1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG MỸ VÀ TAY SAI Ở MIỀN NAM

14 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 341,35 KB

Nội dung

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI Đề bài: Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở mi ền Bắc và đấu tranh chống Mỹ và tay sai ở miền Nam Gi ảng viên: Trần

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

Đề bài: Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở

mi ền Bắc và đấu tranh chống Mỹ và tay sai ở miền Nam

Gi ảng viên: Trần Thị Mai Thanh

Hà N ội, 2021

Trang 2

Họ và tên Công việc

Phạm Tấn Hưng (Nhóm trưởng)

Mã sv: 61DHD09060

- Phân chia công việc và làm powerpoint

Nguy ễn Thị Diễm Quỳnh

Nguy ễn Thị Ngọc Mai

Nguy ễn Thị Phương Trang

Tr ần Khánh Huyền

Bài làm

1 Thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước

− Ngay sau khi hòa bình được lập lại, Đảng đã lãnh đạo nhân dân

miền Bắc khôi phục kinh tế và hoàn thành cải cách ruộng đất

− Từ những ngày đầu giải phóng, cùng với khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc là tiếp

quản những vùng địch tạm chiến theo quy định của Hiệp định Gionevo

− Việc tiếp quản hết sức khó khăn vì Pháp và tay sai dùng mọi thủ đoạn để chống phá, chúng tung tin bịa đặt gây hoang mang, kích động đồng bào theo đạo Thiên Chúa bỏ nhà cửa, ruộng vườn vào Nam Chúng cung cấp tiền của cho bọn phản động để gây

Trang 3

rối ở Bùi Chu (Nam Định), Phát Diệm (Ninh Bình), Ba Làng (Thanh Hóa), Quỳnh Lưu (Nghệ An)

➔Đây là cuộc đấu tranh chính trị sâu sắc

− Nhưng lãnh đạo và chính quyền nhiều địa phương chưa thấy được sự cấp bách của nó, do dó không có biện pháp kịp thời Đảng và nhà nước ta đã phê phán, đồng thời đưa ra các chính sách để ổn định tình hình như:

+ Chính sách đối với tôn giáo

+ Chính sách đối với công chức, tri thức trước đây làm việc cho địch

+ Chính sách đối với ngụy quân

− Ngoài ra còn huy động hàng vạn cán bộ, bộ đội để giúp đỡ các địa phương, tuyên truyền, vận động đấu tranh chống địch

− Sau chiến tranh, nền kinh tế miền Bắc gặp nhiều khó khăn, việc khôi phục kinh tế được khẩn trương thực hiện đó là: Đặt sản xuất nông nghiệp là trọng tâm Cùng với sản xuất nông nghiệp

là kết hợp cải cách ruộng đất, giúp nhau sản xuất, chăm lo xây

dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp

➔Nạn đói được đẩy lùi, tạo điều kiện giải quyết các vấn đề cơ bản trong nền kinh tế, ổn định chính trị, trật tự an ninh xã hội

− Cùng với khôi phục nông nghiệp, việc khôi phục công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải cũng hoàn thành Hầu

hết các xí nghiệp được sản xuất lại và tăng thêm thiết bị và xây

dựng thêm nhà máy mới Giao thông vận tải nhanh chóng phục

hồi, mọi hoạt động kinh tế ở miền Bắc ổn định Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được phát triển nhanh

Trang 4

− Hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương được xây

dựng, củng cố, đã hoàn thành được việc khôi phục kinh tế và đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động chống chế độ mới

− Công cuộc giảm tô thuế, cải cách ruộng đất tiếp tục được đẩy

mạnh Đến tháng 7-1956, cải cách ruộng đất căn bản đã hoàn thành ở đồng bằng, trung du và 280 xã ở miền núi Chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến ở miền Bắc được xóa bỏ hoàn toàn 9 triệu người trong hơn 2 triệu hộ lao động được chia hơn

810.000 ha ruộng đất Tuy nhiên, trong quá trình cải cách ruộng đất này, Đảng gặp phải một số sai lầm, nguyên nhân chính là

chủ quan, giáo điều, không xuất phát từ tình hình thực tiễn Do

đó, trong chỉ đạo cải cách ruộng đất, đã cường điệu hóa đấu

tranh giai cấp ở nông thôn, sử dụng hình thức, phương pháp không phù hợp với địa chủ ở nông thôn Sai lầm này gây ra nhiều tổn thất với Đảng và dân

− Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) tháng 9-1956 đã tự phê bình trước dân và kỉ luật với một số ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời có kế hoạch lãnh đạo chặt chẽ,

khắc phục những sai lầm trong cải cách ruộng đất

− Cuối năm 1957, công cuộc khôi phục kinh tế đã vượt chỉ tiêu đặt ra:

+ Các xí nghiệp được phục hồi và xây dựng một số xí nghiệp

mới

+ Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển nhanh

+ Nông nghiệp vượt mức năm 1939 (cuối năm 1957), sản lượng lương thực đạt 4 triệu tấn/ năm (2,4 triệu/ năm 1939)

Trang 5

+ Trên cơ sở thắng lợi của khôi phục kinh tế, Đảng đã tổ chức thực hiện kế hoạch cải tạo XHCN, bước đầu phát triển kinh

tế (1958-1960)

+ Với công thương nghiệp tư bản, tư doanh: đã cải tạo 2.097 cơ

sở thương nghiệp với số vốn 25 triệu, 1.732 tư sản và 500 người họ được sắp xếp việc làm, hợp nhất các xí nghiệp nhỏ thành vừa Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1960 tăng 4,8

lần so với năm 1955, đạt 850 triệu đồng

+ Trong cải tạo nông nghiệp: Đảng tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp Phương châm hợp tác hóa: “ Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và bước đi phải từ thấp đến cao” và “…từ

hình thức thấp như tổ đối công tiếp lên hợp tác xã bậc cao Quy mô cũng phải từ nhỏ tiến lên lớn” Sau hơn 2 năm

(1958-1959), hợp tác hóa nông nghiệp được coi như hoàn thành cơ bản Trong 3 năm (1958-1960), sản xuất nông nghiệp đạt nhiều kết quả, tăng cường trung bình mỗi năm 5,6% Bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất thấp

kém do cán bộ tham ô, tham nhũng,… Các phương châm cải tạo của Đảng chưa tuân thủ đúng đắn

+ Cải tạo tiểu thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ: Đảng và nhà nước tổ chức hợp tác khác nhau Sau 2 năm,

ngành thủ công nghiệp xây được 45.000 hợp tác xã, thu hút 75% thợ thủ công, bước đầu tăng thêm đầu tư thiết bị, cải

tiến kĩ thuật

+ Văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện đời sống nhân dân cũng được chú trọng Năm 1960, cứ 100 người dân có 18 người đi

học, số giường bệnh tăng 2 lần

Trang 6

− Sau khi miền Bắc hoàn thành kế hoạch 3 năm (1958-1960), Đảng lãnh đạo kế hoạch 5 năm lần I (1961-1965) nhằm xây

dựng bước đẩu CSVC- KT xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội Để thực hiện kế hoạch này, Ban Chấp hành Trung ương mở ra nhiều hội nghị để cụ thể hóa đường lối như:

Hội nghị lần 4 tháng 4 - 1961 về xây dựng và đảm bảo vai trò lãnh đạp thực hiện đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, hội nghị lần 5 tháng 7-1961 về phát triển nông nghiệp, hội nghị lần

7 tháng 3-1962 về phát triển công nghiệp,…

− Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 , nhiều cuộc vận động và phong trào được triển khai ở các ngành như : Trong nông nghiệp có phong trào thi đua theo gương hợp tác xã ở

Quảng Bình, ở công nghiệp có phong trào thi đua với nhà máy

cơ khí duyên hải (Hải Phòng), giáo dục có phong trào thi đua học tập trường cấp II Bắc lý (Hà Nam), quân đội có phong trào thi đua “Ba nhất”, trong tủ công có phong trào “ Thành công”…Đặc biệt có phong trào “ Mỗi người làm việc bằng hai

để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt” theo lời chủ tịch Hồ Chí Minh ở hội nghị đặc biệt tháng 3- 1964

− Kế hoạch 5 năm đạt được nhiều thành tựu to lớn:

+ Trong nông nghiệp, năm 1961 sản lượng đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8,8% so với năm 1960 Đến năm 1965, 88,8% số hộ nông dân đã vào hợp tác xã nông nghiệp Hệ thống thủy nông phát triển, tiêu biểu là công trình Bắc – Hưng - Hải Tuy

nhiên bên cạnh thành tích, vẫn tồn tại một số hạn chế Việc hợp nhất và đưa ồ ạt các hợp tác xã lên bậc cao còn chủ quan,

nóng vội Trình độ quản lí của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu,

cơ sở vật chất còn nghèo nàn Tỷ lệ xã viên xin ra khỏi hợp tác xã cao

Trang 7

+ Trong công nghiệp, công nghiệp quốc doanh phát triển với nhịp độ cao Các ngành công nghiệp như dầu khí, luyện kim, hóa chất,… được xây dựng và đi vào sản xuất Một số nhà máy, xí nghiệp được xây như: khu gang thép các nhà máy

nhiệt điện Uông Bí, khu công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Vạn Điểm,… Năm 1965 có 1.132 xí nghiệp quốc doanh được xây dựng Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ

trọng 93% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc

+ Giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường liêm tỉnh, đường sông, đường hàng không được xây dựng , củng cố, hoàn thiện Phục vụ đắc lực cho yêu cầu giao lưu kinh tế và củng

cố quốc phòng

+ Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên

phát triển nên chiếm lĩnh thị trường Góp phần phát triển kinh

tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân

+ Giáo dục: Từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh Năm 1964-1965, miền Bắc có hơn 9000 trường cấp I, cấp II và cấp

III với tổng số 2,6 triệu học sinh Hệ đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường, tăng gấp 2 lần so với năm

1960-1961

+ Y tế, chăm sóc sức khỏe: được đầu tư, phát triển, khoảng 6.000 cơ sở y tế được xây dựng

+ Về quân sự, quốc phòng, giai đoạn 1961-1965, Đảng và nhà nước đã tập trung cho việc xây dựng quân đội chính quy hiện đại để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam

+ Về nghĩa vụ chi viện: Trong 5 năm (1961-1965) một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào

Trang 8

chiến trường miền Nam Nhiều cán bộ, chiến sĩ trong các lĩnh

vực quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện và đưa vào miền Nam chiến đấu

➔Những thành tựu trên làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc

2 Nhân dân mi ền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai

− Đế quốc Mỹ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, lập phòng

tuyến ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống Đông Nam Á, thiết lập căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc XHCN

− Đế quốc Mỹ thiết lập bộ máy chính quyền đứng đầu là Ngô Đình

Diệm, xây dựng lực lượng quân sự gần nửa triệu người cùng hàng vạn cảnh sát, mật vụ được trang bị, vũ khí phương tiện chiến tranh

hiện đại của Mỹ

− Về bộ máy chính quyền:

+ Quân đội Sài Gòn trở thành công cụ tay sai đắc lực thi hành chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Chúng dụ dỗ, lừ

bịp, đàn áp, khủng bố với nhiều thủ đoạn thâm độc, dã man

Chúng ráo riết thi hành quốc sách “ Tố cộng”, “Diệt cộng”, lập “ khu trù mật”, “khu dinh điền” nhằm bắt bớ, trả thù những người yêu nước kháng chiến cũ, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevo của các tầng lớp nhân dân

+ Đưa ra nhiều vụ thảm sát đẫm máu ở Mỏ Cày, Bình Đại (Bến

Tre – 19/8/1954), Chợ Được (Quảng Nam – 4/9/1954), Ngân Sơn, Chí Thạnh (8/9/1954)

− Lực lượng cách mạng: Tương quan lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam có sự thay đổi lớn

Trang 9

+ Ta có ưu thế về chính trị và lực lượng quần chúng nhân dân dông đảo nhưng không còn lực lượng vũ trang, không còn chính quyền

+ Trong khi đó, kẻ thù có đủ sức mạnh về kinh tế và quân sự, nắm trong tay cả bộ máy ngụy quân, ngụy quyền đồ sộ Chúng đàn

áp, tiêu diệt phong trào cách mạng, gây cho ta nhiều tổn thất

nặng nề

➔ Từ sự tương quan lực lượng giữa ta và địch, Đảng đã quyết định thay đổi phương thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi Mỹ - Diệm phải thi hành hiệp định, phải tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước

và đòi thực hiện các quyền dân sinh, dân chủ, chống mọi cuộc

khủng bố đàn áp

+ Hàng trăm tổ chức quần chúng công khai, các ủy ban đấu tranh đòi hòa bình được thành lập ở miền Nam Phong trào đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chúng cướp đất, đuổi nhà, dồn dân, chống khủng bố, chống bắt lính, … phát triển mạnh mẽ ở

cả nông thôn và thành thị

− Để giữ gìn lực lượng và duy trì hoạt động trong điều kiện quân thù

khủng bố dã man, các đảng bộ ở miền Nam đã sắp xếp lại tổ chức

và rút vào hoạt động bí mật Nhiều địa phương đã chủ trương

“điều” và “ lắng” cán bộ để bám dân, bám đất lãnh đạo phong trào

− Tháng 10 – 1957, tại Chiến khu D đại đội 250 – Đơn vị vũ trang đầu tiên được thành lập Đến cuối năm 1957, ở Nam bộ có 37 Đại đội vũ trang, ở Liên khu V nhiều đội vũ trang được thành lập Một

số trận đánh tiêu diệt quân Ngụy đã diễn ra ở Thủ Dầu 1 và Biên Hòa

Trang 10

− Trong những năm 1954 – 1957, do chính sách tàn bạo của Mỹ -

Diệm, lực lượng cách mạng miền Nam bị tổn thất lớn Nhờ chủ trưng chuyển hướng kịp thời của Đảng và tinh thần kiên định, dũng cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân miền Nam, cách mạng không bị tiêu diệt, trái lại đã trụ vững, từng bước khôi phục và phát triển

− Từ năm 1958, Mỹ - Diệm càng đẩy mạnh khủng bố dã man, liên

tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, dồn dân quy mô lớn vào các

trại tập trung

+ Ngày 1/12/1958, chúng giết hại hàng ngàn cán bộ cách mạng

và đồng bào yêu nước ở trại giam Phú Lợi (Thủ Dầu 1)

+ Tháng 3/1959, Diệm tuyên bố “đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh”

+ Ngày 6/5/1959, Mỹ - Diệm ra luật 10/59 lê máy chém đi khắp

miền Nam Tòa án quân sự đặc biệt của chúng đưa thẳng người

bị bắt ra xét sử và bắn tại chỗ

− Thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, tổ chức càn quét, dồn dân

lập ấp của Mỹ - Diệm chứng tỏ chúng không mạnh, trái lại thể hiện

sự thất bại của “chiến lược Aixenhao” thực thi ở miền Nam Chính sách khủng bố và chiến tranh làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ - Diệm

với nhân dân miền Nam Việt Nam thêm gay gắt, làm tình thế cách

mạng chín muồi, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa bùng nổ của quần chúng

+ Đầu năm 1959, một số cuộc nổi dậy của đồng bào các tộc ít người ở Tà Lốc, Tà Lét (Bình Định), ở Bác Ái (Ninh Thuận)

Ngày 28/8/1959, nhân dân các tộc người ở Trà Bổng đã vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền và nhanh chóng nổ ra ở các huyện Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ

Trang 11

+ Giữa lúc đó, Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) về cách mạng ở miền Nam đã

truyền đến các đảng bộ ở miền Nam Nghị quyết vạch rõ phương hướng đánh đổ chính quyền của đế quốc và phong

kiến, giành chính quyền về tay nhân dân tạo đà cho cuộc khởi nghĩa từng phần nổ ra ngày càng rộng lớn

+ Ngày 15/1/1960 ở Bến Tre, cuộc khởi nghĩa bắt đầu bùng nổ ở huyện Mỏ Cày, sau đó lan ra các huyện Minh Tân, Giồng

Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú, rồi nhanh chóng mở rộng ra khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên

và một số nơi thuộc các tỉnh Trung bộ

− Cuối năm 1960, phong trào đầu Đồng Khởi đã làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nhiều vùng nông thôn Vùng giải phóng

ra đời trên phạm vi rộng lớn, nối liền từ Tây Nguyên đến miền Tây

Nam Bộ và đồng bằng Liên Khu V Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi ở nông thôn thúc đẩy phong trào đấu tranh ở đô thị và đồn điền, nhà máy Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi, ngày 20/12/1960, tại xã Tân Lập (Tây Ninh), mặt trận giải phóng Dân

tộc miền Nam được thành lập

− Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi là bước nhảy vọt lịch sử của cách mạng miền Nam

− Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình giữa ta và địch ở miền Nam từ sau ngày Đồng Khởi, trong cuộc họp tháng 1 – 1961 và tháng 2 – 1962, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương

chỉ đạo chính xác là tiếp tục giữ vững tư tưởng chiến lược chiến

công, đưa đấu tranh vũ trang phát triển lên song song với đấu

nông thôn đồng bằng và nông thông rừng núi, bằng mũi giáp

Trang 12

− Để tăng cường chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với cách mạng

miền Nam, tháng 10 – 1961, Trung ương Cục miền Nam được

thành lập, Nguyễn Văn Linh được cử làm Bí thư Trung ương Cục Đảng bộ miền Nam được kiện toàn với hệ thống tổ chức thống

nhất, tập trung từ Trung ương Cục đến các tri bộ Ngày 15/2/1961, các lực lượng vũ trang ở miền Nam được thống nhất với tên gọi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

− Cách mạng miền Nam đã có bước phát triển mới Trong 3 năm

1961 – 1962, ta đã đánh hơn 50 trận lớn nhỏ với những chiến thắng

vang dội như trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), Cái Nước – Đầm Dơi (Cà Mau) Phong trào đấu tranh phá “Ấp chiến lược” phát triển mạnh

mẽ, với phương châm “bám đất, bám làng”, “một tấc không đi một

ly không rời” Tính từ năm 1961-1963, chúng ta phá hoàn toàn

2895/6161 ấp, giành quyền làm chủ 12000/17000 thôn, giải phóng 5/14 triệu dân

− Với những chiến thắng dồn dập trên các mặt trận quân sự và chính

của nhân dân miền Nam, cuối năm 1964 làm cho nửa triệu quân

Ngụy dưới sự chỉ huy của 2,5 vạn cố vấn Mỹ đã tỏ ra bất lực, không đủ sức làm công cụ chủ yếu của “chiến tranh đặc biệt”, hệ

thống “ấp chiến lược” lập ra đã bị tan vỡ về cơ bản Cuộc khủng hoảng của chính quyền Sài Gòn ngày càng trầm trọng Ngày 1/11/1963, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, lực lượng quân đảo chính đã

giết chết anh em Diệm Nhu Từ tháng 11/1963 – 6/1965 đã diễn ra

10 cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ lẫn nhau trong nội bộ chính quyền Sài Gòn

− Tháng 9/1964, Bộ chính trị họp và chủ trương giành thắng lợi

quyết định ở miền Nam trong một vài năm tới Bộ chính trị cử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị vào miền Nam

trực tiếp phụ trách, chỉ đạo cuộc kháng chiến

Ngày đăng: 16/12/2021, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w