Kế toán trách nhiệm là một trong các công cụ được đánh giá cao và không thể thiếu để quản lý doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm xuất phát từ sự phân quyền trách nhiệm của nhà quản trị. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có những đổi mới tích cực để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc đưa ra những chính sách đổi mới này phụ thuộc rất nhiều bởi quyết định của các nhà quản lý. Vì vậy, nhà quản lý cần nắm được những thông tin nhanh chóng kịp thời từ các quản lý bộ phận để đưa ra những quyết sách đúng đắn là một vấn đề hết sức cần thiết để quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, càng ngày kế toán trách nhiệm càng cho thấy được vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý doanh nghiệp trên thế giới. Một công cụ quản lý đắc lực trong quá trình quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh là hệ thống kế toán quản trị. Trong đó, kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của kế toán quản trị, là công cụ để quản lý, giúp nhà quản lý thông qua đó đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận, từng phòng ban, từng chi nhánh… từ đó phát hiện ra những ưu điểm cần phát huy và những điểm yếu kém cần được khắc phục nhằm xác định trách nhiệm cụ thể của mỗi bộ phận, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết trước những thay đổi và thách thức mới của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh tiền thân là Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn trực thuộc Công ty Điện Lực III, được khởi công xây dựng vào ngày 1591991. Nhà máy chính thức đưa vào sản xuất và hoà lưới điện quốc gia vào ngày 04121994. Với công suất 66MW và sản lượng điện hàng năm 230 triệu KWh, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn là nhà máy thuỷ điện có quy mô lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên, góp phần giải quyết nhu cầu về điện cho vùng lõm và ổn định chất lượng điện cho hệ thống điện quốc gia. Trong suốt quá trình hoạt động cho đến nay, Công ty đã và đang ngày càng hoàn thiện quy trình quản lý phối hợp giữa các phòng ban cũng như các bộ phận sản xuất trực tiếp và bộ phận sản xuất gián tiếp tại công ty nhằm đạt được tính hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty chưa được thực hiện đầy đủ, chưa rõ nét các trung tâm trách nhiệm, chưa có những báo cáo, những công cụ hữu hiệu nhằm giám sát và đánh giá trách nhiệm của mỗi bộ phận quản lý. Bên cạnh đó, hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào liên quan đến kế toán trách nhiệm tại Công ty. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn để tài “Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh” để nghiên cứu cho đề tài luận văn cao học của mình
Trang 1PHAN THỊ BẢO VÂN
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN- SÔNG HINH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh
Quy Nhơn - Năm 2021Chuyên ngành : Kế toán
Trang 2Qua quá trình nỗ lực phấn đấu học tập và nghiên cứu của bản thân cùngvới sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo Trường ĐH Quy Nhơn và các
bạn bè đồng nghiệp, luận văn thạc sĩ “Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổphần Thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh” đã được tác giả hoàn thành
Để có được thành quả này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắctới PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấpcác thông tin khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các Thầy,Cô giáo của khoa Kinh tế - Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn, gia đình, bạnbè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận vănnày
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thứckhoa học và kinh nghiệm thực tế của bản thân tác giả còn ít nên luận vănkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được ý kiếnđóng góp và trao đổi chân thành giúp tác giả hoàn thiện hơn đề tài của luậnvăn
Xin trân trọng cảm ơn!
Bình Định, ngày tháng 8 năm 2021
Học viên thực hiện
Phan Thị Bảo Vân
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phan Thị Bảo Vân
Trang 42 Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa khoa học 6
7 Kết cấu của đề tài 6
CHƯƠNG 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1 Khái quát về kế toán quản trị 7
1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị 7
1.1.2 Khái quát về hệ thống kiểm soát trong quản lý 7
1.2 Tổng quát về hệ thống kế toán trách nhiệm 8
1.2.1 Bản chất của kế toán trách nhiệm 8
1.2.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm 11
1.2.3 Phân loại kế toán trách nhiệm 12
1.2.4 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm 13
1.3 Sự phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm 14
1.3.1 Sự phân cấp quản lý 14
1.3.2 Mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và phân cấp quản lý 18
1.4 Nội dung kế toán trách nhiệm 18
1.4.1 Nội dung của các trung tâm trách nhiệm 18
1.4.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm 20
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động trung tâm trách nhiệm 22
1.4.4 Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN – SÔNG HINH 37
Trang 52.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty 38
2.1.3 Mục tiêu hoạt động của Công ty 38
2.1.4 Tổ chức quản lý và tổ chức kế toán của Công ty 38
2.2 Thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh 43
2.2.1 Đặc điểm phân cấp quản lý tại Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – SôngHinh 43
2.2.2 Nhận diện các trung tâm trách nhiệm tại Công ty 47
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm tại Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh 50
2.2.4 Báo cáo đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm tại Công ty612.3 Đánh giá công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty CP Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh 67
2.3.1 Những kết quả đạt được về vận dụng kế toán trách nhiệm 67
3.2.2 Mục tiêu và trách nhiệm của mỗi trung tâm trách nhiệm 74
3.2.3 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm 76
Trang 6KẾT LUẬN 92TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 7BHXH : Bảo hiểm xã hộiBHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăngHĐQT : Hội đồng quản trịKPCĐ : Kinh phí công đoànKTTN : Kế toán trách nhiệmKH-ĐT : Kế hoạch – Đầu tưNVL : Nguyên vật liệu
NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếpNCTT : Nhân công trực tiếpNVBP : Nhân viên bộ phậnSXKD : Sản xuất kinh doanh
Trang 8Bảng 1.1 Báo cáo thành quả quản lý chi phí của các nhà máy
Bảng 1.2 Báo cáo thành quả quản lý doanh thu 32Bảng 1.3 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 33Bảng 1.4 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 33Bảng 1.5 Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá và trách nhiệm của các
trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp 34Bảng 2.1 Bảng dự toán kế hoạch sửa chữa thiết bị, công trình
năm 2020 (Phần công trình)
95Bảng 2.2 Bảng dự toán kế hoạch đầu tư phát triển năm 2020
(Phần xây dựng)
51Bảng 2.3 Bảng dự toán kế hoạch sửa chữa thiết bị, công trình
năm 2020 (Phần thiết bị)
100Bảng 2.4 Bảng dự toán chi phí mua sắm vật tư thiết bị dự
phòng thay thế năm 2020
52Bảng 2.5 Dự toán chi phí lương cho CBCNV Công ty 54Bảng 2.6 Dự toán chi phí hoạt động ATLĐ – VSLĐ – PCCN
– Bảo vệ môi trường
57Bảng 2.7 Dự toán chi phí phòng chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn năm 2020
59Bảng 2.8 Kế hoạch sản lượng và doanh thu năm 2020 110Bảng 2.9 Kế hoạch kinh doanh tài chính năm 2020 113Bảng 2.10 Bảng tổng hợp chi phí vận hành và bảo dưỡng năm
62Bảng 2.11 Bảng tổng hợp sản lượng sản xuất năm 2020 64Bảng 2.12 Bảng tổng hợp doanh thu và lợi nhuận năm 2020 65Bảng 3.1 Bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc 81Bảng 3.2 Dự toán chi phí quản lý trực tiếp năm 2020 84Bảng 3.3 Bảng dự toán chi phí quản lý cho bộ phận văn
phòng Tháng 12/2020
86Bảng 3.4 Báo cáo dự toán trung tâm đầu tư và lợi nhuận
tháng 12/2020
89Bảng 3.5 Dự toán sản lượng điện và doanh thu quý 1/2020 115
Trang 9Sơ đồ 1.1 Phân quyền theo chức năng 14
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty 39
Trang 10MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán trách nhiệm là một trong các công cụ được đánh giá cao vàkhông thể thiếu để quản lý doanh nghiệp Kế toán trách nhiệm xuất phát từ sựphân quyền trách nhiệm của nhà quản trị Đặc biệt trong nền kinh tế thịtrường cạnh tranh gay gắt của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồntại và phát triển cần phải có những đổi mới tích cực để phù hợp với đặc điểmhoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Việc đưa ra nhữngchính sách đổi mới này phụ thuộc rất nhiều bởi quyết định của các nhà quảnlý Vì vậy, nhà quản lý cần nắm được những thông tin nhanh chóng kịp thờitừ các quản lý bộ phận để đưa ra những quyết sách đúng đắn là một vấn đềhết sức cần thiết để quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kếtoán trách nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ Tuy nhiên,càng ngày kế toán trách nhiệm càng cho thấy được vai trò và vị trí quan trọngtrong quản lý doanh nghiệp trên thế giới Một công cụ quản lý đắc lực trongquá trình quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh là hệthống kế toán quản trị Trong đó, kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản củakế toán quản trị, là công cụ để quản lý, giúp nhà quản lý thông qua đó đánhgiá trách nhiệm của từng bộ phận, từng phòng ban, từng chi nhánh… từ đóphát hiện ra những ưu điểm cần phát huy và những điểm yếu kém cần đượckhắc phục nhằm xác định trách nhiệm cụ thể của mỗi bộ phận, góp phần nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việcnghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiếttrước những thay đổi và thách thức mới của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh tiền thân là Nhàmáy Thuỷ điện Vĩnh Sơn trực thuộc Công ty Điện Lực III, được khởi côngxây dựng vào ngày 15/9/1991 Nhà máy chính thức đưa vào sản xuất và hoàlưới điện quốc gia vào ngày 04/12/1994 Với công suất 66MW và sản lượng
Trang 11điện hàng năm 230 triệu KWh, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn là nhà máy thuỷđiện có quy mô lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên, góp phần giảiquyết nhu cầu về điện cho vùng lõm và ổn định chất lượng điện cho hệ thốngđiện quốc gia Trong suốt quá trình hoạt động cho đến nay, Công ty đã vàđang ngày càng hoàn thiện quy trình quản lý phối hợp giữa các phòng bancũng như các bộ phận sản xuất trực tiếp và bộ phận sản xuất gián tiếp tại côngty nhằm đạt được tính hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh Tuy nhiên,công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty chưa được thực hiện đầy đủ, chưa rõnét các trung tâm trách nhiệm, chưa có những báo cáo, những công cụ hữuhiệu nhằm giám sát và đánh giá trách nhiệm của mỗi bộ phận quản lý.
Bên cạnh đó, hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào liên quan đến kế toántrách nhiệm tại Công ty Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn
để tài “Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn –Sông Hinh” để nghiên cứu cho đề tài luận văn cao học của mình.
2 Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan
Việc nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong thời gian qua đã có nhiềutác giả trong và ngoài nước đề cập và nghiên cứu Cụ thể như:
Theo Kellogg (1962) thông qua công trình “Fundamentals of
Responsibility Accounting” đăng trên tạp chí “National Association ofAccountants” đã trình bày những nghiên cứu về sự phát triển của kế toán
trách nhiệm trong mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm với cơ cấu tổ chức,kế toán trách nhiệm với kế toán chi phí, kế toán trách nhiệm với ngân sách, kếtoán trách nhiệm với kiểm soát chi phí Kế toán trách nhiệm có mối quan hệchặt chẽ với phân cấp quản lý và với kế toán chi phí Nguyên tắc để thiết lậpmột hệ thống kế toán trách nhiệm là phải phân chia tổ chức thành các bộphận, đơn vị theo từng chức năng cụ thể; phân công trách nhiệm cho các bộphận đã được phân chia; yêu cầu các bộ phận này phải lập các báo cáo vàthực hiện giám sát từng cấp quản lý.
Trang 12Vogel (1962) cũng đã nói đến kế toán trách nhiệm thông qua công trình
“Rudiments of Responsibility Accounting in Public Utilities” đăng trên tạp
chí “National Association of Accountants” Kế toán trách nhiệm trước hết
được sử dụng để kiểm soát chi phí Tác giả đã đề cập đến việc xây dựng vàthiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Kế toán tráchnhiệm được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp, tùythuộc vào quy mô hoạt động mà phân cấp quản lý Kế toán trách nhiệm phảiđược xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm thu thập thông tin cũng nhưkiểm soát thông tin tại các bộ phận, từ đó cung cấp thông tin cho nhà quản trịra quyết định một cách có hiệu quả Việc làm này theo tác giả là không hềđơn giản.
Kế toán quản trị được các học giả ở Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ
đầu những năm 1990 Nguyễn Việt (1995) trong Luận án “Vấn đề hoàn thiện
kế toán Việt Nam” đã trình bày phương hướng và giải pháp xây dựng hệ
thống kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam.Đây là những vấn đề mang tính sơ khai trong bối cảnh kế toán quản trị bắtđầu được nghiên cứu Do đó, những nội dung về kế toán quản trị được trình
bày mang tính cơ bản Phạm Văn Dược (1997) đã nghiên cứu về “Phương
hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào doanhnghiệp Việt Nam” trong đó so sánh về mặt lý luận sự giống nhau và khác
nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính; vai trò, nội dung và cácnghiệp vụ của kế toán quản trị Tác giả đã có những nghiên cứu cụ thể và đềxuất các biện pháp ứng dụng kế toán quản trị vào thực tiễn trong các doanhnghiệp Việt Nam.
Một số tác giả cũng đã đề cập đến việc áp dụng đến kế toán tráchnhiệm trong một số công ty trong luận văn thạc sĩ của mình, trong đó:
Tác giả Phạm Thị Thúy Hằng (2007) viết về “Kế toán quản trị chi phí
và đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí tại Bưu điện Thành phố Đà Nẵng”.
Kết quả cho thấy kế toán quản trị chi phí tại bưu điện thành phố đã được triển
Trang 13khai song chưa thể thực hiện được sự phân công rõ ràng và còn mang tính tựphát Tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kếtoán theo công đoạn tại đơn vị nói riêng và một số giải pháp đối với Nhànước, tập đoàn và đơn vị nói chung nhằm tạo ra môi trường vĩ mô và vi môhỗ trợ cho quá trình tổ chức thực hiện công tác kế toán quản trị.
Đề tài của tác giả Trần Thị Nga (2013) về “Tổ chức kế toán trách
nhiệm tại công ty cổ phần Vĩnh Cửu” đã đưa ra được các vấn đề lý luận về kế
toán trách nhiệm, nêu được thực trạng, phân tích và đánh giá công tác kế toántrách nhiệm tại Công ty Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số cách thức đểtổ chức các nội dung của kế toán trách nhiệm theo phân cấp quản lý, hoànthiện bộ máy quản lý tại Công ty nhằm giúp công tác kiểm soát tốt hơn, hoànthiện hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm.
Đề tài của tác giả Bùi Thị Ái Vân (2019) về “Tăng cường kế toán trách
nhiệm tại Công ty điện lực Quảng Ngãi” đã khái quát một số kiến thức cơ bản
về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và tìm hiểu về thực trạng KTTNtại Công ty thông qua tổ chức quản lý và hệ thống báo cáo KTTN tại Công ty.Từ đó, đưa ra những đánh giá về ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong việc tổchức thực hiện KTTN tại Công ty Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một sốgiải pháp nhằm góp phần tăng cường tổ chức KTTN tại công ty như hoànthiện KTTN, hoàn thiện hệ thống báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm tráchnhiệm Từ đó cung cấp thông tin xác định sự đóng góp cũng như trách nhiệmcủa từng đơn vị vào kết quả hoạt động và mục tiêu chung của công ty và đócũng là cơ sở để trưởng các đơn vị và giám đốc công ty đưa ra các quyết địnhđúng đắn trong quản lý và điều hành.
Đề tài của tác giả Hồ Thị Kiều Linh (2020) về “Hoàn thiện kế toán
trách nhiệm tại Công ty TNHH DOMEX Quảng Nam” đã đưa ra những giải
pháp: xây dựng mô hình các trung tâm trách nhiệm, tổ chức các báo cáo phụcvụ công tác đánh giá trách nhiệm và các cách thức để đánh giá thành quả củacác trung tâm trách nhiệm tại Công ty.
Trang 14Nhìn chung, các luận văn trên đã hệ thống hóa được những lý luận cơbản về tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Tuy nhiên, mỗi doanhnghiệp có đặc điểm khác nhau, nên việc vận dụng kế toán trách nhiệm cũngkhông giống nhau.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công tyCổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, là doanh nghiệp thủy điện cónhững đặc thù riêng là cần thiết giúp Công ty tổ chức hệ thống kế toán tráchnhiệm phù hợp với đặc thù doanh nghiệp sản xuất điện năng, phù hợp với xuthế hội nhập, phát triển bền vững.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổphần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Luận văn xác định ưu và nhược điểmtrong công tác kế toán phục vụ đánh giá trách nhiệm tại các đơn vị, bộ phậntrong cơ cấu tổ chức của Công ty Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằmhoàn thiện kế toán trách nhiệm theo đặc thù của Công ty, giúp Công ty cóđược một công cụ hữu hiệu trong việc xử lý và cung cấp thông tin kế toántrong quản lý, giúp nhà quản lý có cơ sở để đánh giá một cách đúng đắn thànhquả của các đơn vị, bộ phận trong việc hướng tới mục tiêu chung của Công ty.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Thủyđiện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi toàn Công ty Cổ phần Thủy điệnVĩnh Sơn – Sông Hinh.
5 Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp được thu thập tại Công ty Cổ phần Thủyđiện Vĩnh Sơn – Sông Hinh Bên cạnh đó, tác giả tiến hành quan sát, phỏngvấn các cấp quản lý có liên quan để làm rõ hơn về thực trạng kế toán trách
Trang 15nhiệm tại Công ty Qua đó giúp đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong côngtác kế toán trách nhiệm Đồng thời, Luận văn sử dụng các phương pháp đốichiếu, so sánh nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện nội dung kế toán tráchnhiệm tại Công ty.
6 Ý nghĩa khoa học
Hiện nay, việc sử dụng các thông tin do kế toán cung cấp cho quản trịCông ty còn hạn chế Kế toán quản trị vẫn chưa được quan tâm đầy đủ tươngxứng với vị trí và vai trò của nó trong quản trị doanh nghiệp Từ thực tế này,kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào quá trình hoàn thiện nội dungtổ chức kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng để phụcvụ cho việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phầnThủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn chia làm 03 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệpChương 2: Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổphần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổphần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP1.1 Khái quát về kế toán quản trị
1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị
Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt cácvấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đóphục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị Thông tin của kếtoán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp,đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó.
Theo Hilton (1993), giáo sư đại học Cornell (Mỹ): “Kế toán quản trị làmột bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quảntrị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức”.
Theo các giáo sư đại học South Florida là Smith, Keith và Stephens:“Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trịnhững thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát”.
Theo Luật Kế toán Việt Nam (năm 2003) và thông tư 53/2006/TT-BTCngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị doanhnghiệp: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thôngtin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chínhtrong nội bộ đơn vị kế toán”
Từ đó, có thể hiểu kế toán quản trị là một môn khoa học thu nhận, xử lývà cung cấp những thông tin định lượng về các hoạt động của đơn vị một cáchchi tiết, giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ra các quyết định liên quanđến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tìnhhình thực hiện các hoạt động của đơn vị.
1.1.2 Khái quát về hệ thống kiểm soát trong quản lý
Hệ thống kiểm soát quản lý là dự hợp thành một cách logic các phươngpháp nhằm thu thập và sử dụng thông tin để hoạch định, kiểm soát và ra cácquyết định thúc đẩy hành vi của người lao động và đánh giá việc thực hiện.
Trang 17Mục tiêu của hệ thống liểm soát quản lý bao gồm:
- Thứ nhất, hệ thống kiểm soát quản lý phải thông đạt rõ ràng các mụctiêu của tổ chức.
- Thứ hai, hệ thống kiểm soát quản lý phải đảm bảo chắc chắn rằngnhà quản lý và nhân viên hiểu rõ các công việc cần thiết mà họ phải thực hiệnđể đạt được những mục tiêu đó.
- Thứ ba, hệ thống kiểm soát quản lý thông báo kết quả công việc đếntừng bộ phận trong tổ chức.
- Thứ tư, hệ thống kiểm soát quản lý phải đảm bảo rằng hệ thống kiểmsoát quản lý thích nghi nhanh chóng với những thay đổi môi trường hoạtđộng.
Để xây dựng một hệ thống kiểm soát quản lý nhằm đạt được mục tiêucủa tổ chức, việc thiết kế cần phải nhận biết có những tồn tại gì, xác định cáctrung tâm trách nhiệm, cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, và đưa ra động lực đểđạt được mục tiêu và những nổ lực quản lý Để đạt được mục tiêu của tổchức, hệ thống kiểm soát quản lý phải phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị.
1.2 Tổng quát về hệ thống kế toán trách nhiệm
1.2.1 Bản chất của kế toán trách nhiệm
Trong quá trình quản lý, các cá nhân, các bộ phận được giao quyền raquyết định và trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nàođó Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu phức tạp và đòi hỏi cấp trênphải nắm được kết quả thực hiện của cấp dưới Vì thế, kế toán trách nhiệmđược xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực trongdoanh nghiệp.
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của Kế toán quản trị, dovậy quá trình hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền vớiquá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị Kế toán trách nhiệm
được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào nằm 1950 trong tác phẩm “Basicorganizational planning to tie in with responsibility accounting” của
Trang 18Ailman Từ đó đến nay, vấn đề kế toán quản trị được quan tâm nhiều vớinhững quan điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc giatrên thế giới.
Nhóm tác giả Atkinson và cộng sự (2001) khẳng định: Kế toán tráchnhiệm là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáocác dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêngbiệt trong một tổ chức, cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm vàthành quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thểkiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý.
Weygandt, Kieso và Kimmel (2008) cho rằng kế toán trách nhiệm làmột bộ phận của kế toán quản trị mà liên quan đến việc tích lũy, báo cáo vềthu nhập và chi phí trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết địnhtrong hoạt động hằng ngày về các vấn đề đó.
Emmanuel và cộng sự (1990) lại xác định kế toán trách nhiệm là sự thuthập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khácnhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi làkế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi.
Có quan điểm kế toán trách nhiệm là một hệ thống tạo ra những thôngtin tài chính và phi tài chính có liên quan về những hoạt động thực tế và đượclập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm trong một công ty – những đơnvị trong tổ chức được đứng đầu bởi những nhà quản lý có trách nhiệm cho kếtquả hoạt động của đơn vị họ quản lý Những bộ phận chủ yếu bao gồm: Hệthống dự toán ngân sách, các báo cáo kết quả hoạt động, các báo cáo về sựbiến động và những mức giá chuyển nhượng sản phẩm, dịch vụ nội bộ giữacác bộ phận trong công ty.
Tóm lại, hiện có nhiều quan điểm khác về kế toán trách nhiệm, tuynhiên chúng ta thấy rằng sự khác nhau của các quan điểm trên được thể hiện ởcách thức nhìn nhận của mỗi tác giả về đặc điểm, ý nghĩa và cơ chế tổ chứckế toán trách nhiệm ở doanh nghiệp, sự khác nhau đó không mang tính đối
Trang 19nghịch mà chúng cùng bổ sung cho nhau nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàndiện hơn về kế toán trách nhiệm Từ đó có thể rút ra những vấn đề thuộc bảnchất của kế toán trách nhiệm như sau:
- Thứ nhất, kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toánquản trị và là một quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin được dùng đểkiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá thực hiện nhiệm vụ ở từng bộphận trong một tổ chức Hệ thống kế toán trách nhiệm là một hệ thống thôngtin chính thức về mặt tài chính Các hệ thống này sử dụng cả các thông tin tàichính và thông tin phi tài chính.
- Thứ hai, kế toán trách nhiệm là một công cụ đắc lực và quan trọngnhất trong hệ thống kiểm soát quản lý Kế toán trách nhiệm là công cụ đặc lựccủa hệ thống quản lý để thu thập và báo cáo các thông tin dự toán và thực tếvề các “đầu vào” và “đầu ra” của các trung tâm trách nhiệm, phân tích và tìmra các sai lệch giữa thực tế và dự toán trên cơ sở đó nhà quản lý tại các bộphận có thể kiểm soát hoạt động và chi phí phát sinh tại bộ phận của mình Kếtoán trách nhiệm chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộmáy quản lý phải có sự phân quyền rõ ràng Hệ thống kế toán trách nhiệm ởcác tổ chức khác nhau là rất đa dạng, bao gồm các thủ tục được thể chế hóacao với cách hoạt động theo lịch trình đều đặn, có những nhà quản lý bộ phậnđược giao quyền hạn quyết định, song cũng có những nhà quản lý bộ phậnhầu như không có quyền hạn về sử dụng các nguồn lực thuộc bộ phận họquản lý.
- Thứ ba, tính hai mặt của kế toán trách nhiệm và ảnh hưởng đến tháiđộ của nhà quản lý Kế toán trách nhiệm bao gồm hai mặt: thông tin và tráchnhiệm Do hệ thống kế toán trách nhiệm có hai mặt thông tin và trách nhiệmnên nó ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và thái độ của nhà quản lý Ảnh hưởngcó thể tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách sử dụng hệ thống kế toántrách nhiệm Một hệ thống kế toán trách nhiệm hữu ích phải thỏa mãn lýthuyết phù hợp, nghĩa là có một cấu trúc tổ chức thích hợp nhất với môi
Trang 20trường tổ chức hoạt động, với chiến lược tổng hợp của tổ chức, và với các giátrị và sự khích lệ của quản trị cấp cao.
1.2.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổchức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện củachúng Nói cách khác, kế toán trách nhiệm là một “công cụ” để đo lường vềkết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhàquản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khácnhau Vai trò của kế toán trách nhiệm được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Thứ nhất, kế toán trách nhiệm giúp xác định sự đóng góp của từngđơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức.
- Thứ hai, kế toán trách nhiệm cung cấp một cơ sở cho việc đánh giáchất lượng về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận Kế toántrách nhiệm xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó các nhà quản lý cóthể hệ thống hóa các công việc của các trung tâm trách nhiệm mà thiết lập cácchỉ tiêu đánh giá.
- Thứ ba, kế toán trách nhiệm được sử dụng để đo lường kết quả hoạtđộng của các nhà quản lý đó Do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiệnhành vi của các nhà quản lý này.
- Thứ tư, kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điềuhành bộ phận của mình theo phương thức phù hợp với những mục tiêu cơ bảncủa toàn bộ tổ chức Mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp được gắn vớicác trung tâm trách nhiệm Vì vậy, các nhà quản lý của trung tâm trách nhiệmsẽ hoạt động sao cho phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Thứ năm, kế toán trách nhiệm trong việc kiểm soát và đánh giá hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị cáccấp xác định trách nhiệm của mình và sẽ phải chịu trách nhiệm đó với nhàquản trị cao cấp hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh để đạt được mụctiêu Kế toán trách nhiệm cũng giúp nhà quản trị các cấp đánh giá được hoạt
Trang 21động kinh doanh của bộ phận mình Từ đó nhà quản trị cấp dưới chủ động raquyết định kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao tập trung vào các quyết địnhchiến lược kinh doanh.
1.2.3 Phân loại kế toán trách nhiệm
Theo cuốn “Management Accounting” của Hansen và Mowen (2005);
kế toán trách nhiệm được chia thành ba loại dựa trên các yếu tố của kế toántrách nhiệm là: kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng, kế toán trách nhiệmdựa trên hoạt động và kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược.
- Kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng là kế toán trách nhiệm thựchiện phân bổ trách nhiệm tới các bộ phận trong doanh nghiệp và thực hiện đolường thành quả bằng các chỉ số tài chính Các doanh nghiệp có sản phẩmhàng loạt trong môi trường ổn định, áp lực cạnh tranh thấp, quy trình sản xuấtđơn hàng rất phù hợp với kế toán trách nhiệm theo chức năng.
- Kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động: do môi trường kinh doanhthay đổi liên tục thì kế toán trách nhiệm cũng phải thay đổi để phù hợp vớimôi trường kinh doanh đó Kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động là kế toántrách nhiệm phân bổ trách nhiệm tới quá trình, đo lường thành quả bằng chỉtiêu tài chính và phi tài chính Mô hình doanh nghiệp áp dụng phù hợp đó làdoanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, sảnphẩm đa dạng và quy trình được cải tiến, áp lực cạnh tranh khốc liệt.
- Kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược: Tuy kế toán trách nhiệmdựa trên hoạt động đã khắc phục được hạn chế của kế toán trách nhiệm dựatrên chức năng, nhưng chúng chưa cung cấp cho nhà quản trị một tầm nhìn vàchiến lược cà các chỉ tiêu đánh giá mang tính chất tổng thể và chiến lược Vậykế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược là chuyển chiến lược của doanhnghiệp thành mục tiêu kinh doanh và thước đo Chúng đo lường chỉ tiêu tàichính và phi tài chính dựa vào tầm nhìn định hướng chiến lược.
Trang 221.2.4 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm
Thông tin kế toán trách nhiệm là một bộ phận thông tin quan trọng củakế toán quản trị và do vậy đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệmcũng gồm các nhà quản trị cấp thấp, cấp trung và cấp cao nhằm đánh giá tráchnhiệm quản trị của từng bộ phận cấu thành từng cấp quản lý cụ thể.
- Đối với nhà quản trị cấp cao: kế toán trách nhiệm cung cấp thông tincho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của doanh nghiệp Kế toántrách nhiệm xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệthống hóa các công việc của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá.Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh các bộ phận chothích hợp.
- Đối với nhà quản trị cấp trung: kế toán trách nhiệm cung cấp thôngtin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý.Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá chiphí, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của từng bộ phận Báo cáo trách nhiệmphản hồi cho người quản lý biết thực hiện kế hoạch của các bộ phận ra sao,nhận diện các vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh các chiến lược mục tiêu saocho kết quả kinh doanh là tốt nhất Đây có thể xem là nguồn thông tin quantrọng để nhà quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chiphí một cách hợp lý, và cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
- Đối với nhà quản trị cấp thấp: kế toán trách nhiệm khuyến khích nhàquản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức Mục tiêu chiến lược củadoanh nghiệp được gắn với các trung tâm trách nhiệm Khi kế toán tráchnhiệm có thể kiểm soát được công tác tài chính và công tác quản lý sẽ điềuchỉnh hoạt động hướng đến các mục tiêu chung của doanh nghiệp Đồng thời,bản thân các giám đốc trung tâm trách nhiệm được khích lệ hoạt động sao chophù hợp với các mục tiêu cơ bản của toàn doanh nghiệp.
Trang 231.3 Sự phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm
1.3.1 Sự phân cấp quản lý
Kế toán trách nhiệm là công việc được thực hiện không thể tách rời cáctrung tâm trách nhiệm Các trung tâm này được hình thành thông qua việcphân cấp quản lý Theo đó, để thực hiện các chức năng quản lý của mình,người quản lý cấp cao phải thể hiện được đúng đắn quyền lực của mình, phảigây được ảnh hưởng và sức thuyết phục đối với nhân viên, đồng thời phải tiếnhành phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới có thể điều hành các công việc thườngxuyên tại bộ phận mà họ quản lý.
Phân cấp quản lý là việc nhà quản lý cấp trên trao cho các nhà quản lýcấp thấp hơn một số quyền ra quyết định Và cấp dưới đó chỉ ra quyết địnhtrong phạm vi trách nhiệm của mình Nhà quản trị phải xây dựng một hệthống các mục tiêu sao cho mỗi bộ phận đều đảm bảo thực hiện được, phải cósự tương quan giữa quyền hạn và trách nhiệm.
- Phân quyền trong một tổ chức là việc chia sẻ quyền ra quyết định vàtrách nhiệm với người khác Nhà quản trị cấp cao phân quyền cho người đứngđầu bộ phận, chịu trách nhiệm về kết quả và về các quyết định đưa ra Việcphân quyền chứa đựng nhiều nội dung thuộc nhiều lĩnh vực Vì vậy việc phânquyền có thể phân theo chức năng, sản phẩm, khu vực.
+ Phân quyền theo chức năng: là cơ cấu được tổ chức dựa trên chuyênmôn hóa theo chức năng công việc Những nhiệm vụ quản trị của doanhnghiệp được phân chia cho các đơn vị riêng biệt, từ đó hình thành nhữngngười lãnh đạo đảm nhận một chức năng nhất định Theo kiểu phân cấp nàytại Sơ đồ 1.1các đơn vị chức năng có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến.
Giám đốc điều hành
Giám đốc tài chínhGiám đốc Marketing
Giám đốc sản xuất
Trang 24Sơ đồ 1.1 Phân quyền theo chức năng
(Nguồn: Nguyễn Thảo Phương, 2017)
Phân quyền theo chức năng, người cấp dưới không những nhậnlệnh từ giám đốc điều hành doanh nghiệp mà cả từ người lãnh đạo các chứcnăng khác Bởi vậy giám đốc điều hành và người lãnh đạo các chức năng phảiphối hợp ăn khớp đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, tránh tình trạng mâuthuẫn.
Phân quyền theo dòng sản phẩm: đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn vớinhiều dây chuyền công nghệ việc nhóm các hoạt động theo sản phẩm có vaitrò ngày càng gia tăng và phát triển Phân quyền theo dòng sản phẩm tức làban quản trị cấp cao nhất trao các quyền hạn cho ban quản lý bộ phận theocác chức năng sản xuất, bán hàng, dịch vụ, kỹ thuật liên quan đến một sảnphẩm và chỉ rõ trách nhiệm chính về lợi nhuận của người quản lý bộ phận đónhư phản ảnh trong Sơ đồ 1.2.
+ Phân quyền theo khu vực: với mục đích thúc đẩy sự tham gia củakhu vực đó, với những ưu thế hoạt động của khu vực đó Phân quyền theo khuvực là các bộ phận của tổ chức được hình thành nhóm theo từng khu vực vàgiao quyền cho một người quản lý lãnh đạo khu vực đó Phân quyền theo khuvực thể hiện ở Sơ đồ 1.3.
Giám đốc điều hành
Sản phẩm ZSản phẩm Y
Sản phẩm X
Sản Xuất
Tài Chính
Trang 25Sơ đồ 1.2 Phân quyền theo sản phẩm
Sơ đồ 1.3 Phân quyền theo khu vực
(Nguồn: Nguyễn Thảo Phương, 2017)
Khi tiến hành phân cấp quản lý, nếu doanh nghiệp chia ra quá nhiềucấp thì sẽ có thể dẫn đến bộ máy tổ chức cồng kềnh, hoặc nếu tập trung quánhiều quyền quyết định vào một nơi thì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động Vìthế, nhà quản lý cần phải cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm khi thực hiệnviệc phân cấp đó
Ưu điểm phân cấp quản lý
- Quản lý cấp cao có sự tập trung vào chiến lược Sự phân cấp quản lýtrải rộng quyền lực và trách nhiệm trên toàn tổ chức Nhà quản lý cấp cao cóthể giao bớt việc cho người khác, tiết kiệm thời gian làm việc của bản thân;đồng thời nhà quản lý cấp cao sẽ không phải giải quyết các vấn đề, xảy rahằng ngày mà họ tập trung vào những việc hoạch định các chiến lược trung vàdài hạn, điều phối các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo việcthực hiện các mục tiêu chung.
- Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lậptương đối trong điều hành công việc của mình Nhà quản lý cấp dưới có cơhội và kinh nghiệm quản lý, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyênmôn, tăng nhanh khả năng ứng xử các tình huống để tăng tốc độ hoạt độngcủa mỗi bộ phận, toàn tổ chức Nhà quản lý cấp trên có thể đánh giá nhân
Giám đốc điều hành
Sản Xuất MarketingSản Xuất Marketing Tài Chính
Trang 26viên các cấp dưới, tạo cơ hội cho doanh nghiệp đào tạo đội ngũ quản lý thaythế để đáp ứng yêu cầu của từng tổ chức.
- Nhà quản trị ở các cấp đều có quyền ra quyết định ở các mức độkhác nhua và chịu trách nhiệm về công việc của mình nên thúc đẩy họ pháthuy khả năng quản lý và giúp quản lý cấp dưới cảm thấy hài lòng với côngviệc, từ đó khuyến khích nhân viên nỗ lực với trách nhiệm được giao.
- Chính sự phân cấp quản lý mà các bộ phận có thể tiếp cận được cácthông tin và phản hồi thông tin cho nhà quản lý cấp trên được đầy đủ và kịpthời hơn.
- Phân cấp quản lý sẽ phục vụ cho việc ra quyết định có tính chính xáccao hơn Các nhà quản trị cấp dưới thường sẽ nắm được thông tin tốt hơn khiđưa ra quyết định Phân cấp quản lý gắn liền với việc xác định quyền hạn vàtrách nhiệm ở từng cấp một cách rõ ràng nên có cơ sở khi đánh giá kết quảhoạt động của từng bộ phận, dễ tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phụccác sai phạm.
- Phân cấp trong tổ chức giúp quản lý cấp dưới có thể đáp ứng nhanhyêu cầu của khách hàng khi cần thiết.
Nhược điểm phân cấp quản lý
- Việc phân cấp càng nhiều thì càng khó có thể kiểm soát, khó triểnkhai ý tưởng mới trong tổ chức Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định khi nàocần phân chia các cấp bậc và mức độ phân quyền như thế nào cho hợp lý,thích hợp.
- Việc phân cấp quản lý sẽ dẫn đến sự tách bạch về quyền lợi và tráchnhiệm giữa các bộ phận dẫn đến sự cạnh tranh thành tích giữa các bộ phậnlàm mất đi sự hợp tác giữa các bộ phận.
- Phân cấp quản lý có thể dẫn đến sự trùng lắp không cần thiết giữacác bộ phận, gây ra sự lãng phí nhân lực trong doanh nghiệp.
- Mục tiêu của các nhà quản trị cấp dưới có thể mâu thuẫn với mụctiêu chung của toàn tổ chức Để đạt được mục tiêu chung, các nhà quản lý cấp
Trang 27dưới phải hướng đến mục tiêu của các nhà quản lý cấp cao hơn, các nhà quảnlý không những phải có tầm nhìn chiến lược đối với mục tiêu của tổ chứcmình mà còn phải có động cơ tích cực để đạt được chúng.
- Các nhà quản lý cấp dưới có thể không quan tâm đến lợi ích chungcủa toàn doanh nghiệp Việc sử dụng tính hai mặt của kế toán trách nhiệm sẽảnh hưởng đến thái độ của nhà quản lý và hiệu quả của hệ thống kế toán tráchnhiệm Nếu hệ thống kế toán trách nhiệm quá nhấn mạnh đến mặt đánh giátrách nhiệm của người quản lý thì thái độ của nhà quản lý sẽ theo chiều hướngtiêu cực Thay vì các nhà quản lý phải tìm ra nguyên nhân và hướng khắcphục sai phạm thì họ lại tìm cách che đậy sai phạm hoặc sẽ chỉ đảm bảo lợiích của riêng bộ phận mình mà không quan tâm đến lợi ích chung.
1.3.2 Mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và phân cấp quản lý
Hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại trong doanh nghiệp khi có sựphân quyền, khi đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trao cho các bộphận của doanh nghiệp Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết địnhvà chịu trách nhiệm với phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ.
Doanh nghiệp có sự phân cấp quản lý dẫn đến hình thành các trung tâmtrách nhiệm Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận phụ thuộc cơ cấu tổ chứcquản lý của doanh nghiệp mà người quản lý ở đó có quyền và chịu tráchnhiệm đối với kết quả tài chính của các hoạt động thuộc phạm vi mình quảnlý.
1.4 Nội dung kế toán trách nhiệm
1.4.1 Nội dung của các trung tâm trách nhiệm
1.4.1.1 Khái niệm trung tâm trách nhiệm
Trong một tổ chức sự phân quyền dẫn tới hình thành các trung tâmtrách nhiệm Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức hoạtđộng mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộphận mình đối với nhà quản trị cấp cao.
Trang 28Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ thống cấp bậc trách nhiệmtừ lãnh đạo cao nhất tới cấp thấp nhất trong doanh nghiệp Ở mỗi trung tâmtrách nhiệm phải xác định được các nhà quản trị, phải lập dự toán và đưa dựtoán vào thực hiện, phải lập báo cáo thành quả để đo lường thành quả.
Sự hình thành các trung tâm trách nhiệm đầu tiên dựa trên cấu trúc tổchức của doanh nghiệp và có sự phân quyền trong tổ chức được rõ ràng.
Trong một doanh nghiệp, trung tâm trách nhiệm có thể là một bộ phậnhay một phòng ban chức năng, nơi mà nhà quản trị bộ phận được chỉ định cụthể trách nhiệm và chịu trách nhiệm về việc hoàn thành trách nhiệm thuộcphạm vi quản lý của mình Một doanh nghiệp sẽ tập hợp nhiều trung tâmtrách nhiệm Tùy thuộc vào tính phức tạp của cơ cấu tổ chức và mức độ phâncấp quản lý mà doanh nghiệp thiết lập các trung tâm trách nhiệm cho phùhợp Thông thường gồm có 04 trung tâm trách nhiệm là Trung tâm chi phí,Trung tâm doanh thu, Trung tâm lợi nhuận, Trung tâm đầu tư Để đạt đượcmục tiêu chung của doanh nghiệp thì các trung tâm trách nhiệm phải nỗ lựcthực hiện chức năng và mục tiêu của mình bằng cách quản trị tốt các yếu tốđầu ra đầu vào tối ưu nhất Để đánh giá hoạt động các trung tâm trách nhiệmdựa vào hai tiêu chí: hiệu quả và hiệu suất.
Hiệu quả là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệmhay có thể nói đó chính là tỷ lệ giữa sản lượng thực tế đạt được so với mộtđơn vị đầu vào mà trung tâm trách nhiệm đã sử dụng để tạo ra kết quả.
Hiệu suất là việc so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra chotrung tâm trách nhiệm đó Nói cách khác, đó chính là mức độ mà trung tâmtrách nhiệm hoàn thành mục tiêu của mình Như vậy việc xác định được hiệuquả và hiệu suất của các trung tâm trách nhiệm và trên cơ sở đó xác định đượccác chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm sẽ tạođiều kiện cho việc đánh giá chất lượng hoạt động của giám đốc các trung tâm,đồng thời khích lệ họ điều hành hoạt động trung tâm của mình phù hợp vớimục tiêu cơ bản của toàn đơn vị.
Trang 291.4.1.2 Bản chất của trung tâm trách nhiệm
Một trung tâm trách nhiệm có bản chất như một hệ thống, mỗi hệ thốngđược xác định để xử lý một công việc cụ thể Hệ thống này sử dụng các đầuvào là các giá trị vật chất như nguyên vật liệu, số giờ công của các loại laođộng và các dịch vụ khác Kết quả là các trung tâm nhiệm vụ sẽ cho ra cácđầu ra là các loại hàng hóa (bộ phận sản xuất) nếu nó là sản phẩm hữu hình, làdịch vụ (kế toán, kỹ thuật, quản trị…) nếu đó là sản phẩm vô hình.
Vốn
Hoạt động cốt lõi của trung tâm trách nhiệm là sử dụng vốn để thựchiện các chức năng, mục tiêu của trung tâm.
1.4.1.3 Đặc điểm của trung tâm trách nhiệm
Một trung tâm trách nhiệm có ba đặc điểm sau:
- Thứ nhất, trung tâm trách nhiệm thể hiện việc phân quyền trong tổchức được rõ ràng.
- Thứ hai, cá nhân được chỉ định cụ thể trách nhiệm: đánh giá đầu vàovà đầu ra của từng bộ phận.
- Thứ ba, cá nhân được giao nhiệm vụ có quyền nhất định và làm tròntrách nhiệm được giao.
1.4.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm
1.4.2.1 Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là bộ phận mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm vàkiểm soát chi phí, không chịu về kết quả đầu ra Trung tâm chi phí thườngtrực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh màkhông có quyền hạn đối với các thu nhập, lợi nhuận kinh doanh và đầu tưvốn Mục tiêu của trung tâm chi phí là giảm thiểu chi phí, đặc biệt là chi phítrong dài hạn Trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm chi phí là phải xây
Công việc
Trang 30dựng được kế hoạch chi phí trong ngắn hạn và trong dài hạn Tùy theo tínhchất của chi phí và kết quả làm ra mà người ta chia trung tâm chi phí thànhtrung tâm chi phí theo thiết kế và trung tâm chi phí tùy ý.
Trung tâm chi phí theo thiết kế là trung tâm chi phí đầu vào được xác
định tương ứng với đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ Tại trung tâm chi phí nhàquản lý có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh đảm bảo chi phíphát sinh theo đúng định mức chi phí đơn vị sản phẩm Thông thường xâydựng định mức chi phí để tính mức hiệu quả công việc, ngoài ra còn đánh giákết quả thực hiện với kế hoạch dự toán và xem xét theo thời gian thực hiện vàchất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Mối quan hệ có thểđược thiết lập rõ ràng
Đầu vào Đầu ra Bộ phận sản xuất
Trung tâm chi phí tùy ý là trung tâm có chi phí không xác định được
mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra hay là đầu ra không thể được đo bằngthước đo tiền tệ Đặc điểm của trung tâm chi phí tùy ý là chi phí rất khó kiểmsoát chi phí tối ưu, phụ thuộc nhiều vào tình hình môi trường kinh doanh vàkhông đo lường giữa chi phí dự toán và thực tế Vì vậy các nhà quản lý cótrách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh sao cho phù hợp Chẳng hạn nhưtrung tâm chi phí là các phòng ban quản lý, bộ phận nghiên cứu và phát triển,hoạt động tiếp thị…
Mối quan hệ không thể được thiết lập rõ ràng
Tiền tệ Vật chất và phát triểnCông việc
Công việc
Trang 311.4.2.2 Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là một bộ phận mà người quản lý chịu tráchnhiệm gia tăng về doanh thu Họ phải kiểm soát chi phí về marketing nhưngkhông chịu trách nhiệm về chi phí sản xuất hoặc chi phí đầu tư tài sản Mụctiêu của trung tâm doanh thu tối đa hóa doanh thu của bộ phận đó trên thịtrường Nhà quản lý có trách nhiệm về việc kiểm soát doanh thu, lập các báocáo giải trình chệnh lệch giữa doanh thu thực tế với dự toán.
1.4.2.3 Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận mà nhà quản lý chịu trách nhiệmkiểm soát cả chi phí và doanh thu nhưng không kiểm soát vốn đầu tư Trongđó, trung tâm lợi nhuận có thể quyết định về chi phí và doanh thu như: sảnxuất sản phẩm nào, sản xuất ra sao, chất lượng, giá cả, phân phối… Trongmột doanh nghiệp trung tâm lợi nhuận thường tổ chức gắn liền với các chinhánh, đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ hoặc được phân cấp thực hiện mọihoạt động kinh doanh độc lập có thể trong nước hay ngoài nước.
1.4.2.4 Trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư là bộ phận quản lý chịu trách nhiệm kiểm soát chiphí, doanh thu và đầu tư vào tài sản kinh doanh Trung tâm này thường thuộcvề các chủ đầu tư hay đại diện của một nhóm người bỏ vốn vào doanh nghiệp.Nhà quản lý của trung tâm đầu tư phải hoạch định, kiểm soát về toàn bộ hoạtđộng của đơn vị.
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động trung tâm trách nhiệm
1.4.3.1 Dự toán trong hệ thống kế toán trách nhiệm
Khi tổ chức hình thành các trung tâm trách nhiệm thì mỗi trung tâmtrách nhiệm sẽ được khoán chỉ tiêu Đánh giá hiệu quả của từng trung tâmtrách nhiệm thông qua việc so sánh giữa chỉ tiêu thực tế và dự toán Điều nàyhình thành lên hệ thống dự toán trong các trung tâm trách nhiệm Dự toán làkế hoạch chi tiết về huy động và sử dụng nguồn lực trong tương lai để đạtđược mục tiêu xác định Mục đích chính của lập dự toán là lập kế hoạch và
Trang 32kiểm soát Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, ta có hai loại dựtoán: dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt.
- Dự toán tĩnh là dự toán được lập theo một mức độ hoạt động nhấtđịnh Theo định nghĩa, dự toán tĩnh sẽ không bị điều chỉnh hay thay đổi kể từkhi được lập ra: bất kể có sự thay đổi về doanh thu tiêu thụ, các điều kiện kinhdoanh xảy ra trong kỳ dự toán Nhưng trong thực tế sự biến động của các yếutố chủ quan và khách quan thường xuyên như: sự lên xuống của giá cả thịtrường, sản lượng tiêu thụ biến động, thay đổi các chính sách kinh tế Do đó,dự toán tĩnh thường phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theođơn đặt hàng, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định Dự toán tĩnh được tạo ratại đầu kỳ và chỉ có giá trị tuyệt đối với mức hoạt động kế hoạch.
- Dự toán linh hoạt: là dự toán được lập với nhiều mức độ hoạt độngkhác nhau trong cùng một phạm vi hoat động Dự toán linh hoạt giúp nhàquản trị thấy được sự biến động chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi Dựtoán linh hoạt có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả kiểm soát chi phí thựctế của doanh nghiệp và phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất theo nhucầu thị trường Dự toán linh hoạt có thể được sử dụng để đánh giá nên ấn địnhchi phí bao nhiêu cho mỗi mức hoạt động trong một dãy xác định.
Hoạt động của trung tâm trách nhiệm thường được xem xét trên hai mặtlà hiệu quả và kết quả Đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý cáctrung tâm trách nhiệm bằng cách lấy kết quả thực hiện của các trung tráchnhiệm, so sánh đối chiếu với số liệu dự toán ban đầu trên cả hai mặt hiệu quảvà kết quả Do đầu ra và đầu vào của mỗi trung tâm trách nhiệm khác nhau, vìvậy các chỉ tiêu đo lường cho từng loại trung tâm cũng khác nhau.
- Chỉ tiêu hiệu suất: thể hiện kết quả thực tế đạt được so với nhiệm vụđặt ra của các trung tâm trách nhiệm, là số tuyệt đối Ví dụ: doanh thu thực tếso với doanh thu dự toán, sản lượng sản xuất thực tế so với sản lượng sản xuấtkế hoạch.
Trang 33- Chỉ tiêu hiệu quả: thể hiện tỷ lệ giữa nguồn lực đầu vào với kết quảđầu ra của một trung tâm trách nhiệm Nó cho thấy thực tế nguồn lực sử dụngđể tạo ra được kết quả đó Ví dụ: tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ lệ lợinhuận trên vốn (ROI), mức tiêu hao NVL trên mỗi sản phẩm, …
1.4.3.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí
Mục tiêu của trung tâm chi phí là tối thiểu hóa chi phí hay giảm thiểutổng chi phí trên khối lượng đầu ra cố định và tối đa hóa đầu ra khi ngân sáchcố định.
Cách thức đánh giá hiệu quả của trung tâm chi phí là việc đánh giá việcsử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra một khối lượng đầu ra.
Khi đánh giá kết quả của trung tâm căn cứ trên hai nội dung: khốilượng sản xuất có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không? Chi phí thực tếphát sinh có vượt định mức tiêu chuẩn hay không? Sau đó tiến hành phân tíchcác biến động về lượng và biến động về giá.
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - chi phí dự toán
Biến động về lượng = Giá định mức x (lượng thực tế - lượng định mức)Biến động về giá = Lượng thực tế x (giá thực tế - giá định mức)
Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản trị biết đượcnguyên nhân của các biến động, biến động nào có lợi, biến động nào bất lợi.
Từ đó xác nhận được nguyên nhân và có các biện pháp đúng đắn, kịpthời để làm giảm chi phí tối thiểu nhất.
- Trung tâm chi phí theo thiết kế: đặc trưng của trung tâm này là sảnlượng “đầu ra” có thể đo lường được và phí tổn “đầu vào” sản xuất một sảnphẩm đòi hỏi phải được định rõ.
Về hiệu suất: được đánh giá thông qua mức chênh lệch giữa số lượng
thực tế sản xuất được với số lượng kế hoạch đã đề ra Chỉ tiêu đánh giá là: sốlượng sản phẩm, dịch vụ tạo ra.
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - chi phí dự toán
Trang 34Về hiệu quả: được đánh giá thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng nguồn
lực trong sản xuất (nguồn lực ở đây gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chiphí SXC) và giá thành sản phẩm.
- Trung tâm chi phí tùy ý: các yếu tố chi phí đầu ra tại trung tâm nàykhông thể lượng hóa bằng tiền một cách trực tiếp (chẳng hạn đầu ra củaphòng kế toán là các báo cáo), đồng thời mối quan hệ giữa đầu vào và đầu racủa trung tâm này cũng không thể so sánh được.
Do đó, thành quả của trung tâm chi phí tùy ý đánh giá thông qua nguồnlực bỏ ra Nhà quản lý sẽ dựa vào chênh lệch tuyệt đối lẫn tương đối giữa chiphí thực tế với chi phí dự toán Bên cạnh đó, có thể đánh giá thành quả củatrung tâm thông qua tỷ lệ hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
1.4.3.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu
Trách nhiệm của các nhà quản lý của trung tâm doanh thu là tối đa hóadoanh thu của bộ phận mình hay nói cách khác nhà quản lý phải tổ chức tiêuthụ sản phẩm nhiều nhất trong kỳ Như vậy để đánh giá tình hình hoạt độngcủa trung tâm doanh thu chúng ta sẽ tiến hành so sánh doanh thu thực hiệnvới doanh thu dự toán của bộ phận, trên cơ sở đó phân tích các nhân tố ảnhhưởng tới doanh thu như giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ.
Cũng giống như trung tâm chi phí, việc đánh giá sử dụng phương phápphân tích nhân tố ảnh hưởng như đơn giá, số lượng tiêu thụ, doanh thu bánhàng thực tế trong kỳ, chi phí bán hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thuảnh hưởng như thế nào tới doanh thu của bộ phận.
Về hiệu suất: đánh giá thông qua việc hoàn thành dự toán tiêu thụ, là
mức chênh lệch doanh thu thực tế và doanh thu dự toán đã đề ra.Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - doanh thu dự toán
Về hiệu quả: đánh giá dựa vào việc kiểm soát sự gia tăng chi phí trong
mối quan hệ với doanh thu, đảm bảo tốc độ của doanh thu, đảm bảo tốc độcủa doanh thu tăng nhanh hơn so với tốc độ của chi phí nhằm đảm bảo mộthiệu suất lợi nhuận trên doanh thu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới doanh
Trang 35thu như giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu tiêu thu, chỉ tiêu chi phí bánhàng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu…
Qua chỉ tiêu này, nhằm đánh giá xem doanh thu có đạt mức dự toánkhông? Xác định những nguyên nhân gây nên và liệu những nguyên nhân nàylà có lợi hay bất lợi Từ đó có những phương pháp tác động tới nguyên nhânđể cải thiện doanh thu.
1.4.3.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận
Cũng như trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu, mục tiêu của trungtâm lợi nhuận là phải tổ chức các hoạt động sao cho đạt được lợi nhuận lớnnhất, nghĩa là phải sử dụng nguồn lực được giao một các có hiệu quả nhất,trong đó có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh và doanh thu thực hiệnđược từ trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu Như vậy về đánh giá kếtquả thực hiện được của trung tâm lợi nhuận, kế toán quản trị đánh giá việcthực hiện qua việc so sánh lợi nhuận thực tế với lợi nhuận dự toán.
Về hiệu suất: kết quả của trung tâm lợi nhuận được đánh giá qua việc
đảm bảo mức lợi nhuận, thông qua việc so sánh giữa lợi nhuận đạt được trongkỳ và lợi nhuận dự toán trong kỳ, từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnlợi nhuận làm phát sinh chênh lệch lợi nhuận.
Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - lợi nhuận dự toán
Về hiệu quả: do lợi nhuận tạo ra trong kỳ là phần còn lại của doanh thu
sau khi trừ đi chi phí tương ứng tạo ra doanh thu đó Hai nhân tố doanh thu vàchi phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của bộ phận Đối với doanh thuđánh giá hiệu quả qua tiêu chí: trung tâm có đạt mức tiêu thụ như dự toán haykhông, giá bán có như dự toán hay không? Đánh giá hiệu quả trung tâm lợinhuận thông qua mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu, tỷ lệ doanh thu trên chi phí, tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí, hoặcdựa trên số dư đảm phí của bộ phận…
1.4.3.5 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư
Về hiệu suất: thường được đánh giá tương tự như trung tâm lợi nhuận,
Trang 36Về hiệu quả: mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi
nhuận và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả Để đánh giá hiệu quả của các trungtâm đầu tư thường hay sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (ROI –Return on investment) và thu nhập còn lại (RI – Residual Income)
Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI): là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trênvốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này cho sau một kỳ hoạt động kinh doanhhoặc kỳ vọng cho kỳ tới, doanh nghiệp đầu tư một đồng vốn thì thu được baonhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốncàng tốt.
Sử dụng ROI là việc đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tưvà các doanh nghiệp có quy mô vốn khác nhau để phân tích xem nơi nào đạthiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý đồng thời tìmra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý, nhằm tìm ra các giải pháp đểlàm cho kết quả hoạt động được tốt hơn Đó là các biện pháp cải thiện doanhthu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn.
Công thức xác định ROI còn được viết theo các khác
ROI = Lợi nhuận hoạt động ròngDoanh thu x Tài sản kinh doanh bình quânDoanh thu
RROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x HS vòng quay tài sản
Đối với công thức trên chúng ta có thể thấy rõ nhân tố ảnh hưởng tới tỷsuất lợi nhuận của vốn đầu tư của trung tâm đầu tư.
Biện pháp làm tăng giá trị ROI
- Tăng mức lãi trên doanah thu: để tăng lợi nhuận trong khi doanh thuvẫn giữ nguyên, nhà quản lý chỉ có thể sử dụng cách giảm chi phí Tuy nhiên
ROI = Tài sản kinh doanh bình quânLợi nhuận kinh doanh ròng
Trang 37việc cắt giảm chi phí cần phải thận trọng không nên làm ảnh hưởng đến chấtlượng công việc.
- Tăng hệ số quay vòng của vốn: để làm được việc này nhà quản lý cóthể tăng doanh thu đồng thời kiểm soát tốt chi phí để lợi nhuận không bị ảnhhưởng, hoặc giảm vốn hoạt động như cắt giảm mức dự trữ hàng tồn kho, đẩynhanh việc thu hồi nợ phải thu.
Một số điểm hạn chế của ROI
- Để tăng ROI của bộ phận thì bộ phận đó có thể làm giảm tài sản củabộ phận Điều này ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của công ty.
- ROI có khuynh hướng chú trọng đến sự thực hiện ngắn hạn hơn làquá trình sinh lợi dài hạn Nhằm mục đích bảo vệ kết quả thực hiện được, nhàquản lý có thể bị sức ép từ chối nhiều cơ hội đầu tư có lợi khác về dài hạn.
- Thu nhập thặng dư (RI): là một chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quảcông việc của một trung tâm đầu tư, là chênh lệch giữa lợi nhuận của mộttrung tâm đầu tư và mức lợi nhuận để đạt được tỷ lệ sinh lời tối thiểu tính trênvốn đầu tư.
Sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế đã mang về là baonhiêu, sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được lợi nhuận trên;chỉ số RI còn cho biết có nên đầu tư gia tăng hay không khi mà sử dụng chỉ sốROI không đủ cơ sở để ra quyết định.
RI = Lợi nhuận của trung tâm đầu tư – Chi phí sử dụng vốnTrong đó:
CP sử dụng vốn = TS kinh doanh bình quân x Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểuƯu và nhược điểm của RI
- Ưu điểm: thu nhập thặng dư – RI là một các đánh giá thực hiện công
việc của trung tâm đầu tư tốt hơn chỉ tiêu sức sinh lời của vốn ROI Thu nhậpthặng dư thúc đẩy các nhà quản lý thực hiện đầu tư có lợi tính trên tổng thểcủa tổ chức, đảm bảo tính phù hợp giữa mục tiêu của các đơn vị với các mụctiêu chung của tổ chức.
Trang 38- Nhược điểm: cách tính thu nhập thặng dư có một điểm hạn chế là nó
không thể được sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động của các trung tâm đầutư có quy mô khác nhau, vì nó có khuynh hướng thiên về các bộ phận có quymô lớn hơn Điều này nghĩa là các trung tâm đầu tư có quy mô lớn hơnthường có thu nhập thặng dư cao hơn các bộ phận có quy mô nhỏ và dĩ nhiênkhông phải vì chúng được điều hành tốt hơn mà chỉ đơn giản là vì vốn đượcsử dụng nhiều hơn.
Như vậy để đánh giá hiệu quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị cầnkết hợp các chỉ tiêu cơ bản như ROI, RI với việc xem xét mức chênh lệchgiữa thực tế và dự toán.
1.4.4 Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm
1.4.4.1 Khái niệm báo cáo kế toán trách nhiệm
Báo cáo kế toán trách nhiệm là báo cáo của một đơn vị hoặc một hoạtđộng của một tổ chức doanh nghiệp, mà nhà quản lý cần quan tâm xem xét đểhọ có thể kiểm soát và quản lý đối với chi phí và doanh thu của những bộphận đó.
Báo cáo thành quả của trung tâm trách nhiệm là một phương tiện quantrọng để cung cấp thông tin, xác định trách nhiệm cụ thể của các nhà quản trịđối với từng bộ phận mà mình quản lý.
Các trung tâm trách nhiệm từ cấp quản trị thấp nhất đến cấp quản trịcao nhất phải lập báo cáo thành quả đệ trình lên cấp quản trị cao hơn trong tổchức Kế toán trách nhiệm cung cấp hệ thống báo cáo ở các cấp khác nhaucủa tổ chức.
1.4.4.2 Đặc điểm của hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm
Báo cáo kế toán trách nhiệm là sản phẩm cao nhất của kế toán tráchnhiệm Báo cáo kế toán trách nhiệm phản ánh kết quả thực hiện công việc củamỗi trung tâm trách nhiệm được tóm tắt trên một báo cáo theo định kỳ Ngoàira, báo cáo kế toán trách nhiệm thể hiện được các chênh lệch giữa kết quảthực tế so với dự toán về những chỉ tiêu tài chính của từng trung trách nhiệm.
Trang 39Việc lập báo cáo kế toán trách nhiệm giúp nhà quản lý nắm được tìnhhình hoạt động của bộ phận mình để kiểm soát hoạt động có hiệu quả và đánhgiá được hiệu quả công việc của bộ phận mình Trong mỗi báo cáo tráchnhiệm còn phải giải thích các nguyên nhân gây nên thành quả nhằm làm sángtỏ hơn những vấn đề cần quan tâm quản lý và khắc phục để hướng các trungtâm theo mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Trung tâm trách nhiệm từ cấp quản lý thấp nhất phải lập báo cáo kếtquả để trình lên cấp quản lý cao hơn trong tổ chức để cấp quản lý cao nắmđược hoạt động của cấp dưới thuộc phạm vi trách nhiệm quản Đối với nhữngbáo cáo của các trung tâm trách nhiệm mà phân cấp quản lý thấp thì mức độchi tiết nhiều hơn so với các báo cáo của các trung tâm trách nhiệm phân cấpquản lý cao hơn.
Sự vận động thông tin trong hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm:trình tự báo cáo thông tin trong hệ thống kế toán trách nhiệm bắt đầu từ cấpquản trị thấp nhất trong tổ chức cho đến cấp quản trị cao nhất Mức độ chi tiếtcủa báo cáo giảm dần theo sự gia tăng của các cấp quản lý trong tổ chức.
Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm là hệ thống báo cáo nội bộ Nộidung trong hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm được thiết kế sao cho phùhợp với đặc điểm và yêu cầu của từng doanh nghiệp Báo cáo kế toán tráchnhiệm chủ yếu phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp.
1.4.4.3 Các loại báo cáo kế toán trách nhiệm
Mỗi loại hình trung tâm trách nhiệm sẽ có hệ thống báo cáo thực hiệntrách nhiệm tương ứng Ứng với bốn nhóm trung tâm trách nhiệm, hệ thốngbáo cáo sẽ được chia thành bốn nhóm báo cáo:
- Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí.
- Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu.
- Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận.
- Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.
1.4.4.4 Nội dung của hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm
Trang 40a Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm chi phí
Thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí được đánh giá quabáo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm chi phí riêng biệt Báo cáođánh giá thành quả của trung tâm chi phí được lập tùy thuộc vào yêu cầu củaviệc đánh giá trung tâm trách nhiệm Bằng việc so sánh chi phí thực tế với dựtoán, nhà quản trị sẽ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí cũng nhưtrách nhiệm của nhà quản trị đối với hoạt động của trung tâm chi phí nhưphản ánh trong Bảng 1.1.
Thông tin đưa vào báo cáo thành quả để đánh giá thành quả của các nhàquản trị ở trung tâm chi phí là chi phí có thể kiểm soát được bởi từng nhàquản trị ở trung tâm chi phí.
Bảng 1.1 Báo cáo thành quả quản lý chi phí của các nhà máy sản xuất
Chi phí có
thể kiểm soátThực tế
Dự toánlinh hoạt
Chênhlệch dựtoán linh
Dự toántĩnh
Chênhlệch khối
Nhà máy ANhà máy B…
Tổng cộng
Các chênh lệch được phân tích tùy theo yêu cầu quản lý thành các biếnđộng theo các nhân tố cấu thành chi phí đó Báo cáo của trung tâm chi phíđược tách biệt thành báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí theothiết kế và báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tùy ý.
b Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm doanh thu:
Là báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động, dựatrên báo cáo thực hiện doanh thu thực tế so với doanh thu dự toán Thành quảquản lý của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánhdoanh thu có thể kiểm soát giữa thực tế so với dự toán và phân tích các chênhlệch phát sinh do ảnh hưởng của các nhân tố như giá bán, sản lượng tiêu thụ,