Bước tiến và thách thức trong đổi mới kinh tế nông nghiệp Việt Nam

11 352 0
Bước tiến và thách thức trong đổi mới kinh tế nông nghiệp Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BƯỚC TIẾN VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TS. Phạm Thị Khanh I. BƯỚC TIẾN TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1. Những đổi mới căn bản trong đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta. Khởi nguồn của quá trình đổi mới đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp là Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (BCHTƯ) lần thứ sáu (khóa IV) năm 1979; Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 13/1/1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Tuy nhiên, chỉ đến khi quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc (ĐHĐBTQ) lần thứ VI (1986), đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp được ban hành, đó mới thực là sự bứt phá ngoạn mục trong đường lối phát triển nông nghiệp Việt Nam. Nghị quyết 10 đã chủ trương: - Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa (NNHH) nhiều thành phần; khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế (TPKT) khác trước pháp luật; mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại và phát triển rất đa dạng, tất yếu của các hình thức sở hữu nông nghiệp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự thay đổi rất căn bản trong đường lối phát triển nông nghiệp so với thời kỳ trước đổi mới. - Trao quyền sử dụng đất ổn định cho nông dân, từng bước tạo điều kiện để nông dân gắn bó, cải tạo và bồi bổ đất đai, làm chủ ruộng đất cũng như thành quả lao động của mình; khắc phục tình trạng ruộng đất "vô chủ" và sức ỳ của người nông dân trong nhiều thập kỷ. - Đổi mới chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng: đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của các TPKT. Đặc biệt, Nhà nước giảm đầu tư trực tiếp bằng ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước, nông - lâm trường quốc doanh, chuyển dần sang đầu tư gián tiếp phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp; tạo sự bình đẳng trong chính sách đầu tư, nâng cao khả năng thụ hưởng lợi Ých từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các TPKT ngoài nhà nước kinh doanh nông nghiệp. - Phát triển khoa học - kỹ thuật gắn với sản xuất. Nhà nước khuyến khích các viện nghiên cứu, trường đại học tăng cường quan hệ với nông dân, nông nghiệp, nông thôn tạo tính chủ động trong áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. - Xóa bỏ nghĩa vụ lương thực, tiền tệ hóa quan hệ trao đổi nông sản phẩm; thực hiện tự do hóa lưu thông các mặt hàng nông sản, khắc phục được thị trường cát cứ cũng như độc quyền của Nhà nước trong việc định giá bán hàng nông sản. Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô trong lưu thông. - Xóa bỏ phương thức phân phối theo công điểm ở các HTX nông nghiệp; thực hiện cơ chế khoán gọn, đấu thầu, hợp đồng trách nhiệm trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp; tạo lập tính năng động và sản xuất - kinh doanh hiệu quả hơn cho người dân. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị là bước ngoặt lịch sử, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp đổi mới kinh tế nông nghiệp trong những chặng đường tiếp theo. Tại ĐHĐBTQ lần thứ VII (1991), Đảng ta tiếp tục khẳng định: phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội; tập trung sức sản xuất lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước, dành một phần xuất khẩu; phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu gạo; phát triển cây công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Đặc biệt, lần đầu tiên trong tư duy phát triển nông nghiệp có tính tới "lợi thế tương đối" - mét nhân tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh trên thị trường nông sản. Đường lối phát triển nông nghiệp của ĐHĐBTQ lần thứ VII đã được cụ thể hóa thành các nghị quyết, dần đi vào cuộc sống, trong đó nổi bật là: - Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ năm (khóa VII), ngày 10/6/1993 chỉ rõ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong quá trình phát triển nông nghiệp; phát triển nhanh và vững chắc nông, lâm, ngư nghiệp; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Nhà nước dành phần ngân sách thỏa đáng, khuyến khích mọi TPKT bỏ vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp; đổi mới chính sách thuế, thay thuế nông nghiệp bằng thuế sử dụng đất, dành toàn bộ nguồn thu đó đầu tư trở lại nông nghiệp; giảm giá thủy lợi phí, giá điện phục vụ phát triển nông nghiệp. - Luật đất đai (sửa đổi) ngày 15/10/1993 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chủ trương không chỉ trao quyền sử dụng đất ổn định mà còn lâu dài cho từng hộ nông dân, với 5 quyền: chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, chuyển đổi ruộng đất; cấp sổ đỏ quyền sử dụng đất cho nông dân, tạo môi trường thuận lợi, nhất là về cơ sở pháp lý khuyến khích nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư lâu dài, tập trung giải phóng sức sản xuất tiềm Èn trong các TPKT, đẩy mạnh phát triển NNHH gắn với thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Tại ĐHĐBTQ lần thứ VIII (1996), Đảng ta vẫn kiên định đường lối đổi mới kinh tế nông nghiệp nhưng nâng lên ở tầm cao mới. Mục tiêu phát triển nông nghiệp, trước hết phải đảm bảo an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời xuất khẩu gạo với khối lượng lớn; phát triển các ngành thực phẩm rau quả để nâng cao chất lượng bữa ăn. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng: bảo đảm diện tích trồng lúa, mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả; phát triển chăn nuôi gia sóc, gia cầm và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tăng nhanh hàng nông sản gắn với chế biến và xuất khẩu Để thực hiện mục tiêu trên phải: điều chỉnh việc phân bổ vốn đầu tư, huy động thêm những nguồn vốn, phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản phẩm… Đường lối đó được cụ thể hóa thành các chủ trương, chính sách, luật pháp để triển khai vào cuộc sống, đáng chú ý là: - Luật HTX (có hiệu lực từ 1/7/1997) chủ trương: chuyển HTX sản xuất nông nghiệp kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới, chủ yếu làm dịch vụ, tạo thuận lợi cho các TPKT, nhất là kinh tế hộ phát triển năng động và hiệu quả hơn. - Nghị quyết 06/NQ-TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một sè vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 67/QĐ-TTg, ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 09/NQ-CP, ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chuyển dịch CCKT và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp… đã tiếp sức cho NNHH phát triển. Nhiều nội dung rất mới được triển khai, như: 1- Hình thành các tổ hợp công - nông nghiệp - dịch vụ ở địa bàn nông thôn có điều kiện. 2- Phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản. 3- Tăng đầu tư cho nông nghiệp, dành tỷ lệ quan trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển nông nghiệp. 4- Mở rộng tín dụng, tăng dần vốn vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho CNH, HĐH nông nghiệp; cho phép hộ nông dân vay vốn tín dụng từ 5 đến 10 triệu đồng không cần thế chấp… đã tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong nhiều năm về vốn đối với kinh tế hộ. Đặc biệt, Nghị quyết 03/NQ-CP, ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại (KTTT); Thông tư sè 82/2000/TT-BTC, ngày 14/8/2000 của Bộ Tài chính về phát triển KTTT; Quyết định 423/2000/QĐ-NHNN, ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng đối với KTTT thể hiện khả năng phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô khá đồng bộ, nhịp nhàng và bài bản giữa Nhà nước - Bé, ngành - chủ thể sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, tạo "cú hích" thúc đẩy NNHH phát triển toàn diện theo hướng CNH, HĐH và từng bước hội nhập quốc tế. Tại ĐHĐBTQ lần thứ IX (2001), Đảng ta không chỉ coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển toàn diện nông nghiệp, gắn với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế mà còn chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp theo hướng hình thành và phát triển nền NNHH lớn, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hót nhiều lao động ở nông thôn Đường lối đó được cụ thể hóa thành các nghị quyết của Đảng, nổi bật là Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ năm (khóa IX), với những nội dung mới, đó là: - Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp. Phát triển công nghiệp - dịch vụ gắn bã chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp. - Thóc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa qui mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao. - Dùa vào nội lực là chính, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài; phát huy tiềm năng của các TPKT, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh kinh tế hộ sản xuất hàng hóa. - Kết hợp các vấn đề kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… - Kết hợp CNH, HĐH nông nghiệp với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Nhiều giải pháp thể hiện rõ sự phát triển của tư duy kinh tế mới còng như năng lực nắm bắt xu hướng vận động và phát sinh tất yếu của nền NNHH trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, như: tiến hành qui hoạch tổng thể phát triển NNHH; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ cho sản xuất; đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách đất đai, tài chính - tín dụng, lao động - việc làm, thương mại quốc tế… Đồng thời, khuyến khích nông dân "dồn điền, đổi thửa"; thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hình thức bán trả góp vật tư, máy móc thiết bị cho người dân; khuyến khích các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở mọi TPKT tham gia xây dựng quĩ bảo hiểm ngành hàng để trợ giúp nhau khi gặp rủi ro; thực hiện chính sách hỗ trợ và bảo hộ hợp lý ngành có triển vọng nhưng gặp khó khăn (chăn nuôi, thủy sản, rau quả…), hạn chế rủi ro khi thực hiện các cam kết song phương, đa phương và tiến sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, kể từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới đến nay, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng đổi mới và hoàn thiện không ngừng, thúc đẩy NNHH phát triển; từng bước đưa nông dân, nông nghiệp, nông thôn tiến lên văn minh, hiện đại. 2. Những bước tiến chủ yếu trong phát triển nông nghiệp thời kỳ đổi mới Một là: Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Trước đổi mới, nông nghiệp nước ta là nền sản xuất nhỏ; sản xuất tù cung, tự cấp, thiếu lương thực triền miên. Sau gần 20 năm đổi mới, nông nghiệp phát triển toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa qui mô lớn, gắn với thị trường trong và ngoài nước. - Về trồng trọt: Đã đa dạng hóa được cây trồng, sản xuất - kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó có một số mặt hàng chủ lực là: + Lương thực: Năm 1985, tổng sản lượng lương thực chỉ đạt 18,2 triệu tấn (1) đến năm 2003 tăng lên 37,5 triệu tấn (2) , gấp trên 2 lần so với năm 1985. Bình quân lương thực đầu người không ngừng tăng lên. Năm 1986 chỉ đạt 300kg, năm 1996 tăng lên 321 kg và năm 2003 đạt trên 450kg (3) . Hiện nay, nước ta cơ bản đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đồng thời tích cực tham gia xuất khẩu gạo với số lượng lớn. Tính chung 15 năm (1989 - 2003), Việt Nam đã xuất khẩu trên 40 triệu tấn gạo, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 8,8 tỷ USD - đứng thứ hai thế giới. Thị trường gạo của Việt Nam có mặt ở trên 80 nước, trải khắp 5 châu lục (4) . + Cà phê: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng lên. Đặc biệt, sản lượng cà phê nhân tăng từ 92 nghìn tấn (1990) lên 771,2 nghìn tấn (2003). Tỷ suất, hàng hóa cà phê đạt 95%, chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng từ 284 nghìn tấn (1996) lên 700 nghìn tấn (2003) (5) , đứng thứ ba thế giới. Cà phê của Việt Nam có mặt ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ. + Cao su: Diện tích và sản lượng cao su tăng lên không ngừng. Sản lượng cao su đạt 57,9 nghìn tấn (1990) tăng lên 313,9 nghìn tấn (2003), tỷ suất hàng hóa đạt 85%. Sản lượng cao su xuất khẩu tăng từ 194,5 nghìn tấn (1996) lên 438 nghìn tấn (2003). Thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu là Trung Quốc, Mỹ, Singapore. + Chè: Sản lượng chè búp khô tăng từ 32,2 nghìn tấn (1990) tăng lên 945 nghìn tấn (2003). Tỷ suất hàng hóa của chè đạt 60% sản lượng tham gia xuất khẩu tăng từ 20,8 nghìn tấn (1996) lên trên 60 nghìn tấn (2003), đứng thứ 9/32 nước xuất khẩu chè. Thị trường xuất khẩu chè chủ yếu là các nước SNG, Trung Đông, Bắc Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. - Về chăn nuôi: Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, ngành chăn nuôi được chú ý phát triển hơn. Đàn trâu phát triển khá tốt, năm 2003 đạt 283,9 nghìn con; đàn bò (bò thịt, bò sữa): tăng từ 3.116,9 nghìn con (1990) lên 4.397,3 nghìn con (2003); đàn lợn: tăng từ 12.260,5 nghìn con (1990) lên trên 2 lần, đạt 24.879,1 nghìn con (2003); đàn gia cầm tăng nhanh từ 107,4 triệu con (1999) tăng lên 254,3 triệu con (2003) (6) . Nước ta phát triển chăn nuôi phục vụ nhu cầu trong nước và dành một phần xuất khẩu (thịt lợn, gà đông lạnh ) sang các nước SNG, Đài Loan, Singapore… - Về lâm nghiệp: Quan điểm phát triển lâm nghiệp của Đảng trong những năm đổi mới không theo xu hướng khai thác mà chuyển sang bảo tồn và phát triển rừng là chủ yếu. Diện tích rừng trồng đạt 209,6 nghìn ha, năm 2003 giảm còn 192 nghìn ha. Sản lượng khai thác gỗ giảm từ 3.445,5 nghìn m 3 (1996) còn 2500 nghìn m 3 . - Về thủy sản: Đây là ngành có bước phát triển vượt bậc về khai thác, nuôi trồng cũng như khả năng xuất khẩu. Sản lượng thủy sản tăng từ 809,6 nghìn tấn (1990) lên 2.784,6 nghìn tấn (2003). Nhiều mặt hàng thủy sản tham gia xuất khẩu đạt giá trị cao, như: tôm, cá basa Giá trị thủy sản xuất khẩu đạt 697 triệu USD (1996) tăng lên 2,2 tỷ USD (2003), thị trường thủy sản chủ yếu là châu Âu, Bắc Mỹ. Hai là: CNH, HĐH nông nghiệp triển khai trên phạm vi rộng, phát triển đúng hướng, thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát triển không ngừng. Thời kỳ trước đổi mới, CNH, HĐH nông nghiệp chỉ tiến hành ở phạm vi hẹp - cơ giới hóa; áp đặt phương pháp sản xuất công nghiệp vào trồng trọt, chăn nuôi, gắn với quá trình đưa HTX nông nghiệp qui mô nhỏ, phân tán lên qui mô lớn, tập trung hình thức và kém hiệu quả. Trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH triển khai ở phạm vi rộng, nội dung rất phong phú: Cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, phát triển cơ sở giao thông nông thôn, trạm trại… đẩy mạnh ứng dụng công nghệ - nhất là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật hiện đại vào các khâu: sản xuất - chế biến - tiêu thụ, tạo sức mạnh nội sinh, thúc đẩy NNHH phát triển. Ba là: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo xu hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi, nhất là ngành thủy sản. Năm 1990, tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản là 84,2%, năm 2003 giảm còn 79%; giá trị thủy sản tăng từ 8,3% (1990) lên 17,8% (2003); giá trị sản xuất lâm nghiệp không tăng mà có xu hướng giảm từ 7,6% (1990) xuống khoảng trên 4% (2003) (7) . Ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) cũng có sự chuyển dịch tích cực: giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi khá đáng kể: trồng trọt chiếm 79,3% (1990) giảm còn 76,2% (2003); chăn nuôi tăng từ 17,9% (1990) lên 21,6% (2003) (8) . Bốn là: Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chuyển dịch ngày càng phù hợp hơn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trước năm 1986, gần 90% lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn, chủ yếu làm nông nghiệp. Từ khi đổi mới, lực lượng lao động chuyển dịch theo hướng: Giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn. Năm 2001, tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm thủy sản là 60,54% giảm xuống 59,04% (2003) và dự kiến năm 2005 giảm còn 57,44%. Trong vòng 5 năm, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp giảm 3,1%, bình quân giảm 0,62%/năm. Đây là xu hướng chuyển dịch lao động khá tích cực, phù hợp với đường lối của ĐHĐBTQ lần thứ IX. Năm là: Quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp thúc đẩy nền NNHH nhiều thành phần phát triển. Từ khi đổi mới, các hình thức sở hữu trong nông nghiệp được đa dạng hóa; cơ chế phân phối thay đổi hẳn theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, dần tạo động lực cho các TPKT đua tranh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Mặc dù TPKT nhà nước trong nông nghiệp nhỏ bé nhưng đóng vai trò định hướng phát triển cho các TPKT khác. Kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp từng bước "lột xác" khỏi cái vỏ "tập thể hóa" để chuyển sang hình thức liên doanh, liên kết giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Qui mô của HTX đa dạng, từ thấp đến cao và chủ yếu làm dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển nền NNHH gắn với thị trường. Kinh tế tư nhân được phép tồn tại công khai, tạo điều kiện để phát triển thành KTTT, kinh tế hộ gia đình sản xuất NNHH qui mô lớn. Nhiều mô hình kinh tế điển hình trong nông nghiệp xuất hiện. Khu vực kinh tế tư nhân đã và đang tạo ra trên 95% giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản và hơn 80% kim ngạch xuất khẩu (9) . II. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Những thách thức trong đổi mới kinh tế nông nghiệp Việt Nam Một là: Sản xuất NNHH gắn với thị trường trong nước và hội nhập quốc tế thiếu bền vững. Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính tự phát, tràn lan mà Ýt căn cứ vào yêu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng các mặt hàng nông sản; chưa gắn kết chặt chẽ và hiệu quả giữa: qui hoạch, kế hoạch sản xuất - chế biến - phát triển thị trường tiêu thụ. Nhiều mặt hàng nông sản khối lượng chưa thực lớn, nhưng chất lượng thấp đã lâm vào tình trạng ứ đọng cục bộ, rớt giá, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nông dân chán nản chặt bá hàng loạt cây trồng (cà phê, mía đường, cây ăn trái…), gây lãng phí nguồn lực. Hai là: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung chuyển dịch quá chậm chạp, chưa thể giải phóng nhanh, cơ bản lực lượng lao động rất đông đảo ở khu vực nông nghiệp, nông thôn đã và đang gia tăng sức Ðp về việc làm, thu nhập cũng như nảy sinh các vấn đề xã hội, như: phân hóa giàu - nghèo; di dân nông thôn - đô thị tự do gây quá tải về việc làm, kết cấu hạ tầng đô thị; tệ nạn xã hội v.v… Ba là: Đất đai - tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp vẫn tồn tại bất cập. Hiện nay, cơ chế điều chỉnh quá trình tích tụ, tập trung đất chưa rõ ràng, nhất là ở các vùng đất đai canh tác rộng (đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…) vừa cản trở quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất vừa gây khó khăn cho những nông dân nghèo Ýt có điều kiện sản xuất NNHH muốn chuyển nhượng đất đai sang làm ngành nghề phi nông nghiệp. Đối với những nơi đất đai canh tác Ýt, manh mún, dân số và lao động lớn (ĐBSH, duyên hải miền Trung, miền núi phía Bắc…) công tác "dồn điền, đổi thửa" tiến triển chậm không chỉ tiếp tục gây lãng phí đất đai (do mất diện tích ngăn thửa) mà quan trọng hơn - cản trở việc áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất NNHH. Bốn là: Tác động của khoa học - công nghệ đối với sản xuất NNHH chưa mạnh. Thực tế, sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo phương thức cổ truyền, hiệu quả thấp: một lao động nông nghiệp của Việt Nam mỗi năm chỉ sản xuất được 1,3 tấn lương thực, 77 kg thịt hơi - kém xa Mỹ - mỗi năm một lao động sản xuất tới 100 tấn lương thực, gần 10 tấn thịt các loại. Và, nếu so sánh hiệu quả sản xuất nông nghiệp với ngành công nghiệp - dịch vụ cũng thể hiện rõ yếu thế của ngành này: gần 60% lực lượng xã hội ở ngành nông nghiệp chỉ tạo ra khoảng 25% GDP. Có nghĩa, cứ 2,4% lao động nông nghiệp tạo ra 1% GDP, trong khi 1% lao động của ngành công nghiệp - dịch vụ tạo ra tới 2,27% GDP. Đây là bài toán khó đang đặt ra trong định hướng phát triển các ngành hợp thành nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với ngành nông nghiệp. Năm là: Mô hình tổ chức sản xuất NNHH hiệu quả chưa định hình rõ. Kinh tế hợp tác và HTX, kinh tế hộ cũng như KTTT còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn, lao động, khoa học - công nghệ, thị trường… Sáu là: Xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước v.v…, ở khu vực nông nghiệp, nông thôn gây tác hại đối với sức khỏe người dân cũng như phát triển nền NNHH hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Biện pháp chủ yếu khắc phục những thách thức trong nông nghiệp thời gian tới Thứ nhất: Tiếp tục nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và các chủ thể sản xuất - kinh doanh nông nghiệp về vị trí, vai trò của việc phát triển nền NNHH mạnh, hiện đại, bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, biến nhận thức đó thành hành động cụ thể trong sản xuất, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản phẩm. Thứ hai: Đổi mới, hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ quy hoạch vùng NNHH, bao gồm: kế hoạch ngắn, trung và dài hạn; gắn kết chặt chẽ với công tác dự báo phát triển ngành hàng căn cứ vào thị trường trong và ngoài nước, tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Thứ ba: Tổng kết các mô hình sản xuất điển hình, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình sản xuất NNHH hiệu quả hướng về thị trường. Thứ tư: Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, tăng vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước, tập trung đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn lao động, triển khai công nghệ vào sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh nông nghiệp. Thứ năm: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các chính sách vĩ mô: chính sách đất đai, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách phát triển nguồn lao động, chính sách giá cả, lãi suất, bảo hiểm rủi ro và mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản. Chú thích: (), (3): Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002), Nxb Thống kê, H. 2003. (2), (5), (6), (8): Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế Việt Nam và thế giới 2003 - 2004, H. 2004, tr. 67. [...]...(4): Tạp chí Cộng sản, số 7, tháng 4/2004, tr 63 (7): Kinh tế - Xã hội Việt Nam 3 năm (2001 - 2003), Nxb Thống kê, H 2003 (9): Tạp chí con số và sự kiện, số 12/2003, tr 7

Ngày đăng: 12/05/2015, 16:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan