1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

" Kế Toán Tài Sản Cố Định" tại Công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng

39 602 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 216 KB

Nội dung

“mô hình kế toán trách nhiệm”. Đây là một hệ thống thông tin tin cậy và hữu ích cho công tác quản lý, kiểm soát hướng đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, với sự thay đổi liên tục của đất nướccùng với những chính sách tài chính kế toán không ngừng đổi mới vàhoàn thiện để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nướccũng như hội nhập quốc tế Để thực hiện các chủ trương, những đườnglối,chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề phát triển nền kinh tế.Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang nền công nghiệptiên tiến, từng bước thực hiện mục tiêu Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoáđất nước.

Từ những vấn đề trên,Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi,khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp thi đua sản xuất, không ngừngnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và các đơn vị doanh nghiệp đãtìm ra những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với từng nghànhnghề mà đơn vị doanh nghiệp đã lựa chọn nhưng cũng phải tuân theokhuôn khổ Pháp Luật mà Nhà Nước qui định Để đạt được điều này thìcác đơn vị doanh nghiệp phải đổi mới dây chuyền ,đầu tư trang thiết bịcông nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, công tác quản lý.Từ đó tạora được nhiều sản phẩm hàng hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càngcao,càng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng.Không những thế,đó cũng là điều kiện để cho các đơn vị doanh nghiệp có chỗ đứng, tồntại và phát triển để mở rộng thị trường rộng lớn

Để có được kết quả như mong muốn đòi hỏi các doanh nghiệptrong quá trình hoạt động phải tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu trên thịtrường nhằm xác định khả năng tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu về vốnphục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và có kế hoạch đầu tư mua sắm tàisản Qua đó đòi hỏi nghiệp vụ kế tóan đối với các doanh nghiệp cũng

Trang 2

phải được nâng cao hơn, để vừa bám sát hoạt động sản xuất kinh doanhcủa đơn vị vừa theo dõi việc mua sắm tài sản và tình hình luân chuyểncủa từng loại tài sản cũng như tổng số tài sản của đơn vị.Từ đó giúp chonhà quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động của đơn vị, giúp cho côngviệc quản lý được thực hiện có hiệu quả, tính toán được thu nhập,chi phíđể có kết quả điều chỉnh hoạt động sản xuất, tránh hiện tượng thất thoáttài sản, từng bước xử lý những tồn tại về tài sản góp phần làm lànhmạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệpduy trì hoạt động, phát triển năng lực sản xuất kinh doanh và có thểvạch ra phương pháp hoạt động cho kỳ sau

Như vậy, ở bất kỳ nghành kinh tế nào thì việc mua sắm tài sản cốđịnh là nhiệm vụ hàng đầu không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạtđộng sản xuất kinh doanh Tất cả những vấn đề trên giúp ta thấy đượcmua sắm tài sản cố định là một yếu tố cơ bản cần thiết đối với một đơn

vị Đây cũng chính là lý do mà em chọn đề tài" Kế Toán Tài Sản Cố

Định" tại Công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng để viết chuyên đề thực

tập cho mình.

Nội dung chuyên đề gồm 3 phần :

Phần I : KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TYTNHH NHẬT LINH ĐÀ NẴNG

Phần II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT LINH

Phần III :MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆNCÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠIDOANH NGHIỆP

Do thời gian cũng như trình độ kiến thức còn hạn hẹp kèm theo đóchưa có kinh nghiệm và là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, chắc chắnrằng không tránh khỏi những khiếm khuyết thiếu sót trong quá trình lập

Trang 3

nghiệm quý báu của thầy cùng các anh chị tại công ty TNHH Nhật LinhĐà Nẵng.

Qua đây em xin trân trọng gởi lời cảm ơn sâu xa đến thầy Lê VănThảo đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám Đốc, Phòng Kếtoán công ty TNHH Nhật Linh.Cảm ơn anh Nguyễn Hữu Thịnh-Kế toántrưởng công ty, chị Nguyễn Thị Ngọc Trinh đã tận tình quan tâm giúp đỡvà tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề này

Đà Nẵng, ngày tháng năm2005

Học viên thực hiện

Hå ThÞ BÝch Th¶o

Trang 4

Trước đây, với tên gọi Công Ty TNHH Xây Dựng Thương MạiDịch Vụ Tổng Hợp Nhật Linh chịu sự chỉ đạo của Sở Thương Mại-TPĐà Nẵng vào thời điểm mới thành lập năm 1994 Công ty còn gặpnhiều khó khăn, sản xuất cầm chừng, máy móc thiết bị cũ kỹ, sảnphẩm cũng như chất lượng chưa đáp ứng được thị trường Đứngtrước tình hình trên đồng thời đòi hỏi những cơ chế của thị trườngCông ty đã được UBND Thành Phố Đà Nẵng cấp ưu đãi đầu tư theoquyết định số 134/QĐ-UB của UBND Thành Phố Đà Nẵng quy địnhmột số chính sách khuyến khích đầu tư và hổ trợ sản xuất đối với cácdoanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.

Sau một thời gian đi vào hoạt động gần 10 năm Công ty đã đổi

tên thành"CÔNG TY NHẬT LINH ĐÀ NẴNG" Có được tên gọi như

hiện nay là kết quả của cả một quá trình dài phát triển không ngừngvới nhiều lần thay đổi điều chỉnh để phù hợp với chức năng , nhiệmvụ , tính chất và quy mô hoạt động kinh doanh

Trang 5

+ Trụ sở chính công ty : 194 Nguyễn Chí Thanh- Quận Hải TP Đà Nẵng

Châu-Vốn kinh doanh ban đầu là : 7.000.000.000 do 2 thành viên gópvốn:

Trong đó : Ông Lê Văn Đường :5.350.000.000

Ông Trần Văn Ba : 1.650.000.000Người đại diên theo pháp luật của công ty là Giám đốc

Họ và tên : Lê Văn Đường

b- Quá trình phát triển của Công ty

Trong nhiều năm đi vào hoạt động Công ty đã có những ưu thếđặc biệt, kinh doanh các mặt hàng : Xây dựng dân dụng; trang trí nộithất; tư liệu tiêu dùng; khách sạn; chế biến lâm sản; sản xuất đồ gỗ;sản xuất cung ứng trang thiết bị phục vụ ngành giáo dục, văn phòng vàgia đình; hiện đang đầu tư xây dựng siêu thị và có kết quả rất khảquan Công ty sẽ không ngừng mở rộng giao tiếp để ngày càng pháttriển Vốn của công ty cũng được phần nào lớn mạnh và nó kéo theolực lượng lao động ngày một tăng lên, doanh thu bình quân của côngty ngày càng tăng nhanh và đã có uy tín với khách hàng.

Trong những năm qua, tuy gặp không ít khó khăn nhưng công tyđã tìm cách khắc phục và có được những thành quả đáng trân trọng.Doanh thu hằng năm tăng lên rõ rệt Chính nhờ vậy mà công ty hiệnnay đã tìm được chổ đứng cả trong và ngoài nước.

Có được kết quả như vậy là do Công ty mở rộng kinh doanh đượcnhiều mặt hàng mới lạ, mẫu mã đa dạng và ngày càng thu hút đượckhách hàng Hơn nữa, Công ty đã biết năng động, sáng tạo tìm hiểunghiên cứu thị trường phục vụ đúng thị hiếu khách hàng nên doanh thutăng lên, buôn bán có lãi hơn Công ty đã có kế hoạch mở rộng sảnxuất,gia tăng lượng bán ra, nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sởáp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến cũng như nâng cao tay nghề cho

Trang 6

đội ngũ công nhân cùng với phương châm là:"Chất lượng cao-Kỹ, Mỹthuật cao" Mặt khác, Công ty còn tự tìm kiếm khách hàng trên nhữngthị trường lớn hơn để mở rộng quan hệ.

Về vấn đề lao động, có thể nói số lượng lao động của Công ty kháđông Công ty mở rộng quy mô, sản xuất nhanh Bên cạnh đó, sự đầutư vào các khâu trọng yếu đã làm tăng việc tuyển thêm lao động nênđòi hỏi cần nhiều nhân công lao động là cần thiết Từ đó, đem lại hiệuquả lớn cho thành phố, đó là giải quyết được phần nào lao động xãhội.Công ty đã tạo nên một cơ sở vật chất khá lớn cho xã hội Thu hútvà giải quyết được hơn 400 lao động.

Tóm lại, quá trình hình thành- phát triển của Công ty đã trãi quacác giai đoạn củng cố và xây dựng vượt qua không ít khó khăn thửthách khi thực hiện chuyển đổi sang cơ chế thị trường Công ty NhậtLinh Đà Nẵng đã tự khẳng định mình trong cơ chế mới trong xu thếcạnh tranh trên thị trường và phát huy vai trò của doanh nghiệp đóngtrên địa bàn Thành Phố.

2- Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:a/ Chức năng:

Hoạt động của công ty là nhằm thực hiện chức năng lưu thôngcủa nhà sản xuất, tổ chức và mở rộng cho được thị trường, nhằm thoảmãn nhu cầu đời sống xã hội trong địa bàn thành phố Trên lĩnh vựcxây dựng thúc đẩy quá trình sản xuất nghành vật liệu xây dựng pháttriển Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.Giảiquyết công ăn việc làm cho người lao động

b/ Nhiệm vụ:

- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn hiện có

- Hoàn thành các nhiệm vụ tài chính (doanh thu, tiêu thụ, lợinhuận ) đã đặt ra nhằm góp phần thực hiện các chỉ tiêu.

Trang 7

- Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách chế độ pháp luật củaNhà nước, đào tạo CBCNV, thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương,BHXH, bảo hộ lao động đối với công nhân viên.

II-Cơ cấu tổ chức quản lý:

1 Tổ chức bộ máy quản lý:

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ

Ghi chú :

: Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ phối hợp

2 Khái quát sự phân công nhiệm vụ của từng bộ phận:

Công ty TNHH Nhật Linh chịu sự chỉ đạo của Sở Thương Mại Đà

Nẵng nên mọi hoạt động của Công ty được sự giám sát chặt chẽ củacấp trên Do đó việc tổ chức quản lý bộ máy cũng rất chặt chẽ nhằmquản lý tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Ban giám đốc: Giám đốc là người có quyết định cao nhất của côngty, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước UBND Thành Phố Đà Nẵng vàquản lý ngành của Sở Thương Mại cho nên tổ chức quản lý của Công tytheo hình thức trực tuyến tức là Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòngchức năng của cửa hàng Thực hiện công tác điều hành Công ty theođiều lệ của Công ty.

Phòng kế toántài vụ

GIÁM ĐỐC

Trang 8

- Phòng kế toán tài vụ:Theo dõi quản lý mọi hoạt động thu chi,báo cáovới Giám đốc

- Phòng nghiệp vụ kinh doanh : Có nhiệm vụ tìm ra nguồn hàng, vạchkế hoạch, phương án kinh doanh

- Phòng tổ chức hành chính: Sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý nhânviên.

- Cửa hàng phụ trách việc mua bán các mặt hàng

3 Mối quan hệ:

Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi công việc của Công ty,quyết định phương án kinh doanh, tổ chức điều hành mọi hoạt động củaCông ty.

Kế toán trưởng thông qua nghiệp vụ của mình tổng hợp tình hình tàichính của đơn vị báo cáo với Giám đốc và các cơ quan liên quan, cânđối nguồn vốn và đề xuất các biện pháp sử dụng vốn cụ thể theo tìnhhình kinh doanh của đơn vị.

Trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh chịu trách nhiệm triển khai cácnghiệp vụ kinh doanh theo chỉ đạo của Giám đốc như soạn thảo hợpđồng, bố trí nhân lực, giao nhận hàng hoá, đề xuất hướng giải quyết cácphát sinh về mua bán hàng hoá

Trưởng phòng tổ chức hành chính theo dõi về tình hình nhân sự,những biến động về lao động để xin ý kiến giải quyết, nghiên cứu vàxem xét về nguồn đào tạo cán bộ Ngoài ra còn thực hiện nhệm vụ hànhchính văn thư của Công ty.

Cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc điềuhành tại đơn vị mình, phối hợp với các phòng trong việc thanh toán vànhững nhiệm vụ có liên quan, chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ tại cửahàng của mình và làm các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.

Trang 9

III Tổ chức công tác kế toán của đơn vị :

1 Tổ chức bộ máy kế toán:

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN

Ghi chú : : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ tương trợ

+ Kế toán thanh toán : Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán công nợcủa Công ty, thu hồi các khoản thu, chi trả các khoản phải trả, phải nộpthuế

+ Kế toán hàng hoá chi phí : Theo dõi quá trình, nhập, xuất, tồn khohàng hoá, các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong Công ty.

+ Kế toán tài sản cố định nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo dõivà chi tiết về tình hình sử dụng tài sản cố định, quá trình tăng giảm, khấuhao đúng chế độ quy định.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán

thanh toán Kế toán hàng hoá chi phí công cụ dụng cụKế toán TSCĐ Kế toán các cửa hàng

Thủ quỹ

Trang 10

+ Kế toán quầy hàng: Theo dõi tình hình tài chính, hàng hóa Cửahàng tổng hợp số liệu báo cáo cho kế toán trưởng đôn đốc cửa hàngnộp tiền bán hàng về Công ty

Thủ quỹ: Theo dõi và thu tiền của khách hàng, tổ chức sắp xếp,kiểm kê, quản lý kho quỹ tiền mặt.

Định kỳ đối chiếu với kế toán

3 Hình thức kế toán:

Công ty áp dụng hình kế toán chứng từ ghi sổ, với hình thức này kếtoán căn cứ để ghi sổ kế toán và lập chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổđược lập trên cơ sở các chứng từ gốc.

Chứng từ ghi sổ là loại chứng từ tổng hợp số liệu các chứng từ gốctheo từng loại nghiệp vụ, có xác định, định khoản các loại nghiệp vụ kinhtế đó.

Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kếtoán, được lập trên cơ sở chứng từ gốc.

SƠ ĐỒ TÓM TẮT QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày : Đối chiếu kiểm tra : Ghi cuối tháng

CHỨNG TỪ GỐC

Sổ quỹ Chứng từ

ghi sổ Sổ thẻ KTchi tiết

SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo Tài chính

Trang 11

IV Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tài chính trong thời gian qua của công ty TNHH Nhật Linh:

a) Sử dụng vốn:

Trong quá trình hoạt động , nguồn vốn của Công ty có phần hạn hẹp song Công ty đã tận dụng triệt để nguồn vốn sẵn có để đưa vào sản xuấtkinh doanh, hạn chế các chi phí, tích cực bán hàng, tăng số lần luân chuyển hàng hoá , tập trung mọi năng lực về vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng

Theo báo cáo quyết toán của đơn vị được duyệt, năm 2004 Công ty TNHH Nhật Linh đã đạt được một số chỉ tiêu sau:

Tổng doanh thu : 29.000.000.000đ

Tổng chi phí : 5.418.060.000đNộp ngân sách : 35.633.447đ

Vốn kinh doanh : 7.000.000.000đ

Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, cụ thể một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính trong năm 2003-2004 để thực hiện qua biểu sau:

ĐVT: Đồng

thuChi phí

-Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu năm 2003 so với năm 2004

tăng lên 6 tỷ đồng (29.000.000.000-23.000.000.000) Để đạt được kếtquả như vậy là do Công ty mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng mới lạ,mẫu mã đa dạng nên càng có nhiều khách hàng Thêm vào đó, Công ty

Trang 12

đã biết năng động, sáng tạo tìm hiểu thị trường phục vụ đúng thị hiếukhách hàng nên doanh thu tăng, buôn bán có lãi Vì vậy Công ty đãhoạch toán chi phí mua sắm thêm đồ dùng, tăng thêm TSCĐ nhằm phụcvụ cho việc buôn bán.

Trang 13

Các TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể được gọi là TSCĐ hữu hìnhcòn các Tài sản chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được gọi là TSCĐ vôhình như chi phí mua bằng sáng chế bản quyền công nghệ, chí phí sưutầm phát triển Tiêu chuẩn để quy định những tư liệu lao động là TSCĐcần có 2 điều kiện sau:

- Có giá trị lớn từ 10.000.000đ trở lên.- Thời gian sử dụng trên một năm.

Trang 14

thiết bị hoặc đổi mới TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ vàotừng đối tượng sử dụng.

Căn cứ vào tính chất của TSCĐ, công ty đã tiến hành phân loạiTSCĐ theo các chỉ tiêu quy định của Nhà nước như sau:

 TSCĐ hữu hình :

+ Nhà làm việc, nhà xưởng, nhà máy sản xuất, nhà kho, nhà xưởngPU Đây là TSCĐ mà doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thicông xây dựng.

+ Dây chuyền công nghệ : Dây chuyền sơn TĐ, Buồng sơn PU, + Máy móc thiết bị : máy hàn, máy khoan, máy dập, máy cắt, máybấm, máy dán cạnh Compact-CM, máy chà nhám, máy cưa bàntrượt, máy tạo phôi định hình, máy mài, máy ép nhựa, máy bào liênhợp Là toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

+Phương tiện vận tải : Xe ôtô Nissan bán tải, xe ôtô Isuzu bán tải,xe ôtô Nissan 0099, xe máy Alpha.

+ Thiết bị quản lý : Máy vi tính xách tay, máy điều hoà nhiệt độ, máyphoto Ricor, máy vi tính văn phòng, máy in Là những thiết bị dùngtrong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp  TSCĐ vô hình : Quyền sử dụng đất, đặc quyền nhãn hiệu hàng hoá,

uy tín lợi thế thương mại.

4 Yêu cầu quản lý:

Doanh nghiệp có thể mở và ghi sổ kế toán theo dõi chính xáctoàn bộ tài sản theo đúng chế độ hoạch toán, thống kê hiện hành,phản ánh tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trìnhkinh doanh.

Xây dựng quy chế quản lý, bảo quản sử dụng tài sản của doanhnghiệp, quy đinh về trách nhiệm của từng bộ phận cá nhân đối vớitrường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản.

Trang 15

Định kỳ và kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hànhkiểm kê toàn bộ tài sản, xác định tài sản thừa thiếu, ứ đọng.

5 Đánh giá TSCĐ tại Công ty

TSCĐ được đánh giá theo ba chỉ tiêu : Nguyên giá TSCĐ, giá trị haomòn và giá trị còn lại của TSCĐ.

Tài khoản TSCĐ phản ánh nguyên giá, giá trị hao mòn TSCĐ toàn bộhiện có thuộc quyền sở hữu của công ty, hình thành từ các nguồn vốn :nguồn vốn pháp định, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn cổ phần,liên doanh và từ các TSCĐ đi thuê dài hạn bên ngoài.

6 Nhiệm vụ kế toán:

Ghi chép phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hìnhtăng giảm TSCĐ trong toàn bộ công ty cũng như ở từng bộ phận trêncác mặt số lượng,chất lượng, cơ cấu giá trị đồng thời kiểm soát chặt chẽviệc bảo quản bảo dưỡng việc sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhaunhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ

Tính toán chính xác kịp thời số khấu hao TSCĐ đồng thời phân bổđúng đắn chi phí khấu hao vào đối tượng TSCĐ.

Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sữa chữa TSCĐ,tham gia lập dự toán về chi phí sữa chữa và đôn đốc đưa TSCĐ đượcsữa chữa vào sử dụng môt cách nhanh chóng.

Theo dõi ghi chép kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý nhượng bánTSCĐ nhằm đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, cóhiệu quả.

Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị sửdụng và bảo quản các loại TSCĐ.

II- Phương pháp hạch toán:

Trong doanh nghiệp việc hạch toán kế toán là phản ánh hoạt độngkinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, bên cạnh đó giúp kế toánkiểm tra, đánh giá được tất cả các loại vật tư, tài sản và mọi hoạt độngkinh tế khác của doanh nghiệp Vì vậy, mọi số liệu kế toán đều phải dựa

Trang 16

vào cơ sở là chứng từ để ghi sổ kế toán và chứng từ tài liệu để chứngminh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, năm của mộtdoanh nghiệp.

Từ đó, khi mua sắm TSCĐ, kế toán cần phải lập đầy đủ chứng từ,phản ánh được nội dung chứng từ, xác định thời điểm lập chứng từ vàsố liệu chứng từ để dễ kiểm tra và tránh tình trạng mất mát chứng từ.

1 Kế toán tăng TSCĐ:

Tại Công ty, thủ tục hạch toán tăng TSCĐ được tiến hành do nhiềunguyên nhân khác nhau: do mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản bàngiao, cấp trên cấp, được biếu tặng.

MuaTSCĐ theo đường nhập khẩu Góp vốn liên doanh với đơn vị khác

TK 241 TK 214, 411 Xây dựng cơ bản bàn giao TSCĐ Trả, chuyển nhượngTSCĐ

cho các đơn vị khác

TK 711 TK 214,142,242,627,641,642 TSCĐ được biếu tặng Chuyển TSCĐ thành CCDC

do giá trị TSCĐ bé

TSCĐ tăng do đánh giá lại Kiểm kê số TSCĐ bị đánh giá giảm

TK 128,222 TK 138, 124 Nhận lại TSCĐ đã góp vốn liên doanh Thiếu TSCĐ khi kiểm kê

chưa rõ nguyên nhân TK 341

Vay dài hạn mua tài sản cố định TK 411

Trang 17

b.Chứng từ liên quan:

+ Hoá đơn mua TSCĐ:

- Hoá đơn bán hàng và chi phí có liên quan

Hoá đơn bán hàng là dạng hoá đơn kiêm phiếu xuất kho Hoá đơnbên bán là chứng từ của đơn vị bán xác nhận số lượng, đơn giá và sốtiền bán sản phẩm hàng hoá cho người mua, lập phiếu nhập kho, thanhtoán tiền hàng và ghi sổ kế toán.

Phản ánh số lượng,chất lượng đơn giá số tiền mua sản phẩm hànghoá của doanh nghiệp và làm chứng từ ghi sổ kế toán thanh toán tiềnmua hàng cho người bán.

HOÁ ĐƠN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 12 tháng 11 năm 2004

Quyển số: 000448Số : 18 Nợ: Có: Họ và tên người mua : Công ty TNHH Nhật Linh

Địa chỉ : 201 Phan Chu Trinh

Xuất kho tại : 301B Trần Cao Vân - Đà NẵngHình thức thanh toán : Tiền mặt

Đơn vị Intex.pat Đà NẵngĐịa chỉ: 74 Trưng Nữ Vương

Số đăng ký doanh nghiệp(môn bài)

Telefax:

Mẫu số 02-BH

Ban hành theo QĐ số 186- TC/CĐKTTK

ngày 14 tháng 3 năm 1995Của Bộ Tài chính

Trang 18

Tên, qui cách sảnphẩm (hàng hoá)

02 Máy vi tính xách tay

Máy photo Ricor

Ngườiviết hoá

Thủ trưởng đơnvị

(Ký, họtên)

(Ký, họtên)

(Ký, họtên)

(Ký, họ

tên)(Ký, họ tên)

Trang 19

+ Biên bản giao nhận TSCĐ:

Dùng để xác nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc xây dựng mua sắm TSCĐ, được cấp trên cấp phát, biếu tặng, viện trợ, nhận góp vốn liên doanh, TSCĐ thuê ngoài được đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc bàn giao cho đơn vị khác theo hợp đồng liên doanh.

Cách lập chứng từ và luân chuyển chứng từ :

Khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng thì đơn vị phải lập hợp đồng bao gồm : Đại diện bàn giao, đại diện bên nhận và một số uỷ viên đại diện.+Biên bản giao nhận phải ghi rõ:

- Ghi trình tự từng cột, ghi số thứ tự, mã hiệu nước sản xuất và năm đưavào sử dụng.

- Ghi công suất (diện tích) thiết kế.

- Ghi các yếu tố cấu thành bên nguyên giá.

* Cách tính : Giá mua (giá thành sản phẩm), chí phí vận chuyển, chi phí chạy thử Sau khi ghi các yếu tố, cộng các yếu tố lại và kết quả ghi ởcột nguyên giá TSCĐ Tính tỉ lệ % hao mòn, số giá trị hao mòn đã trích của TSCĐ đến thời điểm bàn giao, cuối cùng ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao.

Khi bàn giao xong các thành viên ký vào biên bản.

Biên bản giao nhận được thành lập cho từng TSCĐ Đối với trường hợp giao nhận nhiều TSCĐ cùng loại, cùng giá trị và do một đơn vị giao cùng một lúc thì kế toán có thể lập chung một biên bản giao nhận TSCĐ.

Biên bản giao nhận tài sản được lập thành 2 bản đủ chữ ký của bên giao và bên nhận Bên giao giữ một bản, doanh nghiệp giữ một bản chuyển về phòng kế toán Kế toán phải kiểm tra lại các chỉ tiêu, số liệu phản ánh trên chứng từ để ghi sổ kế toán và lưu trữ các chứng từ kế toán (Kèm theo mẫu sau)

Ngày đăng: 20/11/2012, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ - " Kế Toán Tài Sản Cố Định" tại Công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ (Trang 7)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN - " Kế Toán Tài Sản Cố Định" tại Công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN (Trang 9)
3. Hình thức kế toán: - " Kế Toán Tài Sản Cố Định" tại Công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng
3. Hình thức kế toán: (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w