Gdnn.gov.vn (2021) Truy cập 27/12/2021, từ http://gdnn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/NewsId/37297/seo/Dao-tao-nhan-luc-c hat-luong-cao-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-Bai-2-Giao-duc-nghe-nghiep-tiep-can-mo i-nguoi-dan/Default.aspx Phát triển công tác đào tạo nghề đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, đại hóa hội nhập quốc tế Technology Tips, Tricks, Tutorials (2021) Truy cập 27/12/2021, từ https://expressmagazine.net/blogs/1297/phat-trien-cong-tac-dao-tao-nghe-dap-ung-yeu-ca u-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-va-hoi-nhap 10 Nhiều sách đãi ngộ giáo viên Báo Công lý (2021) Truy cập 27/12/2021, từ https://congly.vn/nhieu-chinh-sach-dai-ngo-doi-voi-giao-vien-138562.html 11 ... trò của chính sách Giáo dục - Đào tạo 1.3 Phân loại các chính sách Giáo dục – Đào tạo Thực trạng chính sách ưu đãi đối với lực lượng ngành Giáo dục – Đào tạo. .. Phân loại các chính sách Giáo dục – Đào tạo ● Chính sách coi giáo dục là quốc sách hàng đầu ● Chính sách nâng cao trình độ văn hóa, dân trí: phổ cập giáo dục tiểu học,... giáo dục và đạo tạo rất quan trọng Vì vậy, em chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng đánh giá tác động chính sách ưu đãi đối với lực lượng ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam