a ——— —————- ——— —— E | HỌC VIỆN CHÍNH TRI - HÀNH HN QUỐC vn ite CHÍ MINH ` ĐỨC nã ` A ee 4 ˆ as aa TRIỂN THỊ TRƯỜNG L TT) 0 ĐỘNG : Ì TINH BAC NINH KÍA NỘI - 2010
5 z ° pipe Meee rere herd arte drat eerste ngốc ` Qêng <-ơnsee>écagAviancffca2220x nưexc-
ere ny ere MeN on iN ny Slee HO NTN ed ae Tit
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HO CHI MINH
NGUYEN DUC LUU
PHAT TRIEN THI TRUONG LAO DONG _
TINH BAC NINH
Chuyén nganh : Kinh té phat triển
Mã số : 60 3105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS LƯU ĐẠT THUYẾT
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung khoa học trong luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân Những nội dung này chưa từng được đăng tai tren các báo, tạp chí hay các phương tiện thông tin đại
chúng Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội
dung khoa học của đề tài nghiên cứu
Tác giả
1V
Trang 4MUC LUC MO DAU
Chwong 1: MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN VE PHAT TRIEN THI TRUONG LAO DONG
1.1 Khai niém, dac điểm, các yếu tố cấu thành và vai trò của thị trường lao động,
1.2 Nội dung phát triển và những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển
của thị trường lao động
1.3 Những kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở một số
địa phương
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở
TINH BAC NINH
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hinh phat trién KT - XH của Bắc Ninh 2.2 Tình hình phát triển thị trường lao động Bắc Ninh từ năm 2005 đến nay 2.3 Một số vẫn đề rút ra từ thực trạng phát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh
Chuong 3: QUAN DIEM VA NHUNG GIAI PHAP CHU YEU PHAT
TRIEN THI TRUONG LAO DONG TINH BAC NINH
3.1 Dự báo thị trường lao động Bắc Ninh đến năm 2020
3.2 Những quan điểm cơ bản về phát triển thị trường lao động ở Bắc Ninh 3.3 Các giải pháp chủ yếu phát triển thị trường lao động tỉnh Bắc
Trang 6Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bảng 2.2: Bang 2.6: Banga Bang 2.8: Bang 2.9: Bang 2.10: Bang 2.11: Bang 3.1: Bang 3.2: Bang 3.3:
DANH MuC CAC BANG Dân số Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2009
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị và thời gian sử dụng lao động nông thôn Bắc Ninh từ năm 2005 đến nay
Trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi lao động ở Bắc Ninh
Thực trạng lao động đã qua đào tạo và đào tạo nghề giai
đoạn 2005 - 2009
Số lượng lao động được đào tạo chuyên môn giai đoạn _
2005 - 2009 (phân theo trình độ đào tạo)
Tốc độ tăng trưởng GDP và tông số lao động được tạo
việc làm giai đoạn 2005 - 2009
Chuyén dich co cấu kinh tế và cơ câu lao động trong các
khu vực kinh tế ở Bắc Ninh
Cơ cấu lao động trong các khu công nghiệp xét theo trình độ chuyên môn
Thu nhập bình quân của lao động trong khu vực nhà nước
một số ngành kinh tế ở Bắc Ninh
Cơ cấu lao động làm việc trong các khu công nghiệp theo nguồn goc tuyên dụng các năm
Kết quả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Trang 7Hinh 11: Hinh 2.1: Hinh 2.2: Hinh 2.3: DANH MUC CAC HINH Trang
Cân bằng cung - cầu trên thị trường lao động 1]
Luc luong lao dong Bac Ninh nam 2009 43
Số lượng cơ sở dạy nghề trên địa bàn Bắc Ninh giai đoạn
2005 - 2009 48
Cơ cấu trình độ học vấn của lao động Bắc Ninh đang làm
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới do Đáng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo, tình hình KT - XH của nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước được xác
lập và hoàn thiện; các thị trường cơ bản đã hình thành: thị trường hàng hoá
dịch vụ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị
trường khoa học - công nghệ v.v Trong đó, thị trường lao động dong vai tro
chính trong việc cung cấp và phân bổ nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu
phát triển KT - XH
Thị trường lao động là một trong những nhân tố quan trọng dé tao động lực thúc đây sự phân công lao động xã hội và chuyên dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh và bền vững Để định
hướng phát triển thị trường lao động, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng đã chỉ rõ:
Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường thông suốt để phát triển thị trường lao động, gan kết cung - cầu lao động Đa dạng
hoá các hình thức giao dịch việc làm, đảm bảo quyền của người lao
động lựa chọn chỗ làm việc Thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng
lao động; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cả người lao động và
người sử dụng lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp Tăng cường hệ thống thông tin, thông kê thị trường lao
động Đây mạnh xuất khẩu lao động và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt dong nay [16, tr.243]
Là một tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng, tỉnh Bắc Ninh
hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện những mục tiêu cơ bản do Đại hội Đảng bộ
Trang 9nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, tạo tiền đề đến năm 2020 là một trong những tỉnh dẫn đầu vùng kinh tế trọng điềm Bắc Bộ” [14, tr.40] Đề đạt
được mục tiêu này, việc phát triển thị trường lao động là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh Thị trường lao động phát triển tốt sẽ
đảm bảo được nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh
tranh và thu hút các nguồn lực khác cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh
Bắc Ninh
Thực tế cho thấy, thị trường lao động Bắc Ninh đang phát triển,
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương Tốc
độ đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn rất lớn trong khi chất lượng lao động còn thấp, cơ cầu lao động chưa phù hợp Một lượng khá lớn
lao động dịch chuyển từ nông thôn ra thành phố và các khu công nghiệp
trong khi thị trường lao động bị phần mảng Hoạt động của các hệ thống giới thiệu việc làm tuy đã cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực tuy đã được
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, song vẫn chưa đáp ứng được
với nhu cầu lao động trên thị trường, cơ câu ngành nghề và chất lượng đào
tạo chưa theo kip voi chuyén dich co cau kinh tế Công tác quản lý thị
trường lao động còn thể hiện nhiều bất cập v.v Tất cả những vẫn đề nêu
trên đều ảnh hưởng đến thị trường lao động địa phương, đòi hỏi phải có
những chính sách, giải pháp hợp lý nhằm phát triển thị trường lao động Thị trường lao động phải có sự phối hợp cùng các thị trường khác để tạo sự đồng bộ nhằm góp phân thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và thúc đây phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Vì thé, phat triển thị trường lao động ở Bắc Ninh đang là van đề bức xúc cả về lý luận lẫn thực tế, bởi vì mức độ phát triển của nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát trién KT - XH của
Trang 10trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển, tác giả đã chọn đề tài “ Phát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sỹ Kinh tẾ nhằm góp phần đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết trên
2 Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta, thị trường lao
động là một trong những vấn đề quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với
phát triển KT - XH của đất nước Những năm vừa qua, một số tác giả đã có công trình nghiên cứu về thị trường lao động ở những góc độ khác nhau:
- Đỗ Thị Xuân Phương, Phat triển thị trường lao động, giải quyết việc
làm (qua thực tế ở Hà Nội), Luận án Tiên sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000 Tác giả làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực
tiễn của thị trường lao động qua thực tế ở Hà Nội, đồng thời tác giả đưa ra các
giải pháp để phát triển thị trường lao động ở nước ta
- Nguyễn Thị Lan Hương, 77; trường lao động Việt nam, định hướng
và phát íriển, Nxb lao động xã hội, Hà Nội - 2002 Tác giả trình bày các luận
cứ cơ bản định hướng phát triển thị trường lao động, các giải pháp định
hướng lao động của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
- Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân, Một số vấn để
phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội - 2003 Các tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt
động của thị trường lao động Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn, trong quá
trình hình thành, phát triển thị trường lao động, một số giải pháp dé phat trién
loại thị trường này trong giai đoạn tdi
- Pham Quy Tho, Thi truong lao động Việt Nam - thực trạng và các
giải pháp phái triển, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội - 2003 Sau khi đưa ra
cơ sở lý luận của thị trường lao động, tác giả đã phân tích thực trạng và qua
đó đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yêu phát triển thị
Trang 11- Nguyễn Hữu Dũng, 7Öj /rường sức lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên ở nước ta, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội - 2004 Tác giả làm rõ mối quan hệ giữa thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; đánh giá thực trạng về thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; dự báo cung câu lao động đến năm 2010; khuyến nghị các giải pháp phát triển thị trường lao động, định hướng phát triển nghề
nghiệp cho thanh niên trong những năm tiếp theo
- Nguyễn Thị Thơm cùng một SỐ tác gia, Thi trường lao động Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, năm 2004
Thông qua những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường lao động, kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới, toàn cảnh thị trường lao động nước ta hiện nay,
qua đó tác giả đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động
- Phạm Đức Chính, 7j /rường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2006 Tác giả phân tích cơ sở lý luận của thị trường lao động, về nguồn lao động, những yếu tố cấu thành và điều tiết thị trường lao động, mối quan hệ cung - cầu sức lao động và tiền lương, vận dụng lý luận về thị trường lao động vào thực tế nền kinh tế Ở nước ta
Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và
thực tiễn vẻ thị trường lao động và gợi mở về quan điểm, giải pháp phát triển
thị trường lao động ở Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể về phát triển thị trường lao động ở
tỉnh Bắc Ninh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục dích
Đề tài tập trung vào nghiên cứu và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về
thị trường lao động và sự cần thiết phải phát triển thị trường lao động ở Bắc
Trang 12bàn tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu về lao động phục vụ cho sự phát trién KT - XH tinh Bac Ninh trong giai doan 2010 - 2020
- Nhiém vu:
+ Nghiên cứu làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị
trường lao động nói chung và thị trường lao động ở Bắc Ninh nói riêng, trong
bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh
tế quốc tế
+ Phân tích, đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường
lao động ở Bắc Ninh
+ Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản phát triển thị trường lao động
phù hợp với yêu cầu và thực tiễn phát triển KT - XH cua Bắc Ninh theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh, tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất, kinh doanh Bao gồm các yếu tố của thị trường lao động: cung, cầu lao động; tiền công, tiền lương
và thể chế của thị trường lao động
- Các số liệu, dẫn liệu đề phân tích, đánh giá chủ yêu ở giai đoạn 2005 - 2009
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; căn cứ theo chủ trương, đường lỗi
về phát triển kinh tế đã được thể hiện trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước đã ban hành
- Phương pháp nghiên cứu:
Trang 13+ Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống,
phương pháp đánh giá, phương pháp chuyên gia
6 Đóng góp khoa học của luận văn
- Luận văn hệ thơng hố và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về
thị trường lao động, vai trò của nó với tư cách là một nhân t6 quan trong dé thúc đây tăng trưởng và phát trién kinh tế
- Đánh giá, phân tích thực trạng thị trường lao động ở Bắc Ninh và đề ra các giải pháp có tính khả thi, góp phần thúc đây phát triển thị trường lao động của tỉnh Đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương
- Kết quả nghiên cứu luận văn có thê làm tài liệu tham khảo cho phát trién thị trường lao động nói chung Đồng thời, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan có trách nhiệm trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển
thị trường lao động trong quá trình phát triển KT - XH ở Bắc Ninh
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
Trang 14Chuong 1
MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN VE PHAT TRIEN
THI TRUONG LAO DONG
1.1 KHAI NIEM, DAC DIEM, CAC YEU TO CAU THÀNH VÀ VAI TRÒ CUA THI TRUONG LAO DONG
1.1.1 Khái niệm về thị trường lao động
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường lao động là một trong những thị
trường cơ bản Đây là thị trường trao đổi một loại hàng hoá đặc biệt - hang
hoá sức lao động Hiện nay, còn có nhiều ý kiến khác nhau về thị trường lao
động, tuỳ thuộc vào góc độ tiếp cận hoặc xuất phát từ những bối cảnh khác
nhau Adam Smith quan niệm: “Thị trường lao động là không gian trao đối dịch vụ lao động (người chủ sử dụng lao động) và một bên là người bán dịch
vụ lao động” [18, tr.132| Khái niệm này nhấn mạnh đối tượng trao đôi trên thị trường là dịch vụ lao động, không phải là người lao động
Đại từ điển kinh tế thị trường (Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức
bách khoa) đưa ra khái niệm “thị trường lao động là nơi mua bán sức lao động của người lao động” [33, tr.10] Khái niệm này dựa trên quan điểm của C
Mác, cho rằng sức lao động là hàng hoá và là đối tượng để trao đôi, mua bán trên thị trường
Theo từ điển kinh tế MIT: “thị trường lao động là nơi cung và cầu lao động tác động qua lại với nhau” [1, tr.10] Định nghĩa này nhân mạnh vào quan hệ trên thị trường lao động cũng là quan hệ cung - cầu về một loại hàng hoá như bất kỳ một thị trường nào khác
Trang 15mạnh tinh di chuyén của lao động từ công việc này sang công việc khác, từ người sử dụng lao động này sang người sử dụng lao động khác
Tổ chức lao động thế giới (ILO) đưa ra khái niệm: “Thị trường lao
động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua một quá trình dé xác định mức độ có việc làm của lao động cũng như mức độ
tiền lương, tiền cong” [5, tr.38] Khai niệm này nhân mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công
Mặc dù còn có những điểm khác nhau và nhấn mạnh ở khía cạnh này
hay khía cạnh khác, nhưng các khái niệm về thị trường lao động đều có
những điểm chung la: Thi truong lao déng la mét bộ phận của hệ thong thi
trường cơ bản của nên kinh tế quốc dân Tì rong đó, quả trình giao dịch mua bán sức lao động được diễn ra giữa một bên là người lao động và một bên
là người sử dụng lao động Sự giao dịch này được thoả thuận trên cơ sở mối
quan hệ hàng hoá - tiên tệ được xác định như tiền lương, tiên công, điểu
kiện làm việc v.v
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nên kinh tế thị trường định hướng XHCN Thị trường lao động ở Việt Nam đã
được hình thành và phát triển nhằm giải phóng sức lao động, thúc day sản xuất phát triển, quan tâm lợi ích chính dang người lao động Trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN, thị trường lao động đã tạo môi trường thuận
lợi cho người lao động và người sử dụng lao động tự do mua bán, trao đồi
hàng hoá sức lao động Đồng thời, nhà nước quản lý và tham gia điều tiết để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường
1.1.2 Đặc điểm chủ yếu của thị trường lao động
- Thị trường lao động trao đối một loại hàng hoá đặc biệt, đó chính là
hàng hoá sức lao động Hàng hoá sức lao động khác với hàng hố thơng thường bởi nó được gắn chặt với người lao động Xét cả về số lượng và chất
Trang 16lao động Theo đó, giao dịch mua bán hàng hoá sức lao động trên thị trường được gắn liền với việc giao dịch thuê mướn người lao động Người lao động được đào tạo và có thời gian làm việc càng lâu thì trình độ tay nghề của họ
càng tăng, đồng thời năng suất và chất lượng sản phẩm càng được nâng cao - Việc vận chuyền hàng hoá sức lao động trên thị trường thực chất là
việc di chuyển của người lao động tới nơi làm việc Chính vì thể nên các
phương tiện giao thông dành cho người lao động phải đảm bảo tính nhân văn, không thể dùng chung với các phương tiện vận tải hàng hố thơng thường Mặt khác, người lao động còn có thê tự di chuyên đến nơi làm việc, hay từ địa bàn này đến địa bàn khác trong một phạm vi nhất định Những đặc điểm này có tác động đến khả năng đáp ứng yêu cầu về lao động trên thị trường
- Hoạt động của thị trường lao động không chỉ phụ thuộc vào quy luật giá trị, quan hệ cung - cầu, quan hệ hàng hoá - tiền tệ mà còn chịu ảnh hưởng của luật pháp, chính sách quản lý và sử dụng lao động của mỗi quốc gia Hiện nay, còn có những quy định khác nhau ở mỗi quốc gia về độ tuôi lao động,
lao động trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, về lao động trẻ
em, lao động nữ, lao động của những người tàn tật v.v
- Thực tế phố biến hiện nay, số người cần việc làm luôn nhiều hơn số lượng việc làm được tạo ra hàng năm Do đó, tuy người lao động vẫn được “mặc cả” mức tiền lương, tiền công song quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người sử dụng lao động (trừ lao động chất lượng cao như các cầu thủ bóng đá, ca sỹ, người mẫu nỗi tiếng v.v những người này có thể đặt ra mức tiền lương, tiền công cao mà phía người sử dụng lao động phải chấp thuận để được sở hữu tài năng của họ) Nói chung, trong giao dịch, thông thường người lao động ở vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động
Trang 1710
thị trường có tổ chức và thị trường tự do; thị trường trong nước và thị trường
quốc tế v.v thị trường lao động còn được phân chia thành thị trường lao động phô thông và thị trường lao động chất lượng cao; thị trường lao động chính thức và thị trường lao động phi chính thức Một đặc điểm nữa là sự gian
lận và tranh chấp trên thị trường lao động dễ bị phát hiện vì hàng hoá trên thị
trường gắn liền với chính bản thân người lao động
1.1.3 Các yếu tố cầu thành thị trường lao động
Các yếu tố cơ bản để câu thành nên thị trường lao động bao øồm: cung lao
động, cầu lao động, tiền lương, tiền công và thể chế của thị trường lao động a Cung lao động:
Cung lao động là tông nguồn sức lao động của những người tự nguyện
tham gia vào thị trường lao động Bao gồm những người trong độ tudi lao động và cả những người ngoài độ tuôi lao động (trừ lao động trẻ em bị luật pháp nghiêm cấm sử dụng) Cung lao động thông thường được phân chia
thành hai loại:
- Cung thực tế: bao gồm tất cả những người đủ tuổi lao động, ở Việt
Nam quy định người đủ 15 tuỗi trở lên đang làm việc và cả những người thất nghiệp có nguyện vọng tìm việc làm
- Cung tiềm năng: bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp; cả những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang di học, đang làm công việc nội trợ hoặc không
có nhu cầu làm việc
b Cau lao dong:
Cầu lao động là nhu cầu sử dụng lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định Nhu cau này thê hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động
Xét về số lượng lao động, trong điều kiện năng suất lao động không
Trang 1811
kinh doanh Nếu quy mô sản xuất, kinh doanh không đổi, cầu lao động tỷ lệ
nghịch với năng suất lao động
Xét về chất lượng lao động, việc đối mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động đòi hỏi doanh nghiệp phải bô xung lực lượng lao động có chất lượng cao, đó là lao động có trình độ tay nghề giỏi, thông thạo nghiệp vụ
chuyên môn, chịu áp lực công việc, có ý thức, tác phong công nghiệp, chấp
hành kỷ luật lao động tốt
c Tiên lương, tiền công
Tiền lương, tiền công trên thị trường lao động cũng là một yếu tố cấu thành của thị trường lao
động Tiền lương, tiền công là biêu hiện băng tiên
của gia tri sức lao động
Trên thị trường lao động, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao
động tuân theo quan hệ S
cung - cầu thông qua thoả Ni
thuận về tiền lương, tien Hình 1.1: Cân bằng nha er an thị trường lao động -
` ` ` Ọ zs z
công Nói cách khác, tiên - W: tiên lương, tiên công lao động; L: sô lượng lao động
` - SS là đường cung lao động; DD là đường câu lao động;
lương, tiên công chịu ảnh - Tại mức Wọ, ứng với điểm cân bằng E của thị trường
: i 7 - Tại mức W; cao hơn mức lương cân bang Wo xuat hién du
hưởng của quan hệ cung - cung AB
- Tại mức W;) thấp hơn mức lương cân bằng Wo xuất hiện du
cầu lao động trên thị cầu MN trường Khi cầu lớn hơn
cung thì tiền lương, tiền công tăng và khi cầu nhỏ hơn cung thì tiền lương,
tiền công giảm (xem hình 1.1)