1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng agribank huyện văn lâm mỹ hào, tỉnh hưng yên

92 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Agribank Huyện Văn Lâm Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên
Trường học Agribank Huyện Văn Lâm
Chuyên ngành Finance
Thể loại Thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 16,93 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ KÉ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIẾN KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP Dé tai:

MOT SO GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA HUY DONG VON TAI NGAN HÀNG AGRIBANK HUYỆN VĂN LÂM- MỸ HÀO,

TỈNH HƯNG YÊN

Giáo viên hướng đẫn: Ths.Nguyễn Hải Yến

Trang 2

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Hải Yến, người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và quan tâm tới những van đề gặp phải của em trong suốt thời gian qua dé

em hoàn thành được bài báo cáo thực tập và bài khóa luận này

Em cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, các thầy cô và các cán bộ của Học viện Chính sách và Phát triển, đặc biệt các thầy

cô khoa Tài chính - Tiền tệ đã không ngừng trang bị cho em những kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành Tài chính công, giúp đỡ em về những thủ tục công việc cần làm trong quá trình học và luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp

Trong thời gian thực tập, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ nhánh huyện Văn Lâm Qua đây, em xin được gửi lời

cảm ơn trân trọng nhất tới những người đã trao cho em sự giúp đỡ quý báu này Sinh viên

Trang 3

Chuyên đề thực tập cuối khóa với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ nhánh huyện Văn Lâm-Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên”do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Hải Yến và sự giúp đỡ của cán bộ phòng KHCN và phòng GDV Chỉ Đạo, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - CN Văn Lâm

Em xin cam đoan bản chuyên đề là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi, thu

thập số liệu một cách nghiêm túc; không sao chép bat kì một chuyên đề, luận văn, luận án nào Nếu có gi sai với lời cam đoan trên, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTT c::2:222222222vvvtrrrrrrrrtrtrrrrev DANH MỤC CÁC BẢNG S$Ô LIỆU -:255552 Stttrirrrrrrrrrttrrrrrev DANH MỤC CÁC BIỀU ĐÔ VÀ SƠ ĐỒ 22 2 2222222221111 xe

LOI MG 00

CHUONG I:

LY LUAN VE HIEU QUA HUY DONG VON TRONG HOAT DONG

KINH DOANH CUA NHTM

1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường,

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại -2222222222222222222222E2Etrrrrrrcer PAD (GGifiliETCISENHTNHGrsuerreereeraoeoorittttitttutatiittidtirtatitooituittstraoapagasl 1.1.3 Vai trò của NHTM

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của NHTM - ch hehereerree

1.2.Hoạt động huy động vốn của NHTM 2: ©22222+2222222222222EErrrrrrrrxr

TØI; /NE06ñNỗf7điã NHTMiiysrosrtoonsbDEDxe€BSUBNGIERIEUAEACBelsegoawasga

1.2.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM -++22222222222222222EErrrrree 1.2.2.1 Khái niệm hoạt động huy động vôn của NHTM . :-¿2 1.2.2.2 Vai trò của hoạt động huy động vớn -+++222222222222222222222222rrr2 1.2.2.3 Các hình thức huy động vồn từ bên ngoài của NHTM - 143 _ Hiệu quảhuy động vốn của NHTM

Trang 5

1.3.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM 24 †313.1.:NHữiiEiiihAitổ KHáCH GUẾñÏ»suesussstakta th tùng thggndngH210iángàgoasosetsaagaa 1.3.3.2 Các nhân tô chủ quan +:+2¿22222222222222EEEtttrtrrrrrrrrrrrerrrrrrrrrrre 25

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐÓNG VÓN CỦA NGÂN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON CHI NHANH

HUYEN VAN LAM

2.1 Khái quát về ngân hảng nông nghiệp va phát triển nông thôn huyện Văn

2.1.1 Khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hôi huyện Văn Lâm 28

2.1.2 Một vài nét về Agribank chỉ nhánh Văn Lâm -: cccccc5ss5s5s 30 2.1.2.1 Khái quát về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam -cccccc s.s 30 2.1.2.2 Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Ngan hang Agribank huyện Văn 2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và cơ câu tổ chức hoạt động của ngân hàng 34

0 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN&PT Văn Lâm 37

2.2.1 Hoạt động huy động vốn ++222222xxxsttrrtrrrrrrrrrrrerv 7

2.2.2 Hoạt động sử dụng VỐN à 0S eerreeerrrrerere.38

223 1108fđộfiE tiánlffđáfi:isssssssaorereerurniriittttetitdtagisiodtaieastsonasrateraasoaĐE

2.2.4 Kết quả kinh doanh -.55555s2sctstrrrerrrrrsrrrrr 48

Trang 6

2.3.1 Tăng trưởng của nguồn vốn huy động của Agribank Văn Lâm 46

2:3:2: 'Tỷtfgfi# cáElöäiVỗWNUWđỘH suaasannodtusdritondtiisaaoasaoaasassssasoaaAf 2.3.3 Chỉ phí huy động vốn tại Agribank Văn Lâm :-:-ccccccccsc5 -82

2.3.4 Sự phù hợp giữa huy động vốn và cho vay tại Agribank Văn Lâm 254 24 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT huyện “Vãii TẤN T::corerrtrsrrtriittisgniigitrdtdiiltidtd10300010307181514001868013130Ấ40038800g10001 801608618603 gceoas5SŸ) 2.4.1 Những kết quả đạt được -nsrrerrrrrrrrrrrrrree ÐÐ 2.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân -:-::+:tzzczccccccsssscvccccerr.ỐT CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÓN TẠI NHNN&PTNT HUYỆN VĂN LÂM 4.1 Định hướng trong công tác huy động vốn -::::+++zc+z.ce+ 65 4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vón tại NHNN&PTNT Văn Lâm, Hưng 'VỆT grtpsgisvttgi16 090 AAIE%GGitittttototsogstttgtrggigtGtoytitedtttgfrgrrttxittrgftixercttosorctrrteasÐ: 4.2.1 Giải pháp phát triển quy mô và các hình thức huy động vốn 66

4.2.2 Nâng cao sự phù hợp giữa hoạt động huy động vón và sử dụng vớn 69

4.2.3 Giải pháp cải thiện chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ 71

4.2.4 Giải pháp nâng cao hoạt động quan hệ khách hàng - 73'

Trang 7

4.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hang Nhà nước Việt Nam

4.3.1.1 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam -2222222222222CCrrrrrrrrrrrree

4.3.1.2 Kiến TịEh],Với NHÀ THƯỚI::icsecccestemirnoiasnaliotibdidtadiiidt011140101010001150005140002501000 43.2 Kiến nghị đối với NHNN&PT Nông thôn Việt Nam

Trang 8

DANH MUC CAC CHU VIET TAT BDS Bat động sản CBVCNH án bộ viên chức ngân hàng CN-XD ông nghiệp - xây

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh HD Huy động HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTD Hoạt động tín dụng HTX Hợp tác xã KH Khách hàng INH gân hàng

INHNo gân hàng nông nghiệp

INHNo&PTNT ign hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn INHNN gân hàng Nhà nước

INHTM gân hàng thương mại

Trang 10

Bảng 2 Bảng 2 Bảng 2 Rene Bang 2 LAM :s:-.<ssos<¿ Bang 2 Bang 2 Bang 2 OAD A Bang 2 DANH MUC CAC BANG SO LIEU : Dân số và Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện 30 : Tình hình tổng dư nợ và sử dụng vốn của chỉ nhánh 4l

:Kết qua thu chỉ tài chính tại NHNN&PTNT Chỉ nhánh Văn Lâm .45

Trang 11

BIỂU ĐÒ:

Biểu đồ 2 1: Cơ câu kinh tế huyện Văn Lâm 222222222222222cCrCrrrrrrrrrrree Biểu đồ 2 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Văn Lâm : -

DANH MUC CAC BIEU DO VA SO DO 28 29 Biểu đồ 2 3: Thị phần huy động vốn của Agribank Văn Lâm trong địa ban huyén 37

Biểu đồ 2 4: Lãi suất huy động bình quân tại Agribank Văn Lâm 53 Biểu đồ 2 5: Cơ câu huy động và cho vay theo kỳ hạn -. - #Ố

Biểu đồ 2 6: Lãi suất bình quân huy động và sử dụng vốn - 88

SƠ ĐÒ:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Văn Lâm 34

Sơ đô 2 2: Quy trình tín dụng cơ bản sscsseseerrrrrrrrrrere 38

Trang 12

S - LỜI MỞ ĐÀU

1 Tính câp thiết của đề tài

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được coi là huyết mạch cung cấp và

chu chuyển vốn cho đất nước, đảm bảo cho sự tổn tại và phát triển của nền kinh tế

quốc dân Hoạt động của Ngân hàng bao gồm rất nhiều nghiệp vụ, trong đó nghiệp vụ huy động vốn là điều kiện tiên quyết đảm bảo và phát triển các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay Khi nguồn vốn của ngân hàng không thẻ đáp ứng được nhu cầu tín dụng của nên kinh tế về quy mô hay chất lượng chứng tỏ khả năng hoạt động tài chính của ngân hàng chưa cao, từ đó làm giảm uy tín ngân hàng Do đó, việc thực hiện công tác huy động vồn có hiệu quả sẽ góp phần quảng bá, nâng cao hình

ảnh thương hiệu, uy tín, tạo lợi thế cạnh trên thị trường tài chính, giúp Ngân hàng thu

hút được khách hàng về phía mình

Trong thời gian vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng từ biên động kinh tế thế giới khiến cho nhu cầu về vốn cũng như cơ câu vay nợ của nền kinh tế thay đổi Do đó, nâng cao hiệu quả huy động vốn đang là một trong những công tác được quan tâm hàng dau, nhằm cân đói với nhu cầu sử dụng vốn hiện nay của nền kinh tế, đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra và tác động xâu dén nền kinh tế

Nhận thức được tình hình trên, kết hợp với quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Văn Lâm, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn em đã lựa chọn đề tài “Một số pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank chi nhánh huyện Văn Lâm - Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên” để viết khóa luận

1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu những vấn dé cơ bản về hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Văn Lâm, từ đó đề xuât một số giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại nâng cao hiệu quả huy động vốn tại tại Chỉ nhánh

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu

> Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn, hiệu quả huy động von của Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Văn Lâm

> Đề xuât những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chê để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Van Lam

3 Phạm vi nghiên cứu

> Pham vi theo không gian: Luận văn phân tích tình hình hiệu quả huy động vồn của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm

> Pham vi theo thời gian: Báo cáo phân tích số liệu về hiệu quả huy động vồn của Chỉ nhánh trong 3 năm 2012 — 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

> Báo cáo sử dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận

> Str dung các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, phân tích tổng hợp, logic, phương pháp lý luận, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống

5 Kết cấu bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, nội dung chính của

luận văn gồm 3 phần như sau:

Chương I: Lý luận về liệu quả huy động vẫn trong hoạt động kinh doanh của NHTM

Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ nhánh huyện Văn Lâm

Trang 14

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN VE HIEU QUA HUY DONG VON TRONG HOAT DONG KINH

DOANH CUA NHT™M

1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Sự hình thành và phát triển của ngân hàng sắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế hàng hóa Hệ thống NHTM có tác động rất lớn, thúc đầy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại khi kinh tế hàng hóa tiên đến giai đoạn cao hơn - kinh tế thị trường thì hệ thống ngan hang ngày cảng hoàn thiện và trở thành định chế tài chính không thế th

eu

Tại mỗi quốc gia khác nhau lại có những quan niệm, nhìn nhận khác nhau, Tuy nhiên tất cả đều thống nhất rằng NHTM là định ch tài chính trung gian quan trọng bậc nhất trong nên kinh tế thị trường Nhờ hệ thông định chế nay mà các nguồn tiền von

nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vón tín dụng to lớn để tái sản xuât mở rộng và phát triển kinh tế

Ở Việt Nam, Khái niệm “ Ngân hàng thương mại” được định nghĩa như sau

© Theo Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện

toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật (Ngh định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)

e Theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010:

Trang 15

1.1.2 Chức năng của NHTM a Trung gian tài chính

Ngân hàng là một trung gian tài chính với hoạt động chủ yêu là chuyẻn tiết kiệm thành đầu tư dưới hình thức nhận tiền sửi và cấp tín dụng

Với chức năng này, NHTM trở thành cầu nói giữa nơi thừa vốn và nơi cần vốn, nó giải quyết những giới hạn gặp phải trong quan hệ tín dụng trực tiếp như sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian, giữa bên cho vay và bên đi vay Ngoài ra, do tính chuyên môn hóa, ngân hàng có thẻ chấp nhận các khoản cho vay rủi ro cao hơn trong khi đảm bảo ít rủi ro hơn cho các khoản tiết kiệm Như vậy, ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn, tiết kiệm và thanh khoản của khách hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung, mà còn làm tăng thu nhập cho người gửi tiết kiệm và làm giảm chỉ phí cho người đầu tư Khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động là nguôn thu nhập chính của NHTM, nó là cơ sở cho NH tôn tại và phát triển Đối với nền kinh tế, Ngân hàng chuyển hóa vồn nhàn rỗi thành vốn hoạt động, kích thích quá trình

luân chuyển vốn, đảm bảo quá trình sản xuât được thực hiện liên tục và thúc day mở

rộng sản xuất kinh doanh

Đây chính là chức năng quan trọng nhất của NHTM, nó quyết định sự duy trì và phát triển của Ngân hàng đồng thời là cơ sở đẻ thực hiện các chức năng sau:

b Trung gian thanh toán

Trang 16

Ngược lại, thông qua chức năng trung gian thanh toán, hệ thống NHTM cũng thúc đầy sự phát triển nền kinh tế Việc thanh toán qua ngân hàng làm giảm rủi ro, giảm chỉ phí thanh toán cho khách hàng, đồng thời giúp tốc độ luận chuyển vốn kinh doanh của khách hàng nhanh hơn góp phan làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng Đối với riêng NHTM, chức năng này làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo phương tiện thanh toán của NHTM

c Tạo phương tiện thanh toán

Một chức năng quan trọng của tiền chính là làm phương tiện thanh toán Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền bao gồm: tiền giấy trong lưu thông, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng, tiền gửi trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tài khoản có kỳ hạn, Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, qua đó ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán cho khách hàng Tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng là phương tiện thanh toán song hành với tiền giấy

Thông qua quá trình cho vay và thanh toán chuyển khoản, các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác, hệ thống ngân hàng sẽ tham gia tạo phương tiện thanh toán, và với số lượng khách hàng vô cùng lớn hệ thống có thé tạo ra khói lượng tiền gửi thanh toán lớn và gap nhiều lần so với lượng tiền cơ sở thông

qua hoạt động tín dụng

Trang 17

1.1.3 Vai trò của NHTM

Thông qua các hoạt động dịch vụ mà ngân hang cung cấp, NHTM thể hiện vai trò quan trọng và to lớn của mình trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia

Hệ thống ngân hàng là một trong những kênh huy động vốn chủ lực, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn của hau hết các thành phần kinh tế trong xã hội, qua đó thúc day sản xuất và tiêu dùng phát triển Ngoài ra, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn gắn liền với hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát của ngân hảng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả huy động và sử dung von của nền kinh tế

Thông qua hệ thống NHTM, Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ nhằm điều tiết các nguồn tài chính cho nền kinh tế phục vụ sự phát

triển kinh tế quốc gia bền vững

NHTM còn được biết đến với vai trò là người thủ quỹ của nền kinh tế, đảm bảo an toàn các quỹ tiền tệ, thanh toán thông suốt, góp phần tiết kiệm chỉ phí cho xã hội

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của NHTM

+ Hoạt động huy động vốn của NHTM

Hoạt động huy động nguồn vốn là hoạt động có ý nghĩa tiền đề đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội Trong hoạt động này, NHTM sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn von cho vay và cung cấp các dịch vụ đói với nền kinh tế

Trang 18

~ Vốn tiếp nhận

— Vốn khác

+ Hoạt động sử dụng vốn

Đây là hoạt động trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, Sử dụng vốn có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của NH, gia tăng năng lực cạnh tranh của NH trên thị trường qua đó quyết định đến khả năng tôn tại và hoạt động của NHTM Hoạt động sử dụng vốn của NHTM bao gồm các hình thức

© Một là, hoạt động dự trữ

Nghiệp vụ này phản ánh các khoản về dự trữ của Ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn

trong thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra Tỉ lệ dự trữ bắt

buộc này thay đổi theo từng thời kì nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ của quốc gia Ngoài ra, thiết lập dự trữ của NH còn bao gồm tiền gửi của NH tại các tổ chức tín dụng và các NHTM khác đẻ đáp ứng nhu cầu chuyển tiền khác địa phương, khác NH của khách hàng

Dự trữ của NHTM chia làm 2 loại:

-_ Dự trữ sơ cấp: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tại các ngân hàng khác

-_ Dự trữ thứ cấp : là dự trữ không tôn tại bằng tiền mà bằng các giấy tờ có giá dụ: các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách dé dang Thuộc loại này gồm: Tín phiều kho bạc, Hồi phiếu chấp nhận, Các giây nợ ngắn hạn khác, Gọi là dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp

bị cạn kiệt

© Hai la, hoat động cấp tín dụng

Đây là nghiệp vụ sử dụng phan lớn nguồn vốn hoạt động của NHTM Hoạt động cấp tín dụng của NHTM được thực hiện thông qua các hình thức sau:

- Cho vay

Trang 19

không đúng hạn bởi nhiều nguyên nhân Chính vì vậy khi cho vay các ngân hàng thường sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thê chấp, cầm cố

-_ Chiết khấu

Đây là nghiệp vụ cho vay gián tiếp, ngân hang sẽ cung ứng von tín dụng cho một KH, và một KH khác sẽ đảm nhận việc trả nợ cho ngân hàng Các đối tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiêu và các giây nợ có giá khác

- Cho thué tai chính

Đây là hoạt động tín dụng trung và dai han trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng và khách hàng đi thuê Khi kết thúc hợp đồng

thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo đài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị

cho bên cho thuê Hình thức này giúp người thuê có ngay tài sản có giá trị lớn để phục vụ cho sản xuất nhưng người thuê phải trả lãi suất thuê thường cao hơn các hình thức vay khác

e Ba là hoại động đầu tu

Hoạt động đầu tư có vị trí quan trọng ngay sau khoản mục cho vay, đem lại khoản thu nhập đáng kể cho NHTM Ngân hang có thể dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ôn định khác đề đầu tư dưới các hình thức như:

- Gop vốn để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh Có thể là hình thức đầu

tư trực tiếp hoặc gián tiếp

~ Mua trái phiêu chính phủ, trái phiều công ty, chính quyên địa phương,

Tât cả hoạt động đầu tư nảy đều nhằm mục đích mang lại thu nhập Ngoài ra, thực hiện đầu tư đa dạng còn giúp NH phân tán rủi ro, thông thường đầu tư vào trái phiêu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp

«_ Bồn là, tài sản có khác

Trang 20

+ Hoạt động trung gian

Đóng vai trò là trung gian tài chính, Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và địch vụ

Dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển góp phan hỗ trợ đáng ké cho nghiệp vụ huy động nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ sử dụng vốn, vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng từ các khoản tiền hoa hông, lệ phí có vị trí quan trọng trong giai đoạn phát triển hiện nay của NHTM Các hoạt động này gồm

~ Kinh đoanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý

- Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng

- Tu vân tài chính, hỗ trợ các công ty, xí nghiệp phát hành cỏ phiếu, trái phiếu

- Cac dich vụ thanh toán thu chỉ hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch Vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán.)

~ Nhận bảo quản các tài sản quý giá, các giấy tờ, chứng thư quan trọng của công chúng

- Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của các TCTD với bên có quyên về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết Muén vậy khách hàng phải có được sự đồng ý của Ngân hàng và phải tuân theo một qui trình bảo lãnh riêng Khi Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng thì Ngân hàng được hưởng một khoản phí bảo lãnh, mức phí này tuỳ thuộc vào độ rủi ro của từng hợp đồng bảo lãnh

1.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM 1.2.1 Nguồn vốn của NHTM

“Vốn của Ngân hang thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc

Trang 21

Von chit sé hitu

“Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có, là giả trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ

dự trí và một số tài sản nợ khác của Ngân hàng theo quy định của NHNN'

Nguôn: hiip:/Aoer.edu.vn Vốn chủ sở hữu bao gồm:

-_ Vốn điều lệ: là số vốn do pháp luật qui định khi Ngân hàng mới thành lập Vốn điều lệ của ngân hang trước hết được dùng để xây dựng nhà cửa, văn phòng làm việc,

mua sắm tài sản, trang thiết bị tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của ngân

hang, phần còn lại đẻ đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn

- Quy dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được trích lập hàng năm theo tỷ lệ qui định trên

tổng lợi nhuận sau thuê và không được vượt quá vốn điều lệ

-_ Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập đẻ dự phòng rủi ro và bù đắp thua lỗ trong hoạt động của Ngân hàng

Một số quỹ khác như:

-_ Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ -_ Quỹ khen thưởng, phúc lợi

~ Lợi nhuận để lại để phân bổ cho các quỹ Chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài

sản, nguồn vốn đầu tư XDCB

Vốn tự có chiếm tỷ trọng rât nhỏ song lại có vai trò rất quan trọng và thực hiện một số chức năng không thể thiếu như: phản ánh quy mô hoạt động của Ngân hảng, cung cập nguồn lực ban đầu giúp Ngân hàng hoạt động, cung cập nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp NH hạn chế được những rủi ro và duy trì niềm tin của công chúng vào khả năng quản lý và phát triển của NH VCSH mang tính ổn định và quyết

định đến khả năng, khối lượng huy động vốn của NH

Von huy động

“Vền huy động là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng lan động được từ các tổ chủức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để hành doanh Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hi khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyên sử dụng và phải hoàn trả gốc

Trang 22

Nguôn: hiip:/Aoer.edu.vn Nguồn vốn này luôn biến động, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng đồi với mọi hoạt động của Ngân hàng

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng gia tăng trong toàn bộ vốn kinh doanh của NHTM Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ phí và khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng Ngân hàng có thể huy động vồn từ dân cư,

các tô chức kinh tế — xã hội với nhiều hình thức khác nhau:

>_ Vốn huy động từ nhận tiền gửi Bao gồm:

e Tiên gửi thanh toán ( tiên gửi giao dịch )

Đây là khoản tiền của các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng Khoản tiền gửi thanh toán này có thể được trả lãi (trả lãi thấp) hoặc không được trả lãi tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng Người gửi tiền vào ngân hàng đẻ nhờ ngân hàng thu hộ tiền, trả hộ tiền với một mức phí thấp, Các ngân hàng có thể sử dụng các só dư tiền gửi khách hàng vào các hoạt động của mình

s Tiền gửi có lỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chỉ tiền theo các chu kỳ xác định, họ gửi tiền vào ngân hàng đẻ hưởng lãi Mặc dù khoản tiền này không tiện lợi bằng tiền gửi thanh toán, do khi cần tiền phải đến ngân hàng đẻ rút, nhưng bù lại tiền gửi có kỳ hạn lại có lãi suất cao hơn và tuy theo độ dài của kỳ hạn được ghi trên

hợp đồng

eTién gửi tiết kiệm của dân cư

Trong cộng đồng dân cư luôn có những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi Họ gửi tiền vào ngân hàng để bảo toàn và sinh lời đối với những khoản tiền đó Người gửi tiết

kiệm sẽ có số tiết kiệm xác định rõ thời gian và hình thức trả lãi đã thoả thuận với ngân

Trang 23

họp, tiện ích nhật

© Tiền gửi của các ngân hàng khác

Đây là nguồn tiền gửi thường có qui mô nhỏ, giữa các ngân hàng luôn có tiền gửi của nhau Mục đích của việc gửi tiền này là để đảm bảo thanh toán thuận tiện, xuyên suốt phục vụ tôi đa lợi ích cho khách hàng của mình

> Von huy động từ đi vay:

Vốn đi vay là nguồn vốn được hình thành do NHTM đi vay các tổ chức tín dung khác hoặc NHTW Tỷ trọng của nguồn vn này trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp Ngược lại với nguồn vớn huy động từ tiền gửi của khách hàng, nguồn vốn từ đi vay của Ngân hàng không phải duy trì thường xuyên mà chỉ huy động khi cần thiết và hoàn toàn chủ động quyết định khói lượng và hình thức vay phù hợp với nhu cầu sử dụng Các khoản vay này thường là ngắn hạn với chỉ phí huy động cao, nhằm đảm bảo thanh toán tức thời trong trường hợp nhu cầu thanh toán của khách hàng tăng mạnh

Bao gồm:

e Vốn vay trong nước:

+ Vay ngân hàng trung ương: NHTW sẽ tiếp vốn cho NHTM thông qua biện pháp chiết khâu, tái chiết khâu nêu các hồ sơ tín dung cùng các chứng từ xin tái chiết khấu có chất lượng Theo đó, NHTW chính là người cho vay cuối cùng đối với NHTM

+ Vay các NHTM khác trên thị trường liên ngân hàng + Vốn vay ngân hàng nước ngoài

> Vốn khác:

e Vốn điều chuyển

Hiện nay, hệ thống NHTM được tô chức theo mô hình tập đồn/tổng cơng ty gồm Ngân hàng mẹ và hệ thống các Chi nhánh trực thuộc Một phương thức huy động vốn rất hiệu quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hoà Do tình hình hoạt động của các chỉ

Trang 24

hoạt động sử dụng vốn vượt quá khả nang huy động vốn thì có thể đề nghị ngân hàng

mẹ, được nhận được một lượng vốn điều hoà cần thiết cho hoạt động của mình Còn

những Ngân hàng mà khả năng huy động vốn vượt quá khả năng sử dụng vốn thì điều chuyển một lượng vốn về Ngân hàng mẹ để được hưởng lãi suất điều hoà Như vậy Ngân hàng mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vồn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các chỉ nhánh trong cùng hệ thống Chỉ phí nhận nguồn vốn điều hoà này thấp hơn chi phi vn huy động

e Nguồn vốn uỷ thác đầu tư

Một số Ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng đại lý Khi đó trong nguồn vốn của Ngân hàng còn có thêm khoản mục vốn uỷ thác đầu tư Nguồn vốn này hình thành chủ yếu là do các tổ chức tài chính trong hoặc ngoài nước uỷ thác cho Ngan hang

một khoản vốn để Ngân hàng thực hiện cho vay đối với các dự án chỉ định hoặc thuộc một số lĩnh vực nhất định, cũng có thể là các khoản vay của Chính phủ được uỷ thác

1.2.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM

1.2.2.1 Khái niệm hoạt động huy động vốn của NHTM

Xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của các NHTM, nội hàm khái niệm hoạt

động huy động vốn của NHTM đã có nhiều thay đổi về quy mô và các hình thức thẻ hiện Nhưng nhìn chung, khái niệm huy động vốn được dùng dé dé cap dén hoạt động

đặc trưng nhât của các NHTM, đó là nhận tiền gửi và đưới các hình thức cơ bản nhất, cụ thể là nhận tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn

Nói một cach đơn giản hơn, huy động vồn chính là hoạt động thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của Ngân hàng

1.2.2.2 Vai trò của hoạt động huy động vốn

a Đối với NHTM

Nguồn vn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NH và là nguồn vốn chủ yêu cung cập cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, rộng hơn là đẻ đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế Ngoài ra, nguồn vốn huy động còn có thể

Trang 25

thể nói hoạt động huy động vốn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó góp phần giải quyết vân đề “đầu vào” của NHTM

b Đối với khách hàng

Bên cạnh việc đem lại nguồn lực đầu vào chủ yêu cho Ngân hàng, hoạt động huy động vớn của ngân hàng còn tạo ra một kênh tiết kiệm và đầu tư cho người dân, mang lại cơ hội tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai cho họ Mặt khác, hoạt động huy động vớn của NHTM còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn đẻ cất giữ và tích lũy

vốn tạm thời nhàn rỗi của mình

c Đối với xã hội

Hoạt động huy động vốn của NHTM giữ vai trò quan trọng trong quản lý lưu lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế Đây là nghiệp vụ cơ sở tạo tiền đề cho việc định hướng và phân bổ dòng chảy von của nền kinh tế tới các lĩnh vực - ngành nghề cũng

như các khu vực kinh tế Bên cạnh đó, nó còn góp phần đảm bảo thanh toán thông suốt, tiết kiệm chỉ phí của toàn xã hội

1.2.2.3 Các hình thức huy động vốn từ bên ngoài của NHTM a Theo tính chất nghiệp vụ

Huy động vẫn tiễn gửi

“Ngân hàng được nhận tiền gửi của các TCKT, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền tửi có kỳ hạn và tiền gửi khác” - Điều 45 Luật

các TCTD số 03/1997/QH10

e _ Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi giao dịch)

Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi và bao gồm 2 loại sau:

+ Tiền gửi thanh toán: Đó là khoản tiền gửi không ky hạn trước hết được sử

dụng để tiền hành thanh toán, chỉ trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và các khoản

chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận

Trang 26

thực hiện bằng séc hay chuyển khoản

+ Tiên gửi không kỳ hạn thuần tuý: Là các khoản tiền được ký gửi với mục đích

an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán Khi cần thanh toán khách hàng có thể đến ngân hàng đẻ chỉ tiêu Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tồn khoản chỉ khi đã đảm bảo khả năng thanh toán chỉ trả

«Tiền gửi có kỳ hạn:

Khi gửi tiền vào NHTM theo tài khoản gửi có kỳ hạn, điều ngân hang cần biết

trước tiên là gửi với thời gian bao lâu Tại Việt Nam, các khoản tiền gửi có kỳ hạn

thường nằm trong khoảng 6 tháng đến 24 tháng Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng vẻ thời gian rút tiền Đại bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi Các NHTM nhận 2 loại tiền gửi có kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (tức khi muốn rút ra phải báo trước)

e« Tiền gửi tiết kiệm:

Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của đân cư chưa sử dụng cho tiêu dùng Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm) Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có

thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiền tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn

e _ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác:

Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, các TCTD có thể

gửi tiền tại ngân hang Tuy nhiên, quy mô nguồn nảy thường không lớn Huy déng von vay

Trang 27

©_ Phát hành giấy tờ có giá:

Bản chất của nghiệp vụ này là ngân hàng chủ động phát hành phiều nợ như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiêu để huy động vốn thường nhằm mục đích đã định Vốn này chỉ được huy động trong thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khối lượng von theo du kiến các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiều

e Vay NHNN (vay ngan hàng trung ương)

Day là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cap bách trong chí trả của NHTM Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ thanh toán ), NHTM thường vay ngân hàng Nhà nước Hình thức cho vay chủ yêu của NHNN là tái chiết khâu (hoặc tái cấp vốn) Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khâu (hoặc tái chiết khẩu) trở thành tài sản của họ Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu này đến tái chiết khâu tại

'NHNN NHNN điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ; tuỳ thuộc chính sách tiền

tệ từng thời kỳ mà NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định

« - Huy động vốn qua hình thức vay các TCTD khác:

Đó là nguồn các NHTM vay lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ Đây là hình thức cho vay, nhưng thực chất nó là hình thức tương trợ giữa các ngân hàng để có được sự hợp tác đôi bên cùng có lợi Các ngân hàng dang có dự trữ vượt yêu cầu sẽ có thẻ sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay dé tim kiếm lãi suất cao Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản

b Theo thời hạn huy động Huy động vốn ngắn hạn

Đây là hình thức ngân hang huy động vốn đẻ cho vay ngắn hạn thường là dưới 1 năm Vốn ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động

(nếu ngân hàng thuộc khối phục vụ cho vay dân cư): cho vay để mua đồ sinh hoạt, cho

Trang 28

Huy động vẫn trung va dai han

Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giây nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn Việc huy động

trung và dài hạn chỉ chủ yếu là vay trên thị trường vốn Thông thường đây là khoản huy động không có đảm bảo Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ huy động được nhiều hơn Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này Ngoài ra, khả năng huy động còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng

c Theo loại tiền

Huy động vẫn nội tệ

Tiền gửi bằng nôi tệ của các tầng lớp dân cư: Đây chủ yêu là tiền sửi tiết kiệm, nguồn nay có quy mô, cơ câu lớn trong tổng nguồn huy động bằng nội tệ nhưng lại có sự tăng trưởng không ổn định

Tiền gửi bằng nội tệ của các TCKT-XH: Nguôn tiền nảy cũng có quy mô, cơ câu lớn trong tổng nguồn huy động Tiền gửi này thường là tiền gửi giao địch hoặc có kỳ hạn ngắn, hưởng lãi suất thâp

Tiền gửi bằng nội tệ của các TCTD khác: Nguôn này có qui mô, cơ cầu nhỏ trong tổng nguôn tiền gửi bằng nội tệ Nguồn tiền gửi của các TCTD khác thường có mức độ tăng trưởng khá cao nhưng chủ yêu là nguồn trong thanh tốn, ngân hàng cũng khơng sử dụng nhiều nguôn này để cho vay và đầu tư

Trang 29

tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng nhỏ Việc huy động vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động

mạnh bởi lãi suât ngoại tệ trên thị trường quốc tế và tính trạng khan hiếm tiền đồng

VND

Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCKT-XH: Đây chủ yêu là các khoản tiền gửi trong thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn thường từ 1-3 tháng

Tiền sửi bằng ngoại tệ của các TCTD khác: Nguôn tiền này chiếm ty trong cao nhất trong tổng số vốn huy động bằng ngoại tệ Tại Việt Nam đói tượng cho vay chủ yêu là các NHTM nhà nước

Tiền vay bằng ngoại tê: cũng giống như tiền vay bằng nội tệ, chỉ khi thật sự cần thiết NHTM mới đi vay nhất là bằng ngoại tệ với lãi suất cao và đầy biên động Do vậy lượng vay này thường nhỏ

d Theo phạm vi huy động vốn Huy động vẫn trong nước

Huy động vốn trong nước được coi là nguồn đặc biệt quan trọng nhất là đối với các tổ chức tín dụng như NHTM Khi huy động vốn trong nước, điều mà các NHTM quan tâm đó là lãi suât phải đảm bảo nhu cầu của thị trường Nguyên nhân là vì lãi suất vốn trong nước không được quyết định đơn thuần chi bằng bởi lãi suất nước ngoải, tỷ lệ thay đổi kỳ vọng trong tỷ giá hối đoái và mọi chỉ phí rủi ro mà còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi điều kiện thị trường trong nước, bao gồm cung và cầu trong nước đối với tín dụng, câu trúc của hệ thống tài chính trong nước và tình trạng lạm phát mong đợi

Huy động vẫn nước ngoài

Xét theo lịch sử, phần lớn các khoản vốn nước ngoài chảy vào các nước dang phat

triển là mang tính chất dài hạn hoặc trung hạn (trái phiếu, viện trợ hoặc các khoản cho vay

bằng đông tiền ngoại tệ) Hầu hét chúng được sử dụng vào các dự án và do vậy là nhằm mục đích thúc đầy tăng trưởng kinh tế Các NHTM cần có những giải pháp sử dụng nguồn

Trang 30

đồng tình ủng hộ từ phía nhà nước

e Theo đối tượng huy động

Huy động vẫn từ các tô chức kinh tế

Đối với đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế, hình thức mà ngân hàng có thể huy động được nhiều nhất là tiền gửi giao dịch, thông qua việc làm trung gian thanh toán và chuyển hoá các phương tiện thanh toán, các ngân hàng thu hút được số lượng lớn các tổ chức mở tài khoản tạo ra tiền gửi giao dịch

Huy động vẫn từ cá nhân, hộ gia đình

Đôi với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hình thức huy động chính là thu hút được tiền gửi phi giao dịch Ngân hàng sử dụng các tài khoản tiền sửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn hoặc đi vay các cá nhân, hộ gia đình và cả tổ chức kinh tê

1.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM

.3.1 Quan điểm về hiệu quả huy động vốn của NHTM

Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả huy động vốn của NHTM chính là kết quả huy động mà ngân hàng đạt được Dé đánh giá hiệu quả hoạt động huy động của ngân hàng cần dựa trên các tiêu chí phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, tương quan giữa khối lượng vốn huy động và chỉ phí phải trả cho số vôn đó đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lợi cao cho ngân hàng theo từng thời kỳ

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM > Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn luy động

Trang 31

Sự gia tăng về khối lượng vớn huy động là tiêu chí cần quan tâm đầu tiên khi đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng Nó là điều kiện cơ bản nhất đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng không ngừng tăng trưởng, đồng thời

là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định

của nguồn vốn

Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả huy động vốn, ngân hàng cũng cần đánh giá quy mô vốn huy động của ngân hàng Hiện nay, các NHTM thường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động (TLHTKHHĐ) đẻ đánh siá quy mô huy déng von

Công thức:

Téng von huy động hoàn thành

TUHTKHHĐ= —————————— X]00% Téng von huy động kế hoạch

Nếu tăng trưởng nguôn vốn huy động là điều kiện cần thì quy mô nguồn vốn huy động chính là điều kiện đủ để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh Khi trải qua từng thời kì, quy mô nguồn vốn huy động ngày càng lớn với tốc độ tăng trưởng cao hay ổn định thì hoạt động của ngân hàng tật yêu sẽ phát triển và sâu và rộng hơn

> Tỷ trọng các loại vốn Iuy động

Tỷ trọng các loại vốn huy động trên tổng giá trị vớn huy động là chỉ tiêu thể hiện

co cau vốn huy động theo các tiêu thức: kỳ hạn, loại tiền, thành phần kinh tế, hình thức gửi tiền,

Chỉ tiêu này phản ánh đặc điểm nguồn vốn huy động của ngân hàng, ví dụ: vốn huy động của NH chủ yếu là trung — dài hạn hay ngắn hạn, Đây là cơ sở đẻ đánh giá sự phủ hợp giữa cơ câu vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng

>_ Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Trang 32

đưa ra mức lãi suất, kỳ hạn và loại tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân

hàng thu được là tối ưu nhất

Sự phù hợi la huy động vốn và sử dụng von ve

Sau khi được huy động, vốn được phân chia vào tài sản của ngân hàng Các danh mục tài sản của ngân hàng cũng cần được xem xét trên phương diện thời hạn để phù hop với thời hạn của nguôn vốn huy động

-_ Kỳ hạn danh nghĩa của nguồn

Kỳ hạn danh nghĩa của nguồn von huy động là kỳ hạn nhất định được ngân hàng công bồ và luôn gắn với một mức lãi suất nhất định Nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dai thì lãi suât càng cao

Kỳ hạn danh nghĩa liên quan tới kỳ hạn sử dụng nguồn vốn, do đó nó phản ánh tính ồn định của nguồn vốn Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới chỉ phí, nguồn vốn có tính ổn định cao thường phải có chỉ phí duy trì cao Với ý nghĩa đó, kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu đánh giá nội dung đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng

-_ Kỹ hạn thực của nguôn

Kỳ hạn thực tế của nguồn von là thời gian mà khoản von đó tổn tại liên tục tại

một ngân hàng Nguôn vốn trong ngân hàng được tạo ra bởi sự liên tục tiếp nổi của các nguôn tiền gửi và đi vay Do đó, một nguồn với ky han danh nghĩa là ngắn hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là thành nguồn có kỳ hạn thực tế là trung và dài hạn Mặt khác, trong nhiều trường hợp người gửi tiền có thẻ rút tiền trước hạn, tức là kỳ hạn thực sẽ ngắn hơn kỳ hạn danh nghĩa Do đó, phân tích và đo lường kỳ hạn thực là cơ sở để ngân hàng quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn của nguồn, sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn đẻ cho vay với kỳ hạn dài hơn, trích lập dự trữ dé sir dụng trong trường hợp khách hàng rút tién 6 at,

Các ngân hàng rat quan tâm tới kỳ hạn thực tế của nguồn vồn, bởi kỳ hạn thực tế liên quan chặt chế đến quyết định kỳ hạn của các khoản cho vay và đầu tư

Trang 33

Các ngân hàng có thể sử dụng một phần nguôn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư

vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ với một tỷ lệ nhật định và theo quy định

của NHNN, vì khi sử dụng vốn ngắn hạn dé cho vay dài hạn thì các ngân hàng đến một

thời điểm nào đó sẽ phải chịu áp lực về thanh toán vì dư nợ cho vay là một tài sản kém lỏng mà cho vay đài hạn là một loại tài sản kém lỏng nhật

Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ khó đảm bảo chênh lệch lãi suât và không hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chỉ phí huy động cao hơn, trong khi lãi suât cho vay ngắn hạn lại thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, gây lãng phí nguồn lực và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Mô hình câu trúc kỳ hạn giúp chúng ta phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Dựa vào đó ngân hàng điều chỉnh cơ câu nguồn vốn và cơ cấu tài sản để

vừa tiết kiệm chỉ phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh lợi, vừa đảm bảo khả năng thanh toán (trường hợp thiếu hụt dự trữ), đầu tư thêm tài sản sinh lời (trường hợp thừa vốn), hoặc dùng để tái đầu tư cho một tài sản sap đến hạn

+ Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn vé chi p

Để xem xét sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về chỉ phí ta sử dụng chỉ tiêu chênh lệch lãi suất giữa huy động vốn va sir dung von Đề đạt tính hiệu quả, lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn vốn có cùng kỳ hạn và các tải sản có thời hạn đài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chỉ phí trả lãi cao hơn của nguồn von

Công thức:

Chênh lệch Thu lai cho vay, đầu tư Tổng chỉ lãi

LSBQ (%) = Tổng tài sản sinh lời P 5 - ~ Téng nguồn vốn phải trả lãi 5 if

BQ BQ

Trang 34

tỏ chỉ phí huy động vốn thỏa mãn yêu cầu tạo ra mức lợi nhuận cao của ngân hàng > Chi phí huy động vốn

Chi phi huy động vốn là toàn bộ chỉ phí ngân hàng phải bỏ ra để có được số vốn đó, bao gồm hai thành phần cơ bản là chỉ phí trả lãi và các chỉ phí khác Để phục vụ cho việc quản lý chỉ phí huy động vốn và xác định các mức lãi suất tiền sửi, tiền vay một cách hợp lý, các ngân hàng thường tính toán lãi suất huy động vốn bình quân theo công thức:

Chi phi tra lai + Chi phi HD

Chi phi HD binh quan gia quyén =

Vốn huy động trả lãi

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh siá có hiệu quả cao về phương

điện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau

- Tim kiém duoc nguồn có chỉ phí thấp nhất đẻ vừa đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư, vừa thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về các phương diện quy mô, thời hạn

~_ Tăng lợi nhuận cho ngân hàng :

Lãi suất ngân hàng trả cho từng nguồn (nhóm nguồn) chủ yếu dựa trên chỉ phí của nó: chỉ phí trả lãi và các chi phí khác như kiểm ngân, phí dịch vụ, phí bảo hiểm tiền gửi tính trên số được sử dụng đề đầu tư vào tài sản sinh lời

Những nguồn vốn ngắn hạn thường có chỉ phí thâp và tính ổn định không cao, trong khi những nguồn vốn càng dài hạn thì chỉ phí cao hơn nhưng ổn định hơn Đề

hoạch định chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn, từng điều kiện cụ thẻ, căn cứ vào

chỉ phí phải trả cho mỗi nguồn NH đưa ra các sách lược huy động vốn phù hợp với

mục tiêu mở rộng kinh doanh tăng dư nợ cho vay, đầu tư, đồng thời bảo đảm lãi suât

Trang 35

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM 1.3.3.1 Những nhân tố khỏch quan

đâ Mi l, mụi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là một nhân tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh

doanh của NHTM nói chung và đến hoạt động huy động vốn nói riêng Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng và ồn định, mức lạm phát thấp, thu nhập của người dân ồn định và được đảm bảo thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng tăng lên hay kha năng huy động vồn tăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái hoặc lạm phát quá cao, thu nhập thực tế của người lao động giảm và biên động, điều này sẽ làm giảm lòng tin của dân cư vào giá trị của đồng tiền Hơn nữa

khi thu nhập thực tế thấp đi thì không những lượng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã gửi vào hệ thông Ngân hàng còn có nguy cơ bị rút ra Khi đó Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, quản lý dự trữ và củng có lòng tin của khách hàng vào hệ thống Ngân hàng

¢ Hai là, môi trường pháp ly

Mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại đều chịu sự điều chỉnh của Luật

Các tô chức tin dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của Nhà nước Mặt khác,

ở Việt Nam hiện nay, các NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty Các chỉ nhánh ngân hàng bên cạnh việc phải tuân thủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật của Nhà nước, còn phải tuân thủ theo các quy định mà Ngân hàng Nhà nước ban hành

trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay e Bala, méi trréng canh tranh

Trang 36

hàng truyền thống, vừa có thể tìm kiếm thêm khách hàng mới

e_ Bốn là, yếu tổ tiết kiệm của dân cư

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dan cư Do đó, công tác huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của yêu tố này, nêu không có tiết kiệm thì sẽ không có

vốn để đầu tư cho sản xuất và ngược lại

1.3.3.2 Các nhân tố chủ quan

e Mới là, chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh có tính quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Do vậy dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu và vị trí hiện tại của mình

trong hệ thống, mỗi ngân hàng cần phải tự hoạch định cho minh một chiến lược kinh doanh riêng biệt để có thẻ nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức, qua đó nâng cao chat

hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình

Trong từng thời kỳ, dựa trên chỉ tiêu được giao về hoạt động huy động von, str dụng vốn và các hoạt động khác của Ngân hảng Nhà nước cùng với tình hình thực tế của từng ngân hang, ngân hàng phải lập kế hoạch và cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn Mặt khác, trong chiến lược kinh doanh của mình ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng vào chỉ phí vốn mà ngân hàng phải chịu trong khâu huy động; tìm kiếm nguồn vốn rẻ, thời hạn phù hợp thông qua việc lựa chọn các hình thức huy động khác nhau Có như vậy ngân hàng mới chủ động trong việc tìm kiếm và sử dụng von

© Hai là, các hình thức huy động yon

Trang 37

¢ Bala, Chính sách của Ngân hàng trong việc huy động vốn

Chính sách huy động vốn được đưa ra luôn gắn liền với chiên lược và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, dựa trên định hướng khách hàng mục tiêu, thông tin thị trường đẻ đạt được quy mô và cơ câu nguồn vốn như mong muốn

Hệ thống chính sách liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách về huy động với qui mô, cơ câu, kỳ hạn, lãi suất, Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi ngân hàng; Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng

va chi phí dịch vụ; Các chính sách về tổ chức kỹ thuật; Các chính sách trong phục vụ

va giao tiép,

Trong đó, chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trong nhất trong sô các chính sách hỗ trợ cho công tác huy động vón của các ngân hàng hiện nay Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất như là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn huy động vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi Để duy trì và thu hút thêm nguôn vốn, ngân hàng cần phải áp dụng mức lãi suất

cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên

© Bén la, Cơ sở vật chất kỹ thuật

Day là một trong các nguồn lực để ngân hàng hoạt động trơn tru, xuyên suốt và có hiệu quả Nguồn lực này bao gồm mạng lưới các chỉ nhánh, các điểm giao dịch với

đặc thù ,vị trí, hệ thong thông tin va thiết bị khác Hiện nay, các NHTM ngày càng chú trọng tới việc áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là khâu thanh toán Nhờ đó làm cho nguồn vốn được luân chuyển nhanh, thuận tiện,

đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền và vay von © Năm là, hoạt động marketing ngân hàng

Trang 38

© Sáu là, thâm niên và uy tín của ngân hàng

Đi cùng với sự phát triển của nên kinh tế, mỗi Ngân hàng luôn luôn phải nỗ lực dé gây dựng và giữ vững được chỗ đứng của mình trong lòng thị trường Một ngân hàng lớn, uy tín cao sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Niềm tin của khách hàng trước hết giúp cho ngân hàng ổn định khói lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phi huy động Bên cạnh đó, một

Ngân hàng có một bề day lịch sử với danh tiếng, cơ sở vật chật, trình độ nhân viên,

được đánh giá cao sẽ tạo ra hình ảnh tốt về Ngân hàng, gây được sự chú ý của khách hàng từ đó thu hút được thêm dòng vốn mới

© Bay la, quy mé von Chủ sở hữu

Một trong những vai trò của Vốn chủ sở hữu là chống đỡ sự sụt giảm giá trị tai sản của NHTM, nó đảm bảo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, đồng thời cũng là yếu tố quyết định giới hạn tối đa của qui mô huy động vốn

© Tám là, Năng lực của nhân viên, cán bộ ngân hàng

Trang 39

CHƯƠNG II:

THUC TRANG HIEU QUA HOAT DONG HUY DONG VON CUA NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON CHI NHANH HUYEN

VAN LAM

2.1 Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm 2.1.1 Khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hôi huyện Văn Lâm

+ Tê vị trí địa lý:

'Văn Lâm là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và đông giáp Bắc Ninh, phía tây giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp huyện Văn Giang, Yên Mỹ,phía đông giáp Hải Dương Huyện Văn Lâm có 10 đơn vị hành chính xã và 1 thị trân Tổng

điện tích của huyện là 74,42 km?, dân số toàn huyện tính đến cuối năm 2014 là

130.435 người, mật độ dan só là 1.753 người/km? Huyện Văn Lâm có địa hình phẳng cốt đất trả dần từ tây bắc xuống đông nam có độ cao trung bình từ 3 - 4 mét 4È Vẻ tình hình kinh tế - xã hội: Biểu đồ 2 1: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm 100.00% 90.00% —— 80.00% A a 8 Nông nị 70.00% # nghiệp 60.00% ath i - di šữ00%, lương mại - dịch vụ 40.00% - oo 30.00% a "¬ nghiệp - xây 20.00% ng 10.00% 0.00% 2012 2013 2014

(Nguôn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, 2013, 2014 huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên)

Trang 40

Trong cơ câu kinh tế theo ngành nghề lĩnh vực trên địa bạn huyện, tỷ trọng ngành CN-XD chiếm tỷ trọng cao nhật và đang tăng dần về quy mô hoạt động, đến năm 2014, tỷ trong của CN-XD chiêm đến 82,33% tổng đầu tư kinh tế trong nội huyện Tiếp đến là ngành thương mại - địch vụ đứng thứ hai về tỷ trọng, tuy nhiên lại đang giam dan,

đến 2014, thương mại — dịch vụ chiếm 11,71% tổng đầu tư nội huyện giảm 0.7% so

với 2012 Cuối cùng, chiếm tỷ trọng nhỏ nhật và cũng đang giảm nhanh về quy mô là lĩnh vực nông nghiệp Hiện nay, NN chiếm một phần rất nhỏ trong cơ câu kinh tế huyện, khoảng 5.96% Tổng diện tích gieo trồng giảm dần, năm 2013 giảm 115.15 ha so với 2012, đến năm 2014 giảm 73,39 ha so với 2013 Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cam và nuôi trông thủy hải sản cũng giảm dan

Biểu đồ 2 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Văn Lâm 16.00% 14.00% 12.00% -86% _ Tăng trưởng kinh tế ‘ 10.00% 1043, — loànhuyện “#=Tăng trưởng của a0 —————_D D_D_D_D—D khu vực CN-XD - “=#=Tăng trường của 6.00% |} khu vuc TM-DV s Tăng trưởng của 4.00% khu vực NN 2.00% 0.00%

(Nguôn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, 2013, 2014 huyện Văn Lâm)

Từ biểu đô, có thẻ thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện thời gian qua giảm, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực NN là thấp nhat Khu vực có tóc độ phát

triển cao nhất và cao hơn nền kinh tế nội huyện là khu vực CN — XD, trong khi các lĩnh

Ngày đăng: 28/12/2021, 23:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w