Mở đầu của quá trình đổi mới từng phần là Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV 8-1979, họp bàn về những vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội và sản xuất hàng tiêu dùng..
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Học kỳ II (2020-2021)
(Các bước đột phá của Đảng trong đổi mới kinh tế
những năm 1979-1986)
Sinh viên: Nguyễn Minh Hưng MSSV:
Lớp: SS010.L26 Trường: Công nghệ thông tin ĐHQG TPHCM Giảng viên: Tống Kim Đông
Thanh phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020
Trang 3Mục Lục
Mở đầu 4
I Lý Do 4
II Mục đích 4
Nội Dung 5
I Đảng lãnh đạo đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1981 5
1 Tình Hình 5
2 Chính sách 5
3 Ý nghĩa 6
II Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982), bước phát triển mới tư duy của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 7
1 Nội dung 7
2 Các hội nghị chú trọng đến phát triển kinh tế - xã hội 8
3 Ý nghĩa 9
III Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, hình thành đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ 9
1 Nội dung 10
2 Nhiệm vụ và ý nghĩa 12
Kết luận 13
Danh mục tài liệu tham khảo 14
Trang 4Mở đầu
I Lý Do
Em quyết định chọn đề tại này vì Việt Nam, một đất nước chịu ảnh hượng năng nề từ chiến tranh cùng với sự lạc hậu về kỹ thuật cũng như công nghệ và con người, còn có thể phát triển nhanh chóng và vững mạnh như ngày nay đều nhờ vào đường lối và chính sách của bộ máy lãnh đạo, những con người bản lĩnh Điều mà đã giúp kinh tế phát triển vững về mọi mặt, chú trọng những thế mạnh thiết yếu, thúc đẩy những cái mới cái đúng của thời đại, từ đó thấy được Đảng nhà nước đã khôn khéo và nhạy bén như nào? trong những năm gian khổ
ấy 1975-1986, cũng chính sách mà Đảng đã dùng để dạt được sự phát triển ấy như nào ?
II Mục đích
Tìm hiểu và nguyên cứu những chính sách Đảng đã đề ra trong thời điểm khó khăn.
Những thành tựu đã được trong thời gian ấy.
Kết quả số liệu các ngành kinh tế của Việt Nam thau đổi như nào.
Ý nghĩa như thế nào đối với thời điểm hiện tạ
Trang 5Nội Dung
I Đảng lãnh đạo đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1981.
1 Tình Hình
Từ cuối những năm 70, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cách mạng nước ta giành được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Song còn nhiều khuyết điểm sai lầm, đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng
kinh tế – xã hội Yêu cầu bức thiết đòi hỏi đa cách mạng nước ta ra khỏi khủng
hoảng kinh tế – xã hội, ổn định tình hình mọi mặt đưa cách mạng tiến lên
2 Chính sách.
Mở đầu của quá trình đổi mới từng phần là Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương khóa IV (8-1979), họp bàn về những vấn đề cấp bách về kinh tế – xã
hội và sản xuất hàng tiêu dùng Hội nghị đã có những đổi mới tư duy quan trọng,
thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:
Tr ước hết , hội nghị đã nhìn thẳng vào sự thật, vạch rõ những khuyết điểm, sai lầm
trong lãnh đạo kinh tế: xây dựng kế hoạch tập trung quan liêu, cha kết hợp chặt chẽ
kế hoạch hóa với sử dụng thị trờng, cha sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, cha khắc phục sự bảo thủ, trì trệ trong việc xây dựng các chính sách kinh tế cụ thể
Hai là, hội nghị chủ trương phải ban hành các chính sách phát triển sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu Trước hết là sản xuất nông nghiệp, với các chính sách nhằm ổn định mức nghĩa vụ lương thực trong
5 năm, phần còn lại bán cho nhà nước với giá thỏa thuận và được tự do lưu thông
Ba là, hội nghị xác định rõ: Phải tận dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh, tập thể kể cả tư bản tư nhân để tận dụng mọi khả năng lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ quản lý, nhằm phát triển sản xuất
Trang 6Bốn là, về cải tạo đối với nông nghiệp ở miền Nam phải nắm vững phương châm
tích cực và vững chắc, hiện nay phải nhấn mạnh tính vững chắc, chống t tởng nóng vội, chủ quan, cưỡng ép theo mệnh lệnh, làm ồ ạt gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân
Tháng 9 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định tận dụng đất đai nông nghiệp hoang hoá để phát triển sản xuất Tháng 10 năm 1979, Hội đồng chính phủ công bố quyết định xoá bỏ các trạm kiểm soát không cần thiết, xoá bỏ ngăn sông, cấm chợ Do đó, năm 1979 sản lượng lương thực tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978
Ngày 21/1/1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 26/QĐ-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước góp phần làm cho sản xuất công nghiệp năm 1981 đạt kế hoạch đề ra, riêng công nghiệp địa phương tăng 7,5%
Ngày 23/6/1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 26/NQ-TW về cải tiến công tác phân phối, lưu thông Nghị quyết nhấn mạnh nguyên tắc giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lưu thông; tạo tiền đề cần thiết để tiến tới xoá bỏ từng bước chế độ cung cấp theo tem phiếu
3 Ý nghĩa.
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV), đánh dấu bước
mở đầu của quá trình tìm tòi đổi mới của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Tuy chưa toàn diện, đầy đủ nhưng đó là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng
Thời kỳ 1979 – 1981, nước ta đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội những chủ trương, chính sách đổi mới thời kỳ này là những giải pháp mang tình thế, nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt Điều đó chứng tỏ những tìm tòi, đổi
Trang 7mới đó chưa mang tính toàn diện, chưa đủ sức giải quyết hoàn toàn những vấn đề nhưng đó là một tiền đề mạnh mẽ cho phát triển sau này
II Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982), bước phát triển mới tư duy của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đại hội đã đánh giá tình hình kinh tế – xã hội sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, trên cơ sở đó đề ra một số chủ trương, chính sách có tính đổi mới quan trọng
1 Nội dung
Đại hội cũng chỉ rõ, khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế là nguyên nhân chủ yếu gây ra, hoặc làm trầm trọng thêm khó khăn về kinh tế – xã hội trong những năm qua
Vạch ra khuyết điểm, sai lầm và nguyên nhân của những khuyết điểm sau lầm nói trên cũng thể hiện sự đổi mới trong tư duy của Đảng
Đại hội xác định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài, trải qua nhiều bước quá độ ngắn, đồng thời chỉ rõ chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ Chặng đường đầu tiên bao gồm thời kỳ 5 năm 1981 – 1985 và kéo dài đến năm 1990, có tầm quan trọng đặc biệt Đại hội đã nêu ra các nhiệm vụ
về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng – an ninh trong chặng đường đầu tiên
Đại hội xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới là : xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ; nêu rõ vị trí, mối quan hệ của hai nhiệm
vụ chiến lược đó
Đại hội điều chỉnh nội dung công nghiệp hoá trong chặng đường đầu tiên : tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ; ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý Đại hội cũng chỉ rõ
Trang 8trong một thời gian nhất định ở miền Nam còn 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công hợp doanh, cá thể và tư bản tư doanh)
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ơng Đảng (12-1982), xác định mục tiêu kinh tế – xã hội 3 năm (1983-1985) Nghị quyết của hội nghị sau này đã được cụ thể hoá, thể chế hoá thành Nghị quyết của Quốc hội trong kỳ hợp thứ 3 Quốc hội khoá VII (6-1982) và trong kỳ hợp thứ 4 Quốc hội khoá VII (12-1982)
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá V (6-1983) bàn về những vấn đề cấp bách về tư tởng và tổ chức bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ơng khoá V (12-1983), đánh giá tình hình kinh tế – xã hội nước ta đang có nhiều chuyển biến đi lên, song vẫn còn nhiều khó khăn và mất cân đối lớn, Hội nghị xác định trong hai năm 1985 – 1985 phấn đấu bảo đảm ổn định tình hình kinh tế – xã hội
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá V (7-1984), bàn về phân phối, lưu thông Hội nghị nhận định chính sách giá, lương, tiền không còn phù hợp với thực tế, hội nghị chủ trương đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do và thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá V (12-1984) bàn về kế hoạch Nhà nước năm 1985, nhận định : Sản xuất lưu thông có chuyển biến khoá hơn trước, nhiều nhân tố mới xuất hiện trong nông nghiệp, công nghiệp và phân phối, lưu thông song nền kinh tế nước ta còn nhiều bất cập, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tiêu cực xã hội có chiều hướng gia tăng
Tháng 6 năm 1985, Hội nghị lền thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V, bàn
về giá, lương, tiền Hội nghị cho rằng : phải dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa Hậu quả lớn nhất của cuộc cải cách giá, lương, tiền lần này đã dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã trong 3 năm 1986-1988 Tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng 3 con số, là hiện tượng chư a từng có làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội ở nước ta ngày càng trầm trọng hơn
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá V (12-1985) : bàn về kế hoạch nhà nước năm 1986 Hội nghị nhận định : Thực hiện các Nghị quyết sáu, bảy và tám của Ban Chấp hành Trung ương nền kinh tế nước ta đạt được một số tiến bộ, song vẫn còn nhiều khó khăn gay gắt, cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng hơn
Trang 9Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khoá V (6-1986) đã khẳng định: Nghị quyết Trung ương tám là đúng đắn và nhất trí không ra nghị quyết mới,
mà giao cho Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, biện pháp tr-ước mắt tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ương tám
3 Ý nghĩa.
Các quan điểm kinh tế nói trên, là sự đổi mới rất cơ bản về tư duy kinh tế của Đảng
Đây là một căn cứ quan trọng để hình thành nên Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng sau này
III Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, hình thành đường lối
đổi mới toàn diện, đồng bộ.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tiến hành tại Hà Nội từ ngày
15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
Đại hội đã khẳng định những thành tựu quan trọng trong 5 năm 1981 – 1985:
Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5%
Tổng sản lượng lương thực năm 1986 tăng hơn 3 triệu tấn so với năm 1981
Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5%
Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm tăng 6,4%
Đại hội cũng nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm sai lầm còn mắt phải là:
Sản xuất tăng chậm
Nhiều chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch 5 năm không đạt được
Tài nguyên lãng phí
Phân phối lưu thông rối ren
Nhiều lao động không có việc làm
Hàng tiêu dùng thiếu nghiêm trọng
Thiếu sót lớn nhất là chưa thực hiện được mục tiêu ổn định tình hình kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân
Trang 10Đại hội rút ra 4 bài học kinh nghiệm lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động chỉ đạo của Đảng từ đó về sau:
Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng
“lấy dân làm gốc”, chăm lo xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều
kiện mới
Bốn là, Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh
đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI nêu rõ ba quan điểm chỉ đạo công cuộc đổi mới ở nước ta là:
Đổi mới là tất yếu khách quan, là yêu cầu bức thiết của cách mạng nước ta
“Chỉ có đổi mới thấy đúng, thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy, những sai lầm để sửa chữa”
Đổi mới không phải là phủ định sạch trơn, đổi mới phải biết kế thừa thành tựu, kết quả đã thu được trong quá khứ “Đổi mới không có nghĩa là phủ định những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại chính là sự bổ sung và phát triển những thành tựu ấy”
Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh
tế – xã hội, nhưng phải có hình thức, bước đi, cách làm thích hợp
1 Nội dung.
Đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ về chủ nghĩa xã hội, về các quy luật khách
quan những đặc trưng của thời kỳ quá độ Trong nhiều năm qua, những quan niệm lạc hậu về chủ nghĩa xã hội, nhất là về công nghiệp hóa, về cải tạo xã hội Chủ nghĩa, về cơ chế quản lý kinh tế, về phân phối lưu thông chính là nguyên nhân chậm phát triển và cụ thể hoá đường lối chung và đường lối kinh tế trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ Vì vậy, phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại chính là bổ sung và phát tnển những thành tựu ấy
Đổi mới cơ cấu kinh tế, dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp
lý, có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, chính sách
đó cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với quy mô và trình độ kỹ thuật thích
Trang 11hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo Đại hội xác định rõ các thành phần kinh tế ở nước ta là: Kinh tế xã hội chủ nghĩa (bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể): kinh tế tiểu sản xuất hang hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức mà hình thức cao là công tư hợp doanh: kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác
Về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI cho rằng, việc bố trí lại cơ cấu kinh
tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Đảng đã thẳng thắn chỉ ra rằng:
Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay đã không tạo được động lực phát triển làm suy yếu nền kinh tế, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội Phong cách quản lý quan liêu, cửa quyền tư duy mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí Vì vậy, "Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được khẳng định là xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách qua: và với trình độ phát triển của nền kinh tế" Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chú trọng tính kế hoạch; sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ, các đơn vị sản xuất có quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh, tự chủ về tài chính; sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế
Đổi mới chính sách đối ngoại, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối
ngoại Nhận thức rõ nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu.
Đại hội VI nhấn mạnh sự cần thiết phải “Công bố chính sách khuyến khích nước
ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòì hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu Đi đôi với việc công bố luật đầu tư, cần
có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh”
Đổi mới về vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước: Để thiết lập cơ chế quản lý
mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy nhà nước Tăng cường
bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, có sự phân biệt rõ chức năng quản
lý hành chính kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể Xây dựng chiến lược kinh tế xã hội và cụ thể hoá chiến lược đó thành những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Đổi mới nội dung và phong cách lãnh đạo của đảng, tăng cường sức chiến đấu và
năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng Đại hội nêu rõ: " Đảng phải đổi mới về