1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa.doc

27 627 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 317,5 KB

Nội dung

Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

LỜI NÓI ĐẦU 4

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ 5

CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA 5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 5

1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh: 5

1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh: 7

1.3.1 Dịch vụ tín dụng: 7

1.3.2 Dịch vụ kinh doanh đối ngoại: 7

1.3.3 Dịch vụ thanh toán trong nước: 7

1.3.4 Dịch vụ nhận tiền gửi: 8

1.3.5 Các dịch vụ khác: 8

PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA: 9

2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh: 9

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh: 11

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI 20

CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA: 20

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước.

NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DNNN: Doanh nghiệp nhà nước.

HTX: Hợp tác xã.

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TD: Tín dụng.

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ngày càng hiện đại thì hoạt động của NHTM ngày càng được mở rộng Và Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa cũng không nằm ngoài quy luật này Bài báo cáo thực tập tổng hợp của em nhằm nêu lên thực trạng tình hình kinh doanh của Chi nhánh cùng những khó khăn và định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới Bài báo cáo gồm ba phần chính:

Phần 1: Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa.

Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và chi tiết quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn.

Phần 3: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.

Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo!

Trang 5

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀCHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Năm 1988, hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh cấp 1 được thành lập theo QĐ/27/06/1988 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam trên cơ sở tách chuyển từ NHNo Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, phát triển kinh tế Thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa là chi nhánh cấp II của NHNo & PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng thành phố, trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức Thắng Từ ngày 01/04/2008 chi nhánh ngân hàng chuyển sang mô hình cấp I trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, trụ sở chính đặt tại 211 Xã Đàn- Đống Đa- Hà Nội.

Cũng giống như các ngân hàng khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng như nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư tài chính, các hoạt động thanh toán, phát hành các loại kỳ phiếu, hối phiếu, v.v và một số hoạt động khác.

1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh:

a) Ban Giám Đốc: gồm 01 Giám Đốc, 02 Phó Giám Đốc điều hành hoạt động chung của ngân

hàng Họ có nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, Ngân hàng thành phố - Ngân hàng cấp uỷ quyền cơ sở.

- Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, công tư, chỉ thị và nghị định của ngành đến với cán bộ công nhân viên.

- Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh.

b) Phòng kế hoạch - kinh doanh:

- Xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách và có kế hoạch từng bước mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn.

Trang 6

- Tiếp nhận, thẩm định và trực tiếp cho vay các dự án và chương trình vay vốn của các doanh nghiệp theo các quy định của NHNN, cũng như của ngân hàng cấp trên.

- Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vay vốn, phân loại nợ để tìm biện pháp đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn.

- Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của lãnh đạo chi nhánh - Thực hiện các nhiệm vụ khác được lãnh đạo chi nhánh giao.

c) Phòng Kế toán - Ngân quỹ:

- Giúp Giám đốc tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính, kinh doanh dịch vụ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và pháp luật hiện hành.

- Thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân quỹ - Thực hiện nghiệp vụ dịch vụ.

- Thực hiện nghiệp vụ điện toán.

d)Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc

tế theo quy định, các dịch vụ kiều hối, chuyển tiền, và mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

e) Phòng Hành chính Nhân sự:

- Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc về pháp lý có liên quan đến toàn bộ hoạt động của chi nhánh.

- Thực hiện việc quản lý nhân sự, đào tạo và công tác hành chính, thi đua khen thưởng, thông tin tiếp thị, quản trị của chi nhánh.

- Thực hiện nghiệp vụ hành chính nhân sự - Thực hiện nghiệp vụ Marketing.

f)Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:

- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ.

g)Phòng dịch vụ và marketing:

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa trong việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.

- Theo dõi lãi suất, tỷ giá, phí và thu thập các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn.

- Tiếp thị khách hàng, chăm sóc khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng từng thời kỳ

h) Phòng giao dịch:

- Huy động vốn và cho vay.

- Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng.

Trang 7

- Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền, thực hiện thu chi tiền mặt - Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng các loại hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt trang thiét bị làm việc.

- Tuyên truyền giải thích các quy định về huy động vốn thủ tục cho vay và các dịch vụ Ngân hàng của chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng về hoạt động Ngân hàng phản ánh kịp thời với đơn vị trực tiếp quản lý.

- Tổng hợp báo cáo, thống kê theo quy định của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa.

1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh:

1.3.1 Dịch vụ tín dụng:

- Cho vay ngắn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay người đi lao động ở nước ngoài.

- Cho vay phục vụ nhu cầu sống.

- Đồng tài trợ, ủy thác và nhận ủy thác, cho vay các dự án đầu tư - Cầm cố giấy tờ có giá.

- Tài trợ xuất nhập khẩu …

1.3.2 Dịch vụ kinh doanh đối ngoại:

- Thanh toán xuất nhập khẩu: + Thư tín dụng.

+ Nhờ thu.

+ Chuyển tiền điện.

+ Thanh toán biên mậu với các nước có chung biên giới - Mua bán, thu đổi các loại ngoại tệ.

- Chuyển tiền phi thương mại - Cầm cố, chiết khấu bộ chứng từ - Chuyển tiền Western Union - Chuyển tiền kiều hối.

1.3.3 Dịch vụ thanh toán trong nước:

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các tổ chức và cá nhân - Chuyển tiền điện tử.

- Thu hộ, chi hộ - Chi trả hộ lương.

Trang 8

1.3.4 Dịch vụ nhận tiền gửi:

- Nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế với các kỳ hạn đa dạng, lãi suất linh hoạt.

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn.

Có thể nói, với những sản phẩm dịch vụ rất đa dạng, Chi nhánh đã đáp ứng khá đầy đủ nhu

cầu của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Trang 9

PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA:

Những năm gần đây nền kinh tế đất nước đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận Đóng góp vào thành tích đó có vai trò không nhỏ của các NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa nói riêng Hoạt động của Chi nhánh đã đạt được kết quả quan trọng trong nhiều mặt, vốn huy động và cho vay của Chi nhánh ngày càng tăng, góp phần kiềm chế lạm phát… Chi nhánh đang ngày càng hoàn thiện, trở thành một ngân hàng hoạt động đa năng Uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao, thu hút được một lượng lớn khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng đặt quan hệ thanh toán và tín dụng đánh giá, xem xét lại, cho ý kiến đề xuất

Trang 10

Cụ thể các bước của quy trình thẩm định một dự án như sau:

ướ c 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay:

Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định

Bư ớ c 2 : Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:

Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định sau đó trình cho trưởng phòng tín dụng Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định

ớ c 3 : Thẩm định dự án:

Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện: tài chính, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ của dự án, tình hình pháp lý của chủ đầu tư,… (trừ tài sản đảm bảo), từ đó tập hợp tài liệu lập thành tờ trình thẩm định Tờ trình là kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng về khách hàng vay vốn trong đó có ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng Toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng Trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa, bổ sung.

Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng của doanh nghiệp, xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâm thông tin về tình hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ của chủ đầu tư.

B ướ c 4 : Quyết định của người có thẩm quyền:

- Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:

+ Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản);

Trang 11

+ Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam

+ Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết

- Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay đựơc chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt)

- Thời gian thẩm định cho vay:

+ Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho

vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng

+ Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc

đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận

- NHNo nơi cho vay có trách nhiệm niêm yết công khai thời hạn tối đa thẩm định cho vay theo quy định

- Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam, phù hợp với Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và quy định này.

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh:

2.2.1 Hoạt động huy động vốn:

Chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa đặc biệt quan tâm đến hoạt động huy động vốn Kết quả đến hết năm 2009 tổng nguồn vốn huy động đạt gần 1050 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2008, đạt 60% so với kế hoạch năm 2009 Chi nhánh đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm Với nhiều hình thức huy động, Chi nhánh đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau từ những khoản gửi tiết kiệm của dân cư cho đến các khoản tiền gửi thanh toán rất lớn của các tổng công ty Ngoài chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh còn có địa điểm rất thuận tiện cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiều khách

Trang 12

đến giao dịch tại chi nhánh Kết quả cụ thể về tình hình huy động vốn được trình bày trong bảng

Số liệu cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, điều này cho thấy Chi nhánh đã mở rộng quy mô hoạt động của mình Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh so với năm 2007, từ 399,2 triệu đồng lên 877,32 triệu đồng (tăng 119%) Đến năm 2009 thì quy mô này tăng chậm lại do chịu tác động của suy thoái kinh tế từ cuối năm 2008, từ 877,3 triệu đồng (năm 2008) lên 1.049,8 triệu đồng (tăng 19%) Phần lớn việc quy mô năm sau tăng hơn năm trước là do nguồn vốn huy động từ tiền gửi nội tệ, nguồn tiền này luôn chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn của Chi nhánh, tiền gửi ngoại tệ hầu như không đáng kể Điều này đã phản ánh đúng đặc trưng của NHNNo là hoạt động trên lĩnh vực Nông nghiệp

Trong ba năm qua, tiền gửi nội tệ tăng khá nhanh: Năm 2008 tiền gửi của khách hàng trong nước là 779.128 triệu đồng, chiếm 89,2% so với tổng nguồn huy động, tăng 451.313 triệu đồng so với năm 2007 Điều này cho thấy Chi nhánh đã chủ động hơn trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động, xây dựng hình thức các loại tiền gửi với lãi suất, kì hạn phù hợp cùng với những chương trình khuyến mại hợp lý đã góp phần thu hút, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường Đến năm 2009 thì nguồn huy động này là 889.201 triệu đồng, tăng 14% so với năm 2008 Nguồn vốn này tăng chậm lại là do trong năm 2009, Chi nhánh đã áp dụng một số sản phẩm tiền gửi mới như: Tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5/2009; Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, Chứng chỉ tiền gửi mừng xuân Canh Dần, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước tuy nhiên kết quả đạt được không cao, do đó đã làm giảm nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Trang 13

2.2.2 Hoạt động tín dụng:

Chi nhánh đã có những biện pháp quản lý tốt hạn mức dư nợ và kết quả là tổng dư nợ cho

vay tăng trưởng ổn định qua các năm Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

Số liệu cho thấy cho vay ngắn hạn vẫn là hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng và chiếm gần 70% tổng dư nợ cho vay Tuy nhiên trong những năm qua thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dần và ổn định, cho vay trung và dài hạn có tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ (~35%) Sở dĩ có kết quả này là do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Việc chuyển đổi cơ cấu không theo kịp tốc độ đô thị hóa, nông dân mất tài sản không có nghề phụ, trong khi đó khách hàng chính của chi nhánh lại là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng trên địa bàn cũng tạo thêm những khó khăn trong việc kinh doanh của chi nhánh.

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2009: 509 tỷ đồng, tăng so với đầu năm: 176

tỷ đồng, tốc độ tăng 53% Tỷ trọng dư nợ cho vay nền kinh tế (509 tỷ đồng) so với tổng nguồn vốn (không bao gồm tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính) 844 tỷ đồng, đạt 60,3% Dư nợ cho vay doanh nghiệp đến 31/12/2009: 466 tỷ đồng, tăng so với đầu năm: 155 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 50%; chiếm 91,6% dư nợ cho vay nền kinh tế tại chi nhánh Số doanh

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA: - Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa.doc
o &PTNT ĐỐNG ĐA: (Trang 9)
Số liệu cho thấy cho vay ngắn hạn vẫn là hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng và chiếm gần 70% tổng dư nợ cho vay - Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa.doc
li ệu cho thấy cho vay ngắn hạn vẫn là hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng và chiếm gần 70% tổng dư nợ cho vay (Trang 13)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ cho vay các ngành nghề nhìn chung là tăng so với năm 2008 - Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa.doc
ua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ cho vay các ngành nghề nhìn chung là tăng so với năm 2008 (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w