1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI

28 106 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 79,74 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 PHẦN NỘI DUNG 9 I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX 9 1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX 9 2. Tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 10 II. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI 14 1. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến 14 1.1. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ 14 1.2. Phong trào Cần Vương (18851896) 15 1.3. Phong trào nông dân Yên Thế (18851913) 17 2. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản 18 2.1. Phong trào Đông Du 18 2.2. Phong trào Duy Tân 19 2.3. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nổi bật 20 3. Các xu hướng cải cách 22 3.1. Tư tưởng canh tân về kinh tế, chính trị 22 3.2. Tư tưởng canh tân về giáo dục, văn hóa 23 3.3. Tư tưởng canh tân về quân sự, ngoại giao 24 4. Phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng 24 5. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử 25 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 1. Tính cấp thiết của đề tài LỜI MỞ ĐẦU Tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống đấu tranh bất khuất trong lịch sử dân tộc, có vai trò hết sức to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong các phong trào cách mạng Việt Nam. Ngay từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta thì phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc đã bắt đầu. Từ năm 1858 đến trước năm 1930 đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh với mục tiêu giành lại nền độc lập dân tộc. Đó là cuộc chiến đấu của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu; khởi nghĩa của Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực... Đó là các cuộc khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần Vương của Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng... Những cuộc đấu tranh vô cùng oanh liệt đó của Nhân dân ta chống thực dân Pháp đều bị đàn áp tàn bạo và thất bại. Mặc dù bị đàn áp dã man nhưng các phong trào yêu nước vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Đã xuất hiện các phong trào yêu nước theo chủ trương mới và có xu hướng tư sản như các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa của tiểu tư sản, trí thức trong Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo... Tuy nhiên, các phong trào đó cũng không đi đến thành công. Nguyên nhân cơ bản là do các phong trào không tìm được đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc và con đường phát triển đúng đắn, chưa phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Nhưng nhìn chung, các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc: Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động, tác chiến. phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Là giá trị văn hoá trường tồn trong văn hoá Việt Nam. Phong trào yêu nước mang đậm khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nước ta đi đến độc lập được như ngày hôm nay đều dựa vào công sức của mỗi người, đặc biệt là các phong trào yêu nước của nhân dân dân Việt Nam. Chính những phong trào đó đã góp phần vào cách mạng Việt Nam Tiến lên một bậc, là nền tảng cho những thế hệ anh hùng sau học hỏi. Cho nên, các phong trào yêu nước trước khi có Đảng là cột mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đánh dấu về ý thức hệ tư tưởng sâu sắc. Từ tình hình trên, em nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu về tình hình lúc bấy giờ, các phong trào yêu nước, xu hướng cải cách trước khi Đảng ra đời là một cột mốc quan trọng trong lịch sử nước nhà. Với lý do đó, nhóm em quyết định chọn đề tài: “Đánh giá về các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời” 2. Tổng quan nghiên cứu Từ xa xưa, đấu tranh vì độc lập dân tộc đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, và truyền thống đó được phát huy qua từng thời kỳ, trong đó phải kể đến phong trào yêu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Từ thực tiễn đó, bài nghiên cứu sẽ chỉ ra những nét tiêu biểu, những bài học kinh nghiệm lớn từ các phong trào yêu nước thời kì này, dựa trên những ghi chép về thực tiễn của lịch sử Việt Nam với những nghiên cứu đi sâu vào các phong trào yêu nước tiêu biểu nhất, cụ thể là các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến như phong trào Cần Vương (1885 1896), phong trào nông dân Yên Thế (1885 1913)... và các phong trào yêu nước theo phong cách dân chủ tư sản như phong trào Duy Tân, Đông Du… Đồng thời nêu lên những xu hướng cải cách thời bấy giờ và các phong trào của Việt Nam Quốc dân Đảng. Để từ đó làm rõ tính bức thiết đòi hỏi phải có một chính Đảng lãnh đạo, một con đường cứu nước đúng đắn, đáp ứng xu thế tất yếu thời bấy giờ. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử của thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đề tài tìm hiểu kĩ hơn các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, củng cố và hoàn thiện nguyên nhân thất bại và ý ý nghĩa lịch sử của các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Từ đó, đánh giá về vai trò của các phong trào yêu nước đối với Cách mạng Việt Nam nói chung và sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. 4. Đối tượng nghiên cứu: Để thể hiện nội dung và đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng em sẽ tìm hiểu và làm rõ về hoàn cảnh lịch sử của thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời. Từ đó, phân tích và đưa ra được xu hướng phát triển, diễn biến cũng như là nguyên nhân thành công hay thất bại và ý nghĩa lịch sử của sự kiện. 5. Phạm vị nghiên cứu: Chúng em nghiên cứu đề tài nhìn nhận từ hoàn cảnh, tình hình lịch sử của thế giới, sau đó xem xét tình hình xã hội tại Việt Nam và những tác động xu thế trên thế giới lên tình hình chính trị, văn hoá, xã hội Việt Nam. Từ đó mới nghiên cứu đến các phong trào yêu nước diễn ra ở Việt Nam trong bối cảnh đất nước thời bấy giờ. 6. Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận được chúng em sử dụng những phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên phương pháp luận khoa học mác xít, đặc biệt là nắm vững chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét và nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực và đúng quy luật với nhận thức lịch sử theo quan điểm khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể. Cùng với chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là nền tảng tư tưởng, dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, là cơ sở và định hướng về phương pháp nghiên cứu. 7. Kết cấu nghiên cứu: Bài tiểu luận được chúng em xây dựng trên kết cấu gồm hai phần lớn. Đầu tiên là làm rõ bối cảnh lịch sử thời bấy giờ trên thế giới và bối cảnh lịch sử tại Việt Nam, đưa ra được cái nhìn toàn cảnh và làm rõ tình hình văn hoá, chính trị, xã hội của nước nhà. Phần thứ hai là các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản ra đời. Cụ thể theo từng khuynh hướng mà các phong trào đi theo: khuynh hướng phong kiến, khuynh hướng dân chủ tư sản. Trong đó có một vài phong trào nổi bật được chúng em làm rõ và phân tích cụ thể. Qua diễn biến các phong trào, tiểu luận có nêu lên các xu hướng cải cách, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các phong trào yêu nước nói trên. PHẦN NỘI DUNG I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX 1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX Lịch sử xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn có nhiều sự kiện mang tính thời đại, ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người và có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội Việt Nam. Trong đó: Ở phương Tây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển nhanh từ giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Trong quá trình phát triển, do quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1900 – 1903 và sau đó là tổng khủng hoảng và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Để mở rộng thị trường, các nước tư bản đã tiến hành xâm lược và áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào các dân tộc phương Đông. Điều này làm biến đổi sâu sắc các mặt của đời sống xã hội như kinh tế, tư tưởng, chính trị… trên phạm vi toàn thế giới. Về chính trị, nền dân chủ tư sản cùng với các giá trị dân chủ, bình đẳng, bác ái có ý nghĩa to lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa làm cho sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng tăng lên. Đồng thời, một số nước tư bản nhanh chóng trở thành đế quốc chủ nghĩa liên kết với nhau đi xâm lược thuộc địa ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Mặc dù vậy, nền dân chủ tư sản cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với các nhà tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Về cơ cấu xã hội, ngoài giai cấp tư sản, địa chủ quý tộc, nông dân còn có sự hình thành, phát triển ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân. Nhiều tổ chức đảng vô sản, đảng xã hội theo xu hướng tiến bộ cách mạng của giai cấp công nhân xuất hiện tại Đức, Pháp, Anh đã ít nhiều tác động đến tư tưởng của các nhà canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ở phương Đông, sau khi xâm lược, chủ nghĩa tư bản đã áp đặt phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lên các nước phương Đông, để lại cho các dân tộc thuộc địa cả những hệ quả tiêu cực và tích cực, trong đó hệ quả tiêu cực là chủ yếu. Trước hết phải kể đến hệ quả tiêu cực, chủ nghĩa tư bản tạo ra ở các nước thuộc địa một nền kinh tế què quặt, trì trệ, lệ thuộc vào các nước tư bản; đời sống nhân dân ở các nước thuộc địa lâm vào cảnh một cổ hai tròng áp bức. Song, sự thay đổi của phương thức sản xuất và những hệ quả của nó cũng đã góp phần thức tỉnh các dân tộc phương Đông chuyển mình theo xu thế thời đại. Các nước Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc đã tiến hành canh tân đất nước thành công, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, làm thay đổi căn bản chế độ chính trị. Bên cạnh đó, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) đưa đến sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Thực tiễn sinh động ấy đặt câu hỏi cho dân tộc Việt Nam là phải bằng con đường cách mạng nào để bảo vệ độc lập cho dân tộc và phát triển đất nước. Đây là những sự kiện lịch sử rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 2. Tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng của châu Á, Việt Nam trở thành đối tượng nằm trong mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp trong cuộc chạy đua với nhiều đế quốc khác. Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (19141918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh. Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án...; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Về văn hóa, chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti,vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị. Về xã hội, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn. Giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại hơn ngàn năm. Do chính sách kinh tế và chính trị phản động của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ càng bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ. Có một số địa chủ bị phá sản. Vốn sinh ra và lớn lên trong một quốc gia dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai. Giai cấp nông dân chiếm khoảng 90% dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề. Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản động. Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất. Giai cấp nông dân có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất là lực lượng to lớn nhất, một động lực cách mạng mạnh mẽ. Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé.Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã hình thành giai cấp rõ rệt. Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều,thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối. Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân thành hai bộ phận: • Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc, bao thầu những công trình xây dựng của chúng ở nước ta. Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc. • Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư sản loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp và cả tiểu thủ công nghiệp. Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do. Giữa những bộ phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt, nhưng nhìn chung, địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp. Họ có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng. Giai cấp công nhân hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng về số lượng nhưng còn non trẻ, trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tập trung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp và các đồn điền. Giai cấp công nhân Việt Nam phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ), có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân, không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh và sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình. Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam và cả Đông Dương nói chung là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa, giáo dục,... Nước Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa. Trong bối cảnh đó, những luồng tư tưởng ở bên ngoài: tư tưởng Các mạng tư sản Pháp, phong trào Duy tân Nhật Bản, cuộc vận động Duy tân tại Trung Quốc, cách mạng Tân Hợi Trung Quốc... đặc biệt là cách mạng tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến phong trào yêu nước những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Năm 1919, trên chiến hạm của Pháp ở Bắc hải, Tôn Đức Thắng tham gia đấu tranh chống việc can thiệp vào nước Nga Xô viết. Năm 1923, luật sư Phan Văn Trường từ Pháp về nước và ông công bố tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản trên báo La Cloche Féléc, từ số ra ngày 293 đến 2041926, tại Sài Gòn góp phần tuyên truyền tư tưởng vô sản ở Việt Nam.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-♣♣♣♣♣ -HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA

ĐỜI

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN NỘI DUNG 9

I HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX 9

1 Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX 9

2 Tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 10

II PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI 14

1 Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến 14

1.1 Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ 14

1.2 Phong trào Cần Vương (1885-1896) 15

1.3 Phong trào nông dân Yên Thế (1885-1913) 17

2 Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản 18

2.1 Phong trào Đông Du 18

2.2 Phong trào Duy Tân 19

2.3 Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nổi bật 20

3 Các xu hướng cải cách 22

3.1 Tư tưởng canh tân về kinh tế, chính trị 22

3.2 Tư tưởng canh tân về giáo dục, văn hóa 23

3.3 Tư tưởng canh tân về quân sự, ngoại giao 24

4 Phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng 24

5 Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

1 Tính cấp thiết của đề tài LỜI MỞ ĐẦU

Tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống đấu tranh bất khuất trong lịch sử dân tộc, có vai trò hết sức to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong các phong trào cách mạng Việt Nam Ngay từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước

ta thì phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc đã bắt đầu Từ năm 1858 đến trước năm 1930 đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa, phong

Trang 3

trào đấu tranh với mục tiêu giành lại nền độc lập dân tộc Đó là cuộc chiến đấu của quân

và dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu; khởi nghĩa của TrươngĐịnh, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực Đó là các cuộc khởi nghĩa theo tiếng gọi

"Cần Vương" của Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng Nhữngcuộc đấu tranh vô cùng oanh liệt đó của Nhân dân ta chống thực dân Pháp đều bị đàn áptàn bạo và thất bại Mặc dù bị đàn áp dã man nhưng các phong trào yêu nước vẫn tiếptục phát triển mạnh Đã xuất hiện các phong trào yêu nước theo chủ trương mới và có xuhướng tư sản như các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, các cuộckhởi nghĩa của tiểu tư sản, trí thức trong Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Họclãnh đạo Tuy nhiên, các phong trào đó cũng không đi đến thành công Nguyên nhân cơbản là do các phong trào không tìm được đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc và conđường phát triển đúng đắn, chưa phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam.Nhưng nhìn chung, các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam mang ý nghĩa sâusắc: Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động, tác chiến phong trào yêunước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam Làgiá trị văn hoá trường tồn trong văn hoá Việt Nam Phong trào yêu nước mang đậmkhuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợpcác yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nước ta đi đến độc lập được như ngày hôm nay đều dựa vào công sức của mỗi người,đặc biệt là các phong trào yêu nước của nhân dân dân Việt Nam Chính những phongtrào đó

Trang 4

đã góp phần vào cách mạng Việt Nam Tiến lên một bậc, là nền tảng cho những thế hệanh hùng sau học hỏi Cho nên, các phong trào yêu nước trước khi có Đảng là cột mốc

vô cùng quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đánh dấu về ý thức

hệ tư tưởng sâu sắc

Từ tình hình trên, em nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu về tình hình lúc bấy giờ, cácphong trào yêu nước, xu hướng cải cách trước khi Đảng ra đời là một cột mốc quantrọng trong lịch sử nước nhà Với lý do đó, nhóm em quyết định chọn đề tài:

“Đánh giá về các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời”

2 Tổng quan nghiên cứu

Từ xa xưa, đấu tranh vì độc lập dân tộc đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người dânViệt Nam, và truyền thống đó được phát huy qua từng thời kỳ, trong đó phải kể đếnphong trào yêu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Từ thực tiễn đó, bàinghiên cứu sẽ chỉ ra những nét tiêu biểu, những bài học kinh nghiệm lớn từ các phongtrào yêu nước thời kì này, dựa trên những ghi chép về thực tiễn của lịch sử Việt Nam vớinhững nghiên cứu đi sâu vào các phong trào yêu nước tiêu biểu nhất, cụ thể là các phongtrào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến như phong trào Cần Vương (1885 - 1896),phong trào nông dân Yên Thế (1885 - 1913) và các phong trào yêu nước theo phongcách dân chủ tư sản như phong trào Duy Tân, Đông Du… Đồng thời nêu lên những xuhướng cải cách thời bấy giờ và các phong trào của Việt Nam Quốc dân Đảng Để từ đólàm rõ tính bức thiết đòi hỏi phải có một chính Đảng lãnh đạo, một con đường cứu nướcđúng đắn, đáp ứng xu thế tất yếu thời bấy giờ

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử của thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầuthế kỉ XX, đề tài tìm hiểu kĩ hơn các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trướckhi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, củng cố và hoàn thiện nguyên nhân thất bại và ý ý

Trang 5

nghĩa lịch sử của các phong trào yêu nước của nhân dân ta Từ đó, đánh giá về vai tròcủa các phong trào yêu nước đối với Cách mạng Việt Nam nói chung và sự hình thànhĐảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.

4 Đối tượng nghiên cứu:

Để thể hiện nội dung và đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng em sẽ tìm hiểu

và làm rõ về hoàn cảnh lịch sử của thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX,các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời Từ đó,phân tích và đưa ra được xu hướng phát triển, diễn biến cũng như là nguyên nhân thànhcông hay thất bại và ý nghĩa lịch sử của sự kiện

5 Phạm vị nghiên cứu:

Chúng em nghiên cứu đề tài nhìn nhận từ hoàn cảnh, tình hình lịch sử của thế giới, sauđó xem xét tình hình xã hội tại Việt Nam và những tác động xu thế trên thế giới lên tìnhhình chính trị, văn hoá, xã hội Việt Nam Từ đó mới nghiên cứu đến các phong trào yêunước diễn ra ở Việt Nam trong bối cảnh đất nước thời bấy giờ

6 Phương pháp nghiên cứu:

Tiểu luận được chúng em sử dụng những phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam dựa trên phương pháp luận khoa học mác xít, đặc biệt là nắmvững chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét và nhậnthức lịch sử một cách khách quan, trung thực và đúng quy luật với nhận thức lịch sửtheo quan điểm khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể

Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là nền tảng tư tưởng, dẫndắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, là cơ sở và định hướng về phương phápnghiên cứu

7 Kết cấu nghiên cứu:

Bài tiểu luận được chúng em xây dựng trên kết cấu gồm hai phần lớn

Trang 6

Đầu tiên là làm rõ bối cảnh lịch sử thời bấy giờ trên thế giới và bối cảnh lịch sử tại ViệtNam, đưa ra được cái nhìn toàn cảnh và làm rõ tình hình văn hoá, chính trị, xã hội củanước nhà.

Phần thứ hai là các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi Đảng CộngSản ra đời Cụ thể theo từng khuynh hướng mà các phong trào đi theo: khuynh hướngphong kiến, khuynh hướng dân chủ tư sản Trong đó có một vài phong trào nổi bật đượcchúng em làm rõ và phân tích cụ thể Qua diễn biến các phong trào, tiểu luận có nêu lêncác xu hướng cải cách, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các phong trào yêunước nói trên

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

I HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX

1 Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX

Lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn có nhiều sự kiệnmang tính thời đại, ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển của lịch sử xã hội loàingười và có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội Việt Nam Trong đó:

Ở phương Tây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật làm cho chủ nghĩa tư bản

chuyển nhanh từ giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.Trong quá trình phát triển, do quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản

đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1900 – 1903 và sau đó là tổngkhủng hoảng và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Để mở rộng thị trường, các nước tưbản đã tiến hành xâm lược và áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào cácdân tộc phương Đông Điều này làm biến đổi sâu sắc các mặt của đời sống xã hội nhưkinh tế, tư tưởng, chính trị… trên phạm vi toàn thế giới Về chính trị, nền dân chủ tư sảncùng với các giá trị dân chủ, bình đẳng, bác ái có ý nghĩa to lớn trong tiến trình lịch sửnhân loại Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa làm cho sự phân hóagiàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng tăng lên Đồngthời, một số nước tư bản nhanh chóng trở thành đế quốc chủ nghĩa liên kết với nhau đixâm lược thuộc địa ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ - Latinh Mặc dù vậy, nềndân chủ tư sản cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với các nhà tư tưởng canh tân ởViệt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Về cơ cấu xã hội, ngoài giai cấp tư sản, địachủ quý tộc, nông dân còn có sự hình thành, phát triển ngày càng lớn mạnh cả về sốlượng và chất lượng của giai cấp công nhân Nhiều tổ chức đảng vô sản, đảng xã hộitheo xu hướng tiến bộ cách mạng của giai cấp công nhân xuất hiện tại Đức, Pháp, Anh

đã ít nhiều tác động đến tư tưởng của các nhà canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX

Trang 8

Ở phương Đông, sau khi xâm lược, chủ nghĩa tư bản đã áp đặt phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa lên các nước phương Đông, để lại cho các dân tộc thuộc địa cả những hệquả tiêu cực và tích cực, trong đó hệ quả tiêu cực là chủ yếu Trước hết phải kể đến hệquả tiêu cực, chủ nghĩa tư bản tạo ra ở các nước thuộc địa một nền kinh tế què quặt, trìtrệ, lệ thuộc vào các nước tư bản; đời sống nhân dân ở các nước thuộc địa lâm vào cảnhmột cổ hai tròng áp bức Song, sự thay đổi của phương thức sản xuất và những hệ quảcủa nó cũng đã góp phần thức tỉnh các dân tộc phương Đông chuyển mình theo xu thếthời đại Các nước Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc đã tiến hành canh tân đất nướcthành công, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, làm thay đổi căn bản chế độchính trị Bên cạnh đó, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) đưa đếnsự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới

Thực tiễn sinh động ấy đặt câu hỏi cho dân tộc Việt Nam là phải bằng con đường cáchmạng nào để bảo vệ độc lập cho dân tộc và phát triển đất nước Đây là những sự kiệnlịch sử rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tư tưởng canh tân

ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

2 Tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng của châu Á, Việt Nam trởthành đối tượng nằm trong mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp trong cuộc chạy đua vớinhiều đế quốc khác

Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858 thựcdân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam Sau khi đánh chiếm được nước

ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thácnhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụhàng hóa Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lầnthứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trìnhkhai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độnhanh Do

Trang 9

sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sựbiến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, nhữngtrung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cáchhoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tếphong kiến Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợinhuận siêu ngạch Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tưbản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu vàphụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề.

Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyềnĐông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ cáctỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án ; biến vua quan Nam triều thành bùnhìn, tay sai Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộcđấu tranh của dân ta trong biển máu Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rấtthâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đóvới nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tênnước ta trên bản đồ thế giới Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữacác tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộcViệt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương

Về văn hóa, chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti,vong

bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục Mọi hoạt động yêunước của nhân dân ta đều bị cấm đoán Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnhhưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngudân để dễ bề thống trị

Về xã hội, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình

hình xã hội Việt Nam Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn

Trang 10

Giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại hơn ngàn năm Do chính sách kinh tế và chính trị

phản động của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ càng bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõrệt: tiểu, trung và đại địa chủ Có một số địa chủ bị phá sản Vốn sinh ra và lớn lên trongmột quốc gia dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách thốngtrị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địachủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên

đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai

Giai cấp nông dân chiếm khoảng 90% dân số Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và tư

sản áp bức, bóc lột rất nặng nề Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâuthuẫn với đế quốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phảnđộng Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu cầu vềđộc lập dân tộc là bức thiết nhất Giai cấp nông dân có truyền thống đấu tranh kiêncường bất khuất là lực lượng to lớn nhất, một động lực cách mạng mạnh mẽ

Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Trước

Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé.Sau chiếntranh, tư sản Việt Nam đã hình thành giai cấp rõ rệt Ra đời trong điều kiện bị tư bảnPháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều,thế lựckinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối

Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân thành hai bộ phận:

 Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc, bao thầunhững công trình xây dựng của chúng ở nước ta Vì có quyền lợi kinh tế và chínhtrị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dântộc

 Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư sảnloại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp

và cả tiểu thủ công nghiệp Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạngkhông thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc

Trang 11

Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ

công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do Giữanhững bộ phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt, nhưng nhìn chung, địa

vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp Họ có tinh thầnyêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hănghái cách mạng

Giai cấp công nhân hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và đến cuộc

khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng về sốlượng nhưng còn non trẻ, trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tập trung tạicác thành phố, các trung tâm công nghiệp và các đồn điền Giai cấp công nhân Việt Namphải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ), có mốiquan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân, không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh vàsớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại cáchmạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình

Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam và cả Đông Dương

nói chung là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tếnhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa, giáo dục, Nước Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa Trongbối cảnh đó, những luồng tư tưởng ở bên ngoài: tư tưởng Các mạng tư sản Pháp, phongtrào Duy tân Nhật Bản, cuộc vận động Duy tân tại Trung Quốc, cách mạng Tân HợiTrung Quốc đặc biệt là cách mạng tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ, làm chuyểnbiến phong trào yêu nước những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Năm 1919, trênchiến hạm của Pháp ở Bắc hải, Tôn Đức Thắng tham gia đấu tranh chống việc can thiệpvào nước Nga Xô viết Năm 1923, luật sư Phan Văn Trường từ Pháp về nước và ôngcông bố tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản trên báo

La Cloche Féléc, từ số ra ngày 29-3 đến 20-4-1926, tại Sài Gòn góp phần tuyên truyền

tư tưởng vô sản ở Việt Nam

Trang 12

II PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRƯỚC

KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI

1 Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến

1.1 Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ

Khởi nghĩa Trương Định (1859 – 1864): Từ năm 1861 đến 1862, ở Nam Kỳ đã

nổi lên nhiều trung tâm kháng chiến như Trần Xuân Hòa ở Mỹ Tho, Thiên hộ Dương ở Đồng Tháp Mười, Quản Là ở Tây Ninh… Trong giai đọan này, cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công là tiêu biểu nhất, có quy mô lớn nhất và gây tổn thất nặng nề nhất cho Pháp

Bối cảnh lịch sử: Năm 1859, giặc Pháp đưa quân đánh chiếm Gia Định.

Diễn biến:

O Ngay sau khi Pháp tiến vào Gia Định năm 1859, Trương Định đã đem quân lên đóng chiếm tại Thuận Kiều, Gia Định để phòng ngự và có nhiều chiến công trên các đoạn từ Gò Cây Mai đến Thị Nghè Đến năm 1960, ông được triều đình phong chức Phó lãnh binh tham gia giữ đồn Kỳ Hòa

O Đầu năm 1861, đồn Kỳ Hòa thất thủ, Trương Định rút quân về Gò Công chuẩn bị cho công cuộc trường kỳ kháng chiến Dưới sự chỉ dẫn của ông, nghĩa quân giành nhiều thắng lợi tại Gò Công, Tân An và Mỹ Tho, Chợ Lớn kéo dài đến 2 nhánh sông Vàm Cỏ đến tận biên giới Campuchia

O Tháng 3 năm 1862, phần lớn các huyện của Gia Định và Định Tường đều được giải phóng, quân Pháp đã rút lui khỏi nhiều đồn Đến ngày 5/6/1862,triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất đồng ý giao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp nên đã ra lệnh cho Trương Định phải ngừng chiến đấu và giải tán nghĩa quân Nhưng Trương Định đã cương quyết chống lại lệnh của triều đình và cùng nhân dân tiếp tục kháng chiến chống Pháp tại Gò Công

Trang 13

O Ngày 26/2/1863, Pháp mở đợt tấn công căn cứ Tuy Hòa của nghĩa quân tại

Gò Công, cuộc chiến diễn ra ác liệt suốt ba ngày liền Đến ngày 28/2/1863, căn cứ Tuy Hòa bị mất, Trương Định phải rút về Biên Hòa và đưa một số nghĩa quân về Thủ Dầu Một của Tây Ninh để tiếp tục chiến đấu

Kết quả: Cuộc khởi nghĩa của Trương Định cũng bị dập tắt do sự tương quan về

lực lượng của ta và địch ngày càng có sự chênh lệch lớn theo hướng không có lợicho nghĩa quân Trương Định

Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868): Năm 1861, Nguyễn Trung Trực

(tức Nguyễn Văn Lịch) nổi dậy ở Tân An, chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Hy Vọng (Espérance) của giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (12/1861), rồi lập căn

cứ kiên trì chống giặc khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc Năm 1868,

bị giặc bắt và đưa đi hành hình, ông đã hiên ngang nói thẳng vào mặt chúng: “Baogiờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây”

1.2 Phong trào Cần Vương (1885-1896)

Bối cảnh lịch sử lúc đó: Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự nhưngchưa thể đặt ách cai trị lên cả nước vì phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Namđang diễn ra quyết liệt Phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầuvẫn nuôi hi vọng giành lại nền độc lập, chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện Phái chủchiến có được sự ủng hộ của nhân dân nên đã chuẩn bị được lực lượng, tích trữ lươngthảo, khí giới Phái chủ chiến cũng đã tiến hành trừ khử những người có tư tưởng đầuhàng Pháp Và cuối cùng, phái chủ chiến đưa vua Hàm Nghi (Ưng Lịch) lên ngôi vua

Từ những hành động quyết liệt của phái chủ chiến khiến Pháp lo sợ, Pháp đã quyết địnhtìm mọi cách tiêu diệt phong trào Đây là nguyên nhân phong trào cần vương ra đời bởisau đó, để tránh bị động, đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn ThấtThuyết chỉ huy binh lính tấn công Pháp ở kinh thành Huế song gặp phải thất bại TônThất Thuyết phải rút lực lượng lên Tân Sở (Quảng Trị) Ngày 13 tháng 7 năm 1885, TônThất

Trang 14

Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhândân cả nước giúp vua cứu nước.

Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương diễn ra ở hầu hết khắp cácđịa phương trên cả nước, trải dài từ Khánh Hòa đến Hà Giang Hai người lãnh đạo chínhcủa phong trào Cần Vương lúc bấy giờ là Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi Phongtrào Cần Vương trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn Tôn Thất Thuyết đã sangTrung Quốc cầu viện và để vua Hàm Nghi lại song không đạt được kết quả khả quan.Năm 1888, Trương Quang Ngọc chỉ điểm cho Pháp bắt vua Hàm Nghi, Pháp không dụ

dỗ được nên đã đày vua Hàm Nghi sang châu Phi Đây là diễn biến phong trào cầnvương trong giai đoạn đầu tiên

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1888 đến năm 1896: Tuy không còn Tôn Thất Thuyết

và vua Hàm Nghi lãnh đạo nhưng phong trào vẫn diễn ra sôi nổi Các nghĩa quânthường dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu, vẫn mang nặng tư tưởngxây dựng căn cứ, chờ địch, cố thủ, thiếu sự linh hoạt Tuy vậy, điểm mạnh là các cuộcđấu tranh quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa to lớn, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổnthất Đây là một trong những ý nghĩa phong trào cần vương mang lại cho cuộc đấu tranhtrước Pháp của dân tộc ta

Về nguyên nhân khách quan của thất bại, đó là do quân đội thực dân Pháp mạnh hơn

quân đội ta rất nhiều lần về mọi phương diện như các phương thức sản xuất, các trangthiết bị và vũ khí hiện đại cũng như thực dân Pháp có nhiều kinh nghiệm trong chiếntranh xâm lược

Tuy vậy cũng phải kể đến một số nguyên nhân chủ quan như các cuộc khởi nghĩa

trong phong trào Cần Vương diễn ra lẻ tẻ, thiếu gắn kết Nhờ đó đã tạo cơ hội cho Phápáp dụng chiến thuật “bẻ từng chiếc đũa” để đàn áp, tiêu diệt thành công Cuối cùng,nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương đó chính là sự hạnchế về đường lối và phương pháp đấu tranh do chịu sự chi phối của thời đại

Ý nghĩa: phong trào Cần Vương đã tiếp nối truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất, kiên

cường của nhân dân Việt Nam Phong trào Cần Vương cũng giúp tiêu hao sinh lực địch,

Ngày đăng: 27/12/2021, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w