1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÀI LIỆU TẬP HUẤN TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH VÀ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN TIN HỌCocz.net/document/9926757-tai-lieu-tap-huan-gv-tin-hoc-2018.htm

47 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 866 KB

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH

TÀI LIỆUTẬP HUẤN

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỌC

CỦA HỌC SINH VÀ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

MÔN TIN HỌC

(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên trung học cơ sở)LƯU HÀNH NỘI BỘ

QUẢNG BÌNH, 2018

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, hầu hết giáo viên đã được trang bị lí luận về các phương pháp vàkĩ thuật dạy học tích cực Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tíchcực trong thực tiễn chưa hiệu quả Nguyên nhân chính là do chương trình hiện hànhđược thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, cónhững nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp họckhác nhau; việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung,nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức; cùng một vấn đề nhưngkiến thức lại được chia ra thành nhiều bài để dạy học trong 45 phút không phù hợpvới phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiềumôn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng tiết nhằm "truyền tải" hếtnhững gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là hình thành kiến thức, ít thựchành, vận dụng kiến thức.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép giáoviên chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bàihọc theo chủ đề (chuyên đề dạy học)

Trong tin học, chuyên đề dạy học chứa đựng những nội dung kiến thức khoahọc được gắn với một bối cảnh của đời sống hàng ngày Việc dạy học theo chuyênđề tạo điều kiện để học sinh được trải qua các giai đoạn: Xuất phát từ thực tiễncuộc sống để xây dựng các mô hình khoa học, từ đó ứng dụng vào thực tiễn đờisống Một bài học theo chuyên đề gắn với một số kiến thức của một môn học hoặccủa nhiều môn học.

Việc tổ chức dạy học theo chuyên đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy họctruyền thống theo tiết học được thực hiện ở trường học với mô hình dạy học mởtrên lớp học, trong phòng thí nghiệm và ngoài lớp học Vì vậy, thời gian thực hiệnbài học có thể được kéo dài.

Dạy học theo chuyên đề tạo ra cho học sinh những trải nghiệm học tập có ýnghĩa và hiệu quả, đòi hỏi học sinh phải lựa chọn các hoạt động xây dựng kiếnthức, phát triển sự hiểu biết và phát triển kỹ năng của mình Đồng thời, dạy học bàihọc theo chuyên đề tạo cơ hội cho giáo viên, các cấp quản lí giáo dục thu thập cácbằng chứng của sự học tập, giúp đánh giá chính xác được học sinh Phương phápthu thập bằng chứng cho việc đánh giá có thể bao gồm các quan sát thông qua cácbảng kiểm của giáo viên, qua việc thực hiện các bài kiểm tra, qua viêc các bạnđồng học đánh giá và qua việc tự đánh giá thể hiện ở các bài tự đánh giá, tự cảmnhận của mỗi học sinh

Trang 3

Việc lựa chọn và xây dựng bài học theo chuyên đề để tổ chức dạy học là rấtmở, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: Yêu cầu của chương trình, trình độhiện có của học sinh, đặc điểm vùng miền, cơ sở vật chất và các điều kiện cho việctổ chức thực hiện, điều kiện về thời gian… Việc xây dựng chuyên đề dạy học cầntuân thủ các định hướng để phát huy cao nhất ưu điểm của kiểu dạy học này, theođó việc xây dựng chuyên đề dạy học gồm 6 bước:

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xâydựng.

Bước 2: Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hànhcủa một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng nội dung bài học.

Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiệnhành; dự kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh để xác định các năng lựcvà phẩm chất chủ yếu có thể góp phần hình thành/phát triển trong bài học.

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vậndụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánhgiá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã môtả ở Bước 4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra,đánh giá, luyện tập.

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theotiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực để tổ chức cho học sinh thựchiện ở trên lớp và ở nhà.

Trang 4

1 Hoạt động khởi động:

Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinhý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới Giáo viên sẽ tạo tình huống họctập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quanđến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết,bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biếtvà muốn biết thông qua hoạt động này Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ nhữngquan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập Vì vậy, các câu hỏi/nhiệm vụtrong hoạt động khởi động là những câu hỏi/vấn đề mở, không cần có câu trả lời hoànchỉnh Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉgiúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp theonhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lờihoặc giải quyết được vấn đề

Cần hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của học sinh thông qua hoạtđộng cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy độngkiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinhthần học tập lẫn nhau trong học sinh Việc trao đổi với giáo viên có thể thực hiện saukhi đã kết thúc hoạt động nhóm.

Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực chohọc sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề Muốn vậy, ở hoạtđộng này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huyđộng tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cốgắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiếnthức, thông tin để giải quyết.

Như vậy, hoạt động khởi động nêu vấn đề là một hoạt động học tập, nhiệm vụchuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng củamình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kếtquả

Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giáo viên tránh:

Trang 5

- Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học.

- Lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời đượcmột cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản.

- Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập,chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình.

- Cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này.

Có thể đặt các loại câu hỏi để học sinh tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếpđến các nội dung trong chuyên đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến khích các em tìmhiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chuyên đề.

Cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm để thựchiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, học sinh phải trình bày kết quả hoặc thảo luận vớigiáo viên.

3 Hoạt động luyện tập:

Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹnăng vừa lĩnh hội được Trong hoạt động này, học sinh được yêu cầu áp dụng trựctiếp kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề trong học tập Hoạtđộng này yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giảiquyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thứchay chưa và nắm được ở mức độ nào Đây là những hoạt động như trình bày, luyệntập, bài thực hành,… giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp vàbiến những kiến thức thành kĩ năng Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể

Trang 6

lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/bàitập/tình huống/vấn đề để học sinh ghi nhận và vận dụng, trước hết là vận dụng đểhoàn chỉnh câu trả lời/giải quyết vấn đề đặt ra trong "Hoạt động khởi động"

Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt độngnhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệuquả hơn.

4 Hoạt động vận dụng:

Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩnăng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong cuộc sống ở giađình, địa phương Giáo viên cần gợi ý học sinh về những hoạt động, sự kiện, hiệntượng cần quan sát trong cuộc sống hàng ngày, mô tả yêu cầu về sản phẩm mà họcsinh cần hoàn thành để học sinh quan tâm thực hiện Hoạt động này không cần tổchức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia Tuy nhiên, giáo viêncần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tựnguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp

Với hoạt động này, học sinh có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thểthực hiện với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc xã hội Có những trường hợp hoạtđộng vận dụng được thực hiện ngay ở lớp học hay trong nhà trường,…

5 Hoạt động tìm tòi mở rộng:

Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh không bao giờ dừng lại với nhữnggì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiềuđiều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời

Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thứcngoài lớp học Giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thứcvà hướng dẫn các em tìm những nguồn tài liệu khác, cung cấp cho học sinh nguồnsách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng để học sinh tìm đọc thêm.

Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từthực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng nhữngcách khác nhau Cũng như "Hoạt động vận dụng", hoạt động này không cần tổ chức ởtrên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia Tuy nhiên, giáo viên cần quantâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyếnkhích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp

Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu làm ởnhà, đồng thời yêu cầu học sinh làm các bài tập đánh giá năng lực.

II Tổ chức dạy học theo các hoạt động học

Trang 7

Để thực sự phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằmhình thành đầy đủ các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn tin học chohọc sinh, phần này xin trình bày một quy trình gồm 4 bước thực hiện khi lên lớp,theo đó mỗi đơn vị kiến thức được tổ chức theo một hoạt động nhóm và thực hiệntheo các bước sau:

1 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:

Nhiệm vụ học tập là vấn đề mà học sinh cần phải tự thực hiện để từ đó rút rađược kiến thức cần có trong nội dung dạy học Muốn vậy, giáo viên thường phảichuẩn bị một loạt các câu hỏi (hoặc bài tập); Các câu hỏi (hoặc bài tập) được sắpxếp một cách có thứ tự và có hệ thống sao cho với câu hỏi (hoặc bài tập) đầu tiênthì học sinh luôn làm được; khi học sinh làm được câu hỏi (hoặc bài tập) thứ nhấtthì kết quả đó sẽ là cơ sở để học sinh trả lời được câu hỏi (hoặc bài tập) thứ 2; Cứnhư thế, khi học sinh làm hết tất cả các câu hỏi của giáo viên thì học sinh sẽ thuđược kiến thức cần phải học trong đơn vị kiến thức đó.

Giáo viên yêu cầu học sinh phải tự giải quyết lần lượt các câu hỏi (hoặc bàitập) bằng cách vận dụng những kiến thức đã được học từ những bài trước hoặckinh nghiệm trong cuộc sống thực tiễn.

Việc giao nhiệm vụ có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khácnhau như: phát phiếu học tập, chiếu nội dung lên bảng sao cho tất cả học sinh đềuthấy được nhiệm vụ học tập và quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tựnguyện thực hiện nhiệm vụ học tập Hình thức phát phiếu học tập được áp dụngkhi lớp được tổ chức thành các nhóm nhỏ; hình thức chiếu nội dung lên bảngthường được áp dụng khi cả lớp cùng làm việc chung.

Khi giao nhiệm vụ, giáo viên cần phân công nhóm trưởng của mỗi nhóm đểđiều hành nhóm làm việc; quy định thời gian phải hoàn thành kết quả học tập đểhọc sinh điều tiết thời gian khi hoàn thành các câu hỏi (hoặc bài tập) trong nhiệmvụ học tập được giao; giới thiệu những tài liệu hoặc sách giáo khoa để học sinhtham khảo khi gặp khó khăn.

2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Đây là bước mà học sinh hoạt động tích cực, tự chủ, trao đổi, tìm tòi cáchthức để vượt qua những khó khăn trong quá trình giải quyết nhiệm vụ Học sinh cóthể sử dụng những tài liệu được giáo viên hướng dẫn để tham khảo; học sinh có thểtrao đổi với nhau trong nhóm, thậm chí học sinh nhóm này cũng có thể tham khảocách giải quyết của nhóm khác mỗi khi gặp khó khăn mà tự nhóm không thể giảiquyết được; Nếu gặp khó khăn mà không thể tìm được cách giải quyết, học sinhcũng được phép đề nghị giáo viên gợi ý để tháo gỡ ‘nút thắt’.

Trang 8

Trong suốt quá trình học sinh làm việc, giáo viên cần phải theo dõi hoạtđộng của tất cả học sinh trong các nhóm; Giáo viên phải chủ động phát hiện đượcnhóm học sinh nào gặp khó khăn mà không tự giải quyết để có thể trợ giúp, gợi ýkịp thời nhằm tránh mất thời gian tại ‘nút thắt’ để kịp thời giải quyết các câu hỏi(hoặc bài tập) còn lại; Giáo viên cũng phải xác định được nhóm nào hoàn thành tốtnhất, nhóm nào chưa hoàn thành và sắp xếp các nhóm theo thứ tự từ hoàn thànhđến chưa hoàn thành.

3 Bước 3: Tranh luận, thảo luận, khái quát hóa và vận dụng:

Giáo viên chọn kết quả của một số nhóm và yêu cầu đại diện nhóm lên trìnhbày kết quả trước toàn thể lớp Sau đó, giáo viên yêu cầu các nhóm khác nhận xét,bổ sung để hoàn thiện kết quả

Việc chọn bao nhiêu kết quả để học sinh trình bày là tuỳ thuộc vào thời giancòn lại của tiết học Thông thường, nên chọn từ 2 đến 3 kết quả để học sinh trìnhbày

Việc chọn kết quả nào để học sinh trình bày là một kỹ thuật cần được lưu ý.Giáo viên không nên chọn một cách ngẫu nhiên các kết quả mà nên chọn 1 kết quảkém nhất, một kết quả ở mức trung bình và một kết quả tốt nhất

Việc cho nhóm nào báo cáo trước, nhóm nào báo cáo sau cũng là một kỹthuật mà giáo viên cần lưu ý Giáo viên cần phải sắp xếp thứ tự để nhóm chưahoàn thiện kết quả được báo cáo trước, nhóm hoàn thiện báo cáo sau.

Việc chọn học sinh đại diện nhóm trình bày cũng cần phải được tính toán.Giáo viên nên chọn cả những học sinh tích cực và học sinh chưa tích cực để yêucầu các em báo cáo sao cho trong suốt học kỳ thì tất cả học sinh đều có cơ hộiđược báo cáo như nhau Làm như vậy nhằm tránh việc giáo viên chỉ quan tâm đếnnhững em học tập tốt, tích cực và ‘bỏ rơi’ những học sinh yếu kém và thiếu tíchcực trong học tập.

Trong việc nhận xét, góp ý kết quả của nhóm bạn là một nhiệm vụ hết sứccần thiết Phát hiện ra được sai lầm của người khác là một việc làm rất có giá trị vìnó để lại trong trí nhớ của học sinh rất sâu sắc Giáo viên cần tạo không khí thoảimái để học sinh phát biểu hết các ý kiến của bản thân Không nhất thiết đòi hỏi cácý kiến góp ý của học sinh đều đúng

Sau khi các nhóm trình bày và cả lớp góp ý nhận xét xong giáo viên cần phảichính xác hóa và khái quát hóa kiến thức cho học sinh Đây là một nhiệm vụ bắtbuộc phải thực hiện nhằm hoàn thiện kiến thức cho tất cả học sinh trong lớp.

Trang 9

4 Bước 4: Đánh giá kết quả:

Đây là bước để đánh giá những kết quả đã được chọn cho học sinh trình bày.Đánh giá kết quả cũng là một kỹ thuật góp phần gián tiếp trong việc làm tăng tínhtích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học Học sinh chấm bài, chữabài cho bạn là một cách tốt để học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân từ sai sót củabạn Kỹ thuật cho học sinh tự đánh giá về kết quả của nhau nhau là một cách làmtheo phương châm "học thầy không tày học bạn"

Phương án tổ chức cho học sinh tự đánh giá trong quá trình dạy học phảiđảm bảo sự đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng.Để việc học sinh tự đánh giá kết quả của nhau một cách cho hiệu quả, có một sốcách tổ chức cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau như sau:

Cách thứ 1 Đánh giá chéo: Cách này thường được áp dụng khi giáo viêncho học sinh làm bài cá nhân Kết thúc bài kiểm tra giáo viên thu bài Sau đó phátlại bài làm của học sinh kèm đáp án để học sinh kiểm tra chéo nhau sao cho khôngđể học sinh nào tự chấm bài của mình Mỗi học sinh này sẽ căn cứ vào đáp án đểchấm bài của một học sinh khác Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh trả lại bài làmvừa chấm về đúng bạn có bài kiểm tra đó Giáo viên cũng có thể dành thời giancho học sinh trao đổi với bạn đã chấm và chữa lỗi bài của mình để đi đến sự thốngnhất.

Cách thứ 2 Đánh giá nhóm: Cách này thường được áp dụng khi học sinhlàm việc theo nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp Các nhóm cònlại theo dõi và đưa ra các câu hỏi Nhóm đang trình bày phải trả lời, giải thích câuhỏi của các nhóm khác Giáo viên chuẩn bị sẵn phiếu chấm điểm (trong đó có sẵncác tiêu chí để chấm điểm) và phát cho học sinh để học sinh chấm điểm Học sinhcủa nhóm nào thì không được chấm điểm cho kết quả của nhóm đó Kết thúc bàitrình bày giáo viên thu lại phiếu chấm điểm để tổng hợp ra kết quả cuối cùng.

Dù học sinh tự đánh giá lẫn nhau thì giáo viên vẫn là người kiểm soát, quảnlí được việc chấm điểm Giáo viên phải biết được những lỗi học sinh mắc phải khilàm bài kiểm tra, là người kiểm soát và hoàn thiện việc sửa chữa lỗi của học sinhvà là ‘trọng tài’ cho các cuộc tranh luận giữa các học sinh trong quá trình chấmđiểm.

Việc chia thành các bước như trên chỉ mang tính chất tương đối Trong quátrình thực hiện, cũng có thể thực hiện lồng ghép Bước 4 vào trong Bước 3 sau khimỗi nhóm học sinh báo cáo xong sản phẩm của mình.

III Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức dạy học theo chuỗi hoạt động học1 Chia nhóm học tập

Trang 10

Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lựcngười học Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợgiúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiệnbản thân trong quá trình học tập.

Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi,chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xâydựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên Các em phải được thuận lợi trongviệc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm.Nhóm học tập có thể 2 em ngồi cạnh nhau (cặp đôi), 3 em (ngồi bên nhau), tốt nhấtlà 4 em, bố trí bàn ghế sao cho đảm bảo các em dễ hợp tác với nhau Ở từng từngbài học các em có thể tự ghép thành các nhóm một cách tự nhiên, không nhất thiếtphải cố định nhóm học tập Nhóm trưởng trong nhóm được giáo viên chỉ định đểtất cả các em trong quá trình học đều được làm nhóm trưởng, tuyệt đối không đượcchia nhóm một cách hình thức tạo nên sự gò bó khiên cưỡng trong quá trình họctập.

Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh:

- Số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhómtrưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảoluận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận.

- Hình thức hóa nhóm tức là lựa chọn học nhóm không phù hợp với phươngpháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấnđáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh.

Giáo viên nên:

- Chia nhóm một cách tối ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao chocác em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trìnhhọc tập Như vậy, việc kê bàn ghế theo nhóm phải linh hoạt tránh gượng ép Có thểlà trên một bộ bàn ngồi 8 em sẽ được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em, hoặcngồi theo bàn ghế truyền thống nhưng đến khi trao đổi nhóm thì có thể quay lại đểtrao đổi học tập

- Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên vàhọc sinh, nên để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanhlớp học.

- Những thiết bị không cần thiết được cất đi khi tổ chức hoạt động, không nênbầy nhiều thứ làm giảm không gian của nhóm gây khó khăn khi học tập…

- Chỉ định nhóm trưởng, chỉ định thành viên báo cáo kết quả hoạt động nhómmột cách linh hoạt phù hợp với hoạt động học nhóm.

Trang 11

2 Hướng dẫn học sinh ghi vở

Vở ghi học sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình họctập Việc ghi vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập trên lớpcũng như ở nhà Vở ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng và kếtquả học tập của mình trong quá trình học tập, giúp cho giáo viên cũng như cha mẹhọc sinh biết được trình độ nhận thức cũng như kết quả học tập của các em Căn cứvào vở ghi học sinh, giáo viên biết được việc học của các em đồng thời có thể sửdụng để đánh giá quá trình học tập của học sinh, điều chỉnh cách học của học sinhsao cho đạt được hiệu quả mong muốn.

Trong mỗi hoạt động học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn ngay từ đầu nămhọc đầu cấp, rèn luyện cho các em thói quen ghi vở, các hoạt động ghi chép nàyhoàn toàn chủ động, sáng tạo của học sinh, tránh trường hợp ghi chép một cáchmáy móc theo ý áp đặt của giáo viên như chép bảng màn hình vào vở mà họcsinh không hiểu gì.

Để làm được điều này, ngay từ đầu, trong mỗi hoạt động học giáo viên cầnlưu ý cho học sinh ghi chép vở trong mỗi hoạt động học theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Ghi chép ý kiến chuyển giao nhiệm vụ hoạt động của thầy (cô) vàovở Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận xem nhiệm vụ thầy (cô)giao cho đã rõ chưa? Nếu chưa rõ cần có ý kiến phản hồi kịp thời, có những ghichép bổ sung để điều chỉnh kịp thời việc chuyển giao nhiệm vụ Để đạt được hiệuquả cao, giáo viên cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ bài học, các câu lệnh chuyển giaođến học sinh phải rõ ràng, có mục đích, hợp lý phù hợp với trình độ nhận thức củahọc sinh, tránh việc giao nhiệm vụ mập mờ gây ra nhiều ý hiểu khác nhau hoặcnhững nhiệm vụ mà học sinh không thể làm được.

Nhóm trưởng cùng các bạn hỗ trợ, nhắc nhở bạn bên cạnh trong việc ghinhiệm vụ này vào vở cá nhân.

Bước 2: Ghi chép ý kiến cá nhân của mình về nhiệm của nhóm vào vở Trongbước này cần cho học sinh thời gian để các em suy nghĩ độc lập về nhiệm vụ họctập cũng như suy nghĩ cá nhân cách giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan và trìnhđộ của học sinh.

Khâu này đòi hỏi sự kiểm tra đôn đốc hoạt động của nhóm trưởng đến cácthành viên của nhóm Trong bước này, mỗi thành viên đều phải có ý kiến ghi vở.Học sinh có thể nhiều ý kiến hoặc ít ý kiến, nhưng bắt buộc mỗi thành viên phải cótối thiểu một ý kiến ghi vở (dù ý kiến đó là đúng hay sai) thì sau đó nhóm trưởngmới được quyền cho các bạn thảo luận nhóm.

Như vậy trước khi thảo luận nhóm thì mỗi thành viên trong nhóm phải có ý

Trang 12

kiến của mình để thảo luận, tránh trường hợp có bạn trong nhóm chưa có ý kiến đãthảo luận.

Bước 3: Ghi chép ý kiến giống và khác nhau của các bạn trong nhóm vào vởtrong quá trình thảo luận Trong khi thảo luận, nhóm trưởng cho các thành viêntrình bày ý kiến cá nhân (đã ghi trong vở ghi cá nhân) Mỗi nhóm cần có mộtquyển vở để ghi các ý kiến của nhóm về nhiệm vụ được giao

Giáo viên chú ý hướng dẫn cho học sinh ghi vào vở những ý kiến giống nhau(thống nhất) và ý kiến khác nhau (không thống nhất) của các bạn trong nhóm vàovở Ở đây chú ý những ý kiến khác nhau sau này rất có thể là ý kiến đúng về kiếnthức khoa học.

Bước 4: Ghi chép phương án trình bày kết quả hoạt động (báo cáo) của nhóm.Từng thành viên đưa ra ý kiến về cách trình bày kết quả hoạt động của nhóm, thảoluận và chọn phương án báo cáo Ví dụ khi báo cáo dùng giấy A0, giấy A4 và đènchiếu, các slide hỗ trợ hay chỉ báo cáo miệng

Giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em những ý tưởng trình bày kết quả củamình, tránh trường hợp máy móc, áp đặt chung một biểu mẫu sẵn có.

Chú ý: Khi cần báo cáo hoạt động của nhóm, giáo viên nên chỉ định một họcsinh (một em nào đó, nhất là các em chưa tự tin) để báo cáo Có như vậy mớikhuyến khích các em trong nhóm trách nhiệm kiểm tra lẫn nhau và giúp đỡ bạntrình bày ý kiến của nhóm mình.

3 Sử dụng bảng giáo viên

Bảng là một thiết bị rất hữu hiệu, thiết thực của lớp học trong quá trình dạyhọc Dù các kỹ thuật và phương pháp dạy học có tân tiến đến đâu thì bảng vẫn làdụng cụ thiết thực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình học tập ở mọi nơimọi chỗ.

Bảng trước đây được dùng để ghi tóm tắt, những ý kiến cần khắc sâu trong bàihọc để học sinh chép vào vở ghi về nhà để học Cũng có khi bảng là nơi để họcsinh hay nhóm học sinh trình bày những ý kiến của mình trong quá trình học tập

Việc sử dụng bảng sao cho có hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc vào chiến thuật tổchức các hoạt động dạy học của giáo viên.

Để sử dụng bảng hiệu quả, giáo viên nên tránh:

- Ghi bảng theo một cấu trúc vô vị không cần thiết, không giúp được chongười học trong quá trình nhận thức.

- Viết các tiêu đề một cách hình thức, không có nội dung khoa học, bài nàocũng giống bài nào.

- Dùng bảng như là bình phong để treo bảng phụ và các tài liệu khác mà đáng

Trang 13

lẽ ra giáo viên hoặc học sinh có thể kẻ, vẽ nhanh được trên bảng

- Không sử dụng gì đến bảng trong quá trình dạy học như là muốn thay thế nóbằng một cái khác như bảng phụ, sơ đồ bằng giấy A0 hoặc trình chiếu trên máy vitình gây lãng phí không cần thiết

- Tránh ghi trùng lặp kiến thức đã có ở bảng phụ, slide và các tài liệu khácmột cách quá thái không cần thiết.

Giáo viên cần:

- Ghi bảng khi thấy cần thiết như nội dung hoạt động chung cả lớp, tên bàihọc, các nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh, các ý kiến của học sinh (nếu cầnthiết) và hệ thống hóa kiến thức, những gợi ý hoạt động như cách thức hoạt động,yêu cầu thiết bị và học liệu cũng như sản phẩm của hoạt động…

- Ghi những điểm cần khắc sâu như công thức, mệnh đề để các em lưu ý khihệ thống hóa kiến thức

- Chia bảng có ranh giới không gian sử dụng: những kiến thức hình thành ghiở bên trái, những kiến thức đã có, hướng dẫn học ghi ở bên phải bảng hoặc theonhững ý tưởng sáng tạo khác sao cho hiệu quả (Chẳng hạn dùng bản đồ tư duy ).

4 Hệ thống hóa kiến thức bài học

Khâu quan trọng trong bài học là hệ thống hóa kiến thức được hình thànhtrong bài học Thông thường giáo viên tổ chức hoạt động này trong mục “Hìnhthành kiến thức” hoặc “Luyện tập” Tuy nhiên, tốt nhất là cần tổ chức hoạt động hệthống hóa kiến thức cho học sinh trong mục “Luyện tập”.

Trước đây, chúng ta hay dạy học theo kiểu vấn đáp, trình bày bài học là ý kiếncủa giáo viên theo một chuỗi các câu hỏi liên tục phối hợp với sử dụng trang thiếtbị dạy học và học liệu Để giải quyết được vấn đề này, sách đã viết sẵn cho giáoviên và học sinh cần phải theo Hết từng mục đều có sự chốt kiến thức, vận dụng.Với thời lượng 1 tiết, học sinh khó lòng chủ động học tập, khó lòng được hợp tácnhóm và trình bày quan điểm của mình, dẫn đến đa số là tiếp thu một cách thụđộng bằng ghi chép thụ động, giảng giải một chiều.

Theo quan điểm hiện nay, trong bài học người giáo viên cần hệ thống hóakiến thức Bài học là một chuyên đề dạy học gồm các tiết học với các nội dung đòihỏi người giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để hệ thống hóa kiến thức đảmbảo sao cho đạt được mục tiêu của bài học, đó là bài học phải đạt được mục tiêucủa chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông quy định.

Để tổ chức hệ thống hóa bài học, giáo viên nên làm như sau:

- Thảo luận chung toàn lớp về những kiến thức mới được hình thành ở hoạtđộng “hình thành kiến thức” với những vấn đề mà các em phát hiện ra ban đầu ở

Trang 14

hoạt động “khởi động” nêu vấn đề Trên cơ sở đó giáo viên có những nhận xétđánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, hoặc từng cá nhân học sinh, lựa chọn vàghi vào “sổ tay lên lớp” của mình Đây chính là thời điểm hay nhất để giúp giáoviên có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm sự tổ chức hoạt động của mình.

- Giáo viên phải là trọng tài, giám khảo để chốt lại kiến thức, giúp các emnhận thức ra chân lý Nếu các em còn gặp khó khăn cần sử dụng các kỹ thuật hoặcphương pháp để trợ giúp các em, thậm chí cần giảng giải đưa ra những minh chứngthực tiễn về vấn đề đó, hoặc tiếp tục cho các em nghiên cứu tìm hiểu ở ngoài lớphọc

- Giáo viên cần chú ý, khi chưa học xong “hình thành kiến thức” thì khôngnên chốt kiến thức nhất là ở hoạt động “khởi động”, và cũng không nên chốt kiếnthức một cách rời rạc, cắt đoạn thiếu tính hệ thống vừa tốn thời gian lại vất vảcho các người dạy và người học.

5 Kết thúc và hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà

Nhiệm vụ này rất quan trọng nhưng hình như giáo viên chưa quán triệt rõ tưtưởng của hoạt động này

Trong giờ dạy, giáo viên cần chủ động kết thúc và giao nhiệm vụ về nhà chohọc sinh Thông thường ít nhất 3 đến 5 phút trước khi kết thúc tiết dạy (nếu khôngtiếp tục dạy ở tiết sau), giáo viên cần cho các em dừng việc học tập ở trên lớp lại,có thể lúc đó công việc trên lớp vẫn còn dang dở.

Vấn đề là ở chỗ cần xử lý tình huống sư phạm như thế nào cho từng nhóm,từng em ở trong lớp Giáo viên cần căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động của từngnhóm học sinh để giao việc về nhà cho học sinh Việc học tập ở nhà có thể hướngdẫn:

a) Đối với các nhóm hoạt động còn dang dở: Tiếp tục về nhà nghiên cứu, tìmhiểu vấn đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em các thực hiện ở nhà và vận dụngvào thực tiễn Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sảnphẩm học tập.

b) Đối với các nhóm đã thực hiện xong: Cần giao nhiệm vụ cho các em tiếptục vận dụng thực tiễn, đề xuất các phương án khác đã có trong bài học Yêu cầucác em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.

Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng những câu hỏi, bài tập cótính chất học thuộc lòng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống, nhiệm vụhọc tập bổ ích liên quan đến thực tiễn đòi hỏi các em phải hợp tác với cộng đồngđể tìm tòi, khám phá.

6 Hoạt động thực hành thí nghiệm

Trang 15

Đây là một hoạt động học quan trọng chủ đạo đối với môn Tin học Hoạt độngnày giúp học sinh trải nghiệm, học thông qua thực hành, tạo tiền đề cho học sinhlàm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học Ở đây học sinh có thể tự làm thínghiệm, hoặc làm thí nghiệm theo nhóm.

Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên cần:

- Chuyển giao nhiệm vụ, cho học sinh xây dựng phương án thực hành, dựđoán kết quả.

- Hướng dẫn an toàn thí nghiệm, nơi bố trí thí nghiệm.

- Hướng dẫn cách thu thập thông tin, phân tích kết quả và ghi báo cáo, cáchtrình bày báo cáo.

- Cho học sinh thảo luận, tính khả thi, an toàn thí nghiệm trước khi làm thínghiệm.

Giáo viên nên tránh:

- Thực hành thay cho học sinh (trừ thí nghiệm biểu diễn trên lớp);

- Áp đặt học sinh làm thí nghiệm theo kịch bản đã sắp đặt trước của gioaosviên.

7 Kĩ thuật theo dõi đánh giá học sinh trong quá trình học tập.

Theo dõi đánh giá học sinh trong quá trình học tập là một trong những khâuquan trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học Ở đây, giáo viênđược quan sát các hoạt động, cử chỉ, hành vi, tác phong của các em trong quá trìnhhọc ở lớp học cũng như tự học ở ngoài lớp học Căn cứ vào sản phẩm học tập vàthái độ học tập, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khảnăng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của học sinh, giáo viên cần:

- Có sổ theo dõi quá trình học tập, ở đó ghi có ghi những lưu ý, chú ý về khảnăng phát triển cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình học tập.

- Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt độnghọc: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo học tậpvà trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành

- Nên chuẩn bị các tiêu chí đánh giá, phân tích hướng dẫn cho học sinh cáchtự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

- Thường xuyên tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thôngqua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập,

- Thường xuyên xem vở ghi của học sinh, phát hiện những điểm yếu kém củahọc sinh, động viên khích lệ sự cố gắng, nỗ lực tiến bộ của học sinh so với bảnthân các em.

Trang 16

- Bỏ quên những sản phẩm học tập tự làm ở nhà của học sinh

- Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên nên tránh nói to trướclớp, trình chiếu, hoặc giảng giải vấn đề làm mất tập trung hoạt động của nhóm;Nói vu vơ và đi lại quá nhiều trong lớp học không rõ mục đích.

Giáo viên cần chú ý:

- Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng em, phát hiện kịpthời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thông báo Lúc này giáo viên không đượcầm ĩ mà có trách nhiệm lặng lẽ đến nhóm hỗ trợ để tìm hiểu, hỗ trợ, gợi ý giúp cácem vượt qua khó khăn, tuyệt đối không giảng giải, làm hộ các em (chú ý chọn vịtrí đứng để thường xuyên bao quát được tất cả lớp).

- Không “gà bài” cho học sinh, khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho cácnhóm khi các em đang hoạt động nhóm, chưa báo cáo nhóm

8 Sử dụng CNTT trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học

Dạy học có ứng dụng CNTT giúp giáo viên thuận lợi trong tổ chức hoạt độnghọc Những phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình mẫu vật, thí nghiệm mô phỏng,video có tác dụng thiết thực trong quá trình dạy học.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn giáo viên quá lạm dụng CNTT vào dạy học Bàihọc trở thành bài "trình chiếu", thuyết trình đơn điệu, chưa thực sự có tác dụnggiúp và hỗ trợ học sinh trong quá trinh học tập.

Khi sử dụng CNTT tổ chức hoạt động học, giáo viên cần:

- Chuẩn bị chu đáo các thiết bị CNTT để hỗ trợ: phần mềm, máy tính, - Chỉ nên hỗ trợ trình chiếu khi chuyển giao nhiệm vụ, khi cần thuyết trìnhgiải thích hoặc khi hệ thống hoá kiến thức bài học

- Chọn lọc âm thanh, hình ảnh, trích đoạn clip phù hợp với cách tổ chứchoạt động.

Giáo viên nên tránh:

- Dạy học theo kiểu trình chiếu, thuyết trình cả bài;

- Trình chiếu trong lúc học sinh học cá nhân, thảo luận nhóm

Trang 17

- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: Mục đích của hoạt động này làtạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứngthú học bài mới Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiếnthức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tàiliệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhânhọc sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.

- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới; thựchành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giảiquyết tình huống đặt ra.

- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyếtcác vấn đề thực tiễn.

Dựa trên con đường nhận thức chung đó và căn cứ vào nội dung chươngtrình, sách giáo khoa hiện hành, tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận,lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp.

2 Nguyên tắc xây dựng chuyên đề dạy học

Nội dung khoa học của kiến thức sẽ được trình bày tương đối trọn vẹn với cácmức độ từ thấp lên cao hoặc có nhiều khía cạnh.

Xây dựng nhiều hoạt động đa dạng của học sinh, đặc biệt là các hoạt động đặcthù của bộ môn, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, về thời gian thực hiện,khả năng tổ chức hoạt động.

Liên hệ được với thực tiễn, có ý nghĩa và lợi ích cho cuộc sống sinh hoạt, laođộng sản xuất của học sinh và cộng đồng.

3 Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học

Việc xây dựng chuyên đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau:

Trang 18

a) Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, nội dung của sách giáokhoa của môn Tin học, tổ chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quanvới nhau được thể hiện ở một số bài hiện hành, từ đó xây dựng thành một chuyênđề Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, các tổchuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng mộtchuyên đề liên môn.

Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.

- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.

Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; nănglực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:

Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện

cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đánh giá kết quảlàm việc của học sinh.

Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần.Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề Học sinh phát

hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọngiải pháp Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề Giáo viên và học sinhcùng đánh giá.

Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình

hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết Học sinh giải quyết vấn đề, tựđánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.

b) Bước 2: Xây dựng nội dung chuyên đề

Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sửdụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng,dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học củahọc sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề dạy học.Lựa chọn các nội dung từ các bài trong sách giáo khoa của một môn học hoặc cácmôn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học.

Thông thường, các bài học thuộc cùng một chuyên đề trong sách giáo khoahiện hành được đặt gần nhau, trong cùng một chương, gồm: các bài học lí thuyếtmới; bài học luyện tập; bài học thực hành; bài ôn tập, củng cố… Về thực chất, mỗi

Trang 19

bài học này tương ứng với 1 loại hoạt động học theo tiến trình sư phạm củaphương pháp dạy học tích cực.

c) Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và cáchoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực,từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trongchuyên đề sẽ xây dựng.

Bảng biểu hiện của một số phẩm chất cần hình thành và phát triển cho họcsinh trong dạy học

Có ý thức tìm hiểu và giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ViệtNam,…

Yêu thương con người; sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tham gia cáchoạt động tập thể, xã hội; hoà nhập, hợp tác với mọi người xungquanh; tôn trọng sự khác biệt của mỗi người; Phê phán và tham giangăn chặn các hành vi bạo lực,…

Sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; cóý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chămsóc, bảo vệ thiên nhiên; phê phán những hành vi phá hoại thiên nhiên,…

Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hoá trên thế giới,…

n Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; phê phán các hành vi

thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống, …

Tự trọng, có những hành vi đúng mực trong giao tiếp và trong đờisống, …

Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng,…

Tự lực, chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những công việc hàngngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt,…

Tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt, học tập, hoạt động cộng đồng, …Ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bảnthân và chủ động khắc phục vượt qua., …

Có thói quen tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, …Có ý thức tự hoàn thiện bản thân,…

Biết xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập; có ý thức lựa chọn nghề

Trang 20

Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập; xác định mục tiêu phù

hợp với bản thân và thể hiện sự nỗ lực cố gắng thực hiện mục tiêu họctập…

Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao và lựa chọncác nguồn tài liệu đọc phù hợp; tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép đượcthông tin cần thiết; ghi được nội dung thảo luận; nhận ra và điều chỉnhđược những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụhọc tập; tự đặt ra yêu cầu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích cực,chủ động tìm tòi thông tin bổ sung và mở rộng thêm kiến thức…

Đặt những câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; phát hiện yếutố mới trong tình huống quen thuộc; tôn trọng các quan điểm trái chiều;phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác nhau; phân tích,tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, xác định vàlàm rõ thông tin, ý tưởng mới; hứng thú, độc lập trong suy nghĩ, chủđộng nêu ý kiến, vấn đề và ý tưởng mới…

Đề xuất một hoặc nhiều giải pháp khả thi; so sánh và bình luận về cácgiải pháp đề xuất; lựa chọn được giải pháp phù hợp; hình thành ý tưởngvề giải pháp mới dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp

Trang 21

cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp…

Giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn; nhận ra sự không phù hợp vàđiều chỉnh được giải pháp; chủ động tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn; giảiquyết được vấn đề…

Suy nghĩ và khái quát hóa thành kiến thức mới của bản thân khi giảiquyết vấn đề; áp dụng tiến trình đã biết vào giải quyết tình huống tươngtự với những điều chỉnh hợp lý

Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyệnkể, lời giải thích, cuộc thảo luận; diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; cóbiểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp; nói chính xác,đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chuyên đề thuộcchương trình học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết cácvăn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chuyên đềquen thuộc

g Sử dụng đúng cách các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông;

bước đầu biết khai thác, sử dụng máy vi tính và mạng internet trong họctập; nhận biết các thành phần của hệ thống công nghệ thông tin vàtruyền thông cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộccác lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khácnhau, tại thiết bị và trên mạng…

Tìm kiếm thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chứcthông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìmthấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết vớithông tin mới thu thập và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụhọc tập và trong cuộc sống…

Trang 22

d) Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vậndụng, vận dụng cao)

Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vậndụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá nănglực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Môn học: Chuyên đề:

Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trongchuyên đề

Loại câuhỏi/bài tập

Nhận biết(Mô tả yêu

cầu cầnđạt)

Thông hiểu(Mô tả yêucầu cần đạt)

Vận dụng(Mô tả yêucầu cần đạt)

Vận dụng cao(Mô tả yêucầu cần đạt)ND 1

ND 2

đ) Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập

Căn cứ vào nội dung của chuyên đề đã lựa chọn, dựa trên trình độ hiện cócủa học sinh, các mục tiêu năng lực được xác định để biên soạn các phiếu học tập,câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trìnhtổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo bài học đã xâydựng.

Để phát triễn năng lực của học sinh, giáo viên nên chú ý phát triển các dạngbài tập mang tính thực nghiệm, bài tập thực tiễn cuộc sống, bài tập tình huống.Những bài tập này sẽ giúp học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức vàocuộc sống, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, năng lực xữ lý các tình huốngthực tế.

e) Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học

Thiết kế tiến trình dạy học theo các giai đoạn của dạy học giải quyết vấn đềthành các hoạt động học cụ thể và được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ởtrên lớp và ở nhà Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình

Trang 23

huống xuất phát Các hoạt động tiếp theo trong tiến trình dạy học thể hiện tiếntrình sư phạm của phương pháp dạy học được lựa chọn.

Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương phápdạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũivới đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó.Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tậpthể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mànếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên Những hoạt độngdo giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nângcao dần mức độ học tập Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập đượcnâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn Mục tiêu chính củaquá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩthuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực làsự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học Như vậy, việcxây dựng các tình huống xuất phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận vàđã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng.

Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho họcsinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâuthuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải phápnhằm giải quyết vấn đề.

Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải phápgiải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kếtluận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức

Tóm lại, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểmtra đánh giá của quá trình giáo dục có liên quan chặt chẽ với nhau nên cần phải đổimới một cách đồng bộ, trong đó khâu đột phá là đổi mới kiểm tra, đánh giá theođịnh hướng chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức sang coi trọng kếthợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trìnhgiáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của họcsinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cốgắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học Việc kiểm tra, đánh giákhông chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinhhọc như thế nào, có biết vận dụng không.

4 Cấu trúc trình bày một chuyên đề dạy học

Ngày đăng: 24/12/2021, 22:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w