1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KINH tế VI mô tiểu luận kết thúc môn học kinh tế vi mô

13 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 149,05 KB

Nội dung

Tăng mức lương tối thiểu là một trong những chính sách kinh tế quan trọng của nhà nước, nó có những tác động to lớn đến cả nhà sản xuất và người lao động.. Đối với các doanh nghiệp quy m

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN KINH TẾ VI MÔ

-0-0 -HỌ TÊN SINH VIÊN

Kiều Hoàng Phi Hùng

TIỂU LUẬN

KINH TẾ VI MÔ Tiểu luận kết thúc môn học Kinh tế vi mô

Giảng viên Trần Phương Thảo

Trang 2

I/ LÝ THUYẾT VÀ VẬN DỤNG.

Câu 1 :

1 Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nước Đức phải chịu những tổn thất nặng nề Thành phố

Dresden bị hủy hoại hoàn toàn Dân số ở Cologne tụt từ 750.000 xuống chỉ còn 32.000 người Lượng bất động sản giảm 20% Sản lượng lương thực chỉ còn bằng một nửa so với mức trước chiến tranh, sản xuất công nghiệp giảm 1/3

Hầu hết những người đàn ông tuổi từ 18 đến 35, bộ phận dân số có khả năng lớn nhất trong việc gánh vác trách nhiệm tái thiết đất nước, đã hi sinh hoặc bị chiến tranh làm cho tàn phế Nước Đức thời điểm đó chìm trong một bầu không khí chết chóc, nền kinh tế sụp đổ, vật tư khan hiếm, cuộc sống người dân rơi vào ngõ cụt

Cả cung và cầu của nước Đức đều bị sụt giảm nghiêm trọng so với trước chiến tranh thế giới thứ hai Nước Đức đã phải gánh chịu một khoản nợ khổng lồ cùng với đó là tỉ lệ lạm phát tăng cao kỉ lục Điều này đã ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ các thị trường hàng hóa của nước Đức, khiến không chỉ sức sản xuất của tất cả các thị trường giảm xuống mà cả sức mua của người tiêu dùng Nó khiến cho đường giới hạn sản xuất của nước Đức sau chiến tranh dịch chuyển vào trong về phía bên trái so với đường sản xuất ban đầu

Trang 3

2 Tăng mức lương tối thiểu là một trong những chính sách kinh tế quan trọng của nhà nước, nó

có những tác động to lớn đến cả nhà sản xuất và người lao động Trong vấn đề này, thoạt nhìn thì

có vẻ chỉ có người lao động là được hưởng lợi nhưng chính sách này còn có thể gây ra những thiệt hại tiềm tàng cho người lao động

Trước tiên, có thể thấy rõ rằng việc tăng mức lương tối thiểu sẽ gia tăng thu nhập của người lao động, đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ Còn đối với các doanh nghiệp, việc tăng mức lương tối thiểu sẽ khiến cho các doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí để trả công cho công nhân Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, việc tăng mức lương tối thiểu có thể sẽ không gây ra ảnh hưởng lớn nhưng với các doanh nghiệp lớn, số lượng nhân công đông đảo, việc tăng mức lương tối thiểu sẽ khiến cho chi phí trả lương của họ dâng cao và đó là một con số không nhỏ, ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải chịu thêm sự gia tăng của phí bảo hiểm, phí công đoàn,… khiến cho sức giảm sút sức cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra các giải pháp mới

Nhìn qua, việc tăng mức tối thiểu có sẽ mang lại những lợi ích cho người lao động và khiến cho người sản xuất phải chịu phí tổn hay nói cách khác người lao động là bên được lợi còn người sản xuất là bên chịu thiệt hại Tuy nhiên, kết luận trên chỉ đúng đối với những người lao động còn việc làm sau khi mức lương tối thiểu được tăng, trên thực tế, khi mức lương tối thiểu tăng, sẽ có nhiều người bị mất việc do doanh nghiệp cắt giảm nhân công vì vậy, kể cả người lao động cũng được coi là bên chịu thiệt hại

Trang 4

theo mô hình bên, có thể thấy tại mức lương cân bằng P, thặng dư của người sản xuất là tam giác APE còn của người lao động là tam giác BPE, tuy nhiên khi mức lương tối thiểu tăng lên, lợi ích của không chỉ người sản xuất mà ngay cả người lao động cũng mất đi tương đương với 2 hinnf tam giác FGE và GEH bởi sự cắt giảm nhân công của doanh nghiệp

Một số thiệt hại khác mà các doanh nghiệp phải đối mặt có thể kể đến như các doanh nghiệp

mới khởi nghiệp hay các mô hình kinh doanh có lợi nhuận biên thấp Còn đối với người lao

động, việc tăng lương tối thiểu có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp tăng giá cả hàng hóa, có

nguy cơ dẫn đến lạm phát, người bị ảnh hưởng nhiều nhất lại chính là lao động có thu nhập thấp

trong xã hội Nếu đi sâu hơn có thể thấy những người lao động trong độ tuổi 19 đến 24 vừa mới

gia nhập vào thị trường lao động họ sẽ bị tác động chủ yếu bởi sự thiếu kinh nghiệm của mình

Trang 5

Kết luận lại, khi mức lương tối thiểu được tăng lên, cả người lao động và người sản xuất đều có

những lợi ích và thiệt hại của riêng mình Nếu như một bộ phận người lao động được hưởng lợi

ích từ việc tăng lương thì số còn lại sẽ phải chịu nguy cơ mất việc và giá cả hàng hóa tăng lên

Còn đối với người sản xuất, họ có thể sẽ mất thêm chi phí cho việc trả lương, bảo hiểm,… nhưng

nhìn chung, họ có thể linh hoạt điều chỉnh các chinh sách của mình để cân bằng lại thiệt hại, có

chăng những thiệt hại mà người sản xuất gánh chịu chỉ là vấn đề ngắn hạn nhưng đối với một bộ

phận lao động, đây là một vấn đề rất lớn

3 thị trường cạnh tranh hoàn hoản bao gồm 3 đặc điểm cơ bản : một là những người bán đều là

người chấp nhận giá, hai là tất cả các hãng sản xuất một sản phẩm đồng nhất, ba là việc gia nhập

và rút lui là không hạn chế và bốn là trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thông tin sẵn có là

hoàn hảo

Với những đặc điểm đó, việc tiến hành quảng bá rầm rộ trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là

không cần thiết bởi mọi thông tin đều được cung cấp đầy đủ cho cả người bán và người mua và

lượng thông tin đó là miễn phí, bình đẳng Khi tiến hành quảng bá sản phẩm của mình trong một

thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc đang quảng bá sản

phẩm cho các doanh nghiệp khác bởi hàng hóa trong thị trường này là như nhau Bên cạnh đó, có

Trang 6

thể ban đầu doanh nghiệp quảng bá sẽ được lợi nhưng về lâu dài, các doanh nghiệp khác thậm

chí không mất phí để quảng bá sản phẩm của mình

Câu 2 :

1 Trong phạm vi câu hỏi, ta chỉ xét đến 3 loại hàng hóa cơ bản nhất là hàng hóa thông thường,

hàng hóa cao cấp và hàng hóa thứ cấp Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng thì sẽ chỉ dẫn đến

sự gia tăng lượng cầu của các loại hàng hóa thông thường và khi thu nhập tăng mạnh sẽ kéo theo

sự gia tăng của hàng hóa cao cấp Tuy nhiên, khi thu nhập tăng cũng đồng nghĩa với việc lượng

cầu hàng hóa thứ cấp sẽ giảm vì vậy nhận định “Thu nhập bình quân đầu người của người tiêu

dùng tăng sẽ làm tăng cầu đối với tất cả các loại hàng hóa” là sai

2 Nền kinh tế thị trường không phải là cơ chế phân bổ nguồn lực duy nhất, không phải trong

mọi trường hợp xã hội đều có thể dựa vào những tín hiệu thị trường và những hành vi giao dịch

tự nguyện để tiến hành các quyết định sản xuất hay tiêu dùng của mình Trong những trường hợp

như vậy, sự điều tiết của nhà nước là rất cần thiết Thị trường không phải là hoàn hảo, các loại

thất bại thị trường có thể xảy ra như độc quyền, ngoại ứng,… khi đó, thị trường sẽ không thể tự

mình phân bổ hiệu quả mà cần đến sự can thiệp của các chính sách nhà nước

Trang 7

Câu 3 :

1 Việc giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng tạo động lực cho các doanh nghiệp giảm xả thải

ra môi trường thông qua hình thức thị trường đã giúp giải quyết vấn đề thất bại thị trường ngoại

ứng tiêu cực

Về cách thức hoạt động của thị trường theo mô hình cung cầu: Trước tiên, một giấy phép phát

thải chuyển nhượng tạo ra quyền được phát thải 1 lượng chất thải nhất định mà quyền này có thể

chuyển nhượng được Chính điều đó đã tạo ra thị trường giấy phép xả thải Thị trường này

thường sẽ được bắt đầu bằng 1 quyết định mang tính tập trung về tổng số giấy phép phát thải

được lưu hành, sau đó những giấy phép này sẽ được phân phối cho các đối tượng có nhu cầu

phát thải Trong mô hình thị trường này, để đơn giản hóa ta sẽ lấy ví dụ về sự tác động qua lại

của 2 nhà máy trong thị trường giấy phép phát thải Khi nghiên cứu về cách thức hoạt động của

thị trường này, chúng ta cần đề cập đến đường chi phí giảm thải biên MAC, đây là chi phí mà

doanh nghiệp phải đầu tư vào hệ thống xử lý để giảm thải bên cạnh việc chịu thuế ô nhiễm

Nguyên tắc hoạt động của thị trường cơ bản như sau: Nhà máy sẽ giảm phát thải đến một mức

nào đó và bán lượng giấy phép thừa khi giá giấy phép trên thị trường lớn hơn hoặc bằng MAC

tại mức phát thải này Nhà máy sẽ mua giấy phép trên thị trường nếu giá giấy phép nhỏ hơn hoặc

bằng MAC Như vậy có thể xem đường MAC là đường cầu của nhà máy đối với giấy phép ( nếu

Trang 8

mua) và là đường cung (nếu bán) Nếu cạnh tranh, thị trường sẽ hoạt động như bất cứ thị trường

nào khác Giá và lượng cân bằng sẽ được xác định bởi cung và cầu

Như vậy nhà máy nào có thể mua và bán Ta lấy ví dụ về 2 nhà máy A và B Nhà máy A có mức

phát thải ban đầu là 40000 tấn, nhà máy B là 80000 tấn, tổng mức phát thải là 120000 tấn/năm

Các nhà chức trách muốn giảm tổng mức phát thải xuống 80000 tấn/năm Các giấy phép được

phân bố đều cho cả 2 nhà máy với nhà máy A 30 giấy phép, nhà máy B 50 giấy phép Đây là lúc

thị trường giấy phép xả thải xuất hiện Với mức phân bổ ban đầu, nhà máy A có MAC thấp hơn

của nhà máy B Nghĩa là có khả năng nhà máy A sẽ tăng cường kiểm soát ô nhiễm , dư ra một

lượng giấy phép nhất định và bán cho nhà máy B nếu tiền thu được có thể bù đắp cho chi phí

giảm ô nhiễm tang thêm Nhà máy B mua số giấy phép này nếu tổng số tiền bỏ ra nhỏ hơn chi

phí kiểm soát lượng chất thải ô nhiễm này

** mô hình :

Cung : giấy phép xả thải có sẵn trên thị trường

Cầu: MAC của doanh nghiệp

Cân bằng thị trường : S = D => xác định giá giấy phép cân bằng trên thị trường

Trang 9

2 Các mặt hạn chế khi áp dụng từ góc độ kinh tế học.

1- Sự khó khăn trong việc phân bổ quyền ban đầu bởi hầu hết các đối tượng gây ô nhiễm nào

cũng mong muốn có số lượng giấy phép càng nhiều căng tốt, gây ra sự bất bình đẳng

2- Vấn đề điểm nóng ô nhiễm ví dụ như một nhà máy ở cuối nguồn gió bán giấy phép cho nhà

máy ở đầu nguồn gió thì số chất thải ở đầu nguồn gió sẽ gia tăng ảnh hưởng đến dân cư

3- có thể đi ngược với thực tế sinh thái, chẳng hạn như khi chúng ta đang cần giảm lượng xả thải

tại một vùng nhất định thì sẽ cần phải hạn chế mua bán giấy phép trong vung đó Nó sẽ làm giảm

tinh năng động và hạn chế hoạt động của thị trường

Trang 10

Phần II: Tự luận

Đánh giá vai trò của chính phủ trong nền kinh tế.

Bài làm

Trong một nền kinh tế thị trường, chính phủ có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền

kinh tế và khắc phục những thất bại thị trường Dù một thị trường có thể tự mình vận hành thế

nhưng nó rất dễ trở nên kém hiệu quả nếu thiếu đi sự can thiệp của nhà nước Tuy nhiên sự can

thiệp của nhà nước cũng chỉ nằm ở những mức độ khác nhau với mục tiêu căn bản là sửa chữa,

khắc phục những thất bại thị trường để thị trường có thể hoạt động hiệu quả, công bằng, ổn định

Để có thể khắc phục các thất bại thị trường, chính phủ thường sử dụng những chức năng (công

cụ) đặc trưng của mình để thực hiện việc can thiệp, điều chỉnh thị trường Mỗi công cụ đều có

những công dụng và ý nghĩa khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề của thị trường:

Luật pháp: Để nền kinh tế có thể vận hành một cách hiệu quả không thể thiếu đi một môi

trường pháp lý mà trong đó các quy tắc ứng xử phù hợp với các nguyên tắc thị trường Nền tảng

của quan hệ thị trường là quan hệ mua bán trên cơ sở tự nguyện, chính vì vậy, các hành vi có tính

chất cưỡng bức, bạo lực của bên mua hoặc bên bán đều cần có sự can thiệp của nhà nước để giải

Trang 11

quyết mà ở đây là thông qua pháp luật Một khi hệ thống pháp luật tồn tại, nhà nước lại có thể

thông qua nó để điều chỉnh trở lại nền kinh tế nhằm sửa chữa một số thất bại thị trường chẳng

hạn như luật bảo vệ môi trường để chống lại ngoại ứng tiêu cực Tuy nhiên, nếu pháp luật không

được kiểm soát và nhà nước vượt quá quyền hạn của mình sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng lạm

dụng pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia thị trường

Thuế khóa: là một công cụ quan trọng của nhà nước không chỉ để phát triển xã hội mà còn để

điều chỉnh hành vi của các cá nhân, doanh nghiệp Đặc biệt trong các vấn đề như khi nhà nước

muốn giảm nguồn cung của một loại sản phẩm nào đó hay khi muốn khuyến khích xuất, nhập

khẩu Về nguyên tắc, thuế khóa là một công cụ có thể giúp nhà nước điều chỉnh hành vi của

người sản xuất hoặc tiêu dùng để sửa chữa một số thất bại thị trường ví dụ như thuế tài nguyên,

môi trường, hay giảm thuế để kích thích nềền kinh yế

Chi tiêu của chính phủ: Chính phủ có thể thực hiện các khoản chi tiêu của mình thông qua việc

mua sắm hàng hóa, dịch vụ hay trợ cấp Với điều này, chính phủ có thể tác động đến nền kinh tế

ở tầm vĩ mô chẳng hạn như khi cần kích thích tăng trưởng kinh tế thì chính phủ thường áp dụng

chính sách kích cầu bằng việc gia tăng chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ Ngoài ra bằng các

chính sách chi tiêu khác nhau chính phủ có thể ảnh hưởng đến các kết cục trên thị trường cụ thể,

chẳng hạn như thông qua việc chi tiêu vào hệ thống y tế, giáo dục công cộng có thể giúp khắc

phục các thất bại thị trường

Trang 12

Các chính sách kinh tế vĩ mô khác: một loạt chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng được sử

dụng như chính sách tiền tệ, thu nhập hay kiểm soát lương, giá,… với các chính sách khác nhau,

nhà nước có thể thúc đẩy, duy trì tăng trưởng kinh tế

Với những công cụ của mình, nhà nước có thể sữa chữa và khắc phục các thất bại thị trường như

điều tiết tình trạng độc quyền, xử lý ngoại ứng,… Thông qua quyền lực và công cụ của mình,

nền kinh tế thị trường trở nên ổn định hơn, do thị trường rất khó có thể xử lý các thất bại thị

trường của mình nên một nền kinh tế nếu muốn vững mạnh thì cần đến sự gia nhập, giúp sức của

nhà nước Trong nền kinh tế, các vấn đề như điều tiết thị trường thường được giải quyết thông

qua việc quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất độc quyền tư nhân, hoặc thực hiện các chính sách kiểm

soát giá với doanh nghiệp độc quyền, hay về vấn đề xử lý ngoại ứng, thông qua các công cụ của

mình nhà nước có thể thiết lập các quy chế, luật lệ để điều tiết ngoại ứng tiêu cực, thu thuế phí

ngoại ứng tiêu cực hay khuyến khích sản xuất thông qua trợ cấp với ngoại ứng tích cực,…

Như vậy, có thể thấy nhà nước có một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường

Trên thực tế không có một nền kinh tế nào mà thiếu vắng sự can thiệp của nhà nước Nhà nước

chính là chìa khóa cho việc giải quyết các thất bại thị trường, bảo vệ quyền lợi của các bên tham

gia vào thị trường từ đó ổn định, phát triển nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân

dân Kinh tế có một ý nghĩa quan trọng đối với mọi quốc gia hiện nay, một nền kinh tế phát triển

chính là tiền đề cho sức mạnh của đất nước đó trên trường quốc tế Vì vậy, cho dù thị trường có

Trang 13

thể hoạt động một cách tự do và tự điều chỉnh theo ý nó nhưng cũng khó tránh khỏi những thất

bại khiến cho thị trường rơi vào rối loạn, mọi thị trường đều cần một nhà nước cho dù can thiệp

ít hay nhiều để điều chỉnh nó đi đúng hướng phù hợp với xu thế và lợi ích của cả cộng đồng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phí Mạnh Hồng, Giáo trình kinh tế vi mô - Đại học quốc gia Hà Nội

2 Chương 13: Kinh tế môi trường : ( http://www.zun.vn/tai-lieu/kinh-te-moi-truong-chuong-13-giay-phep-phat-thai-co-the-chuyen-nhuong-47803/ )

3.Tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp ( https://vanbanluat.com/tin- tuc-phap-luat/tang-luong-toi-thieu-vung-anh-huong-the-nao-den-doanh-nghiep-559-33425-article.html )

Ngày đăng: 23/12/2021, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w