BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIÊN sh "x Tê xu (= i Tri Tué Va Phat Trién KHOA LUAN TOT NGHIEP Dé tai:
TINH HINH THU HUT FDI TAI THANH PHO HA NOI THUC TRANG VA GIAI PHAP
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận không sao chép nguyên văn của
bất kỳ tài liệu nào Các số liệu sử đụng là các thông tin thứ cấp có nguồn gốc và
được trích dẫn rõ ràng và hoàn toàn trung thực
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn ThS Phạm Thị Quynh Lién da tan tinh
hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập và làm khóa luận, cũng là người đã sát cảnh bên chúng tôi suôt quăng đời sinh viên của mình
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến những thầy cô giáo trong khoa Kinh tế đối ngoại, những giảng viên bộ môn đã truyền đạt những kiến thức nên tảng và những kinh nghiệm quý báu để sau này tôi có thê vững bước trong tương lai
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, chuyên viên phòng Đâu tư nước ngoài
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong thời gian tôi thực tập tại Phòng Đặc biệt, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
chị Trần Thị Kim Anh, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập tôt nghiệp tại đây
Đông thời, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những
người luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời sinh viên, những người đã cùng tôi trải qua một thời sinh viên nhiệt huyết, khó phai trong cuộc đời
Tôi xin chân thành cam on!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1 c1 n2 1111111111111 1111111111111 ưyg i
LOL CAM ON 02 1i
MỤC LỤC ST 22 S2 S1 E1 E111 1111011115111 1 1111111111111 ng iii DANH MUC BANG, BIEU, SO DO, PHU LUC wo occicicccceecccesecceeseseeeeceeeeeeeteees viii LỜI MỞ ĐẦU ST 2212111111121112111210 01T 1H21 tre 1 Chuong 1: LY LUAN CHUNG VE DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI VA THU HUT DAU TU TRUC TIEP NUGOC NGOOAL | ccccccccccecceceeecerseeeeee 3
1.1 Téng quan vé Dau tu truc tiép nue ngoal oo ecccccesesceecesesesvsceseceevsveveees 3
1.1.1 Khái niệm về FDÌL Ăn Hee 3 1.1.2 _ Đặc điểm về FDIL SẶ SE HH HH g 3
lL13 — Mục đích hoại động CHA FÌ Sà G Ga 4
“HT N6 a0 ôn e7 na 5
1.1.5 _ Một số hình thức Đấu tr trực LIẾĐ HƯỚC HgOÀI ằ àcSccnneeerreree 8 1.1.6 Xu neéng lung von FDI trén thé gibi MIEN NAY ooecccecccscccccsesteessceceveeseee 9 MAI ¡0i n0 .ằằa 11
1.2.1 HX(, 1218.18.0600 0nnnốẽẻẽẻẽẻẽẽẻẽee 11
1.2.2 Đặc điểm của thu htt FDL ecceccecccccescee sees teste veeeeseeseeseeseeeeeseesneaneenees 11
12.3 — Vai trò cua thu hut FDI 0.0 cccc cece cece e eee e cee se teeeeeeeenntias 12
1.2.4 M6ts6 hoat dong thu hit FDI o.ccccccccceccecccs cscs eescevevsescevseseevseseessenees 13
1.2.5 Những yếu tô ảnh beng Gén thu lit FDI voocccccccccccccec cesses eee cesses 13 1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia và địa phương khác 15 1.3.1 Kinh nghiém thu hiit FDI ctia m6t 86 Quéc BIA oo ccccececccecceseseseceeseeeeeees 15 1.3.2 Kinhnghiém thu hit FDI ctia thanh pho Dat Nẵng se 18
Trang 5Chuong 2: TINH HINH THU HUT DAU TU TRUC TIEP NƯỚC NGOÀI TAL THANH PHO HA NOI GIAI ĐOẠN 2008 — 2014 - 5 cccscscse2 21
2.1 Khái quát về hệ thông cơ quan quản lý, thực hiện việc thu hút FDI ở TP Hà
2.11 Phòng Đầu + nước ngoài của Sở Kế hoạch và Đầu tr trực thuộc UBND
r0 1n ra ¬.ỐỒỐỒỐỒỐẦẶỐỒằằằằ=a 21 2.1.2 Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội 24 2.1.3 Mỗi quan hệ với các đơn vị khác trong thu hút FDI của các cơ quan 26
2.2 _ Tình hình thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài của TP Hà Nội 27
2.2.1 Một số yếu tô ảnh hưởng đến lợi thể và tiêm năng thu hút FDI của TP FLANGE cece cece ett ốốốố.ảá4ố 27
2.2.2 — Tình hình thu hút FÌ)I của TP Hà NỘI Ăn Hs ky 29
2.3 Các kết quả đạt được trong thu hút nguồn vốn FDI của TP Hà Nội 36
2.3.1 Các dự án FDI đầu tư vào TP Hà Nội SocScccSccserrerrreei 36
2.3.2 Những đóng góp của khu vực FDI vào phái triển kinh tế - xã hội của TP
Hà NỘI ST HH HH HH HH tru 40
2.4 _ Một số khó khăn, hạn chế trong thu hút FDI của TP Hà Nội 48
2.5 Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong thu hút FDI của TP Hà Nội
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHÓ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 — 2020 - 5 ccccccsren 55
3.1 Ảnh hướng của bối cảnh trong nước và thê giới đến thu hút FDI tại TP Hà
NỘI .2.2 21212121221 HH HH HH1 11111 ra 55
3.1.1 Ă=: can a.a.a.aaAdÍl ai 55
3.1.2 Bối cảnh Việt Nam c1 111212111218 81 1E tri 56 3.2 _ Quan điêm, định hướng, mục tiêu thu hút FDI của TP Hà Nội 57 3.2.1 Quan điểm thu hút FDI của TP Hà Nội che 58
3.2.2 Định hướng thu hút FDI cua TP Hà NỘI Ằ Ằ.SSSSSS vs 58
Trang 63.2.3 Mục tiêu thu hut DI cua TP Hà NỘI Q.2 nh 59
3.3 Giai phap tang cuong thu hut FDI trén dia ban TP Ha Noi giai doan 2015 —
2020 oiccecesccccesecececscscsesvsesvevscsvessssessusssasesssavevesasssasesesavevecavevsvevevscevsvsesvevsesvensessentes 60
3.4 MOt s6 kién nghie ẽ cÑ({ aiaaIAAIA 63
Trang 7DANH MUC CHU VIET TAT Chữ viết tắt Tiếng Việt BĐS Bắt động sản BQL Ban Quản lý
CNTT Công nghệ thông tin DTNN Đầu tư nước ngoài
HĐHTKD Hợp đồng hợp tác kinh doanh
HĐND Hội đồng nhân dân
KCN&CX Khu Công nghiệp và Chế xuất
KCNC Khu Công nghệ cao ND-CP Nghị định - Chính phủ QD Quyét dinh QD-TTg Quyết định - Thủ tướng Sở KH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Trang 8Southern Investment IPCS Trung tâm xúc tiễn đầu tư phía Nam Promotion Centre United Nations Conference Dién dan Thuong mai va Phat trién UNCTAD ,
on Trade and Development Liên Hiệp quôc USD United States dollar Do la My
Trang 9
DANH MUC BANG, BIEU, SO DO, PHU LUC
1 Danh muc bang
Bảng 2.1: Số dự án và vốn dau tu FDI phan theo linh vuc giai doan 2008 - 2014 37
Bang 2.2: Kim ngach xuất khâu của khu vực FDI và thành phố Hà Nội giai đoạn
PA)\)//)Ã 41 Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI và thành phố Hà Nội giai đoạn “09.0090.5108 Aa4+41 ă ăằăằ ẻ.ẻ 43
Bảng 2.4: Giá trị nhập siêu của khu vực FDI và các khu vực khác tại TP Hà Nội
Bai Coan 2008 — 2014 ooo .ố E EE EEE E EE EE 45 2 Danh muc so’ đồ
Sơ đô 2.1: Bộ máy nhân sự phòng ĐTNN, Sở KHĐT TP Hà Nội 22
Sơ đô 2.2: Bộ máy tô chức của BQL các KCN&CX TP Hà Nội - 25
Sơ đồ 2.3: Trình tự giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở
95-29000111 33
3 Danh mục biểu đồ
Biêu đồ 1.1: Xu hướng dòng vốn FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995-2013, dự
báo 2014 — 2016 (tỷ USD) - c1 2111 21111211110211111111111 1E rney 10
Biểu đồ 2.1: Tình hình cấp mới Giấy chứng nhận đâu tư cho các dự án FDI trên địa
bàn TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 20 ⁄4 - 2 -c 2c 221211111 ng nen 34
Biểu đồ 2.2: Tình hình đăng ký và thực hiện đầu tư FDI trên địa bàn TP Hà Nội
Blal Moan 2008 - 2014 cece 35
Biểu đồ 2.3: Tình hình đầu tư FDI lũy kế phân theo đối tác đầu tư trên địa bàn Hà Nội đến năm 20 14 - 1 1 1111111111111 11 151111111010 011 011111111 rtu 38 Biéu đồ 2.4: Tình hình thu hút FDI của TP Hà Nội phân theo hình thức đầu tư giai
s12 0,55207 2 39
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 - - SE 11x EErerrrrre 42
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng kim ngạch nhập khâu của khu vực FDI trong tong kim ngach
nhập khẩu của TP Hà Nội giai đoạn 2008 — 2014 - St 12121211111 te 44
Trang 10Biểu đồ 2.7: Đóng góp của khu vực FDI vào nguồn ngân sách của TP Hà Nội giai
0010200700205 0Ẻ01Ẻ08 II 46
Biéu đồ 2.8: Ty trọng von FDI thực hiện trong tong đầu tư toàn xã hội của TP Hà Nội giai đoạn 2008 — 2014 1110221 vn 47
Biéu đô 2.9: Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động khu vực FDI tai TP
Hà Nội giai đoạn 2008 - 2Ö 14 TQ 00000 11111111111 111 11T TS TT TT TT n nghe nhe nen rêu 485
4 Phụ lục
Phụ lục 1: Đóng góp của khu vực FDI tại TP Hà Nội qua các năm (thống kê một
số chỉ tIÊU) - cscnT 111111 E1E111111111 011111111110 0111 1111111111 H111 E11 th 70
Phụ lục 2: Tình hình đăng ký và thực hiện đầu tư FDI trên địa bàn TP Hà Nội qua các năm 198 77-2O4 - - - - - 0220100011111 111 11 1v Ty nh cv KT chu khu cv crx, 71
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
I1 — Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xu hướng nhất thê hóa các nên kinh tế trên thế giới đang ngày càng phát triển, biên giới kinh tế của các nước đang dân bị xóa bỏ, xu hướng này mở ra không ít cơ
hội và thách thức cho các nên kinh tế trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, khi mà các hiệp định đa phương, song
phương không ngừng được ký kết, tạo điều kiện cho sự mở rộng về quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, gia tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư
Đặc biệt sau khi trở thành thành viên thứ 150 của WTO, sắp tới là thành viên của
hiệp định TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng cần có những định hướng và việc làm cụ thể, tận dụng những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội để khăng định vai trò của mình trong nên kinh tế thể giới
Trong xu hướng đó, FDI chính là chia khóa quan trọng để nước tiếp nhận dau
tư thực hiện nhanh chóng những chiến lược kinh tế của mình mà nguồn lực trong
nước không đáp ứng được FDI đóng vai trò bỗ sung nguôn von cho đầu tư, phát triển kinh tế, việc thu hút FDI giúp cho nước sở tại tiếp thu được khoa học, công nghệ, mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với nên kinh tế thế giới
Hà Nội với vai trò Thủ đô, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cá nước Với điều kiện về tự nhiên và nguồn lực đồi đào, kinh tế Hà Nội luôn là đầu
tàu và là động lực phát triển của cả nước, là điểm dén hap dan trong mat nha dau tư
Trong bối cảnh diện tích đất dành cho đầu tư hạn chế và sự hấp thụ vốn của kinh tế
Hà Nội đã bão hòa nhưng kết quả không ở mức mong muốn, Hà Nội cần phải có những biện pháp thu hút FDI theo một quy hoạch chất lượng với những ngành nghề sử dụng công nghệ tiên tiễn để tăng khả năng và kết quả sử dụng vốn của nên kinh
tê
Nhận thây tính cấp thiết của việc thu hút FDI tại TP Hà Nội, cá nhân tôi lựa chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Tình hình thu hút FDI tai
thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”
Khóa luận tốt nghiệp sẽ tổng kết lại tình hình thu hút và vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của TP Hà Nội trong những năm qua, thông qua tông hợp, xử
lý số liệu và phân tích thực trạng hoạt động thu hút nguôn von đầu tư trực tiếp nước
Trang 12ngoài tại TP Hà Nội, cũng như nghiên cứu xu hướng, bối cảnh kinh tế thế giới,
khóa luận sẽ đưa ra những giải pháp giúp các cơ quan chức năng quán lý để tăng cường khá năng thu hút FDI chất lượng cao vào TP Hà Nội
2 Mục dích nghiên cứu
Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về FDI và thu hút FDI Thông qua
tìm hiểu các số liệu về thực trạng thu hút FDI trên địa bàn TP Hà Nội, những đóng
góp của FDI trong phát triển kinh tế, xã hội của Thành phô và những mặt còn hạn
chế trong quá trình thu hút FDI của TP Hà Nội trong thời gian qua Từ đó, đưa ra các giải pháp nhăm tháo gỡ khó khăn tăng cường thu hút FDI cho TP Hà Nội 3, Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tình hình thu hút FDI của TP Hà Nội 3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Giai đoạn 2008 — 2014
Không gian: Thành phố Hà Nội
Nội dung: Tình hình thu hút FDI của TP Hà Nội 4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Nghiên cứu tài liệu,
quan sát, phân tích - tổng hợp, thông kê Dựa trên số liệu thu thập được tại Sở KH&ĐT TP Hà Nội và những nguồn tư liệu khác như tạp chí Tài chính, trung tâm
xúc tiễn đầu tư, PCI Việt Nam Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp chính, các phương pháp khác bỗ trợ để nghiên cứu
5 Kết cầu của khóa luận
Ngoài phân mở đâu và kết luận, kết câu khóa luận gồm 3 chương chính:
Chương I1: Lý luận chung về đầu tư trực tiệp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phô Hà
Nội giai đoạn 2008 — 2014
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại thành phố Hà
Trang 13Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VÈẺ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THU HỨÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về FDI
Thực tế trên thế ĐiIỚI CÓ rât nhiều khái niệm khác nhau về Đầu tư trực tiếp
nudc ngoai
Theo Quy tién té quéc té (IMF) nam 1977: “Dau tu truc tiếp nước ngoài được
hiéu la nguồn vôn được đầu tư trực tiếp nhằm đạt được những lợi ích mang tính dai hạn trong một đơn vị kinh doanh hoạt động trên lãnh thổ của một nên kinh tế khác
nên kinh tế của nước chủ đầu tư Mục đích của chủ đầu tư là giành quyên quản lý và
chi phối đơn vị kinh doanh đó.”
Theo Tô chức thương mại thế giới (WTO): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy
ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyên quản lý trực tiếp tài sản đó”
Theo luật Đầu tư 2005 tại Việt Nam: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức
đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đâu tư và tham gia quán lý hoạt động đầu
tư”
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về FDI, nhưng đều xoay quanh vẫn đề về bỏ
vốn đầu tư và trực tiếp quản lý Tóm lại khái niệm FDI có thê hiểu như sau: FDI là
hoạt động đầu tư do các tô chức kinh tế, cá nhân nước ngoài tự mình hoặc kết hợp với các tÔ chức kinh tế của các nước sở tại bỏ vốn băng tiền hoặc tài sản vào một đối tượng nhất định, dưới một hình thức đầu tư nhất định Họ tự mình, hoặc cùng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như kết quả kinh doanh căn cứ vào tý lệ năm giữ quyên kiểm soát và sở hữu vốn
1.12 Đặc điểm về FDI
FDI là một loại hình đầu tư quốc té, trong đó, người sở hữu von dong thoi la
người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đâu tư Đồng thời họ
cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả kinh doanh của dự án đầu tư
FDI thường được thực hiện thông qua nhiều hình thức tùy theo quy định của
luật Đầu tư nước ngoài hoặc luật Đầu tư tại nước sở tại và điều kiện cụ thể của từng
Trang 14Hoạt động FDI vì mục đích lợi nhuận tìm kiếm được ở nước tiếp nhận đầu tư nên vốn đầu tư được tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, thỏa mãn mục đích tối đa hóa lợi nhuận của họ FDI là đo các chủ đầu tư quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh nên
hình thức này thường mang lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao
Các dự án có vốn FDI là các dự án mang tính lâu dài do việc thu lại số vốn
ban đầu của một dự án FDI không để dàng như hình thức đâu tư gián tiếp, vì các dự
án FDI gan liền với hoạt động quản lý, phát triển một dự án, doanh nghiệp, đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, trong một thời gian đài
FDI thường gắn liên với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình tự do
hóa thương mại giữa các nước trong khu vực và trên thế giới Đi cùng với các dự án FDI là quá trình tự do lưu chuyên dòng vỗn, lưu chuyển lao động, hàng hóa trong một liên kết quốc tế, nhờ đó có thê tối thiêu hóa chi phí, đáp ứng yêu câu tôi đa hóa
lợi nhuận của các nha dau tu
Chủ đầu tư thực hiện đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phải tuân thủ theo các
quy định do pháp luật nước sở tại đề ra Khi thực hiện quản lý một doanh nghiệp
FDI tức là chủ đầu tư đã tham gia vào hệ thống pháp định của nước sở tại, mọi hành vi của doanh nghiệp FDI, phát sinh trên lãnh thổ của nước tiếp nhận đầu tư, đều
chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư
Tý lệ vốn góp đầu tư sẽ quyết định đến quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ đâu tư theo quy định của luật Đầu tư nước ngoài của từng nước Dựa trên số vốn góp mà
các nhà đầu tư sẽ phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp, bên cạnh đó sẽ chịu trách
nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp trên phần vốn góp đó 1.1.3 Mục dích hoạt động cia FDI
Do su mat cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia nên có sự chênh
lệch về gla cả các yêu tô FDI được thực hiện nhăm đạt được lợi ích từ sự chênh lệch đó, hay nói cách khác, FDI nhăm tận dụng nguon lực, khai thác lợi thể so sánh
giữa các quốc gia Đối với bên dau ti:
Bên đầu tư là bên đang có vôn và cần tìm nơi đầu tư có lợi, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của hoạt động xuất khâu, mở rộng được thị trường mới, qua đó
kéo đài vòng đời của sản phẩm đang có lợi thế về sản xuất
Trang 15Tý suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước bị sụt giảm, khi đó các doanh nghiệp sẽ tìm cách đề triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm phục
hồi hoặc tìm kiêm một tỷ suất lợi nhuận cao hơn
Khuếch trương thị trường, uy tín, mở rộng quy mô kinh doanh, tận dụng được
các lợi thế đặc biệt của mình như công nghệ, von đầu tư ở nước tiếp nhận đâu tư,
ngoài ra còn có thê khai thác lợi thế về thị trường, lao động tài nguyên thiên nhiên
và các hiệp định tự do thương mại của nước tiếp nhận FDI
Đối với bên tiến nhận đầu tr:
Do thiếu vốn nên phát sinh nhu câu về vốn đồng thời có nhu cầu về tăng trưởng nhanh, đối mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiễn Nước tiếp nhận FDI sẽ có những biện pháp thu hút nguồn lực này từ các nhà đầu tư nước ngoài để đáp ứng mục tiêu của mình, bên cạnh đó kéo theo phát triển các nguôn lực tiềm năng ở trong nước
Nước tiếp nhận FDI chịu ánh hướng về phụ thuộc chính trị, các điều khoản
của hiệp định cũng là một nguyên nhân dẫn đến các hoạt động FDI ở một nước Khi các nước tiếp nhận FDI bị ràng buộc với chính phủ của nước đâu tư về chính trị, kinh tế, sẽ có một hệ thống các yêu sách yêu cầu phải tiếp nhận FDI
1.1.4 Vai trò của FDI
“+ Tác động tích cục:
Doi Với nước đâu ty:
Mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh đó thiết lập được mỗi
quan hệ hợp tác về nhiều mặt với nước sở tại được tăng cường và vị thê của nước đi đầu tư được nâng lên trên trường quốc tế Tận dụng lợi thể so sánh về nguyền liệu,
tỷ suất lợi nhuận, nguồn lao động giá rẻ tại nước sở tại, tôi đa hóa lợi nhuận, nâng
cao sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ
Giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động, vì khi đâu tư sang nước khác, thì nước đó cần phải có những người hướng dẫn sử dụng công nghệ, máy móc, hay còn gọi là các chuyên gia trong lĩnh vực này Đồng thời tránh được việc phái khai thác các nguôn lực trong nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm môi trường Chủ đầu tư có thê kiêm soát được hoạt động sử dụng vốn đâu tư và có
Trang 16Chủ đâu tư có thể bán được những máy móc và công nghệ cũ kỹ lạc hậu hay bị hao mòn vô hình do thời gian với giá cao nhưng lại là mới đối với nước nhận đầu tư (khi nước nhận đầu tư là nước đang phát triển) Thanh lý được máy móc, công
nghệ, giảm thiêu chi phí xử lý khi hiệu quả kinh tế đi xuống, đồng thời có thêm một
lượng vốn lớn đề đầu tư tiếp cho máy móc, công nghê hiện đại đáp ứng nhu câu cho
sản xuât trong hiện tại
Thông qua đầu tư tại nước sở tại, có thê tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch trong hoat dong xuất khâu tận dụng nguồn sốc xuất xứ của nước sở tại, giảm thiểu
chi phí xuất khẩu sang nước thứ ba Khi đâu tư FDI sản xuất tại một nước, các doanh nghiệp FDI có thêm được một thị trường tiềm năng lớn, các sản phẩm sản xuất ra sẽ có nguồn gốc xuất xứ có lợi trong việc xuất khẩu sang các thị trường có
ưu tiên về thuế trong các hiệp định mà nước tiếp nhận đã ký với các nước, khu vực khác, các liên minh kinh tê
Đôi với nước tiêệp nhận đâu tư:
FDI có những đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước nhận đâu tư
thông qua việc tạo thêm việc làm mới, nâng cao chất lượng và năng suất lao dong,
tăng kim ngạch xuất khẩu, bô sung thêm lượng vốn lớn vào ngân sách đầu tư của địa phương
FDI góp phan chuyển dịch cơ câu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển bên vững và điêu tiết nguồn lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo điều tiết của thị trường Đây nhanh quá trình chuyên dịch cơ câu kinh tế của địa phương, giúp cho nên kinh tế hội nhập sâu vào nên kinh tế thế giới, nâng cao vị thế cho nơi tiếp nhận vôn đâu tư
Nguồn von FDI bô sung vào nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong khi nguôn lực trong nước còn hạn chế Cùng với FDI là quá trình chuyền giao công nghệ, khoa học Do vậy, FDI tạo cơ hội cho nước tiếp nhận đâu tư tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến của bên đơi tác nước ngồi
FDI góp phân tăng năng suất và thu nhập, cải tạo môi trường cảnh quan xã hội
Trang 17với mức thu nhập cao cho người lao động, bên cạnh đó các công trình lớn của doanh nghiệp FDI góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương nước tiếp nhận FDI
“* Tdc dong tiéu cue: Đối với nước đầu tu:
Chu đầu tư có thể gặp rủi ro rất cao nêu không nắm bắt rõ được môi trường
đầu tư của nước sở tại Khác với đầu tư tại nước mình, chủ đầu tư nước ngồi khi
mang vơn sang một nước khác sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như hệ thông
luật pháp, điều kiện lao động, các ngành nghề kinh doanh bị hạn chế, đặc biệt rào
cản về ngôn ngữ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp FDI tai nude so
tại
Làm giảm nguồn vốn dự trữ của nước đầu tư trong một thời gian nhất định, cắt giảm cơ hội việc làm của lao động tại nước đầu tư Khi một lượng von FDI duoc
đầu tư vào nước tiếp nhận, đồng nghĩa với nó là một lượng vốn dự trữ của nước đầu
tư bị hao hụt đáng kế, cơ hội việc làm của lao động tại nước đầu tư cũng sẽ giảm di,
vi doanh nghiệp không mở rộng quy mô hay thành lập mới tại đó
Có thê bị mất bản quyên công nghệ, bí quyết kinh doanh trong quá trình chuyên giao tại nước sở tại Các dự án FDI luôn đi cùng bí quyết kinh doanh, khoa học - kỹ thuật, nếu không quản lý chặt chẽ, không những không đạt được mục đích ban đầu mà các nhà đầu tư có thê bị mất luôn những bí quyết này vào tay đối thủ tại nước tiếp nhận FDI
Đôi với nước tiêệp nhận đâu tư:
Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào lựa chọn của các nhà đầu tư
nước ngoài, nên nhiều khi không như mong muốn của bên tiếp nhận Nếu bên tiếp
nhận FDI không có quy hoạch chiến lược sẽ dẫn đến FDI không theo ý muốn của
Trang 18công nghệ của đôi tác nước ngoài có thê đưa vào nội địa những công nghệ lạc hậu,
công nghệ cũ có thê trở thành bãi rác công nghiệp của nước đi đầu tư
FDI có ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán quốc tế, nên kinh tế phụ thuộc
kinh tế nước ngồi, khơng thê chủ động ồn định nên kinh tế, đặc biệt là lúc có
khủng hoảng Khi một nên kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nên kinh tế khác, sẽ
không chủ động được nguồn vôn đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước, một lượng ngoại tệ lớn sẽ được chuyển về nước chủ đầu tư, gây mắt cân đối thanh toán quốc
tế, ảnh hưởng đến sự điều tiết của Chính phủ và của thị trường
Các nước tiếp nhận FDI có thê bị thua thiệt do vân đề giá chuyên nhượng nội
bộ từ các công ty đa quôc g1a, công ty xuyên quôc gia và công ty siều quốc gia Các
nhà đâu tư nước ngoài có thê lợi dụng ưu đãi về thuê của nước sở tại, thực hiện các
biện pháp đề trốn thuế, chuyên giá, trồn tránh nghĩa vụ tại nước tiếp nhận FDI FDI thường kéo theo các vấn để liên quan đến văn hóa, phong tục tập quán làm cho bên tiếp nhận đầu tư có thê bị ánh hưởng đến truyền thống phong tục tập
quán và văn hóa dân tộc Khi hội nhập sâu, rộng, các nhà đầu tư nước ngoai cd co
hội tham gia vào thị trường bản địa, cùng với đó là sự giao lưu các luồng văn hóa
với nhau, ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của nước sở tại
1.15 Một số hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài % Doanh nghiệp 100% von nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài (cá nhân hoặc tô chức) do nhà đâu tư nước ngoài thành lập hoặc mua lại tại nước tiếp nhận đầu tư, bằng 100% vốn của các nhà đầu tư nước ngoài,
họ trực tiếp quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh đoanh, chịu sự
kiểm soát theo luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư ** Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập doanh nghiệp dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc các hiệp định được ký kết giữa các nước với nhau Các bên tham gia liên doanh dựa trên sự đóng góp về vốn, các quy định riêng nếu có tại hợp đồng liên doanh, các bên sẽ cùng thực
hiện quản lý kinh doanh và cùng chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh
Trang 19+
% Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa nước chủ nhà và chủ đầu
tử nước ngoài dé tién hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh tại nước chủ nhà
trên cơ sở quy định về trách nhiệm thực hiện hợp đồng và xác định quyên lợi mỗi
bên, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới Hợp đông hợp tác kinh doanh thường được sử dụng trong các lĩnh vực tìm kiếm,
thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân
chia sản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và luật Đâu tư % Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cỗ phân, sắp nhập, mua lại doanh
nghiệp
Nhà đầu tư góp vốn, mua cô phân, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyên, nghĩa vụ của doanh nghiệp bi sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
1.16 Xu hướng luông vẫn FDI trên thể giới hiện nay
%* Quy mô các luông vẫn FDI toàn câu liên tục tăng mạnh qua các năm Trong thập kỷ qua, dòng vốn FDI có sự biến động mạnh, nhưng nhìn chung có thể nhận thấy rõ nét nhất là quy mô các luông vốn FDI đang tăng dân qua các năm
Tuy nhiên, dòng vốn FDI toàn câu lại có xu hướng biến động theo chu ky và gan
liên với sự biến động của chu kỳ kinh tế thế giới Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2014 (WIR2014) công bố ngày 24/6/2014 của Văn phòng Tổ chức Thương mại và
Phát triển của Liên Hợp Quốc thì sau khi giảm mạnh sau khủng hoảng kinh tế 2012,
dòng vốn FDI đã tăng 9% trong năm 2013, đạt 1,45 nghìn tỷ USD, đánh dấu một chu kỳ tăng trưởng mạnh của dòng vốn FDI trên thể giới
“FDI có xu hướng cháy sang các nên kinh té dang phát triển và các nên kinh tế đang chuyển đổi ngày càng nhiều
Trong nghiên cứu về xu hướng vận động của đòng vốn FDI trong 20 năm, giai
đoạn 1995 — 2013 của UNCTAD, qua nghiên cứu này, đã cho thây sự thay đối và
Trang 20các nên kinh tế đang phát triển và chuyền đổi sẽ tăng nhanh, chiếm tỷ trọng tương đương với các nên kinh tế phát triển về lượng vốn FDI đầu tư của thê giới
Biểu đồ 1.1: Xu hướng dòng vốn FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995-2013, dự báo 2014 — 2016 (ty USD) 52Ø08 - - ö nh os cette el ee ác nên e ê giới : phát triển hee "5 — 2000 - - - - - > 5” Các nên chuyền đôi ONT ——EnBEenaee=eee lS ác nên kinh tế mm ang phát triển 1 000 1 đNG.SI 0 0 ư2 (ŒO >ơ â â â = â@ (đ * L) (â >> đâ â CC = (CV (Œ@® “e# UưU © SBSSSBSSSS8SSESSBSBSBSSESSESESESS rrr rT NNN NNN NNN ON ON ON ON ON ON ON OWN
Nguồn: WIR 2014 (các năm dự báo chưa được công bố) Có thể thấy, dòng vốn FDI tại các nước phát triển vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, nhưng đang có xu hướng chuyển dịch đòng vốn EDI sang các nên kinh tế đang phát triển và các nên kinh tế chuyên đổi ngày càng lớn, dự báo đến năm 2016, lượng vốn FDI vào các nên kinh tế đang phát triển và các nên kinh tế chuyển đối sẽ chiếm khoảng 48% tông lượng vốn FDI của toàn thể giới
% FDI do các nước đang phát triển cung cấp đang tăng mạnh
Theo UNCTAD, sau khủng hoảng kinh tế, nên kinh tế phát triển có dấu hiệu hồi phục, ỗn định nhanh hơn, sẽ là động lực để luồng FDI từ các nước đang phát triển đâu tư Ngoài ra, các nước đang phát triển ở châu Á như Singapore, Trung Quốc đang là các cường quốc đầu tư FDI ra nước ngoài, các thị trường tiềm năng của các quốc gia này là những nước đang phát triển tại châu Á, nơi có lực lượng lao
động dồi dào, nguyên vật liệu giá rẻ, và yêu câu tiêu dùng dễ tính Năm 2013, FDI
từ Trung Quốc đầu tư vào các nước lần đầu tiên vượt mức 100 ty USD va con duoc
dự đoán sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt khi các công ty Trung Quốc đang đây mạnh mua
Trang 21các cơng ty nước ngồi và chuyến dây chuyển sản xuất sang các nước như Carmnpuchia, Myanmar
% FDI chảy vào lĩnh vực dịch vụ tăng mạnh và đã chiếm tỷ trọng rất cao
Đầu tư vào lĩnh vực địch vụ của các công ty châu Á chiếm khoảng 70% tong
von FDI ra nước ngồi, thơng qua các hình thức mua bán và sát nhập Cac du án FDI này, chủ yêu tập trung vào bất động sản, khách sạn và du lịch, viễn thông, vận tai và các dịch vụ về tài chính như các tô chức ngân hàng, các công ty bảo hiểm 1.2 Thu hut FDI
12.1 Khdiniém thu hat FDI
Hiện nay trên thể giới chưa có khái niệm chính thức về thu hút FDI, qua một số bài nghiên cứu về FDI trong và ngồi nước, tác giả thơng nhất sử dụng khái niệm
thu hit FDI duoc hiéu như sau
Thu hút FDI là những hoạt động, những chính sách của một nước hay một địa
phương đề quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, gây chú ý, tạo ân tượng tốt đến các nhà đâu tư
nước ngoài nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý, khoa học - kĩ thuật từ bên ngồi vào nước đó Thơng qua FDI đề phục vụ những nhu cầu xây dựng phát triển nên kinh tế tại nước sở tại
1.2.2 Đặc điểm của thu hút FDI
Nguyên tắc cơ bản của thu hút FDI là “cùng có lợi”, các bên tham gia thống nhật quyên lợi, nghĩa vụ của mình trong quá trình mối quan hệ giữa hai bên được ràng buộc Bên nước tiếp nhận sẽ có lượng vốn FDI đâu tư sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết các vân đề vẻ xã hội như vấn để việc làm cho người lao động, tiếp thu khoa học, công nghệ Bên chủ đầu tư có thể tận dụng nguôn lao động, tài nguyên giá rẻ, ưu đãi về thuế, tỷ suất lợi nhuận cao, giúp tối đa hóa lợi nhuận khi bỏ
von dau tu
Thu hút FDI là một chuỗi nhiêu hoạt động có định hướng dựa trên chiến lược
và mục tiêu thu hút FDI của mỗi nước Dựa trên các định hướng của Chính phủ nước tiếp nhận, mà có các biện pháp, hoạt động nhăm thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài bỏ vốn đầu tư vào địa phương, ví dụ, các chương trình xúc tiễn đầu tư, các dự án trọng điêm kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài
Trang 22Hoạt động thu hút FDI là một hoạt động mang tính dài hạn và lâu bên, thê hiện
thiện chí cao của nước tiếp nhận đầu tư tới các nhà đầu tư nước ngoal Dau tu FDI
là đầu tư dài hạn, các dự án FDI thường có yếu tô quốc gia, để thu hút lượng vốn
FDI lớn từ một nước, nước tiếp nhận phải thê hiện được sự thiện chí, tính lâu bên
đỗi với các nhà đầu tư FDI ngay từ những hoạt động thu hút FDI đầu tiên của mình Có sự gặp gỡ, giao thoa giữa các nên văn hóa, thể hiện quan điểm mở cửa hội nhập vào nên kinh tế quốc tế của các bên tham gia Các dự án FDI, thường gắn liền với sự đi chuyến lao động, để thích nghi tốt với môi trường đầu tư, cá nhân nhà đầu tư, cũng như nước tiếp nhận cân phải có quan điểm hội nhập rõ ràng, bên cạnh đó là sự tương tác, giao lưu các luồng văn hóa tại nước tiếp nhận đầu tư
Hoạt động thu hút FDI được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dang va duoc thực hiện bởi nhiều đơn vị thuộc các cấp, ngành khác nhau tại nước tiếp nhan FDI
Đề thu hút được những dòng vốn FDI chất lượng, cần có sự vào cuộc, tham gia của
rat nhiéu ban nganh, phu trach nhiều lĩnh vực, các hoạt động này có thê thực hiện
đưới nhiêu hình thức sao cho thể hiện được thiện chí của các bên tham gia
1.2.3 Vai trò của thu hut FDI
Thu hút FDI đồng nghĩa với việc thu hút được một nguôn vốn cho phát triển
kinh tế nước sở tại Chọn lọc được nhiều dự án tốt cho quy hoạch và chiến lược
phát triển của nước tiếp nhận FDI Nhờ quá trình thu hút FDI mà nước tiếp nhận có
thé co thêm một lượng vôn lớn xây dựng cơ sở hạ tang, phat trién san xuat, qua trình thu hút FDI diễn ra tốt thì có nhiều cơ hội lựa chọn dự án hơn khi có nhiều nhà
đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư
Thu hút FDI giúp giới thiệu, quáng bá hình ảnh của nước tiếp nhận với quốc tế Hình ảnh, con người của nước tiếp nhận sẽ được quốc tế biết tới qua nhiều kênh thông tin như: qua các triển lãm,các buôi tọa đàm quốc tế, internet hay duoc
chính những người nước ngoài làm việc tại nước tiếp nhận FDI giới thiệu với bạn bè quốc tế Thụ hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, các tô chức kinh tế thế
giới về tiềm năng phát triển của nên kinh tế trong nước, từ đó có thêm cơ hội tiếp nhận nguén von dau tu FDI
Hoạt động thu hút FDI kéo theo sự hoàn thiện về chính sách, pháp luật, cải
thiện về môi trường đầu tư Đề có thể thu hút FDI tốt, hệ thông luật pháp, chính
Trang 23FDI, tạo niềm tin đến nhà đầu tư trong và ngoài nước, phù hợp với các thông lệ, các
hiệp định quốc tế, tiễn tới hoàn thiện chính sách, pháp luật, môi trường đâu tư theo
tiêu chuẩn quốc tế
1.2.4 Một số hoạt động thu hút FDI
Bat kỳ nhà đầu tư nào khi đưa ra quyết định đầu tư đều quan tâm đến những lợi ích, ưu đãi mà họ sẽ được hưởng trong quá trình đầu tư, các vẫn đề liên quan đến
thủ tục thành lập, triển khai dự án các vân đề liên quan đến khuyến khích đầu tư tại
nước tiếp nhận đầu tư, để đáp ứng một các tốt nhất nhu câu cân thiết của nhà đâu tư
nước ngoài, trong quá trình thực hiện thu hút FDI, nước tiếp nhận đầu tư cần thực hiện:
*Tìm kiếm các nhà đầu tư mục tiêu cho quy hoạch và chiến lược vùng, địa
phương, chiến lược phát triển quốc gia Xây dựng cho mình danh sách các nhà đầu tư chiến lược, lựa chọn nhà đầu tư đủ yêu câu với quy hoạch vùng, chiến lược phát triển kinh tế của từng địa phương, từng giai đoạn
*Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư, hoàn thiện hệ thống luật
pháp, môi trường đầu tư Thơng thống về môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục
hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tháo gỡ những vướng mắc bất cập về hệ
thông pháp luật phát sinh trong quá trình thu hút đầu tư
* Xây dựng kế hoạch và tô chức các hoạt động xúc tiến đầu tư theo từng địa
phương, từng vùng Mỗi địa phương có một lợi thê riêng về thị trường, nguyên liệu
sản xuất, cũng như cơ sở hạ tâng thuận lợi cho sản xuất một số mặt hàng nhất định Đề khai thác tối đa các ưu thế đó, nước tiếp nhận đầu tư cần có một kề hoạch cụ thê,
trọng tâm vào mặt hàng mũi nhọn của mình
* Giảm bớt quy trình và điêu chính thời gian đối với các thủ tục hành chính tạo
điều kiện thuận lợi đầu tư cho các nhà đầu tư, thường xuyên thực hiện giám sát,
kiểm tra, đánh gia các dự án đã đi vào hoạt động, chú trọng đến hoạt động chăm sóc
nhà đầu tư sau khi cấp phép dự án
1.2.5 Những yếu tổ ảnh hưởng đến thu hút FDI
Trong quá trỉnh thu hút FDI, nước sở tại cần năm bắt được vều cầu và mục
tiêu của nhà đầu tư, từ đó có các biện pháp tăng cường hiệu quả trong thu hút dòng
von FDI vào nước tiếp nhận đầu tư Lợi nhuận là động cơ và mục tiêu hàng đầu của các nhà đâu tư, để tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo sự an toàn cho dong von cua
Trang 24mình, các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đâu tư vào một quốc gia khác thường chú ý đến các yếu tô sau:
% Mức độ hội nhập của một quốc gia
Việc các quốc gia tham gia các tô chức kinh tế quốc tế hay ký kết các hiệp định song phương, đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về ưu đãi,
thuế quan, thủ tục đầu tư, mức độ hội nhập của một quốc gia là một trong những
yếu tố ánh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư Các quốc gia mở cửa tự do
thương mại, tham gia hội nhập sâu, rộng, không bị cắm vận vẻ kinh tế sẽ thu hút
được sự quan tâm của các nhà đầu tư khi tìm kiếm tiêm năng lợi nhuận
s* Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị - xã hội ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, đến hiệu quả
dau tu ma nha dau tu mong đợi, mà ở đây cụ thể là lợi nhuận và sự an toàn của
đòng vốn Môi trường chính trị - xã hội của một quốc gia ôn định, các yếu tố về xã
hội an toàn, thuận lợi cho phát triển kinh doanh đầu tư thì khả năng thu hút FDI của
quốc gia đó là rất lớn
s%* Mức độ ấn định kinh tẾ vĩ mô
Kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tô lạm phát, cán cân thanh toán, tỷ giá hối
đối Những yếu tơ này ít biến động sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường
Mức độ ôn định vĩ mô đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn
nước ngoài Khi một nhà đâu tư quyết định bước vào một thị trường mới họ phải
đem nguôn vốn bằng ngoại tệ và chuyển qua đồng nội tệ theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương, giá trị đồng nội tệ ôn định sẽ đảm bảo an toàn với lợi nhuận của nhà đâu tư và nếu nên kinh tế không ôn định vĩ mô, biến động tý giá và lạm phát sẽ làm cho hoạt động đầu tư gặp những rủi ro tương đối lớn
%% Tốc độ tăng trướng GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy sự tăng trưởng cững như tiềm năng tăng trưởng của một nên kinh tế trong tương lai Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng
GDP cao và liên tục sẽ có cơ hội được nhà đầu tư nước ngoài dé ý nhiều hơn các
quốc gia khác Thuận lợi của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia khi dau tu vào các nước có tốc độ tăng trưởng cao là họ đễ dàng tiếp cận thị trường do tâm lý người tiêu dùng khá lạc quan với tỉnh hình đất nước Tốc độ tăng trướng GDP cao
Trang 25cũng thê hiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ quốc gia đó so với các quốc gia
khác trong khu vực
% Hệ thông cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Kết cau ha tang ky thuat la co so dé thu hut FDI, co sé ha tang bao gom ha
tang đường xá, điện nước, trường học, y tế, hệ thông xử lý nước thải, bệnh viện, thông tin liên lạc Khi đầu tư vào một quốc gia có cơ sở hạ tầng và hệ thông thông
tin liên lạc tiên tiễn, hệ thống ngân hàng hoàn thiện thì công ty đó có thể giảm được
các chi phí đầu tư, giảm được thời gian thực hiện dự án, giảm chị phí các khâu trung
chuyên, thúc đây quá trình thực hiện đầu tư, kinh doanh thu hồi vốn s* Trình độ quản lý và năng lực của người lao động
Trình độ lao động phù hợp với yêu cầu của nhà đâu tư, năng lực quản lý cao thì năng suất lao động cao, nhà đầu tư giảm được chi phí đào tạo cho người lao động Bên cạnh đó năng lực người lao động cao khả năng thu hút các dự án FDI
công nghệ cao là rất lớn Qua đó hoạt động thu hút FDI sẽ thuận lợi hơn, đạt kết quả
cao hơn
1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia và địa phương khác 1.3.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia
s* Kinh nghiệm thu hút FDI của Singapore
Singapore là một quốc gia có quy mô diện tích và dân số nhỏ, trong khi nhiều
quốc gia trong khu vực vẫn còn luân quân trong vòng thu nhập trung bình thì Singapore lại có những bước phát triên thần kỳ với xuất phát điểm thấp và nguồn tài nguyên hạn chế Năm 1961, Ủy ban Phát triển kinh tế Singapore (EDB) được thành lập với mục tiêu thu hút các công ty đa quốc gia trong những ngành thâm dụng lao động Sau khi tìm hiệu kỹ càng, EDB có các gói cơ chế ưu đãi riêng cho từng công ty lớn để thu hút vốn Sau này, khi Singapore đã phát triển, EDB chuyền trọng tâm
thu hút vốn sang lĩnh vực dịch vụ và sản xuất có trình độ công nghệ cao hơn cũng
như nỗ lực quảng bá hình anh đất nước một cách khôn ngoan nhất đến thế giới Sau khủng hống tài chính tồn câu xảy ra năm 2008, nhờ những định hướng và chiến lược thu hút FDI phù hợp, nguồn vốn FDI vào Singapore vẫn tăng từ 24 tỷ USD năm 2009 lên 63,99 tỷ USD năm 2011, trong thời gian khủng hoảng kinh tế năm 2012 FDI vào Singapore vẫn khá cao với con số 56,7 tỷ USD
Trang 26Đề thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài như vậy, Sineapore đã có những biện pháp chủ yếu sau:
Thứ nhái, Singapore đã mở cửa hâu hết đối với các lĩnh vực kinh tế trừ lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng và an toàn xã hội Xác định rõ ba lĩnh vực cần tập trung ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích
hợp Bên cạnh đó, để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, khắc phục sự thiếu hụt tài
nguyên thiên nhiên, phù hợp với điều kiện trình độ phát triển Singapore còn thu hút
FDI vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đây đầu tư quốc tế như
cảng biên, logistics
Thứ hai, Singapore chủ động tạo nên một môi trường kinh doanh ôn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư, chính phủ Singapore không có sự quản lý về ngoại hối mà dé cho thị trường ngoại hồi hoạt động tự do theo quy luật của thị trường Chính phủ Singapore còn chú trọng xây dựng kết cấu hạ tâng, phục vụ sản xuất Thủ tục cấp giầy phép đơn giản, theo chế độ một cửa, đảm bảo nhanh gọn về các thủ tục đâu tư, với hiện tượng “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore
Thứ ba, Singapore đã xây dựng một hệ thông pháp luật hoàn thiện, nghiêm
minh, hiệu quả Tệ nạn tham nhũng được xét xử nghiêm, các doanh nghiệp được đối
xử như nhau không phân biệt quốc tịch Nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt, khuyến
khích các dự án đâu tư lớn, lâu dài, áp dụng công nghệ nguồn vào Singapore
Qua kinh nghiệm của Singapore khi không có ưu thế về tài nguyên, khoáng
sản, có xuất phát điểm thấp để thu hút được nguồn vốn FDI có quy mô và ảnh
hưởng tích cực đến kinh tế - xã hội thì Hà Nội cần phải xác định rõ chủ trương, tập
trung có trọng điểm các ngành nghê tiếp nhận FDI phù hợp với điều kiện cụ thể
Chủ động tạo môi trường kinh doanh ôn định, hấp dẫn các nhà đầu tư, cắt giảm thủ
tục hành chính, đảm bảo nhanh gọn, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách mình bạch, chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư
s* Kinh nghiệm thu hút FDI của Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia có điều kiện kinh tế tương đương nên kinh tế Việt Nam, mặc dù quốc gia này có nhiêu bất ôn về chính trị, thế nhưng họ đã biết cách tập trung thu hút FDI vào các lĩnh vực quan trọng Trong quá khứ, Thái Lan đã khá
Trang 27hào phóng cho các dự án đầu tư lớn hay đầu tư vào vùng kinh tế khó khăn Nhưng các ưu đãi này tỏ ra kém hiệu quả, do nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào các vùng miễn có giao thông thuận tiện, trình độ dân trí đủ để cung cấp lực lượng lao động có tay nghề chứ không phải chỉ đầu tư để hướng ưu đãi thuế Hiểu được điều này, chính phủ Thái Lan đã có chiên lược giảm chính sách ưu đãi vùng miễn, thay vào đó là tập trung ưu đãi những dự án lớn, trọng điểm để tạo sức lan tỏa thu hút các
nhà đầu tư khác
Thái Lan đang là một điểm sáng đâu tư ở ASEAN, năm 2014 ngân hàng Thê
giới (WB) xếp Thái Lan ở vị trí thứ 18 trong tổng số 189 nước xét về môi trường
kinh doanh thuận lợi, trên cả các nước công nghiệp phát triển như Đức và Nhật Bản Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT), trong năm 2012, khi nên kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, Thái Lan đã thu hút được khoảng 18 tý
USD Trong khi đó, Việt Nam chỉ thu hút được 16,3 tỷ USD từ nguồn vốn FDI
Đề đạt được những kết quả khả quan như vậy chính phủ Thái Lan đã có những
nỗ lực thay đôi chiến lược, cũng như chính sách thu hút FDI phù hợp theo từng giai
đoạn phát triển kinh tế của nước này
Thứ nhát, Thái Lan đã xây dựng mô hình phát triển có trình tự ưu tiên theo
thời gian và từng ngành nghẻ, áp dụng cho xây dựng mục tiêu mũi nhọn tập trung
phát triển một ngành, một khu vực trọng tâm, từ đó phát triển thu hút các ngành phụ
trợ, phát huy tối đa vai trò liên kết nhóm các ngành, các địa phương
Thứ hai, Thái Lan thực hiện việc phân chia ưu đãi đầu tư thành 2 nhóm: nhóm
A (các lĩnh vực được hướng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp) và nhóm B (các lĩnh vực không được hướng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng có thể được
hưởng các ưu đãi khác) Các nhóm lại được chia thành các danh mục nhỏ, được
theo dõi, đánh giá cụ thể, có ưu tiên để áp dụng các ưu đãi từ chính phủ, địa phương
ở Thái Lan
Thứ ba, Chính phủ Thái Lan có những quy định về các tiêu chí được hưởng ưu
đãi cụ thể, tính thực tế cao: Đề tránh việc nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng Thái Lan
như thị trường nhân công giá rẻ, hoặc thành lập doanh nghiệp dé hướng ưu đãi, rồi đóng cửa doanh nghiệp khi hết ưu đãi, hoặc dùng biện pháp trả lãi để tránh đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ Thái Lan quy định dé được hưởng ưu đãi, đoanh nghiệp phải tạo ra ít nhất 20% giá trị bán hàng tại Thái Lan, tỉ lệ nợ trên vốn
Trang 28không được thấp hơn 3:1 và phải sử dụng máy móc, thiết bị mới Bên cạnh đó,
chính phú Thái Lan có những chính sách ưu đãi về thuế cho các dự án chú trọng đến
nghiên cứu và đào tạo cho tương lai
Từ kinh nghiệm của Thái Lan, Việt Nam cũng như thành phô Hà Nội có thê sử dụng ưu đãi theo cấp độ, phân nhóm, tập trung ưu đãi cho các dự án lớn, trọng điểm để tạo sức lan tỏa thu hút các nhà đâu tư, sử dụng các biện pháp ưu đãi phù hợp đê
Hà Nội không trở thành địa chỉ các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng ưu đãi Chú
trọng đến các dự án nghiên cứu và đào tạo mang định hướng phát triển lâu dài của dự ân trong tương lai
1.3.2 Kinh nghiệm thu hút FDI của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong bốn tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với diện tích tự nhiên khoảng 1255,53 km2, dân số theo điều tra năm 2013 là 967800 người Theo thông kê của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng, lũy kế đến ngày 27/04/2015, thành phố Đà Nẵng có 326 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tông vốn đầu tư đăng ký đạt 3,39 tỷ USD Trong đó, 23§ dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp với tông vốn dau tu
khoảng 2,36 ty USD, chiếm 69 81% tong von dau tu đăng ký, tỷ lệ thực hiện khá
cao
Hiện quỹ đất dành để thu hút đầu tư còn hạn chế, trong đó quỹ đất trong các
KCN&CX hiện đã lấp đây với hơn 87% trong khi đât ngoài KCN như dat ven biển thì đã có chủ đầu tư, riêng KCN&CX Hòa Khánh, KCN&CX Dịch vụ Thuý sản Da Nẵng hiện có tý lệ lấp đầy đạt 100%, còn rất ít dat trống để thu hút và đáp ứng nhu
cầu của nhà đầu tư lớn Trong thời gian tới, thành phố sẽ chú trọng các giải pháp
chính, trước hết thu hút đầu tư có trong tam, trong diém, lua chon những dự án có
lợi thế, phù hợp với những chiến lược lớn của Đà Nẵng là dịch vụ chất lượng cao,
công nghiệp - công nghệ cao, kêu gọi những thị trường trọng điểm về khoa học,
công nghệ như Nhật Bản, Hàn Quốc Giai doan 2008 — 2013, Da Nang thu hut
FDI chủ yếu vào khu vực bất động sản, khu nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ thương mại tăng cao hơn vốn đầu tư công nghiệp, cơ câu FDI chiếm gần 70% tông FDI đầu tu giai doan nay
Trang 29Để phát triển kinh tế Đà Nẵng phù hợp với điều kiện của địa phương, chính
quyên Da Nẵng đã có những biện pháp xử lý hữu hiệu đối với các vẫn đề liên quan đến FDI, thiết lập môi trường đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài
Thứ nhất, do quỹ đât của Đà Năng không còn nhiều, trong thời gian tới, vẫn đê xử lý các dự án treo đề lây lại quỹ đất sạch cho các dự án FDI tiềm năng hiện đang được thành phố rà soát triệt để, nếu các chủ dự án không có khá năng triển
khai thì thành phố sẽ xử lý thu hồi theo Luật định, tạo quỹ đất sẵn sàng cho thu hút
đầu tư
Thứ hai, UBND TP Đà Nẵng chủ trương thu hút FDI vào những ngành nghề
sử dụng công nghệ cao, những ngành nghẻ thân thiện với môi trường Lĩnh vực bất động sản — du lịch chiếm tỉ lệ lớn nhất về vốn đâu tư (53,69%), tiếp đến là công nghiệp chế biến — chế tạo (32,98%), giáo dục — đảo tạo (5,08%) Trong giai đoạn
tới, Đà Nẵng vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc thu hút FDI vào các ngành dịch vụ
chất lượng cao, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ, để góp phân đây nhanh tốc độ tái cơ câu và chuyền dịch cơ câu kinh tế, xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường, tập trung phát triển công nghiệp sạch và du lịch
Thứ ba, UBND TP Đà Nẵng không ngừng quan tâm, chăm lo đời sống cho
người lao động, tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực cao, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đăng, dạy nghề trong việc đào tạo và cung ứng nguôn lao động Tạo động lực thu hút các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao theo đúng định hướng đề ra
Hà Nội có thê tham khảo cách làm của Đà Nẵng một địa phương tương đồng
về trình độ và điều kiện cơ sở, vật chất Khi quỹ đất cho đầu tư không còn nhiều Hà Nội có thể chủ động hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ, thu hút FDI có chọn lọc các dự án dịch vụ chất lượng cao, công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ, tăng tỉ lệ thu hút các dự án liên quan đến bất động sản — du lịch Tạo môi trường thông thoáng, tính minh bạch trong thu hút FDI cao, sẵn sang xu ly, thu
hồi các dự án yếu kém, chậm triển khai đề lấy quỹ đất thu hút các dự án FDI dang mong muôn đầu tư vào Hà Nội
Trong chương này, tác giả đã khái quát về một số lý luận chung liên quan đến FDI và thu hút FDI Tìm hiểu, nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến thu hút
Trang 30FDI, đồng thời tác giả cũng đã nghiên cứu về kinh nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia trong khu vực và địa phương khác trong lĩnh vực thu hút FDI Từ những kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương khác trong lĩnh vực thu hút FDI, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội có thể xem xét, đúc rút kinh nghiệm, đề cải thiện môi trường đầu tư của Thành phó, tạo môi trường thơng thống, minh bạch,
đơn giản hóa thú tục hành chính Từ đó có thê chủ động thu hút các dự án sử dụng
công nghệ cao, đáp ứng được yêu cầu của địa phương
Trang 31Chuong 2: TINH HINH THU HUT DAU TU TRUC TIEP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHO HA NOI GIAI DOAN 2008 — 2014
2.1 Khái quát về hệ thống cơ quan quản lý, thực hiện việc thu hut FDI & TP Hà Nội
Theo nghị định 108/2006/NĐ-CP và luật Đầu tư 2005, việc phân quyên xuống
các địa phương được ưu tiên hàng đâu, qua đó thấm quyên về thu hút và quản lý FDI cơ ban được tập trung thống nhất giao cho hai cơ quan quán lý đâu tư tại địa phương trực thuộc UBND cấp tỉnh là: Sở KH&ĐT các tỉnh và Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Tuy nhiên, trong quá trình thâm tra các dự án đâu tư, Sở KH&ĐT các tính và BQL các KCN&CX sẽ phải xin ý kiến của các cơ quan Nhà nước khác như Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ban ngành có liên quan 2.1.1 Phong Pau tw nude ngoài của Sở KẾ hoạch và Đầu tư trực thuộc UBND TP Hà Nội % Giới thiệu chung về Phòng Đâu tư nước ngoài của Sở KẾ hoạch và Đầu tư TP Hà Nội
Ngày 23 tháng § năm 1996, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2743/QĐ-UBND thành lập Sở KH&ĐT Hà Nội trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại
Ủy ban Kế hoạch cũ và nhiệm vụ đầu tư, hợp tác viện trợ kinh tế của Sở Kinh tế
Đôi ngoại chuyên sang
Ngày 18 tháng 01 năm 2005, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số
05/2005/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ câu tô chức của Sở
KH&ĐT Hà Nội, trong đó quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và cơ cầu tô chức của phòng Đâu tư nước ngoài
Ngày O1 tháng 8 năm 2008, Sở KH&DT TP Hà Nội được thành lập trên cơ sở
hợp nhất Sở KH&ĐT tỉnh Hà Tây và Sở KH&ĐT TP Hà Nội (cũ) tại Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 02/8/2008 của UBND TP Hà Nội Trụ sở chính của Sở KH&ĐT Hà Nội đặt tại số 16 Cát Linh, quận Dong Đa, thành phố Hà Nội
UBND TP Hà Nội giao cho Sở KH&ĐT, cụ thê là Phòng Đâu tư nước ngoài
là cơ quan trực tiếp thực hiện quản lý thu hút nguôn vốn FDI cho các dự án đâu tư
Trang 32ngồi khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm ca
dự án đầu tư nước ngoài đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu
tư, thuộc địa bàn TP Hà Nội thuộc thâm quyên cua UBND Thanh phó
Phong DTNN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội là một phòng chuyên môn, có
nhiệm vụ chuyên về đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được
UBND Thành phố giao thâm quyên Trụ sở của phòng Đầu tư nước ngoài đặt tại phòng 302 số 16 Cát Linh, quận Đống Đa, TP Hà Nội Mọi thông tin liên hệ với
phòng Đầu tư nước ngoài của Sở KH&ĐT TP Hà Nội theo số điện thoại:
04.3826.0257 hoặc theo Fax: 04.3825.1733
Phòng ĐTNN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội bao gồm 14 cán bộ chuyên viên,
được phân công phụ trách theo từng lĩnh vực, tiếp nhận hồ sơ theo quy chế “một
cửa liên thông” của Nhà nước Vận động xúc tiến các dự án đầu tư FDI, phát triển
nguôn nhân lực ngồi khu cơng nghiệp và chề xuât
Sơ đồ 2.1: Bộ máy nhân sự phòng ĐTNN, Sở KHĐT TP Hà Nội Trưởng phòng Phó | Pho | Phó | Pho phong phong | phong phong ~, ¬ 7 : ở => ì
| Chuye | Chuyên Chuye 7 Chuyên | arg 7 Chuyên
chí an vien chi nh yien | chi hi vien
Lãnh dao Phong Đầu tư nước ngoài: có Trưởng phòng va 4 Phó Trưởng phòng: Trưởng phòng Đầu tư nước ngoài: Là công chức được bỗ nhiệm chức danh Trưởng phòng, trực tiếp giúp Lãnh đạo Sở quản lý, tô chức, triển khai các nhiệm vụ công tác của Phòng
Trưởng phòng có trách nhiệm g1ao nhiệm vụ cụ thê cho từng cán bộ thuộc
phòng, báo cáo Ban Giám đốc và gửi các đơn vị thuộc Sở đề phối hợp thực hiện
Trang 33Phó Trưởng phòng Đầu tư nước ngoài: trực tiếp giúp Trưởng phòng, lãnh đạo Sở quán lý, tô chức, triển khai các nhiệm vụ công tác được phân công trong phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước Lãnh đạo Sở và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách
Các chức đanh khác thuộc Phòng Đầu tư nước ngoài: bao gồm - Chuyên viên chính
- Chuyên viên
Từng cán bộ công chức thuộc Phòng phải chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước Lãnh đạo Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân
công thực hiện
Các chức danh trên đều phải đáp ứng các quy định cụ thể về điều kiện, yêu cầu về trình độ, tiêu chuẩn của từng chức đanh theo quy định của Thành phô và của Sở
% Nhiệm vụ của phòng Đâu tư nước ngoài, Sở KẾ hoạch và Đầu tư TP Hà Noi trong thu hit FDI tai Ha Noi
Theo quy định của Giám đốc Sở KH&ĐT TP Hà Nội ban hành tháng 4/2014
quy định, phân công nhiệm vụ phòng Đầu tư nước ngoài đảm nhiệm và chịu trách
nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ của phòng Qua đó thực hiện những nhiệm vụ chính
Sau:
Phòng Đầu tư nước ngoài chủ trì xây dựng, sửa đôi, bố sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phô, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bô sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài
Phòng Đâu tư nước ngoài có nhiệm vụ phôi hợp với các đơn vị soạn thảo quy
hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án thu hút vốn FDI trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của Thành phố và cả nước để trình
cấp có thâm quyên quyết định, kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cân thiết Phòng Đâu tư nước ngoài tham gia thấm tra dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để Sở trình UBND Thành phố cập Giây chứng nhận đâu tư, bao gôm cả cấp mới,
Trang 34điều chỉnh, thu hôi Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định, thông báo với chủ đâu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy chứng nhận đâu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc không được chấp thuận Theo dõi, quản lý chí nhánh, văn phòng đại diện mở
tại Hà Nội của các doanh nghiệp có vôn FDI có trụ sở chính tại các tỉnh, thành phố
khác trong nước
Phòng Đầu tư nước ngoài là đầu mối phối hợp quản lý các hoạt động đầu tư
trực tiếp của nước ngoài vào Hà Nội và theo đối, tham gia ý kiến đối với dự án đầu
tư của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ra nước ngoài theo thắm quyền quy
định Làm đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện dự án, tổ chức lại doanh nghiệp,
điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, giải quyết các vân đề phát sinh và theo dõi hoạt động của các dự án FDI, làm đầu mỗi hoà giải tranh chấp liên quan đến dự án FDI khi có yêu cầu, thực hiện các thủ tục quyết định giải thế doanh nghiệp có vốn FDI, chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thâm quyền
Phòng Đầu tư nước ngoài có nhiệm vụ tông hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngồi, tơng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo dõi, tông kết, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
— Xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố và đầu tư
trực tiếp của các đơn vị thuộc Thành phô ra nước ngoài găn với đánh giá hiệu quả
đầu tư chung, cung cấp thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định
Ngoài ra, phòng Đâu tư nước ngoài chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ
khác do Giám đốc Sở KH&ĐT TP Hà Nội giao
2.1.2 Ban quan lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
% Giới thiệu chung về Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất
BQL các KCN&CX Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành
lập ngày 20/11/1995, sau khi mở rộng địa giới hành chính của TP Hà Nội, ngày
10/10/2008 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1463/2008/QĐ-TTg thành lập
BQL các KCN&CX trên cơ sở hợp nhất BQL các KCN&CX của hai tỉnh là Hà Nội
và Hà Tây BỌL các KCN&CX là cơ quan trực thuộc UBND thành phố Hà Nội,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp, khu
Trang 35chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phô Hà Nội, quán lý và tổ chức
thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong các
khu công nghiệp và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định
của pháp luật Trụ sở chính của BQL các KCN&CX Hà Nội đặt tại số D§A-D§B
Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Mọi thông tin liên hệ với BQL các
KCN&CX TP Hà Nội theo số điện thoại 04.3772.1156 hoặc theo Fax: 04.3772.1152 Sơ đồ 2.2: Bộ máy tô chức của BQL các KCN&CX TP Hà Nội TRƯỞNG BẠN | | PHỎ TRƯỞNG BẠN | PHÓ TRƯỞNG BẠN | PHỎ TRƯỞNG BAN | | i [ | - VĂN PHÒNG PHÒNG PHONG
PHONG CONG QUY TAI
NGHE HOACH NGUYEN BQL TAI
CAO XÂY MÔI DƯNG TRƯỜNG PHÒNG XUẤT PHÒNG THANH NHẬP KHẨU DOANH TRA BQL NGHIỆP [ L
TRUNG TAM TRUNG TAM TRUNG TAM BQL CÁC DỰ ÂN
THONG TIN VA DICH VU HO GIỚI THIẾU VIÉC XÂY DỰNG HẠ
XUC TIỀN DAU TRO DOANH LAN TANG KCN
TƯ NGHIEP
Nguồn: BQL các KCN&CX TP Hà Nội
% Nhiệm vụ của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất trong thu hút
FDI tại Hà Nội
BQL các KCN&CX xây dựng kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư vào Khu
công nghiệp trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện Xây dựng kế
Trang 36hoạch phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu các khu công nghiệp trên địa bàn
Hà Nội trình UBND Thành phô
BQL các KCN&CX xây dựng điều lệ khu công nghiệp trên cơ sở điêu lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đâu tư ban hành đề trình UBND Thành phố phê duyệt, tổ chức hướng dẫn thực hiện điều lệ khu công nghiệp, báo cáo và đề xuất phương án xử lý với UBND Thành phố các trường hợp không tuân theo dự án đầu tư xây dung va kinh doanh két cau ha tầng Khu công nghiệp hoặc quy định chi tiết đã được cấp phép
Lam dau mỗi hướng dẫn triển khai thực hiện dự án, tổ chức lại doanh nghiệp,
điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, giải quyết các vân đề phát sinh và theo dõi hoạt động của các dự án FDI, làm đầu mỗi hoà giải tranh chấp liên quan đến dự án FDI trong KCN&CX
BQL các KCN&CX chủ trì, phối hợp với Sở, ngành có liên quan thâm định và
trình lãnh đạo Ban quản lý xem xét, quyết định phê đuyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường đối với dự án đâu tư thuộc thấm quyên quyết định của UBND Thành phé trong cac KCN, KCNC theo quy định của Luật bảo vệ môi trường khi có hướng dần của cơ quan có thâm quyền
BQL các KCN&CX chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn khác trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mặc của nhà đầu tu tai cac KCN, KCNC Tong hợp kiến nghị và đề xuất điều chỉnh, sửa đối chính sách cho phù hợp nhăm khuyến khích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các KCN, KCNC
2.1.3 Mỗi quan hệ với các đơn vị khác trong thu hút FDI của các cơ quan
Đề đảm bảo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ chuyên môn được g1ao, nâng
cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động đã được giao cho, đám bảo không sai sót, trùng lặp trong quá trình giải quyết các công việc liên quan tới ngành, địa bàn được phân công, đảm bảo thông tin được xuyên suốt, đầy đủ theo chuyên ngành cũng như theo từng địa bàn cấp huyện, cấp thành phố Phòng ĐTNN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội cũng như BQL các KCN&CX trên địa bàn thành phố cân có những phối hợp
Trang 37Phòng Đầu tư nước ngoài phối hợp cùng các đơn vị trong Sở thực hiện xúc
tiến đầu tư, hướng dẫn các thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài bên ngoài KCN&CX tai Thanh pho
BQL KCN&CX Thành phô phối hợp với các đầu mối địa phương, các cơ quan
chức năng của TP Hà Nội trong việc thực hiện các nhiệm vụ thu hút FDI đối với
các dự án FDI hoạt động theo quy định pháp luật năm trong khu — cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
Phòng Đầu tư nước ngoài là đầu mối phối hợp với BQL KCN&CX Thành phố
thực hiện kiểm tra, giám sát, tông hợp báo cáo thông kê về tình hình tiếp nhận, cấp
và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phô
Phòng Đầu tư nước ngoài cũng như BQL các KCN&CX phối hợp kịp thời với các đơn vị liên quan tô chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác ĐTNN, phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vôn đâu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội thực hiện tốt theo quy định của pháp luật
Việt Nam nhằm khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào Hà Nội
2.2 Tình hình thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài của TP Hà Nội
2.2.1 Một số yếu tổ ảnh hưởng đến lợi thể và tiềm năng thu hit FDI cia TP
Hà Nội
Thứ nhất, về mức độ hội nhập của một quốc gia
Một quốc ø1a có mức độ hội nhập càng sâu, rộng, thực hiện tốt các yeu cau dat ra của thị trường, môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, hàng rào bảo hộ
đơn giản, cơ hội đầu tư cao, thị trường nguyên liệu tốt và thị trường sản tiêu dùng sản phẩm rộng thì cơ hội thu hút nguồn vốn FDI vào nước đó càng lớn
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, năm trong khu vực có nên kinh tế sôi
động Châu A — Thai Binh Dương, với chủ trương mở cửa thị trường sâu, rộng của
Chính phủ, Việt Nam muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy với tất cả các nước và vùng
lãnh thô trên thế giới Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang đứng trước
những cơ hội rất lớn trong thu hút FDI từ các nên kinh tế phát triển Trong thập kỷ
Trang 38Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định tự do AFTA+ đây là những cơ sở về
lợi thế quan trọng cho hoạt động đâu tư FDI vào Việt Nam cũng như TP Hà Nội trong thời gian tới
1t hai, về môi trường chính trị - xã hội
Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã
hội ôn định so với các nước khác trong khu vực Năm 2007, tô chức Tư vẫn rủi ro
Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông đã xếp hạng Việt Nam ở vị trí thứ 7/12
nên kinh tế châu Á, vượt qua Trung Quốc, Thái Lan, Philipin và Indonesia về khía cạnh 6n định chính trị và xã hội So với các nước ASEAN khác như Indonesia,
Malaysia, Philipin, hay nước láng giêng Trung Quốc, Việt Nam có ít các vẫn đề
liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn, mọi mâu thuẫn, xung đột được
giải quyết hợp lý, hòa bình và hợp tác Từ đó có thể giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu
tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, thu hút được sự quan tâm từ các nhà đầu tư đến thị trường này Sau khi thực hiện chính sách “Đôi Mới”, Việt Nam đã và đang
đạt được mức tăng trưởng GDP 6n định Sự ôn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang
được duy trì, Việt Nam được các nhà đâu tư quôc tế đánh giá là nơi an toàn dé dau
tư
Thứ ba, về vị trí địa ly:
TP Hà Nội có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, năm ở trung tâm của đồng băng Bắc Bộ, là đầu mối trung chuyển hàng hóa của các tính phía Băc Việt Nam, năm trong hành lang kinh tế các nước tiểu vùng sông Mê Kông, Hà Nội là địa điểm rất thuận lợi để đầu tư sản xuất, phân phối quốc
tê
Sau khi được điêu chỉnh mở rộng địa giới hành chính, với điện tích 3.348,5
km“, dan số hơn 7,2 triệu người, với các điều kiện tự nhiên và nguồn lực cho phát triển déi đào, kinh tế Hà Nội được coi là đầu tàu và là nguồn động lực phát triển
kinh tế khu vực phía Bắc và cả nước
Thứ tu, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Hà Nội có hệ thông cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển Các KCN&CX cách trung tâm thành phố khoảng 40km, gân sân bay quốc tế Nội Bài, gần các KCN&CX của các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên Hà Nội chỉ cách cảng Hải
Trang 39Phòng và cảng Cái Lân — là hai cảng container lớn của miễn Bắc khoảng 120km, với hệ thông đường bộ, đường sắt đến các cảng biến, cửa khâu đã được đâu tư hiện đại, thuận tiện cho lưu chuyên hàng hóa giữa các tỉnh và quốc tế
Hà Nội có cơ sở hạ tầng giao thơng ngày một hồn thiện, đáp ứng được tối thiêu nhu câu đầu tư của các doanh nghiệp Năm 2014, Thành phô đã tập trung đây nhanh tiến độ và hồn thành xong nhiều cơng trình giao thông quan trọng như: đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, cầu Thanh trì, cầu Vĩnh Tuy, đường vành đai 3 trên cao, đường vành đai 2 Nhật Tân - Cầu Giây Nhiều tuyến đường cao tốc nối liên các thành phó, các tỉnh như cao tốc Hà Nội — Lào Cai, đường 5 kéo dài đây là cơ sở để xây dựng một khu vực kinh tế năng động với trung tâm là TP Hà Nội
Thứ năm, về nguồn lực lao động:
Trên địa bàn TP Hà Nội có hàng trăm viện nghiên cứu, hơn 50 trường đại học và cao đăng, có khả năng bô sung cho thị trường lao động gần 80.000 sinh viên tốt
nghiệp mỗi năm, với nguồn lực lao động trẻ, được đào tạo, các nhà dau tu dé dang tuyển dụng được nguồn lao động chất lượng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận khác
Bên cạnh đó các cơ quan chính phủ Việt Nam, các phái đoàn ngoại giao và các tô chức quôc tế như tô chức Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu, đều đặt trụ
sở tại Hà Nội đã tạo ra cho các nhà đâu tư một mạng lưới thông tin liên lạc tốt nhất để chia sẻ và trao đôi kinh nghiệm đâu tư, giảm thiểu tối đa rủi ro đối với nguồn
vốn FDI Hà Nội đang là điểm đến an toàn và đây triển vọng của các nhà đầu tư trong giai doan 2015 -2020
2.2.2 Tình hình thu hút FDI của TP Hà Nội
Sau hơn 27 năm (1987-2014) thực hiện chính sách mở cửa, khu vực kinh tẾ có
von FDI ngày càng phát huy vai trò quan trọng vả có những đóng góp đáng kề trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội Việc thu hút, sử đụng vốn FDI
trong thời gian qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyên địch cơ câu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại Góp phân thúc đây tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguôn lực đầu tư của Thành phô
TP Hà Nội đã có những biện pháp cải cách tích cực đến tình hình thu hút FDI,
Trang 40của thành phố Thông qua các buổi hội thảo, gặp mặt nhà đầu tư, TP.Hà Nội đã giải
quyết nhiều vẫn dé khó khăn, vướng mắc cho doanh nphiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư tại Hà Nội
% Về các hoạt động xúc tiễn thu hút FDI
Các cơ quan chức năng đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư Đồng thời, thường
xuyên tô chức các buôi hội thảo tiếp xúc liên ngành, trao đổi, làm việc và hướng
dẫn nhà đâu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án FDI đã được cấp phép hoạt động, định kỳ tổ chức tập huấn, phô biến tại chỗ và đăng tái trên website các văn bản pháp luật nhằm công khai, minh bạch thủ tục và hướng dẫn cho các doanh nghiệp FDI thực hiện đúng theo quy định
Đâu tháng 8/2014, TP Hà Nội đã chính thức công bô chương trình hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2014 Hà Nội đã hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các khoản vay trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên)
bang VND cho các doanh nghiệp có trụ sở chính ở Hà Nội, sử dụng nguồn von vay của các tổ chức tín dụng đề thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng dự án, đôi mới công nghệ, thiết bị với mức hỗ trợ lãi suất là 0,2%/thang
UBND TP Hà Nội đã xây dựng một danh mục bao gồm 8 dự án kêu gọi FDI trong giai đoạn 2015 -2020 nhằm thu hút FDI từ các nhà đầu tư lớn, chất lượng cao
Trong số này có 4 dự án nằm trong danh mục dự án quốc gia kêu gọi FDI đến năm
2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 631/QĐ-TTg ngày 29/4/2014
gôm: Dự án đâu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tiêu chuẩn quốc tế (chất lượng cao) với quy mô 1000 giường bệnh, diện tích khoảng 16 ha tại huyện Gia Lâm, dự án đầu tư xây dựng Trường đại học đắng cấp quốc tế với diện tích khoảng 20 ha tại huyện Chương Mỹ, dự án đầu tư xây dựng Trường cao đăng kỹ thuật nghề (chất lượng cao) với diện tích khoảng 6 ha tại huyện Phú Xuyên, dự án đầu tư xây dựng KCN CNC với diện tích khoảng 300 ha tại huyện Đông Anh và còn nhiều dự án khác đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt kêu gợi nguồn vốn FDI đầu tư như dự
án cao tốc vành đai 3 Hà Nội, đoạn Mai Dịch - Thăng Long, vốn dự kiến 205 triệu
USD, dự án đường sắt đô thị tuyến sô 6, từ trung tâm Hà Nội đến Nội Bài khoảng