1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trung học cơ sở thành phố thuận an, tỉnh bình dương

214 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN TẤN TÚ NGỌC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHÀO CỜ ĐẦU TUẦNTẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤCMÃ SỐ: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – 2021

Trang 2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN TẤN TÚ NGỌC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHÀO CỜ ĐẦU TUẦNTẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤCMÃ SỐ: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCTS TRẦN THỊ TUYẾT MAI

BÌNH DƯƠNG – 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Tấn Tú Ngọc, mã số học viên 1918140114012 là học viên

lớp Cao học Quản lý giáo dục (CH19QL01) khóa 6, trường Đại học Thủ DầuMột, tỉnh Bình Dương.

Tôi xin cam đoan: luận văn với đề tài “Quản lý hoạt động chào cờ đầu

tuần tại các trường trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương”

là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.

Tất cả số liệu, kết quả thực hiện được trình bày trong luận văn là trung thực,có nguồn gốc và chưa được công bố ở những công trình nghiên cứu khác Nếu cósự gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của nhàtrường.

Bình Dương, ngày 18 tháng 9 năm 2021

Tác giả

Nguyễn Tấn Tú Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôiđã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của thầy cô, giađình, bạn bè và anh chị em đồng nghiệp.

Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thị Tuyết Mai người cô đã tận tình trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tác giả trong quátrình thực hiện luận văn này.

-Tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến cán bộ quản lý, chuyên viên,giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một cùng toàn thể các thầy, cô trường Đạihọc Thủ Dầu Một đã tận tình hướng dẫn, quan tâm trong quá trình học tập vànghiên cứu đề tài.

Tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục vàĐào tạo, cán bộ quản lý và giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố ThuậnAn, bạn bè đồng nghiệp xa gần cùng gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Trong quá trình thực hiện, tác giả luận văn gặp rất nhiều khó khăn về nhữnglý luận cơ sở đối với đề tài nghiên cứu, cách thức phân tích đề tài nghiên cứu,đặc biệt là gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế bản khảo sát sao cho phùhợp với mục đích nghiên cứu Tuy nhiên, người viết đã nhận được sự hỗ trợ rấttích cực từ các bạn học viên trong lớp, trao đổi trực tiếp với giảng viên hướngdẫn nên đã hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định.

Dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng chắc chắnrằng luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận đượcsự góp ý của quý thầy cô, anh chị đồng nghiệp và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tấn Tú Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

8 Đóng góp của đề tài 9

9 Cấu trúc của đề tài 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHÀO CỜ ĐẦUTUẦN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 10

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 10

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 10

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 12

1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài 15

1.2.1 Khái niệm chào cờ, hoạt động chào cờ đầu tuần 15

1.2.2 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường trung học cơ sở 16

1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần 21

1.3 Lý luận về hoạt động chào cờ đầu tuần ở trường trung học cơ sở 21

1.3.1 Vị trí và vai trò của hoạt động chào cờ đầu tuần ở trường trung học cơ sở 21

1.3.2 Mục tiêu của hoạt động chào cờ đầu tuần ở trường trung học cơ sở 23

1.3.3 Nội dung của hoạt động chào cờ đầu tuần ở trường trung học cơ sở 23

Trang 6

1.3.4 Hình thức tổ chức hoạt động chào cờ đầu tuần ở trường trung học cơ sở 26

1.4 Lý luận về quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần ở trường trung học cơ sở 27

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần ở trường trung họccơ sở 27

1.4.2 Chức năng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần ở trường trung học cơ sở 281.4.3 Quản lý các điều kiện hoạt động chào cờ đầu tuần 34

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần ở trườngtrung học cơ sở 35

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo của thànhphố Thuận An, tỉnh Bình Dương 40

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 40

2.1.2 Khái quát chung về giáo dục trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh BìnhDương 41

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động chào cờ đầu tuần và quản lý hoạt độngchào cờ đầu tuần tại các trường trung học cơ sở 44

2.2.1 Nội dung khảo sát 44

2.2.2 Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng 45

2.2.3 Tổ chức điều tra, khảo sát 45

2.2.4 Quy ước thang đo 49

2.3 Thực trạng hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trung học cơ sở 50

2.3.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trunghọc cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 50

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trườngtrung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 55

Trang 7

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường

trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 58

2.3.4 Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trunghọc cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 63

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trung học cơ sởtại các trường trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 65

2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng củaquản lý hoạt động chào cờ đầu tuần 65

2.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trườngtrung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 66

2.4.3 Thực trạng tổ chức hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trung học cơsở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 69

2.4.4 Thực trạng chỉ đạo hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trung học cơsở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 72

2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trườngtrung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 74

2.4.6 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động chào cờ đầu tuần tại cáctrường trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 77

2.4.7 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tạicác trường trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 78

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại cáctrường trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 81

3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp 86

Trang 8

3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 86

3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 86

3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 87

3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 87

3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 87

3.2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 87

3.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trunghọc cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 88

3.3.1 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò, vị trívà tầm quan trọng của hoạt động chào cờ đầu tuần 88

3.3.2 Cải tiến công tác lập kế hoạch hoạt động chào cờ đầu tuần 90

3.3.3 Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong nhà trường, phốihợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động chào cờ đầu tuần 92

3.3.4 Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức hoạt độngchào cờ đầu tuần 94

3.3.5 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường trong việc thực hiệnhoạt động chào cờ đầu tuần 95

3.3.6 Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động chào cờ đầu tuần 97

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 98

3.5 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đềxuất 101

3.5.1 Mục đích khảo nghiệm 101

3.5.2 Phương pháp khảo nghiệm 101

3.5.3 Khách thể khảo nghiệm 101

3.5.4 Quy trình khảo nghiệm 102

3.5.5 Kết quả khảo nghiệm 103

3.5.6 Kiểm định sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp đề xuất 113

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 116

Trang 9

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 125

PHỤ LỤC 126

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng thống kê học lực học sinh các trường THCS (2019-2020) 42

Bảng 2.2 Bảng thống kê hạnh kiểm học sinh các trường THCS 2020) 42

(2019-Bảng 2.3 Một số nét sơ lược về các trường khảo sát 46

Bảng 2.4 Thống kê số liệu các trường khảo sát 47

Bảng 2.5 Đặc điểm CBQL, GV được khảo sát 47

Bảng 2.6 Đặc điểm học sinh được khảo sát 48

Bảng 2.7 Quy ước xử lý thông tin 50

Bảng 2.8 Ý kiến của CBQL, GV về vai trò của hoạt động chào cờ đầu tuần tạicác trường THCS 51

Bảng 2.9 Ý kiến của CBQL, GV và HS về thực trạng thực hiện mục tiêu hoạtđộng chào cờ đầu tuần tại các trường THCS 56

Bảng 2.10 Nội dung chương trình chủ điểm hoạt động chào cờ đầu tuần 58

Bảng 2.11 Ý kiến của CBQL, GV và HS về thực trạng triển khai các hình thứctổ chức hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS 63

Bảng 2.12 Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng xây dựng kế hoạch hoạtđộng chào cờ đầu tuần tại các trường THCS 67

Bảng 2.13 Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng chỉ đạo hoạt động chào cờđầu tuần tại các trường THCS 72

Bảng 2.14 Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt độngchào cờ đầu tuần tại các trường THCS 75

Bảng 2.15 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý các điều kiện phục vụhoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS 77

Bảng 3.1 Đặc điểm CBQL, GV được khảo sát 101

Bảng 3.2 Các mức độ khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đềxuất 102

Bảng 3.3 Quy ước thang đo tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 103

Trang 12

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp Nâng caovai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong nhà trường, phối hợp chặt chẽvới các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng chào cờ đầu tuần 107

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp Tăngcường công tác tổ chức, chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức hoạt động chào cờđầu tuần 109

Bảng 3.6 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp Đẩy mạnhcông tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường trong việc thực hiện hoạt độngchào cờ đầu tuần 110

Bảng 3.7 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp Đầu tưcơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động chào cờ đầu tuần 112Bảng 3.8 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp 113

Trang 13

DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Ý kiến của CBQL, GV và HS về thực trạng thực hiện nội dunghoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS 60Biểu đồ 2.2 Ý kiến của CBQL, GV và HS về kết quả thực hiện nội dung hoạtđộng chào cờ đầu tuần tại các trường THCS 61Biểu đồ 2.3 Ý kiến của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý hoạt độngchào cờ đầu tuần tại các trường THCS 66Biểu đồ 2.4 Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng tổ chức hoạt động chào cờđầu tuần tại các trường THCS 70Biểu đồ 2.5 Ý kiến của CBQL, GV về những thuận lợi trong quản lý hoạt độngchào cờ đầu tuần tại các trường THCS 79Biểu đồ 2.6 Ý kiến của CBQL, GV về khó khăn trong quản lý hoạt động chàocờ đầu tuần tại các trường THCS 80

Biểu đồ 3.1 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp Bồidưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò, vị trí và tầm

quan trọng của hoạt động chào cờ đầu tuần 104

Biểu đồ 3.2 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp Cảitiến công tác lập kế hoạch hoạt động chào cờ đầu tuần 106Biểu đồ 3.3 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi của 06 biệnpháp đề xuất 115SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 100

Trang 14

TÓM TẮT

Mỗi hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có vai trò vô cùng quan trọng.Trong đó, hoạt động chào cờ đầu tuần là một trong những hoạt động giáo dục có vịtrí đặc biệt quan trọng trong nhà trường Thông tư 32/2018 TT-BGDĐT ngày

26/12/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Sinh hoạt dưới cờ là một trongnhững loại hình hoạt động trải nghiệm với sự tham gia, liên kết của nhiều lực lượnggiáo dục: cán bộ QL, GVCN, cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội,học sinh, CMHS và các đoàn thể” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).

Làm thế nào để vừa giáo dục truyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hiểubiết cho thiếu nhi thông qua các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của từng tuần, từngtháng; vừa tạo điều kiện để các em nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề có liênquan đến trẻ em Đồng thời, tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh để các emthể hiện tài năng, năng khiếu của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạnhơn trong các hoạt động tập thể; giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội Mỗi nhàtrường cần quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả,đáp ứng được yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tíchcực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh THCS.

Đề tài “Quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trung học cơ

sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương” tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở

lý luận của hoạt động chào cờ đầu tuần cũng như công tác quản lý hoạt động này.Đề tài đã phân tích thực trạng hoạt động chào cờ đầu tuần và quản lý hoạt động chàocờ đầu tuần tại các trường THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Qua quá trình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam cho thấy, các nghiêncứu về hoạt động chào cờ đầu tuần cũng như quản lý hoạt động chào cờ đầu tuầnchưa nhiều Còn về công tác quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần cho học sinhchưa được đề cập đến Do đó, việc nghiên cứu đề tài quản lý hoạt động chào cờđầu tuần tại các trường THCS công lập thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dươngdưới sự chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng nhằm đổi mới nội dung phù hợp vớiđiều kiện hiện nay của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế là đề tài có ý nghĩathực tiễn và tính mới.

Trang 15

Với đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận(văn bản, tài liệu,…), phương pháp nghiên cứu thực tiễn ( quan sát, điều tra bằngbảng hỏi, phỏng vấn,…) và phương pháp xử lý số liệu để phân tích thực trạngquản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại 08 trường THCS thành phố Thuận An,tỉnh Bình Dương.

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, một bộ phận CBQL, GV chưa cónhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động chào cờ đầu tuần.Chính vì lẽ đó, hoạt động chào cờ đầu tuần ở các trường THCS chưa được quantâm thường xuyên.

Các nội dung hoạt động chào cờ đầu tuần chưa có sự đa dạng, phong phú.Chưa có sự lồng ghép, đổi mới về nội dung của hoạt động chào cờ đầu tuần chohọc sinh THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Các hình thức tổ chứchoạt động chào cờ đầu tuần chủ yếu nhằm tổng kết lại những vấn đề về nề nếpsinh hoạt và triển khai những biện pháp để khắc phục thực trạng đó chứ chưa cósự lồng ghép các hình thức như giao lưu chia sẻ, tổ chức trò chơi Vì vậy, cáchình thức hoạt động chào cờ đầu tuần chưa đa dạng, phong phú và kết quả đạtđược chưa cao.

Năng lực tổ chức hoạt động chào cờ đầu tuần của nhà trường còn hạn chế.Cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tựhọc, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, thiếu các biện pháp quản lý phùhợp Chưa coi trọng xây dựng nề nếp dạy học và công tác kiểm tra hoạt độngchào cờ đầu tuần cho học sinh còn chung chung nên chất lượng hoạt động chàocờ đầu tuần chưa cao.

Công tác quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần về xây dựng kế hoạch, tổchức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá được triển khai thực hiện trong cácnhà trường nhưng còn hạn chế.

Ngoài ra, các điều kiện phục vụ cho hoạt động chào cờ đầu tuần vẫn chưađáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục Điều kiện cơ sở vật chất và thiếtbị trường học phục vụ cho hoạt động chào cờ đầu tuần chưa đầy đủ, còn hạn chế.

Trang 16

Kinh phí phục vụ cho hoạt động chào cờ đầu tuần còn thiếu Nguồn ngânsách chi cho giáo dục còn hạn chế, việc huy động đóng góp từ cha mẹ học sinh,các cơ quan đoàn thể còn gặp nhiều khó khăn nên cơ sở vật chất chưa hoàn thiện,bất cập so với yêu cầu đổi mới.

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạtđộng chào cờ đầu tuần tại các trường THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dươngbao gồm: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò, vị trívà tầm quan trọng của hoạt động chào cờ đầu tuần; Cải tiến công tác lập kế hoạchhoạt động chào cờ đầu tuần; Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thểtrong nhà trường, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trườngnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chào cờ đầu tuần; Tăng cường công tác tổ chức,chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức hoạt động chào cờ đầu tuần; Đẩy mạnh công táckiểm tra, đánh giá của nhà trường trong việc thực hiện hoạt động chào cờ đầu tuần;Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động chào cờ đầu tuần.

Đề tài đã khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuấttại 08 trường THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Cả 06 biện pháp đềuđược đánh giá có tính cần thiết và khả thi cao Các biện pháp có mối quan hệ gắnkết, phụ thuộc và bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện Những biện phápđề xuất góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại cáctrường THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Trang 17

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiệnđại, tiêu biểu là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tri thức trở thành sức mạnh, làthước đo cho sự phát triển và dự báo tương lai cho mỗi quốc gia Cùng với sựphát triển mạnh mẽ ấy, sự cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, Giáo dục và đào tạocàng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Từ đó, nước ta đặt ranhững yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lựccó chất lượng cao, đầy đủ phẩm chất và năng lực.

Con người trong thời kì đổi mới hội nhập quốc tế, bên cạnh việc nắm vững trithức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, có phẩm chất tốt thì cần có kỹ năng sống.Bối cảnh xã hội mới đòi hỏi con người phải thường xuyên thích ứng với thay đổihằng ngày của cuộc sống Do đó, dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức,

rèn luyện kỹ năng trên lớp mà theo bản chất của dạy học hiện đại: “Học để biết, họcđể làm việc, học để chung sống và học để làm người” (UNESCO) Điều 2, Luật giáodục (2019) xác định: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người ViệtNam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩmchất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thànhvới lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năngsáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡngnhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhậpquốc tế” (Quốc hội, 2019) Ngày nay, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho

học sinh, nhà trường có nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực như dạy học trên lớp,sinh hoạt lớp, hoạt động tập thể theo chủ đề,… Mỗi hoạt động giáo dục trong nhàtrường đều có vai trò vô cùng quan trọng Trong đó, hoạt động chào cờ đầu tuần làmột trong những hoạt động giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng trong nhà trường.Thông tư 32/2018 TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ:

“Sinh hoạt dưới cờ là một trong những loại hình hoạt động trải nghiệm với sự thamgia, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục:

Trang 18

cán bộ QL, GVCN, cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, họcsinh, CMHS và các đoàn thể” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)

Hoạt động chào cờ đầu tuần được thực hiện vào sáng thứ hai hàng tuần trongthời gian một tiết học (45 phút) theo quy định của ngành giáo dục Đây là hoạt độngmang tính tập thể, sinh hoạt học sinh với quy mô toàn trường Đây là thời gian cóđầy đủ các thành viên trong nhà trường nhất trong mỗi tuần lễ, bao gồm các thầy côlãnh đạo nhà trường, giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh của trường Hoạt độngchào cờ đầu tuần là giây phút mở đầu cho một tuần dạy – học mới, bao gồm nhiềunội dung mang tính giáo dục cao và toàn diện Theo công văn số 1525/BGDĐT -

CTHSSV ngày 29/3/2010 về Hướng dẫn Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca:“Chào cờTổ quốc và hát Quốc ca là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, bảnlĩnh chính trị, lòng tự hào và trách nhiệm của con người Việt Nam với Tổ quốc vàNhân dân” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010) Thông qua nghi lễ chào cờ đầu tuần,

nhà trường vừa giáo dục học sinh lòng yêu nước, tôn trọng Quốc kỳ, Quốc ca hồnthiêng của dân tộc; vừa giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh đã hisinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho dân tộc Hoạt động chào cờ đầu tuầnkhông chỉ thực hiện nghi lễ chào cờ mà nhà trường còn tổ chức sinh hoạt chuyên đề,chủ điểm Hướng dẫn số 45 HD/HĐĐTW ngày 19/5/2014 của Hội đồng Đội Trung

ương về việc Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt Liên Đội dưới cờ: “ nhằm giáo dụctruyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho thiếu nhi thông qua các chủđề, chủ điểm sinh hoạt của từng tuần, từng tháng; tạo điều kiện để các em nói lêntiếng nói của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em Đồng thời, tạo môi trườngvui chơi, giải trí lành mạnh để các em thể hiện tài năng, năng khiếu của mình, giúpcác em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể; giúp các emtránh xa các tệ nạn xã hội Các hoạt động phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả,đáp ứng được yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tíchcực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho thiếu nhi” (HộiĐồng Đội Trung ương, 2014) Như vậy, việc làm quen với các kỹ năng: giao tiếp,

thuyết trình, làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức thậm chí là giải quyết cácvấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, môi

Trang 19

trường, đuối nước và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống,…sẽ giúp học sinh tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống Chính hoạt động chào cờ đầu tuần cóý nghĩa tích cực trong việc định hướng nhận thức, thái độ hành vi cho học sinh hìnhthành và phát triển nhân cách toàn diện nên cán bộ quản lý nhà trường, đứng

đầu là Hiệu trưởng phải quan tâm tổ chức hoạt động chào cờ đầu tuần sao cho đạtkết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, hoạt động chào cờ đầu tuần có ý nghĩa quan trọng không chỉvới tập thể mà còn cho từng cá nhân giáo viên và học sinh Với nhiều hình thứcđa dạng, ngoài việc thể hiện đầy đủ các chủ đề hoạt động trong chương trình hiệncó, các nội dung của hoạt động chào cờ đã linh hoạt bám sát vào nhu cầu thực tếcủa học sinh và sự thay đổi của thực tiễn xã hội để cung cấp kịp thời cho học sinhcác vấn đề có tính thời sự của xã hội và đất nước Vì thế, hoạt động chào cờ đầutuần được đưa vào một trong những tiết chính khóa của chương trình giáo dụcphổ thông với tư cách là nội dung bắt buộc và đòi hỏi người quản lý, người tổchức không ngừng học hỏi, sáng tạo để mang lại hiệu quả giáo dục.

Trong những năm gần đây, hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trunghọc cơ sở (THCS) thành phố Thuận An đã được quan tâm và đạt được những kếtquả nhất định Song ở nhiều trường chưa đầu tư đúng mức đến hoạt động này nêncông tác quản lý còn mang tính hình thức, đối phó Ở một số trường, Hiệu trưởngcòn giao khoán cho chi đoàn, liên đội Hạn chế chủ yếu là do các nhà quản lý giáodục không có biện pháp quản lý cụ thể, chặt chẽ; thiếu đồng bộ và điều phối các hoạtđộng của nhà trường chưa hợp lý Do ảnh hưởng tâm lý “ưu tiên” các hoạt động dạyvăn hóa trên lớp nên vẫn còn một số trường THCS chưa chú trọng nhiều đến côngtác quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần Vì vậy, vai trò của hoạt động chào cờ chưađược phát huy tối ưu, hiệu quả giáo dục chưa cao.

Để khắc phục cách tổ chức qua loa, làm theo phong trào, việc quản lý hoạtđộng chào cờ đầu tuần cần được đổi mới từ tư duy đến cách thức thực hiện Lànhững người làm công tác giáo dục ở nhà trường THCS, chúng ta cần thấy rõ ýnghĩa và sự cần thiết trong quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần theo hướng phát

Trang 20

triển năng lực cho học sinh, góp phần giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượnggiáo dục nhà trường.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý

hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trung học cơ sở thành phố ThuậnAn, tỉnh Bình Dương” để xác định thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý

hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS thành phố Thuận An, tỉnh BìnhDương.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần, đề tàikhảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại cáctrường THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Từ đó, đề xuất các biệnpháp quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS thành phố ThuậnAn, tỉnh Bình Dương.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục tại trường THCS.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS thànhphố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

4 Giả thuyết khoa học

Hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS thành phố Thuận An,tỉnh Bình Dương trong thời gian qua đã được triển khai thường xuyên và đạtđược một số kết quả nhất định Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế vàbất cập trong nhận thức, trong việc xây dựng kế hoạch, hoạt động chỉ đạo, kiểmtra và đánh giá Vì vậy, các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận vàthực trạng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS thành phốThuận An, tỉnh Bình Dương được đánh giá là có tính cần thiết và khả thi cao.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại trườngTHCS.

Trang 21

Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tạicác trường THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trườngTHCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu6.1 Giới hạn nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại cáctrường THCS công lập dưới sự chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng.

6.2 Giới hạn thời gian

Đề tài khảo sát thực trạng hoạt động chào cờ đầu tuần và quản lý hoạtđộng chào cờ đầu tuần trong 02 năm học: năm học 2018 – 2019 và năm học 2019– 2020.

6.3 Giới hạn địa bàn

Đề tài tập trung khảo sát tại 08 trường THCS thành phố Thuận An:Trường THCS Trần Đại Nghĩa, Trường THCS Trịnh Hoài Đức, Trường THCSNguyễn Văn Trỗi, Trường THCS Nguyễn Thái Bình, Trường THCS Thuận Giao,Trường THCS Phú Long, Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Trường THCSNguyễn Trung Trực.

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu7.1 Phương pháp luận

7.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào phạm vi nghiên cứu của đềtài, chúng tôi nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động chào cờ đầutuần với quản lý các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường Nghiên cứu hoạtđộng chào cờ đầu tuần cần tập trung một số nội dung sau: quản lý kế hoạch vàchương trình hoạt động chào cờ đầu tuần; công tác tổ chức thực hiện; chỉ đạo;kiểm tra và đánh giá,… Khi đề xuất các biện pháp quản lý phải được nghiên cứutrong mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sự hỗ trợ hợp lý giữa các biệnpháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần.

Trang 22

7.1.2 Quan điểm lịch sử - logic

Quan điểm lịch sử được người nghiên cứu vận dụng để đánh giá thựctrạng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS thành phố ThuậnAn, tỉnh Bình Dương.

Quan điểm logic được người nghiên cứu vận dụng vào việc sắp xếp cấutrúc của đề tài theo logic nghiên cứu: Lý luận là cơ sở làm nền tảng và soi đườngcho việc xây dựng công cụ nghiên cứu thực tiễn; đề tài đặt ra giả thuyết nghiêncứu có tính chất phỏng đoán; việc nghiên cứu thực trạng nhằm tìm kiếm bằngchứng để chứng minh cho giả thuyết; nếu giả thuyết được chứng minh, giả thuyếtsẽ trở thành kết luận của đề tài Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất cácbiện pháp quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần phù hợp với điều kiện thực tế ở cáctrường THCS địa phương và trình bày theo trình tự logic.

7.1.3 Quan điểm thực tiễn

Vận dụng quan điểm thực tiễn vào phạm vi đề tài, chúng tôi nghiên cứu vàđánh giá thực trạng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần trong điều kiện cụ thể tạicác trường THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Việc đề xuất các biệnpháp phải dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương về nhân lực,tài lực, vật lực,…để đạt hiệu quả cao nhất.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động chào cờ đầu tuần và quản

lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS.

Nội dung: Các văn bản, tài liệu, sách báo và các công trình nghiên cứu liên

quan đến hoạt động chào cờ đầu tuần và quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tạicác trường THCS.

Cách thức thực hiện: Nghiên cứu và tổng hợp các văn bản, tài liệu, sách

báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phân loại và hệ thống hóanhững nội dung trên làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quản lý hoạt độngchào cờ đầu tuần tại các trường THCS.

Trang 23

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1.Phương pháp quan sát

Mục đích: Thu thập thông tin về hoạt động chào cờ đầu tuần và công tác

quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS nhằm hỗ trợ thêm chophương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Nội dung: Các hoạt động chào cờ đầu tuần và quản lý hoạt động chào cờ

đầu tuần tại các trường THCS.

Cách thức thực hiện: Quan sát các hoạt động chào cờ đầu tuần và quản lý

hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS Quan sát các hoạt động diễn ratrong buổi chào cờ đầu tuần, trình tự lễ chào cờ, tinh thần thái độ của học sinh…

7.2.2.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Thu thập số liệu, dữ liệu để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động

chào cờ đầu tuần tại các trường THCS.

Nội dung: Tập trung khảo sát thực trạng về hoạt động chào cờ đầu tuần và

thực trạng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS thành phốThuận An, tỉnh Bình Dương Chẳng hạn như nhận thức của cán bộ quản lý vàgiáo viên về hoạt động chào cờ đầu tuần, về quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần;những thuận lợi và khó khăn; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạnchế trong quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS thành phốThuận An, tỉnh Bình Dương Đề tài cũng sử dụng phương pháp điều tra bằngbảng hỏi để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

Cách thức thực hiện: Xây dựng công cụ gồm phiếu khảo sát các đối tượng

là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GVCN, Bí thư Đoàn,Tổng phụ trách Đội và học sinh.

7.2.2.3.Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Tìm hiểu thêm về thực trạng hoạt động chào cờ đầu tuần và

quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần, về các biện pháp quản lý nhằm nâng cao kếtquả hoạt động chào cờ đầu tuần Những thông tin thu được từ phỏng vấn sẽ làmrõ thêm thực trạng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần cũng như các biện phápquản lý được đề xuất.

Trang 24

Nội dung: Thực trạng hoạt động chào cờ đầu tuần và quản lý hoạt động chào

cờ đầu tuần Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất biện pháp quản lý hoạt độngchào cờ đầu tuần tại các trường THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Cách thức thực hiện: Xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn cho Hiệu

trưởng, Phó hiệu trưởng, GVCN, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội và học sinh.

7.2.2.4.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Mục đích: Thu thập các sản phẩm của quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần

nhằm hỗ trợ thêm các phương pháp khác để làm rõ vấn đề hơn.

Nội dung: Các loại hồ sơ quản lý như báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết, kế

hoạch năm học, kế hoạch chào cờ hàng tuần, hàng tháng,…và các hồ sơ khác cóliên quan.

Cách thức thực hiện: Tiến hành thu thập, xem xét và phân tích các loại hồ

sơ quản lý của trường khảo sát.

7.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Mục đích: Xử lý dữ liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

và các phương pháp khác làm cơ sở phân tích, đánh giá Từ kết quả phân tích dữliệu về thực trạng có thể giúp tác giả xác định các nhóm biện pháp quản lý hoạtđộng chào cờ đầu tuần khả thi và phù hợp tình hình thực tiễn.

Nội dung: Thu thập các dữ liệu để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động

chào cờ đầu tuần và tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.

Cách thức thực hiện: Đề tài sử dụng phương pháp xử lý số liệu định lượng

và định tính như sau:

Chúng tôi sử dụng chương trình SPSS dùng trong môi trường Windows đểxử lý và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng, đảm bảo độ tin cậycủa các kết quả thu được Các thông số và phép toán thống kê được sử dụngtrong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

Phân tích thống kê mô tả: các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thốngkê mô tả tần số, điểm trung bình cộng (Mean), độ lệch chuẩn (Stđ Deviation).

Phân tích thống kê suy luận: kiểm định tương quan Pearson,…

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp xử lí dữ liệu định tính bằng

Trang 25

phương pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu để phân tích (giảithích, chứng minh,…) nội dung nghiên cứu (thông tin thu được từ phương phápphỏng vấn, phương pháp quan sát,…) để khẳng định thông tin về thực trạng hoạtđộng chào cờ đầu tuần và quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trườngTHCS công lập thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương; khảo sát tính cấn thiết vàtính khả thi của một số biện pháp quản lý được đề xuất.

8 Đóng góp của đề tài8.1 Về lý luận

Đề tài hệ thống hóa lý luận về hoạt động chào cờ đầu tuần (mục đích, nộidung, hình thức, lực lượng giáo dục và các điều kiện cần thiết); đề tài cũng hệthống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần cho họcsinh THCS theo tiếp cận các chức năng quản lý.

8.2 Về thực tiễn

Đề tài nhận xét, đánh giá đúng thực trạng hoạt động chào cờ đầu tuần vàquản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS thành phố Thuận An,tỉnh Bình Dương Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hoạt động chào cờđầu tuần tại các trường THCS ở địa phương.

Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác quản lýhoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường THCS.

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại

trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường

trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường

trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

Trang 26

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHÀO CỜ ĐẦU TUẦNTẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu về quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Ở Anh, Tổ hợp Giáo dục White Bear đã cho biết lễ chào cờ truyền thống

đánh dấu trong ngày khai giảng “Nhân viên và học sinh vây quanh ba cột cờ củatrường khi các lá cờ của White Bear First Nations, White Bear Education Complexvà quốc kỳ Canada được nâng lên …” Kết thúc lễ chào cờ, giáo viên và học sinh

bắt tay Hiệu trưởng để nhận được lời động viên (The Observer, 2014)

Các ủy viên trường học ở Alberta đã thông qua một nghị quyết thúc giụcchính quyền tỉnh bang sửa đổi Đạo luật Trường học bằng cách chèn một điều khoảnkêu gọi một số hình thức “thực hiện lòng yêu nước”, chẳng hạn như chào cờ, “vàonhững thời điểm thường xuyên và thích hợp” Đề xuất đã được gửi bởi Hội đồngtrường công lập của Edmonton vào ngày cuối cùng của hội nghị ba ngày hàng nămcủa Hiệp hội những người quản lý trường học ở Alberta (Chris Zdeb , 2015)

Tại trường Tsukamoto, trên các bức tường treo rất nhiều ảnh các thànhviên Hoàng gia Nhật Bản Mỗi buổi sáng, các em nhỏ được hướng dẫn chào cờ,hát Quốc ca và cúi đầu trước những bức hình trên như một nghi lễ thiêng liêng.Đây chỉ là một nét nhỏ trong chương trình giáo dục lòng yêu nước cho học sinh ởxứ sở Mặt trời mọc (Thế giới và Việt Nam, 2016)

Ở Lào, tất cả các trường học đều tiến hành lễ chào cờ giống nhau vào sángthứ Hai và chiều thứ Sáu hàng tuần Ngoài ra, tất cả mọi người đều mặc đồngphục: Giáo viên mặc một số màu nhất định vào các ngày khác nhau trong tuần,trong khi học sinh luôn mặc áo sơ mi trắng và quần tây đen học sinh Vào cácbuổi chiều thứ Sáu, buổi lễ được tổ chức theo cách tương tự - điểm khác biệtđáng chú ý duy nhất là lá cờ được hạ xuống một lần nữa và phản ánh về hoạtđộng tuần qua Người điều khiển báo cáo về những gì hoạt động tốt và những gìcần cải thiện trong tuần tiếp theo (The Laos Experience, 2018)

Trang 27

Tại Nhật Bản, “Chairei” có thể hiểu là Lễ chào cờ buổi sáng Mỗi ngàymới bắt đầu tại đất nước mặt trời mọc thì mỗi người bắt đầu bằng “Lễ chào cờbuổi sáng – Chairei” Đây là nét văn hóa không thể thiếu ở Nhật Bản Tại trườngTHCS Liên kết Đại học SAITAMA (埼玉大学教育学部附属中学校) của Nhật,mỗi buổi sáng học sinh xếp hàng tại lớp, nghe giáo viên dặn dò, nhắc nhở rồi sauđó học sinh chào khởi động để lấy tinh thần thoải mái cho một ngày học tập.Không chỉ ở trường học, kể cả công ty của Nhật cũng thế Văn hóa chào cờ vàobuổi sáng cũng rất phổ biến tại các công ty với những lời nhắc nhở, khen thưởng,đề ra mục tiêu của công ty… và thường kết thúc bằng một lời hô vang khẩu hiệu.(GrowUp Work, 2019)

Việc chào cờ ngày càng phổ biến trong các trường học ở New Zealand Vàonăm 1903, Tạp chí giáo dục New Zealand đã ban hành các quy định về “cuộc diễntập chào cờ” được thực hiện bởi học sinh tiểu học diễu hành theo đội hình Tạp chícho rằng, những buổi lễ này được thiết kế để khuyến khích trẻ em đánh giá cao danhdự của lá cờ và bởi sự liên kết, vai trò của New Zealand trong Đế chế Anh Các nghilễ chào cờ hàng tuần đã trở thành bắt buộc ở tất cả các trường tiểu bang vào năm1921 và đã thể hiện được lòng yêu nước cho học sinh Vào cuối thế kỷ 19, việc sửdụng lá cờ để thúc đẩy các lý tưởng yêu nước và đế quốc đã được ủng hộ Các bứcthư gửi đến các tờ báo kêu gọi chính phủ và các Hội đồng giáo dục khơi dậy sự tôntrọng lá cờ ở trẻ em thông qua các buổi lễ chào cờ nhằm nâng cao

ý thức và lòng tự hào dân tộc (New Zealand History, 2020)

Ở Hồng Kông, tại trường Trung học Heung To, tất cả giáo viên, phụ huynhvà học sinh đều tập trung trong buổi lễ chào cờ Đặc biệt, ngày 01/10/2020, kỉ niệm71 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Thông qua buổi lễchào cờ đó, nhà trường đã đánh thức bản sắc dân tộc và tạo cơ hội tốt để các emhọc sinh hiểu rõ hơn về quốc gia và các biểu tượng của đất nước – lá cờ và Quốcca (Chinadaily.com.cn, 2020)

Tại trường Trung học Shun Lee Catholic ở Hồng Kông, buổi lễ chào cờcũng được tổ chức vào sáng thứ hai Trước tiên, học sinh bắt đầu bằng nghi thứckéo cờ trong tư thế đứng trang nghiêm của tất cả giáo viên và học sinh Sau đó,

Trang 28

học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ và các hoạt động giáo dục khác củanhà trường (Shun Lee Catholic Secondary School, 2018)

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ngày 19/5/2014, Hội Đồng Đội Trung ương đã ban hành hướng dẫn tổchức giờ “Sinh hoạt Liên Đội dưới cờ” cho học sinh Tài liệu đã đưa ra các nộidung và hình thức tổ chức một tiết chào cờ đầu tuần với nhiều chủ đề đa dạng vàphong phú (Hội Đồng Đội Trung ương, 2014)

Công văn số 3964/BGDĐT – GDCTHSSV ngày 04 tháng 9 năm 2018 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị vàcông tác học sinh, sinh viên năm học 2018-2019 xác định: “Tăng cường kỷ cương,nề nếp, dân chủ trong trường học, tạo môi trường để HSSV tự rèn luyện, phấn đấu.Duy trì việc hát Quốc ca trong Lễ chào cờ Tổ chức cho HSSV hát Quốc ca với tinhthần, cảm xúc tự hào, tự tôn dân tộc…” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)

Công văn số 1787/SGDDT- CTTTPC ngày 06 tháng 9 năm 2019 của SởGiáo dục và Đào tạo Bình Dương về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dụcchính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2019-2020, xác định: “ Tăngcường kỷ cương, nề nếp trong trường học, tạo môi trường tốt để học sinh phấn đấu,tự rèn luyện Duy trì việc hát Quốc ca trong Lễ chào cờ…với tinh thần tự hào, tự tôndân tộc, thể hiện nhiệt huyết tuổi trẻ” (Sở GD&ĐT Bình Dương, 2019)

Tác giả Nguyễn Văn Nhần có bài viết “Vai trò của Hiệu trưởng trong việcgiáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua tiết chào cờ đầu tuần” đăng Tạp chíGiáo dục số 277, kì I, tháng 1/2012 Từ thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tạitrường trung học phổ thông Bố Trạch, Quảng Bình, tác giả cho rằng: Chấn chỉnh nềnếp qua mỗi giờ chào cờ là việc làm rất quan trọng, giúp học sinh rèn luyện nhâncách, từ những việc nhỏ như ham học, ham làm, siêng năng, cần kiệm,… đến nhữngviệc lớn như giáo dục truyền thống của dân tộc (lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo,đạo lí uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, truyền thống tôn sư trọng đạo,…)giáo dục trách nhiệm của công dân trước các vấn đề của đất nước và thời đại Bàiviết còn đề cập đến các hình thức xây dựng và lồng ghép các bài học kĩ năng sống,lịch sử, đạo lý ngay trong tiết chào cờ đầu tuần và rút ra

Trang 29

nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh (Nguyễn Văn Nhần,2012)

Tác giả Nguyễn Văn Hiển nghiên cứu đề tài “Để thực hiện tốt tiết sinhhoạt chào cờ đầu tuần hiệu quả” (Sáng kiến kinh nghiệm) Đề tài tác giả nghiêncứu là thực trạng tổ chức chào cờ đầu tuần tại các trường THPT hiện nay và đềxuất giải pháp tổ chức các hoạt động chào cờ đầu tuần (Nguyễn Văn Hiển, 2013)Tác giả Đỗ Văn Dinh nghiên cứu về “Cách thức chỉ đạo và biện pháp thựchiện một giờ chào cờ theo hướng mới ở trường THCS Lầu Thí Ngài, huyện BắcHà, tỉnh Lào Cai” (Sáng kiến kinh nghiệm) Tác giả đã đề cập đến tầm quantrọng của chào cờ đầu tuần cho học sinh, từ đó đề xuất các biện pháp đổi mớitheo hướng mở để khích lệ tinh thần, giáo dục học sinh có suy nghĩ tích cực, rènluyện các kỹ năng quan trọng cần thiết (Đỗ Văn Dinh, 2014)

Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Mai có bài viết “Khảo sát thực trạng hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp tại các trường THPT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đăngTạp chí Giáo dục số 346, kì II tháng 11/2014) Trong bài viết, tác giả đã đưa ra ýkiến đánh giá của CBQL về hoạt động chào cờ đầu tuần Tác giả nhận định: Đasố người phụ trách vẫn thiên về nhận xét tình hình thực hiện nội quy trường lớp,chưa có sự cải thiện về chất lượng cũng như hình thức hoạt động chào cờ đầutuần nên hiệu quả mang lại chưa cao (Nguyễn Thị Cẩm Mai, 2014)

Tác giả Bùi Thị Thúy Lương nghiên cứu về “ Một số kinh nghiệm tổ chứctiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động, hiệu quả”(Sángkiến kinh nghiệm) Đối tượng là học sinh trường THCS Bình An – thị xã Dĩ An, tỉnhBình Dương từ đó khái quát hóa tính ứng dụng của đề tài cho toàn cấp THCS Đề tàitập trung nghiên cứu, tìm tòi những hình thức, phương pháp sắp xếp, tổ chức tiếtchào cờ đầu tuần sao cho phù hợp với tình hình nhà trường và nhu cầu giáo dục họcsinh Sáng tạo những hình thức mới, những nội dung phong phú có tính chất giáodục cao, phù hợp với chủ điểm năm học, chủ điểm tháng, chủ điểm tuần và đốitượng học sinh Vận dụng lý luận và thực tiễn, tổ chức chào cờ đầu tuần sinh động,hiệu quả rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách sống cho học sinh từ đó tạo niềmtin nơi CMHS (Bùi Thị Thúy Lương, 2015)

Trang 30

Tác giả Phùng Thị Kim Trang nghiên cứu về “Một số hoạt động nhằmnâng cao chất lượng tiết Sinh hoạt chào cờ tại trường THCS Phước Hải” (Sángkiến kinh nghiệm) Đề tài tập trung chỉ ra một số hoạt động trong giờ chào cờnhằm giáo dục học sinh rèn luyện đạo đức, nhân cách và đạt hiệu quả cao tronghọc tập (Phùng Thị Kim Trang, 2015)

Tác giả Huy Hoàng với bài viết: “Văn hóa chào Quốc kỳ và hát Quốc cadưới cờ”, xác định: “Thông qua lễ chào cờ, nhằm giáo dục, nâng cao tinh thầnyêu nước và lòng tự hào dân tộc, thể hiện tình cảm, lòng kính yêu đối với lãnh tụ;phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nhắcnhở đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là thế hệ trẻ, học sinh,sinh viên phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác,học tập, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao” (Huy Hoàng, 2019)

Ngày 29/9/2020 trên báo Thanh Niên có bài viết: “Câu chuyện giáo dục: Cầntruyền cảm hứng học tập trong giờ chào cờ” Bài viết nêu một thực tế là, mặc dùchào cờ đầu tuần là hoạt động quan trọng trong nhà trường nhưng chưa được coitrọng Nhà trường cần thay đổi để tiết sinh hoạt dưới cờ không lặp lại một cáchnhàm chán, cần truyền cảm hứng và động lực cho học sinh bằng nhiều hình thứckhác nhau Bài viết cũng đặt ra vấn đề là, có rất nhiều hình thức vừa dễ thực hiện,không tốn kém để tạo hứng thú, truyền năng lượng cho học sinh ngay từ giờ chàocờ Điều quan trọng, người đứng đầu của nhà trường có chịu đổi mới hay không.Một khi giờ chào cờ được đổi mới liên tục sẽ tránh sự nhàm chán, hiệu quả học tậpsẽ tốt hơn và học sinh sẽ có thêm nhiều bài học quý (Báo Thanh niên, 2020)

Điểm qua một số nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam cho thấy, các nghiêncứu về hoạt động chào cờ đầu tuần cũng như quản lý hoạt động chào cờ đầu tuầnchưa nhiều Các tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải quan tâm đến hoạt động chàocờ đầu tuần cho học sinh, các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chào cờ đầutuần Còn về công tác quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần cho học sinh chưa đượcđề cập đến Do đó, việc nghiên cứu đề tài quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại cáctrường THCS công lập thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương dưới sự chỉ đạo, điềuhành của Hiệu trưởng nhằm đổi mới nội dung phù hợp với

Trang 31

điều kiện hiện nay của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế là đề tài có ý nghĩathực tiễn và tính mới.

1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Khái niệm chào cờ, hoạt động chào cờ đầu tuần

1.2.1.1 Chào cờ

Theo công văn số 1525/BGDĐT - CTHSSV ngày 29/3/2010 về Hướng

dẫn Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca:“Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là mộtnghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào vàtrách nhiệm của con người Việt Nam với Tổ quốc và Nhân dân” (Bộ Giáo dục vàĐào tạo, 2010)

Như vậy, chào cờ là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng thể hiện tinh thầnyêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối vớiđất nước, với nhân dân.

1.2.1.2 Hoạt động chào cờ đầu tuần

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam (1998), hoạt độnglà tiến hành những việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đíchnhất định trong đời sống xã hội Từ khái niệm hoạt động và chào cờ, có thể hiểu:Hoạt động chào cờ là tiến hành các việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đểthực hiện nghi lễ thiêng liêng, thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dântộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân Trong nhàtrường, thực hiện hoạt động chào cờ đầu tuần là tập hợp học sinh toàn trường vàongày đầu tuần để tiến hành nghi lễ thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôndân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân Đây cũnglà sinh hoạt tập thể của học sinh trên quy mô toàn trường vào thời điểm mở đầu củamột tuần học mới, chủ điểm giáo dục mới Vì vậy, hoạt động chào cờ đầu tuầnkhông chỉ là thực hiện nghi lễ chào cờ, mà còn định hướng hoạt động cho học sinhtrong một tuần mới về học tập, rèn luyện trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại củatuần qua và tiếp tục duy trì, phát huy những ưu điểm đã có.

Trang 32

1.2.2 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường trung học cơ sở

1.2.2.1 Quản lý

Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người muốn tồn tại cầnphải có sự phối hợp với nhau trong một nhóm hay một tổ chức Để tạo nên sự phốihợp của nhóm hay tổ chức, trong hoạt động hướng đến mục đích chung, cần phải cósự điều khiển thống nhất hoạt động và sự điều khiểu ấy chính là “quản lý”.

Quản lý là loại hình lao động của con người trong xã hội nhằm đạt tới mụctiêu của tổ chức hay xã hội đề ra Quản lý bao gồm mọi mặt trong đời sống xã hộivà là nhân tố không thể thiếu trong đời sống xã hội Xã hội ngày càng phát triển,các loại hình quản lý càng phức tạp và đa dạng, đòi hỏi con người phải nghiêncứu nó và khoa học quản lý ra đời từ đó Nó thúc đẩy quá trình quản lý ở bậc caohơn nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội Vì vậy, quản lý được thể hiện ở các cách tiếpcận khác nhau như:

Theo Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt: Quản lý là một động từ, có

nghĩa là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định hoặc tổ chức và điềukhiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định (Hoàng Phê, 1988)

Từ thế kỷ XIX đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý Trongđó, Frederick Winslow Taylor (1911) – cha đẻ thuyết quản lý khoa học cho rằng:

“Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằnghọ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (Frederick Winslow

Taylor , 1911)

Trong tác phẩm Những vấn đề cốt yếu của quản lý giáo dục, Harold

Koontz (1994) cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phốihợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổchức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó conngười có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất vàsự bất mãn cá nhân ít nhất…” (Harold Koontz , 1994)

Trong tác phẩm Đại cương khoa học quản lý, hai tác giả quan niệm: “Quảnlý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các hoạtđộng (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” và “Hoạt

Trang 33

động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngườiquản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làmcho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (Nguyễn Quốc Chí -

Nguyễn Thị Mỹ Lộc , 2010)

Chức năng quản lý là một phạm trù then chốt trong các phạm trù cơ bảncủa khoa học quản lý, biểu hiện bản chất quản lý, được thể hiện bằng các quanđiểm sau:

Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống các chức năng quản lýbao gồm 8 vấn đề sau: xác định nhu cầu - thẩm định và phân tích dữ liệu – xácđịnh mục tiêu kế hoạch hóa – triển khai công việc – điều chỉnh – đánh giá – sửdụng liên hệ và tái xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo.

Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý nêutrên, có thể khái quát một số chức năng cơ bản sau: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạovà kiểm tra Các chức năng này có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau.

Lập kế hoạch (Planning): bao gồm xác định các mục tiêu tổ chức, thiết lậpchiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đó và phát triển một hệ thống thứ tựrõ ràng của kế hoạch để gắn kết và đan xen các hoạt động.

Tổ chức (Organizing): một quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệgiữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, đồng thời phân công,điều phối các nhiệm vụ và nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đề ra Thànhtựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và phong cách của chủ thểquản lý và việc huy động và sử dụng các nguồn lực, cũng như tạo động lực, đặcbiệt là nội lực của tổ chức.

Lãnh đạo (Leading): điều hành, điều khiển tác động, huy động và giúp đỡ,động viên những cán bộ, nhân viên dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ đượcgiao, hoạt động lãnh đạo là làm việc với con người Lãnh đạo thường đi liền vớihoạt động chỉ đạo, chỉ đạo là quá trình truyền đạt, thuyết phục về mục tiêu cầnđạt được, tác động, thúc đẩy các thành viên hoạt động trong một tổ chức.

Kiểm tra (Controling): trong tất cả các tổ chức phải có một mức độ kiểm tranhất định Kiểm tra là một chức năng quan trọng, quản lý mà không kiểm tra sẽ

Trang 34

dẫn đến tình trạng quản lý lỏng lẻo, mệnh lệnh, không nắm được những thông tinngược, do đó không thể ra những quyết định một cách chính xác, đúng đắn.

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: Quản lý là một quá trình tácđộng có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thểquản lý (đối tượng quản lý) thông qua việc thực hiện các chức năng quản lýnhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạtđược mục tiêu đề ra.

1.2.2.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục hình thành và tồn tại trong xã hội loài người, là một hoạt độngthực tiễn tồn tại khách quan Giáo dục là một quá trình hoạt động, để quá trìnhgiáo dục đạt hiệu quả cao nhất thiết phải có sự quản lý Có nhiều tác giả khácnhau đã định nghĩa về quản lý giáo dục như sau:

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm chohệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiệnđược các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hộitụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêudự kiến lên trạng thái mới về chất” (Nguyễn Ngọc Quang, 1989)

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổngquát là hoạt động phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh côngtác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” (Đặng Quốc Bảo, 1997)

Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thểquản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách cóhiệu quả nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêuphát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” (Trần Kiểm,

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: Quản lý giáo dục là quá trìnhtác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý giáo dục đến các đốitượng quản lý trong hệ thống giáo dục nhằm thực hiện được mục tiêu chung củahệ thống giáo dục.

Trang 35

1.2.2.3 Quản lý trường trung học cơ sở

Trong hệ thống giáo dục, nhà trường là cơ sở của hệ thống giáo dục quốcdân, làm công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước Nhàtrường là “tế bào chủ chốt” của hệ thống giáo dục từ trung ương đến cơ sở Đâylà nơi tổ chức các hoạt động chiếm lĩnh tri thức loài người có tổ chức, có khoahọc; đồng thời là nơi thực hiện việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Nhàtrường chịu sự quản lý trực tiếp của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời nhàtrường cũng là hệ thống độc lập, tự quản Việc quản lý nhà trường phải nhằmmục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển nhà trường.

Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốcdân Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Vị trí, mục tiêu của trường trung học cơ sở (THCS) trong hệ thống giáo dụcquốc dân đã được quy định trong Luật giáo dục (2019) và Điều lệ trường trung họccơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học (2018).

Theo Luật giáo dục: Mục tiêu của giáo dục THCS là nhằm phát triển toàndiện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ vànghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinhthần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; pháthuy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triểnnguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng,bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế (Quốc hội, 2019)

Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông vàtrường phổ thông nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT –BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,trường trung học cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn:

Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiệnkinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi vềgiáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theochương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trang 36

Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt độnggiáo dục.

Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo.

Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theoquy định của pháp luật.

Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy địnhcủa pháp luật.

Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá vàkiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảođảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.

Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lýcác hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hộitrong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật (BộGiáo dục và Đào tạo, 2020)

Quản lý trường THCS là quản lý, lãnh đạo hoạt động dạy của giáo viên,hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ việc dạy học, giáo dục của cánbộ, nhân viên trong nhà trường Nhà trường là cơ quan chuyên môn, là đơn vị cơsở trực tiếp của ngành giáo dục và đào tạo Hoạt động của nhà trường rất đa dạng,phong phú nhưng vô cùng phức tạp Việc quản lý, lãnh đạo khoa học sẽ đảm bảođoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thựchiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục Quản lý trường THCS dưới sựđiều hành, lãnh đạo của Hiệu trưởng.

Tóm lại, có thể định nghĩa: Quản lý trường trung học cơ sở là quá trình chủthể quản lý trường THCS (là Hiệu trưởng, cán bộ quản lý) tác động có mục đích,

Trang 37

có định hướng, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánhgiá theo chương trình kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện học sinhđược quy định tại điều lệ nhà trường và các quy định khác có liên quan.

1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần

Từ các khái niệm hoạt động chào cờ đầu tuần, quản lý trường THCS đãtrình bày ở trên, tác giả đưa ra khái niệm về quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần

như sau: Quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần là quá trình tác động của chủ thểquản lý (Hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường) đến tập thể giáo viên và họcsinh thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạtđộng chào cờ đầu tuần theo chương trình kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dụctoàn diện học sinh.

Quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần của CBQL trong nhà trường thực chấtlà quản lý một nội dung của quá trình giáo dục học sinh.

Quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần là hoạt động không thể thiếu và rấtquan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý ở nhà trường THCS, do đó, các nhàquản lý giáo dục cần chỉ đạo thực hiện chương trình chào cờ đầu tuần theo quyđịnh của Bộ GD&ĐT, có kết hợp lồng ghép tuyên truyền giáo dục cũng như tíchhợp các kĩ năng sống cho học sinh Phương thức tổ chức phải linh hoạt, sáng tạođể đạt được mục tiêu đề ra, giúp học sinh phát huy vai trò là chủ thể trong cáchoạt động; từ đó làm phong phú các hoạt động chào cờ đầu tuần và chuẩn bị chocác hoạt động tiếp theo.

1.3 Lý luận về hoạt động chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở

1.3.1 Vị trí và vai trò của hoạt động chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở

Theo Trần Thị Hương (2009): “Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt độnggiáo dục tổng thể hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách cómục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thểchất và tinh thần) của con người” (Trần Thị Hương , 2009)

Giáo dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạođức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụtrách Nhà trường có nhiệm vụ dạy chữ và dạy người Nếu nhà trường chỉ thực

Trang 38

hiện hoạt động dạy học các bộ môn văn hóa trên lớp thì nhiệm vụ chưa hoànthành vì học sinh sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, hạn chế về tìnhhuống thực tế Vì vậy, nhà trường phải tổ chức các hoạt động giáo dục để hìnhthành thái độ, rèn luyện hành vi, kĩ năng xã hội cho học sinh.

Theo hướng dẫn số 45 HD/HĐĐTW ngày 19/5/2014 của Hội Đồng ĐộiTrung ương về việc Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt Liên Đội dưới cờ cho thấy:Hoạt động chào cờ đầu tuần được xem là một trong các hoạt động giáo dục thiếtyếu trong nhà trường nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dục toàn diện, được nhàtrường phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Ngoài ra,các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minhđóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức hoạt động chào cờ đầu tuần Việc hỗ trợcác nguồn lực trong công tác tổ chức các hoạt động chào cờ đầu tuần khôngnhững giúp giáo dục lòng yêu nước và phát triển nhân cách học sinh mà chínhquá trình phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể sẽ tạo động lực pháttriển nhà trường, tạo mối quan hệ phối hợp sâu rộng và các tổ chức chính trị - xãhội trong công tác giáo dục và đào tạo (Hội Đồng Đội Trung ương, 2014)

Hoạt động chào cờ đầu tuần có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng và là nộidung bắt buộc trong các hoạt động giáo dục của nhà trường Theo hướng dẫn số 45HD/HĐĐTW ngày 19/5/2014 của Hội Đồng Đội Trung ương về việc Hướng dẫn tổ

chức sinh hoạt Liên Đội dưới cờ nêu rõ thời gian tổ chức như sau: “Giờ sinh hoạtLiên đội dưới cờ được gắn với Lễ Chào cờ đầu tuần của nhà trường hoặc của Liênđội; được tổ chức tối đa trong thời gian 1 tiết học Tùy theo điều kiện của từng Liênđội để lựa chọn thời gian cho phù hợp, đảm bảo sinh hoạt ít nhất 1 tháng

1 lần; khuyến khích các Liên đội tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần” Đặc biệt

hơn, đây là thời điểm mở đầu cho một tuần mới, một chủ điểm mới, có ý nghĩa tolớn trong việc giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc Đồng thời, hoạtđộng chào cờ đầu tuần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống; mở rộng, củng cốkiến thức, nắm bắt thông tin, hiểu biết sâu sắc về các thành tựu khoa học, lịch sửđất nước Không những thế, đây còn là dịp để các cá nhân, tập thể hiểu biết lẫnnhau, biết được những thành tích và tồn tại của tuần cũ để cùng nhau phát huy ưu

Trang 39

điểm và khắc phục nhược điểm Từ đó, học sinh sẽ được hoàn thiện nhân cách,giáo dục toàn diện.

Hoạt động chào cờ đầu tuần là hoạt động giáo dục không thể thiếu trongkế hoạch giáo dục – đào tạo của nhà trường Đây được coi là một tiêu chí để đánhgiá quá trình hình thành, phát triển và rèn luyện nhân cách học sinh Tùy vào điềukiện từng trường mà tổ chức phối hợp, lồng ghép các mô hình giáo dục học sinhphù hợp Vì thế, nhà QLGD cần biết linh hoạt trong khâu tổ chức thực hiện, cầncủng cố và phát huy các tiềm năng trong và ngoài nhà trường để góp phần giáodục toàn diện cho học sinh.

1.3.2 Mục tiêu của hoạt động chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở

Theo hướng dẫn số 45 HD/HĐĐTW ngày 19/5/2014 của Hội Đồng ĐộiTrung ương về việc Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt Liên Đội dưới cờ xác định rõ mụctiêu và yêu cầu của hoạt động chào cờ đầu tuần ở trường THCS, cụ thể như sau:

Thông qua các giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ nhằm giáo dục truyền thống,mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho thiếu nhi thông qua các chủ đề, chủ điểmsinh hoạt của từng tuần, từng tháng; tạo điều kiện để các em nói lên tiếng nói củamình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.

Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh để các em thể hiện tài năng,năng khiếu của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong cáchoạt động tập thể; giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội.

Các hoạt động phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được yêucầu giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tích cực xã hội, khảnăng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho thiếu nhi.

1.3.3 Nội dung của hoạt động chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở

Công văn số 3964/BGDĐT – GDCTHSSV ngày 04 tháng 9 năm 2018 củaBộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị vàcông tác học sinh, sinh viên năm học 2018 - 2019 xác định: “…Duy trì việc hátQuốc ca trong Lễ chào cờ Tổ chức cho HSSV hát Quốc ca với tinh thần, cảm xúc tựhào, tự tôn dân tộc…” Ngoài phần Chào cờ, hát Quốc ca, nhà trường cần phối

Trang 40

hợp với Liên đội lồng ghép các nội dung sinh hoạt phong phú và đa dạng (BộGiáo dục và Đào tạo, 2018)

Theo hướng dẫn số 45 HD/HĐĐTW ngày 19/5/2014 của Hội Đồng ĐộiTrung ương về việc Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt Liên Đội dưới cờ, nội dunghoạt động chào cờ được thiết kế gắn với chủ đề, chủ điểm hàng tháng trongchương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học của Liên đội; kếhoạch năm học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoácủa nhà trường, tập trung vào 6 lĩnh vực hoạt động, cụ thể:

Hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, nếp sống: Giúp học sinh nâng

cao hiểu biết về truyền thống cách mạng của dân tộc, Đảng, Bác Hồ; Đoàn TNCSHồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh Giáo dục cho các em tình yêu quê hươngđất nước, lòng tự hào dân tộc; bồi dưỡng cho các em các giá trị đạo đức, lòng nhânái, nếp sống văn minh; biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, ông bà, cha mẹ, thầy cô.

Hoạt động hỗ trợ học tập, văn hoá: Giúp học sinh có phương pháp học

tập đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật trong việc thực hiện nề nếp, nộiquy nhà trường; biết vận dụng và đưa vào cuộc sống những kiến thức đã đượchọc trong nhà trường Nhờ đó, có thể củng cố được những kiến thức đã học, đồngthời mở rộng tầm hiểu biết đối với thế giới xung quanh.

Hoạt động vui chơi giải trí và phát triển: Tạo điều kiện để các em vui

chơi, giải trí, góp phần rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần tráchnhiệm, tình yêu thương bạn bè; giúp các em rèn luyện thể chất, có sức khoẻ, ócthẩm mĩ, có nếp sống lành mạnh, biết giao tiếp ứng xử trong xã hội.

Hoạt động lao động - sáng tạo: Giúp học sinh làm quen với lao động, biết

yêu lao động, yêu quý và tôn trọng thành quả lao động Rèn luyện cho các em kỹnăng tự phục vụ bản thân và gia đình; gắn bó với đời sống xã hội, với quê hươngđất nước, góp phần làm đẹp thêm quê hương; bước đầu hình thành cho các em ýthức, thái độ và tác phong của người lao động tự giác, có kỉ luật và sáng tạo.

Hoạt động xã hội: Giúp học sinh xây dựng những tình cảm tốt đẹp, nâng cao ý

thức trách nhiệm của lớp măng non đất nước trong thời kỳ mới, hình thành cho các emđức hy sinh, lòng nhân ái, vị tha, tính tích cực xã hội, chủ động, góp phần vào việc xây

Ngày đăng: 22/12/2021, 21:59

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w